Bài giảng Thú y - Phan Thị Hồng Phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thú y - Phan Thị Hồng Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_thu_y_phan_thi_hong_phuc.pdf
Nội dung text: Bài giảng Thú y - Phan Thị Hồng Phúc
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TrƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÀI GIẢNG THÚ Y (Dùng cho ngành: NLKH, KN) Biªn so¹n : TS. Phan ThÞ Hång Phóc Biên soạn: TS. Phan Thị Hồng Phúc THÁI NGUYÊN, NĂM 2013 - 0 -
- Phần thứ nhất NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ THUỐC, QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THÔNG THƯỜNG Ở GIA SÚC Chương I NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH I. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỆNH 1.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH Từ khi con người biết quan sát và tiến hành trị liệu các bệnh ở người và gia súc, quan niệm về bệnh đã được hình thành và thay đổi theo nhận thức của con người về thế giới xung quanh, đặc biệt là nhận thức về thế giới sinh vật và những hoạt động sống của chúng. Trong thời kỳ đầu lịch sử phát triển nhân loại, con người còn thiếu những hiểu biết về tự nhiên, khả năng đấu tranh và chiến thắng thiên nhiên còn rất yếu. Con người cảm thấy mình nhỏ bé và bất lực trước tự nhiên huyền bí, từ đó tin rằng mọi sự vật đều do trời sinh ra và chi phối. Trong thời kỳ này, người ta cho rằng bệnh tật là do quỷ thần gây ra, hoặc do trời trừng phạt. Từ quan niệm về bệnh mà nảy sinh cách trị bệnh là cúng bái, tế lễ Trong thời cổ Trung Hoa, người ta cho rằng vạn vật đều do hai lực “âm, dương” và năm nguyên tố ngũ hành “Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ” sinh ra. Theo quan điểm này thì cơ thể khoẻ mạnh là do có sự cân bằng hoà hợp giữa các nguyên tố khác nhau, nếu cơ thể mất đi sự cân bằng hoà hợp đó thì sẽ phát sinh ra bệnh. Trong thời kỳ cổ đại Hy Lạp, Hypocratus (460-377 trước công nguyên) cho rằng, chức năng của cơ thể con người là do bốn chất dịch quyết định: máu đỏ do tim tiết ra và biểu hiện tình trạng nóng, máu đen ở lách biểu hiện tình trạng ẩm, mật vàng ở gan biểu hiện tình trạng khô và niêm dịch ở mão biểu hiện tình trạng lạnh. Huypocratus quan niệm rằng: Khi cơ thể khoẻ mạnh thì có sự cân bằng giữa bốn loại dịch đó, còn khi có sự mất cân bằng của các dịch thì cơ thể bị bệnh. Học thuyết này gọi là học thuyết thể dịch, mặc dù còn thô sơ nhưng quan điểm về bệnh đã mang tính duy vật biện chứng. Trong thời trung cổ (khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XII) các quan điểm mê tín tôn giáo phát triển đến cực độ. Khái niệm về bệnh hoàn toàn mang tính chất duy tâm. - 1 -
- Ở thời kỳ văn hoá Phục Hưng, Paracelcius (1493-1541) đã đưa ra thuyết nguyên tố hoá học, trong đó nguyên tố hoá học là cơ sở của toàn bộ thế giới hữu cơ. Ngoài ra, Paracelcius lại cho rằng hoạt lực là yếu tố khống chế sự sống. Nếu hoạt lực thay đổi sẽ gây nên bệnh tật. Andre Vesala (1514-1564) đã nghiên cứu về cấu trú cơ thể con người, đặt nền móng cho môn hình thái học sau này. Năm 1916, William Harvay (1578-1657) đã công bố phát minh vĩ đại là sự tuần hoàn máu. Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển nhanh chóng, những phát minh mới trong khoa học đã ảnh hưởng rất lớn đến y học đương thời như: Định luật bảo toàn vật chất của Lômônôsốp (1711-1765), thuyết tiến hoá của Đac - Uyn (1759), môn tổ chức học được hình thành, kính hiển vi xuất hiện Từ những thành tựu khoa học này, Wirechov (1821-1902) - nhà bệnh lý học Đức đã sáng lập thuyết bệnh lý tế bào. Tác giả cho rằng nguyên nhân của bệnh tật là do sự tổn thương các tế bào, bệnh chỉ xuất hiện ở cục bộ khi có nhân tố gây bệnh làm tổn thương ở đó. Thuyết bệnh lý tế bào còn phiến diện và có một sai lầm là không coi cơ thể là một khối thống nhất, mà chỉ coi đó là sự ghép lại một cách đơn giản và máy móc các tế bào khác nhau, không có liên quan gì với nhau. Mặc dù vậy, thuyết bệnh lý tế bào là học thuyết đầu tiên trong lịch sử y học của nhân loại đã dùng quan điểm khoa học để giải thích về bệnh tật, đưa ra những cơ sở duy vật về bản chất của bệnh. Đến nửa sau của thế kỷ XIX, Pastơ (1821-1895), Metnhicop, Kok (1843-1900), Eclich (1854- 1915) đã mở ra một thời đại nghiên cứu về vi trùng trong y học, làm cơ sở cho môn vi sinh vật học và miễn dịch học sau này phát triển. Trong thời kỳ này, các môn sinh lý học, sinh hoá học, y học thực nghiệm cũng phát triển rất mạnh. Clốt Becna (1865) đã nêu lên mối quan hệ khăng khít giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Ngoại môi (môi trường bên ngoài) luôn thay đổi. Vì vậy, để giữ cho nội môi năng bảo vệ và điều hoà. Xuất phát từ quan điểm này, tác giả cho rằng: bệnh tật là sự rối loạn cơ chế bảo vệ và điều hoà của cơ thể. Ở thể kỷ XX, một số ngành sinh học như di truyền học, miễn dịch học, sinh học phân tử phát triển rất mạnh và đã có ảnh hưởng rất lớn đến y học, do đó có nhiều khái niệm khác nhau về bệnh. Pavlôp - nhà sinh học người Nga đã đề ra học thuyết thần kinh của bệnh. Theo thuyết này, nội môi và ngoại môi là khối thống nhất, trong đó hoạt động của thần kinh cao cấp đóng vai trò quyết định đối với khả năng thích ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài. Pavlôp đã nêu rõ: “Trong người bệnh có hai quá trình tồn tại song song, đó - 2 -
- là quá trình bảo vệ sinh lý và quá trình huỷ hoại bệnh lý Tuy vậy, thuyết thần kinh chưa thể giải thích được một cách hoàn hảo về bệnh. Cũng trong thời gian này, Hans Sele quan niệm rằng, bệnh là sự rối loạn khả năng thích nghi của cơ thể. Lý luận về sự tiến hoá, người ta thấy rằng, mọi sinh vật đều bắt nguồn từ một đơn bào, sau đó được tổ chức lại ngày càng phức tạp thành những cơ quan có chức năng khác nhau, có những hoạt động biệt hoá nhưng đều nhằm mục đích chung là duy trì sự sống. Giữa các bộ phận của cơ thể có mối quan hệ mật thiết, có tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. Mặt khác, cơ thể chịu tác động của ngoại cảm, song cơ thể có khả năng thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảm để duy trì sự hằng định của nội môi. Từ những quan niệm trên, ngày nay, người ta có khái niệm về bệnh như sau: “Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau, gây ra một quá trình đấu tranh phức tạp giữa hiện tượng tổn thương bệnh lý và hiện tượng phòng vệ sinh lý, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh, làm cho khả năng lao động và giá trị kỹ thuật bị giảm sút ” Quan niệm như vậy về bệnh chỉ có tính tương đối, giúp chúng ta hiểu một cách cơ bản bản chất của bệnh để có biện pháp tương ứng trong công tác phòng chống bệnh. 1.2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH 1.2.1. Quan niệm khoa học về nguyên nhân gây bệnh Bệnh chỉ phát ra khi có sự kết hợp giữa hai yếu tố: Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện gây bệnh. Trong đó, nguyên nhân đóng vai trò quyết định, còn điều kiện thì phát huy tác dụng của nguyên nhân. Nguyên nhân gây bệnh là các yếu tố có hại, khi tác động lên cơ thể với một cường độ nhất định (số lượng, độc lực) sẽ làm phát sinh bệnh với những đặc điểm của bệnh. Dựa vào các đặc điểm của bệnh mà ta có thể khám phá ra nguyên nhân, để từ đó mà xác định phương pháp cần thiết để điều trị. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh chỉ có thể phát huy tác dụng trong những điều kiện nhất định. Ví dụ: Bệnh Tụ huyết trùng lợn do nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Pasteurella mutocida, nhưng phải trong điều kiện dinh dưỡng kém, hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột thì bệnh mới phát ra. Nguyên nhân và những điều kiện nhất định gây nên một bệnh được gọi là các yếu tố bệnh nguyên. Nếu hiểu như trên thì nguyên nhân gây bệnh và điều kiện gây bệnh là hai vấn đề khác nhau. Song, trong những hoàn cảnh nhất định, một số yếu tố có thể là nguyên nhân, nhưng trong hoàn cảnh khác nó có thể trở thành điều kiện. - 3 -
- Ví dụ: Nuôi dưỡng kém là nguyên nhân của suy dinh dưỡng, nhưng nuôi dưỡng kém lại là điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn phát triển. Bất cứ bệnh nào cũng đều có nguyên nhân nhất định gây nên. Trong thực tế, có những bệnh chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, nhưng khi khoa học kiểm tra phát triển ở mức độ cao hơn sẽ cho phát hiện ra những cái chưa biết. Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh tác động vào cơ thể sẽ dẫn đến hậu quả là làm phát sinh ra bệnh. Cùng một nguyên nhân có thể gây ra những hậu quả khác nhau tuỳ theo điều kiện. Ví dụ: Tụ cầu khuẩn gây áp xe khi xâm nhập vào da, gây ỉa chảy khi xâm nhập vào ruột, gây nhiễm trùng máu khi vào máu Tuy nhiên, một bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ví dụ: Viêm là quá trình bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Như vậy, một quan niệm khoa học về nguyên nhân gây bệnh phải có tính toàn diện, nhận thấy vai trò của nguyên nhân, song cũng không tách rời điều kiện và thể trạng. Đó chính là cơ sở khoa học đ ể chúng ta đề ra nguyên tắc điều trị bệnh: loại trừ nguyên nhân, hạn chế tác dụng của điều kiện gây bệnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 1.2.2. Phân loại nguyên nhân bệnh Nguyên nhân gây bệnh được phân thành hại loại: Nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong cơ thể. 1.2.2.1. Nguyên nhân bên ngoài Tất cả những yếu tố cơ học, lý học, hoá học và sinh học tác động có hại cho cơ thể động vật đều được coi là nguyên nhân gây bệnh ngoài cơ thể (nguyên nhân bên ngoài). - Yếu tố cơ học: Yếu tố cơ học thường gặp trong quá trình gia súc làm việc hoặc chăn thả. Ví dụ như sự cọ sát của vai cày bừa, sự đánh đập, ngã Các yếu tố cơ học chủ yếu gây tổn thương các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Tuy nhiên, những chấn thương này có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể bị sốc do cơ chế thần kinh và thể dịch. - Yếu tố lý học: + Nhiệt độ là một trong những yếu tố lý học mà cơ thể động vật thường chịu sự ảnh hưởng. Nhiệt độ cao quá 50oC tác động ở cục bộ có thể gây thoái hoá protit tế bào, đặc biệt là phá huỷ các men. Tuỳ theo mức nhiệt độ cao nhiều hay ít mà gây nên tượng cảm nóng. Cảm nóng có thể xảy ra với tất cả các loại gia súc làm việc nặng nhọc trong điều kiện mùa hè, nhất là vào những ngày oi bức, nắng gay gắt hoặc trong hoàn cảnh nhiệt độ và ẩm độ cao. Cũng hay gặp hiện tượng cảm nóng trong quá trình vận chuyển gia súc vào mùa hè. - 4 -
- Nhiệt độ thấp dưới 0oC cũng gây tổn thương các men tế bào. Khi nhiệt độ thấp tác động cục bộ cũng gây tổn thương cơ quan, tổ chức. Trường hợp này thường thấy đối với gia súc cày kéo vào mùa giá rét, chân bị lạnh do lội trong nước có thể dẫn tới cước chân và hoại tử móng. Nhiệt độ thấp tác động lên toàn thân có thể gây cảm lạnh, dẫn tới các bệnh đường hô hấp, bệnh khớp, bệnh thận và làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể và phát huy tác dụng gây bệnh. + Tia phóng xạ do các chất phóng xạ có thể gây tổn thương theo hai cơ chế: Một là nó phá huỷ các men của tế bào như men Photphorylaza, các men ôxy hoá có nhiều trong chân tế bào; hai là tia phóng xạ gặp nước trong tế bào sẽ gây ra những phản ứng tổn thương các tế bào sống. + Dòng điện: Tác dụng của dòng điện phụ thuộc vào điện thế và tính chất của dòng điện. Dòng điện một chiều tác dụng nhanh hơn dòng điện xoay chiều. Điện thế càng cao thì càng nguy hiểm. Dòng điện tác động vào cơ thể động vật theo ba cơ chế: Thứ nhất, gây co cứng các cơ, nhất là cơ tròn làm tim ngừng đập; thứ hai, gây bỏng nếu cường độ cao, nhất là chỗ tiếp xúc với dây điện; Thứ ba, gây nên hiện tượng điện ly vì cơ thể là môi trường điện giải. - Yếu tố hoá học: Các chất hóa học như axit, kiềm, muối của các kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, đồng ) thường gây tổn thương men tế bào. Các chất hữu cơ như alcaloit, glucozit của thực vật hay nọc ong, nọc rắn cũng có tác động khác nhau đối với cơ thể tuỳ theo từng loại. - Yếu tố sinh học: Rất nhiều loại nấm, vi khuẩn, virut, ký sinh trùng xâm nhập cơ thể gia súc, gia cầm và gây bệnh. Có hai loại bệnh do yếu tố sinh học gây ra là bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng. 1.2.2.2. Nguyên nhân bên trong Có nhiều bệnh người ta không tìm thấy nguyên nhân bên ngoài nào gây ra. Những trường hợp này có thể là kết quả của hai yếu tố. - Yếu tố di truyền: Thông qua cơ chế di truyền mà quá trình bệnh lý của thế hệ trước có thể truyền lại cho thế thệ sau qua tế bào sinh học mang gen bệnh. Ví dụ: Bệnh Phenylxeton niệu là do thiếu men parahydoroxylaza nên Phenylalanin không chuyển thành Tyrozin được mà phân huỷ thành Phenylxeton và được đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Bệnh do di truyền thường phát sinh ở những cơ thể thiếu một số gen chỉ huy tổng hợp nên các loại men của cơ thể. - Yếu tố thể tạng: Thể tạng là sự tổng hợp các đặc điểm chức năng và hình thái của cơ thể. Những đặc điểm này được hình thành trên cơ sở tính di truyền và quyết - 5 -
- định những phản ứng của cơ thể đối với tác nhân bên ngoài trong quá trình sống. Như vậy, thể tạng là yếu tố phức tạp, trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò chủ chốt. Thể tạng phụ thuộc vào giống, loài, giới tính, tuổi, hoạt động của hệ thần kinh - nội tiết và môi trường mà con vật sinh sống. Cơ thể có thể tạng khác nhau có đáp ứng khác nhau đối với nguyên nhân gây bệnh. Mặc dù thể tạng là do yếu tố di truyền quyết định, song nếu thay đổi môi trường sống chúng ta có thể làm thay đổi phần nào tính phản ứng của cơ thể và do đó có thể làm thay đổi phần nào thể tạng. 1.3. CƠ CHẾ SINH BỆNH (BỆNH SINH) Nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh là nghiên cứu những quy luật cơ bản của sự phát sinh, phát triển, diễn biến và kết thúc của một quá trình bệnh lý. Hiểu biết về cơ chế sinh bệnh là yêu cầu cơ bản của công tác phòng trị bệnh, từ đó ngăn chặn sớm diễn biến xấu của bệnh, hạn chế được tác hại đối với cơ thể và có biện pháp tích cực để phòng chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. 1.3.1. Sự phát sinh bệnh Như đã trình bày ở trên, khi yếu tố bệnh (bao gồm nguyên nhân gây bệnh và điều kiện gây bệnh) tác động vào cơ thể sẽ làm cơ thể gia súc, gia cầm phát sinh bệnh. Như vậy, yếu tố nguyên đóng vai trò quyết định trong việc phát sinh bệnh. Bệnh phát sinh phụ thuộc vào cường độ tác động, vị trí tác động, thời gian tác động và đường đi của yếu tố bệnh nguyên nhân đối với cơ thể. - Khi cường độ tác động lớn, bệnh phát sinh nhanh, nguy hiểm đến tính mạng. Nếu cường độ tác động thấp thì bệnh phát sinh chậm, bệnh nhẹ, ít nguy hiểm hoặc có thể không phát sinh bệnh. - Thời gian tác động của yếu tố bệnh nguyên cũng ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh. Tuy nhiên, thời gian tác động còn phụ thuộc vào cường độ: Nếu cường độ tác động lớn thì chỉ cần thời gian ngắn cũng làm phát sinh bệnh. - Vị trí tác động khác nhau của cùng một yếu tố gây bệnh có thể làm cho quá trình gây bệnh khác nhau. Ví dụ: Vi khuẩn lao tác động vào phổi, vào hạch lâm ba, vào khớp hoặc vào ruột thì quá trình gây bệnh khác nhau. Ngược lại, có trường hợp các yếu tố gây bệnh khác nhau tác động vào những vị trí khác nhau nhưng lại gây ra quá trình bệnh lý giống nhau. Ví dụ: Viêm là quá trình bệnh lý do tác động của nhiều yếu tố cơ học, lý học, hoá học, sinh học vào những vị trí rất khác nhau của cơ thể gia súc, gia cầm. - Đường đi của yếu tố gây bệnh trong cơ thể: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, yếu tố gây bệnh thường lan đi theo ba con đường: lan theo tổ chức, lan theo thể dịch, lan theo thần kinh. Tuy nhiên, do cấu tạo của cơ thể gia súc, gia cầm nơi nào cũng có - 6 -
- mạch quản, thần kinh và mạch lâm ba mà trong thực tế các yếu tố gây bệnh thường lan theo cả ba con đường này. Song, tuỳ theo loại yếu tố gây bệnh và vị trí tác động mà có thể có đường lan truyền chủ yếu. Nắm được điều này chúng ta sẽ có biện pháp thích hợp để kịp thời ngăn chặn sự lan truyền căn bệnh trong cơ thể gia súc, gia cầm. 1.3.2. Vai trò của tính phản ứng trong cơ chế sinh bệnh Tính phản ứng là khả năng đáp ứng của cơ thể đối với mọi kích thích bình thường hoặc bệnh lý. Nghiên cứu kỹ tính phản ứng của cơ thể mới hiểu được cơ chế sinh bệnh và khả năng hồi phục của cơ thể khi bị bệnh, tạo điều kiện tốt cho công tác phòng và chữa bệnh. Những yếu tố chính ảnh hưởng tới tính phản ứng của cơ thể gồm có: - Ảnh hưởng của hệ thần kinh: Khả năng đáp ứng của cơ thể với các kích thích của môi trường bên ngoài nhất thiết phải có sự tham gia của hệ thần kinh. Sự đáp ứng này phụ thuộc vào: loại hình thần kinh, sự hoạt động của vỏ não, hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Trạng thái thần kinh ảnh hưởng đến tính phản ứng của cơ thể. Người ta thấy rằng ở động vật thí nghiệm, khi gây hưng phấn thần kinh bằng cafein thì phản ứng viêm sẽ mạnh hơn những động vật gây ức chế thần kinh bằng bromua. Đối với hệ thần kinh thực vật, nếu kích thích phó giao cảm sẽ tăng cường sự tạo ra kháng thể, tăng phản ứng bạch cầu. Nếu kích thích thần kinh giao cảm sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất và tăng tính phản ứng nói chung đối với protit lạ, vi khuẩn - Ảnh hưởng của nội tiết: Các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng, tuyến tuỵ đều ảnh hưởng đến tính phản ứng của cơ thể. Hoocmon của tuyến yên thường ảnh hưởng đến cơ thể thông qua các tuyến nội tiết khác. Thí dụ, thuỳ trước tuyến yên có hoocmon ảnh hưởng đến tính phản ứng của cơ thể thông qua hoocmon miền vỏ tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục và các tuyến nội tiết khác. Tuyến thượng thận có vai trò rất quan trọng. Nếu cắt bỏ tuyến thượng thận thì sức đề kháng với sự nhiễm khuẩn mất đi Nếu insunlin giảm sẽ dễ nhiễm vi khuẩn lao và các vi khuẩn gây bệnh khác. - Ảnh hưởng của lứa tuổi: Ở gia súc non, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, điều kiện thích nghi với ngoại cảnh yếu nên sức đề kháng với yếu tố bên ngoài kém. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi, gia súc non dễ ỉa chảy, viêm phổi Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của gia súc non chưa phát triển đầy đủ, trong khi miễn dịch tiếp thu bị động từ mẹ truyền cho hết dần. Đó cũng là nguyên nhân sức đề kháng của gia súc non yếu. - 7 -
- Ở gia súc, gia cầm trưởng thành, sức chịu đựng tốt, sức kháng bệnh cao, tính phản ứng mạnh do hệ thần kinh đã hoàn thiện, hệ thống miễn dịch đã phát triển đầy đủ. Ở gia súc già yếu, tính phản ứng thường kém, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, bệnh kéo dài và lâu khỏi. 1.3.3. Bệnh phát sinh và phát triển chủ yếu thông qua cơ chế phản xạ Kích thích bệnh lý tác động trên cơ thể trước tiên gây tổn thương tổ chức, rối loạn chuyển hoá và rối loạn chức năng tại chỗ bị kích thích. Đồng thời, kích thích bệnh lý còn tác động trên các thụ thể và thông qua cơ chế phản xạ để gây ra một chuỗi phản ứng toàn thân phức tạp. Thí dụ, khi bị thương nặng, ngoài tổn thương tại chỗ, còn phát sinh một trạng thái suy sụp đột ngột toàn bộ chức năng quan trọng của cơ thể (số 0); hệ thần kinh trung ương hưng phấn, sau đó bị ức chế (lúc đầu là ức chế bảo vệ, sau là ức chế bệnh lý), huyết áp giảm, mạch nhanh và yếu, hô hấp nông và nhanh, thân nhiệt giảm, cảm giác giảm, phản xạ giảm, thiểu niệu, thậm chí vô niệu Nếu kịp thời tác động lên cung phản xạ (phong bế novocain, tiêm mocphin, thuốc liệt thần kinh ) thì có thể phòng được sốc hoặc giảm nhẹ sốc. Ngoài cơ chế phản xạ không điều kiện, bệnh còn có thể phát sinh theo cơ chế phản xạ có điều kiện: sau nhiều lần kết hợp với kích thích bệnh lý, một kích thích không liên quan có thể gây ra bệnh. Trong thực nghiệm, dựa vào cơ chế phản xạ có điều kiện, người ta cơ thể gây ra nhiễm độc Mocphin, long não bằng cách tiêm cho chó dung dịch sinh lý. Trên lâm sàng, phản xạ có điều kiện bệnh lý có thể gây ra một quá trình bệnh lý (cơn thắt ngực, đau quặn gan, đau quặn thận ) Cơ chế thần kinh - thể dịch là khâu quan trọng trong quá trình điều tiết các chức năng của cơ chế. Ở người và động vật, giữa hệ thần kinh và hệ nội tiết có mối liên quan mật thiết với nhau. Mối tương quan giữa vỏ não, dưới đồi thị, tuyến yên và tuyến thượng thận có một vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh. Cả hệ thống đó chi phối khả năng thích ứng phòng ngự của cơ thể, chi phối các phản ứng không đặc hiệu của cơ thể đối với tác động của bất cứ kích thích bệnh lý nào. Như vậy, cơ chế phản xạ - cơ chế sinh bệnh chủ yếu - thực hiện bằng hai đường kết hợp chặt chẽ với nhau: đường thần kinh và đường thần kinh - thể dịch. 1.3.4. Ảnh hưởng qua lại giữa toàn thân và tại chỗ trong cơ chế sinh bệnh - Quan niệm sai lầm: Trong y học còn tồn tại xu hướng chia bệnh ra thành bệnh toàn thân và bệnh tại chỗ. Chịu ảnh hưởng của Viecsop, các tác giả này cho rằng bệnh chỉ là một quá trình tại chỗ, do tác động trực tiếp của nhân tố gây bệnh. Từ quá trình tại chỗ chuyển sang quá trình toàn thân, họ cho đó là do tác động của nhân tố gây bệnh trên diện tế bào rộng lớn hơn. - 8 -
- Quan niệm trên sai về nguyên tắc vì đã phủ nhận tính thống nhất của cơ thể. Ngoài ra, không có bệnh nào hoàn toàn tại chỗ cũng như không có bệnh hoàn toàn là toàn thân. Những bệnh hoạt nhìn cho là tại chỗ (viêm, u ác tính ) song trong thực tế quá trình sinh bệnh phụ thuộc vào trạng thái toàn thân, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc tới toàn thân. Trái lại, những bệnh thoạt nhìn chỉ thấy rối loạn toàn thân (phần lớn các bệnh truyền nhiễm) song thực tế ở một số cơ quan, tổ chức nào đó có những sự thay đổi về cấu tạo và chức năng quan trọng. - Quan niệm khoa học: Bệnh là một phản ứng toàn thân biểu hiện tại chỗ là chủ yếu. Quá trình bệnh lý tại chỗ phụ thuộc vào tình trạng toàn thân, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc tới toàn thân. Trước hết, toàn thân ảnh hưởng tới tại chỗ. Tuỳ theo tính phản ứng của cơ thể, một bệnh có thể diễn biến khác nhau ở những con vật khác nhau. Thí dụ, phản ứng viêm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi (gia súc già phản ứng viêm yếu hơn gia súc non), tình trạng dinh dưỡng của cơ thể (dinh dưỡng kém viêm nặng hơn), tính miễn dịch (viêm nặng ở cơ thể đã mẫn cảm sẵn), hệ võng mạc nội mô (hệ này bị ức chế thì viêm nặng hơn), hệ nội tiết (đặc biệt là tuyến yên và tuyến thượng thận), hệ thần kinh trung ương (hệ thần kinh càng biệt hoá, phản ứng viêm càng rõ rệt). Theo quan điểm cơ bản của y học phương đông cổ truyền thì chữa bệnh cơ bản là “Làm cho cơ thể bị bệnh vượng lên, khắc chống được nhân tố gây bệnh” đó là thấm nhuần mối liên quan giữa toàn thân và tại chỗ. Ngược lại, quá trình bệnh lý tại chỗ có thể gây ảnh hưởng xấu tới toàn thân. Nói chung, một quá trình bệnh lý tại chỗ, với một cường độ nhất định có thể gây ra những sự thay đổi về cấu tạo và chức năng ở xa nơi bị bệnh. Thí dụ, bỏng nặng có thể gây ra một chuỗi phản ứng toàn thân phức tạp, thậm chí phát sinh sốc: rối loạn thần kinh trung ương, huyết áp giảm, mạch nhanh yếu, thở nông nhanh, máu cô đặc, rối loạn tiết niệu (thiểu niệu, vô niệu ). Như vậy, bệnh là một phản ứng toàn thân mà biểu hiện tại chỗ chủ yếu. Những quá trình thường gọi là tại chỗ, thực tế chỉ là biểu hiện tại chỗ của một bệnh toàn thân, do đó không thể tách rời tại chỗ khỏi toàn thân mà phải thống nhất một cách biện chứng. Vì vậy, trong chữa bệnh, cần biết kết hợp chữa tại chỗ và chữa toàn thân, tránh sai lầm là thường lãng quên toàn thân mà chỉ chú ý tới tại chỗ. 1.3.5. Quan hệ nhân quả và vòng xắn bệnh lý trong cơ chế sinh bệnh Những bệnh phức tạp thường diễn biến qua nhiều khâu nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định và có liên quan mật thiết với nhau. Thí dụ, liên cầu khuẩn gây viêm họng, từ đó có thể gây ra viêm màng trong tim, mà hậu quả là hở hoặc hẹp van. Những sự thay đổi về cấu trúc van tim gây ra rối loạn tuần hoàn máu trong tim. Lúc - 9 -
- đầu cơ tim còn mạnh, bù đắp được, song dần dần suy yếu, dẫn tới ứ máu tĩnh mạch, gây phù và tràn dịch, rối loạn chuyển hoá và rối loạn chức năng toàn thân , cứ thế diễn biến làm cho bệnh ngày một nặng. Như vậy, trong quá trình sinh bệnh, nguyên nhân ban đầu gây ra những hậu quả nhất định, những thay đổi này lại trở thành nguyên nhân của nhiều rối loạn mới và các rối loạn này lại có thể dẫn tới những hậu quả khác. Đặc biệt là trong nhiều quá trình bệnh lý, những khâu sau lại tác động trở lại khâu trước làm cho bệnh nặng thêm. Thí dụ, trong bệnh đóng dấu lợn mãn tính, vi khuẩn đóng dấu lợn gây viêm nội tâm mạc, loét sùi van tim, do đó ảnh hưởng tới tuần hoàn, gây thiếu oxy, từ đó gây rối loạn chuyển hoá và gây suy tim. Do suy tim mà sự thiếu oxy càng tăng lên, làm cho sự rối loạn chuyển hoá càng trở nên nghiêm trọng hơn Cứ như vậy, khâu nọ tác động lên khâu kia, tạo ra vòng xoắn bệnh lý dẫn tới cơ thể không hồi phục được. Nhiệm vụ của người làm công tác thú y là thấy rõ được mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng bệnh lý, đánh giá đúng những thay đổi ấy và kịp thời phát hiện những thay đổi chủ yếu, nghĩa là những khâu chính trong quá trình sinh bệnh. Điều này rất quan trọng để có một cách điều trị thích đáng nhằm kịp thời ngăn chặn vòng xoắn bệnh lý và một khi chúng đã xảy ra thì phải kịp thời cắt đứt, phá vỡ vòng xoắn, nhằm loại trừ các rối loạn và phục hồi các chức năng. 1.3.6. Diễn biến và kết thúc của bệnh Trong quá trình phát triển của bệnh, cơ thể có những biến đổi khác với lúc bình thường. Những biến đổi đó gọi là triệu chứng. Triệu chứng của bệnh rất khác nhau bao gồm những biến đổi về hoạt động, về chức năng, về chuyển hoá vật chất, về thân nhiệt, về hô hấp, tim mạch, về thành phần máu, nước tiểu, về hình thái của cơ quan hay tổ chức. Nhìn chung, quá trình phát triển của bệnh không những diễn biến theo những quy luật nhất định mà quá trình này còn có tính chất giai đoạn nhất định. Người ta thường chia diễn biến của bệnh làm bốn thời kỳ. 1.3.6.1.Thời kỳ nung bệnh Thời kỳ này còn gọi là thời kỳ ủ bệnh, đước bắt đầu từ khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu phát huy tác dụng đến khi cơ thể có những phản ứng đầu tiên. Ở thời kỳ này khả năng thích ứng của cơ thể còn mạnh, nên những rối loạn còn chưa thể hiện. Thời kỳ nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài, trạng thái cơ thể, đặc tính của từng tác nhân gây bệnh và vị trí tác động của tác nhân gây bệnh. - 10 -
- 1.3.6.2. Thời kỳ tiền phát (tiền chứng): Thời kỳ này bắt đầu từ khi cơ thể có những phản ứng đầu tiên cho đến khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng chủ yếu. Ở thời kỳ này, nguyên nhân gây bệnh tác động mạnh, khả năng thích ứng của cơ thể giảm, con vật có một số biểu hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh như: ủ rũ, ăn kém hoặc bỏ ăn, tim mạch và hô hấp thay đổi, thân nhiệt tăng, niêm mạc xung huyết 1.3.6.3. Thời kỳ toàn phát Thời kỳ này bắt đầu từ khi cơ thể có những triệu chứng rõ rệt cho đến khi có những thay đổi đặc biệt, các rối loạn cơ năng biểu hiện rõ ràng, các triệu chứng điển hình cho từng loại bệnh được thể hiện. Sự rối loạn trao đổi chất và tổn thương bệnh lý của cơ thể ở thời kỳ này nặng nề nhất. 1.3.6.4. Thời kỳ kết thúc Thời kỳ này dài, ngắn phụ thuộc vào từng loại bệnh và thường diễn biến được một trong ba hình thức sau: + Khỏi bệnh hoàn toàn: Trường hợp này các nguyên nhân gây bệnh hết tác dụng, các triệu chứng bệnh biến mất, các tổn thương được phục hồi hoàn toàn, chức năng của các cơ quan trở lại bình thường, khả năng lao động và tính năng sản xuất được phục hồi hoàn toàn. Đối với một số bệnh truyền nhiễm thì lúc này khả năng phản ứng của cơ thể thay đổi, phát sinh trạng thái miễn dịch với bệnh vừa mắc (ví dụ: bệnh đậu ). + Khỏi bệnh không hoàn toàn: Các nguyên nhân gây bệnh đã ngừng hoạt động, các triệu chứng chủ yếu đã hết, nhưng về cấu tạo và chức năng của cơ quan thì chưa khôi phục hoàn toàn (ví dụ: mất khả năng tiết sữa sau khi viêm vú), hoặc còn để lại những dấu vết của bệnh (ví dụ: hẹp, hở van tim sau khi viêm nội tâm mạc). Trong nhiều trường hợp, sự lành bệnh chỉ là biểu hiện bề ngoài, sau một thời gian bệnh lại phát ra gọi là hiện tượng “tái phát”. Nguyên nhân là do yếu tố gây bệnh chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời sức đề kháng của cơ thể yếu, nên yếu tố gây bệnh có cơ hội phát triển làm con vật phát bệnh trở lại. + Chết: Chết là kết thúc của sự sống. Con vật bị chết do cơ thể không thích nghi với những biến đổi của điều kiện sống. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến cái chết: một là, ngừng hoạt động của tim; hai là, ngừng hô hấp, liệu trung khu hô hấp. Cái chết có thể rất nhanh, gọi là đột tử. Nhưng thường thì trải qua một giai đoạn từ từ, gọi là giai đoạn hấp hối. Ở giai đoạn này đầu tiên tim và hô hấp ngừng tạm thời (trong vòng 0,5-1,5 phút), mất phản xạ mắt, đồng tử mở rộng, vỏ não bị ức chế, các - 11 -
- hoạt động sống đều bị rối loạn; tiếp đó xuất hiện hô hấp trở lại, thở ngáp cá, tim đập yếu, có thể xuất hiện phản xạ trở lại (trong vòng vài phút đến nửa giờ); sau đó là thời kỳ chết lâm sàng: hoạt động tim và phổi ngừng, thần kinh trung ương hoàn toàn bị ức chế (kéo dài 5-6 phút); cuối cùng là chết sinh vật: mọi khả năng hồi phục không còn, các cơ quan, tổ chức trong cơ thể không chết cùng một lúc mà hệ thần kinh trung ương chết trước, rồi đến tuần hoàn, hô hấp II. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN CƠ BẢN 2.1. Khái niệm 2.2.1. Chẩn đoán Là phương pháp kiểm tra bệnh (hỏi bệnh, quan sát, sờ nắn, gõ, nghe). Trong chẩn đoán có chẩn đoán sớm, chẩn đoán lâm sàng. Ngoài ra còn có những phương pháp chẩn đoán hiện đại phát hiện bệnh nhanh và chính xác 2.2.2. Tiên lượng Sau khi chẩn đoán đưa ra phán đoán kết quả của bệnh. Có 3 loại tiên lượng: - Tiên lượng tốt: Chữa nhanh khỏi, ít thiệt hại về kinh tế - Tiên lượng xấu: Bệnh lâu khỏi, thiệt hại về kinh tế, có thể chết. - Tiên lượng nghi ngờ: Chẩn đoán chưa chính xác, chưa đủ điều kiện để kết luận, cần theo dõi kỹ hơn. 2.2.3.Triệu chứng Là những biểu hiện của bệnh có thể nhận biết dễ dàng qua các phương pháp khám bệnh: sờ, nắn, gõ, nghe Qua triệu chứng có thể kết luận được bệnh. Ví dụ: ho là bệnh viêm phổi, ỉa chảy ra máu là xuất huyết ruột. Nhiệt độ cao là sốt 2.2. Phương pháp khám chung 2.2.1. Khám chung 2.2.2.1. Hỏi bệnh Trước khi khám bệnh cần hỏi tên và địa chỉ của gia chủ để tránh nhầm lẫn giữa các ca bệnh. Sau đó là hỏi các thông tin liên quan đến bệnh súc như: - Loài, giống: các loài, giống khác nhau đôi khi mắc các bệnh khác nhau, hoặc mắc cùng một bệnh nhưng thể hiện triệu chứng khác nhau. - Tuổi: một số bệnh lại chỉ xảy ra ở một lứa tuổi nhất định - Tính biệt: bệnh ở con đực khác ở con cái - Trọng lượng: ở cùng độ tuổi, một số cá thể to khỏe lại dễ mắc một số bệnh. Mặt khác biết trọng lượng cho phép tính được liều lượng thuốc sẽ đưa vào cơ thể. - 12 -
- - Gia chủ đã mua con vật về lâu chưa: con vật mới bắt về có thể chưa bình thường trở lại do các stress vận chuyển; một số bệnh lại phát ra ngay sau khi con vật bị chuyển vùng. - Mục đích nuôi con vật: nuôi con vật để làm gì, mỗi một loại hình khai thác con vật sẽ làm nảy sinh các bệnh theo các loại hình khai thác đó. - Các bệnh đã được tiêm phòng, thời gian tiêm phòng, con vật chưa được tiêm phòng bệnh nào thì có nguy cơ mắc bệnh đó nhiều hơn. - Tình hình thức ăn, nước uống, chăm sóc, quản lý con vật: chăm sóc quản lý con vật không tốt đôi khi làm con vật mắc một số bệnh. - Tình hình dịch bệnh tại chỗ: nhiều bệnh tồn tại lưu cữu tại địa phương, thỉnh thoảng lại phát lại. Thời gian mắc bệnh: biết thời gian mắc bệnh cho phép chẩn đoán nguyên nhân bệnh, tính chất của bệnh, tiên lượng. - Số lượng gia súc mắc bệnh: cho ta biết tỷ lệ ốm, chết. Sau đó căn cứ vào triệu chứng để xem con vật mắc bệnh gì, bệnh truyền nhiễm hay trúng độc. - Nguyên nhân gây bệnh: có khi gia chủ biết nguyên nhân gây bệnh, cũng có khi ta gợi ý mà gia chủ suy luận ra nguyên nhân. - Hỏi các phương pháp điều trị mà bệnh súc đã được áp dụng trước đó và tác dụng của các phương pháp đó. Chẳng hạn bệnh súc đã dùng thuốc gì, liều lượng, liệu trình là bao nhiêu, hiệu quả của các phương pháp đó như thế nào: từ đó có thể suy ra bệnh. Sau khi biết các thông tin nói trên, tiến hành hệ thống lại các tài liệu thu thập được, phân tích, đối chiếu tìm mối liên hệ giữa chúng và từ đó dự kiến chẩn đoán. 2.2.2.2. Quan sát - Quan sát bên ngoài là phương pháp khá đơn giản nhưng chính xác, được sử dụng rộng rãi trong thú y. Để đảm bảo an toàn cho người khám, sau khi con vật đã được cố định hoặc được chủ của nó cầm giữ mới được quan sát. - Quan sát từ xa lại gần để làm quen với gia súc, tránh tác động đột ngột làm cho con vật có phản xạ tự vệ bất lợi cho người khám. - Quan sát bằng mắt thường hoặc có thể dùng đèn chiếu tùy từng trường hợp. Tùy theo mục đích và vị trí quan sát mà đứng xa hay gần con vật. Cần tập quan sát các con vật trong trạng thái sinh lý mới dễ dàng phát hiện ra triệu chứng khi chúng mắc bệnh. Quan sát từ tổng quát đến cục bộ: bắt đầu từ tinh thần, thể cốt, tình hình dinh dưỡng, sau đó đến các bộ phận như đầu, cổ, lồng ngực, vùng bụng và 4 chân. - Quan sát vùng đầu: chú y tới sự biến đổi của niêm mạc mắt, mũi, miệng, quan sát sừng, ngà, vòi chú ý sự gãy, dập. - Quan sát lưng: chú ý độ cong của xương sống (lưng cong cứng trong bệnh uốn ván). - Quan sát hai bên sườn, đối chiếu so sánh giữa hai bên (loài nhai lại khi bị chướng hơi dạ cỏ, bụng bên trái thường rất to; ngược lại khi con vật có thai thì bụng phải to hơn bên trái). - Quan sát vùng bụng xem vú có sưng không (con cái); quan sát vùng đuôi và âm hộ (con cái) có dịch chảy ra không, dịch hoàn (con đực) có sưng không - 13 -
- 2.2.2.3. Sờ, nắn Sờ nắn để bắt mạch, đo huyết áp, khám trực tràng, khám thai. Có hai cách sờ nắn: + Sờ bề mặt: là sờ những bộ phận nông để biết ôn độ, độ ẩm của da, lực căng của cơ; sờ để biết tần số hô hấp, tần số mạch đập và hoạt động của thành ngực khi con vật hô hấp. + Sờ sâu: để khám các khí quan sâu như sờ dạ cỏ, kiểm tra ngoại vật, khám thai qua trực tràng. Sờ nắn tổ chức hay khí quan, tùy theo cảm giác ở tay có thể có những trạng thái sau: + Dạng ba động: sờ có cảm giác lùng nhùng, di chuyển, ấn tay có vết lõm. Trạng thái này gặp khi tổ chức bị thủy thũng, ổ mủ. + Dạng nhão bột: cảm giác như ấn tay vào túi bột, chỗ ấn để lại vết tay ấn. Trạng thái này gặp trong bệnh bội thực dạ cỏ. + Dạng cứng: như lúc sờ vào gan + Dạng rất cứng: như lúc sờ vào xương 3. Gõ Gõ các cơ quan, tổ chức của cơ thể có vị trí giải phẫu khác nhau, cấu tạo khác nhau và tính chất khác nhau nên khi bị chấn động cũng phát ra các âm khác nhau. Khi gõ vào cơ quan tổ chức là tạo ra chấn động và làm phát ra âm thanh. Khi bị bệnh, tính chất của tổ chức thay đổi nên âm thanh phát ra khác với khi tổ chức bình thường. Sự khác nhau về âm thanh phát ra lúc tổ chức lành và khi tổ chức bị bệnh cho phép ta chẩn đoán được bệnh. Do vậy, phương pháp gõ được dụng rộng dãi trong thú y cũng như y tế. Để có thể chẩn đoán được bệnh thông qua gõ, người khám cần có kinh nghiệm và có thành thạo về kỹ thuật gõ. - Gõ trực tiếp: dùng ngón tay gõ trực tiếp lên thân con vật; với con vật nhỏ thì dùng các ngón tay phải co lại và gõ theo chiều lòng bàn tay úp xuống dưới; với con vật lớn thì gõ theo chiều lòng bàn tay ngửa lên trên. Cách gõ này lực gõ yếu, âm thanh phát ra nhỏ, trong thú y ít dùng. - Gõ gián tiếp: là gõ qua một vật trung gian, có hai cách gõ gián tiếp. + Gõ qua ngón tay: dùng ngón trỏ và ngón giữa trái áp lên thân gia súc, ngón giữa phải cong lại và gõ lên đó. Nên tập gõ từ cổ tay, không dùng lực của cánh tay. + Gõ có búa và bản gõ: là thay tay gõ bằng búa gõ, tay đệm bằng bản gõ. Búa gõ làm bằng kim loại hoặc bằng gỗ, sừng, nhựa; bản gõ cũng có thể được làm từ những chất liệu trên. Búa gõ và bản có có nhiều loại với kích cỡ khác nhau với mục đích là sao cho dễ cầm khi khám và gọn nhẹ. - Các âm phát ra khi gõ: âm trong - âm đục, âm trong vang, âm hưởng dài gặp khi gõ vào vùng khí quản, vùng phổi, âm đục yếu, ngắn gặp khi gõ vào vùng gan, cơ. + Âm trong hay âm đục là do tính chất của tổ chức đặc hay xốp, tính đàn hồi của tổ chức cao hay thấp, lượng khí tích trong đó nhiều hay ít. Lúc có bệnh, tổ chức vốn xốp chuyển thành đặc lại, lượng khí chứa trong đó ít hoặc bị đẩy ra hết, đàn tính của tổ chức bị mất làm cho âm gõ chuyển từ trong sang đục. Ví dụ âm đục ở vùng phổi trong bệnh viêm phổi ở thời - 14 -
- kỳ gan hóa, nhục hóa. Ngược lại, tổ chức vốn đặc nay chứa khí, khi gõ sẽ thấy âm bùng hơi. Ví dụ gõ vào ổ ung khí thán. + Âm cao hay âm thấp: phụ thuộc vào mức độ chấn động của tổ chức được gõ. Chấn động càng nhiều thì âm gõ càng cao và ngược lại. + Âm dài - âm ngắn: do chấn động kéo dài hay tắt ngay, âm này khó phân biệt nên ít có ý nghĩa trong chẩn đoán. + Âm trống: là âm nghe được khi gõ vào túi khí trong tổ chức của cơ thể, âm này to nhưng không vang. Ví dụ gõ vào phần trên dạ cỏ (trâu, bò), phần dưới manh tràng (ngựa). Cấu trúc của tổ chức khác nhau nên âm phát ra khi gõ khác nhau, mặt khác trong thú y có nhiều con vật to, nhỏ khác nhau nên việc phân biệt các âm gõ càng trở nên phức tạp. Người khám cần phải tập gõ nhiều và nghe quen các âm gõ. Gõ chỉ áp dụng ở vùng tim, phổi, dạ dày, ruột, gan, lách và xoang trán. 2.2.2.4. Nghe Nguyên lý của phương pháp nghe là dựa vào âm thanh phát ra từ các cơ quan bộ phận trong cơ thể khi chúng hoạt động. Do tính chất hoạt động, cấu tạo của các cơ quan khác nhau nên âm hưởng nghe được cũng khác nhau (giống khi gõ). Có thể dựa vào các âm thanh nghe được để chẩn đoán bệnh cho con vật. - Nghe trực tiếp: lấy một miếng vải, một tờ giấy đặt lên vùng nghe, sau đó người khám áp tai của mình lên đó để nghe. Phương pháp này đôi khi không nghe được ở một số vị trí khó nên chỉ dùng khi không có ống nghe. - Nghe gián tiếp: dùng ống nghe, ống nghe có nhiều loại, loại có một tai nghe, loại có nhiều tai nghe. Nhưng phổ biến hay dùng hiện nay là loại có hai tai nghe. Để nghe được chính xác thì con vật phải được để ở nơi yên tĩnh và con vật cũng phải trong trạng thái yên tĩnh; không để cho nó kêu la,dãy đạp, rên rỉ. 2.2.2. Khám một số cơ quan trong cơ thể 2.2.2.1. Khám niêm mạc Kiểm tra niêm mạc ngoài việc biết được niêm mạc có bệnh gì, còn có thể xác định được tình trạng chung của cơ thể như hoạt động tuần hoàn, thành phần của máu, tình trạng hô hấp. Đối với những gia súc da có màu như trâu, bò, ngựa thì việc khám niêm mạc rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh. Thường kiểm tra niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, niêm mạc âm hộ . Trong đó, kiểm tra niêm mạc mắt là phổ biến nhất. * Phương pháp khám niêm mạc mắt - Ngựa: Khám mắt trái thì người khám đứng bên trái ngựa, tay trái cầm dây cương cố định ngựa. Ngón trỏ tay phải ấn mạnh vào da trùm khoang mắt trên, ngón cái phanh phần da khoang mắt dưới để bộc lộ niêm mạc. Ba ngón còn lại để lên phần ngoài khoang mắt trên làm điểm tựa. Nếu khám bên phải thì tư thế người đứng khám ngược lại. - 15 -
- - Trâu, bò: Có thể khám niêm mạc mắt theo cách trên hoặc bằng cách: hai tay cầm chặt 2 sừng, bẻ cong đầu về một phía để bộc lộ niêm mạc. - Lợn, dê, cừu: Dùng ngón tay trỏ và ngón cái hoặc hai tay hai bên phanh rộng mi mắt. * Niêm mạc mắt bình thường: - Trâu bò: Niêm mạc mắt màu đỏ, ít ánh quang. - Ngựa: Niêm mạc mắt mầu đỏ thẫm. - Lợn, dê, cừu: Niêm mạc mắt màu hồng. Tuy nhiên, niêm mạc mắt của lợn, dê, cừu rất dễ bị thay đổi, nên lúc khám cần nhẹ nhàng. * Những thay đổi ở niêm mạc mắt * Niên mạc nhợt nhạt: Niêm mạc mắt nhợt nhạt thể hiện triệu chứng thiếu máu. Tuỳ mức độ thiếu máu, niêm mạc nhạt màu hoặc có màu trắng bợt hoặc màu xanh tím. - Niêm mạc nhợt nhạt cấp tính: Do bị mất máu cấp tính như vỡ mạch quản lớn, vỡ gan, vỡ lách, vỡ dạ dày, vỡ ruột. Ở ngựa có thể do xoắn ruột, lồng ruột, đau bụng, liệt thần kinh. - Niêm mạc nhợt nhạt mãn tính: (Có thể ở cả đàn gia súc): Do thức ăn thiếu dinh dưỡng, do bệnh ký sinh trùng hoặc các bệnh mãn tính khác (viêm ruột, lao ), bệnh bạch huyết, ở ngựa còn thấy trong bệnh thiếu máu truyền nhiễm. * Niêm mạc đỏ ửng: Do các mạch quản nhỏ ở niêm mạc xung huyết làm cho niêm mạc có màu đỏ. Trường hợp này có thể do những nguyên nhân sinh lý (trời nóng bức, lao động nặng, quá hưng phấn) hoặc nguyên nhân bệnh lý. - Đỏ ửng cục bộ: Mạch máu nhỏ ở niêm mạc mắt xung huyết, căng to, có trường hợp nổi rõ như chùm rễ cây, thường thấy trong trường hợp xung huyết não, viêm não, tụ máu ở não, bệnh ở tim, phổi. - Đỏ ửng lan tràn: Mạch quản nhỏ đầy máu và niêm mạc đỏ tràn lan. Trường hợp này thường gặp trong các bệnh truyền nhiễm: nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả lợn hoặc trong bệnh viêm não tuỷ, các trường hợp trúng độc - Đỏ ửng xuất huyết: Niêm mạc đỏ kèm những điểm xuất huyết, thường thấy trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính hay mãn tính. * Niên mạc hàng đảm: Niêm mạc có màu vàng, do trong máu tích nhiều sắc tố mật (bilirubin). Hoàng đảm nặng hay nhẹ tuỳ thuộc số lượng sắc tố mật và màu sắc của niêm mạc (nếu niêm mạc bình thường có màu trắng thì hoàng đảm rõ). 2.2.2.2. Kiểm tra hạch lâm ba Kiểm tra hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, nhất là trong bệnh lao hạch, bệnh tỵ thư, bệnh lê dạng trùng hạch lâm ba thay đổi rất rõ rệt. - 16 -
- * Phương pháp kiểm tra hạch lâm ba Quan sát, sờ nắn, khi cần có thể chọc dò - Trâu, bò: Thường khám hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch trên vú. - Ngựa: Thường khám hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch trước đùi, hạch trước vai. - Lợn, chó, mèo: Các hạch thường ở sâu, khó sờ thấy. + Hạch dưới hàm ở trâu bò nằm phía trong phần xương hàm dưới, to bằng nhân quả đào, tròn và đẹp. * Những biểu hiện khác thường của hạch lâm ba - Hạch sương cấp tính: Thể tích to, nóng, đau và cứng, các thuỳ nổi rõ, mặt trơn và ít di động. Hạch sưng thấy trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính hoặc do những bộ phận gần hạch bị viêm (viêm mũi, viêm thanh quản làm hạch dưới hàm sưng); Trâu, bò bị bệnh Lê dạng trùng thì hạch dưới hàm, hạch trên vú sưng rất rõ. - Hạch hoá mủ: Thường do viêm cấp tính phát triển thành. Lúc đầu hạch sưng, nóng, đau, sau đó phần giữa phồng cao, bùng nhùng. Hạch thường tự vỡ hoặc lấy kim chọc thì mủ chảy ra. Ở ngựa hạch dưới hàm sưng to hoá mủ, xung quanh viêm thấm ướt là triệu chứng điển hình của bệnh viêm hạ.ch lâm ba truyền nhiễm. Nếu mủ trong hạch ít, tổ chức quanh hạch không viêm thường do Lao hay Tỵ thư. - Hạch tăng sinh và biến dạng: Hạch viêm mãn tính, tổ chức tăng sinh dính với tổ chức xung quanh làm thể tích hạch to và không di động được, ấn vào không đau, ở ngựa thấy trong bệnh tỵ thư, viêm xoang mũi mãn tính. Ở bò thấy trong bệnh lao hạch, xạ khuẩn. Ở lợn nếu hạch cổ, hạch sau hầu sưng cứng thường do Lao. Trong bệnh bại huyết, hạch lâm ba trên toàn thân sưng to và biến dạng. 2.2.2.3. Đo thân nhiệt Đo thân nhiệt là một việc không thể thiếu được trong chẩn đoán bệnh. Thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường được coi là triệu chứng quan trọng. THÂN NHIỆT BÌNH THƯỜNG CỦA MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT Loài Thân nhiệt (oC) Loài Thân nhiệt (oC) Bò 37,5 - 39,5 Mèo 38,0 - 39,5 Trâu 37,0 - 38,5 Thỏ 38,5 - 39,5 Ngựa 37,5 - 38,5 Gà 40,0 - 42,0 Cừu, dê 38,5 - 40,0 Vịt 41,0 - 43,0 Lợn 38,0 - 40,0 Ngỗng 40,0 - 41,0 Chó 37,5 - 39,0 Ngan 41,0 - 43,0 - 17 -
- Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau, thân nhiệt ở gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành và gia súc già; thân nhiệt ở con cái thường cao hơn con được. Trong một ngày đêm, thân nhiệt thấp nhất vào lúc sáng sớm (1- 6h), cao nhất vào buổi chiều (16 - 18h). Vào mùa hè, trâu bò làm việc dưới trời nắng gắt, thân nhiệt có thể cao hơn bình thường 1 - 1,8oC. Thân nhiệt dao động trong vòng 1oC nằm trong phạm vi sinh lý. Nếu thân nhiệt cao hoặc thấp quá 1oC kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể. * Cách đo thân nhiệt Dùng nhiệt kế có khắc “oC” theo cột thuỷ ngân. Trước khi dùng vẩy mạnh nhiệt kế cho cột thuỷ ngân tụt xuống vạch cuối cùng. - Đối với gia súc, đo thân nhiệt ở trực tràng, ở con cái có thể đo ở âm đạo. Nhiệt độ trực tràng thấp hơn nhiệt độ máu 0,5 - 1oC, nhiệt độ âm đạo thấp hơn nhiệt độ trực tràng 0,2- 0,5oC (khi gia súc có chửa nhiệt độ âm đạo lại cao hơn nhiệt độ trực tràng 0,5oC). Trường hợp trực tràng bị viêm hay bị lòi rom, thì có thể đo thân nhiệt ở trong miệng (sát niêm mạc má). Đo thân nhiệt gia cầm ở gốc cánh. Đo thân nhiệt hai lần trong một ngày: sáng lúc 7- 9h; chiều 16-18h. - Đối với trâu bò: Có thể đo lúc trâu bò đứng (không cần cố định). - Đối với lợn, chó, mèo, dê, cừu: Có thể đứng hoặc cho nằm. - Đối với gia cầm: Cho nằm để đo. - Đối với ngựa: Khi đo cần thận trọng vì ngựa rất mẫn cảm (phải cột ngựa vào gióng). * Cách đặt nhiệt kế Đưa nhẹ nhiệt kế vào trực tràng (gia súc lớn thì cho gần ngập nhiệt kế, gia súc nhỏ cho ngập khoảng 1/2 đến 1/3). Để nhiệt kế lưu lại trong trực tràng khoảng 5 phút. Khi lấy nhiệt kế ra thì dùng bông tẩm cồn lau sạch để xem cột thuỷ ngân dâng đến vạch nào và ứng với nhiệt độ là bao nhiêu. 2.2.2.4. Kiểm tra hệ hô hấp Có rất nhiều bệnh ở đường hô hấp của gia súc. Ở trâu, bò,dê, cừu thường gặp bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm, viêm phổi, viêm phế quản, lao, giun phổi. Ở lợn: Bệnh tụ huyết trùng, suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, dịch tả lợn, giun phổi lợn, giun đũa lợn ở giai đoạn di hành. Ở ngựa: Bệnh viêm phổi, viêm hầu, viêm khí quản, viêm phổi cật, viêm phổi thuỳ, giun đũa ngựa trong giai đoạn đi hành. Ở gà: Bệnh viêm màng mũi, bệnh lao. Ở chó: Bệnh viêm phổi, bệnh caree (sài sốt chó con). - 18 -
- Phương pháp chẩn đoán bệnh ở hệ hô hấp thường dùng: Quan sát, sờ nắn, gõ và nghe. Khi cần thiết chọc dò xoang ngực, kiểm tra đờm và dịch mũi. Chiếu X - Quang chỉ có tác dụng với gia súc nhỏ. Phương pháp soi phế quản, ghi động tác hô hấp chưa được sử dụng rộng rãi đối với gia súc. Trình tự khám hệ hô hấp: Khám động tác hô hấp của đường hô hấp trên, khám ngực, kiểm tra đờm và các phương pháp khám đặc biệt khác. * Tần số hô hấp Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút. Thường đếm tần số hô hấp trong 2-3 phút rồi lấy số bình quân. Chú ý: Quan sát hõm hông, thành ngực, thành bụng, xương cánh mũi hoạt động khi gia súc thở để tính tần số hô hấp. Tần số hô hấp thay đổi theo con đực hay con cái, giống gia súc, tuổi, trạng thái dinh dưỡng, thời tiết, khí hậu. Tần số hô hấp của một số loài gia súc: Trâu, bò : 10 - 30 lần/ phút Ngựa : 8 - 16 lần/phút Lợn : 10 - 20 lần/ phút Dê, cừu : 12 - 20 lần/ phút Chó : 10 - 30 lần/ phút Mèo : 20 - 30 lần/phút Thỏ : 50 - 60 lần/phút * Thể hô hấp - Thể hỗn hợp: Khi thở thì thành bụng, thành ngực cùng hoạt động. Trừ chó, gia súc khoẻ đều thở theo thể hỗn hợp. - Thở thể ngực: Lúc gia súc thở thành ngực hoạt động rõ, còn thành bụng, cơ hoành hoạt động ít hay không hoạt động. Chó thở thể ngực. Những gia súc khác thở thể ngực là do bệnh: viêm màng bụng, liệt cơ hoành, những bệnh làm thể tích xoang bụng to lên: giãn dạ dày, đầy hơi ruột, đầy hơi dạ cỏ, dạ cỏ bội thực, cổ chướng, do gan sưng, lách sưng, bí đái. - Thở thể bụng: Lúc gia súc thở, thành bụng hoạt động rõ, thành ngực hoạt động yếu hoặc không rõ. Do viêm màng phổi, khí thũng phổi, tràn dịch màng phổi, có khi do liệt cơ liên sườn, xương sườn gãy. * Nhịp thở gia súc Gia súc thở theo một nhịp điệu nhất định: lúc hít vào, lồng ngực, lồng bụng phồng ra đều đặn, thời gian hít vào và thở ra theo một tỉ lệ nhất định (ở bò: 1:1,2; ngựa: 1:1,8; Lợn: 1:1 và chó: 1:1,64). Thời gian nghỉ sau mỗi lần thở bằng nhau. Nhịp thở thay đổi lúc gia súc sợ hãi, hưng phấn, lao động nặng nhọc. - 19 -
- 2.2.2.5. Gõ vùng phổi Căn cứ vào tính chất của tiếng phát ra lúc gõ vào vùng phổi để phán đoán tình trạng của phổi. Với gia súc lớn dùng bản gõ và búa gõ, với gia súc nhỏ có thể gõ bằng ngón tay. Nên gõ theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới; mỗi điểm gõ hai cái điểm này cách điểm khác 3-4 cm. Gõ bên này rồi gõ bên kia để so sánh, để nhận những thay đổi của bệnh. Vùng gõ phổi là vùng ngực trong có phổi. Cũng cần chú ý rằng có vùng ngực trong có phổi nhưng không gõ được như vùng trước bả vai, vùng bả vai. - Ở loài nhai lại: Vùng võ phổi là một hình tam giác, cạnh trước lấy vùng cơ khuỷu làm giới hạn, cạnh bên cánh sống lưng khoảng một bàn tay tuỳ gia súc to nhỏ, cạnh sau là một đường cong đều, được xác định bằng cách: Bắt đầu từ gốc xương sườn 12, qua các giao điểm của đường ngang từ gờ xương cách hông với sương sườn 11 và đường ngang từ khớp vai với xương sườn 8. Những con bò sữa gầy có một vùng trước xương bả vai khoảng một bàn tay có thể gõ phổi được, nhưng kết quả khổng rõ lắm. - Ở ngựa: cạnh trước và cạnh trên của vũng gõ phổi ở trâu bò. Cạnh sau là một đường cong điều bắt đầu từ gốc sườn 17 qua các giao điểm của đường ngang kể từ gờ xương cánh hông và xương sườn 16, đường ngang kể từ móm xương ngồi và xương sườn 14, đường ngang kể từ khớp xương bả vai và xương sườn 10, tận cùng ở gian sườn 5. Vị trí gõ vùng phổi ở bò - Ở lợn: Cạnh sau bắt đầu từ gốc sườn 11 qua giao điểm của đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và xương sườn thứ 9, đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai và xương sườn 7, tận cùng ở gian sườn 4. - Ở chó: Cạnh trước giáp xương bả vai, cạnh trên cách sống lưng 2-3 ngón tay, cạnh sau bắt đầu từ gốc xương sườn 12, qua các giao điểm của đường ngang kẻ từ gờ xương cánh hông và xương sườn 11, đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và xương sườn thứ 10, đường ngang kẻ từ khớp xương vai và xương sườn 8, tận cùng ở gian sườn 6. 2.2.2.6. Nghe phổi Khi đường hô hấp, phổi có bệnh thì âm thanh quản, âm khí quản, âm phế quản và nhất là âm phế nang thay đổi. Ngoài ra còn có những âm mới gọi là những âm bệnh lý. - Nghe trực tiếp: Phủ lên gia súc miếng vải mỏng để tránh bẩn, áp sát lỗ tai nghe trực tiếp. - Nghe gián tiếp: Nghe qua ống nghe. - 20 -
- Nghe phổi gia súc khó vì tiếng phế nang rất yếu, nên chỗ khám phải hết sức yên tĩnh, gia súc phải đứng im mới nghe rõ. Nên bắt đầu nghe ở phổi, sau đó nghe về phía trước, phía sau, trên và xuống dưới, những vùng tiếng phế nang yếu hơn vùng giữa phổi. Nghe từ điểm này qua điểm khác, có thể dùng tay bịt mũi gia súc để gia súc thở dài và sâu, nghe được rõ hơn. Vùng nghe phổi trên ngực giống vùng gõ phổi. Ở trâu bò có thể nghe được một vùng trước xương bả vai. * Những âm hô hấp sinh lý - Âm thanh quản: Do khí thở từ xoang mũi vào hầu rồi vào khí quản cọ sát vào khí quản gây nên. Âm thanh nghe được giống phát âm chữ "khờ" khá rõ. - Âm khí quản: Là âm thanh quản vọng vào, nghe giống âm thanh quản nhưng nhỏ hơn, vị trí nghe càng xa hầu, âm khí quản càng nhỏ. - Âm phế quản: Các loài gia súc (trừ ngựa) tiếng nghe rõ ở khoảng sườn 3-4, kẹp trong xương bả vai. Âm phế quản là dư âm của âm khí quản vào. - Âm phế nang: Trên toàn bộ vùng phổi gia súc đều nghe được một tiếng nhẹ, như phát âm chữ "f", đó là âm phế nang. Âm phế nang nghe rõ lúc gia súc hít vào và yếu hơn khi thở ra. Cường độ và tính chất của âm phế nang phụ thuộc vào giống gia súc, độ béo, tuổi gia súc, trạng thái thần kinh và nhiều nhân tố khác. * Âm hô hấp thay đổi - Âm phế nang tăng: Nghe rõ, thô và sâu hơn bình thường. Âm phế nang tăng đều cả hai bên phổi do trung khu thần kinh hưng phấn. Các bệnh truyền nhiễm cấp tính, các bệnh có sốt cao, hoạt động hô hấp tăng cường, âm phế nang tăng. - Âm phế nang giảm: Gia súc thở nông, yếu. Âm phế nang giảm có thể do tổ chức dưới da thuỷ thũng, sưng dầy nhưng chủ yếu do phổi hoặc màng phổi có bệnh. Viêm màng phổi do đau, gia súc thở yếu nên âm phế nang yếu; do màng phổi bị dính, bị sưng dầy, xoang ngực tính nước, âm phế nang giảm. Phổi khí thũng, viêm phổi, thuỷ thũng phổi, lao, tỵ thư, âm phế nang giảm. - Âm phế nang thô: Gia súc thở nặng nề, tiếng thở nghe không gọn, không lan nhẹ khắp vùng phổi, thường do phế quản viêm, sưng dày, lòng phế quản rộng hẹp không đều. - Âm phế nang mất: Do phế nang bị tắc hay mất đàn tính; phế quản tắc. Từng vùng nhỏ mất âm phế nang: viêm phổi, lao, tỵ thư, u, thuỷ thũng phổi. Cả vùng phổi phía dưới mất âm phế nang: tràn dịch màng phổi, viêm màng phổi thẩm xuất. - 21 -
- * Những âm thở bệnh lý - Âm phế quản bệnh lý: Trên ngực ngựa khoẻ chỉ nghe được tiếng phế nang thuần, nhẹ; còn ở các gia súc khác, âm nghe được trên vùng ngực là âm phế quản lẫn với âm phế nang. Nếu ở ngựa, trên vùng ngực nghe được âm phế quản (âm thô rõ hơn âm phế nang) thì đó là âm phế quản bệnh lý. Ở gia súc khác, khi trên vùng ngực chỉ nghe được âm phế quản mà không có âm phế nang lẫn vào thì đó cũng là âm phế quản bệnh lý. Cần chú ý các đặc điểm sau để phân biệt âm phế quản bệnh lý và âm phế nang tăng: Âm phế nang tăng nghe rõ đều trên toàn bộ vùng phổi và càng gần rốn phổi nghe càng rõ. Còn âm phế quản bệnh lý nghe thô, không lan đều, nghe rõ cả khi hít vào, thở ra, gõ phổi thường có âm đục. Nhu mô phổi bị thấm ướt, lòng phế quản tắc là nguyên nhân của âm phế quản bệnh, các bệnh: viêm phổi thuỳ, suyễn lợn, viêm phổi - màng phổi, lao, viêm màng phổi. - Tiếng ran: Trong nhiều bệnh ở phổi, lòng phế quản chứa nhiều chất thẩm xuất hoặc bị hẹp lại, khi thở khí qua lại tạo thành tiếng, gọi là tiếng ran. + Tiếng ran khô: do dịch thẩm xuất khô lại, thành phế quản sưng dày hoặc phế nang căng rộng chèn ép phế quản làm lòng phế quản hẹp lại hoặc dịch thẩm xuất đọng lại khô tạo thành sợi. Trong tình trạng trên khi thở khí qua lại tạo thành tiếng ran. Tuỳ tình trạng bệnh, động tác hô hấp và độ to nhỏ lòng phế quản mà tiếng ran rất to như tiếng mèo kêu, hoặc rất nhỏ như tiếng rít. Tiếng ran khô ở một vùng phổi nhỏ: lao phổi, ổ mủ, viêm phế quản, viêm phổi - phế quản. Trên một vùng phổi rộng: viêm phổi - phế quản, khí thũng phổi, viêm phổi thuỳ. Gia súc non sau khi bị viêm phổi, tiếng ran khô còn lại một thời gian khá lâu, mặc dù bệnh đã lành. + Tiếng ran ướt: là tiếng phát ra khi trong lòng phế quản có dịch hoặc bọt khí. Tiếng ran ướt nghe như tiếng bọt vỡ, như tiếng nước chớm sôi. Tiếng ran ướt rất nhỏ, như tiếng bọt vỡ phát ra ở phế quản gần phế nang; nghe rõ lúc thở ra, còn kỳ hít vào có khi không nghe được. Các quá trình bệnh làm tổ chức phổi thấm ướt: viêm phổi, lao phổi, thuỷ thũng phổi, xung huyết phổi. - Tiếng vò tóc : Nghe như tiếng ran nhỏ, nhưng mịn và đều hơn. Do lòng phế nang và phế quản nhỏ bị thấm ướt, lúc thở ra chúng dính lại và khi hít vào chúng tách ra gây tiếng vò tóc. - 22 -
- Tiếng vò tóc là triệu chứng của bệnh viêm phổi, thuỷ thũng phổi, xung huyết phổi. Nếu dịch thẩm xuất nhiều thì tiếng vò tóc mất. Căn cứ vào những đặc điểm sau để phân biệt tiếng vò tóc và tiếng ran nhỏ: + Tiếng vò tóc mịn, đều, phát ra diện rộng; còn tiếng ran thì thô hơn, to nhỏ không đều, phát ra trên diện hẹp. + Tiếng vò tóc ổn định, còn tiếng ran không ổn định, chỗ này mất, chỗ kia xuất hiện. + Tiếng vò tóc phát ra thời gian ngắn, còn tiếng ran thì lâu dài, cho đến khi bệnh lành. + Tiếng vò tóc nghe rõ lúc hít vào, còn tiếng ran nghe rõ ở cả 2 kỳ thở. - Tiếng thổi vò: Do phổi có ổ mủ, ổ hoại thư, lao, tạo thành những hang thông với phế quản; khi thở khí qua lại giữa hang và lòng phế quản tạo thành tiếng thổi vò. Ở gia súc rất ít thấy triệu chứng này. - Tiếng cọ màng phổi: Màng phổi viêm có nhiều fibrin đọng lại làm cho màng phổi sần sùi, lúc thở các lá của màng phổi cọ sát nhau gây ra tiếng cọ màng phổi. Tiếng cọ màng phổi là triệu chứng đặc thù của bệnh viêm màng phổi. Nhưng nếu viêm màng phổi trong các trường hợp sau thì không có tiếng cọ màng phổi phát ra: + Dịch thẩm xuất quá nhiều làm cho lá thành, lá tạng cách xa nhau + Màng phổi bị dính + Những sần sùi trên màng phổi do cọ sát lâu bị nhẵn. - Tiếng vỗ nước: Tiếng óc ách như nước xao động trong lồng ngực. Nguyên nhân là do dịch thẩm xuất, thẩm lậu tích lại trong xoang ngực, lúc gia súc thở, tim đập, đứng lên nằm xuống, thay đổi tư thế, gây nên tiếng óc ách. Chú ý: Tiếng vỗ nước có lúc rất ổn định, ở tư thế nào của gia súc cũng nghe được. Nhưng có ca bệnh chỉ nghe được tiếng vỗ nước ở những tư thế nhất định. 2.2.2.7. Khám dạ dày loài nhai lại Dạ dày loài nhai lại gồm dạ dày trước - dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Tuy chia làm bốn túi, nhưng các túi dạ dày hoạt động liên hệ mật thiết với nhau. Ví dụ: Lúc dạ cỏ co bóp mạnh, dạ múi khế tăng cường phân tiết, độ axit tăng. Lúc dạ cỏ liệt, độ axit trong dạ múi khế giảm rõ rệt. Ở loại nhai lại thường thấy các bệnh bội thực dạ cỏ, liệt dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách và viêm dạ tổ ong do ngoại vật. - 23 -
- * Khám dạ cỏ Hoạt động của dạ cỏ liên hệ mật thiết với các túi dạ dày khác và tình trạng chung của cơ thể. - Quan sát dạ cỏ: Quan sát vùng dạ cỏ thấy căng là do tích thức ăn. Nếu dạ cỏ chướng hơi nặng thì lõm hông bên trái phình to. Nếu hõm hông trái xuống thường do đối hay bị ỉa chảy lâu ngày. - Sờ nắn dạ cỏ: Sờ nắn dạ cỏ để biết tình trạng vận động, độ mẫn cảm, tính chất và lượng thức ăn chứa trong đó. Khi sờ nắn cần đặc biệt chú ý nhu động dạ cỏ: Dạ cỏ co bóp làm thức ăn trong dạ cỏ chuyển động từ phải qua trí, từ trên xuống dưới, hõm hông trái nổi lên rồi hõm xuống, tắc lại ở phàn giữa. Sờ nắm rất dễ cảm giác được hiện tượng đó. Số lần nhu động dạ cỏ của gia súc khoẻ trong hai phút: Trâu, bò: Nhu động 2-5 lần; dê: 2- 4 lần; cừu 3- 6 lần. Thường đến trong bốn phút rồi lấy số bình quân. Sờ nắn dạ cỏ có thể thấy những thay đổi sau: + Nhu động dạ cỏ giảm, lực co bóp yếu, có bóp ít: Do liệt dạ cỏ, tích thức ăn trong dạ cỏ, do các bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa nặng. Trường hợp dạ cỏ hoàn toàn ngừng nhu động: Do liệt dạ cỏ nặng, đầy hơi nặng, viêm màng bụng nặng + Nhu động dạ cỏ tăng, co bóp nhiều, lực co mạnh: Có thể là giai đoạn đầu của chướng hơi dạ cỏ, trúng độc Ấn mạnh vùng dạ cỏ thấy gia súc đau thường do viêm màng bụng. - Nghe dạ cỏ: Có thể dùng ống nghe hoặc áp sát tai vào vùng dạ cỏ để nghe trực tiếp. Nhu động dạ cỏ nghe như tiếng sấm từ xa lan đến gần, từ nhỏ đến to dần, rồi ra xa và tắt. Nhu động cỏ yếu hay mất có thể do liệt dạ cỏ, tích thức ăn dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ nặng. - Gõ dạ cỏ: Gõ trọn vùng hõm hông bên trái. Gia súc khoẻ mạnh, phần trên hõm hông trái có âm bùng hơi, phần giữa có âm dục tương ứng đối với phần dưới có âm dục tuyệt đối. Âm bùng hơi mở rộng xuống dưới là do chướng hơi dạ cỏ; âm dục mở rộng là do dạ cỏ tích thức ăn. * Khám dạ tổ ong Ở trâu bò nước ta thường gặp viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Chướng hơi dạ tổ ong thường cùng phát với chướng hơi dạ cỏ. Dạ tổ ong nằm trên xương mỏm kiếm, khoảng sườn 6-8, hơi nghiêng về bên trái. - 24 -
- - Sờ nắn: Người khám đứng bên trái gia súc, tay phải nắm lại ấn mạnh vào vùng dạ tổ ong. Gia súc đau đớn tránh ra xa, rên rỉ: viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Những trâu bò béo, thành ngực dầy thì dùng một đòn treo hay đoạn gỗ nâng ép lên vùng dạ tổ ong quan sát gia súc xem có phản ứng đau không. - Gõ: Viêm dạ tổ ong do ngoại vật có thể kéo theo viêm bao tim và cơ hoành, bao tim và dạ tổ ong dính lại với nhau. Dùng búa gõ loại 200-250 g, gõ theo chân cơ hoành - theo cạnh sau vùng gõ phổi. Gia súc đau đớn là triệu chứng viêm bao tim. - Quan sát: Dắt con vật lên xuống dốc rồi quan sát. Khi đi xuống dạ tổ ong bị chèn, con vật có viêm càng đau. * Khám dạ lá sách Dạ lá sách ở bên phải gia súc, khoảng giữa gian sườn 7-9, trên dưới đường ngang kẻ từ khớp vai. Dùng đầu ngón tay hay nắm tay ấn mạnh vào các gian sườn 7, 8, 9 vùng dạ lá sách, nếu con vật tỏ ra khó chịu, đau, cố tránh thường là triệu chứng nghẽn dạ lá sách và viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Dùng búa gõ gõ nhẹ vùng dạ lá sách, có âm đục lẫn âm bùng hơi và không có phản ứng đau. Nếu gia súc tỏ ra khó chịu, đau là triệu chứng nghẽn dạ lá sách. Tiếng nhu động của dạ lá sách gần giống như nhu động của dạ cỏ nhưng nhỏ hơn. Sau lúc ăn, nhu động của dạ lá sách khá rõ. Chú ý: lúc gia súc ăn thức ăn nhiều nước thì nhu động dạ lá sách gần giống như nhu động ruột. Nhu động dạ lá sách mất là triệu chứng nghẽn dạ lá sách; nếu nhu động yếu thường gặp trong các bệnh có sốt cao. 2.9.4. Khám dạ múi khế Dạ múi khế nằm phần dưới bụng, sát cung sườn, từ sườn 12 đến mỏm kiếm bên phải. Theo cung sườn ấn tay mạnh vào trong và về phía trước. Bê, nghé, dê, cừu thì đặt nằm bên trái để sờ nắn dạ múi khế. Gõ dạ múi khế có âm đục, âm bùng hơi. Nghe tiếng nhu động: nhu động dạ múi khế tăng: viêm dạ múi khế; nhu động yếu: dạ dày trước bị liệt hoặc tích thức ăn. Bê nghé giai đoạn bú sữa hay bị rối loạn tiêu hoá, viêm dạ múi khế, loét dạ múi khế, là những bệnh mà triệu chứng khó phân biệt với bệnh do E. coli và phó thương hàn. - 25 -
- Chương 2. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VẮC XIN THUỐC THÚ Y Thuốc là những chất được sử dụng để điều trị và phòng ngừa bệnh cho vật nuôi, trong một số trường hợp còn dùng để chẩn đoán bệnh. Nhưng vai trò điều trị và phòng bệnh là vai trò chủ yếu.Với chức năng điều trị, thuốc giúp điều hòa, khôi phục lại sự cân bằng của cơ thể (cân bằng nội môi và cân bằng giữa cơ thể với điều kiện ngoại cảnh). Khi sự cân bằng được lập lại, cơ thể sẽ thoát khỏi tình trạng bệnh tật, sống khoẻ mạnh hoặc chí ít cũng kéo dài thêm sự sống của cơ thể. Một thầy thuốc giỏi phải là người biết chẩn đoán đúng bệnh và biết cách dùng thuốc. I. CÁC NHÓM THUỐC THƯỜNG DÙNG 1.1. Kháng sinh Thuốc kháng sinh dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn, không trị được bệnh do virus và nấm. Kháng sinh là những chất từ nguồn gốc vi sinh vật hoặc từ nguồn gốc tổng hợp, bán tổng hợp, với liều điều trị có tác dụng ngăn cản hay tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh phát triển trong cơ thể. Kháng sinh chiếm 60 - 70% các loại thuốc được sử dụng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Kháng sinh rất phong phú về chủng loại và biệt dược. Cách phân loại hợp lý nhất là dựa trên nhóm hóa học của kháng sinh kết hợp với cơ chế tác dụng của kháng sinh. Hiện nay người ta chia kháng sinh thành 12 nhóm. Các kháng sinh thường dùng trong điều trị bệnh cho vật nuôi như: + Penicillin + Streptomycin + Cephaxilin + Doxycyclin + Ampicillin + Colistin + Gentamyxin + Neomycin + Oxytetracyclin + Tylosin + Lincomycin + Pneumoctic + Trimethoprim + Enrofloxacin + Doxytyl + Amoxycillin + Norfloxacin + Tiamulin + Kanamycin + Flumequin . 1.1.1.Những điều cần biết khi dùng kháng sinh 1.1.1.1.Choáng phản vệ do kháng sinh Sau khi tiêm hay uống kháng sinh ít phút con vật có biểu hiện choáng váng, loạng choạng, khó thở, mạch nhanh và không đều, huyết áp tụt thấp, biểu hiện co giật, nổi ban khắp cơ thể, ỉa đái dầm dề và sau đó hôn mê rồi chết. Nhẹ hơn là xuất hiện những phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau - 26 -
- (Trên da nổi mẩn, rối loạn hô hấp, nhịp tim mạnh, rối loạn chức năng gan và thận, rối loạn thần kinh với các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, cũng có thể dẫn đến chết. 1.1.1.2.Nguyên tắc sử dụng kháng sinh * Đủ liều lượng Thuốc kháng sinh phải dùng đủ liều lượng. Nếu dùng không đủ liều thì sẽ không đủ lượng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Khi đó gia súc không khỏi bệnh và còn gây nên hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc. Do vậy, khi dùng kháng sinh lần sau sẽ ít hoặc không có hiệu quả. * Dùng kháng sinh càng sớm càng tốt Nên dùng kháng sinh với liều cao ngay từ đầu. Không dùng liều nhỏ tăng dần để tránh hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc. * Đủ liệu trình Dùng kháng sinh ít nhất l 3 ngày liên tục cho đến khi hết các biểu hiện nhiễm khuẩn (hết sốt, sưng hạch, ho, ỉa chảy, ). Sau đó dùng thêm 1 - 2 ngày nữa rồi mới ngưng dùng thuốc. * Nếu sau 5 – 6 ngày dùng kháng sinh mà gia súc không khỏi bệnh thì nên đổi loại kháng sinh khác hoặc xem lại việc chẩn đoán bệnh. * Không nên phối hợp quá nhiều loại kháng sinh Chỉ nên dùng kết hợp hai loại kháng sinh. Nếu sử dụng phối hợp quá nhiều loại kháng sinh thì vừa không có hiệu quả điều trị lại dễ gây vi khuẩn nhờn thuốc. Ví dụ: nếu gia súc nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn, nên phối hợp Penicilin G với Tetracyclin hoặc Erythromyxin với Tetracyclin hoặc Erythromyxin với Pristinamyxin. * Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh Không nên dùng kháng sinh để phòng bệnh hoặc dùng tràn lan, tuỳ tiện.Vì dễ gây nên hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. *Phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Không nên mổ thịt gia súc, gia cầm ngay sau khi dùng kháng sinh, mà phải sau một thời gian để thải hết lượng thuốc tồn dư trong thịt. Thời gian này khác nhau tuỳ thuộc loại kháng sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất. * Khi sử dụng kháng sinh cần kết hợp với bổ sung Vitamin và đảm bảo chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. * Phải dùng kháng sinh đúng chỉ định Hầu hết các kháng sinh có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi khuẩn, chỉ có một số rất ít có tác dụng điều trị các bệnh do nấm, kí sinh trùng và siêu vi trùng. Nếu chưa thật cấp bách, khi chưa xác định đúng bệnh chưa nên dùng kháng sinh. Phải - 27 -
- chọn kháng sinh đúng với bệnh vì mỗi loại kháng sinh có tác dụng đặc hiệu với một loại vi khuẩn nhất định. Ví dụ: Ampixilin có tác dụng tốt với bệnh đóng dấu lợn, bệnh nhiệt thán, bệnh đường hô hấp và sinhdục. * Không dùng kháng sinh trong các trường hợp sau - Penicilin: không dùng cho gia súc có tiền sử choáng, dị ứng. - Penicilin chậm, Tetracyclin, Streptomycin, Gentamycin, Kanamycin, Sulfamid: không dùng cho gia súc sơ sinh. - Sulfamid, Tetracyclin, Rifamicin, Bactrim: không dùng cho gia súc mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ. Khi rất cần thiết mới dùng nhưng phải theo dõi cẩn thận. - Sulfamid, Tetracyclin, Colistin, Streptomycin, Kanamycin: không dùng cho gia súc mắc bệnh thận. * Dùng kháng sinh liên tục cho đến khi gia súc hết các biểu hiện nhiễm khuẩn (sốt,sưng khớp, sưng hạch, ho, đi ỉa lỏng, ) sau đó dùng tiếp tục thêm 2-3 ngày rồi mới ngừng thuốc với liều thấp hơn chút ít. * Cần chọn kháng sinh thích hợp để tránh các hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc * Xác định đúng liều lượng với từng loại gia súc 1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kháng sinh Vì sao dùng kháng sinh để điều trị cho gia súc ốm có khi không có hiệu quả? Đó là do các nguyên nhân sau: + Chọn kháng sinh không đúng loại để điều trị. + Dùng kháng sinh không đủ liều lượng và liệu trình. + Chất lượng kháng sinh không tốt. + Dùng kháng sinh quá muộn và khi gia súc mắc bệnh quá nặng. + Do vi khuẩn nhờn thuốc. + Bệnh do virus, do ngộ độc. 1.1.2. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Kháng sinh được sử dụng rộng rãi và ngày càng có nhiều loại rất có hiệu quả, nhưng đồng thời cũng xuất hiện hiện tượng khá phổ biến là vi khuẩn kháng thuốc làm cho việc điều trị nhiễm khuẩn gặp khó khăn và chi phí cho việc điều trị ngày càng cao. Trong sự chạy đua giữa sự phát triển kháng sinh mới với sự đề kháng mới của vi sinh vật, cho đến nay vi sinh vật vẫn l kẻ chiến thắng. Quá trình này được thúc đẩy mạnh nếu thiếu sự hiểu biết đầy đủ và sửdụng thuốc sai trong điều trị. Vìvậy, trong quá trình dùng kháng sinh để điều trị, cần tìm hiểu một số vấn đề về sự kháng kháng sinh của vi khuẩn. 1.1.3. Phương thức để vi khuẩn kháng lại kháng sinh - Một là vi khuẩn kháng thuốc tiết ra một loại enzim để phá hủy một khâu hoạt - 28 -
- tính của kháng sinh. - Hai là vi khuẩn kháng thuốc có khả năng làm thay đổi tính thẩm thấu của thuốc. - Ba là làm thay đổi tác dụng của thuốc. Vi khuẩn kháng với Aminocit vì làm mất đi protein tiếp nhận đặc hiệu. - Bốn là vi khuẩn không dùng đường chuyển hóa các chất cần thiết cho sự phát triển của nó như thường lệ mà tạo ra đường chuyển hóa mới. 1.1.4. Chọn kháng sinh để điều trị dựa theo triệu chứng bệnh Trong nhiều trường hợp vật nuôi bị ốm nhưng khó xác định chính xác đó là bệnh gì. Để giảm thiệt hại, cần phải điều trị sớm bằng cách dựa vào các triệu chứng: 1.1.4.1. Khi vật nuôi có triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp Chọn một trong các loại kháng sinh: Oxytetracyclin, Lincosin, Cephaxilin, Tylosin, Gentamyxin, Doxytyl, Doxycyclin, Pneumotic 1.1.4.2. Khi vật nuôi có triệu chứng chủ yếu ở đường tiêu hóa Chọn một trong các loại kháng sinh: Colistin, Tiamulin, Biseptol, Trimethoprim, Pen –strep, Enrofloxacin, Norfloxacin, Doxytyl F, Doxyvet L.A 1.2. Vitamin, khoáng Vitamin và khoáng không những đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của vật nuôi mà còn để hỗ trợ cho quá trình điều trị và là thuốc điều trị trong bệnh thiếu vitamin và khoáng chất. * Một số loại vitamin chủ yếu dùng trong điều trị bệnh cho vật nuôi + Vitamin C: có tác dụng tăng sức đề kháng và giải độc của cơ thể, thường dùng trong các bệnh nhiễm trùng. + Vitamin nhóm B: có tác dụng bổ thần kinh và kích thích tiêu hoá. Dùng cho những bệnh về thần kinh. +Vitamin D:có tác dụng chống còi xương và kích thích sinh trưởng. +Vitamin E: có tác dụng kích thích sinh sản, cần thiết cho tổ chức và thần kinh. + Vitamin A: Hỗ trợ điều trị bệnh về mắt, chống nhiễm trùng, giúp mau lành vết thương ngoài da. *Chú ý: + Phải bảo đảm cân đối khi dùng các loại vitamin. +Không dùng quá nhiều vitamin A, D, E vì có thể gây ngộ độc cho vật nuôi. *Khoáng + Tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng khoáng lại vô cùng cần thiết cho cơ thể vật nuôi. Nếu cơ thể thiếu nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình trao đổi chất và hậu - 29 -
- quả cơ thể lâm vào trạng thái bệnh lý. + Một số trường hợp thường phải bổ sung khoáng. - Cho uống dung dịch điện giải trong trường hợp vật nuôi bị ỉa chảy. - Tiêm sắt dextran cho lợn con lúc 3 và 10 ngày tuổi. - Bổ sung khoáng cho gia súc chửa và đang nuôi con. 1.3.Thuốc điều trị ký sinh trùng * Thuốc điều trị nội ký sinh trùng - Tẩy giun tròn (Levamisol; Ivermectin; Mebendazol) - Tẩy giun, sán (Fenbendazol) - Tẩy sán lá gan trâu bò: Dertil B; Tolzan D (oxyclozanid); Faciolid (Nitroxinil 25%); Fasinex. - Trị ký sinh trùng đườngmáu:Azidin;Berenil;Trypazen;Trypamidium. * Thuốc điều trị ngoại ký sinh trùng Để diệt ve, ghẻ, mạt, mò, rận, thì sử dụng một trong các loại sau Hantox (Amitraz); Ivermectin (tiêm dưới da) . 1.4.Thuốc sát trùng cục bộ Thuốc sát trùng cục bộ có tác dụng diệt mầm bệnh trên da, niêm mạc và trong các vết thương. + Thuốc tím (KMnO4)0,1%:dùng để sát trùng vết thương và thụt rửa đường sinh dục cái. + Xanh Methylen1%: thường dùng bôi vết thương ngoài da và dùng để giải độc khi trúng độc sắn. o + Cồn70 : dùng để sát trùng vết thương. + Cồn iod 2 - 5%:dùng để sát trùng vết thường ngoài da để đề phòng nhiễm vi khuẩn uốn ván. + Nước oxy già (H2O2)3%: dùng sát trùng vết thương kín và vết thương sâu. + Cồn iod pha với oxy già (theo tỷ lệ 1:1), thường dùng để rửa các vết thương sâu. Sử dụng bơm tiêm (không kim) xịt thuốc vào các vết thương, có tác dụng sát trùng rất tốt. + Axitboric1-3%:thường dùng để rửa sạch các vế tthương ở mắt. * Chú ý: trong trường hợp không có các loại thuốc sát trùng trên, có thể dùng: + Nước muối 3%: dùng lúc đầu sau đó phải dùng thuốc sát trùng khác + Nước quả chua: chanh, khế, (dùng để rửa các vết loét trong điều trị bệnh lở mồm long móng) - 30 -
- 1.5.Thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau + Analgin: có tác dụng hạ sốt giảm đau. Dovậy, thường dùng để điều trị các triệu chứng sốt cao. + Dexamethason: có tác dụng chống viêm, giảm đau. Nên dùng phối hợp vớicác loại kháng sinh và sulfamid. * Chú ý: không dùng cho gia súc chửa. II. CÁC DẠNG THUỐC THƯỜNG DÙNG - Viên nén: còn gọi là viên dập, có khối lượng từ 0,1g đến1g, hình trụ dẹt, chế tạo bằng cách ép (dùng máy dập viên) một hay nhiều vị thuốc, có kèm hoặc không kèm một hay nhiều tá dược. - Thuốc hạt: có khối lượng từ 50 - 60 mg, có hai loại tuỳ theo nồng độ hoạt chất (thường là chất độc bảng A). Loại có 1mg hoạt chất thường không màu. Loại có 1/10mg hoạt chất thường làm từ loại bột 1/100 và nhuộm màu hồng. - Viên tròn: dạng thuốc viên hình cầu, nhỏ, thể chất rắn, thường dùng để uống. Tuỳ theo khối lượng của viên, người ta phân biệt ra ba loại: loại viên tròn nặng từ 50 - 60mg gọi là thuốc hạt, loại vừa, tròn, nặng từ 100 - 500mg gọi là viên tròn, loại to, nặng từ 1g đến 4g gọi là hoàn. - Viên ngậm: điều chế bằng đường kết hợp với một số thuốc, có khi còn thêm "gôm" cho viên được dai hơn. Khối lượng trung bình khoảng1g. - Viên nang, viên nhện: dạng thuốc viên uống gồm một vỏ bằng tinh bột hình trứng nhện chứa bên trong các loại thuốc bột kép (từ 0,25 đến 2g). - Nang trụ còn gọi là viên nhộng: dạng thuốc viên uống, làm bằng hai vỏ hình trụ, một đầu kín, một đầu hở, 2 vỏ này lồng khít với nhau, ở hai đầu hở. Dùng để đựng các loại thuốc bột kép, có khối lượng nhỏ hơn so với loại viên nhện (từ 0,1 đến 1g). - Thuốc đạn: dạng thuốc hình viên đạn hoặc hình quả xoan, để nạp vào hậu môn, khối lượng trung bình từ 1-3g. Loại thuốc này thường điều chế bằng cách phối hợp các vị thuốc với một tá dược, có thể chảy, tan hoặc rã ra sau khi cho vào hậu môn. - Thuốc trứng: dùng thuốc hình quả trứng để đặt vào âm đạo, điều trị một số bệnh sản khoa, khối lượng từ 4 - 15g. Tá dược thường là hỗn hợp gelatin - glycerin nước. - Thuốc bột: Trong đơn thuốc, thầy thuốc phải ghi đầy đủ những thuốc (cấu tạo thành hai bột kép) cho mỗi liều và ghi rõ số lượng, liều phải bào chế. Thuốc này thường cấp phát dưới dạng thuốc gói, viên nhện hoặc nang. Thuốc gói là loại thuốc bột đã chia liều, rồi dùng giấy gói thành từng liều riêng. - 31 -
- III. CÁCH ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ 3.1.Tiêm * Đường tiêm + Tiêm bắp + Tiêm dưới da + Tiêm tĩnh mạch + Tiêm vào các xoang cơ thể. * Vị trí tiêm + Trâu bò: - Tiêm bắp, tiêm dưới da: ngang xương bả vai về phía trước khoảng 1 bàn tay - Tiêm tĩnh mạch: tiêm tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch tai - Tiêm vào dạ cỏ. + Lợn - Tiêm bắp, tiêm dưới da: sau gốc tai. - Tiêm tĩnh mạch: tĩnh mạch đuôi, tai. - Tiêm xoang phúc mạc. + Chó - Tiêm bắp, dướida: tiêm dọc theo cơ thăn - Tiêm tĩnh mạch: tiêm ở tĩnh mạch chân (Nếu chân trước, tĩnh mạch nằm ở mặt trong; nếu chân sau, tĩnh mạch nằm ở mặt ngoài). * Chú ý: Tiêm tĩnh mạch (tiêm ven) cần hết sức thận trọng, phải đâm kim cho chính xác, bơm thuốc chậm và phải đẩy hết không khí ra khỏi bơm tiêm trước khi đưa thuốc vào cơ thể để tránh sốc. + Gia cầm - Tiêm bắp: cơ lườn - Tiêm dưới da: màng cánh hoặc da gáy. 3.2. Ăn, uống + Nếu là thuốc viên: thường cho vào sâu trong miệng vật nuôi, đặt tận gốc lưỡi để con vật nuốt. + Nếu là thuốc bột, thuốc nước: pha với nước hoặc trộn với thức ăn cho con vật uống hoặc ăn. 3.3. Bôi ngoài da - 32 -
- + Nếu là thuốc nước: bôi, rửa vết thương ngoài da,vết lở loét + Nếu là thuốc bột: rắc lên vết thương + Nếu là thuốc mỡ: bôi lên vết thương 3.4. Thụt rửa, bơm + Thụt rửa trong các bệnh ở đường sinh dục, sót nhau; thụt rửa dạ dày, thụt rửa ruột. + Bơm vào bầu vú (trong các trường hợp viêm vú), bơm vào xoang miệng. 3.5. Xông hơi, khí dung: được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh ở đường hô hấp. IV. CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC 4.1. Những thông tin cần thiết khi xem nhãn thuốc Trước khi sử dụng thuốc cần phải đọc kỹ nhãn thuốc để chú ý những thông tin như: + Tên thuốc. + Thành phần thuốc + Số lượng (mg,g,ml )/đơnvị(IU) + Công dụng + Cách sử dụng + Thời hạn sử dụng + Tên nhà sản xuất và số lô sản xuất + Các khuyến cáo khác 4.2. Tính liều lượng thuốc Ước tính trọng lượng cơ thể vật nuôi: Cần phải ước tính được trọng lượng vật nuôi thì mới tính được liều lượng thuốc cần thiết. * Các bước tính liều lượng thuốc: + Bước 1: ước lượng trọng lượng vật nuôi (kg) + Bước 2: xác định liều thuốc nguyên chất cần dùng cho 1kg trọng lượng cơ thể. + Bước 3: tính lượng thuốc nguyên chất cần dùng cho con vật trong 1ngày + Bước 4: tính lượng thuốc thương phẩm (dạng nước hoặc dạng bột) cần dùng cho1 ngày. + Bước 5: tính lượng thuốc thương phẩm cần dùng cho cả liệu trình Ví dụ: Hãy tính lượng thuốc Kanamycin dạng nước dùng trong 7 ngày để điều trị cho 1 lợn ốm nặng 25kg. Biết liều thuốc nguyên chất là: 10mg/kg thể trọng.Trên nhãn lọ thuốc ghi: Kanamycin . 5000mg Tá dược vừa đủ 100ml - Bước 1. Xác định khối lượng lợn (25 kg) - Bước 2. Liều Kanamycin nguyên chất: 10mg/kg thể trọng - Bước 3. Lượng Kanamycin nguyên chất dùng trong 1 ngày (1kg lợn cần 10mg - 33 -
- Kanamycin nguyên chất. Vậy 25 kg cần X mg Kanamycin nguyên chất X = 25 x 10 = 250 mg - Bước 4. Lượng Kanamycin dạng nước cần dùng trong 1 ngày 5000mg Kanamycin nguyên chất có trong 100ml thuốc nước. Vậy 250 ml cần Yml 250 x 100 Y = = 5 ml 5000 Bước 5. Lượng Kanamycin dạng nước cần dùng cho 1 lợn cho cả liệu trình là: 5 ml x 7 ngày = 35 ml. Đáp số 35 ml 4.3. Bảo quản và sử dụng thuốc Thuốc là sản phẩm sinh học hoặc hoá chất nên phải bảo quản, sử dụng đúng kỹ thuật thì mới đảm bảo được chất lượng của thuốc. Do vậy, khi bảo quản và sử dụng cần lưu ý: + Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào thuốc. + Nên để thuốc ở nơi khô ráo và râm mát. + Trước khi sử dụng thuốc phải đọc kỹ nhãn thuốc và sự hướng dẫn + Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng. + Chỉ sử dụng thuốc còn nguyên bao bì nhãn mác. + Không vứt bừa bãi vỏ lọ thuốc đã sử dụng. + Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em. V. CÁCH DÙNG VẮC XIN 5.1. Nguyên tắc chung Dùng vắcxin chủ yếu là phòng bệnh. Sau khi tiêm vắc xin một thời gian nhất định gia súc, gia cầm mới có miễn dịch. Cần chú ý các trường hợp sau: - Nơi có ổ dịch cũ: Nhiều bệnh truyền nhiễm ở nước ta phát sinh theo mùa. Vì vậy hàng năm phải tiêm phòng cho gia súc trước mùa phát sinh bệnh. - Nơi bệnh đang phát: Đối với gia súc đã mắc bệnh, cũng không được tiêm vắc xin ngay mà phải dùng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp điều trị. Đối với gia súc còn khoẻ nhưng dễ bị lây bệnh (do tiếp xúc với con ốm) có thể tiêm huyết thanh cùng lúc với vắc xin. Đối với gia súc khoẻ mạnh hoặc ở xung quanh ổ dịch thì tiêm ngay vắc xin để tạo vành đai miễn dịch. - 34 -
- Đối với gia súc khác loài nhưng có cảm thụ với bệnh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh đó. - Tiêm nhăc lại: Phải tiêm phòng sau thời hạn kháng thể do vắc xin tạo ra hết hiệu lực 5.2. Kỹ thuật dùng Đường tiêm: Vắc xin thường được tiêm dưới da nhất là các loại có chất bổ trợ và tiêm với liều lượng lớn (vắc xin keo phèn tụ huyết trùng, lợn đóng dấu ) có loại phải tiêm đúng dưới da để tránh phản ứng (vắc xin nhược độc nhiệt thán). Các loại vắc xin nhược độc (dịch tả trâu, bò, dịch tả lợn qua thỏ) tiêm liều lượng nhỏ thì có thể tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Một số vắc xin có thể dùng cho uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi, chủng dưới da, sát vào da, bơm vào không khí cho gia cầm hít (khí dung). Không tiêm vắc xin vào mạch máu. Vắc xin phải được bảo quản tốt, để ở chỗ tối râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp (2 - 250C). Vắc xin nhược độc chế từ virut phải được bảo quản ở nhiệt độ thấp (-150C). Trước khi dùng phải kiểm tra chất lượng thuốc, phải huỷ bỏ vắc xin quá hạn dùng, vắc xin mất phẩm chất. Chỗ tiêm phải sát trùng, dụng cụ tiêm phải được tiêu độc. Liều lượng tiêm phải đúng theo sự chỉ dẫn của nơi chế tạo. Khi dùng các loại vắc xin nhược độc, nhất là loại có nha bào, tránh làm vương vãi vắc xin. Súc vật tiêm: Súc vật được tiêm nói chung phải khoẻ mạnh. Không tiêm vắc xin cho những con đang nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con mới thiến chưa lành, những con có nhiều ký sinh trùng. Súc vật sau khi tiêm cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, trâu bò cần được nghỉ ngơi. Phản ứng sau khi tiêm: Súc vật có thể bị phản ứng do chất phụ trong vắc xin, do tiêm vào cơ thể đang nung bệnh, tiêm sâu vào bắp thịt, tiêm vắc xin còn có thể làm tái phát các quá trình bệnh lý sẵn có trong cơ thể (bệnh lao) làm những mầm bệnh trong cơ thể trỗi dậy gây bệnh (tụ huyết trùng) gây ra những bệnh theo cơ chế dị ứng (viêm thận, viêm não). Tính phản ứng của gia súc quá mạnh cũng gây nên phản ứng khi tiêm. Cần biết rõ nguyên nhân gây phản ứng để phòng hoặc can thiệp khi xảy ra. - 35 -
- Phần thứ hai NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GIA SÚC, GIA CẦM Chương 3. MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở GIA SÚC, GIA CẦM BỆNH NHIỆT THÁN 1. Đặc điểm Bệnh còn có tên gọi là bệnh Than. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và cả con người. Bệnh do trực khuẩn Bacillus anthracis gây ra, với đặc điểm sốt cao, máu đen đặc, khó đông, hoặc không đông 2. Lịch sử, địa dư bệnh lý Bệnh phân bố ở khắp nơi trên thế giới nhưng phổ biến ở các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới. Những vùng ẩm, trũng hay ngập. Bệnh đã từng xảy ra ở một số nơi như: Thái Nguyên (năm 1900), Vĩnh Phú, Sơn La, Hải Phòng (1933), Hà Bắc, Hải Hưng, Hà Nam Ninh (1937) Hà Bắc, Qảng Ninh (1952- 1953), Hà Sơn Bình (1956), Tây Bắc (1973- 1974), Vĩnh Phú (1999), Mèo Vạc – Hà Giang (2008) 1.2. Mầm bệnh Do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra, mầm bệnh còn có tên khác là trực khuẩn Đaven 1.2.1. Hinh thái học của vi khuẩn Là trực khuẩn to, kích thức 1-1,5 x 5- 8 , hiếu khí, không di động, gram (+), có khả năng hình thành giáp mô và nha bào. Trong môi trường thạch, cơ thể gia súc ốm, vi khuẩn đứng riêng. Vi khuẩn Trực khuẩn nhiệt thán hình thành chuỗi dài trong môi trường lỏng. Đây là trực khuẩn vuông, hai đầu có giáp mô bao bọc. - 36 -
- Giáp mô là vỏ bọc của vi khuẩn hình thành trong cơ thể của gia súc ốm hay trong môi trường huyết thanh đặc. Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn, nó ngăn cản hiện tượng thực bào và đề kháng với men pépxin, tripxin (không bị dung giải khi qua đường tiêu hoá). Giáp mô đề kháng mạnh với sự thối rữa. Nha bào nhiệt thán Nha bào không hình thành trong cơ thể gia súc ốm, thường thấy trong canh trùng hiếu khí sau 24 giờ nuôi cấy. Điều kiện để tạo nha bào gồm có oxy tự do đầy đủ, nhiệt độ thích hợp 12 - 420C nhất là 370C, có độ ẩm nhất định, dinh dưỡng thiếu, môi trường trung tính hay kiềm nhẹ. Trong cơ thể gia súc ốm, trong tử thi chưa giải phẫu vi khuẩn không hình thành được nha bào vì khi đó vi khuẩn gây thối lấy hết oxy. 1.2.2. Sức đề kháng của vi khuẩn Vi khuẩn đề kháng yếu với nhiệt độ, ở 50-550C chết sau 15-40 phút, ở 750C chết sau 1-2 phút , ánh sáng mặt trời diệt 10-16 giờ, các chất sát trùng thông thường diệt dễ dàng, xác chết thối vi khuẩn sống được 2-3 ngày. Tuy nhiên sức đề kháng của nha bào rất mạnh nó chỉ diệt khi: đun sôi 10- 20 phút, khi hấp khô 1400C nha bào sống được 3 giờ. Hấp ướt 1200C trong 20 phút. Trong phân ủ 72- 760C nha bào sống được 4 ngày. Focmôn 1% trong 2 giờ. Biclorua thuỷ ngân sống 2 giờ. Axít phenic 5% trong 24 giờ. Những nơi tối, khô nha bào có thể sống 30 đến 50 năm. 1.3. Truyền nhiễm học 1.3.1. Loài mắc bệnh Trong tự nhiên hầu hết các loài đều mắc bệnh như: loài ăn cỏ, loài ăn thịt. Tính chất mắc bệnh, tính chất cảm thụ tuỳ thuộc vào giống và cá thể con vật Trong thí nghiệm gây bệnh cho thỏ, cho chuột lang và chuột nhắt trắng, bằng cách tiêm bệnh phẩm hoặc canh khuẩn vào đùi. Sau khi tiêm 10- 12 giờ động vật bị sốt và chết sau 36 - 60 giờ. Khi mổ khám thấy chỗ tiêm thuỷ thũng, có dịch keo nhày màu hồng, các hạch xung quanh sưng to, thuỷ thũng, lá lách sưng to, thuỷ thũng mềm nát. 1.3.2. Chất chứa vi khuẩn Máu, gan, lách thận, chất bài tiết qua lỗ tự nhiên, dịch mật, nước tiểu, sữa. Sau khi chết 2-3 giờ thỡ khú tỡm thấy vi khuẩn. Tuy nhiên có thể tìm thấy vi khuẩn trong tuỷ xương sau 4- 15 ngày. Bò sữa sau khỏi bệnh vi khuẩn còn vài tháng. - 37 -
- 1.3.3. Độc lực của vi khuẩn Gồm có 3 yếu tố là: giáp mô, nha bào và độc tố. Giáp mô: là yếu tố độc lưc của vi khuẩn. Khi mất giáp mô vi khuẩn sẽ giảm độc lực. Nếu nuôi liên tiếp trong môi trường có chứa CO2, sẽ không sinh giáp mô, tạo thành giống vi khuẩn giảm độc lực để chế vac xin. Nha bào: nếu ngăn cản sự tạo nha bào thì độc lực giảm. Paxtơ đó nuôi cấy vi khuẩn nhiệt thán ở 42,50C thấy vi khuẩn không hình thành nha bào, nhưng độc lực đó giảm đi và cố định sau khi nuôi cấy vào môi trường nước thịt. Dùng vi khuẩn này để chế vac xin nhược độc nha bào nhiệt thán. Độc tố của trực khuẩn nha bào nhiệt thán chưa phân ly được, nhưng những biến đổi bệnh lý đều do độc tố sinh ra. 1.3.4. Đường xâm nhập của vi khuẩn Qua đường tiêu hoá: Do ăn thịt, thức ăn có nha bào nhiệt thán. Qua đường da: Do tổn thương cơ giới, côn trùng mang nha bào đốt vào, có thể do tiêm phòng Qua đường hô hấp: Do hít phải nha bào trong không khí. 1.3.5. Cách sinh bệnh Trong tự nhiên thời gian nung bệnh khoảng 3 ngày, trong phòng thí nghiệm là 24- 42 giờ. Nếu tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch từ 2- 3 ngày hoặc cho nuốt nhiều nha bào. Khi vào cơ thể nha bào phát triển thành vi khuẩn, ban đầu sinh sản tại chỗ gây viêm thuỷ thũng cục bộ, tạo ổ thuỷ thũng thẩm xuất Gelatin, xuất huyết gọi là ung sơ phát hay ung nhiệt thán. Vi khuẩn xâm nhập nhanh vào hạch lâm ba lâm ba, tại đây sinh sản nhanh sau đó theo dịch lâm ba vào máu, làm tê liệt khả năng bảo vệ của cơ thể sau đó xâm nhâp vào các khí quan gây bại huyết. 1.3.5. Điều kiện phát sinh và lây lan Mùa phát bệnh có quanh năm nhưng thường vào mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Điều kiện phát sinh và lây lan. Bệnh thường xảy ra ở những vùng nhất định do nguyên nhân xử lý xác chết không đúng vệ sinh thú y do tiêm phòng. 1.4. Triệu chứng bệnh 1.4.1. Thể qúa cấp tính Thường xảy ra ở đầu ổ dịch. Bất thình lình con vật run rẩy, 2 bên má sưng, thở gấp, bỏ ăn, vã mồ hôi, các niêm mạc đỏ ửng hoặc tím bầm, sốt cao 41- 4205, nghiến - 38 -
- răng, thè lưởi, gục đầu, lảo đảo ngã, âm hộ, hậu môn có máu. Con vật bị bệnh chết trong vài giờ. 1.4.2. Thể cấp tính Trâu, bò ủ rũ, dựng lông, tim đập nhanh, tai ít ve vẩy, mắt nhìn đờ đẫn một chỗ, sốt cao, nhiệt độ có thể tới 420C. Con vật giảm hoặc bỏ ăn, nhu động dạ dày - ruột mất, thở nhanh, niêm mạc đỏ thẫm, phân đen lẫn máu, mồm mũi có bọt máu. Hầu, ngực, bụng sưng nóng đau. Bí đại tiểu tiện, đái ra máu, ngạt thở, chết trong vài ngày, tỷ lệ chết cao 80%. 1.4.3. Thể thứ cấp tính Triệu chứng giống thể cấp tính, nhưng biến chuyển chậm hơn, tỷ lệ chết 50%. 1.4.4. Thể ngoài da Tạo các ung nhiệt thán ở cổ, ở mông, ngực, trong trực tràng, lưỡi. Chỗ sưng phù cục bộ, ban đầu nóng, sau chuyển sang lạnh, có khi tạo mụn loét màu đỏ thẫm, chảy nước vàng. Hạch lâm ba cổ họng sưng to, vật không kêu, không đưa cổ ra trước được. Ngoài da có sưng, lan xuống bụng, đầu, cổ, không can thiệp kịp thời, sau bị chết.Thể này tiến triển chậm có thể khỏi sau 8 ngày. 1.5. Bệnh tích Xác chết trương to, chóng thối, lòi dom, hậu môn và phân có lẫn máu đen nhớt, không hoặc khó đông, các niêm mạc đỏ hay tím bầm, mũi nhiều chất nhầy có máu, vùng hạch hầu sưng to. Tổ chức liên kết tụ máu thấm tương dịch, màu vàng, bắp thịt như chín nhũn thấm đầy nước vàng có khi hơi đỏ, máu đen đặc sánh khô hoặc không đông có chứa bọt, có xuất huyết điểm, hạch lâm ba sưng to, xung huyết nặng, ứ máu. Phổi tụ máu nặng, màu đen có lẫn bọt ở khí và phế quản. Tim: Tụ huyết, xuất huyết ở nội tâm mạc. Lách: Sưng to, nhão như bùn, đen sẫm. Bàng quang chứa nhiều nước tiểu màu nâu hồng. Ruột viêm xuất huyết nặng. 1.6. Chẩn đoán 1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào các đặc điểm chính của bệnh như: Bệnh phát ra lẻ tẻ, có tính địa phương, động vật ăn cỏ mẫn cảm, gia súc chết đột ngột, sốt cao, máu đen đặc và không đông hoặc khó đông chảy ra từ các lỗ tự nhiên * Chú ý: Khi cần thiết mới mổ xác, vì mổ ra vi khuẩn dễ hình thành nha bào, làm cho bệnh tồn tại lâu. - 39 -
- 1.6.2. Chẩn đoán phân biệt * Bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò: Bệnh phát ra lẻ tẻ, sưng hầu, khó thở, máu vẫn đỏ, lách chỉ xung huyết không đen, nát. * Bệnh khí Ung thán: Có ung, nhưng ung lành dần, ấn tay có tiếng kêu lạo xạo, có mùi bơ ôi, trâu, bò vẫn ăn đến gần chết mới sốt, ngoài trâu, bò các loại khác ít bị. * Bệnh Lê dạng trùng cấp tính: Nước giải màu đỏ như màu cà phê. Niêm mạc vàng, máu loãng và nhợt. * Bệnh rách ruột ở ngựa: Vật bị bệnh lồng lộn, ỉa ra máu, sốt ít, niêm mạc không tím bầm. * Bệnh Tiên mao trùng: Con vật thiếu máu, đái ra huyết sắc tố, niêm mạc vàng thủy thũng rõ, bệnh kéo dài *Ngộ độc: Con vật chết nhanh, không sốt, chết lẻ tẻ hay hàng loạt cùng một lúc, bệnh không lây. 1.7. Phòng, trị bệnh 1.7.1. Vệ sinh, phòng bệnh - Khi xác định có bệnh phải công bố dịch, thi hành các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ. - Tiêu độc chuồng trại và xác chết bằng cách đốt hoặc chôn sâu (làm mả) - Chấp hành triệt để pháp lệnh chống dịch - Đề phòng bệnh lây cho người. - Công bố hết dịch 15 ngày sau khi con ốm cuối cùng khỏi bệnh hoặc chết, vùng có dịch đã được tiêu độc kỹ. 1.7.2. Phòng bệnh bằng vắc xin Vắc xin nhược độc nha bào nhiệt thán, chế từ giống vi khuẩn nhược độc, chúng làm yếu đi khi nuôi trong môi trường có CO2, làm biến dị không có giáp mô. Liều lượng: Tiêm 1ml cho gia súc lớn, 0,5 ml cho gia súc nhỏ. Tiêm dưới da cổ hay bả vai gia súc. Sau tiêm gia súc có thể sưng vùng tiêm hoặc sốt nhẹ. Sau 14 ngày vắc xin tạo miễn dịch và tác dụng kéo dài 1 năm. Chú ý: Vắc xin dùng trong ngày, không được để vắc xin rơi vãi ra ngoài, gia súc quá gầy yếu không nên tiêm. Sau khi tiêm cho gia súc nghỉ lao tác trong 10 ngày đầu. 1.7.3. Điều trị * Tiêm kháng huyết thanh: 100 - 200 ml đối với gia súc lớn. 50 - 100 ml đối với gia súc nhỏ. * Dùng thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng tiêu diệt vi khuẩn. Dùng 1 trong các loại kháng sinh sau: - 40 -
- + Doxytyl F (thành phần chính: Tylosin và Doxycyclin) . Lợn, bê, nghé, dê, cừu : 1ml/10kgTT/ngày . Trâu, bò : 1ml/15kgTT/ngày. Tiêm bắp liên tục trong 5 ngày. + Doxycolison – F (thành phần chính: Doxycyclin, Colistin, dexamethasson acetat). Tiêm bắp cho gia súc 1ml/3 – 5 kgTT/lần/ngày. + Doxyvet L.A (thành phần Doxycyclin). Tiêm bắp cho gia súc 1ml/10kgTT/lần/ngày. + D.T.C. – VIT (thành phần Doxycyclin, Tylosin, Vitamin C). Tiêm bắp cho gia súc bệnh 10g/50kgTT/ 2 lần/ngày * Dùng thuốc trợ sức, trợ lực: + Phar – Nalgin C (thành phần : Anagin, cafein natribenzoat, vitamin C) . Lợn, bê, nghé, dê, cừu : 5 - 7ml/con/ngày . Trâu, bò : 10 - 15ml/con/ngày. Tiêm bắp liên tục trong 5 ngày. + B.complex (thành phần : gồm các loại vitamin nhóm B) . Lợn, bê, nghé, dê, cừu : 5 ml/con/ngày . Trâu, bò : 10 ml/con/ngày BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG 1. Lịch sử và tính nguy hiểm của bệnh Bệnh được phát hiện cách đây 150 năm trước nhưng đến năm 1897 Lofler và Frosh mới phân lập được căn nguyên. Bệnh có mặt khắp 5 châu và được tổ chức dịch tễ thế giới OIE liệt vào danh mục bảng A - những bệnh nguy hiểm nhất có ý nghĩa to lớn trong thương mại quốc tế về lương thực và thực phẩm. 2. Căn bệnh 2.1. Đặc điểm sinh học của căn bệnh Bệnh do 1 loại virut gây nên, là ARN virut, có hướng khu trú, sinh trưởng, phát triển trong các tế bào thượng bì, đặc biệt là biểu bì da, niêm mạc, đường tiêu hoá, vú, âm hộ Virut có kích thước vô cùng nhỏ, xấp xỉ 10nm. Virut gây bệnh lở mồm long móng, gồm 7 chủng là: A, 0, C, SAT1, SAT2, SAT3 và ASIA1. - 3 chủng A, O, C gây bệnh nhiều nhất ở Châu Âu. - 3 chủng SAT1, SAT2, SAT3 gây bệnh nhiều nhất ở Châu Mỹ. - ASIA1 gậy bệnh nhiều nhất ở Châu Á. 2.2 Sức đề kháng của căn bệnh Virut lở mồm long móng có sức sống vô cùng tốt: trong ống nghiệm kín, khô bảo quản được 52 tháng. - 41 -
- - Ngoài thiên nhiên virut tồn tại được 2 - 20 tuần. - Trên quần áo, giày dép: 80 ngày. - Thức ăn, cỏ rơm đến 15 tuần. - Ánh sáng mặt trời ít làm ảmh hưởng đến virut. - Trong môi trường kiềm hoặc axit virut chết nhanh: NaOH, KOH 1 - 2%, nước vôi 1 - 5%, virut bị chết trong vòng vài giờ. 3. Truyền nhiễm học 3.1. Động vật cảm nhiễm Tất cả các loài động vật 2 ngón: trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, lợn đều rất dễ nhiễm bệnh, tuy nhiên động vật 2 ngón hoang dại có sức đề kháng tốt hơn. Trong phòng thí nghiệm: có thể gây bệnh nhân tạo cho chuột lang, chuột bạch, chuột cống, thỏ 3.2. Nguồn bệnh - Từ động vật bị bệnh lở mồm long móng, vật bị nhiễm bệnh chỉ sau 10 giờ bắt đầu đào thải căn nguyên qua nước dãi, nước tiểu, sữa sau thời kỳ ủ bệnh (2 - 7 ngày) đạt tới đỉnh cao, giảm hẳn sau 10 - 11 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. - Từ các vật dụng: quần áo, giày dép, thức ăn, nước uống, các xác và sản phẩm động vật bị bệnh, các bãi đồng cỏ, rơm rạ bị ô nhiễm , con người, côn trùng, chấy, rận, các động vật hoang có thể mang bệnh đi khoảng cách khá xa. 3.3. Cách lây lan và truyền bệnh Bệnh lây chủ yếu qua 2 con đường: ăn uống và hô hấp. Vì thế gió cũng có thể phát tán virut gây bệnh sang các vùng khác và cần 1 thời gian không lâu cả một vùng rộng lớn hầu hết vật 2 ngón đều bị bệnh. Virut lở mồm long móng hiện diện với số lượng lớn trong dịch mụn nước và có thể phát hiện thấy trong nước bọt, sữa và phân. Vật dụng tạp nhiễm vi rút từ các nguồn này là nguy cơ làm bệnh lây lan. Có thể phát hiện vi rút trong máu khi con vật ở thời kỳ đỉnh điểm của bệnh. Gia súc bệnh bắt đầu thải vi rút vài ngày sau khi phát bệnh. Đặc biệt lợn sản sinh số lượng lớn vi rút trong dịch tiết. Bệnh có thể lan truyền qua không khí và trong điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh có thể lan truyền qua khoảng cách rất xa qua đường không khí. Gia súc nhiễm vi rút qua tiếp xúc trực tiếp với gia súc bệnh hay tiếp xúc với thực phẩm hoặc vật dụng tạp nhiễm với vi rút bệnh, hoặc ăn phải hay tiếp xúc với phần thân thịt bệnh. Bệnh lở mồm long móng lây lan một cách vật lý thông qua vận chuyển động vật, con người, phương tiện và các vật dung khác tạp nhiễm vi rút. Xe tải, chợ và nơi tập kết gia súc là những nơi có nguy cơ lan truyền bệnh. Giầy ủng, quần áo của công nhân - 42 -
- chăn nuôi có tiếp xúc với gia súc bệnh có thể là tác nhân làm bệnh lây lan. Chó, mèo, gia cầm, chim cảnh và loài gặm nhấm cũng có thể mang và làm lây lan bệnh. 3.4. Cơ chế sinh bệnh Qua thức ăn, nước uống virut lở mồm long móng theo đường miệng hoặc đường hô hấp ký sinh ngay trong tế bào biểu bì vùng miệng, mũi, hầu, dạ dày cơ gây viêm cục bộ tạo ra các mụn nước đầu tiên, ở thời điểm này con vật chưa có dấu hiệu triệu chứng bệnh. Các mụn nước đầu tiên chứa một số lượng lớn virut lở mồm long móng, chúng vỡ ra và virut thâm nhập vào đường huyết gây nên hiện tượng nhiễm trùng huyết. Theo đường máu, virut được chuyển đến khắp các cơ quan trong cơ thể, chúng chỉ sống và tiếp tục sinh sản ở niêm mạc chứa tế bào thượng bì như: hệ tiêu hoá, niêm mạc miệng, dạ dày cơ, da móng chân, kẽ chân, núm vú tại đây chúng tiếp tục tạo vô số các mụn nước thế hệ 2 lúc đầu chứa nước trong, sau đó thẩm dịch có màu đục bẩn, lẫn máu. 5. Triệu chứng lâm sàng Bệnh có thời gian nung bệnh từ 2 - 7 ngày. 5.1. Lở mồm long móng ở trâu, bò, lợn 5.1.1. Thể quá cấp Với 2 biểu hiện chính là nhiễm trùng đường huyết và sốc. - Thể nhiễm trùng huyết: Con bệnh không có các mụn nước mà chỉ thấy viêm dạ dày, ruột cấp, thoái hoá hoại tử gan, thận, tim. Vật non dễ bị thể bệnh này hơn là các gia súc lớn. Bệnh súc dưới một tuần tuổi chết ngay 1 - 2 giờ sau khi nhiễm bệnh. - Thể sốc: Lở mồm long móng ở thể "sốc" gặp chủ yếu ở bò sữa với 2 chu kỳ bệnh: + Dạng sốc thứ 1: Dạng sốc với các biểu hiện của bệnh lở mồm long móng bình thường tức là sau khi có các mụn nước vỡ ra, bệnh súc như khỏi bệnh bỗng nhiên thể trạng suy sụp rồi chết. + Dạng sốc thứ 2: Sau khi khỏi bệnh về mặt lâm sàng không thấy mụn nước, không thấy chảy dãi. Bệnh súc ăn, uống bình thường, cho sữa bình thường tự nhiên chết, thường chết ngay sau khi cho ăn hoặc sau khi vắt sữa. 5.1.2. Thể lở mồm long móng bình thường Triệu chứng đặc trưng đầu tiên: con vật sốt cao 40 - 41C0 ở trâu, bò, trên 41C0 ở lợn. Kém ăn, giảm co bóp dạ cỏ, giảm tiết sữa. Sau 1 - 2 ngày nhiệt độ giảm xuống gần như bình thường, bệnh súc hết sốt và xuất hiện mụn nước ở vùng miệng, lợi, lưỡi, móng chân, kẽ chân, núm vú , các mụn nước dễ vỡ tạo ra vết loét đỏ, đau, rát nhưng - 43 -
- rất nhanh khỏi không để lại dấu vết. Miệng đau, niêm mạc đỏ, nóng, khô, chảy rãi kéo thành sợi, không ăn được thức ăn. Các mụn nước ở sống mũi, kẽ móng chân và nơi tiếp giáp giữa móng chân với da chân khi vỡ ra dễ bị thứ phát, nhất là đối với vi khuẩn gây tuột móng, thối chân Mụn nước ở âm hộ, hậu môn, bì bìu, bên trong háng, các núm vú gây viêm vú cấp, giảm tiết sữa, sữa biến màu, loãng Đối với gia súc cái, gây sảy thai hoặc thai bị chết, vật non mới sinh ra đã thấy các mụn của lở mồm long móng. Bội nhiễm với lở mồm long móng thường gặp nhất là các bệnh ghép với tụ huyết trùng, viêm thối móng chân, viêm vú có mủ, viêm khớp 6. Bệnh tích Điển hình nhất là các mụn nước ở vùng mũi, miệng, họng, dạ dày cơ, vú, âm hộ, bì bìu, các vết loét đỏ, khô, nóng đau nhưng nhanh khỏi. Viêm xuất huyết toàn bộ đường ruột từ miệng tới hậu môn. Viêm thoái hoá cơ tim, tim sư tử to, nhão Các mụn ở kẽ chân, da, móng chân dễ bị bội nhiễm kế phát gây thối, rụng móng, Một số hình ảnh gia súc mắc bệnh viêm khớp, viêm dây chằng Lở mồm long móng 7. Chẩn đoán bệnh 7.1. Chẩn đoán lâm sàng - Lâm sàng điển hình: Bệnh làm con vật xuất hiện các mụn nước ở mồm, lưỡi, mũi, kẽ móng chân, vú Gây tụt móng, khó đi lại, khó ăn uống - Dịch tễ: Bệnh có tính chất lây lan nhanh trên động vật 2 ngón. 7.2. Phân lập virut: Lấy mẫu bệnh phẩm: dịch mụn nước, lớp biểu mô mụn nước nuôi cấy vào tế bào động vật thí nghiệm và kiểm tra bệnh tích. - 44 -
- 8. Phòng và điều trị bệnh 8.1. Phòng chống bệnh - Ngăn chặn bệnh từ xa, tiêm phòng định kỳ vật cảm nhiễm. - Bao vây ổ dịch bằng việc tiêm kháng huyết thanh và tiêm vắc xin. * Trong ổ dịch cần: + Cấm vận chuyển động vật ra ngoài. + Xử lý xác chết, đốt hoặc chôn sâu. + Xử lý tẩy trùng toàn bộ dụng cụ, thức ăn trong khu chăn nuôi. Sau khi ổ dịch đã được tiêm phòng bao vây bằng vắc xin và kháng huyết thanh thì ngay trong ổ dịch có thể tiến hành gây bệnh nhân tạo nhằm thúc đẩy bệnh kết thúc sớm hơn (với điều kiện nghiêm túc thực hiện các pháp lệnh thú y). + Tiêm phòng bằng vắc xin: đa giá, đơn giá, keo phèn - Đối với con vật nuôi không có kháng thể từ mẹ, tiêm lần đầu lúc 2 tuần tuổi, sau đó 4 - 6 tháng sau tiêm nhắc lại, sau đó cứ một năm tiêm định kỳ 2 lần, cách nhau 6 tháng. - Đối với nơi vật nuôi có kháng thể mẹ, tiêm lần đầu lúc 4 - 8 tuần tuổi, tiêm nhắc lại sau 4 - 6 tháng, sau đó tiêm định kỳ như trên. * Liều lượng vắc xin: Trâu, bò, lợn : 2ml/con/lần. Dê, cừu : 1ml/con/lần. 8.2 Điều trị bệnh - Cách ly súc vật bệnh, rửa các mụn loét ở miệng và chân của gia súc bằng nước muối, chanh, khế chua bôi các thuốc sát trùng: cồn iot, thuốc đỏ 3%, xanhmetilen 1% cùng với nước lá chát. Kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng tốt súc vật bệnh, giảm thức ăn thô, cho ăn cám hoặc cháo. Bệnh không có thuốc đặc trị, điều trị triệu chứng là chủ yếu, có thể dùng + Kháng huyết thanh: 0,3 - 0,3ml /1kg thể trọng / lần x 3 ngày. + Chữa viêm miệng: 1 - 2,5% dung dịch dấm thanh. 300ml / lần x 2 lần / ngày x 5 ngày. + Sát trùng móng chân, mụn nhọt: Xanh metylen, thuốc tím + Dùng thuốc mỡ Penicillin, Tetracyclin bôi vào nốt loét. + Cho vật ăn cháo hoặc thức ăn mềm. + Tiêm trợ tim, trợ sức lực cho con vật. - 45 -
- BỆNH XOẮN KHUẨN (Leptospirosis) 1. Lịch sử và địa dư bệnh lý Năm 1886 A. Weil ghi nhận bệnh Leptospirosis lần đầu tiện ở người với triệu chứng vàng da cấp tính. Những năm sau đó đặc biệt là trong chiến tranh thế giới dịch xảy ra khá phổ biến. Nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu về mầm bệnh và đặc điểm của bệnh. Whlenhuts và Promms, 1915 phân lập được người bị bệnh, Miyajima, 1915 phân lập được xoắn khuẩn từ chuột đồng, thành công này mở đường cho những nghiên cứu về vai trò ổ chứa khuẩn nguyên thuỷ của loài gậm nhấm. Cho đến nay đã xác định được 23 nhóm với 212 serotyp (Ellis W.A, 1994). Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới Đức, Nga, Phần Lan, Anh ở cả gia súc và người Ở Việt Nam bệnh Leptospirosis được Vancel phát hiện lần đầu tiên 1934. Năm 1953 Viện Pasteur Sài Gòn xét nghiệm 130 mẫu huyết thanh trâu phát hiện 33 mẫu dương tính. Trong ổ dịch có 8 ngựa chết đã phát hiện 25/25 ngựa dương tính, 2/39 chó dương tính. Ở miền Bắc năm 1959 viện Vệ sinh dịch tễ đã phát hiện 37/148 chuột cống Hà Nội dương tính với phần lớn L. bataviae, năm 1962 trong một đợt điều tra bệnh Leptospirosis ở người, bò, trâu, lợn, chó, ngựa, lạc đà. Viện đã phát hiện 22,8 – 34,47% gia súc dương tính, đã phân lập được Leptospira từ người, bò, lợn, và chuột. 1960 - 1961 ở Thanh Hoá dịch xảy ra ở nông trường chăn nuôi bò phát hiện 58/63 huyết thanh dương tính, hiệu giá ngưng kết 1/12800 và 50% bò ốm đã chết. ở Nghệ An, Hà Tĩnh bệnh xảy ra nhiều nơi giết chết nhiều lợn, bò, tỷ lệ nhiễm tới 50%. II. Căn bệnh Leptospirosis do leptospira gây nên, chúng có hình móc câu, kích thước 0,3 x 6 - 20. Giống Leptospira gồm 2 loại: L. interrogans loại gây bệnh L. biflexa loại hoại sinh trong nước. Cơ sở phân biệt 2 loại dựa vào AND và loài gây bệnh không có khả năng mọc ở nhiệt độ 130C, (Srivastava S.K, 1989). Cho đến nay có khoảng 212 serotyp, một số serotyp rất phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. - 46 -
- Quan sát dưới kính hiển vi điện tử Leptospira có hình ống xoắn tròn quay quanh trục chính theo chiều dài và uốn cong lại thành móc. Có từ 15 – 20 vòng xoắn nhỏ, di động mạnh bằng cách quay xung quanh trục chính. Leptospira qua lọc Seikz. Có thể quan sát được vi khuẩn không cần nhuộm màu bằng kính hiển vi phân pha trên nền đen trong huyễn dịch lỏng. Leptospira nuôi cấy dễ dàng trên môi trường nhân tạo. Xoắn khuẩn có sức đề kháng cao. Ở trong nước trung tính hay kiềm nhẹ xoắn khuẩn có thể sống hàng tháng. Trong môi trường axit (pH<6,5) bị diệt nhanh. Trong nước biển xoắn khuẩn không tồn tại lâu. Trong đất ẩm, nước đọng, ít ánh sáng mặt trời, kiềm nhẹ, nó sống hàng tháng. ở đất khô xốp, nhiều ánh sáng chúng chỉ sống vài giờ. Leptospira chống đỡ yếu với các tác nhân hoá học và lý học. 450C trong 30 phút. Dưới 8oC vi khuẩn chết nhanh. Các chất sát trùng thông thường diệt nhanh xoắn khuẩn. 3. Dịch tễ học 3.1. Loài mắc bệnh Nhiều loại động vật cảm nhiễm với bệnh: Trâu, bò, lợn, chó, ngựa, chuột, thỏ, dê, hoang thú và người. Trong phòng thí nghiệm: chuột lang được sử dụng nhiều nhất. Ở nước ta, bệnh phát ra quanh năm, tập trung nhiều vào vụ xuân hè (mưa ẩm). Lợn nái chửa thường xảy thai, lợn con chết yểu. Lợn con từ 3 - 4 tháng tuổi bị bệnh tỷ lệ chết tới 50 - 70%, lợn lớn tỷ lệ chết 2 - 5%. Ở nước ta qua điều tra trong thời gian gần đây nhất cho thấy Leptospirosis đang lưu hành với tỷ lệ khá cao 31,06%. Trong đó vùng Đồng bằng Sông Hồng 38,21%. Miền núi phía Bắc 25,6%. Miền Nam 9,21%. Trong 4 loại gia súc chính: chó nhiễm 35,04%; trâu nhiễm 33,71% ; lợn 30,94%; bò 27,96%. Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ lây lan bệnh là mật độ chuột cao; Mùa mưa và điều kiện vệ sinh, nuôi dưỡng kém; Phương thức chăn nuôi tập trung. Ở nước ta đã phân lập được 27 chủng Leptospira ở gia súc, 13 chủng ở chuột, và 7 chủng ở người. 3.2. Đường xâm nhập Trong tự nhiên xoắn khuẩn có thể qua da, niêm mạc. Gia súc nhiễm bệnh do ăn, uống các thức ăn, nước uống nhiễm trùng do chuột bài tiết theo nước tiểu. Bò cái bị nhiễm bệnh khi phối tinh với bò đực mang trùng. 3.3. Phương thức lây lan Nguồn gây nhiễm thường là những động vật mang trùng làm ô nhiễm bãi chăn, thức ăn, nước uống thông qua nước tiểu, thai bị sẩy hay nước chảy ra từ tử cung. Từ - 47 -