Đánh giá hệ thống địa chính Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

pdf 8 trang hapham 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hệ thống địa chính Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_he_thong_dia_chinh_thanh_pho_vinh_tinh_nghe_an.pdf

Nội dung text: Đánh giá hệ thống địa chính Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

  1. J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 4: 586-593 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 4: 586-593 www.hua.edu.vn ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ĐỊA CHÍNH THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN Thái Văn Nông1, Nguyễn Đình Bồng2, Đỗ Thị Tám3 1Nghiên cứu sinh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 2Hội Khoa học đất, 3Học viện Nông nghiệp Việt Nam Email: thaivannong@yahoo.com Ngày gửi bài: 17.03.2014 Ngày chấp nhận: 17.07.2014 TÓM TẮT Hệ thống địa chính (HTĐC) là một bộ phận của hệ thống quản lý đất đai gồm: bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và thông tin đất đai. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng để tìm ra những điểm còn tồn tại trong HTĐC của thành phố Vinh làm cơ sở đề xuất xây dựng HTĐC hiện đại. Kết quả nghiên cứu cho thấy HTĐC thành phố Vinh chưa đáp ứng được yêu cầu của HTĐC hiện đại. Hệ thống bản đồ địa chính chưa đồng bộ, chưa thể hiện đầy đủ các yếu tố và chưa được cập nhật. Việc đăng ký đất đai chưa thực hiện đầy đủ với các tài sản trên đất, chưa cập nhật biến động; chưa kết nối với bản đồ, chất lượng dịch vụ chưa cao. Công tác định giá đất chưa thiết lập được vùng giá trị, chưa kết nối được với hệ thống tính thuế; và chưa thiết lập được hệ thống phân chia lợi ích từ đầu tư trên đất. Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất chưa được chuẩn hóa, chưa được phổ biến rộng rãi và thuận tiện đến người dùng. Từ khóa: Hệ thống địa chính, quản lý đất đai, thành phố Vinh. Assessment of Cadastral System in Vinh Town, Nghe An Province ABSTRACT Cadastral System (CadS) is part of Land administration system including cadastral maps, land registration, land valuation and land information system. The study aims to assess the current state of CadS to find out problems with CadS in Vinh Town which form the basis for proprosals to build modern CadS. The results show that CadS in Vinh Town did not meet the requirements of modern CadS. System of cadastral maps was unsystemmatic, uninformative and outdated. Land registration was not fully conducted for all properties on the land, not yet updated on fluctations; and not connnected with the map. In addition, the services are not qualified enough. Furthermore, Land valuation work did not establish the value, not connected to the tax system; and did not establish distribution system benefits from investments in land.services yet Besides those, database of land information system was not standadized, are not widely available and convenient to the user. Keywords: Cadastral System, land administration system, Vinh town. đai và thanh tra đất đai; ii) cơ sở kỹ thuật của hệ thống (còn gọi là hệ thống địa chính (HTĐC) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ gồm bản đồ địa chính (BĐĐC), đăng ký đất đai Quản lý đất đai là quá trình xác định, ghi (ĐKĐĐ), định giá đất (ĐGĐ) và hệ thống thông chép và phổ biến thông tin về sở hữu, giá trị đất tin đất đai (HTTTĐĐ) (Nguyễn Đình Bồng và và sử dụng đất khi thực hiện các chính sách về cs., 2012). HTĐC có các chức năng cơ bản là: quản lý đất đai. Hệ thống quản lý đất đai bao chức năng kỹ thuật; chức năng tư liệu; chức gồm 2 thành phần chính là: i) nền tảng của hệ năng pháp lý; chức năng định thuế; chức năng thống pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất quy hoạch. 586
  2. Thái Văn Nông, Nguyễn Đình Bồng, Đỗ Thị Tám Thành phố (TP) Vinh là trung tâm chính 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của tỉnh Nghệ An, 3.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai là đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung bộ. Quá TP Vinh giai đoạn 2000 - 2012 trình đô thị hoá tại TP Vinh đang diễn ra khá TP Vinh có diện tích 105,01km2 gồm 16 mạnh, quyền sử dụng đất (QSDĐ) thực sự đã trở phường và 9 xã, dân số khoảng 421 ngàn người, thành nguồn lực quan trọng. Tuy nhiên, công mật độ dân số trung bình là 4008 người/km2. tác quản lý và sử dụng đất đã phát sinh nhiều Trung tâm TP Vinh cách Hà Nội 295km và cách bất cập, chưa đáp ứng được sự phát triển của TP Hồ Chí Minh 1447km. Từ Vinh có thể đi đến TP. Nguyên nhân chính là do HTĐC còn bán Lào (qua ba cửa khẩu: Cầu Treo, Thanh Thuỷ thủ công, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và Nậm Cắn) và các tỉnh vùng Đông Bắc của theo hướng hiện đại. Để góp phần giải quyết vấn Thái Lan. Đây là các yếu tố quan trọng thúc đẩy đề trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này TP Vinh phát triển. nhằm mục đích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng HTĐC hiện đại TP Vinh, 3.1.1. Công tác quản lý đất đai tỉnh Nghệ An, góp phần tăng cường năng lực Công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt quản lý Nhà nước về đất đai của địa phương được những thành tựu cơ bản là: TP Vinh đã thực hiện việc giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/CP và 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghị định 60/CP (1994); thực hiện các QSDĐ 2.1. Nội dung nghiên cứu theo Nghị định 17/CP (2007) của Chính Phủ và xác định địa giới hành chính theo Chỉ thị - Tình hình quản lý và sử dụng đất đai TP 364/CT của Thủ tướng Chính phủ. Đã tiến hành Vinh giai đoạn 2000 – 2012; đo đạc thành lập bản đồ địa chính, triển khai - Đánh giá hệ thống địa chính TP Vinh; xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã - Giải pháp tăng cường năng lực hệ thống tỉ lệ 1:5.000 thống kê, kiểm kê đất đai. Lập quy địa chính để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001- hiện đại của TP Vinh đến năm 2020. 2010 của TP và của 25 xã, phường; giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng 2.2. Phương pháp nghiên cứu đất theo quy định pháp luật. Tiến hành cấp giấy Điều tra thu thập số liệu: các số liệu thứ chứng nhận (GCN) QSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Thường xuyên thực hiện cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất hình quản lý đất đai được thu thập từ các phòng đai đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật và Kinh tế, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài có hiệu quả kinh tế cao. Xử lý tốt các trường hợp nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký về tranh chấp, khiếu nại QSDĐ của các tổ chức quyền sử dụng đất, Chi cục thống kê của TP, sở cá nhân. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê và các theo cơ chế “một cửa” và công khai các thủ tục sở của tỉnh Nghệ An. Số liệu sơ cấp được thu về nhà đất, bước đầu ứng dụng công nghệ thông thập từ điều tra ngoại nghiệp nhằm kiểm tra và tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bổ sung những thay đổi cần thiết. bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất. Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm EXCEL - Về tồn tại: công tác quản lý sau khi giao, phân nhóm các số liệu điều tra để xử lí và tìm ra cho thuê đất thực hiện chưa tốt dẫn đến đất đã xu thế biến động đất đai. được giao nhưng chưa sử dụng còn nhiều. Tình So sánh: dùng để so sánh thực trạng HTĐC trạng tranh chấp, đòi lại QSDĐ còn diễn ra của TP Vinh với yêu cầu của HTĐC hiện đại nhiều; công tác giải phóng mặt bằng nhiều dự nhằm tìm ra những tồn tại của hệ thống. án còn chậm. Thị trường QSDĐ chưa có bộ phận 587
  3. Đánh giá hệ thống địa chính thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An chuyên trách quản lý, các giao dịch về đất đai trồng thuỷ sản có diện tích 482,11ha, chiếm chủ yếu là tự phát. 9,02% diện tích đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp khác chỉ có 11,29ha, đó là trang trại chăn nuôi gà 3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất và trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp. Diện Năm 2012, diện tích tự nhiên của thành tích đất nông nghiệp của TP Vinh chiếm tỷ lệ khá phố là 10501,55 ha, hầu hết đã được sử dụng cao, tới 50,87% diện tích tự nhiên. (97,27%), chỉ còn 286,30 ha (2,73%) đất chưa sử b) Đất phi nông nghiệp dụng. Tổng diện tích đã giao để sử dụng là TP Vinh hiện có 4873,02 ha đất phi nông 8007,05 ha chiếm tới 76,25% diện tích tự nhiên; nghiệp, chiếm tới 46,40% diện tích đất tự nhiên. trong đó 38,26% được giao cho tổ chức trong Đất ở có 1371,14 ha, có tới 93,05% diện tích đất ở nước và 37,69% được giao cho hộ gia đình cá được giao cho hộ gia đình cá nhân sử dụng. Đất ở nhân (UBND TP Vinh, 2012). đô thị có diện tích 870,68 ha chiếm 63,50%, phân a) Đất nông nghiệp bố ở 16 phường, bình quân diện tích đất ở trên Trong tổng số 5342,23 ha đất nông nghiệp, người là 28m2 và 121m2/hộ, chỉ xấp xỉ bằng 2/3 đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 88,72%; định mức đất ở khu vực đô thị (Bộ TN&MT, trong đó đất trồng cây hàng năm có diện tích 2006). Đất ở nông thôn có diện tích 500,46ha, 3366,88 ha, chiếm 71,03% đất sản xuất nông chiếm 36,50%; phân bố ở 9 xã. Bình quân đất ở nghiệp tập trung nhiều ở xã Hưng Hòa, Nghi nông thôn 46m2/người và 207m2/hộ, thấp hơn so Kim, Nghi Ân, Nghi Liên. Đất trồng cây lâu với bình quân chung của tỉnh. Đất chuyên dùng năm có diện tích 1372,83 ha, phân bố chủ yếu ở có 2749,37ha chiếm tới 56,42% đất phi nông xã Nghi Ân, Nghi Liên, Nghi Đức. Đất lâm nghiệp nghiệp. Đất tôn giáo tín ngưỡng có 11,26ha; đất có 109,14 ha rừng phòng hộ, chiếm 2,04% đất nghĩa trang, nghĩa địa có 158,82ha. Đất sông nông nghiệp, tập trung ở phường Trung Đô suối mặt nước chuyên dùng có 582,14ha. Đất phi (54,23 ha) và xã Hưng Hoà (54,91 ha). Đất nuôi nông nghiệp khác chỉ có 0,29ha. Bảng 1. Tình hình sử dụng đất TP Vinh giai đoạn 2000– 2012 Năm 2012 Diện tích S.sánh 2012-2000 TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã Diện tích (ha) (%) năm 2000 tăng (+), giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 10501,55 100 6719,3 3782,25 1 Đất nông nghiệp NNP 5342,23 50,87 3307,59 2034,64 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4739,69 45,13 2748,52 1991,17 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 109,14 1,04 108,69 0,45 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 482,11 4,59 447,75 34,36 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 11,29 0,11 2,63 8,66 2 Đất phi nông nghiệp PNN 4873,02 46,40 3291,59 1581,43 2.1 Đất ở OTC 1371,14 13,06 876,29 494,85 2.2 Đất chuyên dùng CDG 2749,37 26,18 1689,71 1059,66 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 11,26 0,11 7,04 4,22 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 158,82 1,51 112,01 46,81 Đất sông suối và mặt nước chuyên 2.5 SMN 582,14 5,54 579,46 2,68 dùng 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,29 0,00 27,08 -26,79 3 Đất chưa sử dụng CSD 286,30 2,73 120,12 166,18 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 286,30 2,73 120,12 166,18 588
  4. Thái Văn Nông, Nguyễn Đình Bồng, Đỗ Thị Tám Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất (1.479.610ha/1.649.025ha (Sở TN&MT tỉnh phi nông nghiệp cho thấy bình quân diện đất cơ Nghệ An, 2013). BĐĐC được lưu trữ dưới dạng sở giáo dục trên đầu người nằm trong định mức. số và dạng giấy ở 3 cấp đảm bảo đúng quy định. Bình quân diện tích đất cơ sở văn hóa trên Việc cập nhật chỉnh lý biến động đất đai bước người cao hơn từ 2,04 - 2,59 lần; đất cơ sở y tế đầu được thực hiện. cao hơn từ 2,30 - 2,69 lần; đất chợ cao hơn từ - Những tồn tại: Bản đồ chưa cập nhật được 1,46 - 2,94 lần so với định mức sử dụng đất (Bộ đầy đủ các biến động, chưa thể hiện đầy đủ các TN&MT, 2006). Chỉ có bình quân diện tích đất yếu tố về quy hoạch (giao thông, thoát nước, ở nông thôn, đất ở đô thị và đất thể thao là thấp điện, công trình công cộng ), các công trình hơn so với định mức. ngầm. Hệ thống BĐĐC được đo đạc theo quy c) Đất chưa sử dụng trình quy phạm cũ chưa được chuẩn hóa lại theo Đất chưa sử dụng chỉ còn 286,30 ha đất bằng quy trình quy phạm mới. chưa sử dụng chiếm 2,73% diện tích tự nhiên. - Nguyên nhân của tồn tại: Do chưa quan tâm đầu tư nghiên cứu việc nâng cấp hệ thống 3.2. Đánh giá hệ thống địa chính TP Vinh bản đồ để phục vụ được cho nhiều ngành; điều kiện kinh phí gặp nhiều khó khăn nên chưa đo 3.2.1. Bản đồ địa chính đạc, chỉnh lý biến động để chuẩn hóa cơ sở dữ - Thực trạng: TP Vinh có 25 phường/xã đã liệu bản đồ địa chính. được đo đạc lập BĐĐC Trong đó có 23 phường, xã được đo đạc theo tọa độ HN72 và quy trình 3.2.2. Đăng ký đất đai quy phạm đo đạc lập BĐĐC của Tổng cục Địa - Thực trạng: TP đã kê khai đăng ký cấp chính theo quy định của Luật Đất đai sửa đổi GCNQSDĐ ở cho 75.043 thửa đất trên tổng số bổ sung năm 1998. Bản đồ của xã Nghi Ân và 82.541 thửa đất ở cần cấp GCN. Việc đăng ký cấp Nghi Đức được đo đạc theo hệ tọa độ VN2000 và GCNQSDĐ cho các nhà chung cư mới đạt được quy trình, quy phạm quy trình quy phạm đo đạc 327 trường hợp. Đất nông nghiệp được kê khai cấp lập BĐĐC của Bộ TN&MT theo quy định của GCN theo Nghị định 64 ở 5 xã và 4 xóm mới nhập Luật Đất đai 2003 BĐĐC của 22 xã/phường vào năm 2008, đến nay đã đăng ký cấp được 9.307 được đo với tỷ lệ 1/500. Bản đồ xã Hưng Chính, GCN. TP có 1108 tổ chức sử dụng đất, trong đó Nghi Kim và Nghi Liên đo đạc với tỷ lệ 1/2000. 403 tổ chức đã được đăng ký cấp GCN (chủ yếu là - Đánh giá ưu điểm: Việc đo đạc lập BĐĐC các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất đã đạt tỷ lệ 100%, trong khi đó tỷ lệ này cả nước sau Luật đất đai năm 2003). Các loại sổ địa chính, mới đạt 74,8% (24.790.718ha/33.098.720ha (Bộ sổ mục kê, sổ theo dõi cấp GCN, theo dõi biến TN&MT, 2014) cả tỉnh Nghệ An mới đạt 89,7% động đất đai được lập. Bảng 2. Đánh giá hệ thống bản đồ địa chính thành phố Vinh Yêu cầu về bản đồ địa chính Thục trạng bản đồ địa chính Đánh giá của hệ thống địa chính hiện đại của Hệ thống Địa chính thành phố Vinh - Được đo đạc với công nghệ hiện đại theo quy - Không thống nhất về quy phạm, tỉ lệ, phương - Chưa đạt yêu cầu phạm mới; pháp đo vẽ - Thể hiện các yếu tố liên quan đến quy hoạch - Chưa thể hiện đầy đủ các yếu tố liên quan đến - Chưa đạt yêu cầu (giao thông, cấp thoát nước, đường điện, các công quy hoạch trình công cộng) - Được cập nhật biến động thường xuyên cho phù - Chưa được cập nhật thường xuyên - Chưa đạt yêu cầu hợp với hiện trạng. - Được áp dụng cho các ngành, tránh phải đo đạc - Chưa được phổ biến rộng rãi để phục vụ các - Chưa đạt yêu cầu nhiều lần gây tốn kém. mục tiêu khác. 589
  5. Đánh giá hệ thống địa chính thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Bảng 3. Đánh giá hệ thống đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ TP Vinh Yêu cầu về hệ thống đăng ký đất đai Thực trạng hệ thống đăng ký đất đai Đánh giá trong hệ thống địa chính hiện đại trong hệ thống địa chính thành phố Vinh - Đăng ký đầy đủ các yếu tố về đất đai, tài sản trên - Nhiều tài sản trên đất chưa được thể hiện trên - Chưa đạt yêu cầu đất cho tất cả các loại đất. GCN. - Thủ tục hành chính đơn giản, dịch vụ chất lượng - Thủ tục hành chính còn phức tạp qua nhiều - Chưa đạt yêu cầu cao khâu trung gian, chất lượng dịch vụ chưa cao. - Thường xuyên đăng ký các biến động của người - Chưa thường xuyên tổ chức đăng ký biến động - Chưa đạt yêu cầu SDĐ cho người SDĐ. - Kết nối hệ thống đăng ký với bản đồ để in ra các - Chưa kết nối bản đồ với GCN, hình vẽ phải in - Chưa đạt yêu cầu loại sổ sách và GCN quyền SDĐ. Đăng ký biến động riêng rồi photo kèm theo GCN. Việc đăng ký biến thực hiện trên các phần mềm hiện đại. động chủ yếu thực hiện bằng thủ công. - Đánh giá ưu điểm: Việc đăng ký cấp trên bản vẽ rồi photo vào giấy CN mà chưa in GCNQSDĐ ở cho hộ gia đình cá nhân đạt tỷ lệ trực tiếp trên giấy, các bước thực hiện đăng ký 90,91%, Nếu so với cả nước tỷ lệ này là 93,8%, biến động chưa được thực hiện theo các quy so với cả tỉnh Nghệ An thì tỷ lệ này là 89,42% trình chuẩn trên máy. (Sở TN&MT tỉnh Nghệ An, 2013). Những - Nguyên nhân của tồn tại: Công tác đăng trường còn lại chưa được cấp GCN còn có các ký cấp GCN vẫn làm thủ công mà chưa được vướng mắc như được giao đất trái thẩm quyền thực hiện trên hệ thống ĐKĐĐ hiện đại; các văn của UBND xã, phường; bán hóa giá nhà đất bản quy định về cấp GCN cũng thay đổi nhiều; không đúng quy định của các tổ chức; các giấy tờ các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc sử dụng hết về QSDĐ bị thất lạc; có tranh chấp trong quá sức phức tạp; kinh phí đầu tư cho công tác này trình sử dụng; không phù hợp quy hoạch sử chưa nhiều. dụng đất hiện tại GCN được cấp chủ yếu là chứng nhận về QSDĐ. Hồ sơ cấp GCN và bản 3.2.3. Định giá đất sao GCN được lưu giữ đầy đủ đúng quy định. Đã - Thực trạng: Từ năm 2003 đến nay hàng quan tâm đến việc lập các loại sổ sách phục vụ năm thành phố đều tổ chức xây dựng bảng giá cho công tác quản lý đất đai. đất trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành. - Những tồn tại: đất sản xuất nông nghiệp Các trường hợp thực hiện dự án, chuyển mục được đăng ký cấp GCN theo Nghị định 64 đến đích sử dụng đất trong năm mà chưa có giá nay đã qua chuyển đổi ruộng đất nên GCN đã trong bảng giá thì thành phố căn cứ vào mức không phản ánh đúng thực tế sử dụng nên đòi giá trong bảng giá của các thửa liền kề và giá hỏi phải được cấp đổi lại. Mặt khác, công tác cấp chuyển nhượng thực tế để trình UBND tỉnh GCN cho các căn hộ chung cư mới thực hiện quyết định mức giá cho lô đất, thửa đất làm cơ được ít, còn vướng mắc trong các quy định của sở cho việc giao đất, cho thuê đất. Chỉ tính pháp luật như thuế thu nhập chuyển nhượng từ riêng trong năm 2012 TP Vinh đã trình UBND nhà đầu tư sang hộ gia đình, cá nhân; diện tích Tỉnh ban hành 55 Quyết định phê duyệt giá cấp GCN; chất lượng xây dựng của các căn hộ. cho 1108 lô phục vụ việc đấu giá, giao đất tái GCN chưa được chứng nhận phần tài sản trên định cư cho hộ gia đình và cá nhân; 33 khu đất đất theo Nghị định 88/2009 và Thông tư 17/2009 của các dự án đô thị, đất chuyên dùng phục vụ do vậy phần tài sản trên đất chưa quản lý được. công tác giao đất có thu tiền hoặc thuê đất đối Việc đăng ký cấp GCN của các tổ chức là các cơ với các tổ chức. quan hành chính, sự nghiệp chưa được quan - Đánh giá ưu điểm: Giá đất ở, đất phi nông tâm thực hiện. Việc thực hiện ĐKĐĐ chưa được nghiệp được xây dựng chi tiết đến từng thửa đất, chuẩn hóa còn phải qua nhiều công đoạn ví dụ việc xây dựng giá đất tuân thủ các quy trình như việc in trích lục khu đất còn phải in riêng hướng dẫn về xây dựng giá đất của nhà nước. 590
  6. Thái Văn Nông, Nguyễn Đình Bồng, Đỗ Thị Tám Bảng 4. Đánh giá hệ thống định giá đất thành phố Vinh Yêu cầu về hệ thống định giá đất Thực trạng định giá đất trong hệ thống Đánh giá trong hệ thống địa chính hiện đại địa chính thành phố Vinh - Hệ thống định giá dựa trên nền bản đồ địa - Việc định giá đất thực hiện theo phương pháp thủ - Chưa đạt yêu cầu chính. công. - Thiết lập vùng giá trị để cập nhật theo giá đất - Chưa thiết lập được vùng giá trị, giá đất chưa được - Chưa đạt yêu cầu trên thị trường. điều chỉnh kịp thời. - Xây dựng được hệ thống tính và thu thuế. - Chưa xây dựng được hệ thống tính thuế liên quan - Chưa đạt yêu cầu đến đất. - Hệ thống phân chia lợi ích từ đầu tư trên đất. - Chưa có - Chưa đạt yêu cầu Đối với giá đất nông nghiệp được xây dựng theo việc định giá đất là hết sức phức tạp, các văn bản xứ đồng, xóm và mức giá gần bằng nhau, không quy định của Trung ương có nhiều thay đổi. có sự chênh lệch lớn giữa các loại đất. 3.2.4. Hệ thống thông tin đất đai - Những tồn tại: Tuy nhiên giá đất được xây - Thực trạng: Thành phố đã áp dụng phần dựng thực tế chỉ mới đạt được từ 50 – 60% giá mềm AutoCAD vào quản lý quy hoạch; Phần thị trường, quá trình xây dựng bảng giá còn để mềm MicroStation SE vào quá trình xây dựng sót thửa không có giá. Khung giá đất Chính phủ quản lý và chỉnh lý biến động BĐĐC, bản đồ quy định thấp hơn nhiều so với giá thực tế hiện trạng, bản đồ QHSDĐ; Ứng dụng phần chuyển nhượng. Hệ số điều chỉnh giá chưa phù mềm tin học chưa được chuẩn hóa vào quản lý hợp với tình thực tế của thành phố, hệ số này hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký quyền sử dụng thường bằng 1, trong lúc đó thực tế phải là 1,5 đất, viết GCNQSDĐ, quản lý hồ sơ địa chính; đến 2 lần mới phù hợp thực tế. Công tác ĐGĐ Sử dụng phần mềm TK05 vào công tác thống kê hàng năm được thực hiện thủ công, chủ yếu sử đất đai hàng năm. dụng bản đồ đi đối soát để xác định giá mà chưa - Đánh giá ưu điểm: Bước đầu đã ứng dụng xây dựng được các vùng giá đất và giá trị đất các phần mềm tin học hiện có vào việc xây dựng đai theo đường phố. hồ sơ địa chính, đăng ký QSDĐ, cung cấp thông - Nguyên nhân của tồn tại: Chưa tập trung tin đất đai. Thông qua hệ thống các phần mềm đầu tư công nghệ, phần mềm để thực hiện ĐGĐ, tin học cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng và lưu chủ yếu bằng thủ công dùng bản đồ đi rà soát dẫn trữ được dưới dạng số và dạng giấy phục vụ cho đến nhiều thửa đất sót không có giá, mặt khác công tác quản lý đất đai. Bảng 5. Đánh giá hệ thống thông tin đất đai thành phố Vinh Yêu cầu về hệ thống thông tin đất đai Thực trạng hệ thống thông tin đất đai Đánh giá của hệ thống địa chính hiện đại trong hệ thống địa chính thành phố Vinh - Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm thông tin bản đồ và hồ - Cơ sở dữ liệu chưa được chuẩn hóa. - Chưa đạt yêu cầu sơ dựa trên tiêu chuẩn và quy trình quốc gia - Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cho cả nước, - Chưa được áp dụng rộng rãi cho mọi - Chưa đạt yêu cầu triển khai tại các tỉnh. người có nhu cầu nắm thông tin về sử dụng đất. - Đơn giản hoá thủ tục và tổ chức phục vụ cho việc ra - Thủ tục còn rườm rà - Chưa đạt yêu cầu quyết định - Tạo lập kênh thông tin gần gũi giữa Nhà nước và dân - Chưa có - Chưa có - Thiết lập một cách hệ thống trên mạng diện rộng phục - Chưa có - Chưa có vụ cả nước 591
  7. Đánh giá hệ thống địa chính thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An - Những tồn tại: Việc ứng dụng tin học vào phạm, tỉ lệ, phương pháp đo vẽ. Trên bản đồ phải xây dựng hồ sơ địa chính, đăng ký QSDĐ, cung thể hiện đầy đủ các yếu tố về quy hoạch, về công cấp thông tin đất đai chỉ mới dừng lại ở Văn trình ngầm, công trình trên cao. Bản đồ thường phòng Đăng ký QSDĐ TP, chưa được ứng dụng xuyên được cập nhật, chỉnh lý các biến động. rộng rãi. Việc triển khai xây dựng hệ thống cơ - Hệ thống đăng ký đất đai được thiết lập sở dữ liệu đất đai gặp rất nhiều khó khăn do trên phần mềm hiện đại tạo điều kiện lưu giữ và thông tin đầu vào nhiều và chưa được chuẩn quản lý biến động hiệu quả nhất. Hoàn thiện hóa; nguồn dữ liệu không đầy đủ, chính xác. quy trình đăng ký với số lượng thủ tục, thời gian Việc kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với hệ thống Internet để cung cấp thông tin rộng rãi là chưa và chi phí ít nhất. Các biến động sử dụng đất được thực hiện. được cập nhật thường xuyên. Hệ thống sổ sách địa chính được tự động kết nối, in và lưu giữ - Nguyên nhân tồn tại: Thành phố chưa trên máy và giấy. quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin để cung cấp cho mọi người dân; đội ngũ làm công - Hệ thống định giá đất trên cơ sở ứng dụng tác này và kinh phí đầu tư còn hạn chế. GIS được và Hệ thống CAMA. Sử dụng BĐĐC Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù HTĐC tiến hành định giá đất hàng loạt, cơ sở dữ liệu TP Vinh đã có nhiều đổi mới nhằm đáp ứng yêu giá đất được lưu giữ và cập nhật khi có biến cầu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, xét động về giá. trên tiêu chuẩn của HTĐC hiện đại hầu hết các - Hệ thống thông tin đất đai: Ứng dụng GIS nội dung đều chưa đạt yêu cầu. để xây dựng hệ thống quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên ngành về địa chính 3.3. Giải pháp tăng cường năng lực hệ thống phục vụ nhu cầu khai thác của mọi người dân. địa chính để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai Chuẩn hóa hệ thống thông tin đất đai. hiện đại của thành phố Vinh đến năm 2020 Mục tiêu quản lý đất đai đến năm 2020 của 3.3.2. Về tài chính và nhân lực Thành phố Vinh là phải ổn định về hệ thống tổ - Cần trích ngân sách để đầu tư trang thiết chức, cơ chế giám sát và giải pháp tổ chức thực bị, thiết lập, chuyển giao các phần mềm phục vụ hiện nhằm góp phần điều chỉnh mối quan hệ cho công tác và đào tạo nguồn nhân lực. đất đai trong thời kỳ mới. Muốn vậy cần phải - Cần khuyến khích và có cơ chế cụ thể cho quán triệt quan điểm phát triển HTĐC hiện đại các hoạt dịch vụ công về đất đai để đảm bảo trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhằm tiến HTĐC hiện đại hoạt động hiệu quả. hành đồng bộ để liên kết các hoạt động địa chính từ lập BĐĐC, lập sổ địa chính, đăng ký ban đầu, đăng ký biến động, cấp GCNQSDĐ tới 4. KẾT LUẬN thiết lập hệ thống thông tin đất đai; tạo điều Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kiện thuận tiện cho mọi người dân tra cứu cập kinh tế, văn hoá – xã hội của tỉnh Nghệ An và nhật được các thông tin về đất đai. Cơ sở để đưa của vùng Bắc Trung bộ. Trong giai đoạn 2000 - ra các giải pháp là: yêu cầu của HTĐC hiện đại, 2012 đất nông nghiệp tăng 2034,64ha; đất phi kết quả đánh giá thực trạng HTĐC tại thành nông nghiệp tăng 1581,43 ha và đất chưa sử phố Vinh, chiến lược phát triển của ngành Quản dụng giảm 166,18ha. Hiện tại có tới 97,27% diện lý đất đai và điều kiện cụ thể của TP Vinh. Các tích tự nhiên được đưa vào sử dụng, trong đó giải pháp cụ thể là: đất nông nghiệp là 5342,23ha, đất phi nông 3.3.1. Về công nghệ, quy trình kỹ thuật nghiệp là 4873,02ha, đất chưa sử dụng chỉ còn - Hệ thống bản đồ địa chính, phải được lập 286,30ha. trên cơ sở ứng dụng công nghệ số (Digital HTĐC của thành phố Vinh đã có nhiều Cadastral Data and Maping); bản đồ được đo bằng thay đổi trong thời gian qua, tuy nhiên, xét trên thiết bị toàn đạc điện tử, và thống nhất về quy tổng thể vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của 592
  8. Thái Văn Nông, Nguyễn Đình Bồng, Đỗ Thị Tám HTĐC hiện đại. Hệ thống BĐĐC chưa đồng bộ, TÀI LIỆU THAM KHẢO chưa thể hiện đầy đủ các yếu tố, và chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Báo cáo tình cập nhật thường xuyên. Việc ĐKĐĐ chưa thực hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện đầy đủ với các tài sản trên đất, thủ tục quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. rườm rà, chất lượng dịch vụ chưa cao; chưa cập Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006). Công văn số nhật chỉnh lý biến động; chưa kết nối với thông 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25/12/2006. Hướng tin về bản đồ. Công tác ĐGĐ chưa thiết lập được dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. vùng giá trị, chưa kết nối được với hệ thống tính Nguyễn Đình Bồng, Lê Thanh Khuyến, Vũ Văn Phúc, thuế; bộ máy tổ chức còn cồng kềnh; chưa thiết Trần Thị Minh Châu (2012). Quản lý Đất đai ở lập được hệ thống phân chia lợi ích từ đầu tư Việt Nam 1945-2010. Nhà xuất bản Chính trị quốc trên đất. Cơ sở dữ liệu của HTTTĐĐ chưa được gia. Hà Nội. chuẩn hóa, chưa được phổ biến rộng rãi và Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An (2013). Báo thuận tiện đến người dùng. cáo kết quả đo đạc, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2013. Trong thời gian tới thành phố Vinh cần tập UBND Thành phố Vinh (2005). Báo cáo tổng hợp Quy trung tăng cường nguồn lực, kinh phí để hiện hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Thành phố Vinh đại hóa hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống đến năm 2010 định hướng đến 2020. đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thông UBND Thành phố Vinh. Niên giám thống kê các năm tin đất đai. 2000, 2005, 2010, 2012. 593