Bài giảng Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách - Lưu Trường Văn

ppt 40 trang hapham 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách - Lưu Trường Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttong_muc_dau_tu_cua_du_an_dau_tu_xay_dung_cong_trinh_tu_nguo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách - Lưu Trường Văn

  1. Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 1
  2. CÁC ĐỊNH NGHĨA • Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình • Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; • Đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 2
  3. Tổng mức đầu tư bao gồm: 1 Chi phí xây dựng; 2 Chi phí thiết bị; 3 Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; 4 Chi phí quản lý dự án; 5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 6 Chi phí khác và chi phí dự phòng Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 3
  4. Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 4
  5. Chi phí thiết bị bao gồm: 1 Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ 2 Chi phí đào tạo & chuyển giao công nghệ 3 Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh 4 Chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị 5 Thuế và các loại phí liên quan Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 5
  6. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: 1. Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, 2. Chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án 3. Chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng 4. Chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng 5. Chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 6
  7. Chi phí quản lý dự án • Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 7
  8. Chi phí quản lý dự án - Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc; - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư; - Chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 8
  9. Chi phí quản lý dự án - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 9
  10. Chi phí quản lý dự án - Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; - Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo; - Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 10
  11. Chi phí quản lý dự án Trong trường hợp chủ đầu tư chưa đủ căn cứ để xác định chi phí quản lý dự án (chưa thể xác định được tổng mức đầu tư của dự án) nhưng cần triển khai các công việc chuẩn bị dự án thì chủ đầu tư lập dự toán chi phí cho công việc này để trình người quyết định đầu tư phê duyệt làm cơ sở dự trù kế hoạch vốn và triển khai thực hiện công việc. Các chi phí trên sẽ được tính trong chi phí quản lý dự án của tổng mức đầu tư Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 11
  12. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm - Chi phí khảo sát xây dựng; - Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc; - Chi phí thiết kế xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng; Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 12
  13. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm - Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; - Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng, Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 13
  14. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm - Chi phí tư vấn quản lý dự án; - Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm; - Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 14
  15. Chi phí khác bao gồm những chi phớ gỡ? Chi phí khác là các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 15
  16. Chi phí khác: - Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; - Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; - Chi phí bảo hiểm công trình; - Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; - Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; - Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình; Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 16
  17. Chi phí khác: - Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Các khoản phí và lệ phí theo quy định; - Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; - Vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; - Chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được; - Một số chi phí khác. Một số chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 17
  18. Chi phí dự phòng bao gồm: Chi phí dự phòng Chi phí dự phòng Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt cho khối lượng giá trong thời công việc phát gian thực hiện dự sinh chưa lường án trước được khi lập dự án Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 18
  19. Tính toán chi phí dự phòng (1) • Đối với các dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: – Chi phí dự phòng = 10%*(chi phí xây dựng + chi phí thiết bị + chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư + chi phí quản lý dự án + chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác) Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 19
  20. Tính toán chi phí dự phòng (2) Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: - Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh = 5%*(chi phí xây dựng + chi phí thiết bị + chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư + chi phí quản lý dự án + chi phí tư vấn đầu tư xây dựng + chi phí khác). - Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình theo từng khu vực xây dựng. • Chỉ số giá xây dựng dùng để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính bình quân của không ít hơn 3 năm gần nhất và phải kể đến khả năng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá là thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 20
  21. Quản lý tổng mức đầu tư • Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng • Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 21
  22. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư (1) • Tổng mức đầu tư được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và hướng dẫn tại Phụ lục số 1 của Thông tư này Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 22
  23. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư (2) – Điều 5 Nghị định 99/2007/NĐ-CP 1. Tính theo thiết kế cơ sở của dự án 2. Tính theo diện tích, giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình 3. Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tự 4. Kết hợp các phương pháp Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 23
  24. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) I. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau: V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1) Trong đó: + V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình. + GXD: Chi phí xây dựng của dự án. + GTB: Chi phí thiết bị của dự án. + GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư. + GQLDA: Chi phí quản lý dự án. + GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. + GK: Chi phí khác của dự án. + GDP: Chi phí dự phòng. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 24
  25. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) I. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án 1.1. Xác định chi phí xây dựng của dự án Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được tính theo công thức sau: GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + + GXDCTn (1.2) Trong đó: n là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được tính như sau: m GXDCT = ( ∑ QXDj x Zj + GQXDK ) x (1+TGTGT-XD) (1.3) j=1 Trong đó: + m: Số công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phân kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. + j: Số thứ tự công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j =1-m). Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 25
  26. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) I. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án + QXDj: Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. + Zj: Đơn giá công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ đơn giá theo bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ, hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước), hoặc đơn giá đầy đủ theo bộ phận kết cấu của công trình. Trường hợp Zj là đơn giá xây dựng không đầy đủ thì chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình được tổng hợp theo Bảng 2.2 Phụ lục số 2 của Thông tư này. + GQXDK: Chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu/ tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình. Tuỳ theo từng loại công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ (%) của chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình. + TGTGT-XD: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 26
  27. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) I. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án 1.2. Xác định chi phí thiết bị của dự án Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị của dự án. a. Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây chuyền công nghệ, số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng các công trình thì chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 27
  28. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) I. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án 1.2. Xác định chi phí thiết bị của dự án Chi phí thiết bị của công trình được xác định theo phương pháp lập dự toán hướng dẫn tại mục 2 Phụ lục số 2 của Thông tư này. b. Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây chuyền công nghệ (bao gồm các chi phí nêu tại mục 1.1.2 phần II của Thông tư này) của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này. c. Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, và được xác định theo công thức (1.10) tại phần II của Phụ lục này. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 28
  29. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) I. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án 1.3. Xác định chi phí bồi thường giải phúng mặt bằng và tái định cư Chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư (GGPMB) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các qui định hiện hành của Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 29
  30. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) I. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án 1.4. Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác của dự án Các chi phí như chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác (GK) được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (xem mục 3, 4, 5 Phụ lục số 2 của Thông tư này). Hoặc tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) có thể được ước tính từ 1015% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án. Vốn lưu động ban đầu (VLD) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (LVay) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 30
  31. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) I. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án 1.5. Xác định chi phí dự phòng của dự án Đối với dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, và chi phí khác. Chi phí dự phòng được tính theo công thức: GDP = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) x 10% (1.4) Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: yếu tố khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá, theo công thức: GDP = GDP1 + GDP2 (1.5) Trong đó: + GDP1: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh: GDP1 = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK ) x 5% (1.6) Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 31
  32. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) I. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án 1.5. Xác định chi phí dự phòng của dự án + GDP2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá: GDP2 = (V’ - Lvay) x (Ixdbq +_delta(Ixd) ) (1.7) Trong đó: - V’: Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng. - Ixdbq: Chỉ số giá xây dựng bình quân. Chỉ số giá xây dựng bình quân được lấy bằng chỉ số giá xây dựng công trình của nhóm công trình có chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức đầu tư. Chỉ số giá xây dựng công trình của nhóm công trình này được tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình của không ít hơn 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán. delta(Ixd): Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình quân đã tính. Trường hợp đối với công trình thiết kế một bước thì tổng mức đầu tư xây dựng công trình được xác định theo phương pháp tính dự toán xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư này và bổ sung các chi phí khác có liên quan chưa tính trong dự toán. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 32
  33. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) II. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình Trường hợp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (Sxd) và suất chi phí thiết bị (Stb) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng cho từng công trình thuộc dự án và tổng mức đầu tư của dự án được xác định theo công thức (1.1) tại phần I nêu trên. Việc xác định tổng mức đầu tư được thực hiện như sau: Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 33
  34. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) II. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình 2.1. Xác định chi phí xây dựng của dự án Chi phí xây dựng của dự án (Gxd) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức (1.2). Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình (Gxdct) được xác định như sau: Gxdct = Sxd x N + Gct-sxd (1.9) Trong đó: + Sxd: Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ/ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. + Gct-sxd: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. + N: Diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 34
  35. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) II. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình 2.2. Xác định chi phí thiết bị của dự án Chi phí thiết bị của dự án (Gtb) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (Gtbct) được xác định theo công thức sau: Gtbct = Stb x N + Gct-stb (1.10) Trong đó: + Stb: Suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ hoặc tính cho một đơn vị diện tích của công trình thuộc dự án. + Gct-stb: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị của công trình thuộc dự án. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 35
  36. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) II. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình 2.3. Các chi phí gồm chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định như hướng dẫn tại mục 1.3, 1.4, 1.5 phần I của Phụ lục này Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 36
  37. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) III. Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự là những công trình xây dựng có cùng loại, cấp công trình, qui mô, công suất của dây chuyền thiết bị, công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau. Tuỳ theo tính chất, đặc thù của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, số liệu của công trình có thể sử dụng một trong các cách sau đây để xác định tổng mức đầu tư cuả dự án. a. Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức: Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 37
  38. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) III. Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện n n V = ∑ GCTTTi x Ht x HKV ± ∑ GCT-CTTTi (1.11) i=1 i=1 Trong đó: + GCTTTi: Chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i của dự án (i=1ữn). + Ht: Hệ số qui đổi về thời điểm lập dự án. + Hkv: Hệ số qui đổi về địa điểm xây dựng dự án. + GCT-CTTTi: Những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 38
  39. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) III. Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện b. Trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình và qui đổi các chi phí này về thời điểm lập dự án. Trên cơ sở chi phí xây dựng và thiết bị của dự án đã xác định được, các chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự như hướng dẫn tại mục 1.3, 1.4, 1.5 phần I của Phụ lục này. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 39
  40. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007của Bộ Xây dựng) IV. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án và nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình. Biên soạn: Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT) 40