Bài tập Kiểm toán căn bản - Phan Thanh Hải

doc 36 trang hapham 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Kiểm toán căn bản - Phan Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_kiem_toan_can_ban_phan_thanh_hai.doc

Nội dung text: Bài tập Kiểm toán căn bản - Phan Thanh Hải

  1. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải LỜI NGÕ Kiểm toán căn bản là môn học đầu tiên và cũng là môn học đóng vai trò nền tảng cơ bản giúp sinh viên nắm bắt được những kiến thức liên quan đến chuyên ngành kiểm toán. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu và học tập, gắn liền kỹ năng học đi đôi với hành ; Giảng viên Phan Thanh Hải – Phó trưởng khoa Kế toán- Đại học DUY TÂN đã tổng hợp và biên soạn cuốn Bài tập Kiểm toán căn bản (lưu hành nội bộ). Cuốn bài tập này được chia làm 3 phần chính : PHẦN 1. Bài tập trắc nghiệm Phần này các bài tập được thiết kế dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm và các phương án trả lời khác nhau. Sinh viên sẽ đọc và lựa chọn câu trả lời đúng nhất. Mục đích của phần này là kiểm tra lại kiến thức lý thuyết theo từng chương đã nghiên cứu. PHẦN 2. Bài tập Đúng/Sai Phần này các bài tập được thiết kế dưới các dạng các câu hỏi trả lời đúng/sai có giải thích ngắn gọn. Mục đích của phần này là giúp sinh viên kiểm tra lại kiến thức lý thuyết theo từng chương đã nghiên cứu một cách sâu hơn, có sự trình bày phương án trả lời theo khả năng suy nghĩ và trí nhớ của mình. PHẦN 3. Bài tập Thực hành Phần này các bài tập được thiết kế với mục đích kiểm tra kỹ năng tư duy, tính toán, vận dụng và hoàn chỉnh kiến thức lý thuyết. Các bài tập thực hành bao gồm 4 nhóm : bài tập vận dụng lý thuyết, bài tập phát hiện sai sót điều chỉnh, bài tập chọn mẫu, bài tập giải quyết tình huống để kiểm tra kỹ năng làm việc theo nhóm cũng như kỹ năng thuyết trình của sinh viên dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của giảng viên. Ngoài ba phần chính trên, phần phụ lục bao gồm một số dạng đề thi mẫu để tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc tham khảo và củng cố kiến thức trong phạm vi môn học. Cuốn sách bài tập môn học này trong quá trình biên soạn chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý hoàn chỉnh, bổ sung của các đồng nghiệp và sinh viên cuốn sách này được hoàn thiện hơn. Mọi góp ý xin gửi về : Phan Thanh Hải – Khoa Kế toán-Đại học Duy Tân 184 Nguyễn Văn Linh – TP Đà Nẵng Email : phanthanhhai@duytan.edu.vn Đà Nẵng, tháng 08 năm 2010 Tác giả Phan Thanh Hải Trang 1
  2. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải PHẦN 1 : HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1 : BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho những câu sau : 1. Về khái niệm chung, kiểm tra và kiểm soát là : a. Một khâu trong các chương trình, kế hoạch để đưa ra các quyết định cụ thể b. Một chức năng của quản lý c. Một khâu trong quá trình thực hiện kế hoạch và kết quả của nó để điều hoà các quan hệ, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối ưu hoá kết quả hoạt động. d. Pha đầu vào quan trọng nhất của quản lý. 2. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động, tất yếu mỗi đơn vị cơ sở đều tự kiểm tra mọi hoạt động của mình trong tất cả các khâu. Công việc này được gọi là : a. Ngoại kiểm b. Nội kiểm c. Thanh tra d. Kiểm tra các hoạt động bên trong công ty 3. Kiểm tra của kiểm toán Nhà nước, các tổ chức và chuyên gia bên ngoài đối với đơn vị kinh doanh được gọi là : a. Thanh tra b. Kiểm soát nội bộ c. Ngoại kiểm d. Kiểm soát độc lập 4. Trong hoạt động kinh doanh, mục đích của các tổ chức là tối đa hoá lợi nhuận. do đó kiểm tra cần hướng tới : a. Hiệu năng của bộ phận quản lý b. Hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn. c. Hiệu quả của việc sử dụng lao động và tài nguyên d. Các nghiệp vụ tài chính - kế toán e. Câu b & c 5. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước ta với tư cách là người quản lý vĩ mô, đồng thời là chủ sở hữu. Do đó, kiểm tra tài chính được thực hiện thông qua : a. Kiểm soát nội bộ của kế toán trưởng b. Việc xét duyệt hoàn thành kế hoạch, xét duyệt báo cáo quyết toán theo định kỳ c. Bộ máy thanh tra tài chính d. Tất cả các câu trên 6. Trong hình thức kiểm tra trực tiếp của Nhà nước, kiểm tra có gắn với các quyết định điều chỉnh, xử lý sai phạm được gọi là : a. Kiểm soát nội bộ b. Kiểm soát độc lập c. Thanh tra d. Giám sát 7. Để đạt được mục tiêu, kế hoạch cần : a. Rõ ràng b. Đo lường và đánh giá được c. Có hiệu quả d. Phải đạt được mục tiêu đề ra e. Cả 4 câu trên đều sai 8. Kết quả kiểm tra cung cấp cho : a. Ông giám đốc b. Ban điều hành công ty c. Các thành viên trong cty d. Các nhà quản trị cấp cao 9. Thuật ngữ “kiểm toán độc lập” thực sự xuất hiện lúc nào : a. 1934 ( Những năm 30 của thế kỷ XX ) Trang 2
  3. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải b. Những năm 40 của thế kỷ XX c. Thế kỷ III trước công nguyên d. 1991 ( Những năm 90 của thế kỷ XX ) 10. Thuật ngữ “kiểm toán” trên thế giới được hiểu là : a. Kiểm toán nhà nước b. Kiểm toán nội bộ c. Kiểm toán độc lập d. Cả ba loại trên 11.VSA là từ viết tắt của a. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam b. Chuẩn mực kế toán Việt Nam c. Chuẩn mực kế toán quốc tế d. Cả 3 câu đều sai 12. Kiểm toán có tác dụng a. Tăng độ tin cậy thông tin cho những người quan tâm b. Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý c. Hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố hoạt động tài chính của đơn vị được kiểm toán d. Các câu trên đều đúng 13. Thư quản lý là sản phẩm của chức năng : a. Xác minh b. Bày tỏ ý kiến c. Tư vấn d. Cả 3 chức năng trên của kiểm toán 14. Trợ lý kiểm toán là những người : a. Phụ việc cho giám đốc b. Chỉ đạo KTV phải thực hiện theo yêu cầu c. Là nhân viên KTNB thuộc đơn vị d. Các câu trên đều sai 15.Chuẩn mực kiểm toán là a. Các thủ tục cần thiết để thu thập bằng chứng b. Thước đo chất lượng công việc của KTV c. Các công việc kiểm toán mà KTV phải thực thi khi kiểm toán d. Các mục tiêu kiểm toán phải tuân theo 16. Tại Việt Nam, cơ quan ban hành các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam là : a. Hội kế toán Việt Nam b. Bộ tài chính c. Chính phủ d. Tất cả các câu trên đều đúng 17. Báo cáo kiểm toán cung cấp thông tin cho : a. Các cơ quan Nhà nước b.Các nhà đầu tư, người lao động, khách hàng c. Nhà quản lý doanh nghiệp d. Cả 03 đối tượng trên 18. Nhà quản lý cần các thông tin trung thực để : a. Ra các quyết định điều tiết vĩ mô nền kinh tế b. Để có hướng đầu tư đúng đắn, sử dụng vốn đầu tư hiệu quả và phân chia kết quả LN c. Điều hành quản lý công ty có hiệu quả d. Cả 03 mục tiêu trên 19. “Big Four” bao gồm : a. PWC, KMPG, Deloitte, Arthur Andersen b. PWC, KPMG, Deloitte, E&Y c. PWC, KPMG, E&Y, Arthur Andersen d. Không có câu nào đúng 20. Ở Việt Nam, kiểm toán độc lập xuất hiện năm : a. 1990 b. 1991 c. 1994 d. 1997 Trang 3
  4. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải CHƯƠNG 2 : CÁC LOẠI KIỂM TOÁN Hãy lựa chọn câu hỏi đúng nhất cho các câu sau đây : 1. Nếu ta phân loại kiểm toán thành kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ thì căn cứ để phân loại là : a. Phạm vi kiểm toán c. Đối tượng cụ thể b. Bộ máy kiểm toán d. Phương pháp kiểm toán 2. Nếu lấy “Lĩnh vực kiểm toán” làm tiêu chí phân loại thì kiểm toán được phân thành : a. Kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ. b. Kiểm toán thông tin, kiểm toán quy tắc, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán hiệu năng. c. Kiểm toán doanh nghiệp, kiểm toán chương trình dự án, kiểm toán các đơn vị HCSN. d. Cả 3 câu trên đều sai. 3. Nếu lấy tiêu chí “Chu kỳ” để phân loại kiểm toán thì kiểm toán được chia thành a. Nội kiểm và ngoại kiểm. b. Kiểm toán trước, kiểm toán sau, kiểm toán hiện thời. c. Kiểm toán thường kỳ, kiểm toán định kỳ, kiểm toán bất thường. d. Kiểm toán toàn diện, kiểm toán điển hình. 4. Nếu kiểm toán được chia thành kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ thì tiêu chí phân loại phải là : a. Lĩnh vực cụ thể b. Đối tượng cụ thể c. Quan hệ giữa chủ thể và khách thể d. Tổ chức bộ máy kiểm toán . 5. Trong khi thực hiện kiểm toán tài chính thước đo đúng sai của bảng khai tài chính là : a. Các chuẩn mực kiểm toán b. Các chuẩn mực kế toán. c. Các nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán d. Tất cả các câu trên đều đúng. 6. Trên thế giới, kiểm toán hoạt động được mở rộng sang lĩnh vực hiệu năng và hiệu quả từ những năm : a. Đầu thế kỷ XX. b. 50 c. 30 d. Đầu thập kỷ 80. 7. Kiểm toán hoạt động còn được biết đến với tên khác là : a. K’T tuân thủ và kiểm toán quản lý b. K’T nghiệp vụ. c. K’T tài chính và kiểm toán liên kết d. Chưa có câu nào đúng. 8. Kiểm toán tuân thủ thực hiện việc kiểm tra và báo cáo về sự tuân thủ của tổ chức được kiểm tra đối với : a. Luật pháp b. Quy định, thể lệ. c. Hợp đồng d. Tất cả các yếu tố trên. 9. Kiểm toán tuân thủ còn được gọi với một tên khác nữa là : a. Kiểm toán nghiệp vụ b. Kiểm toán quy tắc c. Kiểm toán hoạt động d. Kiểm toán tài chính. 10. Cuộc kiểm toán được tiến hành có thu phí kiểm toán do : a. Cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện b. Cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện c. Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện d. Bao gồm tất cả các câu trên. 11.Chuẩn mực chủ yếu được Kiểm toán viên sử dụng để đánh giá tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính là : a. Các văn bản do Bộ Tài chính ban hành. b. Chuẩn mực kiểm toán & chuẩn mực kế toán. c. Chuẩn mực kiểm toán & các chế độ kế toán ban hành. d. Chuẩn mực kế toán, nghiệp vụ kế toán và các chế độ kế toán hiện hành. Trang 4
  5. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 12. Trong các DN Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức : a. Phụ thuộc phòng Kế Toán. b. Độc lập phòng Kế toán nhưng phụ thuộc phòng Kinh Doanh. c. Độc lập với các phòng ban và các bộ phận khác trong đơn vị . d. Trực thuộc Phòng giám đốc trong đơn vị. 13. Kiểm tra của cơ quan kiểm toán Nhà nước đối với đơn vị có sử dụng kinh phí Nhà nước nhằm kiểm tra tình hình thu chi Ngân sách Nhà nước có tuân thủ đúng chế độ quy định hay không, thuộc loại kiểm toán : a. Kiểm toán Ngân sách b. Kiểm toán tài chính c. Kiểm toán tuân thủ d. Kiểm toán hoạt động 14. Phân loại kiểm toán theo quan hệ với tính pháp lý, kiểm toán được phân thành : a. Kiểm toán toàn diện, kiểm toán chọn điểm b. Nội kiểm , ngoại kiểm c. Kiểm toán bắt buộc, kiểm toán tự nguyện d. Kiểm toán thường kỳ, kiểm toán định kỳ, kiểm toán bất thường 15. Khách thể bắt buộc của Kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay là : a. Doanh nghiệp tư nhân b. Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài c. Các Ngân hàng thương mại d. Cả a & b & c e. Cả b & c 16. Kiểm tra việc chấp hành các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đối với các đơn vị sử dụng vốn vay của Ngân hàng thuộc loại hình kiểm toán : a. Kiểm toán tuân thủ b. Kiểm toán hợp đồng c. Kiểm toán tài chính d. Kiểm toán Ngân hàng 17. Kiểm toán báo cáo tài chính của một Công ty liên doanh để báo cáo cho các bên tham gia liên doanh được thực hiện bởi : a. Kiểm toán độc lập b. Kiểm toán nội bộ c. Kiểm toán Nhà nước d. Kiểm toán tuân thủ 18. Kiểm toán báo cáo quyết toán chi Ngân sách của Bộ Giáo dục và đào tạo được thực hiện bởi : a. Kiểm toán độc lập b. Kiểm toán nội bộ c. Kiểm toán Nhà nước d. Kiểm toán hoạt động 19. Lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán nội bộ : a. Dịch vụ tư vấn b. Kiểm toán hoạt động c. Kiểm toán tuân thủ d. Kiểm toán báo cáo tài chính 20. Kiểm toán Nhà nước và Công ty kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước được xem là: a. Giống nhau b. Khác nhau c. Tương tự d. Không có cơ sở để kết luận 21. Kiểm toán nội bộ của các cơ quan, doanh nghiệp được xem như : a. Một pháp nhân b. Một tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý c. Một bộ phận chức năng của đơn vị d. Một bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện kiểm toán và các dịch vụ khác để thu phí kiểm toán. 22. Kiểm toán viên nội bộ phải báo cáo kết quả kiểm toán của mình : a. Một cách rộng rãi b. Cho riêng kiểm toán viên độc lập c. Cho riêng kiểm toán viên Nhà nước Trang 5
  6. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải d. Cho cấp lãnh đạo cao nhất của mình 23. Công ty kiểm toán độc lập là : a. Một pháp nhân kinh doanh độc lập có quyền hạn và nghĩa vụ bình đẳng và được hoạt động như mọi công ty khác. b. Một tổ chức phi lợi nhuận c. Một tổ chức hành chính sự nghiệp d. Một tổ chức khác với ba loại trên 24. Lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán viên độc lập là : a. Kiểm toán tuân thủ b. Kiểm toán hoạt động c. Kiểm toán tài chính d Lĩnh vực khác 25. Lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán Nhà nước là : a. Kiểm toán tuân thủ b. Kiểm toán hoạt động c. Kiểm toán tài chính d. Lĩnh vực khác 26. Tại Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới, khi tiến hành kiểm toán, cơ quan được quyền thu phí kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán là : a. Cơ quan kiểm toán Nhà nước b. Cơ quan kiểm toán độc lập c. Kiểm toán nội bộ d. Cả ba loại trên 27.Những báo cáo kiểm toán định kỳ nhằm phục vụ cho Ban quản lý của doanh nghiệp thường chuẩn bị bởi : a. Kiểm toán viên Nhà nước b. Kiểm toán viên độc lập c. Kiểm toán viên nội bộ d. Cả ba loại kiểm toán viên trên 28. Kiểm toán viên buộc phải có chứng chỉ kế toán viên công chứng (CPA) khi hành nghề là : a. Kiểm toán viên Nhà nước b. Kiểm toán viên độc lập c. Kiểm toán viên nội bộ d. Cả ba loại trên 29. Nếu kinh phí hoạt động được bù đắp theo nguyên tắc tự trang trải thì đó là hoạt động của : a. Kiểm toán Nhà nước b. Kiểm toán độc lập c. Kiểm toán nội bộ d. Cả ba loại trên 30. Người thực hiện công việc kiểm toán ở Mỹ được gọi là : a. Kiểm toán viên b. Chuyên gia kế toán c. Kế toán viên công chứng g. Giám sát viên tài chính Trang 6
  7. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải CHƯƠNG 3 : ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN Hãy lựa chọn câu hỏi đúng nhất cho các câu sau đây : 1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp và những thay đổi về tài chính của nó : a. Luôn luôn được phản ánh toàn diện, không thiếu sót chi tiết nào trên các tài liệu của doanh nghiệp đó. b. Được phản ánh duy nhất trên các tài liệu kế toán của đơn vị. c. Được phản ánh trên tài liệu một phần và một phần khác chưa được phản ánh trên bất cứ một tài liệu nào. d. Không được phản ánh trên bất cứ tài liệu nào. 2. Cụm từ “khách thể kiểm toán” được sử dụng trong quản lý và chuyên ngành kiểm toán. Vậy “khách thể kiểm toán” sử dụng để đề cập đến : a. Người thực hiện công việc kiểm toán. b. Công ty kiểm toán. c. Các báo cáo tài chính của các đơn vị được kiểm toán. d. Các đơn vị được kiểm toán. 3. Nếu là khách thể của kiểm toán Nhà nước thì : a. Chỉ thuộc khách thể của kiểm toán Nhà nước mà thôi. b. Tự động trở thành khách thể của kiểm toán độc lập. c. Cũng có thể trở thành khách thể của kiểm toán độc lập. d. Không thể là khách thể của kiểm toán độc lập. 4. Khách thể của kiểm toán Nhà nước thường bao gồm : a. Các dự án, công trình do Ngân sách Nhà nước đầu tư. b. Các DN Nhà nước ; xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu Nhà nước ; các tổ chức kinh tế, cơ quan quản lý của Nhà nước và các đoàn thể xã hội và tài khoản cá nhân có nguồn từ Ngân sách Nhà nước. c. Các công ty tư nhân. d. Bao gồm tất cả những câu trên e. Gồm câu a và b 5. Khách thể bắt buộc của kiểm toán độc lập gồm : a. Các tổ chức kinh tế, cơ quan quản lý của Nhà nước và các đoàn thể xã hội. b. Các tổ chức kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức Chính phủ, tổ chức xã hội và các đoàn thể thậm chí cả cá nhân. c. Các bộ phận cấu thành trong một đơn vị. d. Chưa có câu nào đúng 6. Đối tượng kiểm toán phải bao gồm cả phần thực trạng tài chính bên ngoài sổ sách là do : a. Tính phức tạp của các mối quan hệ tài chính tạo ra. b. Giới hạn về trình độ nghiệp vụ của kế toán. c. Phương tiện xử lý thông tin kế toán không thể thu thập được tất cả lượng thông tin tài chính phát ra. d. Bao gồm tất cả các câu trên. 7. Đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính trước hết và chủ yếu là : a. Những tài liệu liên quan tới quá trình hình thành và phát triển của khách hàng, các biên bản họp Ban quản trị và các tài liệu của những cuộc kiểm toán lần trước. b. Những quy chế hoạt động theo ngành dọc của đơn vị được kiểm toán. c. Những tài liệu gắn với mục tiêu của kiểm toán không nằm trong tài liệu kế toán của đơn vị được kiểm toán. d. Những tài liệu kế toán của đơn vị được kiểm toán. Trang 7
  8. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 8. Để xác minh và phán định tình hình tài chính của một công ty, đối tượng kiểm toán là : a. Các tài liệu kế toán của công ty b. Các nghiệp vụ tài chính và thực trạng tài chính chưa phản ánh trên tài liệu của công ty. c. Hiệu năng và hiệu quả d. Bao gồm a và b 9. Đối tượng thường xuyên và chủ yếu của kiểm toán hoạt động là: a. Tính hiệu quả của hoạt động quản lý b. Tính hiệu năng của hoạt động quản lý c. Tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính d. Bao gồm a & b 10. Các báo cáo tài chính là đối tượng thường xuyên và trực tiếp của kiểm toán vì : a. Tính phức tạp của các thông tin trên bảng khai này b. Mục đích của các cuộc kiểm toán chỉ bao gồm trong đó c. Tầm quan trọng của nó đối với người sử dụng d. Các khách thể chỉ yêu cầu kiểm toán các báo cáo tài chính 11. Chủ thể kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán đề cập đến : a. Các đơn vị được kiểm toán b. Người tiến hành công việc kiểm toán c. Công ty kiểm toán d. Bao gồm câu b & c 12. Khái niệm “cuộc kiểm toán” bao gồm các yếu tố : a. Thời hạn kiểm toán cụ thể b. Đối tượng kiểm toán cụ thể c. Khách thể kiểm toán tương ứng d. Chủ thể kiểm toán tương ứng e. Tất cả các câu trên 13. Khách thể tự nguyện của các tổ chức kiểm toán độc lập là : a. Các doanh nghiệp Nhà nước b. Công trình, dự án có nguồn kinh phí từ bên ngoài ngân sách Nhà nước c. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài d. Tất cả các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hay cá nhân có yêu cầu kiểm toán 14. Khi nói tới cụm từ “khách hàng kiểm toán” thì bạn phải hiểu ngay đó là thuật ngữ dành riêng cho khách thể kiểm toán của : a. Kiểm toán Nhà nước b. Kiểm toán độc lập c. Kiểm toán nội bộ d. Kiểm toán thuế 15. Đối tượng cụ thể của kiểm toán a. Tài liệu kế toán b. Thực trạng tài sản, nghiệp vụ tài chính c. Hiệu quả hiệu năng d. Cả a&b Trang 8
  9. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải CHƯƠNG 4 : CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN THUỘC NỘI DUNG KIỂM TOÁN Hãy lựa chọn câu hỏi đúng nhất cho các câu sau đây : 1. Khái niệm về gian lận biểu hiện là : a. Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai. b. Áp dụng nhầm lẫn các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán do giới hạn về trình độ của các cán bộ kế toán. c. Áp dụng sai các nguyên tắc, phương pháp trong chế độ kế toán một cách có chủ ý d. Bao gồm tất cả các câu trên 2. Khái niệm về sai sót biểu hiện là : a. Ghi chép chứng từ không đúng sự thật có chủ ý. b. Vô tình bỏ sót hoặc hiểu sai các khoản mục, các nghiệp vụ. c. Che dấu các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ. d. Câu a & b e. Câu a & c 3. Một kiểm toán viên độc lập có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán để nhằm phát hiện ra những sai sót và gian lận có thể ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính. Những hành vi có thể xem là hành vi gian lận là : a. Ghi chép các nghiệp vụ không có thật hoặc giả mạo chứng từ . b. Giấu diếm hồ sơ tài liệu một cách cố tình. c. Ghi chép các nghiệp vụ không chính xác về số học không cố ý d. Áp dụng nhầm các nguyên tắc kế toán e. Bao gồm câu a & b 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nảy sinh gian lận và sai sót bao gồm : a. Tính liêm chính, năng lực và trình độ của các nhà quản lý của đơn vị. b. Sức ép đối với cán bộ kế toán phải hoàn tất các báo cáo tài chính trong khoảng thời gian ngắn. c. Quản lý kém để xảy ra tình trạng khủng khoảng tiến độ hoàn thành công việc. d. Tất cả các câu trên. 5. Với khía cạnh phát hiện sai sót và gian lận, kiểm toán được hiểu là một quá trình: a. Tìm kiếm mọi sai sót và gian lận b. Phát hiện những sai sót hoặc gian lận c. Phát hiện ra các sai sót trọng yếu và gian lận d. Tìm kiếm những sai sót và gian lận có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. 6. Khái niệm về tính trọng yếu được hiểu là : a. Quy mô về tiền của một khoản mục trong quan hệ với những khoản mục khác trên báo cáo tài chính. b. Bản chất của một khoản mục và số tiền. c. Một vấn đề quan trọng sử sự xét đoán chuyên nghiệp d. Tính trọng yếu là cố định 7. Rủi ro kiểm toán là : a. Khả năng tồn tại những sai sót trọng yếu trong hoạt động tài chính kế toán trước khi xét đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm sót nội bộ. b. Khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị không phát hiện, ngăn chặn được những gian lận và sai sót trọng yếu. c. Khả năng báo cáo tài chính còn sai sót và gian lận trọng yếu mà kiểm toán viên không phát hiện ra, do đó đưa ra ý kiến không thích hợp về báo cáo tài chính. Trang 9
  10. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải d. Khả năng báo cáo tài chính còn có sai sót trọng yếu mà kiểm toán viên có thể không nhận ra trong quá trình kiểm toán. 8. Việc phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng là cơ sở để : a. Lựa chọn các phương pháp kiểm toán b. Xác định khối lượng công việc kiểm toán c. Xác định thời gian và chi phí cần thiết cho một cuộc kiểm toán d. Bao gồm tất cả các câu trên 9. Mục đích thu thập bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên nhằm : a. Xây dựng một chương trình kiểm toán tối ưu b. Chỉ để xác định quy mô kiểm toán c. Đạt được những dữ liệu và thông tin làm cơ sở pháp lý cho các ý kiến kiểm toán d. Không có câu nào đúng ở trên 10. Bằng chứng kiểm toán có thể xuất hiện dưới các hình thức khác nhau và với các mức độ thuyết phục khác nhau. Loại bằng chứng về thanh toán với người bán có ít tính thuyết phục nhất là : a. Hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp ( người bán ) b. Bản kê khai ngân hàng do khách hàng cung cấp c. Những tính toán do kiểm toán viên thực hiện d. Bằng chứng miệng 11. Bằng chứng có mức tin cậy cao nhất là các chứng từ, tài liệu : a. Cung cấp trực tiếp cho kiểm toán viên từ các nguồn độc lập ở bên ngoài. b. Có nguồn gốc từ bên ngoài nhưng đã qua xử lý bởi hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực của khách hang. c. Của khách hang với hệ thống kiểm soát nội bộ d. Thu thập trực tiếp bằng các phương pháp giám sát, tính toán của chính các kiểm toán viên độc lập. 12. Bằng chứng nói chung được xem là đầy đủ khi : a. Bằng chứng được thu thập là hợp lý và khách quan b. Có đầy đủ bằng chứng để có thể đưa ra một quyểt định cơ bản hợp lý cho một ý kiến về các báo cáo tài chính c. Bằng chứng có chất lượng về tính hợp lý, khách quan và không thiên lệch d. Bằng chứng phải được thu thập bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên 13. Kế toán bán hàng biển thủ tiền từ khách nợ bằng cách không ghi sổ kế toán và ghi giảm nợ tài khoản phải thu bằng cách lập dự phòng phải thu khó đòi. Hành vi đó là a. Sai sót b. Gian lận c. Nhầm lẫn d. Không câu nào đúng 14. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán : a. Hình thức biểu hiện b. Nguồn gốc thu thập c. Sự kết hợp của các bằng chứng kiểm toán d. Chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ e. Bao gồm tất cả các câu trên 15. Rủi ro tiềm tàng liên quan đến : a. Hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hang b. Sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ c. Việc kiểm toán viên không phát hiện ra các sai sót trọng yếu trong quá trình kiểm toán d. Bao gồm tất cả các câu trên Trang 10
  11. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 16. HTKSNB được thiết lập nhằm a. Phục vụ cho bộ phận kiểm toán nội bộ b. Thực hiện chế độ quản lý tài chính kế toán của Nhà nước c. Giúp KTV độc lập dễ lập kế hoạch kiểm toán d. Thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý tại đơn vị 17. Bộ phận nào thuộc HTKSNB a. Thủ tục kiểm soát b. Môi trường kiểm soát c. Hệ thống kế toánd. Cả 3 câu trên 18. Trọng yếu là : a. Sai sót có thể bỏ quab. Là tầm quan trọng của một thông tin c. Thông tin không chính xác d. Không câu nào đúng 19. Tính trọng yếu được xem xét căn cứ vào : a. Bản chất của thông tin b. Định lượng (một giới hạn cho phép) c. Cả 02 câu trên đều đúng d. Cả 02 câu trên đều sai 20. Một vấn đề trở nên trọng yếu khi : a. Ảnh hưởng đến việc lập, sử dụng và nhận xét báo cáo tài chính b. Sai sót từ 100 triệu trở lên c. Là một sai phạm do KTV phát hiện được d. Cơ quan thuế cho đó là một vấn đề quan trọng 21. Do thiếu thông tin nên KTV độc lập nhận định sai, đó là ví duj về : a. Rủi ro tiềm tàng b. Rủi ro kiểm soát c. Rủi ro kiểm toán c. Cả 03 câu đều sai 22. Hãy chọn ví dụ về rủi ro tiềm tàng trong các trường hợp sau : a. Thiếu giám sát việc thực hiện chương trình kiểm toán của trợ lý b. Xây dựng HTKSNB tốt nhưng thay đổi nhân sự quá nhiều trong quá trình vận hành c. Các sản phẩm của DN dễ bị cạnh tranh d. Ghi sót một số hóa đơn bán hàng 23. Hãy chọn ví dụ về rủi ro phát hiện trong các trường hợp sau : a. Sự thay đổi thường xuyên của Nhà nước về môi trường kinh doanh b. Xây dựng HTKSNB tốt nhưng thay đổi nhân sự quá nhiều trong quá trình vận hành c. Các sản phẩm của DN dễ bị cạnh tranh d. KTV thiết kiểm tra thông tin do trợ lý kiểm toán thu thập được 24. Hãy chọn ví dụ về rủi ro kiểm soát a. Những tài sản quý giá b. Quan điểm, nhận thức của nhà quản lý về phương thức tổ chức, trách nhiệm quyền hạn của các bộ phận c. KTV áp dụng phương pháp kiểm toán sai d. KTV có nhận xét không đúng về Báo cáo tài chính 25. Trong quá trình tìm hiểu HTKSNB, KTV có thể đánh giá : a. Rủi ro tiềm tàng bằng 0 (không) b. Rủi ro kiểm soát bằng 0 (không) c. Cả 02 câu trên đều sai d. Cả 02 câu trên đều đúng 26. Cơ sở dẫn liệu là : a. Các giải trình của nhà quản lý về các dữ liệu được trình bày trên báo cáo tài chính b. Các yêu cầu của nhà quản lý c. Các mục tiêu nhà quản lý phải đạt tới d. Các số liệu mà KTV phải chứng minh 27. Phương pháp nào thuộc yêu cầu sự tồn tại Trang 11
  12. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải a. Tiến hành kiểm kê b. Kiểm tra trực tiếp trên chứng từ gốc c. Kiểm tra quyền sở hữu tài sản d. Kiểm tra các nghiệp vụ xảy ra 28. Thủ tục nào thuộc yêu cầu về sự phát sinh a. Tiến hành kiểm kê b. Kiểm tra trực tiếp trên chứng từ gốc c. Kiểm tra quyền sở hữu tài sản d. Kiểm tra các nghiệp vụ xảy ra 29. Mọi khoản thu đều phải được ghi chép là tiêu chuẩn về : a. Sự đầy đủ b. Sự ghi chép chính xác c. Sự phát sinh d. Sự đánh gía 30. Bằng chứng nào sau đây có độ tin cậy cao nhất a. Thư xác nhận của ngân hàng b. Phiếu nhập kho c. Hóa đơn mua hàng d. Ủy nhiệm chi 31. Bằng chứng nào sau đây có độ tin cậy thấp nhất a. Thư xác nhận của ngân hàng b. Phiếu nhập kho c. Hóa đơn mua hàng d. Ủy nhiệm chi 32. Sự đầy đủ bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào a. Tính thích hợp của bằng chứng b. Tính trọng yếu c. Mức rủi ro d. Cả 03 câu trên 33. Khi kiểm toán khấu hao TSCĐ, KTV lập bảng tính khấu hao, đó là việc thu thập bằng chứng bằng phương pháp; a. Kiểm kê b. Tính toán c. Quan sát d. Xác nhận 34. Khi kiểm toán BCTC năm trước, KTV có thể a. Tiến hành kiểm kê tiền mặt vào ngày 31/12 năm tài chính kiểm toán b. Có thể tiến hành kiểm kê vào thời điểm kiểm toán c. Không cần tiến hành kiểm kê mà chỉ có thể căn cứ vào số liệu sổ kế toán đơn vị để nhận xét khớp đúng d. Cả a&b đúng 35. Khi kiểm toán tiền mặt, KTV tiến hành việc kiểm kê, đó là việc thu thập bằng chứng bằng phương pháp a. Kiểm kê b. Tính toán c. Phân tích d. Quan sát 36. Khi kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp, KTV yêu cầu đơn vị trả lời bằng văn bản một số khoản chi bất thường, đó là việc thu thập bằng chứng bằng phương pháp a. Kiểm kê b. Điều tra c. Xác nhận d. Tính toán 37. Để chứng minh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều đã được ghi vào sổ, KTV : a. Kiểm tra từ chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ b. Từ sổ kế toán, quay về chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ c. Từ sổ kế toán, quay về chứng từ gốc có liên quan để kiểm tra d. Kiểm tra lại các bằng chứng làm cơ sở cho kết luận có trước đó. 38. Vào ngày kiểm toán 15/1/N+1, KTV kiểm kê quỹ tiền mặt là 250 triệu, biết từ đầu năm đến thời điểm kiểm kê, tổng quỹ tiền mặt là 200 triệu, tổng chi là 300 triệu, vậy vào thời điểm cuối năm, số dư quỹ tiền mặt sẽ là : a. 350 triệu b. 150 triệu c. 200 triệu d. Kết quả khác 39. Trong quá trình kiểm toán, KTV yêu cầu cho xem quy trình sản xuất, đó là việc thu thập bằng chứng bằng phương pháp : Trang 12
  13. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải a. Kiểm tra b. Quan sát c. Xác nhận d. Phân tích 40. Thư trả lời của khách hàng xác nhận đồng ý về số nợ, đó là bằng chứng về : a. Khả năng thu hồi về món nợ b. Khoản phải thu đó được phản ánh đúng c. Thời gian trả món nợ đó được ghi nhận đúng d. Cả 03 câu trên đều sai. CHƯƠNG 5 : HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho những câu sau : 1. Phương pháp kiểm toán : a. Được xây dựng phù hợp với đối tượng kiểm toán b. Không nhất thiết phải hoàn toàn dựa vào đối tượng kiểm toán c. Nhất thiết phải dựa vào đối tượng kiểm toán d. Được xây dựng trên cơ sở phép biện chứng duy vật, phương pháp kỹ thuật chung và đặc điểm của đối tượng kiểm toán. e. Tất cả các câu trên đều sai 2. Hệ thống phương pháp kiểm toán a. Chỉ bao gồm các phương pháp của kế toán b. Chỉ bao gồm các phương pháp của phân tích hoạt động kinh doanh c. Chỉ bao gồm phương pháp của toán, thống kê d. Có liên quan chặt chẽ đến các phương pháp của kế toán mà thôi e. Được xây dựng trên cơ sở phép biện chứng duy vật, phương pháp kỹ thuật chung và đặc điểm của đối tượng kiểm toán 3. Phương pháp kiểm toán a. Là đồng nhất với phương pháp kế toán b. Bị bao trùm bởi phương pháp kế toán vì khoa học kế toán là nguồn gốc của khoa học kiểm toán c. Bao hàm cả phương pháp kế toán d. Không liên quan tới các phương pháp kế toán e. Có kế thừa phương pháp kế toán dựa trên những cơ sở phương pháp luận chung (phép biện chứng) và phương pháp kỹ thuật chung (toán học) 4. Trong các cuộc kiểm toán, khi kiểm toán viên nhận thấy chỉ số hàng bán kỳ này tăng lên rõ rệt thì kiểm toán viên thường liên tưởng ngay tới chỉ số hàng tồn kho, doanh thu bán hàng và vốn bằng tiền và kiểm toán viên biết rằng hàng tồn kho trong kỳ giảm xuống, doanh thu bán hàng tăng lên, phải thu của khách hàng tăng lên. Theo cách đó ta nói kiểm toán viên đã sử dụng : a. Phương pháp kiểm toán cân đối b. Phương pháp kiểm kê c. Phương pháp đối chiếu trực tiếp d. Phương pháp đối chiếu logic 5. Phân hệ các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ được áp dụng : a. Để kiểm toán thực trạng hoạt động tài chính chưa được phản ánh trên tài liệu kế toán. b. Đối với sổ sách kế toán là chủ yếu c. Đối với sổ sách kế toán d. Tất cả các câu trên đều sai e. Tất cả các câu trên đều đúng Trang 13
  14. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 6. Trong hoạt động kinh doanh, có rất nhiều nghiệp vụ đồng chất. Do vậy hiểu được bản chất của nghiệp vụ đại diện có thể suy ra cho các nghiệp vụ tương tự. Dựa vào đó, trong hệ thống các phương pháp của kiểm toán đã nảy sinh : a. Phương pháp kiểm toán cân đối b. Phương pháp đối chiếu logic c. Phương pháp chọn mẫu xác suất d. Phương pháp đối chiếu trực tiếp 7. Phương pháp kiểm toán chứng từ gồm : a. Phương pháp kiểm toán cân đối b. Phương pháp đối chiếu trực tiếp c. Phương pháp đối chiếu logic d. Cả ba phương pháp trên 8. Phân hệ phương pháp kiểm toán chứng từ a. Áp dụng để kiểm toán các tài liệu kế toán b. Áp dụng đối với mọi đối tượng kiểm toán c. Tất cả các câu trên đều sai d. Tất cả các câu trên đều đúng 9. Phương pháp kiểm toán đối chiếu trực tiếp gồm đối chiếu về lượng trên cùng một chỉ tiêu của : a. Kỳ này với một hoặc nhiều kỳ trước b. Nhiều giấy tờ, sổ sách, chứng từ khác nhau c. Thực tế với kế hoạch và dự báo của công ty d. Tất cả các câu trên đều đúng 10. Trong các đối chiếu sau, hãy chỉ ra đối chiếu nào thuộc đối chiếu trực tiếp : a. Đối chiếu trị số của chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu thành trên nên chỉ tiêu đó. b. Đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trong cùng một thời kỳ trên các chứng từ khác nhau. c. Tất cả 2 câu trên đều không thuộc đối chiếu trực tiếp d. Tất cả 2 câu trên thuộc đối chiếu trực tiếp 11. Một lần kiểm toán các nghiệp vụ tiền mặt, kiểm toán viên N đã đối chiếu con số của cùng một chứng từ số hiệu 352, với nhiều liên và được lưu trữ ở nhiều địa điểm khác nhau, phát hiện thấy số liệu không khớp nhau. Trong trường hợp như vậy, có ý kiến cho rằng kiểm toán viên N đã sử dụng phương pháp đối chiếu logic. Vậy theo anh (chị) thì ý kiến đó : a. Đúng b. Sai c. Chưa có cơ sở để kết luận đúng hay sai d. Không đúng, nhưng chưa hiểu là sai 12. Phương pháp kiểm toán đối chiếu logic : a. Sử dụng phương pháp đối ứng tài khoản của kế toán để phân tích nội dung được hạch toán b. Sử dụng phương pháp của phân tích hoạt động kinh doanh để phân tích nội dung được hạch toán c. Cả hai câu trên đều sai d. Cả hai câu trên đều đúng 13. Khi tiến hành kiểm toán tài khoản tiền gửi ngân hàng, kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số dư cuối năm trên sổ chi tiết, trên bảng cân đối kế toán, giấy báo có tiền gửi ngân hàng tại ngày cuối năm,thư xác nhận tiền gửi ngân hàng. Theo cách đó, kiểm toán viên đã sử dụng : a. Phương pháp đối chiếu logic b. Phương pháp đối chiếu trực tiếp c. Phương pháp kiểm toán cân đối d. Phương pháp điều tra 14. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ gồm : Trang 14
  15. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải a. Phương pháp kiểm kê b. Phương pháp kiểm toán cân đối c Phương pháp điều tra d. Phương pháp thực nghiệm e. Bao gồm a,c,d f. Tất cả các câu trên đều đúng 15. Trong các cuộc kiểm toán, khi kiểm toán viên nhận thấy rằng tài sản số định tăng lên rõ rệt thì kiểm toán viên suy luận đến vốn bằng tiền giảm, xây dựng cơ bản dở dang giảm, phải trả nhà cung cấp tăng và vay dài hạn tăng. Qua kiểm toán, kiểm toán viên biết rằng vay dài hạn tăng lên. Vậy theo cách đó, kiểm toán viên đã áp dụng phương pháp kiểm toán : a. Phương pháp kiểm toán cân đối b. Phương pháp đối chiếu logic c. Phương pháp đối chiếu trực tiếp d. Phương pháp tính toán 16. Phương pháp rà soát số liệu được hiểu là : a. Phương pháp kiểm toán cân đối b. Phương pháp đối chiếu logic và đối chiếu trực tiếp c. Phương pháp kiểm kê d. Phương pháp điều tra e. Phương pháp thực nghiệm f. Tất cả các câu trên đều sai 17. Các kiểm toán viên cần chọn mẫu kiểm toán vì : a. Đó là quy định bắt buộc đã được quy định bởi GAAS đối với các cuộc kiểm toán b. Đó là cách duy nhất mà kiểm toán viên có thể sử dụng trong ứng dụng kiểm toán c. Họ có thể thực hiện kiểm toán một cách có hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn và thông qua kết quả kiểm tra chọn mẫu để suy rộng cho cả tổng thể. d. Chọn mẫu kiểm toán sẽ làm tính hiệu lực kiểm toán cao. 18. Trong ứng dụng chọn mẫu kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện các bước kiểm toán trên : a. Các báo cáo tài chính trong mọi cuộc kiểm toán b. Các tài liệu kế toán cho mọi cuộc kiểm toán c. Toàn bộ tổng thể để có được ý kiến về tổng thể đó d. Tất cả ba câu trên đều sai 19. Nếu khả năng của mọi phần tử trong tổng thể được chọn vào mẫu là như nhau thì đó là cách chọn : a. Hệ thống b. Phi xác suất c. Ngẫu nhiên d. Theo khối 20. Trong các ứng dụng chọn mẫu kiểm toán, rủi ro do chọn mẫu là : a. Xác suất mà kiểm toán viên không phát hiện ra các lỗi kế toán trên các tài liệu của khách hàng đã được chọn mẫu. b. Xác suất mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên mẫu có thể khác so với kết luận dựa trên cuộc kiểm toán toàn bộ. c. Xác suất mà các lỗi kế toán sẽ xảy ra trong các nghiệp vụ và vào sổ kế toán. d. Chưa có câu nào đúng 21. Khái niệm rủi ro không do chọn mẫu bao hàm : a. Một mẫu chọn ngẫu nhiên có thể không mang tính đại diện cho tổng thể về các đặc trưng chung. b. Một kiểm toán viên có thể lựa chọn các chu trình kiểm toán không phù hợp trong việc đạt được các mục tiêu cụ thể. c. Kiểm toán viên không phát hiện ra các tài liệu được kiểm tra đối chiếu với mẫu d. Các tài liệu liên quan tới mẫu có thể không sẵn có để kiểm tra. 22. Trong quá trình chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên, nếu mẫu được chọn ít hơn số mẫu dự tính cần chọn thì đó là : a. Chọn mẫu thay thế b. Chọn mẫu không thay thế c. Chọn mẫu ngẫu nhiên d. Chưa có câu nào đúng 23. Nếu chọn mẫu kiểm toán căn cứ vào hình thức biểu hiện của kiểm toán thì chọn mẫu kiểm toán có thể là : Trang 15
  16. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải a. Chọn mẫu xác suấ và chọn mẫu phi xác suất b. Chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu hệ thống c. Chọn mẫu theo đơn vị hiện vật và chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ d. Chưa có câu nào đúng 24. Nếu chọn mẫu kiểm toán căn cứ vào cách thức cụ thể thì chọn mẫu kiểm toán có thể là : a. Chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu hệ thống b. Chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất c. Chọn mẫu theo đơn vị hiện vật và chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ d. Tất cả các câu trên đều đúng 25. Chọn mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa theo phương pháp máy móc gọi là : a. Chọn mẫu ngẫu nhiên b. Chọn mẫu phi xác suất c. Chọn mẫu theo hệ thống d. Chưa có câu nào đúng 26. Cách thức chọn mẫu dựa trên hình thức biểu hiện của đối tượng kiểm toán bằng thước đo tiền tệ là : a. Chọn mẫu theo đơn vị hiện vật b. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ c. Chọn mẫu theo nhận định nhà nghề d. Tất cả các câu trên đều đúng CHƯƠNG 6 : TỔ CHỨC KIỂM TOÁN Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho những câu sau : 1. Khái niệm về kiểm toán được xếp như một cơ sở của tổ chức kiểm toán : a. Không hoàn toàn hợp lý b. Hợp lý vì có hiểu biết chính xác về chức năng và đối tượng của tổ chức mới có thể định hình được các công việc tổ chức cần làm c. Chỉ đơn thuần vì lý do tương đối d. Không câu nào đúng 2. Tổ chức kiểm toán bao gồm : a. Tổ chức nhân sự cho cuộc kiểm toán mà thôi b. Tổ chức các công việc kiểm toán nhưng không bao gồm việc tổ chức nhân sự c. Tổ chức bộ máy kiểm toán và tổ chức công tác kiểm toán d. Tất cả các câu trên đều đúng 3. Khi một chủ thể kiểm toán các báo cáo tài chính của các khách thể khác nhau thì : a. Trình tự chung của kiểm toán không thay đổi b. Không có lý do gì phải thay đổi trình tự chung của kiểm toán vì đối tượng của nó vẫn là các báo cáo tài chính. c. Phải thay đổi trình tự chung của kiểm toán phù hợp với chức năng nhiệm vụ của chủ thể kiểm toán cụ thể. d. Bắt buộc phải xáo trộn các bước để khách thể không được biết trước chương trình kiểm toán để tìm cách đối phó. 4. Để tiến hành kiểm toán các nghiệp vụ cụ thể là : a. Trình tự kiểm toán của tất cả các nghiệp vụ hoàn toàn giống nhau b. Trình tự kiểm toán, các nghiệp vụ khác nhau là hoàn toàn khác nhau kể cả các hướng dẫn kiểm toán (hướng kết hợp : từ cụ thể tới tổng quát hoặc từ tổng quát tới cụ thể ) c.Trình tự kiểm toán nghiệp vụ cụ thể là do kiểm toán viên quyết định mà không cần căn cứ trên bất kỳ một nguyên tắc nào. d. Tất cả các câu trên đều sai Trang 16
  17. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 5. Trình tự tổ chức công tác kiểm toán bao gồm : a. Bước chuẩn bị b. Bước thực hành c. Bước kết thúc d. Chỉ bao gồm giai đoạn chuẩn bị kiểm toán thôi vì thực tế trong hai giai đoạn thực hành kiểm toán và kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên chỉ tuân theo các nguyên tắc và các biểu mẫu quy định sẵn, mà không phải tổ chức hoạt động kiểm toán nào. e. Bao gồm cả a,b,c 6. Chuẩn bị kiểm toán nhằm tạo cơ sở trí tuệ và vật chất cho công tác kiểm toán theo nghĩa : a. Thu thập văn bản và xác định mục tiêu, phạm vi của cuộc kiểm toán tạo lập cơ sở cho thực hành kiểm toán. b. Chỉ định người phụ trách và xác định số lượng, cơ cấu kiểm toán viên cần thiết cho cuộc kiểm toán tạo lập cơ sở trí tuệ và chuẩn bị các thiết bị, phương tiện, điều kiện vật chất khác kèm theo tạo lập cơ sở vật chất. c. Xác định kinh phí thực hiện’ d. Bao gồm tất cả các câu trên 7.Một cuộc kiểm toán cần được tiến hành theo một quy trình chung với ba bước cơ bản : chuẩn bị, thực hành và kết thúc. Việc thu thập những thông tin cơ bản nằm trong bước : a. Chuẩn bị b. Thực hành c. Kết thúc d. Không nằm trong bước nào ở trên 8. Bổ nhiệm kiểm toán viên thực hiện các công việc kiểm toán một cách phù hợp với năng lực chuyên môn và kiến thức kinh nghiệm là công việc được xác định trong bước : a. Chuẩn bị b. Thực hành c. Kết thúc d. Sau kết thúc 9. Văn bản pháp quy cần thu thập trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm : a. Các quy chế về tài chính – kế toán chung cho cả nền kinh tế b. Các quy định hoạt động của ngành trong đó khách thể kiểm toán hoạt động c. Các quy chế do bản thân khách thể kiểm toán đặt ra d. Các quy chế do kiểm toán vieê lần trước khuyên khách thể kiểm toán nên vận dụng e. Tất cả các câu trên đều đúng 10. Thu thập thông tin trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán có thể được thực hiện thông qua các công việc cụ thể như sau : a. Điều tra (tiếp xúc, hỏi han) các cá nhân cụ thể thuộc khách thể kiểm toán b. Điều tra thực tế (tiếp xúc, hỏi han) các cá nhân cụ thể không nhất thiết phải thuộc khách thể kiểm toán c. Gửi thư nhờ xác nhận về tình hình cụ thể của khách thể kiểm toán mà kiểm toán viên quan tâm d. Xem xét các tài liệu, ghi chép của khách thể kiểm toán e. Tất cả các câu trên đều đúng 11. Việc thu thập báo cáo kiểm toán trước trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán chủ yếu là nhằm giúp kiểm toán viên : a Xem xét liệu các kiến nghị trong lần kiểm toán trước có được vận dụng trong kỳ kế toán hay không Trang 17
  18. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải b. Có nhận định sơ bộ về tình hình tài chính-kế toán của khách thể kiểm toán c. Khoanh vùng những sai sót có thể cần tập trung trong cuộc kiểm toán lần này d. Tất cả các câu trên đều đúng 12. Trong quá trình thực hành kiểm toán thì : a. Kiểm toán viên có thể tự ý thay đổi quy trình kiểm toán nếu thấy cần thiết b. Kiểm toán viên phải thường xuyên thay đổi quy trình kiểm toán để khách hàng không biết đường đối phó. c. Kiểm toán viên nên thay đổi quy trình kiểm toán một cách nghệ thuật để phát hiện ra các sai sót và gian lận d. Kiểm toán viên không được phép tự ý thay đổi quy trình kiểm toán đã xây dựng. 13. Báo cáo kiểm toán là hình thức biểu hiện trực tiếp của : a. Chức năng kiểm toán b. Kết luận kiểm toán c. Thư hẹn kiểm toán d. Cả câu a và b đều đúng 14. Trong kiểm toán tài chính, có những điểm chưa được xác minh rõ ràng hoặc còn có những sự kiện chưa thể giải quyết xong trước khi kết thúc kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến loại : a. Chấp nhận toàn bộ b. Loại trừ (chấp nhận từng phần) c. Từ chối d. Bác bỏ 15. Khi kiểm toán báo cáo tài chính, ý kiến bác bỏ được đưa ra khi: a. Không thực hiện được hợp đồng kiểm toán do điều kiện khách quan mang lại b. Không chấp nhận toàn bộ báo cáo tài chính c.Có những điểm xác minh chữa được rõ ràng hoặc có những sự kiện, hiện tượng chưa thể giải quyết xong trước khi kết thúc kiểm toán. d. Cả ba câu trên đều sai. 16.Báo cáo của kiểm toán viên nội bộ : a. Có giá trị pháp lý hơn báo cáo của kiểm toán viên độc lập vì nó được chủ doanh nghiệp rất tin tưởng. b. Có giá trị pháp lý hơn báo cáo kiểm toán Nhà nước vì tổ chức kiểm toán nội bộ độc lập với bộ phận được kiểm tra c. Có giá trị pháp lý hơn các báo cáo kiểm khác vì bộ phận kiểm toán nội bộ được uỷ quyền bởi người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị d. Cả câu a và b 17. Trong quá trình thực hành kiểm toán, khi kiểm toán viên chưa có bằng chứng cụ thể về các sai phạm trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp thì kiểm toán viên sử dụng : a. Bảng kê chênh lệch b. Bảng kê xác minh c. Bảng kê sai sót d. Tất cả các câu trên đều sai Trang 18
  19. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải PHẦN 2 BÀI TẬP ĐÚNG/SAI-GIẢI THÍCH NGẮN GỌN 1. Để hoạt động có hiệu quả, người bảo vệ tài sản cũng nên là người phụ trách sổ kế toán của tài sản đó. 2.Kiểm tra kiểm soát là một chức năng của quản lý và nó tồn tại ở tất cả các khâu của quá trình quản lý 3. Theo quan điểm hiện đại, kiểm toán tài chính là kiểm tra kế toán 4. Kiểm soát nội bộ và nội kiểm là đồng nghĩa 5. Khái niệm hiệu quả và hiệu năng là giống nhau 6. Thực trạng của hoạt động tài chính được phản ánh toàn bộ trên các tài liệu kế toán 7. Không phải tất cả mọi người quan tâm tới thông tin kế toán đều am hiểu tường tận về kế toán. Đó chính là một trong những sự cách biệt giữa những người quan tâm tới việc cung cấp của thông tin kế toán. 8. Kiểm toán độc lập hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với kinh tế thị trường 9. Đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh, kiểm tra thường hướng tới hiệu quả của vốn, của lao động, của tài nguyên. 10. Kiểm tra kiểm soát có nguồn gốc phát sinh từ quản lý. 11. Sự tạo niềm tin cho những người quan tâm là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của kiểm toán. 12. Chức năng gắn liền với sự ra đời và phát triển của kiểm toán đó chính là chức năng bày tỏ ý kiến. 13. Kiểm toán không phải là hoạt động “tự thân” và “vị thân” 14. Chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện ở 2 khu vực là sản xuất và dịch vụ 15. Ở Việt Nam, kiểm toán Nhà nước có chức năng phán xét như một “quan toà” đối với các sai phạm xảy ra tại các đơn vị giống như ở Pháp, Đức và các nước khác. 16. Kiểm toán nội bộ được xem như một sự kiểm soát bên ngoài đối với Ban quản trị của đơn vị. 17. Kiểm toán hoạt động chỉ được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập. 18. Trong khi thực hiện kiểm toán hoạt động, mọi kiểm toán viên bắt buộc phải sử dụng một chương trình kiểm toán chuẩn quốc gia. 19. Kiểm toán viên nội bộ không bao giờ thực hiện một cuộc kiểm toán tài chính. 20. Tính độc lập của các kiểm toán viên không được đặt ra khi tiến hành kiểm toán tuân thủ. 21. Mục tiêu của kiểm toán tài chính thường hướng về quá khứ còn mục tiêu của kiểm toán hoạt động thì thường hướng về tương lai. 22. Khi phân loại kiểm toán dựa thêo tiêu thức “phương pháp áp dụng” thì kiểm toán được phân thành kiểm toán chứng từ, kiểm toán ngoài chứng từ. 23. Kiểm toán hoạt động được thực hiện thường xuyên và chủ yếu bởi kiểm toán viên nội bộ. 24. Các tổ chức kiểm toán độc lập của Việt Nam chính thức ra đời vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XIX. 25. Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên Nhà nước và kiểm toán viên nội bộ nhất thiết phải có chứng chỉ kế toán viên công chứng (CPA). 26. Kiểm toán độc lập hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải kinh phí hoạt động. 27. Kiểm tra việc thực hiện các quy chế của Công ty ở các đơn vị trực thuộc là loại hình kiểm toán Nhà nước. 28. Kiểm toán Nhà nước là Công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước. 29. Bộ phận kiểm toán nội bộ tổ chức trong các doanh nghiệp được xem như là một pháp nhân. Trang 19
  20. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 30. Tại Việt Nam, kiểm toán độc lập xuất hiện trước kiểm toán Nhà nước. 31. Kiểm toán quy tắc là một loại hình kiểm toán phân theo mối quan hệ với pháp luật. 32. Kiểm toán viên nội bộ là những người hành nghề kiểm toán chuyên nghiệp. 33. Bộ máy kiểm toán Nhà nước là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan 34. Bộ máy kiểm toán nội bộ là hệ thống tổ chức của các kiểm toán viên do đơn vị tự lập ra theo yêu cầu quản trị nội bộ và thực hiện nề nếp, kỷ cương quản lý. 35. Kiểm toán viên là yếu tố cơ bản cấu thành bộ máy kiểm toán và là khái niệm chung chỉ những người làm công tác kiểm toán cụ thể có trình độ nghiệp vụ tương xứng với công việc đó. 36. Bộ máy Kiểm toán Nhà nước là hệ thống tập hợp những viên chức Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nền tài chính công. 37. Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện Văn phòng kiểm toán tư 38. Những quan hệ đa dạng, biến động thường xuyên và chỉ được phản ánh một phần trong tài liệu kế toán và các thông tin khác. 39. Có quan điểm rằng : kiểm toán đồng nghĩa với kiểm tra kế toán phù hợp với trong cơ chế thị trường. 40. Kiểm toán quy tắc và kiểm toán thông tin là một 41. Hiện nay lĩnh vực kiểm toán không những thâm nhập vào kiểm toán các thông tin tài chính mà cả các thông tin phi tài chính 42. Chủ thể kiểm toán là các đơn vị có hoạt động cần được kiểm toán 43. Đối tượng chủ yếu của kiểm toán là hiệu năng và hiệu quả quản lý 44. Mục đích của kiểm toán là cung cấp những thông tin về tình hình tài chính của đơn vị căn cứ trên các số hiệu báo cáo tài chính. 45. Để tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên chỉ cần căn cứ vào chuẩn mực kế toán 46. Sản phẩm của một quá trình kiểm toán là các báo cáo kế toán 47. Rủi ro kiểm toán nằm ngoài công việc kiểm toán 48. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh thì rủi ro kiểm soát sẽ cao 49. Rủi ro kiểm toán và rủi ro kiểm soát nằm ngoài công việc kiểm toán 50. Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát 51. Nếu rủi ro kiểm toán ở mức độ cao thì rủi ro phát hiện phải ở mức độ thấp 52. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vẫn tồn tại dù có hay không có hoạt động kiểm toán. 53. Nếu phân loại kiểm toán theo quan hệ pháp lý thì kiểm toán được phân thành kiểm toán định kỳ, kiểm toán thường kỳ và kiểm toán bất thường. 54. Hoạt động tài chính là một trong những đối tượng cụ thể của kiểm toán 55. Kiểm toán phụ thuộc hoàn toàn vào kế toán 56. Nếu kiểm toán viên chỉ căn cứ vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thì có thể đưa ra một chương trình kiểm toán phù hợp 57. Tài liệu kiểm toán là đối tượng chung của mọi cuộc kiểm toán hoạt động 58. Tài liệu kiểm toán phải đảm bảo tính đầy đủ của thông tin tức là nội dung, địa điểm, hoàn cảnh phải phù hợp với nhau. 59. Kiểm toán Nhà nước có gắn với giải quyết, cải tiến các hoạt động và đưa ra ý kiến đề xuất xử lý các sai phạm ở Việt Nam 60.Vấn đề trung tâm của chọn mẫu kiểm toán là phải chọn được mẫu đại diện ( mẫu tiêu biểu ) 61. Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn khách quan nhằm đảm bảo cho mọi phần tử cấu thành tổng thể có khả năng như nhau trong việc hình thành mẫu chọn. 62. Trong phương pháp chọn mẫu hệ thống, ta chỉ cần biết quy mô mẫu cần chọn mà không cần biết quy mô của tổng thể. Trang 20
  21. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 63. Cách chọn mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa theo phương pháp máy móc, khách quan được gọi chung là chọn mẫu phi xác suất. 64. Chọn mẫu theo khối là một trong những phương pháp chọn mẫu phi xác suất. 65. Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ mất rất nhiều thời gian vì phải cộng dồn luỹ kế số tiền của các khoản mục trong tổng thể nên không đựoc khuyến khích sử dụng rộng rãi trong ứng dụng chọn mẫu kiểm toán. 66. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ đã chú ý tới quy mô ( một biểu hiện của tính trọng yếu ) và phương pháp này được ứng dụng khá phổ biến. 67. Tổ chức nói chung là mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống. 68. Có thể trình tự công tác kiểm toán là khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi cuộc kiểm toán song quy trình chung của công tác kiểm toán là như nhau trong mọi cuộc kiểm toán. 69. Trong bước thực hành kiểm toán, rất nhiều công việc phải được tiến hành như xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán ; phân bổ nhân lực ; thu thập thông tin Đây là giai đoạn đầu của quy trình kiểm toán. 70. Một trong những nguyên tắc cơ bản của bước thực hành kiểm toán là kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ quy trình kiểm toán đã được xây dựng. 71. Trong quy trình chung của công tác tổ chức kiểm toán, đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán là công việc thuộc giai đoạn thực hành kiểm toán. 72. Trong kết luận kiểm toán, kiểm toán viên thường hay sử dụng các cụm từ như “nói chung là ” và “tương đối là ” vì đó chính là những cụm từ phù hợp với các kết luận tổng quát. 73. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, ý kiến từ chối được đưa ra khi không thực hiện được kế hoạch hoặc hợp đồng kiểm toán do điều kiện khách quan mang lại như thiếu điều kiện thực hiện, thiếu chứng từ 74. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thu thập thông tin thực chất là thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho các ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về báo cáo tài chính. 75. Trong trường hợp kiểm toán viên đưa ra ý kiến khác với ý kiến chấp nhận toàn bộ thì kiểm toán viên phải nêu rõ lý do trong báo cáo kiểm toán. 76. Báo cáo kiểm toán có giá trị pháp lý cao hơn biên bản kiểm toán. Trang 21
  22. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải PHẦN III : BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 01 : Các cuộc kiểm toán có thể là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nghiệp vụ. Tại Việt Nam, công việc kiểm toán có thể được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập, nội bộ, Nhà nước. Dưới đây là danh sách về mục đích của các cuộc kiểm toán khác nhau : 1. Thẩm tra về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập cao của ông Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước để xem ông ta có nộp đầy đủ khoản thuế thu nhập theo quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập cao hay không ? 2. Xác định tính hiệu lực và hiệu quả của một chương trình đặc biệt, trợ giúp đồng bào bị lũ lụt do cơn bão số 8 gây ra, được chi từ Ngân sách Nhà nước. 3. Nghiên cứu các nghiệp vụ sử dụng máy vi tính của một số tổ chức nhằm đánh giá xem Trung tâm máy tính của tổ chức đó có hoạt động có hiệu quả hay không ? 4. Thẩm tra khả năng thành công của việc đưa sản phẩm mới ra thị trường thành phố Đà Nẵng. 5. Xác minh các khoản phải thu về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để xem các luật thuế có được thực hiện nghiêm túc không ? 6. Xác định xem các báo cáo tài chính của một đại lý quảng cáo X có được trình bày một cách hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi không ? Yêu cầu : Anh/chị hãy xác định tính chất của cuộc kiểm toán và chủ thể thực hiện tương ứng đối với các tình huống độc lập nêu trên. Bài 02 : Giả sử có 5 loại chủ thể thực hiện việc kiểm toán, đó là : kiểm toán viên độc lập, kiểm toán thuế, kiểm toán Nhà nước, thanh tra ngân hàng và kiểm toán nội bộ. Và giả sử rằng có 5 loại hình hoạt động : kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, dịch vụ kế toán và dịch vụ tư vấn quản lý. Hãy cho biết mỗi trường hợp dưới đây sẽ do loại chủ thể nào tiến hành và thuộc loại hình kiểm toán gì ? KTV thực Loại TT Trường hợp hiện hình 1 BCTC của DN nhỏ nộp vào ngân hàng xin vay BCTC của ngân hàng lớn có tên trong danh sách Sở giao 2 dịch chứng khoán New York để phát cho các cổ đông Kiểm tra các chỉ thị của lãnh đạo công ty quy định mục đích 3 và trách nhiệm của bộ phận Marketing Xem xét chi phí và những việc đã thực hiện của một công 4 trình nghiên cứu quân sự tiến hành trong lực lượng không quân để xác định chương trình này có hiệu quả không Kiểm tra đột xuất ngân hàng thương mại. Trọng tâm là 5 kiểm tra tiền, chứng khoán ngắn hạn, nợ cho vay phải thu và việc chấp hành các quy định của Luật Ngân hàng. Phân tích hệ thống kế toán của một DN nhỏ nhằm mục đích 6 đưa ra các đề xuất liên quan đến việc thay thế bằng một hệ thống xử lý bằng máy vi tính. Xác định tính trung thực và hợp lý của BCTC của công ty 7 cổ phần để công bố. Công ty này có một bộ phận kiểm toán nội bộ đạt mức độ chuyên nghiệp. Kiểm tra hoạt động của bộ phận nhận hàng của một công ty 8 sản xuất lớn, đặc biệt chú trọng đến hiệu quả của việc kiểm Trang 22
  23. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải tra vật liệu trước khi nhập và tính kịp thời của việc lập phiếu nhập. Kiểm tra bảng khai thuế lơi tức của Chủ tịch công ty để xác 9 định các khoản đóng góp từ thiện có được chứng minh đầy đủ không (các khoản này được trừ khỏi lợi tức chịu thuế) Kiểm tra sỉ số hàng ngày của học sinh tại một trường học để khẳng định các khoản thanh toán nhận từ Nhà nước cho học 10 sinh có cơ sở hợp lý không ? Đồng thời xem xét các khoản chi quỹ của nhà trường có được xét duyệt trong phạm vi quyền hạn cho phép không ? Lập BCTC cho một doanh nghiệp nhỏ không có nhân viên 11 lo đủ khả năng lập BCTC Bài 03 : Khi lập kế hoạch kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải hiểu rủi ro kiểm toán và các loại rủi ro cấu thành nên rủi ro kiểm toán. Yêu cầu : Trong mỗi tình huống dưới đây, cho biết loại rủi ro tương ứng. Trong các rủi ro kể ra, có loại được sử dụng một lần hoặc nhiều hơn một lần, hoặc không sử dụng. Các loại rủi ro : A. Rủi ro kiểm soát B. Rủi ro phát hiện C. Rủi ro tiềm tàng Các tình huống : 1. Khách hàng không phát hiện được gian lận của nhân viên kịp thời vì tài khoản tiền gửi ngân hàng không được chỉnh hợp hàng tháng. 2. Tiền dễ bị đánh cắp hơn 3. Thư xác nhận các khoản phải thu của kiểm toán viên không phát hiện được các sai sót trọng yếu. 4. Các khoản chi quỹ không được xét duyệt đúng 5. Không thực hiện sự phân công phân nhiệm đầy đủ 6. Thiếu các thử nghiệm cơ bản cần thiết 7. Sự phát triển khoa học kỹ thuật làm cho sản phẩm chính của doanh nghiệp có khả năng bị lỗi thời. 8. Kiểm toán viên chọn mẫu không đại diện cho tổng thể nên đưa ra kết luận rằng khoản mục không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế có sai sót trọng yếu. Bài 04 : Kiểm toán viên phát hiện ra các vấn đề sau ở một doanh nghiệp : 1. Trên bảng kê chi tiết Phải trả người bán xuất hiện một số tên người bán lạ 2. Trên bảng thanh toán tiền lương xuất hiện một số tên mới 3. Đối chiếu ngày thu tiền trên sổ chi tiết Phải thu khách hàng với Phiếu thu liên quan thấy rằng ngày thu tiền trên sổ kế toán lệch với ngày trên chứng từ gốc 1 cách có hệ thống : ngày thu tiền của lần thu tiền sau được dùng làm ngày thu tiền của lần thu tiền ngay trước đó. 4. Các nghiệp vụ bán hàng với khối lượng lớn được thực hiện vào những ngày gần cuối kỳ kế toán. Các bút toán ghi giảm Khoản phài thu khách hàng liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng này dưới hình thức hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán hoặc xoá nợ khó đòi được thể hiện kỳ kế toán tiếp theo. 5. Hàng kỳ DN đều trích trước chi phí bảo hành sản phẩm. Chi phí bảo hành chỉ phát sinh dưới hình thức xuất thành phẩm để đổi lấy sản phẩm hỏng cho khách hàng. Trang 23
  24. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 6. Vào ngày 31/12/N có 1 khoản tiền đang chuyển là 500 triệu nhưng đến ngày 25/03/N+1 mới nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về khoản tiền này. Yêu cầu : a/ Phát hiện các gian lận có thể có trong các trường hợp trên b/ Các gian lận có thể có trên ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào trên BCTC c/ Nếu anh (chị) là kiểm toán viên thì theo anh (chị) cần phải tiến hành những thủ tục kiểm toán cần thiết nào để phát hiện gian lận trong các trường hợp trên. Bài 05 : DN X trong năm N có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh. Hãy phát hiện nội dung sai phạm và nêu ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu của các khoản mục có liên quan. Biết Thuế GTGT 10%. ĐVT : triệu đồng 1. DN mua 1 TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng, trị giá mua cả thuế GTGT là 220tr chưa thanh toán tiền nhưng kế toán đơn vị không ghi tăng tài sản mà tiến hành phân bổ vào chi phí quản lý trong 10 tháng kể từ tháng 2. Biết tỷ lệ khấu hao 12%/năm. 2. Một số chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng trị giá 10tr kế toán không đưa vào chi phí mà hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản biết công trình đã hoàn thành từ ngày 16/08/N-1, tỷ lệ khấu hao 12%/năm. 3. Mua vật liệu của XN C, giá mua chưa thuế là 45tr, thuế GTGT 10% theo, chưa trả tiền cho người bán. Phát hiện hàng kém phẩm chất chưa làm thủ tục nhập kho. DN đã thông báo cho XN C biết và hạch toán bút toán sau : Nợ TK 152 45 Nợ TK 133 4,5 Có TK 331 49,5 4. XN C thông báo đã chấp nhận giảm giá lô hàng trên 10% theo giá bán chưa thuế. DN đồng ý tiếp nhận và làm thủ tục nhập kho (đã có phiếu nhập kho) Nợ TK 331 4,95 Có TK 133 0,45 Có TK 152 4,5 5. Kế toán cấn trừ nhầm nợ phải thu của công ty SN với nợ phải trả của công ty SM làm cho nợ phải trả công ty SM giảm từ 22tr xuống còn 11tr. 6. DN bán một lô hàng vào ngày 30/12 giá bán chưa thuế 60tr, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán, giá vốn 50tr. Kế toán đơn vị không hạch toán bút toán này. 7. DN mua vật liệu chính A đưa thẳng vào dùng trực tiếp cho sản xuất : giá mua (chưa có thuế GTGT) là 15tr, thuế GTGT 10% chưa trả tiền cho người bán. Tiền vận chuyển vật liệu là 0,21tr (trong đó thuế là 0,01tr) đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán định khoản như sau : Nợ TK 152 15,2 Nợ TK 621 15,2 Nợ TK 133 1,51 Có TK 152 15,2 Có TK 111 16,71 8. DN khoá sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15/12/N. Tất cả các nghiệp vụ bán hàng từ ngày 16/12/N được ghi chép vào năm N+1. Số tiền thu được của khách hàng liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng từ ngày 16/12/N đến 31/12/N là 500tr được ghi vào khoản “người mua ứng tiền trước”. 9. Cuối năm doanh nghiệp kiểm kê TSCD, phát hiện mất 1 TS phục vụ quản lý có nguyên giá 35tr, hao mòn luỹ kế 15tr. Doanh nghiệp quyết định ghi nhận giá trị thiệt hại vào chi phí khác Trang 24
  25. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải Bài 06 : Với vai trò là một KTV độc lập thực hiện việc kiểm toán BCTC năm N tại công ty X. Anh (chị) hãy phát hiện nội dung sai phạm và nêu ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu của các khoản mục có liên quan đối với các trường hợp sau : 1. Đơn vị mua 1 lô hàng chưa thanh toán trị giá 250 tr đã nhận tại kho người bán và đã nhận được hoá đơn nhưng hàng chưa về kho vào thời điểm ngày 31/12/N. Vì vậy đơn vị không ghi nhận nghiệp vụ này. 2. Việc xem xét chi quỹ vào đầu năm cho thấy có 1 khoản chi trả tiền thuê văn phòng vào 6 tháng đầu năm N là 600 tr. Khoản chi phí này đơn vị không hạch toán. 3. Kế toán đơn vị áp dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho không đúng nên đã làm cho giá vốn hàng bán tăng lên 400 tr. 4. Mua 1 TSCĐ trị giá 600 tr (chưa VAT 10%) để phục vụ cho bộ phận bán hàng, kế toán đơn vị tiến hành hạch toán vào chi phí QLDN phân bổ trong vòng 5 tháng. Biết rằng tỷ lệ khấu hao tài sản này là 10%/năm. Nghiệp vụ mua TSCĐ này xảy ra vào tháng 5/N. 5. Kế toán cấn trừ nhầm nợ phải trả của công ty AZY với nợ phải thu của nợ phải thu của công ty AZX làm cho nợ phải thu của công ty AZX giảm từ 50 tr xuống còn 20 tr. 6. Xuất 1 lô hàng hoá trị giá 200 tr, giá bán 300 tr (VAT 10%) gửi đi bán. Kế toán đơn vị tiến hành ghi nhận doanh thu của lô hàng này. Bài 07 : Kiểm toán viên muốn chọn mẫu 5 khoản phải thu từ tổng thể 10 khoản phải thu để kiểm toán, lộ trình ngược từ dưới lên, điểm xuất phát dòng 25 cột 2, không chấp nhận mẫu trùng và chọn số có khoảng cách ngắn nhất: STT Khách hàng Số tiền 1 Công ty vận tải Bắc Nam 15.269 2 Ông Trần văn Chính 5.689 3 Ông Nguyễn Văn An 12.356 4 Công ty TNHH Hoà Hương 4.750 5 HTX May 10 9.369 6 Công ty Cổ phần Bình Minh 5.125 7 Công ty giấy Bãi Bằng 13.698 8 Công ty nhựa Hoà An 8.157 9 Công ty TNHH Hoàng Hà 6.753 10 HTX may mặc Bốn Mùa 2.568 - Nếu chọn mẫu theo khoảng cách cố định, thì khoảng cách cố định bằng bao nhiêu? Bài 08 : Chọn ra 10 mẫu từ các phiếu chi có số thứ tự từ 3.600 đến 9.800 để tiến hành kiểm toán . Yêu cầu : 1. Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên với điểm xuất phát là dòng 10, cột 1. Hướng từ trên xuống và từ trái qua phải. Không chấp nhận mẫu lặp 2. Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống và điểm xuất phát là 3.600. Bài 09 : Kiểm toán viên muốn chọn mẫu 5 khoản phải thu từ tổng thể 10 khoản phải thu để kiểm toán, lộ trình ngược từ dưới lên, điểm xuất phát dòng 15 cột 3, chấp nhận mẫu trùng và chọn số có khoảng cách lớn hơn STT Khách hàng Số tiền 1 Công ty cổ phần Tân Cơ 13.694 2 Khách sạn Purama 2.566 3 Công ty điện lực 3 12.352 Trang 25
  26. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 4 Công ty cổ phần CN phẩm 9.368 5 Nhà máy cao su 8.156 6 Công ty TNHH Minh Hoà 5.120 7 Công ty xây dựng số 2 15.262 8 Nhà máy bia Quảng Nam 4.750 9 Xí nghiệp toa xe lửa 6.759 10 Ngân hàng Đôn g Á 5.688 Nếu chọn mẫu theo khoảng cách cố định, thì khoảng cách cố định bằng bao nhiêu? Bài 10 : Có tổng thể các khoản phải thu như sau : Phần tử Số dư Số cộng Yêu cầu : Chọn 4 khoản phải tổng thể trên sổ dồn thu từ tổng thể bằng phương 1 357 357 pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 2 1281 1638 theo đơn vị tiền tệ. 3 60 1698 Lưu ý : Kiểm toán viên không 4 573 2271 cần đánh số lại tổng thể, và 5 691 2962 quyết định chọn chữ số đầu 6 143 3105 của bảng. Điểm xuất phát : 7 1425 4530 dòng 10, cột 4 8 278 4808 9 942 5750 10 826 6576 11 404 6980 12 396 7376 Bài 11 – Bài tập thảo luận 1. Hãy giải thích câu nói : “ Kiểm toán là vị quan toà công minh của quá khứ, người dẫn dắt hiện tại và là nhà cố vấn sáng suốt của tương lai”. 2. Nêu quan điểm của cá nhân anh (chị) về sự khác nhau của kiểm toán và kế toán. 3. Có một số ý kiến cho rằng : “Hoạt động kiểm toán độc lập không đóng góp được gì cho sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân, cũng như sự thịnh vượng nói chung của xã hội bởi vì các KTV không sáng tạo ra cái mới mà chỉ đơn thuần là kiểm tra những gì người khác đã làm”. Anh (chị ) có đồng ý với ý kiến trên hay không ? Tại sao? 4. Trong kế hoạch tài chính của DN X năm 2006 có 2 khoản chi phí dự kiến đó là : chi phí cho công việc kiểm toán nội bộ và chi phí thuê kiểm toán BCTC. Khoản chi phí dự kiến thuê kiểm toán BCTC thấp hơn chi phí dự kiến nhằm thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Nhiều ý kiến trong Ban giám đốc DN đề xuất chỉ nên thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán BCTC. Vậy nếu anh (chị) là một trong số các thành viên của Ban giám đốc, anh (chị) có đồng ý với ý kiến đề xuất trên hay không ? Tại sao ? Trang 26
  27. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 5. Một chủ nhiệm kiểm toán trong công ty kiểm toán cho rằng KTV không nên duy trì thái độ thân thiện với nhân viên của khách hàng vì có thể gây ảnh hưởng đến tính độc lập. Thế nhưng một chủ nhiệm kiểm toán khác không đồng ý và cho rằng mối liên hệ mật thiết sẽ làm cho cuộc kiểm toán dễ dàng hơn. Theo anh (chị) quan điểm nào là đúng ? Tại sao ? 6. Khi tiến hành kiểm toán BCTC cho công ty Z, KTV Nam đã gặp một tình huống sau : khi được biết Nam phụ trách hợp đồng kiểm toán cho công ty Z, Lan - một chuyên viên kinh tế đang thực hiện một công trình nghiên cứu với đề tài “ Các nghiệp vụ tài chính của các công ty cổ phần” đã đề nghị Nam cung cấp thông tin hoặc cho nhận xét về những hoạt động tài chính của công ty Z, Lan hứa sẽ bào mật các thông tin mà Nam cung cấp. Nếu anh (chị) là Nam anh (chị) có nhận lời không ? nếu nhận lời thì có cho là đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp không ? 7. Hai tháng trước ngày kết thúc niên độ, nhân viên kế toán tổng hợp công ty Z đã nghỉ việc và cho đến ngày lập BCTC, công ty vẫn chưa tìm được người thay thế. Do đó, những nghiệp vụ phát sinh của công ty Z trong hai tháng cuối niên độ chưa được ghi sổ sách. Vì Nam đã kiểm toán cho công ty ở những năm trước đó, nên công ty Z đã nhờ KTV Nam lập BCTC và sau đó tiến hành kiểm toán BCTC cho năm hiện hành. Theo anh(chị) Nam có nên nhận lời hay không ? Vì sao ? 8. Thủ tục hữu hiệu để kiểm tra tiền mặt, hàng tồn kho, TSCĐ hữu hình và một số tài sản khác là chứng kiến kiểm kê. Chỉ có chứng kiến kiểm kê mới cung cấp cho kiểm toán sự đảm bảo về độ chính xác của số tiền trên bảng cân đối kế toán. 9. Để kiểm toán khoản mục nợ phải thu, KTV có thể kiểm tra các hoá đơn bán hàng. Tương tự, để kiểm toán khoản mục nợ phải trả, KTV có thể kiểm tra hoá đơn mua hàng. Theo bạn, trong hai loại bằng chứng trên, bằng chứng nào có độ tin cậy cao hơn? Vì sao? 10. Hãy bình luận câu nói sau : “ KTV nội bộ là một nhân viên làm thuê, anh ta không có trách nhiệm đạo đức đối với người nào không phải là chủ nhân của anh ta” Trang 27
  28. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải PHẦN PHỤ LỤC MỘT SỐ DẠNG ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Đề số 1 : Câu 1 : Hãy lựa chọn câu hỏi đúng nhất cho các câu sau : ( 2đ ) 1.Chuẩn mực chủ yếu được Kiểm toán viên sử dụng để đánh giá tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính là : a. Các văn bản do Bộ Tài chính ban hành. b. Chuẩn mực kiểm toán & chuẩn mực kế toán. c. Chuẩn mực kiểm toán & các chế độ kế toán ban hành. d. Chuẩn mực kế toán, nghiệp vụ kế toán và các chế độ kế toán hiện hành. 2. Trong các DN Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức : a. Phụ thuộc phòng Kế Toán. b. Độc lập phòng Kế toán nhưng phụ thuộc phòng Kinh Doanh. c. Độc lập với các phòng ban và các bộ phận khác trong đơn vị . d. Trực thuộc Phòng giám đốc trong đơn vị. 3. Nếu hệ thống KSNB đơn vị được kiểm toán viên đánh giá là mạnh thì : a. Rủi ro kiểm soát = 0 b. RR kiểm soát được đánh giá là thấp c. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao d. Chưa xác định được. 4. Mối quan hệ giữa kế toán và kiểm toán có quan niệm sau : a. Kiểm toán hoàn toàn phụ thuộc vào kế toán b. Kiểm toán và kế toán đều phát sinh do sự tách rời với việc theo dõi tài sản với người sở hữu nó. c. Kiểm toán và kế toán cùng phát sinh và phát triển. d. Kế toán điều tiết hành vi của kiểm toán 5. Kiểm tra của cơ quan kiểm toán Nhà nước đối với đơn vị có sử dụng kinh phí Nhà nước nhằm kiểm tra tình hình thu chi Ngân sách Nhà nước có tuân thủ đúng chế độ quy định hay không, thuộc loại kiểm toán : a. Kiểm toán Ngân sách b. Kiểm toán báo cáo tài chính c. Kiểm toán tuân thủ d. Kiểm toán hoạt động 6. Khi chữ viết mới ra đời, Kiểm toán viên độc lập thực hiện chức năng xác minh thể hiện bằng a. Một báo cáo kiểm toán b. Thư quản lý d. Một biên bản kiểm toán d. Một chữ “chứng thực” 7. Chức năng cơ bản quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán là : a. Xác minh b. Tư vấn d. Bày tỏ ý kiến d. Không câu nào đúng 8. Phân loại kiểm toán theo quan hệ với tính pháp lý, kiểm toán được phân thành : a. Kiểm toán toàn diện, kiểm toán chọn điểm b. Nội kiểm , ngoại kiểm c. Kiểm toán bắt buộc, kiểm toán tự nguyện d. K’T thường kỳ, K’T định kỳ, K’T bất thường 9. Khách thể bắt buộc của Kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay là : a. Doanh nghiệp tư nhân b. Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Trang 28
  29. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải c. Các Ngân hàng thương mại d. Cả a & b & c e. Cả b & c 10. Kiểm tra việc chấp hành các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đối với các đơn vị sử dụng vốn vay của Ngân hàng thuộc loại hình kiểm toán : a. Kiểm toán tuân thủ b. Kiểm toán hợp đồng c. Kiểm toán tài chính d. Kiểm toán Ngân hàng Câu II : Hãy lựa chọn từ thích hợp điền vào ô trống trong đoạn văn sau : ( 2đ ) Các loại rủi ro có thể được đề cập đến trong hoạt động kiểm toán bao gồm : rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và (1) Theo đó, .(2) là khả năng kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét không xác đáng về các thông tin đã được kiểm toán mà những thông tin này vẫn còn tiềm ẩn những sai phạm trọng yếu (3) là khả năng mà hệ thống KSNB của đơn vị kiểm toán .(4) ,phát hiện và.(5) .kịp thời các sai phạm trọng yếu. Mặc dù việc xây dựng và duy trì (6) .có hiệu lực là trách nhiệm của nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên (7) vẫn xuất hiện và khó tránh khỏi vì những hạn chế vốn có của nó. (8) là khả năng tồn tại những sai phạm trọng yếu trong bản thân đối tượng được kiểm toán khi chưa xét đến bất kỳ sự tác động nào của hoạt động kiểm toán kể cả (9) (10) .là khả năng các bước kiểm toán của kiểm toán viên không phát hiện được các sai phạm trọng yếu trong hoạt động kiểm toán. Câu III : Trả lời đúng/sai, giải thích ngắn gọn : ( 2đ ) 1.Kiểm toán độc lập hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải kinh phí hoạt động. 2. Kiểm toán viên Nhà nước bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. 3. Kiểm tra việc thực hiện các quy chế của Công ty ở các đơn vị trực thuộc là loại hình kiểm toán Nhà nước. 4. Kỹ thuật chọn mẫu thường được ứng dụng trong kiểm toán. 5. Nếu cơ hội mỗi phần tử trong tổng thể được chọn vào mẫu là như nhau thì đó là chọn mẫu xác suất. 6. Rủi ro chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu là nguyên nhân tạo nên rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán. 7.Chọn mẫu theo khối là một trong những kỹ thuật của phương pháp chọn mẫu phi xác suất. 8. Khi vận dụng ma trận rủi ro phát hiện chấp nhận được để đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn : Nếu rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức thấp, rủi ro kiểm soát ở mức trung bình thì rủi ro phát hiện được xác định ở mức trung bình. 9. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vẫn tồn tại cho dù có hay không có hoạt động kiểm toán 10. Để hạn chế rủi ro do chọn mẫu, kiểm toán viên cần giảm kích cỡ mẫu. Trang 29
  30. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải Câu IV : 1. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ thông qua 3 tiêu chí cơ bản nhất. (1,5đ ) 2. Nêu các loại kiểm toán phân theo mối quan hệ giữa chủ thể kiểm toán và khách thể kiểm toán. ( 0,5đ ) Câu V : Một tổng thể gồm 10 phiếu thu với số tiền như sau : a) Áp dụng Bảng số ngẫu nhiên điểm xuất phát dòng 3 cột 3, lộ trình xuôi theo cột.không chấp nhận mẫu hoàn lại. Hãy chọn 3 phiếu thu ? Rút ra nhận xét về kết quả mẫu chọn. STT Phiếu Số Tiền Thu b) Nếu áp dụng chọn 1 1.500 mẫu có tính hệ thống 2 1.000 3 2.500 thì khoảng cách cố 4 500 định được xác định 5 3.275 6 1.567 bằng bao nhiêu ? 7 2.478 8 5.162 9 8.100 10 10.000 Đề số 2 : Câu 1 : Hãy lựa chọn câu hỏi đúng nhất cho các câu sau : 1. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động tất yếu mỗi đơn vị, cơ sở đều kiểm tra mọi hoạt động của mình trong tất cả các khâu. Công việc này được gọi là : a. Ngoại kiểm b. Nội kiểm c. Quản lý d. Thanh tra 2. Hai công ty kiểm toán Việt Nam đầu tiên là : a. VACO và AFC b. VACO và AASC c. VACO và AAFC d. VACO và ASC 3. Kiểm toán báo cáo tài chính của một Công ty liên doanh để báo cáo cho các bên tham gia liên doanh được thực hiện bởi : a. Kiểm toán độc lập b. Kiểm toán nội bộ c. Kiểm toán Nhà nước d. Kiểm toán tuân thủ 4. Kiểm toán báo cáo quyết toán chi Ngân sách của Bộ Giáo dục và đào tạo được thực hiện bởi : a. Kiểm toán độc lập b. Kiểm toán nội bộ c. Kiểm toán Nhà nước d. Kiểm toán hoạt động 5. Lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán nội bộ a. Dịch vụ tư vấn b. Kiểm toán hoạt động c. Kiểm toán tuân thủ d. Kiểm toán báo cáo tài chính 6. Trong các ứng dụng chọn mẫu, rủi ro chọn mẫu xảy ra khi : a. Xác suất mà kiểm toán viên phát hiện ra các lỗi kế toán trên các tài liệu khách hàng đã được chọn mẫu . b. Xác suất mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên mẫu có thể sai khác so với kết luận của kiểm toán viên cũng dùng những thử nghiệm tương tự kiểm tra toàn bộ tổng thể. Trang 30
  31. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải c. Xác suất mà các lỗi kế toán sẽ xảy ra trong các nghiệp vụ và vào sổ kế toán. d. Chưa có câu nào đúng 7. Kiểm toán Nhà nước và Công ty kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước được xem là: a. Giống nhau b. Khác nhau c. Tương tự d. Không có cơ sở để kết luận 8. Khi nói tới cụm từ “khách hàng kiểm toán” thì bạn phải hiểu ngay đó là thuật ngữ dành riêng cho khách thể kiểm toán của : a. Kiểm toán Nhà nước b. Kiểm toán độc lập c. Kiểm toán nội bộ d. Kiểm toán thuế 9. Chọn mẫu theo khối là kỹ thuật chọn mẫu thuộc : a. Chọn mẫu ngẫu nhiên b. Chọn mẫu phi xác suất c. Chọn mẫu xác suất d. Một phương pháp khác Câu II : Hãy lựa chọn từ thích hợp để điền vào ô trống sau : (1) là loại hình kiểm toán xuất hiện đầu tiên trong lịch sử ra đời và phát triển của kiểm toán. Theo đó, đối tượng trực tiếp và thường xuyên của loại hình kiểm toán này là (2) Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán nhằm đánh giá (3) ,(4) trong hoạt động của một bộ phận hay một (5) ,hay một (6) ,hay toàn bộ hoạt động của đơn vị. Đây là lĩnh vực kiểm toán cơ bản của (7) Trong khi đó, kiểm toán tuân thủ là lĩnh vực kiểm toán cơ bản của (8) Mục tiêu của loại hình kiểm toán này là nhằm (9) mức độ chấp hành luật pháp hay (10) , quy định nào dó của đơn vị. Câu III : Trả lời đúng / sai và giải thích ngắn gọn cho các câu sau : 1. Kiểm toán Nhà nước là Công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước 2. Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức trong các doanh nghiệp được xem như là một pháp nhân. 3. Tại Việt Nam, kiểm toán độc lập xuất hiện trước kiểm toán Nhà nước. 4. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại dù có hay không hoạt động kiểm toán. 5. Chọn mẫu ngẫu nhiên có tên gọi khác là chọn mẫu phi xác suất. 6. Chọn mẫu theo khối là một trong những kỹ thuật của chọn mẫu ngẫu nhiên. 7. Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu trong đó các phần tử của tổng thể là không có cơ hội như nhau để được lựa chọn vào mẫu. 8. Kiểm toán viên nội bộ không nhất thiết phải có chứng chỉ hành nghề. 9. Nếu HTKSNB đựoc đánh giá là mạnh thì kết quả của kiểm toán nội bộ sẽ được những người bên ngoài đơn vi tin tưởng sử dụng. 10. Kiểm toán quy tắc là một loại hình kiểm toán phân theo mối quan hệ với pháp luật. Câu IV : Hãy chọn 3 khoản phải thu từ tổng thể gồm 10 khoản phải thu với số tiền như sau : Trang 31
  32. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải a) Áp dụng Bảng số ngẫu nhiên, điểm xuất phát dòng 1 cột 1. Lộ trình ngang theo dòng từ trái sang phải và từ trên xuống, không chấp nhận mẫu hoàn lại . Rút ra nhận xét về kết quả mẫu chọn ( ĐVT : 1.000đ ) STT Khoản phải Số Tiền thu 1 3.210 b) Nếu áp dụng chọn 2 2.890 3 1.120 mẫu có tính hệ thống 4 5.182 thì khoảng cách cố 4 6.101 6 2.276 định được xác định 7 5.210 bằng bao nhiêu ? 8 4.350 9 1.206 10 1.505 Câu V : Anh chị hãy trình bày khái niệm và các đặc trưng cơ bản của kiểm toán Nhà nước. Đề số 3 : Câu 1 : Hãy trình bày ngắn gọn các yêu cầu sau : - Đặc trưng cơ bản của kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước. - Khái niệm kiểm toán Câu 2 : Hãy chọn những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống cho thích hợp : - Kiểm toán là một môn khoa học độc lập vì nó có ., .và .riêng. Kiểm toán là hoạt động chuyên sâu nên phải được .bởi những người có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu về .và - và là hai chức năng của kiểm toán. Trong đó chức năng là chức năng cơ bản nhất. Sản phẩm của chức năng xác minh ở thời cổ đại là .ngày nay là - Phân loại kiểm toán theo tổ chức bộ máy kiểm toán được phân thành : ., . Và Trong đó thu phí từ hoạt động kiểm toán. Còn phân loại kiểm toán theo , kiểm toán được hiểu gồm , kiểm toán tuân thủ và 1. Kiểm toán tài chính 5. Báo cáo kiểm toán 2. Đối tượng 6. Phân tích 3. Chữ chứng thực 7. Bày tỏ ý kiến 4. Xác minh 8. Kiểm toán nội bộ 9. Kiểm toán hoạt động 15. Lĩnh vực cần kiểm toán 10. Kiểm toán liên kết 16. Thực hiện 11. Kiểm toán Nhà nước 17. Đối tượng cụ thể 12.Kiểm toán 18. Chức năng 13. Kiểm toán độc lập 19. Tư vấn 14. Phương pháp nghiên cứu 20. Báo cáo tài chính Câu 3 : Các câu sau đúng hay sai, giải thích ? 1- Để đạt được mục tiêu đề ra thì kế hoạch phải đảm bảo đầy đủ nội dung và thời gian thực hiện. 2- Kiểm toán là một môn khoa học độc lập. 3- Kiểm toánm là một hoạt động “tự thận” và “vị thân” Trang 32
  33. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 4- Vai trò cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của kiểm toán là cung cấp thông tin cho những người quan tâm. 5- Tại Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước có quyền xử lý các sai phạm đối với đơn vị được kiểm toán. Câu 4 : Hãy phát hiện sai sót trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại DN X trong năm 2004 và lập các bút toán điều chỉnh tương ứng . 1- Đơn vị mua một TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý với giá mua là 440tr (đã bao gồm thuế GTGT 10%) vào ngày 16/04 nhưng kế toán đơn vị không ghi tăng TSCĐ mà hạch toán vào chi phí bán hàng (phân bổ trong 10 tháng, bắt đầu phân bổ từ tháng 4 ). Tỷ lệ khấu hao của tài sản này là 12%/năm. 2- Kế toán cấn trừ nhầm nợ phải thu của khách hàng Hoàng Vân với nợ phải trả của nhà cung cấp Hoàng Văn làm cho nợ phải trả của nhà cung cấp Hoàng Văn từ 100tr xuống còn 50tr. Câu 5 : Kiểm toán viên muốn chọn mẫu 5 khoản phải thu từ tổng thể 10 khoản phải thu để kiểm toán, lộ trình ngang theo hàng từ trái sang phải, điểm xuất phát dòng 10 cột 2, không chấp nhận mẫu trùng và chọn số có khoảng cách nhỏ nhất : STT Khách hàng Số tiền 1 Công ty vận tải Hoàng Hà 15.269 2 HTX An Đồn 5.689 3 Ông Nguyễn Văn An 2.356 4 Công ty TNHH Hoà Bình 10.750 5 Bà Trần Thị Cúc 5.369 6 Công ty cổ phần Tiến Thọ 4.125 7 Công ty mây tre Bắc Ninh 13.698 8 Công ty thép Hoà An 4.157 9 Công ty Ba Vì 10.753 10 HTX may mặc Bốn Mùa 9.568 - Nếu chọn mẫu theo khoảng cách cố định thì khoảng cách cố định bằng bao nhiêu? Đề số 4 : Câu 1 : Trình bày các yêu cầu sau : (1đ) - Nêu khái niệm về kiểm toán Nhà nước theo điều 13, chương 2 - Luật kiểm toán Nhà nước 37/2005. - Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót. Câu 2 : Các câu sau đúng hay sai, giải thích ngắn gọn ? (1đ) 1. Trên thực tế sự phân biệt giữa gian lận và sai sót luôn có một ranh giới rõ ràng. 2 Mức trọng yếu là thuật ngữ dùng để chỉ tính chất của sai phạm. 3. Kiểm toán không phải là hoạt động “vị thân” và “tự thân”. 4. Nguyên tắc hoạt động của kiểm toán độc lập là : độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. 5. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ có nhiều ưu điểm hơn so với chọn mẫu theo đơn vị hiện vật. Câu 3 : Hãy chọn từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống cho phù hợp : (1đ) - Cơ quan kiểm toán Nhà nước ở Pháp được gọi là . - Kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên thực hiện việc cung cấp dịch vụ và các theo yêu cầu của khách hàng. - Khi kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức thấp và rủi ro kiểm soát ở mức cao thì theo ma trận rủi ro, rủi ro phát hiện sẽ ở mức Trang 33
  34. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 1. Cơ quan tổng kế toán 4. Cao 7. Dịch vụ tư vấn khác 2. Không chuyên nghiệp 5. Toà thẩm kế 8. Kế toán 3. Trung bình 6. Kiểm toán 9. Chuyên nghiệp Câu 4 : Nối cột A và cột B cho thích hợp về nội dung (2đ) A B 1. Nghị định số 93/2003/NĐ-CP a. Tính hiệu lực và tính đầy đủ 2. Vai trò của kiểm toán b. Đối chiếu logic 3. Ernst and Young c. Thanh tra 4. Thực trạng tài sản, nghiệp vụ tài chính d. Kiểm toán độc lập 5. Phương pháp xem xét sự biến động của các e. Yếu tố cấu thành hệ chỉ tiêu để suy luận tính hợp lý của các con số thống kiểm soát nội bộ 6. Nghị định 105/2004/NĐ-CP f. Kiểm toán Nhà nước 7. Thủ tục kiểm soát g. Kiểm toán dầu khí 8. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán h. Nâng cao hiệu quả, hiệu năng 9. Xử lý ngay các sai phạm i. Tính kinh tế, hiệu quả, hiệu năng 10. Tối ưu hoá trong việc sử dụng các j. Đối tượng cụ thể của kiểm toán nguồn lực Câu 5 : Kiểm toán viên muốn chọn mẫu 5 khoản phải thu từ tổng thể 10 khoản phải thu để kiểm toán, lộ trình xuôi từ trên xuống. Điểm xuất phát dòng 3 cột 5, không chấp nhận mẫu trùng và chọn số có khoảng cách lớn hơn. (3đ) STT Khách hàng Số tiền 1 Công ty xi măng Bỉm 22.920 Sơn 2 Nhà máy bia Foster’s 8.610 3 Ngân hàng VP Bank 5.570 4 Công ty cao su Đà Nẵng 10.200 5 Công ty TNHH Hải Anh 3.150 6 XN SX phụ tùng xe đạp 18.950 7 Công ty liên doanh AIA 6.570 8 Công ty Bảo Việt 9.830 9 Công ty XNK thuỷ sản 13.000 10 HTX Ánh Bình Minh 1.000 Nếu chọn mẫu theo khoảng cách cố định thì khoảng cách đó bằng bao nhiêu ? Khi chọn điểm xuất phát ta cần lưu ý đến điều gì ? Câu 6 : Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện được các sai sót sau : (2đ) 1. Ghi giảm giá vốn hàng bán 200 triệu do áp dụng sai phương pháp tính giá hàng tồn kho. 2. Nhận lại vốn góp liên doanh bằng 1 lô nguyên vật liệu trị giá 200 triệu. Trong khi đó trị giá vốn đem góp ở liên doanh là 180 triệu. Kế toán đơn vị đã định khoản : Nợ TK 152 : 200 Có TK 222 : 200 Yêu cầu : Phát hiện sai sót và điều chỉnh. Nêu ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu của các khoản mục cụ thể liên quan trên báo cáo tài chính Trang 34
  35. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải BẢNG SỐ NGẪU NHIÊN Cột Dòng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 10480 15011 01536 02011 81647 91646 69179 2 22368 46573 25595 85393 30995 89198 27982 3 24130 48360 22527 97265 76393 64809 15179 4 42167 93093 06243 61680 07856 16376 39440 5 37570 39975 81837 16656 06121 91782 60468 6 77921 06907 11008 42751 27756 53498 18602 7 99562 72905 56420 69994 98872 31016 71194 8 96301 91977 05463 07972 18876 20922 94595 9 89579 14342 63661 10281 17453 18103 57740 10 85475 36857 53342 53988 53060 59533 38867 11 28918 69578 88231 33276 70997 79936 56865 12 63553 40961 48235 03427 49626 69445 18663 13 09429 93969 52636 92737 88974 33488 36320 14 10365 61129 87529 85689 48237 52267 67689 15 07119 97336 71048 08178 77233 13916 47564 16 51085 12765 51821 51259 77452 16308 60756 17 02368 21382 52404 60268 89368 19885 55322 18 01011 54092 33362 94904 31273 04146 18594 19 52162 53916 46369 58586 23216 14513 83149 20 07056 97628 33787 09998 42698 06691 76988 21 48663 91245 85828 14346 09172 30168 90229 22 54164 58492 22421 74103 47070 25306 76468 23 32639 32363 05597 24200 13363 38005 94342 24 29334 27001 87637 87308 58731 00256 45834 25 02488 33062 28834 07351 19731 92420 60952 26 81525 72295 04839 94623 24878 82551 66566 27 29676 20591 68086 26432 46901 20849 89768 28 00742 57392 39064 66432 84673 40027 32832 29 05366 04213 25669 26122 44407 44048 37937 30 91921 26418 64117 94305 26766 25940 39972 31 00582 04711 87917 77341 42206 35126 74087 32 00725 69884 62797 56170 86324 88072 76222 33 69011 65795 95876 55293 18988 27354 26575 34 25976 57948 29888 88604 67917 48708 18912 35 09763 83473 73577 12908 30883 18317 28290 36 91567 42595 27958 30134 04024 86385 29880 37 17955 56349 90999 49127 20044 59931 06115 38 46503 18584 18845 49618 02304 51038 20655 39 92157 89634 94824 78171 84610 82834 09922 40 14577 62765 35605 81263 39667 47358 56873 41 98427 07523 33362 64270 01638 92477 66969 42 34914 63976 88720 82765 34476 17032 87589 43 70060 28277 39475 46473 23219 53416 94970 44 53976 54914 06990 67245 68350 82948 11398 Trang 35
  36. Bài tập Kiểm toán căn bản  GV : NCS.ThS Phan Thanh Hải 45 76072 29215 40980 07591 58745 25774 22987 Trang 36