Bài giảng thuyết trình Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta

ppt 40 trang hapham 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng thuyết trình Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_thuyet_trinh_dinh_huong_van_dung_tu_tuong_ho_chi_m.ppt

Nội dung text: Bài giảng thuyết trình Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta

  1. Bài Thuyết Trình: Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta.
  2. Các Thành Viên : Hoàng Thế Cường Nông Thùy Linh Đào Ngọc Long Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Vân
  3. I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng văn hóa. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa. III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng con người. IV. Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta.
  4. I. TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ • Văn hóa, theo định nghĩa chung nhất, là những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo nên trong tiến trình lịch sử. Còn theo cách hiểu thông thường nhất, đó là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm cả tư tưởng xã hội, tri thức xã hội, đạo đức xã hội, đời sống và lối sống xã hội. Văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng.
  5. • Không phải đến bây giờ, mà ngay từ lâu, khi Đảng ta mới thành lập và khi nhà nước cách mạng mới ra đời, Bác Hồ đã khẳng định rằng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, "văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Có nghĩa, đạo đức chỉ là một bộ phận của văn hóa chứ không phải là toàn bộ nền văn hóa. Tuy nhiên, đó là bộ phận có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, khi xem xét trình độ văn hóa của một xã hội, người ta không thể không nói đến con người trong xã hội, mà nói đến con người thì không thể không nói đến đạo đức. Tư tưởng xã hội và đạo đức xã hội đều có vai trò quyết định đối với hành vi của con người trong xã hội.
  6. 1-Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội. • Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội,thuộc kiến trúc thượng tầng.Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng với chính trị,kinh tế,văn hóa,xã hội,tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết.Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước cả bốn vấn đề này phải được coi trọng như nhau. Bác Hồ đi thăm bà con tại Tuyên Quang
  7. • Trong quan hệ với chính trị ,xã hội:Hồ Chí Minh cho rằng, chính trị xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng.Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển.Người nói:”xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy Dưới chế độ thực dân và phong kiến,nhân dân ta bị nô lệ,thì văn nghệ cũng bị nô lệ,bị tồi tàn,không thể phát triển được”.Để văn hóa phát triển tự do,phải làm cách mạng chính trị trước.Có giải phóng chính trị,xã hội thì mới giải phóng được văn hóa,mở đường cho văn hóa phát triển.
  8. • Trong quan hệ với kinh tế ,Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng,là nền tảng của việc xây dựng văn hóa.Từ đó, Người đưa ra luận điểm:phải chú trọng xây dựng kinh tế,xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa.Người viết:”văn hóa là một kiến trúc thượng tầng ,nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi,văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được”.Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là kinh tế phải đi trước một bước.
  9. • Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị,phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.Trong kháng chiến chống thực dân Pháp,quan điểm”văn hóa cũng là một mặt trận”,”kháng chiến hóa văn hóa,văn hóa hóa kháng chiến” mà Người đưa ra đã tạo nên một phong trào văn hóa văn nghệ sôi động chưa từng thấy.Chính điều này đã đem lại sức mạnh vượt trội cho nhân dân Việt Nam đánh thắng kẻ thù xâm lược.
  10. 2-Quan điểm về tính chất của nền văn hóa. • Tính dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng nhiều khái niệm,như đặc tính dân tộc,cốt cách dân tộc nhằm nhấn mạnh đến một chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc,giúp phân biệt không nhầm lẫn với văn hóa dân tộc khác.
  11. • Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại,tiên tiến thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại.Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học,phản tiến bộ đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm,thần bí,mê tín dị đoan,phải biết gạn đục,khơi trong,kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc,tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
  12. • Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.Hồ Chí Minh nói, ”văn hóa phục vụ ai? cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh,tức là phục vụ đại đa số nhân dân”.
  13. 3-Quan điểm về chức năng của văn hóa. • Một là,bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con người.Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng,nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân,loại bỏ được những sai lầm và hèn thấp có trong tư tưởng tình cảm của mỗi người.
  14. • Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. Nói đến văn hóa phải nói đến dân trí.Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiến thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết để có thể hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống xã hội,như:kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học - kĩ thuật Vấn đề nâng cao dân trí thực sự chỉ được thực hiện khi mà chính trị được giải phóng, toàn bộ chính quyền về tay nhân dân.
  15. • Ba là,bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân. Những phẩm chất tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Văn hóa giúp con người hình thành những phẩm chất, phong cách lối sống tốt đẹp, lành mạnh thông qua phân biệt cái đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ.
  16. II.Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa. • a, Văn hóa giáo dục: Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, HCM đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và thực dân, chuẩn bị tư tưởng cho việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau này. HCM đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến (tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ ) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá). Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam mới phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài.
  17. b, Văn hóa văn nghệ Văn nghệ (bao gồm văn học và nghệ thuật) là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa. Là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng một nền văn nghệ cách mạng, HCM đã đưa ra ba quan điểm chủ yếu: Văn hóa – văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng. Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân. Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.
  18. c, Văn hóa đời sống • Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt tinh thần ấy không phải là cái gì cao siêu, trừu tượng, mà lại được thể hiện ra ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Đó chính là văn hóa đời sống. Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được HCM nêu ra với ba nội dung:
  19. Đạo đức mới: Để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đông Chính phủ, HCM đã đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”.
  20. Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Phong cách lối sống, theo HCM là phải khiêm tốn, giản dị, chừng mực, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức – quyền – danh – lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì cởi mở, chân tình, ân cần, với người thì độ lượng, khoan dung.
  21. Nếp sống mới: Xây dựng nếp sỗng mới – nếp sống văn minh, là quá trình làm cho lối sống mới dần dần thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
  22. • Ba nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu. Bởi vì, chỉ có thể dựa trên một nền đạo đức mới, thì mới xây dựng được lối sống mới và nếp sống mới. Xây dựng văn hóa đời sống mới, nhằm biến Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia văn minh và phú cường là một công việc lâu dài và phải có phương pháp tốt. Công việc đòi hỏi sự quyết tâm của cả cộng đồng dân tộc, song trước hết, phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, với tư cách là một tế bào của xã hội.
  23. III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng con người. • Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo HCM, “trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Người cho rằng “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong”. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố của con người.
  24. • Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người". Quan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng.
  25. • Trong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật. Con người, với tư cách là những cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và với các loài người trên toàn thế giới.
  26. • Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ". Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính.
  27. • Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
  28. • Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người. Người yêu thương con người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người lao động, nhân dân mình và nhân dân các nước. Với Hồ Chí Minh, "lòng thương yêu nhân dân, thương yêu nhân loại" là "không bao giờ thay đổi". Người có một niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người. Lòng tin mãnh liệt và vô tận của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những con người bình thường đã được hình thành rất sớm. Từ những năm tháng Người bôn ba tìm đường cứu nước, thâm nhập, lăn lộn, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân lao động trong nước và nước ngoài. Người đã khẳng định: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương ẩn giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét, và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến“.
  29. • Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
  30. VI. Định Hướng Vận Dụng Tư Tưởng HCM Về Văn Hóa Và Xây Dựng Con Người Trong Sự Nghiệp Đổi Mới Hiện Nay Ở Nước Ta. 1- Học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống
  31. • Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định: "Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội". Vì vậy, quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phải coi trọng nhiệm vụ trang bị, giáo dục thế giới quan cách mạng và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có như vậy, con người mới có được công cụ để nhận thức và hoạt động thực tiễn, giải thích, cải tạo và làm chủ thế giới. Thực chất đó chính là những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng, và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
  32. • Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên trong lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là sức mạnh vô địch để chiến thắng lũ cướp nước và lũ bán nước. Con người Việt Nam mới phải nuôi dưỡng được tinh thần yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Trước hết phải nhận thức sâu sắc chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam với những nội dung cơ bản: Yêu quê hương, xứ sở, xóm làng; gắn bó và cố kết cộng đồng, hướng về dân, lấy dân làm gốc; tự hào lịch sử và văn hóa ông cha; ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc.
  33. • Biết giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự. Phải luôn thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đạo đức cách mạng là gốc; đức gắn với tài; trong đức có tài, trong tài có đức; tài càng cao, đức càng phải lớn. Chỉ có như vậy mới phục vụ được nhiệm vụ chính trị, mới đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi. Nâng cao trí tuệ trước hết phải nắm vững và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những thành tựu của thời đại và thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đạt hiệu quả cao.
  34. 2-Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. • Nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những nội dung sau:
  35. • Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. • Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. • Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. • Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. • Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực3
  36. • Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Phải nhận thức giao lưu, hội nhập là một xu thế tất yếu khách quan hiện nay, nhưng chứa đựng trong đó cả mặt tích cực và tiêu cực. Mở rộng giao lưu, hội nhập trên cơ sở lấy bản sắc dân tộc làm nền tảng. Cần nhìn nhận văn hóa trong mối quan hệ với phát triển.
  37. • Phải đấu tranh chống sự xâm nhập của những yếu tố phản văn hóa. Chống khuynh hướng hòa tan giá trị, áp đặt giá trị văn hóa ngoại lai, từng bước hủy hoại nhân cách con người, đầu độc nhân dân, trước hết là lớp trẻ.
  38. • Tư tưởng về văn hóa,đạo đức và xây dựng con người mới là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.Từ lâu, tư tưởng đó đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa dân tộc và là ngọn đèn pha soi đường cho công cuộc xây dựng một nền văn hóa và đạo đức mới ở Việt Nam.Nghiên cứu và học tập tư tưởng văn hóa,đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức,mà còn là trách nhiệm chính trị của cả dân tộc nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
  39. • Đã 40 năm, cứ mỗi độ Thu về, trong mỗi con người Việt Nam lại ngùi ngùi một niềm thương nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã ra đi vào cõi vĩnh hằng nhưng di sản tư tưởng và tinh thần lớn lao để lại cho dân tộc Việt Nam là vô cùng to lớn. Nó vẫn mãi là ngọn cờ tỏa sáng và rọi chiếu con đường đi lên của dân tộc. Một trong những di sản to lớn đó là bản Di chúc lịch sử với những lời dặn lại từ trái tim văn hóa và trí tuệ Việt Nam nhân hậu và đầy tâm huyết.
  40. Thank you for listening!