Bài giảng tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, “Là đạo đức, là văn minh”

ppt 62 trang hapham 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, “Là đạo đức, là văn minh”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tu_tuong_tam_guong_dao_duc_ho_chi_minh_ve_xay_dung.ppt

Nội dung text: Bài giảng tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, “Là đạo đức, là văn minh”

  1. TƯ TƯỞNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH”
  2. I. Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH” 1.Khảng định vai trò lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam - Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh luôn gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp của Đảng:
  3. - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng VN. - Thắng lợi của cách mạng VN hơn 80 năm qua luôn gắn liền với công tác xây dựng Đảng:
  4. 2.Khảng định vai trò, ý nghĩa chiến lược cơ bản, lâu dài, thực tiễn của công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng HCM: - Xây dựng Đảng luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng: - Về bản chất, cuộc đấu tranh giữa CNXH và CNTB, giữa cách mạng và phản cách mạng diễn ra gay gắt nhất, quyết liệt nhất xung quanh vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, công tác xây dựng Đảng:
  5. - Tư tưởng xây dựng Đảng của HCM có ý nghĩa soi đường cho Đảng ta xây dựng và trưởng thành: 3.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM về xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh có ý nghĩa thực tiễn trước mắt: Học tập để nâng cao nhận thức lý luận về công tác xây dựng Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm góp phần tổ chức tốt đại hội đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI:
  6. II.NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH” 1.Cách mạng cần có Đảng, “Đảng muốn vững phải lấy chủ nghĩa làm cốt” - Trong tác phẩm Đường cách mệnh,Chủ tịch HCM khảng định:Cách mạng Việt Nam “trước hết phải có đảng cách mệnh Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”
  7. - Chủ tịch HCM khảng định “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”: - Trong công tác xây dựng Đảng, chủ tịch HCM đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta:
  8. HCM lưu ý các vấn đề sau: Một là: Học chủ nghĩa Mác- LêNin là hiểu bản chất của các vấn đề: Hai là: Phải vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-LêNin cho phù hợp với từng lúc, từng nơi, từng lĩnh vực: Ba là: Thường xuyên tổng kết thực tiễn cách mạng rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình và bổ xung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-LêNin.
  9. Bốn là: Đảng phải đấu tranh chống những luận điệu cơ hội, xuyên tạc, xét lại chủ nghĩa Mác-LêNin, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-LêNin: Năn là: Dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin để xây dựng khối đại đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế:
  10. 2.Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. HCM nêu các nguyên tắc chủ yếu là: a.Nguyên tắc tập trung dân chủ: - Phải nhận thức rõ đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất trong tổ chức sinh hoạt Đảng:
  11. - Tập trung dân chủ luôn đi đôi với nhau: - Tập trung là : thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, toàn Đảng phải phục tùng Trung ương, tất cả đảng viên phải chấp hành nghiên chỉnh nghị quyết của tổ chức Đảng. - Dân chủ là: Phải mở rộng và thực hành trong Đảng, có bảo đảm dân chủ trong Đảng thì mới có dân chủ ngoài xã hội.
  12. - Trong khi thực hiện nguyên tắc này phải chống lại những biểu hiện sai trái: b.Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: - Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách có mối quan hệ khăng khít với nhau: - Tập thể lãnh đạo là để phát huy trí tuệ của nhiều người: - Cá nhân phụ trách là để xác định rõ trách nhiệm thực hiện, nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm:
  13. - Chống thói dựa dẫm tập thể, không giám làm, không giám chịu trách nhiệm, đồng thời chống độc đoán, cá nhân, coi thường tập thể: c.Nguyên tắc tự phê bình và phê bình: *.Về mục đích: - Làm cho phần tốt trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi.
  14. - làm cho các tổ chức Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh: - Để tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng: *.Về phương pháp tự phê bình và phê bình: - Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyên: - Tự phê bình phải thành khẩn: - Phải trung thực, kiên quyết và có tính xây dựng:
  15. d.Kỷ luật nghiêm minh, tự giác: HCM khảng định sức mạnh của một tổ chức cộng sản và của mỗi đảng viên bắt nguồn từ ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, tự giác. -Kỷ luật đảng yêu cầu: Tất cả mọi đảng viên đều phải chấp hành Điều lệ Đảng, bình đẳng trước hiến pháp và pháp luật của nhà nước. -Uy tín của Đảng trong nhân dân bắt nguồn từ sự gương mẫu của mỗi đảng viên trong việc tự giác tuân thủ kỷ luật của Đảng
  16. e.Đoàn kết,thống nhất trong Đảng: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta và là nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam: Để thực hiện nguyên tắc này chủ tịch HCM lưu ý: Một là: Phải dựa trên nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, điều lệ, đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng: Hai là: Phải thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng,thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng:
  17. 3.Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để xứng đáng “là đạo đức, là văn minh” a.Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đạo đức có vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng: - Phải thường xuyên quan tâm giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên:
  18. - Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của đạo đức cách mạng và là một yếu tố cơ bản làm thành nhân cách cán bộ đảng viên: - Đây là nội dung đặc sắc trong tư tưởng HCM về Đảng Cộng sản Việt Nam, Là sự phát triển rất cơ bản và sáng tạo của HCM học thuyết của LêNin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
  19. b.Những yêu cầu của HCM đối với cán bộ, đảng viên: *Về phẩm chất đạo đức: Một là: Suốt đời phấn đấu hy sinh cho mục tiêu lý tưởng của Đảng: Hai là:Tuyệt đối trung thành với cách mạng: Ba là: Đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và trước hết: Bốn là: Thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng: Năm là: Có đời tư trong sáng, phải là tấm gương sáng trong cuộc sống:
  20. *Về năng lực: - Một là: Phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân: - Hai là: Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân: - Ba là: Phải luôn luôn học tập dể nâng cao trình độ về mọi mặt: - Bốn là: Phải có phong cách tốt:
  21. 4.Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân Tư tưởng HCM về gắn bó giữa Đảng với dân xuất phát từ quan niệm dân là gốc: HCM yêu cầu cụ thể về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân như sau: -Đảng phải thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân: -Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân:
  22. -Đảng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân: -Thường xuyên vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng: 5.Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn: Theo tư tưởng HCM tự chỉnh đốn Đảng chủ yếu trên nội dung sau:
  23. Một là: Tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phương thức lãnh dạo, đạo đức, lối sống: Hai là: Luôn luôn chú ý đề phòng và khắc phục những biểu hiện tiêu cực, thoái hóa, biến chất: Ba là: Giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên: Bốn là: Đảng phải vươn lên đáp ứng kịp yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới:
  24. III.TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH” 1.Suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của đảng,xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh: - Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam: - Luôn luôn quan tâm công tác xây dựng Đảng để Đảng hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân:
  25. - Đề ra đường lối sách lược đúng đắn để lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác gềnh gian khó, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng: - Cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc thắng lợi: 2.Luôn luôn gương mẫu, rèn luyện phẩm chất tư cách của một đảng viên, làm tròn mọi nhiệm vụ được Đảng giao phó: - Tấm gương tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng:
  26. - Tấm gương luôn luôn tự rèn luyện, trau dầu phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, tác phong của một đảng viên: + Luôn luôn giữ vững và trui rèn ý chí quyết tâm cách mạng: + Tấm gương khổ luyện , tự hoàn thiện nhân cách: + Lòng nhân ái bao la đối với mọi tầng lớp lao động:
  27. + Nhà văn hóa kiệt xuất và của một nhà hoạt động chính trị luôn luôn khát vọng vươn tới những chuẩn mực của chân, thiện, mỹ: + Tác phong gần dân, hiểu dân, vì dân, sâu sát, tỷ mỷ, ngăn nắp trong công việc, tác phong làm việc một cách dân chủ, khoa học, trách nhiệm cao.
  28. IV.HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH” Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cần tập trung vào những nội dung sau:
  29. 1.Nâng cao phẩm chất trí tuệ của Đảng, xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới, đề ra các chủ trương, giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển mới: - Đảng ta hiện nay là cầm quyền;Năng lực cầm quyền của Đảng là sự tổng hòa trình độ, khả năng, bản lĩnh chính trị để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ do tình hình đất nước và thế giới đặt ra nhằm lãnh đạo toàn dân thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
  30. - Muốn đề ra đường lối, chủ trương, quyết sách phù hợp,Đảng phải nâng cao tầm trí tuệ: 2.Quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt ở tất cả các ngành, các cấp: -Nguy cơ lớn của đất nước ta hiện nay là sự suy yếu, thoái hóa,biến chất của Đảng, làm cho vai trò cầm quyền của Đảng bị suy giảm, có thể dẫn tới mất ổn định chính trị- xã hội: -Toàn Đảng phải quán triệt đầy đủ quan điểm xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt:
  31. Tính then chốt thể hiện ở các điểm sau: Một là: Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng: Hai là: Cần đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên: Ba là: Kiên quyết đấu tranh, khắc phục tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống:
  32. 3.Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: - Phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọng để đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống: - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng HCM trước hết và đặt trọng tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước:
  33. - Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị -xã hội: 4. Giải quyết tốt mối quan hệ với dân: - Xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân: - Giải quyết tốt vấn đề máu thịt giữa Đảng với dân là vấn đề cấp thiết:
  34. - Trong thời gian qua Đảng và nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế để giải quyết mối quan hệ này, nhưng hiệu quả còn thấp: Để giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với dân theo tư tưởng HCM cần thực hiện các nguyên tắc sau: Một là: các quyết định, chủ trương được thông qua phải lấy lợi ích của đa số nhân dân làm mục đích. Hai là: Các chính sách được thông qua phải có mục tiêu vì dân.
  35. Ba là: Các biện pháp thực hiện phải dựa vào sức dân và mang lại lợi ích cho dân. Bốn là: Trong mọi hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phải thực sự lấy dân làm gốc. 5.Tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp theo quy định của điều lệ Đảng: - Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức HCM về xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh “là đạo đức, là văn minh” phải trực tiếp phục vụ cho việc tổ chức tốt đai hội các cấp theo quy định của Điều lệ Đảng:
  36. -Trong báo cáo chính trị trình đại hội các cấp phải gắn kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ chính trị với kiểm điểm việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”: -Việc chuẩn bị và tiến hành đại hội phải phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết,giữ vững kỷ cương, coi trọng chất lượng. Phát huy cao nhất trí tuệ, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng Đảng.
  37. - Nâng cao tinh thần phê bình, tự phê bình: - Việc giới thiệu nhân sự cấp ủy các cấp căn cứ vào tiêu chuẩn chung: Vận dụng tốt tư tưởng tấm gương đạo đức HCM về xây dựng Đang ta trong sạch vững mạnh “ Là đạo đức, là văn minh” trong tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XI có ý nghĩa rất thiết thực trong công tác xây dựng Đảng hiện nay; đáp ứng yêu cầu chung của công cuộc đổi mới, sự mong đợi của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân./.
  38. 3.Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình -Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình. -Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật -Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, gúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. -Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình,cộng đồng,cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lưc gia đình.
  39. 4.Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Theo điều 4 của luật này, người có hành vi bạo lực gia đình có nghĩa vụ: tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực; chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối; bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
  40. 5.Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình: -Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. -Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc. -Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.
  41. -Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác với các quyền khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời với quyền, nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
  42. 6. Những hành vi bị nghiêm cấm: Theo điều 8 của luật này, có 7 nhóm hành vi bị cấm sau: - Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại điều 2 của luật - Cưỡng bức, kích động, xúi dục,giúp sức nguời khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình. - Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động BLGĐ.
  43. - Trả thù, đe dọa người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. - Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình. - Lợi dụng hoạt động phòng, chống BLGĐ để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật. - Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi BLGĐ.
  44. 7.Phòng ngừa bạo lực gia đình. Phòng ngừa bạo lực gia đình có mục đích tránh những hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi có hành vi BLGĐ. Luật quy định các biện pháp cụ thể trong phòng ngừa BLGĐ tại chương II. Các biện pháp bao gồm: -Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình: nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ hành vi BLGĐvà nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam
  45. • Hòa giải tranh chấp giữa các thành viên gia đình: Đây là trách nhiệm của gia đình, người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ, có uy tín trong cộng đồng dân cư, của cơ quan,tổ chức nơi công tác hoặc sinh sống của các thành viên gia đình, tổ hòa giải ở cơ sở.
  46. • Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình: Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư,trong đó tập trung vào các đối tượng: người có hành vi bạo lực gia đình; nạn nhân bạo lực gia đình, người nghiện rượu, nghiện ma túy, đánh bạc, chuẩn bị kết hôn.
  47. Việc góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư nhằm làm chuyển biến nhận thức của người có hành vi bạo lực gia đình để họ không tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
  48. 8.Bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình: Được thực hiện thông qua các biện pháp như : + phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình +Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình +Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình. + Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
  49. • Đối với biện pháp cấm tiếp xúc nạn nhân bạo lực gia đình nhằm bảo vệ nạn nhânBLGĐ, đây không phải là biện pháp xử lý hành chính và chỉ được áp dụng trong trường hợp gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân, phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng hơn nữa có thể xảy ra. • Tuy nhiên, điều kiện, thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp này giữa UBND và Tòa án có những điểm khác nhau,cụ thể:
  50. • Về điều kiên: có 3 đ/k sau - Nạn nhân bi tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng. - Có đơn yêu cầu của nạn nhân, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình. - Người có hành vi bạo lưc gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
  51. • Về thẩm quyền: Thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình. Thời hạn tối đa là 3 ngày. Thẩm quyền quyết định cấm tiếp xúc của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn không quá 4 tháng.
  52. • Hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi người ra quyết định cấm tiếp xúc nhận thấy biện pháp này không còn thiết thực. • Về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc:việc áp dụng,hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc và xử lý người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã được thực hiện theo quy định của Chính phủ;trình tự thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp CTX do Tòa án quyết định được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  53. • Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám, chữa bệnh • Tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình. • Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu và nơi tạm lánh. • Luật quy định cá tổ chức, cơ sở có trách nhiệm trợ giúp bao gồm: cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
  54. 9.Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình - Cá nhân: chấp hành pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội, ngăn chặn hành vi BLGĐvà có thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
  55. -Gia đình: có trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình - Các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên thực hiện tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật liên quan đến phòng, chống BLGĐ, kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật liên quan đến phòng, chống BLGĐ.
  56. 10. Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước vè phòng, chống BLGĐ. - Các Bộ, ngành: * Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống BLGĐ
  57. + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiên các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống BLGĐ ở cơ sở. + Việc thành lập, giải thể cơ sở tư vấn về phòng, chống BLGĐ. + Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành, tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống BLGĐ. + Thanh tra, kiểm tra việc thực hiên pháp luật về phòng, chống BLGĐ.
  58. + Thanh tra, kiểm tra việc thực hiên pháp luật về phòng, chống BLGĐ. + Thực hiện hợp tác quốc tế, hướng dẫn công tác tổng hợp, phân tích tình hình, chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình, tổ chức biên tập, cung cấp thông tinveef phòng, chống BLGĐ.
  59. * Bộ y tế: ban hành và tổ chức thực hiện quy chế về tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân BLGĐ. * Bộ Lao động, Thương binh và xã hội: chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống BLGĐ vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề * Bộ Giáo dục và đào tạo: chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống BLGĐ vào các chương trình giáo dục, đào tạo.
  60. * Bộ Thông tin truyền thông: chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng chống BLGĐ. * Cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiên việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân BLGĐ; Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ.
  61. V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN • Các cơ quan được giao chuẩn bị văn bản trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. • Xây dựng kế hoạch triển khai, tuyên truyền và thực hiên luật phòng, chống BLGĐ trong cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động thuộc mình quản lý và các tầng lớp nhân dân.