Bài giảng Trang thiết bị công trình - Chương 4: Các hệ thống điện tử công trình

pdf 19 trang hapham 4010
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Trang thiết bị công trình - Chương 4: Các hệ thống điện tử công trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_trang_thiet_bi_cong_trinh_chuong_4_cac_he_thong_di.pdf

Nội dung text: Bài giảng Trang thiết bị công trình - Chương 4: Các hệ thống điện tử công trình

  1. Chương 4: CáC Hệ thống điện tử công trình 4.1. Khái niệm chung * Các hệ thống điện tử tin học công trình còn gọi là hệ thống điện nhẹ (12-24v ) hay điện tín hiệu gồm : - Hệ thống Camera giám sát và bảo vệ - Hệ thống thông báo và hiển thị thông tin trên màn hình điện tử - Hệ thống thông tin liên lạc bằng điện thoại - Hệ thống thu tín hiệu vệ tinh ( MATV ) - Hệ thống bảo vệ chống đột nhập - Hệ thống âm thanh - Hệ thống điều khiển toàn nhà cho các hệ thống kỹ thuật : +Điều khiển cung cấp điện chiếu sáng +Điều khiển bơm nước sinh hoạt và phòng hoả +Điều khiển tự động các hệ thống điều hoà không khí +Điều khiển tự động hệ thống báo cháy và chữa cháy +Điều khiển tự động các hệ thống thang máy và băng chuyền
  2. Chương 4: CáC Hệ thống điện tử công trình
  3. 4.2. Hệ thống Camera giám sát và bảo vệ 4.2.1. Khái niệm chung - Camera quan sát bảo vệ đã có từ những năm 1950 nhưng chỉ phục vụ hạn hẹp cho mục đích quân sự và an ninh quốc gia. Với các mục đích phi quân sự, hệ thống Camera theo dõi bí mật phục vụ công tác bảo vệ lần đầu tiên xuất hiện tại các khu vực hoặc công trình có đòi hỏi cao về an ninh như nhà Ngân hàng (Bank), Sòng bạc (Casino), v.v - Do nhu cầu gia tăng cộng với đòi hỏi chất lượng ngày càng cao nên chất lượng và hình thức ngày càng phong phú và hoàn thiện. Hiện nay kích thước Camera dân sự chỉ khoảng từ 3cm đến 20cm chiều dài - Phạm vi sử dụng của Camera rất rộng và đa dạng. Nó được sử dụng hầu hết trong các thể loại công trình Kiến trúc - Tuỳ từng đặc tính của công trình và vị trí cần quan sát mà sử dụng loại Camera thích hợp 4.2.2. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống • Cấu hình cơ bản của một Camera quan sát thông thường bao gồm: - 01 Camera - 01 màn hình (Monitor) - Hệ thống đường dây dẫn bao gồm các dây sau: + Dây đồng trục truyền hình + Dây truyền âm thanh + Dây điều khiển nếu là Camera có Zoom và Pan - 01 nguồn nuôi (12V,24V,220V) - Đối với hệ thống quan sát thông minh thì có thêm: + Hộp truyền hình (thiết bị kết nối để truyền hình) + Mordem + Máy tính điều khiển + Hệ thống ghi lại hình ảnh (Recoder) Hệ thống này không giới hạn khoảng cách từ nơi cần theo dõi đến nơi người ngồi, có bộ chia hình và lọc tín hiệu
  4. Sơ đồ nguyên lý hệ thống Camera quan sát Hệ thống Camera quan sát có ghi hình và báo động trung tâm
  5. 4.2.3. Nguyên tắc bố trí Nguyên tắc bố trí hệ thống : các ống kính Camera được lắp đặt tại các vị trí quan sát hợp lý , sau đó dẫn đường dây đi trong ống gen nằm ngầm trong tường , trần đến phòng kỹ thuật máy điều khiển quan sát và xử lý thông tin ( phòng kỹ thuật này thường đặt gần bộ phận trực an ninh và bảo vệ ) Camera được bố trí nhiều nhất trên trần , góc tường và cột do khả năng bao quát và góc nhìn rộng nhất mà nhờ đó có thể giảm thiểu được số lượng camera cần bố trí. Thông thường, chỉ cần một dây đồng trục là có thể thu được tín hiệu hình và tiếng cho trung tâm điều khiển Camera có các chức năng như dịch chuyển (PAN) hay phóng to thu nhỏ (ZOOM) thì có thêm 2 dây dẫn nguồn và tín hiệu điều khiển. Trong nội thất công trình, camera không giới hạn khoảng cách quan sát mà giới hạn bởi số lượng vật chắn tầm quan sát. Cần nghiên cứu các góc quan sát và góc quay để đảm bảo nhìn được mọi khu vực bảo vệ
  6. 4.3. Hệ thống hiển thị thông tin trên màn hình 4.3.1. Khái niệm chung Trong các công trình Kiến trúc hiện đại, nhất là các công trình công cộng như nhà ga, sân bay, trung tâm thương mại, tổ hợp văn phòng sân vận động v.v thì không thể thiếu được hệ thống hiển thị thông tin. Một hệ thống hiển thị thông tin bao gồm các thiết bị biểu diễn văn bản,hình ảnh và các dạng thông tin khác trên những bảng điện tử, màn ảnh, màn hình, các dạng màn tinh thể lỏng. Các thông tin này có thể dược đưa ra từ máy tính, từ các đầu phát video, từ vệ tinh, Camera và các loại phương tiện phóng hình khác. Kích thước các bảng điện tử phụ thuộc vào thiết bị của từng hãng và do đặt hàng sản xuất. Khi thiết kế công trình cần xác định rõ vị trí lắp đặt, kích thước dựa trên các thông số kỹ thuật do Hãng SX cung cấp để chọn lưa giải pháp cụ thể. 4.3.2. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống Cấu hình của một hệ thống hiển thị thông tin bao gồm: - Màn hình hiển thị thông tin - Camera - Thiết bị chọn và chia hình - Máy tính. (PC) - Máy ghi hình (Recoder) - Hệ thống dây dẫn Đặc điểm quan trọng của hệ thống này là độ phân giải màn hình phải cực lớn do khoảng cách người quan sát đến bảng hiển thị thông tin là một khoảng giới hạn nhất định có độ tương phản ánh sáng từ 400lux đến 1000lux đối với hiển thị trong nhà và từ 15000lux đến 20000lux đối với các màn hiển thị ngoài trời Có 2 dạng màn hình hiển thị thông tin là trong nhà Inside và ngoài nhà outside với cấu hình và độ phân giải khác nhau Có 2 loại hiển thị thông tin : Hiển thị dạng văn bản và Hiển thị dạng văn bản lẫn hình ảnh:
  7. 4.3.3. Nguyên tắc bố trí Đối với các bảng hiển thị thông tin trong nhà chuyên dùng cho các công trình công cộng như nhà ga hàng không, ga xe lửa, bến xe ô-tô liên tỉnh hoặc bến tàu thuỷ v.v cần được bố trí tại nơi dễ dạng thuận tiện nhất để hành khách có thể nhận biết và quan sát. Thông thường, các bảng hiển thị thông tin của các công trình dạng này nàm ngay tại sảnh, nơi chờ hoặc tập kết hành khách vì là nơi tập trung lượng hành khách đông nhất Độ cao thường từ khoảng cách 2 mét đến 4 mét tuỳ thuộc vào không gian đó rộng hay hẹp Bảng hiển thị này có thể kết hợp với các thành phần trang trí nội thất khác trên một mảng tường hoặc được treo riêng lẻ trên mảng tường đó Nguyên tắc bố trí hệ thống: từ phòng kỹ thuật máy phát hình và điều khiển (phòng này thường đặt ở vị trí thuận tiện nhất cho việc giám sát, giao dịch thông tin và thông báo tin tức) , các dây cáp điện và dây tín hiệu bố trí đi ngầm trong sàn, tường, trần trên giá đi dây nằm trong các hộp gen âm tường , âm sàn, âm trần v.v dẫn tới các màn hình hiển thị
  8. 4.4. Hệ thống thông tin liên lạc bằng điện thoại 4.4.1. Khái niệm chung - Ngày nay, bất cứ một công trình từ nhà ở hay công trình công cộng, công nghiệp thi hệ thông thông tin liên lạc là không thể thiéu được dù là ở cấp độ bình thường. - Người ta phân chia hệ thông này ra làm 2 loại: + Hệ thống thông tin liên lạc nội hạt và quốc tế ICS + Hệ thông thông tin nội bộ IS ( Intercom system ) Hệ thống thông tin liên lạc nội hạt và quốc tế bao gồm 1 tổng đài điện thoại đa dịch vụ với nhiều trung kế (tuỳ thuộc quy mô và tính chất công trình) kết nối với mạng điện thoại quốc gia thông qua một kênh truyền dẫn cáp đồng trục. Tổng đài điện thoại đa dịch vụ được nối kết với thiết bị đầu cuối như điện thoại đơn, máy Fax, telex hoặc máy tính cá nhân (PC) có modem kết nối 4.4.2. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống. Đối với hệ thống thông tin liên lạc điện thoại nội hạt và quốc tế. Cấu hình đơn giản nhất là một hệ thống Telephone gồm: - 01 đường dây đầu vào do nhà cung cấp địa phương lắp đặt - 01 máy điện thoại hoặc máy Fax Hệ thống thông tin liên lạc cho một tổ hợp công trình lớn cần được nhà cung cấp dịch vụ thiết kế và lắp đặt gồm: - 01 hoặc nhiều đường vào (line) - 01 Tổng đài tự động - 01 Máy tính điều khiển và lưu trữ dữ liệu - 01 Hệ thống thu phát tín hiệu nội bộ (chỉ có đối với máy đầu cuối dạng thu phát vô tuyến) - Nhóm thiết bị đầu cuối như máy điện thoại để bàn, Mordem, máy Fax - Hệ thống dây dẫn cho các thiết bị
  9. 4.4.3. Nguyên tắc bố trí - Hệ thống thiết bị thông tin liên lạc và viễn thông có 2 dạng truyền là vô tuyến và hữu tuyến. Đôí với thiết bị truyền vô tuyến thì công việc lắp đặt có liên quan đến công trình Kiến trúc chỉ cần quan tâm đến vị trí đặt thiết bị đầu vào và thiết bị đầu cuối . Đối với hệ thống hữu tuyến thì hệ thống dây dẫn của các thiết bị thông tin liên lạc và viễn thông cần được xác lập vị trí lắp đặt ngay từ giai đoạn thiết kế với hệ thống hộp kỹ thuật riêng hoặc kết hợp với các hệ thống khác - Cần bố trí vị trí tổng đài tại sảnh lễ tân - đối với khách sạn, nhà khách. Tại vị trí này, người cán bộ lễ tân có thể kiểm soát mức cước phí của khách hàng thông qua hệ thống tổng đài tự động được kết nối với máy tính - Nhóm cụm cơ quan, khu liên cơ văn phòng tổng đài được bố trí tại khu vực chung tại bộ phận đón tiếp là lễ tân. Tại đây, người trực tổng đài có thể kết nối từ khách đến nơi cần kết nối thông qua các bàn chuyển. Thực chất, tổng đài có người nhằm kiểm soát các cuộc gọi đi của cụm cơ quan - Bố trí tổng đài tại các phòng văn thư hoặc hành chính đối với các cơ quan đơn lẻ để quản lý hệ thống ra vào - Đối với nhà ở gia đình nếu sử dụng tổng đài nên đặt tại vị trí phòng sinh hoạt chung, nơi có mật độ sinh hoạt của nhiều người - Hệ thống dây dẫn từ tổng đài đến các thiết bị đầu cuối có thể đi nổi hoặc chìm tường hoặc qua hộp kỹ thuật - Đối với các công trình lớn như Trung tâm thương mại, tổ hợp văn phòng cho thuê, khách sạn lớn cơ quan liên ngành, liên Bộ thi nhất thiết phải thiết kế phòng kỹ thuật thông tin liên lạc với diện tích tuỳ thuộc vào số lượng đầu ra - Khi thiết kế cụ thể cần tham khảo nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp thiết bị
  10. 4.5. Hệ thống thu tín hiệu truyền hình vệ tinh ( MATV ) 4.5.1. Khái niệm chung Thông qua thiết bị đầu vào là một ăngten Parabol có công suất thiết kế tuỳ thuộc yêu cầu của công trình. Hệ thống MATV ( Multiple Antenna Television ) có mặt hầu hết ở các công trình như khách sạn , cao ốc văn phòng, trung tâm hội nghị quốc tế Tín hiệu được thu từ vệ tinh thông qua anten vệ tinh vào hệ thống máy thu nhiều kênh, rồi qua bộ khuếch đại và phân chia các kênh , truyền trong mạng cáp Video chất lượng cao đến từng thiết bị đầu ra là màn hình vô tuyến hoặc Computer . Đồng thời hệ thống phát Video nội bộ của tòa nhà và hệ thống tín hiệu từ Camera thông qua thiết bị chuyên dụng và truyền lên hệ thống cáp truyền dữ liệu đến những vị trí mặc định trước. Hệ thống MATV cho phép các máy thu hình có thể đồng thời thu các kênh khác nhau từ các thiết bị đầu vào. 4.5.2. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống Cấu hình cơ bản của hệ thống bao gồm các thiết bị : - Ăng ten vệ tinh - Thiết bị xử lý tín hiệu thu kỹ thuật số (Số hoá và giải mã - Digital) - Thiết bị khuếch đại tín hiệu - Thiết bị chia kênh - Thiết bị đầu ra: máy tính (PC) hoặc vô tuyến (TV) - Máy tính điều khiển hệ thống - Thiết bị ghi (Recoder) và chọn hình ảnh - Hệ thống dây dẫn - Hệ thống nguồn nuôi AC và DC
  11. f660 b/u khuyếch đại 20 bộ chia 4 terminator dv24 may thu 1 may thu 2 may thu 3 ti vi v a v v a a a v vcr chuyển mạch chuyển mạch chọn t/h chọn t/h a v audio a video v khuyếch đại khuyếch đại phân chia phân chia audio video a v 4.5.3. Nguyên tắc bố trí Thiết bị đầu vào là Ăng ten cần được bố trí trên nóc công trình do thiết bị này cần có khoảng không gian không bị vật cản để thu tín hiệu tốt Đối với các công trình thấp tầng có sân vườn rộng (không bị che bởi các công trình khác) có thể bố trí tại sân Phòng kỹ thuật thu phát tín hiệu được thiết kế riêng với diện tích tùy thuộc vào thiết bị của nhà cung cấp và số nhân sự trong phòng.
  12. 4.6. Hệ thống bảo vệ chống đột nhập 4.6.1. Khái niệm chung ở các công trình có yêu cầu chức năng bảo vệ chống đột nhập cao như các cở quan nghiên cứu, Cơ quan ngoại giao, cơ quan an ninh người ta phân cấp mức độ bảo vệ : Cấp đặc biệt : dành cho cơ quan có các hệ thống điều khiển quân sự mà ảnh hưởng của nó liên quan đến an ninh quốc gia – Chủ yếu là các công trình quốc phòng, các công trình an ninh quốc gia Cấp 1: Là các cơ sở nghiên cứu các ứng dụng quốc gia đặc biệt, nơi lưu giữ tài liệu quan trọng của chính phủ Cấp 2: Các cở sở nghiên cứu khoa học, các cơ quan ngoại giao Cấp 3: Các cơ quan có nhu cầu bình thường hoặc nhà ở có nhu cầu chống trộm cắp v.v 4.6.2. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống Hệ thống kiểm soát chống đột nhập thông thường bao gồm các phần tử kỹ thuật độc lập dược nối kết với nhau qua hệ thống dẫn truyền dữ liệu kỹ thuật số như - Hệ thống Camera quan sát - Các phần tử kiểm soat đột nhập như : thiết bị cảm ứng điện từ , thiết bịđèn hồng ngoại , thiết bị tế bào quang điện, thiết bị nhận biết khác biệt, thiết bị cảm ứng mùi, thiết bị cảm ứng quang phổ v.v - Hệ thống khoá từ tính hoặc dạng thẻ thông minh có máy tính trợ giúp điều khiển - Các phím ấn khẩn cấp đặt tại các vị trí quan trọng ( dùng cho người điều khiển) - Thiết bị trung tâm nhận biết và xử lý thông tin - Thiết bị ghi hình và máy tính điều khiển hệ thống - Các hệ thống thiết bị đầu cuối như chuông, còi, đèn báo, loa , thiết bị quay số điện thoại tự động v.v
  13. 4.7. Hệ thống âm thanh 7.7.1. Khái niệm chung Trang thiết bị âm thanh cho công trình thường có hai loại : - Hệ thống âm thanh phổ thông: bao gồm các thiết bị âm thanh giải trí - Hệ thống âm thanh chuyên dụng: bao gồm hệ thống âm thanh hội nghị và hệ thống thông báo (PA) 7.7.2. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống a) Đối với hệ thống âm thanh phổ thông : Hệ thống âm thanh phổ thồng thường được sử dụng trong các công trình văn hoá, hoặc tại những khu vực sinh hoạt cộng đồng để tạo ra các nền âm thanh cần thiết phục vụ giải trí. Hệ thống gồm các thiết bị cơ bản sau: - Tăng âm ( Amplìier ) - Đầu cassette - Đầu CD - Micro - Bộ điều khiển âm thanh ( Equalizer ) - Loa – dây tín hiệu – giắc cắm
  14. b) Đối với hệ thống âm thanh chuyên dụng  Hệ thống âm thanh hội nghị (Confecrence System): sử dụng 2 nguyên lý: • Âm thanh tập trung (Concentated Sound System) • Âm thanh phân tán (Distributed Sound System) - Hệ thống âm thanh tập trung: thông thường hệ thống này gồm các thiết bị : micro hữu tuyến và vô - tuyến, máy khuyếch đại âm thanh, dàn hoà âm điều chỉnh âm thanh và các loa. Đây là hệ âm thanh thông dụng nhất có thể ứng dụng trong hầu hết các loại hình hội nghị , các phòng biểu diễn ca nhạc , hội trường , phòng họp v.v - Hệ thống âm thanh phân tán : cấu hình của hệ thống gồm những thiết bị cơ bản sau: +Trung tâm điều khiển và phân phối kênh + Hộp đại biểu + Hộp chủ tọa: tương tự như hộp đại biểu nhưng có thêm chức năng điều khiển phát biểu và máy tính liên hệ với TT + Hộp thụ động: dành cho các đại biểu dự thính. + Các thiết bị tăng âm , điều chỉnh âm thanh và ghi âm. Bên cạnh các thiết bị trên, trong hệ thống âm thanh hội nghị còn có hệ thống phiên dịch gồm: + Bàn phiên dịch: Được gắn với các thiết bị điều khiển trung tâm. + Máy tính điều khiển hệ thống Tuỳ theo từng hãng sản xuất, hệ thống phiên dịch có thể dựa trên nguyên lý vô tuyến, hoặc hữu tuyến .  Hệ thống âm thanh thông báo (Public Address System – PA) : Hệ thống thường có các thiết bị : Micrô , máy tăng âm , máy điều chỉnh âm, đầu casette, đầu CD, đầu ghi âm ( các máy móc thiết bị này được lắp đặt trong phòng phát thanh ), từ đó theo hệ thống dây dẫn tới các loa phát thanh Hệ thống này thường được sử dụng để thông báo và chỉ dẫn trong các công trình công cộng như: sân bay, nhà ga, bến cảng, bệnh viện , sân vận động ,các khu công nghiệp, nhà máy và các công trình xây dựng lớn
  15. 4.7.3. Nguyên tắc bố trí *Đối với hệ thống âm thanh tập trung : Khi thiết kế và lắp đặt hệ thống âm thanh tập trung cần lưu ý những điểm sau: - Âm thanh trang âm phải đi từ hướng trước mặt đến tai người nghe. Tuyệt đối tránh để âm thanh từ loa hướng trực tiếp hoặc phản xạ một lần vào micro. - Hệ thống loa phải được bố trí phù hợp với cấu trúc nội thất về mặt âm học và thẩm mỹ, tránh hiện tượng dội âm , để tốt hơn cần xử lý vật liệu hút âm - Hệ thống phải có tiếp đất tốt để tránh hiện tượng ù. - Dây dẫn âm thanh cần sử dụng dây chuyên dụng có lớp bảo vệ chống xung từ trường. Có thể đi nổi hoặc chìm tường hay trong hộp kỹ thuật riêng. Không dùng các dây điện thông thường để làm dây truyền tín hiệu âm thanh, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm. - Các thiết bị điều khiển cần được bố trí trong một phòng có thể quan sát được sân khấu , có kích thước tuỳ thuộc số lượng nhân viên và thiết bị do hãng cung cấp. *Đối với hệ thống âm thanh phân tán: Hệ thống này thường có phòng kỹ thuật điều khiển trung tâm nằm sát cạnh phòng hội nghị , từ đó phân nhánh mạng lưới dây dẫn đến từng bàn đại biểu , hệ thống dây dẫn thường đi ngầm dưới sàn kỹ thuật Khi thiết kế hệ thống này thường được làm đồng thời với công tác thiết kế nội thất * Đối với hệ thống âm thanh thông báo (PA ) : Hệ thống này cần có một phòng kỹ thuật phát thanh để bố trí các máy móc thiết bị , chỗ làm việc cho các nhân viên , từ đó hệ thống dây dẫn được dẫn tới từng thiết bị loa phát thanh thông báo , được lắp đặt tại các vị trí cần thiết ở trên trần hay cột hoặc tường . Thường hệ thống dây dẫn được bố trí đi ngầm tường , ngầm trần trong các ống gen riêng của hệ thống .
  16. Sơ đồ nguyên lý hệ thống âm thanh hội nghị kiểu phân tán Sơ đồ hệ thống âm thanh thông báo công cộng
  17. 4.8. Hệ thống đàm thoại giữa trong và ngoài nhà Cấu tạo của hệ thống bộ đàm điều khiển đóng mở cửa bao gồm: - Thiết bị lắp bên ngoài công trình: thường được gắn ngay tại sảnh tầng 1, bố trí ở vị trí thuận tiện, dễ thấy, cách sàn 1,6m vừa với chiều cao của người sử dụng. Nếu là loại có gắn Camera thì thiết bị cần đặt tại vị trí có ánh sáng đầy đủ và phải lắp thêm hệ thống đèn chiếu sáng để sử dụng vào chiều tối - Thiết bị lắp bên trong công trình: thường được bố trí ngay tại tiền phòng hay tiền sảnh của căn hộ (ngoài ra có thể lắp thêm một vài thiết bị tại các không gian khác), chiều cao lắp đặt cách sàn 1,6m - Hệ thống điện nguồn: sử dụng hệ thống điện chung của toàn toà nhà, thông qua biến áp để hạ điện thế. Nguồn điện này nên lấy ngay từ hệ thống điện trong phòng trực hay bảo vệ tại tầng 1 và phải được nối với hệ thống cung cấp nguồn điện dự phòng khi có sự cố - Hệ thống điều khiển đóng mở cửa: để điều khiển đóng mở cửa lối vào nhà theo tín hiệu yêu cầu từ các căn hộ tầng trên hoặc của nhân viên trực bảo vệ - Hệ thống dây dẫn tín hiệu: phần dây dẫn cần được đi riêng bằng dây chuyên dụng có lớp bảo vệ chống xung từ trường. Có thể đi nổi hoặc chìm tường hay trong hộp kỹ thuật riêng. Không dùng các dây diện thông thường để làm dây truyền tín hiệu âm thanh, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm. Hệ thống dây có thể đi chung hộp kỹ thuật với hệ thống điện thoại, ti vi. Tại tầng 1 hộp đấu dây đặt tại phòng trực, tại các tầng hộp đấu dây có thể kết hợp bố trí trong phòng kỹ thuật điện Tuỳ theo cấp và yêu cầu sử dụng có thể lắp hệ thống bộ đàm điều khiển đóng mở cửa theo 2 loại dưới đây: - Hệ thống bộ đàm điều khiển đóng mở cửa không có camera ( Intercom door entry phone ) - Hệ thống bộ đàm điều khiển đóng mở cửa có camera ( Video door entry system )
  18. Sơ đồ hệ thống đàm thoại có Camera Sơ đồ hệ thống đàm thoại không có Camera
  19. 4.9. Hệ thống mạng lan và điều khiển các hệ thống kỹ thuật toàn nhà Đây là một hệ thống điện tử tin học rất hiện đại , kết nối toàn bộ các hệ thống kỹ thuật trong toà nhà về trung tâm điều khiển máy tính ( do đó cần phải có một phòng kỹ thuật dành riêng cho hệ thống thiết bị máy tính và điều khiển trung tâm , thường có diện tích tối thiểu 30m2 và bố trí nằm gần phòng bảo vệ an ninh của nhà ở tầng 1 hoặc tầng hầm thứ nhất ) . Sau khi đã nhận tín hiệu từ các hệ thống thiết bị kỹ thuật truyền về , trung tâm xử lý thông tin và phản hồi lại các hệ thống bằng các lệnh điều khiển cho các tủ điều khiển của các hệ thống này để thực hiện các hoạt động cần thiết Sơ đồ hệ thống mạng LAN và điều khiển toàn nhà