Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may - Nguyễn Tuấn Anh

pdf 34 trang hapham 1930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may - Nguyễn Tuấn Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thiet_ke_nha_xuong_va_lap_dat_thiet_bi_may_nguyen.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may - Nguyễn Tuấn Anh

  1. RELAX Bài 1: Cơ sở thiết kế mặt bằng XNCN Bài 2: Qui hoạch tổng thể XNCN Bài 3: Vật liệu xây dựng BÀI GIẢNG Bài 4: Nhà công nghiệp THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG VÀ Bài 5: An toàn trong nhà xưởng công nghiệp LẮP ĐẶT Bài 6: Chiếu sáng và thông gió công nghiệp THIẾT BỊ MAY Bài 7: Lắp đặt vận hành thiết bị may GIỚI THIỆU Bài 8: Giải pháp thiết kế nhà xưởng may GV-ThS. Nguyễn Tuấn Anh
  2. Bài 1 CƠ SỞ THIẾT KẾ MẶT BẰNG XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
  3. 1. Một số khái niệm. - Qui hoạch mặt bằng tổng thể đó là tổng hợp các giải pháp về mặt kỹ thuật và mỹ thuật nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nhà xưởng với sản xuất, giữa xí nghiệp với khu qui hoạch. >> Qui hoạch tổng thể xí nghiệp phải thể hiện được tính khoa học, đáp ứng tối đa các yêu cầu kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động và thể hiện sức biểu cảm thẩm mỹ cao nhất. Cụ thể đó là: + Hài hòa với cảnh quan và mối quan hệ với khu cụm công nghiệp. + Phân bố hợp lý giữa các phân xưởng và công trình trong xí nghiệp. + Đánh giá được các chỉ tiêu sinh thái và hiệu quả kinh tế của phương án thiết kế.
  4. - Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Mục đích của khu công nghiệp: + Tác động đến đầu tư, sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. + Kiểm soát và bảo vệ môi trường sinh thái tốt hơn. + Nâng cao trình độ người lao động. + Chuyển giao công nghệ. + Hình thành khu đô thị vệ tinh, phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. + Tiết kiệm nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả quỹ đất. + Đạt các mục tiêu về an ninh quốc phòng. * Khu công nghiệp ở nước ta hình thành từ năm 1994.
  5. - Khu chế xuất còn gọi là khu công nghiệp chế biến xuất khẩu được qui định về địa giới và chế độ thuế quan đặc biệt (xuất nhập khẩu miễn thuế, tuy nhiên nếu sử dụng nguyên liệu trong nước vẫn đóng thuế). + Khu chế xuất thường gần sân bay, hải cảng. + Khu chế xuất đầu tiên là Shanon ở Iceland (1958). + Ở Việt Nam khu chế xuất đầu tiên là Tân Thuận ở TP.HCM thành lập năm 1992. - Khu công nghệ cao là mô hình tổ chức quản lý kinh tế trình độ cao nhằm: + Tiếp nhận vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ cao từ nước ngoài. + Phát huy nguồn trí lực, tài nguyên trong nước. * Ở Việt Nam có 2 khu công nghệ cao đó là Hòa Lạc (Hà Nội) và Khu công nghê cao TP.HCM.
  6. - Cụm công nghiệp là tập hợp một nhóm các xí nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực trên một địa bàn nhưng không được tổ chức quản lý chặt chẽ như đối với khu công nghiệp. - Xí nghiệp công nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ công nghiệp. Xí nghiệp công nghiệp đóng vai trò chủ yếu cho ngành công nghiệp quốc gia. - Kiến trúc dân dụng là nghệ thuật xây dưng nhà và công trình được phát sinh từ nhu cầu con người, phục vụ trực tiếp con người. - Kiến trúc công nghiệp là nghệ thuật xây dựng nhà xưởng và công trình công nghiệp phục vụ sản xuất và con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ xã hội. * Kiến trúc công nghiệp mang tính thời đại.
  7. 2. Xác định địa điểm. 2.1. Tìm hiểu qui hoạch. - Vị trí khu đất trong vùng qui hoạch. - Thời gian triển khai các dự án ở vùng qui hoạch. - Ảnh hưởng các dự án đến XNCN được xây dựng. 2.2. Tìm hiểu diện tích khu đất. - Diện tích tự nhiên (diện tích tổng thể). - Diện tích sử dụng (diện tích xây dựng). - Diện tích không sử dụng (diện tích chưa hoặc không thể sử dụng). - Diện tích có thể cơi nới (diện tích có thể cải tạo để sử dụng).
  8. - Mục đích của việc xác định diện tích: + Chọn loại hình và công nghệ sản xuất phù hợp. + Tận dụng tài nguyên đất sẵn có và dự trù mở rộng. + Qui hoạch chi tiết và chính xác nhà xưởng XNCN. + Nâng cao hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí. + Định hướng phát triển cho xí nghiệp trong tương lai. 2.3. Tìm hiểu hệ thống cung cấp và xử lý nước. - Đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của XNCN được thường xuyên và ổn định. - Hạn chế tối đa những tác hại ô nhiễm do nguồn nước thải sinh ra trong sản xuất. - Giảm bớt chi phí do việc đầu tư hệ thống cung cấp và xử lý nước thải. - Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp.
  9. 2.4. Tìm hiểu hệ thống cung cấp năng lượng. - Đảm bảo điện được cung cấp liên tục và ổn định. - Giảm thất thoát điện năng do truyền tải. - Đảm bảo an toàn do sản xuất và người lao động. - Giảm chi phí đầu tư ban đầu trong nâng hạ tải hoặc đường dây đi vào xí nghiệp. - Đảm bảo các nguồn năng lượng cần thiết khác như xăng dầu, khí đốt 2.5. Tìm hiểu vị trí và hệ thống giao thông sẵn có. - Tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa. - Tiết kiệm đầu tư và chi phí vận chuyển. - Giảm thời gian và đẩy nhanh tiến độ sản xuất. - Giảm thất thoát và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
  10. 2.6. Tìm hiểu hệ thống thông tin liên lạc. - Đảm bảo thông tin liên lạc được kịp thời đặc biệt là với các đối tác như khách hàng hoặc nhà cung cấp. - Khai thác tốt nguồn thông tin trên điện thoại hay mạng đảm bảo nhanh, liên tục và chính xác. - Tiết kiệm chi phí, thời gian và các khoản đầu tư khác 3. Chuẩn bị tài liệu. 3.1. Tài liệu dây chuyền công nghệ. - Tài liệu công nghệ đóng vai trò quyết định giải pháp bố trí mặt bằng tổng thể XNCN: + Thể hiện đặc trưng loại hàng hóa sản xuất. + Biểu hiện tính liên tục và mối quan hệ giữa các phân xưởng, công trình công nghiệp, giữa máy móc thiết bị, giữa các công đoạn sản xuất.
  11. - Tài liệu công nghệ bao gồm: + Sơ đồ dây chuyền SX toàn xí nghiệp thể hiện mối quan hệ giữa các xưởng, công trình, bộ phận. + Sơ đồ dây chuyền công nghệ trong từng phân xưởng thể hiện mối quan hệ bên trong xưởng giữa các vị trí và thiết bị làm việc. + Sơ đồ vận chuyển thể hiện việc đi lại, phương tiện, hướng đi của thành phẩm, bán thành phẩm, hệ thống vận chuyển năng lượng 3.2. Tài liệu chỉ dẫn xây dựng. - Tài liệu kỹ thuật về các loại nhà, chỉ dẫn việc chọn và xây dựng nhà phù hợp với điều kiện cụ thể. - Tài liệu về việc chỉ dẫn thầu (nhà thầu, tư vấn thầu, giá thầu, chi phí phát sinh ) - Tài liệu về giá cả vật liệu và đơn giá) xây dựng.
  12. - Tài liệu hướng dẫn tổ chức và giám sát thi công. - Thủ tục và hồ sơ cấp phép xây dựng gồm: + Lập dự án đầu tư xây dựng hay báo cáo kinh tế - kỹ thuật, xem xét và đánh giá tính khả thi của công trình. + Thủ tục xin cấp phép giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng cho thuê đất. + Thủ tục xin cấp phép xây dựng mới hoặc xin phép cải tạo công trình cũ. 4. Yếu tố tự nhiên. 4.1. Địa hình, địa mạo. - Địa hình thể hiện mức độ gồ ghề, độ dốc và hình dạng của khu đất. Địa hình ảnh hưởng đến: + Chi phí san phẳng và gia cố nền cho công trình. + Giải pháp bố trí các hạng mục công trình. + Độ bền công trình.
  13. - Yêu cầu đối về địa hình khi chọn khu đất đó là: + Có kích thước và hình dạng phù hợp cho việc xây dựng trước mắt cũng như mở rộng sau này. + Cao ráo, tránh ngập úng trong mùa mưa lũ, có mực nước ngầm phù hợp và thoát nước dễ dàng. + Bằng phẳng, dốc 0.5-1% để giảm chi phí san nền. + Hình dạng vuông vắn, không quá hẹp để dễ bố trí công trình và tăng tính thẩm mỹ. 4.2. Địa chất. - Địa chất thể hiện đặc trưng các lớp đất đá dưới công trình làm cơ sở cho: + Tính toán nền móng công trình. + Chọn loại công trình và giải pháp thi công phù hợp. + Xác định độ bền của công trình theo thời gian.
  14. - Người ta phân thành 03 cấp đất (độ cứng tăng dần), phần lớn các thành phần trong các cấp đất là: + Đất phù sa. + Đất cát (lớn, vừa, mịn, bồi, ngậm nước, chảy ướt). + Đất màu. + Đất mùn. + Đất đen. + Hoàng thổ (khi nước vào bị xẹp xuống). + Đất thịt. + Đất sét (đất dính, dẻo, lạnh có thể bị giãn nở). + Đá (granite, nham thạch, cường độ chịu lực lớn). + Đá vụn (đá cuội, sỏi) + Đất nửa đá (đá macma, silicat, sét thạch cao ) + Đất khác: đất đồi, đất kiềm thổ, đất mặt đê, đá vôi, đất cao lanh, đá bọt, đá ong
  15. - Yêu cầu địa chất đối với công trình công nghiệp: + Công trình không nằm trên những vùng có địa chất không ổn định như mỏ khoáng sản, hay động đất, xói mòn, cát chảy, lở đất + Đất có cường độ chịu lực từ 1.5-2.5kG/cm2 nhằm giảm chi phí gia cố nền móng công trình (tốt nhất là nền đất sét, sét pha cát, đất đá ong, đất đồi ) + Có biện pháp thích hợp với các mức độ xâm thực, dao động của mực nước ngầm. 4.3. Khí hậu. - Đặc điểm khí hậu Việt Nam. + Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của bán cầu Bắc giới hạn vĩ độ 8o22’B-23o22’B, kinh tuyến 102o10’- 109o21’.
  16. + Nhiệt độ chênh lệch (Đông Bắc 13-14oC, Tây Bắc và Bắc Trung bộ 9-10oC) + Bức xạ mặt trời cao (miền Bắc 95-100Kcal/cm2, miền Nam 130-135Kcal/cm2). + Độ ẩm cao (Bắc 75-90%, Nam 80-85%). + Lượng mưa trung bình (Bắc 1703mm, Trung 2890mm, Nam 1979mm). + Tháng mưa nhiều (Bắc 5-9, Trung 9-12, Nam 5-10) - Chịu ảnh hưởng của các hướng gió và bão: + Gió mát (hướng Nam, Đông Nam, Tây Nam) , gió nóng (gió Lào - Tây Nam ở miền Trung), gió lạnh (Đông Bắc và Tây Bắc). + Tốc độ gió trung bình cả nước 2-3.6m/s. + Nằm trên hành lang dịch chuyển Đông Tây của các hướng bão từ Thái Bình Dương, Nam Trung Quốc.
  17. - Phân bố khí hậu xây dựng của Việt Nam Vùng Mùa lạnh Mùa nóng 1 Gió nhẹ, tháng 1 (t=12.5oC), Gió lớn, tháng 6 (t=27oC), gió gió mùa Đông Bắc. Đông Nam. 2 Gió nhẹ, tháng 1 (t=14oC), gió Gió mạnh, tháng 6 (t=25oC), mùa Đông Bắc. gió Đông Nam. 3 Gió nhẹ, tháng 1 (t=15oC), gió Gió mạnh, tháng 6 (t=28oC), Bắc. gió Đông Nam. 4 Gió nhẹ, tháng 1 (t=23.9oC), Gió mạnh, tháng 7 (t=32oC), gió Bắc. gió Đông Nam 5 Gió mạnh, tháng 1 (t=18.8oC), Gió nhẹ, tháng 1 (t=30oC), gió gió Bắc Tây, Tây Nam. 6 Gió mạnh, tháng 1 (t=25.7oC), Gió nhẹ, tháng 1 (t=29oC), gió gió Bắc Nam. 7 Gió nhẹ, tháng 1 (t=20oC), gió Gió nhẹ, tháng 1 (t=23.9oC), mùa Đông Bắc. gió Đông Nam.
  18. - Hoa gió là biểu đồ ghi tần suất của địa phương trong một khoảng thời gian nào đó. Dựa vào hoa gió người ta xác định mặt bằng, hướng nhà và các bộ phận hợp lý. - Hạn chế tác động xấu của khí hậu đối với nhà xưởng. + Bức xạ mặt trời: >> Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào nhà. >> Nhà quay hướng Nam, hay Đông Nam. >> Mở cửa hồi vừa phải. >> Tận dụng và thông gió tự nhiên. + Nhiệt độ: >> Tổ chức thông gió tốt. >> Kết cấu bao che hướng Nam, Đông Nam. >> Chống lạnh hướng Đông Bắc, Tây Bắc. >> Kết cấu mái tránh nứt nẻ, nhà bán lộ thiên, mở cửa sổ hai tầng cho hai mùa nóng lạnh.
  19. + Mưa:. >> Tổ chức thoát nước trên mái. >> Thiết kế mái, tường chống thấm. >> Thiết kế các tấm che mưa tốt. + Độ ẩm không khí: >> Tổ chức thông gió giảm độ ẩm. >> Chọn vật liệu xây dựng chịu độ ẩm, xâm thực. >> Tránh để đọng ẩm trên sàn, tường, mái + Gió bão. >> Kết cấu nhà chịu lực vững chắc. >> Kết cấu bao che nhẹ, thoáng, chống tốc mái tốt. >> Kết cấu lưới chống vỡ kính. >> Bố trí bố trí bộ phận chống bụi, nóng, độc cuối hướng gió.
  20. 5. Yếu tố kinh tế văn hóa xã hội. 5.1. Chỉ số về con người. - Số người trong độ tuổi lao động: để dự kiến tuyển dụng, phát triển trình độ đội ngũ nhân viên, thiết kế qui mô xí nghiệp, giải pháp đưa đón, bố trí chỗ ở - Chênh lệch giới tính: phù hợp với tính chất công việc, bố trí công trình phụ (nhà trẻ, phòng hút thuốc ). - Trình độ văn hóa: khả năng quản lý nắm bắt kỹ thuật, bố trí tổ chức nhân sự - Sự chuyển dịch lao động: do độ thị hóa, định hướng phát triển kinh tế ở địa phương, sự mất cân bằng giới tính, tỷ lệ thất nghiệp, sự ổn định kinh tế - Thu nhập đầu người: mức lương tối thiểu, biến động giá cả, chỉ số tiêu dùng, sự hài lòng điều kiện sống - Phong tục tập quán: lối sống, lễ hội, cách ăn mặc, tín ngưỡng thờ cúng, thái độ khai thác sử dụng tài nguyên.
  21. 5.2. Phong thủy trong xây dựng. a. Vai trò của thuật phong thủy trong xây dựng. - Xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc (3000 TrCN). - Phong thủy là nghệ thuật đặt nền móng và bố trí công trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng công trình. - Bản chất của phong thủy là tốt đẹp và có giá trị cuộc sống, nhưng hiện nay đang tồn tại 02 vấn đề trong việc áp dụng thuật phong thủy trong xây dựng: + Mang tính khoa học: mang nhiều lợi ích trong xây dựng cần tiếp tục khai thác và phát triển. + Mê tín, dị đoan, thiếu thuyết phục: do sự vận dụng sai, võ đoán xa rời thực tế, sự lợi dụng của một số thầy cúng, thầy pháp cần trừ bỏ, không áp dụng.
  22. b. Những quan niệm cơ bản. - Định nghĩa của phong thủy: “Cao nhất thốn vi sơn, đệ nhất thốn vi thủy - Cao lên một tấc là núi, thấp xuống một tấc là thủy” ở đâu có chênh lệch về độ cao ở đó có sự vận động của “khí - năng lượng chính của vũ trụ ”. >> Khí luân chuyển sinh lực, quá nhanh gây xáo trộn, quá chậm gây tù túng, vậy khí cần lưu thông và ôn hòa. - Quan niệm: “Khí ngưng vì núi, khí tan vì nước, nước bắt nguồn từ núi, nơi tận cùng của núi là nước”. “Sơn thủy biểu hiện hư và thực - hình thức tồn tại vật chất”. - Thầy cúng xưa trải qua 03 giai đoạn tìm địa điểm xây dựng: + Tầm long: tìm mảnh đất phù hợp để xây dựng. + Điểm huyệt: chọn vị trí phù hợp để đặt công trình. + Lập hướng: xác định trục, hướng chủ đạo (mặt tiền) của ngôi nhà.
  23. - Những hướng cơ bản trong thuật phong thủy: + Bắc (Hắc quy - rùa đen): tượng trưng màu đen, mùa đông mang khí êm dịu, mát mẻ và bí ẩn. + Nam (Chu tước - chim phượng): tượng trưng màu đỏ, mùa hè mang khí thuận, thoáng và may mắn. + Đông (Thanh long - rồng xanh): tượng trưng màu xanh, mùa xuân mang khí che chở, trí tuệ, tu dưỡng. + Tây (Bạch hổ - hổ trắng): tượng trưng màu trắng, mùa thu mang dòng khí hỗn loạn, nguy hiểm. - Những nguyên tắc phong thủy khi xây dựng nhà của người xưa: + Nguyên tắc ”Tránh hư trọng thực”: >> Tránh hư - nên tránh: xây nhà quá nhu cầu, cổng bề thế hơn nhà chính, sân gồ ghề, tường rào không kín, giếng nước không phù hợp, đất rộng (sân to nhà bé).
  24. >> Trọng thực - xem trọng: nhà vừa phải (người không đông), nhà lớn cổng nhỏ, sân rộng tường cao, thoát nước tốt. + Nguyên tắc “Sơn thủy hội tụ - dòng nước và núi non qui tụ về một mối”. + Nguyên tắc “Dương cơ ái hổ - bên phải đất cao, bên trái có nước” + Nguyên tắc “Tứ thủy triều môn - dòng nước hướng về cửa” làm chủ nhà phát tài. + Nguyên tắc “Cần thủy cát môn - dòng nước giao cắt trước cửa” gia đình mất yên ổn. + Nguyên tắc “Thủy trực xung môn - dòng nước đâm thẳng vào cửa chính” gặp nhiều điềm dữ. + Ngôi nhà lý tượng “Tây có đồi thấp, đông dốc thoải, nam thoáng đãng có suối chảy, bắc đồi núi cao”
  25. - Kích thước trong quan niệm phong thủy. + Thước Lỗ Ban (ông tổ ngành kiến trúc Trung Quốc): “qui” dụng cụ vẽ hình tròn, “củ” dụng cụ đo độ thăng bằng. Theo quan niệm dùng thước Lỗ Ban sẽ được vinh hoa, phú quí, tránh tai nạn. Có hai loại thước: >> Dương cơ: dài 38.8cm đo nhà cửa, chia làm 10 cửa, mỗi cửa 4 cung. >> Âm trạch: dài 42.9cm đo mồ mả, chia làm 7 cửa, mỗi cửa 4 cung. + Cây tầm thước của Việt Nam: gần như thước Lỗ Ban, dựa vào tuổi chủ nhà để làm thước, mỗi nhà có một cây tầm thước được coi là “sổ đỏ” của ngôi nhà xưa. >> Làm bằng tre, đường kính 5-6cm, 12 đốt tương đương với 12 trực:
  26. + Kiến (cơ bản): điều lành. + Trừ (bỏ bớt): sáng sủa. + Mãn (đầy đủ): thiên hình. + Bình (vừa phải): uốn lưỡi. + Định (không thay đổi): thước vàng. + Chấp (nên nắm lấy): thiên đức. + Phá (phá vỡ): xung sát. + Nguy (không ổn định): ngọc đường. + Thành (đạt được điều hay): tam hợp. + Thu (nhận lấy): cướp giật. + Khai (mở mới): sinh khí. + Bế (tắc nghẽn): tai họa. >> Như vậy nên chọn (kiến mãn bình thu), chấp nhận (trừ, nguy định chấp), tốt (thành khai), tránh (bế, phá).
  27. - Những quan niệm phong thủy đúng: + Hồ lớn sát cửa nhà gây hại sức khỏe: ngày mưa hơi nước bốc lên xông vào nhà gây hại cho người ở. + Xây nhà trên ao hồ dễ sinh họa: lấp hồ gây mất cân bằng sinh thái, nền đất yếu gây nguy hiểm cho ngôi nhà. + Nhà xây gần nghĩa trang, bãi rác, bãi hoang có nhiều ám khí: môi trường ô nhiễm, dịch bệnh, mùi hôi + Không trồng cây sát nhà: cây mang điều lành nhưng cây có thể làm nứt nẻ, che khuất tầm nhìn, đổ + Đưa vật thể sống vào nhà: nhà tù túng đưa cây cảnh, sáo tre, đồng hồ tạo vẻ bình ổn, mỹ quan, vui vẻ và mang sinh khí. + Cửa không nên mở hướng Tây Nam và Đông Bắc: nơi nhận các luồng gió không tốt, gió độc, gió lạnh, khô. + Phòng ngủ không đặt gần cửa hay giữa nhà: cảm giác mất an toàn, bụi, ồn ào, mất tự nhiên
  28. + Không đặt gương lớn trước phòng ngủ: gia chủ dễ giật mình, chóng mặt, khó chịu, chật chội + Phòng vệ sinh đặt xa cửa chính: gây tiếng ồn, bất tiện cho khác và chủ, lan tỏa mùi hôi, mất mỹ quan + Bếp không đặt gần phòng ngủ: tạo các thán khí, bám mùi lên chăn ga gối nệm + Không đặt phòng ăn gần cửa ra vào: gây bất tiện khi có khách, ăn mất tự nhiên, bắt buộc phải dùng rèm. + Hai cửa không đối diện nhau: gió đi thẳng từ cửa trước ra cửa sau không lấy đi được khí đọng trong nhà. + Cửa phụ phải nhỏ hơn cửa chính: khách dễ nhầm lẫn cửa chính, không tạo được vẽ mỹ quan, mất an toàn, gây mất cân bằng giữa lượng gió vào ra trong ngôi nhà.
  29. 5.3. Chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật. a. Nguồn nguyên nhiên liệu. - Chủ động nguồn nguyên liệu, ổn định, kịp tiến độ, đảm bảo chất lượng. - Chủ động phương thức vận chuyển, bố trí kho bãi, giao thông nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư kho chứa và phí chuyên chở. - Khả năng hợp tác với các doanh nghiệp khác cung ứng nguyên nhiên liệu kịp thời, đồng bộ và uy tín. b. Vốn và thời gian thu hồi vốn. - Quyết định giải pháp thiết kế tổng thể của XN. - Quyết định qui mô thiết kế XNCN: chọn lựa nhà xưởng, công nghệ, thiết bị, cơ sở hạ tầng - Quyết định khả năng thu hồi vốn, thời gian tái sản xuất, giá thành, chất lượng sản phẩm. - Quyết định khả năng mở rộng XN trong tương lai.
  30. c. Thị trường và đối thủ cạnh tranh. - Quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh của DN. - Ảnh hưởng tình hình sản xuất, sự ổn định DN. - Kế hoạch tiết giảm chi phí sản xuất. - Kế hoạch tiếp thị kinh doanh và mở rộng thị trường. - Quyết định đầu tư mở rộng nhà xưởng. d. Định hướng vĩ mô, chính sách thuế. - Định hướng chính sách vĩ mô của Nhà nước ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN. - Thuế suất quyết định lãi suất, giá thành, khả năng thu hồi vốn e. Qui định về an toàn lao động, môi trường. - Hiệu quả sản xuất, chính sách đối với người lao động. - Qui định của luật lao động, luật bảo vệ môi trường. - Mức độ ô nhiễm đối với khu dân cư, KCN xung quanh.
  31. 5.4. Thủ tục hoàn tất trong xây dựng. a. Thủ tục hành chính. - Lập thủ tục chứng nhận quyền sử dụng (QSD) đất, quyền cho thuê. - Lập thủ tục chuyển QSD đất (khi có yêu cầu). - Lập thủ tục xin giấy phép xây dựng, cấp phép cải tạo công trình, cấp phép đầu tư - Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật về dự án đầu tư XNCN. - Lập thủ tục giải quyết các tranh chấp xây dựng, tranh chấp kinh tế (nếu có). - Lập thủ tục vay vốn ngân hàng, lập tài khoản kinh doanh. - Lập thủ tục thành lập doanh nghiệp, công bố thành lập doanh nghiệp
  32. b. Thủ tục mang tính truyền thống. Nhiều thủ tục mang tính nghi thức nhưng một số mang tính mê tín, dị đoan. + Lễ động thổ: Cúng tổ tiên, thổ thần mong quá trình xây dựng thuận lợi. Chủ nhà xới nhát cuốc đầu tiên. + Lễ phạt mộc: Của thợ phường cúng tổ sư ngành xây dựng. Thợ cả chém nhát rìu vào cây gỗ làm phép. + Lễ cất nóc: Cúng gia tiên, thổ thần. Chọn người có phúc để đặt nóc cho gian giữa. + Lễ tân gia (cài sào): Mừng nhà mới. Tổ chức ăn uống, hàng xóm đến dự thường góp tiền, câu đối. + Lễ an thổ: Báo thổ thần làm xong nhà. Dùng gạo rang rải quanh nhà. + Lễ động sàng: Lễ dọn vào nhà mới. + Lễ an cư: Báo đã ổn định trong nhà mới.