Bài giảng Tư tưởng quản lý Ấn Độ cổ - Trung đại

ppt 114 trang hapham 5340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư tưởng quản lý Ấn Độ cổ - Trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tu_tuong_quan_ly_an_do_co_trung_dai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tư tưởng quản lý Ấn Độ cổ - Trung đại

  1. * Mục tiêu: Qua chương này, người học cần nắm: - Điều kiện kinh tế - xã hội của Ấn Độ cổ - trung đại. - Đặc điểm tư tưởng quản lý Ấn Độ cổ - trung đại. - Một số trường phái tiêu biểu thời Ấn Độ cổ - trung đại. * Tài liệu: [1]. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chi Minh, Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, trang 65 – 86. [2]. Vũ Dương Ninh ( chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, 2006, trang 69 – 99.
  2. 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Nước Ấn Độ rộng lớn với điều kiện địa lý, tự nhiên hết sức phong phú và đa dạng. Miền Bắc có hai con sông lớn là sông Hằng (Gange) và sông Ấn (India) – tên nước Ấn Độ được gọi theo tên con sông này. - Cư dân Ấn Độ gồm hai chủng tộc chính: người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền Nam và người Arian (Arya) chủ yếu cư trú ở miền Bắc
  3. 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Đặc điểm nổi bật về điều kiện kinh tế - xã hội Ấn Độ cổ - trung đại là sự tồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình công xã nông thôn với chế độ quốc hữu hóa về ruộng đất. ➔ Đặc điểm này làm cho sự phát triển của lịch sử Ấn Độ trở nên không mạch lạc như lịch sử các nước châu Âu.
  4. Xã hội Ấn Độ là xã hội nô lệ mang nặng tính chất gia trưởng. Đúng như C.Mác đã nhận xét: “cũng như nhân dân tất cả các nước phương Đông, nhân dân Ấn Độ trao cho chính phủ trung ương chăm lo những công trình công cộng lớn, những công trình đó là điều kiện cơ bản của nền nông nghiệp và thương nghiệp của họ; mặt khác, dân cư Ấn Độ rải rác ở khắp lãnh thổ của đất nước, sống tập trung trong những trung tâm nhỏ nhờ vào mối liên hệ có tính chất gia trưởng giữa lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp - cả hai tình hình, từ những thời kỳ xã xưa nhất, đã đẻ ra một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ công xã nông thôn, chế độ này đã đem lại cho mỗi đơn vị bé nhỏ ấy cái tổ chức độc lập và cuộc sống biệt lập của nó”. (C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, trang 175)
  5. 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Công xã nông thôn là một đơn vị kinh tế - xã hội độc lập, cô lập, vì vậy nó tồn tại dai dẳng, không chịu tác động của những yếu tố ngoại lai. Đây là chế độ phổ biến ở châu Á lúc đó, vì vậy nó còn được gọi là phương thức sản xuất Châu Á. Ở Việt Nam, chế độ công xã nông thôn được thể hiện rõ nét ở mô hình làng.
  6. 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Trong xã hội Ấn Độ cổ - trung đại tồn tại dai dẳng 4 đẳng cấp: tăng lữ (brahman), quý tộc (kshatriya), bình dân tự do (vaishya) và cùng đinh nô lệ - tiện nô (shuđra). Ngoài ra còn đẳng cấp Paria là những người cùng đinh, hạ đẳng, đáng nguyền rủa nhất của xã hội, họ không được coi là người. Sự phân chia đẳng cấp dai dẳng vì không quyết liệt, không dẫn đến các cuộc đấu tranh xóa bỏ giai cấp.
  7. 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Người Ấn Độ cổ đại có tri thức, kinh nghiệm phong phú về thiên văn, y học, toán học: phát minh ra số thập phân, tính được trị số pi ( ), biết đại số, biết lượng giác, biết phép khai căn, giải phương trình bậc 2, 3
  8. 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Ở Ấn Độ, không những triết học mà cả những tư tưởng chính trị cũng chịu hưởng của những tư tưởng tôn giáo, tư tưởng tôn giáo thống trị, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội.
  9. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.1. Đạo Bàlamôn Đến những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ I TCN, do sự phát triển của xã hội có giai cấp và do sự bất bình đẳng về đẳng cấp ngày càng sâu sắc, từ các hình thức tín ngưỡng dân gian dần dần đã tập hợp thành một tôn giáo lớn gọi là đạo Bàlamôn. Như vậy, đạo Bàlamôn là một tôn giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ. Đạo Bàlamôn là một tôn giáo đa thần trong đó cao nhất là thần Brahma, đó là vị thần sáng tạo thế giới.
  10. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.1. Đạo Bàlamôn Về mặt xã hội, đạo Bàlamôn là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ. Theo tư tưởng của đạo Bà la môn, mọi người phải tuân thủ những trật tự thiên định của mình, không ai được ganh tị với sự thành đạt và giàu có của người khác. Mỗi người phải tự bằng lòng vị trí của mình và tuân thủ những quy định dành cho vị trí đó.
  11. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.1. Đạo Bàlamôn Nguyên tắc cơ bản trong các quy phạm của đạo Bàlamôn là yêu cầu tuân thủ và phục tùng vì lợi ích của giới thượng lưu chủ nô thống trị. Theo đó, người bị áp bức buộc phải có ý nghĩ về sự cần thiết phải phục tùng và quy thuận kẻ thống trị. Để biện hộ cho sự bất bình đẳng ấy, đạo Bàlamôn sử dụng thuyết luân hồi.
  12. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.1. Đạo Bàlamôn Di sản quan trọng nhất của đạo Bàlamôn là Bộ luật Manu. - Bộ luật Manu nêu tư tưởng về sự chế ngự của các giáo sĩ Bàlamôn đối với các đẳng cấp khác. - Bộ luật Manu đòi hỏi sự thống nhất giữa hai đẳng cấp là giáo sĩ Bàlamôn và chiến binh, nhằm củng cố chế độ chiếm hữu nô lệ. - Bộ luật Manu đặc biệt chú ý việc thần thánh hóa chính quyền nhà vua.
  13. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.1. Đạo Bàlamôn Tóm lại, tư tưởng của đạo Bàlamôn đã phục vụ đắc lực cho chế độ đẳng cấp, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị (đẳng cấp Brahman), thủ tiêu đấu tranh giai cấp, ngăn ngừa mọi sự phản kháng nhằm duy trì trật tự xã hội. Chế độ đẳng cấp vácna được quy định bởi Bộ luật Manu thực sự là một chế độ hết sức bất công, tàn bạo. Nó kìm hãm sự phát triển của xã hội Ấn Độ thời cổ đại, tàn dư của nó còn rơi rớt mãi về sau.
  14. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.2. Đạo Phật Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN. Người sáng lập ra đạo Phật là Xítđácta Gôtama (Shiddharta Gautama), sau khi thành Phật được đệ tử tôn xưng là Xakia Muni (Thích ca Mâuni). Nội dung chủ yếu của Phật giáo được tóm tắt trong câu nói của Phật Thích ca: “Trước đây và ngày nay ta chỉ lý giải và nêu ra cái chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi khổ đau”, “cũng như nước đại dương chỉ có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt”. Tư tưởng bao trùm đạo Phật là tư tưởng bình đẳng, chứa đựng tinh thần nhân bản sâu sắc, yêu thương con người, từ bi, bác ái.
  15. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.2. Đạo Phật Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của Phật giáo là thuyết duyên khởi. Theo quan niệm của đạo Phật, mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Do quan niệm duyên khởi nên đạo Phật chủ trương “vô tạo giả”, tức là không có vị thần linh tối cao nào tạo ra vũ trụ. Đây là một nội dung cơ bản mà đạo Phật nêu ra để chống lại đạo Bàlamôn và cũng là sự khác biệt của đạo Phật với nhiều tôn giáo khác.
  16. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.2. Đạo Phật Bên cạnh thuyết “vô tạo giả”, đạo Phật còn nêu ra thuyết “vô ngã”, “vô thường”. Theo đó, “vô ngã” là không có một thực thể vật chất tồn tại vĩnh viễn. Con người cũng chỉ là sự tập hợp của ‘ngũ uẩn”: sắc, thụ, tưởng, hành, thức chứ không phải là một thực thể tồn tại lâu dài. Đây là nội dung thứ hai chống lại đạo Bàlamôn, vì đạo Bàlamôn chủ trương có bản ngã, thần Brahma tồn tại vĩnh hằng và bất diệt.
  17. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.2. Đạo Phật Từ thế giới quan nhân duyên sinh, Phật giáo đã vạch ra nguồn gốc nỗi khổ của con người và chỉ ra con đường diệt khổ nhằm giải thoát con người khỏi bể khổ của cuộc đời bằng “tứ diệu đế” (Khổ đế: chân lý về các nỗi khổ; Tập đế: chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ; Diệt đế: chân lý về sự chấm dứt các nỗi khổ; Đạo đế: chân lý về con đường diệt khổ, con đường đó là “bát chính đạo”).
  18. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.2. Đạo Phật Về mặt xã hội, Phật giáo không quan tâm đến chế độ đẳng cấp, vì đạo Phật cho rằng nguồn gốc xuất thân không phải là điều kiện để được cứu vớt. Phật giáo cho rằng mọi người đều bình đẳng như nhau, đặc biệt là bình đẳng trước Phật. Mọi dân tộc, mọi thành phần trong xã hội đều là bạn hữu: mặt trời tỏa sáng khắp nơi cho nên đâu đâu cũng là bạn hữu, không phân biệt sang hèn.
  19. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.2. Đạo Phật Sự ra đời của Phật giáo cũng có những đóng góp tích cực: - Nó là tiếng nói tiến bộ trong làn sóng phủ nhận uy thế có tính truyền thống của kinh Vêđa và giáo lý của đạo Bàlamôn; lên án chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức khắc nghiệt, phản động; - Phật giáo cố gắng tìm cách cải biến xã hội, xóa bỏ áp bức, bất công đè nặng lên đời sống của nhân dân Ấn Độ cổ, đưa ra những tư tưởng và phương pháp cải cách xã hội, khuyên con người sống từ bi, bác ái.
  20. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.2. Đạo Phật Tuy nhiên, do chưa giải thích đúng bản chất các hiện tượng lịch sử xã hội, chưa tìm ra được nguyên nhân đích thực của nỗi khổ mà nhân dân phải gánh chịu; cho nên, đạo Phật chưa chỉ ra được con đường và biện pháp cải tạo xã hội đúng đắn, hiệu quả để xóa bỏ tận gốc những đau khổ và bất công trong xã hội Ấn Độ đương thời.
  21. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.2. Đạo Phật Phật giáo sơ khai đã có ý tưởng chống lại sự bóc lột, nhưng không kêu gọi đấu tranh chống lại điều đó. Với sự vay mượn của đạo Bàlamôn về thuyết luân hồi, về linh hồn, về nghiệp Phật giáo đã mang những nét huyền bí, siêu thoát khỏi cuộc đời, thoát ly khỏi thực tế cuộc sống, phủ định đấu tranh giai cấp, cho nên nó không phải là học thuyết nguy hiểm đối với giai cấp thống trị.
  22. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.3. Luận thuyết chính trị Arthasaxtra Đây là bộ sưu tập những lời khuyên khác nhau dành cho nhà vua về quản lý nhà nước, quản lý xã hội. do các nhà tư tưởng chính trị tiền bối soạn thảo và được vị bộ trưởng thông thái Cautile – sống vào thế kỷ IV TCN tập hợp và biên soạn lại.
  23. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.3. Luận thuyết chính trị Arthasaxtra Cautile thừa nhận sự cần thiết của tôn giáo, khẳng định sự phân chia xã hội thành 4 loại vácna. Ông khẳng định sự cần thiết phải tuyên truyền quan điểm về tính chất thần thánh của ngôi báu. Song, yếu tố tôn giáo, theo ông không phải là thống soái. Ông khẳng định: chỉ có lợi ích trần thế là chủ yếu và tuyên bố rằng lợi ích trần thế là điều đáng quan tâm nhất.
  24. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.3. Luận thuyết chính trị Arthasaxtra Arthasaxtra nêu bật tư tưởng: chính quyền nhà nước tập trung sức mạnh và sự lãnh đạo với quyền lực không hạn chế của hoàng đế đối với toàn bộ nền kinh tế, chính trị của xã hội chiếm hữu nô lệ. Vì lợi ích giữ vững chính quyền, vua có thể vi phạm pháp luật và có thể áp dụng mọi biện pháp, không cần phải coi trọng những nguyên tắc đạo lý.
  25. 2. Một số trường phái tiêu biểu 2.3. Luận thuyết chính trị Arthasaxtra Tóm lại, luận thuyết chính trị Arthasaxtra là một luận thuyết nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, kêu gọi sự thống nhất của những kẻ nô dịch chống lại người lao động. Tuy nhiên, nó cũng là một bước tiến so với tư tưởng của đạo Bàlamôn – phục vụ quyền lực tối cao của tôn giáo.
  26. 3. Đặc điểm tư tưởng quản lý Ấn Độ cổ - trung đại - Tư tưởng nói chung và tư tưởng quản lý nói riêng đạt đến trình độ cao về tư duy phân loại; phản ánh phương thức sản xuất Châu Á điển hình; bảo vệ chế độ bất bình đẳng xã hội như một sự hiển nhiên. - Tư tưởng quản lý không được trình bày rõ ràng, có hệ thống mà lồng ghép trong các tư tưởng chính trị, tư tưởng tôn giáo. Vì vậy, tư tưởng quản lý Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng tôn giáo, mang màu sắc của các học thuyết chính trị.
  27. 3. Đặc điểm tư tưởng quản lý Ấn Độ cổ - trung đại - Các học thuyết, luận thuyết, trường phái có phương pháp trình bày độc đáo: trên cơ sở phê phán những trường phái, quan điểm đối lập để trình bày quan điểm riêng của mình. ➔ Như vậy, có thể thấy, tư tưởng quản lý Ấn Độ cổ đại ít có giá trị thực tiễn, chịu sự chi phối của tư tưởng tôn giáo, tư tưởng chính trị, chủ yếu phục vụ lợi ích của tầng lớp tăng lữ, của giai cấp thống trị. Nhưng nó lại mang giá trị tinh thần tốt đẹp với tính nhân văn cao được thể hiện rõ nét trong các tư tưởng của đạo Phật.
  28. * Mục tiêu: Qua chương này, người học cần nắm: - Điều kiện kinh tế - xã hội của Hy - La cổ đại. - Đặc điểm tư tưởng quản lý Hy - La cổ đại. - Một số tác giả tiêu biểu thời Hy - La cổ đại. * Tài liệu: [1]. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chi Minh, Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, trang 87 – 108. [2]. Vũ Dương Ninh ( chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục,2006 , trang 184 - 248.
  29. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1. Hy Lạp cổ đại Xã hội Hy Lạp cổ đại phát triển khá điển hình với phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Khoảng thế kỷ thứ VI - IV TCN, xã hội Hy Lạp phát triển tới mức hoàn thiện với hai trung tâm kinh tế – chính trị điển hình là thành bang Aten và thành bang Spas.
  30. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1. Hy Lạp cổ đại Tại thành bang Aten với chế độ chính trị – nhà nước chủ nô dân chủ điển hình, tầng lớp chủ nô dân chủ chiếm ưu thế, đặc biệt là nền văn hóa Aten – bộ phận quan trọng nhất của văn hóa Hy Lạp cổ đại – rất phát triển.
  31. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1. Hy Lạp cổ đại Tại thành bang Spas, với chế độ chính trị – nhà nước chủ nô quý tộc điển hình, tầng lớp chủ nô quý tộc chiếm đa số nên thành bang Spas là thành bang bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế, văn hóa.
  32. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2. La Mã cổ đại Lịch sử La Mã có thể chia thành hai thời kỳ lớn: thời kỳ cộng hòa và thời kỳ đế chế (quân chủ).
  33. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2. La Mã cổ đại Thời kỳ cộng hòa, kéo dài từ thế kỷ IV TCN đến thế kỷ I SCN. - Bộ máy nhà nước thời kỳ này có Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân là hai cơ quan chấp chính có quyền ngang nhau, nhiệm kỳ một năm. - Tuy chế độ cộng hòa được thiết lập nhưng giữa quý tộc và bình dân vẫn còn khoảng cách lớn. Vì vậy, trong suốt 200 năm, cuộc đấu tranh giữa bình dân và quý tộc luôn nổ ra quyết liệt.
  34. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2. La Mã cổ đại Thời kỳ đế chế (quân chủ) kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ V. Thực ra, ngay từ khi chế độ cộng hòa thiết lập, mâu thuẫn trong nội bộ tầng lớp quý tộc đã xuất hiện và cuộc đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn đó đã dẫn tới một kết cục là chế độ cộng hòa dần bị thay thế bởi chế độ độc tài. Đế chế Ôctavinút được thiết lập với chế độ nguyên thủ, bên cạnh vai trò cá nhân của Ôctavinút rất được đề cao, vai trò của Viện nguyên lão vẫn được coi trọng, nên thời kỳ này kinh tế - xã hội, thủ công nghiệp, thương nghiệp rất phát triển, thời kỳ cực thịnh này thường được người Rôma tự hào gọi là thời kỳ “hoàng kim”.
  35. *Tóm lược điều kiện kinh tế - xã hội của Hy - La cổ đại - Xã hội Hy Lạp và La Mã (Hy – La) cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình. Nền sản xuất chiếm hữu nô lệ phát triển, sự phân chia các giai cấp, tầng lớp trong xã hội một cách rõ ràng. - Đây là thời kỳ chuyển từ đồ đồng sang đồ sắt, nên trong quan hệ kinh tế xuất hiện quan hệ tiền – hàng, trao đổi ngang giá, thương mại, giao lưu văn hóa phát triển. - Sự phát triển của khoa học phá vỡ ý thức hệ thần thoại và tôn giáo: phát minh ra lịch 365 ngày, lực đẩy Acsimet
  36. *Tóm lược điều kiện kinh tế - xã hội của Hy - La cổ đại - Kinh tế phát triển làm cho hình thức tổ chức xã hội, quan hệ xã hội bị đảo lộn: từ bộ tộc tiến lên thành bang, xuất hiện tư tưởng tư hữu Sự thay đổi đó làm xuất hiện nhu cầu phải xây dựng những chuẩn mực xã hội mới về hành vi, ứng xử, nhận thức về con người. - Phân công lao động đạt đến trình độ cao giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Trong xã hội xuất hiện những người lao động trí óc: nhà triết học, nhà thông thái, nhà khoa học. Chỉ những nhà thông thái, nhà khoa học mới được đưa ra những quan điểm, tư tưởng của mình, họ thuộc tầng lớp chủ nô.
  37. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.1. Hêraclit (khoảng 530 – 470 TCN) Hêraclit là người Ephesơ, thuộc xứ Iôni, thuộc dòng dõi quý tộc. Theo luật ông được thừa kế chức đại biểu dòng họ, song ông đã nhường lại cho em trai để đi du lịch và nghiên cứu triết học. Đương thời người ta gọi ông là nhà triết học “tối nghĩa”, vì ông đi nhiều, đọc nhiều, biết nhiều nhưng tất cả những gì ông nói ra đều khó hiểu với mọi người. Ông cũng là một nhà triết học hay “buồn bã” vì ông hay khóc mỗi khi ra ngoài thấy cảnh dân chúng lầm than, đói khổ.
  38. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.1. Hêraclit (khoảng 530 – 470 TCN) Thế giới quan duy vật của Hêraclit thể hiện qua quan niệm về khởi nguyên thế giới của ông. Hêraclit cho rằng “lửa” là khởi nguyên, nền tảng, cơ sở, khởi đầu của vạn vật cũng như toàn thế giới. Yếu tố thứ hai mà Hêraclit nói đến đó là “logos” có nghĩa là quy luật. Theo Hêraclit, nhận thức thế giới là nhận thức quy luật và tuân theo quy luật. Ông cho rằng thế giới luôn vận động và biến đổi không ngừng “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
  39. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.1. Hêraclit (khoảng 530 – 470 TCN) Quan niệm về chính trị - xã hội: là một người thuộc tầng lớp chủ nô quý tộc nên ông phản đối chế độ dân chủ chủ nô và cho rằng chế độ chiếm hữu nô lệ tồn tại là một tất yếu khách quan. Ông luôn có tư tưởng thù địch với số đông, đem những người ưu tú đối lập với dân chúng. Theo ông, trong phân công công việc trong xã hội thì tùy vào mức độ tài sản, trí tuệ mà phân công công việc cho hợp lý.
  40. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.1. Hêraclit (khoảng 530 – 470 TCN) Ông là người có tư tưởng tiến bộ khi cho rằng cần phải mở rộng các thành bang (Polis) hơn nữa, chứ nhất quyết không quay trở về chế độ thị tộc cũ. Theo ông một xã hội lý tưởng là xã hội được tổ chức theo các thành bang, trong số các thành bang thì thành bang Aten, Spas là những thành bang lý tưởng, điển hình, là khuôn mẫu cho mọi thành bang khác.
  41. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.1. Hêraclit (khoảng 530 – 470 TCN) Quan niệm của Hêraclit tuy còn thô sơ, chất phác nhưng nó đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng sau này, vì vậy ông được coi là nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vậy biện chứng cổ đại.
  42. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.2. Đêmôcrit (khoảng 460 – 370 TCN) Đêmôcrit sinh ra ở Ap-đe, một thành phố thương mại lớn ở vùng Tơxarơ. Bố ông là một thương gia giàu có, cho phép ông có nhiều điều kiện thuận lợi để đi du học ở nhiều nước trên thế giới. Sau khi đi chu du trở về, Đêmôcrit trở thành người nghèo khổ. Khác với Hêraclit là “nhà triết học hay khóc”, Đêmôcrit là “nhà triết học được cười”, vì khi ra phố ông luôn luôn mỉm cười và cắt nghĩa giảng giải cho mọi người về mọi điều.
  43. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.2. Đêmôcrit (khoảng 460 – 370 TCN) Đêmôcrit quan niệm rằng khởi nguyên của thế giới là “nguyên tử” và “chân không” (khoảng không). Trong đó, nguyên tử là những hạt vật chật nhỏ bé, không thể phân chia được nữa, nó vô hạn về hình thức và số lượng, chúng kết hợp với nhau để tạo ra những vật chất khác nhau. Mỗi nguyên tử lại được bao bọc bởi sự trống rỗng (chân không), và sự trống rỗng đó phân xẻ, tách rời các nguyên tử với nhau. Các nguyên tử luôn có sự vận động trong sự trống rỗng ấy.
  44. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.2. Đêmôcrit (khoảng 460 – 370 TCN) Quan niệm về chính trị – xã hội: Đêmôcrit ủng hộ chế độ dân chủ chủ nô, đề cao mô hình tổ chức của thành bang Aten. Đêmôcrit cũng khẳng định rằng để quản lý xã hội cần phải có các đạo luật, mà con người làm ra luật nên hoàn toàn có thể thay đổi chúng cho phù hợp với mục đích và hoàn cảnh.
  45. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.2. Đêmôcrit (khoảng 460 – 370 TCN) Đối với nhà quản lý (quan chấp chính) trong quan hệ với cấp dưới thì không chỉ là cấp trên mà còn phải là một người bạn. Phẩm chất, năng lực của nhà quản lý được đo bằng công việc chứ không phải bằng lời nói. Trong quản lý nên dùng phương pháp thuyết phục, giáo dục, theo ông đối với con người thì dạy dỗ họ sẽ tốt hơn là việc ra lệnh và cai quản.
  46. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.2. Đêmôcrit (khoảng 460 – 370 TCN) Có thể nói, Đêmôcrit là người có nhiều quan điểm tiến bộ, nhiều đóng góp cho sự phát triển của Triết học nói riêng và khoa học nói chung. Tuy nhiên, hạn chế lớn của ông nằm trong cách nhìn nhận về người nô lệ và người phụ nữ. Ông không coi nô lệ là người, là công dân, coi thường và không có cái nhìn tích cực về phụ nữ và trẻ em.
  47. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.3. Platôn (427-347 TCN) Platon là người Aten. Ông là con một gia đình quý tộc, tên thật của ông là Aristoklo, còn Platon là tên do thày dạy của ông đặt cho, Platon có nghĩa là rộng, vai to. Platon là học trò của Sôcrat, ông được coi là một bộ óc bách khoa toàn thư, một trong những cái đầu sáng tạo vĩ đại của thời cổ đại, tài năng của ông rất đa dạng và phong phú.
  48. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.3. Platôn (427-347 TCN) Thế giới quan duy tâm của Platon được thể hiện qua quan niệm của ông về ý niệm. Platon chia thế giới thành hai: thế giới các vật cảm tính và thế giới ý niệm. Thế giới ý niệm, theo Platon, là vĩnh cửu, bất biến, không đổi, nó làm cơ sở cho thế giới cảm tính.
  49. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.3. Platôn (427-347 TCN) Trong quan niệm của Platon về nhà nước, ông tô vẽ kiểu mẫu khởi đầu của một xã hội như là kiểu mẫu lý tưởng về nhà nước. Để xây dựng một nhà nước lý tưởng, theo Platon cần phải tuân thủ các yêu cầu sau: - Đảm bảo tính luân lý - Đảm bảo tính chính trị - Đảm bảo tính thống nhất cho phép quyết định những nhiệm vụ phức tạp - Phân công lao động hợp lý - Phải có cơ sở kinh tế, cơ sở vật chất nhất định
  50. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.3. Platôn (427-347 TCN) Platon chia công dân trong nhà nước lý tưởng thành 3 tầng lớp: - Tầng lớp thứ nhất là nông dân, thợ thủ công, thương nhân những người sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội, buôn bán, trao đổi hàng hóa. Đây được coi là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. - Tầng lớp thứ hai là những người bảo vệ xã hội khỏi sự tấn công, xâm lược của kẻ thù cả bên ngoài và bên trong. Đội ngũ này là tầng lớp các chiến sĩ, vệ quân. - Tầng lớp thứ ba là những người tham gia điều hành nhà nước(nhà quản lý), đó là những người có thể nắm bắt được nghệ thuật chính trị, hiểu được các lý tưởng về chính nghĩa, có khả năng điều hành tốt nhà nước.
  51. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.3. Platôn (427-347 TCN) Ông đưa ra 4 phẩm chất cần có của các thành viên trong nhà nước lý tưởng đó là: - Sự thông thái (thuộc về các nhà thông thái, nhà triết học) - Lòng dũng cảm (thuộc về tầng lớp chiến sĩ, vệ quân) - Chính nghĩa (thuộc về mọi công dân) - Trách nhiệm (thuộc về mọi công dân)
  52. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.3. Platôn (427-347 TCN) Mô hình nhà nước lý tưởng được Platon xây dựng trên cơ sở đạo đức của ông. Đó là một mô hình nhà nước không tưởng, nhưng tại thời điểm đó nó vẫn mang một ý nghĩa nhất định nào đó. Có thể thấy quan niệm của Platon mang tính chủ quan, phản dân chủ, bảo vệ chế độ dân chủ quý tộc trong các thành bang. Vì vậy, đến thời kỳ trung cổ những quan điểm của Platon bị các Giáo hội khai thác, sử dụng để phục vụ mục đích thống trị về mặt tư tưởng.
  53. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.4. Aristôt (384 – 322 TCN) Aristôt sinh tại Tharce gần Macedonia, cha ông là bác sĩ của vua Philip II của Macedonia. Ông là nhà bác học thiên tài của văn minh Hy – Lạp cổ đại, là thầy dạy của 3 vị vua. Aristôt có nhiều đóng góp cho các ngành khoa học như vật lý học, triết học, sinh học Thời trung cổ, các học thuyết của Aristôt được nhà thờ công nhận như kinh thánh, mọi ý kiến phản bác quan điểm của ông đều bị đưa ra xét xử.
  54. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.4. Aristôt (384 – 322 TCN) Aristôt là học trò của Platon, nhưng ông không theo quan điểm duy tâm của thầy mình,ông nổi tiếng với quan niệm: “thầy đã quý nhưng chân lý còn quý hơn”. Aristôt có nhiều tác phẩm, nhưng trong đó tiểu biểu nhất là tác phẩm “Chính trị”: chủ yếu bàn về nhà nước, con người và quyền lực nhà nước.
  55. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.4. Aristôt (384 – 322 TCN) Theo Aristôt, nhà nước là sản phẩm của sự giao tiếp, sự trao đổi giữa con người với con người trong xã hội. Aristôt quan niệm con người trong nhà nước là “động vật chính trị”: được thừa nhận về mặt quyền lợi công dân, tham gia các công việc của nhà nước, thuộc về một nhà nước hay thành bang xác định.
  56. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.4. Aristôt (384 – 322 TCN) Theo ông, trong nhà nước có kẻ thống trị và kẻ bị trị là điều phổ biến, tất yếu. Aristôt chia nhà nước thành 2 dạng cơ bản là: nhà nước phi nghĩa và nhà nước đúng đắn (nhà nước chính nghĩa). Trong nhà nước chính nghĩa luôn có 3 bộ phận: Lập pháp, Hành pháp và Toà án.
  57. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.4. Aristôt (384 – 322 TCN) Năng lực của nhà nước được đo bằng: + Năng lực cầm quyền + Sự phục vụ lợi ích của xã hội Để điều hành, cai trị nhà nước một cách tốt nhất, nhà cầm quyền (nhà quản lý) cần phải có các phẩm chất sau: + Lòng dũng cảm + Sự cao thượng + Sự hào phóng
  58. 2. Một số tác giả tiêu biểu 2.4. Aristôt (384 – 322 TCN) Mặc dù hạn chế bởi mục tiêu giai cấp, bởi quan niệm cổ đại hẹp hòi về quyền tự do của người nô lệ, người lao động song với nhãn quang uyên thâm sâu sắc, với phương pháp luận dựa trên sự quan sát thực tế, với kết quả của sức làm việc thiên tài, tư tưởng của Aristôt có ý nghĩa về nhiều mặt, là sự tổng kết và khái quát hóa những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị Hy – La cổ đại.
  59. 3. Đặc điểm tư tưởng quản lý Hy – La cổ đại - Các tư tưởng thời kỳ này mang tính khái quát cao, tính hệ thống, phản ánh và thể hiện thế giới quan, ý thức hệ của giai cấp chủ nô, đề cao dân chủ trong quản lý xã hội, đặc biệt là dân chủ chủ nô. - Nội dung của các tư tưởng quản lý thời kỳ này bàn luận chủ yếu đến những vấn đề nhà nước, quan hệ của nhà nước và công dân về pháp luật, pháp quyền, đề cao vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội.
  60. 3. Đặc điểm tư tưởng quản lý Hy – La cổ đại - Đề cao vai trò của con người. Mục đích của các tư tưởng thời kỳ này là nhận thức về khả năng và sức mạnh của con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong xã hội và quản lý xã hội. - Phản ánh cuộc đấu tranh trong đời sống xã hội và đời sống tư tưởng của các tầng lớp chủ nô khác nhau: giữa tầng lớp chủ nô quý tộc và chủ nô dân chủ; giữa chủ nô có thế giới quan duy vật và chủ nô có thế giới quan duy tâm. Vì vậy, có thể nói, xuyên suốt thời kỳ này là cuộc đấu tranh giữa chủ nô quý tộc và chủ nô dân chủ, giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm.
  61. 3. Đặc điểm tư tưởng quản lý Hy – La cổ đại - Hạn chế của các tư tưởng thời kỳ này là: thừa nhận sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ là một tất yếu khách quan, tuy nhiên hạn chế này cũng mang tính thời đại; mang tính giai cấp sâu sắc; chưa có hệ thống tư tưởng về quản lý một cách độc lập mà chủ yếu dùng lại ở việc trình bày thông qua các vấn đề Triết học. Tuy không tránh khỏi những hạn chế, nhưng những tư tưởng quản lý thời kỳ này đã khái quát được mô hình tổ chức xã hội, những nguyên lý và kinh nghiệm quản lý ở một giai đoạn lịch sử phát triển của nhân loại.
  62. * Mục tiêu: Qua chương này, người học cần nắm: - Điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Âu trung cổ. - Đặc điểm tư tưởng Tây Âu trung cổ. - Một số nhà tư tưởng Tây Âu trung cổ tiêu biểu. * Tài liệu: [1]. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chi Minh, Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, trang 109 - 127. [2]. Vũ Dương Ninh ( chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục,2006 , trang 249 - 270.
  63. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội Thời kỳ này kéo dài từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV. Giai đoạn này, lịch sử gọi là “đêm dài trung cổ”. Hai hiện tượng lớn chi phối cả thời kỳ này là: sự ra đời của Thiên chúa giáo và chế độ phong kiến. kiến. Sự câu kết, thoả hiệp giữa quý tộc phong kiến và tăng lữ để đàn áp, thống trị nông nô và người lao động đã kìm hãm sự phát triển, tiến bộ của xã hội
  64. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Về kinh tế, đây là thời kỳ văn minh nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp dựa vào đất đai là chủ yếu, công cụ sản xuất manh mún. Trong khi đó, các nhà thờ thời kỳ này chiếm đến 75% diện tích đất nông nghiệp, cho nên nhà thờ thống trị cả về đời sống kinh tế và tư tưởng.
  65. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Từ thế kỷ V – VI, châu Âu xuất hiện các nhà nước và các nhà nước này dần đi vào con đường phong kiến hóa, với bộ máy nhà nước trung ương cầm quyền theo chế độ quân chủ chuyên chế. Trong xã hội xuất hiện hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân.
  66. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Từ thế kỷ XI, xuất hiện các thành thị công – thương nghiệp, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, trong xã hội xuất hiện một tầng lớp cư dân mới là tầng lớp thị dân.
  67. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Từ thế kỷ XI, xuất hiện các thành thị công – thương nghiệp, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, trong xã hội xuất hiện một tầng lớp cư dân mới là tầng lớp thị dân.
  68. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Đặc điểm nổi bật của thời kỳ trung cổ là sự thống trị của nhà thờ Thiên chúa giáo cả về mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng, cả về mặt nhà nước và xã hội. Giáo hội đứng trên nhà nước; kinh thánh đứng trên luật pháp, bao trùm luật pháp; thần quyền lớn hơn thế quyền.
  69. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Có thể nói đây là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử châu Âu, đêm trường trung cổ kéo dài hơn 1000 năm đã phủ nhận, xóa bỏ hết những giá trị tốt đẹp xây dựng được ở thời kỳ cổ đại. Chính vì vậy, ở châu Âu từ thế kỷ XV – XVI là thời kỳ Phục hưng, khôi phục lại những giá trị tốt đẹp của thời cổ đại đã bị xóa bỏ, phủ nhận trong thời kỳ trung cổ.
  70. 2. MỘT SỐ NHÀ TƯ TƯỞNG TIÊU BIỂU 2.1. S. Ôguytxtanh (354-430) 2.2. T. Đacanh (1225-1274)
  71. 2.1. S.ÔGUYTXTANH (354-430)  Ôguytxtanh là nhà tư tưởng đầu tiên của Thiên chúa giáo. Ông sinh ra và hoạt động ở Bắc phi, được các giáo sĩ gọi là Thánh. Ông còn là nhà văn, nhà triết học. Tư tưởng chính trị của ông được phản ánh trong tác phẩm Thành bang và thượng đế. 
  72. 2. Một số nhà tư tưởng tiêu biểu 2.1. Ôguytxtanh (354-430) Tư tưởng của Ôguytxtanh được trình bày trong thuyết “hai lưỡi gươm”: quan hệ giữa giáo hội và nhà nước. Quan hệ đó là quan hệ giữa cái sản sinh (giáo hội) với sản phẩm thực tế (nhà nước). Trong đó, quyền lực của nhà thờ cao hơn nhà nước, quyền lực của giám mục cao hơn của nhà vua.
  73. 2. Một số nhà tư tưởng tiêu biểu 2.1. Ôguytxtanh (354-430) Trong quan niệm về quyền lực, Ôguytxtanh cho rằng, quyền lực là sản phẩm chung, sở hữu chung của cả cộng đồng xã hội. Sứ mệnh của quyền lực là làm cho công bằng ngự trị, chính vì vậy mà ông vua có uy lực. Ông cũng cho rằng, quyền uy của những người đứng đầu xã hội là do Thượng đế ban cho, chứ không phải do kế thừa hay do dân bầu lên
  74. 2. Một số nhà tư tưởng tiêu biểu 2.1. Ôguytxtanh (354-430) Có thể thấy, học thuyết của Ôguytxtanh về thiết lập chế độ thần quyền với sự thống soái của giáo hội là hết sức phản động, đi ngược lại sự phát triển của nhân loại.
  75. 2.2. Tômat Đacanh (1225-1274)  Tômat Đacanh là nhà thần học đạo Thiên chúa, nhà triết học uyên bác thời trung cổ. Ông được suy tôn là “Aristôt thời trung cổ”.
  76. 2. Một số nhà tư tưởng tiêu biểu 2.2. Tômat Đacanh (1225 – 1274) Bàn về quyền lực của giáo hội, theo Đacanh quyền lực của giáo hội là do Thượng đế sáng tạo ra. Thượng đế giao quyền sử dụng quyền lực của mình cho Giáo hoàng. Giáo hoàng chính là người thay mặt cho Thượng đế ở hạ giới.
  77. 2. Một số nhà tư tưởng tiêu biểu 2.2. Tômat Đacanh (1225 – 1274) Theo Đacanh, một chế độ nhà nước hợp lý là chế độ hỗn hợp, đó là sự kết hợp nền quân chủ, chế độ quý tộc và chính phủ nhân dân. Ưu điểm của nó là nhân dân được tham gia một phần vào chính phủ. Chế độ hỗn hợp đó khá gần với “nền dân chủ pháp quyền hiện đại”.
  78. 2. Một số nhà tư tưởng tiêu biểu 2.2. Tômat Đacanh (1225 – 1274) Trong học thuyết của mình, Đacanh phân biệt hai loại luật pháp: thần luật và nhân luật. Thần luật là luật vĩnh cửu, là trí tuệ của Chúa điều hành thế giới. Kinh thánh là một loại thần luật. Nhân luật là pháp luật phong kiến hiện hành.
  79. 2. Một số nhà tư tưởng tiêu biểu 2.2. Tômat Đacanh (1225 – 1274) Đacanh quyết liệt chống lại sự bình đẳng xã hội, bảo vệ sự phân chia đẳng cấp, bảo vệ sự bất bình đẳng xã hội là ý Chúa. Ông trình bày mọi luận cứ nhằm bảo vệ chế độ nô lệ: nô lệ do tự nhiên sinh ra, nó cần thiết vì lý do kinh tế, vì tội lỗi của mình nên họ làm nô lệ.
  80. 2. Một số nhà tư tưởng tiêu biểu 2.2. Tômat Đacanh (1225 – 1274) Học thuyết phản động của Đacanh đến nay vẫn còn tồn tại, Giáo hội đã sử dụng tư tưởng chính trị của Tômat Đacanh để chống lại chủ nghĩa Mác và các tư tưởng tiến bộ khác. Ở Mỹ đã sáng lập ra chủ nghĩa “Tômat mới”, dựa trên tư tưởng về “trật tự thánh thần, sự thống trị và phục tùng”.
  81. 3. Đặc điểm tư tưởng Tây Âu trung cổ - Đây là thời kỳ các tư tưởng thần học, tôn giáo được chính trị hóa một cách tối đa với mục đích chứng minh sự tồn tại của Thiên chúa trong đời sống xã hội. Những tư tưởng thời kỳ này bảo vệ, cổ vũ cho địa vị thống trị của nhà thờ Thiên chúa và giáo hội, vì vậy không có chỗ cho tư duy khoa học chân chính tồn tại và phát triển.
  82. 3. Đặc điểm tư tưởng Tây Âu trung cổ - Nội dung tư tưởng thời kỳ này bàn luận chủ yếu về mối quan hệ quyền lực giữa thần quyền và thế quyền, giữa giáo hội và nhà nước. - Các tư tưởng thời kỳ này mang quan điểm duy tâm về các vấn đề xã hội; phản ánh cuộc đấu tranh trong đời sống tư tưởng giữa những người duy vật tiến bộ và những người duy tâm, giữa phái duy thực và duy danh.
  83. * Mục tiêu: Qua chương này, người học cần nắm: - Điều kiện kinh tế - xã hội Tây Âu cận đại. - Đặc điểm tư tưởng Tây Âu cận đại. - Một số trào lưu tư tưởng Tây Âu cận đại. * Tài liệu: [1]. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chi Minh, Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, trang 128 - 161. [2]. Vũ Dương Ninh ( chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục,2006 , trang 271 - 297.
  84. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Thời kỳ này kéo dài từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX.  Thời kỳ này được đánh dấu bởi các cuộc cách mạng công nghiệp, mở đầu bằng việc phát minh ra mày hơi nước của Jame Watt. Những phát minh mới về kỹ thuật, nhất là hình thức tổ chức mới trong lao động đã tạo ra năng suất lao động ngày càng cao.
  85. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu đã làm thay đổi căn bản cách thức sản xuất chủ yếu bằng lao động thủ công sang sử dụng máy móc và từng bước hình thành cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh, từ sản xuất quy mô nhỏ lên quy mô lớn với sự xuất hiện của các công trường thủ công.
  86. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Do đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển và đây cũng là thời kỳ gặt hái bội thu về các thành tựu khoa học kỹ thuật như sử dụng năng lượng nước, dệt, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, in ấn, hàng hải
  87. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Trong xã hội tồn tại nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau, nhất là giai đoạn đầu khi chế độ phong kiến chưa sụp đổ hoàn toàn: hai giai cấp cũ là địa chủ và nông dân, hình thành hai giai cấp mới là giai cấp tư sản và công nhân (giai cấp vô sản).
  88. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Về mặt văn hoá, xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, Các nhà tư tưởng tiên tiến của thời đại phục hưng đặc biệt dương cao ngọn cờ nhân văn. Họ xem con người là đối tượng nghiên cứu của triết học, những tư tưởng tốt đẹp về con người trở thành tiền đề lý luận cho ước mơ giải phóng con người.
  89. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội  Có thể nói, nội dung cơ bản của thời kỳ Tây Âu cận đại là sự chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, sự xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Sự quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa là nền tảng thực tiễn của tư tưởng quản lý Tâu Âu thời kỳ phục hưng và cận đại.
  90. 2. Một số trào lưu tư tưởng thời kỳ Tây Âu cận đại 2.1. Tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp (chủ nghĩa tự do) 2.1.1 S.L.Môngtexkiơ (1689-1755) 2.1.2. J.J.Rútxô (1712-1778)
  91. 2.1.1. Saclơ Môngtexkiơ (1689-1755) Môngtexkiơ nhà triết học, nhà chính trị xuất sắc người Pháp thuộc trường phái Khai sáng, ông cùng với Vônte đã mở đầu phong trào giải phóng tư tưởng vĩ đại.
  92. 2.1.1. Saclơ Môngtexkiơ (1689-1755) Môngtexkiơ phê phán chế độ chuyên chế Pháp, phản đối kịch liệt nhà thờ Thiên chúa giáo. Ông có thiện cảm với chế độ cộng hòa nhưng ông ủng hộ chế độ quân chủ, lý tưởng chính trị của ông là nền quân chủ lập hiến Anh.
  93. 2.1.1. Saclơ Môngtexkiơ (1689-1755) Môngtexkiơ tin vào tiến bộ gắn liền với việc thiết lập tự do chính trị. Tư tưởng tự do chính trị của Môngtexkiơ gắn liền với tư tưởng tự do công dân: Tự do có nghĩa là quyền được làm tất cả những gì mà pháp luật cho phép. Đặc biệt có ý nghĩa tiến bộ là tư tưởng của ông về việc loại trừ những cực đoan bất công tư hữu, về trách nhiệm của nhà nước đảm bảo cho công dân có các phương tiện sống.
  94. 2.1.1. Saclơ Môngtexkiơ (1689-1755)  Những tư tưởng của Môngtexkiơ là không tưởng trong điều kiện lúc đó, song nó thể hiện sâu sắc tính nhân đạo của ông, một con người luôn coi hòa bình là quy luật tự nhiên đầu tiên của nhân loại, luôn kêu gọi từ bỏ bạo lực và nô dịch lẫn nhau.
  95. 2.1.2. Jăng Jắc Rútxô (1712-1778)  Rútxô là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Pháp thế kỷ XVIII, ông là nhà tư tưởng của tầng lớp nhân dân đông đảo, mà trước hết là nông dân.
  96. 2.1.2. Jăng Jắc Rútxô (1712-1778)  Các quan điểm của Rútxô về nhà nước và pháp luật cấp tiến hơn nhiều so với Môngtexkiơ. Môngtexkiơ bảo vệ tư tưởng quân chủ lập hiến, tư tưởng đại diện nhân dân, còn Rútxô đã tiến xa hơn, coi nguyên tắc cơ bản trong học thuyết của mình là tư tưởng về chủ quyền nhân dân.
  97. 2.1.2. Jăng Jắc Rútxô (1712-1778)  Rútxô cố gắng giải thích nguồn gốc nhà nước và pháp luật theo lập trường duy vật. Ông có một loạt tư tưởng tiến bộ về mối quan hệ nhà nước, pháp luật và bất công xã hội với sự nảy sinh chế độ tư hữu; ông đã thấy được mâu thuẫn cơ bản nhất là giữa giàu và nghèo, giữa kẻ áp bức và người bị áp bức. Rútxô đã dành cả tác phẩm chính của mình là Khế ước xã hội để làm rõ những điều trên.
  98. 2.1.2. Jăng Jắc Rútxô (1712-1778)  Rútxô cho rằng thể chế cộng hòa là hình thức cầm quyền tốt nhất, trong đó các quan chức do nhân dân bầu ra. Một khi nhà nước được thành lập theo khế ước thì chế độ dân chủ được đảm bảo, mọi người được tự do và khi nhà nước đó lạm quyền thì nhân dân có quyền bãi bỏ.
  99. 2.1.2. Jăng Jắc Rútxô (1712-1778)  Có thể nói học thuyết về khế ước xã hội của Rútxô mang đầy tình cách mạng. Ảnh hưởng của Rútxô với những người đương thời, đặc biệt vào thời kỳ cách mạng đã làm lu mờ cả ảnh hưởng của Vônte và Môngtexkiơ. Ảnh hưởng của ông vượt qua cả giới hạn thế kỷ XVIII và vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng dân chủ tư sản.
  100. 2. Một số trào lưu tư tưởng thời kỳ Tây Âu cận đại 3.2. Tư tưởng của các nhà không tưởng (chủ nghĩa không tưởng)  2.2.1 Xanh Ximông (1760 – 1825) 2.2.2. Phrăngxoa Phuriê (1772 – 1837) 2.2.3. Robert Owen (1771 – 1858)
  101. 2.2.1 Xanh Ximông (1760 – 1825) Là người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đại cách mạng Pháp, với “tầm mắt rộng thiên tài”, từng trải, Xanh Ximông thực sự là nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng – phê phán vĩ đại của Pháp.
  102. 2.2.1 Xanh Ximông (1760 – 1825) Xanh Ximông nhận diện trong xã hội có ba giai cấp: quý tộc, nhà tư tưởng, nhà công nghiệp và ông kết luận rằng, các giai cấp xuất hiện là do sự chiếm đoạt.
  103. 2.2.1 Xanh Ximông (1760 – 1825) Xanh Ximông cho rằng cách mạng Pháp không chỉ là cuộc đấu tranh giữa quý tộc và vô sản mà còn là cuộc đấu tranh giữa một bên có tài sản và một không có tài sản. Tuy nhiên, ông lại có thái độ tiêu cực khi phê phán cách mạng Pháp.
  104. 2.2.1 Xanh Ximông (1760 – 1825) Theo Xanh Ximông một xã hội tương lai tốt đẹp là xã hội trong đó các tư liệu sản xuất phải được xã hội hóa, mọi người phải làm việc trong khối “liên hiệp” thống nhất.
  105. 2.2.1 Xanh Ximông (1760 – 1825) Hạn chế lớn nhất trong tư tưởng của Xanh Ximông là ông đã tuyệt đối hóa con đường hòa bình để đạt mục đích, và dự báo về một xã hội tương lai vẫn dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu. Mặc dù có những hạn chế mang tính thời đại, song trong chừng mực nhất định, Xanh Ximông đã bênh vực, quan tâm tới lợi ích của những người cần lao, của giai cấp công nhân và quần chúng lao động.
  106. 2.2.2. Phrăngxoa Phuriê (1772 – 1837) Sinh ra trong gia đình buôn bán nhỏ ở Pháp, Phuriê hiểu rõ môi trường thương mại và ông căm ghét giới con buôn trục lợi, lừa đảo, dối trá. Trong các tác phẩm của mình, ông phê phán và lên án xã hội tư sản một cách sâu sắc.
  107. 2.2.2. Phrăngxoa Phuriê (1772 – 1837) Theo ông, xã hội tư sản là một trạng thái “vô chính phủ của công nghiệp”, xã hội đang vận động trong vòng luẩn quẩn bởi trong nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Phuriê cũng phê phán đạo đức tư sản. Ông coi việc giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ tự do của xã hội.
  108. 2.2.2. Phrăngxoa Phuriê (1772 – 1837) Tuy nhiên hạn chế của Phuriê là ông bác bỏ cách mạng, không cần thiết phải đấu tranh chính trị, thờ ơ với đối với các hình thức và chế độ nhà nước. Theo ông, việc cải tạo xã hội sẽ tiến hành theo con đường cải cách. Ông cũng chủ trương không xóa bỏ chế độ tư hữu mà chỉ xóa dần sự chênh lệch về tài sản giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Ông tin tưởng rằng chế độ xã hội tương lai tốt đẹp nhất định sẽ ngự trị trên toàn thế giới.
  109. 2.2.3. Robert Owen (1771 – 1858) Sinh ra trong gia đình thợ thủ công ở Anh, phải đi làm thuê và sau này trở thành giám đốc của một công ty kéo sợi lớn, Owen luôn bênh vực và bảo vệ quyền lợi của công nhân. Ông kiên quyết bác bỏ chế độ tư hữu, vì ông cho rằng nó là nguyên nhân của mọi tội phạm và thảm kịch của con người.
  110. 2.2.3. Robert Owen (1771 – 1858) Owen cho rằng cần phải cải tạo xã hội trên những cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Theo ông, việc cải tạo xã hội sẽ nâng cao số lượng sản phẩm tới mức thỏa mãn nhu cầu của mọi người, vì thế không cần tác nhân kích thích làm giàu.
  111. 2.2.3. Robert Owen (1771 – 1858)  Owen quan niệm phải từ bỏ thù địch, chiến tranh, áp bức, tư hữu, bóc lột làm con người xa cách nhau, và phải xây dựng nguyên tắc sống là “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Ông cũng đưa ra chức năng chính trong hoạt động cải cách của nhà nước là xây dựng phong trào công đoàn và hợp tác xã.
  112. 2.2.3. Robert Owen (1771 – 1858)  Tóm lại, học thuyết của Owen là không thực tế vì ông hết sức phản đối đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, ông có dự báo thiên tài rằng sự phát triển của công nghiệp, của khoa học kỹ thuật là những nét nổi bật của xã hội tương lai.
  113. 3. Đặc điểm tư tưởng Tây Âu cận đại - Các tư tưởng thời kỳ này có mong muốn phục hưng lại những giá trị tư tưởng tốt đẹp của thời kỳ Hy – La cổ đại. - Nổi bật ở thời kỳ này là tư tưởng của chủ nghĩa tự do, có những tư tưởng về quản lý khoa học, đề cao dân chủ hoá hoạt động quản lý (CNXH không tưởng).
  114. 3. Đặc điểm tư tưởng Tây Âu cận đại - Các tư tưởng quản lý thời kỳ này bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản lý vi mô, quản lý ngoài nhà nước trong các công trường thủ công. - Chủ nghĩa “kỹ trị” ngày càng có ảnh hưởng lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội.