Bài tập lịch sử đô thị - Thành phố Venice

pdf 37 trang hapham 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập lịch sử đô thị - Thành phố Venice", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_lich_su_do_thi_thanh_pho_venice.pdf

Nội dung text: Bài tập lịch sử đô thị - Thành phố Venice

  1. Thành phố Venice BÀI TẬP LỊCH SỬ ĐÔ THỊ GVHD: PHAN BẢO AN SVTH: NHÓM 007 NHÓM TRƯỞNG: NGUYỄN VĂN TRUNG
  2. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ - Venice, thường gọi "thành phố của các kênh đào", là thủ phủ của vùng Veneto và của tỉnh Venezia ở Ý. - Venice còn được gọi là Miền đất yên bình, Nữ hoàng của miền Adriatic, Thành phố của kênh rạch và lâu đài. - Người dân Ý còn gọi đây là " Thành Phố Nổi ". - Vùng: Veneto GIỚI - Tỉnh: Venezia - Diện Tích: 414,57 km² THIỆU - Dân số (30-04-2009): 270.660 người CHUNG - Mật độ: 652,9/km²
  3. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ - Những hòn đảo của Venice có người ở từ thế kỷ 5 và 6, khi dân tị nạn bị xua đuổi ra vùng đất nhiều kênh rạch. Họ xây làng mạc nổi trên mặt nước, với những bè gỗ trôi trên vùng đất cái, đặt nền móng cho những lâu đài nổi hiện nay. - Nơi tập trung nhiều người ở nhất là Rivo Alto (sau đó đổi thành LỊCH Rialto) và Venice dần xây dựng nền cộng hoà. Họ triều cống Byzantine (vương quốc La Mã phương Đông) và vị tổng trấn đầu SỬ tiên được bầu vào năm 697. Venice phát triển nhanh chóng, cùng với sự cạnh tranh của các thành phố có điều kiện tự nhiên tương tự như Genova. Dù có nhiều trận chiến đẫm máu và hoà ước, hải quân của hai thành phố vẫn bám đuổi nhau trên khắp Địa Trung Hải cho tới khi Venice giành chiến thắng tại trận Chioggia năm 1380. Venice hướng vào lục địa, đòi quyền tự chủ và được cung cấp thêm dân vì dân số của Venice giảm nhiều sau trận dịch hạch năm 1348. Thương mại tiếp tục phát triển nhưng Venice mất địa vị thống trị khi người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Constantinople năm 1453.
  4. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ LỊCH SỬ Lãnh thổ Đế quốc Đông La Mã thời cực thịnh dưới thời trị vì của hoàng đế Justinianus I (551 sau Công nguyên)
  5. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ - Theo tiến trình lịch sử, các vùng đất dần hình thành quốc gia dân tộc và đế chế. Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng mở đường vào Địa Trung Hải, giành đảo Síp năm 1570 và Crete năm 1669. - Trong khi đó, tại Venice, tham nhũng tràn lan, nền chính trị yếu kém nên chẳng có ý chí và tiềm lực quân sự để chiến đấu. Dịch hạch tiếp tục cướp đi 1/3 dân số. Vụ cháy lớn tại cung điện của quan tổng trấn làm mất nhiều tác phẩm nghệ thuật vô giá. Quân đội của Napoleon tràn vào thành phố năm 1797 và cuối cùng, Venice rơi vào tay người Áo. Venice thống nhất với vương quốc Italy năm 1866.
  6. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ Cuối thế kỷ 19, cuộc sống ở Venice vô cùng sôi động: nền công nghiệp phát triển, thông thương đường biển mở rộng, xây cầu xe lửa nối liền với lục địa, mở rộng và khơi thông kênh rạch, xây dựng đường bộ trong khu trung tâm và tăng trưởng du lịch. Thế kỷ 20 là thời gian Venice có LỊCH liên hệ chặt chẽ với đất liền. Sau Thế chiến 2, nhà máy lọc dầu, luyện kim, nhà máy nhựa và hoá chất SỬ được xây dựng ở Marghera tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân Venice, cùng với vô số vấn đề nảy sinh. Trận lụt thế kỷ năm 1966 khiến thế giới quan tâm hơn đến tương lai trên sóng nước của Venice.
  7. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ - Với những nhà thờ nhỏ mang phong cách kiến trúc baroque bao quanh thành phố. Venice được xây dựng trên 117 đảo nhỏ, 150 kênh rạch và 409 cây cầu, chia thành 6 khu di tích (sestieri) là: San Marco, Dorsoduro, San Polo, Santa Croce, Cannaregio và Castello. - Venice ban đầu mang phong cách của nền trúc Phục Hưng Italia. PHONG Nên mặt bằng được tổ hợp trên cơ sở những trục hình học, thường là đối xứng. Phong cách nặng nề của kiến trúc Roman và CÁCH gai góc của Gothic được thay bởi tính êm đềm, duyên dáng. Dùng nhiều đá, kim loại, trang trí lộng lẫy. KIẾN - Sau đó chuyển sang phong cách Baroque nên đặc điểm kiến trúc TRÚC mang màu sắc của chủ nghĩa và hình thức. Quan hệ không gian phức tạp. Dùng nhiều đường nét uốn cong, đôi khi rối rắm thườngcó nhiều hoa lá, cánh cuốn . - Venice có mù hè không nắng lắm và có gió biển, vì vậy nhà thường có sân thượng và bao lớm để hóng mát làm ở phần cao nhất, thường có vườn hoa
  8. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ PHONG La Fenice CÁCH Grand Canal KIẾN TRÚC đảo San Giorgio Maggiore
  9. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC Quy hoạch: Venezia được thành lập năm 422 bởi những người La Mã chạy trốn khỏi người Goth. Nên nó vẫn mang những nét đặc trưng giống đô thị của La mã.
  10. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC Venice được xây dựng trên 118 đảo nhỏ, 150 kênh rạch và 409 cây cầu, chia thành 6 khu di tích (sestieri) là: San Marco, Dorsoduro, San Polo, Santa Croce, Cannaregio và Castello. Cuộc sống vận hành nhịp nhàng quanh 6 sestieri này. Vùng nước nông Laguna Veneta có nhiều đảo như Murano, Burano và Torcello. Đê chắn sóng ở phía đông có tên là Lido di Venezia, dài 10 km.
  11. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC Giao thông có vai trò quyết định trong việc tạo dựng hình thức đô thị (urban form). Những thành phố cổ của châu Âu như Venice được xây cho người đi bộ và xe ngựa có lòng đường hẹp và mật độ dày đăc (gần 10.000 người/km2).
  12. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC
  13. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚCKênh đào chính Gondola đang đậu tại bến trên kênh đào chính của Venezia. Rio della Verona Quảng trường Thánh Mark nhìn từ Nhà thờ Thánh Mark
  14. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC Quảng trường San Marco Là quảng trường quan trọng nhất và nổi tiếng nhất của thành phố Venezia. Quảng trường dài 175 m, rộng CÔNG 82 m và cùng với Piazzale Roma và Piazza di Rialto là ba quảng trường duy nhất trong thành phố được gọi TRÌNH là piazza TIÊU BIỂU
  15. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC Porta della Carta là cổng vào Dinh Tổng trấn, còn được gọi là Cổng Vàng (porta aurea) vì được mạ rất nhiều vàng, được xây giữa 1438 và 1442 dưới sự lãnh đạo của Giovanni và Bartolomeo. Bức tượng do Francesco Foscari cho xây được đặt bên cạnh cổng, miêu tả vị tổng trấn đang quỳ trước con sư tử có cánh là biểu tượng của Thánh Mark cũng như của thành phố Venice.
  16. QUẢNG TRƯỜNG Toore dell'Orologio là một tháp đồng hồ do Mauro Codussi kiến tạo trong khoảng 1496-1499, tầng thứ ba do kiến trúc sư Giorgio Massari xây thêm năm 1755. Đây là một đồng hồ thiên văn học mô tả các chu kỳ mặt trăng, mặt trời và hoàng đạo. Hai tượng đồng khổng lồ gõ vào chuông đồng mỗi đầu giờ.
  17. CUNG ĐIỆN Dinh tổng trấn trong thành phố Venezia từ thế kỷ thứ 9 đã là dinh của vị tổng trấn Venezia và trụ sở của các cơ quan chính phủ và tòa án của Cộng hòa Venice. Đây là một trong các công trình xây dựng phi tôn giáo thời Gothic quan trọng nhất. Dinh tổng trấn có kích thước 71 x 75 m, nằm ngay cạnh Nhà thờ Thánh Mark. Kiến trúc của dinh tổng trấn rất độc đáo và có thể nhận thấy ngay tại các công trình xây dựng sao chép lại sau này. Phong cách Gothic của Venezia khác biệt về cơ bản với phong cách Gothic của miền bắc châu Âu. Tính vươn lên trong chiều cao của Gothic Bắc Âu bị hạn chế vì nền đất xây dựng không vững chắc của Venezia.
  18. CUNG ĐIỆN Bảo tàng Palazzo Grass Là một ví dụ cho kiến trúc cổ điển Ý, được thiết kế bởi Giorgio Massari, xây dựng hoàn thành giữa 1748-1772. Palazzo Grassi có một phong cách học cổ điển mà là trái ngược xung quanh Byzantine Romanesquevà Baroque Palazzi Venetian. Nó có một mặt tiền cung điện chính thức, được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, và thiếu dưới buôn mở điển hình của cung điện patrician nhiều Venetian.
  19. CUNG ĐIỆN Ca' d'Oro (Nhà Vàng) là tên của một dinh thự cạnh Kênh Lớn trong Venezia. Dinh thự mang tên này là do được xây bằng đá hoa cương nhiều màu và được trang trí mạ vàng ở mặt nhìn ra Kênh Lớn. Dinh thự là một thí dụ điển hình cho việc thay đổi phong cách trong kiến trúc Gothic tại Venezia. Phân chia không gian không còn đối xứng nữa. Kết nối đơn giản giữa cột và vòm đã được thay đổi bằng các họa tiết trang trí. Tầng trệt có cấu trúc cột hoàn toàn khác, đánh dấu sự bắt đầu của phong cách kiến trúc Phục Hưng tại Venezia. Dinh thự ngày nay là một viện bảo tàng nghệ thuật Venezia từ thờ Gothic cho đến Baroque. Được trưng bày bên cạnh nhiều tranh vẽ và tượng là nhiều tác phẩm thủ công và thảm. Các căn phòng được trang bị bằng đồ nội thất Venezia cổ, mang lại cho khách tham quan một ấn tượng về sự hào nhoáng của cuộc sống Venezia ngày xưa.
  20. CUNG ĐIỆN Palazzo Labia là một cung điện Baroque ở Venice , Italy . Được xây dựng vào thế kỷ 17-18, nó là một trong những chót Palazzi của Venice . Ít được biết đến bên ngoài nước Ý. Hai kiến trúc sư Tremignon và Cominelli đã phá vỡ truyền thống kiến trúc của các kiến trúc sư thời báy giờ, bằng cách thiết kế mặt tiền của Labia Palazzo được nhiều hơn đơn giản và ít lộn xộn hơn những Palazzi cổ điển Venetian trước đó, trong khi vẫn duy trì một phong phúbaroque đạt được thông qua tác động của ánh sáng và bóng tối
  21. NHÀ THỜ Vương cung thánh đường Thánh Máccô (tiếng Ý: Basilica di San Marco) tại Venezia là thánh vật quốc gia của Cộng hòa Venice cho đến năm 1797 và từ năm 1807 là nhà thờ chính tòa của Venezia. Nhà thờ nằm trên Quảng trường Thánh Mark trong khu phố San Marco. Do Venezia có liên hệ mật thiết với Đế quốc Byzantine nên các nhà nghệ thuật tạo dáng cho công trình đều theo gương mẫu kiến trúc Byzantine. Mặt bằng nhà thờ là một chữ thập Hy Lạp (chữ thập vuông), phía trên là mái vòm. Các lần xây dựng mở rộng sau này trong thế kỷ 13 vẫn còn mang phong cách Byzantine, sang đến thế kỷ 14 thì đã mang phong cách kiến trúc Gothic. công trình nổi bật với 500 cột bằng đá, Các tấm tranh khảm trên nền mạ vàng (diện tích tổng cộng là 4.240 m²)
  22. MỘT SỐ CÂY CẦU Cầu Rialto của Venezia là một trong các công trình xây dựng nổi tiếng nhất của thành phố. Cầu bắt qua kênh lớn (Canal Grande) này chỉ có một nhịp dài 48 m, được thiết kế bởi Antonio da Ponte, xây dựng và hoàn thành vào năm 1591, được sử dụng để thay thế cho một cây cầu gỗ bị sụp đổ vào năm 1524. Cầu Rialto đã trở thành một trong những biểu tượng của Venice.
  23. MỘT SỐ CÂY CẦU Cầu Than Thở (Ponte dei Sospiri) nằm giữa dinh tổng thống và nhà giam cũ trong thành phố, bắt qua Rio di Palazzo là một con kênh rộng khoảng 8 m. Chiếc cầu làm bằng đá vôi này do Antonio Contin, một người cháu của người xây cầu Rialto, Antonio Al Ponte, xây năm 1605. Conti cũng đã tham gia xây cầu Rialto trước đó. Accademia Bridge, Scalzi Bridge
  24. THỜI KÌ PHỤC HƯNG Phục Hưng là một phong trào văn hóa trải dài thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, khởi đầu tại Florence (Ý) vào hậu kỳ Trung Cổ và sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu. Nó cũng được coi là đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của châu Âu từ Thời kỳ Trung cổ sang Thời kỳ Cận đại. Thời kỳ Phục Hưng là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kì Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây.
  25. THỜI KÌ PHỤC HƯNG − Sáng tạo nhiều nhất là những tượng đứng và tượng bán thân − Hướng về các tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Cổ đại khi sáng tác − Đối tượng: phục vụ nhu cầu của giáo hội − Vật liêu: ngoài các kim loại quý như ĐIÊU vàng, bạc đồng đóng vai trò quan trọng hơn và vật liệu được dùng nhiều KHẮC là đá (đá vôi và cẩm thạch)
  26. THỜI KÌ PHỤC HƯNG • Mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là thiên chúa giáo • Gồm 2 xu hướng chính: +Hồi sinh các đường nét thời kỳ cổ đại +Dựa vào thời cổ đại song biến đổi hình dáng KIẾN tương tự thời trung cổ (kiến trúc Gothic) TRÚC
  27. THỜI KÌ PHỤC HƯNG • Chủ yếu là tranh thờ và bích họa mang đề tài tôn giáo, bên cạnh đó xuất hiện các bức tranh phong cảnh diễn tả cuộc sống hiện thực . • Hội họa gắn liền với chủ nghĩa hiện thực HỘI • Phát triển tới đỉnh cao: phát hiện ra HOẠ quy luật viễn cận, phương pháp phối cảnh nghệ thuật, người khoả thân với tỉ lệ lí tưởng, áp dụng nhiều môn khoa học vào hội
  28. THỜI KÌ PHỤC HƯNG *Tác phẩm La Divina Commedia (1307 - 1321) của Dante Alighieri; thư, luận thuyết và thơ của Francesco Petrarca và Il Decamerone (1353) khởi đầu cho thời đại Phục Hưng của văn học trongthế kỷ 14. Bá tước Baldassare Castiglione miêu tả trong Il Cortegiano (1528) típ lý tưởng của con người thời Phục Hưng. Cũng không nên quên rằng văn học đã phát triển mạnh mẽ VĂN sau phát minh in sách của Johannes Gutenberg trong thời kỳ HỌC- Phục Hưng. ÂM NHẠC *Đầu tiên, trường phái âm nhạc Hà Lan chiếm lĩnh ưu thế trong âm nhạc Phục Hưng, bắt đầu từ giữa thế kỷ 16 nhiều thúc đẩy cơ bản đến từ Ý, đặc biệt là các trường phái soạn nhạc như Florentine Camerata, trường phái soạn nhạc Roma và trường phái soạn nhạc Venezia.
  29. CUNG ĐIỆN DOGES GIỚI THIỆU CHUNG NIỀM TỰ HÀO CỦA NƯỚC Ý
  30. CUNG ĐIỆN DOGES -Còn được gọi là Palazzo Ducale, là Phủ đệ của các lãnh tụ nước Cộng hoà Venise xưa kia. -Xây dựng: + Thế kỷ thứ 9 theo nghệ thuật kiến trúc Byzantine. + Đáng tiếc nó đã bị 2 trận hoả hoạn TK 10 và TK 12 tàn phá. Tuy nhiên, sau đó đã được trùng tu lại. +Toà cung điện đồ sộ mà chúng ta trông thấy qua LỊCH hình ảnh là toà kiến trúc được trùng tu sau thế kỷ 15. -TK 16, cung điện được liên kết đến nhà tù. SỬ -năm 1797 chịu sự chiếm đóng của Napoleon. -Năm1866, nó đã trở lại thành một phần của Ý. -Năm 1996, Cung điện Doge là một phần của mạng lưới bảo tàng Venetian Bản vẻ cung điện Doges cuối TK 14
  31. CUNG ĐIỆN DOGES -Mặt chính có 36 cột tròn, phía trên cột tròn là hình vòng bán nguyệt tạo cảm giác cân bằng. -Bên trên là dãyhành lang có 71 cây cột tròn khác sắp thành hàng ngay ngắn. -Sự cởi mở của cung điện là một minh chứng cho sức mạnh của thành phố, mà không cảm thấy sự cần thiết cho KIẾN một lâu đài kiên cố. TRÚC *Trang trí : ở khắp mọi nơi trong công trình.
  32. CUNG ĐIỆN DOGES CHI TIẾT Chạm khắc đá cẩm thạch mặt tiền Những chi tiết trên tường Nội thất công trình
  33. NHÀ THỜ THÁNH MARCO Thánh đường Thánh Marco tại Venezia là thánh vật quốc gia của của Cộng hoà Venizia cho đến năm 1797, từ năm 1807 là nhà thờ chính toà của Venezia. Nhà thờ nằm trên quảng trường thánh Mark trong khu phố San Marco. GIỚI THIỆU CHUNG
  34. NHÀ THỜ THÁNH MARCO Nhà thờ thánh Mark đầu tiên được hiến tặng năm 828 và được xây dựng từ năm 829 đến 832 ở nơi nguyên là nhà thờ cầu nguyện củaDinh tổng trấn (Venezia) để lưu trữ hài cốt của Thánh Mark do các thương gia Venezia mang từ Alexandria về đây. Năm 976, ngôi nhà thờ, Dinh Tổng trấn và khoảng 200 căn nhà đã bị hỏa hoạn thiêu đốt. Ngay trong năm đó vị tổng trấn Pietro I Orseolo đã bắt đầu LỊCH cho xây mới. Qua nhiều lần ngưng trệ, công trình tái xây dựng kéo dài cho đến năm 1094 mới hoàn thành. SỬ
  35. NHÀ THỜ THÁNH MARCO Mặt bằng nhà thờ là một chữ thập Hy Lạp (chữ thập vuông), phía trên là mái vòm. Các lần xây dựng mở rộng sau này trong thế kỷ 13 vẫn còn mang phong cách Byzantine, sang đến thế kỷ 14 thì đã mang phong cách kiến trúc Gothic. Nhà thờ hình chữ thập Hy Lạp có mái vòm này là bước phát triển chung cuối cùng của nghệ thuật kiến KIẾN trúc thời đầu Ki tô giáo. TRÚC
  36. NHÀ THỜ THÁNH MARCO Mặt chính nhà thờ với hai tầng có 5 cổng mà trong đó 3 cổng giữa dẫn vào tiền sảnh. Cổng chính được trang trí bằng đầu sư tử có 3 vòm với các tượng từ thế kỷ 13 Nhà thờ được chia làm 3 gian và, theo gương mẫu Byzantine, có một gian tiền sảnh với các bức tranh khảm. Tất cả có trên 2.600 cột (cả phía trong và phía ngoài nhà KIẾN thờ) làm bằng đủ các loại đá như cẩm thạch, ngọc bích, pocfia (porphyr) và xéc-pen-tin (serpentine). TRÚC
  37. NHÀ THỜ THÁNH MARCO Điểm thu hút chính bên trong nhà thờ là các tấm tranh khảm. Các tác phẩm này được bắt đầu dưới thời của tổng trấn Domenico Selvo (1071 – 1084) và được tiếp tục trong những thế kỷ tiếp theo sau đó. Trên diện tích 4.240 m², bộ tranh khảm lớn nhất của phương tây mô tả lại các đề tài trong kinhCựu Ước (trên tiền sảnh) và Tân NỘI Ước (trong nhà thờ). Nơi rửa tội trong phần phía nam của tiền sảnh cũng được trang trí với rất nhiều tranh THẤT khảm, thuộc vào trong số các tranh khảm đẹp nhất trong nhà thờ.