Cộng đồng học giả Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông: Vai trò và tác động chính sách
Bạn đang xem tài liệu "Cộng đồng học giả Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông: Vai trò và tác động chính sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cong_dong_hoc_gia_trung_quoc_trong_tranh_chap_bien_dong_vai.pdf
Nội dung text: Cộng đồng học giả Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông: Vai trò và tác động chính sách
- Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 17 CỘNG ĐỒNG HỌC GIẢ TRUNG QUỐC TRONG TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH Nguyễn Tăng Nghị*, Hoàng Công Vân Hạ Dẫn nhập Là một trong những nước có liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc được xem là chủ thể quan trọng. Việc tổng hợp và phân tích đúng quan điểm của Trung Quốc tại các hồ sơ tranh chấp không những giúp trong việc “hiểu”, mà còn góp phần “giải thích” động thái của nước này, nhằm tìm một giải pháp thúc đẩy quá trình hợp tác phát triển chung, cũng như giải quyết xung đột. Tuy nhiên, cho đến nay quan điểm chính thức cũng như những “bằng chứng” của Trung Quốc đưa ra còn chưa rõ ràng và không thuyết phục. Họ vẫn dựa trên đường lưỡi bò, vốn hình thành từ các cơ sở lịch sử cũng như vận dụng luật quốc tế theo cách hiểu của riêng họ nhằm khẳng định tính pháp lý về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Với những lập luận đơn phương từ phía Trung Quốc, nước này đã có những hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và thể hiện sự không tôn trọng bộ Luật Biển UNCLOS 1982. Vì thế việc tìm hiểu vai trò của cộng đồng học giả Trung Quốc đối với những hành động của nước này mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn. Thứ nhất, thông qua việc tìm hiểu giới học giả Trung Quốc nghiên cứu về Biển Đông, giới nghiên cứu một số nước ASEAN liên quan trực tiếp đến tranh chấp, trong đó có Việt Nam, sẽ có những động thái phù hợp, dựa trên cơ sở “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Điều đó sẽ giúp các nước có tranh chấp với Trung Quốc tạo được thế chủ động trong nhiều tình huống khác nhau. Thứ hai, hiểu được những tác động của giới học giả Trung Quốc đối với chính sách đối ngoại, các nước có thể học hỏi mô hình liên kết giữa các viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước mà Trung Quốc đang thực hiện và phát huy triệt để. Thông qua đó, các nước có thể điều chỉnh chính sách đối nội nhằm phát huy hơn nữa vai trò của giới nghiên cứu trong nước. Thứ ba, việc “hiểu” ở đây không phải chỉ đơn thuần nhằm mục tiêu đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, mà còn hướng đến cơ hội hợp tác. Thông qua việc thúc đẩy, đóng góp ý kiến của các học giả tôn trọng sự thật khách quan lịch sử, các nước có thể tìm ra một giải pháp cùng thắng cho tất cả các bên tại Biển Đông. Bài viết được chia làm ba phần chính. Phần một tập trung khẳng định vai trò của cộng đồng học giả trong hoạch định chính sách tại Biển Đông của Trung Quốc thông qua các sự kiện tiêu biểu. Trong phần hai, chúng tôi sẽ tổng hợp và rút ra ba vai trò tiêu biểu của cộng đồng học giả, bao gồm: tham mưu * Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp Cử nhân ngành quan hệ quốc tế, Trường ĐHKHXHNV, ĐHQGTPHCM.
- 18 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 định hướng; tác động đến dư luận; và phong phú hóa nguồn dữ liệu. Cuối cùng là kết luận với những hướng gợi ý đối với Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vai trò của cộng đồng học giả trong hoạch định chính sách tại Biển Đông của Trung Quốc Theo Emanuel Adler và Peter M. Haas,(1) mối quan hệ giữa cộng đồng học giả và việc phát triển chính sách của một quốc gia có liên quan mật thiết với các bước cơ bản của một quá trình phát triển và hoạch định chính sách: (1) đổi mới chính sách; (2) truyền bá chính sách; (3) lựa chọn chính sách; (4) củng cố chính sách và (5) phát triển chính sách.(2) Ở bước đổi mới chính sách, cộng đồng học giả có một số nhiệm vụ chính. Họ có khả năng xây dựng một tập hợp những tranh luận chính trị xung quanh một vấn đề nào đó, hoặc xác định lợi ích quốc gia. Họ cũng có thể thiết lập các tiêu chuẩn sao cho phù hợp với tình hình và đặc điểm của mỗi quốc gia.(3) Hay nói đơn giản hơn, quá trình trên chính là việc hình thành những nền tảng cho một chính sách mới. Ở bước truyền bá chính sách, các học giả sẽ thực hiện vai trò trình bày các nhận định và phân tích về chính sách, quan điểm của mình thông qua các cuộc đối thoại chuyên ngành hay trong các hội nghị quốc tế và khu vực cũng như các hình thức trao đổi thông tin khác. Từ đó thông tin sẽ đến với những nhà hoạch định chính sách, chính phủ.(4) Ở bước thứ ba, lựa chọn chính sách, những quan điểm của cộng đồng học giả cần phải được những nhà hoạch định chọn lọc để phù hợp với lợi ích chung.(5) Ở các giai đoạn cuối cùng, những quan điểm phù hợp sẽ được vận dụng, đưa vào thể chế hóa và mang tính chính thống.(6) Khi đó thì sự tác động của cộng đồng học giả đối với quá trình hoạch định chính sách sẽ được thể hiện rõ nét. Theo Zhu Xufeng trong cuốn China’s Think Tanks: Roles and Characteristics,(7) tại Trung Quốc, sự tác động của cộng đồng học giả có những nét đáng ghi nhận, chẳng hạn như là quá trình tư vấn chính sách gồm ba hình thức hoạt động. Thứ nhất là các viện nghiên cứu chính thức, thuộc các bộ hoặc ban ngành và làm cho các cơ quan chính phủ. Thứ hai, đó là các viện bán chính thức,(8) cuối cùng là các viện dân sự.(9) Nhìn chung, cả ba hình thức đều có những đóng góp nhất định trong việc hình thành chính sách của Trung Quốc, trong đó có chính sách đối ngoại. Các viện nghiên cứu chính thức có vai trò soạn thảo những văn bản quan trọng hoặc tổ chức các nghiên cứu về chính sách, v.v Các viện bán chính thức có vai trò cung cấp những cơ sở quan trọng cho những chính sách của các lãnh đạo chính trị, phục vụ vai trò nghiên cứu học thuật và giáo dục, v.v Trong khi đó, các viện dân sự mặc dù có ít mối quan hệ với các cơ quan nhà nước hơn, nhưng cũng có những vai trò quan trọng như cung cấp thông tin, những phân tích hoặc các nghiên cứu học thuật làm nền tảng tham khảo cho hoạch định sách lược quốc gia. Một vai trò quan trọng khác của các viện này, đó là “cửa sổ thông ra thế giới của Trung Quốc”, điển hình như thông qua các mạng lưới học thuật quốc tế, các hội thảo chuyên ngành với sự tham gia của nhiều học giả trên
- Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 19 toàn cầu. Họ như là một tấm gương phản chiếu một cách tương đối toàn diện những chính sách Trung Quốc muốn thế giới biết đến. Theo Na Mi trong cuốn Exploring the Political Roles of Chinese Think Tanks: A case Study of China’s Three Gorges Project Decision - Making,(10) những học giả làm việc trong các viện nghiên cứu có ba vai trò cơ bản: là những người chọn lọc thông tin; là những người bảo vệ cho chính sách; là những người lan truyền chính sách. Ở vai trò chọn lọc thông tin, các học giả sẽ giúp những nhà lãnh đạo xác định rõ các vấn đề phức tạp. Ở vai trò là những nhà bảo vệ chính sách, họ được xem như là một “công cụ” để phục vụ cho nhà nước và sẽ đưa ra những quan điểm lập luận phản bác những bên trái chiều. Ở chức năng truyền bá chính sách, họ dựa vào các phương tiện truyền thông đại chúng để khẳng định vai trò của họ như là những người tư vấn chính sách đáng tin cậy. Như vậy, có thể nói rằng, những học giả, những người nghiên cứu có khả năng đóng góp quan trọng trong việc hoạch định chính sách của một quốc gia. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ lựa chọn hướng phân tích của Emanuel Adler và Peter M. Haas ở phần trước gồm các bước đổi mới, truyền bá, lựa chọn, ổn định và phát triển chính sách. Do từ năm 2009 Trung Quốc đã thể hiện sự nhất quán trong việc vừa tuyên truyền tính pháp lý của đường lưỡi bò, vừa có những hành động khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực, nên bước đổi mới sẽ được tách riêng, còn các bước truyền bá, lựa chọn, ổn định và phát triển chính sách sẽ nằm chung trong một giai đoạn nhất định. a. Bước đổi mới chính sách Dựa theo tác phẩm The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note của hai học giả Li Jinming và Li Dexia,(11) chúng ta có thể dễ dàng thấy được mối quan hệ giữa các học giả Trung Quốc trong việc hình thành đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông.(12) Vào đầu những năm 1930, hầu hết các bản đồ của Trung Quốc về Biển Đông đều đã cũ và chứa nhiều điểm sai sót, hoặc chỉ vẽ lại dựa trên bản đồ nước ngoài. Chính vì lẽ đó, việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông bằng một tấm bản đồ mới do chính họ vẽ nên là điều cần thiết. Do vậy, tháng 1 năm 1930, Chính phủ Trung Quốc [giai đoạn này thuộc Trung Hoa Dân quốc, 1912-1949. BBT] đã ban hành Thủy lục địa đồ thẩm tra điều lệ (Điều lệ thẩm tra bản đồ đất liền và biển).(13) Ngay tại thời điểm ấy đã diễn ra quá trình tham khảo ý kiến giữa Bộ Nội chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Hàng hải, Bộ Giáo dục cũng như Ủy ban Mông Cổ và Tây Tạng nhằm đưa ra bản chỉnh sửa vào tháng 9 năm 1931. Sau đó, một tổ chức gọi là Thủy lục địa đồ thẩm tra ủy viên hội (Ủy ban thẩm tra bản đồ đất liền và biển) đã ra đời và đi vào hoạt động vào ngày 7/6/1933, với thành viên là đại diện các bộ ngành liên quan. Đây là một điểm quan trọng thể hiện vai trò ban đầu của các học giả, bởi những thành viên này cũng chính là những người nghiên cứu, tham mưu, hiến kế cho nhà nước Trung Quốc đương thời. Vào ngày 21/12/1934, Ủy ban trên đã thông qua tên gọi cho các đảo và rạn san hô tại Biển Đông cả bằng tiếng Hoa lẫn tiếng Anh. Trong số đó, có 28 tên gọi thuộc quần đảo Tây Sa và 96 tên gọi thuộc quần đảo Nam Sa.(14) Vào tháng
- 20 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 4/1935, Ủy ban đã đưa ra bản đồ các đảo Trung Quốc tại Biển Đông(15) tuyên bố rằng biên giới tận cùng phía nam thuộc chủ quyền của Trung Quốc có thể kéo dài đến 4 độ vĩ bắc.(16) Tháng 4/1947, Bộ Nội chính Trung Quốc đã thảo luận với những cơ quan khác nhằm đạt được ba điểm quan trọng:(17) 1) Điểm cực nam của chủ quyền Trung Quốc kéo dài đến bãi ngầm James [bãi Tăng Mẫu], và thực tế, điều này đã được đưa vào các ấn phẩm của các tổ chức chính quyền Trung Quốc, các trường học và nhà xuất bản; 2) Bộ Nội chính phải thực thi chính quyền tại hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng các mô tả chi tiết về các đảo, khẳng định chủ quyền và đảm bảo sự công nhận của thế giới về chủ quyền của Trung Quốc ở hai quần đảo này; 3) Phải đảm bảo cho các ngư dân Trung Quốc khi đánh bắt cá ở hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Li Jinming và Li Dexia khẳng định: “Tất cả những điều trên đã rõ ràng rằng, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc đã xác định chủ quyền của mình trên Biển Đông”.(18) Tháng 2/1948, Vụ Địa lý thuộc Bộ Nội chính đã công bố Trung Hoa Dân quốc hành chính khu vực đồ (Bản đồ phân chia hành chính Trung Hoa Dân quốc) do Fu Jiaojin và Wang Xiguang biên soạn đã khẳng định một lần nữa các quần đảo và bãi ngầm thuộc chủ quyền của Trung Hoa Dân quốc, bao gồm đường 11 đoạn. Đến năm 1953, Thủ tướng Chu Ân Lai đã bỏ bớt hai đoạn và trở thành đường lưỡi bò gồm 9 đoạn như hiện nay.(19) Có thể nói, qua những bước nêu trên, những quan điểm về đường lưỡi bò đã dần được hình thành với sự đóng góp không nhỏ của các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Tuy nhiên, việc công nhận đường lưỡi bò vẫn chưa thực sự đi vào rộng rãi nếu Trung Quốc không thực hiện những bước đi tiếp theo. b. Bước truyền bá chính sách, lựa chọn, củng cố và phát triển chính sách Từ năm 1988, Trung Quốc đã có những hành động ban đầu, bằng việc thông qua nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam. Sau đó, Quốc Vụ Viện phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa, trong đó có hai quần đảo là Tây Sa và Nam sa, chính là Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.(20) Quan điểm của nhà nước Trung Quốc về đường lưỡi bò được thể hiện qua công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009, cho rằng: “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo ở biển Nam Trung Hoa và các vùng biển kế cận, và được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của vùng biển đó”.(21) Với công hàm ngày 07/5/2009 có kèm bản đồ thể hiện đường lưỡi bò, Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡi bò, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”. Tuy nhiên, để phục vụ cho khẳng định trên, Trung Quốc cần phải có một hệ thống cơ sở lý luận vững chắc và một mạng lưới tuyên truyền hiệu quả. Thực tế, từ những năm 60-70 của thế kỷ XX, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu chuyển mình với tốc độ tăng trưởng nhanh, đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh phải tìm kiếm các nguồn lợi từ dầu mỏ và khí đốt tại nhiều khu vực, trong đó có Biển Đông. Một số nhà nghiên cứu đã ước lượng rằng tổng dự trữ dầu mỏ
- Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 21 và khí đốt ở Biển Đông chiếm khoảng hơn 30% tổng nguồn năng lượng dự trữ của Trung Quốc.(22) Chính vì những lý do đó, việc tập hợp những nghiên cứu của các học giả là vô cùng cần thiết nhằm phục vụ mục tiêu dài hạn này. Các học giả Trung Quốc phần lớn ủng hộ tính chính danh và hợp pháp của đường lưỡi bò bằng cách vận dụng các tài liệu và đưa ra những lập luận về mặt pháp lý. Tính tham mưu, định hướng chiến lược cho chính sách đối ngoại thể hiện qua sự nhất quán trong đường lối của Trung Quốc hiện nay: xem các vùng lãnh thổ trong đường lưỡi bò như là một phần chủ quyền của mình. Hiện nay, Trung Quốc đang ngày càng đẩy mạnh việc nghiên cứu Biển Đông, theo như khẳng định của Yun Sun trong cuốn Studying the South China Sea: The Chinese Perspective.(23) Các nghiên cứu được chia ra chủ yếu làm hai loại: một là các nghiên cứu về luật biển quốc tế cũng như hướng ứng dụng tại Biển Đông. Thứ hai là các nghiên cứu ở tầm quốc gia về chính sách và các tác động của chúng đến Trung Quốc. Ví dụ như Viện Nghiên cứu Hải dương Trung Quốc (CIMA) kết hợp với Ban Quản lý Hải dương Quốc gia chủ yếu tập trung vào các khía cạnh pháp lý, và đưa ra lời khuyên cho chính phủ về quyền tài phán, chủ quyền và quyền lợi lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặt khác, Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR) thì lại liên kết với Bộ Quốc phòng, nghiên cứu các chính sách đối ngoại và chiến lược của các quốc gia liên quan đến tranh chấp. Rõ ràng, mối quan hệ trên càng thể hiện rõ tính định hướng trong nghiên cứu của các học giả đối với sách lược của nhà nước Trung Quốc. Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) cũng có nhiều đóng góp quan trọng. Có nhiều tuyên bố của CASS đã đóng góp vào việc hoạch định đường lối,(24) chẳng hạn như tuyên bố của Zhou Fangyin: “Trung Quốc không nên chấp nhận chịu đựng mãi trước sự khiêu khích của các quốc gia khác như vậy”. Điều này cũng có nghĩa rằng, Trung Quốc cần phải hành động chứ không chỉ “đứng im chịu đựng” trong tranh chấp với các nước khác tại Biển Đông. Li Guoqiang với tuyên bố “Nếu việc giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua con đường ngoại giao là không khả thi thì Trung Quốc phải có những bước chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự”, cũng phần nào giải thích việc Trung Quốc có những hành động khá hung hăng trong khu vực như hiện nay. Một quan điểm đáng chú ý của Yin Zhuo, mà có lẽ phần nào dẫn đường cho đối sách của Trung Quốc, đó là: “Trung Quốc nên tránh đưa vấn đề tranh chấp lên tòa án quốc tế để bộ luật biển giải quyết”. Trên thực tế, có thể thấy rằng, Trung Quốc có biểu hiện không muốn đưa vụ việc lên tòa án quốc tế. Họ lo ngại khi Mỹ, Nhật, Úc và các quốc gia có tiếng nói trên trường quốc tế có khả năng không ủng hộ trước những lập luận chủ yếu dựa vào “bằng chứng lịch sử” của Trung Quốc.(25) Với việc chú trọng vào kênh ngoại giao song phương, đặc biệt là với các nước Đông Nam Á với tiềm lực kém hơn mình, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế hơn trên bàn đàm phán. Viện Nghiên cứu biển Nam Trung Hoa Quốc gia (National Institute for South China Sea Studies - NISCSS) thành lập năm 1996 do ông Wu Shicun làm chủ tịch cũng tập hợp nhiều học giả làm việc liên kết với cơ quan quản lý tỉnh
- 22 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 Hải Nam, cũng như Bộ Ngoại giao và Ban Quản lý Hải dương Quốc gia. Tương tự như CIMA, tổ chức này đã nhận hỗ trợ trực tiếp từ chính quyền tỉnh Hải Nam. Các vấn đề nghiên cứu trọng tâm của NISCSS tương đối đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung vào việc hợp tác cùng phát triển tài nguyên biển, hợp tác kinh tế, v.v Một trung tâm khác, đó là Trung tâm Hợp tác Đổi mới Nghiên cứu biển Nam Trung Hoa (Collaborative Innovation Center for South China Sea Studies) thành lập tháng 10 năm 2012 tại Đại học Nam Kinh nằm trong những dự án được hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc từ năm 2011.(26) Ba vai trò của cộng đồng học giả Tóm lại, với đội ngũ học giả đông đảo và một mạng lưới liên kết giữa các viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước, Trung Quốc đã đẩy mạnh tầm quan trọng của các học giả nước này. Không chỉ có vai trò tham mưu, định hướng chiến lược cho chính sách đối ngoại, các học giả còn có khả năng tác động mạnh mẽ đến dư luận trong và ngoài nước. Quan trọng nhất, họ có khả năng cung cấp những nguồn dữ liệu phong phú nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách vạch ra đường đi nước bước cho chính sách đối ngoại Trung Quốc nói riêng, và trên Biển Đông nói chung. a. Tham mưu, định hướng chiến lược cho chính sách đối ngoại Các học giả, các viện nghiên cứu có một vai trò nhất định trong việc hoạch định chiến lược, tham mưu, định hướng cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Thực tế cho thấy, trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, họ phần lớn đều nhấn mạnh đến việc phân tích các bằng chứng lịch sử cũng như luật quốc tế. Tháng 9/2012, ông Yang Jiechi đã nói với Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton rằng: “Có rất nhiều các chứng cứ lịch sử và luật pháp cho thấy Trung Quốc có chủ quyền ở các quần đảo tại Biển Đông và các vùng nước lân cận”.(27) Trong vụ giàn khoan HD 981 thời gian gần đây, người phát ngôn Trung Quốc Hua Chunying cũng nói rằng giàn khoan vẫn nằm trong vùng nước chủ quyền của Trung Quốc, vốn chỉ đến vùng nước lân cận quần đảo Hoàng Sa.(28) Tất cả những hành động có phần quả quyết này đều dựa trên những cơ sở và các lập luận về tính chính danh của đường lưỡi bò. b. Tác động đến dư luận trong và ngoài nước Trung Quốc đã có một số hành động tuyên truyền đối với dư luận trong và ngoài nước. Từ năm 2003, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua học thuyết “Tam chủng chiến pháp”, theo đó, chiến pháp của Trung Quốc sẽ bao gồm ba thành tố: chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin và chiến tranh pháp lý.(29) Theo nghiên cứu của Timothy A. Walton năm 2012, trên cơ sở đó, Trung Quốc muốn tạo một sự tác động lên dư luận quốc tế, tạo một sự hậu thuẫn cho Trung Quốc và làm nản lòng đối thủ trong việc theo đuổi các hành động trái với lợi ích của Trung Quốc. Năm 2009, Trung Quốc thể hiện mạnh mẽ lập trường về đường lưỡi bò. Gần đây nhất, đó là việc Phó Đại sứ Wang Min tại Liên Hiệp Quốc đã chuyển
- Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 23 đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon bản tuyên bố lập trường chính thức về cuộc tranh chấp, với yêu cầu cho lưu hành văn bản đó trong toàn bộ 193 thành viên Liên Hiệp Quốc.(30) Kể từ đó, Trung Quốc bắt đầu khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông ngày càng mạnh mẽ với những bước đi “như đã rồi”. Điển hình là ngày 26/5/2011, tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền Việt Nam.(31) Trung Quốc cũng có nhiều động thái căng thẳng tại bãi cạn Scarborough. Đặc biệt, ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã thành lập thành phố Tam Sa.(32) Kể từ tháng 5/2014 đến 7/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý về phía đông, làm gia tăng mạnh mẽ căng thẳng trong khu vực.(33) Tất cả những hành động trên đều cho thấy rằng, Trung Quốc đang khẳng định và chứng minh chủ quyền của họ, nếu không có những cơ sở mà họ cho là “hợp lý” và “thuyết phục” đến từ các học giả, thì Trung Quốc sẽ không có những hành động đơn phương và mang tính chất gây căng thẳng và gia tăng mâu thuẫn trong khu vực như vậy. c. Phong phú hóa nguồn dữ liệu - biến cái không thành có(34) Hình 1. Số lượng ấn phẩm của các viện tại Trung Quốc. Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy rằng các Viện như CICIR, CASS có số lượng ấn phẩm tăng mạnh.(35) Năm 2001, số lượng ấn phẩm của CICIR chỉ vào khoảng 200, nhưng đến năm 2010 đã đạt đến mức hơn 300 ấn phẩm. Đặc biệt, năm 2009 là năm đánh dấu cột mốc tăng mạnh nhất về số lượng ấn phẩm của CICIR. Các số liệu trên cho thấy quá trình phong phú hóa nguồn dữ liệu của các viện nghiên cứu ngày càng được đẩy mạnh. Hình 2. Các viện nghiên cứu Trung Quốc ngày càng tập trung đầu tư vào việc nâng cao chất lượng và số lượng ấn phẩm xuất bản hàng năm. Dựa trên biểu đồ số lượng ấn phẩm trung bình trên đầu người của các viện trong năm 2010, có thể thấy được hiệu suất làm việc của các nhà nghiên cứu là khá đáng kể khi hầu hết con số luôn luôn ở trên 1 ấn phẩm/1 người.(36) Viện BeiDa IIR có số lượng cao nhất với khoảng 4 ấn phẩm/1 người. CICIR có số lượng ấn phẩm công bố hơn 1,5 ấn phẩm/ người, CASS cũng có con số xấp xỉ như vậy. Ngay cả SASS - IAPS được xếp ở vị trí thấp nhất, cũng đạt gần 1 ấn phẩm/1 người trong năm 2010.
- 24 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 Đây chính là vai trò có thể được xem là quan trọng hàng đầu trong quá trình tương tác qua lại giữa các học giả và nhà nước Trung Quốc. Hiện nay, nhiều tổ chức cùng nghiên cứu về Biển Đông theo hướng có lợi cho Trung Quốc tại đất nước này. Có thể kể đến như các viện CIMA, CASS, CICIR, v.v Dựa trên bài viết “China’s Foreign Policy Think Tanks: Changing Roles and Structural Conditions” của Pascal Abb, chúng ta có thể thấy được sự phong phú ấy như sau. Hình 3. Rõ ràng, từ năm 2010, trên trang mạng baidu.com, số lần đề cập đến các viện nghiên cứu tăng lên với tốc độ cực nhanh so với các năm trước đó. Năm 2005, CICIR chỉ được nhắc đến khoảng 5.000 lần trên mạng xã hội Baidu. Tuy nhiên, sau khoảng 6 năm, con số trên đã tăng gần gấp bốn lần, đạt khoảng 20.000. Điều đó cho thấy sự quan tâm không chỉ của nhà nước mà còn của dư luận Trung Quốc đối với quá trình nghiên cứu của các học giả nước này.(37) Hình 4. Tên của các viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc. Nhìn vào bảng, ta có thể thấy sự liên kết giữa các viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước. Chẳng hạn, CASS với Hội đồng Nhà nước, CIIS với Bộ Ngoại giao, CAS với Bộ Giáo dục, CFAU với Bộ Ngoại giao, v.v (38) Chính sự liên kết này đã tạo nên một biện pháp hiệu quả, thống nhất và đồng bộ giữa những nhà nghiên cứu và những người hoạch định chính sách.
- Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 25 Một yếu tố khác cho thấy Trung Quốc ngày càng quan tâm đến các viện nghiên cứu, đó là trên các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng nhắc đến nhiều về các viện này. Các viện, trung tâm nghiên cứu Trung Quốc có sự kết hợp với các cơ quan nhà nước, nhằm tăng tính hiệu quả, cũng như khẳng định tính tham mưu chiến lược của các học giả trong quá trình hoạch định chính sách. Với đội ngũ nghiên cứu hùng hậu như trên, Trung Quốc có khả năng đưa ra rất nhiều lập luận dựa trên cơ sở của các học giả. Cộng đồng học giả Trung Quốc có vai trò quan trọng là những tấm gương phản chiếu những quan điểm của chính nhà nước Trung Quốc ra bên ngoài. Thực tế cho thấy, đôi khi một quan điểm, hoặc một tư tưởng sai lầm nhưng nếu được lặp đi lặp lại trong thời gian dài bằng các biện pháp tuyên truyền hiệu quả thì có thể được nhiều người đón nhận. Chính vì thế, Trung Quốc rất có khả năng biến những luận điểm vô lý trong tranh chấp Biển Đông theo hướng có lợi cho quốc gia này, biến những điều vốn không tồn tại trước đây thành những tuyên bố được cộng đồng quốc tế chấp nhận rộng rãi. Tạm kết Có thể nhận định rằng, nhà nước Trung Quốc khá chú trọng vai trò của các học giả trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó, tranh chấp Biển Đông là một mảng lớn đòi hỏi sự đóng góp chất xám rất lớn của các học giả. Đồng thời, thông qua họ, Trung Quốc tạo ra hệ thống tuyên truyền về chủ quyền cũng như tính pháp lý của đường lưỡi bò tại khu vực Biển Đông. Đặc biệt, họ xây dựng được một hệ thống liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước. Các học giả được tạo điều kiện tối đa trong quá trình nghiên cứu cũng như công bố ấn phẩm khoa học. Từ đó làm phong phú thêm nguồn dữ liệu, biến cái không thành cái có. Thông qua những điểm trên, chúng tôi nhận thấy Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò và sự hiện diện của các học giả trong việc tham mưu định hướng cũng như khẳng định chủ quyền quốc gia tại Biển Đông. Các học giả Việt Nam cần được đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa. Việc làm trên nhằm không ngừng nâng cao vai trò, vị trí cũng như khả năng tham mưu của giới học giả trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông nói riêng và chủ quyền Việt Nam nói chung. Bước đầu, vào năm 2013, Học viện Ngoại giao đã chính thức thành lập và ra mắt Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông.(39) Mô hình này cần được nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các học giả nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là các học giả trẻ. Tuy nhiên, việc tối ưu hóa điều kiện bằng cách tạo một mạng lưới liên kết giữa các viện, các cơ quan nghiên cứu với các cơ quan nhà nước khác nhau như Trung Quốc đã và đang thực hiện vẫn còn là một hướng đề xuất còn gợi mở đối với Việt Nam. Các viện nghiên cứu của họ có sự liên kết với cả Bộ Quốc phòng, cả Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và những ban ngành, đoàn thể quan trọng. Mô hình liên kết trên có thể khó khăn ở giai đoạn ban đầu do cần đầu tư vào chất lượng của các cơ quan nghiên cứu, tăng cường sự tin cậy ở đội ngũ nghiên cứu để họ trở thành những người tư vấn và tham mưu chính sách thật sự. Các học giả là những người có khả năng tác động đến dư luận trong nước và quốc tế một cách mạnh
- 26 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 mẽ. Ở trong nước, với sự hỗ trợ của phương tiện truyền thông, họ có khả năng định hướng dư luận một cách hiệu quả. Thực tế, các cơ quan nhà nước, đoàn thể đang làm rất tốt việc tuyên truyền chủ quyền biển, đảo đến đông đảo người dân trên khắp mọi miền tổ quốc. Tuy nhiên, nếu có sự phối hợp nhịp nhàng với giới trí thức, học giả, thì những lập luận, bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông sẽ tạo nên sức mạnh trong toàn dân. Bên cạnh đó, thông qua các cuộc gặp gỡ, các hội thảo quốc tế, các học giả sẽ đóng vai trò làm cầu nối trong việc thể hiện các quan điểm khẳng định chủ quyền của Việt Nam.(40) Muốn làm được điều đó, chất lượng đào tạo giáo dục nhằm đào tạo đội ngũ học giả với trình độ chuyên môn cao cũng cần được quan tâm. Tất cả những việc làm trên sẽ góp phần xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc và toàn diện hơn nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. N T N - H C V H CHÚ THÍCH (1) Emanuel Adler and Peter M. Haas. (1992). “Conclusion: epistemic communities, world order, and the creation of a refective research program”, International Organization, 46, pp. 367-390. (2) Emanuel Adler and Peter M. Haas. (1992), p. 373. (3) Emanuel Adler and Peter M. Haas. (1992), p. 375. (4) Emanuel Adler and Peter M. Haas. (1992), p. 378. (5) Emanuel Adler and Peter M. Haas. (1992), p. 381. (6) Emanuel Adler and Peter M. Haas. (1992), p. 384. (7) Zhu Xufeng (2006). China’s Think Tanks: Roles and Characteristics, EAI Background Brief No. 306, p. 4. (8) Public Institute. (9) Civilian Think Tanks. (10) Na Mi (2008). Exploring the Political Roles of Chinese Think Tanks: A case Study of China’s Three Gorges Project Decision - Making, Blacksburg, Virginia, pp. 67-69. (11) Li Jinming, Li Dexia. (2003). “The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A note”, Ocean Development & International Law. 34: 287-295. ISSN: 0090-8320 print / 1521- 0642 online. (12) Li Jinming, Li Dexia. (2003), pp. 288-289. (13) (Shuilu ditu shencha tiaoli). (14) Tây Sa và Nam Sa là cách gọi của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. (15) (Zhongguo Nanhai daoyu tu) [Trung Quốc Nam Hải đảo dữ đồ. BBT]. (16) Nguyên văn: “The Map of Chinese Islands in the South China Sea (Zhongguo Nanhai daoyu tu) published by the Committee in April 1935 declared that China’s southernmost boundary should reach the 40 northern latitude”, Li Jinming and Li Dexia (2003), p. 289. (17) Li Jingming - Li Dexia (2003), p. 290. (18) Nguyên văn: “All of these actions manifest that the Chinese government of the time had defined the Chinese territorial sphere in the South China Sea.” Li Jinming and Li Dexia (2003), p. 289. (19) Li Jinming - Li Dexia. (2003), p. 290. (20) Bùi Thanh (2007). “Không thể chấp nhận được”, chap-nhan-duoc.html. Truy cập 6/2014. (21) Công hàm gởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. New York. 07/5/2009. CML/17/2009. Xem tại www. un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf Công hàm gởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. New York. 07/5/2009. CML/18/2009. Xem tại www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/chn_2009re_vnm.pdf
- Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 27 (22) Jian Zhang. “China’s growing assertiveness in the South China Sea - A strategic shift?”, Australian National University, National Security College, p. 20. (23) Yun Sun (2012). Studying the South China Sea: The Chinese Perspective, Center for a New American Security, East and South China Seas Bulletin 1, p. 2. (24) Yun Sun (2012), p. 5. (25) Nguyệt Phương (2014). “Trung Quốc sợ đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế”. http:// tuoitre.vn/the-gioi/612251/trung-quoc-so-dua-tranh-chap-bien-dong-ra-toa-an-quoc-te.html. Truy cập 6/2014. (26) Wu Jiao - Zhang Yunbi (2014). “Think tank examines South China Sea”, Chinadaily. Link: Truy cập 6/2014. (27) Nguyên văn: “Plenty of historical and jurisprudence evidence to show that China has sovereignty over the islands in the South China Sea and the adjacent waters”, Mohan Malik (2013). “History the Weak Link in Beijing’s Maritime Claims”, history-the-weak-link-in-beijings-maritime-claims/. Truy cập 6/2014. (28) Carl Thayer (2014). “China’s Oil Rig Gambit: South China Sea Game-Changer”, diplomat.com/2014/05/chinas-oil-rig-gambit-south-china-sea-game-changer/. Truy cập 6/2014. (29) Carlyle A. Thayer, tài liệu đã dẫn. (30) Carlyle A. Thayer, tài liệu đã dẫn. (31) TTXVN (2011). “Tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam”. vn/chinh-tri/22902/tau-trung-quoc-cat-cap-tham-do-dau-khi-cua-viet-nam.html. Truy cập 6/2014. (32) Austin Ramzy (2012). “China’s Newest City Raises Threat of Conflict in South China Sea”, china-sea/. Truy cập 7/2014. (33) Ernest Z. Bower - Gregory B.Poling (2014). “China-Vietnam Tensions High over Drilling Rig in Disputed Waters”, over-drilling-rig-disputed-waters. Truy cập 7/2014 (34) Yun Sun (2012). Studying the South China Sea: The Chinese Perspective, Center for a New American Security, East and South China Seas Bulletin 1, p. 3-6. (35) Pascal Abb (2013). “China’s Foreign Policy Think Tanks: Changing Roles and Structural Conditions”. GIGA Research Unit: Institute of Asean Studies, p. 17. (36) Pascal Abb (2013), p. 18. (37) Pascal Abb (2013), p. 28. (38) Pascal Abb (2013), p. 10. (39) Nghiên cứu Biển Đông (17/3/2014). “Ra mắt Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông”, cuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/4008-ra-mt-qu-h-tr-nghien-cu-bin-ong. Truy cập 6/2014. (40) Xem thêm: Trương Minh Huy Vũ/Nguyễn Thế Phương (2013). “Học thuật hóa các vấn đề tranh chấp Biển Đông”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, No. 93. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adler, Emanuel và Haas, Peter M. (1992). “Conclusion: epistemic communities, world order, and the creation of a reflective research program,” International Organization, 46, 367-390. 2. Bower, Ernest Z. và Poling, Gregory B. (7/5/2014). “China - Vietnam Tensions High over Drilling Rig in Disputed Waters”, tensions-high-over-drilling-rig-disputed-waters. Truy cập 6/2014. 3. Bùi Thanh (2007). “Không thể chấp nhận được”, chap-nhan-duoc.html. Truy cập 6/2014. 4. Công hàm gởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. New York (7/5/2009). CML/17/2009. www. un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf. Truy cập 6/2014. 5. Jian Zhang. “China’s growing assertiveness in the South China Sea – A strategic shift?”, Australian National University, National Security College, 20. 6. Li Jinming và Li Dexia (2003). “The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A note”. Taylor & Francis Ltd, Ocean Development & International Law. 34:287-295, 2003. ISSN: 0090-8320 print / 1521-0642 online, 288-290.
- 28 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (112) . 2014 7. Mohan Malik (2013). “History the Weak Link in Beijing’s Maritime Claims”. com/2013/08/history-the-weak-link-in-beijings-maritime-claims/. Truy cập 6/2014. 8. Na Mi (2008). Exploring the Political Roles of Chinese Think Tanks: A case Study of China’s Three Gorges Project Decision-Making, Blacksburg,Virginia, 67-69. 9. Nguyễn Hải Hoành (2010). “Tìm hiểu về Think Tank”, vanhoanghean.com.vn. Truy cập 7/2014. 10. Nguyệt Phương (2014). “Trung Quốc sợ đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế”. http:// tuoitre.vn/the-gioi/612251/trung-quoc-so-dua-tranh-chap-bien-dong-ra-toa-an-quoc-te.html. Truy cập 6/2014. 11. Nghiên cứu Biển Đông (17/3/2014). “Ra mắt Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông”. cuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/4008-ra-mt-qu-h-tr-nghien-cu-bin-ong. Truy cập 6/2014. 12. Pascal Abb (2013), “China’s Foreign Policy Think Tanks: Changing Roles and Structural Conditions”, GIGA Research Unit: Institute of Asean Studies, 17-28. 13. Ramzy, Austin (2012). “China’s Newest City Raises Threat of Conflict in South China Sea”. china-sea/. Truy cập 6/2014. 14. Thayer, Carl (2014). “China’s Oil Rig Gambit: South China Sea Game-Changer”. diplomat.com/2014/05/chinas-oil-rig-gambit-south-china-sea-game-changer/. Truy cập 6/2014. 15. TTXVN (27/5/2011). “Tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam”. http:// vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/22902/tau-trung-quoc-cat-cap-tham-do-dau-khi-cua-viet-nam.html. Truy cập 6/2014. 16. Trương Minh Huy Vũ/Nguyễn Thế Phương (2013) “Học thuật hóa các vấn đề tranh chấp biển Đông”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 93 (2). 17. Yun Sun (2012). Studying the South China Sea: The Chinese Perspective, Center for a New American Security, East and South China Seas Bulletin 1. 18. Zhu, Xufeng (2006). “China’s Think Tanks: Roles and Characteristics”. EAI Background Brief. No. 306, 4. 19. Wu, Jiao và Zhang, Yunbi (2014). “Think Tank examines South China Sea”, Chinadaily. Link: Truy cập 6/2014. TÓM TẮT Trong những biến động tại khu vực Biển Đông, nổi lên là các tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, vì vậy việc tìm ra một tiếng nói chung nhằm duy trì hòa bình và an ninh khu vực có vai trò cực kỳ quan trọng. Nằm trong loạt bài nghiên cứu về vai trò của cộng đồng học giả thế giới đối với tranh chấp Biển Đông, bài viết nhằm tìm hiểu vai trò của cộng đồng học giả Trung Quốc và mối liên kết giữa họ với các cơ quan nhà nước trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của chính quyền Bắc Kinh. Ngoài ra, trước thực tế quan điểm chính thức cũng như những “bằng chứng” về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc đưa ra còn chưa rõ ràng và không thuyết phục, việc tìm hiểu vai trò của cộng đồng học giả Trung Quốc đối với những hành động của nước này mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn. ABSTRACT CHINA’S EPISTEMIC COMMUNITY IN THE EAST SEA DISPUTES: THE ROLE AND POLICY IMPACT Among turbulences over the East Sea, disputes between China and the ASEAN countries are serious; accordingly, it is very important to find a common voice in order to maintain regional peace and security. The article, among a series of research on the role of epistemic communities in the East Sea disputes, aims to survey the role of China’s epistemic community and the links between them and state agencies in the process of drawing up Chinese foreign policy of Beijing. Moreover, due to the unclearness and unconvincingness of the official standpoint as well as “evidence” of sovereignty over the East Sea advanced by China, learning about the role of China’s epistemic community in Chinese actions is extremely necessary.