Bài giảng Triết học - Chương II: Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Văn Ngọc

pdf 178 trang hapham 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Chương II: Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Văn Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_triet_hoc_chuong_ii_phep_bien_chung_duy_vat_nguyen.pdf

Nội dung text: Bài giảng Triết học - Chương II: Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Văn Ngọc

  1. CHƯƠNG II PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT Người biên soạn: TS Nguyễn Văn Ngọc
  2. Chương 2 bao gồm các phần sau I/ PHÉP BiỆN CHỨNG VÀ PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT II/ CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT III/ CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT IV/ CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT V/ LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BiỆN CHỨNG
  3. I/ PHÉP BiỆN CHỨNG VÀ PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT 1/ Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng a/ Khái niệm biện chứng và phép biện chứng + Biện chứng là gì? - Theo nghĩa xưa thì biện chứng là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương.
  4. Theo Triết học Mác, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hoá và BiỆN CHỨNG TRONG ĐÔNG Y vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
  5. + Phép biện chứng là gì? Là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống những Có quy luật gì không ? nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
  6. b/ Các hình thức cơ bản của phép biện chứng. + Có ba hình thức – ba trình độ phát triển: - Phép biện chứng sơ khai thời cổ đại. - Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức. - Phép biện chứng hiện đại – PBC DV của Heraclit chủ nghĩa Mác - Lênin. HÊGHEN
  7. + Vai trò của phép biện chứng trong nhận thức và cải tạo thế giới: - Giúp chúng ta nhận thức, vận dụng đúng các nguyên lý, quy luật của thế giới trong quá trình hoạt động thực tiễn.
  8. 2/ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT LÀ GÌ ? “ Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. PH. ĂNGGHEN
  9. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật Hai đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật. + Đây là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế Hêraclít (520 - 460 trước CN) giới quan duy vật khoa học. HÊ GHEN
  10. + Đây là phép biện chứng có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng ) và phương pháp luận ( biện chứng duy vật ) do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
  11. Phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương Phép biện chứng pháp luận chung nhất của ĐỊNH HƯỚNG họat động sáng tạo trong cho nhận thức và họat động thực tiễn các lĩnh vực khoa học.
  12. II/ CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT 1/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến a/ Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
  13. Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ THẾ GiỚI TỒN TẠI tồn tại ở mọi sự vật, hiện TRONG VÔ VÀN tượng của thế giới, nó thuộc CÁC MỐI LIÊN HỆ đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
  14. b/ Tính chất của các mối liên hệ. +Tính khách quan: tính chất độc lập với ý thức của con người. Sự tồn tại khách quan của cầu vồng
  15. - Tính phổ biến: không có bất cứ sv/ht nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với những sv/ht khác. Đồng thời, bất kỳ sv/ht nào cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống, hơn nữa là một hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác.
  16. - Tính đa dạng, phong phú: có nhiều mối liên hệ cụ thể khác nhau với những vai trò, vị trí khác nhau trong thế giới vật chất.
  17. c/ Ý nghĩa phương - Quan điểm tòan diện pháp luận Các tính chất trên có liên hệ với nhau trong đó tính phổ biến đã bao hàm trong nó tính khách quan và tính đa - Quan điểm dạng. Vì vậy, ta gọi lịch sử cụ thể. nguyên lý này là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Từ nguyên lý này ta rút ra hai quan điểm sau:
  18. THẾ GiỚI QUAN ĐIỂM TÒAN DiỆN VẬT CHẤT + Đặt SV/HT các mối liên hệ vốn có, không tách rời họặc LUÔN LUÔN thay đổi mối liên hệ. VẬN ĐỘNG + Phải xem xét trong cả một VÔ SỐ Trong quá trình CÁC MỐI LIÊN HỆ SỰ VẬT, PHỔ BiẾN HiỆN TƯỢNG TỒN TẠI TRONG KHÁCH KHÔNG GIAN QUAN VÀ QĐ LỊCH SỬ CỤ THỂ THỜI GIAN + Đặt SV/HT vào đúng không gian và thời gian mà nó tồn tại. Không tách rời hoặc thay đổi Không gian và thời gian. KHẢO SÁT THẾ GIỚI VẬT CHẤT BÀI HỌC RÚT RA
  19. 2/ Nguyên lý về sự phát triển a/ Khái niệm phát triển. Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình XH phong kiến XH tư bản vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. XH nguyên thuỷ XH nô lệ
  20. b/ Tính chất của sự phát triển. + Tính khách quan, vì Mình sẽ là nguồn gốc sự HOA phát triển chính HẬU ! là quá trình giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật nên phát triển là tất yếu, khách quan.
  21. + Tính phổ biến, sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
  22. + Tính đa dạng, phong phú phát triển là khuynh hướng chung, nhưng từng sv/ht quá trình phát triển diễn ra không giống nhau.
  23. + Tính kế thừa: Guess who ??????? sự vật mới ra đời bao giờ cũng mang trong nó những yếu tố của sự vật cũ.
  24. c/ Ý nghĩa phương pháp luận. + Quan điểm phát triển. * Phải nhìn thấy cái hiện tại lẫn khuynh hướng phát triển trong tương lai của sv/ht. Phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Nhưng điều cốt yếu là phải vạch ra khuynh hướng biến đổi CON HƠN CHA chính của sự vật. NHÀ CÓ PHÚC
  25. * Quan TÔI ĐÂU điểm phát PHẢI LÀ triển góp NGƯỜI BẢO phần khắc THỦ ! phục tư tưởng bảo thủ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
  26. Trong Nhìn cuộc sống cuộc như thế nào đây ? sống phải có cái nhìn Toàn diện; Lịch sử - cụ thể và Phát triển.
  27. III/ CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. + Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính của toàn bộ thế giới hiện thực.
  28. PHẠM TRÙ VÀ PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC (VẬT CHẤT) THÚ PHẠM TRÙ: SINH VẬT ĐỘNG VẬT HOANG DÃ BiỂN PHẠM TRÙ: ĐỘNG VẬT PHẠM TRÙ: GIA CẦM PHẠM TRÙ: GIA SÚC
  29. Những cặp phạm trù cơ bản của triết học. 1/ Cái riêng và cái chung 2/ Nguyên nhân và kết quả 3/ Tất nhiên và ngẫu nhiên 4/ Nội dung và hình thức 5/ Bản chất và hiện tượng 6/ Khả năng và hiện thực.
  30. 1/ CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG a/ KHÁI NiỆM. CÁI RIÊNG là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẽ nhất định. CÁI CHUNG là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẽ khác. Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính riêng có, không lập lại ở bất kỳ một sv/ht nào khác.
  31. CÁI RIÊNG
  32. Xã hội là cái chung; XHnguyên thuỷ, XH nô lệ, XH phong kiến, XH tư bản là cái riêng XH XH nô lệ nguyên thuỷ XH XH phong kiến tư bản
  33. CÁI ĐƠN NHẤT
  34. CÁI RIÊNG CÁI RIÊNG CÁI CÁI CÁI ĐƠN NHẤT CHUNG ĐƠN NHẤT CÁI RIÊNG = CÁI CHUNG + CÁI ĐƠN NHẤT
  35. THỬ TÀI CÁC FAN BÓNG ĐÁ
  36. LINH TINH BÓNG ĐÁ Những “Con đại bàng trắng”: Ba Lan Những “Con quỷ đỏ”: Bỉ Những “Cổ xe tăng”: Đức Những “Chú sư tử”: Anh Những “Chú chuột túi”: Úc
  37. LINH TINH BÓNG ĐÁ Những “Đứa con thần mặt trời”: Nhật Những “Chú gà trống Gaulois”: Pháp Những “Ngôi sao đen”: Ghana Những “Chú voi Châu Phi”: Bờ biển Ngà Những “Con đại bàng xanh” : Nigieria
  38. LINH TINH BÓNG ĐÁ Những “Vũ công Tangô”: Arghentina Những “Con linh dương đen”: Angôla Những “Chiến binh sa mạc”: Arbia Saudi Những “Con sư tử bất trị”: Camơrun Những “Vũ công Sampa”: Brazin
  39. LINH TINH BÓNG ĐÁ + Những “Chiến binh La Mã” : Ý + Những “Viên pha lê quyến rũ”: CH CZECH + Những “Chú gấu Misa”: NGA + Những “Chàng thủy thủ Viking”: THUỴ ĐiỂN + Những “Con đại bàng sông Rhine”: ĐỨC + Những “ Kẻ đóng thế” : ĐAN MẠCH
  40. LINH TINH BÓNG ĐÁ + Những con cáo sa mạc: (ALGERIA) + Những chú lính chì: (Đan Mạch) + Những chiến binh TAEGUK (Hàn Quốc)
  41. LINH TINH BÓNG ĐÁ “Đội bóng của những người mê tín” Arghentina “Đội bóng Vàng – Xanh”: Braxin “Đội bóng màu áo lam”: Pháp “Đội bóng màu thiên thanh”: Ý “Đội quân đỏ”: Hàn Quốc
  42. LINH TINH BÓNG ĐÁ + Đội bóng xứ sở cây Bạch Dương: BA LAN + Đội Braxin Châu ÂU: BỒ ĐÀO NHA + Đội bóng “Miêng lý tàng trâm”: CROATIA ( Địch càng mạnh thì ta càng mạnh) + Đội bóng xứ sở hoà bình: THUỴ SĨ + Đội bóng áo vàng: ROMANIA
  43. LINH TINH BÓNG ĐÁ “Đội bóng của xứ phalê”: Tiệp Khắc “Đội bóng của xứ đồng hồ”: Thụy sĩ “Đội bóng xứ sở con bò tót”: Tây Ban Nha “Đội bóng thần kinh thép”: Đức “Cơn lốc màu da cam” Hà Lan “Cơn lốc màu da cam Châu Phi”: Bờ biển Ngà
  44. LINH TINH BÓNG ĐÁ + Đội quân áo đỏ: THỔ NHĨ KỲ + Đội bóng áo ca rô: CROATIA + Đội bóng vùng Ballan (SLOVENIA) BẠN NÀO BiẾT THÊM ? XIN BỔ SUNG
  45. b/ QUAN HỆ GiỮA CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG VÀ CÁI ĐƠN NHẤT • Thứ nhất: cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. • Thứ hai: cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. • Thứ ba: Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. • Thứ tư: cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
  46. Cái chung chỉ tồn tại Để phát hiện cái chung cần xuất phát trong cái riêng từ những cái riêng Cái chung Vận dụng cái chung vào cái riêng biểu hiện cần chú ý thông qua tính cụ thể những cái riêng của từng cái riêng Cái chung Tạo điều kiện thuận lợi và cái đơn nhất cho chúng diễn ra có thể chuyển hoá cho nhau nếu xét thấy có lợi. NGHIÊN CỨU PHẠM TRÙ Rút ra BÀI HỌC THỰC TiỄN
  47. 2/ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ a/ KHÁI NiỆM. Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó gây ra những biến đổi nhất định. Phạm trù kết quả dùng để chỉ sự biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng. Tính chất của mối liên hệ nhân quả: Tính khách quan; tính phổ biến và tính tất yếu.
  48. NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ
  49. NGUYÊN NHÂN
  50. KẾT QUẢ
  51. Những con cáo sa mạc (Algeria) Những chú lính chì (Đan Mạch) Đội bóng vùng Ballan (Slovenia) Những chiến binh TAEGUK (Hàn Quốc)
  52. KẾT QUẢ ?
  53. b/ QUAN HỆ NHÂN - QUẢ + Thứ nhất, nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao Lửa - khói giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Đây là quan hệ có tính nối tiếp và tính sản sinh.
  54. Sự phức tạp của tính sản sinh: * Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và ngược lại. * Nhiều nguyên nhân tác động cùng chiều hoặc ngược chiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
  55. + Thứ hai, sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân theo hai hướng: tích cực và tiêu cực.
  56. + Thứ ba, nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Dây chuyền nguyên nhân và kết quả là vô tận có thể chuyển hoá cho nhau, còn một hiện tượng nào đấy đuợc coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể
  57. Nên việc xác định Vì mọi sv/ht tồn tại nguyên nhân là đều có nguyên nhân hết sức cần thiết Nên phân lọai Vì các nguyên nhân nguyên nhân để có có vai trò & hướng hướng tác động tác động khác nhau thích hợp Nên tận dụng kết quả Vì kết quả có tác đạt được, tạo điều kiện động lại nguyên nhân thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng NGHIÊN CỨU PHẠM TRÙ Rút ra BÀI HỌC THỰC TiỄN
  58. 3/ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN a/ KHÁI NiỆM. Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thế khác được. Phạm trù ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiếu hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó nó có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác.
  59. Tất nhiên: gieo trồng đúng kỹ thuật cây sẽ cho quả
  60. Ngẫu nhiên: cây bí cho quả to, nhỏ khác nhau
  61. b/ QUAN HỆ GiỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN Thứ nhất: Tất nhiên chi phối sự phát triển của sự vật còn ngẫu nhiên ảnh hưởng tới sự vật làm cho sự phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm.
  62. Thứ hai: Tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu DU LỊCH ĐẠI DƯƠNG nhiên, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên.Trong cái ngẫu nhiên ẩn dấu cái tất nhiên.
  63. Thứ ba: tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau.
  64. Phải dựa vào Tất nhiên, cái tất nhiên. tất yếu sẽ xảy ra Nhưng còn ngẫu nhiên chỉ là cái không hoàn toàn bỏ qua có thể xảy ra hoặc không cái ngẫu nhiên Tất nhiên Để hiểu cái tất nhiên luôn tồn tại thông qua cần nghiên cứu rất nhiều vô số cái ngẫu nhiên cái ngẫu nhiên. Tất nhiên và ngẫu nhiên Tạo điều kiện thuận lợi có thể cho chúng diễn ra chuyển hoá cho nhau nếu xét thấy có lợi. NGHIÊN CỨU PHẠM TRÙ Rút ra BÀI HỌC THỰC TiỄN
  65. 4/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC a/ KHÁI NiỆM: Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng. Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. Sự vật nào cũng có hình thức bên ngoài và hình thức bên trong. Phép biện chứng chú ý đến hình thức bên trong của sự vật, tức là cơ cấu bên trong của nội dung.
  66. Ví dụ: NHÀ VỆ SINH NHÀ CẤP 4 NHÀ VỆ SINH PH. KHÁCH NỘI DUNG NHÀ BẾP KHÁI NHÀ BẾP NiỆM CÁI NHÀ PHÒNG NGỦ PH. LÀM ViỆC PH. KHÁCH PHÒNG NGỦ
  67. Trong con người: nội dung là các bộ phận các qúa trình. Cơ thể là hình thức
  68. b/ QUAN HỆ BiỆN CHỨNG GiỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC Thứ nhất: Nội dung và hình thức thống nhất nhau nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp nhau. Một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.
  69. + Thứ hai: Nội dung quy định hình thức, nội dung đổi, hình thức đổi.
  70. + Thứ ba: Sự tác động tích cực trở lại của hình thức đối với nội dung. Khi phù hợp với nội dung hình thức sẽ thúc đẩy nội dung phát triển, ngược lại nó sẽ ngăn cản sự phát triển ấy.
  71. Không được tách rời Sự thống nhất giữa hay tuyệt đối hóa nội dung và hình thức nội dung hoặc hình thức Nội dung quyết định Phải căn cứ vào nội dung hình thức Thay đổi nội dung hình thức thay đổi Sự tác động Làm cho hình thức tích cực trở lại phù hợp với nội dung của hình thức để thúc đẩy đối với nội dung. nội dung phát triển NGHIÊN CỨU PHẠM TRÙ Rút ra BÀI HỌC THỰC TiỄN
  72. 5/ BẢN CHẤT VÀ HiỆN TƯỢNG 1/ KHÁI NiỆM: Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định.
  73. b/ QUAN HỆ GiỮA BẢN CHẤT VÀ HiỆN TƯỢNG Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. + Bản chất bộc lộ qua hiện tượng còn hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định.
  74. + Sự phù hợp giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất khác nhau ,hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi, hiện tượng thay đổi. Bản chất biến mất, hiện tượng biến mất.
  75. Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng. + Hiện tượng phong phú hơn bản chất còn bản chất thì sâu sắc hơn hiện tượng. + Bản chất là mặt bên trong, hiện tượng là biểu hiện bản chất đó ra bên ngoài nhiều khi xuyên tạc bản chất. + Bản chất tương đối ổn định, còn hiện tượng biến đổi nhanh so với bản chất. Hiện tượng có thể thay đổi ngay nhưng bản chất phải có thời gian mới thay đổi được.
  76. • QUAN HỆ GiỮA BẢN CHẤT VÀ HiỆN TƯỢNG BẢN CHẤT HiỆNHiỆNHiỆN TƯỢNGTƯỢNG +CáiĐược ẩn dấu biểu bên hiện trong Cái biểuCái hiện + Mangvới nhiềutính ổn vẻ định + Quyếtthường địnhra xuyênsự tồn tại đa dạng, vàbên phátbiến triểnngoài đổi của phongSV/ HT phú
  77. Phải phân tích Bản chất tồn tại nhiều hiện tượng trong sự vật và và ưu tiên cho biểu hiện ra những hiện tượng ở nhiều hiện tượng điển hình để hiểu bản chất Bản chất quy định sự tồn tại Phải dựa vào bản chất để có và phát triển phương hướng của sự vật, họat động thích hợp hiện tượng NGHIÊN CỨU PHẠM TRÙ Rút ra BÀI HỌC THỰC TiỄN
  78. 6/ KHẢ NĂNG VÀ HiỆN THỰC Khái niệm. Cặp phạm trù hiện thực và khả năng được dùng để phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự (hiện thực) với những gì hiện chưa có, những sẽ có, sẽ tới khi có điều kiện tương ứng ( khả năng)
  79. • Hiện thực là cái đang tồn tại thực tế. • Khả năng là cái sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có đủ điều kiện.
  80. b/ QUAN HỆ BiỆN CHỨNG GiỮA KHẢ NĂNG VÀ HiỆN THỰC + Cả 2 gắn bó, và chuyển hóa cho nhau. Quá trình này là vô tận làm cho sự vật, hiện tượng không ngừng phát triển. + Cùng điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không chỉ có một khả năng. Và, khi có những điều kiện mới thì có thể xuất hiện những khả năng mới và ngược lại khả năng có thể mất đi khi mất những điều kiện nào đấy. + Để khả năng biến thành hiện thực cần có sự phối hợp của nhiều điều kiện.
  81. Hiện thực Phải dựa vào hiện thực là cái tồn tại thực sự, chứ không thể còn khả năng dựa vào khả năng là cái chưa có Tuyệt đối khả năng Khả năng sẽ rơi vào ảo tưởng. và hiện thực Tuyệt đối hóa hiện thực không tách nhau sẽ không thấy khả năng phát triển tiềm tàng Việc chuyển hóa Việc chuyển từ khả năng từ khả năng sang hiện thực sang hiện thực cần có sự trong tự nhiên khác nổ lực chủ quan cao với trong xã hội của mỗi người NGHIÊN CỨU PHẠM TRÙ Rút ra BÀI HỌC THỰC TiỄN
  82. HẾT PHẦN III HẸN GẶP LẠI CÁC BẠN Ở PHẦN IV CHƯƠNG 2
  83. TRONG KHI CHỜ MICRO CÁC BẠN ĐỌC LẠI PHẦN CÁC CẶP PHẠM TRÙ THẦY SẼ DÒ BÀI CŨ VÀ ĐiỂM DANH
  84. IV/ CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BiỆN CHỨNG DUY VẬT 1/ QUY LUẬT LÀ GÌ. Qui luật là mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
  85. Tính chất của quy luật + Tính khách quan + Tính phổ biến + Tính ổn định tương đối
  86. Phân loại quy luật. Dựa vào Dựa vào tính phổ biến lĩnh vực hoạt động Quy Quy Quy Quy Quy Quy Luật Luật Luật Luật Luật Luật CHUNG TỰ XÃ TƯ RIÊNG CHUNG NHẤT NHIÊN HỘI DUY PBC DV NGHIÊN CỨU NHỮNG Q.LUẬT CHUNG NHẤT CỦA TN, XH & TƯ DUY.
  87. QUY LUẬT CHUYỂN HOÁ TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ CỦA ĐẤU TRANH CỦA CÁC PHÉP MẶT ĐỐI LẬP BiỆN CHỨNG DUY VẬT QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
  88. 1/ QUY LUẬT CHUYỂN HOÁ TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI ĐIỂM NÚT BƯỚC NHẢY Học Học Sinh Kỹ sinh sinh viên sư Lượng Lượng TRI THỨC PHỔ THÔNG TRI THỨC CHUYÊN NGHIỆP Lượng Độ Độ TRI THỨC 12 NĂM 4 NĂM PHƯƠNG THỨC VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT
  89. Sự vật, hiện tượng vận động, phát Vai trò của quy luật: triển bằng Quy luật này chỉ ra cách nào ? phương thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
  90. a/ Khái niệm lượng, chất Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng Tiền đóng học phí ! các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật. Trận đấu căng thẳng !
  91. Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là TỪ TRƯỜNG: THUỘC TÍNH CỦA TRÁI ĐẤT sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác. LIÊN KẾT VẬT CHẤT CỦA VẬT THỂ
  92. b/ Quan hệ giữa biện chứng giữa lượng và chất. + Sự thay đổi của lượng quyết định sự thay đổi của chất Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng. Trong đó, lượng là yếu tố thường xuyên biến đổi để đến một mức độ nào đó sẽ KHÍ THẢI VÀ kéo theo sự thay đổi về chất. Ô NHIỂM MÔI TRƯỜNG
  93. Khi lượng của sự vật được tích lũy vượt quá giới hạn nhất định gọi là độ. Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới SÓNG THẦN hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Sóng biển vỗ bờ
  94. Tại những điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đủ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điểm nút. Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Vậy, sự phát triển như là một đường nút của những quan hệ về độ.
  95. Lượng thay đổi nhưng chất tương đối cố định Sự vật A Độ Giới hạn bởi hai điểm nút ĐiỂM NÚT Thời điểm chuyển đổi chất
  96. Khi sự thay đổi về chất xảy ra thì gọi là bước nhảy. Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây nên. Căn cứ và sự phân chia các hình thức cơ bản của bước nhảy. Căn cứ vào quy mô: bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Căn cứ vào nhịp độ: bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
  97. + Sự tác động lại của chất đối với lượng. Biểu hiện ở: + Chất mới làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
  98. + Chất mới tạo điều kiện cho lượng mới được tiếp tục tích lũy để có sự phát triển về chất tiếp theo.
  99. Từ sự phân tích trên chúng ta có thể rút ra nội dung quy luật như sau: Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng, sự thay đổi dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tạo điều kiện cho lượng mới được tiếp tục tích luỹ để có sự thay đổi về chất tiếp theo.
  100. 1/ PHÁT TRIỂN PHẢI 1/ PHẢI BIẾT CHUẨN BỊ CÓ SỰ TÍCH LŨY VỀ LƯỢNG CHU ĐÁO MỌI VIỆC 2/ LƯỢNG TÍCH LŨY ĐỦ SẼ 2/ PHẢI CHÚ TRỌNG CÓ BƯỚC CHUYỂN CẢ HAI MẶT VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT 3/ SỰ PHÁT TRIỂN THÔNG 3/ PHẢI BIẾT LỰA CHỌN QUA NHIỀU HÌNH THỨC BƯỚC NHẢY THÍCH HỢP CỦA BƯỚC NHẢY 4/ KHÔNG ĐƯỢC NÔN 4/ LƯỢNG TÍCH LŨY TỚI NÓNG TẢ KHUYNH GiỚI HẠN MỚI CÓ SỰ CŨNG NHƯ BẢO THỦ CHUYỂN ĐỔI VỀ CHẤT HỮU KHUYNH NGHIÊN CỨU QUY LUẬT BÀI HỌC RÚT RA c/ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
  101. 2/ QL THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU Vì sao sự vật, TRANH CỦA CÁC hiện tượng MẶT ĐỐI LẬP. (Quy vận động và luật mâu thuẫn) phát triển Vai trò: Quy được ? luật này chỉ ra nguyên nhân của sự vận động và phát triển của sv/ht. a/ Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn.
  102. Mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa những mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. MỘT MÂU HAI MẶT THUẪN BiỆN KHÁC NHAU CHỨNG (SINH VẬT) XU HƯỚNG MẶT ĐỐI LẬP (a) VẬN ĐỘNG MẶT ĐỐI LẬP (b) QUÁ TRÌNH TRÁI NGƯỢC QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NHAU BÀI TiẾT CÙNG TỒN TẠI THỐNG NHẤT NHAU
  103. Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời là điều kiện, tiền đề để tồn tại lẫn nhau.
  104. NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP
  105. NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP TRONG TRIẾT HỌC + Duy vật với Duy tâm. + Biện chứng với Siêu hình + Âm với Dương trong Thái cực + Kim khắc Mộc trong Ngũ hành + Lượng với Chất + Vận động với Đứng im + Toàn diện với Phiến diện + Khẳng định với Phủ định + Bản chất với Hiện tượng và các cặp phạm trù khác.
  106. NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP TRONG TRIẾT HỌC + Giai cấp thống trị với Giai cấp bị trị + Quy nạp với Diễn dịch + Lý luận với Thực tiễn + Khách quan với Chủ quan + Vĩ nhân với Quần chúng + Lực lượng sản xuất với Quan hệ sản xuất + Cá nhân với Tập thể (Xã hội) + Cơ sở hạ tầng với Kiến trúc thượng tầng
  107. NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP TRONG TỰ NHIÊN + Đồng hóa với Dị hoá + Lực Hút với Lực Đẩy + Điện âm với Điện dương + Lũ lụt với Hạn hán + Trọng lực với Phản lực + Trong sạch với Ô nhiểm + Lực kéo với Ma sát
  108. NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP TRONG XÃ HỘI + Tốt với Xấu; + Tích cực với Tiêu cực; + Thánh thiện với Thấp hèn; + Chính và Tà; + Trung và Nịnh; + Chiến tranh với Hoà bình + Cái may mắn với Cái rủi ro. + Phát triển với Trì trệ + Quyền lợi với Nghĩa vụ + Quân tử với Tiểu nhân
  109. NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP TRONG XÃ HỘI + Hung dữ với Dịu hiền + Đối nội với Đối ngoại + Phản diện với Chính diện + Năng động với Thụ động + Xây dựng với phá hũy + Hạnh phúc với Bất hạnh + Kết hôn với Ly dị + Tiết kiệm với Hoang phí + Kiêu ngạo với Khiêm tốn + Mơ mộng với Thực tế + Hưng thịnh với Suy vong
  110. NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP TRONG XÃ HỘI + Chung thuỷ với Phản bội + Trung thực với Giả dối + Thật thà và Gian xảo + Mua với Bán + Văn minh với Lạc hậu + Vinh quang với Cay đắng + Tiến bộ với Lạc hậu + Cương với Nhu
  111. NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP TRONG TƯ DUY + Giận với Thương + Yêu với Ghét + Bao dung với Hẹp hòi + Ích kỷ với Rộng lượng + Sáng tạo với Rập khuôn + Thông minh với Ngu đần + Lý trí với Tình cảm +
  112. NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP TRONG KINH TẾ + Cung với Cầu + Hàng với Tiền + Thành với Bại + Thu với Chi + Nhập khẩu với Xuất khẩu + Giá trị với giá trị sử dụng + Tích luỹ với Tiêu dùng +
  113. Các tính chất chung của mâu thuẫn + Tính khách quan + Tính phổ biến + Tính đa dạng
  114. b/ Quá trình vận động của mâu thuẫn: vừa thống nhất lại vừa đấu tranh với nhau + Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. (Thống nhất bao hàm sự đồng nhất, phù hợp, tác dụng ngang nhau)
  115. + Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.
  116. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Trong mâu thuẫn, sự thống nhất là trạng thái tương đối, còn sự đấu tranh là trạng thái tuyệt đối. Đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
  117. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau và nếu điều kiện chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới ra đời.
  118. Từ sự phân tích trên có thể rút ra nội dung quy luật mâu thuẫn như sau: Mọi sự vật đều chứa đựng những khuynh hướng biến đổi ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập. Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa chuyển hoá lẫn nhau làm cho mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ.
  119. c/ Ý nghĩa phương pháp luận + Vì phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, nên trong nhận thức và thực tiễn Phải tìm ra mâu thuẫn cần phải phát hiện mâu thuẫn, và giải tôn trọng, phân tích mâu thuẫn quyết nó để nắm được khuynh hướng mới được ! của sự vận động và phát triển của sự vật. + Vì mâu thuẫn rất đa dạng, nên trong nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần có quan điểm lịch sử cụ thể.
  120. 3/ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH. NHỮNG DÙNG NGỌAI NHỮNG HẠT GẠO HẠT LỰC (NẤU RƯỢU) LÚA PĐ PĐ BIỆN THÔNG CHỨNG THƯỜNG HẠT HẠT CÂY LÚA LÚA LÚA TỰ THÂN VẬN ĐỘNG ĐEM GIEO & NẨY MẦM PHỦ ĐỊNH PHỦ ĐỊNH LẦN 1 PĐ CỦA PĐ LẦN 2
  121. Xu hướng vận động và phát triển của thế Vai trò: Quy luật giới vật chất ? này chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của thế giới.
  122. a/ Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng. + Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
  123. + Phủ định biện chứng là những phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của sự vật. Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng: + Tính khách quan. + Tính kế thừa.
  124. b/ Phủ định của phủ định Đây là một quá trình vô tận, tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật theo chu kỳ hình “xoáy ốc” tức có tính chất “phủ định của phủ định”. Theo tính chất trên, mỗi chu kỳ phát triển của sự vật thường phải trải qua hai lần phủ định cơ bản với ba hình thái tồn tại chủ yếu của nó, trong đó hình thái cuối mỗi chu kỳ sẽ lập lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu của chu kỳ đó nhưng trên cơ sở cao hơn, hoàn thiện hơn (nhờ vào tính kế thừa).
  125. Do sự tác động của những mặt đối lập bên trong sự vật mà lần phủ định thứ nhất được thực hiện một cách căn bản, sự vật cũ chuyển thành cái đối lập của nó ( tức cái trung gian) . Sự xuất hiện của cái trung gian chứa đựng trong bản thân nó xu hướng dẫn đến sự phủ định tiếp theo. Sau lần phủ định thứ 2, sự vật mới ra đời trong đó có sự lặp lại một số đặc trưng cơ bản của cái xuất phát ban đầu, nhưng trên cơ sở cao hơn.
  126. Một chu kỳ phủ định biện chứng có thể có số lần phủ định từ hai lần trở lên. Điều đó phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
  127. Phủ định biện chứng là sự phủ định có tính chất tiến lên theo đường xoáy ốc. Đường xoáy ốc biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng như tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên.
  128. PHỦ ĐỊNH LẦN 2 PHỦ ĐỊNH LẦN 1 R1 < R2 < R3 h1 < h2 < h3 Tính xoắn ốc của chu kỳ phủ định của phủ định
  129. Từ sự phân tích trên chúng ta khái quát nội dung cơ bản của quy luật như sau: Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính mới làm cho sự phát triển đi theo đường “xoáy ốc”
  130. QL PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH A A’ A” H. thóc C.Lúa Thóc SV CŨ SV SV MỚI TRUNG GIAN PHỦ ĐỊNH 1 PHỦ ĐỊNH 2
  131. 1/ CÁI MỚI TẤT YẾU 1/ PHẢI CÓ THÁI ĐỘ XUẤT HIỆN ỦNG HỘ CÁI MỚI, VÀ CHIẾN THẮNG CÁI TIẾN BỘ 2/ KHÔNG PHỦ ĐỊNH 2/ SỰ PHÁT TRIỂN LUÔN SẠCH TRƠN, CŨNG KHÔNG CÓ TÍNH KẾ THỪA BẢO THỦ 3/ SỰ PHÁT TRIỂN LUÔN 3/ KHÔNG LẠC QUAN TẾU QUANH CO PHỨC TẠP CŨNG KHÔNG QUÁ BI QUAN NGHIÊN CỨU QUY LUẬT BÀI HỌC RÚT RA 3/ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
  132. V/ LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BiỆN CHỨNG 1/ Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. a/ Phạm trù “thực tiễn”. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Định nghĩa có 3 ý: Thứ nhất, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất của con người, tức toàn bộ hoạt động của con người có thuộc tính thực tại khách quan.
  133. Bao gồm: + Hoạt động sản xuất vật chất (Quyết định). + Hoạt động chính trị xã hội. + Hoạt động thực nghiệm khoa học.
  134. Thứ nhì, hoạt động thực tiễn mang tính khách quan và tính lịch sử – xã hội. Ta đứng ngòai họat động thực tiển được không?
  135. Thứ ba, mục đích của hoạt động thực tiễn là tác động cải biến tự nhiên, xã hội phục vụ đời sống con người.
  136. CÓ MỤC ĐÍCH LÀ CẢI BiẾN THẾ GiỚI VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI CÓ TÍNH KHÁCH QUAN &TÍNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHÍNH TRỊ THỰC NGHIỆM VẬT CHẤT XÃ HỘI KHOA HỌC TOÀN BỘ HOẠT ĐỘNG CÓ TÍNH THỰC TẠI KHÁCH QUAN HOẠT ĐỘNG THỰC TiỄN LÀ GÌ ?
  137. b/ Vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức. Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở cho nhận thức. Thông qua HĐTT con người buộc thế giới bộc lộ những thuộc tính của chúng. Bằng những thao tác tư duy, con người tìm ra những quy luật của thế giới, hình thành các lý thuyết khoa học.
  138. Thứ 2/ Thực tiễn là động lực của nhận thức. + Thực tiễn luôn đề ra những nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. + Hoạt động thực tiễn làm hoàn thiện dần các giác quan, qua đó tăng dần khả năng nhận thức của con người.
  139. Thứ3/ Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải biến thực tiễn phục vụ đời sống con người.
  140. Thứ tư: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Chính thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của nhận thức, tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.
  141. Nghiên cứu vai trò thực tiễn chúng ta rút ra bài học: Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, trên cơ sở thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn để có những nhận thức đóng vai trò định hướng cho hoạt động thực tiễn tiếp theo. Cần tránh hai khuynh hướng. + Xa rời thực tiễn chúng ta sẽ rơi vào bệnh chủ quan, duy ý chí. + Tuyệt đối hóa thực tiễn sẽ mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa.
  142. c/ Nhận thức và các trình độ nhận thức Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức NGHIÊN CỨU KHÔNG GIAN về thế giới khách quan.
  143. Quan niệm trên xuất phát từ bốn nguyên tắc sau: . Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.
  144. . Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức của con người. Chỉ có cái chưa biết chứ không có cái không biết.
  145. . Ba là, nhận thức là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình này đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
  146. . Bốn là, cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn còn là động lực, mục đích và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
  147. Nhận thức là một quá trình với nhiều cấp độ khác nhau như: - Từ nhận thức kinh nghiệm đến nhận thức lý luận - Từ nhận thức thông thường đến nhận thức khoa học
  148. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thực lý luận. Sự phân chia trên dựa trên trình độ thâm nhập vào bản chất của sự vật. Nhận thức kinh nghiệm là nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Kết quả thu được là tri thức kinh nghiệm gồm hai loại: tri thức kinh nghiệm thông thường (từ cuộc sống hàng ngày) và tri thức kinh nghiệm khoa học (hình thành và phát triển trên cơ sở nhận thức kinh nghiệm các thí nghiệm k.học).
  149. Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận) là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý luận có chức năng gián tiếp vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm. Nó tập trung phản ánh cái bản chất mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Kết quả của nhận thức lý luận là tri thức lý luận
  150. Quan hệ giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận. Nhận thức kinh nghiệm cung cấp tư liệu đồng thời là cơ sở hiện thực để kiểm tra tri thức lý luận. Nhận thức lý luận hình thành từ sự tổng kết kinh nghiệm nhưng không phải là sự hình thành trực tiếp, tự phát mà là sự trừu tượng hoá,khái quát hóa những tư liệu từ tri thức kinh nghiệm. Không nên tuyệt đối hoá một trong hai tri thức trên, vì nếu không chúng ta sẽ rơi vào bệnh giáo điều hoặc kinh nghiệm chủ nghĩa.
  151. QUAN SÁT NHẬN TRỰC TiẾP CÁC SỰ VẬT, TRI THỨC THỨC HiỆN TƯỢNG KINH NGHIỆM KINH TRONG TỰ NHIÊN NGHIỆM XÃ HỘI HAY THỰC NGIỆM KHOA HỌC. TƯ DUY NHẬN GIÁN TiẾP THỨC TRỪU TƯỢNG VÀ TRI THỨC LÝ KHÁI QUÁT LÝ LUẬN LUẬN VỀ BẢN CHẤT QUY LUẬT
  152. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. Sự phân chia này căn cứ vào tính chất tự phát hay tự giác của sự thâm nhập vào bản chất của sự vật. Nhận thức thông thường là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày. Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu.
  153. Nếu nhận thức thông thường hình thành trực tiếp, tự phát, phản ánh tất cả những mặt của sự vật thì nhận thức khoa học là sự phản ánh gián tiếp, tự giác và phản ánh những đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu bằng những khái niệm, phạm trù và thuật ngữ khoa học. Về mối quan hệ thì nhận thức thông thường có trước và là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học. Còn nhận thức khoa học sẽ xâm nhập và làm tăng cường nội dung khoa học của nhận thức thông thường.
  154. + HÌNH THÀNH TRỰC TiẾP, TỰ PHÁT TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN HÀNG NGÀY. TRI THỨC THỨC + PHẢN ÁNH TOÀN BỘ KINH NGHIỆM THÔNG THUỘC TÍNH PHONG PHÚ CỦA SV, H.TƯỢNG THƯỜNG + THƯỜNG XUYÊN CHI PHỐI HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚNG TA + HÌNH THÀNH TỰ GIÁC, NHẬN GIÁN TiẾP + PHẢN ÁNH BẢN CHẤT THỨC NHỮNG QUAN HỆ TẤT YẾU TRI THỨC KHOA + PHẢN ÁNH BẰNG LÝ LUẬN HỌC KHÁI NiỆM, QUY LuẬT DƯỚI DẠNG TRỪU TƯỢNG KHÁI QUÁT
  155. 2/ Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý a/ Quan điểm của Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý. Đó là: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
  156. + Trực quan sinh động (Nhận thức cảm tính). Chủ thể phản ánh trực tiếp với khách thể bằng các giác quan thông qua 3 hình thức: + Cảm giác + Tri giác +Biểu tượng.
  157. Cảm giác: + Được hình thành từ sự tiếp xúc trực tiếp giữa chủ thể và khách thể + Phản ánh những thuộc tính riêng lẻ về sự vật, hiện tượng.
  158. Tri giác: + Là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực tiếp tác động vào các giác quan. + Là sự tổng hợp Bốn ông bạn chí cốt ! của nhiều cảm giác, nó đem lại cho chúng ta những tri thức về sự vật đầy đủ hơn, phong phú hơn.
  159. Biểu tượng: + Là hình ảnh của khách thể được tái hiện trong ký ức của chúng ta. + Biểu tượng chỉ giữ lại những nét chủ yếu nổi bật của sự vật mà thôi.
  160. Giai đoạn trực quan sinh động cung cấp cho chúng ta những tư liệu ban đầu, phong phú, cần thiết về sự vật. Để tìm cái bản chất ẩn dấu trong “kho tư liệu hỗn độn”, chúng ta cần xử lý các thông tin trên trong giai đoạn tư duy lý tính.
  161. CẢM THÔNG QUA TỪNG GIÁC QUAN TiẾP XÚC – PHẢN ÁNH NHỮNG GIÁC THUỘC TÍNH RIÊNG LẺ, BỀ NGOÀI TRỰC CỦA SỰ VẬT QUAN CHỦ THỂ SINH THU ĐƯỢC NHỮNG ĐỘNG THÔNG QUA TỪNG GIÁC QUAN TRI TƯ LiỆU GIÁC TiẾP XÚC – PHẢN ÁNH TOÀN BỘ CÁI BỀ NGOÀI CỦA SỰ VẬT PHONG PHÚ (NHẬN ĐA DẠNG THỨC VỀ CẢM KHÁCH THỂ TÍNH) TÁI HiỆN NHỮNG NÉT BiỂU ĐẶC TRƯNG, TƯỢNG NỔI BẬT CỦA SỰ VẬT.
  162. + Tư duy trừu tượng (Nhận thức lý tính) Nhằm xác định bản chất có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng. Gồm các hình thức: Khái niệm Phán đoán Suy lý.
  163. Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Khái niệm được hình thành từ sự tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá những đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp sự vật. + Khái niệm là phương tiện để con người tích luỹ thông tin, suy nghĩ và trao đổi tri thức. + Khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan. + Hình thức biểu hiện: Từ (khác với Tiếng)
  164. Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc CHẮC điểm, một thuộc tính nào đó CHẮN của đối tượng. MÌNH ĐẬU ! + Vai trò: nhằm khẳng định hay phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của sự vật, hiện tượng. + Hình thức biểu hiện: Các mệnh đề theo những quy tắc văn phạm nhất định.
  165. Suy lý là hình thức VẬY, của tư duy liên kết các MÌNH phán đoán lại với nhau CŨNG để rút ra tri thức mới SẼ CHÁN SV NÀO MÔN bằng phán đoán mới. CŨNG TỤI MÌNH CHÁN TRIẾT! LÀ SINH MÔN VIÊN ! Tùy theo hình thức TRIẾT ! kết hợp các phán đoán mà chúng ta có suy luận quy nạp ( từ phán đoán đơn nhất – đặc thù – phổ biến) hay diễn dịch ( ngược lại).
  166. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn: Nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính giúp cho nhận thức cảm tính có tính định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn. Kết quả của tư duy trừu tượng là những tri thức có tính bản chất về đối tượng. Và, để xác định tính chân thực của tri thức ấy, nhất thiết phải đưa nhận thức về với thực tiễn để được kiểm tra. Nếu thấy đúng thì gọi đó là chân lý. Nếu sai phải nhận thức lại.
  167. PHẢN ÁNH NHỮNG KHÁI THUỘC TÍNH CHUNG NiỆM BẢN CHẤT CỦA SỰ VẬT TƯ DUY CHỦ THỂ TRỪU ĐƯA RA TƯỢNG LIÊN KẾT CÁC KHÁI NiỆM NHỮNG PHÁN ĐỂ KHẲNG ĐỊNH HAY PHỦ ĐỊNH KẾT LuẬN ĐOÁN (NHẬN NHỮNG THUỘC TÍNH CÓ TÍNH CỦA SỰ VẬT BẢN CHẤT THỨC VỀ LÝ KHÁCH THỂ TÍNH) LIÊN KẾT CÁC PHÁN ĐOÁN ĐỂ HÌNH THÀNH SUY LÝ TRI THỨC MỚI VỀ SỰ VẬT, HiỆN TƯỢNG
  168. TRỰC QUAN SINH ĐỘNG TƯ DUY TRỪU TƯỢNG THỰCTiỄN CẢM TRI BIỂU GIÁC GIÁC TƯỢNG SUY TRI THỨC VỀ LÝ KHÁCH THỂ PHÁN ĐOÁN TƯ LiỆU ĐA DẠNG VỀ KHÁCH KHÁI THỂ NHẬN THỨC NiỆM ĐÚNG CHÂN LÝ TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH SAI TRỪU TƯỢNG HÓA NHẬN THỨC LẠI KHÁI QUÁT HOÁ
  169. TÍNH KHÁCH QUAN TRI THỨC CÓ NỘI DUNG PHÙ HỢP VỚI HiỆN THỰC KHÁCH QUAN MÀ NÓ PHẢN ÁNH b/ CHÂN LÝ TÍNH TUYỆT ĐỐI LÀ TRI THỨC TRI THỨC PHÙ HỢP HOÀN TOÀN CÓ NỘI DUNG VỚI HiỆN THỰC KHÁCH QUAN. PHÙ HỢP VỚI TÍNH TƯƠNG ĐỐI THỰC TẾ TRI THỨC PHÙ HỢP CHƯA HOÀN TOÀN KHÁCH QUAN ĐẦY ĐỦ VỚI VÀ ĐƯỢC HIỆN THỰC KHÁCH QUAN THỰC TiỄN KiỂM NGHIỆM TÍNH CỤ THỂ TRONG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN CỤ THỂ SẼ CÓ NHỮNG CHÂN LÝ CỤ THỂ
  170. Vai trò của chân lý đối với hoạt động thực tiễn + Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn
  171. + Chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn.
  172. + Phải xuất phát từ thực triễn để đạt được chân lý, phải coi chân lý là một quá trình, đồng thời phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào trong thực tiễn.
  173. HẾT CHƯƠNG 2 HẸN GẶP LẠI CÁC BẠN Ở CHƯƠNG 3