Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 11: Các bệnh khác

pdf 106 trang hapham 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 11: Các bệnh khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_co_truyen_chuong_10_cac_benh_khac.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 11: Các bệnh khác

  1. Biên soạn : Nguyễn Khắc Bảo Y HỌC CỔ TRUYỀN CHƯƠNG 11 CÁC BỆNH KHÁC Khởi biên : TP.HCM THÁNG 10-2012
  2. CHƯƠNG 11 BỆNH KHÁC - Phương tây có câu “người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Nền y học cổ truyền dân tộc có nhiều bài thuốc rất huyền diệu, tuy nhiên nhưng phương thuốc hay này đang bị chìm dần vào quên lãng và dần dần mất đi niềm tin từ chúng ta. - Người nghèo ở Việt Nam có rất ích điều kiện chăm sóc bởi nền y học hiện đại, một khi họ mắc các bệnh hiểm nghèo thì chỉ có thể chờ chết, hoặc nếu có điều kiện thì đôi khi tây y cũng bó tay với nhiều trường hợp. - Với mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh Người dùng trước khi sự dụng các bài thuốc này cần nghiên cứu thật kỉ các thông tin trong sách này, những vấn đề còn thắc mắc thì nên hỏi thầy thuốc đông y để tránh những việc đáng tiếc. Mọi thắc mắc xin liên lạc tác giả qua. Email : nkbao80@gmail.com Lời tác giả
  3. MỤC LỤC CHƯƠNG 11 2 VẤN ĐỀ 1 : ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 5 Đái tháo đường 5 Đái tháo đường loại 1 (phụ thuộc vào insulin) 5 Các trường hợp khác 5 Kinh nghiệm dân gian trị bệnh tiểu đường hiệu quả 14 Khoai lang trị bệnh tiểu đường 14 MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ SÁCH THUỐC GIA TRUYỀN 16 THEO GIÁO TRÌNH ĐHYD HÀ NỘI 19 TÀI LIỆU CỦA CỤ HUỲNH MINH 21 THEO SỔ TAY DƯỠNG SINH OHSAWA 25 CỦ CHUỐI HỘT ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG RÂT HAY 26 TOA THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 26 Bài thuốc cho người bệnh đái tháo đường 28 THEO TÀI LIỆU THUỐC GIA TRUYỀN 29 VẤN ĐỀ 2 : BỆNH Alzheimer 34 VẤN ĐỀ 3 : VIÊM XOANG CÓ MỦ 35 VẤN ĐỀ 4 : TRỊ RẮN ĐỘC CẮN 36 VẤN ĐỀ 5 : VIÊM T ỤY CẤP TÍNH 37 VẤN ĐỀ 6 : SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU 46 VẤN ĐỀ 7 : TRĨ 49 VẤN ĐỀ 8 : RÒ HẬU MÔN 54 VẤN ĐỀ 9 : ĐỤC THỦY TINH THỂ 57 VẤN ĐỀ 10 : CẬN THỊ 58 CHƯƠNG 11 : KHÁC 59 VẤN ĐỀ 11 : TĂNG NHÃN ÁP 59 VẤN ĐỀ 12 : BỆNH ZONA 60 VẤN ĐỀ 13 : TRỊ VIÊM XOANG, VIÊM MŨI HIỆU QUẢ 69 VẤN ĐỀ 14 : BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN TỰ CHẾ “VĨNH BIỆT” BỆNH VIÊM XOANG KHÔNG TỐN MỘT XU 74 VẤN ĐỀ 16 : KINH PHONG 79 VẤN ĐỀ 17 : LỞ LOÉT 80 VẤN ĐỀ 18 : CƯỜM MẮT, ĐỎ MẮT, MẮT KÉO MÂY 81 VẤN ĐỀ 19 : TRỊ HẮC LÀO ĐƠN GIẢN BẰNG CHUỐI HỘT 82 VẤN ĐỀ 20 : TRỊ TRẺ EM TÁO BÓN 83
  4. VẤN ĐỀ 21 : BÀI THUỐC NAM TRỊ THỦY ĐẬU 84 VẤN ĐỀ 22 : BÀI THUỐC NAM TRỊ QUAI BỊ 85 VẤN ĐỀ 26 : BÀI THUỐC TRỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU VÀ HỐC XƯƠNG HIỆU QUẢ 90 CHƯƠNG 11 : KHÁC 93 VẤN ĐỀ 27 : TRỊ VIÊM XOANG HIỆU QUẢ 93 VẤN ĐỀ 28 : HAI BÀI THUỐC NAM CHỮA LIỆT DƯƠNG 103 VẤN ĐỀ 29 : VIỄN THỊ (Mắt Lão) 104 VẤN ĐỀ 30 : CÁCH CHỮA BỆNH LÃO THỊ 105
  5. CHƯƠNG 11 VẤN ĐỀ 1 : ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Đái tháo đường Đái tháo đường loại 1 (phụ thuộc vào insulin) Đái tháo đường loại 2 (không phụ thuộc vào insulin) Các trường hợp khác - Trong thai kỳ
  6. Điều trị khi bệnh nhân có lượng đường huyết > 120 mg/dl và 126mg/dl và <180mg/dl được chuẩn đoán là đái tháo đường loại 2, chưa có biến chứng.
  7. Kinh nghiệm dân gian trị bệnh tiểu đường hiệu quả Khoai lang trị bệnh tiểu đường : Khoai Lang: Dinh Dưỡng Tốt Cho Người Bị Bệnh Tiểu Đường Đồ biểu dinh dưỡng của hai loại khoai lang: Sweet Potato và Yam potato
  8. Tâm Linh biên dịch (Lời Thư Viện Hoa Sen: Khoai lang, tiếng Mỹ goi là sweet potatoes là một phần của thực phẩm không thể thiếu trong Lễ Tạ Ơn. Khoai lang là một trong những loại lương thực lâu đời nhất trên thế giới được biết của con người. Ngày nay những nghiên cứu khoa học cho thấy khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà có những công dụng phòng chữa bệnh, đặc biệc là bệnh tiểu đường loại 2 và là một trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể. Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài viết dưới đây của soạn giả Tâm Linh.) Sau một thời gian thử nghiệm, các nhà nghiên cứu khoa học tại hai quốc gia Austrian và Italian đã công bố kết quả chất Caiapo, một tinh chất được chiết xuất từ củ khoai lang trắng (white-skinned sweet potato -Ipomoea batatas ), có khả năng kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh tiểu đường loại 2. [1] Trong thử nghiệm lâm sàng, Bác sĩ Bernhard Ludvik, MD và nhóm cộng sự của ông tại University of Vienna, Áo Quốc, đã chọn 61 bệnh nhân nam mắc bệnh tiểu đường loại 2 có độ tuổi trung bình là 58. Họ chia bệnh nhân ra làm hai nhóm: nhóm một 30 người dùng 4 grams Caiapo mỗi ngày, và nhóm hai 31 người dùng thuốc giả cũng 4 grams mỗi ngày. Tất cả được uống trước bữa ăn sáng mỗi ngày và kéo dài trong 3 tháng. Sau ba tháng, kết quả thử nghiệm cho thấy, ở nhóm điều trị bằng Caiapo thật, lượng hemoglobin HbA1c (yếu tố đánh giá khả năng kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể) [2] giảm đáng kể, từ 7,21% xuống còn 6,68%. Trong khi đó, HbA1c ở nhóm dùng thuốc giả không thay đổi. Đến cuối giai đoạn thử nghiệm, lượng đường máu ở nhóm Caiapo giảm nhanh chóng, từ 143,7 xuống 128,5 milligram/decilit, trong khi không có sự thay đổi nào ở nhóm dùng thuốc giả. Ngoài ra, lượng cholesterol ở nhóm một (Caiapo)(214.6 mg/dL) thấp hơn hẳn so với nhóm đối chứng (nhóm hai dùng thuốc giả)(248.7 mg/dL. Kết quả trên xác nhận Caiapo là chất có thể kiểm soát một cách hữu hiệu bệnh tiểu đường loại 2. Bác sĩ Ludvik kết luận như vậy. Không một phản ứng phụ nào được ghi nhận ở những bệnh nhân được điều trị bằng Caiapo.
  9. Tưởng cũng nên biết Caiapo là chất được chiết xuất từ khoai lang trắng đã được Nhật Bản điều chế thành dược phẩm bổ sung bày bán trên thị trường Nhật từ lâu để phòng ngừa và điều trị cho những người bị bệnh tiểu đường nay mới được sự xác nhận bởi các nhà nghiên cứu khoa học phương Tây. Một nghiên cứu mới đây ở trường đại học College of Agriculture and Life Sciences (AALS) thuộc Viện Đại Học North Carolina State University gồm Dr. Jone Allen, giáo sư; Dr. Van Den Truong, khoa học gia về thực phẩm thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA-ARS phó GS AALS; và Dr. Masood Butt, GS thỉnh giảng từ Viện Đại Học Nông Nghiệp University of Agriculture in Pakistan, đã xác nhận khoai lang là loại thực phẩm có trị số GI thấp (low-glycemic index food), rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra họ cũng khám phá khoai lang trồng tại bang North Carolina có chứa nhiều tinh chất Caiapo hơn loại khoai lang Nhật điều chế thành dược phẩm bổ sung bày bán trên thị trường Nhật. “Với nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lãnh vực này, rất có thể sẽ có những khuyến cáo những bệnh nhân tiểu đường dùng tinh chất chiết xuất từ khoai lang North Carilina để kiểm soát bệnh tiểu đường”. Dr. Allen đã nói như vậy trong một tờ báo cáo về dự án của nhóm nghiên cứu. “Khoai lang liệu pháp sẽ rẻ hơn là phương pháp trị liệu hiện nay, và sẽ ít có phản ứng phụ”. Dr. Allen nói thêm. " (Suzanne Stanard report) [3] Được biết khoai lang có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam châu Mỹ, lan truyền sang các quần đảo Thái Bình Dương, các nước Châu Á, được Cristophe Colombo đưa về châu Âu và người Bồ Đào Nha đưa vào Châu Phi. Khoai lang đã từng là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn tại Hoa Kỳ trong phần lớn lịch sử của quốc gia này, đặc biệt là tại khu vực đông nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì nó đã trở nên ít phổ biến hơn. Tiêu thụ bình quân trên đầu người tại Hoa Kỳ ngày nay chỉ khoảng 1,5-2 kg (4 pound) mỗi năm, trong khi trong thập niên 1920 là 13 kg (31 pound). Kent Wrench viết: "Khoai lang đã gắn liền với thời kỳ khó khăn trong suy nghĩ của tổ tiên chúng ta và khi họ trở nên giàu có đủ để thay đổi thực đơn của mình thì người ta ít ăn khoai lang hơn." Hiện nay, theo các nghiên cứu khoa học, khoai lang là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhờ có nhiều chất xơ (gấp ba lần khoai tây) nhiều vitamin như vitamin A dưới dạng beta-caroten, glutathione, vitamin C, B6, Kali, Manganese, Iron và Sắt, [4] do vậy nó có khả năng mạnh chống ôxy hóa (Antioxidant), ngăn ngừa bệnh và làm tăng khả năng miễn dịch và chống lại các tế bào bị bệnh. Đặc biệt như kết quả thử nghiệm nói ở phần trên, nó giúp điều chỉnh insulin ở trạng thái cân bằng. Do vậy, ăn khoai lang vừa là cách để phòng ngừa vừa là cách để hạ thấp mức độ nghiêm trọng bệnh tiểu đường. Ngoài ra khoai lang lại có tác dụng giảm cân hiệu quả, là thực phẩm lý tưởng cho phái nữ trong việc giảm trọng lượng cơ thể. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 30% so với cơm trắng và 50% so với khoai tây. Ăn khoai lang trước bữa ăn chính sẽ giảm được một lượng lớn thức ăn sẽ đưa vào cơ thể mà không hề gây ra cảm giác đói. Ăn khoai lang lại rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần chất xơ, vitamin C, các axit amino và nhiều loại enzyme giúp dạ dày co bóp, kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ SÁCH THUỐC GIA TRUYỀN 1. Phát tiêu (Sulfate de Soude), uống 1-2 ngày đầu, mỗi lần chừng 1 muỗng cà phê, cho xổ sạch. Rồi lấy trái đu đủ chín ương ương, não nhỏ(bỏ vỏ), đàn vào dĩa lớn, rắc đường phơi sương 1 ngày 1 đêm. Ăn tới khỏi. Rất hay.(Thuốc dân gian)
  10. 2. Trứng gà tốt, có trống, bỏ vào ly đổ dấm ngập(Được dấm thanh thì hay hơn), ngâm 1 đến 2 ngày, bóc vỏ ăn hết, ăn độ 5-6 ngày là hết bệnh. Thần hiệu. 3. Hai lá lách heo bỏ màng mỏng ngoài, rửa sạch hầm chung với nước râu bắp cho chín kỹ. Ăn cả cái lẫn nước(râu bắp 1 nắm nấu kỹ bỏ bã, lấy nước nấu lá lách).Ăn mấy ngày, đo độ đường, nếu thấy xuống bình thường thì ngưng ăn, kẻo xuống thấp quá. 4. Tầm gửi cây giâu, nhai nuốt mỗi lần 7 búp (đàn ông) hay 9 búp (đàn bà) 5. Hạt me chua, sao vàng úp xuống đất, làm 3 lần như vậy. Sắc uống. 6. Bông mã đề hái phơi trong râm cho khô, sắc uống như trà. 7. Dứa gọt bỏ lõi, bỏ lá lách heo vào trong, nấu cách thủy, xay ăn độ ¾ trái. 8. Giây mướp đắng phơi khô trong râm, (Sao vàng hạthổ). Sắc uống 9. Hạt kê (svht) nấu ăn 10. Nấm Linh chi 1 chỉ - Tam thất 1 chỉ - Qui Đông 4 chỉ rưỡi. Nấu 15 phút, uống thay trà, khi nào thấy độ đường xuống trung bình thì thôi(Một người cho Cha Đỗ Bá Công) 11. Khế thái mỏng phơi khô(trong râm), sáng nấu một bốc, với nửa lít nước, uống cả ngày. Sau 3 tháng độ đường xuống bình thường, có ăn ngọt cũng không lên độ(một ông ở Houston cho LM Linh Uy) 12. Cải soong, củ cải, cần tây, mùi tây, tía tô, cà rốt, cả bắp, xay ép lấy nước uống. 13. Lá cây hồng ăn trái, phơi trong râm, nấu nước uống thay nước trà. 14. Gạo nếp, gạo tẻ đều 50g, nấu cháo nhừ, củ cải, gọt vỏ, xay nát, thêm gia vị bỏ vô chảo nấu sôi, ăn 2 lần trong ngày. Ăn 3 ngày. 15. Đậu xanh bỏ vỏ 100g nấu nhừ, bí đao bỏ vỏ 200g, xay nát, thêm gia vị, bỏ vô chảo nấu sôi, ăn nóng, lúc đói, 1 lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền. 16. Dứa 1 quả (gần chín) độ 500g. Khoét núm, bỏ lõi đi, bỏ 10g phèn chua vô trong, đậy nắp lại, lấy tăm ghim chặt. Nướng trên than củi, khi nào vỏ cháy xám, nạo ruột cho bệnh nhân ăn, 1 lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền. 17. Đu đủ gần chín, 1 gủa độ 300g, gọt vỏ, khoét núm, bỏ hạt, bỏ đường phèn 30g vô trong, ghim nắp lại, chưng chín, ăn 1 lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền.(Từ số 13 đến số 17, lấy của DS.Lê Đinh Bích) 18. Táo đỏ 7 quả, kén tằm (còn con nhộng) 7 tổ. ninh nhừ, uống nước. Uống 2 ngày hết bệnh. 19. Cuống rau muống 60g, râu ngô 30g. Rửa sạch nấu nước uống. 20. Củ cải tươi, bỏ vỏ, 250g, nấu với cá muối khô 25g. Cách ngày ăn 1 lần. 21. Rau cần 500g. Rửa sạch xay, lọc nước đun lên uống. 22. Lá lách heo 1 bộ, rửa sạch, rửa sạch thái nấu chín(không bỏ muối), đập vào 3 quả trứng gà (có trống) với 60g củ cải cúc, nấu sôi, ăn cả nước và cái, ngày 1 lần. 23. Lá lách heo 1 bộ, hạt bo bo 60g. Nấu ăn 1 lần trong ngày. 24. Đậu đũa luộc ăn lạt 25. Vỏ con sam(đốt cháy) 5 chỉ. Cây vú sữa (Sao vàng) 5 chỉ. Nấu uống hằng ngày thay trà. Rất công hiệu. ban Y Tế Cần Thơ cung cấp. 26. Hoài Sơn – Phòng đảng sâm – Chích cam thảo –Chích huỳnh kỳ - Sanh bạch truật – Cát Căn; đều 5 chỉ. Sắc 6 chén còn 3 chén, uống 3 lần. (Đỗ Phong Thuần) 27. Hoài sơn 5 chỉ -Phong đảng sâm 5 chỉ - Chích huỳnh kỳ 4 chỉ - bạch truật 4 chỉ - thăng ma 3 chỉ - Cát căn(nướng) 3 chỉ- Vỏ biển đậu 3 chỉ - Chích cam thảo 3 chỉ. Sắc 8 chén còn 3 chén, uống 3 lần (Đỗ P.Thuần) 28. Gà giò bằng 2 vốc tay làm sạch, chanh thái mỏng phủ kín gà. Chưng cách thủy khi chín ăn cả gà và chanh(Ô. Hiệp W.Falls) 29. Nước thân cây chuối tiêu Mỗi buổi sáng lấy dao chặt ngang cây chuối, khoét bỏ 1 khúc lõi trong thân, dài khoảng 10cm, dùng 1 bao ny lông sạch bịt chỗ mới cắt cho khỏi bụi. Nửa giờ sau, hút nước chỗ lõi cây chuối chảy ra, được độ trên nửa chén. Uống hết 1 lần.Bài thuốc này, L.Y. Hoàng Duy tân đã chữa cho bà Ng.T.K. ở Mỹ về thăm VN, bà bị máu cao và tiểu đường trên 15 năm,
  11. phải uống thuốc tây hằng ngày.Sau khi dùng bài thuốc trên 3 ngày, độ đường và máu xuống gần bình thường, qua 1 tuần, xuống trung bình. Uống liên tiếp 1 tháng, bệnh đã chấm dứt.Về Mỹ đi đo độ lại, tất cả đều tốt, mặc dầu đã trên 1 tháng không còn uống thuốc tây.
  12. THEO GIÁO TRÌNH ĐHYD HÀ NỘI
  13. TÀI LIỆU CỦA CỤ HUỲNH MINH 1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Cây lá râu mèo , sao khử thổ, sắc nước uống thường xuyên, thay nước trà. 2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Trái nhàu còn già, hái chừng 1 kg, xắt mỏng; 1 kg đường cát trắng , lấy ve keo, sắp 1 lớp nhàu đã xắt, rãi 1 lớp đường lên trên. Lớp đường xen kẽ với lớp nhàu cho đều, đậy nắm kín để trong nhà chừng 10 ngày, cho nước nhàu ra giống nước cơm rượu. Mỗi ngày chắt ra uống 2-3 lần, mỗi lần chừng 2 ly nhỏ uống rượu. Uống liên tục như vậy chừng một tháng trở lại. Ngâm như thế chừng 2 keo theo công thức trên, uống sẽ khỏi bệnh. 3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Hột me , đem rang, đập bỏ vỏ, lấy ruột cho nhiều, độ chừng 500 gram, hầm cho cháy thành than, bỏ vô cối xay tiêu, xay cho nhuyễn như cà phê. Mỗi ngày uống chừng 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy.
  14. 4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Nước dưa cải lâu năm , uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, uống thường xuyên. 5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Trái bí rợ nấu với đậu xanh hay đậu đen . 6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Rễ cây bông bụt phướng , phơi khô, sao vàng khử thổ, sắc nước uống thường xuyên. 7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Bông huỳnh hoa , phơi khô, nấu nước uống thường xuyên. 8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Rau nhúc phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên. Phần đọt non ăn sống hằng ngày. 9. CÔNG THỨC 9 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Củ trái khớm , xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần lấy 1 nhúm, sắc 3 chén còn 8 phân, uống thường xuyên. 10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
  15. Củ thơm tây, rễ cỏ ống , 2 vị bằng nhau, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, hốt 1 nắm để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống trước khi ngủ đêm, uống chừng 15 ngày. 11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Dùng ống trúc, cắt bỏ 2 đầu mắt, thụt thông lòng, ghim lóng trúc vô gốc chuối tiêu , phía mặt trời mọc, cách mặt đất 6 phân, đào đất âm chai xuống, để đầu lóng trúc vào miệng chai, khoảng 6 giờ chiều hứng cho đến sáng, lấy nước chuối uống lúc bụng đói. Tiếp theo đó, vào buổi chiều, dùng 500 gram trái khế ngọt , gọt bỏ khía, dạt mỏng, đem sắc 3 chén còn lại 7 phân, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cứ thế uống trong 7 ngày. Cữ ăn các thức ăn ngọt, có chất đường. Bài này của Sư Thích Bửu Sơn, Linh Tôn Tự, xã Vĩnh Công- Sông Bé. 12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Cây chuối hột sắp trổ quày , chặt cách gốc 3 tấc, khoét lỗ vô ruột, đâm cục phèn phi nhỏ, rắc vô ruột, đậy nắp lại, sáng ra múc nước uống, làm 5-7 lần. 13. CÔNG THỨC 13 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG • Rau trai xanh : mọc hoang ngoài đồng ruộng. • Một trái dừa xiêm tươi lớn, chặt lấy nước để vô siêu . Nấu sôi 2 thứ độ 20 phút, chắt ra uống, bỏ xác, uống mỗi ngày, uống liên tiếp từ 7 ngày đến 10 ngày.
  16. 14. CÔNG THỨC 14 : TRỊ CHỨNG TIỂU ĐÊM Trái thơm còn sống, vắt lấy nước, đâm cục phèn nhỏ, hòa lại cho uống 5 ngày, mỗi ngày 1 trái. 15. CÔNG THỨC 15 : TR Ị BÍ ĐƯỜNG TIỂU Cây đinh lăng , loại lá có khía, hái 1 nắm lá tươi, sao cho vàng, để vô siêu sắc 3 chén còn lại 1 chén. Uống 1 lần, trong 10 phút sẽ tiểu ra nhẹ nhàng. 16. CÔNG THỨC 16 : TRỊ BÍ TIỂU Nấu 1 nồi nước nóng, để cho hơi nguội, người bệnh lấy từng gáo dội lên đầu, dội từ từ xuống, người bệnh sẽ tiểu ra ngay. Cách này nhanh hơn bài ở Công Thức 15 . 17. CÔNG THỨC 17 : TRỊ BÍ TIỂU, BỊ THỐN KHÓ CHỊU Đậu xanh cà còn sống , đem ngâm với nước độ 15 phút, lấy nước uống. Ngâm uống tiếp 3 lần nữa, xác đậu nấu ăn. 18. CÔNG THỨC 18 : TRỊ BỆNH ĐI TIỂU ĐÊM Gừng sồn , đâm hòa với chút nước lạnh, uống liên tục vài đêm, sẽ có kết quả. 19. CÔNG THỨC 19 : TRỊ BỆNH NƯỚC TIỂU ĐỤC NHƯ NƯỚC CƠM VO Rạ nếp , rửa sạch, sắc 3 chén còn 1 chén, đem phơi sương, uống trước khi đi ngủ trong 1 tuần lễ sẽ khỏi.
  17. 20. CÔNG THỨC 20 : TRỊ THẬN SUY, MẮT MỜ * Thục địa : 8 chỉ Hoài sơn : 4 chỉ * Táo nhục : 4 chỉ Phục linh : 3 chỉ *Trạch tả : 3 chỉ Đơn bì : 3 chỉ * Ngũ vị : 3 chỉ Cúc hoa : 2 chỉ * Tang phù tiêu : 2 chỉ Long cốt : 2 chỉ * Mẫu lệ : 2 chỉ Ích trí nhân : 2 chỉ Làm thuốc tễ, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 chỉ rưỡi. 21. CÔNG THỨC 21 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Lá đinh lăng , có khía nhọn, hái 1 nắm độ 100 gram, sắc cho nó ra hết nhựa độ chừng 1 giờ. Uống mỗi ngày 2 lần, còn nước dảo thì uống thay trà thường xuyên. Cứ uống liên tục khoảng 15 ngày, thử nước tiểu lại, thấy giảm, uống tíếp. Vị thuốc này đã trị được nhiều người kết quả tốt. THEO SỔ TAY DƯỠNG SINH OHSAWA Ăn cơm gạo lứt mè theo số 7 và uống trà đậu đỏ rang. Đậu đỏ nấu sôi rồi bỏ nước, lấy đậu rang cho vàng đậm, để nguội đựng trong hủ. Cân lượng đậu đỏ và nước, tùy theo thầy định.
  18. CỦ CHUỐI HỘT ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG RÂT HAY Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài để ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và việc đào củ phức tạp nên có thầy thuốc cải tiến cách làm và cũng thu được hết quả tốt. Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết. TOA THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG I.- DƯỢC LIỆU—TÍNH CHẤT:- Chỉ dùng hai loại dược liệu hết sức đơn giản và phổ thông, rất dễ tìm :- lá ổi và lá điều (đào lộn hột), phải là loại điều trái chín có màu đỏ (không dùng loại trái màu vàng). Hai loại đều phải dùng lá tươi, già (không dùng lá non hay khô), đem nướng trên lửa than cho ngã sang màu vàng là được (không cháy khét). 1.- Trị liệu của lá ổi:- Lá ổi có chức năng :- xổ thận, thông đường tiểu và bồi bổ thận. Trị các chứng sau:- - Nhức mỏi (sau một ngày làm việc mệt nhọc), uống như nước trà. -Đau nhức ngang thắt lưng và xương sống. -Chứng vàng da do bệnh gan (uống kèm với đường phèn). -Ngừa và chống cảm lạnh. 2.- Trị liệu của lá điều :- có vị chát , hơi chua. -Trị các chứng tê nhức mình mẫy tay chân. -Xổ các chất độc hại, cặn bã trong thân thể (sạn thận dưới 5 mm) -Các bệnh phụ khoa và sau khi giải phẫu. -Kết hợp hai thứ trị được sạn thận kinh niên. II.- CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG :- Chia làm ba giai đoạn điều trị:- 1.- Giai đoạn 1:- Xổ thận và thông thận, đường tiểu bằng lá ổi.
  19. Thận là cơ quan chính trong sự bài tiết nước tiểu ra ngoài cùng với các chất độc hại trong cơ thể. Tùy tình trạng bệnh nhân nặng hay nhẹ mà phân liều. Lá ổi có thể tăng từ 15 đến 40 lá (hoặc nhiều hơn). *Cách làm:- Đem lá ổi tươi (trung bình là 20) nướng trên lửa than cho hơi vàng là được. Dùng hai lít nước để nấu số lá ổi trên cho đến khi nước có màu đỏ là dùng được (uống thay nước trà trong ngày cho hết lượng nước nầy). Số lá trên chỉ nấu một lần rồi bỏ. Đi tiểu càng nhiều càng tốt. Nên xét nghiệm chỉ số đường trước và sau ba ngày uống nước để biết kết quả. Uống liên tiếp ba ngày liền (Tổng cộng là khoảng 60 lá ổi và 6 lít nước). 2.- Giai đoạn 2 :- Chuyển hóa đường bằng lá điều. Không nên dùng quá số lá điều để tránh mất máu, tùy bệnh nặng nhẹ , dùng từ 5 đến 35 lá là được. Cũng nướng trung bình 20 lá điều cho vàng như trên, nấu với hai lít nước. Lúc đầu nước có màu ngà ngà, nấu cho đến lúc “trong xanh” là được. Cũng uống thay nước trà cho hết lượng nước nầy trong ngày. Uống ba ngày liên tục. Kiểm tra chỉ số đường trước và sau khi uống lá điều. 3.- Giai đoạn 3:- Trừ căn cho bệnh tiểu đường, giúp cơ thể phục hồi chức năng chuyển hóa đường. Kết hợp cả hai loại lá ổi và điều theo tỷ lệ :- lá ổi bằng nửa số lá điều (trung bình 10 lá ổi + 20 lá điều) , cũng hơ vàng như trên , nấu với ba lít nước, uống hết trong ngày. Uống liên tiếp ba ngày. *Thật vô cùng thần diệu ! Chỉ sau chín ngày là “bảo đảm bình thường hóa chỉ số đường” ngay !
  20. Bài thuốc cho người bệnh đái tháo đường Đái tháo đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa carbohydrat khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Cây lô hội Bệnh này còn dẫn đến nhiều bệnh hiểm nghèo, như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương Bệnh được chia làm 2 thể (týp): týp 1 phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 5-10% số bệnh nhân, thường gặp ở người trẻ tuổi, thể trạng gầy; týp 2 không phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 90- 95% số bệnh nhân, thường gặp ở những người tuổi trên 40, người béo phì. Trong việc điều trị bệnh đái tháo đường, chế độ ăn uống rất quan trọng. Sau đây là một số cách chế biến các bài thuốc dùng cho người bệnh đái tháo đường. • Mỗi ngày dùng 500g cây đậu bắp còn tươi, hoặc 100g cây đã khô, thái nhỏ đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại 1 lít. Uống hết trong ngày. • Hoa của cây đậu ván trắng 30g, nấm mèo 30g. Cả 2 vị đem phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, trộn đều. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 10g bột (độ 2 muỗng cà phê) pha với nước chín để uống. • Dây khổ qua, ô rô, lô hội (mỗi loại 20g, loại khô), đem nấu nước để uống cả ngày. • Dùng 1 kg hạt của trái me chín, cho vào một cái nồi bằng gang, đổ ngập nước, đun đến chín. Tiếp tục đun cho đến cạn nước, rồi sao khô, vàng thơm. Để nguội, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 10g với nước chín. Ngày 3 lần, trước khi ăn. • Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 con. Đem cả hai nấu nhừ với 1 lít nước sôi. Để nguội dùng trong ngày. • Cọng rau muống 60g, râu bắp 30g. Cả hai rửa sạch, đem nấu chung với 1 lít nước. Uống thay nước trong ngày. • 500g rau cần tây rửa sạch, giã nát, thêm vào 200ml nước chín, vắt lấy nước cốt. Uống hàng ngày. • 100g lá ổi non còn tươi, nấu nước uống hàng ngày. • Vỏ bí đao, vỏ dưa hấu và thiên hoa phấn – mỗi thứ 20g, cho chung vào nấu sôi với 1 lít nước trong vòng 10 phút. Dùng hết trong ngày. • Củ mài 50g, bí đao còn tươi dùng cả vỏ và hạt 100g, 50g lá sen. Đem tất cả nấu nước để uống cả ngày. Tùy theo điều kiện, dùng một trong các bài thuốc trên hoặc thay đổi hàng ngày. Minh Thúy.CHITI
  21. Theo Thanh Niên THEO TÀI LIỆU THUỐC GIA TRUYỀN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NGUYÊN NHÂN: Hiện nay người ta chưa tìm ra nguyên nhân, chỉ biết rằng đa số những người mắc bệnh tiểu đường từ 40 tuổi trở lên và thường là những người béo mập, ít hoạt động, ăn uống quá độ đôi khi cũng di truyền. DIỄN TIẾN: Mới ban đầu ít ai biết mình bị bệnh, chỉ tự nhiên thấy mình sút ký, mặc dù ăn nhiều mà thấy đói. Đến giai đoạn này, thường thấy có 3 triệu chứng chính: a/ Ăn nhiều mà vẫn thấy đói, muốn ăn nữa. b/ Rất khát, uống nhiều mà không đã khát. c/ Đi tiều lượng nhiều và đi luôn luôn, thường màu vàng trong. Ngoài ra bệnh nhân thường cảm thầy mệt mỏi cả tinh thần lẫn thể chất, thỉnh thoảng ra mồ hôi nhiều, có khi hôn mê. BỆNH CHỨNG: Nếu không chữa ngay sẽ sinh ngứa ngáy nhất là chung quanh bộ sinh dục, mụn nhọt luôn tái phát, lở khắp mình, răng lung lay, biến chứng về tim, phổi mù lòa, thận, thần kinh hệ, vết thương chậm lành, nhất là tình trạng bất động. Khi bác sỹ xác định là bệnh tiểu đường thì phải triệt để tuân theo chỉ dẫn về: a/ Thực phẩm ăn uống . b/ Kiểm soát trọng lượng. c/ Tập thể dục Nếu kiên trì thi hành 3 điều trên, bệnh có thể trở lại bình thường, tuy không khỏi dứt được, nếu không triệt để tuân theo, độ đường tiếp tục tăng lên. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ đã nêu lên ít phương pháp chống lại kẻ thù tiểu đường sau đây:
  22. * Cữ ăn chất béo : Càng ăn ít chất béo càng tốt. * Giảm ăn và nên ăn nhiểu bữa. * Cố gắng giảm cân : Những người bệnh tiểu đường, thường nặng cân hơn mức trung bình, nên cần giảm ăn và nên tập thể dục. nhiều người kiên tâm tập thể dục và giảm ăn, bệnh đã bình thường trở lại * Cữ rượu : Có thể uống ít và điều hòa * Tập thể dục rất tốt cho mọi hạng người, đặc biệt cho người bị tiểu đường, sẽ làm hạ mức đường trong máu, và môn đi bộ là tốt nhất cho mọi hạng người, và tốt nhất cho người bị tiều đường (theo ý kiến chung của các bác sỹ). tuyệt đối tránh loại thể dục quá mạnh như tập tạ, hít đất, hít xà ngang sẽ làm cho độ đường tăng lên. * Cẩn thận về răng : Những người bị bệnh tiểu đường rất dễ bị sâu răng và bệnh về nướu, nên phải chăm sóc răng và đánh răng hàng ngày. * Thận trọng bàn chân : Người bị bệnh tiểu đường không có cảm giác nhạy cảm, nên khi hai bàn chân bị thương tích chảy máu mà không biết đau, máu ra nhiều mà không biết, vết thương ra máu rất khó cầm lại, nhiều người bị cưa chân vì không biết đề phòng gìn giữ bàn chân. Bởi vậy: - Hằng ngày phải kiểm soát bàn chân có bị thương tích hay không? - Giữ bàn chân luôn sạch và khô ráo, đừng để nhiễm trùng. - Giữ chân ấm, nhất là khi trời lạnh, với giầy, vớ. ĐỪNG ĐỂ ĐỘ ĐƯỜNG XUỐNG THẤP : Nếu kiêng cữ ăn uống và thể dục điều hòa, độ đường sẽ giữ mức trung bình, nhưng nếu bất cẩn, ham vui bỏ một bữa ăn, sẽ làm cho cơ thể thiếu đường. Lúc đó bạn cảm thấy miệng tê tê, hoặc đổ mồ hôi lạnh, tim đập dồn dập, ít nhất là cảm thấy đói. Để cấp cứu bạn hãy uống ly nước ngọt, tiện nhất là lúc nào cũng có viên kẹo trong túi, khi bị như vậy, chỉ ngậm một viên là hết liền. Nếu đã bị tiểu đường thì năng đo độ đường để kiểm soát mỗi ngày. * Giữ tâm hồn bình thản: Người bị tiểu đường mà giận dữ, lo lắng, suy tư nhiều có khi làm cho độ đừơng tăng vọt. Vậy bạn hãy cố gắng: " Quẳng gánh lo đi mà vui sống" " Hãy tin tưởng và phó thác cuộc đời cho Chúa, để tâm hồn bình thản hạnh phúc ".
  23. ĐIỂU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG VÀ MÁU CAO BẰNG THUỐC NAM : Nếu bạn đang theo dõi thuốc Tây, bạn hãy triệt để vâng theo bác sỹ. Từ trước tới nay chưa một bác sỹ nào chưa đảm bảo rằng là chữa khỏi được bệnh tiểu đường, đã dùng thuốc tây thì phải uống mãn đời. Một số ngày lại rất sợ thuốc tây vì uống vào thấy nóng nảy, táo bón, có khi lại phá ra khi chứng bệnh khác nên lại phải tìm thuốc nam, ai chỉ thứ nào cũng uống. Có nhiều người nhờ uống thuốc gia truyền mà đã khỏi được bệnh tiểu đường, tuy vậy có người hợp với thứ này mà không hợp với thứ kia, nhưng dù sao cũng chỉ là loài thảo mộc giống như rau cỏ thôi, không phải là hóa chất, không có chất độc nên không sợ dị ứng. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số thuốc nam đã được nhiều người uống thấy kếy quả tốt. THUỐC NAM TRỊ ĐÁI ĐƯỜNG: 1/ Phát tiêu : Uống 1-2 ngày đầu, mỗi lần chừng một muỗm cà phê, cho xổ sạch. Rồi lấy trái đu đủ chín ương ương, nạo nhỏ (bỏ vỏ), đàn vào đĩa lớn, rắc đường phơi sương, 1 ngày 1 đêm. Ăn tới khỏi. Rất hay (thuốc dân gian). 2/ Trứng gà tốt , có trống, bỏ vào một li giấm ngập (được giấm thanh thì hay hơn), ngâm 1 đến 2 ngày, bóc vỏ ăn hết. Ăn độ 5-6 ngày là hết bệnh. Thần hiệu. 3/ Hai lá lách heo : Bỏ màng mỏng ngoài, rửa sạch hầm chung với nước râu bắp cho chín kỹ. Ăn cả cái lẫn nước (râu bắp 1 nắm nấu kỹ bỏ bã, lấy nước nấu lá lách) ăn mấy ngày, đo độ đường, nếu thấy xuống bình thường thì ngưng ngay, kẻo xuống thấp quá. 4/ Tầm gửi cây giâu : Nhai nuốt 7 lần 7 búp (đàn ông) hay 7 búp (đàn bà). 5/ Hạt me chua : Sao vàng úp xuống đất, làm 3 lần sắc uống. 6/ Bống má đề : Hái phơi trong râm cho khô. Sắc uống như trà. 7/ Dưa gọt bỏ lõi, bỏ lá lách heo vào trong nấu cách thuỷ, xay ăn độ 3- 4 trái. 8/ Giây mướp đắng : Phơi khô trong râm, sao vàng hạ thổ sắc uống. 9/ Hạt kê: Nấu ăn. 10/ Nấu linh chi 1 chỉ, tam thất 1 chỉ, qui đông 4 chỉ rưỡi. Nấu 15 phút, uống thay trà, khi nào thấy độ đường xuống trung bình thì thôi. 11 / Khế Thái mỏng phơi khô (trong râm). Sáng nấu một bốc, với nửa lít nước, uống cả ngày. Sau ba tháng độ đường xuống bình thường, có ăn ngọt cũng không lên độ.
  24. 12/ Cải xoong , củ cải, cần tây, tía tô, cà rốt, cải bắp. Xay ép lấy nước. 13/ Lá cây hồng ăn trái, phơi trong râm, nấu nước uống thay trà. 14/ Gạo nếp , gạo tẻ đều 50gr, nấu cháo nhừ, củ cải gọt vỏ, xay nát thêm gia vị bỏ vô cháo nấu sôi, ăn hai lần trong ngày. Ăn ba ngày. 15/ Đậu xanh bỏ vỏ 100gr nấu cháo, bí đao bỏ vỏ 200gr, xay nát, thêm gia vị bỏ vô cháo nấu sôi, ăn nóng; lúc đói, 1 lần trong ngày. Ăn ba ngày liền. 16/ Dứa 1 quả ( gần chín ) độ 500gr. Khoét núm bỏ lõi đi, bỏ 10gr phèn chua vô trong, đậy nắp lại, lấy tăm xâu thật kín, chưng chín, ăn một lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền. 17. Đu đủ gần chín: 1 quả độ 300gr, gọt vỏ, khoét núm, bỏ hạt, bỏ đường phèn 30g vô trongm ghim nắp lại chưng chín, ăn một lần trong ngày. Ăn ba ngày liền. 18/ Táo đỏ 7 quả, kén tằm còn con nhộng 7 tổ ninh nhừ, uống nước, uống 2 ngày hết bệnh. 19/ Cuống rau muống 60g, rau ngô 30g. Rửa sạch nấu nước uống. 20 / Củ cải tươi, bỏ vỏ 250g, nấu với cá muối khô 25g. Cách ngày ăn một lần. 21/ Rau cần 500gr, rửa sạch, xay, lọc nước đun lên uống. 22/ Lá lách heo 1 bộ, rửa sạch nấu thái chín ( không bỏ muối) đập 3 quả trứng gà có trống với 60gr củ cải cúc, nấu sôi, ăn cả nước cả cái, ngày 1 lần. 23/ Lá lách heo 1 bộ, hạt bo bo 60gr. Nấu ăn một lần trong ngày. 24/ Đậu đũa luộc ăn lại. 25/ Vỏ con sam (đốt cháy) 5chỉ. Cây vú sữa (sao vàng ) 5 chỉ. Nấu uống hằng ngày thay trà. Rất công hiệu. 26/ Hoài sâm phòng đảng sâm chích cam thảo chích huỳnh kỳ sam bạch truật-cát căn. Đều 5 chỉ. Sắc 6 chén còn 3 chén uống 3 lần. 27/ Hoài sơn 5 chỉ, phòng đảng sâm 5 chỉ, chích huỳnh kỳ 4 chỉ, bạch truật 4 chỉ, thăng ma 3 chỉ cát căn (nướng) 3 chỉ, vỏ biển đậu 3 chỉ chích cam thảo 3 chỉ. Sắc 8 chén còn 3 chén uống 3 lần. 28 / Gà giò bằng 2 vốc tay làm sạch, chanh thái mỏng phủ kín gà. Chưng cách thủy khi chín ăn cả gà lẫn chanh. 29/ Nước thân cây chuối tiêu : Mỗi buổi sáng lấy dao chặt quanh thân cây chuối, khoét bỏ 1 khúc lõi trong thân, dài khoảng 10cm, dùng 1 bao nilông sạch bịt chỗ mới cắt cho khỏi bụi. nửa giờ sau, hút nước chỗ lõi cây chuối chảy ra, được độ trên nửa chén. Uống hết 1 lần. Bài thuốc này, LY Hoàng Duy Tân đã chữa cho bà ở Mỹ về thăm VN, bà bị máu cao và tiểu đường trên 15 năm, phải uống thuốc Tây hàng ngày. Sau khi dùng bài thuốc trên 3 ngày, độ đường và máu xuống bình thường, qua 1 tuần, xuống bình thường. Uống liên tiếp 1 tháng, bệnh đã chấm dứt.
  25. Về Mỹ đi đo độ lại, tất cả đều tốt, mặc dầu đã trên 1 tháng không còn thuốc Tây. CƯỚC CHÚ: Hầu hết các thuốc điều trị tiểu đường, cũng trị cả bệnh máu cao và cholesterol nữa. DỊ ỨNG (allergy). 1/ Ra vườn hoa giữa trưa hít thật sâu nhiều lần cho ra mồ hôi là khỏi. 2/ Cắt cỏ bị dị ứng bởi cỏ cũng làm như trên. 3/ Nước trà nóng pha mật ong rừng uống.
  26. CHƯƠNG 11 VẤN ĐỀ 2 : BỆNH Alzheimer Cách trị bệnh Elzheimer : 1. Theo lương y Trần Hoàng Bảo - Thành phần: Chích hoàng kỳ, Đảng sâm, Hoài sơn dược, Ích trí nhân mỗi vị 15g, Thạch xương bồ, Sinh bạch truật, Thục phụ phiến mỗi vị 10g; Đạm can khương 5g, Trần bì, Bán hạ chế, Chỉ xác, Uất kim mỗi vị 9g. - Gia giảm: Nếu khí trệ tức ngực gia Sài hồ, Cát cánh, Phật thủ mỗi vị 10g; Nếu mất ngủ gia Bá tử nhân, Toan táo nhân mỗi vị 10g, Dạ giao đằng 30g. - Cách dùng: Thuốc trên sắc mỗi ngày 1 thang, phân 2~3 lần uống, nửa tháng lá liệu trình. - Hiệu quả trị liệu: Dùng phương thuốc trên trị 28 ca bệnh Alzheimer, sau khi dùng thuốc 1~2 liệu trình, trong đó, trị khỏi 25 ca, hữu hiệu 3 ca.
  27. CHƯƠNG 11 VẤN ĐỀ 3 : VIÊM XOANG CÓ MỦ Lương Y Hoàng Duy Tân đã chữa cho 1 cô thường xuyên bị nhức đầu ở vùng trán và sau gáy. Đi bệnh viện chụp X-quang, được cho biết cô bị viêm xoang trán, có mủ. Sau khi đi lấy mủ và tiêm trụ sinh được 2 tuần, cô thấy bớt nhiều, nhưng sau đó lại đau trở lại. Lần này bệnh viện đòi phải mổ, cô sợ mổ nên tìm đến nhờ L.y. chữa giúp. Ông lấy ngó sen 30 gr, gừng sống 6 gr, cả 2 thứ giã nát và đắp vào trán từ chân mày lên trán, ra tới 2 bên giữa nữa trán. Khi mới đắp, cô thấy rất mát, độ 5 phút sau thấy bớt sốt, trán không còn nóng nữa. Khoảng 20 phút, cô xin mượn cái chậu, cô gục đầu vào để ói và ói toàn mủ, độ 1 chén ăn. Cô cảm thấy nhẹ hẳn và ra về. Đến tối cô lại đắp 1 lần nữa như trên, mủ cũng ra chừng nữa bát. Sau đó cô tiếp tục đắp nhiều lần nữa, nhưng không còn ra mủ. Sau đó ông cho cô uống thêm 2 thứ sau đây, để trừ căn:Ké đầu ngựa 40gr. Tân di 20gr. Cả 2 cùng sao thật dòn, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 2 muỗng cà phê với nước ấm, ngày 2 lần.
  28. CHƯƠNG 11 VẤN ĐỀ 4 : TRỊ RẮN ĐỘC CẮN Một em học sinh lớp tiểu học tại Nhà Đá Quy Nhơn, bị rắn độc cắn, tôi vội bảo lấy ngay lá đu đủ, bứt lấy 7 khúc đầu nhọn của chòi lá đu dủ( dài chừng 1 ngón tay), nhai với muối, nuốt nước, bả đắp vào vết cắn.
  29. CHƯƠNG 11 VẤN ĐỀ 5 : VIÊM TỤY CẤP TÍNH + Tuyến tuỵ là một tuyến pha . Dịch tuỵ là dịch do phần ngoại tiết của tuyến tuỵ tiết ra. Dịch tuỵ từ ống tuỵ được đổ vào đoạn đầu tá tràng, cùng nơi với dịch mật. Dịch tụy có pH = 7.8 ~ 8.4, chứa hầu hết các enzim tiêu hoá. Đặc biệt dịch tuỵ có vai trò trung hoà độ axit của khối thức ăn từ dạ dày đẩy xuống. + Sau đây là thành phần của dịch tuỵ và tác dụng của chúng - Trypsin: được tiết ra dưới dạng không hoạt động là trypsinogen. Sau khi được enzim enterokinaza trong dịch ruột hoạt hoá, và đặc biệt là trypsin được hoạt hoá từ trước, trở thành trypsin hoạt động. Trypsin hoạt động tối ưu tại pH = 8, nó cắt các kiên kết peptit của axit amin có tính kiềm. - Chymotrypsin: cũng được tiết ra dưới dạng không hoạt động là chymotrypsinogen, sau đó được hoạt hoá bởi trypsin, hoạt động tối ưu trong pH = 8. Chymotrypsin cắt liên kết peptit của các axit amin có nhân thơm. - Cacboxylpolypeptidaza: tiết dưới dạng không hoạt động procacboxypolypeptidaza. Được hoạt hoá bởi trypsin, hoạt động tối ưu trong pH = 8, nó cắt dần các axit amin ở đầu chuỗi polypeptit giải phóng các axit amin tự do. - Lipaza: hoạt động tối ưu trong pH = 6.8, cắt đứt các liên kết este giữa glyxerol với axit béo của lipit đã nhũ tương hoá. - Photpholipaza: cắt đứt liên kết este giữa glyxerol với gốc phôtphat trong phân tử phôtpholipit. - Cholesterol esteraza: cắt liên kết este của các chất béo thuộc nhóm steroid, giải phóng sterol và các axit béo. - Amylaza: hoạt động tối ưu trong pH = 7.1, thủy phân tinh bột sống và chín giải phóng đường mantozơ. Chú ý rằng amylaza của dịch tuỵ có hoạt tính mạnh hơn amylaza trong nước bọt. - Mantaza: phân giải mantozơ thành glucozơ. + + + - - 1 số ion khoáng như Na , K , Ca 2 , HCO 3 , nhưng quan trọng nhất là NaHCO 3, nó trung hoà độ axit của khối thức ăn từ dạ dày đẩy xuống và tạo pH thích hợp cho enzim hoạt động. + Với các thành phần như trên, dịch tuỵ phân giải hầu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Nếu dịch tuỵ tiết ra bị giảm, sẽ gây rối loạn tiêu hoá và hấp thu của cơ thể. Khi tuỵ bị tổn thương hoặc khi một ống tuỵ bị tắc nghẽn, các enzim tiêu hoá sẽ nhanh chóng tiêu hoá tuyến tuỵ trong vòng vài giờ. Đó là bệnh viêm tuỵ cấp dẫn đến shock, có thể dẫn đến suy tuỵ hoặc tử vong. + Cơ chế tiết NaHCO 3: cũng tương tự như cơ chế tiết HCl của dịch vị. Diễn ra theo các bước: - CO 2 từ máu khuếch tán vào tế bào. Enzim CA (nhắc đến ở phần cơ chế tiết HCl) sẽ + - kết hợp CO 2 với nước tạo thành H 2CO 3, lập tức bị điện ly tạo thành H và HCO 3. HCO 3 được vận chuyển tích cực ra ống tuỵ - H + từ tế bào được vận chuyển tích cực vào máu qua bơm H +/Na +. Na + từ máu được bơm vào tế bào, sau đó khuếch tán ra ống tuỵ.
  30. + - - Sự vận chuyển Na và HCO 3 dẫn đến một gradient nồng độ. Do đó nước được kéo vào ống tuỵ tạo thành dịch tuỵ. + Sự điều hoà tiết dịch tuỵ - Dây thần kinh X điều khiển hoạt động của tuyến tuỵ. Chú ý là chỉ có phân hệ phó giao cảm điều khiển tuyến tuỵ, làm tăng tiết dịch tuỵ. - Secretin là 1 hoocmon do tá tràng tiết ra khi có HCl từ dạ dày xuống kích thích. Secretin kích thích tiết nước và NaHCO 3. - CCK do tá tràng tiết ra khi bị sản phẩm tiêu hoá protein và lipit kích thích. CCK kích thích dịch tuỵ tiết ra nhiều enzim. CCK cũng kích thích tiết dịch mật vào tá tràng.
  31. 5 bài thuốc dành cho người viêm tụy Đông y cho rằng viêm tuyến tụy thuộc phạm trù "đau bụng", "triệu chứng quyết". Viêm tuyến tụy bao gồm hai thể là viêm tuyến tụy cấp tính và viêm tuyến tụy mạn tính. Nguyên nhân bệnh do ăn uống, bệnh đường mật, say rượu Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với người bị bệnh viêm tụy. Sau đây là một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo. Mướp già lấy nước uống tốt cho người viêm tụy cấp Bài 1: Xích đậu 150g, đậu xanh 150g, sinh ý dĩ nhân 50g, thêm nước vừa đủ, nấu canh uống nhạt, mỗi giờ 50ml, cả ngày đêm. Dùng cho người viêm tuyến tụy cấp tính loại phù và viêm tuyến tụy mạn tính phát cơn tái phát cấp tính, có công dụng giải nhiệt giải độc thông ẩm. Bài 2 : Mướp già 1.500g, rửa sạch giã lấy nước uống, mỗi giờ 50ml, cả ngày đêm, dùng cho người viêm tuyến tụy phát cơn cấp tính. Bài 3 : Lông ngỗng 20g, trong nồi nhôm sao xém (không cho mỡ), nghiền bột, đậu phụ 50g, sắc nước chiêu uống, chia 2 lần uống hết, dùng cho người viêm tuyến tụy phát cơn cấp tính.
  32. Bài 4 : Miết giáp (mai ba ba) 1 cái, đốt tồn tính, nghiền bột mịn, uống với dầu vừng, mỗi lần 3g, ngày 3 lần, sau bữa ăn, dùng cho người bệnh viêm tuyến tụy mạn tính. Bài 5: Khoai môn 250g, rửa sạch, giã sống lấy nước, dùng nước sôi ngâm nóng, mỗi lần uống 50ml, số lần dựa theo tình trạng bệnh mà xác định. Hoặc khoai môn thêm nước đun nhạt, uống cũng được, dùng cho người bệnh viêm tuyến tụy cấp, mạn tính, loại xuất huyết hoạt tử giai đoạn thuyên giảm, nếu không có cấm kị, cũng có thể chọn dùng. Chú ý: Dù viêm tuyến tụy cấp hay mạn tính, đều nên ăn lượng ít, nhiều bữa, kiêng tuyệt đối bia rượu, thức ăn mềm, hạn chế mỡ BS. Thu Hương - Theo SK & ĐS
  33. MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY TỪ NHÀ THUỐC ĐỨC THỌ ĐƯỜNG LY.Lê Đắc Quý st 1)TC : Đau bụng trên liên tục, đau lan ra vùng lưng, vùng giữa mũi ức và rốn có ấn đau rõ rệt nhất là vùng bụng trên hơi lệch về bên trái, không có phản ứng thành bụng, không có hiện tượng ấn tay xuống không đau nhấc tay lên mới đau, không nắn thấy khối cục, nhu động ruột tăng nhiều, kịch phát thành cơn trong 2 ngày, kèm theo nôn oẹ nhiều lần ra nước, nôn xong có đỡ đau bụng hơn, 2 ngày không đại tiện, ăn rất ít, miệng khô đắng; dáng vẻ đau đớn cấp tính, mất nước độ nhẹ, củng mạc không vàng rõ rệt, tim phổi tứ chi hoạt động bình thường, bạch cầu 22 000/mm3, trung tính 96%, lympho 4%, amylase huyết thanh 1024 đơn vị (phương pháp Winslow) chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi vàng hơi bẩn CĐ : Viêm tuỵ cấp thể phù đơn thuần. Can đởm thấp nhiệt uất trệ, phủ khí mất thông giáng. PC : Sơ can thanh nhiệt lợi thấp, thông phủ công hạ. P : Tả di thang. D : sinh Đại hoàng 15g, Hậu phác, Chỉ xác sao, Mộc hương đều 10g, Bồ công anh, Nhân trần đều 30g, Sài hồ, Hoàng cầm đều 15g. Ngày 1 thang sắc uống. Liệu trình 2 thang. GG : -đại tiện bí kết, thêm Huyền minh phấn 12g chiêu với nước thuốc; -bụng chướng, thêm : Binh lang 15g, Xuyên luyện tử 10g; -nôn mửa nhiều, thêm Trúc nhự tẩm gừng 10g, Đại giả thạch 15g. 2)TC : Do ăn quá nhiều thịt mỡ, đêm đau bụng trên dữ dội, cự án, đau lan ra vùng sống lưng, lợm giọng buồn nôn, miệng khô, bí đại tiện, sốt nhẹ (38 độ C), bạch cầu 17 100/mm3, trung tính 82%, amylase huyết thanh 1600 đơn vị, rêu lưỡi mỏng vàng bẩn, mạch tế huyền. CĐ : Viêm tuỵ cấp. Thấp nhiệt tắc trở trung tiêu. PC : Thanh nhiệt giải độc tạng phủ. P : Đại thừa khí thang (Thương hàn luận) gia giảm. D : sinh Đại hoàng 9g cho vào sau (đắng hàn, tả hoả giải độc, tảy sạch dạ dày và ruột), Mang tiêu 12g (mặn hàn, nhuận táo nhuyễn kiên, phá kết), Huyền minh phấn 9g chiêu với nước thuốc, Chỉ thực 12g (đắng ôn, hành khí phá kết, trừ đầy), Sơn tra 15g (tiêu thức ăn thịt, thoát mủ tiêu thũng), Hồng đằng, Bại tương thảo đều 30g. Sắc uống, mỗi ngày 2 thang. Liệu trình 2 thang.
  34. 3)TC và kết quả điều trị : 100 trường hợp trong đó có 6 trường hợp viêm tuỵ xuất huyết cấp tính, hiệu quả 100%, nhanh nhất 1 ngày, lâu nhất 60 ngày, bình quân 3,25 ngày amylase huyết thanh trở về mức bình thường. CĐ : Viêm tuỵ cấp. Bạo ẩm thương tỳ, tỳ vị không thực hiện được chức năng thông giáng khí. PC : Thông lý giáng hạ. P : Đại hãm hung thang giảm vị. D : sinh Đại hoàng phấn 9-15g, Huyền minh phấn 15-30g. Hai thứ bột pha vào 200ml nước, chia uống 2-3 lần trong 6 giờ; nếu sau 6 giờ mà không đi ngoài được, hoà thêm 1 lần nữa, uống 100ml, thụt giữ lại ở ruột 100ml, lấy đi ngoài làm chuẩn. Tiếp điều trị theo biện chứng để amylase huyết thanh trở về bình thường. 4)TC : Sau ăn thấy ớn lạnh, toàn thân khó chịu, đau vùng bụng trên và bên sườn, bạch cầu 18 000/mm3, trung tính 84%, lympho 12%, đơn nhân 4%, bilirubin dương tính, urobilinogen 1:70, amylase niệu 1200 đơn vị; dáng tiều tuỵ, sắc mặt trắng bệch, vẻ mệt mỏi, chân tay không ấm, ăn uống kém, miệng khát đòi uống nước, tim hồi hộp, mất ngủ, động ngủ vã mồ hôi bụng sườn đau nhất là về bên trái, lưỡi bệu, rìa lưỡi có hằn răng, giữa lưỡi không có rêu, xung quanh có rêu vàng mỏng, mạch tế sác vô lực. CĐ : Viêm tuỵ cấp. Âm hư nhiệt uất, nội nhiệt không thoát hết, khí âm đều hư, ra mồ hôi, vong dương. PC : Dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí liễm hãn. P : Sinh mạch tán hợp Nhị giáp long mẫu thang gia giảm. D : Mạch môn 15g (tưới nhuận), Ngũ vị tử 9g (liễm hãn), Thạch hộc 10g (dưỡng âm), Miết giáp 15g sắc trước, Bạch vi 6g (ích âm tiết nhiệt), Bạch thược 12g (cùng Miết giáp Bạch vi trừ hư nhiệt ở phần âm), Long cốt, Mẫu lệ nung đều 30g sắc trước (an thần, thu liễm làm hết mồ hôi), Hoàng kỳ 18g (ích khí cố biểu). Ngày 1 thang. GG : -dương hư muốn thoát, thêm Phụ tử 5g; -khí hư nặng thêm Nhân sâm 15g, hoặc Đảng sâm 30g; -huyết hư thêm : Thục địa, Đương quy đều 12g; -huyết nhiệt, thêm : Sinh địa, Đan bì đều 12g; -nhiệt độc nội thịnh hoặc thấp nhiệt uẩn chưng, tuỳ chứng thêm thuốc thanh nhiệt giải độc hoặc thanh nhiệt hoá thấp.
  35. 5)TC và hiệu quả điều trị : 1100 trường hợp, khỏi lâm sàng 72%, khỏi cơ bản 21,5%, chuyển phẫu thuật 2,3%, tử vong 0,9%. CĐ : Can uất khí trệ, nhiệt náu ở tỳ vị. PC : Thư can lý khí, thanh nhiệt táo thấp, thông lý công hạ. P : Thanh di thang. D : Sài hồ, Bạch thược, Đại hoàng cho vào sau đều 15g, Hoàng cầm, Hoàng liên, Mộc hương, Huyền hồ, Mang tiêu chiêu với nước thuốc đều 10g. Ngày 1 thang sắc uống. GG : -đau nặng, thêm thuốc hành khí hoạt huyết; -nhiệt nặng, thêm thuốc thanh nhiệt giải độc; -có giun, thêm : Sử quân tử 12g, Khổ luyện căn bì, Binh lang đều 8g; -kèm huyết hoại tử, thêm Đại hãm hung thang (Cam toại mạt 1g, Đại hoàng 15-30g cho sau, Mang tiêu 10-15g chiêu với nước thuốc). Lời bình : Trên đây là các bài thuốc chữa Viêm tuỵ cấp đã qua thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc có tổng kết, trong đó có 5 loại đã được Đức Thọ Đường áp dụng điều trị cho bệnh nhân có kết quả nên ghi lại để thầy thuốc Đức Thọ Đường tin dùng.
  36. CHƯƠNG 11 VẤN ĐỀ 6 : SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
  37. CHƯƠNG 11 VẤN ĐỀ 7 : TRĨ
  38. TÀI LIỆU CỦA CỤ HUỲNH MINH 1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ BỆNH TRĨ NỘI, SA TỬ CUNG ( THUỐC BỘT ) * Ngũ bội : 2 chỉ Đại hoàng : 1 chỉ * Phèn chua phi : 1 chỉ Ba thứ tán chung, lấy bông gòn nhét vô vài lần sẽ hết. 2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI, ĐI TIÊU RA MÁU
  39. Một chén muối hột , đem rang cho nổ, túm vô vải, đặt vào hậu môn. Nếu còn nóng thì đặt cách 1 phân, bớt nóng đặt sát vào. Cứ như vậy làm khoảng 8 lần sẽ hết. Chú ý : Coi chừng bị phỏng nếu muối quá nóng. 3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ BỆNH TRĨ 20 hột mã tiền , đốt thành than, tán nhuyễn; phèn phi, một cục bằng ngón tay út. Hai thứ tán chung, hòa sệt với dầu dừa, mật ong ruồi. Xức chổ mụt trĩ và dùng băng ghịt lại. Nếu thuốc rút khô thì xức cái khác liền, liên tiếp vài lần, trĩ sẽ rụng. 4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ BỆNH TRĨ NỘI NGOẠI * Vỏ cây vú sữa * Dây cốc kèn * Lá ô rô tía * Vỏ cây sung Bốn thứ bằng nhau, sao khử thổ, để vô nồi đất, nấu uống thường xuyên sẽ khỏi. 5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ BỆNH TRĨ NỘI NGOẠI Cây lá mắc cỡ, cỏ mần chầu, rau dền gai – ba thứ bằng nhau, sắc 3 chén còn 1 chén, uống trong 15 ngày. Còn xác đem phơi khô, bỏ vô lò đốt, trùm mềm lại xông nơi hậu môn, nó sẽ rút vô mụt trĩ tiêu hết. 6. CÔNG THỨC 6 : TRĨ LÒI CON TRÊ RA MÁU * Hoạt thạch tốt : 5 chỉ Cam thảo : 5 chỉ * A tử (sao đen) : 5 chỉ Túc xác : 5 chỉ Các vị tán nhuyễn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh. 7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ BỆNH TRĨ Cây lá giới , chặt phơi khô, sao khử thổ, sắc uống chừng 3-5 siêu, trĩ sẽ thụt vô. Nước nhì và nước ba uống thay trà.
  40. CHƯƠNG 11 VẤN ĐỀ 8 : RÒ HẬU MÔN
  41. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 9 : ĐỤC THỦY TINH THỂ Theo lương y Trần Hoàng Bảo + Phương 1: -Thành phần: Thục địa 15g; Phục linh, Sơn dược mỗi vị 12g; Đảng sâm, Cốc tinh thảo, Bạch tật lê, Quyết minh tử, Câu kỉ tử, Thỏ ty tử mỗi vị 9g; Cúc hoa, Thạch hộc mỗi vị 6g, Ngũ vị tử 5g. -Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. 30 ngày là 1 liệu trình, thông thường trị 2 ~3 liệu trình -Chứng thích ứng: Đục thủy tinh thể thời kỳ đầu. + Phương 2: -Thành phần: Bạch truật, Đương qui, Sung úy tử, Câu kỉ tử, Xa tiền tử, Hương phụ, Bạch thược mỗi vị 10g; Thạch quyết minh, Thảo quyết minh, Sanh địa, Hạ khô thảo mỗi vị 15g; Thanh tương tử 12g, Cam thảo 3g -Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. -Chứng thích ứng: Đục thủy tinh thể.
  42. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 10 : CẬN THỊ Phương 1: -Thành phần : Ngũ vị tử, Câu kỉ tử, Thanh tương tử mỗi vị 20g; Hoàng kỳ 25g, Tang thầm tử, Phúc bồn tử mỗi vị 15g; Đào nhân, Hồng hoa, Kê huyết đằng, Viễn chí, Dã cúc hoa, Quyết minh tử mỗi vị 12g; Thạch xương bồ, Thăng ma mỗi vị 10g; Băng phiến 0,15g. -Cách chế dùng: Thuốc trên nghiền thành bột cực mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g, mỗi lần uống 1 hoàn, uống với nước đun sôi. Mỗi ngày mỗi sớm tối uống 1 lần. Đồng thời, mỗi ngày luyện tập bảo kiện làm khỏe cho mắt 3 lần, 2 tháng là 1 liệu trình. Mỗi nửa tháng đo thị lực 1 lần. -Hiệu quả trị liệu: Dùng phương này trị liệu người bị cận thị 85 ca, trong đó đề cao thị lực 5.1 là 12 ca, 5.0 là 35 ca, 4.9 là 20 ca, 4.8 là 5 ca, 4.7 là 13 ca. Sau khi nâng cao thị lực, qua 5 ~7 tháng quan sát, thị lực chưa thấy xuống thấp.
  43. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 11 : TĂNG NHÃN ÁP + Phương 1: -Thành phần: Quyết minh tử, Hạ khô thảo đều 20g; Xa tiền tử, Đình lịch tử, Sung úy tử đều 15g; Cát cánh, Dã cúc hoa, Lô căn, Hoàng cầm, Hương phụ, Phòng phong đều 10g, Sinh cam thảo 6g. -Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước 2 ~3 lần uống. -Hiệu quả trị liệu: Dùng phương này điều trị bệnh nhân mắc chứng Tăng nhãn áp (Bệnh glôcôm) 30 ca, sau khi uống 10 ~ 20 thang, bệnh khỏi 18 ca, hữu hiệu 3 ca, vô hiệu 9 ca. + Phương 2: - Chủ trị: Bệnh glôcôm (tăng nhãn áp) thời kỳ đầu. - Thành phần: Hạ khô thảo 30g, Bạch cúc hoa 15g. - Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang. (Lương y Trần Hoàng Bảo)
  44. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 12 : BỆNH ZONA 1. THEO TỪ ĐIỂN ĐÔNG DƯỢC HỌC
  45. 2. Ch ữa bệnh Zona bằng cây Lô hội Ở nước ta, Lô hội thường được dùng chủ yếu để chữa u xơ tiền liệt, viêm tiết niệu, tiểu có máu, tiểu đau rát, nóng rất có hiệu quả. Gần đây, chúng tôi dùng Lô hội chữa cho vài ba trường hợp bị zona có hiệu quả rất tốt; một người 69 tuổi bị viêm ở trán rồi lan dần ra tiểu gò má, đau nhức, Tây y khám thấy bị Zona, uống thuốc 5 ngày liên tiếp vẫn sốt nóng; ban đầu uống Acrcolovir (ngày 6 - 7 viên) và các thuốc khác, dạ dày không chịu nổi đã ói máu. Tôi cho dùng cây Lô hội như sau: - Uống trong 1 nhánh độ 60g, rong cành (bỏ gai) hai lần vì cành có nhiều độc tố, cho vào xoong, thêm nước sôi để nguội, lọc bỏ xác uống 1 lần, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 nhánh (tức 180g một ngày). Đắp ngoài thì không cần rong cành mà xay nhỏ Lô hội, đổ vào bát; nghiền Đậu xanh sống (để cả vỏ), trộn với nước Lô hội đã xay, đắp vào chỗ sưng đau, khi thấy khô thì bỏ ra đắp tiếp, làm như thế vài ba ngày thì khỏi, không để lại vết sẹo và cũng không còn dấu hiệu của bệnh zona . -
  46. - Trường hợp có bệnh nhân phát hiện trên cổ đỏ, nóng nhức, dùng như thế 3 lần thì khỏi. Sau đó, tôi áp dụng như trên độ 1 tuần thì bệnh khỏi hẳn, không nhức và không để lại vết sẹo trên da. Những việc tôi áp dụng trên đề nghị nghiên cứu thêm. - - L/Y Lê Hữu Mạnh 2. Theo sổ tay dưỡng sinh ohshawa GIỜI ĂN ( DÔ NA): Cách 1: 20 lá trà ba năm nấu với 2 chén nước, sắc lại còn 1 chén, để rửa vết thương. Cách 2: dùng dấm nuôi thoa lên vết thương. Ăn gạo lứt muối mè theo số 7. Uống nước gạo lứt rang.
  47. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 13 : TRỊ VIÊM XOANG, VIÊM MŨI HIỆU QUẢ
  48. Cây Xương Cá (Tên gọi khác: Cây Giao) I/ Mô tả Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây. Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt. Cây xương cá có hình thức bề ngoài rất giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần, không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này, theo kinh nghiệm thực tế, là: cây xương cá có mủ rất nhiều, còn loại cây kia thì lại không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy, nếu bẻ nhánh ra thấy CÓ NHIỀU MỦ TRẮNG ĐỤC NHƯ SỮA thì chắc là đúng cây thuốc. Lưu ý: Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, ) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, ), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt. II / Công dụng
  49. Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi. Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt cóc, viêm, trặc tay chân, thấp khớp, đau đầu trun, cá đâm, rắn cắn, III/ Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc). Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 đ 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễừ nóng chảy! Mở nắp ấm, đổ vào cỡ 1 chén nước. Đếm cỡ 10 đến 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm. Đặt ấm lên bếp. Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau: Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. (Các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng). Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15, 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 đến 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc. Lưu ý: Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh.
  50. Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non. Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên. Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. Cây này hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 đến 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên. Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi. IV /Cách trị các chứng bệnh khác theo kinh nghiệm dân gian 1.Mụt cóc – Mụt thịt: Bẻ chỗ giao nhau giữa 2 đốt cây sẽ có mủ nhiều. Lấy mủ chấm gọn lên mụt cóc, đừng làm lan rộng quá. Mỗi ngày chấm 2 lần. Khoảng 1 tuần mụt sẽ rụng, để lại lớp da bình thường. 2.Các bệnh trị bằng cách đắp, bó thuốc: Để trị bong gân, sưng trặc tay chân, đau đầu trun (đầu ngón tay tự dưng sưng, đau nhứt dữ dội), cách đắp như sau: Lấy 1 lượng thuốc vừa phải. Cắt nhỏ. Trộn chung với 1 ít muối bột. Cho vào bao nylon. Đập nát bằng búa bên ngoài bao. Xong, đắp lên chỗ đau. Dùng vải quấn hay bó lại. Sau 1 đêm là khỏi. 3.Khi bị cá đâm, rắn cắn, bò cạp, rít cắn: Lấy mủ cây xương cá bôi trực tiếp vào vết thương. Lưu ý: Để cẩn thận, không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ có thai. LƯU Ý THÊM: */ Nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút. */Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 mỗi lần xông 25 phút. */ Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khỏi bệnh. */ Khi bệnh đã khỏi nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn.
  51. */ Đặc biệt cần phải lưu ý: ống xông phải dài được 5 tấc (50cm) hoặc hơn chút ít. DIỄN BIẾN TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ: */ Tùy theo bệnh trạng mà diễn biến của quá trình điều trị có thể khác nhau: */ Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. */ Có người 2, 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. */ Có 1 số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Nhưng chừng 2, 3 hôm sau đó sẽ dịu dần và xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh. Người chỉ cho phương pháp này là cô Phúc, địa chỉ nhà ở số 24, đường số 26, khu dân cư Bình Phú, quận 6, Tp.HCM - gần METRO Bình Phú. Cô đã từng áp dụng phương pháp chữa bệnh cho hàng ngàn người, đến nay gần như tất cả đều đã khỏe hơn rất nhiều. Nói chính xác là cô không chữa bệnh, mà chỉ cách cho mình tự chữa lấy, và cô cung cấp thuốc miễn phí. Với tấm lòng nhân ái, cô cùng chồng và các bạn của cô, thường xuyên đi tìm cây thuốc, cung cấp cho người bệnh hoàn toàn miễn phí, theo mình biết thì khoảng 10 năm nay rồi. Ai có bệnh thì cô sẵn sàng giúp, và cung cấp cây thuốc giống để tự trồng, tự chữa bệnh và nhân rộng cây thuốc này. Bạn nào quan tâm, muốn hiểu rõ hơn thì có thể liên hệ trực tiếp Cô Phúc, Số ĐT 8766929. Nếu các bạn muốn liên hệ để nhận thuốc, hãy gọi điện để đăng ký. Nếu có cây thuốc thì có thể theo chỉ dẫn trên để tự chữa cũng được.
  52. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 14 : BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN TỰ CHẾ “VĨNH BIỆT” BỆNH VIÊM XOANG KHÔNG TỐN MỘT XU Thứ sáu - 22/02/2013 09:15 1 Hễ bệnh viêm xoang càng nặng thì khi xông mũi bằng bài thuốc này sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian. Cây giao. Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền. Bài thuốc quý của đại ngàn Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu. Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”. Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay. Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết
  53. hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát. Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe. Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người. Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này. Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ ) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt. Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy. Cây giao -> Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi. Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.
  54. Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.” Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”. Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh ). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang. Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt. Tác giả bài viết: Theo Thủy Trúc Nguồn tin: PLVN
  55. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 15 : BƯỚU CỔ 1. THUỐC TRỊ BƯỚU CỔ Hái lá Sộp già, sao vàng, sắc 3 chén còn 1 chén. Ngày uống 2 lần, còn xác đổ nước nấu uống thay trà, uống thường xuyên sẽ tiêu. 2. THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ Bướu càng ngày càng phát triển lớn theo cổ, khiến thở khó khăn. Dùng lá nhàu tươi, 1 nắm, đâm nhuyễn, cho chút muối, đắp băng ở cổ mỗi ngày, tối thay cái khác, nếu khô thì chế thêm giấm thanh để có độ ẩm thì bướu sẽ xẹp dần. 3. THUỐC UỐNG TRỊ BƯỚU CỔ VÀ VIÊM AMIDAL Lá mù u , hái phơi khô, đem sao tồn tính, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. 4. THUỐC TRỊ BƯỚU CỔ ( LĂN ) Trái bình bát, mãng cầu , nướng lửa than cho nóng, đem ra lăn trên bướu, ngày 3 lần, lăn chừng 4 trái. Trong uống ngoài thoa sẽ hết. 5. THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ
  56. Rau sam – 1 nắm; cây lá bạc đầu ông – 1 nắm; muối diêm – 1 muỗng cà phê : đâm chung 3 thứ, để lên vải, rắc thêm nửa muỗng cà phê muối diêm trên mặt, bó trong 1 tuần sẽ xẹp. 6. THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ ( HIỆU NGHIỆM ) Cua đồng – 4 đến 5 con, đâm nhỏ Đọt tre non mới lớn – 1 nắm Vôi ăn trầu – 1 cục nhỏ bằng đầu ngón tay. Đâm chung, đem bó chỗ bướu chừng nửa ngày, tối thay cái khác, bó chừng 3 ngày sẽ xẹp và teo lại. Chú ý : Cần uống thêm thuốc bên trong. 7. THEO PHƯƠNG PHÁP OHSAWA BƯỚU CỔ: 1 nắm lá bùm xụm giã vắt lấy nửa chén nước cốt, uống nước cốt này vào buổi sáng sau khi ăn sáng. Còn xác lá xào với 1 muỗng canh dấm, xào cho nóng, rồi bó xác lá này vô cổ, bó 2 tiếng. Một ngày bó 1 lần. Bó trong 10 ngày. Ngoài ra, hơ nóng 1 trái đu đủ non bằng cườm chân, rồi lăn lên cổ, khi trái đu đủ hết nóng thì hơ cho trái nóng lại rồi lăn tiếp lên cổ. Lăn như vậy từ 7 đến 9 lần trong một đợt. Một ngày lăn 3 đợt. Lăn như vậy trong 2 tuần. Ăn gạo lứt mè theo số 7. Lấy 15 lá trà để vào bình thủy 3 xị nước sôi cho ra trà, uống cả ngày.
  57. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 16 : KINH PHONG Ở thôn quê xa Thầy xa Chợ, trẻ em thường bị chứng kinh phong bất ngờ, thật là khó khăn, vì sự lợi ích chung với tinh thần phục vụ, xin đóng góp cho bà con phương thuốc cứu cấp này để chữa trị trẻ em được bình phục vui chơi. * Củ thiềng liềng, lùi xắt nhỏ : 3 chỉ * Củ sả, lùi xắt nhỏ : 10 chỉ * Thuốc cứu : 15 lá * Vỏ quít tức trần bì, sao vàng : 1 vỏ * Rau húng cây : 1 nắm * Trà tàu : 1 nắm * Muối hột rang : 1 muỗng cà phê Các thứ để chung, đổ 3 chén nước lạnh, sắc còn 1 chén để nguội, cho uống từ từ 5 phút 1 lần, chứng kinh phong sẽ khỏi.
  58. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 17 : LỞ LOÉT Theo sổ tay dưỡng sinh ohshawa Nước cốt nghệ + muối + phèn chua giã nhỏ, ba thứ này phân lượng bằng nhau. Tất cả trộn chung rồi hấp cách thủy, khoảng 15 phút. Bôi nước này lên chỗ lở loét là khô liền.
  59. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 18 : CƯỜM MẮT, ĐỎ MẮT, MẮT KÉO MÂY Theo sổ tay dưỡng sinh ohshawa CƯỜM MẮT , ĐỎ MẮT, MẮT KÉO MÂY: nhỏ dầu mè lâu năm, mỗi lần 2 giọt, một ngày 3 lần.
  60. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 19 : TRỊ HẮC LÀO ĐƠN GIẢN BẰNG CHUỐI HỘT Chữa hắc lào Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.
  61. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 20 : TRỊ TRẺ EM TÁO BÓN Trẻ em táo bón Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được. Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo. BS Vũ Nguyên Khiết Theo - Sức Khỏe & Đời Sống
  62. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 21 : BÀI THUỐC NAM TRỊ THỦY ĐẬU Bài thuốc nam trị bệnh thủy đậu Thủy đậu còn gọi thủy hoa, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ. Đây là loại bệnh truyền nhiễm thông thường, trẻ em hay mắc phải, thỉnh thoảng cũng gặp ở người lớn. Sau đây là cách phân loại bệnh và những vị thuốc nam dễ tìm để chữa trị căn bệnh này. 1. Loại nhẹ * Triệu chứng : Sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, ho ít, ăn uống bình thường, các nốt đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, ngứa nhiều. * Phép chữa : Sơ phong thanh nhiệt. * Bài thuốc : Lá dâu tằm tươi 30 g rửa sạch, lá tre tươi 20 g, cỏ màn chầu tươi 20 g rửa sạch thái ngắn, cam thảo đất tươi 20 g thái ngắn. Nước 1.000 ml, sắc còn 300 ml, mỗi lần uống 30-50 ml, chia uống trong ngày. Nếu người bệnh không sốt nóng, mụn đậu mọc thưa ít, ăn ngủ, tiêu tiểu bình thường, có thể không cần uống thuốc, nên dùng nước đun sôi để nguội tắm rửa, tránh gió và điều dưỡng tốt. 2. Loại nặng * Triệu chứng : Sốt cao, buồn phiền, khát, thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, mặt đỏ, miệng môi khô hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng. * Phép chữa : Thanh nhiệt giải độc là chủ yếu. * Bài thuốc : Vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ 20-30 g, rau om tươi 20 g rửa sạch, quả dành dành 16 g, kim ngân hoa 16 g, rễ cỏ tranh 12 g. Bài thuốc này nên sắc 2 lần. Lần đầu cách sắc như bài thuốc trên, lần sau đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, dồn lại với nước thứ nhất, cô lại còn 300 ml chia 2 lần uống trong ngày. Trẻ em tùy theo tuổi có thể dùng 1/2 liều. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn. Lương y Nguyễn Đức Nghĩa ( Sài Gòn Giải Phóng )
  63. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 22 : BÀI THUỐC NAM TRỊ QUAI BỊ Một số bài thuốc đơn giản chữa quai bị Để chữa quai bị, có thể dùng hạt gấc nướng chín, lấy nhân tán mịn, trộn với mật ong, bôi vào miếng giấy rồi đem dán vào chỗ sưng, ngày 2 lần. Sau đây một số bài thuốc khác: - Lấy mủ cây sung bôi vào miếng giấy rồi dán vào chỗ sưng, ngày thay thuốc một lần, cho bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn. - Đậu xanh cả vỏ 30 g, lá gấc tươi 40 g giã nhỏ, đắp vào chỗ sưng, băng lại, ngày thay thuốc 1 lần. - Hạ khô thảo 20 g, cây mũi mác 30 g, kim ngân 20 g sắc uống trong ngày; đồng thời nấu cháo đậu xanh cho bệnh nhân ăn. - Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20 g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16 g, mã đề 12 g sắc uống ngày 1 thang. - Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20 g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16 g, cam thảo 10 g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động. Lương y Trịnh Văn Sỹ , Nông Nghiệp Việt Nam
  64. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 23 : SƠ CỨU NGƯỜI NGỘ ĐỘC CÁ NÓC Ngộ độc cá nóc có tỷ lệ tử vong rất cao. Trong trường hợp khẩn cấp, việc sử dụng một số dược thảo sẵn có như lá tía tô, đậu xanh, lá khoai lang non có thể sơ cứu tại chỗ hiệu quả. Bài 1: hạt trám sống 20 hạt, đem giã nát lấy nước hoặc mài hạt trám để lấy nước uống. Bài 2: uống 1 bát dầu hạt cải, giúp nôn ra chất độc. Bài 3 : lấy khoảng 500 đến 1.000 g rễ cỏ tranh tươi, đem giã nát lấy nước uống. Có thể sắc nước uống khi thuốc còn nóng. Bài 4 : lấy khoảng 250 g cỏ ruột gà, sắc lấy nước uống. Bài 5: lá khoai lang non 1 nắm nhỏ, đem giã nát rồi hòa với nước sôi để nạn nhân uống cho đến khi nôn ra chất độc. Bài 6: lấy lá tía tô 25 g, gừng tươi 25 g và rễ cỏ tranh 160-200 g. Các vị các vị trên hợp thang sắc nước uống. Bài 7 : bí đao một lượng vừa phải, rửa sạch thái nhỏ rồi giã nát như bùn, vắt lấy nước cho nạn nhân uống nhiều. Có xay bí đao bằng máy xay sinh tố, thêm nước rồi vắt lấy nước uống. Bài 8: lá tía tô và cam thảo bắc, mỗi vị 10 g, lượng, sắc uống. Bài 9 : đậu xanh 30-50 g, cam thảo bắc 10 g, đem sắc kỹ lấy nước uống. Bác sĩ Quách Tuấn Vinh , Sức Khỏe & Đời Sống
  65. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 24 : QUẢ SUNG CHỮA BỆNH TRĨ Trong dân gian lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại Trái sung các cụ thời xưa gọi là “vô hoa quả” (quả không hoa), vì cây không thấy ra hoa mà đã có ngay quả. Nay ta biết, quả sung thực ra là một quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Cây sung rất sai quả, quả từ gốc đến ngọn, chi chít trên cành, thành từng chùm trên thân cây và những cành to không mang lá, khi chín màu đỏ nâu. Quả sung không những có thể dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng) Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong quả sung có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhiều loại đường và nhiều acid hữu cơ. Đặc biệt là, trong quả sung còn xanh còn chiết xuất được những thành phần có tác dụng chống ung thư. Đúng là, từ xưa trong dân gian có lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại. Kinh nghiệm dùng trái sung, vỏ cây và lá sung để chữa trĩ, cũng thấy được đề cập trong một số sách thuốc Đông y. Cụ thể, bạn có thể sử dụng như sau:
  66. - Dùng trái sung xanh (quả chưa chín đỏ). Trái tươi hay hái khô đều được, nhưng đến mùa quả, nên hái lấy vài cân, đem phơi khô, cất đi dùng dần. Hàng ngày dùng 15 – 20 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn. Món canh này có tác dụng dự phòng và điều trị khá tốt trĩ nội và trĩ ngoại. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 5 – 10 quả, sắc lấy nước uống. - Dùng 10 quả sung; nếu không có quả có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5 – 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 370C – 380C) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8 – 10 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một số trường hợp chỉ xông – rửa như vậy mà bệnh cũng khỏi. Theo Tri thức trẻ
  67. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 25 : BÀI THUỐC ĐÔNG Y TRỊ VÔ SINH +Phương 1: -Thành phần: Hoàng kỳ, Toàn đương qui mỗi vị 20g; Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, Câu kỉ tử, Trạch lan, Hương phụ mỗi vị 15g, Ích mẩu thảo 30g; Ngũ linh chi, Bồ hoàng, Sài hồ, Vương bất lưu hành, Bạch thược, Tiêu bạch truật mỗi vị 10g; Trầm hương, Sinh cam thảo mỗi vị 5g. -Cách dùng: Thuốc trên sau khi sắc nước 3 lần hợp các dịch thuốc lại, phân sớm tối 2 lần uống ấm. Mỗi ngày 1 thang. -Hiệu quả trị liệu: Dùng phưong này điều trị chứng vô sinh ở phụ nữ 75 ca, trị khỏi 73 ca, vô hiệu 2 ca. +Phương 2: -Thành phần: Ích mẫu thảo, Toàn đương qui mỗi vị 30g; Tử hà sa 15g; Bạch thược, Kê huyết đằng mỗi vị 20g; Quảng mộc hương, Hương phụ, Sài hồ, Đan sâm, Bạch truật, Chỉ xác mỗi vị 10g. -Gia giảm: a/ Nếu ống dẫn trứng không thông: gia Lộ lộ thông, Ty qua lạc, Mộc thông mỗi vị 10g; b/ Nếu khí hư: gia Đảng sâm, Hoài sơn dược, Hoàng kỳ mỗi vị 10g; c/ Nếu người bệnh đau kinh, kinh nguyệt không rõ, có thể uống phương này 5 ~7 thang, sau kỳ kinh 8 ~10 ngày, có thể nhiếp tinh (hấp thu tinh) giúp có thai, công hiệu tốt. -Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, phân 2 ~3 lần uống. -Hiệu quả trị liệu: Dùng phương này điều trị chứng vô sinh ở phụ nữ 68 ca, trong đó trị khỏi 67 ca (đều đã mang thai), vô hiệu 1 ca.
  68. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 26 : BÀI THUỐC TRỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU VÀ HỐC XƯƠNG HIỆU QUẢ Đường tiết niệu là đường dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể bao gồm từ trên xuống là: Bể thận - Niệu quản - Bàng quang - Niệu đạo. Khi có 1 trong các vị trí đó bị viêm gọi là viêm đường tiết niệu. Chẳng hạn viêm bàng quang, viêm bể thận Nếu không điều trị dứt điểm đương nhiên là sẽ có biến chứng và để lại hậu quả. Một trong những hậu quả nguy hiểm nhất là suy thận. Tuy nhiên tùy thuộc vào vị trí viêm mà nó sẽ để lại hiệu quả gì. Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu Theo lương y Nơi, có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như thấp nhiệt đường tiết niệu hoặc thấp nhiệt ở bàng quang gây viêm nhiễm. Ăn, uống các chất kích thích, cay nóng làm nhiệt tồn đọng xuống bàng quang, dẫn đến gây ứ đọng lâu ngày cũng có thể “hóa hỏa” gây tiểu ra máu. Nhịn tiểu lâu ngày khiến tái hấp thu nhiều lần “chất trọc” (chất đục), đọng lại lâu ngày, cũng gây nên bệnh. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như: Quan hệ tình dục gây nên viêm nhiễm, vệ sinh bộ phận sinh dục không tốt, nguồn nước bị ô nhiễm , cũng có thể gây bệnh (nhất là ở nữ giới). Bệnh nhân thường có những biểu hiện như: Người mệt mỏi khó chịu, có thể sốt nóng, sốt rét, đái dắt, đái buốt, đi vệ sinh nhiều lần, nước tiểu có màu trắng, vàng đục hoặc màu đỏ Bài thuốc trị bệnh này bao gồm 7 vị: - Cây cối xay (còn có tên cây đằng xay, kim hoa thảo) dùng cành, lá, hoa (nếu tươi dùng 50 gr, nếu khô dùng khoảng 15 gr); - Bồ công anh (còn có tên cây lưỡi bò, rau bồ cóc), nếu tươi dùng 100 gr, khô dùng 20 gr; - Kim tiền thảo (còn có tên đồng tiền lông, mắt rồng) dùng dây và lá, nếu tươi thì dùng 50 - 80 gr, khô dùng 15 - 20 gr; - Thèn đen (phèn đen) dùng bộ phận cành, lá, tươi dùng 80 gr, khô dùng khoảng 20 gr; - Mã đề thảo (xa tiền) dùng tất cả các bộ phận của cây, tươi dùng 50 gr, khô dùng 20 gr; - Rễ cỏ tranh (mạch mao căn) tươi dùng 100 gr, khô dùng 25 gr; - Tỳ giải (cúc kim cang) tươi dùng 50 gr, khô dùng 15 gr.
  69. Tùy vào thể trạng cũng như biểu hiện của người bệnh mà có thể gia giảm những vị thuốc cho phù hợp: Nếu viêm do sỏi (thạch lâm) thì gia thêm Hoạt thạch (30 gr), lớp màng màu vàng của mề gà (kê nội kim). Nếu đi tiểu ra máu gia thêm Cỏ nhọ nồi (tươi 100 gr, khô 15 gr), lá cây Cách diệp (tươi 100 gr, khô 20 gr) rửa sạch sao đen. Nếu đau, buốt nhiều, gia thêm củ con cây nghệ (uất kim) (tươi 30 gr, khô 12 gr), chỉ xác (vỏ quả chấp) tươi 30 gr, khô 12 gr. Những vị thuốc trên tạo thành một bài thuốc hoàn chỉnh, khi sắc thuốc cần được rửa sạch. Lần đầu tiên cho nước đổ vào ngập thuốc, cô cạn lại còn một bát thuốc, để nguội bớt rồi uống. Lần thứ hai, đổ 3 bát nước, đun cạn còn một bát, uống khi ấm. Lần thứ 3, cho 3 bát nước đun cạn còn một bát thuốc, uống khi ấm. Mỗi ngày bệnh nhân sắc một thang, uống khi không no không đói, uống 3 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 3 tiếng đồng hồ. Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân, lượng thuốc có thể ít hay nhiều, tuy nhiên thông thường chỉ cần uống từ 5 - 7 thang thuốc là bệnh nhân đã thấy được bệnh hiệu quả rõ rệt. Để đạt hiệu quả cao hơn, ông Nơi khuyên người bệnh kiêng những chất cay, nóng, chất kích thích như: Rượu, bia, nước uống có ga; các loại thực phẩm như: Mỡ động vật, cà muối, dưa chua, thức ăn chế biến không quá mặn Bệnh nhân nên làm việc nhẹ nhàng, hạn chế sinh hoạt tình dục, với những bệnh nhân đi tiểu ra máu nên hạn chế vận động. Tác dụng của bài thuốc là thanh nhiệt, lợi thủy, thông lâm (dễ dàng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể - PV), có thể dùng cho viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính đều được. Cây thuốc chữa bệnh hóc xương hiệu quả Lương y Nơi còn có bí quyết dùng một vị thuốc chữa hóc xương hiệu quả từ cây Thèn đen (phèn đen). Đây là loại cây bụi, cành gầy, mảnh, hạt ban đầu màu xanh, khi chín chuyển sang màu đen, dễ tìm ở những triền đê, ven đường, mọc nhiều ở các vùng quê. Khi ăn cá thịt, một số trường hợp nuốt phải xương sẽ mắc lại nơi cuống họng, đau ở thực quản hay ở khoang miệng. Lúc này người bị hóc xương chỉ cần lấy lá thèn đen tươi rửa sạch, ngâm với nước muối 5%. Sau khi vớt lá lên, lấy khoảng từ 3 - 5 lá/ lần, tự mình nhai, khi đã nhuyễn thì nhẹ nhàng nuốt dần cho nước này thấm xuống, cũng có thể nuốt bã thuốc này từ từ, đến khi nào xương trôi xuống thì thôi. Lưu ý sau khi chiếc xương đã trôi xuống, người bệnh cần kiêng những chất nóng, cay, kiêng uống rượu bia, không ăn đồ cứng như: Xương, bánh mỳ nướng, thịt nạc nướng khoảng từ 2 - 3 ngày. Giải thích công dụng của lá thèn đen, lương y Nơi cho biết: Lá thèn đen có tác dụng làm mềm xương, tiêu viêm nơi chiếc xương bị hóc. Loại cây này cũng được người dân dùng để kho cá với tác dụng làm mềm xương, nước kho có màu đẹp, lại tránh được ngộ độc. Gia đình có người họ hàng xa theo nghề thuốc Nam, từ nhỏ cậu bé Nơi ngày nào cũng trốn cha mẹ sang mày mò tìm hiểu. Thấy cháu ham mê, người họ hàng cũng đưa cậu theo lên rừng hái thuốc, bày cho cách chữa những bệnh đơn giản.
  70. Sau khi học xong cấp 3, anh trai làng nhập ngũ. Trên chiến trường, không hiếm cảnh đồng đội đau đớn vì bệnh tật, được ông Nam mách nước nhiều căn bệnh đơn giản có thể chữa bằng thuốc Nam. Đồng đội động tín nhiệm, ông Nơi được tham gia lớp học trung cấp quân y. Từ chiến trường trở về, với niềm đam mê y học, anh quân y ngày nào tiếp tục học lên chương trình đại học chuyên khoa y học cổ truyền. May mắn được ông Hoàng Thủ, khi đó là viện trưởng Viện y học dân tộc quân đội truyền nghề, ông Nơi đi theo học hỏi, cùng chữa bệnh cho người dân nên rút ra được khá nhiều kinh nghiệm. Từ đó ông luôn quan niệm tìm ra những bài thuốc Nam hiệu quả lại dễ tìm sẽ là cứu cánh cho những bệnh nhân nghèo. Nam dược trị nam nhân, đó là phương châm chữa bệnh của ông: “Người ở đâu thì sẽ phù hợp với thổ nhưỡng cây cỏ ở đấy, người Việt nên tận dụng cây thuốc Nam bởi vừa hiệu quả, tiện lợi, người dân lại chủ động được nguồn dược liệu. Với những người dân còn nghèo không có tiền chữa bệnh, những loại cây thuốc trong vườn chính đôi khi là “thần dược” vừa hiệu quả lại tiết kiệm được chi phí chữa bệnh. Đây là những bài thuốc dân gian, người dân có thể tự tìm kiếm để chữa cho bản thân”, lương y Nơi chia sẻ. Trịnh Ninh
  71. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 27 : TRỊ VIÊM XOANG HIỆU QUẢ Việc Điều trị viêm xoang không khó khăn, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ uống đúng liều thuốc, thời gian điều trị và tránh các tác nhân gây cho xoang bị viêm nặng hơn như: hạn chế uống nước đá, bia, rượu, café, không ăn những thức ăn phong và tanh như tôm, cua, bò, gà, đồ biển, ra đường nhớ đeo khẩu trang , giữ ấm cơ thể chống nhiễm lạnh là bệnh nhân sẽ khỏi bệnh, kết hợp với việc nâng cao sức đề kháng cơ thể thì bệnh sẽ khỏi hẳn và không tái phát. Thuốc điều trị viêm xoang mũi ĐÔNG Y Đỗ Thái Nam điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang mũi nếu bệnh nhân thực hiện đúng chỉ dẫn. Hiện nay giá bán 1 gói thuốc chữa viêm xoang trên thị trường là 3000 đồng/1 gói Các dấu hiệu biểu hiện bệnh nhân nên đi khám bệnh viêm xoang I) GIỚI THIỆU CÁC TRIỆU CHỨNG CẦN KHÁM CHỮA BỆNH VIÊM XOANG: A. Nghẹt mũi: - Mũi có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên. B. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm. a. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt. b. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy. c. Xoang hàm: nhức vùng má.
  72. d. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng. C. Chảy dịch: - Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. - Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, đôi khi có cả máu, chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm cúm thông thường. D. Điếc mũi: - Viêm xoang nặng, phù nề nhiều ngửi không biết mùi do mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác. => nếu bệnh nhân bị bệnh viêm xoang không dùng thuốc chữa viêm xoang đúng mức có thể dẫn đến một số biến chứng như: . Mắt bị mờ, thị lực giảm rất nhanh; viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ; viêm xương sọ; viêm màng não: bệnh nhân nhức đầu, cứng gáy, nôn ; viêm tắc tĩnh mạch hang: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy, lồi mắt, dãn tĩnh mạch vùng trán và mí mắt ; thậm chí bị áp xe não, viêm não. . Viêm phế quản mãn tính hay lao phổi giả do mủ từ xoang viêm chảy xuống họng. Bệnh nhân có ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều ; viêm họng mạn: rát họng, vướng họng, thường phải nuốt liên tục nên đôi khi có cảm giác nghẹn thở; viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: có thể do viêm xoang cấp hay mạn. II) NHƯ THẾ NÀO LÀ BỆNH VIÊM XOANG CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH? - Viêm xoang có thể chỉ cấp tính trong một thời gian ngắn, với biểu hiện đau căng tức ở vùng mắt, mặt, ngạt mũi nhiều, chảy nước mũi, giảm khả năng ngửi và xì nhầy mũi đặc quánh màu vàng, xanh hoặc đôi khi có cả chảy máu. Kèm theo là sốt, mệt mỏi, ho, thở hôi, nhức đầu, đau răng - Viêm xoang mạn tính là khi các triệu chứng trên kéo dài hơn 12 tuần. Viêm xoang để lâu không dùng thuốc chữa viêm xoang có thể lan xuống dưới gây ra viêm khoang miệng, họng, thực quản, thanh quản, viêm phổi, phế quản hoặc lan ngược lên trên gây viêm não, màng não (với xoang sàng, xoang bướm hay xoang trán). Biến chứng nặng nhất là gây nhiễm trùng máu toàn thể. Đường viêm nhiễm trùng lây lan từ viêm xoang sàng qua hốc mắt gây mờ mắt
  73. Biến chứng nhiễm trùng từ viêm xoang qua não gây viêm não III. TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT ĐỂ CHỮA BỆNH VIÊM XOANG KHỎI HẲN:
  74. - Không phải người bệnh cứ viêm xoang là phải phẫu thuật, việc phẫu thuật phải dựa trên nguyên nhân và bệnh tích của người bệnh để tiến hành. Sau đây là các trường hợp cần được phẫu thuật sau đó kết hợp song song với điều trị nội khoa ( dùng thuốc điều trị) toàn thân, tại chỗ và nguyên nhân để bệnh khỏi hoàn toàn như: Viêm xoang do có Polyp mũi thường dễ tái phát, viêm xoang do vách ngăn lệch và vẹo lớn rõ nét, niêm mạc xoang của người bệnh đã thoái hóa, Viêm xoang do răng có lỗ rò dưới xoang cần bít lấp, dị hình và phù nề cuốn mũi, Dịch mủ trong xoang quá nhiều phải hút và nạo hết, viêm xoang do nấm đã lan tỏa rộng. => Sau phẫu thuật người bệnh vẫn tiếp tục điều trị nội khoa triệt để nhằm khỏi bệnh và chống tái phát. IV) VÌ ĐÂU CON NGƯỜI CHÚNG TA MẮC BỆNH VIÊM XOANG: - Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi ), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. - Ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang. - Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều. - Một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng. - Cơ thể đề kháng kém, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật không đủ sức chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác. - Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém. - Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang. Vị trí các loại bệnh viêm xoang con người mắc phải
  75. V) GIỚI THIỆU THUỐC CHỮA VIÊM XOANG ĐÔNG Y ĐỖ THÁI NAM: A. BAO BÌ THUỐC CHỮA VIÊM XOANG CỦA NHÀ THUỐC ĐÔNG Y ĐỖ THÁI NAM: - Được bào chế từ những loài thuốc thông dụng và phối hợp công thức vừa đủ hợp lý, Thuốc chữa viêm xoang gia truyền của Đông Y Đỗ Thái Nam là cách chữa bệnh viêm xoang đang được rất nhiều khách trên toàn quốc tin tưởng sử dụng và giới thiệu cho người quen dùng được đóng gói nhỏ dạng bột và dạng viên, mùi quế, uống với nước đun sôi để nguội. - Số đăng ký: 189 - SKN: 261 Bao bì thuốc chữa viêm xoang Đỗ Thái Nam đang lưu hành B. THÀNH PHẦN CÔNG THỨC THUỐC CHỮA VIÊM XOAN G ĐÔNG Y ĐỖ THÁI NAM : - Thục Địa: 15 % - Bạch Trực: 15 % - Ngựu Tất: 15 %
  76. - Quế khâu: 5 % - Hà Thủ Ô: 10 % - Đại Hồi: 10 % - Mật Ông: 10 % - Tá dược khác: 20 % B1. TÁC DỤNG CỦA THUỐC CHỮA VIÊM XOANG ĐÔNG Y ĐỖ THÁI NAM: - Điều trị viêm đa xoang, Xoang sàng, xoang trán, xoang hàm, viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng, cảm sổ mũi - Điều trị Đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, mờ mắt, mỏi mắt, chân tay tê nhứt, sợ lạnh, no hơi, ợ hơi, ợ chua, ù tai, tim hồi hộp, mõi bả vai, ảnh hưởng dạ dày, huyết áp thất thường do viêm xoang gây ra. - Điều trị dứt điểm các triệu chứng: nghẹt mũi, dị ứng mũi, mất mùi vị, nhảy mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong và đục có mùi hôi tanh, sưng đau mũi Biến chứng viêm tai giữa do bệnh viêm xoang gây ra C. LIỀU LƯỢNG KHI DÙNG THUỐC CHỮA VIÊM XOANG GIA TRUYỀN ĐỖ THÁI NAM:
  77. - Thuốc điều trị viêm xoang của Đông Y Đỗ Thái Nam chỉ sử dụng cho bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên ( > 6 tuổi), nghiêm cấm dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi ( Cách chữa bệnh viêm xoang tốt nhất cho bệnh nhân là cần tuân thủ đúng những gì kiên cử ghi trong toa và thời gian uống liên tục tránh ngắt quảng giữa chừng bởi vì có thể sau 1 -2 tháng uống thuốc, bệnh nhân đã thấy hết bệnh nhưng phải duy trì uống liên tục ít nhất 3 tháng ( đối với bệnh nhẹ) để bệnh khỏi hẳn chóng tái phát + với việc kiên cử đồ phong, bia rượu, cafe, nước đá, chóng nhiễm lạnh cơ thể để nhanh chóng hết bệnh viêm xoang. - Đối với bệnh nhẹ: dùng liên tục từ 3 – 6 tháng - Đối với bệnh nặng: dùng liên tục từ 6 -12 tháng Lưu ý => Sử dụng 3 tháng liên tục ngưng khoảng 1 tuần nếu không còn dấu hiệu của bệnh viêm xoang, viêm mũi thì bệnh đã khỏi hẳn; kết hợp với việc tập thể dục ăn uống điều độ, sinh sống trong môi trường sạch để chống tái phát. Nếu sau 3 tháng dùng vẫn còn đau ít thì uống liên tục 3 tháng nữa đến khi dứt hẳn mới ngưng. E. LƯU Ý KIÊN KỴ KHI DÙNG THUỐC CHỮA VIÊM XOANG : - Để đảm bảo hiệu quả 100 % trong cách chữa bệnh viêm xoang gia truyền của nhà thuốc Đông Y trong thời gian dùng bệnh nhân nên kiêng kỵ: ăn tôm, cua, cá biển, bò, gà vịt hạn chế uống bia, rượu, nước đá, những thức uống có cất kích thích và tránh môi trường bụi bặm và ô nhiễm. Uống nhiều nước khi khát và không để cho cơ thể bị nhiễm lạnh. F. TUÂN THỦ TRONG DÙNG THUỐC CHỮA VIÊM XOANG : 1. Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng. 2. Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ. 3. Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. 4. Khi tắm hoặc đi bơi, tránh để nước vào tai hoặc mũi 5. Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
  78. 6. Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang. 7. Tập thể dục nâng cao sức đề kháng và sức khỏe cơ thể vẫn là cách chữa bệnh và phòng bệnh tốt nhất cho người bị bệnh viêm xoang. G. PHƯƠNG THỨC GIAO THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM XOANG CỦA ĐỖ THÁI NAM : 1. Đối với khu vực TPHCM: - Giao tận nơi Địa chỉ Khách hàng: phụ thu 20.000đ tiền xe ôm. - Khách hàng tự tới lấy: Khách hàng có thể lấy tận nơi tại địa chỉ liên hệ bên dưới. 2. Đối với khu vực các tỉnh: sẽ giao qua đường Bưu Điện chuyển phát nhanh ( chi phí chuyển phát nhanh do khách hàng chịu). - Thời gian chuyển phát nhanh: đối với khu vực trung tâm thành phố của 64 tỉnh thành từ 2-3 ngày. Đối với khu vực ngoài trung tâm thành phố 64 tỉnh thì thời gian chuyển phát nhanh từ 3-5 ngày. 3. Cách chuyển tiền đặt mua thuốc: a) Qua Ngân Hàng: - CHỦ SỞ HỮU: PHẠM VIỆT CHƯƠNG - Tài Khoản Ngân Hàng Đông Á – TPHCM: 0102.5777.50 - Tài khoản Ngân Hàng Sacombank – TPHCM: 0600.3634.2091 b) Qua Bưu Điện: - Khách hàng có thể tới bưu điện gần nhà nhất chuyển tiền mặt qua bưu điện với nội dung như sau: . Người nhận: Phạm Việt Chương . Địa chỉ: 27/171 ( 46/10C củ), Điện Biên Phủ, F15, Bình Thạnh, TPHCM. . Bưu điện nhận: Bưu điện Gia Định quận Bình Thạnh số 03, Phan Đăng Lưu, F3, Quận Bình Thạnh, TPHCM. Lưu ý => Khách hàng chuyển tiền xong vui lòng nhắn tin qua điện thoại của nhà thuốc xác nhận đặt thuốc và chuyển tiền nội dung sau: Họ tên, địa chỉ, điện thoại, số lượng thuốc đặt mua để nhà thuốc chuyển đúng lịch. Nếu sau 5 ngày kể từ ngày chuyển tiền mà chưa nhận được thuốc khách hàng vui lòng liên hệ lại để nhà thuốc check với bưu điện.
  79. H. GIÁ BÁN THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG CỦA ĐÔNG Y ĐỖ THÁI NAM : - 3000 đ/1 gói, chỉ bán theo toa thuốc từ 60 gói trở lên để đảm bảo thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng điều trị viêm xoang mũi. LIÊN HỆ LẤY THUÔC VÀ HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC CHỮA VIÊM XOANG: Tại TPHCM: 27/171 ( 46/10c củ), Điện Biên Phủ, F15, Bình Thạnh, TPHCM Nhà thuốc An Giang: Số 90, Ấp Hòa Hạ, Kiến An, Chợ Mới, An Giang Điện thoại: 091.34.34.227 => Vui lòng điện thoại báo trước để nhận hướng dẫn sử dụng tốt nhất. hữa đau lưng
  80. Hai bài thuốc nam chữa liệt dương Khi về trung tuổi, nhiều người bị liệt dương, di tinh, tảo tiết, sinh lý giảm sút, tinh thần mệt mỏi choáng váng, tay chân yếu. Nguyên nhân có thể do ăn uống, sinh hoạt không điều độ, cũng có thể do thời trẻ sống buông thả tình dục, phòng lao quá độ, tổn hại thận mà sinh bệnh. Dưới đây là 2 bài thuốc mà bạn đọc có thể tự sắc theo để bồi bổ và cải thiện tình trạng liệt dương: Bài 1 (Ban long hoàn hoặc kim tỏa cố tinh hoàn) gồm các vị: Thục địa 16g, thỏ ty tử 16g, bổ cốt chỉ 12g, bá tử nhân 12g, phục thần 12g, lộc giác giao 16g. Sắc uống ngày 1 thang, tùy chứng có thể gia giảm cho thích hợp, có thể làm viên hoàn mật, ngày uống 3 lần mỗi lần 2 viên. Bài 2 (Kim tỏa cố tinh hoàn) gồm các vị: Khiếm thực 40g, long cốt 40g, tật lê 40g, liên tu 40g, mẫu lệ 40g, liên tử 40g. Có thể làm viên hoàn hoặc sắc uống. Nếu sắc uống thì dùng liều lượng khác. TTND Nguyễn Xuân Hướng Bài thuốc hay chữa khỏi viêm đại tràng
  81. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 28 : HAI BÀI THUỐC NAM CHỮA LIỆT DƯƠNG Thứ năm - 17/01/2013 16:11 Khi về trung tuổi, nhiều người bị liệt dương, di tinh, tảo tiết, sinh lý giảm sút, tinh thần mệt mỏi choáng váng, tay chân yếu. Nguyên nhân có thể do ăn uống, sinh hoạt không điều độ, cũng có thể do thời trẻ sống buông thả tình dục, phòng lao quá độ, tổn hại thận mà sinh bệnh. Dưới đây là 2 bài thuốc mà bạn đọc có thể tự sắc theo để bồi bổ và cải thiện tình trạng liệt dương: Bài 1 (Ban long hoàn hoặc kim tỏa cố tinh hoàn) gồm các vị: Thục địa 16g, thỏ ty tử 16g, bổ cốt chỉ 12g, bá tử nhân 12g, phục thần 12g, lộc giác giao 16g. Sắc uống ngày 1 thang, tùy chứng có thể gia giảm cho thích hợp, có thể làm viên hoàn mật, ngày uống 3 lần mỗi lần 2 viên. Bài 2 (Kim tỏa cố tinh hoàn) gồm các vị: Khiếm thực 40g, long cốt 40g, tật lê 40g, liên tu 40g, mẫu lệ 40g, liên tử 40g. Có thể làm viên hoàn hoặc sắc uống. Nếu sắc uống thì dùng liều lượng khác. TTND Nguyễn Xuân Hướng
  82. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 29 : VIỄN THỊ (Mắt Lão) Chứng Viễn Thị (Mắt Lão) Dùng khăn nhúng nước thật ấm, vắt ráo và đắp lên mắt chừng 15 phút. Làm như vậy mỗi khi bị mỏi mắt. Mỗi ngày vài lần đều đặn trong nhiều tháng, sẽ thấy bệnh viễn thị bớt dần. Căn cứ y học: Hầu hết mọi bệnh về mắt như viễn thị, cận thị đều bắt nguồn từ sự mất quân bình của áp suất trong nhãn cầu. Một số bác sĩ tin rằng nước ấm có thể giúp mắt điều hòa được áp suất này. Phương pháp này đã được thí nghiệm trên một số người bị viễn thị và có kết qủa khả quan. Lưu ý: Phương pháp này vẫn chưa có kết luận đối với những người cận thị.
  83. CHƯƠNG 11 : KHÁC VẤN ĐỀ 30 : CÁCH CHỮA BỆNH LÃO THỊ Huyệt Minh Nhãn – vừa quan trọng vừa hữu dụng. Phòng chứng mệt mỏi - đục thủy tinh thể - ngủ ngon Đây là câu chuyện do một vị Huynh trưởng đã hơn 60 tuổi chia sẻ, Ông ấy vốn có bệnh cận thị và lão thị, sau khi xoa ấn huyệt này được nửa năm, đi kiểm tra lại thì thị lực đạt được 1.2. Hiện ông ấy không phải đeo mắt kính nữa, thỉnh thoảng lại ấn huyệt Minh Nhãn khi rảnh rỗi. Các vị có công việc luôn phải tiếp xúc với màn hình vi tính cần biết diệu phương này! Chúc Quý vị sức khỏe! Khi đã có tuổi, chúng ta dễ bị lão thị, hãy thử cách ấn huyệt Minh Nhãn, bảo đảm quý vị sẽ được TAI THÍNH, MẮT SÁNG Nếu quý vị thường cảm thấy mỏi mắt, nhưng lại không đúng vào giờ ngủ, lúc đó chúng ta hãy vận dụng phương pháp xoa bóp huyệt đạo, để thư giãn mắt.
  84. Trên ngón cái của chúng ta có 3 huyệt tiếp giáp nhau (như hình vẽ) đó là huyệt Minh Nhãn (giáp ngón trỏ), huyêt Phượng Nhãn (phía ngoài ngón cái) và huyệt đại không cốt (ở giữa). Huyệt Minh Nhãn và Phượng Nhãn có thể cải thiện chứng mỏi mắt và viêm kết mạc cấp tính, đại không cốt huyệt thì cải thiện tất cả các triệu chứng bệnh liên quan đến mắt. Các vị thường gặp chứng mỏi mắt mỗi ngày nên kích thích 3 huyệt này hai lần. Phương pháp: kẹp ngón cái giữa ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại, dùng móng của ngón cái lần lượt kích thích 3 huyệt đạo này, ấn với mức độ có cảm giác hơi đau là được. Đây là phương pháp ấn huyệt đơn giản, khi đang rảnh rỗi giữa các ca làm việc, hoặc trong lúc đợi xe, đều có thể thao tác. Các vị thường bị mỏi mắt nhưng lại khó ngủ sử dụng phương pháp này sẽ dễ dàng tìm lại giấc ngủ. Phương pháp trên cũng có thể ức chế chứng đục thủy tinh thể do cao tuổi.