Bài giảng Triết học - Đại cương lịch sử triết học Mác-Lênin

ppt 30 trang hapham 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Đại cương lịch sử triết học Mác-Lênin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_dai_cuong_lich_su_triet_hoc_mac_lenin.ppt

Nội dung text: Bài giảng Triết học - Đại cương lịch sử triết học Mác-Lênin

  1. VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HCM CITY Prof. Dr. Vũ Tình
  2. TRIẾT HỌC Chương trình dùng cho cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học
  3. ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
  4. DẪN NHẬP 1. Vị trí của triết học M-LN trong CN M-LN CN M-LN là hệ thống những quan điểm và học thuyết do K.Marx và F.Engels sáng lập, V.I.Lenin bảo vệ và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại và tổng kết thực tiễn của xã hội đương thời.
  5. 2. Cấu trúc của CN M-LN CN M-LN được cấu thành từ 3 bộ phận cơ bản, có mối quan hệ hữu cơ với nhau, là: 1. Triết học M-LN. 2. Kinh tế chính trị M-LN. 3. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  6. 2.1. Triết học M-LN Triết học M-LN nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học M-LN trang bị cho con người một thế giới quan khoa học và một phương pháp luận khoa học.
  7. 2.2. Kinh tế chính trị M-LN KTCT M-LN nghiên cứu những quy luật kinh tế, đặc biệt là những quy luật kinh tế trong PTSX TBCN. KTCT M-LN trang bị cho con người tri thức về những quy luật kinh tế cơ bản, tri thức về quá trình phát sinh, phát triển và tất yếu diệt vong của PTSX TBCN cũng như sự ra đời tất yếu của PTSX CSCN.
  8. 2.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học CNXHKH nghiên cứu những quy luật của cách mạng XHCN trong quá trình chuyển biến từ CNTB lên CNCS. CNXHKH trang bị cho con người tri thức về giai cấp, dân tộc, những nguyên nhân, mục đích, nội dung, động lực, v.v. của cách mạng XHCN và những dự báo về đời sống xã hội khi cách mạng XHCN đã thắng lợi.
  9. 3. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của CN M-LN CN M-LN phát triển trải qua 2 giai đoạn lớn: - Giai đoạn hình thành và phát triển CN Mác, do K.Marx & F.Engels thực hiện. CN Mác gồm 3 bộ phận cấu thành là Triết học Mác, KTCT Mác và CNXHKH. - Giai đoạn bảo vệ và phát triển CN Mác thành CN M-LN do V.I.Lenin thực hiện. CN M-LN gồm 3 bộ phận cấu thành là Triết học M-LN, KTCT M-LN và CNXHKH.
  10. I). NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC Triết học Mác ra đời vào giữa thế kỷ XIX trên cơ sở những tiền đề về kinh tế – xã hội; tiền đề về lý luận và tiền đề về khoa học tự nhiên.
  11. 1. Tiền đề kinh tế – xã hội - Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII đánh dấu sự chuyển từ biến SX thủ công TBCN sang SX đại công nghiệp TBCN. - Cùng với sự phát triển của nền SX TBCN là sự lớn mạnh của giai cấp VS. Giai cấp VS từng bước trở thành một lực lượng chính trị độc lập. - Nhu cầu cuộc đấu tranh của giai cấp VS đòi hỏi phải có lý luận dẫn đường.
  12. 2. Tiền đề lý luận Triết học Mác ra đời trên cơ sở kế thừa di sản lý luận của nhân loại, trực tiếp là: - Triết học cổ điển Đức. - Kinh tế chính trị cổ điển Anh. - CNXH không tưởng ở Pháp và Anh.
  13. 2.1. Triết học cổ điển Đức Marx và Engels đã kế thừa những nội dung hợp lý trong trong phép biện chứng duy tâm của Heghel để xây dựng nên phép biện chứng duy vật. HEGEL (1770 – 1831)
  14. Marx và Engels kế thừa quan điểm duy vật, vô thần về giới tự nhiên trong triết học của Feuerbach để góp phần xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng. FEUERBACH (1808 – 1872)
  15. 2.2. Kinh tế chính trị cổ điển Anh Marx và Engels kế thừa những yếu tố khoa học trong lý luận về giá trị lao động của A.Smit, D.Ricardo và những tư tưởng tiến bộ của các nhà kinh tế học cổ điển Anh khác để xây dựng nên lý luận giá trị thặng dư nhằm luận chứng khoa học về bản chất CNTB và nguồn gốc kinh tế dẫn đến sự diệt vong tất yếu của CNTB cũng như sự ra đời tất yếu của CNCS.
  16. 2.3. CNXH không tưởng ở Pháp và Anh Marx và Engels đã kế thừa tinh thần nhân đạo và những quan điểm đúng đắn về lịch sử, về những đặc trưng của xã hội tương lai của các nhà CNXH không tưởng Pháp và Anh, trực tiếp là của Xanh Ximon (Pháp), Saclo Phurie (Pháp) và Rô bớt Ô oen (Anh), để xây dựng nên CNXH khoa học.
  17. 3. Tiền đề khoa học tự nhiên 3 thành tựu khoa học tự nhiên thế kỷ thứ XIX ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời và khuynh hướng phát triển của triết học Mác là: - Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. - Thuyết tiến hoá. - Thuyết tế bào.
  18. 3.1. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng - Định luật BT&CHNL chứng minh về sự liên hệ, chuyển hoá lẫn nhau và luôn được bảo toàn của các hình thức vận động của VC. - Hệ thống các định luật bảo toàn chứng minh về tính bất sinh, bất diệt, vô cùng, vô tận của thế giới VC và sự không ngừng vận động, chuyển hoá của các dạng VC cụ thể trong thế giới.
  19. 3.2. Thuyết tiến hoá Thuyết tiến hoá chứng Thuyết minh quá trình phát triển của giới hữu sinh tuân theo các quy luật khách quan; nó đem lại tri thức khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến dị, chọn lọc tự nhiên và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài động, thực vật.
  20. 3.3. Thuyết tế bào • thuyết Thuyết tế bào chứng minh sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể động, thực vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
  21. 3 thành tự của khoa học tự nhiên trên chứng minh sự đúng đắn của tư duy biện chứng duy vật trong nhận thức thế giới.
  22. II). NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 1. Giai đoạn hình thành và phát triển triết học Mác Giai đoạn hình thành và phát triển triết học Mác do Marx và Engels thực hiện, chia thành 2 thời kỳ: - Thời kỳ hình thành triết học Mác (1844 – 1848). - Thời kỳ phát triển triết học Mác (1849 – 1895).
  23. 1.1. Thời kỳ hình thành triết học Mác (1844 – 1848) Đây là thời kỳ Marx và Engels đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và khẳng định vai trò của triết học trong đời sống xã hội. Một số tác phẩm tiêu biểu: Bản thảo kinh tế – triết học 1844 (1844); Gia đình thần thánh (1845); Luận cương về Feuerbach (1845); Hệ tư tưởng Đức (1846); v.v.
  24. 1.2. Thời kỳ phát triển triết học Mác (1849 – 1895) Đây là thời kỳ Marx và Engels nghiên cứu sâu sắc PTSX TBCN, tổng kết thực tiễn đấu tranh của giai cấp VS, tổng kết thành tựu của KHTN và kế thừa di sản lý luận của nhân loại để bổ sung và phát triển toàn diện nội dung của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
  25. Một số tác phẩm tiêu biểu Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850); Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapac (1851 – 1852); Góp phần phê phán khoa kinh tế – chính trị (1859); Phê phán cương lĩnh Gôta (1875); Chống Đuy Rinh (1876 – 1878); Biện chứng của tự nhiên (1873 – 1883); Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước (1884); Tư bản (40/XIX – 1883); v.v.
  26. 2. Bước ngoặt cách mạng trong triết học do Marx và Engels thực hiện Sự ra đời của Triết học Mác là một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học. Bước ngoặt ấy thể hiện ở: 1. Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan DV và phương pháp BC. Sự thống nhất này làm triết học Mác trở thành triết học DVBC và phương pháp của triết học Mác trở thành phương pháp BCDV. 2. Sự ra đời của CNDVLS làm triết học Mác trở thành triết học DV triệt để.
  27. 3. Sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn làm triết học Mác không chỉ giữ vai trò giải thích thế giới mà quan trọng hơn là cải tạo thế giới. 4. Sự thống nhất giữa tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn cao cả. 5. Sự xác định đúng đắn mối quan hệ giữa triết học với các khoa học khác.
  28. 3. Giai đoạn bảo vệ và phát triển triết học Mác