Đề cương Giám sát thi công và nghiệm thu các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị - Lâm Văn Phong

doc 9 trang hapham 1990
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Giám sát thi công và nghiệm thu các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị - Lâm Văn Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_giam_sat_thi_cong_va_nghiem_thu_cac_cong_trinh_ha_t.doc

Nội dung text: Đề cương Giám sát thi công và nghiệm thu các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị - Lâm Văn Phong

  1. ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRONG ĐÔ THỊ Biên soạn: ThS. Lâm Văn Phong I. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ Khái niệm chung. I.1. Công trình giao thông: 1. Đường giao thông. 2. Hầm giao thông. 3. Cầu giao thông. 4. Công trình đầu mối giao thông: bến cảng, sân bay. 5. Báo hiệu giao thông: đường bộ, đường thủy, đường hàng không. I.2. Công trình cấp nước: Cấp nước tiêu dùng (ăn uống, sinh hoạt), sản xuất và chữa cháy (trạm bơm, hệ thống lọc và xử lý nước, thủy đài, đường ống dẫn nước, họng cấp nước chữa cháy, ). I.3. Công trình truyền tải năng lượng: 1. Công trình truyền tải điện năng: trạm biến áp, đường dây tải điện. 2. Công trình truyền tải khí đốt, nhiên liệu lỏng: đường ống dẫn khí đốt, đường ống dẫn dầu, nhà máy lọc dầu, nhà máy khí hóa lỏng, I.4. Công trình thu gom và xử lý chất thải: 1. Chất thải rắn. 2. Chất thải lỏng. 3. Chất thải khí.
  2. I.5. Công trình thu - thoát nước mưa và nước thải đã xử lý: Hố ga, đường cống, mương, trạm bơm cưỡng bức, I.6. Công trình chiếu sáng công cộng: 1. Hệ thống đèn chiếu sáng. 2. Hệ thống đèn trang trí. I.7. Công trình thông tin liên lạc: 1. Đường dây điện thoại. 2. Đường cáp dữ liệu. I.8. Công trình cây xanh: 1. Cây xanh vỉa hè. 2. Công viên. 3. Vườn hoa. I.9. Công trình tuy nen kỹ thuật: II. YÊU CẦU & NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ II.1. Về vật tư: 1. Giám sát chủng loại vật tư. 2. Giám sát qui cách vật tư. 3. Giám sát chất lượng vật tư. 4. Giám sát công tác bảo quản, xếp kho. II.2. Về kỹ thuật thi công: 1. Giám sát qui trình thi công của từng công tác. 2. Giám sát kỹ thuật thi công của từng chi tiết. 3. Giám sát các dụng cụ, thiết bị thi công về mặt kỹ thuật. II.3. Về biện pháp thi công: 1. Giám sát việc chọn biện pháp thi công của từng công tác. 2. Giám sát việc bố trí nhân lực, thiết bị để thực hiện công tác. II.4. Về tiến độ: 1. Giám sát tiến độ của từng công tác. 2. Giám sát việc phối hợp tiến độ giữa các công tác.
  3. II.5. Về an toàn lao động: 1. Giám sát công tác đảm bảo an toàn cho người lao động: các trang thiết bị bảo hộ lao động cho cá nhân (mũ, giày, găng, quần áo, dây đeo khi làm việc trên cao, ). 2. Giám sát công tác đảm bảo an toàn cho cả công trình: phòng chống cháy, nổ, trượt lở, sập đổ, II.6. Về vệ sinh môi trường: 1. Giám sát công tác đảm bảo vệ sinh môi trường cho bên trong công trường. 2. Giám sát công tác đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực xung quanh công trường. III. MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRONG ĐÔ THỊ III.1. Công tác duy tu, sửa chữa công trình giao thông: Ở đây chỉ xét phần đường giao thông gồm lòng đường và vỉa hè và các hạng mục khác như dải phân cách, báo hiệu giao thông. 1. Đặc điểm chung của công trình: - Công trình chạy dài theo tuyến. - Khi thi công sẽ ảnh hưởng đến giao thông, nhất là phần lòng đường. Thường không thể ngăn toàn bộ lòng đường để thi công một lần vì công trình lúc nào cũng phục vụ cho giao thông, tuy nhiên mật độ lưu thông giảm nhiều vào ban đêm. - Có thể có mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hiện hữu khác nằm ngầm bên dưới hoặc nổi bên trên. - Các báo hiệu giao thông đa số nằm trên vỉa hè, có thể bị nhiều yếu tố khác cũng nằm trên vỉa hè che khuất như cột điện, trụ đèn chiếu sáng, trụ ĐT công cộng, cây xanh, 2. Một số lưu ý: - Phải đề nghị ĐVTC thực hiện công tác điều tra mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ngầm hiện hữu trước khi khởi công. - Duyệt thời điểm thi công thích hợp (lúc ít xe cộ hoặc người đi lại). Nếu làm ban đêm phải nhắc nhở và kiểm tra việc trang bị các đèn báo, thiết bị phản quang, - Giám sát việc kiểm tra cao độ mặt trên các hố ga, nếu không bằng với cao độ thiết kế phải báo Chủ đầu tư đề nghị cơ quan chức năng đến điều chỉnh (khi việc này không thuộc hạng mục của công trình).
  4. - Giám sát cẩn thận chổ tiếp giáp giữa 2 đợt thi công hoặc giữa phần cũ và mới của công trình. - Kiểm tra độ dốc mặt đường, mặt vỉa hè (ngang và dọc), không cho phép đọng nước. - Kiểm tra tiếp giáp giữa mép đường và bó vỉa, không cho phép đọng nước. - Khi tiến hành lắp đặt các báo hiệu giao thông cần xem thực tế hiện trường có gì che khuất hay không. III.2. Công tác thi công công trình cấp nước: 1. Đặc điểm chung của công trình dẫn nước: - Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, có áp. - Thường nằm ngầm dưới vỉa hè, có khi dưới lòng đường. - Có thể có mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hiện hữu khác nằm ngầm bên dưới có khả năng giao cắt với công trình. - Khi thi công sẽ ảnh hưởng đến giao thông. - Khi công trình bị rò rỉ sẽ làm hư hỏng nền xung quanh, gây hiện tượng nước ngầm giả tạo. 2. Một số lưu ý: - Phải đề nghị ĐVTC thực hiện công tác điều tra mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ngầm hiện hữu trước khi khởi công. - Nếu công trình nằm dưới lòng đường sẽ chịu tải của các phương tiện giao thông nên giám sát thật cẩn thật độ sâu đặt ống, thi công mối nối ống, vật liệu lấp ống và độ chặt của nền sau khi lấp ống. - Nhắc nhở và kiểm tra công tác rào chắn, báo hiệu nguy hiểm. - Giám sát công tác tái lập mặt đường, mặt hè đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ (chừa độ dự phòng do cố kết). - Khi công trình đặt trên nền đất yếu cần lưu ý hiện tượng cố kết của nền theo thời gian sẽ gây lún sụt nền, biến dạng công trình, có thể dẫn đến phá hoại công trình, nhất là chỗ các mối nối. Nên báo với TVTK để có các biện pháp xử lý thích hợp. III.3. Công tác thi công công trình thu - thoát nước mưa và nước thải đã xử lý: 1. Đặc điểm chung của công trình: - Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, không áp hoặc thấp áp (dạng mương và cống), thoát nước theo trọng lực (chảy từ nơi cao về nơi thấp), đôi khi có thoát nước cưỡng bức (bơm).
  5. - Thường nằm dưới vỉa hè (ngầm hoặc hở), có khi dưới lòng đường. - Có thể có mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hiện hữu khác nằm ngầm bên dưới có khả năng giao cắt với công trình. - Khi thi công sẽ ảnh hưởng đến giao thông. - Đa số mối nối thiết kế thuộc loại cứng, dễ bị hư hỏng khi công trình biến dạng hoặc chuyển dịch. Khi công trình bị rò rỉ sẽ làm hư hỏng nền xung quanh, gây hiện tượng nước ngầm giả tạo. - Thường chôn khá sâu trong nền so với các công trình ngầm khác. - Các hố ga để nạo vét bùn rác lắng đọng đa số được xây bằng gạch và tô trát bằng vữa xi măng mác 75-100. 2. Một số lưu ý: - Phải đề nghị ĐVTC thực hiện công tác điều tra mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ngầm hiện hữu trước khi khởi công. - Nếu công trình kín nằm dưới lòng đường sẽ chịu tải của các phương tiện giao thông nên giám sát thật cẩn thật độ sâu đặt cống, thi công mối nối cống, vật liệu lấp cống và độ chặt của nền sau khi lấp cống. - Nhắc nhở và kiểm tra công tác rào chắn, báo hiệu nguy hiểm. - Khi đào sâu phải kiểm tra công tác chống đỡ vách hố đào, xử lý nước ngầm, nước mưa vào hố đào. - Giám sát công tác tái lập mặt đường, mặt hè đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ (chừa độ dự phòng do cố kết) - Khi công trình đặt trên nền đất yếu cần lưu ý hiện tượng cố kết của nền theo thời gian sẽ gây lún sụt nền, biến dạng công trình, có thể dẫn đến phá hoại công trình, nhất là chỗ các mối nối. Nên báo với TVTK để có các biện pháp xử lý thích hợp. - Kiểm tra kỹ công tác trộn vữa và trát thành hố ga, nhất thiết phải đánh màu xi măng (qua bay hồ dầu) để đảm bảo tuổi thọ của hố ga. - Trám kín các khe hở giữa cống và thành hố ga bằng vữa xi măng mác cao (cả 2 bên thành hố ga). III.4. Công tác thi công công trình truyền tải điện: 1. Đặc điểm chung của công trình: - Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, rất dễ gây tai nạn nguy hiểm khi xảy ra sự cố, nhất là khi công trình ở dạng nổi (hiệu ứng đô mi nô).
  6. - Có thể nằm ngầm dưới vỉa hè, có khi dưới lòng đường. Thông thường tuyến đường dây truyền tải nằm trên các trụ đỡ dạng công xôn (có hoặc không có neo giằng). Dạng mất ổn định của trụ điện có thể xảy ra theo hai phương (ngang và dọc tuyến). - Phần dây điện (và cáp đỡ) nằm giữa hai trụ có chiều dài biến đổi nhiều theo nhiệt độ môi trường, có thể gây chùng dây xuống thấp hoặc kéo căng đứt dây, ngã trụ. - Có thể có mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hiện hữu khác nằm ngầm bên dưới có khả năng giao cắt với công trình, nhất là khi được thiết kế chôn ngầm. - Khi thi công sẽ ảnh hưởng đến giao thông. 2. Một số lưu ý: - Phải đề nghị ĐVTC thực hiện công tác điều tra mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ngầm hiện hữu trước khi khởi công. - Nếu công trình kín nằm dưới lòng đường sẽ chịu tải của các phương tiện giao thông nên giám sát thật cẩn thật độ sâu đặt ống chứa cáp, thi công mối nối ống, vật liệu lấp ống và độ chặt của nền sau khi lấp ống. - Nhắc nhở và kiểm tra công tác rào chắn, báo hiệu nguy hiểm. - Giám sát công tác tái lập mặt đường, mặt hè đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ (chừa độ dự phòng do cố kết) - Thường xuyên kiểm tra độ chắc chắn của trụ khi chôn vào đất nền, nhất là kiểm tra các thanh kẹp ở chân trụ. Khi cần thiết phải báo ĐVTK và Chủ ĐT làm thêm neo giằng. - Kiểm tra công tác an toàn lao động khi cẩu lắp trụ, khi kéo dây trên đường, khi căng dây trên trụ, - Kiểm tra độ căng của dây cho phép tùy thuộc nhiệt độ môi trường tại thời điểm căng dây. III.4. Công tác thi công công trình thu gom và xử lý rác: Thường gồm các thùng rác cơ động, bồn chứa rác cố định và các bãi chôn lấp rác hoặc các lò đốt rác. 1. Đặc điểm chung của công trình: - Tại điểm thu gom phát sinh mùi hôi thối thường xuyên, kéo theo ruồi nhặng mất vệ sinh. - Thiết bị thu gom không kín sẽ làm rỉ nước rác, ngoài mùi hôi thối còn gây ô nhiễm nguồn nước gần đó. 2. Một số lưu ý: - Kiểm tra cẩn thận độ kín yêu cầu, không cho phép bị rò rỉ chất lỏng ra ngoài công trình.
  7. - Kiểm tra chiều dày lớp bê tông bảo vệ của các cấu kiện BTCT; chất lượng ngăn nước và độ bền của các loại màng trải bên dưới, phủ bên trên công trình. III.5. Công tác thi công công trình chiếu sáng công cộng: 1. Đặc điểm chung của công trình: - Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, ở trên vỉa hè hoặc ở trên dải phân cách của đường. - Phần thi công hệ thống cung cấp điện tương tự như hệ thống điện hạ thế, thông thường hệ thống này đi ngầm dưới vỉa hè, dải phân cách. - Phần nổi (trụ đèn, cần đèn, chóa đèn, chụp đèn, bóng đèn, ) đòi hỏi độ thẩm mỹ cao. 2. Một số lưu ý: - Kiểm tra các trụ đèn theo tuyến phải nằm trên đường thẳng. - Kiểm tra đô thẳng đứng của từng trụ đèn. - Kiểm tra độ đồng đều về độ cao của các bóng đèn ở các trụ khác nhau. - Kiểm tra độ rọi của đèn sau khi lắp đặt nếu mang chức năng chiếu sáng là chính. III.6. Công tác thi công công trình thông tin liên lạc: 1. Đặc điểm chung của công trình: - Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, có thể ở dạng nổi dọc theo các vỉa hè hoặc chôn ngầm dưới lòng đường, lề đường. - Có thể có mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hiện hữu khác nằm ngầm bên dưới có khả năng giao cắt với công trình, nhất là khi được thiết kế chôn ngầm. - Khi thi công sẽ ảnh hưởng đến giao thông. 2. Một số lưu ý: - Phải đề nghị ĐVTC thực hiện công tác điều tra mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ngầm hiện hữu trước khi khởi công - Nếu công trình nằm dưới lòng đường sẽ chịu tải của các phương tiện giao thông nên giám sát thật cẩn thật độ sâu đặt ống chứa cáp, thi công mối nối ống, vật liệu lấp ống và độ chặt của nền sau khi lấp ống. - Nhắc nhở và kiểm tra công tác rào chắn, báo hiệu nguy hiểm. - Đối với các tuyến cáp quan trọng phải yêu cầu ĐVTC làm các ký kiệu trên lòng, lề đường.
  8. III.7. Công tác thi công công trình cây xanh trên vỉa hè: Bao gồm công tác trồng cây, thi công bồn cây, chăm sóc cây. 1. Đặc điểm chung của công trình: - Nằm trên vỉa hè, che chắn một phần mặt tiền các công trình hai bên vỉa hè, đòi hỏi tính thẩm mỹ và không gây khó chịu cho chủ nhân các công trình hai bên vỉa hè. - Bên trên thường có hệ thống truyền tải điện và thông tin liên lạc. - Cây xanh lớn lên theo thời gian, gia tăng đường kính gốc, tán lá và chiều cao. - Cây khi trồng trên vỉa hè đa số đã lớn, nếu công tác bứng gốc, bảo quản, vận chuyển không tốt sẽ khó chăm sóc cho cây sống và phát triển. 2. Một số lưu ý: - Kiểm tra các bản vẽ thiết kế xem tuyến cây xanh vỉa hè có thể gây ảnh hưởng (về sau) đối với hệ thống truyền tải điện và thông tin liên lạc hay không. Nếu có phải đề nghị TVTK điều chỉnh lại. - Kiểm tra công tác định vị trí các cây trước khi đào hố và đặt cây vào hố, đảm bảo độ thẳng hàng và đều đặn. - Nên bàn với TVTK để điều chỉnh vị trí các cây đến ngay ranh giới giữa hai nhà. - Giám sát, nhắc nhở ĐVTC khi đặt cây vào hố cần nhẹ nhàng, không làm hư bầu đất; khi lấp đất cần đầm nhẹ và đều phần đất lấp quanh bầu đất để giữ cây không bị ngã do bật gốc, tốt nhất nên đề nghị ĐVTC chống đỡ cây trong thời gian đầu. - Giám sát công tác chăm sóc cây: tưới nước, bón phân, che nắng, để đảm bảo cây sống được và phát triển. III.8. Công tác thi công công trình tuy nen kỹ thuật: 1. Đặc điểm chung của công trình: Tương tự các phần mạng lưới kỹ thuật đặt ngầm 2. Một số lưu ý: Tương tự các phần mạng lưới kỹ thuật đặt ngầm IV. NGHIỆM THU CÁC CÔNG TÁC THI CÔNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ IV.1. Các căn cứ để nghiệm thu: 1. Các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm hiện hành của Nhà nước. 2. Các yêu cầu của Tư vấn thiết kế (thông qua hồ sơ thiết kế, kết quả thẩm định).
  9. 3. Các yêu cầu của Chủ đầu tư (thông qua hồ sơ mời thầu, Hợp đồng xây dựng công trình). 4. Hồ sơ dự thầu của Đơn vị thi công IV.2. Trình tự nghiệm thu: 1. Nghiệm thu vật tư, thiết bị đưa vào công trường. 2. Nghiệm thu công tác xây lắp: - Yêu cầu ĐVTC tiến hành nghiệm thu nội bộ công việc trước khi báo TVGS nghiệm thu công việc đó. - Những công trình có phần ngầm phải tiến hành nghiệm thu phần ngầm trước khi lấp đất. - Những công trình đòi hỏi phải đo kiểm, thử tải, phải đề nghị ĐVTC tiến hành các bước này khi đủ điều kiện thực hiện: + Đường ống cấp nước: thử độ kín. + Đường dây tải điện: thử độ cách điện, độ dẫn điện, điện trở nối đất. + Đường điện chiếu sáng: đo độ rọi của đèn, độ cách điện của trụ và điện trở nối đất. - Khi nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp và nghiệm thu đưa vào sử dụng phải tập hợp toàn bộ các chứng chỉ vật tư, cấu kiện đúc sẵn, các kết quả thí nghiệm, kiểm định. - Khi nghiệm thu đưa vào sử dụng phải có hồ sơ hoàn công. IV.3. Các biên bản nghiệm thu: Căn cứ theo các mẫu biên bản trong NĐ 209 của CP, trong TT 12/2005 của BXD và các mẫu riêng tùy thuộc từng chuyên ngành (nếu có). Nếu cần trao đổi thông tin, góp ý, xin vui lòng liên hệ: Lâm Văn Phong Bộ môn Cảng – Công trình biển, Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM. ĐT: (08) 863.5973 (NR) - 090.3734.332 Mail: lamvanphong@hcmut.edu.vn; lamvanphong@yahoo.com Chúc các bạn, các anh chị đạt nhiều thành quả tốt trong công tác !