Bài giảng Vi khuẩn học thú y - Vi khuẩn học chuyên khoa - Nguyễn Bá Hiền
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vi khuẩn học thú y - Vi khuẩn học chuyên khoa - Nguyễn Bá Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vi_khuan_hoc_thu_y_vi_khuan_hoc_chuyen_khoa_nguyen.pdf
Nội dung text: Bài giảng Vi khuẩn học thú y - Vi khuẩn học chuyên khoa - Nguyễn Bá Hiền
- Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài giảng này!
- Vi khuẩn học chuyên khoa
- Họ Micrococcaceae Bao hàm các giống: Planococcus – sống hoại sinh tự do Micrococcus – sống hoại sinh tự do, một số gây bệnh như: Micrococcus luteus, Stomatococcus – quần thể vi khuẩn sống trên bề mặt các động vật có vú. Staphylococcus – quần thể vi khuẩn khu trú trên bề mặt các động vật có vú. Diplococcus – đa số sống hoại sinh, một số ít gây bệnh như: D. pneumoniae, Nesseria gonorrhoeae
- Hình thức phân chia quyết định hình thái vi khuẩn
- Họ Micrococcaceae Đặc tính gây bệnh: Stomatococci là một phần trong quần thể vi sinh vật khú trú ở miệng và gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút. Micrococci gây bệnh khi tình cờ xâm nhập vào vật chủ nhạy cảm. Staphylococci được biết đến là một nhân tố gây bệnh quan trọng trên người và động vật.
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) Có 32 loài và 8 phân loài. I. Giới thiệu chung 20 loài gây bệnh trong thú y 5 loài có ý nghĩa quan trọng: S. aureus là tác nhân sinh mủ trên người và một số loài khác S. intermedius là tác nhân sinh mủ ở chó S. epidermidis cư trú trên da và niêm mạc nhưng ít khi gây bệnh S. hyicus tìm thấy trên một số loài, có trong dịch rỉ ở các ổ viêm trên lợn và chứng viêm vú ở bò. S. schleiferi ssp. Coagulans liên quan đến chứng viêm tai ở chó
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 1. Hình thái: Vi khuẩn có hình cầu, đường kính = 0,5 – 1,5 μm Không sinh nha bào và giáp mô, không có lông, không di động. Trong bệnh phẩm tụ cầu thường xếp thành từng đôi, từng đám nhỏ trông giống như hình chùm nho; Vi khuẩn bắt màu Gram +
- Staph sp. arrangement
- Staph in tissue
- Staph in tissue
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 2. Đặc tính nuôi cấy: - Tụ cầu sống hiếu khí hoặc hiếu khí tuỳ tiện, t0= 32-370C, pH=7,2-7,6. Dễ mọc trong các loại môi trường thông thường: MT nước thịt: sau 24h VK đã làm đục, lắng cặn nhiều, trên bề mặt không có màng. MT thạch thường: sau 24h, khuẩn lạc to, dạng S, mặt ướt, bờ đều, nhẵn. Vi khuẩn sinh sắc tố nên khuẩn lạc có màu sắc; Màu vàng thẫm là loài tụ cầu gây bệnh (Sta. aureus), độc lực cao; Màu vàng chanh (Sta. citreus ) và màu trắng (Sta. albus) là loài tụ cầu có độc lực thấp, không gây bệnh.
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) Staphylococus trên môi trường thạch thường
- Staph epidermidis colonies
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 2. Đặc tính nuôi cấy: MT thạch máu: VK mọc rất tốt, khuẩn lạc dạng S, nếu là tụ cầu gây bệnh thường gây hiện tượng dung huyết (sản sinh độc tố hemolysin) MT thạch Sapman: làmô i trường đặc biệt dùng để phân lập và kiểm tra độc lực của tụ cầu. Thành phần: Thạch thường 1000ml NaCl 5g Mannit 10g Dung dịch đỏ phenol 4% 3-4ml Môi trường màu đỏ hồng, tụ cầu gây bệnh sẽlên men đường mannit làm pH giảm (= 6,8), môi trường có màu vàng. MT gelatin: cấy vi khuẩn theo đường cấy chích sâu, nuôi ở 200C sau 2-3 ngày, gelatin tan chảy, trông giống hình phễu.
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 2. Đặc tính nuôi cấy: MT chọn lọc dùng để phân lập Staphylococcus: Phenylethyl alcohol (PEA) – ức chế các vi khuẩn gram (-) Columbia-Nalidixic Acid agar (CNA) – ức chế các vi khuẩn gram (-) Mannitol salts agar (MSA) - Nồng độ muối cao (7.5 %) ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác nhưng Staphylococcus là giống ưa muối tùy tiện, nó có thể phát triển trong môi trường có nồng độ muối lên đến 10% - Môi trường MSA chứa đường mannitol và chỉ thị màu phenol red, nếu bất kỳ loài vi sinh vật nào có khả năng lên men đường mannitol sinh acid thì khuẩn lạc sẽ có màu vàng (phân biệt S. aureus với S. epidermidis)
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci)
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 3. Đặc tính sinh hóa: Chuyển hoá đường: lên men đường glucoza, lactoza, levuloza, mannit, saccaroza. Phản ứng catalase (+)
- Phản ứng Catalase
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 4. Sức đề kháng: Kém đối với nhiệt độ : 700C chết sau 1h; 800C sau 10-30 phút; 1000C sau vài phút. Tồn tại được trong PH = 4 – 9,5 Các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng: tia cực tím, muối mật, Ởnơi khô ráo VK có thể sống trên 200 ngày . Vi khuẩn có sức đề kháng ở nhiệt độ lạnh. Vi khuẩn tồn tại được trong môi trường có nồng độ muối 7,5% ( đây là môi trường phân lập vi khuẩn)
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 5. Các chất do tụ cầu gây bệnh tiết ra: 5.1. Các độc tố: 5.1.1. Độc tố dung huyết (hemolysin): Dung huyết tố Alpha (α): gây tan hồng cầu thỏ ở 37oC, hoại tử da và gây chết, đây là loại dung huyết tố có ở hầu hết các tụ cầu độc; bản chất là protein, bền với nhiệt, là kháng nguyên hoàn toàn, có thể giảm độc dùng làm vacxin. Dung huyết tố Bêta (β): dung giải hồng cầu cừu; người, ngựa, thỏ và gây hoại tử da; Dung huyết tố Đenta (δ): dung giải hồng cầu cừu; người, ngựa, thỏ và gây hoại tử da; Dung huyết tố Gamma (γ): không dung giải hồng cầu ngựa
- Staph aureus colonies
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococcus) Trên môi trường thạch máu, S. aureus sản sinh dung huyết tố β còn các loài khác có thể sản sinh dung huyết tố α hoặc γ S. aureus
- Staphylococcus aureus dung huyết dạng β trên môi trường thạch máu cừu
- Hiện tượng dung huyết Dung huyết dạng anpha - Streptococcus pneumoniae: KL được bao quanh 1 vòng hồng cầu còn nguyên hình nhưng màu thạch sẫm lại, xa KL một chút có vòng tan máu . VK có độc lực không cao
- Hiện tượng dung huyết Dung huyết dạng beta - Streptococcus pyogenes: bao quanh KL là một vòng tan máu hoàn toàn, có bờ rõ ràng. VK có độc lực cao
- Hiện tượng dung huyết Staphylococcus Streptococcus dung huyết hình mũi tên khi cấy Staphylococcus và Streptococcus nhóm B (Strep. agalactiae) (dung huyết β)
- Hiện tượng dung huyết Dung huyết dạng gamma - Enterococcus faecalis (Group D Strep. ): xung quanh KL không có sự thay đổi nào, hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt. Thường là những VK không gây bệnh
- Hiện tượng dung huyết So sánh 3 dạng dung huyết
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 5. Các chất do tụ cầu gây bệnh tiết ra: 5.1. Các độc tố: 5.1.2. Nhân tố diệt bạch cầu (Leucocidin): Dưới tác dụng của nhân tố này, bạch cầu mất tính di động, mất hạt và nhân bị phá hủy Có vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 5. Các chất do tụ cầu gây bệnh tiết ra: 5.1. Các độc tố: 5.1.3. Độc tố ruột (Enterotoxin): Có 6 loại Enterotoxine A, B, C, D, E và F Độc tố ruột là những ngoại độc tố, bền với nhiệt và không bị phá hủy bởi dịch vị. Các độc tố này có vai trò quan trọng trong ngộ độc thực phẩm. 5.1.4. Độc tố gây hội chứng sốc nhiễm độc: là nguyên nhân gây nên hội chứng sốc nhiễm độc
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 5. Các chất do tụ cầu gây bệnh tiết ra: 5.2. Các enzyme: 5.2.1. Men làm đông huyết tương (Coagulase): Men này làm đông huyết tương của người và thỏ, nó tác động lên Globulin trong huyết tương Men này là một protein bền vững với nhiệt độ, có tính kháng nguyên yếu Coagulase là một yếu tố cần thiết của các chủng tụ cầu gây bệnh, nó gây nên các huyết cục trong tĩnh mạch và gây nên nhiễm khuẩn huyết. Coagulase chuyển fibrinogen thành fibrin, tạo thành vỏ xung quanh vi khuẩn, giúp chống lại hiện tượng thực bào Coagulase dùng để phân biệt một số loài Staphylococcus (vd: S. aureus với S. epidermidis & S. saprophiticus)
- Coagulase test
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) Phân biệt giữa các loài có coagulase (-) Một số chủng phân lập trong đường tiết niệu như S. epidermidis and S. saprophyticus. Novobiocin (5 µg disk) S. epidermidis rất dễ bị tác động, tạo ra vùng ức chế có đường kính >= 17 mm S. saprophyticus thì kháng lại chất này, tạo ra vùng có đường kính <17 mm
- Độ nhạy với Novobiocin
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 5. Các chất do tụ cầu gây bệnh tiết ra: 5.2. Các enzyme: 5.2.2. Men làm tan tơ huyết (Fibrinolysine hay Staphylokinase): Men đặc trưng cho chủng gây bệnh trên người Các chủng này phát triển trong cục máu, làm cục máu vỡ thành những mảnh nhỏ di chuyển gây tắc mạch, mưng mủ, đôi khi dẫn đến nhiễm khuẩn di căn. 5.2.3. Men Deoxyribonuclease Men làm thủy phân acid deoxyribonucleic, gây tổn thương tổ chức 5.2.4. Men Hyaluronidase Thủy phân acid hyaluronic là chất cơ bản trong mô liên kết, giúp vi khuẩn dễ lan tràn
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 5. Các chất do tụ cầu gây bệnh tiết ra: 5.2. Các enzyme: 5.2.5. Men Exfoliatine là các men phá hủy lớp thượng bì. Men này gây tổn thương da tạo các bọng nước. Ví dụ điển hình là hội chứng Lyell do tụ cầu 5.2.6. Men penicillinase (Beta-lactamase): Men này phá hủy vòng beta-lactam, cấu trúc cơ bản của các kháng sinh như penicilline G, Ampicilline và Ureidopenicilline, làm cho các kháng sinh này mất tác dụng.
- Viêm cơ da do S. aureus
- Viêm cơ da do S. aureus
- Viêm vú ở bò
- Viêm vú ở bò
- Viêm vú ở lợn
- Viêm vú ở người
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) II. Đặc tính sinh học 6. Khả năng gây bệnh: Trong phòng thí nghiệm : Thỏ cảm nhiễm nhất Nếu tiêm 1-2ml canh khuẩn tụ cầu 24h vào tĩnh mạch tai, sau 36-48h thỏ sẽ chết vì chứng huyết nhiễm mủ. Mổ khám thấy nhiều ổ apse trong phủ tạng
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) III. Chẩn đoán Chẩn đoán vi khuẩn học: Lấy bệnh phẩm : phải tuân thủ quy tắc tuyệt đối vô trùng để tránh nhiễm các vi khuẩn khác.Dùng tăm bông lấy mủ hoặc dịch viêm ở ổ mủ hoặc vết thương hở.Dùng bơm tiêm hút mủ ở các ổ apxe. Kiểm tra hình thái trên kính hiển vi. Nuôi cấy vào các môi trường thích hợp. Tiêm động vật thí nghiệm. Xác định tụ cầu gây bệnh có các đặc tính sau: lên men đường mannit, sinh sắc tố, có dung huyết tố, có men coagulase
- Quy trình chẩn đoán vi khuẩn học
- Giống tụ cẩu khuẩn (Staphylococci) IV. Phòng và trị bệnh 4.1. Phòng bệnh: Chủ yếu là giữ vệ sinh chuồng trại và thân thể gia súc. Trong thủ thuật ngoại khoa hoặc sản khoa phải đảm bảo vô trùng, với các vết thương phải điều trị, tránh trở thành chỗ xâm nhập của VK gây nên nhiễm trùng nặng. Phòng bằng vắcxin. 4.2. Trị bệnh: Bằng kháng sinh: Do tụ cầu rất dễ kháng thuốc, tốt nhất là làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh mà vi khuẩn mẫn cảm. Các kháng sinh thường dùng là: Nhóm beta lactamin: hầu hết bị kháng. Vancomycin có thể dùng IV Nhóm aminozit: thường dùng là Gentamixin, kanamycin o Bằng vacxin: vacxin tự liệu và vacxin trị liệu
- Thử kháng sinh đồ
- Thử kháng sinh đồ