Đánh giá ngoài trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá ngoài trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- danh_gia_ngoai_truong_mam_non.pdf
Nội dung text: Đánh giá ngoài trường mầm non
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON MODULE 3 ĐÁNH GIÁ NGOÀI TRƯỜNG MẦM NON (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non) TÀI LIỆU BỔ TRỢ 1
- MỤC LỤC A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 3 B. MỤC TIÊU 4 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 D. CÁC HOẠT ĐỘNG 5 Hoạt động 1. Thảo luận các nội dung sau: 5 Hoạt động 2. Thảo luận các nội dung sau: 8 Hoạt động 3. Thảo luận về nội dung sau: 31 Hoạt động 4. Bài tập thực hành 33 2
- A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những giải pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục, tự đánh giá được xác định là bước quan trọng nhất, đánh giá ngoài là bước quan trọng tiếp theo. Hoạt động đánh giá ngoài trường mầm non được thực hiện sau khi nhà trường hoàn thành tự đánh giá và hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường được Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chấp nhận. Sở GDĐT sẽ thành lập đoàn đánh giá ngoài đến trường để khảo sát, đánh giá và xác định mức độ trường mầm non đáp ứng các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; đề nghị công nhận hoặc không công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Để việc đánh giá ngoài trường mầm non hiệu quả, trung thực, chính xác, khách quan, thành viên đoàn đánh giá ngoài cần phải hiểu được mục đích, nắm được quy trình, kỹ thuật đánh giá ngoài, từ đó vận dụng vào các hoạt động khi tiến hành đánh giá ngoài trường mầm non. Tài liệu này được xây dựng với mục đích đó. Nội dung của module: Module đánh giá ngoài trường mầm non trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tiến hành các hoạt động đánh giá trường mầm non bao gồm: 1. Mục đích của hoạt động đánh giá ngoài trường mầm non. 2. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên đoàn đánh giá ngoài. 3. Quy trình thực hiện khi đánh giá ngoài trường mầm non và các sản phẩm cụ thể trong từng bước của quy trình. 4. Sự khác nhau giữa hoạt động đánh giá ngoài và hoạt động thanh tra trường mầm non. Thời gian học tập: 45 tiết (Lý thuyết: 15 tiết; thảo luận, thực hành: 15 tiết; tự nghiên cứu: 15 tiết). Hình thức học: Hướng dẫn từ xa qua forum, kết hợp giữa việc đọc, nghiên cứu tài liệu với trao đổi, thảo luận, thực hành. 3
- Thực hiện chương trình: Tư vấn Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non. Đơn vị tổ chức thực hiện: Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non. B. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Người học được cung cấp các kiến thức về: - Mục đích đánh giá ngoài trường mầm non; số lượng, cơ cấu thành phần, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của thành viên đoàn đánh giá ngoài trường mầm non; - Quy trình và cách thức thực hiện từng bước của quy trình đánh giá ngoài trường mầm non; những điểm lưu ý khi thực hiện mỗi bước trong quy trình; - Sự khác nhau giữa hoạt động đánh giá ngoài và hoạt động thanh tra trường mầm non. 2. Kỹ năng Người học được rèn các kỹ năng: - Phân tích, tổng hợp, đánh giá về báo cáo tự đánh giá của trường mầm non và các tư liệu liên quan; - Xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động đánh giá ngoài; - Làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm; tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động đánh giá ngoài; - Phân tích, nhận xét, đánh giá về báo cáo sơ bộ, bạn nhận xét kết quả nghiên cứu tiêu chí, kết quả nghiên cứu hồ sơ, phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo đánh giá ngoài. 3. Thái độ Người học có điều kiện để phát triển đạo đức, tinh thần trách nhiệm, tác phong của người làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non: trung thực, khách quan, minh bạch, dân chủ. 4
- C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, Hà Nội. 2. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non, Hà Nội. 3. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu tập huấn tự đánh giá trường mầm non, Hà Nội. 4. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Công văn số 1998/KTKĐCLGD ngày 02/12/ 2014 về việc hướng dẫn xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng, Hà Nội. 5. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu tập huấn đánh giá ngoài trường mầm non, Hà Nội. 6. Nguyễn Đại Dương (2013), “Đánh giá ngoài trường mầm non”, Tạp chí Giáo dục Mầm non, Số 2, Hà Nội. D. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1. Thảo luận các nội dung sau: 1. Khái niệm đánh giá ngoài trường mầm non? Đánh giá ngoài trường mầm non nhằm mục đích gì? Điều kiện để trường mầm non được đăng ký đánh giá ngoài? 2. Số lượng thành viên đoàn đánh giá ngoài trường mầm non? Tiêu chuẩn của thành viên đoàn đánh giá ngoài trường mầm non? 3. Nhiệm vụ của các thành viên đoàn đánh giá ngoài trường mầm non? 5
- Thông tin phản hồi: 1. Khái niệm đánh giá ngoài trường mầm non Đánh giá ngoài trường mầm non là hoạt động đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước nhằm xác định mức độ đạt được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường mầm non. 2. Mục đích của đánh giá ngoài trường mầm non - Đoàn đánh giá ngoài có nhiệm vụ khảo sát, đánh giá và xác định mức độ trường mầm non đáp ứng yêu cầu của các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; - Tư vấn, khuyến nghị các biện pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục đối với nhà trường; - Đề nghị công nhận hoặc không công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. 3. Điều kiện để trường mầm non được đăng ký đánh giá ngoài - Hoạt động giáo dục ít nhất 3 năm; - Kết quả tự đánh giá của trường đạt từ cấp độ 1 trở lên theo quy định tại Điều 22, Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. 4. Đoàn đánh giá ngoài trường mầm non Đoàn đánh giá ngoài trường mầm non do Giám đốc Sở GDĐT ra quyết định thành lập. Đoàn đánh giá ngoài có từ 5 đến 7 thành viên. 4.1. Thành phần đoàn đánh giá ngoài - Trưởng đoàn là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường mầm non hoặc cán bộ của Phòng GDĐT, Sở GDĐT hoặc trưởng khoa, phó trưởng khoa mầm non của trường sư phạm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Thư ký và các thành viên khác là cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non, cán bộ của Phòng GDĐT, Sở GDĐT, giảng viên khoa giáo dục mầm non của trường sư phạm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 6
- 4.2. Tiêu chuẩn của các thành viên đoàn đánh giá ngoài Các thành viên đoàn đánh giá ngoài có tư cách đạo đức tốt, trung thực và khách quan; trước đây và hiện nay không làm việc tại trường mầm non được đánh giá ngoài; có ít nhất 5 năm công tác trong ngành giáo dục; có kinh nghiệm triển khai đánh giá chất lượng giáo dục; am hiểu về giáo dục mầm non; đã hoàn thành chương trình đào tạo, tập huấn về đánh giá ngoài do Bộ GDĐT tổ chức. 5. Nhiệm vụ của các thành viên đoàn đánh giá ngoài 5.1. Trưởng đoàn Trưởng đoàn điều hành các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài theo quy trình đánh giá ngoài: - Xây dựng kế hoạch làm việc của đoàn. Kế hoạch làm việc phải được Sở GDĐT phê duyệt; - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn; - Chỉ đạo việc xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá, báo cáo kết quả khảo sát tại trường mầm non và báo cáo đánh giá ngoài; - Thay mặt đoàn thông báo và thảo luận với trường mầm non về kết quả khảo sát, những nhận định và khuyến nghị của đoàn đối với trường mầm non; - Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ việc giải trình các yêu cầu, khiếu nại hoặc chất vấn của cơ quan quản lý giáo dục, của trường mầm non được đánh giá ngoài và của xã hội; - Tập hợp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của đoàn và chuyển về Sở GDĐT để lưu trữ sau khi kết thúc đánh giá ngoài. 5.2. Thư ký Thư ký giúp trưởng đoàn triển khai các hoạt động đánh giá ngoài: Thực hiện các nhiệm vụ do trưởng đoàn phân công (xây dựng kế hoạch làm việc, tập hợp các hồ sơ, tài liệu, ghi biên bản tiến trình làm việc của đoàn, viết các báo cáo của đoàn và hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, ). 7
- 5.3. Thành viên khác của đoàn Thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn theo phân công của trưởng đoàn. Đoàn đánh giá ngoài phải giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá trước khi thông báo kết quả đánh giá ngoài cho trường mầm non. Hoạt động 2. Thảo luận các nội dung sau: 1. Công tác chuẩn bị của đoàn đánh giá ngoài trường mầm non? 2. Các bước của quy trình đánh giá ngoài trường mầm non? Cách thức thực hiện từng bước của quy trình đánh giá ngoài trường mầm non? Những lưu ý khi thực hiện từng bước trong quy trình? Thông tin phản hồi: 1. Công tác chuẩn bị của đoàn đánh giá ngoài trường mầm non 1.1. Sau khi có quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, trưởng đoàn tổ chức họp đoàn để: - Thống nhất kế hoạch làm việc của đoàn (Kế hoạch làm việc của đoàn do Trưởng đoàn dự kiến; được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện sau khi họp đoàn); - Trưởng đoàn đánh giá ngoài chuyển hồ sơ đánh giá cho các thành viên của đoàn. Hồ sơ gồm: Quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài; Kế hoạch làm việc của đoàn; Báo cáo tự đánh giá của trường mầm non (có thể bằng bản mềm) và các văn bản khác có liên quan. 8
- 1.2. Mẫu kế hoạch làm việc của đoàn đánh giá ngoài SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG , ngày tháng năm 20 KẾ HOẠCH LÀM VIỆC CỦA ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI I. MỤC ĐÍCH 1. Xác nhận tính xác thực và khách quan của báo cáo tự đánh giá theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. 2. Khảo sát, đánh giá và xác định mức độ Trường đáp ứng các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. 3. Đề nghị công nhận hoặc không công nhận Trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. II. NỘI DUNG 1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá Ngày, tháng, năm Nội dung Thực hiện 2. Khảo sát sơ bộ Thời gian Nội dung Thực hiện 3. Khảo sát chính thức Ngày, tháng, năm Nội dung Thực hiện 4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài Ngày, tháng, năm Nội d ng Thực hiện 5. Lấy ý kiến phản hồi của trường về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài Ngày, tháng, năm Nội dung Thực hiện 9
- 6. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài Ngày, tháng, năm Nội dung Thực hiện III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC , ngày tháng năm 20 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỞNG ĐOÀN (Ký và ghi rõ họ tên) Nơi nhận: - Sở GDĐT (để b/c); - Đoàn ĐGN (để th/h); - Trường được ĐGN; - Lưu hồ sơ. 2. Quy trình đánh giá ngoài trường mầm non và cách thức thực hiện từng bước của quy trình 2.1. Quy trình đánh giá ngoài trường mầm non - Bước 1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá - Bước 2. Khảo sát sơ bộ - Bước 3. Khảo sát chính thức - Bước 4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài - Bước 5. Lấy ý kiến phản hồi của trường mầm non về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài - Bước 6. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài. 2.2. Cách thức thực hiện từng bước của quy trình đánh giá ngoài trường mầm non 2.2.1. Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ đánh giá 2.2.1.1. Làm việc cá nhân Trong thời gian 10 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đánh giá, thành viên của đoàn đánh giá ngoài thực hiện các công việc sau: - Nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan: 10
- Thành viên đoàn đánh giá ngoài đọc báo cáo tự đánh giá của trường mầm non và các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về kiểm định chất lượng giáo dục, các văn bản khác có liên quan để nhận xét, đánh giá về hình thức, nội dung của báo cáo tự đánh giá, đưa ra các ý kiến đề xuất với đoàn đánh giá ngoài về những vấn đề cần thảo luận. Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về kiểm định chất lượng giáo dục cần nghiên cứu: Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non; Công văn số 1998/KTKĐCLGD ngày 02/12/ 2014 về việc hướng dẫn xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng; Văn bản có liên quan cần nghiên cứu: Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. - Viết báo cáo sơ bộ: Báo cáo sơ bộ có các nội dung: Nhận xét chung (về hình thức trình bày, văn phong, chính tả); Nhận xét về nội dung; Những tiêu chí chưa đánh giá đúng, chưa đánh giá hoặc chưa được đánh giá đầy đủ; Đề xuất với đoàn đánh giá ngoài về những vấn đề cần thảo luận thêm. 11
- - Mẫu báo cáo sơ bộ: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SƠ BỘ Người viết: Đơn vị công tác: Điện thoại: E mail: Trường được đánh giá ngoài 1. Nhận xét chung a) Hình thức trình bày, cấu trúc: b) Văn phong, chính tả: 2. Nhận xét về nội dung: 3. Những tiêu chí chưa đánh giá đúng, chưa đánh giá hoặc chưa được đánh giá đầy đủ: 4. Đề xuất với đoàn đánh giá ngoài về những vấn đề cần thảo luận thêm , ngày tháng năm 20 Người viết (Ký và ghi rõ họ tên) 2.2.1.2. Làm việc tập trung Sau khi có đủ báo cáo sơ bộ của tất cả thành viên, đoàn đánh giá ngoài làm việc tập trung từ 1 đến 2 ngày để nghiên cứu hồ sơ đánh giá. Đoàn thực hiện các công việc sau: - Trao đổi, thảo luận về báo cáo sơ bộ của các thành viên trong đoàn; - Phân công nghiên cứu sâu một số tiêu chí cho mỗi thành viên: Mỗi thành viên trong đoàn viết một bản nhận xét về các tiêu chí được phân công; Bản nhận xét của từng thành viên gửi trưởng đoàn để chuyển cho các thành viên khác trong đoàn trao đổi, thảo luận. Bản nhận xét về các tiêu chí có các nội dung 12
- chính: Điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng, kết quả đánh giá, những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng, những yêu cầu đối với trường để chuẩn bị cho khảo sát chính thức. - Mẫu bản nhận xét về các tiêu chí: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN NHẬN XÉT VỀ CÁC TIÊU CHÍ Người viết: Đơn vị công tác: Điện thoại: Email: Trường được đánh giá ngoài TIÊU CHUẨN Tiêu chí: a) b) c) 1. Điểm mạnh (đánh giá việc xác định điểm mạnh của trường và ý kiến đề xuất) 2. Điểm yếu (đánh giá việc xác định điểm yếu của trường và ý kiến đề xuất) 3. Kế hoạch cải tiến chất lượng (đánh giá việc xác định kế hoạch cải tiến chất lượng của trường và ý kiến đề xuất) 4. Kết quả đánh giá - Nhận xét về kết quả đánh giá của trường: - Trường tự đánh giá: - Đánh giá của thành viên đoàn ĐGN: 5. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng 6. Những yêu cầu đối với trường để chuẩn bị cho khảo sát chính thức (Đánh giá lần lượt đến hết tiêu chí được phân công theo cấu trúc trên) , ngày tháng năm 20 Người viết (Ký và ghi rõ họ tên) 13
- - Các thành viên viết phiếu đánh giá tiêu chí: Phiếu đánh giá tiêu chí có các nội dung chính: điểm mạnh; điểm yếu; kế hoạch cải tiến chất lượng; những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng; đánh giá tiêu chí. Mẫu Phiếu đánh giá tiêu chí: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm 20 PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Người viết: Đơn vị công tác: Điện thoại: Email: Trường được đánh giá ngoài Tiêu chuẩn: Tiêu chí: a) b) c) 1. Điểm mạnh (đánh giá việc xác định điểm mạnh của trường và ý kiến đề xuất) : 2. Điểm yếu (đánh giá việc xác định điểm yếu của trường và ý kiến đề xuất) 3. Kế hoạch cải tiến chất lượng (đánh giá việc xác định kế hoạch cải tiến chất lượng của trường và ý kiến đề xuất) : 4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt/không đạt. Trưởng đoàn , ngày tháng năm 20 (Ký và ghi rõ họ tên) Người đánh giá (Ký và ghi rõ họ tên) 14
- - Đoàn đánh giá ngoài tổ chức thảo luận và xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá của đoàn: Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá có các nội dung chính: + Mức độ phù hợp của báo cáo tự đánh giá + Việc đánh giá các tiêu chí + Những tiêu chí chưa đánh giá đúng, chưa đánh giá hoặc đánh giá chưa đầy đủ + Danh sách những tiêu chí cần kiểm tra minh chứng + Danh sách minh chứng cần bổ sung + Đối tượng và nội dung phỏng vấn + Cơ sở vật chất, các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cần khảo sát. Mẫu báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá của đoàn: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG , ngày tháng năm 20 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ 1. Mức độ phù hợp của báo cáo ựt đánh giá a) Nội dung: b) Cách lập luận và lý giải: c) Các ý kiến khác: 2. Việc đánh giá các tiêu chí a) Việc mô tả hiện trạng của các tiêu chí: b) Việc xác định điểm mạnh, điểm yếu: c) Việc xác định kế hoạch cải tiến chất lượng: d) Việc sử dụng minh chứng: đ) Tính trung thực, đầy đủ của minh chứng: e) Kết quả tự đánh giá các tiêu chí: 15
- 3. Những tiêu chí chưa đánh giá đúng, chưa đánh giá hoặc đánh giá chưa đầy đủ a) Những tiêu chí chưa đánh giá đúng: Tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn b) Những tiêu chí chưa đánh giá: Tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn c) Những tiêu chí đánh giá chưa đầy đủ: Tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn (Đối với tiêu chí chưa được đánh giá đầy đủ cần nêu cụ thể) 4. Danh sách những tiêu chí cần kiểm tra minh chứng TT Tiêu chuẩn Tiêu chí Mã minh chứng 5. Danh sách minh chứng cần bổ sung 6. Đối tượng và nội dung phỏng vấn TT Tiêu Tiêu Đối tượng cần Số Nội dung Ghi chú chuẩn chí phỏng vấn lượng phỏng vấn 7. Cơ sở vật chất, các hoạt động cần khảo sát Nơi nhận: TRƯỞNG ĐOÀN - Sở GDĐT (để b/c); - Lưu. (Ký và ghi rõ họ tên) - Trưởng đoàn phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn đánh giá ngoài trong đợt khảo sát chính thức tại trường mầm non. 2.2.1.3. Các lưu ý - Khi nghiên cứu hồ sơ đánh giá, thành viên đoàn đánh giá ngoài cần tập trung phân tích bản báo cáo tự đánh giá của nhà trường. Một bản báo cáo tự đánh giá được xem là đạt yêu cầu khi: Được trình bày đúng cấu trúc; mô tả và đánh giá sát với nội hàm của các chỉ số và tiêu chí (tức là phải bao quát được đầy đủ yêu cầu mà các chỉ số đặt ra, không lạc sang vấn đề khác, không chỉ nêu thành tích và mặt tốt); phải đảm bảo tính nhất quán (không mâu thuẫn giữa các phần trong một tiêu chí và giữa các tiêu chí); các minh chứng sử dụng trong báo 16
- cáo phải đầy đủ, rõ ràng và thuyết phục; phần điểm mạnh và điểm yếu được xác định đúng và trúng; kế hoạch cải tiến chất lượng phải sát hợp và khả thi; nhà trường tự đánh giá đạt (hay không đạt) là thoả đáng; không có lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. - Cần đọc báo cáo tự đánh giá theo nguyên tắc: đọc nhiều lần, mỗi lần với một mục đích. Có thể đọc bản báo cáo ít nhất là bốn lần. Lần thứ nhất, đọc lướt nhanh để nhận xét về cấu trúc báo cáo tự đánh giá. Lần thứ hai, đọc kỹ phần mở đầu và kết luận để nắm được bức tranh tổng thể về nhà trường, về hình thức trình bày, văn phong, chính tả, Lần thứ ba, đọc nhanh lần lượt từng tiêu chuẩn để nhận xét về cách viết các tiêu chuẩn, đặc biệt cách bình luận và lý giải. Lần thứ tư, đọc kỹ phần đánh giá các tiêu chí để nhận xét về việc mô tả hiện trạng, xác định điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch cải tiến chất lượng; phát hiện những chỉ số và tiêu chí đánh giá chưa đúng nội hàm, những điểm chưa rõ, chưa thể đánh giá được; nhận xét về việc sử dụng minh chứng, xác định những minh chứng cần kiểm tra, cần bổ sung; phát hiện những điểm chưa rõ, cần phải kiểm tra, xác minh thêm khi đến trường khảo sát chính thức. - Trong những công việc nói trên, việc nghiên cứu sâu các tiêu chí của mỗi thành viên đoàn đánh giá ngoài là rất quan trọng. Mỗi thành viên cần nghiên cứu thật kỹ những tiêu chí được phân công đánh giá để đưa ra nhận xét về việc xác định điểm mạnh, điểm yếu và các biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục của trường; chỉ ra những điểm chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng; nêu những yêu cầu mà nhà trường cần chuẩn bị cho chuyến khảo sát chính thức. Những nội dung đó là cơ sở để đoàn xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ và thực hiện khảo sát sơ bộ. - Nghiên cứu hồ sơ đánh giá là bước đầu tiên nhưng có vai trò quyết định sự thành công của các hoạt động tiếp theo trong quy trình đánh giá ngoài. Vì vậy các thành viên phải chủ động, sáng tạo và tranh thủ sự phối hợp, hỗ trợ của các thành viên khác trong đoàn. 17
- 2.2.2. Bước 2: Khảo sát sơ bộ tại trường mầm non 2.2.2.1. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành nghiên cứu hồ sơ đánh giá, trưởng đoàn và thư ký làm việc với trường mầm non trong thời gian tối đa 1 ngày và thực hiện các công việc sau: - Thông báo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá; - Hướng dẫn, yêu cầu trường chuẩn bị cho đợt khảo sát chính thức; - Thống nhất kế hoạch khảo sát chính thức của đoàn tại trường mầm non. 2.2.2.2. Những nội dung làm việc giữa đại diện của đoàn và trường mầm non được ghi thành biên bản, có chữ ký của trưởng đoàn và lãnh đạo trường mầm non. Nếu đoàn không yêu cầu, hoặc yêu cầu đó không được ghi trong biên bản ghi nhớ thì nhà trường có quyền không thực hiện; và nếu điều đó ảnh hưởng đến kết quả đánh giá ngoài thì trách nhiệm thuộc về đoàn đánh giá ngoài. Biên bản khảo sát sơ bộ có các nội dung chính: - Thành phần (đoàn đánh giá ngoài, trường); - Nội dung: + Trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá + Những yêu cầu cụ thể đối với trường + Kế hoạch khảo sát chính thức. 18
- 2.2.2.3. Mẫu biên bản khảo sát sơ bộ: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG , ngày tháng năm 20 BIÊN BẢN KHẢO SÁT SƠ BỘ Hôm nay, ngày tháng năm đại diện đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát sơ bộ tại Trường I. THÀNH PHẦN 1. Đoàn đánh giá ngoài - Ông (Bà): - Trưởng đoàn - Ông (Bà): - Thư ký 2. Trường - Ông (Bà): - Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐTĐG - Ông (Bà): - Phó Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch HĐTĐG - Ông (Bà): - Thư ký HĐTĐG - Ông (Bà): II. NỘI DUNG 1. Trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá 2. Những yêu cầu cụ thể đối với trường 3. Kế hoạch khảo sát chính thức Buổi làm việc kết thúc hồi giờ cùng ngày. Biên bản được lập thành 3 bản, mỗi bên giữ 1 bản và 1 bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để báo cáo./. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên) 19
- 2.2.3. Bước 3: Khảo sát chính thức tại trường mầm non 2.2.3.1. Sau khảo sát sơ bộ ít nhất 10 ngày, đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát chính thức tại trường mầm non. Đoàn chỉ tiến hành khảo sát chính thức khi có ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn có mặt, trong đó có trưởng đoàn và thư ký. 2.2.3.2. Đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát trong thời gian từ 2 đến 3 ngày và thực hiện các nội dung sau: - Trao đổi với lãnh đạo trường và hội đồng tự đánh giá về công tác tự đánh giá của trường; - Xem xét cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường; - Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu do trường cung cấp; - Quan sát các hoạt động chính khoá và ngoại khoá; - Trao đổi, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ; - Viết báo cáo kết quả khảo sát chính thức của đoàn. 2.2.3.3. Buổi làm việc đầu tiên, trưởng đoàn tổ chức họp đoàn để thống nhất cách thức và kế hoạch làm việc. Cuối mỗi ngày, đoàn tổ chức rút kinh nghiệm và điều chỉnh những điểm cần thiết trong chương trình làm việc của ngày tiếp theo. 2.2.3.4. Trong quá trình khảo sát, các thành viên của đoàn đánh giá ngoài ghi bổ sung những phát hiện mới vào phiếu đánh giá tiêu chí. 2.2.3.5. Đoàn đánh giá ngoài bố trí thời gian để thực hiện các công việc: - Thảo luận về những phát hiện mới trong quá trình khảo sát; - Thảo luận về những nội dung sau của mỗi tiêu chí: Điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục, những nội dung chưa rõ, xác định kết quả đánh giá tiêu chí (đạt hay không đạt yêu cầu), những kiến nghị của đoàn đối với trường mầm non. 2.2.3.6. Trước khi kết thúc khảo sát chính thức, trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo trường mầm non, hội đồng tự đánh giá để thông báo các công việc đã thực hiện trong đợt khảo sát (lưu ý không thông báo về kết quả đánh giá các tiêu chí). 20
- 2.2.3.7. Trưởng đoàn chỉ đạo việc viết báo cáo kết quả khảo sát chính thức. Báo cáo kết quả khảo sát chính thức phải được ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn biểu quyết thông qua. Báo cáo kết quả khảo sát chính thức có các nội dung chính: - Giới thiệu chung về đoàn đánh giá ngoài - Tóm tắt quá trình đánh giá ngoài - Những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản - Những nội dung chưa rõ, chưa thể đánh giá ở các tiêu chí - Kết quả đánh giá - Kiến nghị đối với trường. 2.2.3.8. Các lưu ý Để thực hiện khảo sát chính thức hiệu quả, các thành viên đoàn đánh giá ngoài cần lưu ý 4 điểm sau: - Cần làm tốt công tác chuẩn bị như: + Thảo luận kỹ với đồng nghiệp về những điểm chưa rõ, những vấn đề chưa rõ trong báo cáo tự đánh giá trước khi đến trường khảo sát; + Xác định cụ thể đối tượng phỏng vấn, nội dung phỏng vấn, những hoạt động, những đối tượng cần quan sát, những minh chứng cần kiểm tra, cần xác minh, ; - Cần linh hoạt trong quá trình làm việc để bảo đảm thời gian và hiệu quả; - Cần xác định mình là một đồng nghiệp tin cậy. Phải phân biệt rõ vị trí, vai trò, chức trách của đoàn đánh giá ngoài và đoàn thanh tra. Đánh giá ngoài không phải và không giống với thanh tra nhà trường; - Nghiêm túc, khách quan trong đánh giá nhưng không nên cứng nhắc và máy móc. Cần tạo sự đồng thuận ngay cả khi phủ định kết quả tự đánh giá của nhà trường (đồng thuận trong nội bộ đoàn đánh giá ngoài và đồng thuận giữa đoàn đánh giá ngoài với trường được đánh giá ngoài). 21
- 2.2.3.9. Mẫu báo cáo kết quả khảo sát chính thức: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG , ngày tháng năm 20 BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHÍNH THỨC Tại Trường I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ NGOÀI III. NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CƠ BẢN 1. Điểm mạnh: 2. Điểm yếu: IV. NHỮNG NỘI DUNG CHƯA RÕ, CHƯA THỂ ĐÁNH GIÁ Ở CÁC TIÊU CHÍ V. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ Số tiêu Số tiêu chí Tiêu chuẩn Số tiêu chí đạt Ghi chú chí không đạt Tiêu chuẩn 1 Tiêu chuẩn 2 Tiêu chuẩn 3 Tiêu chuẩn 4 Tiêu chuẩn 5 Tổng Tỷ lệ % VI. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TRƯỜNG Nơi nhận: TRƯỞNG ĐOÀN - Sở GDĐT (để b/c); - Lưu. (Ký và ghi rõ họ tên) 22
- 2.2.4. Bước 4: Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài 2.2.4.1. Tư liệu để viết báo cáo đánh giá ngoài - Báo cáo sơ bộ và bản nhận xét về các tiêu chí của từng thành viên; - Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá; - Các phiếu đánh giá tiêu chí; - Biên bản khảo sát sơ bộ; - Báo cáo kết quả khảo sát chính thức; - Báo cáo tự đánh giá của trường mầm non; - Các hồ sơ, tài liệu có liên quan. 2.2.4.2. Trách nhiệm viết báo cáo đánh giá ngoài - Từng thành viên của đoàn viết báo cáo theo những tiêu chí được phân công và gửi cho trưởng đoàn trong thời gian không quá 5 ngày, sau khi kết thúc khảo sát chính thức. Đối với mỗi tiêu chí, báo cáo phải đánh giá việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, việc xác định kế hoạch cải tiến chất lượng của trường mầm non, những nội dung chưa rõ và kết quả đánh giá tiêu chí; - Trưởng đoàn và thư ký tập hợp, biên tập, hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. Báo cáo đánh giá ngoài được trình bày theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV và nội dung có 3 phần chính: tổng quan (giới thiệu, tóm tắt quá trình đánh giá ngoài, tóm tắt kết quả đánh giá ngoài, những điểm mạnh của trường, những điểm yếu của trường); đánh giá theo các tiêu chuẩn (điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng, những nội dung chưa rõ, đánh giá tiêu chí, đánh giá chung về tiêu chuẩn); kết luận. 2.2.4.3. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải gửi đến các thành viên trong đoàn để lấy ý kiến. Nếu các thành viên trong đoàn có ý kiến khác nhau thì sau khi tiếp thu, chỉnh sửa phải tiếp tục gửi lấy ý kiến lần thứ hai. Nếu sau lần thứ hai vẫn chưa có đủ 2/3 số thành viên trong đoàn đồng ý thì phải họp đoàn để thống nhất và trưởng đoàn có trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng. 23
- 2.2.4.4. Các lưu ý Theo quy định, từng thành viên của đoàn phải hoàn thành báo cáo theo những tiêu chí được phân công và gửi cho trưởng đoàn trong thời gian không quá 3 ngày sau khi kết thúc chuyến khảo sát chính thức. Tuy nhiên, các thành viên nên hoàn thành công việc này ngay sau khi kết thúc đánh giá ngoài. Khi viết báo cáo đánh giá ngoài cần lưu ý 6 điểm sau: - Bắt đầu dự thảo phần báo cáo của mình ngay sau khi được phân công đảm nhiệm các tiêu chí cụ thể và bổ sung, chỉnh sửa trong suốt chuyến khảo sát chính thức tại trường; - Bám sát nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí để đánh giá việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường có đúng và trúng hay không, nếu không thì nêu rõ ý kiến của đoàn về vấn đề này. Đánh giá việc xác định kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường có khả thi không, nếu không thì nêu rõ ý kiến của đoàn về vấn đề này. Đánh giá kết quả tự đánh giá của nhà trường có thoả đáng hay không, nếu không thì nêu rõ ý kiến của đoàn về vấn đề này; - Báo cáo phải là những nhận định, đánh giá của đoàn đánh giá ngoài. Không chép lại nguyên văn báo cáo tự đánh giá của nhà trường, không nhân danh cá nhân mà nhân danh đoàn đánh giá ngoài khi nêu các nhận định, đánh giá; - Các nhận định, đánh giá phải trung thực, khách quan có căn cứ xác đáng. Các nhận xét bình luận phải mang tính xây dựng; - Cân nhắc xem có vấn đề gì của nhà trường cần đề cập đến một cách khéo léo, tế nhị hay không; - Cân nhắc xem báo cáo có dễ hiểu đối với những người ở ngoài trường hay không (có nhiều đối tượng khác nhau đọc báo cáo đánh giá ngoài). 2.2.4.5. Mẫu báo cáo đánh giá ngoài: 24
- - Bìa ngoài (01 trang): SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trường TÊN TỈNH/THÀNH PHỐ - 20 25
- - Bìa trong (01 trang): SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trường DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI Họ và tên, cơ quan Trách nhiệm TT Chữ ký công tác được giao 1 Trưởng đoàn 2 Thư ký 3 Thành viên 4 Thành viên 5 Thành viên TÊN TỈNH/THÀNH PHỐ - 20 26
- - Các nội dung khác: MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Danh mục các chữ viết tắt Phần I: TỔNG QUAN Giới thiệu Tóm tắt quá trình đánh giá ngoài Tóm tắt kết quả đánh giá ngoài Những điểm mạnh của trường Những điểm yếu của trường Phần II: ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN Tiêu chuẩn 1 Tiêu chuẩn 2 Tiêu chuẩn 3 Tiêu chuẩn 4 Tiêu chuẩn 5 Phần III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Phụ lục Phần IV: PHỤ LỤC 27
- Phần I: TỔNG QUAN 1. Giới thiệu Đoàn đánh giá ngoài được thành lập theo Quyết định số ngày của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bản báo cáo khái quát quá trình đánh giá ngoài, các kết quả đạt được và những kiến nghị đối với Trường 2. Tóm tắt quá trình đánh giá ngoài (không quá 1 trang) 3. Tóm tắt kết quả đánh giá ngoài (không quá 3 trang) a) Mức độ phù hợp của báo cáo tự đánh giá: - Cách thức mô tả các hoạt động liên quan đến tiêu chí; - Cách thức đánh giá, nhận định (điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân); - Cách thức đưa ra những vấn đề cần cải tiến và biện pháp thực hiện của trường; - Tính chính xác và đầy đủ của các minh chứng; - Văn phong, cách thức trình bày trong báo cáo tự đánh giá. b) Mức độ bao quát bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (tất cả các tiêu chí đã được đề cập đến hay còn những tiêu chí chưa được đề cập đến, lý do) c) Những tiêu chí chưa được trường phân tích, đánh giá đầy đủ hoặc thiếu minh chứng dẫn đến thiếu cơ sở để khẳng định tiêu chí đó đạt hay không đạt d) Thống kê kết quả đánh giá ngoài: Số tiêu Số tiêu chí Tiêu chuẩn Số tiêu chí Ghi chú chí đạt không đạt Tiêu chuẩn 1 Tiêu chuẩn 2 Tiêu chuẩn 3 Tiêu chuẩn 4 Tiêu chuẩn 5 Tổng Tỷ lệ % đ) Nhận xét chung về quá trình tự đánh giá và báo cáo tự đánh giá 28
- 4. Những điểm mạnh của trường (mỗi tiêu chuẩn chỉ ra ít nhất 1 điểm mạnh cần phát huy - không quá 1 trang) 5. Những điểm yếu của trường (mỗi tiêu chuẩn chỉ ra ít nhất 1 điểm yếu cần khắc phục - không quá 1 trang) Phần II: ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN Tiêu chuẩn 1: Tiêu chí 1: a) b) c) 1. Điểm mạnh (đánh giá việc xác định điểm mạnh của trường và ý kiến của đoàn) 2. Điểm yếu (đánh giá việc xác định điểm yếu của trường và ý kiến của đoàn) 3. Kế hoạch cải tiến chất lượng (đánh giá việc xác định kế hoạch cải tiến chất lượng của trường và ý kiến của đoàn) 4. Những nội dung chưa rõ (sau khi đã thảo luận với trường vẫn không xác định được) 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt/không đạt. (Đánh giá lần lượt các tiêu chí của Tiêu chuẩn 1 theo cấu trúc trên) Đánh giá chung về tiêu chuẩn 1: - Điểm mạnh cơ bản của trường: - Điểm yếu cơ bản của trường: - Kiến nghị đối với trường: (Các tiêu chuẩn tiếp theo được đánh giá theo cấu trúc trên) 29
- Phần III: KẾT LUẬN 1. Kết luận Phần này cần ngắn gọn, nhưng phải nêu được những vấn đề sau: - Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các chỉ số đạt và không đạt; - Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt; - Cấp độ kiểm định chất lượng giáo dục mà trường đạt được; - Các kết luận khác (nếu có). 2. Kiến nghị , ngày tháng năm 20 TRƯỞNG ĐOÀN (Ký và ghi rõ họ tên) 2.2.5. Bước 5: Lấy ý kiến của trường về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài - Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài sau khi được các thành viên nhất trí thông qua, phải gửi cho trường được đánh giá ngoài để lấy ý kiến; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường được đánh giá ngoài phải có ý kiến phản hồi bằng văn bản về dự thảo báo cáo; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến không nhất trí của trường về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trưởng đoàn phải tổ chức họp đoàn đánh giá ngoài để thảo luận về những ý kiến của trường; - Trưởng đoàn phải có văn bản thông báo ý kiến của đoàn về những vấn đề được tiếp thu hoặc bảo lưu và lý do bảo lưu với trường được đánh giá ngoài. 2.2.6. Bước 6: Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài Những yêu cầu mà bản báo cáo đánh giá ngoài cần đạt là: - Phải rõ ràng và cụ thể trong đánh giá từng tiêu chí; đảm bảo tính nhất quán (không mâu thuẫn); - Được phân tích thấu đáo để người đọc có thể hiểu và đồng ý với các nhận định của đoàn đánh giá ngoài; 30
- - Có tính chất như một hướng dẫn, tức là giúp trường được đánh giá ngoài có thể cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục; - Bảo đảm tính chỉnh thể, không có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp. Hoạt động 3. Thảo luận về nội dung sau: Hoạt động đánh giá ngoài trường mầm non khác với hoạt động thanh tra nhà trường như thế nào? Thông tin phản hồi: 1. Thanh tra toàn diện cơ sở giáo dục là xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định khác có liên quan. Hoạt động thanh tra toàn diện trong thời gian qua đã có tác động nhất định đối với việc bảo đảm chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục. Thanh tra toàn diện đã góp phần xây dựng nền nếp trong công tác quản lý cũng như trong hoạt động dạy và học của cơ sở giáo dục; có tác động tích cực đến cấp ủy, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng chính sách và đầu tư cho giáo dục. Hoạt động thanh tra toàn diện góp phần nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ của mình. Thanh tra toàn diện cũng đã tác động đến giáo viên, giúp họ học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, góp phần nâng cao năng lực của giáo viên. Đối với Việt Nam, những năm trước đây, thanh tra giáo dục là một trong những công cụ quan trọng để quản lý chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, từ khi Luật Thanh tra (2010) có hiệu lực, hoạt động thanh tra giáo dục đã có sự đổi mới. Theo đó, hoạt động thanh tra tập trung vào thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành. Điều 3, Luật Thanh tra quy định: “Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân”; “Thanh tra chuyên ngành là hoạt 31
- động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”. Do vậy, hiện nay đã không còn hoạt động thanh tra chuyên môn trong các nhà trường. Nhiệm vụ đó được thay thế bởi các giải pháp quản lý khác, trong đó hoạt động KĐCLGD, với tư cách là một trong những giải pháp quản lý chất lượng giáo dục quan trọng đối với các cơ sở giáo dục. 2. Kiểm định chất lượng giáo dục là giải pháp nhằm quản lý đồng bộ các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục (đầu vào), quá trình giáo dục và kết quả giáo dục (đầu ra). Kiểm định chất lượng giáo dục hướng tới việc giao quyền tự chủ về chất lượng giáo dục cho các nhà trường. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục là cơ sở để các cấp chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục và xã hội thực hiện việc giám sát, hỗ trợ nhà trường duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong kiểm định chất lượng giáo dục, việc triển khai hoạt động đánh giá ngoài hướng tới mục đích chính là tư vấn, hỗ trợ các nhà trường trong việc đánh giá chính xác hiện trạng và xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng để bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng giáo dục đáp ứng được những yêu cầu đổi mới quản lý chất lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng giáo dục coi trọng tính tự chủ, đồng thời xác định trách nhiệm giải trình, công khai chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục đối với các cơ quan quản lý giáo dục và xã hội để được giám sát, hỗ trợ. Chính vì vậy, Bộ GDĐT chủ trương không thực hiện công tác thanh tra toàn diện đối với cơ sở giáo dục. Việc đánh giá cơ sở giáo dục được thực hiện thông qua hoạt động đánh giá ngoài. 32
- Hoạt động 4. Bài tập thực hành Mỗi nhóm người học có từ 10 đến 15 người, thực hiện 6 bài tập sau: Bài tập 1: Viết báo cáo sơ bộ về báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non. Bài tập 2: Viết bản nhận xét kết quả nghiên cứu 1 tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non. Bài tập 3: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ của một trường mầm non. Bài tập 4: Viết báo cáo đánh giá ngoài 1 tiêu chí trên cơ sở báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non. Bài tập 5: Nhận xét về nội dung “Phần I. Tổng quan” trong báo cáo đánh giá ngoài một trường mầm non theo dữ liệu sau đây: “Phần I. TỔNG QUAN 4. Những điểm mạnh của trường Tiêu chuẩn 1: Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường Mầm non. Các tổ chức hoạt động có chất lượng. Có 1 điểm trường nằm trung tâm khu dân cư thuận lợi cho cha mẹ trẻ đưa đón trẻ. Phân chia trẻ trên lớp theo quy định, trẻ được ăn bán trú và học 2 buổi / ngày. Nhà trường chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành giáo dục và địa phương phát động. Việc lưu giữ hồ sơ tương đối tốt . Tiêu chuẩn 2 : Cán bộ quản lý đạt trình độ trên chuẩn, 2/2 đồng chí quản lý được cấp trên xếp loại cuối năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 78%, có tinh thần đoàn kết, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức tự học tập bồi dưỡng trau dồi nghiệp vụ. Hằng năm có trên 70% CBGVNV đạt lao động tiên tiến, trên 20% CBGV đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Thường xuyên tổ 33
- chức kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc giáo dục của giáo viên, trong đó trọng tâm là hoạt động đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả trẻ, tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Việc lưu giữ hồ sơ CBGVNV đầy đủ khoa học, thể hiện rõ trên sổ sách một cách cụ thể. Tiêu chuẩn 3: Nhà trường có diện tích khuôn viên khang trang. Có sân chơi, có vườn và khu vực chơi cho trẻ bảo đảm yêu cầu. Có đầy đủ các phòng học chung, hiên chơi bảo đảm quy định. Có các phòng chức năng, khối phòng hành chính tương đối đầy đủ. Có đồ chơi ngoài trời, có các thiết bị đồ dùng đồ chơi bảo đảm theo quy của Điều lệ trường mầm non. Tiêu chuẩn 4: Nhà trường có Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường và lớp theo đúng quy định Thông tư 55/2010/BGDĐT. Vào đầu mỗi năm học, tổ chức kiện toàn Ban đại diện cha mẹ trẻ lớp, trường bảo đảm. Ban đại diện cha mẹ trẻ nhà trường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Hằng năm, Ban đại diện cha mẹ trẻ lớp, trường đã phối hợp với nhà trường thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ và xây dựng cơ sở vật chất đạt kết quả. Nhà trường chủ động trong việc tuyên truyền với gia đình trẻ, cộng đồng để chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ. Đã lưu trữ hồ sơ Ban đại diện cha mẹ trẻ. Tiêu chuẩn 5: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Số trẻ em có chiều cao, cân nặng bình thường; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hằng năm giảm xuống 2-3%. Không có trẻ thừa cân béo phì. Kết quả khám sức khỏe hằng năm tỷ lệ trẻ mắc các bệnh ở mức bình thường. Trẻ mẫu giáo thực hiện được các thao tác chăm sóc bản thân, lao động tự phục vụ. Trẻ biết bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung. Về chăm sóc giáo dục: Trẻ hồn nhiên, tự tin, chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường. Trẻ có kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu độ tuổi. Thích quan sát, khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh. Trẻ có một số khả năng về âm nhạc và tạo hình, sản phẩm tạo hình thể hiện cảm xúc. Mạnh dạn giao tiếp với mọi người. 34
- 5. Những điểm yếu của trường Tiêu chuẩn 1: Trẻ 3 - 4 tuổi vượt quy định 3 - 4 trẻ/lớp. Hồ sơ tổ chuyên môn và tổ văn phòng lưu giữ chưa khoa học. Chưa tổ chức cho trẻ 4, 5 tuổi đi tham quan di tích lịch sử địa phương. Năm học 2009 - 2010, tổ CM sinh hoạt chưa bảo đảm 2 tuần /lần. Tiêu chuẩn 2: Nhà trường chưa phân công phù hợp nhiệm vụ cho nhân viên y tế và kế toán. Nhân viên y tế kiêm cả nhiệm vụ của nhân viên kế toán. Hồ sơ y tế chưa khoa học. Tiêu chuẩn 3: Nhà trường chưa có phòng bảo vệ. Nhà bếp và nhà vệ sinh của trẻ chưa đúng quy định. Đồ dùng ở phòng âm nhạc chưa đầy đủ. Tiêu chuẩn 4: Nội dung kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ chưa rõ nhiệm vụ phối hợp, chưa bao quát hết các công việc phối hợp với nhà trường của Ban đại diện. Kết quả công tác phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể của phường chưa rõ nét. Tiêu chuẩn 5: Mức ăn bán trú thấp so với mặt bằng chung và thị trường. Hồ sơ theo dõi trẻ khuyết tật năm học 2012-2013 chưa đúng quy định. Hằng năm, nhà trường chưa có biện pháp xây dựng quỹ phòng chống suy dinh dưỡng để có chế độ ăn thêm cho trẻ suy dinh dưỡng. Còn trẻ em người dân tộc thiểu số chưa mạnh dạn trong giao tiếp, khả năng quan sát, ghi nhớ, diễn đạt còn hạn chế. Có phiếu đánh giá kết quả phát triển giáo dục sức thuyết phục chưa cao. 6. Kiến nghị đối với trường Nhà trường chỉnh sửa một số lỗi trong báo cáo cho phù hợp. Cần sắp xếp mã hóa các minh chứng theo đoàn đã góp ý. Duy trì những điểm mạnh mà nhà trường đã đạt được. Khắc phục những điểm yếu theo kế hoạch cải tiến chất lượng mà đoàn đã góp ý, các minh chứng chưa có tính thuyết phục đề nghị nhà trường tiếp tục bổ sung hoặc giải thích rõ. 35
- Bài tập 6: Nhận xét về nội dung “Phần II. Đánh giá theo các tiêu chuẩn” trong trích đoạn báo cáo đánh giá ngoài một trường mầm non theo dữ liệu sau đây: “Phần II. ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ Tiêu chí 1: Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi. a) Chiều cao, cân nặng phát triển bình thường; b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe. 1. Điểm mạnh Đoàn đánh giá cao khi nhà trường xác định điểm mạnh “Trẻ mẫu giáo và nhà trẻ có chiều cao cân nặng bảo đảm theo quy định, đạt tỷ lệ cao trong các năm 2009-2013. Thực hiện tốt các vận động theo yêu cầu của chương trình giáo dục. Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ bản thân phù hợp với lứa tuổi, khả năng phối hợp các giác quan và vận động nhanh nhẹn, có kỹ năng khéo léo phù hợp. Đặc biệt trẻ 4, 5 tuổi biết tham gia vào công việc của lớp, có ý thức tự giác trong hoạt động”. 2. Điểm yếu Nhà trường đã chỉ rõ điểm yếu là vẫn còn tỷ lệ trẻ chưa đạt chỉ số cân nặng, chiều cao bình thường theo yêu cầu độ tuổi và chưa đạt được yêu cầu vận động tại thời điểm đánh giá. 3. Kế hoạch cải tiến chất lượng Đoàn chưa thấy nhà trường đưa ra được kế hoạch cải tiến chất lượng duy trì điểm mạnh. Theo Đoàn, từ năm học 2014 - 2015: - Nhà trường tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cha mẹ trẻ, nhân dân, cộng đồng kiến thức khoa học nuôi dưỡng và chăm sóc 36
- sức khỏe cho trẻ, phối hợp với cha mẹ trẻ nâng mức ăn bán trú để bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp, thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ. - BGH tổ chức các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung phát triển vận động cho trẻ phù hợp độ tuổi, bảo đảm củng cố, phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ. - Thực hiện thường xuyên hoạt động lao động ở trường phù hợp độ tuổi nhằm hình thành và giáo dục ý thức, nền nếp, thói quen cho trẻ. Tháng /2014, hiệu trưởng trình UBND phường và huyện, đồng thời tổ chức vận động xã hội hóa giáo dục, ưu tiên nguồn kinh phí để bổ sung đồ chơi ngoài trời, dụng cụ giáo dục phát triển vận động như: thang leo, cầu trượt, xe đẩy, tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện các kỹ năng vận động. Dự kiến: 20.000.000 đồng. Thời gian hoàn thành: tháng /2015. 4. Những nội dung chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí : Đạt Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi. a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh; b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề; c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm. 1. Điểm mạnh Không nhất trí với điểm mạnh: “Trong giai đoạn 4 năm gần đây tỷ lệ học sinh đạt các chỉ số theo độ tuổi tương đối cao. Đa số trẻ thích khám phá thế giới xung quanh có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán và giải quyết các vấn đề phù hợp với độ tuổi” vì không cụ thể. Theo đoàn điểm mạnh là: Đa số trẻ ham hiểu biết, tích cực tìm hiểu khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, chú ý, ghi nhớ, phát hiện và giải 37
- quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau. Trẻ có hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm, biểu tượng sơ đẳng về toán. 2. Điểm yếu Đoàn không đồng tình việc nhà trường xác định: “Một số trẻ 3 tuổi, 2 tuổi khả năng ghi nhớ có chủ định và tư duy của trẻ còn hạn chế, chưa mạnh dạn vì theo đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên khả năng so sánh và phán đoán chưa như kết quả mong muốn”, vì đây là đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ nhỏ chứ không phải là hạn chế của trẻ. Theo đoàn điểm yếu là: Còn trẻ em người dân tộc thiểu số ít giao tiếp với môi trường xung quanh nên khả năng quan sát, tìm hiểu về các sự vật hiện tượng tự nhiên còn hạn chế. 3. Kế hoạch cải tiến chất lượng Nhà trường xác định: Vào đầu năm học hằng năm chuyên môn có kế hoạch chỉ đạo giáo viên phụ trách các độ tuổi lựa chọn các nội dung giáo dục, xây dựng kế hoạch phù hợp với chủ đề chủ điểm, điều kiện của nhóm lớp để 100% trẻ đạt chỉ số các độ tuổi theo quy định. Theo Đoàn, kế hoạch chưa phù hợp vì không cụ thể và chưa có kế hoạch phát huy điểm mạnh. Nên chăng: Năm học 2014 - 2015, BGH tiếp tục tổ chức hội thảo, trao đổi, thảo luận, xây dựng các hoạt động thể nghiệm, để nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng cho giáo viên nội dung thiết kế giáo án, phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ. Quan tâm trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ nhút nhát. Đẩy mạnh đổi mới hình thức tổ chức giờ hoạt động có chủ định lĩnh vực phát triển nhận thức để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với môi trường thiên nhiên. 4. Những nội dung chưa rõ: Không 5. Kết quả đánh giá tiêu chí : Đạt 38
- Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi. a) Nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp hằng ngày; b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ bằng lời nói; c) Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết. 1. Điểm mạnh Đồng ý với điểm mạnh: “97% trẻ tự tin khi nói chuyện và đàm thoại cùng cô, mạnh dạn trong giao tiếp, dùng từ phù hợp chính xác và phát triển vốn từ tương đối tốt, phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người”. Đồng thời Đoàn đề nghị bổ sung thêm điểm mạnh của tiêu chí này là: Trẻ mẫu giáo nghe và hiểu được lời nói của người khác. Trẻ nói rõ lời, đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao, kể được một số câu chuyện. Trẻ mẫu giáo lớn đóng vai của nhân vật trong truyện, nhận ra ký hiệu thông thường, nhận dạng và phát âm chữ cái, tô, đồ các nét chữ. 2. Điểm yếu Đoàn băn khoăn với việc xác định điểm yếu của nhà trường: “ nhiều trẻ mẫu giáo bé, nhà trẻ còn nói lắp, nói ngọng”, vì đây là đặc điểm phát triển độ tuổi. Theo đoàn: Còn 3% trẻ chưa mạnh dạn trong giao tiếp, nói nhỏ, chưa rõ ràng. Một số trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút để tô, viết chưa đúng. 3. Kế hoạch cải tiến chất lượng Nhà trường đã đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng nhưng trình bày lủng củng, không rõ biện pháp sẽ thực hiện. Theo đoàn: Từ năm học 2014 - 2015, nhà trường bổ sung kế hoạch thực hiện có hiệu quả nội dung “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số, ”. Chỉ đạo giáo viên quan tâm luyện nói, phát âm, trong các thời điểm sinh hoạt hằng ngày nhất là đối với trẻ nhà trẻ, trẻ 3 tuổi. Tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ, bài thơ, câu chuyện, trò chơi đóng vai. Thường xuyên tổ chức giao lưu tiếng Việt giữa các nhóm lớp trong nhà trường, quan tâm những trẻ nhút nhát để tập luyện giúp trẻ mạnh dạn hơn. Trong hoạt động giáo dục, 39
- chú ý rèn luyện tư thế ngồi cầm bút, cách mở sách, đọc sách cho trẻ. 4. Những nội dung chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí : Đạt Tiêu chí 4: Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi. a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ; b) Có một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động âm nhạc và tạo hình; c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình. 1. Điểm mạnh Không đồng ý là có một số giáo viên biết sử dụng đàn, soạn bài bằng giáo án điện tử, đài đĩa, tranh ảnh sinh động vì không phù hợp với yêu cầu. Theo đoàn: Trẻ hào hứng, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc trong chương trình giáo dục mầm non và ngày lễ, hội. Trẻ mẫu giáo có khả năng cảm thụ âm nhạc và thể hiện cảm xúc khi biểu diễn. Khả năng vẽ, tô màu của trẻ mẫu giáo tương đối tốt, trẻ mẫu giáo nhỡ, lớn có nhiều sản phẩm đẹp, giàu cảm xúc. 2. Điểm yếu Không nhất trí việc xác định điểm yếu vì chưa đúng yêu cầu. Điểm yếu trong tiêu chí này là: Một số trẻ chưa mạnh dạn khi biểu diễn âm nhạc trước đông người, kết hợp lời ca và vận động chưa nhịp nhàng. Kỹ năng nặn, xé dán một số trẻ yếu; Sản phẩm tạo hình sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên chưa phong phú. 3. Kế hoạch cải tiến chất lượng Kế hoạch cải tiến chất lượng xác định không phù hợp, chung chung. Để khắc phục tình trạng trên, kế hoạch của nhà trường nên là: Hằng ngày, thông qua các hoạt động, giáo viên quan tâm nhiều hơn đối với trẻ nhút nhát, thường xuyên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể để tập luyện cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin. Sử dụng giai điệu âm nhạc làm nền trong các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt, thể dục sáng, lúc ngủ để phát triển tai nghe âm nhạc và 40
- cảm xúc cho trẻ. Từ năm học 2014 - 2015 phân công giáo viên có năng khiếu âm nhạc, thẩm mỹ tổ chức các lớp năng khiếu vào buổi chiều cho trẻ để tạo điều kiện cho trẻ phát triển tài năng. Tổ chức các Hội thi “Bé khéo tay”, “Bé năng khiếu”, “Ngày hội trang trí”, “Triển lãm tranh đẹp của bé” để khuyến khích và phát triển khả năng của trẻ. Phối hợp cha mẹ trẻ đóng góp vật liệu từ thiên nhiên, gia đình cho trẻ hoạt động tạo sản phẩm ở trường, 4. Những nội dung chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí : Đạt Thông tin phản hồi: Bài tập 1: Viết báo cáo sơ bộ về báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non. Gợi ý: Từ việc nghiên cứu báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non, người học viết bản báo cáo sơ bộ (theo mẫu). Bài tập 2: Viết bản nhận xét kết quả nghiên cứu 1 tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non. Gợi ý: Từ việc nghiên cứu nội dung tự đánh giá 1 tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non, người học viết bản nhận xét kết quả nghiên cứu các tiêu chí (theo mẫu). Bài tập 3: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ của một trường mầm non. Gợi ý: Từ việc nghiên cứu nội dung báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non, từ kết quả Bài tập 1 và Bài tập 2, người học viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá của đoàn (theo mẫu). Bài tập 4: Viết báo cáo đánh giá ngoài 1 tiêu chí trên cơ sở báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non. Gợi ý: Trên cơ sở bản báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non, từ kết quả Bài tập 1, Bài tập 2, Bài tập 3, người học viết một đoạn báo cáo đánh giá 41
- ngoài về một tiêu chí. Bài tập 5: Nhận xét về hình thức trình bày và nội dung “Phần I. Tổng quan” trong báo cáo đánh giá ngoài một trường mầm non theo dữ liệu đã cung cấp. Gợi ý: Mục đích của Bài tập 5 giúp người học: - Tham khảo và hình dung về cách viết phần Tổng quan của báo cáo đánh giá ngoài trường mầm non; - Đọc lại phần lý thuyết, hướng dẫn để phân tích, nhận xét cách viết phần tổng quan; - Khắc sâu thêm kiến thức, kỹ năng viết báo cáo đánh giá ngoài. Bài tập 6: Nhận xét về nội dung “Phần II. Đánh giá theo các tiêu chuẩn” trong trích đoạn báo cáo đánh giá ngoài một trường mầm non theo dữ liệu đã cung cấp. Gợi ý: Mục đích của Bài tập 6 giúp người học: - Tham khảo và hình dung về cách viết phần đánh giá theo các tiêu chuẩn trong báo cáo đánh giá ngoài trường mầm non; - Đọc lại lý thuyết, hướng dẫn để phân tích, nhận xét cách viết phần đánh giá theo các tiêu chuẩn mà dữ liệu cung cấp; đưa ra nhận xét những ưu điểm, hạn chế của đoạn trích báo cáo về các mặt: Hình thức trình bày, bố cục, nội dung; đặc biệt chú ý nhận xét cách viết các nội dung trong “Mô tả hiện trạng”; “Điểm mạnh”; “Điểm yếu; “Kế hoạch cải tiến chất lượng” ở từng tiêu chí - Khắc sâu thêm kiến thức, kỹ năng viết báo cáo đánh giá ngoài. 42