Bài giảng Triết học - Chương II: Khái lược lịch sử triết học phương Đông - Phần A

ppt 30 trang hapham 3150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Chương II: Khái lược lịch sử triết học phương Đông - Phần A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_chuong_ii_khai_luoc_lich_su_triet_hoc_ph.ppt

Nội dung text: Bài giảng Triết học - Chương II: Khái lược lịch sử triết học phương Đông - Phần A

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Phần A NGƯỜI BIÊN SOẠN PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG TS. LÊ HỮU ÁI
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG II A. TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI B. TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ, TRUNG ĐẠI C. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM
  3. A. TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ , TRUNG ĐẠI I. Điều kiện ra đời, phát triển và những nét đặc thù của triết học Ấn Độ cổ, trung đại 1) Điều kiện ra đời - Điều kiện tự nhiên Ấn Độ là một lục địa lớn ở Nam Á, có những yếu tố địa lý trái ngược nhau: vừa có núi cao, vừa có sông lớn; vừa có đồng bằng phi nhiêu, vừa có sa mạc; vừa có tuyết giá, vừa có nắng cháy nóng bức.
  4. - Điều kiện kinh tế, xã hội + Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp có sự phát triển mạnh. Nhiều thành phố trở thành trung tâm thương nghiệp quan trọng. + Sự phân biệt, cảnh áp bức đẳng cấp và tôn giáo rất khắc nghiệt. Bốn đẳng cấp chính: - Brahmin, tức đẳng cấp giáo sĩ đạo Balamôn - Kshatriya, đẳng cấp những người cai trị, chiến binh - Vaishya, đẳng cấp điền chủ, thương nhân - Shudra,, đẳng cấp những người lao động Ngoài ra, còn có Chandala hay Pariah, là đẳng cấp những người cùng đinh, đứng ngoài lề xã hội, không được coi là con người.
  5. - Về văn hóa: Người Ấn Độ có tư duy trừu tượng cao. Chữ viết xuất hiện rất sớm: tiếng Phạn (Sanskrit), tiếng Pali. Hình thức sử thi và ca dao xuất hiện sớm (Kinh Vêđa và hai thiên anh hùng ca). Người Ấn Độ cổ đại đã phát hiện ra chữ số thập phân, cách tính số pi, mối quan hệ giữa các cạnh tam giác vuông, biết làm lịch, giải thích các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, tìm ra nhiều cây thuốc và viết sách về y học. Nghệ thuật kiến trúc xây dựng chùa chiền độc đáo, tinh tế.
  6. 2) Đặc điểm của triết học Ấn Độ - Tập trung lý giải về cái khổ của cuộc đời con người và con đường giải thoát. - Khuynh hướng hướng nội: đi tìm nguồn gốc của mọi đau khổ từ cái tâm, từ ham muốn dục vọng, và con đường giải thoát cũng từ cái tâm. - Chịu ảnh hướng tôn giáo rất nặng, nên tuyệt đối hóa đời sống tâm linh và không tránh khỏi rơi vào ảo tưởng ở sự giải thoát.
  7. II) Quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ, trung đại 1) Các thời kỳ lịch sử của triết học Ấn Độ - Thời kỳ Vêđa (thế kỷ XV-VII TCN - Thời kỳ Balamôn-Phật giáo (thế kỷ VI TCN - VI SCN) - Thời kỳ Hồi giáo xâm nhập (từ thế kỷ VII SCN)
  8. 2) Tư tưởng triết học trong Vêđa Vêđa (trong tiếng Phạn có nghĩa là tri thức) là tập hợp những sáng tác dân gian (ca dao, thơ phú, quan điểm, tập tục, lễ nghi, thần chú, phù phép, cầu khấn ) lúc đầu truyền miệng về sau được ghi lại bằng tiếng Phạn. Vêđa gồm 4 tập chính:
  9. - Rig-Veda (1300-1000TCN) gồm 1028 khúc hát nhằm ca tụng cầu nguyện công đức thần thánh - Sama-Veda, 1549 bài ca chầu khi hành lễ. - Yajur-Veda, nghi thức cầu khấn, tế lễ dùng cho các lễ sư. - Atharva-Veda (900 TCN), 731 bài văn vần, là những lời khấn bái có tính chất thần chú, ma thuật, phù phép.
  10. Trong các bộ kinh Vêđa chủ yếu là tư tưởng thần thoại. Trong thế giới có 3 lực lượng: thần thánh ngự trị thượng giới, con người ở trần gian. quỷ ác ở hạ giới Lúc đầu là tư tưởng đa thần. Về sau, mặc dù vẫn còn nhiều thần, nhưng người theo Đạo Balamôn chủ yếu thờ 3 vị thần chính: + Thần Brahma (sáng thế), + Thần Shiva (hủy diệt và sinh sản) + Thần Vishnu (duy trì sự tồn tại)
  11. Từ thế kỷ IV TCN trở đi, các kinh Vêđa được ghi lại bằng tiếng Phạn (Sanskrit) có thêm các phần bình luận, khái quát và phát triển các tư tưởng triết học và được in thành nhiều bộ sách khác nhau: - Samhita: gồm 4 kinh Vêđa căn bản - Brahmana và Aryanika: đi sâu giải thích các nghi thức tôn giáo phức tạp trong các kinh Vêđa. - Upanishad (khoảng 600 TCN) được biên soạn vào cuối thời kỳ Veđa cho nên nó còn có tên là Vedanta, nghĩa là sự kết thúc của Veđa (sự hoàn chỉnh, hoàn thiện của tư tưởng Veđa). Upanishad là bộ sách gồm nhiều quyển trong đó tập trung lý giải các vấn đề triết học trong các kinh Vêđa: như vấn đề nguồn gốc của vũ trụ và con người, nguyên nhân đau khổ và con đường giải thoát.
  12. Đó là những tư tưởng: - Brahman (linh hồn vũ trụ tối cao) là thực tại duy nhất, tồn tại vĩnh viễn bất diệt, từ đó sinh ra tất cả và tất cả cuối cùng sẽ trở về với Brahman. - Atman (linh hồn cá thể) là một bộ phận của linh hồn vũ trụ, cũng bất tử và vĩnh cửu như Brahman. Sau khi chết, linh hồn tách khỏi cơ thể và đầu thai sang một cơ thể khác. Con người chịu hậu quả hành vi của mình goi là nghiệp (karma). Do ham muốn dục vọng và hành động của con người nhằm thỏa mãn chúng đã gây ra hậu quả đau khổ ở kiếp sau.
  13. Do vậy linh hồn cứ bị giam hãm vào hết thể xác này đến thể xác khác trong vòng luân hồi bất tận (samsara =bánh xe quay tròn). Để giải thoát cho linh hồn khỏi sự giam hãm, chi phối bởi nhục dục, bởi thế giới hiện tượng, con người phải dốc lòng tu luyện, từ bỏ ham muốn dục vọng, nhận thức được bản chất của thế giới và của chính mình. Mục đích cao nhất là sự siêu thoát và sự hòa nhập của linh hồn cá thể với linh hồn vũ trụ tối cao, đạt đến hạnh phúc vĩnh hằng.
  14. 3) Các trường phái triết học Ấn Độ trong thời kỳ cổ đại  6 hệ thống triết học chính thống: Samkhia, Mimansa, Nyaya, Veisesika,Yoga, Vedanta  3 hệ thống không chính thống: (bị coi là tà giáo vì không thừa nhận Brahman, atman và uy quyền của Kinh Vêđa): Lokayata, Đạo Jaina, Phật giáo
  15. - Yoga là trường phái triết học tôn giáo chủ trương tu luyện bằng phương pháp luyện tập cơ thể, dùng ý chí để điều chỉnh, kiềm chế những nhu cầu nhục dục với mục đích đạt đến sự siêu thoát (sự giải thoát linh hồn khỏi sự ràng buộc của cơ thể). Luyện Yoga cần phải kiên trì, lâu dài, phải thực hiện khổ hạnh, như nhịn ăn. Phương pháp Yoga được vận dụng trong nhiều trường phái tôn giáo khác ở Ấn Độ cổ đại.
  16. - Vedanta ra đời trên cơ sở kinh Upanishad, là trường phái triết học chính thống của đạo Balamôn. Cũng giống như Mimansa, Vedanta có mục đích cơ bản là giải thích Vêđa, nhưng tập trung giải thích và chứng minh sự tồn tại của Brahman. Brahman là thực tại duy nhất, tồn tại vĩnh cửu, còn thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh do sự “vô minh” của con người sinh ra. Linh hồn cá thể (Atman) chỉ là hiện thân của Brahman, bị giam hãm trong thể xác của con người. Để giải thoát cho linh hồn, con người cần phải dốc lòng tu luyện, từ bỏ những ham muốn dục vọng đời thường.
  17. - Lokayata (Còn gọi là Carvaka hay Charvaka) là trường phái triết học duy vật, vô thần triệt để. Các tác phẩm của trường phái này đã thất lạc, chỉ còn lại những đoạn ngắn. Lokayata không thừa nhận Brahman, atman. Thế giới do những yếu tố vật chất: đất, nước, lửa, gió tạo nên. Theo Lokayata , “Không có thiên đường, không có sự giải thoát, không có linh hồn ở thế giới khác; không có nghiệp báo”. Cơ thể do 4 yếu tố vật chất: đất, nước, lửa, giáo tạo nên; ý thức là thuộc tính của cơ thể, giống như gây say là đặc tính của rượu, do đó khi cơ thể chết đi thì ý thức cũng không còn. Lokayata chế giễu sự giải thoát, phê phán tu luyên khổ hạnh, chủ trương để cho mọi người sống vui vẻ và hưởng thụ tất cả những lạc thú của cuộc đời. Lokayata cũng lên án chế độ đẳng cấp, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội
  18. - Jaina là một trường phái triết học tôn giáo có khuynh hướng vô thần, cho rằng trong thế giới có hai thực thể vật chất và linh hồn độc lập với nhau và không do ai sáng tạo ra. Bất cứ vật thể nào cũng có linh hồn. Linh hồn là vô số và toàn năng, nhưng bị hạn chế bởi thể xác. Để cho linh hồn được giải thoát khỏi những ham muốn nhục dục của cơ thể thì con người phải tu luyện, không sát sinh, sống khổ hạnh, tuân theo các nguyên tắc, giáo luật của Đạo Jaina (5 lời nguyền chính): không dùng bạo lực, không nói dối, giữ tiết dục (không quan hệ tính dục), không trộm cắp, không sở hữu của cải. Về sau, Đạo Jaina phân hóa thành hai tông phái: một tông phái chủ trương không bận quần áo và một tông phái chủ trương bận quần áo trắng. Đạo Jaina hiện nay có khoảng hơn 4 triệu tín đồ.
  19. PHẬT GIÁO: Phật giáo ra đời vào khoảng cuối thế kỷ VI TCN, trong làn sóng đấu tranh chống lại Đạo Balamôn, phản đối cảnh phân biệt đẳng cấp, đòi bình đẳng xã hội. Người sáng lập là Siddharta (Tất đạt đa, 563- 483TCN), được người đời tôn là Sakyamuni (Thích ca muni). Năm 29 tuổi, ông xuất gia đi tìm con đường giải thoát. Sau khi tu luyện giác ngộ (năm 35 tuổi), ông lấy hiệu là Buddha (Phật).
  20. Triết lý của Phật giáo: a) Quan điểm bản thể luận: Là trường phái triết học vô thần (nhưng không triệt để), có một số yếu tố duy vật, biện chứng. Nhưng nhìn chung là một trào lưu triết học duy tâm chủ quan. - Về nguồn gốc của thế giới: Phật giáo cho rằng thế giới tồn tại khách quan, không thừa nhận Brahman sáng tạo thế giới và linh hồn bất tử Atman.
  21. Thế giới do các yếu tố vật chất (gọi là sắc, gồm đất nước, lửa, gió) và các yếu tố tinh thần (gọi là danh, gồm thụ, tưởng, hành, thức) kết hợp với nhau tạo nên. Phật giáo dùng thuyết nhân quả để giải thích nguồn gốc của tất cả sự vật, hiện tượng. Phật giáo đưa ra thuyết vô thường, vô ngã để giải thích sự biến đổi của thế giới. Vô thường (Impermanence): không có gì ổn định, mọi cái luôn luôn biến đổi. Vô ngã (Anatman): không có cái atman, tức cái tôi, linh hồn bất tử. Suy rộng ra, không có bản chất bất biến).
  22. b) Nhân sinh quan Phật giáo: - Thuyết luân hồi, nghiệp báo: Phật giáo tuy bác bỏ Brahma và atman, nhưng lại kế thừa thuyết luân hồi, nghiệp báo trong đạo Bàlamôn. -Thuyết tứ diệu đế: (The Four Noble Truths):
  23. + Khổ đế là chân lý nói về nỗi khổ của cuộc đời, gồm 8 cái khổ: sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly (chia cách khỏi người thân), oán tăng hội (chung đụng với người mình ghét), sở cầu bất đắc (muốn cho mình nhưng không đạt được), thủ ngũ uẩn (sự gắn kết các yếu tố tinh thần với vật chất, linh hồn bị giam hãm trong cơ thể). + Tập đế hay Nhân đế: Phật giải thích 12 nguyên nhân của cái khổ cuộc đời: Vô minh (không sáng suốt, ngu dốt), hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão-tử. + Diệt đế: Phật cho rằng cái khổ có thể tiêu diệt được bằng cách từ bỏ tất cả ham muốn, dục vọng. + Đạo đế: con đường tu luyện để tiêu diệt cái khổ.
  24. - Bát chính đạo (The Eightfold Noble Path): Con đường tu luyện với 8 điều đúng: 1.Chính kiến (right views) 2. Chính tư duy (right thought) 3. Chính ngữ (right speech 4. Chính nghiệp (right action) 5. Chính mệnh (right livelihood) 6. Chính tinh tiến (right effort) 7. Chính niệm (right mindfulness) 8. Chính định (right concentration)
  25. Mục đích cao nhất của Đạo Phật là sự giải thoát, bằng cách tu luyện để từ bỏ mọi ham muốn dục vọng đời thường, tiêu diệt vô minh, đạt đến sự sáng suốt (sự giác ngộ), khi đó con người sẽ thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo, hòa nhập với cõi vĩnh hằng (nhập Niết bàn). Niết Bàn (Nirvana trong tiếng Phạn hoặc Nibbana trong tiếng Pali), là một trạng thái tư duy hoàn toàn nguội lạnh, yên tĩnh, hạnh phúc, thoát khỏi quy luật sinh tử, luân hồi, nhân quả, nghiệp báo. Do không được giải thích rõ ràng nên trong quá trình phát triển, trong Đạo Phật có nhiều các hiểu khác nhau về Niết Bàn. Có khuynh hướng coi Niết Bàn chỉ là một trạng thái nội tâm của người tu hành đắc đạo. Tuy nhiên, có khuynh hướng khác coi Niết Bàn như là một cõi bồng lai, tiên cảnh.
  26. Nhận xét chung về Phật giáo: Ưu điểm: - Là trường phái triết học vô thần (mặc dù không triệt để), có yếu tố duy vật, biện chứng. - Chống lại sự phân biệt đẳng cấp, chủ trương bình đẳng xã hội. - Khinh ghét những ham muốn dục vọng vật chất tầm thường. - Có tính nhân đạo cao: khuyên con người là điều thiện, tránh xa điều ác, thương yêu, cứu giúp mọi người. Không dùng bạo lực trong quan hệ giữa các giáo phái khác nhau cũng như với các tôn giáo khác. Nhược điểm: - Nhìn chung Phật giáo là trường phái duy tâm chủ quan, cho rằng nguyên nhân cơ bản của cái khổ là vô minh; và sự sáng suốt, giác ngộ của con người là yếu tố quyết định sự giải thoát con người khỏi cái khổ. - Phật cho cuộc đời là giả, ảo; mọi ham muốn đời thường đều là tội lỗi. Trái lại, Niết bàn, cái mà Phật cho là thực tại thì hóa ra chỉ là điều tưởng tượng thuần túy, không có gì làm bằng chứng.
  27. 4. Sự phát triển triết học Ấn Độ thời trung đại - Sự phát triển của Phật giáo Sau khi Buddha qua đời, đạo Phật phân chia thành hai giáo phái: - Trưởng Lão Thuyết Bộ (Sthaviravada theo tiếng Pali hay Theravada theo tiếng Phạn), hay còn được dịch là Thượng tọa bộ gồm các tu sĩ già có khuynh hướng bảo thủ. - Ðại Chúng Bộ (Mahasanghika) gồm các tu sĩ trẻ có khuynh hướng cải cách việc tu luyện để thu hút được nhiều tín đồ hơn. Về sau từ hai bộ lớn này Phật giáo tiếp tục phân chia thành 18 tông phái nhỏ.
  28. Đầu Công nguyên, trong Phật giáo xuất hiện giáo phái: - Đại thừa (Mahayana: cổ xe lớn), chủ trương đại chúng hóa đạo Phật để để thu hút được đông đảo quần chúng, đối lập với phái nguyên thủy - Tiểu thừa (Theravada) tức phái nguyên thủy, chủ trương duy trì việc tu luyện với những luật lệ khắc khe nên ít người có thể theo được. Những người theo phái Đại thừa gọi chế giễu phái nguyên thủy này là Tiểu thừa (Hinayana có nghĩa là cổ xe nhỏ). Phật giáo Đại thừa (Mahayana) thịnh hành ở Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên, và Nhật Bản. Trong khi đó, Phật giáo Tiểu thừa (Theravada) được lưu truyền rộng rãi ở Sri Lanka, Mianma, Thái Lan, Lào và Campuchia. Riêng ở Việt Nam cả hai giáo phái lớn nầy đều có mặt từ rất sớm. Giáo phái Ðại thừa có một truyền thống lâu đời và đã có mặt tại Việt Nam do các tu sĩ Ấn Ðộ truyền sang vào cuối thế kỷ thứ II. Giáo phái nguyên thủy Tiểu thừa (Theravada) cũng có mặt tại vùng đất nầy qua nhiều thế kỷ trong các cộng đồng người Khơ me tại Nam Bộ và được truyền bá đến các phật tử người kinh trong thập niên 1940.
  29. - Sự truyền bá đạo Hồi vào Ấn Độ Bước sang thế kỷ thứ VII, Ấn Độ bị suy yếu, bị quân Ả Rập đánh chiếm, du nhập Hồi giáo vào Ấn Độ. Cuộc đấu tranh giữa Hồi giáo, Bàlamôn giáo và Phật giáo dẫn đến kết quả là đạo Phật bị đẩy ra khỏi Ấn Độ, đạo Bàlamôn biến tướng thành Ấn giáo và đạo Hồi thống trị trong đời sống xã hội Ấn Độ. Do sự xung đột lâu dài giữa người Ấn giáo và người Hồi giáo, Ấn Độ bị chia tách thành hai quốc gia. Nhà nước Hồi giáo Parkistan được thành lập ngày 14 tháng 7 năm 1947. Hiện nay ở Ấn Độ, khoảng 75% theo Ấn giáo; 13,4% theo Hồi giáo; 6% theo Kitô giáo; 2% theo đạo Sikhs; 0,7% theo đạo Phật; 0,4% theo đạo Jaina.