Bài giảng Triết học 4 - Lịch sử triết học phương Tây

ppt 76 trang hapham 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học 4 - Lịch sử triết học phương Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_4_lich_su_triet_hoc_phuong_tay.ppt

Nội dung text: Bài giảng Triết học 4 - Lịch sử triết học phương Tây

  1. VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HCM CITY CENTRE OF POLITICAL SCIENCES Prof.Dr. Vũ Tình
  2. TRIẾT HỌC Chương trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học
  3. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
  4. 1). TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
  5. 1). Bối cảnh xã hội Hy Lạp cổ đại Quá trình hình thành XH có giai cấp kéo dài từ thế kỷ XI – VIII TCN. Sự phân hoá xã hội thành giai cấp và nhu cầu của thực tiễn dẫn đến việc ra đời của tầng lớp lao động trí óc. Khoảng từ TK thứ IX – VIII TCN, Triết học ra đời và từng bước tách khỏi thần thoại.
  6. 2). Đặc điểm của Triết học Hy Lạp cổ đại Tư tưởng hướng ngoại. Thiên về bản thể luận, khuynh hướng truy tìm bản nguyên của vũ trụ. Đề cao vai trò của lý tính.
  7. Lịch sử Triết học Hy Lạp cổ đại là lịch sử đấu tranh giữa CNDV (Đêmôcrit) và CNDT (Platon) thông qua cuộc đấu tranh giữa đường lối Democritus và đường lối Plato
  8. 3). Phân kỳ LSTH Hy Lạp cổ đại LSTH Hy Lạp cổ đại chia thành 3 thời kỳ 1. Thời kỳ sơ khai Từ thế kỷ thứ VII TCN – VI TCN. 2. Thời kỳ cực thịnh Từ thế kỷ thứ V TCN – IV TCN. 3. Hậu kỳ (thời kỳ Hy Lạp hoá) Từ thế kỷ thứ III TCN – I TCN.
  9. 3.1. THỜI KỲ SƠ KHAI (VII TCN – VI TCN) Các trường phái chính: a. Miletus Thales, Anaximenes, Anaximander. b. Pythagoras Pythagoras. c. Ephezus Heraclitus. d. Elea Xenophanes, Parmenides, Zenon.
  10. a. Trường phái Miletus Thales - người được coi là nhà triết học duy vật đầu tiên của phương Tây; người quan niệm “nước” là thực thể vật chất đầu tiên, là cơ sở của vạn vật và mọi biến đổi trong vũ trụ.
  11. b. Trường phái Pythgoras Con số là bản nguyên của thế giới, con người có linh hồn bất tử, linh hồn vận hành theo kiếp luân hồi.
  12. c. Trường phái Ephezus Heraclitus - người sáng lập ra phép biện chứng, người coi lửa là bản nguyên của thế giới và khẳng định linh hồn của con người cũng chỉ là một trạng thái của lửa.
  13. d. Trường phái Ele Phái có tư tưởng vô thần nhưng phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, tư tưởng nặng tính siêu hình và nguỵ biện XENOPHANE (570 – 479 TCN)
  14. 3.2. THỜI KỲ CỰC THỊNH (V TCN – IV TCN) Bản nguyên của thế giới là những phần tử nhỏ bé siêu cảm giác, những mần sống không thể cảm nhận. Vạn vật biến đổi do quá trình hợp nhất và phân giải của chúng. ANAXAGORAS (500 – 428 TCN)
  15. SOCRATES (469 – 399 TCN) Socrates – người cho rằng đối tượng của triết học là cái “tôi” chủ quan, người luôn theo thuyết hữu thần và mục đích luận
  16. Thế giới vật chất chỉ là cái bóng của thế giới ý niệm. Ý niệm là đối tượng của nhận thức, là nguồn gốc của cảm giác, kinh nghiệm, nghệ thuật và tri thức khoa học. PLATO (427 – 347 TCN)
  17. Democritus - người phát triển thuyết nguyên tử của Loxip, coi bản nguyên của thế giới là nguyên tử và chân không.
  18. “Nothing exits exept atoms and empty space; everything else is opinion”. DEMOCRITUS (460 – 370 TCN)
  19. ATHENS ACADEMY
  20. Aristotle – bộ óc bách khoa của Hy Lạp cổ đại, người coi tự nhiên là toàn bộ những sự vật có bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi; người được coi là ông tổ của logic học, đạo đức học và nhiều ngành khoa học khác
  21. 3.3. Thời hậu kỳ (IV TCN – I TCN) Epicurus – người phát triển thuyết nguyên tử của Democritus, người đưa ra quan điểm về khoái lạc gắn với những dục vọng tự nhiên cần thiết ở mức độ cần thiết.
  22. 4. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 1). Tư duy hướng ngoại. 2). Thiên về bản thế luận. 3). Đề cao vai trò của lý tính.
  23. 4). LSTH Hy Lạp cổ đại là lịch sử đấu tranh giữa CNDV và CNDT thông qua cuộc đấu tranh giữa đường lối Democritus và đường lối Platon.
  24. 5). Nét nổi bật là triết học Hy Lạp cổ đại chứa đựng mầm mống của tất cả các hình thức thế giới quan; triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt ra hầu hết các vần đề triết học căn bản mà sau này các học thuyết triết học sẽ từng bước giải quyết theo nội dung của thời đại mình.
  25. 6). Những thành quả quan trọng nhất của triết học Hy Lạp cổ đại là: Thuyết nguyên tử Phép biện chứng chất phác Logic hình thức
  26. II).TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ
  27. 1. BỐI CẢNH XÃ HỘI TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ Thời Trung cổ ở Tây Âu kéo dài từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỷ XV. Đây là thời hình thành và phát triển PTSX phong kiến. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ hết sức sâu sắc. Tầng lớp nghèo khổ cần Đấng Thiêng liêng che chở. Họ theo đạo, đọc kinh và vào nhà thờ tìm nơi để nương tựa.
  28. Cơ đốc giáo phát triển mạnh kéo theo sự phát triển về quyền lực của Giáo hội Nhà thờ là nơi kiểm định tư tưởng, ban phát tư tưởng
  29. 2. PHÂN KỲ TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ Triết học Tây Âu thời trung cổ có thể phân thành 2 thời kỳ chính: 1. Thời kỳ quá độ (Từ thế kỷ thứ II – IV). 2. Thời kỳ hình thành và phát triển chủ nghĩa kinh viện (Từ thế kỷ thứ V – XV).
  30. 3.1. Thời kỳ quá độ (TK II – IV) Đây là thời kỳ dung hoà giữa triết học Hy Lạp cổ đại với tư tưởng Cơ đốc giáo. Những triết gia tiêu biểu: Tertullien (160 – 230). Augustin (354 – 430).
  31. Tertulien - Nhà triết học và thần học tuyệt đối hoá vai trò của niềm tin, khẳng định tôn giáo bao hàm trong nó mọi giá trị (kinh cữu ước). TERTULLIEN (160 – 230)
  32. Augustin - Giáo chủ, nhà văn, nhà triết học khẳng định niềm tin vào Thiên Chúa cần đi trước nhận thức. Trong cõi tin, sự uyên bác càng trở nên có giá trị. AUGUSTIN (354 – 430)
  33. 3.2. Thời kỳ hình thành và phát triển chủ nghĩa kinh viện (TK V – XV) a. Đặc trưng của chủ nghĩa kinh viện Chủ yếu bàn về giáo điều tôn giáo. Nhiệm vụ chính là hệ thống hoá, biện hộ và bảo vệ hệ tư tưởng của nhà thờ bằng logic hình thức.
  34. b. Những nhà triết học tiêu biểu 1. Erigene Scot (815 – 877). 2. Albert Le Grand (1193 – 1280). 3. Thomas Aquinas (1225 – 1274). -> triết học chính thống của giáo hội 4. Roger Bacon (1214 – 1294). 5. Dun Scot (1265 – 1308). 6. Guillaume d’Occam (1300 – 1349).
  35. Thomas Aquinas: Đối tượng của triết học là chân lý của lý trí, đối tượng của thần học(nghiên cứu về kinh thánh) là chân lý của niềm tin. => Triết học và thần học đều là đi tìm chân lý; Chúa là khách thể cuối cùng của triết học lẫn thần học, là nguồn gốc của mọi chân lý
  36. 4. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ 1). Triết học kết hợp chặt chẽ với tôn giáo. 2). Niềm tin (vào Chúa) đóng vai trò định hướng cho lý trí. 3). Nhiệm vụ của Triết học là lýgi ải và chứng minh cho sự đúng đắn của Kinh Thánh (triết học kinh viện/ chủ nghĩa kinh viện)
  37. Chủ nghĩa kinh viện là triết học chính thống của xã hội Tây Âu thời trung cổ. Mục đích cao nhất của chủ nghĩa kinh viện là phục vụ tôn giáo và nhà thờ (Giai đoạn cổ đại đề cao vai trò lý trí, trung cổ đề cao vai trò của niềm tin )
  38. Lịch sử triết học Tây Âu thời trung cổ là một quá trình phức tạp đầy mâu thuẫn. Mặc dù CNDT và tôn giáo ngự trị nhưng những khuynh hướng DV vẫn hình thành, chuẩn bị cho một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của tư duy nhân loại./.
  39. III).TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI
  40. 1. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG 1.1. Bối cảnh xã hội Tây Âu thời Phục hưng Thế kỷ XV – XVI là thời kỳ PTSX TBCN đang hình thành ở các nước Tây Âu, giai cấp TS cần khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận và cần vũ khí tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng duy tâm và tôn giáo. Văn hoá, khoa học, nghệ thuật phát triển.
  41. 1.2. Một số nội dung của Triết học thời Phục hưng a. Về tự nhiên Khẳng định tính tự tồn tại, vô hạn của giới tự nhiên. Thừa nhận Thuyết Nhật tâm COPERNICUS của Copernicus (1473 – 1543)
  42. Thuyết Địa tâm của Ptolemaus được Giáo hội Thiên Chúa giáo sử dụng thời Trung cổ vì nó phù hợp với nội dung của Kinh Thánh. PTOLEMAUS (100 - 178)
  43. Trái đất là trung tâm của Thái dương hệ, mặt trời và các hành tinh xoay xung quanh trái đất, bên ngoài Thái dương hệ là thế giới của Thần linh
  44. Thuyết Nhật tâm của Copernicus ra đời đã bác bỏ quan điểm sự tồn tại của nhiều thế giới, tạo ra “một cuộc cách mạng trên bầu trời”. COPERNICUS (1473 – 1543)
  45. Mặt trời là trung tâm của Thái dương hệ Xoay xung quanh Mặt trời là sao Thuỷ, sao Kim, Trái đất, sao Hoả sao Mộc, sao Thổ và bên ngoài là bầu trời của những hành tinh
  46. b. Về con người Chủ nghĩa nhân đạo ra đời, phản đối khổ hạnh tôn giáo, đề cao tự do cá nhân và quyền con người được hưởng lạc, được thỏa mãn nhu cầu trần gian.
  47. 1.3. Một số nhà triết học tiêu biểu Nicolaus Kudan (1401 – 1464). Nicolaus Copernicus (1473 – 1543). Giordano Bruno (1548 – 1600). Galileo Galilei (1564 – 1642). V.v.
  48. 2. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI CẬN ĐẠI 2.1. Bối cảnh xã hội Tây Âu thời cận đại (Thế kỷ XVII – XVIII). Cách mạng tư sản ở nhiều nước thắng lợi. PTSX TBCN trở thành PTSX thống trị Mục đích của PTSX này đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật.
  49. Sự phân ngành khoa học diễn ra mạnh mẽ. Đặc trưng của khoa học thời kỳ này là khoa học tự nhiên thực nghiệm. Thành tựu của khoa học góp phần tích cực vào việc củng cố, phát triển thế giới quan vô thần và tư duy siêu hình trong hoạt động nhận thức.
  50. 2.2. Một số nội dung của Triết học Tây Âu thời cận đại a. Về giới tự nhiên Khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan, vô tận, vô hạn. Đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất.
  51. Nhận thức bằng phương pháp siêu hình. Thế giới vẩn được coi như một cỗ máy không lồ vận hành theo các quy luật cơ học mà mỗi lĩnh vực của thế giới là một bộ bộ phận của cỗ máy đó
  52. b. Về con người Tiếp tục phát triển chủ nghĩa nhân đạo thời kỳ Phục hưng. Đề cao vai trò của trí tuệ. Đề cao vai trò của giáo dục và tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.
  53. c. Về lý luận nhận thức Tập trung tìm ra phương pháp đạt đến chân lý cho tất cả các khoa học. Lịch sử lý luận nhận thức trong triết học cận đại là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý.
  54. d. Một số nhà triết học tiêu biểu Rene Descartes (1596 – 1650). La Mettrie (1709 – 1751). Denis Diderot (1713 – 1784). Holbach (1723 – 1789). Francis Bacon (1561 – 1626). Thomas Hobbes (1588 – 1679). V.v.
  55. 3. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG & CẬN ĐẠI Triết học Tây Âu thời Phục hưng và cận đại có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của triết học nói riêng, xã hội nói chung bằng tư tưởng của chủ nghĩa nhân đạo, giải phóng con người khỏi tín điều tôn giáo, tuyên bố tự do cá nhận, quyền bình đẳng của con người.
  56. Triết học Tây Âu thời Phục hưng và cận đại đã gắn kết được với thành tựu của khoa học, giải thoát khoa học vào thần học. Mặc dù có những bước phát triển mạnh, song, nhìn chung triết học Tây Âu Phục hưng và cận đại vẫn nặng về phương pháp tư duy siêu hình và duy tâm về xã hội./.
  57. IV).TRIẾT HỌC ĐỨC THẾ KỶ XIX (TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC)
  58. 1. BỐI CẢNH XÃ HỘI Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX khoa học và PTSX TBCN ở các nước Tây Âu phát triển mạnh nhưng PTSX TBCN ở Đức mới hình thành. Nền kinh tế Đức thấp kém hơn nhiều so với các nước Tây Âu khác như Anh, Pháp, Hà Lan, v.v.
  59. Sự phát triển của các nước Tây Âu thức tỉnh giai cấp TS Đức, đòi hỏi giai cấp này phải có nhận thức mới về giới tự nhiên, con người và xã hội loài người. Song, do mới ra đời nên giai cấp TS Đức còn yếu cả về tiềm lực kinh tế lẫn bản lĩnh chính chính trị nên lập trường mang tính cải lương.
  60. Bối cảnh xã hội được phản ánh vào nội dung của triết học cổ điển Đức – nội dung chứa đựng đầy mâu thuẫn thể hiện mâu thuẫn về lập trường, tư tưởng của giai cấp tư sản Đức mới ra đời.
  61. 2. MỘT SỐ NHÀ TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU - Immanuel Kant (1724 – 1804). - George Wiheim Friedrich Hegel (1770 – 1831). - Ludwig Andreas Feuerbach (1804 – 1872).
  62. Imanuel Kant (1724 – 1804) Trước 1770 là nhà duy vật, đưa ra giả thuyết về sự hình thành vũ trụ từ những hạt bụi vật chất.
  63. Từ năm 1870 trở đi có điều hòa giữa CNDV và CNDT. Một mặt Kant thừa nhận “vật tự nó”, một mặt lại thừa nhận tính thống nhất của tự nhiên nằm trong cái “tôi” của chủ thể nhận thức.
  64. Firiedrich Hegel (1770 – 1831) Nhà triết học DTKQ. Hệ thống triết học của ông gồm 3 bộ phận: Logic học, Triết học tự nhiên, Triết học tinh thần
  65. Logic học Trình bày những vấn đề cơ bản của phép biện chứng trên lập trường CNDTKQ. Theo đó, vũ trụ khởi đầu từ ý niệm và kết thúc cũng là ý niệm.
  66. Triết học tự nhiên Trình bày tính đa dạng của những hiện tượng tự nhiên với tư cách là hiện thân sự tha hóa của ý niệm.
  67. Triết học tinh thần Trình bày tính đa dạng của các hiện tượng tinh thần con người với tư cách là sự phủ định giới tự nhiên trong quá trình tha hóa của ý niệm
  68. Feuerbach (1804 – 1872) Nhà triết học vô thần, duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về xã hội.
  69. Duy vật về tự nhiên Thế giới VC tồn tại khách quan, vận động theo quy luật, phát triển từ vô sinh đến hữu sinh và loài người. YT chỉ có ở con người
  70. Duy tâm về xã hội Tình yêu có thể giải quyết được tất cả các vấn đề xã hội. Yêu thương là nguyện vọng tự nhiên, thuộc bản năng của con người.
  71. 3. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC Triết học cổ điển Đức đã có những đóng góp quan trọng trong việc xác lập thế giới quan duy vật, hình thành phép biện chứng với tư cách là học thuyết về mối liên hệ và sự phát triển; là tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học Mác.
  72. Triết học cổ điển Đức vẫn duy tâm (dựa trên yếu tố tinh thần)khi giải quyết các vấn đề về xã hội và duy tâm cả trong nhận thức các mối liên hệ và trạng thái vận động, phát triển của thế giới./.
  73. Khái lược LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CỔ, TRUNG, CẬN ĐẠI Chương trình SĐH không chuyên Triết