Bài giảng Triết học - Chương III: Khái lược lịch sử triết học phương Tây trước Mác - Phần C+D

ppt 89 trang hapham 2690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Chương III: Khái lược lịch sử triết học phương Tây trước Mác - Phần C+D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_chuong_iii_khai_luoc_lich_su_triet_hoc_p.ppt

Nội dung text: Bài giảng Triết học - Chương III: Khái lược lịch sử triết học phương Tây trước Mác - Phần C+D

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC CHƯƠNG III KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC Phần C & D NGƯỜI BIÊN SOẠN PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG TS. LÊ HỮU ÁI
  2. C. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG I. Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm 1. Hoàn cảnh lịch sử: - Thời kỳ Phục hưng (Renaissance) vào thế kỷ XV-XVI, là thời kỳ khôi phục và phát triển những giá trị văn hóa cổ đại sau “đêm dài Trung cổ”. Nguyên nhân và đặc điểm của thời kỳ Phục hưng: - Phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, phương thức sản xuất TBCN đang từng bước hình thành. Sự ra đời của công trường thủ công làm cho năng suất lao động tăng. Thương nghiệp, hàng hải phát triển mạnh
  3. + Tìm ra châu Mỹ năm 1492 + Tầng lớp tư sản xuất hiện. Vai trò kinh tế-xã hội của nó ngày càng nâng cao. Mâu thuẫn giữa tầng lớp tư sản và giai cấp địa chủ quý tộc ngày càng phát triển. + Khoa học, đặc biệt là thiên văn học phát triển mạnh. + Nghệ thuật cũng phát triển phong phú đa dạng, đi vào ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống hiện thực của con người.
  4. 2. Đặc điểm của triết học thời kỳ Phục hưng: + Các nhà triết học và khoa học từng bước đấu tranh tách triết học và khoa học ra khỏi sự kiểm soát của tôn giáo. + Thuyết nhật tâm được Côpecnic đưa ra và được nhiều nhà khoa học phát triển để chống lại thuyết địa tâm, đây là một thách thức lớn đối với uy quyền của Nhà thờ. + Các nhà triết học chưa dám công khai tuyên bố CNDV, quan điểm vô thần. Họ thường đứng trên quan điểm thần luận (deism) hay phiếm thần luận (pantheism) để hạ thấp một bước vai trò của Thượng đế và Giáo hội.
  5. II. Một số nhà triết học tiêu biểu 1) Nicôlai Côpecnic (Nicolaus Copernicus, 1473-1543) Nhà Thiên văn học, nhà triết học người Ba Lan. Đưa ra thuyết nhật tâm để chống lại thuyết địa tâm.
  6. Thuyết nhật tâm (heliocentric theory: thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ) do Côpecnich đưa ra nhằm chống lại thuyết địa tâm (Geocentric theory: thuyết quả đất là trung tâm vũ trụ, do một nhà thiên văn học Hy Lạp đưa ra vào thế kỷ II và được Nhà thờ phê chuẩn trở thành vũ trụ quan chính thống của Kitô giáo, vì nó phù hợp với giáo điều trong Kinh Thánh). Thuyết nhật tâm được coi là “một cuộc cách mạng ở trên trời” báo trước một cuộc cách mạng trong các quan hệ xã hội.
  7. Mô hình thuyết Nhật tâm Côpecnich
  8. 2) Brunô (Giordano Bruno 1548- 1600). Nhà triết học, khoa học, theo quan điểm Phiếm thần luận (Pantheism: thuyết cho rằng Thượng đế cũng chính là giới tự nhiên). Brunô phát triển CNDV lên đỉnh cao thời kỳ Phục hưng. Brunô ủng hộ và phát triển thuyết nhật tâm của Côpecnich. Theo ông vũ trụ là vô tận. Ngoài hệ mặt trời còn có vô số những hệ thống khác.
  9. Năm 1592, Brunô bị Tòa án dị giáo xét xử bỏ tù 8 năm và bị đưa ra thiêu sống trên giàn hỏa ngày 17 - 2 - 1600. Đến thế kỷ XIX, một tượng đài được dựng lên nơi Bruno hy sinh để ghi nhận và tưởng nhớ sự hy sinh của ông.
  10. 3) Galilê (Galile Galileo, 1564-1642) Nhà triết học, toán học, vật lý học, thiên văn học ý) Galilê thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, vô tận, vĩnh viễn , không có khởi đầu, không có kết thúc. Những kết luận triết học này của ông có cơ sở từ những quan sát, thực nghiệm và suy lý khoa học. Trong thiên văn học, Galilê có đóng góp rất lớn trong việc phát triển kính viễn vọng và sử dụng nó để nghiên cứu sự chuyển động của mặt trời và các hành tinh chung quanh mặt trời, như sao Kim, sao Mộc và các vệ tinh của nó.
  11. Những quan sát thiên văn của Galilê giúp cho ông xác nhận tính đúng đắn của thuyết nhật tâm của Côpecnich. Galilê có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu các quy luật chuyển động cơ học, quy luật của sự rơi của các vật thể. Trong lý luận nhận thức, Galilê phê phán việc áp dụng thuyết Arixtốt một cách mù quáng, phê phán chủ nghĩa kinh viện giáo điều, là người đầu tiên áp dụng một cách có hệ thống phương pháp thực nghiệm khoa học, với hình thức mô hình hóa toán học, nhất là mô hình hóa hình học để giải thích các hiện tượng tự nhiên.
  12. Galilê thừa nhận khả năng nhận thức của con người là vô hạn, đề cao vai trò của cảm giác, lý tính và năng lực trí tuệ của con người, chống lại sự đòi hỏi của tôn giáo rằng con người phải từ bỏ lý trí để chấp nhận niềm tin một cách vô điều kiện. Ông nói: “Tôi không phải bắt buộc phải tin rằng cùng một Thượng đế lại vừa ban cho chúng ta cảm giác, lý trí và năng lực trí tuệ, lại có khuynh hướng cấm chúng ta không được sử dụng những cái đó”.
  13. Galilê luận chứng cho việc giải phóng khoa học ra khỏi sự can thiệp của tôn giáo. Ông nói rằng khoa học và Kinh thánh là hai cuốn sách không có liên quan với nhau. Khoa học giúp con người khám phá quy luật tự nhiên, còn Kinh thánh giúp dạy con người điều phải trái trong cuộc sống. Trong lĩnh vực khoa học, Kinh thánh không có tác dụng gì cả.
  14. D. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THẾ KỶ XVII-XVIII I. Điều kiện lịch sử - Xã hội Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII là thời kỳ phương thức sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ, mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng Anh (1642-1648), Cách mạng pháp (1789-1794). - Khoa học tự nhiên có bước tiến nhảy vọt. Quá trình phân ngành. Cơ học Niutơn là phát triển nhất. Phương pháp thực nghiệm được đề cao và áp dụng rộng rãi trong khoa học.
  15. II. Triết học Tây Âu thế kỷ XVII Các triết gia tiêu biểu: 1) Phranxi Bêcơn (Francis Bacon, 1561-1626), sinh ở Luân Đôn, học Đại học Cambridge, được bầu vào Hạ viện Anh, được phong chức Bá tước. Ph. Bêcơn là nhà triết học duy vật, được coi là ông tổ của chủ nghĩa kinh nghiệm Anh.
  16. Bêcơn đề cao vai trò của tri thức. Chỉ có tri thức mới giúp cho con người hiểu biết quy luật tự nhiên và nhờ đó chinh phục được những sức mạnh tự nhiên. Ông có câu nói nổi tiếng “Tri thức là sức mạnh” (Knowledge is power).
  17. Ông cũng nói: “Tri thức và sức mạnh của con người hợp lại làm một; bởi vì bất cứ ở nơi nào mà nguyên nhân không được nhận thức thì hiệu quả cũng không được đem lại. Để điều khiển được giới tự nhiên thì phải phục tùng giới tự nhiên; và cái gì là nguyên nhân trong sự quan sát thì cũng là quy luật trong quá trình hoạt động”. (Human knowledge and human power meet in one; for where the cause is not known the effect cannot be produced. Nature to be commanded must be obeyed; and that which in contemplation is as the cause is in operation as the rule).
  18. Bêcơn đề xuất lôgic quy nạp; từ những sự kiện quan sát được trong thực tế bằng phương pháp quy nạp chúng ta mới có thể rút ra được những nguyên lý, quy luật. Bêcơn đề cao vai trò của tri thức kinh nghiệm, vì thế được coi là ông tổ của chủ nghĩa kinh nghiệm Anh. Theo ông, cảm giác là nguồn gốc của nhận thức; mọi tri thức đều bắt nguồn từ quan sát và thực nghiệm. Để sử dụng tốt lôgic quy nạp, theo Bêcơn, trước tiên cần phải khắc phục bốn loại “ảo tưởng” (Latin: idola, Anh: Idols).
  19. - Ảo tưởng chủng tộc (Idols of the Tribe) là những sai lầm của nhận thức xuất phát từ bản tính của loài người. Con người thường lấy mình làm thước đo cho vạn vật, quy cho vạn vật những đặc tính vốn có của chỉ bản thân con người. Ngoài ra, giác quan và cảm giác con người cũng có những hạn chế nhất định.
  20. - Ảo tưởng hang động (Idols of the Cave) lại xuất phát từ hạn chế của cá nhân con người. Theo Ph. Bêcơn: “Mỗi người có một cái hang riêng của mình”, như có cấu tạo cơ thể và tinh thần riêng, có bản tính riêng hoặc đặc thù của mình, có hoàn cảnh giáo dục và giao tiếp riêng, có những xúc cảm riêng, có tâm trạng riêng, như tính hay băng khoăn, lo lắng hay bàng quan, điềm tĩnh, v.v., từ đó có cách đánh giá, tiếp nhận khác nhau, sai lệch đối với các sự vật hiện tượng khách quan”.
  21. Ảo tưởng công cộng (Idols of the Forum) lại xuất phát từ sự giao tiếp của cá nhân với cộng đồng. Bêcơn đặc biệt nhấn mạnh sự sai lầm do ngôn ngữ chung gây ra. Ảo tưởng nhà hát (Idols of the Theater) được Bêcơn dùng để nói về những hạn chế do sự du nhập vào trong đầu óc con người “những giáo điều triết học khác nhau” và “những phép chứng minh không đúng” Bêcơn coi những hệ thống triết học cũng giống như những vở kịch được sáng tác và biểu diễn trên sân khấu, “bởi vì theo sự xét đoán của tôi, tất cả những hệ thống được cho là đúng chẳng qua chi là những vở kịch đại diện cho những thế giới do chính họ sáng tạo ra, theo một phong cách như trên sân khấu, không chân thật”.
  22. 2) Tômat Hôpbơ (Thomas Hobbes, 1588- 1679), sinh ở Westport, Wiltshire, nước Anh, tốt nghiệp Trường Đại học Oxford năm 1608. Trong quan điểm duy vật của mình, Hôpbơ cho rằng đối tượng nghiên cứu của triết học là vật chất và vận động, nhưng chủ nghĩa duy vật của ông mang tính siêu hình, máy móc.
  23. Hôpbơ coi con người như một cái máy, cho rằng bản tính tự nhiên của con người là ích kỷ và độc ác; con người chỉ tìm cách thực hiện những lợi ích riêng của cá nhân mình. Hôpbơ mô tả cuộc sống con người là “cô độc, tồi tệ, bẩn thỉu, độc ác và thiển cận” (“solitary, poor, nasty, brutish, and short”); xã hội con người là “cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả” (“war of all against all”) và trong cuộc chiến này thì “không có chỗ tồn tại cho khái niệm về đúng và sai, công bằng và bất công”.
  24. Giải pháp duy nhất cho tình trạng này theo Hôpbơ là mọi người phải thỏa thuận tuân theo một chính quyền duy nhất, có toàn quyền, đủ mạnh để bắt buộc mọi người chấp hành luật lệ và sống trong hoà bình. Trên cơ sở lập luận như thế, Hôpbơ tưởng tượng ra một “khế ước xã hội” (“a social contract”) giữa công dân với nhau, trong đó mọi công dân thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên và tự nguyện phục tùng một quyền lực tuyệt đối, quyền lực này có thể là nhà vua hay nghị viện.
  25. Hôpbơ phản đối quyền lực của Giáo hoàng La Mã. Ông cho rằng quyền của nhà nước phải cao hơn quyền của nhà thờ. Tuy nhiên, ông cho rằng tôn giáo cũng rất cần thiết cho nhà nước, là công cụ giúp nhà nước cai trị. Nhà thờ phải phục tùng nhà nước, chứ không phải ngược lại. Trong lý luận nhận thức, Hôpbơ cho rằng cảm giác có nguồn gốc từ sự vật khách quan tác động lên giác quan và bộ não hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, Hôpbơ đứng trên lập trường duy danh và phủ nhận sự tồn tại của cái chung, cái phổ biến.
  26. 3) Rơnê Đêcactơ (René Descartes, 1596-1650), nhà triết học, toán học, nhà khoa học Pháp.Đêcactơ sinh ở La Haye, một thị trấn nhỏ ở Touraine nước Pháp Đêcactơ có nhiều đóng góp về toán học và vật lý học. Ông được coi là người sáng lập (cùng với Galilê) ra hình học phân tích (analytic geometry) cái cầu nối liền giữa hình học và số học. Ông được coi là người sáng lập ra triết học hiện đại.
  27. Trong tác phẩm “Thuyết trình về phương pháp” công bố năm 1637 và tác phẩm “Nguyên lý triết học” công bố năm 1644, Đêcactơ đưa ra nguyên tắc nghi ngờ làm điểm xuất phát cho nhận thức. Nguyên tắc này có ý nghĩa tích cực trong việc chống lại niềm tin mù quáng. Từ sự nghi ngờ, chúng ta tích cực suy gẫm về vấn đề được đặt ra. Chỉ có điều gì đã được chứng minh một cách rõ ràng, rành mạch không còn gây một chút nghi ngờ nào nữa thì mới trở thành chân lý.
  28. Từ sự nghi ngờ, Đêcactơ đi đến chứng minh cho sự tồn tại của bản thân mình. Ông lập luận rằng, tôi có thể nghi ngờ sự tồn tại của thế giới và ngay cả cơ thể của mình, nhưng việc tôi đang nghi ngờ trong đầu óc của mình là một thực tế không thể nghi ngờ được. Mà nghi ngờ có nghĩa là tư duy. Với lập luận như vậy, ông đi đến kết luận: “Tôi tư duy, vậy thì tôi tồn tại” (Latin: Cogito ergo sum; Pháp: Je pense, donc je suis). Cũng bằng phương pháp nghi ngờ, Đêcactơ tìm cách chứng minh sự tồn tại của Thượng đế và một số thuộc tính của Thượng đế.
  29. Với việc đề cao vai trò của tư duy, triết học của Đêcactơ có một ý nghĩa tích cực nhất định, nhưng với việc cho rằng lý tính có thể chứng minh được tất cả bằng phương pháp suy luận diễn dịch, Đêcactơ đã rơi vào chủ nghĩa duy lý (rationalism). Đêcactơ thừa nhận có những ý niệm bẩm sinh (innate ideas), tiên nghiệm do Thượng đế ban cho con người khi sinh ra. Tiêu chuẩn của chân lý theo Đêcactơ là tính rõ ràng, mạch lạc, không gây nghi ngờ của tư tưởng, Ghi chú: Chủ nghĩa duy lý (rationalism) là khuynh hướng triết học cho rằng bằng lý trí, lý tính (reason) và phương pháp suy diễn, con người có thể nhận thức được tất cả, không cấn đến kinh nghiệm cảm tính.
  30. Về bản thể luận, Đêcactơ đứng trên lập trường nhị nguyên luận, thừa nhận hai thực thể tinh thần và vật chất song song tồn tại, được Thượng đế kết hợp lại. Mặc dù vậy, trong vật lý học của Đêcactơ chứa đựng nhiều yếu tố duy vật. Ông cho vũ trụ là vật chất được hình thành từ chuyển động xoáy lốc của vật chất. Vũ trụ vô tận, tồn tại vĩnh viễn. Vật chất được cấu trúc từ những hạt nhỏ, nhưng chúng có thể phân chia đến vô cùng. Không gian và thời gian là thuộc tính gắn liền với vật thể. Vận động luôn luôn gắn liền với vật thể và không thể tiêu diệt được. Tuy nhiên, ông chỉ hiểu vận động là vận động cơ giới.
  31. 4) Baruch Xpinôda (Baruch Spinoza (1632-1677), nhà tư tưởng duy vật xuất sắc Hà Lan. Về bản thể luận, Xpinôda cho rằng giới tự nhiên là thực thể duy nhất, hoàn toàn độc lập không do ai sinh ra. Thượng đế cũng chính là giới tự nhiên. Chính Einstein đã tán thành quan điểm này. (Khi được hỏi: “Do you believe in God?”, Einstein trả lời như sau: "I believe in Spinoza's God who reveals himself in the orderly harmony of what exists, not in a God who concerns himself with fates and actions of human beings."
  32. Xpinôda đã khắc phục được nhị nguyên luận của Đêcactơ khi khẳng định “Thực thể” là cái duy nhất, là nền tảng và là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, ông lại nhầm lẫn khi khẳng định thực thể có thuộc tính chung là quảng tính và tư duy. Thực ra tư duy chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là não người, chứ không phải là thuộc tính chung của vật chất nói chung.
  33. Xpinôda phân biệt “thực thể” với “dạng thức” (Có thể hiểu như sự phân biệt giữa vật chất với vật thể). “Dạng thức” là những dạng tồn tại cụ thể, đơn nhất của thực thể. Thực thể thì bất động, còn dạng thức thi luôn luôn vận động và tuân theo luật nhân quả. Con người người là một dạng thức của thực thể. Con người cũng có quảng tính và tư duy (tức linh hồn và thể xác). Linh hồn là chức năng hoạt động của cơ thể. Không thể có linh hồn tách rời cơ thể.
  34. - Về nhận thức, Xpinôda thừa nhận khả năng nhận thức của con người là vô hạn. Ông không thừa nhận có tư tưởng bẩm sinh.Ông chia nhận thức thành nhiều dạng: nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính, nhận thức giác tính và trực giác. - Về quan hệ giữa tự do và tất yếu, Xpinôda cho rằng tự do là nhận thức được cái tất yếu. Cách hiểu này được Hêghen và chủ nghĩa Mác đánh giá cao.
  35. 5) Giôn Lôccơ (John Locke, 1632-1704) Lôccơ sinh ở Wrington, Somerset nước Anh. Năm 1652, Lôccơ học ở Trường Đại học Oxford, tốt nghiệp cao học năm 1658, giảng dạy ở trường này (1661-1664). Lôccơ phát triển chủ nghĩa kinh nghiệm, nhấn mạnh vai trò của tri thức xuất phát từ kinh nghiệm, phủ nhận tri thức do suy diễn đem lại. Trong tiểu luận : “Bàn về sự hiểu biết của con người” (An Essay Concerning Human Understanding”, Lôccơ khẳng định: “Tất cả mọi tư tưởng đều có nguồn gốc từ cảm giác hoặc sự phản ánh” (All ideas come from sensation or reflection).
  36. Lôccơ phủ nhận tri thức tiên nghiệm, bác bỏ quan niệm của Đêcac và Laibnit về tư tưởng bẩm sinh và trực giác. Ông cho rằng đầu óc con người khi mới sinh ra chỉ là một “tấm bảng trắng” (tabula rasa), tức như “một tờ giấy trắng, không có bất kỳ tính chất gì, không có bất kỳ ý niệm gì” (white paper, void of all characters, without any ideas). Nhờ có kinh nghiệm mà những tri giác được in lên tấm bảng đó.
  37. Lôccơ phân biệt giữa chất có trước và chất có sau. Những thuộc tính như trạng thái rắn lỏng, quảng tính, vận động và đứng im, hình dáng, v.v., được Lôccơ gọi là “chất có trước” (primary quality) vì chúng là những đặc tính khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, độc lập với cảm giác; còn những đặc tính như màu sắc, mùi vị, âm thanh,v.v,. gắn liền và phụ thuộc vào cảm giác chúng ta được gọi là những “chất có sau” (secondary quality), vì theo Lôccơ, chúng không thuộc về sự vật, hiện tượng, mà chỉ là những cảm giác chủ quan của con người. Thật ra, sự phân biệt này không có cơ sở khoa học.
  38. Theo Lôccơ tư tưởng của con người có hai nguồn gốc: từ sự quan sát sự vật bên ngoài và từ hoạt động suy nghĩ bên trong của đầu óc (mà Lôccơ gọi là cảm giác bên trong). Thật ra, hai loại hoạt động này của nhận thức chính là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhưng Lôccơ gọi cả hai đều là cảm giác cả. Mặc dù Lôccơ đã thấy được sự khác nhau về phương thức hoạt động của hai loại nhận thức, nhưng hạn chế của Lôccơ ở chỗ không thấy được sự khác nhau về chất lượng, trình độ thấp cao, cũng như mối liên hệ giữa hai giai đoạn hay hai trình độ khác nhau này của nhận thức.
  39. Trong “Hai chuyên luận về chính phủ” (Two Treatises of Government) (1690), Lôccơ bác bỏ quan niệm về quyền lực thần thánh của nhà vua, phủ nhận chế độ quân chủ chuyên chế và đưa ra quan niệm về một “chính phủ dân sự”, về “quyền tự nhiên”. Nhà nước phải bảo vệ những quyền đó, trong đó quan trọng là quyền sở hữu. Lôccơ ủng hộ tự do tín ngưỡng và sự tách nhà nước ra khỏi tôn giáo.
  40. 6) Gioocgiơ Beccơli (George Berkeley, 1685- 1753) Ông sinh trong một gia đình quý tộc ở Nam Ailen. Ông là nhà triết học, toán học, giáo chủ, đứng trên lập trường duy tâm chủ quan. Beccơli cho rằng một sự vật, hiện tượng đều là “những tập hợp các cảm giác (collections of sensations) hoặc “những tập hợp các ý niệm cảm tính” (collections of ideas) trong đầu óc con người.
  41. G. Beccli phủ nhận tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng và cho rằng “tồn tại là được tri giác” (esse is percipi). Từ lập trường duy tâm chủ quan, để khắc phục sự vô lý của chủ nghĩa duy ngã, B. chuyển sang lập trường duy tâm khách quan. Chẳng hạn, khi nói về vũ trụ, khi không có “tôi” hoặc một người nào khác tri giác, thì tất cả sự đa dạng của vũ trụ cũng tồn tại, nếu nó được tri giác bởi một “Tinh thần vĩnh cửu” , tức Thượng đế. Beccơli bác bỏ khái niệm “vật chất” của CNDV, phủ nhận tính khách quan của không gian, thời gian.
  42. Beccơli nói rằng: “Những gì tôi thấy bằng mắt, sờ bằng tay mới thực sự tồn tại.” (The things I see with my eyes and touch with my hands do exist, really exist). “Cái duy nhất mà chúng ta phủ nhận sự tồn tại của nó đó là cái mà các nhà triết học gọi là Vật chất hay thực thể vật chất” (The only thing whose existence we deny is that which Philosophers call Matter or corporeal substance).
  43. Trong lý luận nhận thức, vì phủ nhận tính khách quan của đối tượng nhận thức nên Beccơli phủ nhận khả năng tư duy trừu tượng của con người trong việc nhận thức bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Theo ông, “Chúng ta chỉ nên tư duy về những cái mà chúng ta biết và nói về những cái thông tục mà thôi. Những người dẫu có tin vào chân lý trong hệ thống Côpecnich, vẫn phải nói rằng mặt trời mọc, mặt trời lặn ”. (we ought to 'think with the learned, and speak with the vulgar. They who to demonstration are convinced of the truth of the Copernican system do nevertheless say 'the sun rises,' 'the sun sets,' or 'comes to the meridian; 'and if they affected a contrary style in common talk it would without doubt appear very ridiculous).
  44. 7) Đêvit Hium (David Hume, 1711-1776) Hium sinh ở Edinburg, Scotland. Hium là một nhà triết học duy tâm chủ quan. Ông phát triển tư tưởng của Beccơli kết hợp với chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết. Hium phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, đồng thời cũng phủ nhận thực thể vật chất. Hium quy tất cả sự vật, hiện tượng về tri giác cảm tính.
  45. Theo Hium tri giác có thể chia thành hai lớp hay hai loại (two classes or species) khác nhau ở mức độ sức mạnh và sức sống (degrees of force and vivacity). Loại ít mạnh và ít sinh động nhất thường được gọi là tư tưởng (thoughts) hay quan niệm (ideas). Loại thứ hai được Hium gọi là “ấn tượng” (impressions).
  46. Theo Hium, tư tưởng của con người mặc dù có những tự do nhất định, nhưng nếu xem xét kỹ thì thấy chúng bị giới hạn trong những phạm vi rất hạn hẹp, và sức mạnh sáng tạo của tư tưởng chỉ đơn giản là “khả năng lắp ghép, hoán vị, tăng lên hay giảm xuống những tư liệu do cảm giác và kinh nghiệm đem lại” (the faculty of compounding, transposing, augmenting, or diminishing the materials afforded us by the senses and experience).
  47. Chẳng hạn, khi ta nghĩ về một “núi vàng” thì chỉ đơn giản là ghép hai ý niệm đã có là “núi” và “vàng” lại với nhau. Cũng theo Hium, “Ý niệm về Thượng đế với tính cách là một tồn tại thông minh, uyên bác và thánh thiện cũng xuất phát từ sự phản ánh hoạt động của đầu óc chúng ta làm tăng lên một cách vô hạn những phẩm chất của con người như lương thiện và thông thái”.
  48. Theo Hium, mối quan hệ nhân quả không có tính tất yếu khách quan, mà chỉ đơn thuần là sự tương cận về không gian và thời gian của hai hiện tượng lặp đi lặp lại, gây ra cho chúng ta một thói quen tâm lý xem hiện tượng diễn ra trước là nguyên nhân của hiện tượng sau. Nhưng thực ra không có bằng chứng để khẳng định rằng cái có trước tất yếu sinh ra cái có sau. Không thể chứng minh được tính tất yếu “lửa gây ra nóng”, “ngày mai mặt trời sẽ mọc”.
  49. Hium phủ nhận hai giai đoạn nhận thức. Theo Hium, mọi tri thức đều do kinh nghiệm đem lại. Nhận thức không phải là nhận thức thế giới bên ngoài, mà là nhận thức quá trình tâm lý bên trong con người mà thôi. Con người không biết gì ngoài cảm giác của mình. Hium không thừa nhận nhận thức lý tính. Ông cho rằng: “Lý tính chỉ là nô lệ của những đam mê” (Reason is the slave of the passions).
  50. Hium là nhà triết học vô thần. Ông phủ nhận Thượng đế, phủ nhận nguồn gốc thần thánh của nhà nước . Theo Hium, nguồn gốc tôn giáo là sự sợ hãi cái chết đi kèm với sự mong muốn được bất tử. Hium cũng phủ nhận cái tôi và linh hồn bất tử. Ông nói: “Linh hồn bất tử và người ta tồn tại vĩnh viễn là một sự tưởng tượng vô lý nhất”. Hium bác bỏ mọi phép mầu. Theo ông phép mầu là sự vi phạm quy luật tự nhiên của một vị thần hay một tồn tại siêu tự nhiên. Phép mầu không tồn tại, bởi vì không hề có ai chứng kiến một phép mầu xảy ra.
  51. II. Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII 1. Hoàn cảnh xã hội Pháp nửa cuối thế kỷ XVIII - Mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc phong kiến đứng đầu là vua Louis XVI với giai cấp tư sản cách mạng và nhân dân lao động rất gay gắt. - Các nhà triết học, đặc biệt là nhóm Bách khoa toàn thư do Điđơrô đứng đầu là những người đi tiên phong về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng Pháp. - Triết học thời kỳ này được gọi là triết học khai sáng (enlightenment).
  52. 2) Các nhà triết học Pháp tiêu biểu thời kỳ này La Métơri (La Mettrie (1709-1751), Montexkiơ (Charles-Louis Montesquieu, 1689 –1755) Vônte (Voltaire, 1694-1778) Điđơrô (Denis Diderot, 1713-1764), Henvêtiuyt (Helvétius, 1715-1771), Côngđiăc (Condillac, 1715 – 1780), Đalămbe (Jean le Rond d' Alembert, 1717- 1783) Hônbach (Holbach, 1729-1789)
  53. a. §enni §i®¬r« (Denis Diderot, 1713-1784), Ông sinh ở Langres, Pháp. Là nhà triết học, nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình nghệ thuật, là người chủ biên bộ Bách khoa toàn thư Pháp gồm 35 tập. Điđơrô tập hợp được một đội ngũ biên soạn gồm những nhà triết học, nhà văn, nhà khoa học nhằm mục đích thông qua bộ sách này tuyên truyên quan điểm cách mạng chống lại các thế lực phản động trong nhà nước và nhà thờ. Bộ sách lấy tên là “Bách khoa toàn thư, hay từ điển lý tính về khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp” (Encyclopédie ou dictionnaire raisonné des sciences, des arts et des métiers).
  54. - Về bản thể luận, Điđơrô khẳng định trong vũ trụ chỉ có một thực thể, cả trong con người lẫn động vật, đó là thực thể vật chất. Vật chất bao gồm toàn bộ các vật thể có quảng tính, có hình thức và luôn luôn vận động. Vận động không chỉ là di động mà còn bao gồm cả đứng im. Tuy nhiên, Điđơrô chỉ nói đến hình thức vận động cơ giới. Theo ông, kết cấu và trạng thái vật thể là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên. Quan niệm này là tiền thân của thuyết tiến hóa.
  55. - Về con người, Điđơrô khẳng định con người là thể thống nhất giữa cơ thể và ý thức. Cơ thể là khí quan vật chất của tư duy. Linh hồn là tổng thể các hiện tượng tâm lý của con người. Ông bác bỏ quan niệm về linh hồn tách khỏi cơ thể. - Về lý luận nhận thức, Điđơrô nhấn mạnh sự phụ thuộc của năng lực cảm giác vào giác quan, ý thức vào quá trình sinh-tâm lý và nhận thức vào kinh nghiệm trực tiếp. Ông coi cảm giác là nguồn gốc, là giai đoạn thứ nhất trong quá trình nhận thức, lý trí, tư duy là giai đoạn thứ hai. Cảm giác thu thập sự kiện, lý trí kết hợp chúng, thực nghiệm kiểm tra sự kết hợp đó.
  56. Điđơrô đề cao vai trò của lý trí khoa học, khẳng định khoa học vũ trang cho con người những quan niệm đúng đắn về thế giới, làm cho con người mạnh thêm lên; còn tôn giáo giáo chỉ đem lại những ảo tưởng, làm cho con người mềm yếu đi. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh vai trò của sự nghi ngờ, chống lại niềm tin tôn giáo mù quáng. Ông nói “Bước đầu tiên để đi tới triết học là ở sự nghi ngờ” (Le premier pas vers la philosophie, c'est l'incré). - Về chính trị -xã hội, Điđơrô chứng minh sự sụp đổ tất yếu của chế độ phong kiến, và sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.
  57. Điđơrô ca ngợi quyền lực của nhân dân và chủ trương xây dựng một hình thức nhà nước thông qua đại biểu của nhân dân. Ông chống lại quyền lực của Nhà thờ. Theo ông, không phải tôn giáo sáng tạo ra con người, mà trái lại, chính con người sáng tạo ra tôn giáo. Thượng đế là sự thần thánh hóa các điều kiện sinh sống hiện thực của con người. Điđơrô nói, “Từ sự cuồng tín đến sự dã man chỉ có một bước”. Điđơrô cho rằng tôn giáo ra đời là do nguyên nhân sợ chết, sợ địa ngục của quần chúng và sự lừa đảo của giới tu hành. Tuy nhiên, ông chưa thấy được nguồn gốc xã hội của tôn giáo; vì vậy, ông chủ trương xóa bỏ tôn giáo bằng cách giáo dục cho quần chúng và tiêu diệt giới tu hành.
  58. b. P. H. HÔNBÁCH (PAUL- HENRI THIRY, BARON D' HOLBACH, (8.12.1723 – 21.1.1789), nhà văn, nhà triết học duy vật vô thần, một thành viên tích cực của nhóm Bách khoa toàn thư Pháp do Điđơrô và Đalămbe sáng lập Tác phẩm “Hệ thống tự nhiên (Système de la Nature) của Hôbach ra đời đã giáng một đòn mạnh mẽ vào CNDT và tôn giáo. - Về bản thể luận, Hônbach bác bỏ sự tồn tại của Thượng đế, cho rằng trong vũ trụ không có gì khác hơn là vật chất đang vận động.
  59. Hônbách viết: “Vũ trụ chỉ là vật chất và vận động Không có gì khác hơn là sự tiếp nối vô tận và liên tục của nguyên nhân và kết quả”. Theo Hônbach, “Tất cả mọi sự vật trong vũ trụ đều vận động, bản chất của vật chất là vận động”. Đứng im chỉ là tạm thời. - Về con người, Hônbách đứng trên quan điểm duy vật máy móc. “Con người là một tác phẩm của tự nhiên (L’homme est l’ouvrage de la nature), anh ta tồn tại trong tự nhiên và phục tùng quy luật của tự nhiên, không thể thoát ra khỏi tự nhiên, thậm chí về mặt tư tưởng cũng không thể vượt khỏi tự nhiên được”.
  60. - Về nguồn gốc của tôn giáo, theo Hônbách, “sự dốt nát và sự sợ hãi đẻ ra thần thánh” Trong “SYSTÈME DE LA NATURE”, Hônbách viết: “Nếu Thượng đế muốn được mọi người biết đến, được yêu quý, được biết ơn, tại sao Ngài lại không biểu hiện rõ ràng cho toàn cầu đều biết?. Nếu Ngài cái gì cũng biết thì tại sao chúng ta phải làm phiền Ngài bằng những lời cầu nguyện?, Nếu Ngài ở khắp mọi nơi, tại sao chúng ta phải xây dựng nhà thờ cho Ngài? Nếu Ngài là toàn năng, tại sao có người xúc phạm, chống lại Ngài? Cũng theo Hônbách, “Nếu sự dốt nát đẻ ra các vị thần thì dự đoán rằng sự hiểu biết về tự nhiên sẽ thủ tiêu chúng”.
  61. 3) Đặc điểm chung của triết học Pháp thế kỷ XVIII +Triết học Pháp thế kỷ XVII-XVIII là thế giới quan của giai cấp tư sản đang lên, có chức năng chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản. + Đề cao vai trò của triết học và khoa học trong việc nhận thức quy luật và sức mạnh tự nhiên, giúp con người làm chủ tự nhiên. + Về bản thể luận, các nhà triết học đứng trên lập trường duy vật vô thần, chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo. Khẳng định vật chất, tự nhiên là thực thể duy nhất. Vật chất luôn luôn vận động. Vận động do nguyên nhân bên trong của vật chất. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII nhìn chung là siêu hình và máy móc.
  62. + Về con người. Coi con người là sản phẩm của tự nhiên, là thể thống nhất giữa cơ thể và ý thức. Bác bỏ linh hồn bất tử, linh hồn tách rời cơ thể. Nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục. Tuy nhiên, chưa thoát khỏi cách nhìn nhận máy móc về con người. + Về nhận thức: đề cao vai trò nhận thức kinh nghiệm, của thực nghiệm khoa học, chống lại niềm tin mù quáng. Nhấn mạnh sự thống nhất giữa tư duy với nhận thức cảm tính và coi thực nghiệm là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
  63. + Về chính trị- xã hội: chống phong kiến, tuyên truyền tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản. Đưa ra thuyết khế ước xã hội: Nhà nước là do sự thỏa thuận giữa các tầng lớp nhân dân lập ra. Đề cao hình thức nhà nước dân chủ. Chống quyền lực phong kiến và Nhà thờ. + Về vấn đề tôn giáo: Vạch trần bản chất tôn giáo và tính chất phản động, phản tiến bộ của nó. Chứng minh rằng tôn giáo là do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, họ chỉ thấy nguồn gốc nhận thức, chưa thấy nguồn gốc xã hội của tôn giáo, vì thế họ chủ trương xóa bỏ tôn giáo bằng cách giáo dục quần chúng và tiêu diệt giới tu hành.
  64. D. TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC I) Hoàn cảnh lịch sử Vào cuối TK XVIII, đầu TK XIX, nước Đức so với một số nước Phương Tây khác thì còn lạc hậu về kinh tế và chính trị. Nước Đức còn bị phân chia thành nhiều tiểu vương quốc nhỏ tách biệt nhau. Công nghiệp chưa phát triển, nông nghiệp bị đình đốn. Triều đình vua Phổ Friedrich Wilhelm vẫn ngoan cố duy trì chế độ quân chủ phong kiến thối nát. Tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị, nhưng nước Đức đạt được sự phát triển cao về văn hóa, khoa học và nghệ thuật.
  65. Triết học Đức là triết học của giai cấp tư sản Đức, là giai cấp thỏa hiệp với triều đình phong kiến chuyên chế, nên triết học Đức có tính bảo thủ, thỏa hiệp, không triệt để cách mạng như triết học Pháp. Mặt khác, do tiếp thu di sản văn hóa truyền thống và kế thừa những thành tựu mới trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX, nên triết học Đức có tính biện chứng cao hơn so với triết học Tây Âu trước đó. Triết học cổ điển Đức từ Cantơ đến Hêghen đã khôi phục và phát triển phép biện chứng truyền thống đã bị lãng quên trong suốt thời kỳ trung cổ đến cận đại.
  66. II. Các triết gia tiêu biểu 1. Immanuen Cantơ (Immanuel Kant, 1724-1804) sinh ở Konigsberg (nay là Kaliningrad, Nga). Tượng Kant ở Kaliningrad Triết học của Cantơ là sự pha trộn giữa CNDV với CNDT siêu nghiệm, chủ nghĩa kinh nghiệm với chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa hoài nghi.
  67. Triết học của Cantơ được chia thành hai thời kỳ Trong thời kỳ trước phê phán, Cantơ chủ yếu nghiên cứu về các vấn đề khoa học tự nhiên. Học thuyết về khoa học tự nhiên của Cantơ chứa đựng tư tưởng duy vật và biện chứng. Cantơ coi vũ trụ là vật chất, có quá trình hình thành và phát triển; các vật thể luôn luôn vận động và tương tác lẫn nhau thông qua lực hút và lực đẩy. Trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên và lý thuyết bầu trời”, Cantơ đưa ra giả thuyết về sự hình thành vũ trụ từ đám mây bụi vũ trụ. Đồng thời ông cũng đưa ra giả thuyết về ảnh hưởng của thủy triều đến vòng quay chung quanh trục của trái đất. Chính vì vậy, Cantơ được Ph. Ăngghen đánh giá là người có công đột phá vào quan điểm siêu hình và mở đầu cho cho sự phát triển của phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức. Trong thời kỳ phê phán (từ sau 1770), Cantơ tập trung nghiên cứu những vấn đề triết học trên tinh thần phê phán với những tác phẩm : Phê phán lý tính thuần túy (1781), Phê phán lý tính thực tiễn (1788), Phê phán năng lực phán xét (1790).
  68. - Về bản thể luận và nhận thức luận, Cantơ đưa ra quan niệm về “vật tự nó” (noumena) (things-in- themselves), một mặt thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự vật trong thế giới, nhưng đồng thời cũng khẳng định chúng tồn tại tự nó, bản chất là không thể nhận thức được. Con người chỉ nhận thức được những hiện tượng, biểu hiện của vật tự nó trong kinh nghiệm cảm tính của chúng ta mà thôi. Lý tính con người không thể nhận thức được sự vật đúng như nó tồn tại.
  69. Khát vọng của con người muốn thâm nhập vào “vật tự nó” làm nảy sinh những mâu thuẫn không giải quyết được mà Cantơ gọi là antinomi. Mỗi antinomi gồm chính đề và phản đề hoàn toàn không thể kết hợp được với nhau. Chính đề Phản đề 1. Thế giới có khởi đầu trong 1.Thế giới không có khởi đầu trong thời gian và giới hạn trong không thời gian và giới hạn trong không gian gian 2. Có những phần tử đơn giản 2. Không có gì đơn giản nhất. Mọi nhất hợp thành những sự vật cái đều phức tạp. phức tạp hơn 3. Không có tự do. Mọi cái đều 3. Ngoài tính tất nhiên và quan theo tính tất nhiên và quan hệ hệ nhân quả, còn có tự do nhân quả 4. Có thực thể tất nhiên tuyệt đối 4. Không có thực thể tất nhiên tuyệt đối (Thượng đế).
  70. Tuy không thể nhận thức được vật tự nó, nhưng nhờ con người những phạm trù “siêu nghiệm”, tức những tư tưởng có sẵn trong đầu óc, có trước kinh nghiệm, như Thượng đế, vũ trụ, cái tôi, không gian, thời gian, tính nhân quả, v.v., như là những phương tiện giúp con người kết hợp, sắp xếp các hiện tượng, các tài liệu cảm tính theo những hệ thống, trình tự nhất định. Nó là cầu nối giữa thế giới hiện tượng và vật tự nó. Lập trường này của Cantơ được gọi là chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm (transcendental idealism).
  71. - Về đạo đức, Cantơ đứng trên lập trường duy lý. Tự do là khái niệm trung tâm trong đạo đức học của ông. Nguyên tắc cơ bản của hành vi đạo đức là tuân theo “mệnh lệnh tuyệt đối”. Theo Cantơ, đạo đức phải dựa vào niềm tin ở Thượng đế, linh hồn bất tử và sự tự do ý chí, mặc dù những cái đó không thể được chứng minh bằng lý tính và khoa học, nhưng lại cần cho đạo đức. Theo Cantơ, “ý chí tự do và ý chí tuân theo các quy luật đạo đức là như nhau”. Ông khẳng định sự phù hợp giữa chuẩn mực đạo đức với luật pháp. Người có đạo đức là người sống theo lẽ phải và tôn trọng sự thật, phù hợp với pháp luật.
  72. - Về mỹ học: Phạm trù trung tâm trong mỹ học của Kant là “cái đẹp”. Theo Kant, cái đẹp ít nhiều có nội dung khách quan, nhưng Kant nhấn mạnh yếu tố chủ quan trong thưởng thức và đánh giá cái đẹp. “Cái cao thượng” theo Cantơ, cũng mang tính chủ quan như cái đẹp, nhưng khác với cái đẹp, nó dựa trên năng lực của lý trí, khả năng phán xét về đạo đức.
  73. 2. G. Hêghen (Georg W. F. Hegel, 1770- 1831), sinh ở Stuttgart, học triết học và thần học ở Đại học Đại học Tübingen. Tác phẩm của ông gồm “Hiện tượng học tinh thần” (1807), “Khoa học lôgíc” (1812- 14), “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học” (1817) và nhiều tác phẩm khác.
  74. - Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hêghen coi “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới” là bản nguyên của thế giới. Nó vận động, phát triển không ngừng, trải qua ba giai đoạn. Ở giai đoạn đầu: tinh thần thế giới bao gồm một hệ thống khái niệm và phạm trù lôgíc, vận động phát triển trong bản thân nó theo những quy luật nhất định, đến đỉnh cao thì chuyển sang giai đoạn hai .
  75. Trong giai đoạn hai, tinh thần thế giới tự phủ định bản thân nó và chuyển thành mặt đối lập với nó, tức tha hóa thành giới tự nhiên, bao gồm giới vô cơ và hữu cơ. Ở giai đoạn ba, sự phủ định của phủ định đưa tinh thần thế giới trở về với bản thân nó trong “tinh thần tuyệt đối”. Tinh thần thế giới đã tự nhận thức được bản thân mình và phát triển từ thấp lên cao trong ý thức cá nhân và ý thức xã hội. Hêghen tự coi triết học của mình là đỉnh cao nhất của ý niệm tuyệt đối.
  76. Hệ thống triết học của Hêghen cũng chia thành 3 bộ phận chính: 1. Khoa học lôgic (Lôgíc học) nghiên cứu sự vận động, phát triển của ý niệm tuyệt đối ban đầu. 2. Triết học tự nhiên nghiên cứu giới tự nhiên với tư cách là sự tự tha hóa của ý niệm tuyệt đối. 3. Triết học tinh thần nghiên cứu tinh thần tuyệt đối với tính cách là ý niệm tuyệt đối trở về với bản thân nó.
  77. - Phép biện chứng: là cái quý giá nhất trong triết học Hêghen. Hêghen phê phán tư duy siêu hình và trình bày toàn bộ giới tự nhiên, xã hội và tư duy trong quá trình vận động, biến đổi, phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Hêghen là người có công nghiên cứu một cách có hệ thống những quy luật và phạm trù lôgic phản nhất mối liên hệ, chuyển hóa, vận động, phát triển của thế giới .
  78. Đó là quy luật về sự chuyển hoá lượng thành chất và ngược lại, quy luật xâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định. Ông đưa ra và giải quyết một cách biện chứng mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hthj, tự do và tất yếu, v.v Tuy nhiên, Phép biện chứng Hêghen là phép biện chứng duy tâm, đi ngược đầu xuống đất. Hêghen coi phép biện chứng của ý niệm sinh ra phép biện chứng của tự nhiên.
  79. Hệ thống triết học của ông chứa đựng một mâu thuẫn: Một mặt, ông cho rằng ý niệm tuyệt đối vận động, phát triển không ngừng (nghĩa là không thể có gì là cao nhất, hoàn thiện nhất); mặt khác ông coi triết học Hêghen là đỉnh cao nhất của sự phát triển tư duy nhân loại, chế độ quân chủ Phổ là hình thức nhà nước hoàn thiện nhất. Đó cũng chính là mâu thuẫn giữa mặt cách mạng trong PBC của ông với tính bảo thủ trong lập trường chính trị và địa vị giai cấp của ông.
  80. - Về quan điểm chính trị, xã hội, Hêghen đứng trên lập trường duy tâm: Nhà nước là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Mặc dù ông thấy được nguồn gốc nhà nước là sự xuất hiện mâu thuẫn đẳng cấp, nhưng ông lại cho rằng nhà nước tồn tại vĩnh viễn; chiến tranh là hiện tượng tất yếu và vĩnh viễn . Theo ông, “lịch sử toàn thế giới là lịch sử tiến bộ trong ý thức tự do”. Ông cho rằng, thời kỳ tiền sử không ai có tự do; ở phương Đông chỉ có một người tự do; ở Hy Lạp cổ đại có một số người tự do; còn ở Đức thì mọi người đều tự do.
  81. 3. Lutvich Phoiơbăc (Ludwig Feuerbach,1804-1872), sinh ở Landshut trong một gia đình luật sư, lúc đầu theo phái Hêghen trẻ, về sau chuyển sang lập trường duy vật vô thần. Tuy nhiên, khi phê phán Hêghen, Phoiơbac đã không kế thừa được yếu tố biện chứng trong triết học Hêghen, nên triết học của Phoiơbac mang tính chất siêu hình.
  82. - Chủ nghĩa nhân bản: Phoiơbac lấy con người và xã hội con người làm điểm xuất phát. Ông coi con người là sản phẩm của tự nhiên. Tuy nhiên, con người trong triết học của ông là con người trừu tượng tách rời quan hệ xã hội và hoạt động thực tiễn. - Lập trường duy vật: Theo Phoiơbac, tự nhiên có trước tinh thần, tồn tại có trước tư duy. Ông khẳng định không gian, thời gian tồn tại khách quan. Không có vật chất tồn tại bên ngoài không gian và thời gian.
  83. Phoiơbac thừa nhận sự tồn tại khách quan của quy luật tự nhiên, tính nhân quả, thừa nhận sự vận động và phát triển của giới tự nhiên dẫn đến xuất hiện sự sống. - Về nhận thức, Phoiơbăc phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, ông khẳng định, đối tượng nhận thức là giới tự nhiên và con người.
  84. Phoiơbac coi cảm giác là điểm xuất phát của nhận thức. Đồng thời ông cũng thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Ông cho rằng, chúng ta đọc cuốn sách tự nhiên bằng giác quan, nhưng chúng ta không dùng giác quan để hiểu nó được. Ông đề cao vai trò của lý trí con người.
  85. - Về xã hội và tôn giáo: Trong tác phẩm Bản chất Kitô giáo (Essence of Christianity), Phoiơbac cho rằng tôn giáo và Thượng đế là do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xã hội và tôn giáo, Phoiơbăc lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Ông không thấy vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội . Ông cho rằng sự khác nhau giữa những thời kỳ lịch sử là ở sự khác nhau của các hình thức tôn giáo.
  86. Phoiơbac cho rằng bản chất của tôn giáo là mối quan hệ yêu thương giữa người với người, Thượng đế chỉ là vật trung gian không còn cần thiết nữa. Ông muốn thay thế tôn giáo truyền thống tôn thờ một vị thần thánh trên trời bằng một tôn giáo mới: tôn giáo tình yêu. Ăngghen phê phán ảo tưởng của Phoiơbắc: “Nếu tôn giáo có thể tồn tại không cần đến Thượng đế của nó thì giả kim thuật cũng không cần đến viên đá tạo vàng của nó”. (Toàn tập, t.21, tr.418)
  87. My only wish is to transform friends of God into friends of man, believers into thinkers, devotees of prayer into devotees of work, candidates for the hereafter into students of the world, Christians who, by their own admission, are "half animal, half angel" into persons, into whole persons. - Ludwig Feuerbach, "Lectures on the Essence of Religion" Whenever morality is based on theology, whenever right is made dependent on divine authority, the most immoral, unjust, infamous things can be justified and established. Ludwig Feuerbach, The Essence of Christianity (1841), from James A. Haught, ed., 2000 Years of Disbelief
  88. Ludwig Feuerbach: Faith is essentially intolerant essentially because necessarily bound up with faith is the illusion that one's cause is also God's cause. Ludwig Feuerbach: Religion is the dream of the human mind.