Bài giảng Triết học - Chương VI: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Cơ sở của thế giới khoa học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Chương VI: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Cơ sở của thế giới khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_triet_hoc_chuong_vi_chu_nghia_duy_vat_bien_chung_c.ppt
Nội dung text: Bài giảng Triết học - Chương VI: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Cơ sở của thế giới khoa học
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC CHƯƠNG VI CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG – CƠ SỞ CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC NGƯỜI BIÊN SOẠN PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG TS. LÊ HỮU ÁI
- NỘI DUNG CHƯƠNG VI I. THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC II. NỘI DUNG, BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỚI TƯ CÁCH LÀ HẠT NHÂN CỦA TGQ DUY VẬT III. NHỮNG NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TGQ DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
- I. THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC 1. Thế giới quan và các hình thức của thế giới quan a) Khái niệm, nguồn gốc, cấu trúc của thế giới quan (TGQ) - Khái niệm thế giới quan (world view, world outlook) TGQ là toàn bộ những quan niệm, quan điểm chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vai trò của con người trong thế giới.
- TGQ bao hàm vũ trụ quan (những quan điểm chung nhất về vũ trụ) và nhân sinh quan (những quan điểm chung nhất về xã hội, con người, về cuộc sống và con đường mưu cầu hạnh phúc ). TGQ có thể là những quan điểm rời rạc hay hệ thống những quan điểm.
- - Nguồn gốc của thế giới quan TGQ là kết quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong nguồn gốc của TGQ vừa có yếu tố khách quan, vừa có yếu tố chủ quan. TGQ phản ánh thế giới ở ba góc độ: - Các đối tượng khách quan bên ngoài chủ thể - Bản thân chủ thể - Mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể. Chủ thể của TGQ có thể là cá nhân hay cộng đồng.
- - Cấu trúc của TGQ: TGQ là thể thống nhất giữa tri thức và tình cảm, lý trí và niềm tin, trong đó tri thức có vai trò quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, tri thức chỉ trở thành TGQ khi nó gắn liền với tình cảm và niềm tin.
- b) Những hình thức lịch sử cơ bản của thế giới quan TGQ có nhiều hình thức phát triển từ thấp lên cao : huyền thoại, tôn giáo, triết học. - Thế giới quan huyền thoại là hình thức TGQ đầu tiên của người nguyên thủy. Nó giải thích nguồn gốc của các hiện tượng tự nhiên và xã hội bằng sự sáng tạo và quy định của thần thánh.
- - Thế giới quan tôn giáo là niềm tin mù quáng của con người vào một lực lượng siêu tự nhiên có liên quan đến số phận của họ và đồng thời cũng là khát vọng của con người mong có được sự che chở, cứu giúp, giải thoát khỏi những đau khổ trần gian để đạt đến hạnh phúc vĩnh cửu ở thế giới bên kia. TGQ tôn giáo là sự phản ánh hư ảo thế giới hiện thực. Nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
- Thế giới quan triết học là hình thức và cấp độ cao nhất của TGQ, là sự nhận thức thế giới bằng tư duy lý luận. Nếu thần thoại và tôn giáo là niềm tin mù quáng vào những lực lượng siêu tự nhiên, thì triết học chứng minh quan điểm của mình bằng những lập luận lôgic của tư duy. Triết học là hệ thống những quan điểm, nguyên lý chung nhất về tồn tại và nhận thức và về quan hệ của con người đối với thế giới, vì thế là hạt nhân lý luận của TGQ.
- 2. Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển của TGQ duy vật a) TGQ duy tâm và TGQ duy vật TGQ duy tâm cho rằng tinh thần (ý thức, tư duy) có trước, sinh ra và quyết định vật chất (tự nhiên). Thần thoại và tôn giáo là những hình thức đầu tiên của TGQ duy tâm. Triết học duy tâm là hình thức TGQ duy tâm xuất hiện sau thần thoại và tôn giáo. TGQ duy tâm có hai loại: DT khách quan và DT chủ quan.
- TGQ duy vật (TGQDV) thừa nhận bản chất vật chất của thế giới và vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức. b) Lịch sử phát triển của TGQ DV TGQDV có những hình thức lịch sử cơ bản: - TGQDV trực quan, thô sơ, chất phát cổ đại. - TGQ DV siêu hình, máy móc thời cận đại - TGQ DV biện chứng thời hiện đại. TGQ duy vật biện chứng được C. Mác và Ph. Ăngghen phát triển trên cơ sở kế thừa hạt nhận hợp lý trong tư tưởng duy vật vô thần của Phoiơbac và phép biện chứng của Hêghen.
- II. NỘI DUNG, BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỚI TƯ CÁCH LÀ HẠT NHÂN CỦA TGQ DUY VẬT 1. Nội dung của TGQ duy vật biện chứng a) Quan điểm duy vật biện chứng về thế giới - Bản chất của thế giới là vật chất. Thế giới thống nhất ở tính vật chất. - Ý thức không tồn tại độc lập, mà là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là não người.
- - Vật chất quyết định nguồn gốc và nội dung của ý thức. Ý thức có tác động to lớn trở lại các quá trình vật chất. - Các sự vật, hiện tượng trong thế giới liên hệ, vận động, phát triển theo những quy luật khách quan nhất định không phụ thuộc ý thức. - Nhận thức của con người là sự phản ánh thế giới khách quan. Quá trình nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
- b) Quan điểm duy vật biện chứng về xã hội - Xã hội là một bộ phận của tự nhiên, là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. - Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. - Xã hội vận động, phát triển theo quy luật khách quan. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử-tự nhiên. - Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. YTXH là phản ánh của TTXH. - Quần chúng nhân dân là chủ thể của lịch sử.
- 2. Bản chất của TGQ duy vật biện chứng a) Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học - Khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất quyết định ý thức, nhưng ý thức có vai trò vô cùng to lớn. Quan hệ vật chất – ý thức không phải là quan hệ một chiều, mà là quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở hoạt động thực tiễn. - Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người.
- b) Thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng Thiếu sót của CNDV trước Mác là phương pháp tư duy siêu hình, máy móc, trong khi đó PBC lại được các nhà triết học duy tâm phát triển. C. Mác và Ph. Ăngghen đã đưa PBC ra khỏi hình thức duy tâm và trở về với quan điểm duy vật, tạo nên sự thống nhất giữa CNDV và PBC.
- c) Chủ nghĩa duy vật triệt để Trước Mác, quan điểm duy tâm thống trị trong lĩnh vực xã hội. Đối với CNDT khách quan về lịch sử thì xã hội do một ý niệm có trước thế giới hoặc do Thượng đế quyết định. Còn đối với CNDT chủ quan thì xã hội do ý chí của vĩ nhân, lãnh tụ quyết định. Triết học Mác đưa quan điểm duy vật vào lĩnh vực xã hội, sáng lập ra CNDV lịch sử. Việc vận dụng quan điểm duy vật vào lĩnh vực xã hội (CNDV lịch sử) đã tạo ra một CNDV triệt để.
- d) Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn - Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích. - Lý luận phải được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. - Thực tiễn phải được hướng dẫn bằng lý luận khoa học. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông. Thực tiễn mà không được lý luận hưỡng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng.
- e) Tính cách mạng và tính sáng tạo - CNDV biện chứng không dừng lại ở nhận thức thế giới, mà vấn đề quan trọng là cải tạo thế giới. - CNDV biện chứng là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. - Sự thống nhất giữa tính đảng, tính giai cấp và tính khoa học của CNDV mácxít có cơ sở là sự thống nhất giữa lợi ích của giai cấp vô sản với quy luật khách quan của tiến trình lịch sử.
- - Tính sáng tạo của CNDV biện chứng: Nó không phải là giáo điều, mà là kim chỉ nam cho hành động. Nó luôn luôn được đổi mới và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Nó phải được vận dụng phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi thời kỳ lịch sử và mỗi nước. Nó là hệ thống mở, sẵn sàng tiếp nhận những phát minh mới của khoa học.
- III. NHỮNG NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TGQ DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Nguyên tắc tính khách quan của sự xem xét Nguyên tắc này đòi hỏi: - Trong nhận thức sự vật phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, xem xét sự vật đúng như nó tồn tại trong thực tế.
- - Cải tạo sự vật phải xuất phát từ quy luật khách quan. Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. - Việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phải xuất phát từ tình hình thực tế. Không được lấy tình cảm, ý chí chủ quan làm điểm xuất phát. - Khi đã có đường lối, chủ trương đúng đắn rồi, cần phải tổ chức lực lượng vật chất để thực hiện nó.
- Đó cũng là một bài học quan trọng mà Đại hội VI của Đảng đã rút ra và được khẳng định lại trong văn kiện trong văn kiện Đại hội VII: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan” (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tr. 5-6)
- 2) Phát huy tính năng động chủ quan Nhân tố chủ quan là ý thức và hoạt động có ý thức của con người. Vì ý thức có vai trò rất quan trọng nên phải phát huy nó. Đó là: - Phát huy vai trò của tri thức khoa học, lý luận cách mạng. Coi trọng công tác giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục tri thức khoa học, kỹ thuật, bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng cho nhân dân.
- - Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. - Phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội trong nhận thức và hành động cách mạng. - Kiên quyết khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí. - Chống thái độ thụ động, ỉ lại, bảo thủ, trì trệ.
- - Coi trọng lợi ích, kết hợp hài hòa các lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích tinh thần. - Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội. Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của yếu tố tinh thần, tư tưởng trong sự nghiệp cách mạng. Không có yếu tố này thì cách mạng không thể thắng lợi được.
- “Có người nói: lúc này mà xem trọng tinh thần tư tưởng là không duy vật biện chứng. Các cô, các chú có biết vì sao mà cách mạng của ta thành công không? Vì tinh thần. Lúc bấy giờ thực dân, phong kiến có công an, quân đội, cảnh sát, chính quyền - tất cả, Đảng ta chỉ có hai bàn tay không. Vì sao ta thành công? - Vì ta đoàn kết! Lấy gì mà đoàn kết ? Lấy tinh thần! Thế thì tinh thần trọng hơn. Vật chất cố nhiên là trọng, tinh thần cũng là trọng. Có khi địch vật chất hơn ta mà ta tinh thần hơn nó, nên ta thắng nó. Có cô, chú nào không hiểu thì về học thêm duy vật biện chứng”. (Hồ Chí Minh, Nói chuyện với cán bộ, đảng viên và thanh niên lao động Hải Phòng, 30-5-1957)