Bài giảng Trang thiết bị công trình - Chương 5: Hệ thống cấp và thoát nước trong công trình

pdf 41 trang hapham 1810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trang thiết bị công trình - Chương 5: Hệ thống cấp và thoát nước trong công trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_trang_thiet_bi_cong_trinh_chuong_5_he_thong_cap_va.pdf

Nội dung text: Bài giảng Trang thiết bị công trình - Chương 5: Hệ thống cấp và thoát nước trong công trình

  1. Chương 5: hệ THốNG CấP Và THOáT NƯớC TRONG CÔNG TRìNH 5.1. hệ thống cấp nước công trình: 5.1.1. Khái niệm chung: - Nước là nhu cầu bức thiết hàng ngày của mọi sinh vật nói chung và con người nói riêng . - Từ xa xưa , con người đã biết cách sử dụng và khai thác nước : - Cấp nước công trình được phân thành 3 loại chính: Nước sinh hoạt, nước sản xuất, nước cứu hoả - Ngoài ra nước còn được sử dụng cho các nhi cầu khác như : bể bơi, bể cảnh, đài phun nước, tưới cây, tưới đường , rửa xe 5.1.2. Yêu cầu về chất lượng nước cấp : - Nước cấp cho SH có yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và nồng độ cho phép rất khắt khe, phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh theo TCVN hiện hành và của tổ chức sức khoẻ thế giới 1984. - Nước cấp cho sản xuất rất đa dạng , phong phú còn tuỳ thuộc vào loại sản xuất, yêu cầu công nghệ và đặc tính của các loại thiết bị máy móc . - Nước cứu hoả thì thường không đòi hỏi cao về chất lượng (có thể SD các nguồn nước tự nhiên). - Nước cấp cho bể bơi thì yêu cầu sạch như nước ăn uống sinh hoạt. - Nước cấp cho đài phun , bể cảnh chỉ tiêu chính là đảm bảo vệ sinh môi trường . - Nước tưới có thể cho phép sử dụng , nước ngọt tự nhiên chưa bị nhiễm bẩn .
  2. 5.1.3. Yêu cầu về lưu lượng và áp lực : 5.1.3.1. Lưu lượng: Là thể tích (khối lượng) nước đi qua một mặt cắt của ống trong một đơn vị thời gian nhất định (ví dụ: l/s; m3/ph; m3/h ) a/ Đối với nhà ở gia đình: q = 0,2 a N + K.N ( l/s ) Trong đó: q : lưu lượng nước tính toán cho từng đoạn ống ( l/s) a : đương lượng phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước . (theo TCVN 4513 - 88 ) lấy theo bảng (1-5). K : là hệ số điều chỉnh phụ thuộc vào tổng số đương lượng N : tổng số đương lượng của các thiết bị vệ sinh trong đoạn ống tính toán . * Bang 1 - 5 : Các trị số đại lượng a phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước . Tiêu chuẩn dùng nước 100 125 150 200 250 300 350 400 (l/ng ngàyđêm ) Trị số a 2,2 2,16 2,15 2,14 2,05 2 1,9 1,85 * Bang 1 - 6 : Trị số hệ số K phụ thuộc vào tổng số N ( theo TCVN 4513 - 88 ) . Tổng số đương lượng N 300 301 -500 501-800 801-1200 >1200 Trị số K 0,002 0,003 0,004 0,005 0,006
  3. b/ Nhà công cộng : Như BV , khách sạn , nhà ở tập thể, nhà điều dưỡng , nhà trẻ, trường học , các CQ trụ sở , cửa hàng ) Công thức tính toán: q = 0,2. α. √N (l/s) Trong đó: q : Lưu lượng nước tính toán (l/s) N: Tổng số đương lượng của các thiết bị vệ sinh trong đoạn ống tính toán. α: Hệ số phụ thuộc vào chức nang của ngôi nhà lấy theo bang 1 - 7 (TCVN-4513-88). Bang (1 - 7): Trị số của hệ số α Loại nhà Nhà trẻ Bệnh viện Cửa hàng Cửa hàng cơ Bviện -nhà Khách sạn, Mẫu giáo đa khoa cơ quan quan giáo điềudưỡng, Nhà ở tập hành dục nhà an thể chính dưỡng Hệ số α 1,2 1,4 1,5 1,8 2,0 2,5
  4. c/ Các nhà đặc biệt khác: Các phòng khán giả, luyện tập thể thao, nhà an tập thể, cửa hàng an uống, xí nghiệp chế biến thức an, nhà tắm công cộng, các phòng sinh hoạt trong xí nghiệp công cộng,vv Công thức tính: Q = ∑ [(qo. n. β)/100] (l/s) Trong đó: Q: Lưu lượng nước tính toán. (l/s) qo: Lưu lượng nước tính toán cho một dụng cụ vệ sinh cùng loại (l/s) n: Số lượng thiết bị vệ sinh cùng loại. β: Hệ số hoạt động đồng thời của các thiết bị vệ sinh lấy theo bang 1 - 8 (theo TCVN-4518-88). 100: Là lấy hệ số β theo tỷ lệ % (tức là β%) Bảng (1 - 8): Hệ số β, tính bằng % theo TCVN-4518-88 Rạp chiếu phim, Rạp xiếc, Nhà an tập thể, Cửa Phòng s.hoạt Loại dụng cụ vệ sinh Hội trường, CLBộ, Rạp chiếu hàng an uống, XN Chế của XN Cung thể thao phim biến thức an Chậu rửa mặt, tay 80% 60% 80% 30% Hố xí có két 70% 50% 60% 40% Âu tiểu 100% 80% 50% 25% Vòi tắm hương sen 100% 100% 100% 100% Chậu rửa trong cang tin 100% 100% 100% 100% Máng tiểu 100% 100% 100% 100% Chậu rửa bát 100% 100% 30% 100% Chậu tắm, bồn tắm 100% 100% 100% 50%
  5. 5.1.3.2. Yêu cầu về lưu lượng và áp lực : 2 • áp lực cần thiết: htd Công thức tính: htd = ϕ. v /2g (m) áp lực cần thiết: Hct Công thức tính toán: Hct = Hhh + htd + hw + H đh Trong đó: Hct: Là áp lực cần thiết cấp vào ngôi nhà (m) Hhh: Độ cao hình học từ dụng cụ vệ sinh (VS) bất lợi nhất (cao nhất, xa nhất, ( m) htd: áp lực tự do của dụng cụ vệ sinh bất lợi đó (m) Hđh: Tổn thất qua đồng hồ đo nước (m) hw: Tổn thất áp lực từ nguồn lấy nước đến dụng cụ VS bất lợi nhất Hb = Ζk - Ζb + hk + hw2 + hw1 + h0 ΖK = ΖĐ + H hh + htd + hw3 Trong đó: Ζđ, ΖB, Ζk : là cao độ mặt đất và cao độ thấp nhất trong bể chứa và két mái (m). hw2, hw3 : là tổn thất áp lực ống hút, ống đẩy và tổn thất từ két xuống dụng cụ vệ sinh bất lợi nhất trong nhà (m). Hhh, hk : chiều cao học của dụng cụ VS bất lợi nhất và chiều cao lớp nước trong két. htđ, ho : áp lực tự do tại dụng cụ VS bất lợi nhất và tại van phao của tuyến bơm vào két (m).
  6. 5.1.4. ống cấp nước và phụ tùng nối ống : 5.1.4.1 ống thép tráng kẽm - Là loại phổ biến nhất dùng trong công trình - Đường kính ống D = 15 ữ 100mm. Mỗi đoạn ống sản xuất dài tối đa là 6m, thép dày 2 - 5mm . * Phụ tùng nối ống kẽm: ống kẽm được nối với nhau thông qua các phụ tùng có ren xoáy âm dương và chống hở rò rỉ bằng sợi đay pha sơn hoặc băng chế tạo sẵn từng cuộn. * Các phụ tùng nối ống gồm có:
  7. 5.1.4.2 ống nhựa cứng PVC - Là loại ống cấp nước đang rất phổ biến trong công trình XD, giá thành rẻ, dễ thi công lắp đặt. Tuy nhiên độ bền không thể bằng ống kẽm, niên hạn sử dụng ngắn, các mối nối dễ bị lão hoá, rò rỉ. Khả năng chịu áp lực kém, dễ bị dập, nứt khi thi công và tải trọng đè lên, - Bởi vậy khi lắp đặt ống cấp nước cần chịu áp lực trong đường ống cao như nhà cao tầng, ống cấp nước cứu hoả hay ống cấp nằm dưới nền sàn có tải trọng xe cộ qua lại thì không được dùng ống nhựa. - Nói chung ống nhựa PVC chỉ dùng trong các công trình tạm hoặc nhà 1đến 2 tầng. + Các phụ tùng nối ống nhựa PVC: ống nhựa cũng có phụ tùng như ống kẽm: Măng xông, Tê, Chữ thập, Cút, Côn. Nhưng liên kết bằng vật liệu keo dán nhựa chế tạo sẵn trong ống tuýp kín. ống nhựa có ĐK d = 15 ữ 200mm, ống cấp trong nhà chỉ dùng d = 15 ữ 34mm.
  8. 5.1.4.3 ống đồng Có hai phương pháp nối ống đồng, hàn vẩy bạc và nối nén, ống có các loại đường kính giống như ống tráng kẽm. 5.1.4.4 ống cấp ngoài nhà a/ ống gang hoặc ống tráng kẽm: - Đây thường là ống có đường kính lớn, khi không dùng được rắc co và các phụ kiện nối ống bằng ren thường nối với nhau bằng mặt bích có gioăng cao su kín, xiết bulong. Mặt bích thường dùng để nối van, bơm, để dễ bảo dưỡng, tháo lắp mà không gây ảnh hưởng tới các phần khác của mạng. Đường cấp nước chính thường dùng ống gang và bích được đúc liền với thân ống, với mối nối bằng bulông. - Đkính ống d = 50 ữ 300mm (các nước tiên tiến có thể d = 1.200mm). b/ ống nhựa chịu áp lực cao: Đkính ống d = 100 ữ 200mm .
  9. 5.1.5. Trang thiết bị dùng nước trong công trình 5.1.5.1. Cơ sở lựa chọn thiết bị khi thiết kế cấp nước trong công trình: Khi lựa chọn thiết bị khi thiết kế cấp nước cần xuất phát từ: 1/ Chức năng của công trình 2/ Mục đích dùng nước 3/ Khả năng kinh tế cho phép 4/ Tính đồng bộ của toàn bộ công trình. 5.1.5.2. Các yêu cầu khi lựa chọn thiết bị dùng nước 5.1.5.3 Một số thiết bị dùng nước
  10. 5.1.6. hệ thống bể chứa, trạm bơm 5.1.6.1 Bể chứa + Dung tích điều hoà cho sinh hoạt: W1 = 1,5Q ngđ/n (m3) (3 - 1) W1: Dung tích bể chứa điều hoà cho sinh hoạt. Q ngđ: Lưu lượng sinh hoạt trong ngày đêm của công trình. + Dung tích vừa cho sinh hoạt vừa dự trữ nước cứu hoả: W = W1 + W2 (m3) (3 - 2) Trong đó: W1: Dung tích theo công thức (3 - 1) W2: Dung tích dự trữ cứu hoả (m3) (Chỉ tính cho trường hợp nước cứu hoả lấy nguồn cùng nước sinh hoạt). * Chú ý: Khi tính W2 (nước dự trữ cho cứu hoả) phải dựa vào lưu lượng phục vụ chữa cháy trong thời gian bao lâu và số họng cứu hoả hoạt động đồng thời . Vị trí đặt bể mái: - Đối với công trình lớn có thể thiết kế nhiều bể mái. - Bể mái cần đặt ở vị trí có bán kính phục vụ lớn nhất, phân bố đều cho các thiết bị dùng nước bên dưới. - Đảm bảo kết cấu (không quá nặng gây tải trọng tập trung) - Đáy két nước phải đủ áp lực cấp cho các thiết bị dòng nước tầng trên cùng (tối thiểu = 3m).
  11. - Tính toán lượng nước dự trữ cứu hoả bằng tay: (Theo bảng 14 TCVN 2622- 1995) +/ Đối với nhà công cộng có khối tích ≤ 25.000m3 cần dự trữ 1 họng nước cứu hoả, lượng nước tính cho mỗi họng 2,5l/s . +/ Trường hợp không thể lấy nước từ nguồn cung cấp trực tiếp của hệ thống cấp nước đô thị, áp suất và lưu lượng nước không đảm bảo, phải thiết kế bể dự phòng, với lượng nước cần dự trữ cứu hoả trong 3h đồng hồ. - Tính toán lượng nước dự trữ cứu hoả tự động: (Theo tiêu chuẩn nước ngoài) +/ Đối với nhà ở cao tầng: ≤ 50m : 2,5l/s ( tính cho 1 đầu vòi) +/ Đối với nhà ở cao tầng: ≥ 50m : 3,5l/s. +/ Bệnh viện, khách sạn,nhà làm việc, nhà ở cao cấp : 40 - 50 l/s. +/ Siêu thị , chợ, bách hoá, triển lãm, KS cao cấp, nhà làm việc quan trọng: 60- 70l/s. - Với thời gian tính : . 10 phút cứu hoả ban đầu cho bể dự phòng, nếu công trình ở gần nguồn nước cứu hoả có sẵn như ao, hồ , sông . 60 phút cứu hoả nếu bên ngoài có trụ cấp nước bổ sung . . 3h đồng hồ nếu không có trụ cấp nước bổ sung và ở xa nguồn nước. Tính số lượng họng cùng làm việc đồng thời 1 lúc, thường là tính cho 2 khu vực lân cận nơi xảy ra hoả hoạn (2 bên cạnh khu vực, và tầng trên, tầng dưới nơi hoả hoạn, ). Ví dụ: Cho một họng cứu hoả dự trữ 10 phút W2 = 2,5l/s x 60s x 10' = 1.500 lít/10‘. (Vậy có nghĩa là mỗi họng cứu hoả cấn 1.500 lít nước/ 10 phút)
  12. 5.1.6.2 Trạm bơm Máy bơm: - Máy bơm cấp nước công trình chủ yếu là bơm điện 1 pha hoặc 3 pha (riêng cứu hoả còn dùng bơm động cơ xăng di động). - Hình thức có nhiều loại: + Bơm trục ngang : Mô tơ trục quay nằm ngang trên mặt đất, loại này thông dụng nhất. + Bơm trục đứng : giống như bơm trục ngang, chỉ khác nhau ở cấu tạo động cơ của máy bơm, loại này mô tơ trục quay nằm vuông góc mặt đất. + Bơm tự động (có kết hợp với bình khí nén hoạt động theo Role áp lực). Trạm bơm: - Trong trạm bơm có máy làm việc, máy dự phòng và các thiết bị van khoá, đồng hồ, thiết bị điện,v v - Kích thước bên trong của trạm sao cho đủ để bố trí máy, phụ tùng. - Trạm có thể nổi hoặc chìm, nửa nổi, nửa chìm. - Trạm nên đặt gần bể chứa, xa các phòng chính. Cần có biện pháp chống ồn, chống rung và điều khiển vận hành thuận lợi.
  13. 5.1.7. Sơ đồ hệ thống cấp nước trong nhà: 5.1.7.1 Sơ đồ đơn giản - áp dụng khi áp lực nước của đường ống thành phố thường xuyên đảm bảo lên tới tầng cao nhất. (tức là cấp trực tiếp vào các thiết bị dùng nước của công trình) - Có thể thiết kế cấp từ dưới lên (b) hoặc xuống (a) + Trường hợp (a) thường cho nhà 3 đến 5 tầng + Trường hợp (b) thường cho nhà 2 đến 3 tầng - Tuyến phân bố chính có thể là trên với (a) hoặc dưới với (b) và có thể đấu thành vòng thì áp lực điều hoà tốt hơn.
  14. 5.1.7. Sơ đồ hệ thống cấp nước trong nhà: 5.1.7.2 Sơ đồ có két trên mái - áp dụng khi áp lực ống thành phố không đủ để lên các tầng nhà (hoặc chỉ lên được két mái vào ban đêm). - Nói chung trong trường hợp này phải có máy bơm bơm trực tiép từ ống cấp nước thành phố lên hoặc từ bể chứa lên két nước mái.
  15. 5.1.7. Sơ đồ hệ thống cấp nước trong nhà: 5.1.7.3 Sơ đồ có bể chứa, trạm bơm và két trên mái - áp dụng khi áp lực bên ngoài chỉ đủ vào được bể chứa (phổ biến ở ta hiện nay) - Nhược điểm của sơ đồ này: Là nếu ở gần trạm cấp nước thành phố (hoặc khu vực) thì dễ làm giảm áp lực tuyến ngoài phố (do việc mở sẵn ở nhiều đầu vòi vào bể chứa như vậy, đàu mạnh hở nhiều → áp lực trong ống tụt giảm → gây mất nước cho các đoạn cuối ống).
  16. 5.1.7. Sơ đồ hệ thống cấp nước trong nhà: 5.1.7.4 Sơ đồ cấp nước phân vùng - áp dụng cho nhà đa năng (có nhiều khu vực nước khác nhau, lưu lượng khác nhau). - Cho nhà cao tầng, nhà nhiều khối, nhà có tầng kỹ thuật trung gian, - Mục đích là chủ động phân phối cho từng vùng để đảm bảo áp lực và lưu lượng phục vụ. Ghi chú: - Có trường hợp thiết kế trạm bơm + bình khí nén tự động để cấp nước lên cho các tầng cao mà không cần két nước trên mái.
  17. 5.1.8. Nguyên tắc bố trí mạng lưới cấp nước trong nhà - Hệ thống cấp nước trong nhà bao gồm: + Mạng lưới đường ống + Các thiết bị vệ sinh, thiết bị dùng nước. + Các công trình khác trên mạng nếu có: Bể chứa, trạm bơm, trạm khí nén, cấp nước nóng, trạm tăng áp, két mái, nút đồng hồ, Trong đó: *Mạng cấp nước gồm: - ống vào nhà - ống phân phối - ống đứng và ống nhánh - Quy định về các màu sơn ống: + ống cấp nước lạnh: Màu xanh + ống cấp nước nóng: Màu đỏ + ống cấp cứu hoả: Màu đỏ + ống thoát nước : Màu đen + ống cấp hơi nước : Màu bạc
  18. - Các nguyên tắc khi bố trí mạng cấp nước phải tuân theo : - ống phải dẫn tới mọi trang thiết bị dùng nước - Tổng chiều dài ống là ngắn nhất trên cơ sở có lợi cho áp lực dư tại các điểm - Quản lý, vận hành, sửa chữa, thay thế dễ dàng. - Nếu công trình có cấp nước nóng cục bộ, thì tuyến vào thùng nước nóng phải đi theo ống riêng để điều hoà áp lực nước nóng tại điểm dùng nước. - ống đứng cần bố trí giữa khu vực dùng nước để hạn chế chiều dài tuyến nhánh - ống đứng có thể đi lộ thiên, đi trong trụ, trong tường hay trong hộp kỹ thuật (tốt) - Phải xem xét khả năng sửa chữa, điều khiển van, thay thế, đồng thời làm đẹp nội thất. - Hộp kỹ thuật có thể để cửa thấp hay cửa cao sao cho khi sửa chữa, kiểm tra có thể tháo lắp dễ dàng. Hộp kỹ thuật có thể gồm: ống cấp, ống thoát, ống thông hơi, ống thoát nước mái (không đi chung tuyến điện trong hộp kỹ thuật nước - ẩm ướt). - ống nhánh có thể đi trong trần, trong tường, trong sàn. - Lắp tuyến xong bơm rửa, thử áp lực trước khi hoàn thiện và lắp thiết bị.
  19. 5.1.10. Hệ thống cấp nước cứu hoả: - Nước II.1.10.1. Các chất dùng để chữa cháy ở đây chỉ - Bọt nghiên cứu hệ - Khí CO2 thống cứu hoả bằng nước -Bột II.1.10.2. Phân loại hệ thống cứu hoả bằng nước + Gồm các bộ phận sau: Cụ thể có các loại sau: - Bộ phận báo động, báo cháy. 1/ Hệ thống chữa cháy thủ công (điều khiển bằng tay) - Bộ phận điều khiển. - Bộ phận cung cấp dự trữ chất 2/ Hệ thống chữa cháy bề mặt (dùng để phun phủ kín chữa cháy. bề mặt) - Bộ phận phân bố chất chữa cháy, 3/ Hệ thống chữa cháySprinkle (tự động với đầu phun đầu phun và lăng phun. kín, luôn ở chế độ thường trực, nó vỡ ra và nước phun khi nhiệt độ lên tới mức nhất định: ≈70oC , có loại - Bộ phận mạng lưới đường ống. 150oC) - Bộ phận cung cấp điện. 4/ Hệ thống chữa cháy Drencher (các đầu phun hở + Phân loại bao gồm: đặt cố định, khi có cháy báo động về trung tâm, thì - Hệ thống cố định mở van xả nước bằng thủ công hoặc điều khiển từ xa) - Hệ thống bán cố định 5/ Hệ thống chữa cháy vách tường (lắp đi ngầm - Hệ thống chữa cháy tự động tường)
  20. 5.1.10. Hệ thống cấp nước cứu hoả: 5.1.10.3. Giới thiệu sơ đồ một số hệ thống cứu hoả bằng nước điển hình II.1.10.3.1. Hệ thống cứu hoả bán cố định kết hợp với hệ thống cấp nước SH : - Với sơ đồ này, khi có cháy trạm bơm cấp 2 (áp lực cao) của nhà máynước làm việc, cấp nước cứu hoả cho công trình.Tuy nhiên, ở V.nam hiện nay sơ đồ này chưa áp dụng được (do áp lực nước yếu) - Các bộ phận cứu hoả được đặt trong 1 hộpkỹ thuật, treo tường ở sảnh tầng, hànhlang, gọi là hộp cứu hoả. Trong hộp có vankhoá, khớp nối, ống mềm và dây phun.
  21. 5.1.10. Hệ thống cấp nước cứu hoả: 5.1.10.3. Giới thiệu sơ đồ một số hệ thống cứu hoả bằng nước điển hình II.1.10.3.2. Hệ thống cứu hoả thủ công bán cố định kết hợp không hoàn toàn với hệ thống cấp nước sinh hoạt: Với sơ đồ này: - Máy bơm cứu hoả đặt riêng - Chỉ liên quan với hệ nước sinh hoạt khi kết hợp với nước dự trữ trên két mái để cứu hoả ban đầu (10 phút) - Hoặc có thể bố trí hệ cứu hoả vòi khoá, chờ xe cứu hoả đến lắp vào trụ cấp nước ngoài nhà.
  22. 5.1.10. Hệ thống cấp nước cứu hoả: 5.1.10.3. Giới thiệu sơ đồ một số hệ thống cứu hoả bằng nước điển hình 5.1(10.3.3). Hệ thống chữa cháy Drencher: Hệ thống này đầu vòi hở không chứa (Có thể Đkhiển bằng tay hoặc Đkhiển tự động) nước, thường phải bố trí cùng với đèn báo khói hoặc báo cháy. - Vòi phun có d = 8; 10; 12,7mm hở, đặt cố định. - Mỗi vòi phục vụ từ 6 ∼ 9m2 - Vòi có thể đặt cao hơn chỗ cháy 3 ữ 15m Khi có cháy, đèn báo cháy báo về trung tâm và báo động tại trung tâm điều khiển, người trực bảo vệ bấm nút mở van khoá nước cứu hoả cho phòng (nơi) xảy ra cháy, cùng một lúc có thể có nhiều vòi cùng xả nước (vì không thể bố trí van nước cho nhiều vòi). Như vậy trong trường hợp này sẽ tốn nước cứu hoả hơn, độ tự động hoá chưa cao, tuy nhiên giá thành của hệ thống này lại rẻ hơn nhiều so với hệ thống chữa cháy Spinkler.
  23. 5.1.10. Hệ thống cấp nước cứu hoả: 5.1.10.3. Giới thiệu sơ đồ một số hệ thống cứu hoả bằng nước điển hình 5.1(10.3.4). Hệ thống chữa cháy Sprinker: - Hệ thống này đầu vòi kín, mỗi (Hệ thống tự động hoàn toàn) vòi được bịt bằng một bóng đèn điện tử, cảm nhận và nhạy cảm với nhiệt độ. Hệ thống này dùng máy bơm tự động, trong ống luôn đảm bảo đầy nước. Khi nhiệt độ không khí lên tới 150oC (loại nhậy cảm hơn là 70o C) bóng đèn tự nổ và nước từ đầu vòi phun ra cứu hoả. - Vòi Sprinker có d = 8; 10; 12,7mm - Vòi có thể phun bao trùm trong phạm vi bán kính 3m. Có thể phun tạo màng ngăn cách cháy. - Ưu điểm của loại này là tự động phun nước cứu hoả tại điểm cảm nhận nhiệt cao nhất nơi xảy ra hoả hoạn một cách chính xác, nói một cách khác là cháy tại điểm nào phun nước cứu hoả tại điểm đó.
  24. Các đầu vòi phun nước cứu hoả (Hệ thống tự động)
  25. 5.2. Hệ thống thoát nước trong nhà 5.2.1. Phân loại các hệ thóng 5.2.2. ống và phụ tùng nối ống thoát nước công trình 1/ ống PVC: Hiện đang sử dụng rất phổ biến trong thoát nước công trình và thông hơi 1/ Hệ thống thoát nước sinh - ống dài: 4,5,6m, d = 15 ữ 200mm, dày 1,25 hoạt ữ 12mm 2/ Hệ thống thoát nước mái - Nối bằng keo dán, gioăng hay ren. 2/ ống Sành: 3/ Hệ thống thoát nước sản xuất - ống dài từng đoạn: 0,5m , d = 50 ữ 200mm, 4/ Hệ thống thoát nước hỗn hợp cấu tạo đầu bát, đầu trơn - Nối bằng xám vữa. Hiện rất ít dùng vì hay vỡ dập. 3/ ống xi măng đúc: d = 100 ữ 200mm, Hiện không còn thấy dùng. *Phụ tùng nối ống: * Đối với ống thoát nước ngoài nhà còn có: 1/ ống gang: - d ≥75mm, dày 4 - 6mm, dài L = 1,5 - 2m - Cũng như ống cấp, ống thoát - Nối bằng xám vữa hoặc gioăng cao su hay mặt nước cũng có những phụ tùng bích có bu lông. nối ống như : Cút, tê, ống cong 2/ ống thép đen: chữ S, ống lồng (măng xông), 3/ ống BTCT: - Thường có (d) lớn d = 150 - 200mmm côn, Y, thập xiên, thập thẳng, - Nối bằng xám vữa hoặc măng xông có gioăng. ống thăm, - Chủ yếu dùng cho thoát nước đường phố.
  26. 5.2. Hệ thống thoát nước trong nhà 5.2.3. Nguyên tắc thiết kế thoát nước trong nhà Khi thiết kế thoát nước phải bố trí ống thoát xí, tiểu riêng vào bể phốt; còn các ống thoát nước sàn, nước rửa giặt phải đi theo tuyến khác để không bị xông mùi của bể phốt ngược lên và không bị phá huỷ vi khuẩn yếm khí trong bể phốt. 1/ Đối với ống nhánh: - Nhiệm vụ của ống nhánh là dẫn nước thoát từ các thiết bị vệ sinh hay phễu thu nước sàn về ống đứng. Đầu tuyến nhánh xuống phải có lỗ thông hơi. - ống nhánh không nên dài quá 5 - 7m. - ống không được đi gãy khúc. - Góc chuyển hướng ≥ 135 o và phải có ống thông tắc. - ống có thể đi dưới sàn, theo trần kỹ thuật, lộ thiên hoặc đi ngầm trong sàn. - Độ dốc về phía ống đứng 3 - 5%. - Mỗi ống nhánh không thu quá 5 xí và phải có ống kiểm tra tẩy rửa. - ống nhánh không được đi qua phòng ở, bếp hay cửa.
  27. 5.2. Hệ thống thoát nước trong nhà 5.2.3. Nguyên tắc thiết kế thoát nước trong nhà 2/ Đối với ống đứng: - Nhiệm vụ của ống đứng là thu nước thải từ các ống nhánh dẫn về → đưa ra ống thoát cống hoặc bể xử lý. - ống đứng tham gia vào quá trình thông hơi cho đường thoát chính xuống bể xử lý (bể phốt), cân bằng áp xuất khí quyển cho ống nhánh. - ống đứng đi xuyên dọc qua các tường nhà, nằm trong hộp kỹ thuật. - Đường kính ống chọn theo đương lượng tính tióan các thiết bị trong toàn nhà. - Đối với ống thoát nước rửa + sàn > 50mm. - Đối với ống thoát xí > 100mm. - ống thường đi thẳng đứng, trên ống có ống thông tắc, tẩy rửa, cứu hoả, kiểm tra, chúng được đặt cao hơn dụng cụ thu nước của tầng. - Trường hợp các khu vệ sinh tầng trên dưới lệch nhau cho phép ống đứng đi xiên đoạn chuyển tiếp (ở đoạn xiên không được nối ống nhánh). - Chân ống đứng phải có gối đỡ. - Tại các sàn phải có khung, bật đỡ ống. - Thường ống đứng nên bổ trí ở khu vực trung tâm khu WC, nơi có bán kính ống nhánh gần nhất.
  28. 5.2. Hệ thống thoát nước trong nhà 5.2.3. Nguyên tắc thiết kế thoát nước trong nhà 3/ Đối với ống tháo: 4. Thông hơi cho hệ thống thoát nước. (thoát ra cống chung của khu vực) - Nhiệm vụ chính của ống thông hơi là thải các khi - Nhiệm vụ dẫn nước từ bể phốt độc (đi lên mái, cách mái 3m) và điều chỉnh áp xuất hay ống đứng ra ngoài và thông trong tuyến thoát bằng áp xuất khí quyển (để van hơi. thuỷ lực trong các xi phông được ổn định, tránh ô nhiễm ra ngoài). - Trước khi thoát ra cống ngoài, cần qua hố ga (giếng) sử lý nội bộ. - Tuyến thông hơi độc lập chỉ đề cập trong trường hợp tuyến thoát không đáp ứng được nhu cầu thông - Chiều dài ống tháo chỉ nên 5 - hơi. 10m. Cụ thể các trường hợp sau phải đặt ống thông hơi độc - Có thể chìm dưới đất hay trong lập: trần, tường, hầm. + ống đồng thoát nước có d = 50 mà q > 2l/s - ống tháo rất hay bị tắc do nằm ngang dài. + ống đồng thoát nước có d = 100 mà q > 9l/s - Độ dốc i = 3 - 5%. + ống đồng thoát nước có d = 150 mà q > - Đường kính ống bằng hoặc lớn 20l/s hơn ống đứng chính. - ống thông hơi không được nối với ống thông gió của - Đoạn xuyên qua tường, móng phỉ nhà có biện pháp sử lý chống lún, gẫy, nứt, - Đỉnh xả hơi phải cách xa nơi có người qua lại, thường cao cách mái hơn 3m
  29. 5.2. Hệ thống thoát nước trong nhà 5.2.3. Nguyên tắc thiết kế thoát nước trong nhà 5. Các bộ phận kiểm tra, thông tắc: - ống kiểm tra (ống thăm, cửa thăm) +/ Đặt trên ống đứng: để kiểm tra ống thoát chính (ống đứng) khi có sự cố. +/Khoảng cách cửa thăm tuỳ thuộc vào đường kính ống đứng và loại nước thải. - ống tẩy rửa:+/ Nhiệm vụ là để thông tắc cho tuyến nhánh. +/ Bố trí ở đầu ống nhánh có từ 3 xí trở lên. Đầu ống tẩy rửa có nút thông tắc đặt phẳng mặt sàn. - ống thông tắc:+/ Nhiệm vụ cũng để thông tắc cho ống đứng hoặc tuyến nhánh. +/ Thường là tê hoặc cút xiên (chữ Y) đặt ở đàu tuyến ống hoặc ở chỗ đổi hướng của tuyến nhánh. +/ Đầu tê hoặc cút có nút bịt bằng ren hoặc xảm vữa. - Ga thoát nước: (trên tuyến cống phố gọi là giếng thoát nước) +/ Dọc theo tuyến thoát nước nằm ngang hoặc tại những nơi chuyển hướng của ống thoát. +/ Nhiệm vụ là để thăm nom, tẩy rửa, nạo vét bùn và thông tắc khi cần thiết. +/ Khoảng cách ga quy định + ống d ≤ 600 → Lmax = 50m + ống d = 600 - 1400 → Lmax = 75m - Phân loại có: + Ga nối: (như nói trên) + Ga kiểm tra: Đặt trong chỉ giới xây dựng, trước khi ra cổng ngoài phố. + Ga hạ bậc: Là ga có độ chênh lệch tuyến đến và tuyến đi >1,5m
  30. 5.2. Hệ thống thoát nước trong nhà +/ Nhiệm vụ để xử lý chất thải hữu cơ rắn và Bể tự hoại (bể phốt) làm sạch nước thải trước khi thải ra tuyến cống chung của thành phố. (việc tiêu huỷ các chát rắn hữu cơ nhờ vào một loài vi khuẩn yếm khí trong bể phốt) +/ Nước thải sau khi vào bể phốt (ngập nước) tĩnh với với thời gian lưu nước 2 ngày ở trạng thái lửng lơ rồi bắt đầu tham gia lên men, phân huỷ và lắng dần xuống đáy bể (với thời gian tối thiểu là 6 tháng mới phân huỷ hoàn toàn). +/ Phân loại: Có 2 loại: - Bể phốt có ngăn lọc. - Bể phốt kiểu lắng +/ Tính toán thể tích bể : Thường ngăn chứa có thể tích gấp 2-3 lần ngăn lọc. Thông thường 5 năm hút cặn 1 lần. - Rãnh hè: (môn cấu tạo đã vẽ) Số người sử dụng tiêu chuẩn (6 người : 0,250m3 x 6 = 1500m3) - Rãnh hè để dẫn nước từ các ống đứng vào Số người sử dụng tiêu chuẩn >6 người thì cống trung tâm người thứ 7 -50 lấy 0,16m3/người - Tại các vị trí có ống thoát nước mưa xuống Do bể kiểu lắng đơn giản, dễ thi công nên sử dụng khá phổ biến trên thực tế. - Độ dốc dọc thoát nước i = 2% ra cống
  31. 5.2.4. Hệ thống thoát nước mái 5.2.4.1. Tính toán thoát nước mái + Bước 1: Xác định diện tích thoát nước mái cần thoát nước: + Theo kinh F = F mái + 0,3 Ftường (m2) (5 - 1) nghiệm tính nhanh Fmái: là diện tích mặt bằng mái sơ bộ: 2 Ftường: là diện tích mặt tường đứng trên mái (nếu có) Cứ 100m → cần 1 + Bước 2: Xác định lưu lượng tính toán nước mưa trên diện tích mái ống thoát nước mưa đó: ∅100. Q = K ( F.q5/10.000 ) (l/s) (5 - 2) Q : là lượng nước mưa (l/s) F: là diện tích mái thu nước (m2) tính theo (5 - 1) q5: cường độ mưa sau 5 phút (l/s ha) (tra bang phụ lục 5) tuỳ thuộc vào vị trí địa lý của công trinh + Bước 3: Xác định số lượng ống đứng: n ≥ Q / q ống n: số ống đứng thoát nước mưa Q: lưu lượng nước mưa tính toán q ống: lưu lượng cho phép tối đa đối với mỗi đường kính ống (tra bang 5 - 2) đường kính phễu thu hoặc ống ứng (mm) 80 100 150 200 Lưu lượng tính toán cho 1 phễu thu nước mưa (l/s) 5 12 35 - Lưu lượng tính toán cho 1 ống thu nước mưa (l/s) 10 20 50 80
  32. 5.2.4.2. Các bộ phận thoát nước mái 5.2.(4.2.1) . Mái: - Có mái bằng, mái dốc - Đối với mái bằng phải có độ dốc i = 3 - 5% về phía sêno - Mái có thể dốc về 1, 2, 3, 4 phía tuỳ theo thiết kế kiến trúc và phân bố khu vực thoát nước mưa. -Mái có thể 1 đợt hay nhiều đợt -5.2.(4.2.2). Sênô: là bộ phận thu nước mưa vào phễu thu rồi vào ống thoát nước đứng. - Độ dốc của dốc của Sênô i = 1% - Chiều cao của Sênô phần chứa nước mưa cao tối thiểu là 100mm, phần khô ở trên là 100- 200mm. * Chú ý cách tính toán: - Cho phép tính 1m2 mái ứng với 2 cm2 diện tích Sêno với trường hợp Sêno ngoài nhà -Trên thành Sêno có ống tràn sự cố d = 25 - 32mm, cách đều 12 - 15m -(ống đặt ở độ cao thấp hơn chỗ thấp nhất của mái) 5.2.(4.2.3). Phễu thu: Là bộ phận thu nước từ Sênô vào ống đứng. 5.2.(4.2.4) . ống đứng: có nhiệm vụ dẫn nước mưa từ Sêno xuống rãnh hè hoặc vào hố ga Độ dốc của đoạn đi ngang như sau: + ống d = 50 → imin = 2,5% + ống d = 75 → imin = 2,0% + ống d = 100→ imin = 1,2% + ống d = 150→ imin = 1,0%
  33. 5.2.5 Các ký hiệu khi vẽ sơ đồ nước trong nhà
  34. Bài Tập 1. Mô tả cấu tạo ĐHKK cục bộ và trung tâm 2. Phân loại ĐHKK 3. Hình vẽ minh họa lắp đặt ĐHKK cục bộ và trung tâm