Bài giảng Tiếp cận về việc làm cho người khuyết tật hiện nay

pptx 16 trang hapham 3340
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếp cận về việc làm cho người khuyết tật hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tiep_can_ve_viec_lam_cho_nguoi_khuyet_tat_hien_nay.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tiếp cận về việc làm cho người khuyết tật hiện nay

  1. TIẾP CẬN VỀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT HIỆN NAY
  2. • Nghiên cứu về vấn đề việc làm cho người khuyết tật hiện đang được thực hiện ở nhiều cách tiếp cận: từ khía cạnh kinh tế đến vấn đề nhân quyền, từ vấn đề chính sách đến dịch vụ xã hội, từ việc đào tạo đến việc tạo cơ hội việc làm
  3. Các cách tiếp cận • Ở các quốc gia công nghiệp, cuối thế kỷ trước, vấn đề việc làm cho người khuyết tật được hiểu và nhìn nhận nhiều từ góc độ phúc lợi từ thiện; • Khuyết tật được hiểu dựa trên hai mô hình: y học và thảm kịch. – Mô hình đầu nhấm mạnh vấn đề khuyết tật là do vấn đề bệnh tật của cá nhân và điều này đôi khi được điều chỉnh thông qua sự can thiệp y tế và chữa trị. Qua đó, từ quan điểm này người khuyết tật luôn được nhìn nhận là có vai trò phụ thuộc và thiếu hụt khả năng về thể chất và tinh thần. – Mô hình sau đề cập đến những quan điểm đối lập lại khi cho rằng một người bị khuyết tật thì đáng được thông cảm do đó cách tốt nhất để mọi người giúp đỡ người khuyết tật chính là việc quyên góp từ thiện để giúp đỡ họ trong cuộc sống. • xem xét người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc cũng như tự thay đổi cuộc sống của bản thân. Cả hai mô hình này đều nhấn mạnh và quan tâm nhiều đến khía cạnh hệ quả của khuyết tật và làm tách rời họ ra khỏi xã hội.
  4. Tiếp cận dựa trên mô hình xã hội • Ngoài những điều kiện khó khăn về mặt cá nhân, người khuyết tật bị hạn chế tham gia vấn đề việc làm do chính xã hội tạo nên các rào cản như vậy từ góc độ tạo các dịch vụ về giáo dục, đào tạo nghề và tuyển dụng. • Cách nhìn này mang tính cởi mở hơn về khía cạnh việc làm cho người khuyết tật ở các hai phía người khuyết tật và phía xã hội. • Cách tiếp cận này đã được phát triển cùng với các quan điểm về nhân quyền, về phúc lợi xã hội và dịch vụ xã hội đang được áp dụng rộng rãi khi nghiên cứu về vấn đề người khuyết tật
  5. Cách tiếp cận về quyền đối với vấn đề việc làm cho người khuyết tật • nguyên nhân chính của những của những bất lợi về góc độ việc làm của người khuyết tật đang phải đối mặt cũng như những vấn đề về sự tách biệt xã hội trong cuộc sống của người khuyết tật là do những phản ứng tiêu cực của xã hội, những rào cản về mặt nhận thức của xã hội cũng như những rào cản khó tiếp cận của cơ sở hạ tầng xã hội
  6. Cách tiếp cận về quyền đối với vấn đề việc làm cho người khuyết tật • Ở cấp độ luật pháp quốc tế: – Tuyên bố chung về vấn đề nhân quyền (194*) – Các chuẩn mực lao động cơ bản của Tổ chức lao động thế giới được thông qua năm 1958 và gần đây được điều chỉnh với sự phê chuẩn của 163 quốc gia thành viên của Tổ chức lao động thế giới – Công ước về Quyền của người khuyết tật năm 2006 x
  7. Cách tiếp cận về quyền đối với vấn đề việc làm cho người khuyết tật • Trong khuôn khổ các hoạt động đẩy mạnh vấn đề việc làm cho người khuyết tật, ILO luôn xây dựng các chiến lược nhằm đẩy mạnh sự công bằng xã hội và xây dựng các mô hình việc làm phù hợp cho người khuyết tật, • Các định hướng đó luôn dựa trên tiếp cận nhân quyền nhằm tạo được sự đối xử bình đẳng và tạo các cơ hội bình đẳng ở nơi làm việc, sự tự do xây dựng hội đoàn, đề cập đến các vấn đề về lao động trẻ em, sự phân biệt đối xử dựa trên vấn đề khuyết tật
  8. Cách tiếp cận về dịch vụ • Tiếp cận về dịch vụ xã hội cũng là sự chuyển hướng trong các nghiên cứu về vấn đề hòa nhập của người khuyết tật từ chỗ thuần túy quan tâm đến các chính sách trợ giúp sang các chính sách nâng cao năng lực của người khuyết tật thông qua các mô hình đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, các dịch vụ tư vấn
  9. Cách tiếp cận về dịch vụ • Loại bỏ những rào cản về mặt dịch vụ cho người khuyết tật; • xây dựng các hình thức trợ giúp về quyền cho những người khuyết tật vừa rời ghế nhà trường để bước chân vào thị trường lao động; • tăng cường các nguồn thông tin tìm kiếm việc làm ở các vùng sâu xa; • quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục, đào tạo và phát triển các kỹ năng; • tạo hệ thống phản hồi nhanh đối với các doanh nghiệp
  10. Cách tiếp cận về dịch vụ ở Úc • (a) chương trình tiếp cận việc làm với các mô hình về Đào tạo, Khởi đầu công việc, Trợ giúp tìm kiếm việc làm; và hoạt động can thiệp; • (b) Các chiến lược can thiệp dựa trên cộng đồng với mô hình chia sẻ kỹ năng Các nội dung khác nhằm gia tăng sự độc lập, khả năng làm việc và sự hội nhập cua người khuyết tật ở môi trường làm việc; các dịch vụ về đào tạo, việc làm và chuẩn bị cho quá trình làm việc; các dịch vụ trợ giúp quá trình chuyển đổi người khuyết tật từ môi trường giáo dục- học nghề-làm việc chuyên biệt sang môi trường làm việc hòa nhập
  11. Việc làm cho NKT ở Việt Nam • Việc đào tạo nghề cho người khuyết tật còn rất nhiều hạn chế, có tới 89.9% người khuyết tật chưa được đào tạo nghề, chỉ có 4.4% được đào tạo nghề ở bậc trung cấp, cao đẳng, đại học. • Điều kiện sống của người khuyết tật phụ thuộc nhiều hơn vào gia đình, người thân và xã hội. • Những rào cản về mặt xã hội đối với người khuyết tật càng trở nên xấu hơn
  12. Các quy định của Luật ở Việt Nam • Luật dạy nghề năm 2006 đã có quy định cụ thể về dạy nghề cho người khuyết tật (01 chương và 5 điều) – giúp người khuyết tật có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm phù hợp ổn định đời sống và hòa nhập cộng đồng. – các quy định và các hình thức khuyến khích các cơ sở tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật cũng được đề cập.
  13. Các quy định của Luật ở Việt Nam Luật Lao động (1994) cũng dành một mục (4 điều) đề cập đến lao động là người tàn tật và khẳng định nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho người tàn tật
  14. Các quy định của Luật ở Việt Nam • Luật người khuyết tật được ban hành cũng đã có những quy định về vấn đề đào tạo nghề, tuyển dụng và sử dụng người lao động. • Dự thảo Nghị định triển khai Luật này cũng đã cụ thể các quy định về vấn đề đào tạo nghề và sử dụng người lao động. • Các quy định ở các văn bản pháp luật này đã hướng đến các mô hình tiếp cận mang tính xã hội nhiều hơn: – Tạo các điều kiện về mặt môi trường làm việc, học nghề cho quá trình sử dụng nguồn lao động là người khuyết tật, cũng như có những quy định cụ thể về việc các doanh nghiệp tham gia xây dựng các nguồn quỹ cho người khuyết tật
  15. Đào tạo nghề • Việc đào tạo nghề mới chỉ hướng vào một số lượng đối tượng nhỏ cũng như việc tạo việc làm cho những người khuyết tật nói chung và người khuyết tật được đào tạo nghề nói riêng. • Ở khía cạnh này có một số vấn đề còn cản trở: – Nhận thức của người khuyết tật và gia đình về vấn đề đào tạo nghề còn chưa đầy đủ, nhu cầu học nghề của người khuyết tật còn thấp (ở đây có sự tồn tại của một mâu thuẫn chính là xã hội chưa tạo việc làm cho người khuyết tật nói chung nên chưa tạo được các nhu cầu hiện thân của người khuyết tật); – hệ thống dạy nghề còn yếu-mới tập trung vào một số loại hình công việc và được tổ chức trong thời gian ngắn và chưa tạo được kỹ năng thiết yếu theo yêu cầu của thị trường lao động; – công tác giới thiệu việc làm cho người khuyết tật chưa được quan tâm và mở rộng; – số liệu về người khuyết tật nói chung và vấn đề tay nghề, đào tạo nghề còn chưa được cập nhật điều này có ảnh hưởng đến công việc triển khai đào tạo nghề và tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật.
  16. Định hướng • việc xây dựng các chương trình, chính sách trợ giúp người khuyết tật cũng cần tiếp cận từ góc độ hòa nhập xã hội và nâng cao năng lực (giảm dần các mô hình chuyên biệt cho người khuyết tật, cần mở rộng các mô hình hòa nhập); • các dịch vụ hướng đến giúp đỡ người khuyết tật không chỉ ở việc đào tạo, tìm việc làm mà còn ở cả giai đoạn làm việc và các vấn đề xung quanh của cuộc sống thường nhật (yêu cầu của các dịch vụ về công tác xã hội ở nơi làm việc, các mô hình tư vấn tâm lý, các hoạt động vui chơi, giải trí và xây dựng môi trường sống hòa nhập)./