Bài giảng Tiền tệ ngân hàng - Trần Thị Hạnh Phúc

ppt 33 trang hapham 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiền tệ ngân hàng - Trần Thị Hạnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tien_te_ngan_hang_tran_thi_hanh_phuc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tiền tệ ngân hàng - Trần Thị Hạnh Phúc

  1. Tiền tệ ngân hàng Giảng viên hướng dẫn: TRẦN THỊ HẠNH PHÚC Nhóm báo cáo: MSSV: 1. ĐẶNG MỸ HẠNH 4084726 2. DƯƠNG HOÀNG NGHIÊM 4084746 3. NGUYỄN THỊ MỸ THƯ 4084769 4. NGUYỄN MINH THUẬN 4084766
  2. VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI CÁC SUẤT 1. KHÁI NIỆM: 2. NHỮNG LOẠI LÃI SUẤT CƠ BẢN 3. CÁC NHÂN TỐ HƯỚNG ĐẾN LÃI SUẤT 4. CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2
  3. I. Các khái niệm: 1.Lợi tức tín dụng: Lợi tức là một phần của lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất – kinh doanh mà người đi vay phải nhượng lại cho người cho vay do việc sử dụng vốn của người cho vay.Thực chất, lợi tức tín dụng chính là giá cả của hàng hóa cho vay.
  4. 2.Lãi xuất tín dụng: Tổng số lợi tức thu được trong kỳ Lãi suất tín dụng trong kỳ = x100 Tổng số tiền cho vay phát ra trong kỳ Lãi xuất tín dụng là cái giá quyền được sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định mà người đi vay phải trả cho người cho vay.Vậy, lãi suất tín dụng chính là giá cả của tín dụng.
  5. 3. Đặc điểm của lãi suất tín dụng ◼ Là giá cả của tín dụng ◼ Là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nứơc. ◼ Là công cụ tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế; là công cụ kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế
  6. 3.Nguyên tắc xác định lãi suất _ Lãi suất được xây dựng dựa trên cơ sở quan hệ cung - cầu về vốn trên thị trường. _ Tỉ lệ lam phát < lãi suất huy động vốn < lãi suất cho vay. + Với các kỳ hạn huy động vốn và cho vay khác nhau thì lãi suất được qui định khác nhau. + Các loại tiền vay khác nhau thì lãi suất cũng khác nhau.
  7. II. Những loại lãi suất tín cơ bản: II.1 Căn cứ vào nghiệp vụ huy động vốn: ◼ Ls tiền gởi không kỳ hạn ◼ Ls tiền gởi có kỳ hạn ◼ Ls tiền gởi tiết kiệm ◼ Ls các loại giấy tờ có giá
  8. II. Những loại lãi suất tín cơ bản:(tt) II.2 căn cứ vào nghiệp vụ sử dụng vốn: ◼ Ls chiết khấu các giấy tờ có giá ◼ Ls cầm cố ◼ Ls cho vay bằng tiền ◼ Ls cho vay ưu đãi
  9. II. Những loại lãi suất tín cơ bản:(tt) II.3 Căn cứ vào sự biến động của giá trị tiền tệ: ◼ Ls danh nghĩa ◼ Ls thực
  10. Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được xác định trong một kì hạn, mà người cho vay được hưởng mà không tính đến ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí vay vốn
  11. Lãi suất thực: ◼ Ls thực là ls ghi điều chỉnh ls danh nghĩa phù hợp với những thay đổi trong dự tính về mức giá. ◼ Phương pháp tính ls thực: Theo phương trình Fisher nói rằng ls danh nghĩa (i) bằng với ls thực (r) cộng với mức lạm phát dự tính (e) i = r + e
  12. Vd: Nếu ls của một trái phiếu kho bạc là 14%/năm, tỉ lệ lạm phát dự đoán cả năm là 7%, thì lãi suất thực của trái phiếu kho bạc là bao nhiêu? Giải: Ta có: i = r + e =>r = i – e = 14% -7% = 7%
  13. II. Những loại lãi suất tín cơ bản:(tt) II.4 Căn cứ vào các quan hệ điều tiết vốn trên thị trường tiền tệ: ◼ Ls cơ bản ◼ Ls tái chiết khấu ◼ Ls thị trường tiền tệ
  14. Lãi suất cơ bản Ls cơ bản là ls do ngân hàng trung ương công bố làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng ấn định ls kinh doanh.
  15. Lãi suất tái chiết khấu Ls tái chiết khấu là ls cho vay ngắn hạn của ngân hàng trung ương dành cho các ngân hàng thương mại trong trường hợp cấp vốn cho các ngân hàng thương mại thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá. Ls tái chiết khấu là ls gốc của ngân hàng thương mại, từ đó ngân hàng thương mại ấn định ls chiết khấu và ls cho vay khác trong khung ls được phép
  16. Lãi suất thị trường tiền tệ: Ls thị trường tiền tệ là ls các ngân hàng cho nhau vay nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, do ngân hàng trung ương điều hành và ấn định.
  17. Thông tin về lãi suất: Loại lãi suất Giá trị Văn bản quyết Ngày áp dụng định Lãi suất cơ bản 8%/năm QĐ 2665/QĐ- 01/12/2009 NHNN ngày 25/11/2009 Lãi suất tái cấp 7,0%/năm 2232/QĐ- 01/10/2009 vốn NHNN Lãi suất chiết 6%/năm QĐ 2664/QĐ- 01/12/2009 khấu NHNN ngày 25/11/2009
  18. Phương pháp xác định lãi suất ◼ Lãi suất đơn: FV = PV (1 +i.n) ◼ Lãi suất kép hằng năm FV = PV (1 +i)^n ◼ Lãi suất kép m lần/năm FV = PV (1 +i/m)^m.n FV: số tiền gốc và lãi thanh toán khi đến hạn PV: số tiền gốc ban đầu i: lãi suất n: thời hạn của hợp đồng m: số lần tính lãi trên năm
  19. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất ◼ Quan hệ cung cầu vốn trên thị trường ◼ Lạm phát ◼ Chính sách vĩ mô của chính phủ ◼ Rủi ro và kì hạn của tín dụng ◼ Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương ◼ Hiệu quả hoat động của sản xuất kinh doanh ◼ Ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế - xã hội khác
  20. Quan hệ cung cầu vốn trên thị trường Sự tương quan giữa cung và cầu tín dụng trong một thời kì nhất định chính là nhân tố quyết định đến lãi suất. Khi lượng vốn cung ứng trên thị trường lớn hơn nhu cầu sẽ làm cho lãi suất giảm và ngược lại, nếu số lượng vốn cung ứng trên thị trường nhỏ hơn cầu tín dụng thì mức lãi suất sẽ tăng lên.
  21. Lạm phát: Sự tăng lên của lạm phát kéo theo sự mất giá của tiền, do đó ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người cho vay. Khi lạm phát tăng lên thì lãi suất tín dụng cũng có xu hướng tăng theo,khi lạm phát giảm thì lãi suất tín dụng cũng giảm theo.
  22. Chính sách vĩ mô của chính phủ Thông qua chính sách vĩ mô của chính phủ:mức thâm hụt của ngân sách nhà nước, chính sách tài khoá(thuế và chi tiêu chính phủ) mà ls tín dụng trên thị trường sẽ có xu hướng thay đổi nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước đã đề ra.
  23. Rủi ro và kì hạn của tín dụng Thời hạn cho vay dài,độ rủi ro lớn thì lãi suất cho vay sẽ cao, ngược lại thời hạn cho vay ngắn, độ an toàn cao thì lãi suất cho vay ngắn.
  24. Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương: dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở nhằm kiểm soát lượng cung tiền, kiểm soát lạm phát và tác động đến lãi suất nhằm những mục tiêu nhất định.
  25. Hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn là cơ sở xác định lợi tức tín dụng.Ls tín dụng được xem là biểu hiện mức sinh lợi bình quân của nền kinh tế.
  26. Ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế - xã hội khác ◼ Mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian. ◼ Tình hình kinh tế - chính trị cũng như biến động tài chính quốc tế như: các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, các luồng vốn đầu tư ra vào đối với các nước ◼ Yếu tố tâm lý
  27. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng: ◼ Ls tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước: ◼ Điều chỉnh sự cung ứng tiền=>tác động đến sản lượng, thất nghiệp và lạm phát ◼ Tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư=>tổng cung, tổng cầu của toàn xã hội. ◼ Công cụ điều hoà cung cầu ngoại tệ=>cân bằng cán cân thanh toán quốc tế ◼ Ls tín dụng là công cụ điều chỉnh kinh tế vi mô: ◼ Ảnh hưởng đến đầu tư và sử dung vốn của doanh nghiêp ◼ Công cụ thực hiện hoạt động của các trung gian tài chính
  28. CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ◼ Cơ chế điều hành ls của ngân hàng nhà nước Việt Nam được thể hiện dưới 2 hình thức: ◼ Thực hiện cơ chế quản lý trực tiếp bằng việc ấn định mức ls hoặc khung ls tín dụng, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành những qui định về ls của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại trên thị trường tài chính. ◼ Thực hiện cơ chế ls tự do hoá và nhà nước điều tiết ls thị trường thông qua các công cụ gián tiếp như: ls tái cấp vốn và thị trường mở
  29. Đối với lãi suất huy động vốn, NHNN quy định thông qua các lần điều chỉnh sau: ◼ (i) Ấn định mức cố định từ ngày 01/10/1982 theo Nghị định 165/HĐBT ngày 23/9/1982; ◼ (ii) Khống chế chênh lệch bình quân giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là 0,35%/tháng còn mức cụ thể giao cho các NHTM tự quy định theo Quyết định số 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995; ◼ (iii) Đến ngày 28/6/1997, lãi suất huy động vốn đã thực sự tuân theo quy luật thị trường khi NHNN hoàn toàn trao quyền cho các NHTM quyết định để phù hợp với thời hạn của từng loại tiền gửi, địa bàn kinh doanh của từng tổ chức tín dụng; ◼ (iv) Hiện nay, ngày 16/5/2008, bằng Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN lãi suất huy động sẽ chính thức bị khống chế trong hạn mức không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN quy định (trừ trường hợp cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009)
  30. Đối với lãi suất cho vay, tính đến thời điểm này đã trải qua 06 giai đoạn chính sau: ◼ (i) Lãi suất cho vay được ấn định mức cụ thể (Từ ngày 01/10/1982 – 01/7/1987) ◼ (ii) Áp dụng mức trần và sàn đối với lãi suất cho vay (Từ ngày 01/7/1987– 01/01/1996) ◼ (iii) Áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 01/01/1996 – 05/8/2000) ◼ (iv) Lãi suất cho vay được vận dụng bằng cơ chế lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao động trong từng thời kỳ (Từ ngày 05/8/2000 – 01/6/2002) ◼ (v) Lãi suất thỏa thuận (Từ ngày 01/6/2002 – 19/5/2008) ◼ (vi) Áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 19/5/2008 đến nay )
  31. CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (tt) ◼ Về xu hướng vận động ls tín dụng có xu hướng giảm dần. Điều này xuất phát từ những cơ sở khách quan sau: ◼ Hệ thống tín dụng ngày càng phát triển trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức tín dụng, đặc biêt là sự lớn mạnh của các ngân hàng thương mại đã mở rộng phạm vi thu hút vốn trong xã hôi tạo khả năng tăng cung về vốn tín dụng. ◼ Tiến trình tự do hoá, toàn cầu hoá làm cho các luồng vốn dịch chuyển dễ dàng giữa các nước, sự điều tiết cung cầu vốn ngày càng hợp lý diễn ra trên phạm vi toàn thế giới ◼ Nhà nước vận dụng có hiệu quả các công cụ điều tiết vĩ mô để kiềm chế và kiểm soát lạm phát, thường ở múc phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế.
  32. CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (tt) ◼ Ở nước ta trong tiến trình phát triển kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường gắn với bối cảnh hội nhập, thì việc xây dựng và điều hành chính sách ls theo hướng tự do hoá là một yêu cầu thực tế khách quan. Tự do hoá ls tạo điều kiện thúc đẩy sự lưu chuyển mạnh mẽ các luồng vốn trong và ngoài nước phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế. Khi các quan hệ kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, thị trường vốn và thị trường tiền tệ vận hành hiệu quả là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện quá trình tự do hóa lãi suất.