Bài giảng Y học thể dục thể thao - Nguyễn Đăng Chiêu

pdf 98 trang hapham 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Y học thể dục thể thao - Nguyễn Đăng Chiêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_the_duc_the_thao_nguyen_dang_chieu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học thể dục thể thao - Nguyễn Đăng Chiêu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tiến sĩ. Nguyễn Đăng Chiêu BÀI GIẢNG Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ( Lưu hành nội bộ ) TP. HCM. 2005 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU. Môn y học thể dục thể thao là môn khoa học thực hành được giảng dạy cho các sinh viên trường đại học thể dục thể thao và các sinh viên thuộc khoa giáo dục thể chất của trường đại học sư phạm ở nước ta. Môn học này nhằm trang bị những kiến thức về y - sinh học thể dục thể thao để nghiên cứu và hoàn thiện quá trình giáo dục thể chất nhằm nâng cao sức khoẻ, thành tích thể thao. Trên cơ sở hiểu biết đó, các giáo viên thể dục thể thao và huấn luyện viên sẽ vận dụng những kiến thức cơ bản của môn y học thể dục thể thao để thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và đánh giá lượng vận động của vận động viên qua các bài tập, buổi tập, chu kỳ tập đồng thời sử dụng các phương pháp hồi phục sức khoẻ cho các vận động viên để nâng cao trình độ tập luyện và thành tích thể thao. Ngoài ra, còn ứng dụng trong công tác tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao trẻ của các môn thể thao. Để đáp ứng với mục đích trên. Qua những năm nghiên cứu thực hành kiểm tra y học thể dục thể thao cùng tham khảo một số tài liệu của viện khoa học TDTT, các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi cố gắng soạn thảo cuốn “ Bài giảng y học thể dục thể thao” để làm tài liệu cho sinh viên thể dục thể thao, sinh viên khoa giáo dục thể chất học tập và tham khảo cho các môn học khác có liên quan. Dù sao, cuốn sách này không tránh khỏi những sai sót trong biên soạn, chúng tôi mong các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để cuốn sách bài giảng này ngày được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 – 07 – 2005. Tiến sĩ. Nguyễn Đăng Chiêu 2
  3. MỤC LỤC Lời nói đầu PHẦN MỞ ĐẦU: I. Khái niệm y học thể thao II. Nhiệm vụ của y học thể thao III. Nội dung và chương trình y học thể thao Chương I – KIỂM TRA Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO A. Khái niệm và nhiệm vụ của kiểm tra y học TDTT. I. Khái niệm chung II. Nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra y học TDTT B. Nội dung kiểm tra y học TDTT I. Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể lực II. Kiểm tra chức năng tim mạch III. Kiểm tra chức năng hô hấp IV. Kiểm tra huyết học, sinh hoá huyết học và sinh hoá nước tiểu V. Kiểm tra chức năng thần kinh C. Kiểm tra y học sư phạm TDTT. I. Khái niệm chung về kiểm tra y học sư phạm TDTT II. Nhiệm vụ của kiểm tra y học sư phạm III. Tổ chức kiểm tra y học sư phạm IV. Các phương pháp trong kiểm tra y học sư phạm D. Tự kiểm tra y học. E. Thực tập kiểm tra và theo dõi sức khoẻ. I. Thử nghiệm cơ năng sinh lý thần kinh II. Thử nghiệm cơ năng sinh lý hô hấp III. Thử nghiệm cơ năng sinh lý tuần hoàn IV. Kiểm tra khối lượng vận động Chương II – CHẤN THƯƠNG THỂ THAO I. Đặc điểm chung của chấn thương thể thao II. Nguyên nhân và cơ chế chấn thương TT III. Phân loại chấn thương thể thao IV. “Rice” nguyên lý nền tảng của sơ cứu và điều trị chấn thương 72 V. Chấn thương thể thao thường gặp - Chấn thương phần mềm - Chấn thương hệ vận động - Chấn thương hệ thần kinh 3
  4. - Chấn thương vùng nội tạng - Chấn thương vùng răng- hàm-mặt và tai- mũi- họng Chương III – BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP TRONG TT I. Khái niệm II. Các quá trình sinh bệnh III. Các bệnh thường gặp trong thể thao - Đột tử trong thể thao - Căng thẳng quá mức - Mệt mỏi quá sức trong tập luyện - Bệnh cao huyết áp - Rối loạn tiêu hoá - Choáng trọng lực - Hội chứng đau bụng trong tập luyện - Cảm nắng - Chuột rút - Hạ đường huyết - Chết đuối và cấp cứu Chương IV – CÁC PHƯƠNG PHÁP HỒI PHỤC SỨC KHỎE. A. Các phương pháp sư phạm để hồi phục B. Các phương pháp hồi phục tâm lý C. Các phương pháp y - sinh học để hồi phục I. Chế độ dinh dưỡng cho VĐV II. Chế độ dùng thuốc và dược liệu III. Các phương pháp vật lý hồi phục sức khỏe cho VĐV - Quang liệu pháp - Điện liệu pháp - Siêu âm liệu pháp - Laser liệu pháp - Thuỷ liệu pháp - Xoa bóp - Các thủ thuật xoa bóp thể thao Tài liệu tham khảo 4
  5. PHẦN MỞ ĐẦU. ĐẠI CƯƠNG VỀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO. I. Khái niệm về y học thể dục thể thao. Y học thể dục thể thao (TDTT) là một ngành y học nghiên cứu ảnh hưởng của TDTT đến cơ thể con người và phương pháp áp dụng TDTT vào việc phòng chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cho con người. Đó là một môn khoa học thực hành, ứng dụng những kiến thức y – sinh học để nghiên cứu và hoàn thiện quá trình giáo dục thể chất. Y học TDTT là một bộ phận cấu thành của hệ thống phòng và điều trị bệnh lý, chấn thương trong thể thao. Y học TDTT là một môn khoa học độc lập dựa trên cơ sở lý luận của các môn cơ bản khác như: Sinh lý, sinh cơ, sinh hóa, giải phẫu, nhân trắc học , bao gồm các đặc điểm sau: - Y học TDTT thuộc lãnh vực của ngành y học, đối tượng nghiên cứu là con người. - Y học TDTT là môn khoa học, ứng dụng các kiến thức y sinh học vào công tác thực tiễn. - Y học TDTT nghiên cứu những người hoạt động TDTT, khoẻ mạnh có khả năng hoạt động trên mức trung bình. II. Nhiệm vụ của y học TDTT. Với sự phát triển sâu rộng cả về mặt cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu mà ngày nay nhiệm vụ của y học thể thao cũng ngày càng mở rộng. Y học TDTT trong 2 thập niên cuối của thế kỷ XX này không chỉ kiểm tra y học TDTT đối với người tham gia tập luyện mà còn tham gia vào trong hệ thống quy trình đào tạo vận động viên để nâng cao trình độ tập luyện và thành tích thể thao. Y học TDTT là một ngành khoa học gồm 4 nhiệm vụ chính như sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng TDTT đến cơ thể con người: Y học TDTT vận dụng kiến thức y học, sinh lý và các khoa học khác để nghiên cứu những biến đổi về cấu trúc và chức năng của cơ thể con người trong tập luyện và thi đấu TDTT. Nó khoa học hóa việc tập luyện TDTT nhằm mục đích phục vụ sức khoẻ cho con người. - Tổ chức, tiến hành kiểm tra và theo dõi thường xuyên về y học trong tập luyện và thi đấu TDTT, nghiên cứu khả năng hoạt động thể lực của người tập và phân loại theo từng mức độ, đồng thời nghiên cứu mức biến đổi của cơ thể trong quá trình hoạt động thể lực. Trên cơ sở đó điều chỉnh và xây dựng nội dung kế hoạch huấn luyện, xác định các chế độ đảm bảo cho quá trình tập luyện với từng đối tượng khác nhau như chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, hồi phục trong và sau tập luyện. - Chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị chấn thương, bệnh lý trong quá trình tập luyện gây nên: Trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT nếu có những chấn thương, bệnh lý y học TDTT phải nghiên cứu và áp dụng phương pháp điều trị, hồi phục hợp lý nhất để người tập chóng bình phục và trở lại tập luyện và thi đấu. - Ap dụng phương pháp thể dục để chữa bệnh: Y học TDTT phải nghiên cứu và áp dụng thể dục chữa bệnh để nâng cao thể trạng bệnh nhân, uốn nắn những lệch hình, xây dựng cho bệnh nhân những phản xạ mới và trừ bỏ những phản xạ bệnh lý. Thể dục chữa bệnh góp phần tích cực vào việc điều trị bệnh toàn diện. 5
  6. Chính những nhiệm vụ được đặt ra cho Y học TDTT đã xác định các công việc cụ thể của Y học TDTT như sau: • Kiểm tra và theo dõi y học cho tất cả người tham gia tập luyện TT. • Theo dõi và điều trị cho các VĐV. • Tiến hành kiểm tra y học sư phạm. • Ap dụng và nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa, điều trị và thúc đẩy hồi phục. • Kiểm tra vệ sinh sân bãi, trang thiết bị tập luyện và thi đấu • Đảm bảo y tế cho thi đấu thể thao. • Phòng ngừa chấn thương thể thao. • Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. • Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho công tác giáo dục thể chất cho nhân dân. III. Nội dung chương trình y học TDTT. 1. Đại cương về Y học TDTT: Khái niệm cơ bản của Y học TDTT, mục đích, nhiệm vụ và nội dung môn học, sơ lược về lịch sử phát triển và các phương pháp được ứng dụng trong kiểm tra y học. 2. Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất: Nội dung cơ bản đề cập đến khái niệm phát triển thể chất, phương pháp quan sát, phương pháp nhân trắc áp dụng trong đánh giá mức độ phát triển thể chất và đặc điểm của sự phát triển thể chất ở từng môn chuyên sâu trong thể thao. 3. Đặc điểm trạng thái chức năng của cơ thể vận động viên: Xuất phát từ đặc điểm của y học thể thao và yêu cầu của thực tiễn huấn luyện mà trong phần này chỉ đề cập đến trạng thái chức năng của các hệ thần kinh, thần kinh cơ, hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ máu, hệ tiêu hóa và hệ nội tiết. 4. Các thử nghiệm chức năng trong đánh giá năng lực vận động và trình độ huấn luyện của vận động viên: Các thử nghiệm chức năng nhằm đánh giá từng mặt trạng thái chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể vận động viên qua quá trình tập luyện. 5. Kiểm tra y học sư phạm trong tập luyện và thi đấu: Tổ chức và tiến hành kiểm tra y học sư phạm trong thực tiễn của quá trình huấn luyện, trang bị cho huấn luyện viên và bác sĩ thể thao các phương pháp, các thực nghiệm thường được áp dụng cũng như cách đánh giá kết quả thu được qua kiểm tra và tự kiểm tra của vận động viên. Ngoài ra còn đề cập đến công tác đảm bảo y tế trong các cuộc thi đấu và giới thiệu về doping trong thể thao và cách thức đề phòng việc sử dụng doping của các VĐV. 6. Các phương pháp hồi phục năng lực vận động: Các nguyên tắc chung của quá trình hồi phục và các phương pháp, phương tiện cần thiết, đơn giản nhằm khắc phục nhanh sự mệt mỏi của cơ thể sau vận động. 7. Kiểm tra y học cho các đối tượng không chuyên nghiệp có tham gia tập luyện TDTT : Nội dung chủ yếu kiểm tra y học cho các em học sinh, sinh viên các trường học có tham gia học tập, tập luyện TDTT. 8. Cấp cứu, chấn thương và các bệnh lý thường gặp trong thể thao: Trang bị kiến thức cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, phương pháp chẩn đoán bước đầu các chấn thương và bệnh thường gặp trong tập luyện TDTT 6
  7. CHƯƠNG I. KIỂM TRA Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO . A. KHÁI NIỆM VÀ NHIỆM VỤ CỦA KIỂM TRA Y – HỌC TDTT. I. Khái niệm chung: Kiểm tra y học TDTT là một bộ phận cấu thành của y học TDTT sử dụng các cách thức có đủ độ tin cậy trên cơ sở của kiến thức y sinh học để đánh giá tình trạng sức khỏe, năng lực vận động và khả năng thích ứng của cơ thể VĐV cũng như những người tham gia tập luyện TDTT. Trong quá trình tập luyện, thực tiễn cho thấy người tập phải chịu sự tác động của lượng vận động. Sự tác động này sẽ gây ra những biến đổi về tâm lý, sinh lý trong cơ thể và được biểu hiện ra bên ngoài bằng những phản ứng vận động. Những biến đổi đó thường xảy ra chiều hướng sau: - Nếu lượng vận động hợp lý sẽ tạo ra những phản ứng thích nghi trong cơ thể. Nếu được lập lại nhiều lần sẽ dẫn đến sự thích nghi, năng lực vận động được nâng cao hơn. - Nếu lượng vận động quá lớn, cơ thể người tập không thể thích nghi dẫn đến mệt mỏi quá sức, trạng thái cơ thể suy sụp gây bệnh lý và thành tích thể thao bị giảm sút. Hiệu quả của quá trình huấn luyện còn phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các phương tiện, phương pháp huấn luyện cũng như lượng vận động trong từng buổi tập, bài tập, trong một chu kỳ nhỏ, một chu kỳ trung bình hay trong một chu kỳ lớn. Vì vậy huấn luyện viên phải hiểu rõ sự tác động của từng động tác, của từng bài tập, buổi tập và phản ứng của cơ thể người tập để có sự điều chỉnh một cách nhạy bén, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện và ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến cơ thể người tập. Trên cơ sở của kiểm tra y học TDTT, các bác sĩ thể thao cùng huấn luyện viên có thể xác định được hiệu quả của quá trình huấn luyện, phát hiện sớm những biến đổi phù hợp cũng như những biến đổi xấu có hại cho sức khoẻ vận động viên để từ đó điều chỉnh quá trình huấn luyện một cách khoa học, hợp lý, kịp thời và phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Ở nước ta hiện nay, trong các buổi tập luyện rất ít khi có bác sĩ thể thao tham gia. Do vậy, huấn luyện viên cần phải hiểu biết và sử dụng tốt các phương pháp kiểm tra y học đơn thuần, để họ có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của lượng vận động, cũng như giải quyết một số vấn đề liên quan đến cấu trúc của quá trình huấn luyện. II. Nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra y học thể thao. Những nhiệm vụ cơ bản trong kiểm tra y học thể thao là: • Kiểm tra và theo dõi sức khoẻ người tham gia tập luyện TDTT: Tổ chức và tiến hành theo dõi y học thường xuyên cho tất cả những người tham gia tập luyện TDTT. • Kiểm tra công tác huấn luyện TDTT. Cùng với huấn luyện viên đánh giá, tuyển chọn và điều chỉnh phương tiện huấn luyện. • Đề phòng và điều trị các chấn thương trong tập luyện, thi đấu TDTT. Phát hiện sớm những tổn thương bao gồm chấn thương và các bệnh lý xuất hiện do quá trình tập luyện gây ra. 7
  8. • Đánh giá mức độ phát triển thể lực và trình độ tập luyện của VĐV. Cùng với huấn luyện viên kiểm tra và đánh giá tình trạng thể lực và năng lực vận động sau một giai đoạn, chu kỳ huấn luyện B. NỘI DUNG KIỂM TRA Y- HỌC THỂ THAO. Khác với y học thông thường, đối tượng nghiên cứu củ y học TT là những người khoẻ mạnh và có năng lực vận động trên mức trung bình. Vì vậy, nội dung kiểm tra y học và các phương pháp áp dụng cũng mang những đặc thù riêng. Việc kiểm tra được tiến hành không chỉ đơn thuần trong trạng thái tĩnh ( không vận động) mà còn kiểm tra ở trạng thái đang vận động nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cơ thể nói chung và từng hệ cơ quan trong cơ thể nói riêng đối với sự tác động của lượng vận động. I. Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể lực. Mức độ phát triển thể lực là tổ hợp các tính chất hình thái và chức năng của cơ thể quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể phù hợp với lứa tuổi, giới tính đặc điểm dân tộc. Như vậy mức độ phát triển thể lực không chỉ bao hàm các đặc tính hình thái mà còn cả khả năng chức phận của cơ thể. Việc đánh giá mức độ phát triển thể lực có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong lĩnh vực thể thao mà còn có giá trị trong công tác đánh giá hiệu quả của vệ sinh xã hội. Nghiên cứu mức độ phát triển thể lực các thể thường được tiến hành bằng cách đo đạc các chỉ số hình thái khác nhau như : chiều cao, cân nặng, vòng ngực, trọng lượng mỡ, trọng lượng cơ, xương, tỷ lệ độ dài các chi, các chỉ số đánh giá thể lực Pignet, QVC Đối với người trưởng thành các chỉ số này dùng để đánh giá hình thái thể chất của cơ thể, đối với trẻ em đó là những thông số đánh giá sự phát triển theo từng lứa tuổi. Các chỉ số hình thái của người trưởng thành thường không ổn định, bất biến. Vì vậy, việc đánh giá phải tiến hành theo các giai đoạn tuổi sinh học. Các chỉ số trên là các chỉ số tuyển chọn phải có tính đặc trưng, tính quyết định đối với năng lực vận động và trình độ luyện tập của vận động viên trẻ. Các chỉ số trên phụ thuộc vào yếu tố di truyền rất cao, ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường bên ngoài như: điều kiện xã hội, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện lao động, tập luyện thể chất và thể thao Trong đó yếu tố tập luyện thể chất đóng vai trò hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến mức độ phát triển thể chất, thể trạng của người tập cụ thể là trẻ em qua các bài tập thể thao, các buổi tập thể thao có hệ thống. Để đánh giá mức độ phát triển thể lực thường dùng 2 phương pháp cơ bản: Phương pháp quan sát và phương nhân trắc học. Ngoài ra có thể kết hợp phương pháp chụp X – quang. 1. 1. Phương pháp quan sát: Là phương pháp sử dụng thị giác trên cơ sở hiểu biết về hình thái, giải phẫu học và kinh nghiệm của người kiểm tra để đưa ra những kết luận về hình thái người được kiểm tra. Những yêu cầu khi tiến hành phương pháp quan sát: • Anh sáng trong phòng phải đủ sáng. • Thời gian kiểm tra vào buổi sáng. • Quan sát theo trình tự nhất định và đối xứng. 8
  9. • Người được quan sát phải mặc quần áo ngắn. Quan sát được tiến hành trình tự như sau: Tư thế thân người; dáng lưng; ngực; tay; chân và cung bàn chân. a. Tư thế thân người: Quan sát trong tư thế đứng giải phẫu, cơ thể thả lỏng. Quan sát và đánh giá theo 2 trục giải phẫu: trước – sau và phải – trái. Tư thế thân người được coi là bình thường nếu đầu và thân nằm trên trục thẳng đứng, hai vai rộng và cân đối trên một mặt phẳng ngang theo xu hướng hơi xuôi, xương vai ốp sát khung lồng ngực, các điểm cong của cột sống nằm trong giới hạn bình thường, ngực nở cân đối hai bên, bụng thon, chân và tay thẳng. b. Quan sát lưng: Dáng lưng được quy định chủ yếu bởi cấu trúc của cột sống với hệ thống dây chằng và các cơ chạy dọc cột sống cũng như hệ thống xương đai vai. Vì thế, quan sát dáng lưng là đánh giá tư thế cột sống, có ý nghĩa rất quan trọng trong vận động thể thao. Việc quan sát cột sống được tiến hành theo 2 trục: trước – sau (vẹo cột sống, cột sống không nằm theo một đường thẳng) và phải – trái (lưng phẳng, lưng cong hoặc gù). Khi quan sát cột sống đồng thời phải kết hợp với quan sát tư thế thân người. Các dạng cong, vẹo cột sống đều ảnh hưởng đến khả năng hoạt động thể lực và mức độ ảnh hưởng của chúng còn phụ thuộc chủ yếu vào độ cong, vẹo. c. Quan sát dáng ngực: Hình dáng lồng ngực được quy định bởi các đốt sống ngực T1 đến T12, 12 đôi xương sườn, xương ức và xương đai vai. Hai buồng phổi và tim là cơ quan hô hấp, tuần hoàn nằm trong lồng ngực. Khung lồng ngực ngoài việc có chức năng bảo vệ tim và phổi mà còn tham gia trong quá trình hô hấp. Vì vậy, kết quả quan sát lồng ngực cùng với các thông số đo trong nhân trắc sẽ là những chỉ số có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá của hệ thống hô hấp. Việc quan sát lồng ngực được tiến hành theo 2 trục: trước – sau và phải – trái, cần quan sát đối xứng theo hai nửa của lồng ngực để đánh giá sự phát triển cân đối. d. Quan sát hình dáng tay: Trụ và dáng của chi trên (tay) do các xương cánh tay, xương cẳng tay, bàn tay và các ngón tay cùng với hệ khớp và dây chằng khớp, bao khớp quy định. Cánh tay thẳng nói lên khả năng chịu lực tác động theo trục của tay sẽ lớn, biên độ hoạt động và độ linh hoạt của khớp sẽ cao hơn. Khi quan sát cánh tay cần tiến hành quan sát đối xứng đồng thời cả hai tay theo tư thế hai tay đưa song song chếch dưới phía trước mặt và cao trên đầu hai tư thế: bàn tay sấp và bàn tay ngữa. e. Quan sát hình dáng chân: Hình dáng chân do hệ thống xương chi dưới (xương đùi; 2 xương cẳng chân: xương mác, xương chày; xương bàn chân và các xương ngón chân) cùng với hệ thống dây chằng và bao khớp quy định. Chân thực hiện chức năng chịu trọng tải của cơ thể và các hoạt động vận động vì vậy nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình vận động của con người. Do đó hai chân phải phát triển cân đối về cả độ lớn và chiều dài, trục của chân phải thẳng, hai chân tiếp xúc với nhau tại các điểm: hai mặt trong của đùi, gối, bắp chân và hai mắt cá chân phía trong với 3 khoảng trống nhỏ (1/3 phía dưới đùi, phía trên bắp chân, 1/3 dưới cẳng chân). Khi tiến hành quan sát chân cần quan sát đối xứng theo trục trước – sau trong tư thế đứng nghiêm. 9
  10. h. Quan sát hình dáng cung bàn chân: Cung bàn chân hay vòm bàn chân được quy định bởi các xương cổ chân, gót chân, bàn chân và ngón chân cùng hệ thống dây chằng giữa chúng. Vì vậy việc đánh giá cung bàn chân để xác định khả năng chịu lực và khả năng sức bật trong sức mạnh bộc phát của chân trong vận động thể thao. Khi tiến hành quan sát cung bàn chân, người được quan sát đi chân không và quan sát theo phương pháp đơn giản là kiểm tra ở tư thế đứng, hai chân song song. Nếu phần trong của bàn chân không tiếp xúc với sàn, nghỉa là bàn chân có độ vòm nhất định, bình thường vòm chân chiếm 1/3 độ lòng bàn chân. Để xác định độ vòm chân chính xác, có thể sử dụng phương pháp in hình bàn chân trên sàn khi bàn chân thấm nước. 1. 2. Phương pháp nhân trắc học: Phương pháp nhân trắc là phương pháp sử dụng các dụng cụ đo trên thân người để đo đạc các thông số cần thiết trên cơ thể. Phương pháp này cho phép thu nhận những thông số hình thể một cách khách quan và là phương pháp bổ sung cho hình thức quan sát trong kiểm tra mức độ phát triển thể lực, Đối với trẻ em ở tuổi đang phát triển, việc đo đạc nếu được tiến hành nhiều lần sẽ cho phép đánh giá nhịp độ phát triển của cơ thể và phát hiện sớm những biến đổi lệch lạc trong quá trình tập luyện thể thao. Các yêu cầu khi tiến hành kiểm tra theo phương pháp nhân trắc. • Anh sáng trong phòng phải đủ độ sáng. • Phòng phải ấm, thoáng và kín đáo (đối với phụ nữ). • Thời gian đo phải thống nhất vào một thời điểm giữa các lần đo, nên kiểm tra vào buổi sáng. • Dụng cụ phải đủ tiêu chuẩn và chính xác. • Nên thống nhất chung một phương pháp nhất định. • Người được kiểm tra phải mặc quần, áo ngắn (đồ lót). Các thông số thường được sử dụng trong nhân trắc để đánh giá thể hình là (hình thái học): chiều cao đứng, chiều cao ngồi, trọng lượng cơ thể, độ rộng vai, rộng hông, độ dày lồng ngực, khung chậu, chu vi vòng cổ, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi, vòng cẳng chân, độ dài các chi, độ dày lớp mỡ dưới da . Các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ phát triển thể lực là chiều cao, trọng lượng cơ thể và chu vi vòng ngực hít vào và thở ra tối đa. Các dụng cụ chủ yếu sử dụng khi đo cơ thể người. - Thước thẳng: Dụng cụ đo là thước nhân học Martin (Anthropomètre de Martin), thước thẳng, dài 2m, chia chính xác đến từng 1mm. Trong trường hợp không có thước chuyên dùng, có thể khắc phục bằng cách sử dụng bức tường hoặc cột thẳng đứng, dùng thước đánh dấu các mốc kích thước lên tường hoặc đính trực tiếp thước lên đó rồi dùng ê - ke để đo chiều cao. - Thước cong lớn: (còn gọi là compa cong lớn): Thước được cấu tạo như một chiếc compa có 2 nhánh cong và một thanh ngang. Trên thanh ngang có chia các kích thước đúng với khoảng cách giữa 2 đầu nhánh cong của thước. Thước được dùng để đo các đường kích (các bề rộng, bề dày), độ dài của các đoạn chi. Đo chính xác đến 1mm và cong nhỏ đo được các khoảng cách đến 50cm. - Thước cong nhỏ: (còn gọi là compa cong nhỏ): Thước này có cấu tạo như thước cong lớn, nhưng chỉ đo được các khoảng cách không quá 10
  11. 30cm. Thước này được dùng để đo các khoảng cách ngắn, các độ dày của các xương lớn. - Thước dây: Thước dài từ 1,5m đến 2m, được chia chính xác đến từng 1mm (có khi chia nhỏ 0,5mm). Thước được làm bằng vải son hoặc kim loại. Thước bằng vải được dùng để đo các chu vi của cơ thể. - Thước đo độ dày nếp mỡ dưới da: (kaliper). Hiện nay có khoảng 500 loại thước được chế tạo để đo độ dày nếp mỡ dưới da. Tuy nhiên loại thước thường dùng công dụng nhất là loại Harpenden với các thông số kỹ thuật sau: Diện tích tiếp xúc với nếp đo là 90mm. Có áp lực cố định lên nếp khi đo là 10g/1mm2, có thể đo chính xác tới 0,1mm. Theo quy ước chung, độ dày nếp mỡ dưới da đo được gồm 2 lần độ dày thực của nếp. Ngoài các loại thước kể trên, các loại lực kế (dùng để đo sức mạnh các nhóm cơ), thước đo độ linh hoạt của các khớp cũng được xếp vào số các dụng cụ dùng trong đo người. Kỹ thuật đo các chỉ tiêu hình thái thường dùng. a. Chiều cao đứng: Chiều cao đứng có độ di truyền rất cao ( nam 75%, nữ 92%), phụ thuộc nhiều vào di truyền chủng tộc và gia tộc. Chiều cao tăng trưởng nhanh ở tuổi dây thì: Nam từ 12 – 15 tuổi, nữ từ 10 – 13 tuổi. Sau 17 tuổi chiều cao chậm phát triển. Chiều cao của vận động viên là ưu thế trong thể thao. Vì thế, chiều cao là chỉ số rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tài năng thể thao, nên trong tuyển chọn không những phải xác định tiêu chuẩn cho từng lứa tuổi mà còn phải áp dụng các biện pháp dự báo cho được chiều cao tối đa của đối tượng sẽ đạt được ở tuổi trưởng thành để phù hợp với môn chuyên sâu. Khi đo, thước phải vuông góc với mặt sàn, đối tượng đo phải đứng thẳng, duỗi hết các khớp sao cho hai gót chân, hai mông, hai vai và ụ chẩm nằm trên một mặt phẳng, chạm vào tường (4 chạm), mắt nhìn thẳng phía trước. Điểm đo từ mặt phẳng của sàn đến điểm cao nhất của đỉnh đầu của người được kiểm tra. b. Cân nặng: Dùng cân kiểm tra sức khoẻ, cân chính xác đến 0,1kg. Khi dùng cân bàn, cần cho đối tượng ngồi trên ghế đặt trước bàn cân, sau đ1 đặt 2 bàn chân lên bàn cân rồi mới đứng hẳn lên. Cân nặng của cơ thể là tổng trọng lượng của các thành phần vật chất cấu tạo nên nó. Các nhà khoa học TDTT ngoài việc quan tâm đến cân nặng còn phải quan tâm đến tỷ trọng lượng của tổ chức tích cực của cơ thể. Tổ chức tích cực là tổ chức tham gia trong quá trình trao đổi chất và năng lượng vào các hoạt động thể lực. Đó chính là phần trọng lượng của cơ thể không gồm trọng lượng mỡ của cơ thể. So với cân nặng, trọng lượng tổ chức tích cực có tương quan chặt với thành tích thể thao hơn. Để xác định trọng lượng tổ chức tích cực người ta đã xây dựng nhiều phương pháp, nhưng phương pháp thông dụng nhất là xác định trọng lượng mỡ của cơ thể sau đó lấy cân nặng của cơ thể trừ đi trọng lượng đó. Cân nặng của cơ thể còn là một số đo được dùng để kết hợp với nhiều số đo khác để tính ra nhiều chỉ số hình thái có ý nghĩa. c. Chiều cao ngồi: Là khoảng cách đo từ mặt ghế ngồi tới đỉnh đầu. Thân trên của người đo phải ngay ngắn trên một ghế phẳng, lưng thẳng, hai vai mông và ụ chẩm nằm trên một mặt phẳng. Từ số đo này , đánh giá được đối tượng có thân trên dài hay ngắn so với thân dưới. Thông thường trong các môn thể thao, không tuyển chọn những người có thân trên dài hơn thân dưới. 11
  12. d. Chiều dài sải tay: Là khoảng cách giữa 2 đầu ngón tay giữa ( ngón thứ 3) khi hai tay giang ngang và duỗi hết các khớp. Để đo chiều dài sải tay, tay người bị đo đứng 1 vai hướng vào tường, 2 tay giang ngang và song song với mặt đất, 1 đầu ngón tay thứ 3 chạm tường, ta chấm điểm 0 của thước vào tường và cho nhánh ngang của thước trượt đến đầu ngón tay thứ 3 của tay kia. Hoặc có thể sử dụng phương pháp khác là dùng một bàn học dài, lấy một đầu bàn làm điểm 0 và đánh dấu tiếp các độ dài ở cạnh bàn (theo chiều dài của bàn). Yêu cầu người bị đo phải giang tay và áp sát ngực xuống bàn, 1 đầu ngón tay thứ 3 đặt ở điểm 0, độ dài sải tay chính là kích thước đọc được tại điểm chạm bàn của đầu ngón tay thứ 3 của tay kia. e. Chiều dài tay: Là chiều dài từ mỏm cùng vai đến đầu ngón tay thứ 3 khi tay duỗi thẳng dọc theo thân người. Khi đo, yêu cầu đối tượng đứng tư thế ngay ngắn, tay duỗi thẳng, đặt điểm 0 của thước ở ngay đầu ngón tay thứ 3 và kéo thước tới điểm mỏm cùng vai. f. Chiều dài chân: - Chiều dài chân H: Là độ cao từ sàn đứng đến mào chậu khi người đứng thẳng. Độ đo này cho biết độ cao của khung xương chậu. - Chiều dài chân A: Là độ cao từ sàn đứng đến gai chậu trước trên khi người đứng thẳng. Độ cao này càng lớn, nâng đùi càng cao, biên độ hoạt động của chân càng rộng. - Chiều dài chân B: Là độ cao từ sàn đứng đến mấu chuyển lớn khi người đứng thẳng. Độ cao này được coi là chiều dài của chân. - Chiều dài chân C: Là độ cao từ sàn đứng đến ngấn mông khi người đứng thẳng. Độ cao này khi so với độ dài chân B cho phép ta biết mông của đối tượng gọn hay xệ. Người ta có thể xem xét 4 chiều dài trên để xác định hình dáng của chậu hông. Nếu gọi điểm mào chậu là H, điểm gai chậu trước trên là A, điểm mấu chuyển lớn là B và điểm ở ngấn mông là C thì cần tuyển các đối tượng có là : BH = BA = BC. Nếu BH lớn tức là hông có hình lưỡi cày, không thuận lợi trong vận động do việc nâng đùi rất khó khăn. g. Dài cẳng chân:: Là độ cao từ sàn đứng đến khe khớp gối khi cẳng chân đứng thẳng góc với mặt sàn đứng. h. Dài gân A – sin: Là độ cao từ sàn đứng đến tiếp giữa gân a – sin và cơ sinh đôi. Trong trường hợp khó xác định tiếp điểm đó, yêu cầu đối tượng kiểng gót, đánh dấu điểm đó và sau đó cho đối tượng trở lại tư thế đo, đo từ mặt sàn đến điểm đã đánh dấu. i. Đo vòm bàn chân: Là độ cao từ mặt sàn đứng đến chổ cao nhất của mu bàn chân. Ta có thể đo độ cao này bằng thước thẳng có nhánh ngang. k. Rộng vai: Là khoảng cách giữa 2 mỏm cùng vai. l. Rộng chậu: Là khoảng cách giữa 2 gai chậu trước trên. m. Rộng hông: Là khoảng cách giữa 2 mấu chuyển lớn. n. Dài bàn chân: Là khoảng cách từ sau gót chân đến điểm xa nhất của các ngón chân. (ngón thứ 2). o. Rộng bàn chân: Là khoảng cách từ khe ngoài của khớp bàn chân với ngón 1 đến khe ngoài khớp bàn chân với ngón 5. p. Dài bàn tay: Là khoảng cách từ ngấn cổ tay đến đầu ngón tay thứ 3 khi bàn tay chụm và để ngữa trên bàn. q. Rộng bàn tay: Là khoảng cách từ khe ngoài của giữa bàn tay với ngón thứ 5 tới khe ngoài khớp giữa bàn tay với ngón thứ 2. r. Vòng ngực trung bình: Là chu vi lồng ngực được đo ở trạng thái bình thường, thước đ đi ngang qua 2 núm vú với nam, đi ngang qua ngấn trên 12
  13. tuyến vú đối với nữ. Để kết quả chính xác, có độ tin cậy hơn ta đo chu vi lồng ngực khi hít vào hết sức và thở ra hết sức rồi tính trung bình cộng. s. Vòng cánh tay co cứng: Là chu vi cánh tay đo được khi tay đưa thẳng về trước, bàn tay nắm chặt và áp chặt vào phía cánh tay Đo ở chổ phình to nhất và dặt thước vuông góc với trục cánh tay. t. Vòng cánh tay thả lỏng: Cánh tay thả lỏng để dọc theo thân, đo ở bụng cánh tay, đặt thước vuông góc với trục cánh tay. So sánh chu vi cánh tay co cứng và thả lỏng ta biết được sự phát triển của các cơ ở cánh tay. u. Vòng đùi: Người được đo đứng thẳng. Vòng đùi được đo ngay ở ngấn mông. v. Vòng cẳng chân: Người được đo đứng thẳng. Vòng cẳng chân được đo ngay ở bụng cẳng chân. w. Vòng cổ chân: Là chu vi chổ nhỏ nhất của cổ chân, cổ chân càng nhỏ thận tiện cho việc di chuyển càng nhanh. x. Nếp mỡ dưới da ở bụng. Nếp nằm dọc, nằm ở dưới rốn 1cm và lệch sang bên khoảng 3 – 5 cm. Đánh giá mức độ phát triển thể lực. Từ các số liệu đo đạc thu được qua kiểm tra, ta có thể đánh giá sự phát triển thể lực theo các phương pháp sau: Phương pháp so sáng thống kê, phương pháp tính tương quan và phương pháp tính các chỉ số nhân trắc. a. Phương pháp so sánh thống kê: Đây là phương pháp đánh giá các số liệu thu được trực tiếp bằng cách so sánh thông số thu được với các thông số thống kê – trung bình cộng và độ lệch chuẩn – từ toán học thống kê. - Giá trị trung bình: Được tính theo công thức sau : xi x = ∑ n Trong đó: x : Giá trị trung bình x xi: Giá trị của từng cá thể n: Tổng số cá thể - Độ lệch chuẩn: (∂) được tính bằng công thức : n ∑(xi − x)2 ∂ = i=1 n −1 - Hệ số biến thiên (V%) được tính theo công thức : ( Với n < 30) ∂x . 100% V% = x Trong đó: ∂x : độ lệch chuẩn x : giá trị trung bình của mẫu . - Sai số tương đối (ε ) được tính bằng công thức: t 05 . ∂ ε = x . n Trong đó: t 05 : giá trị giới hạn chỉ số t- student ứng với xác suất P = 0,05. ∂ : độ lệch chuẩn. 13
  14. x : giá trị trung bình của mẫu; n : tổng số cá thể. - Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu theo công thức của S. Brody, (1927) : 100 (V – V ) W = 2 1 % 0, 5 (V1+V2) Trong đó: W: Nhịp tăng trưởng % V1: Mức kiểm tra ban đầu của các chỉ tiêu. V2: Mức kiểm tra cuối giai đoạn của các chỉ tiêu - Phương pháp so sánh hai số trung bình với n x ± 2δ Tuy phương pháp rất đơn giản song có những hạn chế nhất định. Các chỉ số được xem xét, đánh giá một cách độc lập, tách rời, vì thế không đánh giá được sự phát triển cân đối và tương quan giữa các chỉ số nhân trắc khác nhau của cơ thể. Các chỉ số nhân trắc bao giờ cũng có mối tương quan lẫn nhau, vì vậy, phương pháp tính tương quan cho phép đưa ra thông số về mối tương quan giữa chúng. b. Phương pháp tính tương quan: Các thông số phát triển thể chất có mối liên quan chặt chẽ – sự biến đổi của thông số này sẽ kéo theo sự thay đổi của những thông số khác. Mối liên hệ giữa chúng không phải là đồng nhất, trong đó có mối liên hệ dương tính và có mối liên hệ âm tính. Có thể xác định mối tương quan này bằng cách tính hệ số tương quan (-r). Nếu giá trị tuyệt đối của r dao động trong khoảng từ 0,4 đến 0,6 là tương quan ở mức trung bình; 0,6 – 0,8 là tương quan mạnh; 0,8 – 0,9 là tương quan rất mạnh. Nếu r có giá trị âm (r <0) là tương quan nghịch. Mối quan hệ tương hổ giữa các chỉ số nhân trắc có thể được biểu hiện nhờ phương trình hồi quy. Nhờ có các phương pháp này ta có thể đánh giá được mức độ tác động của thông số này tới thông số khác. Có thể xây 14
  15. dựng các công thức sinh học nếu các đại lượng ( thông số) có tương quan chặt chẽ (n > 0,6). Phương pháp tính các chỉ số nhân trắc: Các chỉ số nhân trắc trong đánh giá mức độ phát triển thể lực chính là mối liên hệ giữa các thông số nhân trắc. Các chỉ số được tính toán một cách tương đối đơn giản, độ tin cậy và tính thông tin cao nên được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên vẫn có những hạn chế như kết quả đánh giá của các chỉ số được nghiên cứu trên đối tượng rất khác nhau, nên khi đánh giá cần phải chọn lọc. Các chỉ số thường sử dụng trong đánh giá: - Chỉ số Broca – Brugseh: Là chỉ số phản ánh mối liên hệ giữa trọng lượng (P) và chiều cao (h) đo bằng cm. P = h – 100 (kg) khi h trong khoảng 155 – 165cm. P = h – 105 (kg) khi h trong khoảng 166 – 175cm. P = h – 110 (kg) khi h trong khoảng > 176cm. - Chỉ số Quetelet: Là chỉ số phản ánh mối liên hệ giữa cân nặng và chiều cao được tính theo công thức: Chỉ số Quetelet được tính theo công thức sau: Trọng lượng (g) Chỉ số Q = Chiều cao (cm) Chỉ số Quetelete phản ánh quan hệ tương tác hợp lý giữa yếu tố môi trường và yếu tố di truyền trong quá trình trưởng thành phát dục của cơ thể con người. Chỉ số Quetelet quá lớn hoặc quá nhỏ đều phản ánh trẻ em phát triển không bình thường, mất cân bằng (quá béo hoặc quá gầy) , bất lợi cho sự hình thành và phát triển năng lực vận động, thích ứng với LVĐ lớn. Chỉ số tăng theo lứa tuổi, người trưởng thành vào khoảng 350 - 450. Nếu chỉ số này lớn thì biểu hiện cơ thể to, béo phì, nếu chỉ số nhỏ thì người gày ốm . Kết quả được đánh giá trung bình vào khoảng 370 – 400gam đối với nam; 325 – 375gam đối với nữ; đối với trẻ em 15 tuổi: nam khoảng: 325gam; nữ: 318gam. - Chỉ số Pignet: Là chỉ số đánh giá mối tương quan giữa chiều cao với cân nặng và chu vi vòng ngực. Được tính theo công thức sau: Pi = h – ( P + v) Trong đó: Pi: Chỉ số Pignet. h: Chiều cao. v: Vòng ngực trung bình (cm). P: Cân nặng. Kết quả được đánh giá như sau: Bảng 1. 2 . Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Rất yếu Pi 35 - Chỉ số QVC: Là chỉ số quay vòng cao (tác giả Nguyễn Quang Quyền và cộng sự) nghiên cứu trên đối tượng 18 – 25 tuổi. Đây cũng là chỉ số đánh giá tỉ lệ giữa chiều cao với bề ngang của cơ thể, được tính theo công thức sau: Q = h (cm) – (vòng ngực hít vào hết sức + vòng đùi phải + vòng cánh tay co) 15
  16. Kết quả được đánh giá như sau: Bảng 1. 3. Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Rất yếu Q 20 - Chỉ số Eris – man (A): Đây là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa chu vi vòng ngực với chiều cao, được tính theo công thức: A = Chu vi vòng ngực trung bình – ½ cao Kết quả được đánh giá là trung bình nếu A = 5 đối với nam; với nữ A = 3. II. Kiểm tra chức năng hệ tim mạch: Hệ tim mạch bao gồm tim và các hệ thống mạch máu trong cơ thể với chức năng vận chuyển máu, trao đổi chất và các dưỡng khí trong tế bào. Khi tác động một lượng vận động đối với cơ thể con người, hệ tim mạch có những biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu máu và oxy trong quá trình hoạt động. Những ảnh hưởng này bao gồm ảnh hưởng lâu dài đến hệ tim mạch trong trạng thái yên tĩnh và ảnh hưởng tức thời trong hoạt động cơ. Những biến đổi thích nghi của hệ tim mạch xảy theo hai chiều hướng đó là biến đổi về cấu trúc và biến đổi về chức năng. Hệ thống động mạch tăng sự đàn hồi và độ cứng, các mao mạch dày lên làm tăng quá trình trao chất giữa máu và tế bào. Các cơ của hệ thống tĩnh mạch được phát triển, độ dài tĩnh mạch ngắn lại, các van tĩnh mạch phát triển về cấu trúc và chức năng làm cho tốc độ hồi máu diễn ra nhanh hơn. Những ảnh hưởng tức thời của việc tập luyện vừa là hệ quả của những ảnh hưởng lâu dài, vừa là động lực thúc đẩy để tạo nên những biến đổi lâu dài của hệ tim mạch. Vì thế hoạt động thể dục thể thao lâu dài làm thay đổi các chỉ số và tính chất hoạt động của hệ tim mạch. 2. 1. Kiểm tra chức năng tim – mạch: a - Tần số mạch (lần/phút): Tần số mạch đập cũng thường gọi là nhịp tim, là tần số co bóp theo chu kỳ, có tính cơ học của tim, được biểu thị bằng số chu kỳ co bóp của tim trong thời gian là một phút. Tần số mạch đập là chỉ số phản ảnh gián tiếp hoạt động của tim. Trong y học thể thao dùng nhịp tim để đánh giá chức năng của tim, đánh giá đặc tính của bài tập thuộc vùng năng lượng nào (ưa khí hay yếm khí). Đánh giá được lượng vận động của bài tập Phương pháp đo tần số mạch đập (nhịp tim) : Dùng ngón trỏ và ngón giữa bắt mạch tại 1 trong các vị trí sau: Động mạch cổ tay trái (trên nền xương quay); động mạch cổ; vị trí mỏm tim ngực trái đo bằng ống nghe. - Nhịp tim cơ sở (đếm 15 giây x 4). Đo sáng sớm vừa tỉnh dậy, chưa xuống giường gọi là mạch cơ sở, nó phản ánh mức độ trao đổi chất cơ sở . - Nhịp tim yên tĩnh (đếm 15 giây x4). Nhịp tim đo trước vận động. Khi đo phải để VĐV ngồi yên tĩnh 10 phút trước khi đo. Nhịp tim nghỉ trong vận động (đếm 10giây x 6). - Nhịp tim nghỉ giữa các lần lập lại. Đo sau khi kết thúc nghỉ giữa các lần lập lại hay được gọi là nhịp tim trước lần lập lại tiếp theo (thời gian nghỉ có thể là 30 giây, 40 giây hoặc 60 giây tuỳ cự ly, nhằm nâng cao AL và khả năng chịu đựng AL) - Nhịp tim nghỉ giữa các nội dung bài tập. Đo nhịp tim sau khi kết thúc nghỉ giữa các nội dung bài tập hay được gọi là nhịp tim trước khi thực hiện một nội dung bài tập tiếp theo (thời gian nghỉ khoảng 5 phút, để nhịp tim 16
  17. có thể trở về từ 120 đến 125 lần/phút, nhằm hoàn toàn khôi phục kho năng lượng “ kho dự trữ glucose” ). - Nhịp tim sau vận động: (đếm 10 giây x 6 ) đo ngay kết thúc LVĐ. - Nhịp tim hồi phục (đếm 10giây x 6). Đo ở đầu phút thứ 2, thứ 3, thứ 4 và thứ 5 ngay sau LVĐ. b- Huyết áp (mmHg): Huyết áp là áp lực của máu tuần hoàn trong các động mạch tạo ra áp lực ép lên bên trong thành mạch. Sự biến đổi huyết áp có quan hệ mật thiết với lưu lượng tâm thu, tần số nhịp tim, trở lực ngoại vi, tính đàn hồi của các động mạch lớn, độ nhớt của máu.v. v. Huyết áp phụ thuộc vào các yếu tố: Lực bóp cơ tim lượng máu, độ đàn hồi của thành mạch và độ nhớt của máu + Huyết áp có hai phần: - Huyết áp tâm thu: Là huyết áp tối đa, có trị số trung bình từ 100 - 125mmHg. - Huyết áp tâm trương: Là huyết áp tối thiểu, nó phản ánh tính đàn hồi của thành các động mạch lớn, có trị số trung bình từ 60 - 80mmHg. Huyết áp tối thiểu phụ thuộc chủ yếu vào trương lực cơ của thành mạch. Ap lực mạch là hiệu huyết áp giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Nó là thông số quan trọng để đánh giá khả năng lưu thông máu trong động mạch. Đơn vị đo lường của huyết áp là mili mét thuỷ ngân ( mmHg) . Huyết áp người bình thường, khoẻ mạnh là 100 – 130mmHg đối với tối đa, tối thiểu 65 – 85mmHg. Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính. Trong hoạt động thể thao huyết áp ít thay đổi. Chỉ số huyết áp của các vận động viên cũng ở trong giới hạn bình thường. Phương pháp đo huyết áp : Máy đo huyết áp gồm có một túi bằng cao su ngoài bọc bằng túi vải và thông với một đồng hồ áp kế. Quấn túi quanh cánh tay trái và bơm hơi vào túi bằng một quả bóp cho tới khi áp suất trong túi hơi cao hơn huyết áp ở động mạch và đè vào động mạch làm máu không qua được. Dùng ống nghe đặt ở nếp khuỷu trên động mạch rồi xả bớt không khí trong túi ra bằng một van cho tới khi áp suất trong túi cao su bằng huyết áp tối đa của động mạch thì máu qua được trong thời gian tâm thu và ta nghe được nhịp đầu, nhìn đồng hồ biết được huyết áp tối đa. Tiếp tục xả không khí, tiếng động mạnh lên rồi nhỏ đi và mất hẳn. Lúc đó máu có thể qua cả trong thời gian tâm trương, nhìn đồng hồ biết được huyết áp tối thiểu. Phương pháp ứng dụng: - Huyếp áp cơ sở : Là huyết áp đo vào lúc sáng sớm khi chưa xuống giừơng, tương ứng với mạch cơ sở. Huyết áp cơ sở của các VĐV thường ổn định ở mức nhất định vào các buổi sáng các ngày. - Huyết áp yên tĩnh: Là huyết áp đo trước khi vận động (chưa có LVĐ), VĐV ngồi nghỉ ngơi 10 phút trước khi đo. - Huyết áp sau vận động: Huyết áp đo sau bài tập, buổi tập. 2. 2 – Các test trong kiểm tra chức năng tim – mạch. Kiểm tra chức năng tim – mạch thường được sử dụng các test vận động được đánh giá dựa trên những biến đổi của các thông số sinh lý, sinh hóa của hệ tuần hoàn và hệ máu. Các thông số thường được sử dụng là : Tần số mạch và huyết áp trước và sau vận động, các thông số sinh hóa trong huyết học, nước tiểu trước và sau vận động. Các test kiểm tra chức năng tim mạch thường được sử dụng là các test chuẩn, được thực hiện trong phòng thí nghiệm, với lượng vận động giới 17
  18. hạn chuẩn và đánh giá trên sự thay đổi của các thông số sinh lý, sinh hóa qua lượng vận động thực nghiệm. Các test thường được sử dụng kiểm tra chức năng tim – mạch như sau. a - Test công năng tim: Chỉ số công năng tim là chỉ số thể hiện sự phản ứng của hệ tim mạch và đặc biệt là tim đối với lượng vận động nhất định. Lượng vận động này đối với tất cả mọi người được thực hiện theo một quy trình như nhau. Thực nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi phương tiện kỹ thuật hiện đại và phương pháp đánh giá rất cụ thể cho ta lượng thông tin chính xác, đáng tin cậy. Test này rất phù hợp với điều kiện ở Việt Nam ta hiện nay. Yêu cầu trang thiết bị: - Một đồng hồ bấm giây. - Một máy đếm nhịp. Phương pháp tiến hành như sau: Cho VĐV nghỉ ngơi 10 – 15 phút, đo mạch yên tĩnh (15 giây x 4) và ký hiệu là P1. Cho VĐV đứng lên ngồi xổm hết 30 lần trong 30 giây (thực hiện theo máy đếm nhịp). Lấy mạch trong 15 giây ngay sau vận động và được ký hiệu là P2. Lấy mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút và được ký hiệu là P3 Cho VĐV nghỉ ngơi và test kết thúc. Phương pháp tính toán và đánh giá kết quả: Chỉ số công năng tim được tính toán theo công thức sau: ( f 1+ f 2 + f 3) − 200 HW = 10 Trong đó: - HW là chỉ số công năng tim f1 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1 phút = P1 x 4. f2 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1 phút = P2 x 4. f3 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1 phút = P3 x 4. Biểu đánh giá: Nếu chỉ số HW có trị số: 16 là rất kém. Theo kết quả nghiên cứu của A. K. Moxcatova (1992) thì hệ số di truyền của chỉ số công năng tim khá cao và bằng 0,74. Do đó những em có chỉ số công năng tim cao có tiền đề tốt cho tim trong quá trình hoạt động thể dục thể thao. b- Test P. W. C 170: P.W.C là viết tắt của 3 tiếng Anh: Physical Working Capacity, PWC 170 là thử nghiệm chức năng nhằm xác định công suất hoạt động cơ của chế độ mạch 170 lần/phút (test Sjostrand, 1947) . Xác định năng lực hoạt động thể lực nhờ test PWC 170 dựa trên 2 đặc tính sinh lý quan trọng trong quá trình hoạt động cơ: Sự tăng tần số tim đập tỷ lệ thuận với công suất vận động. Mức độ tăng tần số tim đập ở lượng vận động bất kỳ (không giới hạn) tỷ lệ nghịch với khả năng thực hiện công việc ở cường độ đã định hay là năng lực hoạt động thể lực. Nên chỉ số tim đập trong lúc vận động cơ có thể sử dụng như một chỉ tiêu đáng tin cậy để đánh giá khả năng hoạt động 18
  19. thể lực của con người. Phương pháp được tiến hành và đánh giá dựa trên nguyên lý chung là cho người lập test thực hiện hai lượng vận động có công suất khác nhau là N1 và N2, trong đó N1 nhỏ hơn N2. Sau đó dựa vào sự biến đổi của mạch tại N1 và N2 để xác định công suất đạt được tại thời điểm mạch 170 lần/phút. Trên nguyên lý chung này nhiều tác giả đã đề xuất phương pháp tiến hành và đánh giá tương đối khác nhau. V. L. Karpman (1968) có đưa ra công thức tính chỉ số P. W. C 170: P. W. C 170 = N1 + (N2 - N1) x (170 – f1) / f2 – f1 Trong đó : N1: Công suất vận động ban đầu. N2: là công suất vận động lần sau với điều kiện N2 > N1. f1: Tần số tim đập khi làm việc với công suất N1. f2: Tần số tim đập khi làm việc với công suất N2. Trang thiết bị: - Xe đạp lực kế. - Đồng hồ bấm giây. - Máy gõ nhịp. - Máy đo điện tim. - Ống nghe tim. Cách tiến hành test: Lấy mạch yên tĩnh, ký hiệu là f0. VĐV đạp xe với công suất N1 + Nam nữ VĐV trên 16 tuổi thì đặt N1 từ 40 – 60W. + Nếu nhỏ hơn 16 tuổi thì N1 từ 30 – 35W. + Nếu dưới 12 tuổi thì đặt N1 = 20W. Đối với vận động viên các nhóm môn thể thao khác nhau thì tuỳ thuộc vào trọng lượng cơ thể mà chọn N1 cho phù hợp theo bảng sau: Bảng 1. 4: (Công suất N1 cho các vận động viên các nhóm môn thể thao khác nhau và cân nặng khác nhau.) Môn thể thao Cân nặng (kg) 55 - 59 60 - 65 - 70 - 74 75 - 80 - >85 64 69 79 84 Sức mạnh, nhanh 50 65 80 80 80 100 100 Bóng, đối kháng 50 65 80 100 115 130 130 Môn sức bền 80 100 115 150 150 150 165 - Sau khi đạp xe 3 phút, mạch ổn định, đo nhịp tim (10giây x 6) đó là f1. - Sau đó tiếp tục đạp xe ở mức N2 với công suất có mức gấp đôi N1, song chính xác hơn là dựa trên kết quả f1 mà chọn f2. Bảng 1. 5. Chọn công suất N2 (W) theo kết quả f1. N1 N2 (W)) (W) F1 (lần/phút) 90 - 99 100 - 109 110 - 119 120 - 129 50 165 140 115 100 65 200 165 130 115 80 230 200 165 140 100 265 230 200 165 115 300 265 230 200 19
  20. 130 315 285 250 215 150 330 300 265 230 - Sau khi đạp xe ở mức N2 khoảng 2 phút (là lúc nhịp tim đã tăng lên ổn định) đo nhịp tim (10 giây x 6) tính mạch f2. - Cho vận động viên nghỉ. Các bước tính toán số liệu. Các số liệu N1, N2 tính từ W ra KGm/1phút như sau: 1 W = 0,102 KGm/giây. 1 W/1phút = 0,102 KGm/giây x 60 = 6,12 KGm/1phút. Các số liệu có được tính toán theo công thức trên, ta có kết quả PWC. 170 của từng VĐV. Đánh giá kết quả: Dựa vào bảng 1. 6. Bảng 1. 6: Bảng đánh giá chỉ số PWC 170, Nhóm môn PWC 170 Kgm/11/kg thể thao Kém Yếu Tr. bình Tốt Rất tốt Sức bền 29 Bóng, đối kháng 26 Sức mạnh, nhanh 22 c– Step - Test Haward: Test này được nghiên cứu tại trường đại học Haward (Mỹ) 1994. Ý tưởng của test này là nghiên cứu quá trình hồi phục (theo sự thay đổi mạch) sau khi ngừng hoạt động có tính định hướng trên lượng vận động chuẩn. Trang thiết bị: Bục có kích thước khác nhau. Đồng hồ bấm giây. Máy đếm nhịp. Cách tiến hành . Lượng vận động ở dạng bước lên, bước xuống bục. Chiều cao của bục và thời gian thực hiện test tuỳ thuộc vào giới tính, lứa tuổi và mức phát triển thể lực của vận động viên. (xem bảng 1. 7) Bảng 1. 7: Chiều cao của bục và thời gian thực hiện. Nhóm thực hiện Chiều cao bục (cm) Thời gian (s) Nam > 18 tuổi 50 5 Nữ > 18 tuổi 43 5 Nam từ 12 – 18 tuổi 45 – 50 4 Nữ 12 – 18 tuổi 40 4 Thiếu niên 8 – 12 tuổi 35 3 Thiếu nhi 8 tuổi 35 2 VĐV thực hiện test cần bước lên xuống bục theo tần số 30 lần trong một phút, theo máy đếm nhịp phát ra tần số 120 lần/1phút. Một bước lên xuống bao gồm 4 chuyển động và mỗi chuyển động đó tương đương với 1 nhịp của máy đếm nhịp. - Vận động viên đặt một chân lên bục. - Vận động viên đặt tiếp một chân nữa lên bục. - Vận động viên xuống một chân xuống sàn nhà (chân lên trước). - Vận động viên xuống một chân còn lại xuống sàn nhà 20
  21. Khi thực hiện thân người ở tư thế thẳng và chân đứng trên bục phải thẳng Sau khi kết thúc test VĐV ngồi nghỉ. Bắt đầu từ phút thứ 2 sau khi ngưng vận động, đếm mạch hồi phục cho VĐV 3 lần, mỗi lần 30 giây: từ giây 60 – 90; từ 120 – 150 và từ giây 180 – 210, trị số mạch tương ứng là f1, f2, f3. Chỉ số Step – test được tính theo công thức: t.100 HST = ( f 1+ f 2 + f 3).2 HST : chỉ số step – test. t : thời gian thực hiện test tính theo giây 100: Nhằm thể hiện kết quả test theo số nguyên 2 : Nhằm thể hiện chỉ số mạch tim trong một phút. f1, f2, f3 : chỉ số mạch hồi phục ở 30 giây phút thứ 2, thứ 3, thứ 4. Biểu đánh giá: 90 là rất tốt d- Test đánh giá ngưỡng mạch: Ngưỡng mạch là mạch tối đa đạt được ở cường độ tối đa mà mạch không thể tăng thêm. Để theo dõi và khống chế cường độ vận động ta có thể sử dụng chỉ số ngưỡng tần số tim. Ngưỡng tần số tim = Ps (tĩnh) + 75% [Ps (max – Ps (tĩnh) ] Trong đó: Ps (tĩnh) là mạch yên tĩnh. Ps (max) là mạch tối đa sau lượng vận động. - Cách tiến hành: - Cho VĐV ngồi nghỉ 15 - 20 phút, đo mạch yên tĩnh 30 giây x 2. - Đạp xe đạp lực kế với công suất tối đa: 1528, 50 KGm tương đương 250w. - Thời gian thực hiện là 15 giây, đo mạch sau LVĐ là 10 giây x 6. e- Test Lêtunốp: Test Lêtunốp còn gọi là test công nămg liên hợp của Lêtunốp được công bố năm 1937. Test dựa trên cơ sở sự biến đổi của các chỉ số mạch, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, thời gian hồi phục sau khi thực hiện 3 lượng vận động đặc trưng cho 3 tố chất vận động. Phương pháp tiến hành: - Đo mạch, huyết áp trong yên tĩnh, cảm giác chủ quan người thực nghiệm. - Người thực nghiệm thực hiện 3 lượng vận động là: + Đứng lên ngồi xuống 20 lần/30 giây + Chạy tại chỗ tần số tối đa 15 giây. + Chạy 3 phút tần số 180 bước/phút. - Sau khi thực hiện xong lượng vận động thứ 1, nghỉ 3 phút. - Sau khi thực hiện xong lượng vận động thứ 2, nghỉ 4 phút. - Sau mỗi lượng vận động đo mạch và huyết áp ở mỗi phút nghỉ và điền vào bảng. 21
  22. Bảng 1. 8: Bảng ghi kết quả thực nghiệm Lêtunốp. Thời Mạch Sau đứng lên Sau khi chạy 15 Sau khi chạy 3 phút gian Yên -ngồi xuống giây (giây) tĩnh Thời gian Thời gian (phút) Thời gian (phút) (phút) 1 2 3 1 2 3 4 1 2 3 4 5 10 20 30 40 50 60 Huyết áp g- Test cooper: Test do một bác sỹ người Mỹ (cooper. K) năm 1970. Ý tưởng của test là xác định quãng đường tối đa mà vận động viên có thể chạy trong thời gian 12 phút. Thời gian này được chọn trên cơ sở kết quả thực nghiệm. Test mục đích đánh giá năng lực hoạt động thể lực của vận động viên, nếu trong 12 phút đó vận động viên chạy càng dài thì khả năng hoạt động thể lực càng tốt. Trang thiết bị: - Chạy trên đường chạy quanh sân bóng (sân vận động). - Đồng hồ bấm giây. Phương pháp tiến hành: Trước khi thực hiện test vận động viên phải khởi động, sau đó vào lệnh xuất phát chạy có bấm giờ, vận động viên chạy đúng 12 phút và cho dừng lại, đo quãng đường chạy là chỉ số để đánh giá công suất hoạt động của cơ. Đánh giá kết quả : Kết quả thực hiện test được đánh giá theo bảng sau (bảng 1. 9). Bảng 1. 9: Bảng đánh giá kết quả (Km) test cooper chạy 12 phút. Giới Tuổi Năng lực thể lực tính Kém Yếu Tr. bình Tốt Rất tốt Nam 2,8 30 – 39 2,65 40 – 49 2,5 > 50 2,5 1,2 – 1,5 2,0 – 2,4 22
  23. Nữ 2,65 30 – 39 2,5 40 – 49 2,4 > 50 2,2 1,0 – 1,3 1,4 – 1,6 1,7 – 2,15 h- Kiểm tra chức năng tim – mạch bằng phương pháp cận lâm sàng: Do khoa học ngày càng phát triển, hiện nay y học thể dục thể thao sử dụng phương pháp cận lâm sàng để kiểm tra cấu trúc và chức năng tim mạch trong tập luyện thể dục thể thao như : chụp x quang tim, ghi điện tim đồ, siêu âm tim, chụp động – tĩnh mạch có độ tin cậy rất cao nhằm nâng cao sức khoẻ và chẩn đoán, phát hiện sớm những bệnh lý về tim – mạch. 2. 3- Anh hưởng thể dục thể thao đối vơi hệ tim – mạch: Do ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao, cấu trúc của tim có sự thay đổi, thể hiện ở giãn buồng tim và sự phì đại cơ tim của các vận động viên luyện tập chủ yếu ở các môn sức bền ưa khí tối đa. Giãn buồng tim làm cho lượng máu chứa trong các buồng tim tăng lên, đó là yếu tố quan trọng để tăng thể tích tâm thu khi cần thiết. Phì đại cơ tim làm tăng lực bóp của tim, tức là làm tăng thể tích tâm thu. Theo Letunốp (1940), không phải tất cả các môn thể thao đều làm thay đổi về mặt cấu trúc của tim, làm cơ tim phì đại và tăng thể tích buồng tim. Sự tăng độ dày của thành tim chủ yếu là tâm thất trái, đó là do tim của các vận động viên co bóp nhiều đẩy máu đi theo nhu cầu của vận động cơ bắp. Qua nghiên cứu ông đưa ra kết luạn sau: Đối với vận động viên sức bền thì tim giãn to, đối với vận động viên sức mạnh thì cơ tim dày lên. Nhà khoa học Kox đã nghiên cứu ở các vận động viên, kết quả cho thấy các vận động viên tập luyện sức bền ưa khí tối đa có trọng lượng tim trên một kg thể trọng (tim / “Kg” trọng lượng cơ thể) cao hơn ở vận động viên các môn hoạt động sức mạnh và tốc độ. Quá trình vận động có ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc của tim, có thể dẫn đến phì đại cơ tim và cũng có thể làm tăng thể tích buồng tim. Hai chỉ số trên tăng đều dẫn đến sự tăng trọng lượng của tim. Nhà nghiên cứu Mỹ Reindell đã nghiên cứu và đưa ra kết quả so sánh sự khác nhau giữa thể tích buồng tim ở người bình thường và các vận động viên như sau: Bảng 1. 10. So sánh sự khác nhau giữa thể tích buồng tim ở người bình thường và các vận động viên. Môn thể thao Số người Thể tích tim Thể tích thực nghiệm (cm3) tim/kg cơ thể Người thường 67 790 11,3 VĐV chạy ngắn 30 782 11,0 VĐV chạy trung bình 86 876 12,8 VĐV chạy dài 66 923 13,5 VĐV xe đạp 18 1104 15,5 23
  24. Dưới ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao tim sẽ phát triển to hơn người bình thường, do thể tích buồng tim giãn rộng, phì đại cơ tim. Cơ tim dày lên từ 0,5 đến 1 cm, tim to hơn, chắc và khỏe, được gọi là “ tim thể thao”, vì thế tần số mạch của các vận động viên giảm hơn nhiều so với người bình thường, khoảng 40 – 45 lần/phút. Điều đó cho thấy rằng tim hoạt động kinh tế, ít tiêu hao năng lượng hơn và có thời gian nghỉ dài hơn nhưng vẫn luôn cung cấp đủ máu cho cơ thể trong quá trình vận động, nghĩa là không làm cho thể tích phút của máu bị giảm đi, vì đồng thời với giảm nhịp tim, lực co bóp của tim, tức là thể tích tâm thu đã tăng lên do phì đại cơ tim và giãn buồng tim. Thể tích phút của dòng máu trong nghỉ ngơi của vận động viên trình độ cao thấp hơn so với người thường, do nhu cầu về máu của tổ chức thấp hơn, vì chúng sử dụng oxy từ máu tốt hơn. III- Kiểm tra chức năng hệ hô hấp: 3. 1. Chức năng hệ hô hấp: Quá trình không ngừng cung cấp O2 và đào thải CO2 để duy trì sự sống được gọi là sự hô hấp. Hệ hô hấp thực hiện chức năng trao đổi khí ( O2 và CO2 ) giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Hô hấp được chia làm 2 loại: Hô hấp ngoài và hô hấp trong. Hô hấp ngoài: Là quá trình vận O2 từ ngoài vào máu thông qua hệ hô hấp và đào thải CO2 từ máu ra ngoài. Hô hấp trong: Là hô hấp tế bào, là quá trình sử dụng O2 để oxy hóa các hợp chất hữu cơ ở tế bào giải phóng năng lượng và đào thải CO2. Hô hấp trong là toàn bộ các phản ứng hóa học có liên quan đến việc sử dụng O2 và đào thải CO2 của tế bào. Các giai đoạn trên của quá trình hô hấp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi vận động, hệ hô hấp và tuần hoàn có sự thay đổi đồng bộ làm tăng sự vận chuyển O2 đến các tế bào và đào thải CO2 từ tế bào ra ngoài. Thực hiện quá trình này là do sự chênh lệch về nồng độ và áp suất riêng phần của từng loại khí. Trong mỗi giai đoạn vận chuyển các loại thể khí đều kèm theo sự giảm áp suất của O2 từ ngoài vào và của CO2 từ trong tế bào ra. Chức năng hô hấp mang đặc thù cá thể và phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi, giới tình, đặc điểm nhân chủng và qua quá trình huấn luyện thể thao. Trao đổi khí ở phổi phụ thuộc vào tần số hô hấp, độ sâu hô hấp, thông khí phổi, đàn tính của phế nang và khả năng trao đổi chất của phế nang. 3. 2. Các phương pháp kiểm tra hệ hô hấp bằng lâm sàng: Kiểm tra y học lâm sàng cuả hệ hô hấp là kiểm tra bước đầu và bắt buộc khi kiểm tra chức năng hệ hô hấp, kiểm tra ở trạng thái tĩnh. Các phương pháp được tiến hành tuần tự như sau: - Thẩm vấn: cần nắm lý lịch của vận động viên; tiền sử bệnh lý của bản thân vận động viên hoặc gia đình (nếu có). - Phương pháp quan sát (nhìn) lồng ngực vận động viên: hình dáng ngực, màu sắc da, nhịp thở và độ sâu hô hấp. - Phương pháp sờ nắn: đặt nhẹ lòng bàn tay lên ngực để xác định tần số, nhịp thở. - Phương pháp gõ: xác định âm trong lồng ngực. - Phương pháp nghe: nghe âm, tiếng của phổi để đánh giá độ thông đường hô hấp. 3. 3. Các test kiểm tra chức năng hệ hô hấp: 24
  25. Trong quá trình kiểm tra và đánh giá các chức năng hệ hô hấp đối với người tập luyện thể dục thể thao, hiện nay các nhà khoa học đã sử dụng một số test thông thường có độ tin cậy và chính xác rất cao như sau: a - Tần số hô hấp (lần/phút): Là số lần thở trong khoảng thời gian một phút. Người bình thường tần số hô hấp là 16 – 18 lần/ phút. Ở các vận động viên giảm xuống còn khoảng 9 – 10 lần/phút. Khi vận động, tần số hô hấp tăng lên đạt giá trị tối đa để phù hợp với nhu cầu O2 mà cơ thể đòi hỏi. Tần số hô hấp phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trình độ luyện tập, trạng thái sức khoẻ và các yếu tố tâm lý khác. b- Dung tích sống (lít): Dung tích sống của phổi xác định khả năng tối đa của độ sâu hô hấp, vì vậy nó là chỉ số quan trọng về khả năng hoạt động của hệ hô hấp. Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích chung của phổi và cả sức mạnh của các cơ hô hấp vào lực cản của lồng ngực và phổi khi chúng co giãn. Dung tích sống là thể tích không khí tối đa mà người thực nghiệm thở ra một cách hết sức sau khi đã hít vào tối đa. Dung tích sống bao gồm thể tích hô hấp thể tích hít vào bổ sung và thể tích dự trữ thở ra. Để xác định dung tích sống, người ta dùng phế dung kế. Dung tích sống của phổi ở mỗi người rất khác nhau, phụ thuộc vào kích thước cơ thể ( trọng lượng, chiều cao hoặc bề mặt cơ thể), giới tính và lứa tuổi. Bảng 1. 11: Bảng dung tích sống trung bình của lứa tuổi từ 8 – 51 tuổi (theo tài liệu viện khoa học TDTT ở người Việt Nam). Tuổi Nam Nữ Tuổi Nam Nữ lít lít lít lít 8 –9 1,6 1,4 26 – 31 3,5 2,5 10 – 11 1,9 1,7 32 – 35 3,4 2,4 12 – 13 2,2 1,8 36 – 39 3,3 2,4 14 – 15 2,3 1,8 40 – 41 3,1 2,4 16 – 17 2,9 2,3 42 – 43 2,8 2,2 18 – 19 3,4 2,5 44 – 45 2,8 2,2 20 - 25 3,5 2,6 46 – 51 2,7 2 Để xác định dung tích sống của phổi người ta sử dụng một loại máy có tên gọi là phế dung kế. Trong thực tiễn thể dục thể thao, để xác định dung tích sống của phổi, người ta hay sử dụng test Rozeutal. Cách tiến hành đo dung tích sống. Sau khi được nghỉ ngơi, VĐV đứng ở tư thế thoải mái hít vào thật sâu sau đó thở hết không khí vào máy phế dung kế và kết quả chỉ trên máy là dung tích sống lần 1. Đo 5 lần dung tích sống liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 giây. Lấy dung tích sống ở lần có kết quả cao nhất. Nếu 5 lần dung tích sống có các chỉ số không đổi hoặc tăng dần là chức năng hô hấp tối, nếu 5 lần dung tích sống có các chỉ số không biến đổi đáng kể là chức năng hô hấp trung bình, nếu 5 lần dung tích sống có các chỉ số giảm dần là chức năng hô hấp kém. Đánh giá kết quả: Hệ số di truyền của dung tích sống dao động một khoảng rộng từ 0,48 – 0,93, vì vậy chỉ số này được phát triển rõ dưới tác động của tập luyện thể dục thể thao và nó chỉ số quan trọng để tuyển chọn và đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên. 25
  26. Đối với vận động viên Việt Nam chỉ số dung tích sống được đánh giá trung bình nếu có chỉ số tương đương với chỉ số ở (bảng 1. 11) theo lứa tuổi, nếu tương đương với +1 là tốt và +2 là rất tốt, còn nếu –1 là kém và –2 là rất kém. Ngoài ra trong y học thể dục thể thao, để xác định dung tích sống cần có ta sử dụng công thức của Bolduin, Kurnan và Ritrard. Công thức như sau: DTS (cần) = (27,63 – 0,112 x T) x h (đối với nam). DTS (cần) = (21,78 – 0,101 x T) x h (đối với nữ). Trong đó: T : là tuổi (năm) h : là chiều cao (cm). Trong điều kiện người bình thường tỷ lệ DTS/DTS (cần) không vượt quá 90%, còn ở vận động viên thì tỷ lệ này thường đạt trên 100%. Trong thực tiễn thể thao, người ta thường sử dụng đại lượng dung tích sống tương đối để đánh giá chức năng hệ hô hấp. Dung tích sống tương đối được tính bằng cách chia dung tích sống cho trọng lượng cơ thể. c- Thời gian nín thở (nhịn thở). Mục đích của test này nhằm kiểm tra khả năng chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu oxy. Trong thực tiễn hoạt động thể dục thể thao người ta hay sử dụng thực nghiệm Stange. Test này được tính sau khi vận động viên hít vào và bắt đầu nín thở. Trang thiết bị: - Đồng hồ bấm giây. - Dụng cụ kẹp mũi. Phương pháp tiến hành: Vận động viên được nghỉ ngơi, sau đó ở tư thế đứng. Bắt đầu hít vào sau đó thở ra và lại tiếp tục hít vào (bằng 60 – 90% mức hít vào tối đa) rồi ngậm miệng lại, kẹp chặt mũi ( có thể dùng tay kẹp chặt hai cánh mũi) và từ thời điểm này theo dõi thời gian nhịn thở của vận động viên. Đánh giá kết quả: Test này có ý nghĩa quan trọng tuyển chọn vận động viên và là test buộc đối với vận động viên các môn thể thao như bơi lội, bắn súng, võ . Ngoài ra test này hay được sử dụng để đánh giá trình độ tập luyện và mức độ mệt mỏi của vận động viên. d– Test VO2max (ml/phút) : Đánh giá khả năng hấp thụ oxy tối đa. Là lượng oxy tối đa mà cơ thể có khả năng hấp thụ được trong thời gian một phút khi tuần hoàn, hô hấp đạt hiệu suất tối ưu. Đây chính là ngưỡng tới hạn khả năng hấp thụ oxy của cơ thể. VO2max có độ tin cậy cao, đánh giá năng lực ưa khí và khả năng hoạt động thể lực tối đa của VĐV cũng như trình độ tập luyện của vận động viên. Do chỉ số này có hệ số di truyền khá cao (trên 80%) mà trong thực tiễn thể thao thường sử dụng trong tuyển chọn vận động viên trẻ. Để xác định chỉ số VO2 max, có thể sử dụng các phương pháp trực tiếp và gián tiếp. • Phương pháp trực tiếp xác định chỉ số VO2 max: Nhằm xác định chỉ số VO2 max người ta đưa ra một số phương pháp nhưng chỉ 2 trong số đó được thừa nhận. Cả 2 phương pháp đều dựa trên nguyên tắc tiêu tốn hết sự dự trữ việc huy động hệ vận chuyển oxy và tiêu thụ oxy trong quá trình hoạt động cơ. Để đạt được điều đó vận động viên cần thực hiện một loạt công suất vận động tăng dần và trong quá trình đó đo sự hấp thụ oxy. Trường hợp thứ nhất các công suất vận động khác nhau thực hiện liên tục, trường hợp thứ hai là giữa chúng có giai đoạn nghỉ ngơi. 26
  27. Hiện nay để xác định chỉ số VO2 max người ta thường sử dụng lượng vận động trên xe đạp lực kế hoặc trên thảm chạy (fredban). Ít khi người ta sử dụng bước bục hoặc thực hiện các bài tập thể thao (bơi, chạy, đua xe đạp ). Nguyên tắc chung cho tất cả phương pháp xác định VO2 max đó là thực hiện lượng vận động có công suất bằng hoặc lớn hơn công suất tối đa của mỗi cá thể. Chính lượng vận động như vậy dẫn đến sự huy động tối đa hệ thống đảm bảo oxy cho cơ hoạt động. Những đặc điểm cơ bản của sơ đồ tăng công suất vận động theo bậc thang trên xe đạp lực kế được trình bày ở bảng sau: Bảng 1. 12. Chỉ số công suất vận động và thời gian cho phép (ước tính) ở từng thang vận động khi tiến hành test VO2 max trên xe đạp lực kế với hoạt động thể lực một đợt tăng dần cường độ vận động (tần số đạp pê đan 60 vòng/phút) Đối tượng Nhóm tuổi Giới tính Lượng vận động nghiên cứu W (oát) t (phút) Vận động viên Trẻ Nam – nữ 20 – 50 1 – 3 Trưởng thành Nam 50 – 80 1 – 3 Nữ 30 - 70 1 – 3 Những người khoẻ Trẻ Nam – nữ 15 – 30 1 – 3 có chuẩn bị thể Trưởng thành Nam 20 – 60 1 – 3 lực khá Nữ 15 – 50 1 – 3 Lớn tuổi Nam 10 – 50 2 – 4 Nữ 10 – 40 2 – 4 Những người có Trẻ Nam – nữ 10 – 25 2 – 4 thể lực, sức khoẻ Trưởng thành Nam 15 – 40 2 – 4 kém Nữ 12 – 30 2 – 4 Lớn tuổi Nam 10 – 25 3 – 4 Nữ 10 – 20 3 – 4 Khác với phương pháp xe đạp lực kế, khi tiến hành test VO2 max trên thảm chạy có 3 cách để tăng lượng vận động: chỉ tăng tốc độ thảm chạy; tăng độ dốc của đường chạy; tăng cả tốc độ và dốc đường chạy cùng một lúc (bảng 1.13). Kinh nghiệm cho thấy đối tượng nghiên cứu tiếp nhận chế độ tương đối “bằng phẳng”, chế độ 3 tương đối “dốc” còn chế độ thứ hai do huy động dự trữ thích nghi nên chiếm quãng trung gian. 27
  28. Bảng 1. 13. Các chỉ số ước chừng tốc độ chuyển động (V m/s) và góc nghiêng (G%) của băng chạy ở thang lượng vận động đầu tiên, sự tăng trưởng tốc độ (Av m/s) và góc nghiêng (AG%) ở từng thang vận động tiếp theo (thời gian ở một tháng lượng vận động từ 1 – 3 phút). Chế độ Các đặc Đối tượng nghiên cứu lượng điểm Vận động viên Người khoẻ có thể lực khá Người khoẻ có thể lực yếu vận hoạt Trẻ Trưởng thành Trẻ Trưởng thành Lớn tuổi Trẻ trưởng thành Lớn tuổi động động Nam- Nam nữ Nam- nam nữ nam nữ Nam- nam nữ nam nữ của nữ ữ nữ Tredban Thứ 1V 2 – 3 2,5 – 3 2 – 3 1,5 - 2 1,5- 1,5 – 2 1,25- 1 – 1,5 1 – 1,5 1- 1 – 1,5 1 – 1,5 1- 1,25 G 0 – 5 0 – 5 0 – 5 0 – 3 2,25 0 – 3 1,7 0 0 1,75 0 – 2 0 0 AV 0 – 5 0 – 5 0 – 5 0 – 25 0 – 5 0 – 25 0 – 3 0 – 25 0 – 25 0 – 2 0 – 25 0 – 25 0 – 25 AG 0 0 0 0 0 – 25 0 0 – 25 0 0 0 – 0 0 0 0 0 25 0 Thứ 2V 2 – 3 2 – 4 2 – 3 1,5- 1,5-2 1,5 – 2 1-1,25 1 – 1-1,25 1- 1-1,75 1 – 2 1 – 1,5 G 0 0 0 2,5 0 0 0 1,75 0 1,25 0 0 0 AV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 AG 2 - 5 2 – 5 2 – 5 0 2 – 4 2 - 4 1 - 4 0 1 - 4 0 2 - 3 1 - 3 1 - 3 2 – 4 1 - 4 3 Thứ 3V 2 – 3 2,5 – 3 2 – 3 1,5 – 2 1,5– 2 1,5 - 2 1-1,75 1-1,5 1-1,5 1- 1-1,5 1-1,5 1-1,25 G 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1,75 0 0 0 AV 0 – 5 0 – 5 0 – 5 0 – 25 0 – 25 0 – 25 0 – 25 0 – 25 0 – 25 0 0 – 25 0 – 25 0 – 25 AG 2 – 3 2 – 4 2 – 4 2 – 3 2 – 3 2 – 3 1 – 3 1 – 2 1 – 2 0 – 1 – 2 1– 2 1 – 2 25 1 – 2 28
  29. Nhằm chọn sơ đồ tối ưu tăng lượng vận động khi thực hiện test VO2 max trên cơ sở lứa tuổi, giới tính và khả năng hoạt động thể lực có thể chọn theo sơ đồ của bảng 14. Khi so sánh các số ở bảng với các chỉ số khi thực hiện thang bậc đầu tiên của lượng vận động để điều chế sơ đồ lượng vận động tiếp theo (tăng hoặc giảm cường độ vận động). Nếu VO2 max được xác định bằng một loạt lượng vận động riêng lẽ thì chỉ số mức tăng lượng vận động tương ứng với lượng vận động trong test tăng liên tục 1 lần (xem bảng 1. 12 và 1. 13). Tuy nhiên thời gian hoạt động ở từng mức công suất cần phải tăng lên ít nhất là 5 – 6 phút, thời gian nghỉ giữa các đợt vận động phải chọn sao cho nó đủ để hồi phục sau lượng vận động trước. Vấn đề quan trọng của test VO2 max là đạt đến độ tin cậy của từng đối tượng. Tiêu chuẩn cơ bản để đạt được VO2 max đó là hiện tượng “làm bằng” (leveling off) xuất hiện đường ngang trên đồ thị, sự phụ thuộc sự hấp thụ oxy vào công suất vận động. Hiện tượng đó chứng tỏ đã cạn kiệt hoàn toàn việc huy động dự trù của hệ vận chuyển và tiêu thụ oxy có nghĩa là đạt tới giới hạn hoạt động thể lực của vận động viên. Bảng 1. 14. Các trị số ước chừng các thang lượng vận động(N) cũng như sự tăng trưởng tần số tim đập (f) và sự hấp thụ oxy (AVO2) ở từng thang lượng vận động ở sơ đồ tối ưu khi tiến hành test VO2 max ở những đối tượng khác nhau. Đối tượng Nhóm tuổi Giới Chỉ số trông đợi (ước tính) nghiên tính N Af (l/phút) AVO2 (ml/ph) cứu Vận động Trẻ Nam-nữ 4 – 6 20 – 25 250 – 600 viên Trưởng thành Nam 4 – 7 15 – 20 600 – 1000 Nữ 4 – 7 15 – 20 400 – 800 Người Trẻ Nam-nữ 3 – 6 15 – 20 200 – 400 khoẻ có Trưởng thành Nam 3 – 6 10 – 20 250 – 750 thể lực Nữ 3 – 6 10 – 20 200 – 600 khá Lớn tuổi Nam 3 – 6 5 – 10 100 – 600 Nữ 3 – 6 5 – 10 100 – 500 Người Trẻ Nam-nữ 3 – 6 10 – 25 100 – 300 khoẻ có Trưởng thành Nam 3 – 6 5 – 20 200 – 500 thể lực Nữ 3 – 6 5 – 20 150 – 400 yếu Lớn tuổi Nam 3 – 5 3 – 10 100 – 300 Nữ 3 – 5 3 – 10 100 – 250 a. Yêu cầu về địa điểm và trang thiết bị: - Phòng thí nghiệm. - Máy phân tích khí. - Xe đạp lực kế hoặc fredban. - Máy điện tim và màu huỳnh quang 3. - Chuẩn bị thuốc cấp cứu trong thực nghiệm. b. Phương pháp và trình tự tiến hành: - Tất cả các đối tượng thực nghiệm đều phải có sự chỉ định của bác sĩ, kèm theo ECG ghi đủ cả 12 chuyển đạo. - Vận động viên phải làm quen và hiểu yêu cầu, mục đích và cách thực hiện. - Trước khi thực hiện test vận động viên nghỉ 45 – 60 phút. 29
  30. - Vận động viên khởi động trên xe đạp lực kế với cường độ 40 – 60% VO2 max (dự báo) - Vận động viên nghỉ 10 – 15 phút. - Tiến hành thực hiện test (chế độ tăng lượng vận động và trình tự ghi các chỉ số sinh lý) theo nhiệm vụ và đặc điểm của đối tượng. Sự hấp thụ oxy và các chỉ số sinh lý khác thường ghi ở cuối thang vận động (30 giây cuối cùng). c. Đánh giá kết quả test VO2 max: Bảng 1. 15. Bảng đánh giá VO2 max đối với vận động viên. Giới Nhóm Nhóm VO2 max(ml/ph/kg) tính tuổi thể Rất tốt Tốt T. bình Yếu Kém thao Nam > 18 Nhóm A >78 68 – 78 57 – 67 46 – 50 68 60 – 68 50 – 59 42 – 49 58 51 – 58 46 – 50 41 – 45 18 Nhóm A >69 60 – 69 50 – 59 40 – 49 59 52 – 59 44 – 51 36 – 43 50 46 – 50 41 – 45 36 – 40 18 Nhóm A >70 62 – 70 53 – 61 45 – 52 60 54 – 60 47 – 53 40 – 46 56 46 – 56 41 – 45 35 – 40 64 43 33 – 43 27 – 32 20 – 26 20 Nữ 59 32 27 – 32 21 – 26 16 – 30 16 • Phương pháp tính gián tiếp xác định chỉ số VO2 max: + Dựa trên kết quả test Cooper. Giữa kết quả của test chạy 12 phút và chỉ số VO2max có tương quan 30
  31. tuyến tính chặt (hệ số tương quan v =0,897) do vậy nó cho phép sử dụng test Cooper để xác định chỉ số VO2max theo bảng sau (bảng 1.17). Bảng 1. 17. Thành tích VO2max (ml/ph/kg) Thành tích VO2max (ml/ph/kg) chạy chạy 12 phút (m) 12 phút (m) 1000 14 2500 45,9 1100 16,1 2600 48,0 1200 18,3 2700 50,1 1300 20,4 2800 52,3 1400 22,5 2900 54,4 1500 24,4 3000 56,5 1600 26,8 3100 58,5 1700 28,9 3200 60,8 1800 31,0 3300 62,9 1900 33,0 3400 65,0 2000 35,3 3500 67,1 2100 37,4 3600 69,3 2200 39,5 3700 71,4 2300 41,45 3800 73,5 2400 43,8 3900 75,6 Chúng ta dựa vào thành tích chạy 12 phút (m) rồi tra theo bảng trên hoặc ta cũng có thể tính theo công thức sau: Đơn vị đo VO2max là ml/phút/kg VO2max = X. 0,02 – 5,4. Trong đó X là kết quả chạy 12 phút tính bằng mét + Dựa trên kết quả test P.W.C 170. Theo công thức của V. L. Karpman và cộng sự . Đối với người bình thường khoẻ mạnh ta sử dụng công thức sau: VO2max = 1,7. PWC 170 + 1240 . Đối với vận động viên ta sử dụng công thức sau: VO2max = 2,2. PWC 170 + 1070 . 3. 4. Anh hưởng của thể dục thể thao đối với hệ hô hấp. Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên làm biến đổi cơ bản về trạng thái cơ năng của các cơ quan hệ hô hấp như lồng ngực được nở ra và co giãn tốt, cơ hô hấp phát triển do đó lồng ngực lớn hơn và dung tích sống của phổi tăng lên. Đó là một trong những điều kiện quan trọng nhất để tăng cường khả năng cung cấp oxy cho cơ hoạt động. Ở người được huấn luyện, hô hấp ở trạng thái nghỉ, chậm và sâu hơn. Tần số hô hấp trung bình 10 – 16 lần/phút và dung tích sống (phế hoạt lượng) tăng (4500ml – 6000 ml đối với nam, 3500 – 4500ml đối với nữ), cụ thể là các vận động viên bơi lội. Thông khí phổi tối đa của vận động viên có thể đạt từ 150 – 250 lít/phút. Chỉ số này tăng lên cùng với trình độ luyện tập. Ở người được huấn luyện, thể tích không khí bổ sung lớn hơn thể tích không khí dự trữ cũng là chỉ tiêu tốt của chức năng hô hấp. Quá trình tập luyện thể thao còn làm tăng hiệu số lồng ngực hít vào – thở ra, tần số hô hấp giảm khoảng 10 – 12 lần/phút, tăng độ sâu hô hấp và trao đổi khí tốt. IV. Kiểm tra huyết học, sinh hóa huyết học và sinh hóa nước tiểu. 4. 1. Xét nghiệm huyết học. Trong cơ thể, máu được tuần hoàn trong hệ thống huyết quản. Một 31
  32. trong những chức năng quan trọng của máu có liên quan mật thiết đến khả năng hoạt động thể lực là vận chuyển và trao đổi khí oxy và cacbondioxit. Chức năng chuyên biệt này được thực hiện nhờ tế bào hồng cầu. Các chỉ số cơ bản trong đánh giá chức năng tế bào hồng cầu là : RBC, HGB, nội tiết tố Testosterone. Để đánh giá khả năng vận động, khả năng thích nghi và chịu đựng LVĐ sau giai đoạn tập luyện của các vận động viên, các chỉ số được kiểm tra, xét nghiệm huyết học là: RBC, WBC, PLT, HGB, MCV. Những yêu cầu cho VĐV: Lấy máu tiến hành vào buổi sáng sớm, trước đó VĐV không hoạt động thể lực và nhịn ăn sáng. Máu lấy từ tĩnh mạch, từ 3 – 5ml . - RBC : RBC yên tĩnh ở người trưởng thành nam là (4, 5 - 5, 4) . 10. 12/lít, ở trẻ em giá trị trung bình thấp hơn chỉ tiêu này. Kết quả nghiên cứu số lượng hồng cầu ở VĐV của nhiều tác giả cho thấy, chỉ tiêu RBC ở máu VĐV cao hơn người thường khoảng 0, 5. 1012/lít. RBC phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện và điều kiện địa lý. Trong y học thể thao, RBC được xem như chỉ số phản ánh mức độ chuẩn bị thể lực của VĐV và sự tác động của LVĐ tập luyện và thi đấu. Trong vận động, RBC có thể tăng lên 10% do máu dự trữ được huy động và sự “cô đặc” của máu do mất nước. Sự tăng hồng cầu trong và sau vận động về bản chất là tăng giả, phụ thuộc vào lượng nước bị mất trong tập luyện và thi đấu. Ở các hoạt động kéo dài, bên cạnh sự phá huỷ hồng cầu kèm theo chứng thiếu hồng cầu trong vận động. VĐV hoạt động với công suất cao, thời gian hoạt động từ 1 đến 40 phút có tốc độ tuần hoàn dòng máu cao. Các tế bào hồng cầu già rất nhạy bén với sự thay đổi thành phần máu và dễ bị phá vỡ do va chạm dẫn đến hiện tượng thiếu máu, giảm quá trình vận chuyển oxy cho tổ chức tế bào. - WBC (bạch cầu) : Số lượng bạch cầu người VN là (4, 2 - 7, 0) . 10.9/lít. Khi vận động cơ bắp, bạch cầu trong máu tăng lên không những về thể tích mà còn thay đổi cả tỷ lệ % công thức bạch cầu. Sự thay đổi bạch cầu trong hoạt động không chỉ phụ thuộc vào công suất, thời gian hoạt động mà còn phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trình độ luyện tập. Số lượng bạch cầu tăng trong vận động giúp cơ thể chống lại hiện tượng stress, do các kích thích quá mức của vận động gây cho cơ thể VĐV. Như vậy trong mọi trường hợp bạch cầu được coi như là rào chắn bảo vệ cơ thể khi có kích thích quá mức từ bên ngoài vào trong cơ thể. - PLT (tiểu cầu) : PLT có chỉ số trung bình người Việt Nam là: 200 – 300.10.9/l . - Hemoglobin (HGB hoặc Hb) : Hemoglobin là loại protit có chứa sắt (Fe), một thành phần chủ yếu trong tế bào hồng cầu, chiếm khoảng 95% trọng lượng hồng cầu. Chức năng chủ yếu của Hb là vận chuyển oxy. Trong y học thể thao, HGB là yếu tố quan trọng phản ánh trình độ chuẩn bị thể lực, là tiêu chí để đánh giá khả năng chịu đựng LVĐ và mức độ thiếu máu của VĐV. Trong vận động hàm lượng HGB không thay đổi lớn. HGB ở người bình thường là 12, 0 – 15, 0g/dL đối với nam, nữ 12 – 14g/dL . Kết quả nghiên cứu trên VĐV của nhiều tác giả cho thấy hàm lượng HGB cao hơn người bình thường, ở nam khoảng 120 - 160g/lít. Cần lưu ý, không phải HGB của VĐV càng cao là tốt, nguyên nhân là khi HGB trong hồng cầu quá cao 16,0g/dL sẽ làm tăng áp lực bên trong màng tế bào hồng cầu, khiến cho sự kết hợp giữa HGB với O2 và CO2 trở nên khó khăn, sẽ làm giảm năng lực vận chuyển O2 và CO2 của máu. Sự tăng nội áp tế bào hồng cầu làm cho kích thước trung bình của nó tăng lên, từ đó làm tăng độ 32
  33. nhớt của máu gây trở ngại cho tuần hoàn máu trong cơ thể, nhất là khi vận động với cường độ cao. Sự vận chuyển oxy của máu trong hoạt động TT đạt hiệu quả tối ưu khi áp lực bên trong màng tế bào hồng cầu là 50 - 60%, tương ứng với giá trị HGB là 15,5 – 16,0g/dL đây là trị số lý tưởng của HGB . Anh hưởng của giảm HGB trong máu VĐV được Fredrik Celsing và Bjon Ekblom chứng minh trong nghiên cứu là khi hàm lượng HGB giảm sút sẽ làm giảm VO 2max, giảm tốc độ ngưỡng acid lactic. Hiện tượng thiếu máu trong TT thường gặp là thiếu Hb, vì vậy thiếu Hb còn gọi là thiếu máu nhược sắc. Thiếu máu nhược sắc trong TT có xác suất khá cao ở thời kỳ tập luyện nặng. Nguyên nhân do CĐ hoạt động thể lực cao, tuổi thọ của hồng cầu giảm, trung bình từ 120 ngày xuống 80 – 90 ngày hoặc ngắn hơn. Tuổi thọ hồng cầu giảm do cường độ trao đổi khí (O2, CO2) tăng cao trong tập luyện, hồng cầu lão hóa và tan vỡ, mặt khác tốc độ máu vận chuyển trong mạch tăng nhanh gây nên cọ sát mà tổn thương. Khi tập luyện với CĐ căng thẳng, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra mãnh liệt, sản sinh các sản phẩm trung gian: urê, acid lactic và các gốc tự do như gốc amin (-NH2) là những hợp chất dễ gây độc cho cơ thể. Các chất này chuyển vào máu sẽ gây nên tác dụng thúc đẩy nhanh sự tan vỡ hồng cầu. Quá trình tổng hợp huyết sắc tố trong cơ thể VĐV đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tương thích với tiêu hao năng lượng trong tập luyện và còn để cung cấp nguyên liệu tái thiết lại các tổ chức, các cấu trúc của cơ thể, trong đó tổng hợp Hb cần được cung cấp prôtit động vật có đủ 8 loại acid amin không thể thay thế, sắt hữu cơ, vitamin B12 , acid Folic, vitamin C, kích tố đồng hóa khi cần thiết Nếu không cung cấp đủ những yếu tố trên, sẽ không tạo đủ Hb và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành thục của tế bào hồng cầu (nhược sắc) . - MCV : Là chỉ số đánh giá cấu trúc tế bào hồng cầu, khi MCV giảm hay tăng quá giới hạn đều có ảnh hưởng đến năng lực vận chuyển và trao đổi khí của hồng cầu, đồng thời MCV tăng cao sẽ làm tăng độ nhớt của máu, tăng lực cản ngoại biên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động thể lực chung của cơ thể. Giá trị MCV là 80 - 95fL . 4. 2. Xét nghiệm sinh hóa huyết học : Là những xét nghiệm thành phần vô hình của máu trong huyết thanh. Xét nghiệm một số chỉ số sau: Hàm lượng Testosterone, Urê máu, crêatinin trong máu và axit lactic trong máu. + Những yêu cầu khi tiến hành thực nghiệm: Máu lấy từ tĩnh mạch. - Lấy máu vào sáng sớm, VĐV không hoạt động thể lực và ăn nhịn sáng (trạng thái tĩnh). a- Testosterone trong máu: Đơn vị tính (ng/dl) là lượng testosterone trong một dl máu lúc yên tĩnh. Người bình thường trung bình (nam) là: 241 – 827ng/dL hoặc 12,5 – 34,7nmol/l ; 28nmol/l. Testosterone: Nội tiết tố nam tính là các dẫn xuất của steroid có chứa 19 nguyên tử carbon. Hormon nam tính bao gồm 4 loại: testosterone, dehydre - isoandrosterone, androstenedione và androsterone, 4 loại sterone này đều có hoạt tính sinh học, song sự chênh lệch giữa chúng khá lớn theo tỷ lệ tương ứng là 100:16:12:10. Tỷ lệ này cho thấy testosterone là loạI hormon chủ yếu và được tiết ra từ tinh hoàn. Nồng độ kích thích tố nam tính có độ di truyền khá cao, nam 78%, nữ 91%. Khoảng 95% testosterone trong huyết tương nam giới do tinh hoàn tiết ra, lượng nhỏ khác có nguồn gốc từ corticoid. Mức kích tố nam giới trong máu thường cao 33
  34. nhất vào sáng sớm, thấp nhất vào giữa đêm và biến đổi dưới tác động của LVĐ tập luyện và thi đấu. Testosterone có tính đặc thù cá thể, ở nam giới lứa tuổi phát triển (20 - 50) thì nồng độ testosterone cao nhất đạt trị số trung bình là 20 - 24nmol/l hoặc 241 - 827ng/dL. Testosterone là một trong những kích tố đồng hóa chủ yếu của cơ thể. Ngoài chức năng duy trì khả năng sinh dục và các dấu hiệu thứ cấp của nam giới, nó còn kích thích các tổ chức trong cơ thể tăng hấp thụ các axit amin, thúc đẩy sinh tổng hợp acid nucleic, prôtein và sự tăng trưởng của sợi cơ vân và hệ xương, kích thích (thận và gan) tăng tiết yếu tố tạo hồng cầu (erythropoietin), tăng cường tích lũy glucogene trong cơ bắp. Chính những tác dụng đồng hóa của testosterone mà kích thích nam tính này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động thể lực của VĐV, testosterone ngoại sinh là chất doping IOC cấm sử dụng. b - Hàm lượng Urê trong máu: Urê còn gọi là carbamid có công thức cấu tạo CO(NH2)2 được máu vận chuyển đến thận và sẽ bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu., đơn vị đo mg% hoặc mmol/lít : là lượng urê có trong một lít máu. Người bình thường khoẻ mạnh, yên tĩnh, hàm lượng urê trong máu luôn duy trì mức ổn định (20 - 40mg% hay 3, 2 - 7, 0 mmol/lít) là do sự cân bằng giữa quá trình sản sinh urê trong máu và bài tiết urê qua đường nước tiểu. Quá trình trao đổi chất của các chất protit, các axit amin và các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ được bắt đầu bằng sự tách gốc amin ra khỏi phân tử các chất nêu trên nhờ sự xúc tác của các men vận chuyển amin (transaminaza) . Gốc amin ( - NH2) là một gốc tự do gây độc cho cơ thể, theo máu đi vào gan và được tổng hợp thành urê ít độc hơn. Urê còn gọi là carbamid có công thức cấu tạo CO (NH2) 2 được máu vận chuyển đến thận và bài tiết ra ngoài qua đường tiểu. Người bình thường, trạng thái tĩnh urê trong máu luôn ổn định (từ 3, 2 - 7, 0mmol/lít hoặc 15 - 40mg%) là do có sự cân bằng giữa quá trình sản sinh urê trong máu và bài tiết urê qua đường nước tiểu. Khi hoạt động thể lực với lượng vận động (LVĐ) lớn và cường độ (CĐ) cao, cơ bắp hoạt động căng thẳng, cân bằng năng lượng trong cơ thể bị đảo lộn, từ trạng thái tĩnh sang trạng thái trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, các chất prôtit, các axit amin trong cơ thể được huy động do tác động của kích tố vỏ thượng thận (glucocorticoid mà đại diện chủ yếu của nhóm này là cortizol) cùng các men transaminaza mà phân giải để cung cấp năng lượng bổ sung cho cơ bắp hoạt động. Quá trình chuyển hóa các chất prôtit, axit amin giải phóng ra các gốc amin tự do và hình thành nên urê huyết. Thêm vào quá trình tạo ra urê huyết còn có các men sau khi tham gia vào các phản ứng chuyển hoá năng lượng, bị biến tính, phân rã, giải phóng ra các gốc amin tự do. Các phân tử AMP là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải của ATP để cung cấp năng lượng cho cơ hoạt động, do lúc này không có khả năng tham gia trực tiếp vào cơ chế tái tổng hợp ATP nên tự phân hủy và từ đó các gốc amin tự do cũng được hình thành. Tất cả quá trình đó đã làm cho urê huyết tăng cao sau tập luyện, có thể từ 10% đến 100% . Thông thường những bài tập kéo dài không quá 30phút, không gây nên sự biến đổi nhiều về lượng urê huyết. Chỉ có những bài tập vượt quá thời gian 30 phút mới làm cho urê huyết tăng cao rõ rệt. Năng lực vận động, trình độ luyện tập, trạng thái chức năng và khả năng chịu đựng LVĐ của cơ thể vận động viên (VĐV) càng cao thì lượng urê huyết càng thấp, trường 34
  35. hợp ngược lại, urê huyết sẽ tăng cao. Khi LVĐ quá lớn so với khả năng chịu đựng của VĐV thì quá trình phân giải prôtit để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động không chỉ diễn ra trong luyện tập mà còn tiếp tục phân giải trong thời gian nghỉ. Qua thời gian nghỉ ngơi, urê huyết có thể trở về trạng thái ban đầu, tốc độ hồi phục tuỳ thuộc vào trình độ và trạng thái chức năng của VĐV. Nếu sau luyện tập, urê huyết tăng cao mà sáng sớm hôm sau đã trở lại trạng thái ban đầu hoặc thấp hơn chút ít thì có thể coi LVĐ là hợp lý, sẽ tạo ra sự thích nghi và năng lực vận động mới. Trong thời kỳ nâng cao LVĐ, urê huyết vẫn ở mức cao vào sáng sớm hôm sau, hoặc tiếp tục tăng cao chứng tỏ cơ thể vẫn chưa hồi phục, do LVĐ quá lớn. Đầu chu kỳ huấn luyện mới, cơ thể VĐV có thể chưa thích nghi với LVĐ, urê huyết có thể lên cao trong vài ngày, sau sẽ giảm dần là dấu hiệu VĐV đang thích nghi với LVĐ, khi thích nghi, urê huyết sẽ trở về ban đầu. Phân tích trên cho thấy urê huyết là chỉ số đặc trưng, nhạy cảm trong đánh giá LVĐ và trạng thái chức năng của cơ thể VĐV. Kiểm tra urê huyết thường thực hiện vào sáng sớm, sau đại tiện và chưa ăn sáng. Ở trạng thái yên tĩnh và chức năng cơ thể tốt, urê huyết của VĐV thường cao hơn người thường, khoảng 43,4mg% ( theo tác giả Trung Quốc), 46,6mg% ( theo tác giả người Nga). Theo ý kiến chuyên gia nước ngoài, sau buổi tập với cường độ lớn, urê huyết VĐV cấp cao kiểm tra vào sáng hôm sau khoảng 50mg% trở xuống là LVĐ thích hợp . Phạm vi thông thường về nồng độ urê huyết của VĐV bóng đá là 6,72mmol/l (LiuDan, 1990); 6, 11mmol/l (QinXiaoMei, 1985). c - Hàm lượng axit láctic máu lúc yên tĩnh: đơn vị đo : mmol/l là lượng axit láctic có trong một lít máu lúc yên tĩnh. Trung bình là : 0, 63 - 2, 44mmol/L. Axit lactic (AL) trong máu là sản phẩm của quá trình đường phân yếm khí (glycolizis). Phản ứng diễn ra từ sự khử acid pyruvic theo phương trình sau: CH3.CO.COOH + NADH Æ CH 3. CHOH. COOH + NAD – Ở trạng thái yên tĩnh, hầu hết các cơ quan, các tổ chức trong cơ thể hoạt động nhờ nguồn năng lượng sinh ra từ quá trình trao đổi chất ưa khí; chỉ có số ít tổ chức dựa vào một phần hoặc toàn phần năng lượng đường phân yếm khí cung cấp để hoạt động như: tổ chức da, võng mạc mắt, dịch hoàn, tuỷ tuyến thượng thận và hồng cầu. Trong điều kiện đủ oxy, tại các cơ quan, các tổ chức này vẫn diễn ra quá trình phân giải đường phân yếm khí, sản sinh ra acid lactic và đi vào máu, vì vậy ở trạng thái yên tỉnh, trong máu luôn duy trì mức độ acic lactic nhất định, nồng độ AL trong máu động mạch khoảng 0, 4 - 0, 8mmol/L, trong máu tĩnh mạch là 0, 45 - 1, 30 mmol/L. Giữa VĐV và người bình thường không có sự khác biệt lớn về lượng AL trong máu lúc yên tĩnh. Tuy vậy, ở thời gian HL trước thi đấu hoặc thời kỳ thi đấu căng thẳng, lúc yên tĩnh, nồng độ AL trong máu VĐV có thể cao gấp 2 - 3 lần so với lúc yên tĩnh. Nguyên nhân do tâm lý căng thẳng, hưng phấn thần kinh giao cảm tăng mạnh, kích thích tuỷ tuyến thượng thận tăng tiết catecholamin (adrenaline và noradrenaline), thúc đẩy nhanh quá trình đường phân yếm khí nên nồng độ AL trong máu tăng cao ngay ở lúc yên tĩnh, có thể có vận động viên lên đến 2, 96mmol/L. Khi luyện tập với lượng vận động có thời gian và cường độ khác nhau, các hệ năng lượng ưa khí và yếm khí sẽ tham gia cung cấp năng lượng với những tỷ lệ khác nhau nên nồng độ acid lactic trong máu cũng rất khác biệt. Vì vậy, dùng chỉ tiêu acid lactic trong máu để theo dõi đánh giá nội 35
  36. dung, phương pháp huấn luyện và cường độ vận động đối với việc phát triển năng lực của từng hệ năng lượng môn thể thao tương ứng. Theo các học giả Kinderman (1979), Stergman và cộng sự (1981), Wasserman (1986), Phùng Vĩ Quyền (1992) acid lactic ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong HLTT, là tiêu chí để biết cường độ vận động, đánh giá khả năng thích nghi của cơ thể với tập luyện. Đặc biệt AL được coi là chỉ tiêu trong việc đánh giá sức bền và là phương tiện không thể thiếu được trong HL sức bền của môn bóng đá., lượng acid lactic tĩnh còn phản ánh mức độ hồi phục của cơ thể sau tác động của bài tập trước đó và trạng thái tâm lý trước và trong thời kỳ thi đấu. d - Crêatinin trong máu. Đơn vị đo là mg/dl hay mmol/l Lượng crêatinin trong máu trung bình là: 0, 6 - 1, 4mg% hoặc 0,5 – 1,2mg/dl. Lượng crêatinin có trong huyết thanh là: 0, 5 - 1, 2mg/dl. Crêatin được tổng hợp từ glycocyamin (chất này do kết hợp arginin với glycin) và sự metyl hóa glycocyamin bằng methionin, quá trình này được thực hiện ở gan. Crêatin sau khi hình thành trong gan sẽ đưa vào máu, toàn bộ crêatin này được cơ bắp hấp thụ và tồn tại trong cơ bắp dưới dạng crêatinphosphat (CP), một phần nhỏ mất nước tạo thành crêatin. CP trong quá trình phân giải có thể giải phóng một phân tử acid phosphoric chuyển thành cêatinin. Crêatinin vào máu, qua thận được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu . Crêatinin là sản phẩm chuyển hóa của crêatin và CP, mà crêatin và CP tồn tại chủ yếu ở cơ vân. Vì vậy những người cơ bắp phát triển crêatinin trong máu và được bài tiết ra ngoài lớn hơn so với người thường có cùng trọng lượng. Xuất phát từ cơ sở này, các nhà sinh hóa TT cho rằng, chỉ số crêatinin có thể được dùng thay thế để đánh giá trọng lượng tích cực của cơ thể và phản ánh khả năng hoạt động thể lực tối đa của VĐV. Trong yên tĩnh, crêatinin là chỉ số để đánh giá sức mạnh tốc độ cũng như hiệu quả của công tác HL khi so sánh giá trị ở thời điểm đầu và cuối các đợt HL. Trong hoạt động cơ ở cường độ cao, mức độ tham gia của các men crêatinphosphokinaza vào việc đảm bảo năng lượng cho cơ thể có thể xác định theo lượng sản phẩm phân giải CP ở máu – crêatin và crêatinin. 4. 3. Xét nghiệm sinh hóa trong nước tiểu: Những yêu cầu khi tiến hành thực nghiệm: Lấy giữa dòng (không lấy nước đầu và nước cuối). Lấy nước tiểu buổi sáng sớm, mới thức dậy. a- Prôtêin trong nước tiểu : Trong nước tiểu người thường ở trạng thái yên tĩnh, lượng prôtêin trong nước tiểu rất ít, chỉ khoảng <30 - 50 mg/24giờ (lưu lượng 0, 02 - 0, 06 mg trong 1 phút) . Trong nước tiểu bình thường, prôtêin trong nước tiểu rất ít, khoảng 2mg% (2mg/100ml). Trong 24 giờ, người bình thường có lượng protêin không quá 30 - 50mg/24giờ Luyện tập thể thao (TT) gây ra sự xuất hiện prôtein niệu trong nước tiểu. Prôtein niệu của VĐV có thành phần chủ yếu là prôtein huyết tương. Nguyên nhân tăng prôtein niệu trong luyện tập TT là do ảnh hưởng của LVĐ, nhất là CĐ vận động lớn, tuỷ tuyến thượng thận tăng tiết nội tiết tố cathecolamin, đồng thời thận cũng tăng tiết dịch tổ chức của nó là thận tố (renin) trong đó có angiotensin và kinin là những chất có tác dụng mạnh làm tăng tính thẩm thấu và áp lực máu mao mạch của các tiểu cầu thận khiến cho các đại phân tử prôtit huyết tương dễ dàng đi qua thành mao mạch vào tiểu cầu thận và bài tiết ra ngoài. 36
  37. VĐV ở trạng thái yên tĩnh prôtein niệu như người bình thường. Prôtêin niệu quan hệ chặt chẽ với LVĐ, nhất là cường độ vận động, vì vậy chỉ tiêu này thường được dùng để đánh giá LVĐ trong huấn luyện (HL) có cường độ (CĐ) cao, prôtein niệu đạt giá trị cao nhất ở phút thứ 15 sau một cự ly hoặc một nội dung luyện tập với CĐ cao, prôtein niệu phản ứng nhạy cảm với yếu tố LVĐ: thời gian, mật độ, cường độ. Có thể nói LVĐ lớn một cách hợp lý là LVĐ gây ra phản ứng dương tính của protêin niệu chỉ trong 24 giờ, sau đó cơ thể sẽ hồi phục. Nếu quá 24 giờ, trong nước tiểu còn protêin xuất hiện. Cần tìm nguyên nhân và giải pháp thích hợp, giảm lượng vận động hoặc nghỉ tập tùy mức độ. Prôtêin niệu TT có sự khác biệt rất lớn giữa các cá thể VĐV, có người dễ xuất hiện prôtêin niệu sau vận động, số lượng nhiều; cũng có người ít và không có quan hệ nhiều với trình độ luyện tập. Như vậy prôtêin trong nước tiểu có liên quan nhiều đến đặc điểm di truyền của cá thể. Chính vì vậy không thể xác định mức chuẩn chung cho mọi người, mà chỉ có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh trước và sau vận động với chính người được kiểm tra, không thể so sánh giữa người này với người khác. Sau một buổi tập, nếu kiểm tra thấy prôtêin niệu đột nhiên tăng lên gấp nhiều lần so với thường ngày thì đó là dấu hiệu của của LVĐ quá lớn. Đầu mỗi chu kỳ HL, VĐV có thể chưa thích nghi nên lượng prôtein niệu sau mỗi buổi tập có thể cao. Sau một đêm nghỉ, nước tiểu không còn prôtêin niệu thì VĐV đã hồi phục, đó là LVĐ thích hợp. b- Urê niệu: Trung bình nam bài tiết 431 mmol (26g) urê trong 24 giờ. Trung bình là 20 - 40g/24 giờ; 365 – 431 mmol (22 – 26g/24giờ . c- Crêatinin niệu : Bình thường, không có crêatinin niệu, nếu có vào khoảng: Nam: 1, 21g/24giờ; Nữ: 0, 79g/24giờ. Trung bình là 1 - 1, 8g/24 giờ. Số lượng urê niệu thay đổi tuỳ thuộc vào sinh lý, chế độ ăn uống và hoạt động thể lực mãnh liệt. V. Kiểm tra chức năng thần kinh. 5. 1. Vai trò và chức năng của hệ thần kinh trong hoạt động thể thao. Các kích thích của môi trường bên trong và bên ngoài rất đa dạng và phong phú, trong đó có kích thích của lượng vận động qua các bài tập thể dục thể thao. Để đáp ứng các kích thích đó, thông qua các phản ứng, phản xạ một cách tương ứng để giữ cơ thể trong trạng thái cân bằng động. Mối liên hệ này được đảm bảo nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, thần kinh thể dịch và thần kinh cơ. Hệ thần kinh điều khiển mọi mọi động của cơ thể con người. Hoạt động của hệ thần kinh nói chung đều hình thành thông qua các cung phản xạ đơn giản hay phức tạp. Việc đánh giá trạng thái chức năng của hệ thần kinh và thần kinh cơ cho phép không chỉ giải quyết vấn đề đánh giá trình độ luyện tập mà cả vấn đề chỉ định tập luyện và tham gia thi đấu, các vấn đề có liên quan đến việc lập kế hoạch cho tập luyện, nghỉ ngơi, xác định chế độ vận động. Trạng thái chức năng thần kinh giữ vai trò quan trọng trong việc nắm bắt kỹ thuật động tác, tốc độ và sự phối hợp vận động. Trạng thái chức năng thần kinh tốt cho phép hoàn thiện chương trình, kế hoạch huấn luyện và giữ được thành tích thể thao lâu dài. 5. 2. Các phương pháp kiểm tra chức năng thần kinh. a. Phân loại loại hình thần kinh: Loại hình thần kinh là tổ hợp tác thuộc tính thần kinh, phản ánh năng lực hoạt động của thần kinh và có hệ số di truyền rất cao. Độ linh họat của các phản ứng thần kinh được đặc trưng bởi tốc độ tiếp 37
  38. thu động tác, tốc độ tiếp thu kỹ – chiến thuật, khả năng tự sữa chữa những động tác sai, thừa, trạng thái tốt trước và sau thi đấu, thích nghi nhanh với các điều kiện, môi trường khác nhau. Theo các nhà khoa học tuyển chọn thể thao của Trung Quốc thì những chỉ số hệ thần kinh, phản xạ, đặc điểm trí tuệ có mức di truyền rất cao (khoảng 60 – 90%). Ngoài ra, nó còn sự chịu chi phối của hoàn cảnh môi trường, tự nhiên, xã hội, giáo dục và tính tích cực của chủ thể, đồng thời chúng luôn có sự tác động tương hỗ lẫn nhau. Chính vì thế, việc tuyển chọn những đặc điểm tâm lý đó phải được tiến hành trong chính những mối quan hệ đó ở từng cá nhân cụ thể và trong nhóm. Tuỳ theo mỗi môn thể thao cụ thể mà chúng ta phân loại thần kinh và bắt đầu tuyển chọn theo độ tuổi phù hợp. Dựa vào các thuộc tính của thần kinh là sức mạnh, độ linh hoạt và tính cân bằng I. P. Pavlốp đã phân chia thành 4 loại hình thần kinh như sau: - Loại I: Mạnh, cân bằng, linh hoạt. - Loại II: Mạnh, cân bằng, không linh hoạt. - Loại III: Mạnh, không cân bằng - Loại IV: Thần kinh yếu. Như vậy, để phân loại, loại hình thần kinh phải sử dụng các loại test tâm lý để xác định và phân loại loại hình thần kinh. b. Các test đánh giá mức độ tập trung của hệ thần kinh. Để đánh giá mức độ tập trung của hệ thần kinh có thể sử dụng phương pháp soát bảng. Trong thực tiễn kiểm tra y học thể thao các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều loại bảng khác nhau, nhưng tất cả đều dựa trên cơ sở chung nhất là cho người được kiểm tra gạch lấy một tín hiệu đã được chọn trước vào đó trong một khoảng thời gian nhất định, kết quả đánh giá dựa vào tỷ lệ tín hiêu gạch đúng với tín hiệu gạch sai hay bỏ sót. Sự khác biệt của các phương pháp là sử dụng tín hiệu đơn hoặc tín hiệu kép (có kèm theo tín hiệu ức chế). - Test soát bảng vòng hở Lomdont. Phương pháp lập test được tiến hành theo nguyên tắc trên, kết quả đánh giá theo công thức sau: 0,4536N – S = 2807n t Trong đó: S: là lượng đơn vị thông tin (bịt/giây). N: Số tín hiệu theo bảng (tổng lượng tín hiệu quy định khi lập test). n: Số tín hiệu gạch sai hay bỏ sót. t: Thời gian lập test Kết quả thu được đánh giá như sau: - Nếu S trên 1,57 : Chức năng hệ thần kinh tốt. - Nếu S từ 1,26 – 1,57: Chức năng hệ thần kinh khá. - Nếu S từ 0,96 – 1,26: Chức năng hệ thần kinh trung bình. - Nếu S từ thấp hơn 0,96: Chức năng hệ thần kinh kém. c. Test kiểm tra chức năng thần kinh thực vật. Các test kiểm tra chức năng thần kinh thực vật chủ yếu được dựa trên cơ sở sự biến đổi của mạch dưới một kích thích nào đó để xác định độ cân bằng trương lực trung tâm giữa giao cảm và phó giao cảm. Các kích thích được sử dụng có thể là cơ học, hóa học hay nhiệt độ. Ngoài thông số mạch 38
  39. có thể sử dụng phương thức đo nhiệt độ da hay lượng mồ hôi để đánh giá. • Thử nghiệm Asnhera. Thử nghiệm này là thử nghiệm ấn mắt, dựa trên cơ sở của phản xạ mắt – tim đặc trưng cho tính hưng phấn của thần kinh phó giao cảm. Tiến hành: Người được kiểm tra ở tư thế nằm, đo mạch yên tĩnh, sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ ấn nhẹ lên con ngươi trong tư thế nhắm với thời gian 10 giây, sau đó đo mạch 2 lần. Kết quả thử nghiệm được đánh giá bằng cách so sánh giá trị mạch trước và sau thực nghiệm. Cách đánh giá: + Nếu mạch giảm từ 5 – 12 lần/phút chứng tỏ hưng phấn của thần kinh phó giao cảm trong yên tĩnh ở mức trung bình. + Nếu mạch giảm trên 12 lần/phút, hưng phấn phó giao cảm trội mạch giảm dưới 4 lần hay không đổi, ta nói hưng phấn phó giao cảm hay hưng phấn giao cảm trội trong yên tĩnh. + Nếu mạch giảm trên 24 lần/phút thì phản xạ mắt – tim được coi là biến dạng. • Thực nghiệm thay đổi tư thế. Thực nghiệm này có thể áp dụng theo hai phương pháp: - Thay đổi tư thế từ nằm sang đứng ( thường sử dụng). - Thay đổi tư thế từ đứng sang nằm. Tiến hành. Người lập test ở tư thế nằm yên tĩnh (không kích thích) từ 3 – 5 phút sau đó đứng dậy. Lấy mạch trước khi đứng và ngay sau khi đứng. Kết quả thử nghiệm được đánh giá bằng cách so sánh mạch được đo hai lần trước và sau khi đứng. Cách đánh giá: - Nếu mạch sau thử nghiệm tăng trong khoảng 4 – 8 lần/phút, chức năng thần kinh thực vật tốt. - Nếu mạch tăng trên 8 lần/phút hưng phấn của giao cảm trội trong yên tĩnh, ngược lại tăng dưới 4 lần hoặc không đổi thì hưng phấn phó giao cảm trội trong yên tĩnh. d. Test kiểm tra chức năng thăng bằng. Kiểm tra chức năng thăng bằng là kiểm tra sự phối hợp của vỏ đại não, tổ chức dưởi vỏ, hệ thống tiền đình, tiểu não và hệ cảm thụ cơ – khớp. Kiểm tra chức năng thăng bằng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thiện các động tác trong quá trình tập luyện, ngoài ra còn phát hiện những rối loạn về khả năng giữ thăng bằng cơ thể trong không gian và còn đánh giá mức độ mệt mỏi của vận động viên sau tập luyện. Kiểm tra chức năng thăng bằng gồm kiểm tra thăng bằng tĩnh và thăng bằng động. • Kiểm tra thăng bằng tĩnh (test Romberg) : Gồm 2 tư thế: - Tư thế thứ nhất: Là tư thế đơn giản được áp dụng cho người lớn tuổi và trẻ em. Người được thực nghiệm đứng tư thế nghiêm, hai tay giang ngang, hai chân khép sát nhau, mũi chân nọ chạm gót chân kia, mắt nhắm và tính thời gian thực hiện. - Tư thế thứ hai: Thử nghiệm này có độ khó cao, thường áp dụng cho người trưởng thành và vận động viên. Người được thực nghiệm đứng trên 1 chân trụ, chân còn lại co gót chạm gối chân trụ, tay giang ngang, mắt nhắm và tính thời gian thực nghiệm. Cách đánh giá: Nếu người thực nghiệm đứng vững vàng, ngón tay và mi mắt không run trên 15 giây, chức năng thăng bằng tĩnh là tốt. Nếu thực hiện dưới 15 giây, xuất hiện hiện tượng run ngón tay, mi mắt thì chức năng thăng bằng tĩnh kém. Đối với vận động viên thì tiêu chuẩn trung bình là 28 39
  40. giây. • Kiểm tra thăng bằng động. Có thể sử dụng 3 phương pháp sau: - Quay ghế Baran. Thực hiện trên ghế quay Baran, người thực hiện ở tư thế ngồi, tay, chân để đúng vị trí quy định, đầu cúi cằm sát ngực, mắt nhắm. Sau đó quay ghế 10 vòng, tốc độ 1 vòng/2giây, khi ngừng phải bước xuống và đi lại ngay theo đường đã định sẵn. Kết quả đánh giá như sau: Nếu đi vững vàng, đúng quy định thì chức năng thần kinh tốt; nếu thiếu tự tin, đi đúng quy định, chức năng thần kinh trung bình; nếu lảo đảo, chệch hướng thì chức năng thần kinh kém. - Quay Parotxki. Thử nghiệm này được sử dụng rộng rãi vì đơn giản, không nhiều phương tiện dụng cụ đặc biệt. Người thực hiện test làm động tác xoay đầu quanh trục thẳng đứng theo một chiều hướng nhất định, mắt nhắm, tốc độ 2 vòng/1giây. Kết quả được đánh giá theo thời gian giữ thăng bằng. Ở người khoẻ có kết quả trung bình là 27 giây, vận động viên đạt là 90 giây. - Thử nghiệm tay – mũi. Người được kiểm tra ở tư thế đứng, mắt nhắm, yêu cầu dùng ngón trỏ khi gấp cẳng tay của cánh tay duỗi thẳng trước mặt chỉ chính xác vào chỏm mũi của mình. Nếu chỉ lệch hay tay run, điều đó chứng tỏ chức năng thăng bằng động kém. e. Test kiểm tra chức năng thần kinh - cơ. • Ghi điện cơ đồ. Nhằm xác định thời gian tiềm tàng co và duỗi cơ, thời gian co cơ cực đại, tần số co cơ và trương lực cơ. Điện cơ đồ là phương pháp ghi dòng điện sinh học xuất hiện trong cơ vân với dụng cụ là máy ghi điện cơ. Trình độ tập luyện càng cao thì các chỉ số càng nhỏ. • Test Tepping. Gọi là test dấu chấm, đánh giá độ linh hoạt cơ năng. Dụng cụ: Bút bi, giấy khổ 20 x 20 được chia làm 4 ô, đồng hồ bấm giây. Tiến hành: Người thực hiện test dùng tay thuận chấm liên tiếp theo vòng xoáy ốc với tốc độ tối đa. Thời gian thực hiện là 40 giây, mỗi ô 10 giây và chuyển ô theo khẩu lệnh. Đánh giá: Kết quả đánh giá dựa vào giá trị trung bình số dấu chấm trên 1 giây thực hiện được. Trung bình 7 điểm/1giây. • Test đo cảm giác lực cơ. Test này có giá trị thực tiễn cao, đánh giá độ nhạy cảm cơ bắp trong việc phân phối lực cho từng hoạt động. Đây là một thông số dự báo trình độ kỹ thuật, cụ thể là môn bóng bàn, bóng rổ, cầu lông, võ thuật Dụng cụ: máy đo lự cơ hoặc lực kế bóp tay loại 30 – 50kg. Tiến hành thực hiện: Thực hiện theo nguyên tắc chung là cho người thực nghiệm lực co cơ tối đa, tiến hành từ 5 – 10 lần có quãng nghỉ. Đánh giá kết quả: Nếu giá trị tuyệt đối của sai số càng nhỏ thì cảm giác lực cơ càng tốt. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào trị số trung bình của các môn thể thao khác nhau nên có sự khác biệt khá lớn. g. Test kiểm tra đánh giá khả năng phản xạ : (BôiKô, sinh lý học Nga) • Phản xạ đơn: Dụng cụ: Máy phản xạ âm thanh hoặc ánh sáng. Tiến hành: Người được kiểm tra ngồi với tư thế thoải mái, đầu ngón tay trỏ của tay phải đặt nhẹ trên các phím ngắt của máy, khi nghe tín hiệu thì lập tức ấn phím để tắt âm thanh hoặc ánh sáng, thực hiện 15 lần. Đánh giá: 40