Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân - Do dân - vì dân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân - Do dân - vì dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_nha_nuoc_cua_dan_do_dan_vi.pdf
Nội dung text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân - Do dân - vì dân
- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SỐNG MÃI TRONG SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA
- TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN - DO DÂN - VÌ DÂN NĂM 2013
- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN - DO DÂN - VÌ DÂN Người soạn: Nguyễn Thị Hồng. Đối tượng:Trung cấp LLCT-HC. Số tiết : 5 tiết Thời gian : năm 2013.
- * Đặt vấn đề: - Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, thì vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ cho quyền lợi của ai. - Trong quá trình tìm đường cứu nước, chủ tịch HCM phải giải quyết, tìm tòi hàng loạt vấn đề về đường lối chiến lược của cách mạng, trong đó quan trọng nhất là vấn đề chính quyền.
- - Sau khi lật đổ ách thống trị của thực dân và phong kiến, lập nên chính quyền của nhân dân, chính quyền đó cần được xây dựng như thế nào để thực sự là nhà nước của dân do dân và vì dân. - Để giải đáp điều trăn trở ấy, HCM đã phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, phân tích tổng kết một cách toàn diện sâu sắc những kinh nghiệm và bài học về xây dựng nhà nước, không chỉ lịch sử trong nước mà còn của nhiều quốc gia khác trên thế giới.
- - Suốt 24 năm đứng đầu nhà nước, Người đã trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nhà nước dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Dương. - Những cống hiến của Chủ tịch HCM về vấn đề nhà nước rất rộng lớn, phong phú. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập những vấn đề quan trọng nhất.
- I. Quá trình HCM lựa chọn và xác lập nhà nước kiểu mới ở VN 1. Cơ sở lựa chọn một hình thức nhà nước phù hợp thực tế VN a. Cơ sở lý luận
- Một là: HCM tiếp thu kinh nghiệm, cách xây dựng, tổ chức nhà nước trong lịch sử dân tộc VN. Hai là: Các giá trị tinh hoa văn hoá nhân loại cả phương Đông và phương Tây về lĩnh vực nhà nước, quản lý XH và pháp luật. Ba là: Học thuyết Mác lênin về nhà nước nói chung và nhà nước chuyên chính vô Sản nói riêng.
- b. Cơ sở thực tiễn - Mô hình Nhà nước phong kiến VN. - Nghiên cứu mô hình nhà nước của giai cấp tư sản. - Mô hình Nhà nước Xô Viết.
- 2. Lựa chọn, thiết lập và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở VN a. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân : * Giai đoạn trước 1945: HCM nghiên cứu, tìm tòi một mô hình Nhà nước, Mô hình nhà nước kiểu mới từng bước được hình thành và đưa ra quan điểm xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân ở nước ta.
- * Giai đoạn trước 1945: HCM nghiên cứu, tìm tòi một mô hình Nhà nước, Mô hình nhà nước kiểu mới từng bước được hình thành và đưa ra quan điểm xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân ở nước ta. * Giai đoạn 1945- 1954: Thiết lập và tiến hành xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân ở nước ta.
- 2. 9 . 1945 tại quảng trường Ba Đình Hà nội HCM tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Tháng 01. 1946 nhân dân cả nước bỏ phiếu bầu ra Quốc hội của nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu
- * Giai đoạn 1954- 1969: Là giai đoạn tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược, xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- b. Vai trò của HCM trong tổ chức và hoạt động của nhà nước VN - HCM là người sáng lập Nhà nước cũng như đứng đầu Nhà nước trong vòng 24 năm, Người đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm về phong cách lãnh đạo chuẩn mực cho thế hệ sau.
- - HCM đã xác lập nền tảng tư tưởng về tổ chức, xây dựng, và hoàn thiện nhà nước qua các gia đoạn cách mạng của dân tộc. - HCM là người khơi nguồn và tạo ra cho nhân dân ta được hưởng các quyền tự do, dân chủ và thực hiện quyền làm chủ của mình trong điều kiện mới.
- II. Những nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân 1. Quan niệm của HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân a. Nhà nước của dân
- Một là, Nhà nước của dân, dân là chủ nhà nước, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân “ tự quyết định”. Nó thể hiện rõ nhất tính dân chủ triệt để của nhà nước ta, trở thành nguyên tắc cơ bản tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước. Trong Hiến pháp 1946 có nêu:“ Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. HCM đã nhiều lần khẳng định “ Nhà nước dân chủ, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”
- Hai là, Dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của dất nước, của dân tộc. Chủ tịch HCM khẳng định: “ Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân”. Điều 32 của Hiến pháp 1946 cũng quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”. Thực chất, đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta.
- Ba là, vị thế của người cầm quyền, Dân là chủ, thì cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được ủy quyền, được nhân dân trao quyền để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước. HCM gọi người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước là “đầy tớ”, “ công bộc” của dân Người nhiều lần nhắc nhở, từ chủ tịch nước trở xuống là đầy tớ của nhân dân; dân đặt ở đâu thì ở đó; người làm chủ tịch nước cũng là nhận sự trao quyền, ủy thác của nhân dân.
- Người khẳng định tiếp: “ Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.”
- - Vì thế, muốn mang lại hiệu quả cao, Nhà nước phải biết dựa vào dân, gần dân, sát dân, hiểu dân, tin dân, thương dân và biết sử dụng sức mạnh từ dân.
- Nhưng người cầm quyền phải phải có: óc nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm.
- b. Nhà nước do dân Một là, Nhà nước do dân là dân làm chủ nhà nước - Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. Cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương thể hiện thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu để bầu các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
- “ Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra, đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên“. Hai là, Nhà nước phải tin dân và dựa vào dân, để dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng góp để cho nhà nước chi tiêu và hoạt động.
- Ba là, Nhân dân cũng có quyền bãi miễn đối với đại biểu các cấp từ trung ương đến địa phương; các cơ quan nhà nước; bãi miễn nội các chính phủ khi không còn phù hợp với lợi ích của nhân dân. "Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ". “ Nhân dân có quyền bãi miễn ĐBQH và HĐND nếu những ĐB ấy tỏ rõ không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.”
- Bốn là, Nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lí nhà nước; cụ thể đó là các quyết định của cơ quan nhà nước đều phải xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Năm là, Nhân dân có quyền phê bình kiểm tra kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước các đại biểu do mình bầu ra.
- Từ đó HCM yêu cầu: “Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân liên hệ chặt chẽ với nhân dân lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân". Sáu là, Nhân dân có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp trí tuệ sức người sức của vào tổ chức xây dựng, bảo vệ và phát triển nhà nước. Vì mọi nguồn lực mà nhà nước có để hoạt động đều được huy động từ dân. “chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là đày tớ trung thành tận tuỵ của nhân dân ".
- Bảy là, Sự thành đạt của cách mạng đều gắn với vai trò của nhân dân. "Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó trăm lần dân liệu cũng xong." Tám là, Để nhân dân tham gia vào công việc nhà nước đầy đủ và thật sự thì nhà nước đó phải thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình, lắng nghe ý dân gần dân hiểu dân và làm công tác quản lí nhà nước sao cho tốt hơn.
- c. Nhà nước vì dân - Mọi hoạt động của nhà nước phải nhằm mục tiêu là phục vụ nhân dân, đem lại quyền lợi và lợi ích cho dân. Nhà nước phải mang lại quyền lợi cho nhân dân và thoả mãn các nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
- “ Làm cho dân có ăn Làm cho dân có mặc Làm cho dân có chỗ ở Làm cho dân có học hành.” Nhưng nhà nước quan tâm, chăm lo cho đời sống của dân là phải biết hướng dẫn dân tự lo thoả mãn nhu cầu lợi ích của mình chứ không phải làm thay dân như phải tạo công ăn việc làm cho dân.
- Nhà nước tồn tại và hoạt động phải vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, không vì quyền lợi của một người hay nhóm người nào đó. Vì thế Người cho rằng: "Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh." HCM đã nhắc nhở: “ Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.”
- Các đường lối chủ trương chính sách của nhà nước đều phải xuất phát từ lợi ích của dân. Nhà nước muốn được mọi người dân ủng hộ và xây dựng thì nhà nước đó phải biết kết hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp XH, các bộ phận dân cư để đem lại lợi ích thiết thân để chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân.
- Để phục vụ tốt nhân dân nhà nước phải thực sự liêm khiết trong sạch tránh quan liêu tham nhũng đặt quyền đặt lợi. 2. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta Theo Chủ tịch HCM bất kì một nhà nước nào cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định. Tính chất của nhà nước là bản chất giai cấp của một giai cấp nhất định.
- Từ đó nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân và được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây + Nhà nước ta được tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc là dựa trên nền tảng tư tưởng học thuyết của CNMLN. + Nhà nước phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng cộng sản.
- + Nhà nước tổ chức hoạt động và vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ. tập trung trên nguyên tắc dân chủ, dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung, dân chủ càng mở rộng, tập trung càng cao độ. + Nhà nước xây dựng trên cơ sở khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa trên nền tảng liên minh công - nông - trí thức.
- + Quyền lực là thống nhất, nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan một cách chặt chẽ. + Nhà nước quản lý và điều hành XH bằng pháp luật. + HCM luôn thấy được sự thống nhất giữa bản chất của GCCN với tính nhân dân và tính dân tộc.
- 3. Quan niệm của HCM về nhà nước pháp quyền * Theo HCM, nhà nước pháp quyền là nhà nước mà mọi người được tôn trọng, dân chủ được mở rộng, người dân sống và làm việc theo luật định, điều hành và quản lý XH bằng luật. * Theo HCM, một nhà nước pháp quyền trước hết phải là một nhà nước Hợp pháp, Hợp Hiến.
- * Nhà nước pháp quyền, là nhà nước quản lý nhà nước, quản lý XH bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực pháp lý trong thực tế. * Khi pháp luật được ban hành, nhà nước phải tổ chức, triển khai đến toàn dân, để nhân dân học tập và thực hiện.
- * Trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật, Người yêu cầu phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, bình đẳng đối với mọi công dân, tổ chức trước pháp luật. * Trong nhà nước pháp quyền, HCM kết hợp nhuần nhuyễn giữa " pháp trị " và " đức trị".
- 4. Vấn đề xây dựng bộ máy , cán bộ công chức nhà nước * Xây dựng bộ máy nhà nước - HCM đưa ra quan điểm : là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, các cơ quan có quan hệ chặt chẽ với nhau, hoạt động một cách động bộ.
- - Theo phương châm: Bộ máy gọn nhẹ, có cơ cấu hợp lý, có khả năng bao quát và giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, chính trị ,XH, VH của đất nước. - Các nguyên tắc + Xây dựng Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân, của cả nước.
- + Xây dựng chính phủ thành cơ quan hành pháp cao nhất, mạnh mẽ sáng suốt của nhân dân; xây dựng nền hành chánh quốc gia thống nhất trên nền tảng DC hiện đại. + Xây dựng bộ máy tư pháp có tính độc lập tương đối hoạt động tuân thủ luật pháp và có hiệu lực trong thực tế.
- * Xây dựng đội ngũ cán bộ , cộng chức nhà nước - Hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức.Khẳng định vai trò của cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước. - Người yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức phải có tính chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá cao, đảm bảo cho nền hành chánh hoạt động ổn định trong mọi điều kiện, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau.
- - Tiêu chuẩn của cán bộ công chức nhà nước là có " Đức", có "tài", mà Đức là gốc, là nền tảng; nhưng đồng thời cán bộ công chức phải nắm chắc và am hiểu pháp luật. - Xây dựng qui chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và sử dụng công chức nhà nước. Để đánh giá, sắp xếp đúng gạch bậc cán bộ công chức nhà nước là phải có qui chế thi tuyển.
- III. Học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sự nghiệp đổi mới hiện nay 1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của nhà nước ta hiện nay - Đạt được rất nhiều thành tựu trên các mặt ANCT, ATXH và hợp tác quốc tế.
- - Hạn chế 2. Những quan điểm và phương hướng xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay theo tư tưởng HCM
- * Quan điểm của Đảng trong Báo cáo chính trị Văn kiện Đại hội XI: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. ( tr 52 )
- * Phương hướng, là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiệu quả; tổ chức tinh gọn và hợp lý. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp 2020 xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người
- 3. một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền VN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Trước hết phải thực hiện tốt và đồng bộ trên 4 lĩnh vực sau - Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước. - Phát huy DC, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế.
- - Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, có năng lực,đạo đức, có chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ở các cơ quan nhà nước.Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức theo chức danh và đúng tiêu chuẩn. - Đấu tranh chống tham nhũng
- * Tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, cải tiến phương thức lãnh đạo quản lý của đảng đối với các cơ quan nhà nước. - Chỉnh đốn, đổi mới, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực trí tuệ và uy tín là lực lượng lãnh đạo nhà nước và XH. - Đổi mới nội dung và phương pháp lãnh đạo của đảng đối với nhà nước
- BÁC HỒ LÀ VỊ CHA CHUNG
- CÁM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!