Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 1: Các bệnh về tim mạch

pdf 100 trang hapham 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 1: Các bệnh về tim mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_co_truyen_chuong_1_cac_benh_ve_tim_mach.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 1: Các bệnh về tim mạch

  1. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Biên soạn : Nguyễn Khắc Bảo Y HỌC CỔ TRUYỀN CHƯƠNG 1 CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH Khởi biên : TP.HCM THÁNG 10-2012 1
  2. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH - Phương tây có câu “người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Nền y học cổ truyền dân tộc có nhiều bài thuốc rất huyền diệu, tuy nhiên nhưng phương thuốc hay này đang bị chìm dần vào quên lãng và dần dần mất đi niềm tin từ chúng ta. - Người nghèo ở Việt Nam có rất ích điều kiện chăm sóc bởi nền y học hiện đại, một khi họ mắc các bệnh hiểm nghèo thì chỉ có thể chờ chết, hoặc nếu có điều kiện thì đôi khi tây y cũng bó tay với nhiều trường hợp. - Với mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh Người dùng trước khi sự dụng các bài thuốc này cần nghiên cứu thật kỉ các thông tin trong sách này, những vấn đề còn thắc mắc thì nên hỏi thầy thuốc đông y để tránh những việc đáng tiếc. Mọi thắc mắc xin liên lạc tác giả qua. Email : nkbao80@gmail.com - Nội dung chương này sẽ đề cập đến các bệnh về tim mạch. Lời tác giả 2
  3. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1 : CAO HUYẾT ÁP 5 1. Huyết áp được gọi là cao 5 2. Thể can dương xung (âm hư dương xung) 6 3. Thể Thận Âm Hư 7 4. Thể Đờm Thấp 9 5. Một số bài thuốc trị cao huyết áp hiệu quả ở Hà Tĩnh 9 6. 9 Bài Thuốc Trị Cao Huyết Áp 10 7. Một số bài thuốc của GS. Đỗ Tất Lợi 11 8. Một số bài thuốc nam khác 18 9. Trị Huyết Áp Cao Bằng Tỏi Và Đậu Trắng 22 10. Bài thuốc từ sách “THIÊN GIA ĐIỆU PHƯƠNG” 23 11. Lương y Trần Hoàng Bảo có một số bài thuốc trị huyết áp cao như sau : 25 12. Một số thuật ngữ từ “Sách thuốc gia truyền” 26 13. Bài giảng cao huyết áp của ĐHYD 28 14. Tài liệu về bệnh cao huyết áp của cụ Huỳnh Minh 33 15. Theo tài liệu thưốc gia truyền 38 16.Lương y cửa Phật "mách" bài thuốc nam đơn giản trị cao huyết áp hiệu quả 41 VẤN ĐỀ 2 : HUYẾT ÁP THẤP 44 1.Người bị huyết áp thấp 44 2.Bài Thuốc Từ Sách “Thiên Gia Điệu Phương” 46 3.Lương y Trần Hoàng Bảo có một số bài thuốc trị huyết áp thấp như sau : 46 VẤN ĐỀ 3 : XƠ CỨNG VÙNG ĐỘNG MẠCH VÀNH, CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM 47 VẤN ĐỀ 4 : SUY TIM 51 1.Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu 51 2. Theo thaythuoccuaban.com 54 VẤN DỀ 5 : THIẾU MÁU VÀ THIẾU MÁU DO THIỂU NĂNG TẠO MÁU CỦA TỦY XƯƠNG 56 VẤN DỀ 6 : RỐI LOẠN THẦN KINH TIM 61 VẤN DỀ 7 : BẠCH HUYẾT 65 VẤN ĐỀ 8 : TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 68 VẤN ĐỀ 9 : THẤP TIM 71 VẤN ĐỀ 10 : VIÊM CƠ TIM 75 3
  4. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền VẤN ĐỀ 11 : TÀI LIỆU VỀ BỆNH TIM CỦA LƯƠNG Y HUỲNH MINH 76 VẤN ĐỀ 12 : PHÒNG VÀ SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁO NÃO RẤT HAY 79 THUỐC CHỐNG TAI BIẾN 81 VẤN ĐỀ 13 : TỎI CHỮA HUYẾT ÁP CAO, MÁU CAO, MỠ CAO, CHOLESTEROL 82 VẤN ĐỀ 14 : THẦN KINH TỌA 84 VẤN ĐỀ 15 : BÀI THUỐC GIA TRUYỀN CHỮA BỆNH THẦN KINH TỌA HAY 89 VẤN ĐỀ 16 : Cholesterol cao (mỡ trong máu cao) Error! Bookmark not defined. 1. Theo lương y Trần Hoàng Bảo Error! Bookmark not defined. 2. Bài thuốc hữu hiệu để giảm : máu cao, mỡ cao, cholesterol Error! Bookmark not defined. VẤN ĐỀ 17 : VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH Error! Bookmark not defined. 4
  5. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 1 : CAO HUYẾT ÁP 1. Huyết áp được gọi là cao : khi chỉ số huyết giới hạn trong khoảng 140/90 mmHg và nhỏ hơn 160/95 mmHg. Trong y học, cao huyết áp có thể là : Cao huyết áp động mạch - huyết áp tăng trong tuần hoàn hệ thống, thường được gọi tắt là cao huyết áp. Cao huyết áp gây bởi thai kì là cao huyết áp động mạch mới được chẩn đoán ở phụ nữ đang mang thai. Tăng áp phổi - huyết áp tăng trong tuần hoàn phổi. Tăng áp lực cửa - huyết áp tăng trong hệ thống cửa-chủ. Giai đoạn đầu huyết áp từ 140-159/90-99 mmHg lâm sàng chưa có biểu hiện rõ rệt chỉ có chỉ số huyết áp tăng. Giai đoạn 2 huyết áp trong khoảng 160-175/100-109mmHg, giai đoạn này có xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng ở phủ tạng nhưng mức độ nhẹ như tổn thương đáy mắt độ 1-2 mạch tim đập nhanh, tức ngực, trên điện tâm đồ và XQ biểu hiện dầy thất trái ở não thì thấy nhức đầu, giảm trí nhớ. Giai đoạn 3 là giai đoạn nguy kịch huyết áp trong khoảng trên 180/120 mmHg có tổn thương nặng nề ở mắt, suy tim tai biến mạch máu não, tiểu tiện đi đêm nhiều, phù mặt, phù chân, ure máu tăng, tổn thương thận Cao huyết áp là một bệnh thuộc các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hoà mà gây ra bệnh. Ngoài ra còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh tạng béo và cheletron máu cao. Sơ đồ bệnh lý tăng huyết áp theo YHCT 5
  6. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Chuẩn đoán theo y học cổ truyền : 2. Thể can dương xung (âm hư dương xung) Hay gặp ở thể cao huyết áp người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh. . .Các triệu chứng thiên về hưng phấn nhiều ức chế giảm. Nếu thiên về ức chế giảm biểu hiện lâm sàng thiên về âm hư, nếu thiên về hưng phấn nhiều biểu hiện lâm sàng thiên về dương xung hay can hoả thịnh. Triệu chứng: Hoa mắt chúng đầu, tai ù dễ cáu gắt miệng đắng, họng khô ít ngủ, hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt sác. 6
  7. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 3. Thể Thận Âm Hư 7
  8. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 8
  9. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 4. Thể Đờm Thấp 5. Một số bài thuốc trị cao huyết áp hiệu quả ở Hà Tĩnh Đây là bài thuốc được truyền lại qua kinh nghiệm của Bác Võ Đức Tùng - Chủ tịch Hội khuyến học đồng hương Hà Tĩnh Nguyên liệu: - 100g tỏi bóc vỏ 9
  10. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền - 100g đậu trắng - 7 chén nước => đun sôi lấy 1 chén, nếu huyết áp cao, nên uống 1 tuần 1 lần, liên tục. Nếu bình thường nên uống 1 tháng 1 lần. 6. 9 Bài Thuốc Trị Cao Huyết Áp • Tuỳ theo nguyên nhân, có thể chia ra: tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát . Ở trẻ em và người trẻ, phần lớn là tăng huyết áp thứ phát, ở người cao tuổi, phần lớn là tăng huyết áp nguyên phát. Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc đơn giản, dễ kiếm, dễ mua sau đây, điều trị bệnh cao huyết áp có nhiều hiệu quả. STT BÀI THUỐC Nghiệm phương: Trị cao huyết áp. 1 Cúc hoa: 30g kim ngân hoa: 30g cho vào nước đun sôi khoảng 10 đến 15 phút, uống thay trà. Nghiệm phương: Trị cao huyết áp, đau mắt, đau đầu. Mạn kinh tử 9g, cúc hoa 9g, 2 bạc hà 6g, bạch chỉ 6g, cân đằng 12g sắc uống. Đan bì dã cúc thang. Dùng trong trường hợp cao huyết áp và xơ cứng động mạch: đan bì 9g, dã cúc hoa ( hoa cúc dại ) 9g, 3 bội lan 9g, thạch quyết minh 30g, nhẫn đông đằng ( dây lá cây kim ngân ) 18g, kê huyết đằng 18g sắc uống. Nghiệm phương: Trị cao huyết áp. Đại kế, 4 xa tiền thảo ( lá mã đề ), hoè hoa pha trà uống. Nghiệm phương: Trị huyết áp cao, đầu đau mắt đỏ, phiền táo dễ tức giận. Bột sừng linh dương 3g, thiên ma 5g, 5 cân đằng 15g, hạ khô thảo 15g, địa long 9g sắc uống. 10
  11. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Chư thạch long cốt mẫu lệ thang: Trị cao huyết áp. Sinh chư thạch 24g, sinh long cốt 18g, sinh mẫu lệ 18g, 6 sinh địa 18g, bạch thược 12g, bá tử nhân 12g, hoài ngưu tất 30g sắc uống. Giáng áp thang: Trị cao huyết áp gây chóng mặt. Thạch quyết minh 30g, đan sâm 30g, 7 thích tật lê 30g, hạ khô thảo 30g, xa tiền tử 30g sắc uống. Thất vị điều đạt thang: Trị cao huyết áp, chóng mặt, phiền táo mất ngủ. Bạch tật lê 15g, nguyên sâm 15g, đan sâm 15g, 8 xa tiền tử 15g, hạnh nhân 12g, binh lang 6g, bột hổ phách 1g sắc uống. Nghiệm phương: Trị cao huyết áp. Đỗ trọng 9g, 9 hoàng cầm 6g, hạ khô thảo 6g, hoài ngưu tất 6g 7. Một số bài thuốc của GS. Đỗ Tất Lợi Trị cao huyết áp theo sách : “ Những cây và vị thuốc Việt Nam ” của GS Đỗ Tất Lợi như sau : BÀI THUỐC TỪ CÂY HOA HÒE 11
  12. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa, hòe hoa mễ. Tên khoa học: Sophora japonica L . thuộc họ cành bướm. Người ta dùng hoa hòe hoặc hòe hoa khi hoa chưa nở phơi hay sấy khô. Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit). Rutin là một glucosit, thủy phân sẽ cho quexitin hay quexetola, glucose và ramnoza.Trong quả cũng có rutin. Rutin là một chất có tinh thể hình ram nhỏ màu vàng hay trắng vàng, tan trong 10.000 phần nước, 650 phần rượu, tan nhiều trong rượu methylic và dung dịch kiềm. Rutin là một loại vitamin P có tác dụng bảo vệ chức năng bình thường của thành mao mạch.Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của thành mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt,vỡ. Hiện tượng này trước đây người ta cho rằng do thiếu vitamin C mà có, gần đây phát hiện do thiếu vi tamin P. Hiện nay, nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu,đổ máu cam,tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu.Ngày uống 5- 20 gam dưới dạng thuốc sắc. Rutin thường dùng cho người bệnh bị tăng huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp.Rutin thường được chế thành viên,mỗi viên chứa 0,02g. Ngày uống 3 lần,mỗi lần 1-2 viên.(0,06-0,12g/ngày). BÀI THUỐC TỪ CÂY BA GẠC 12
  13. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Tên khoa học: Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. = R. chinensis Hemsl. (Ba gạc); R. vomitoria Afz. (Ba gạc bốn lá); R. cambodiana Pierre (Ba gạc lá to); R. canescens L. (Ba gạc Cuba); R. serpentina (L.) Benth. ex Kurz. (Ba gạc Ấn Độ). Cây nhỏ, cao 1-1,5m. Thân nhẵn, có những nốt sần nhỏ màu lục sau xám. Lá mọc vòng 3 có khi 4-5; phiến lá hình ngọn giáo dài 4-16cm, rộng 1-3cm, gốc thuôn, chóp nhọn. Hoa nhỏ màu trắng, hình ống phình ở họng, mọc thành xim dạng tán kép dài 4-7cm. Quả dài xếp từng đôi, hình trứng, khi chín có màu đỏ tươi rồi chuyển sang màu tím đen. Ra hoa tháng 3-12, có quả tháng 5 trở đi. Ở đồng bằng, có khi hoa nở quanh năm. Phân bố: Cây mọc hoang ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hoá, Lào Cai. Cùng phân bố ở Trung Quốc. Bộ phận sử dụng chủ yếu là vỏ rể và rể Nước sắc cây ba gạc có tác dụng : Công dụng và liều dùng : 13
  14. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 14
  15. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền BÀI THUỐC TỪ CÂY BA KÍCH Ba kích thiên, Dây ruột gà. Tên khoa học: Radix Morindae. Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng đồi núi nước ta. Mô tả thực vật: Dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, cành non có cạnh. Lá mọc đối, cứng nhọn, hình ngọn giáo thuôn dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non màu xanh, có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và có màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng, 2-10 cánh hoa, 4 nhị, mọc thành cụm ở kẽ lá, đầu cành. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Tránh nhầm với cây ba kích lông (M. cochinchinensis DC.) và cây mặt quỷ (M. villosa Hook.). Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10. 15
  16. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền BÀI THUỐC TỪ CÂY CÂU ĐẰNG Cây câu đằng Tên khoa học: Ramulus Uncariae cumunsis Nguồn gốc: Dược liệu là những đoạn thân có gai hình móc câu đã phơi khô của một số loài Câu đằng (Uncaria sp.), họ Cà phê (Rubiaceae). Cây Câu đằng thường mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi nước ta. Hiện nay trên thị trường có cả Câu đằng thu hái trong nước và nhập từ Trung Quốc. Thành phần hoá học chính:Các alcaloid (rhynchophylin, isorhynchophylin). Công dụng:Trấn kinh, chữa chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, trẻ em kinh giản (co giật), động kinh Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6-15g, dạng thuốc sắc. Ghi chú:Vị Câu đằng của Trung Quốc được lấy từ cây Uncaria rhynchophylla (Miq) Jacks., vị này kích thước nhỏ hơn Câu đằng Việt Nam, nhiều móc câu, đều đặn, màu đỏ tía. 16
  17. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền BÀI THUỐC TỪ CÂY NHÀU BÀI THUỐC TỪ CÂY DỪA CẠN Cây dừa cạn, còn có tên là trường xuân hoa, là cây thảo sống lâu năm, hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá gần ngọn. Ở Việt Nam, dừa cạn là cây hoang dại, có vùng phân bố tự nhiên tương đối đặc trưng từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang dọc theo vùng ven biển, tương đối tập trung ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Bình Ðịnh và Phú Yên. Ở những vùng phân bố tự nhiên ven biển, dừa cạn có khi mọc gần như thuần loại trên các bãi cát dưới rừng phi lao, trảng cỏ cây bụi thấp, có khả năng chịu đựng điều kiện đất đai khô cằn của vùng cát ven biển. Dừa cạn còn được 17
  18. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền trồng khắp nơi trong nước để làm cảnh và làm thuốc. Tên Khoa Học : Catharanthus roseus 8. Một số bài thuốc nam khác Năm 1978, bài thuốc nam điều trị cao huyết áp chưa rõ nguyên nhân cho bệnh nhân có chẩn đoán huyết áp cao ở mức độ 1 và 2 (do nhóm các Dược sĩ, Bác sĩ lâm sàng Viện Quân y 13 Quân khu 5 nghiên cứu) đã đạt kết quả tốt và an toàn. Bài thuốc gồm: Dừa cạn 1g Hoa đại 3g Cỏ mần trầu 10g Dâu tằm 4g g.1 Cây Hoa đại : có tên gọi là Bông sứ trắng, Bông sứ đỏ (nước Lào gọi hoa Chămpa). Tên khoa học: pleumeria, acutifolia Poir. Năm 1962, khoa Dược lý Trường sỹ quan Quân Y (nay Học viện Quân y) đã nghiên cứu dạng thuốc sắc 10 - 20% - 100% cho kết quả hạ huyết áp trên thỏ, chó. Hoa khô tốt hơn hoa tươi. Hoa đại không làm giãn mạch, không có tác dụng với ngoại biên, và trên hệ phó giao cảm, mà chỉ có tác dụng trung tâm. Hoa đại có tác dụng hạ huyết áp nhanh và bền vững hơn. So với tác dụng hạ huyết áp của Ba gạc ( Rawolfia Verticillata ) thì Ba gạc tác dụng chậm hơn Hoa đại, tác dụng phụ của Hoa đại ít hơn so với Ba gạc. Có thể dùng 60g Hoa đại khô sắc uống hai lần sáng và chiều trong nhiều ngày, liên tục. Ngoài ra, Hoa đại còn chữa ho, bong gân, trật khớp, bệnh ưa chảy máu (hemophilie). g.2 Cây dừa cạn : tên gọi: Bông dừa, Hoa hải đăng, Trường xuân hoa 18
  19. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Hoa có hai loại: màu trắng và màu đỏ Tên khoa học: Catharanthus roseus (L) G Don. Ngoài tác dụng chữa cao huyết áp mà hiện nay nhiều nước trên thế giới đang tập trung nghiên cứu, điều trị, nó còn có tác dụng trong điều trị đái tháo đường, trong bệnh lý tim mạch, nhất là đối với rối loạn thần kinh tim. Trong Dừa cạn còn có chất ajmalicin, có tác dụng điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu. Dừa cạn còn có chất được xếp kháng ung thư rất tốt như: Vinblastin và Vincristin. Hiện nay Vinblastin là thuốc thứ nhất trong thành phần phối hợp của ba loại thuốc để điều trị các bệnh ung thư biểu mô, ung thư hạch (bệnh Hodgkin), ung thư tử cung, ung thư vú g.3 Cỏ mần trầu : tên gọi Cỏ mần chầu, Ngưu cân thảo, Sam tử thảo, Cỏ chỉ tía, Cỏ dáng, Cỏ bắc. Tên khoa học: Eleusine indica (L) Gaertn) ngoài tác dụng chữa cao huyết áp, Cỏ mần trầu có tác dụng thanh thải nhiệt, giải độc, mát gan, sốt cảm, ho khan, viêm đường tiết niệu. g.4 Cây dâu tằm : có tên: Dâu ta, Mạy mọn, Co mon. Tên khoa học: Morus acidsa Griff. Toàn bộ cây Dâu tằm và quả đều cho ta nhiều chất tốt như Triterpen, protein, gluxit, Flavonoit, cumarin, các Vitamin B, C, D, caroten, các axit hữu cơ khác. Dâu tằm rất tốt trong điều trị ho và đái dầm ở trẻ em. Hen suyễn, ho ra máu, cho an thần kinh và ngủ tốt cho người lớn. Ngày 20/10/1978, với số kiểm nghiệm 8G – 406, Phòng kiểm nghiệm Cục quân y Bộ Quốc phòng đã sắc một gói chè cao huyết áp với 300ml nước đun sôi còn lại 100ml cho thỏ uống. Trước khi uống, số huyết áp của thỏ 100/95 mmHg, sau uống 20 phút, số huyết áp được đo xuống còn 75/10mmHg. Có kết luận là chè cao huyết áp có tác dụng tốt cho cả hai thì tâm thu và tâm trương, thỏ không có phản ứng phụ và an toàn tuyệt đối. Năm 1979, thuốc đã được điều trị cho một số bệnh nhân có chẩn đoán cao huyết áp giai đoạn I và giai đoạn II tại khoa nội 2, Viện Quân y 13 - Quân khu 5 và chọn lọc một số bệnh nhân có chẩn đoán cao huyết áp như trên, ở khoa nội 2 Viện Quân y 103 - Học Viện Quân y, cho cả bệnh nhân nội và ngoại trú đều đạt kết quả rất tốt. Chè cao huyết áp sau này chuyển thành dạng viên bọc đường màu xanh cam, đẹp, cứ 6 viên 0,5g, bằng lượng của 1 gói. Công trình nghiên cứu cũng đã được báo cáo trong hai Hội nghị nghiên cứu khoa học tháng 12 năm 1919 tại Viện Quân y 13 quân khu 5 và Hội nghị nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Nội chung Học viện Quân y ngày 12 tháng 12 năm 1980. Hiện nay, chiến lược điều trị bệnh nhân cao huyết áp cho phép các bệnh nhân điều trị tại nhà, việc dùng YHCTDT là rất phù hợp, hiệu quả cao, ít có tác dụng phụ. Cỏ cây rau quả trong vườn nhà ở đâu cũng có, như các cây cỏ trên hay Trái nhàu giúp bệnh nhân giữ ổn định huyết áp “tối ưu” theo cơ địa và theo độ tuổi. Nhưng điều cốt lõi để đảm bảo sự an toàn và bền vững trong điều trị cao huyết áp là bệnh nhân phải tự giác thực hiện tốt các chế độ kiêng khem như: bỏ thuốc lá, rượu bia, ăn nhạt ít muối, mắm, hạn chế mỡ động vật, đường và các tinh bột, tập uống nước nhiều trong ngày, không cần phải uống nước một 19
  20. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền lượng nhiều vào buổi sáng mà lâu nay chúng nay chúng ta thường làm. Buổi tối không nên ăn quá no, giữ tốt chức năng bộ máy tiêu hoá không nên để táo bón. Kiên trì sử dụng các thuốc YHCT trong điều trị các bệnh nội khoa mãn tính nói chung với bệnh huyết áp cao chưa rõ nguyên nhân mạn tính nói riêng là một hướng đi đúng, chúng ta nên nghiên cứu thận trọng để sàng lọc sử dụng. g.5 Thể âm hư dương xung Hay gặp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh, các chứng thiên về hưng phấn, biểu hiện bằng: hoa mắt, ù tai hay cáu gắt, miệng đắng, họng khô ít ngủ hay mê, mạch hoạt. Bài 1: • Cỏ nhọ nồi 10g • Cỏ xước 10g • Măng vòi 9g • Lá bạc hà 100g • Nước vo gạo 300g Rửa sạch giã nát cho vào nước vo gạo, lọc lấy 100 ml uống liền trong 3 ngày. Bài 2: • Thiên ma 6g • Ngưu tất 12g • Câu đằng 12g • Ích mẫu 16g • Phục linh 12g • A giao đằng 16g • Tang ký sinh 16g • Hoàng cầm 12g • Đỗ trọng 12g • Chi tử 8g • Thạch quyết minh 20g Sắc uống ngày 1 thang. Uống làm 2 lần. g.6 Thể can thận hư Hay gặp ở cao huyết áp người già, xơ cứng động mạch, biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt, 20
  21. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền hoa mắt, ù tai, hoảng hốt, dễ sợ, ngủ ít, hay mê, lưng gối yếu, mặt đỏ. Mạch nhanh trên 70 lần/phút. Bài 1: • Hà thủ ô 16g • Tang ký sinh 12g • Hoàng bá 12g • Mẫu lệ 20g • Sinh địa 12g • Ngưu tất 12g • Quả dâu chín 12g • Trạch tả 8g Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống. Bài 2: Nếu cũng triệu chứng trên nhưng mạch trầm khó bắt, chân gối mềm yếu, đi tiểu nhiều, liệt dương, di tinh. • Thục địa 16g • Đan bì 8g • Sơn thù 8g • Trạch tả 8g • Hoài sơn 8g • Kỷ tử 12g • Phục linh 8g • Cúc hoa 12g Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Chia làm 2 lần uống trong ngày. g.7 Thể tâm tỳ hư Hay gặp cho huyết áp người già, có kèm theo bệnh loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mạn. Biểu hiện: sắc mặt trắng, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém hay đi phân lỏng, đầu choáng hoa mắt. • Bạch truật 12g 21
  22. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền • Đan sâm 4g • Đẳng sâm 12g • Xương bồ 8g • Hạt sen 16g • Hạt muồng 12g • Ý dĩ 16g • Ngưu tất 12g • Tâm sen 8g • Hoài sơn 16g Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. g.8 Thể đàm thấp Hay gặp ở người béo, có cholesterol trong máu cao. Biểu hiện: người béo mập, béo bệu, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng, buồn nôn, ăn ít, ngủ kém, đầu có cảm giác tức căng. Bài thuốc: • Bán hạ 8g • Tỳ giải 12g • Trần bì 12g • Rễ cỏ tranh 12g • Tinh tre 12g • Hạt muồng 8g • Hạ khô thảo 12g • Ngưu tất 12g • Hoa hòe 12g Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. 9. Trị Huyết Áp Cao Bằng Tỏi Và Đậu Trắng Nguyên liệu: 100g tỏi ta, 100 g đậu trắng, 02 lít nước, 2 lít nước. Chế biến : Bóc sạch tỏi, vo sạch đậu. Cho cả vào 2 lít nước, ninh nhừ cho tới khi còn xâm xấp nước (còn khoảng 1/8 lượng ban đầu) thì cho vào rây, chắt lấy nước, uống hết một lần, có thể nhặt hạt đậu ăn luôn. Mổi tháng một lần như vậy thật điều đặn. Bài thuốc này rất hiệu quả với nhiều người. 22
  23. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 10. Bài thuốc từ sách “THIÊN GIA ĐIỆU PHƯƠNG” 23
  24. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 24
  25. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 11. Lương y Trần Hoàng Bảo có một số bài thuốc trị huyết áp cao như sau : + Phương 1: Huyền sâm Ðan sâm ẩm - Thành phần : Huyền sâm, Tang kí sinh, Hoài ngưu tất, Câu kỉ, Ðổ trọng, Xa tiền tử mỗi vị 10g, Ðan sâm, Hà thủ ô mỗi vị 15g, Câu ðằng, Thạch quyết minh mỗi vị 12g. - Cách dùng : Sắc uống, mỗi ngày 01 thang, phân 2 lần uống. - Chứng thích ứng : Cao huyết áp. - Hiệu quả trị liệu: Điều trị 76 ca, hiệu quả rõ 39 ca, hữu hiệu 32 ca, hiệu suất 93,4 %. + Phương 2: - Thành phần : Cúc hoa 10g, Câu đằng 15g, Hoàng cầm 10g, Đổ trọng 10g, Sinh Hòe hoa 10g, Bạch thược 12g, Sanh cam thảo 6g. - Cách dùng : Sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần. 25
  26. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Ngày thứ hai sau khi uống có thể đo huyết áp xem hiệu quả của thuốc. + Phương 3: Hoàng tinh tứ thảo thang -Thành phần: Hoàng tinh 20g; Hạ khô thảo, Ích mẫu thảo, Hy thiêm thảo mỗi vị 15g - Cách dùng: Sắc nước 30 phút, mỗi thang sắc 2 lần, hoà lại phân 2 lần uống. + Phương 4: Ích mẫu giáng áp thang -Thành phần: Ích mẫu thảo 60g, Đổ trọng 12g, Tang kí sinh 20g, Cam thảo 5g. -Gia giảm: a/ Đầu đau nặng: gia Hạ khô thảo 12g, Câu đằng 20g, Sinh Bạch thược 12g, Sinh Mẫu lệ 20g; b/ Âm tổn thương rõ: gia Nữ trinh tử 12g, Thạch hộc 15g, Sanh địa 15g; c/ Mình đau tay chân tê: gia Mộc qua 10g, Ô mai 6g; + Phương 5: - Chủ trị: Bệnh cao huyết áp. - Thành phần: Tang diệp 10g, Dã cúc hoa 9g, Hạ khô thảo 15g. - Cách dùng: Sắc nước uống. + Phương 6: - Chủ trị: Bệnh cao huyết áp. - Thành phần: Hạ khô thảo 15g, Xa tiền tử 15g, Đại kế 10g. - Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang. (Lương y Trần Hoàng Bảo) * Người bệnh cao huyết áp nên : - Uống nhiều trà xanh 12. MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ “SÁCH THUỐC GIA TRUYỀN” 1. Khi độ máu lên cao, để chữa cấp thời, tránh bị đứt mạch máu chết, có thể rút cho máu ra bớt để hạ. 2. Hạ huyết, mạch nhanh: Gừng khô 60gr, gừng tươi 40 gr, nhục quế 60 gr, đại hồi 100 gr. Tán mạt, ngâm rượu, mỗi lần uống 4 gr. 26
  27. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 3. Máu cao, nhức đầu, hoa mắt ù tai, liệt ½ người: Thiên ma, sơn chi, hoàng cầm, đỗ trọng, đều 12 gr – Câu đằng, dạ giao đằng, tang ký sinh, phục linh đều 20 gr –Ngưu tất, ích mẫu đều 16 gr – Thạch quyết minh 32 gr (Y học Dân tộc) 4. Cần ta (sao vàng hạ thổ), chanh 1 quả, hành, tỏi đều 1 củ. Đổ 3 bát nước sắc uống thay trà. 5. Lá vú sữa (svht) sắc nước uống. 6. Cua biển to 1 con (không phải ghẹ) lột ra ngâm vào bia uống, 3-4 lần khỏi. 7. Hòe hoa sắc uống 8. Lấy 7 tổ kén con tằm (còn cả con nhộng bên trong), sao thực vàng hơi cháy, úp xuống đất, sắc uống. Tuyệt hảo (Đan Tường sưu khảo) 9. Tỏi 3 củ - Năng Tàu 3 củ - Hành hương 2 củ - Cà chua 2 trái – Rau cần Tàu 2 lượng. Đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén. Uống sáng 1 thang, chiều 1 thang. Nghỉ 15 ngày nếu thấy chưa xuống mới uống lại 2 thang như trước, rồi nghỉ 15 ngày, nếu chưa khỏi lại uống tiếp tới khỏi. 10. Rễ hay cây nhàu, bỏ vỏ, vạt mỏng sao lên, ngâm rượu, uống mỗi tối 1 ly nhỏ. 11. Trái nhàu, thái phơi khô(trong bóng mát), nấu nước uống. Trái nhàu còn chữa cả bệnh tiểu đường, đau nhức 12. Cây chuối hột còn non, thái làm dưa ăn thường xuyên, trị tiểu đường, máu cao (Ô Trịnh Văn Tr. được đồng bào vùng Nhà Bè chỉ ông chữa bệnh, lúc đó Ô. là Chỉ Huy Trưởng) 13. Ngô thù du (mua tiệm thuốc Bắc, nhờ tán bột) (xem hình) Dùng 100ml rượu đun sôi, bỏ thuốc bột vào từ từ, quậy đều sền sệt, bôi vào giữa lòng bàn chân, lấy vải băng lại cho khỏi rơi rụng. Mỗi tối trước khi ngủ làm 1 lần, qua đêm gỡ bỏ đi. Bài thuốc này đã được L.Y. Hoàng Duy Tân chữa cho cụ Trần V.H. 77 tuổi, bị bệnh 12 năm. Vì uống thuốc Tây hằng ngày nên bị đau bao tử, tiêu chảy Cụ theo đuổi cách chữa trên, qua 1 đêm, sáng đo độ xuống gần bình thường. Thấy kết quả tối nào cũ cũng đắp thuốc và hoàn toàn bỏ thuốc Tây, đến nay đã được 5 năm, thế mà độ máu vẫn giữ ở mức bình thường. 14. Bồ Công Anh trị tiểu đường và máu cao rất hiệu nghiệm(xin coi bài bao tử) 27
  28. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 13. Bài giảng cao huyết áp của ĐHYD 28
  29. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 29
  30. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 30
  31. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 31
  32. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 32
  33. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 14. Tài liệu về bệnh cao huyết áp của cụ Huỳnh Minh 1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Chặt 1-2 cây rau dừa cạn bông trắng , bỏ vô siêu sắc 3 chén còn 1 chén, uống 1 lần cho hết. Đổ nước thêm vô, sắc lần thứ nhì, uống cho hết, rồi nhờ bác sỹ đo huyết áp lại. Khi huyết áp tối đa giảm còn 140 mmHg thì ngưng không uống nữa. Bài này đã trị cho nhiều người có kết quả tốt. Lưu ý : Người bị huyết áp cao phải cử ăn mặt, ăn mỡ, cử đường, cử uống rượu, cà phê, thuốc lá, đừng suy nghĩ nhiều, nên nằm tịnh dưỡng cho tâm yên tịnh. 2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Rau cần tàu , chừng một nắm, vắt lấy nước, pha với xá xị, uống ngày 2 lần cũng hạ được huyết áp. 3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Lá ô rô tía , chặt nhỏ, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống ngày 2 lần. Và xác nấu nước uống thay trà thường xuyên, vài ngày đo lại, nếu huyết áp tối đa hạ xuống còn 130 mmHg thì ngưng uống. 4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Lá cây gia tị, chừng 6-7 lá, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thay trà. 5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO 33
  34. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Lá vú sữa , bẻ vài cành lá đem thiu cho héo, để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống mỗi ngày 2 lần, uống trong đôi ba ngày, đo máu trở lại. 6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Đậu Xanh Hột , đem sao hơi vàng, bỏ vô cối xay thành bột, mỗi ngày uống 4-5 muỗng cà phê cũng làm hạ huyết áp. 7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Lá kiến cò, đâm cho nhuyễn độ nữa ly cối nhỏ, bỏ chút muối, uống cũng hạ huyết áp. 8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Trái đu đủ chín , cỡ bằng cờm chân, vừa cho 1 người ăn, cắt mặt đổ vô chừng 2 chung mật ong ruồi , để vô chưng cách thủy, lấy ra ăn luôn cả hột và vỏ, ăn như thế chừng 2 lần, huyết áp sẽ hạ. 9. CÔNG THỨC 9 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Bông khế chua , hái chừng một nắm độ 100 gram, đem sao tồn tính, khử thổ, để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 3 lần, huyết áp sẽ hạ. 10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Dây cám bò theo lá ở mé sông rạch, bứt dây, chặt phơi khô, sao khử thổ, bỏ vô siêu chừng 1 nắm, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 5 lần trở lại, đo huyết áp lại, nếu bớt không lên nữa thì ngưng. 11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Cây Paillote là loại cây du nhập hiện nay từ bên Mỹ, bên Pháp, lá giống như lá thuốc vòi Việt Nam, cây cứng, lá hơi nhám dài. Đâm lá, vắt lấy nước uống trong 3 ngày cũng hạ được huyết áp mau lẹ, nhưng sự công hiệu của nó không bằng cây rau dừa cạn mà chúng tôi trình bày ở trên. Cây Paillote lại trị thêm chứng bệnh viêm phế quản rất tốt. 34
  35. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Nhiều người bị chứng này, ho khạc ra chút máu, sáng hái chừng 5-10 lá, nhai nuốt nước liên tục trong vài ba ngày sẽ cầm máu lại được và phổi hết bị viêm.Chúng tôi đã sử dụng và giúp cho nhiều người được bình phục. 12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO KINH NIÊN Chúng tôi đã được một bác sỹ danh tiếng trao tặng một bài thuốc về huyết áp cao giản dị và không tốn kém nhiều, chính Ông đã áp dụng có kết quả rồi trao tặng cho chúng tôi để giúp bà con đã mang chứng bệnh này ( đã chữa trị nhiều nơi không khỏi ). Uống thuốc này phải trì chí nhẫn nại, uống từ 1 tháng trở đi sẽ hết tuyệt. Một trái dừa xiêm xanh , chặt ra, đổ vô ly cối lớn, cắt một trái chanh giấy làm hai, nặn hết trái chanh này vô ly, uống 1 lần, ngày uống 2 trái dừa xiêm như vậy, 1 tháng trở lên sẽ hết. CHÚ Ý : Người bệnh trước khi uống, phải đo máu mình lên bao nhiêu, 1 tháng đo 4 lần, khi huyết áp tối đa còn 130 mmHg thì ngưng luôn, không uống nữa. 13. CÔNG THỨC 13 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Trái bưởi Hà Nàm , bằng cườm tay, gọt vỏ xanh, lấy cái ruột trắng xắn mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần uống hốt 1 nhúm để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 6-7 trái bưởi Hà Nàm, như vậy, chứng lên máu sẽ hạ, không còn tái phát. 14. CÔNG THỨC 14 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Cây cao non , độ chừng 4-5 tấc, kiếm chặt chừng 5-7 cây, chặt ngang chừng 1 lóng tay, phơi khô sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên, huyết áp sẽ hạ. 15. CÔNG THỨC 15 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO Lá chuối hột , rọc lá, xắn nhỏ bằng ngón tay, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày, còn xác lá nấu ninh trong nầu, uống thế nước trà, chận được sự lên máu, huyết áp trở lại bình thường. 16. CÔNG THỨC 16 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO 35
  36. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Rau dừa cạn loại bông trắng , nếu đi xa không có cây sống để uống, nên kiếm cho nhiều, phơi khô, tán thành bột, để vô hộp đem theo. Mỗi lần bị áp huyết cao, múc ra uống chừng 2 muỗng cà phê sẽ hạ được ngay. Chẳng những vậy mà còn trị chứng ung thư máu nữa. 17. CÔNG THỨC 17 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO , TIỂU ĐƯỜNG Quày cao non , vừa trổ bông, chặt ra phơi khô, sao khử thổ tồn tính, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 3-5 ngày và kiểm tra lại huyết áp. 18. CÔNG THỨC 18 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ ) Người bệnh phải kiên trì, cữ kiêng, đừng ăn nhiều thức ăn mặn nhất là muối, đồ ủ lâu ngày như đậu nhận, tương chao, ớt, gừng, tiêu, tỏi . . . Lá mảng cầu gai ( mảng cầu xiêm ) hái một nắm, rửa sạch, đem vắt nước cốt, uống trong 3 lần sẽ hạ xuống ngay. Trước khi uống phải đo huyết áp. Khi nào huyết áp lên thì uống chút đỉnh chứ không nên uống thường xuyên. 19. CÔNG THỨC 19 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ĐẠI TÀI 6 quả cà chua 12 củ năn 1 lọn hành hương 1 củ tỏi lớn 100 gram thịt bò 6 lọt cần tàu Đổ vô nồi 2 lít nước lạnh, nấu còn 1 tô lớn, uống nưpức bỏ xác, chia uống 3 lần, thì huyết áp sẽ xuống, không uống mãi. Bài này của Giáo Sư Lưu Hoàng ( Năm Bàn Cờ) trị huyết áp cao kinh niên, kết quả trăm phần trăm. 20. CÔNG THỨC 20 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO 36
  37. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Cây cau Hà Nàm , còn nhỏ, nhổ cả gốc rễ, phơi khô, chặt nhỏ, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 8 phân. Ngày uống 3 lần, huyết áp sẽ hạ. 21. CÔNG THỨC 21 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH Lá rau giấp cá , đâm nhuyễn, vắt nước, cho chút muối, uống vài ba lần sẽ hạ. 22. CÔNG THỨC 22 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH VÀ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG Vỏ sầu riêng , xắt mỏng phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống, trị huyết áp lên cao và xơ gan cổ trướng. Ở Nha Trang áp dụng cho kết quả tốt. 23. CÔNG THỨC 23 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ ) Thân cây dương , chặt bỏ vỏ lấy lõi ruột, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, hốt một nắm để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 3 lần trong ngày. 24. CÔNG THỨC 24 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ ) Lá ngò gai ( ngò Tây ) , hái 1 nắm, đâm nhuyễn, vắt lấy nước, hòa vô nước 1 trái dừa xiêm để uống 1 lần, rồi đo xem huyết áp hạ về mức bình thường chưa, đến 6 tháng sau mới được uống tiếp. 25. CÔNG THỨC 25 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ ) Vỏ cam sành , lột ra, chế nước sôi, để cho ra nước the, uống chừng 7 lần. 26. CÔNG THỨC 26 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH Hái lá dâu tằm ăn , lá non, đâm nhuyễn, vắt lấy nước uống, lá già phơi khô, sao sắc uống. 27. CÔNG THỨC 27 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO Lá sống đời , đâm vắt nước uống. 28. CÔNG THỨC 28 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO 37
  38. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Để 7-9 hột chanh lên miếng ngói, đốt thành than, tán nhuyễn, pha chút nước vào uống thì huyết áp sẽ hạ cấp kỳ. 29. CÔNG THỨC 29 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO Hột cây đủng đỉnh , sắc nước uống. 15. Theo tài liệu thưốc gia truyền BỆNH MÁU CAO (HUYẾT ÁP CAO) Bệnh máu cao ngày nay đã trở thành bệnh thời đại, nguyên nước Mỹ, theo bản thống kê mới đây, có trên 30 triệu người bị bệnh này. TRIỆU CHỨNG: Người bị máu cao thường hay cảm thấy: chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, hoa mắt, nhức đầu, tai lùng bùng, tim đập mạnh, có khi cảm thấy chân tay tê buồn như kiến bò. Nếu đo máu cao, độ trên ở số 120, độ dưới ở số 80, đó là độ trung bình, là không có bệnh. Nếu độ là 160 trở lên độ dưới là 100 là người bị bệnh máu cao. ÁP HUYẾT THẤP: Nếu độ trên chỉ có 100 hay dưới 100 là bệnh máu thấp. Người thường yếu mệt, uể oải rã rời. Phần nhiều do tại yếu tim và thiếu máu. NGUYÊN NHÂN BỆNH MÁU CAO: Có nhiều nguyên nhân, nhưng thường thấy ở những người ăn uống quá độ, ăn nhiều chất béo mập, nhất là những người đã mập sẵn còn ăn nhiều thịt bơ sữa, kem, lại không chịu tập thể thao, đi bộ, làm phát sinh nhiều cholesterol bám vào máu làm cho mạch máu cứng lại, khi máu bơm qua, không dãn ra được, nên áp lực máu phải tăng cao lên. Những người quá bận bịu suy nghĩ, tính toán trong cuộc sống hằng ngày khiến đầu óc quá căng thẳng, cũng làm huyết áp cao, nguy hiểm. 38
  39. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Hút thuốc lá, làm cho bệnh trầm trọng hơn. Bệnh tiểu đường và thận viêm cũng là nguyên nhân huyết áp cao. Nếu huyết áp quá cao có thể làm chết liền vì đứt mạch máu, trường hợp này phải tìm cách hút bớt máu ra, cho huyết hạ xuống mau. Có trường hợp phải làm việc quá sức, bận tâm suy nghĩ khiến tim ngừng đập mà chết. ĐIỀU CẦN BIẾT: Muốn chữa trị, trước hết phải: * Giảm ăn đi, nhất là những thứ làm cho béo, làm sao cho xuống ký. * Phải đi bộ, tập thể dục đúng cách hằng ngày. * Bỏ hay giảm ăn mặn. Không ăn các đồ ngọt, cay nóng, bỏ hay giảm uống rượu hay đồ kích thích. * Ăn ngủ, ngủ nghĩ, làm việc điều hòa, đừng làm quá sức. Khi bệnh nặng, phải nghỉ hoàn toàn, đừng bận tâm suy nghĩ, kẻo chết bất thình lình. * Nếu ăn nhiều trái cây, khoai tây, cá vì có nhiều chất potas-sium , giúp làm giảm độ máu. * Đo huyết áp thường xuyên, khi có bệnh, nhất là khi có triệu chứng máu cao, phải đo để biết tình trạng bệnh, để ngăn ngừa kịp thời, hầu tránh khỏi đứt mạch máu mà chết oan. CHỮA TRỊ: Những ai chữa trị bằng thuốc Tây, các bác sỹ đều cho biết là phải uống mãn đời, mới có thể ngăn chận cho máu khỏi lên cao hơn, ngoài ra không có thuốc nào trị dứt khỏi bệnh. Khá nhiều người nhất là người Việt chúng ta, khi phải uống thuốc Tây đều nói rằng, uống thuốc thì máu không lên cao nữa, nhưng ngơi thuốc thì chứng nào tật ấy, mà uống thuốc thì thấy nóng này khó chịu, thường bị táo bón, lại bị phá gan, phá thận, phá bao tử, bớt chứng này lại sinh chứng khác. Nếu ai không hợp thuốc tây, có thể dùng thuốc nam dưới đây, có người hợp với thứ này, người hợp thứ kia, vì là thứ mộc, không sợ bị phản ứng. Có người nói đã được khỏi dứt bệnh khi dùng thuốc nam. THUỐC NAM TRỊ MÁU CAO: 39
  40. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 1/ Khi độ máu lên khá cao, để chữa cấp thời, tránh bị đứt mạch máu chết, có thể rút máu ra bớt để hạ. 2/ Hạ huyết áp, mạch nhanh: Gừng khô 60g, Gừng tươi 40g, Nhục quế 60g, Đại hồi 100g. Tán mạt , ngâm rượu, mỗi lần uống 4g. 3/ Máu cao, nhức đầu, hoa mắt ù tai, liệt 1/2 người: Thiên ma, Sơn chi, Hoàng cầm, Đỗ trọng đều 12g. Câu đằng, dạ giao đằng, tang ký sinh, phục linh đều 20g. Ngưu tất, Ích mẫu đều 16g. Thạch quyết minh 32gr (Y học dân tộc). 4/ Cần ta (sao vàng hạ thổ), Chanh 1 quả, hành, tỏi đều 1 củ . Đổ 3 bát nước sắc uống thay trà. 5/ Lá vú sữa (Sao vàng hạ thổ) sắc nước uống. 6/ Cua biển to 1 con (không phải ghẹ) lột ra ngâm vào bia uống 3-4 lần khỏi. 7/ Hòe hoa sắc uống. 8/ Lấy 7 tổ kén con tằm (còn cả con nhộng bên trong), sao thực vàng hơi cháy, úp xuống đất, sắc uống. Tuyệt hảo (Đan Trường sưu khảo). 9/ Tỏi 3 củ. Năng Tàu 3 củ. Hành hương 2 củ. Cà chua 2 trái. Rau cần tàu 2 lượng. Đổ 3 chén nước sắc thành 1 chén. Uống sáng 1 thang, chiều 1 thang. Nghỉ 15 ngày nếu thấy chưa xuống mới uống lại 2 thang như trước, rồi nghỉ 15 ngày, nếu chưa khỏi lại uống tiếp tới khỏi. 10/ Rễ hay cây nhàu , bỏ vỏ, vạt mỏng sao lên, ngâm rượu, uống mỗi tối 1 ly nhỏ. 11/ Trái nhàu , thái phơi khô (trong bóng mát) , nấu nước uống. Trái nhàu còn chữa bệnh tiểu đường, đau nhức 12/ Cây chuối hột còn non, thái làm dưa ăn thường xuyên, trị tiểu đường, máu cao (Ô Trịnh Văn Tr. Được đồng bào vùng Nhà Bè chỉ ông chữa bệnh, lúc đó Ô. Là chỉ huy trưởng) 13/ Ngô thù du (mua tiệm thuốc Bắc, nhờ tán bột). Dùng 100ml rượu đun sôi, bỏ thuốc bột vào từ từ, quậy đều sền sệt, bôi vào giữa lòng bàn chân, lấy vải băng lại cho khỏi rơi rụng. Mỗi tối trước khi đi ngủ làm 1 lần, qua đêm gở bỏ đi. Bài thuốc này được lương y Hoàng Duy Tân chữa cho cụ Trần V.H 77 tuổi, bị bệnh 12 năm. Vì uống thuốc Tây hằng ngày nên bị đau bao tử, tiêu chảy Cụ theo đuổi cách chữa trên, qua 1 đêm, sáng đo độ xuống bình thường. Thấy kết quả tối nào cụ cũng đắp thuốc và hoàn toàn bỏ thuốc Tây, đến này đã được trên 5 năm, thế mà độ máu vẫn giữ mức bình thường. 40
  41. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 14/ Bồ công anh trị tiểu đường và máu cao rất hiệu nghiệm (xin coi bài bao tử). 16.Lương y cửa Phật "mách" bài thuốc nam đơn giản trị cao huyết áp hiệu quả Đó là bài thuốc nam do Thượng tọa, lương y Thích Tuệ Tâm (57 tuổi), trụ trì chùa Pháp Luân, kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm kế thừa - Ứng dụng y học cổ truyền - Tuệ tĩnh Đường Liên Hoa (số 3, đường Lê Quý Đôn, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) dày công sưu tầm, bào chế. Cao huyết áp trong y học được nhắc đến là căn bệnh thường gặp, nguyên nhân khó xác định. Bệnh nhân mắc phải chứng cao huyết áp thường dễ bị biến chứng dẫn đến tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận. Nguy hiểm hơn, cao huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thậm chí không biết mình đang mắc bệnh. Bởi vậy lâu nay căn bệnh này còn được gọi với cái tên là “sát thủ thầm lặng”. Tuy nhiên, lương y Thích Tuệ Tâm cho hay người bệnh có thể yên tâm tự điều trị bệnh cao huyết áp bằng những cây thuốc nam cực kì giản đơn nhưng mang lại hiệu quả cao. Theo lời vị sư thầy, bài thuốc nam trị chứng cao huyết áp gồm 5 vị rau củ quả với liều lượng như sau: Rau cần tây (1 cây), cà rốt (1 củ), cà chua chín vừa (1 quả), hành hương (3 củ) và củ tỏi (7 tép). “Đem tất cả rửa sạch, dùng cối giã nát, sau đó hoà thêm một cốc uống trà nước sôi nguội quậy đều rồi đem lọc lấy nước cốt để uống. Cũng có thể cho những vị thực phẩm trên vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Ta dùng nước cốt chia uống hai lần trong ngày sau bữa ăn. Do có vị tỏi nên nước cốt hơi nồng, ai chịu khó được có thể uống gộp luôn một lần”, lương y Thích Tâm hướng dẫn. Trong quá trình điều trị bệnh, cần phối hợp nhịp nhàng giữa việc theo dõi huyết áp người bệnh và uống nước cốt rau củ quả. Cho người bệnh uống thuốc đến khi nào huyết áp trở về mức bình thường thì ngưng, bởi nếu uống tiếp huyết áp người bệnh sẽ tụt xuống thấp. Sư thầy cho hay thông thường người bệnh chỉ cần uống nước cốt bào chế từ 5 loại rau quả trên trong khoảng thời gian 5 - 7 ngày sẽ phát huy công dụng rõ rệt. Tất nhiên, vị lương y cửa Phật không quên căn dặn người mắc chứng bệnh cao huyết áp nên tránh thức ăn cay, nóng; hạn chế ăn dầu, mỡ; cũng như tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Ngoài ra, để quá trình trị liệu đạt hiệu quả cao, có thể kết hợp giữ uống thuốc nam với phương pháp tâm lý trị liệu. “Người bị cao huyết áp không nên tức giận, nóng tính hoặc ưu phiền quá mức mà phải giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ. Người xưa vẫn thường nói một nụ cười bằng mười thang thuốc đó thôi”, ông vui vẻ bật mí. Lại nói về bài thuốc nam chữa bệnh cao huyết áp, sư thầy trụ trì chùa Pháp Luân cho hay đã áp dụng bài thuốc gần 30 năm nay và chữa khỏi cho hàng trăm bệnh nhân. Hiện ông rất muốn phổ biến bài thuốc rộng rãi để mọi người đều có thể tự áp dụng trị bệnh cho chính bản thân mình. Ưu điểm của bài thuốc như lời ông, không những có khả năng ổn định huyết áp người bệnh trong lâu dài mà còn rất dễ bào chế, dễ tìm kiếm, giá cả lại rẻ. Nguồn gốc bài thuốc trên được sư thầy Tuệ Tâm bật mí tự mình sưu tầm trong sách y học cổ sau đó tìm tòi, bổ sung thêm. Hàng chục năm nay, cái tên Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa luôn được biết đến là nơi khám chữa bệnh giúp đỡ người nghèo nức tiếng xa gần. Hiện ở địa chỉ này có khoảng 40 lương y, bác sĩ, y sĩ cùng 41
  42. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền tham gia khám bệnh giúp đỡ hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày. Đến Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa, người bệnh được khám bệnh, châm cứu miễn phí. Sư thầy, lương y Thích Tuệ Tâm Riêng chi phí thuốc thang, sư thầy cho biết tuỳ thuộc theo đối tượng mà trung tâm có chế đội miễn giảm khác nhau. Đối với bệnh nhân nghèo, gia cảnh khó khăn không những được cấp phát thuốc mà còn được hỗ trợ thêm chỗ ăn ở miễn phí. Ngoài ra mỗi năm tập thể cán bộ tại Trung tâm đều thường xuyên tổ chức những đợt khám chữa bệnh từ thiện lưu động về vùng sâu vùng xa. Bộc bạch cơ duyên đến với nghề thuốc, sư thầy giải thích rằng đó là nghiệp của mình, là “duyên trời định”. Ông trải lòng: “Năm 21 tuổi tôi bắt đầu phát nguyện sẽ nghiên cứu thuốc Đông y để chữa bệnh cứu người. May mắn hơn sau đó tôi được sư phụ vốn là thầy lang nổi tiếng ở Huế truyền nghề nên mới có cơ hội trở thành lương y như bây giờ”. Vừa tu hành, vừa tham gia chữa bệnh giúp đời, chẳng mấy chốc “tiếng lành vang xa” và cũng từ đó người ta biết đến cái tên Thích Tuệ Tâm là thầy thuốc hơn là một nhà sư. Đến năm 1982, sư thầy Tuệ Tâm đã đứng ra mở lớp châm cứu tại chùa Huyền Không (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà) như “cú đột phá” trong tâm nguyện giúp đời, giúp người của mình. Cũng trong năm đó tổ chẩn trị y học cổ truyền gồm bảy thành viên do sư thầy Tuệ Tâm đứng đầu được ra mắt. Đó chính là tiền thân của Trung tâm khám chữa bệnh Tuệ tĩnh Đường Liên Hoa bây giờ. Đáng khâm phục hơn, lương y này luôn đề cao tinh thần sử dụng cây thuốc nam vào điều trị bệnh tật. Ông cho hay hiện trung tâm sử dụng thuốc nam chiếm đến hơn 50% loại thuốc; chỉ những trường hợp cấp cứu khẩn cấp mới áp dụng thuốc tây y. Cũng như nhiều lương y khác, thầy Tuệ Tâm nhìn nhận cây thuốc nam vốn chứa nhiều công dụng kì diệu nhưng đến nay vẫn chưa được khám phá hết. Với tâm nguyện tiếp tục khám phá hết giá trị thuốc nam, đã gần 30 năm nay vị trụ trì chùa Pháp Luân đứng ra mở lớp bồi dưỡng kiến thức đông y, lớp giảng dạy Hán nôm đông y ngay tại Trung tâm. “Cả hai lớp có khoảng 100 học viên theo học, hoàn toàn miễn phí. Phần lớn học viên theo học là sinh viên các trường y dược, các thầy thuốc đông y trên toàn tỉnh. Điều này chứng tỏ người Việt ta vẫn còn rất quan tâm đến thuốc nam, đấy cũng là tâm nguyện lớn nhất đời tôi”, sư thầy, lương y Thích Tuệ Tâm trải lòng. Theo các chuyên gia, người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý các nguyên tắc trong sinh hoạt sau : - Chú ý phòng lạnh giữ ấm, tránh gió lạnh. - Hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn quá 6g. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và thực phẩm từ đậu. Hạn chế ăn dầu, mỡ và giữ cho đại tiện thông suốt. - Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao khả năng chống lạnh. - Biết cách khống chế, làm chủ tâm trạng, cảm xúc. Tránh để thể lực và tinh thần rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Tức giận, lo lắng cực độ đều không tốt. - Kiên trì uống thuốc, duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên không nên tuỳ tiện uống thuốc giảm huyết áp hoặc ngưng uống thuốc đột ngột. 42
  43. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 43
  44. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 2 : HUYẾT ÁP THẤP 1.Người bị huyết áp thấp Có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg (Huyết áp trung bình là 120/80 mmHg). Biểu hiện của Huyết áp thấp: - Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi. - Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân. - Suy giảm khả năng tình dục - Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc. - Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp, nhưng sau đây là các nguyên nhân chính: - Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc. - Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi. - Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/ dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt. - Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp. - Khi cơ thể gặp lạnh, mưa. - Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp. 44
  45. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát. Ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bạn có thể dùng một số bài thuốc đơn giản sau: Bài 1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần. Uống 5-7 ngày. Bài 2: Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần, uống một đợt từ 3-7 ngày. Khi huyết áp tăng lên bình thường thì uống tiếp một đợt từ 3-6 ngày nữa. Bài 3: Nhân sâm tán bột 25g, tử hà sa (tán bột) 50g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 - 5g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa. Uống trong 5-7 ngày. Bài 4: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, cho thêm 1 cốc nước lã, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó bắc ra ăn nóng, ngày 1 lần, ăn liền trong 5 ngày. 45
  46. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 2. Bài Thuốc Từ Sách “Thiên Gia Điệu Phương” 3.Lương y Trần Hoàng Bảo có một số bài thuốc trị huyết áp thấp như sau : + Phương 1 : Huyết áp thấp dùng Sâm Tinh Quế Táo Thảo Thang Đảng sâm 15g, Huỳnh tinh 12g, Nhục quế 10g, Đại táo 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Sớm tối phân uống, liên tục uống 15 ngày là 1 liệu trình. + Phương 2 : Huyết áp thấp dùng Câu kỉ tử và Dâm dương hoắc Huyết áp thấp lấy Câu kỉ tử và Dâm dương hoắc hợp với nhau mỗi thứ 1 nửa, sắc nước uống thay trà, tùy lúc uống, có hiệu quả. + Phương 3 : Huyết áp thấp dùng Thược dược Camthảo thang Huyết áp thấp lấy Can thược dược căn 10g và Camthảo 1g, là liều lượng của 1 ngày, dùng 360ml nước sắc đặc, phân 2 lần uống, trường kỳ uống có hiệu quả. Bài Thược dược Camthảo thang này đối với chứng Phúc thống (đau bụng) cũng có hiệu quả. + Phương 4 : Huyết áp thấp dùng Camthảo Ngũ vị tử Phục linh ẩm Cam thảo, Ngũ vị tử mỗi vị 6~12g, Phục linh 15g, sắc uống hoặc pha trà, mỗi ngày 1 thang sớm tối phân uống. (Lương y Trần Hoàng Bảo) 46
  47. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 3 : XƠ CỨNG VÙNG ĐỘNG MẠCH VÀNH, CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM 47
  48. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 48
  49. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 49
  50. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 50
  51. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠG 2 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 4 : SUY TIM 1.Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu Về cung cấp lượng tuần hoàn (đưa máu nghèo ôxy từ khắp cơ thể đổ về tim sau đó đưa lên phổi và đưa máu giàu ôxy từ phổi trở về tim rồi bơm đi khắp cơ thể). Có rất nhiều triệu chứng xảy ra cấp tính hay mạn tính. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ đến già. Các hình thái suy tim cũng khác nhau (suy thất trái, thất phải, suy cả hai thất); các cấp độ khác nhau: suy nhẹ, suy vừa và suy nặng. 51
  52. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 52
  53. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 53
  54. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 2.THEO THAYTHUOCCUABAN. COM ta có : Ở phương diện Tây y, suy tim là tình trạng tim không còn khả năng cung cấp (bơm) đủ máu và oxy đến nuôi các tế bào của cơ thể, cũng như để đảm bảo cho các tế bào, phủ tạng hoạt động. Và Tây y có những cách chữa trị tùy vào những trường hợp cụ thể. Ở đây, chúng tôi đề cập việc chữa trị suy tim theo y học cổ truyền. 7 thể bệnh theo y học cổ truyền Suy tim dẫn đến hai hậu quả chính, đó là : lưu lượng máu của tim kém – lượng máu mà tim bơm để cung cấp cho các cơ quan ngoại biên trong thời gian 1 phút bị giảm đi; tăng áp lực tĩnh mạch ngoại biên và áp lực tĩnh mạch nhĩ – gây ảnh hưởng đến nội tạng, máu qua thận ít (người bệnh tiểu rất ít); máu ứ đọng ở gan (làm gan to và tĩnh mạch ở cổ nổi lên); máu ứ đọng ở tiểu tuần hoàn làm bệnh nhân bị khó thở; máu vào các động mạch vành ít đi, tim thiếu máu, cơ tim thiếu oxy, tim to ra, suy tim nặng hơn. Suy tim thường được chia 3 loại : suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ. Theo lương y Nguyễn Công Đức – giảng viên khoa Y học cổ truyền (YHCT) Đại học Y Dược TP.HCM: trong y văn của Đông y không có chứng suy tim, nhưng theo triệu chứng lâm sàng loại bệnh này thuộc phạm trù của các chứng: tâm quý, chính xung, khái suyễn, đàm ẩm, thủy nhũng, ứ huyết, tâm tý. Và YHCT chia bệnh gồm các thể sau: 54
  55. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Tâm dương hư – ở thể này, người bệnh có các triệu chứng như, chân tay lạnh, tim đập hồi hộp, lúc gặp thời tiết lạnh hay hoạt động nhẹ thì bị khó thở, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sác (mạch nhỏ, nhanh); Tâm tỳ dương hư – có các triệu chứng, hồi hộp, khó thở (tình trạng khó thở tăng khi làm việc, hoạt động), chán ăn, bụng đầy, buồn nôn hay nôn, chân phù, rêu lưỡi dày nhớt, mạch nhu sác (yếu, nhanh); Tâm thận dương hư – triệu chứng hồi hộp khó thở, chân tay lạnh, người sợ lạnh, tiểu ít, chân phù, mặt phù, tinh thần ủ rũ, môi lưỡi xanh tím, rêu trắng, mạch trầm, tế nhược (nhỏ, yếu); Khí huyết lưỡng hư – biểu hiện: hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, váng đầu hoa mắt, họng khô, mất ngủ, mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi thon đỏ ít rêu, mạch tế sác; Khí hư huyết ứ : hồi hộp, ho, khó thở, ngực sườn đau tức, bụng đầy, hai gò má đỏ sạm, môi lưỡi tím tía, phù, tiểu ít, lưỡi tím thâm, mạch huyền (căng, mạnh); Đàm ẩm bế phế : hồi hộp ngắn hơi, ho, khó thở, ho khạc nhiều đờm trắng có bọt, bụng đầy ăn ít, phù, tiểu ít, lưỡi bệu, rêu trắng dày hoặc vàng nhớt, mạch hoạt sác; thể Dương khí hư thoát: hồi hộp khó thở (khiến người bệnh hay ngồi thở dốc), khó chịu, bứt rứt, sắc mặt xanh sạm, chân tay lạnh toát mồ hơi, bệnh nặng thì hôn mê, nói sảng, chất lưỡi tím, mạch trầm tế khó bắt. Những phép chữa trị Đối với thể Tâm dương hư , thì phép trị sẽ là ích khí ôn dung (bổ phần dương khí để ấm); đối với thể Tâm tỳ dương hư phép trị sẽ là kiện tỳ ôn dương – làm mạnh chức năng tỳ để ấm; với thể Tâm thận dương hư, phép trị là ôn dương lợi thủy – nghĩa là bổ phần dương khí, lợi tiểu; đối với thể Khí huyết lưỡng hư phép trị là giúp ích khí dưỡng âm – bổ khí, nuôi huyết, tân dịch; với thể Khí hư huyết ứ, phép trị ích khí hoạt huyết hóa ứ – bổ khí để lưu thông huyết ứ trệ; thể Đàm ẩm bế phế, phép trị sẽ là tuyên phế hóa đờm chỉ khái – làm cho phế khí thông lợi, hết đờm trừ ho; với thể Dương khí hư thoát, thì phép trị là giúp hồi dương cứu nghịch – cứu phần dương bị mất. Bài thuốc cổ phương dùng trị cho thể thứ 7 là bài gồm các vị thuốc: phụ chế tử, ngũ vị tử, nhân sâm (mỗi thứ 8 gr), can khương, sơn thù (mỗi thứ 10 gr), sinh long cốt, sinh mẫu lệ, mạch môn (mỗi loại 16 gr). Tất cả đem sắc (nấu) với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, uống từng ít một, khoảng 4-5 lần trong ngày. Theo lương y Nguyễn Công Đức, có một phương thuốc kinh nghiệm mà nó có đặc điểm là có thể dùng cho cả 6 thể bệnh nói trên (trừ thể thứ 7), đó là bài gồm các vị: hương phụ, lá sen non (khô), mắc cỡ, ích mẫu, ngải cứu (mỗi vị 20 gr), 10 gr vỏ quýt, 8 gr thạch xương bồ, 30 gr đậu đỏ (loại hạt nhỏ), 40 gr đan sâm. Đem tất cả nấu nước uống thay cho trà, hoặc sắc với 5 chén nước, sắc còn 1,5 chén thuốc. Chia ra 3 lần để dùng trong ngày trước khi ăn và tối trước khi ngủ. Nếu được phát hiện sớm, suy tim có thể trị khỏi và có hướng đề phòng được. Theo_Thanh_Nien 55
  56. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN DỀ 5 : THIẾU MÁU VÀ THIẾU MÁU DO THIỂU NĂNG TẠO MÁU CỦA TỦY XƯƠNG 56
  57. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 57
  58. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 58
  59. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 59
  60. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 60
  61. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN DỀ 6 : RỐI LOẠN THẦN KINH TIM 61
  62. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 62
  63. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 63
  64. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 64
  65. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN DỀ 7 : BẠCH HUYẾT 65
  66. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 66
  67. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 67
  68. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 8 : TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 68
  69. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 69
  70. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 70
  71. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 9 : THẤP TIM Bệnh thấp tim còn gọi là bệnh ‘ thấp khớp cấp’ , ‘ bệnh Bouillaud ’. Là một bệnh kinh diễn có những đợt cấp tính gây tổn thương viêm nhiễm tại nhiều nơi trong cơ thể với mức độ khác nhau mà chủ yếu là ở tim, gây xơ chai van tim . Tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh khá phổ biến ở nước ta và là nguyên nhân của phần lớn bệnh tim mắc phải, cần có sự cảnh giác cao, điều trị sớm và tích cực. Theo y học cổ truyền, nếu bệnh biểu hiện ở khớp thì qui vào ‘Chứng Tý’ (nhiệt tý), nếu tổn thương ở tim là chủ yếu thì thuộc phạm vi của chứng ‘Chinh Xung’, ‘Tâm Quí’. Nguyên Nhân Bệnh Lý Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu khuẩn tan máu Bê ta nhóm A (thường được phát hiện vi khuẩn trong họng người bệnh nhân thấp khớp cấp). Liên cầu khuẩn gây bệnh gián tiếp thông qua cơ chế tự miễn. Bệnh phát sinh nhiều về mùa lạnh, nơi khí hậu ẩm thấp. Tổn thương bệnh lý cơ bản là xuất tiết và tăng sinh. Viêm nhiễm xuất tiết là thoái hóa kiểu fibrin (Dégénérescence fibrinoide) của chất tạo keo, có phù nề, xâm nhập tế bào lymphô, bạch cầu đa nhân, tương bào. Viêm nhiễm ‘tăng sinh’ chủ yếu là những hạt Aschoff có thể gặp bất cứ chỗ nào có tổn thương viêm nhiễm, nhưng nhiều nhất là trong tổ chức dưới nội tâm mạc, tổ chức đệm gần mạch máu nhỏ. Nguyên nhân theo Y học cổ truyền chủ yếu là do phong hàn thấp nhiệt xâm nhập cơ thể gây ủng tắc kinh lạc sinh ra chứng ‘tý’, bệnh lâu ngày làm tổn thương chân âm gây sốt (hư nhiệt) hoặc làm tổn thương khí huyết gây nên khí hư, huyết hư hoặc khí huyết đều hư, dẫn đến các chứng ‘Tâm Quí’ ‘Chinh Xung’, v.v Triệu Chứng Lâm Sàng 1) Triệu chứng toàn thân: - Sốt thường sau 2 tuần bị viêm họng, có thể sốt cao 39-40oC nhưng thường là sốt vừa 38-39 oC. - Mạch nhanh, thường là nhanh nhiều hơn so với sự tăng nhiệt độ, cần chú ý có tổn thương cơ tim. Những triệu chứng khác như mệt mỏi, kém ăn, xanh xao, có khi chảy máu cam 2) Triệu chứng tại chỗ: Có thể biểu hiện nhiều nơi: a) Tim : Tiếng tim mờ, có tiếng thổi tâm thu ở mỏm, cũng có thể nghe tiếng thổi tâm trương ở đáy, hoặc tiếng cọ màng tim (có thể mất đi trong 1-2 ngày), ít khi có tràn dịch. Nhịp tim nhanh, có khi có ngoại tâm thu, tiếng ngựa phi (biểu hiện viêm cơ tim), bệnh nặêng lên. b) Khớp : Thường gặp 80%, có thể viêm nhiều khớp gặp nhất là các khớp cổ tay, khuỷu, cổ chân, đầu gối. Các khớp thường sưng, nóng, đỏ, đau, nhiều khi chỉ có sưng, đau di chuyển và khỏi không có di chứng. 71
  72. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền c) Cục Meynet dưới da, cứng, di động, to bằng hạt đậu xanh hoặc hạt bắp, không đỏ không đau, ở dưới da, thường sờ thấy ở gần đầu xương ở khớp, xuất hiện và lặn đi nhanh. Ban đỏ vòng thường xuất hiện ở bụng và chân tay, hay gặp ở trẻ nhỏ. Múa giật (Chorée de Sydenham) biểu hiện tổn thương thấp ở nhân não xám. Ở phổi có thể có viêm màng phổi khô hay tràn dịch, ở thận có thể xuất hiện viêm cầu thận cấp lan tỏa, khỏi nhanh khi bệnh lui. Điều trị theo y học cổ truyền Biện chứng luận tri: Thấp tim thuộc chứng cấp, chứng nhiệt cho nên phép trị chính là thanh nhiệt và tùy theo triệu chứng lâm sàng dùng thanh nhiệt, sơ phong, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lợi thấp, thanh nhiệt lương huyết Trên lâm sàng có thể chia theo các thể bệnh và điều trị như sau: 1.Thể phong nhiệt: Triệu chứng : Sốt, đau họng, khát nước, các cơ khớp đau nhức, di chuyển, tại khớp sưng nóng đỏ, lưỡi nhạt, sắc lưỡi vàng, mạch Sác, hoặc Phù Sác hay Hoạt Sác. Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên thông khí. Phương thuốc : Dùng bài Bạch Hổ Quế Chi Thang gia giảm: Thạch cao 40 Tri mẫu 12 Quế chi 9 Cam thảo 6 Liên kiều 12 Sinh địa 12 Bồ công anh 12 Xích thược 12 Đan bì 12 Tang chi Gia giảm: Sốt cao nhiệt thịnh: thêm Tê giác 30-60g (sắc trước) Ghé thấp thêm Thương truật 8-12g, Ý dĩ 12- 16g, Hoạt thạch 16-20g, Mộc phòng kỷ 12g Phong nặng thêm Khương hoạt, Độc hoạt mỗi thứ 12g, Phòng phong 8-10g, Tần giao 8-12g Tỳ vị suy yếu thêm Bạch truật 8-12g, Sa nhân 8g, Mạch nha 8g, Thần khúc 6-8g 2.Thể thấp nhiệt: Triệu chứng : Sốt, người nặng nề, khát nước mà không muốn uống, vùng khớp sưng to nóng, tiểu tiện vàng đậm, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, tuyên thông kinh lạc. Phương thuốc : Dùng bài Quyên Tý Thang hợp với Nhị Diệu Tán gia giảm: Độc hoạt 12 Thiên niên kiện 12 Hoạt thạch 20 Liên kiều 12 Hạnh nhân 10 Phòng kỉ 12 Liên kiều= 12 Chi tử 12 Ý dĩ 12 Xíh tiểu đậu 12 Tầm sa 12 Xương truật 10 Qui đầu 12 Hoàng bá 12 Tỳ giải 12 Trạch tả 72
  73. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền -Gia giảm: sốt kéo dài, thêm Tri mẫu 12g, Sinh địa 12 – 16g Khớp chân đau nhiều thêm Xuyên Ngưu tất 12 – 16g Trường hợp bệnh lâu ngày, phần khí bị hư: Thêm Nhân sâm 6 – 10g (sắc riêng), Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Sinh Hoàng kỳ 16 – 30g. 3. Thể hư nhiệt: Triệu chứng : Người nóng, da khô, sốt về chiều hoặc đêm nhiều hơn, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi, khát nước, chảy máu cam, hồi hộp, khớp đau nóng, thân lưỡi thon đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác. Điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt. Phương thuốc : Dùng bài Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Mạch môn 12 Sinh địa 12 Liên kiều 12 Tri mẫu 12 Huyền sâm 12 Hoài sơn 12 Sơn thù 12 Đan bì 12 Đan sâm 12 Bạch linh 12 Trạch tả 12 Ngũ vị Sắc uống. Gia giảm: Khí âm hư thêm Hoàng kỳ (sinh) 16-30g, Tây dương sâm l2g Bứt rứt khó ngủ thêm Toan táo nhân (sao) 16-20 g, Long nhãn nhục 12g. 4. Thể huyết hư: Triệu chứng : Sốt nhẹ, các khớp đau nhức hoặc sưmg nhẹ, đau, váng đầu, mệt mỏi, sắc mặt tái nhợt, hồi hộp, khó ngủ, lưỡi nhợt, rêu vàng, mạch Tế Sác. Điều trị: Dưỡng huyết, ích khí. Phương thuốc : Dùng bài Tứ Vật Thang hợp với Đương Qui Bổ Huyết Thang Gia Vị’: Qui đầu 12 Sinh địa 12 Xích thược 12 Sinh khương 10 A giao 8 Hoàng kỳ 30 Hà thủ ô 20 Ý dĩ 12 Hi thiêm 12 Kê huyết đằng 12 Độc hoạt 12 Tang kí sinh 16 Địa long Ngoài ra bệnh thấp tim thường kèm theo viêm tim (bao gồm viêm cơ tim, viêm bao tim, viêm nội mạc tim), phép trị chủ yếu là thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp kèm theo phép trị viêm tim thích hợp. Trong biện chứng viêm tim thường gặp các thể bệnh như Tâm Âm Hư, Khí Âm Lưỡng Hư, Tâm Dương Hư, Tâm Khí Huyết Lưỡng Hư, Âm Dương Bất Hòa. 73
  74. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Trường hợp Tâm Âm Hư thường biểu hiện: Hồi hộp, hốt hoảng, bứt rứt, khó ngủ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Sác, điện tâm đồ thể hiện nhịp tim nhanh dùng phép tư âm bổ huyết, bổ târn an thần, dùng bài Bổ Tâm Đơn gia giảm. Trường hợp Khí Âm Lưỡng Hư thường biểu hiện: Hoảng hốt, khó thở, ra mồ hôi, khát nước, mạch Hư Nhược, dùng bài ‘Sinh Mạch Tán’ để bổ khí âm. Trường hợp hồi hộp, mạch Kết Đại, lưỡi đỏ không rêu, điện tâm đồ thể hiện nhịp tim không đều, là dấu hiệu khí huyết đều hư, âm dương không đều, dùng bài ‘Chích Cam Thảo Thang gia giảm ’ để bổ khí, dưỡng huyết, phục mạch. Trường hợp sợ lạnh, ngực tức, khó thở, mạch Trầm Trì, điện tâm đồ thể hiện nhịp tim không đều mà chậm là chứng dương hư, dùng bài ‘Ma Hoàng Phụ Tử Tế Tân Thang’ thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ để ích khí, ôn dương. Trường hợp thở khó, hồi hộp, phù có những triệu chứng tim suy (thủy khí lấn tâm phếâ), dùng bài ‘Gia Vị Linh Quế Truật Cam Thang’ (Nhân sâm, Ngũ gia bì, Phục linh, Quế chi, Bạch truật, Trạch tả), để ích khí, ôn dương, lợi thủy. Nếu suy tim trái là chính: thêm Đình lịch tử, Qua lâu, Đại táo để tả phế, hành khí, lợi thủy. Nếu suy tim phải là chính thêm Xích thược, Hồng hoa, Xuyên khung để hóa ứ hành thủy Theo thaythuoccuaban.com 74
  75. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 10 : VIÊM CƠ TIM Triệu chứng: Trẻ sơ sinh thường biểu hiện bệnh bằng sốt, suy tim nặng, suy hô hấp, tím, tiếng tim nghe xa xăm, mạch yếu, nhịp nhanh, hở van hai lá do vòng van bị giãn rộng, nhịp ngựa phi, nhiễm toan và sốc. Các biểu hiện đi kèm có thể là viêm gan virus, viêm màng não nước trong, và nổi ban. Ở thể tối cấp, trẻ có thể tử vong trong vòng 1 đến 7 ngày kể từ khi khởi bệnh. các triệu chứng như sốt và tim to gợi ý viêm cơ tim cấp.Ở trẻ lớn hơn viêm cơ tim cấp cũng có thể biểu hiện bằng suy tim xung huyết cấp nhưng thường gặp hơn là suy tim có tiến triển từ từ hoặc tình trạng nhịp nhanh thất xảy ra đột ngột. Ở những bệnh nhân này, tình trạng nhiễm virus cấp tính đã qua và thường đã có tình trạng bệnh cơ tim giãn. Bài thuốc:Theo Trung Quốc danh phương toàn tâp dùng bài: ” Thất li tán” (Lương phương tập dịch) “Đào hồng tứ vật” (Y tông kinh giáp) ” Bát vị định chí hoàn” (Y lũy nguyên khung) Thất li tán Huyết kiệt 30 Băng phiến 0.4 Một dược 5 Chu sa 4 Xạ hương 0.4 Nhũ hương 5 Hồng hoa 5 Nhi trà 7.5 Nghiền nhỏ bỏ vào lọ dùng dần. mỗi lần 1- 1.5g uống với nước ấm. Đào hồng tứ vật Thục địa 15 Bạch thược 10 Đào nhân 6 Xuyên khung 8 Đương quy 12 Hồng hoa Sắc uống ngày 1 thang Bát vật định chí hoàn Nhân sâm 45 Xương bồ 30 Viễn chí 30 Phục thần 30 Phục linh 30 Bạch truật 15 Mạch môn 15 Ngưu hoàng 6 Chu sa 3 Luyện mật làm hoàn bằng hạt ngô đồng, viên ngoài bằng áo chu sa mỗi ngày uống 9g. Theo thaythuoccuaban.com 75
  76. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 11 : TÀI LIỆU VỀ BỆNH TIM CỦA LƯƠNG Y HUỲNH MINH 1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ TIM NGHẼN, KHÓ THỞ, MỆT Tim nghẽn khó thở, mệt, ngủ không được, dùng các loại thuốc dưới đây: Cây rễ lá chùm bao ( cây nhãn lồng ) , chừng 200 gram, phơi khô, sao khử thổ. Lá vông nem để sống. Cây mắc cá chừng 200 gram. Hột táo nhân , chừng 50 gram, sao hơi vàng. Sắc 3 chén còn lại 1 chén, uống mỗi đêm sẽ ngủ được và trị được chứng mệt yếu tim, tim nghẽn. 2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ ĐAU TIM Cây lá móng tay , phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên. ( Trị mắc xương : ngậm lá ) 3. CÔNG THỨC 2 : TRỊ ĐAU TIM Cây lá bông mười giờ , phơi khô, sao khử thổ, nấu uống thường xuyên. 4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ CHỨNG TIM LÀM MỆT, XÂY XÂM CHÓNG MẶT Rễ cây đinh hương loại lá nhỏ, đào lên cho nhiều, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, săc uống mỗi ngày, trị được chứng mệt. 5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ TIM LỚN Cạo phấn tre – chừng một nhúm; chuối xiêm chín 1-3 trái. Để hai thứ vô chưng cách thủy, ăn 2-3 ngày 1 lần. 6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ ĐAU TIM 76
  77. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Trái đu đủ xanh trên cây, hái gọt vỏ xanh, xắt mỏng chừng nửa trái, bỏ vô cục đường phèn, chưng cách thủy. Ăn cho đúng như trên, rồi nghĩ qua lần sau, ăn như vậy thường trực 4- 5 lần sẽ hết, kết quả tốt. 7. CÔNG THỨC 7 : THUỐC TỂ TRỊ BỆNH ĐAU TIM, HO RA MÁU, MÁU HUYẾT XẤU, BẠCH ĐỚI. Cám nếp, đầu nành , hai thứ bằng nhau, đem rang cho đều đen, đừng khét, đem tán nhuyễn. Ba củ sanh địa , nấu nước, đổ vô thuốc trộn cho đều, đâm nát xác sanh địa, bỏ vô trộn với hai thứ trên. Đường thốt nốt . Thắng tất cả cho tới chỉ, để vô cốt quết cho nhuyễn nhỏ, vò viên bằng ngón chân cái. Cách dùng : Ngày uống 1-2 viên với muối hột rang cho nổ, tán nhuyễn, nhỏ, mỗi lần uống một chút cho đều thuốc. 8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ CHỨNG NGHẸT TIM Phèn chua phi – 1 phần, Tiêu sọ - 10 phần . Đâm nhuyễn 2 thứ hòa chung. Khi bị nghẹt tim, uống mỗi lần 1 muỗng cà phê, ngày vài lần. 9. CÔNG THỨC 9 : TRỊ TIM LỚN Bông dừa lửa , chặt phân nửa quày, nấu uống thường xuyên tim sẽ tóp nhỏ lại. 10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ NGHẼN TIM Măng tre tàu , chặt, lột ra, đốt cháy, vắt lấy nước uống. 11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ TIM MỆT, HỒI HỘP, CHÓNG MẶT Bông mười giờ , loại bông đỏ lớn, hái một nắm, chế nước sôi cho nó ra màu đỏ, uống từ từ sẽ hết mệt. Nếu có dư nhiều, hái phơi khô, đem chế nước uống thay trà. 12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ TIM LỚN, LÀM MỆT KHÓ THỞ 77
  78. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Mè đen, nếp lức . Hai thứ bằng nhau, đem rang vàng, xay thành bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy. 78
  79. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 12 : PHÒNG VÀ SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁO NÃO RẤT HAY Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải bằng nhựa), hoặc một cây kim may là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu sẽ là những hướng dẫn tuyệt vời. Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người. Cô Irene Liu kể chuyện : "Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó" Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng cuống quít. Điều quan trong nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Nên từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc "rút máu". Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may hay một cây kim gúc cũng có thể giúp chúng ta được. 1. Trước hết chúng ta hãy hơ nóng kim bằng bật lửa (hoặc đèn, nến) để sát trùng, rồi dùng kim chích lên 10 đầu ngón tay 2. Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre) 3. Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra 4. Nếu máu không chảy nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt. 5. Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy. 6. Nếu miệng bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lỗ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ 7. Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân tới bệnh viện. Vì nếu bệnh nhân được chở tới bệnh viện sớm hơn, có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ vỡ ra. Nếu khi đó mà họ còn có thể đi đứng được thì đúng là nhờ phúc đức tổ tiên. Cô Liu kể chuyện: "Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên là Hà Bảo Định . Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa, vì thế tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, khi tôi đang dạy đại học Fung-gaap tại Đài Trung, một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở, vừa nói : "Cô Liu, đến gấp giùm, ông giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não". 79
  80. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và miệng thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một sinh viên đang thực tập đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm 10 đầu ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng miệng ông vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vỉ máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra. Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, miệng ông ta từ từ trở lại dạng nguyên thuỷ và tiếng nói cũng của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi đề nghị ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Nguỵ Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả làm cho họ không thể vãn hồi lại trạng thái cũ" Theo các thống kê thì hiện nay bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết người hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Dó là một tai hoạ khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và hồi phục 100%. 80
  81. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền . THUỐC CHỐNG TAI BIẾN Làm liền kẻo trễ Thuốc gồm có: 1- Hạnh nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . .10g 2- Chỉ tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10g 3- Đào Nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . 10g 4- Nếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10 hột 5- Tiêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 hột 6- Lòng trắng trứng gà . . . . . . . . . . 1 quả Mua tại tiệm thuốc Bắc. Cách làm : Tất cả đâm nhuyễn trọn đều, để tối trước khi đi ngủ trộn thêm lòng trắng trứng gà rồi đắp vào lòng bàn chân. (lấy vải bó lại cho khỏi rớt) Nam đắp lòng bàn chân trái Nữ đắp lòng bàn chân phải Đắp ngủ qua đêm, nếu ra màu xanh cửu long (xanh biển) là hết bị tai biến từ nay về sau. Chỉ đắp một lần trong đời - Người bị huyết áp cao mới dùng được Lưu ý -Nếu bị tai biến giật méo miệng, lưởi co rút không nói được, thì lấy kim châm hai dái tai (dưới lổ tai) nặn máu ra liền, miệng sẽ trở lại bình thường. -Nếu bị tai biến xụi chân tay, thì lấy kim châm mười đầu ngón tay nặn máu ra liền, chân tay sẽ trở lại bình thường. 81
  82. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 13 : TỎI CHỮA HUYẾT ÁP CAO, MÁU CAO, MỠ CAO, CHOLESTEROL Hè năm 2008, nhân dò tìm tư liệu y học, tôi tình cờ bắt gặp trên blog của phóng viên Thiên Lương “Bài thuốc chữa huyết áp cao từ tỏi và đậu trắng”. Bài viết vốn được đăng nhiều kỳ trên báo Khoa học & Đời sống năm 2004 này kể rằng: nhà văn Vũ Thị Thường 75 tuổi, rất ngạc nhiên khi gặp bà bạn trước đây bị huyết áp cao nhưng nay trở lại bình thường. Cũng bị huyết áp cao tối đa trên 161mmHg, bà Thường áp dụng bài thuốc đơn giản của bạn, và bảy tháng nay bà giữ được huyết áp ổn định ở mức 120 – 117/78 – 72 mmHg mà không hề phải uống tây dược. Bài thuốc hữu hiệu để giảm: Máu cao, mỡ cao, cholesterol Bà Thường giới thiệu bài thuốc như sau: Nguyên liệu: 100g tỏi ta, 100g đậu trắng có mài trắng, to hơn hạt đậu đen một chút. Hai lít nước. Chế biến và sử dụng: tỏi bóc vỏ, đậu vo sạch, cho tất cả vào 2 lít nước, ninh nhừ còn 1/8 lượng nước ban đầu thì cho vào rây chắt lấy nước uống hết (có thể ăn luôn xác). Uống như vậy mỗi tháng một lần đều đặn (hoặc 1 tuần uống 2 lần nếu huyết áp vọt tăng lên quá cao!). Thấy bài thuốc đơn giản, nguyên liệu tốt, và phần lớn phản hồi của người áp dụng tích cực nên tôi thử thực hiện. Do không tìm được thứ đậu trắng đúng như bà Thường mô tả ở Paris, nên tôi đành mua loại đậu trắng to gấp đôi hạt đậu đen. Với lại, sợ mỗi tháng một lần thuốc có thể tiêu hao theo bài tiết, tôi nấu như định lượng nhưng chia làm hai, để dành phân nửa trong tủ đá để sử dụng hai lần/tháng. Thuốc béo, sền sệt như chè, ban đầu có thể ngán nhưng khi quen khá dễ uống. Sau khi uống lần đầu tôi thấy huyết áp giảm rõ rệt, giảm nhiều hơn sau lần thứ hai. Nhịp tim vốn cao tuột hơi thấp do tôi vẫn tiếp tục uống Moduretic và Diltiazem mỗi ngày như bác sĩ tây quy định. Trong cuộc khám định kỳ tháng 9.2008, bác sĩ rất ngạc nhiên khi thấy huyết áp của tôi 82
  83. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền “bỗng dưng” xuống dưới 110/80 và nhịp tim hơi thấp. Đo đi đo lại nhiều lần, bác sĩ quyết định cho tôi bỏ thử Diltiazem hai tuần, nếu ổn thì bỏ luôn. Và tôi đã được bỏ luôn Diltiazem từ tháng 9.2008 đến nay, chỉ còn uống Moduretic nhưng huyết áp vẫn chỉ dao động trong khoảng 115 – 135/75-90. Tim ổn định. Thấy thuốc hiệu nghiệm trên vợ, chồng tôi vốn sinh trưởng bên Tây, rất không quen với đông dược, bèn uống thử vì huyết áp anh cũng cao như tôi (và cả cao mỡ), hàng ngày phải uống Adalat và Mediator. Kết quả là bác sĩ vô cùng thắc mắc không hiểu tại sao huyết áp cả hai vợ chồng châu Á này “bỗng dưng” tốt đẹp, cho phép anh bỏ Mediator từ tháng 12.2008 đến nay. Hoàn toàn đồng ý với nhà văn Vũ Thị Thường rằng: “Có thể với ai đó bài thuốc này không hợp nhưng đậu trắng và tỏi thì vô hại”, tôi đã giới thiệu thuốc với mười người thân thiết và có chín phản hồi tích cực, chỉ một trường hợp ung thư tiền liệt tuyến uống vào bị tiêu chảy nên không uống tiếp. Thuốc rẻ tiền, đơn giản, chỉ một điều băn khoăn là việc nấu thuốc hơi lỉnh kỉnh (thí dụ dễ khét khi thuốc cạn) cho người không có thời gian Tài liệu sưu tầm KHÁC Chất liệu: 1- Tỏi ta (100 gr) 2- Đậu trắng (white bean) (100gr) Cách làm: Đậu trắng rửa sạch, tỏi bóc vỏ rửa sạch. Cho chung vào nồi với 2 lít nước. Nấu sôi, hạ lửa nhỏ, ninh thật lâu (khoảng 3 tiếng thì nước sẽ cạn, còn lại chừng 1/8 của 2 lít nước (chừng một chén ăn cơm). Cách ăn: Quấy đều tỏi và đậu, rồi ăn hết. Mỗi tháng ăn một lần. Bảo đảm sau 2 lần kết quả thấy rõ đến 100%. (Cũng có lời khuyên rằng nếu huyết áp bạn tăng quá cao, cao đến độ đáng sợ, thì nên ăn một tuần 2 lần - bạn có thể nấu sẵn 1 lần cho 2 phần ăn của một tuần, phần còn lại để dành trong tủ lạnh và hấp ấm lên ăn cho lần thứ 2. Một khi huyết áp của bạn giảm xuống đến độ bình thường, bạn nên ăn mỗi tháng 1 lần để điều độ huyết áp lại. 83
  84. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1: TIM MẠCH VẤN ĐỀ 14 : THẦN KINH TỌA Mách bạn hai bài thuốc “cứu tinh” của bệnh đau thần kinh toạ Trong lúc y học hiện đại còn đang “vò đầu bứt tai” tìm cách chữa chứng bệnh thần kinh toạ, lương y Lương Minh Trí (45 tuổi, ngụ khu vực chợ Bồ Bản, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), Phó Chủ tịch Hội Đông y huyện Triệu Phong lại cho biết mình sở hữu đến hai bài thuốc cùng có thể giúp bệnh nhân bị thần kinh toạ giải trừ nỗi âu lo bệnh tật. “Bảo bối” đông y từ 17 vị dược liệu Chứng bệnh thần kinh toạ hay còn gọi toạ cốt phong, như lời lương y Trí cho hay, thường gặp phải ở lứa tuổi trung niên (40 - 60 tuổi). Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng thần kinh toạ như lao động nặng nhọc, nhiễm phong hàn. Nguyên nhân phổ biến nhất xuất phát từ quá trình chuyển hoá can xi theo độ tuổi bên trong cơ thể người. Triệu chứng “đặc trưng” của bệnh nhân mắc chứng thần kinh toạ được ông Trí khái quát như sau: “Người bệnh thường bị đau ở vùng lưng, vùng chân hoặc đau nhức râm ran toàn cơ thể. Có một kinh nghiệm rằng bệnh nhân nữ thường đau nhức ở chân phải, còn nam đau ở chân trái. Thần kinh toạ khiến người mắc phải chịu cảm giác đau buốt đến tận xương tuỷ, việc đi lại rất khó khăn. Nếu để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến bại liệt”. Về nguyên tắc chữa trị, ông Trí cho biết trước tiên phải chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh mới có thể chọn lựa từng vị thuốc sao cho phù hợp. Bài thuốc đông y ông thường sử dụng gồm tất cả 17 vị với liều lượng cụ thể như sau: Độc hoạt (12g), phòng phong (12g), tế tân (5g), tần giao (12g), tang kí sinh (15g), đỗ trọng (15g), ngưu tất (15g), xuyên quy (15g), xuyên khung (12g), thục địa (12g), bạch thược (15g), cam thảo (8g), bạch linh (12g), đẳng sâm (15g), nhục quế (4g), oai linh tiên (15g) và thiên niên kiện (15g). Về cách thức sử dụng thuốc, ông Trí cho biết chỉ cần trộn đều các vị đem sắc nước uống mỗi ngày chia thành 3 bữa sau khi ăn cơm. Ngoài ra tuỳ theo độ tuổi, thể trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà liều lượng những vị thuốc có thể tăng giảm khác nhau. Bởi vậy mỗi thang thuốc có thể uống một ngày hoặc chia thành các phần nhỏ uống nhiều ngày. Thời gian uống thuốc trị bệnh thông thường kéo dài trên dưới 10 ngày. Đối với trường hợp bệnh nặng thời gian trị liệu thậm chí kéo dài hơn tháng. Công dụng của bài thuốc trên theo lời lương y Trí giải thích, sẽ giúp bệnh nhân giảm đau dần, khôi phục phần nào sự mềm mại của các khớp xương. “Thuốc có chức năng bồi bổ khí huyết, tăng cường thể lực. Đối với người mắc bệnh do thoái hoá cột sống sinh gai thuốc sẽ tạo nên vỏ bọc bọc lấy chiếc gai này. Có thể hiểu đơn 84
  85. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền giản rằng khi được bọc kín gai sẽ không phát triển thêm và không tác động trực tiếp vào hệ thần kinh gây nên những cơn đau nhói nữa”, ông Trí giải thích. Bốn vị cốt yếu trong bài thuốc đông y mà ông Trí cho biết có thể chữa khỏi bệnh thần kinh toạ. Vị lương y bổ sung, bên cạnh việc uống thuốc trị liệu, người bị thần kinh toạ nên kết hợp song song phương pháp châm cứu, bấm huyệt nhằm tăng tác dụng của thuốc. Bài cao thuốc nam trị chứng thần kinh toạ Thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong việc chữa trị chứng bệnh thần kinh toạ, lương y Trí cho hay bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc nam nấu cao trị liệu. So với bài thuốc bắc, bài thuốc nam sau đây giúp tiết kiệm đáng kể chi phí nhưng tác dụng không hề thua kém. Theo đó người bệnh sử dụng sáu loại thảo dược cơ bản để chế biến cao gồm: Gốc rễ cỏ xước, gốc rễ cây xấu hổ, rau má (mỗi loại ở dạng phơi khô 20g), lá lốt, cây hoa xích đồng nam và bạch đồng nữ (mỗi loại 1kg ở dạng tươi). “Tất cả thảo dược trên có thể sử dụng ở cả hai dạng tươi hoặc khô, nếu dùng tươi thì hàm lượng tăng gấp đôi so với thuốc khô. Đem thảo dược rửa sạch, thái nhỏ sau đó sao vàng hạ thổ”, lương y Trí hướng dẫn cách chế biến nguyên liệu thảo dược. Đến bước này người bệnh có thể bào chế thuốc theo nhiều cách khác nhau để sử dụng. 85
  86. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Thức nhất đem thuốc nấu lấy nước uống hằng ngày hoặc cô cạn thành cao. Đối với phương pháp bào chế dạng cao, đòi hỏi liều lượng thuốc phải nhiều gấp 3 – 4 lần và bổ sung thêm mật ong. Cao càng đậm đặc, càng tăng công hiệu trị bệnh. “Riêng nấu cao cũng có đến hai dạng là lỏng hoặc dạng bánh. Chế biến dạng cao rất tiện sử dụng”, lương y Trí chỉ dẫn. Về liều lượng sử dụng thuốc, ông Trí hướng dẫn tỉ mỉ tuỳ theo dạng thuốc như sau: “Nếu sắc nước, mỗi ngày uống một thang, uống trong vòng 10 - 15 ngày sẽ phát huy công dụng rõ rệt. Ở dạng cao lỏng mỗi ngày chỉ cần uống 1 - 2 tách nhỏ; còn cao bánh, mỗi lần ăn chú ý hấp mềm. Ngoài ra cũng có thể dùng cao thuốc ngâm rượu uống đều độ trước mỗi bữa ăn”. Thú vị hơn, ông Trí cho rằng công dụng của loại cao thảo dược trên không chỉ đặc trị bệnh thần kinh toạ mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác. Từ bệnh nhân trở thành thầy thuốc Bất ngờ khi nghe lương y Trí tự thuật về cuộc đời mình. Ngày trước vốn ông không biết gì về thuốc thang, châm cứu. Chàng thanh niên lúc đó vẫn ấp ủ ước mơ trở thành thầy giáo: “Tôi may mắn đỗ vào ngành sư phạm nhưng bất ngờ bị bệnh thần kinh toạ. Bệnh ngày một nặng đến nỗi chân teo nhỏ bé tí nhấc đi không nổi. Dẫu gia đình đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng ai cũng lắc đầu bó tay, thế là tôi đành nghỉ học nằm liệt giường ở nhà gác lại mọi hoài bão”, ông Trí nhớ lại quãng thời gian giông tố trong đời. 86
  87. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Ông Trí mô tả nỗi đau đớn của bệnh nhân bị chứng thần kinh toạ hành hạ Nhưng rồi số phận đã mỉm cười khi ông may mắn được người quen giới thiệu đến chữa bệnh tại một vị sư đồng thời là thầy thuốc. Sau sáu tháng trị liệu, bệnh tình ông Trí thuyên giảm đến bất ngờ: “Thật kì diệu, chỉ bằng châm cứu và uống thuốc đông y mà tôi đã đi lại như trước. Kể từ đó tôi xin thầy theo học nghề y luôn”. Không chỉ học ở vị thầy cũng là ân nhân của mình, ông quyết tâm khổ luyện đèn sách để rồi vinh dự đứng trong hàng ngũ sinh viên tốt nghiệp trường trung cấp y Huế năm 1988. Quãng thời sau đó ông hồ hởi mang kiến thức nghề y học được trên ghế nhà trường bôn ba vào tận Đồng Nai cứu người. Đến năm 1991 lương y Trí trở về sinh hoạt tại hội đông y Quảng Trị và nay trở thành phó chủ tịch hội đông y huyện Triệu Phong: “Tôi đem chính bài thuốc sư phụ đã chữa khỏi cho mình để chữa trị cho người khác. Tuy chỉ là cỏ cây hoa lá đơn giản nhưng tác dụng thật kì diệu. Bản thân tôi từng là bệnh nhân nên rất thấu hiểu tâm trạng người bệnh. Tôi muốn mọi người sẽ được tận hưởng niềm hạnh phúc đến bất ngờ như tôi năm xưa”. Thêm câu chuyện khá thú vị nữa liên quan giữa nghề y và đời tư thầy Trí chính là chuyện tình của ông : “Vợ tôi lúc trước cũng là bệnh nhân đến nhà nhờ tôi chữa bệnh, sau vì cảm 87
  88. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền mến nhau nên gắn bó thành vợ chồng. Hay có thể nói nhờ nghề thuốc tôi đã lấy được vợ”. Hơn 25 năm hành nghề y, ông Trí khẳng định nhiều bệnh nhân đã thoát khỏi bệnh thần kinh toạ nhờ hai bài thuốc mình đang chỉ dẫn. “Tôi không dám cam đoan chắc chắn nhưng tỉ lệ khỏi bệnh rất cao. Đặc biệt bài thuốc cao từ thảo dược ai cũng có thể tự chế để áp dụng”, ông khiêm tốn chia sẻ. Để phòng trừ bệnh đau thần kinh tọa, cần tập luyện thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực. Nên áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khoẻ mạnh của các khối cơ lưng c ạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương gây nên cho cột sống, người có dấu hiệu đau thắt lưng tuyệt đối tránh các trò thể thao hoặc vận động quá mức. Không nên nằm nệm quá dày, mềm và giường lò xo. Đối với những người lao động chân tay cần chú ý không mang vác vật quá nặng so với trọng lượng cơ thể. Tác giả bài viết: Theo Mai Long Nguồn tin: PLV 88
  89. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 15 : BÀI THUỐC GIA TRUYỀN CHỮA BỆNH THẦN KINH TỌA HAY Theo ‘Bách Khoa Thư Bệnh Học’ ghi: “Đau dây thần kinh hông là chứng đau ở rễ thần kinh thắt lưng V và cùng I với đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông”. Dây thần kinh hông đau là một hội chứng đau dọc theo dây thần kinh hông (đường vận hành ở chân và eo lưng của đường kinh Bàng quang, Đởm và Vị), do nhiều nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể ở bản thân dây thần kinh hoặc rễ thần kinh. Ảnh minh hoạ: Bệnh nhân đau thần kinh toạ Chữa bệnh đau thần kinh toạ có rất nhiều các bài thuốc quí để chữa trị, tuy nhiên mỗi bài thuốc có thể phù hợp với một số bệnh nhân nhất định. Trong quá trình đi tìm các bài thuốc quý mà dân gian đã sử dụng để chữa khỏi căn bệnh này. Xin chỉ ra đây bài thuốc gia truyền mà chị Mai thị Ánh Tuyết ngụ tại 18 Thanh Tân 2 Mỏ Cày , Bến Tre đã cung cấp tư liệu cho chúng tôi. Chị Tuyết khẳng định đây là bài thuốc khá hiệu quả đã từng chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người và hy vọng nó sẽ hữu ích với mọi người, chị muốn chia sẻ bài thuốc mong giúp đỡ một số người bệnh này sẽ hết bệnh, khoẻ mạnh. Cùng với quan điểm luôn up những bài viết mang tính thực tiễn giúp mọi người tôi xin cung cấp nguyên văn bài thuốc mà chị cung cấp. 1 Cách chữa bệnh Thần kinh toạ 1 Thiên niên biến 5 chỉ 2 Táo nhơn sống 4 chỉ 3 Nhơn lượt 4 chỉ 4 Thảo na 2 chỉ 5 Đổ trọng 8 chỉ 89
  90. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 6 Tế tân 1 chỉ 7 Hòn gọng 2 chỉ 8 Linh nên 2 chỉ 9 Hồng hoa 2 chỉ 10 Tây sâm 3 chỉ 11 Phục linh 5 chỉ 12 Bạch thược 2 chỉ 13 Táo 4 chỉ 14 Đơn quy 3 chỉ 15 Ngũ vị tử 1 chỉ 16 Dân Dương Hoắc 1 chỉ 17 Huỳnh tinh 5 chỉ 18 Thương truật 2 chỉ 19 Độc lượt 5 chỉ 20 Hoài sơn 3 chỉ 21 Trật trả 2 chỉ Ngâm 2 lít rượu , sau 2 tuần uống mỗi ngày 1 ly nhỏ Chúc các bạn sẽ nhanh lanh bệnh, cảm ơn chị Tuyết đã cung cấp tư liệu. Xin chúc chị có nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống, quý bạn đọc muốn hỏi thêm chi tiết về bài thuốc xin liên hệ với chị Tuyết qua email maihoanngoc@yahoo.com.vn , điện thoại 0128 49 41 499. Trên là thông tin bài thuốc gia truyền giúp chữa bệnh thần kinh toạ, mong bạn đọc xem kỹ 90
  91. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền lưỡng, thận trọng dùng đúng cách đã hướng dẫn. Chúng tôi chỉ cung cấp thông tin giúp các bạn tham khảo, chọn lựa. Xin tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Các bạn xem chi tiết bài viết tại link -kinh- toa.html Anh Tuấn 91
  92. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1: TIM MẠCH VẤN ĐỀ 16 : Cholesterol cao (mỡ trong máu cao) 1. Theo lương y Trần Hoàng Bảo + Phương 1: - Thành phấn: Sơn tra 15g, Liên diệp 15g. - Cách dùng: Sắc uống thay nước trà. - Chứng thích ứng: Người bị Huyết áp cao kèm theo mỡ máu cao. + Phương 2: - Thành phấn: Chế thủ ô 20g, Sơn tra nhục, Trạch tả mỗi thứ 10g. - Cách dùng: Sắc uống. - Chứng thích ứng: Người già cholesterol cao + Phương 3: - Thành phấn: Câu kỉ tử 10g, Thảo quyết minh 15g, Đan sâm 20g, Thủ ô 15g, Sơn tra 15g. - Cách dùng: Sắc lấy 150ml nước đặc uống dần thay nước trà. - Chứng thích ứng: Mỡ máu cao + Phương 4 : - Thành phấn: Chế Hà thủ ô 30g, Trạch tả 20g, Đan sâm 10g, Ngọc trúc 15g. - Cách dùng: Đem thuốc trên sẳc 3 lần, hợp các dịch thuốc lại, phân 2 ~3 lần uống, mỗi ngày 1 thang, nửa tháng là 1 liệu trình. - Hiệu quả điều trị: Dùng thuốc trên điều trị bệnh nhân bị mỡ máu cao 74 ca, lâm sàng trị khỏi 56 ca; hiệu quả rõ 11 ca; hữu hiệu 5 ca; vô hiệu 2 ca; thời gian uống thuốc ngắn nhất là 15 ngày, dài nhất là 45 ngày, bình quân 21 ngày, theo dõi 1 năm 67 ca trị khỏi và hiệu quả rõ không 1 ca nào tái phát. + Phương 5: Dùng Sanh Tam thất bột 1g, mỗi ngày 2 ~3 lần hòa nước uống, điều trị 76 ca chứng mỡ máu cao, kết quả: hiệu suất hạ cholesterol là 78%, hiệu suất hạ triglyceridelà 57,5%, hiệu suất hạ β lipoprotein là 53 % (Tạp chí Trung y, 1994, 2: 70). + Phương 6: - Chủ trị: Chứng cholesterol máu cao - Thành phần: Linh chi 10g. - Cách dùng: Cắt nhỏ, sắc nước 3 lần, phân 2 ~ 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang. + Phương 7: - Chủ trị: Chứng cholesterol máu cao. - Thành phần: Hà thủ ô sống 900g. 92
  93. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền - Cách dùng: Sấy khô nghiền nhỏ, mỗi lần 15g, uống với nước sôi ấm, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục 30 ngày. + Phương 8: - Chủ trị: Chứng mỡ máu cao - Thành phần: Nữ Trinh tử 30g, Sơn tra 15g. - Cách dùng: Sắc nước phân 2 lần, bỏ bã, sớm tối phân 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang, liên tục uống 30 ngày. + Phương 9: - Chủ trị: Chứng mỡ máu cao. - Thành phần: Nhân trần 30g, Sơn tra 20g, Sanh mạch nha 15g. - Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang. (Lương y Trần Hoàng Bảo) 2. Bài thuốc hữu hiệu để giảm : máu cao, mỡ cao, cholesterol Một độc giả tốt lành giới thiệu bài thuốc quí, chính đương sự cũng như mẹ và em đã uống trong 3 tháng qua, kết quả trông thấy. Sau đây là lời của đương sự: "Xin giới thiệu cách chBa trị hữu hiệu nhất để chữa bệnh máu cao, mỡ cao, cholesterol mà tôi đã làm cho chính tôi cũng như em gái và mẹ già của tôi trong 3 tháng qua. Kết quả như "Thần dược". Dễ dàng, không tốn kém và bảo đảm sức khỏe Chất liệu: 1- Tỏi để cả vỏ (100 gr) 2- Đậu trắng (white bean) (100gr) Cách làm: Đậu trắng rửa sạch, tỏi rửa sạch. Cho chung vào nồi với 2 lít nước. Nấu sôi, hạ lửa nhỏ, ninh thật lâu (khoảng 3 tiếng thì nước sẽ cạn, còn lại chừng 1/8 của 2 lít nước (chừng một chén ăn cơm). Cách ăn: Bỏ vỏ tỏi đi, quấy đều tỏi và đậu, để nguội rồi ăn hết. Mỗi tháng ăn một lần. Bảo đảm sau 2 lần kết quả thấy rõ đến 100%. Hiệu quả cho người tặng bài thuốc này: 93
  94. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Đầu năm nay tôi đi thử tổng quát hàng năm. Lần đầu tiên trong đời, áp huyết tăng vọt cách lạ thường, chưa từng thấy: 147/93. BS quýnh lên sợ tôi sẽ bị vỡ mạch máu não như Thân Phụ của tôi trước đây. BS cho 2 loại thuốc để uống mỗi 20 ngày, không được tự ý bỏ, hoặc ngưng trước khi tái khám trong 2 tuần lễ kế tiếp. Tôi buồn lắm, vì biết chắc nếu uống thuốc này tức là phải uống for life (cả đời), không được tự ý bỏ. Thình lình tôi lên Internet và đọc được bài thuốc này. Chiều hôm đó tôi mua tỏi, đậu trắng về nấu ngay không chần chờ thêm nữa. Sáng hôm sau khi thức dậy, tôi thấy nhẹ nhàng, không đau đầu như mọi khi. Tai và mặt không thấy đỏ ửng và nóng bừng bừng như ngày hôm trước. Tôi mừng quá, nhưng chưa nói ra với ai cả. Tôi mượn máy đo áp huyết của mẹ tôi rồi tự đo xem như thế nào? Tôi thấy ngay huyết áp hạ xuống còn 135/87. Thời gian này tôi có mua thuốc hạ áp huyết theo toa BS cho nhưng KHÔNG UỐNG 1 viên nào cả. Hai(2) tuần sau tái khám, BS rất ngạc nhiên và nói là thuốc đã worked good (kết quả tốt), áp huyết 130/85. BS bảo tôi trở lại sau 2 tuần tức là 1 tháng sau khi tôi uống tỏi và đậu trắng. Tôi vẫn không nói cho BS biết là tôi không uống thuốc BS đã cho toa. Lần này thì áp huyết là 120/80. Thế rồi 2 tháng sau tôi trở lại BS và áp huyết của tôi là 100/76. BS bảo, great news!!!(tin mừng lớn). Tôi không thể giấu BS được nên đã nói ra là tôi chưa uống thuốc Tây BS cho, nhưng tự chữa bằng tỏi và đậu trắng. BS tròn 2 mắt, há miệng thật to và không biết phép lạ nào đã xảy ra cho tôi. Vừa qua tôi tái khám và độ áp huyết vẫn ở 100/76, tức là 4 tháng qua áp huyết không thay đổi, đúng như lời người đàn bà đã truyền bí quyết này trên Internet. Có lẽ nhờ tỏi và đậu trắng mà tôi không có Cholesterol, Sugar trong máu cũng như tim, gan, thận, Potassium rất tốt. Tôi đã làm cho cả mẹ và em của tôi cũng uống Em tôi đo còn 120/80, mẹ tôi đo còn 110/65. Cả 2 mới uống thử 2 lần thôi. Đặc biệt là tỏi nấu với đậu trắng uống xong không nghe tanh, hôi gì cả. Hơi thở vẫn trong sạch và mồ hôi cũng không khác biệt. 94
  95. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ 17 : VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH 95
  96. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 96
  97. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 97
  98. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 98
  99. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 99
  100. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 100