Bài giảng Thiết kế nhà xưởng số 2 - Bài 8: Giải pháp thiết kế nhà xưởng xí nghiệp may công nghiệp

ppt 17 trang hapham 1550
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thiết kế nhà xưởng số 2 - Bài 8: Giải pháp thiết kế nhà xưởng xí nghiệp may công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_thiet_ke_nha_xuong_so_2_bai_8_giai_phap_thiet_ke_n.ppt

Nội dung text: Bài giảng Thiết kế nhà xưởng số 2 - Bài 8: Giải pháp thiết kế nhà xưởng xí nghiệp may công nghiệp

  1. Bài số 8 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG XÍ NGHIỆP MAY CÔNG NGHIỆP
  2. 1. Ảnh hưởng của nhà xưởng đến SX MCN. 1.1. Tình hình nhà xưởng của xí nghiệp may tại VN. - Số lượng XN may ở VN khá nhiều, tập trung tại phần lớn các đô thị, khu công nghiệp. - Qui mô nhà xưởng mang đặc trưng nền kinh tế mới mở của nước đang phát triển. - Xu thế ứng dụng công nghệ, thiết bị mới đang thay đổi diện mạo ngành công nghiệp may mặc Việt Nam. - Những tồn tại về tình hình nhà xưởng hiện nay là: + Qui mô nhà xưởng nhỏ, chủ yếu thực hiện gia công, chưa chú trọng nhiều đến nhà xưởng và thiết bị. + Chế độ đối đãi người lao động của doanh nghiệp chưa cao nên ít đầu tư tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân.
  3. - Chưa tiêu chuẩn hóa, thống nhất và nghiên cứu xây dựng nhà xưởng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các tiêu chuẩn của nước ngoài không phù hợp. - Ít sử dụng các công ty tư vấn xây dựng, các nhà thầu năng lực thấp, nhiều nơi tận dụng nhà xưởng gần điều kiện công nghệ của ngành may. - Các cơ quan thẩm quyền thiếu quan tâm đến giám sát xây dựng, không kiểm tra các cam kết của doanh nghiệp, tổ chức công đoàn chưa có tiếng nói mạnh. - Quá trình nghiên cứu hợp lý hóa trong nhà xưởng chưa đạt yêu cầu.
  4. 1.2. Ảnh hưởng của nhà xưởng đến SX MCN. a. Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Giảm phẩm chất vải (co giãn, phai màu, mối mục, thay đổi cấu trúc dệt, hoen ố ). - Giảm chất lượng mối liên kết (đứt chỉ, thay đổi màu chỉ, hàn không dính ). - Biến đổi hình dáng sản phẩm may (co, giãn ). b. Ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất xí nghiệp. - Điều kiện nhà xưởng không tốt có thể làm hư hỏng sản phẩm may dẫn đến sản lượng không đảm bảo. - Điều kiện nhà xưởng không tốt khiến công nhân thao tác sai, không chính xác hoặc chậm khiến năng suất chung bị giảm. - Điều kiện nhà xưởng không tốt khiến thiết bị hoạt động không ổn định (hư hỏng) dẫn đến năng suất giảm.
  5. c. Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. - Khiến công nhân gặp phải các tai nạn lao động: kim đâm, va đập với máy may, bỏng nhiệt bàn ủi - Gây ra các bệnh nghề nghiệp: lãng tai, điếc do tiếng ồn lớn, bệnh phổi do hít bụi vải, bụi phấn, bệnh về da do độ ẩm xấu, bệnh về mắt do ánh sáng không đảm bảo, bệnh về cơ do tư thế làm việc không đúng - Gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường như tiếng ồn, nước thải dẫn đến ảnh hưởng đến khu dân cư. d. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của xí nghiệp. - Sắp xếp nhà xưởng không hợp lý khiến không gian kiến trúc của xí nghiệp mất vẻ mỹ quan. - Nhà xưởng kém không tạo không khí làm việc tốt. e. Ảnh hưởng đến vốn đầu tư. - Ảnh hưởng lãi suất, chi phí, giá thành sản phẩm. - Ảnh hưởng hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn.
  6. 2. Giải pháp thiết kế nhà xưởng xí nghiệp may. 2.1. Giai đoạn chuẩn bị. a. Mục đích thiết kế. - Mục đích chung có thể là: + Mở rộng qui mô và năng lực sản xuất của xí nghiệp. + Đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. + Nâng cao chất lượng và trình độ quản lý xí nghiệp. + Đáp ứng tiến độ giao hàng. - Mục đích cụ thể có thể là: + Xác định nhu cầu diện tích mặt bằng tổng thể, của các xưởng, công trình xí nghiệp + Xác định nhu vật tư xây dựng: số lượng, giá thành + Xác định nhu cầu trang thiết bị thông qua số lượng, trình độ người lao động, sản lượng hàng + Xác định nhu cầu thông gió, chiếu sáng nhà xưởng. + Đảm bảo an toàn, chế độ làm việc, mức tiện nghi
  7. b. Tài liệu ban đầu. - Hợp đồng cung cấp nguyên phụ liệu, tiêu thụ sản phẩm hoặc tài liệu khảo sát thị trường - Sản lượng hàng năm khách hàng đưa ra hoặc dự tính. - Tài liệu công nghệ của mã hàng (tên sản phẩm, sơ đồ công nghệ, sơ đồ nhánh cây ). - Tài liệu về tự nhiên (khí hậu, địa chất ) nơi dự kiến xây dựng xí nghiệp. - Tài liệu về kinh tế, xã hội (thu nhập, giới tính nơi tuyển dụng lao động, phong thủy ) - Tài liệu về xây dựng: bản vẽ xây dựng, định mức vật tư, chi phí xây dựng, phối cảnh không gian c. Nhiệm vụ thiết kế. - Nêu tên gọi, địa chỉ, nhiệm vụ, mặt hàng, sản lượng hàng năm - Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: vốn, thiết bị, diện tích, CN
  8. d. Thể hiện bản vẽ. - Có hai loại bản vẽ nhà xưởng: + Bản vẽ tổng thể xí nghiệp công nghiệp: vị trí, hình dáng, giao thông giữa các xưởng, bộ phận + Bản vẽ chi tiết từng phân xưởng, công trình phục vụ: tường, cột, cửa sổ, cửa ra vào, thiết bị + Giàn mái: thay dầm mái dưới dạng khung sẵn. - Cách thể hiện bản vẽ: + Đảm bảo đúng tỷ lệ thu nhỏ. Ví dụ chiều dài XN 60m, với tỷ lệ 1:100 thì trên bản vẽ sẽ có kích thước 60cm. Như vậy tỷ lệ hợp lý cho khổ A0 là 1:100, A4 là 1:250. + Thể hiện trên giấy, mô hình hoặc trên phần mềm 3D. + Đảm bảo thống nhất các ký hiệu, ký tự, hình vẽ để người xem dễ nhận biết. + Hài hòa màu sắc, góc nhìn và nổi rõ ý đồ thiết kế.
  9. - Kích thước tham khảo thiết bị may : + Máy may các loại: 1200x600x750. + Ghế ngồi: 900x300x460. + Thùng hàng: 800x350x630. + Bàn để ủi: 1500x850x700. + Bàn cắt gọt, lấy dấu: 1200x700x730. + Bàn KCS, kiểm hóa: 2200x800x750. - Khoảng cách tham khảo giữa thiết bị. + Hai máy kề sát nhau: 1050. + Khoảng cách giữa hai dãy bàn có xe đẩy: 2000. + Khoảng cách giữa hai dãy bàn (đi bộ): 1000.
  10. 2.2. Thiết kế các phân xưởng. a. Phân xưởng cắt. - Nhu cầu nhân lực: + Dựa vào số bàn cắt hoặc số sơ đồ cắt. + Dựa vào số công đoạn trải và cắt, đánh số, vận chuyển trong xưởng. - Nhu cầu thiết bị: xưởng cắt có thể trang bị các loại máy trải vải tự động, máy cắt tay, thùng hàng lớn, xe đẩy, thước các loại - Nhu cầu diện tích: dựa vào qui mô sản xuất, chiều dài sơ đồ, chiều dài bàn cắt, số bàn cắt. - Nhu cầu về sáng: dựa vào diện tích, hệ số phản xạ ánh sáng để tính số đèn cần thiết cho xưởng cắt. - Nhu cầu về thông gió: do ít tỏa nhiệt nên tận dụng thông gió tự nhiên thay vì quạt các loại.
  11. b. Phân xưởng may. - Dựa vào một mã hàng cụ thể để thiết kế xưởng may. - Tính nhịp sản xuất (NSX): thời gian chuẩn để người công nhân tham gia hoàn tất một sản phẩm. + Theo khả năng sản xuất dựa vào thời gian thực tế của ca TC(s), số ngày làm việc trong năm TN(s) và sản lượng của năm P(cái) như sau: NSX(s) = (KD.TN.TC)/P KD: hệ số sự cố hư hỏng (KD≈ 0.9). TC là tổng thời gian ca TS (s) trừ đi thời gian nghỉ ngơi TR(s) và thơi gian chuẩn bị sản xuất TP(s): TC=TS-TR-TP. VD: TS=8h=28.800s, TR=30”=180s, TP=7%TS. + Dựa vào thời gian hoàn thành sản phẩm T(s) và số lao động N(người) tham gia chuyền. NSX(s) = T/N
  12. - Xác định nhu cầu thiết bị. + Dựa vào tổng thời gian chạy của từng loại thiết bị: NMi = TMi/NSX (chiếc) + Số máy theo nguyên tắc làm tròn thành số nguyên. + Vị trí không dùng máy (như bàn cắt gọt) cũng được xem là thiết bị để tính vị trí làm việc. - Xác định nhu cầu nhân lực được ước lượng tổng quát như sau: N = T/NSX, Tuy nhiên, thực tế nhân lực được tính theo nhu cầu thiết bị. - Xác định nhu cầu diện tích: dựa vào kích thước thiết bị, bàn, vị trí làm việc, lối đi, khu vực tập kết hàng hóa, cách bố trí chuyền (chuyền dọc, ngang, cụm, chữ U, chữ E, treo, bó) + Chuyền dọc: sắp đặt máy không theo chủng loại, công nhân phải mở bó trước khi may.
  13. + Chuyền ngang: kiểu bố trí tương tự chuyền dọc nhưng theo hướng ngang. Thích hợp mặt bằng phân xưởng ngắn. + Chuyền cụm: thích hợp mặt bằng rộng, mã hàng phức tạp. - Thiết kế chiếu sáng: + Xác định chỉ số phòng i = S/(Hc[a+b]) với S: diện tích chiếu sáng, H: chiều cao treo đèn, a và b: chiều dài và rộng của xưởng. + Tra bảng tìm hệ số phản xạ η (ánh sáng trực tiếp). + Xác định lượng quang thông Φ=E.S.K.Z/η với E: độ rọi, K=1.3-2: Hệ số an toàn, Z=1-1.5: Tỷ số độ rọi. + Xác định số đèn cần thiết: Nd=Φ/Φd với Φd: Quang thông một đèn (Φd=ρ.W với W: Công suất đèn, ρ: Hiệu suất phát quang).
  14. - Xác định thông gió nhân tạo. + Xác định lượng nhiệt thừa: Qth=Qt-Qm với Qt: nhiệt lượng tỏa ra, Qm: nhiệt lượng mất. + Xác định hệ số kết cấu bao che: 2 o K=1/(1/αN+Σ(δi/λi)+1/αT) (Kcal/m h C) αN, αT: Hệ số trao đổi nhiệt ngoài và trong kết cấu, λi: Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu i, δi: Chiều dày lớp i. + Nhiệt lượng mất: Qm=K.F(tT-tN) với F=R.Sxq: Diện tích kết cấu bao che (R: hệ số che phủ, Sxq: Diện tích xung quanh, tT và tT: Nhiệt độ trong và ngoài nhà. + Nhiệt lượng do con người tỏa ra Qng (khoảng 175Kcal/người). + Nhiệt lượng do đèn tỏa ra Qbd (chuyển từ W sang Kcal nhân với 0.86). + Nhiệt lượng do bàn ủi sinh ra Qbu (như bóng đèn).
  15. + Nhiệt do động cơ tỏa ra: Qdc=M1.M2.M3.M4.860.N M1: hệ số sử dụng, M2: hệ số phụ tải, M3: hệ số hoạt động đồng thời, M4: hệ số chuyển biến nhiệt, N=m.Ndc (KW): tổng công suất tất cả động cơ (m: số động cơ). + Nhiệt do bức xạ: Qbx=(K.F.s.qbx)/αN với s: hệ số hấp 2 o phụ bức xạ mặt trời, qbx (Kcal/m .h. C): cường độ bức xạ trung bình trong ngày (ở VN qbx=218) + Tổng nhiệt tỏa: Qt=Qng+Qbd+Qbu+Qdc+Qbx + Lưu lượng thông gió khử nhiệt: L=Qth/(C.γ.[tR-tV). o C=0.2Kcal/kg. C: Tỷ nhiệt không khí, tR và tV: nhiệt độ không khí ra vào, γ=1.2kg/m3: trọng lượng không khí. 2 + Sức cản thủy lực của quạt: PR=v .γ/2g với v(m/s): vận tốc gió. + Công suất quạt: Pq(KW)=L.PR/(367.200.η1η2) với η1: hệ số hiệu dụng, η2: hệ số truyền động. + Số quạt: NQ=Pq/Pqtb (Pqtb: công suất trung bình).
  16. c. Phân xưởng hoàn tất, kho thành phẩm. - Nhu cầu diện tích, nhân lực, thiết bị tùy thuộc mặt hàng và số lượng hàng - Nhu cầu chiếu sáng, thông gió cũng tính toán như đối với xưởng may. Tuy nhiên, cần chú ý đến điều kiện từng phòng để xác định các nhu cầu này.
  17. THE END