Giáo trình Âm nhạc (Dùng cho ngành GD Mầm non hệ từ xa) (Phần 2)

pdf 49 trang hapham 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Âm nhạc (Dùng cho ngành GD Mầm non hệ từ xa) (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_am_nhac_dung_cho_nganh_gd_mam_non_he_tu_xa_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Âm nhạc (Dùng cho ngành GD Mầm non hệ từ xa) (Phần 2)

  1. + + + BÀI 3. KỸ THUẬT HÁT I. Giới thiệu bộ máy phát âm Bộ máy phát âm của con người vô cùng tinh vi và hoàn chỉnh, bao gồm nhiều bộ phận làm việc gần như cùng một lúc, liên quan chặt chẽ với nhau và không thể tách rời nhau. Để có thể điều khiển cơ quan phát thanh hoạt động theo những yêu cầu của các kỹ năng hát, chúng ta cần tìm hiểu sơ qua về những bộ phận cơ bản của bộ máy phát âm ở con người. Đó là bộ phận phát ra âm thanh, khuếch đại âm thanh, động lực phát thanh, nhả chữ. 1. Bộ phận phát ra âm thanh Bộ phận phát ra âm thanh là thanh quản, đó là một ống nối tiếp với khí quản nằm ở phía trước cổ. Phần giữa thanh quản thắt lại, chỗ thắt lại là những dây cơ và sụn nằm chắn hai bên, đó là thanh đới. Thanh đới là một bộ phận quan trọng của thanh quản, chịu sự điều khiển trực tiếp của thần kinh trung ương. Thanh đới khi 74
  2. không hoạt động nằm ở hai bên ống thanh quản tạo nên một khe hở gọi là khe thanh quản. Phần trên thanh đới có hai khoảng trống ở hai bên, song song với nhau gọi là buồng thanh quản. Phần trên cùng của thanh quản có một bộ phận nhỏ như cái nắp, gọi là nắp thanh môn. Nắp thanh môn mở ra khi phát âm và đóng lại khi ta nuốt thức ăn để thức ăn đi vào thực quản mà không lọt vào thanh quản. 2. Bộ phận khuyếch đại Bộ phận khuếch đại âm thanh là những xoang cộng minh ở các khoảng trống trong đầu, những xoang ở mũi, vòm mặt và trán. Ngoài ra, miệng, yết hầu, ngực có tác dụng làm tăng âm lượng. 3. Bộ phận nhả chữ và động lực phát thanh - Môi, răng, lưỡi,cổ họng là những bộ phận phối hợp với nhau để nhảchữ khi nói, hát - Khí quản, phế quản, hai buồng phổi, lồng ngực, hoành cách mô (cơ hoành) là những bộ phận gây áp lực khi phát thanh. II. Hoạt động của các cơ quan phát thanh 1. Nguyên lý phát thanh Khi nói hoặc hát, hơi được hít qua mũi và một phần nhỏ qua miệng, vào phổi. Lúc thở ra, luồng hơi thở tác động lên thanh đới làm thanh đới rung, phát ra âm thanh. Âm thanh đó đi từ khe thanh quản lên, trước hết được phóng ra trong cuống họng. Cuống họng nằm tiếp giáp phía trên thanh quản. (cuống họng còn được gọi là bộ phận truyền âm). Âm thanh đi ra ngoài qua miệng, kết hợp với các bộ phận của miệng như hàm mềm (còn gọi là hàm ếch mềm), lưỡi, môi, hàm dưới, răng, tạo thành lời nói, tiếng hát. 2. Hoạt động của các cơ quan phát thanh + Hình dáng của miệng thay đổi theo sự phát âm nhả chữ, phụ thuộc vào những nguyên âm, phụ âm. Khi nói các nguyên âm được phát ra nhanh, gọn nhưng khi hát các nguyên âm được kéo dài theo trường độ nốt nhạc. Do đó khi hát, miệng phải mở hơi rộng và tích cực hơn. Tư thế miệng đẹp là phải được mở thoải mái, nét mặt tự nhiên, tươi tỉnh. Độ mở rộng, hẹp của miệng ở từng loại giọng còn ảnh hưởng tới âm lượng và âm sắc của giọng. 75
  3. Thường khi hát lên những nốt cao, miệng mở rộng hơn, nhưng vẫn phải giữ được độ mềm mại, biểu hiện được cảm xúc bằng nét mặt. Hình dáng của miệng khi hát phụ thuộc vào những cử động của môi, lưỡi, hàm dưới, hàm ếch mềm. + Tư thế của môi khi hát cũng phụ thuộc vào các nguyên âm, phụ âm. Ví dụ: Môi mở tròn khi hát nguyên âm a và ô, môi hơi chúm lại, đưa ra phía trước khi hát nguyên âm u, khi hát nguyên âm i và ê thì môi hơi nhếch lên. Nhưng dù ở tư thế nào, ở giọng hát nào, môi cũng phải mềm mại, linh hoạt để tạo điều kiện hát được rõ lời, nhất là khi hát những bài có tốc độ nhanh. + Lưỡi là bộ phận hoạt động liên tục trong khi hát. Hoạt động của lưỡi phát ra những phụ âm, tạo thành lời hát. Khi hát, lưỡi của mỗi người ở những tư thế khác nhau. Lưỡi hạ thấp, hay cong lên, phụ thuộc vào những yếu tố quyết định tính chất âm thanh như: độ mở của vòm họng, của miệng, hơi thở. Dù ở bất cứ giọng nào, khi hát nên đặt lưỡi ở tư thế tự nhiên, mềm mại, không đưa ra phía trước, không tụt về phía sau. Lưỡi cứng là nguyên nhân gây ra hát giọng cổ, hát không rõ lời. Cuống lưỡi cong lên nhiều quá sẽ gây khó khăn khi hát những âm cao Tuy lưỡi giữ vai trò quan trọng trong phát âm, nhưng khi kiểm tra vị trí, tư thế phù hợp của lưỡi, chủ yếu qua chất lượng của tiếng hát. Nếu như âm thanh đã tốt, lời hát đã rõ ràng thì không cần phải quan tâm đến vị trí của lưỡi nữa. Hoạt động của hàm cũng có vai trò quan trọng tới chất lượng âm thanh. Hàm dưới phải buông lỏng, hạ thấp một cách tự nhiên, không đưa chìa ra phía trước. Hàm dưới cứng cũng làm cho cuống lưỡi bị cong lên, cổ bị chà xát mạnh, âm thanh bị nghẹt + Vòm trên của miệng (hàm ếch). Phần ngoài cố định không cử động được, gọi là hàm ếch cứng, phần trong mềm, có thể cử động được gọi là hàm ếch mềm. Hàm ếch mềm nối liền với lưỡi gà khi cử động có thể đóng, mở đường ra miệng và lên hốc mũi. Hàm ếch mềm khi hát phải nâng lên để mở rộng lối cho âm thanh cùng một lúc đi ra miệng và lên hốc mũi. Đặc biệt, khi hát lên cao, hàm ếch mềm nhấc lên đồng thời với tăng cường hơi thở là hai yếu tố quyết định âm thanh. III. Xoang cộng minh 76
  4. Cộng minh là hiện tượng vật thể nào đó bị chấn động mà phát ra âm thanh. Âm thanh này được truyền sang vật khác, gây sự chấn động lan truyền, cộng hưởng với âm thanh khởi phát. Âm thanh phát ra bằng thanh đới của con người bắt đầu không có độ vang. Nhờ có sự cộng hưởng qua các khoảng trống ở các khí quản phát thanh mới tạo ra được âm thanh rõ ràng mà ta vẫn thường nghe. Cách hát có sử dụng các khoảng trống đó để âm thanh vang, sáng, tròn và có âm lượng lớn gọi là hát cộng minh. Những khoảng trống gọi là các xoang cộng minh: xoang miệng, xoang mũi, xoang ngực, xoang trán. + Xoang miệng là xoang cộng minh rất quan trọng. Âm thanh đi qua xoang miệng sẽ được cộng hưởng tạo ra âm lượng lớn, âm vang ấm áp, gần gũi. Khi ta ngậm miệng, lấy lưỡi lấp lên hàm ếch mềm, kết quả âm thanh phát ra rất nhỏ vì không có cộng minh của xoang miệng. + Xoang mũi là xoang cộng minh liên tiếp với xoang miệng. Cộng minh ở xoang mũi tạo cho âm thanh có độ sáng, chói nhất định khi bị ngạt mũi, âm thanh nghe nghẹt, méo Xoang mũi kết hợp với xoang trán, xoang yết (phía sau mũi) tạo ra âm thanh nghe đầy đặn, mạnh mẽ. + Xoang ngực tuy không rỗng, nhưng góp phần quan trọng tới toàn bộ cộng minh trong con người. Giọng hát trung, trầm rất cần có cộng minh của xoang ngực mới tạo được âm vang trầm hùng. Không nên chỉ vận dụng một xoang cộng minh nào đó để hát, bởi khả năng cộng hưởng rất hạn chế, hiệu quả âm thanh nghe nghèo nàn, đơn điệu, nhiều khi gây cảm giác khó chịu. Chẳng hạn, khi hát chỉ sử dụng xoang mũi sẽ tạo âm thanh "giọng mũi", nghe đanh cứng, thiếu sự mềm mại IV. Âm sắc giọng hát Có thể nói, cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa các giọng hát là âm sắc. Mỗi giọng hát đều có một âm sắc riêng. Âm sắc có được là do khả năng sử dụng tổng hợp các xoang cộng minh của mỗi người một cách tự nhiên. Âm sắc là yếu tố rất quan trọng trong đánh giá giọng hát. Một giọng hát không khoẻ lắm nhưng có âm sắc đẹp sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với một giọng hát khoẻ nhưng âm sắc không đẹp. Thông thường tiếng hát đẹp là bao gồm cả âm thanh đẹp, nhả chữ rõ ràng, diễn cảm và hình tượng phong phú. Âm thanh đẹp là phải tròn, gọn gàng, sáng và 77
  5. thánh thoát. Để có được âm thanh đẹp cần phải luyện tập để đưa âm thanh phóng ra phía trước mặt (trán), tạo cho âm thanh có đủ sức vang xa. Khi hát vào tác phẩm, cần có sự suy nghĩ, phân tích để sử dụng điều hoà các cộng minh và âm sắc, tuỳ theo tính chất, tình cảm, phong cách nghệ thuật của tác phẩm để có sự biến hoá đa dạng, tạo hiệu quả phong phú, gợi cảm. V. Tư thế trong ca hát Tư thế cơ thể trong khi hát phải tạo thuận lợi cho việc phát âm, thể hiện âm thanh, diễn đạt tình cảm. Tư thế hát đẹp mới giúp cho hơi thở được vận dụng một cách dễ dàng, linh hoạt, tiếng hát phát ra có sức thu hút nhất định đối với người nghe, góp phần không nhỏ giúp cho việc trình bày bài hát thêm sinh động. Luyện tập tư thế ca hát giúp cho bản thân có dáng dấp uyển chuyển, tao nhã. Các tư thế ca hát có thể là đứng, ngồi, đi lại cần phải có sự luyện tập để khi hát với mọi tư thế mà vẫn thực hiện được những yêu cầu thể hiện tác phẩm thanh nhạc. 1. Đứng hát Khi đứng hát người thẳng tự nhiên, thoải mái, hai chân hơi tách, bàn chân chữ V hoặc song song với nhau. Sức nặng của cơ thể được chia đều cho hai chân. Nét mặt tươi, mắt nhìn thẳng, đầu giữ ngay ngắn, hai tay buông lỏng, các ngón tay duỗi tự nhiên. Khi biểu hiện tình cảm bằng nét mặt hoặc bằng tay, phải hài hoà, phù hợp. Thông thường tay không đưa lên quá đầu, mắt nhìn phía nào thì người và tay cũng hướng về phía đó. Khi đưa tay ra phía trước hoặc lên cao, bàn tay thường mở ngửa, theo hướng đi. Khi đưa tay vào phía ngực, bàn tay thường úp, đưa xuống từ từ. Người hát là Nam có thể mở rộng khoảng cách giữa hai bàn chân tạo dáng khoẻ mạnh. 2. Ngồi hát. Trong hoạt động dạy hát, trẻ thường ngồi để học bài hát. Nếu không có một tư thế đúng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, sự hứng thú, khả năng tiếp thu và kết quả học tập cuả trẻ. Ngồi hát phải thoải mái tự nhiên, nét mặt tươi, lưng thẳng, đầu và cổ thẳng, không gập bụng. Hai vai không nhô cao, đầu có thể lắc lư nhẹ nhàng theo nhịp điệu của bài hát. Hai tay buông lỏng, đặt lên đùi hoặc có thể kết hợp một vài động tác nhẹ nhàng để biểu hiện nội dung tác phẩm. 3. Đi lại trong ca hát Có khi đang đứng hát hoặc ngồi hát lại cần di chuyển, thay đổi vị trí. Việc đi lại 78
  6. phải chủ động, cơ thể mềm mại, uyển chuyển, tư thế thong dong. Có thể bước vào đầu câu hát để tạo cảm giác khoẻ khoắn, tự tin. Khi bước phải nhún vào phách mạnh theo nhịp điệu của bài hát (nhịp 2/4, 3/4 ), tránh sự lệch nhịp hoặc bước bâng quơ, vô cảm hoặc làm ảnh hưởng đến việc lấy hơi, chất lượng của âm thanh Khi luyện tập, nên đứng trước gương để tự kiểm tra tư thế hoặc nhờ những người khác góp ý kiến để sửa chữa kịp thời VI. Hít thở, lấy hơi, nhả chữ, pha trộ âm thanh trong ca hát 1. Hít thở có 3 cách: - Hít thở bằng ngực trên - Hít thở bằng cơ bụng - Hít thở kết hợp ngực và cơ bụng Trong đó hít thở theo cách kết hợp là tốt nhất vì có sự phối hợp nên hơi thở sâu, đủ lượng khí, không gây ức chế, nặng nề. Các bộ phận: phổi, lồng ngực, bụng, hoành cách mô khống chế hơi thở một cách chủ động mềm mại nên âm thanh tròn đầy, ấm áp, có vị trí tốt, cơ thể thoải mái, không mệt mỏi. Chúng ta có thể rèn luyện hít thở bằng cách hít một hơi thật dài bằng miệng và mũi (tránh bật thành tiếng) rồi "xì" ra nhẹ nhàng giữa hai hàm răng khít lại, từ từ càng lâu càng tốt. (chú ý không lấy quá đầy). 2. Lấy hơi trong ca hát Nếu lấy hơi một cách tự do, tuỳ tiện sẽ làm "vụn" câu hát và mất ý nghĩa của lời ca. Trước khi hát phải lấy hơi sâu vào bụng để hát hết một câu, sau đó mới lấy hơi để hát câu tiếp theo (câu hát tương đương với 1 tiết nhạc 4 nhịp). Đối với trẻ hơi thở còn yếu, chưa đủ hơi để hát hết câu, giáo viên có thể ngắt câu ngắn hơn cho dễ hát. Nên lấy hơi trước những âm kéo dài, âm ngân tự do, trước cao trào (nếu có) của tác phẩm. Tránh lấy giữa các từ ghép: yêu thương, Việt Nam hoặc từ láy: xanh xanh, trắng trắng Nếu bài hát ở nhịp độ nhanh, hát nhanh thì phải lấy hơi nhanh vào cả mũi và miệng (gọi là lấy lén, cướp hơi). 3. Nhả chữ Kỹ thuật nhã chữ trong ca hát là cách hát từng âm tiếng, từng ca từ của lời ca. Khi hát lời ca phải rõ ràng, đúng dấu giọng theo cách phát âm phổ thông (đủ 6 thanh). Nếu hát dân ca thì có thể nhả chữ theo phương ngữ để không làm mất đi vẻ đẹp về phong tục, tập quán sinh hoạt của địa phương. 79
  7. - Đối với những âm thanh kéo dài phải biết giữ hơi, giữ vị trí cao độ, tránh non, phô (thường ở cuối âm). - Phải tập kỹ năng hát luyến âm, liền âm (lêgatô) để tạo độ mượt mà và nhẹ nhàng cho dây thanh khi thể hiện những ca khúc trữ tình, dân ca. - Kỹ thuật hát ngắt, hát nẩy (stắccatô) cũng rất quan trọng. Phần lớn là tác phẩm thanh nhạc có nhịp độ nhanh đều phải vận dụng kỹ thuật này. Hát nẩy vừa tạo sự tương phản đối với hát luyến, hát liền giọng vừa thể hiện được tính cách, hình tượng âm nhạc mà còn làm cho người nghe hiểu được nội dung lời ca. Trong tác phẩm thanh nhạc giai điệu thường chi phối lời ca, có khi lời ca phải phụ thuộc vào giai điệu nên mất đi vẻ tự nhiên của dấu giọng. Bởi vậy, ở một số bài tác giả đã dùng thêm dấu luyến, hoa mỹ nhằm làm đẹp cho giai điệu và người hát dễ thể hiện. Việc đóng mở khẩu hình (miệng) có ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố nhả chữ. Miệng hát phải mở rộng tự nhiên, môi mềm mại, quai hàm lỏng, nhẹ nhàng. Những ca từ kéo dài phải đóng miệng chậm, phải biết tách âm, vần rồi mới hát thành tiếng, thậm chí còn phải tạo ra một tiếng trung gian trước khi ghép với vần. Ví dụ: Xuân Xu + uân Xuân tiếng tiếng trung gian vần ca từ (góc độ văn học) (góc độ thanh nhạc) 4. Pha trộn âm thanh Khi đọc lời bài hát thì lời chỉ mang ý nghĩa về văn học còn khi được hát lên lời còn mang ý nghĩa âm nhạc, mỗi âm tiếng của lời ca là một ca từ, phải bóng bẩy duyên dáng. Âm thanh phát ra phải đúng dấu giọng phổ thông (6 thanh) có màu sắc hài hoà, cảm giác thoải mái, dễ chịu, không bị chói muốn vậy người hát phải biết cách pha trộn âm một cách hợp lý. Ví dụ: Ca từ: sông cộng thêm x và ngược lại Trời ch và ngược lại Nguyên âm Ơ h hơ 80
  8. i h hi a h ha ê h hê Chúng ta cần lưu ý rằng vừa biết kết hợp giữa hơi thở với cách mở khẩu hình, pha trộn âm thanh thì sẽ tránh được hiện tượng giọng mũi, âm thanh bẹt và đây là một hoạt động liên hoàn để tạo nên âm thanh đẹp, giọng hát hay khi trình bày những ca khúc chuyên nghiệp. Tuy nhiên với cách hát những ca khúc dân ca mà đặc biệt là dân ca Miền Trung, Nam Bộ thì việc đóng mở khẩu hình, pha trộn âm thanh có thể được “châm chước”, nhằm “tôn trọng” ca từ, lối phát âm của địa phương, để thể hiện nội dung của làn điệu. VII. Hát liền âm, ngắt âm, tạo độ vang. 1. Hát liền âm (lêgatô): Hát liền âm là các âm liền nhau, âm nọ gắn kết với âm kia trong một hơi thở, các âm thanh không bị ngắt, đứt quãng, rời rạc. Hát liền âm tạo tình cảm dào dạt bởi âm thanh da giết thấm vào lòng người nghe. Để hát liền giọng, người hát phải lấy hơi một cách khéo léo, nhẹ nhàng và phải biết giữ hơi thở. Cách hát này thường được vận dụng trong các bài hát trữ tình, dân ca, hát ru. 2. Hát ngắt, nẩy âm (stắccatô): Hát ngắt, nẩy âm là hát từng âm tách rời, độc lập, chắc khoẻ và đầy đặn. Tuy âm thanh độc lập nhưng không rời rạc, không ảnh hưởng tới hình tượng, nội dung lời ca. Hát ngắt, nẩy âm tạo cho người nghe một sự thoải mái, khoẻ khoắn, tự tin. Muốn hát ngắt, nẩy âm, người hát phải lấy hơi sâu vào bụng rồi đẩy mạnh qua thanh đới, phải có sự phối hợp nhịp nhàng với hơi thở để tạo sự gọn gàng, dứt khoát của âm thanh. Cách hát này thường được áp dụng trong các bài có tính nhí nhảnh, ngộ ngĩnh hoặc các bài hành khúc thanh niên, hành khúc quân đội 3. Tạo độ vang Ngoài các yếu tố hơi thở, liền âm, ngắt âm, chúng ta cần quan tâm đến âm sắc, chất lượng âm thanh. Kể cả lối hát liền giọng hay ngắt nẩy thì từng âm thanh phải có độ vang, đó là những âm được cộng hưởng bởi các xoang hốc ở đầu rồi đưa lên trán (tức âm thanh vang ở trán), quy trình này còn gọi là “dựng âm thanh”. Để có giọng hát vang chúng ta phải luyện tập thường xuyên, kết hợp giữa tai nghe với sự khống chế về hơi thở và cơ bụng. 81
  9. Hát vang có ý nghĩa quyết định chất lượng giọng hát. Nếu không nắm được kỹ thuật hát vang ở trán thì âm thanh chỉ phát ra ở miệng (theo bản năng). Cũng có khi do muốn tạo ra âm thanh đẹp nhưng lại thiếu phương pháp và người hướng dẫn nên hát thành giọng mũi (âm thanh vang ở khu vực sống mũi). Chúng tôi có thể lập bảng so sánh như sau: Vị trí âm thanh Cách phát âm Đặc điểm â thanh Độ vang 1. ở miệng bản năng tự nhiên, tự do không vang 2. ở mũi dị tật méo, bẹt đanh, cứng 3. ở trán khống chế, cộng hưởng tròn, đầy vang, sáng Trong thực tế có những trường hợp không qua luyện tập nhưng âm thanh vẫn vang. Tuy nhiên muốn hát hay thì cần quan tâm đến nhiều yếu tố như chúng tôi đã nêu trên. VIII. Trình bày tác phẩm (Xử lý tác phẩm) Muốn thể hiện thành công một bài hát, chúng ta phải biết bài hát thuộc thể loại gì (hành khúc, trữ tình, hát ru, bài dân ca hay bài hát trẻ thơ có tính ngộ nghĩnh ) nắm được những yếu tố cơ bản về tư thế, hơi thở, cách phát âm nhả chữ, pha trộn âm thanh. Đối với những bài hát có tính trữ tình, nhịp độ chậm, âm thanh kéo dài thì từng âm phải được thể hiện một cách khéo léo, lớn dần sau đó nhỏ dần, các âm thanh trong câu hát cũng được móc xích, liên kết thành chuỗi, tránh đứt quãng, rời rạc, hát theo kỹ thuật liền âm (lêgatô) Ví dụ: - Hoa bé ngoan (Hoàng Văn Yến) - Ru con mùa đông (Đặng Hữu Phúc) Với những bài có tính hành khúc nhịp độ vừa và nhanh cần thể hiện âm thanh một cách lưu loát, khoẻ khoắn, hơi bật nẩy, âm phải đầy đặn, trong sáng, tròn vành rõ chữ. Bài hát nhịp độ nhanh thường khó xử lý hơi thở nên dễ bị mờ, hát không rõ lời, mất tiếng. Bởi vậy khi hát cần phải thuộc lời, lấy hơi khéo léo để tránh những tạp âm, làm mất đi vẻ đẹp của giai điệu, lời ca. Ví dụ: - Đi một hai (Đoàn Phi) - Đội kèn tý hon (Phan Huỳnh Điểu) Với những bài hát của trẻ có tính ngộ ngĩnh phải thể hiện âm thanh một cách rõ ràng, khoẻ khoắn, hơi bật nẩy kết hợp phong cách nhí nhảnh (đưa tay, lắc đầu ) để góp phần thể hiện tình cảm cho tác phẩm. 82
  10. Ví dụ: - Em tập lái ôtô (Nguyễn Văn Tý) - Lái ôtô (Đoàn Phi) Với một số bài hát mà trong từng vế của câu hoặc của đoạn có sự đối đáp về hoà thanh, về ý nghĩa của lời ca thì chúng ta có thể hát thay đổi sắc thái theo cách: vế một (đối) nhẹ hơn rồi chuyển sang vế hai (đáp) mạnh hơn (như một sự trả lời ) Ví dụ: - “Chim gặp bác chào mào, (vế đối) chào bác”. (vế đáp) - “Chim gặp cô sơn ca, (vế đối) chào cô”. (vế đáp) Những bài có cao trào (đỉnh cao của giai điệu) đòi hỏi phải biết giữ hơi, dồn nén cảm xúc, chuẩn bị tăng dần về âm lượng (tuỳ bài mà phải biết tạo âm sắc kịch tính). Ví dụ: - Bài ca hy vọng (Văn Ký) - Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý) Ngoài ra việc tạo thêm phong cách hát (ánh mắt, nét mặt, ngoại hình ) cũng góp phần thể hiện tính chất và hình tượng âm nhạc. Đối với bài hát có cấu trúc hai đoạn thì đoạn hai thường là đoạn phát triển, giai điệu được đẩy lên cao, tiết tấu cũng có thể thôi thúc dồn dập hơn nên cách hát cũng khác đoạn 1, âm lượng lớn hơn, nhấn mạnh ở những từ đầu câu Kết thúc bài thường theo ba cách: - Hát câu cuối đúng trường độ như bản nhạc - Hát l ặp lại câu cuối vài ba lần - Hát giãn nhịp câu cuối (Rall). Hát như bản nhạc thường không phải chuẩn bị nhiều nên có cảm giác thiếu, vội vàng. Những bài có tính sôi nổi, khoẻ khoắn nên kết theo cách hai, nhắc lại câu cuối bài ba lần rồi ngắt âm thanh một cách gọn gàng, dứt khoát sẽ tạo cảm giác đầy đặn, thoải mái. Kết theo cách giãn nhịp là kiểu kết chủ yếu cho đơn ca, những bài trữ tình, ca ngợi Đảng Bác. Trước khi hát đến câu cuối người hát phải "thông báo" bằng cách lấy hơi chậm và bắt đầu "Ral" ở đầu câu, sau đó chủ động giãn chậm dần đến chỗ kết thì kéo dài ( ở đó thường ứng với nốt nhạc trong hợp âm 7 át của giọng). Sau thời gian ngân vừa đủ có thể ngắt, lấy hơi để hát tiếp về kết. Nốt kết là âm chủ bởi vậy lời hát phải rõ ràng, thiết tha, âm thanh tròn đầy, mượt mà, nét mặt tươi, động tác biểu cảm hợp lý sẽ có sức thu hút người nghe. IX. Phân loại giọng hát 83
  11. Sự phân biệt về màu sắc của giọng trong sáng hay mờ đục, nặng nề hay bay bổng, du dương hay rền vang gọi là âm sắc giọng. Âm sắc giọng muôn màu, muôn vẻ song vẫn có thể quy tụ lại thành những loại giọng hát chính nhờ cả về âm vực (là khu âm trên bàn phím Piano) và tầm cữ (là quãng rộng, hẹp mà giọng hát được). 1. Giọng trẻ em chia làm hai loại là giọng cao và giọng thấp. - Giọng cao trẻ (sopran) âm vực: - Giọng thấp trẻ (alto) âm vực: 2. Giọng người lớn a. Giọng nữ chia làm 3 loại chính : Nữ cao, nữ trung, nữ trầm. - Giọng nữ cao: Sôpranô (S) thường nhẹ nhàng, mềm mại, âm vực: - Nữ trung: Mezzo So Prano, âm sắc êm dịu, ấm áp, âm vực: - Nữ trầm: Altô (A) âm sắc ấm áp, độc đáo, âm vực: b. Giọng Nam được chia làm ba loại chính: Nam cao, nam trung, nam trầm. - Giọng nam cao: Tenor (T) vang sáng, âm vực: - Giọng Nam trung: âm sắc rất gần với giọng nói, âm vực: 84
  12. - Giọng Nam trầm: Bass (B) âm vực: Nam trầm đóng vai trò quan trọng trong hợp xướng nhiều bè. Bè Bass làm nền móng cho các bè S A T đan xen nhau một cách vững vàng. Bè Bass có đặc điểm ít chuyển động, ít hát nhanh. Ở các bè, giọng Nam thường thấp hơn (âm thật) giọng Nữ một bát độ tuy cùng viết ký hiệu khoá Xon. Câu hỏi: 1. Trình bày cách lấy hơi, nhả chữ, pha trộng âm thanh trong ca hát. 2. Thế nào là hát liền âm, ngắt âm, tạo độ vang cho giọng hát. 3. Nêu cách trình bày tác phẩm khi ca hát Bài tập thực hành: Tập trình bày các bài: - Cùng múa hát mừng xuân (Hoàng Hà) - Trống cơm (Dân ca Quan họ Bắc Ninh) - Cò lả (Dân ca Bắc Bộ) - Thiếu nhi thế giới liên hoan (Lưu Hữu Phước) - Chiếc đèn ông sao (Phạm Tuyên) - Nụ cười (nhạc Nga) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Tài liệu tham khảo 1. Trung Kiên Phương pháp dạy học hát. NXB Văn hoá 1982 2. Minh Cầm Chỉ huy và biểu diễn hợp xướng. Vụ đào tạo – Bộ Văn hoá và Thông tin 1982 3. Lê Thu Phương pháp học đàn Organ. NXB TP.Hồ Chí Minh 1993 3. Mai Khanh Sách học thanh nhạc. Vụ đào tạo – Bộ Văn hoá thông tin Hà Nội 1982 4. Nguyễn Thị Nhung Hình thức âm nhạc. NXB Giáo dục 1997 85
  13. 5. Lan Hương (dịch) Các thể loại âm nhạc. NXB Văn hoá thông tin 2002 6. Vĩnh Phúc Hình thức âm nhạc (tài liệu trung học nghệ thuật) Đại học Nghệ thuật Huế 2002 7. Nguyễn Bạch Mai Âm nhạc và Phương pháp giảng dạy, tài liệu giảng dạy 2002 8. Hoàng Văn Yến (tuyển chọn) Trẻ Mầm non ca hát, NXB Âm nhạc, 2002 8. Ngô Thị Nam Hát (giáo trình CĐSP) NXB Đại học Sư phạm 2004 9. Mai Tuấn Sơn Âm nhạc I. Giáo trình Đào tạo giáo viên MN. ĐHV 2005. 10. Mai Tuấn Sơn Âm nhạc II. Giáo trình Đào tạo giáo viên MN ĐHV 2005. 11. Hoàng Long (chủ biên) Âm nhạc 4. NXB Giáo dục 2005 12. Đoàn Phi Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể. NXB Đại học Sư phạm 2005 14. Các tài liệu khác. Kiến thức cơ bản 1. Bộ máy phát âm của con người gồm nhiều bộ phận, phối hợp đồng thời để tạo ra tiếng nói, giọng hát. Cần nắm nguyên lí và hoạt động của cơ quan phát thanh để bảo vệ và phát triển giọng hát. 2. Tư thế ca hát đúng, đẹp sẽ tạo ra âm thanh tự nhiên, đầy đặn, có sức cuốn hút và hấp dẫn người xem. 3. Lấy hơi, nhả chữ và đóng mở khẩu hình là khâu quan trọng không những làm cho người xem nghe rõ ca từ, nội dung tác phẩm mà còn thấy được vẻ đẹp của sự kết hợp giữa lời ca và âm nhạc. 4. Khi kết hợp hai kỹ thuật trong cùng một tác phẩm sẽ tạo nên sự đối tỷ, tương phản và đa dạng về màu sắc làm hấp dẫn người nghe. 5. Khi trình bày, xử lí một tác phẩm cần có ý đồ về cách thể hiện như: câu mở đầu, cao trào (đoạn 2) hoặc kết thúc bài hát. Câu hỏi 1. Trình bày cách lấy hơi, nhả chữ, pha trộng âm thanh trong ca hát. Gợi ý: - Cần xác định câu hát cho bài hát thông qua tiết nhạc và lời ca. Thường mỗi câu tương đương 1 tiết nhạc (khoảng 4 nhịp), ở đó lời ca có thể ngắt thành 1 ý nhỏ và khi hát có thể lấy hơi sau mỗi câu. - Một yêu cầu quan trọng trong ca hát là phải hát rõ lời. Bởi vậy cần nhả chữ đúng “quy trình”, không nên đóng mở miệng, khép môi sớm hoặc muộn quá. 86
  14. - Pha trộng âm thanh cũng giống như “gia vị”, “đánh bóng”, “tạo màu” cho âm thanh, cho bài hát. Biết pha trộn một cách hợp lí sẽ đẹp giọng hát và tăng giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 2. Thế nào là hát liền âm, ngắt âm, tạo độ vang cho giọng hát. Gợi ý: - Hát liền âm là các âm liền nhau, móc xích với nhau tạo nên các âm thanh dạt dào đằm thắm, gắn kết như một thể thống nhất. Kỹ thuật hát liền âm thường được áp dụng cho thể loại trữ tình, dân ca, hát ru - Hát ngắt âm là các âm ngắt, gọn, độc lập tạo nên âm những âm thanh đầy, khỏe, có sức bật. Kỹ thuật hát ngắt âm thường được áp dụng cho thể loại hành khúc, kịch tính hoặc những bài có tính kể lể, hài hước - Có 3 vị trí vang của âm thanh: vang ở miệng, vang ở sống mũi, vang ở vùng trán, trong đó vang ở vùng trán có màu sắc đẹp nhất. Để có âm thanh vang ở trán cần có sự hướng dẫn của giáo viên thanh nhạc và quá trình rèn luyện. 3. Nêu cách trình bày tác phẩm khi ca hát Gợi ý: - Xác định cấu trúc, thể loại của tác phẩm, chọn cách hát liền giọng, ngắt giọng hoặc kết hợp cả 2 cách hát. - Mở đầu thường âm lượng vừa phải, câu 2 (đoạn 2) hát to, vang kết bài thường kéo dài hoặc nhắc lại (tùy tác phẩm). - Nắm nội dung để chọn trang phục, cách thể hiện (diễn xuất, điệu bộ, đạo cụ ) Chương 3. THỰC HÀNH ÂM NHẠC BÀI 1. XƯỚNG ÂM VÀ HỌC BÀI HÁT I. Hiểu thế nào về ký - xướng âm? Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày những kiến thức cơ bản về nhạc lý nhưng để có thể thực hành được âm nhạc thì phải hiểu bản chất, ngôn ngữ, ký tự, tính đặc thù, những điều kiện cần thiết và qui trình hoạt động của các giác quan. Học “xướng âm” là hát lên các âm thanh của âm nhạc mà ta gọi là “đọc nhạc” bao gồm nghe, ghi chép thành ký hiệu (nốt nhac) và đọc, trong đó hoạt động đọc là chính. Về bản chất âm thanh không phải là một hiện tượng “nhìn” - “thấy”, nó phải 87
  15. được vang lên mới “nghe” rồi “thấy”. Bởi vậy , muốn đọc thì phải nghe, không nghe không có âm thanh để đọc. Đó là con đường duy nhất để tích luỹ, ghi nhớ và tái tạo. Cách đọc âm thanh: Xét về mặt hoạt động thính giác là cách xác lập, tái tạo âm thanh sau khi tai nghe đã thu nhận được, nó mang tính đặc trưng vận động của cái có dưới dạng cái không. Xét về mặt thị giác thì ngược lại, cách đọc ở đây lại biến ký hiệu (đã được mã hoá) thành âm thanh (giải mã). Nó mang đặc trưng vận động giữa cái không dưới dạng cái có. Xét về mặt hoạt động phối hợp thì cách đọc hình thái âm thanh (không ký hiệu) là một quy trình gồm “nghe” và “thấy”: * Thính giác Bộ máy phát âm Âm thanh Nghe Đọc Hiệu quả Còn cách đọc hình thái kí hiệu (không có âm thanh) lại là quy trình: * Thị giác Bộ máy phát âm Âm thanh Nhìn Đọc Hiệu quả Nghe - Đọc là hoạt đông trực tiếp, đối mặt với chính âm thanh ở hình thái thực, hình thái bản chất, không kí hiệu, được coi là quy trình xuôi, tự nhiên. Nhìn - Đọc là hoạt động gián tiếp , thông qua ghi ở hình thái trừu tượng, hình thái kí hiệu, không có âm thanh, đây được coi là quy trình ngược, không tự nhiên. Nghe đọc đúng thì nhìn đọc mới đúng. Hoạt động nghe đọc cũng bao hàm cả hoạt động nghe ghi, có thể tóm tắt theo quy trình sau: Âm thanh Âm thanh Âm thanh NGHE ĐỌC (trí nhớ) (Hình thái Thính giác trực tiếp) GHI (Âm thanh, kí hiệu) (Không âm thanh) NHÌN 88
  16. (Hình thái gián tiếp) CHÉP (Kí hiệu) Thông qua sơ đồ chúng ta thấy Nghe - Đọc - Ghi là một quy trình khép kín, cơ bản, có tính chất quyết định đến việc học âm nhạc. Bởi vậy, dù là ngành Sư phạm Mầm non, loại hình Vừa làm vừa học nhưng chúng ta cũng không “đốt cháy giai đoạn” bỏ qua việc luyện nghe, luyện đọc gam, các bậc cơ bản trước khi nhìn đọc bản nhạc và ghép lời bài hát. II. Nghe, đọc, gõ phách nguyên và các dạng phách chia Thực hiện theo tuần tự: Nghe giáo viên làm mẫu -> Đọc -> Gõ Bài 1. Đọc: đen đen đen lặng Bài 2. đơn đơn đơn đơn đen lặng Bài 3. Bài 4. . . Bài 5. . Bài 6. . 89
  17. Bài 7. Bài 8. III. Nghe, ghi tiết tấu: - Tập ghi (tập kỹ từng bài rồi mới chuyển bài khác) 90
  18. II. Đọc nhạc và ghép lời bài hát 1. Giọng Đô trưởng (Cdur) - Gam Đô trưởng: - Âm ổn định: - Đọc xuôi thuộc rồi đọc ngược lại: - Bài ứng dụng: Nguyên tắc đọc: - Đọc, gõ trường độ (tiết tấu) từng câu (dựa vào nhịp) - Đọc cao độ của các âm (dựa vào gam, âm chủ) - Ghép trường độ và cao độ thành giai điệu - Hát lời theo giai điệu Chú bộ đội Nhạc và lời: Hoàng Hà 91
  19. Nắm tay thân thiết Nhạc Hàn Quốc 2. Giọng Fa trưởng (Fdur) 92
  20. + Đọc gam và âm ổn định (cách đọc giống gam, giọng Cdur) Gà Trống Cái Mũi Hát kết hợp vỗ tay vào chỗ có dấu * * * 3. Giọng Sol trưởng (Gdur) 93
  21. + Đọc gam và âm ổn định (cách đọc giống gam, giọng Cdur) Là con mèo Nhạc và lời : Mộng Lân Chúc mừng sinh nhật 94
  22. 4. Giọng La thứ. (Amoll ) + Đọc gam và âm ổn định giọng La thứ Ngày mùa vui Hơi nhanh – Vui – Rộn ràng D.C Thái, Lời Hoàng Lân Bài tập thực hành: 1. Đọc, gõ, ghi các loại tiết tấu: Bài 1. Bài 2. Bài 3. Bài 4. . . Bài 5. . 95
  23. Bài 6. . Bài 7. Bài 8. 2. Đọc gam, hợp âm ba chủ Cdur, Gdur, Fdur lên, xuống nhiều lần. 3. Đọc ghép lời và hát đúng nhạc các bài tập trên. 4. Tập cách xử lý âm thanh và trình bày các bài: - Ru con mùa đông của Đặng Hữu Phúc - Đi học Bùi Đình Thảo - Trống cơm Dân ca Q. họ Bắc Ninh - Hạt gạo làng ta Trần Viết Bính - Trần Đăng Khoa - Màu áo chú bộ đội Nguyễn Văn Tý - Quê hương Giáp Văn Thạch - Đỗ Trung Quân - Chim bay Theo điệu Lý thương nhau HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Kiến thức cơ bản 1. Nghe, nhận biết độ dài các loại hình nốt, từ đó biết đọc, ghi, gõ trường độ, các loại tiết tấu. 2. Nghe, nhận biết cao độ các âm ổn định, không ổn định, từ đó biết đọc, ghi lên khuông nhạc. 3. Đọc xướng âm, gõ phách, ghép lời bài hát nhà trẻ mẫu giáo. 4. Vận dụng kỹ thuật hát để trình bày các bài hát theo từng thể loại. 96
  24. BÀI 2. CHỈ HUY HÁT TẬP THỂ 2.1. Khái niệm hát tập thể Hát tập thể là hát nhiều người (có khi lên tới hàng trăm người), gồm hai hình thức cơ bản là đồng ca và hợp xướng. + Đồng ca (còn gọi là hát quảng đại quần chúng) là hình thức hát không mang ý nghĩa biểu diễn , không yêu cầu nhiều về thể hiện sắc thái, chất giọng, số lượng người là hình thức tự hát, tự nghe. Bài hát có tiết tấu khoẻ khoắn, giai điệu đơn giản, nhịp độ khoan thai và thường chỉ có một bè. + Hợp xướng là hình thức biểu diễn nghệ thuật thanh nhạc nhiều bè (thường 2, 3 bè, có khi 4, 5 bè). Các bè kết hợp với nhau một cách nghiêm ngặt để cùng nâng đỡ và “tôn vinh” bè giai điệu. Người hát hợp xướng phải được lựa chọn giọng, phải có khả năng nhất định về ca hát. Hát đồng ca, hợp xướng đều có yêu cầu hát đồng đều về nhịp, về âm lượng, âm điệu, sắc thái tình cảm của bài hát ở từng câu nhạc, đoạn nhạc nên cần phải có người điều khiển - đó là chỉ huy. 2.2. Tư thế chỉ huy Thông thường người chỉ huy đứng trước người hát (diễn viên), giữa sân khấu (lớp), mặt hướng về người hát, lưng quay xuống phía người xem (khán giả) ở tư thế thoải mái. Người đứng thẳng, hai chân hơi tách , trọng lượng cơ thể đều vào hai chân, mũi chân ngang hàng cũng có khi một chân hơi nhích về phía trước để dễ xoay chuyển. Từng cử chỉ động tác như đưa tay, vươn người, ánh mắt, nét mặt phải phù hợp với tình cảm, nội dung của bài hát. Trong khi chỉ huy có thể xê dịch vị trí, quay trái, quay phải, vươn người ra trước. Nếu là đánh nhịp cho trẻ hát thì cô giáo thì có thể lắc lư nhẹ nhàng theo nhịp điệu bài hát hoặc hơi cúi gập bụng để thể hiện tình cảm và sự gần gũi với trẻ. Tay bắt đầu ở vị trí ngang vai, khi đưa lên không qua đỉnh đầu, khi xuống thấp không quá dưới bụng. Khi cần đánh thấp (cho trẻ hát to hát nhỏ) thì người hơi cúi và đưa tay xa ra phía trước. Động tác phải rõ ràng, dứt khoát, khuỷu tay hơi gấp. Hai tay luôn có sự phối hợp nhưng tay phải là chính. Tay phải chịu trách nhiệm đánh nhịp, tay trái làm nhiệm vụ thể hiện sắc thái (như đưa lên miệng, ngón tay chụm lại là hát nhỏ; đưa lên cao, ngón tay mở là hát to ). Căn cứ vào loại nhịp, ô nhịp đầu của bài bát, người chỉ huy phải đánh trước 1 phách gọi là phách lấy hơi. 97
  25. Nếu bài hát bắt đầu bằng phách mạnh thì phách lấy hơi là phách nhẹ,bắt đầu bằng phách nhẹ thì phách lấy hơi là phách mạnh (loại nhịp 2/4). Động tác cụ thể: - Hai tay đưa ra trước (ngang ngực), lòng bàn tay hướng ra phía trước, mắt bao quát lớp: trẻ chú ý - Một tay thu về, bàn tay úp, một tay đánh là cô hát lấy giọng (một câu ngắn): trẻ chuẩn bị hát. - Hai tay cùng đánh là cả lớp cùng hát. - Một tay cô đánh phía bên nào thì bên đó hát hoặc đưa ra từ từ rồiđể yên là ngân dài - Tay cô đánh thấp thì hát nhỏ, đánh ngang ngực: hát vừa, đánh cao: hát to. - Cô đánh chậm thì hát chậm, đánh nhanh dần thì hát nhanh dần. - Cô đánh nhẹ nhàng, mềm mại thì hát tình cảm, du dương. - Hai tay gần nhau, động tác gọn gàng, cổ tay lắc nhẹ, bàn tay và các ngón tay đưa lên đưa xuống nhịp nhàng là thể hiện âm thanh ngắt, nảy - Động tác kết thúc: hai tay đưa từ trong ra ngoài, lòng bàn tay hướng ra trước thì dừng lại, thôi hát. 2.3. Động tác chỉ huy Thông thường mỗi phách ứng với một động tác, mỗi loại nhịp có số phách khác nhau nên có cách chỉ huy khác nhau. Cách đơn giản, cách phức tạp, cách chân phương, cách màu mè bay bướm song ở đây ta chỉ đề cập đến những đường nét và nguyên tắc cơ bản nhất. + Nhịp 2/4: Nhịp 2/4 có 2 phách nên có 2 động tác. Động tác một (phách mạnh) tay đưa từ trên xuống dưới, trong ra ngoài tạo thành một đường cong. Động tác hai (phách hai nhẹ) ngược hướng với động tác một. Hướng đi Tay trái Tay phải 1 1 1 2 2 2 Ở nhịp độ chậm hoặc muốn thể hiện tính chất mềm mại (lêgatô), có thể đánh theo đường cong giống số tám nằm ngang: 2 1 98
  26. + Nhịp 3/4: gồm ba động tác theo ba hướng khác nhau - Động tác thứ nhất (phách một mạnh) tay đưa từ trên xuống dưới. - Động tác thứ hai (phách hai nhẹ) từ trong ra ngoài. - Động tác thứ ba (phách ba nhẹ) tay hất ngược lên phía trên, từ ngoài vào trong. Hương đi (tay phải) Tay trái Tay phải 1 1 1 3 3 3 2 2 2 Ở nhịp độ nhanh (điệu Valxo) đường nét chỉ huy là hình tròn. Động tác đưa tay xuống mạnh (phách 1) đưa lên nhẹ (phách hai ba) + Nhịp 4/4: gồm bốn động tác đi về bốn hướng xuống, vào, ra, lên. Giống như gộp các đường nét của nhịp 2 phách và 3 phách lại với nhau. Hướng đi (tay phải) Tay trái Tay phải 1 1 1 4 4 3 4 3 3 2 2 2 + nhịp 6/8: gồm 6 động tác nên cần đánh đủ 6 phách, trong đó chú ý phách 1 mạnh và phách 4 mạnh vừa: Hướng đi (tay phải) Tay trái Tay phải 1 1 1 6 6 6 2 5 4 4 5 3 5 2 3 3 2 4 Ở nhịp độ nhanh có thể đánh giống nhịp 2 phách, mỗi động tác gồm 3 phách: 6 1 1 6 4 5 5 4 3 2 2 3 99
  27. 2.3. Một số cách sắp xếp đội hình hát đông ca, hợp xướng 1. T B 2. B T S A S A Chỉ huy Chỉ huy B A T 3. S T 4. B S A T S Chỉ huy Chỉ huy 5. B A 6. B A T S S T Chỉ huy Chỉ huy * Lưu ý các bè: - Nam cao: T ; Nam trầm: B ; - Nữ cao: S ; Nữ trầm: A - Nếu hát đồng ca thì có thể không cần phân công vị trí bè. 100
  28. Câu hỏi Câu 1. Hãy nêu tư thế của người chỉ huy hát tập thể. Câu 2. Vẽ đường nét chỉ huy của các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8. Bài tập thực hành Tập chỉ huy hát theo bè các bài: - Chim mẹ chim con Nhạc và lời Đặng Nhất Mai - Hãy xoay nào Nhạc: Hàn Quốc - Mừng sinh nhật Nhạc: Anh, Lời: Đào Ngọc Dung - Mời bạn ăn Trần Ngọc - Cái mũi Nhạc : Hàn Quốc - Nắm tay thân thiết Nhạc: Hàn Quốc HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Kiến thức cơ bản 1. Động tác chỉ huy phải thể hiện được phách mạnh, phách nhẹ. Đối với những bài có nhịp thiếu cần tạo được đà để lấy hơi bắt vào được dễ dàng. 2. Chỉ huy ca hát tập thể ở trường mầm non có ý nghĩa quan trọng, giúp trẻ: - Hát đồng đều, hòa giọng, có sắc thái tình cảm. - Hát nối tiếp, đối đáp, to nhỏ, nhanh chậm theo hướng đổi mới. 3. Cấu tạo nhịp: 2 phách, 3 phách, 4 phách, 6 phách khác nhau nên đường nét chỉ huy giữa các loại nhịp cũng khác nhau. Câu hỏi 1. Hãy nêu tư thế của người chỉ huy hát tập thể. Gợi ý: Tư thế chỉ huy: - Nét mặt tươi, mắt nhìn về phía người hát. - Cơ thể thả lỏng, dễ xoay chuyển - Hai bàn tay luôn ở tư thế úp sấp, mềm mại. - Đường nét chỉ huy các loại nhịp. 2. Vẽ đường nét chỉ huy của các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8. Gợi ý: - Số phách trong mỗi loại nhịp là số động tác chỉ huy cho nhịp đó. - Cần bắt đầu từ phách 1 (phách mạnh) - Phách mạnh cần có đường nét rõ, ở trục hướng chính. 101
  29. BÀI 3. ĐÀN ORGAN 3.1. Cấu tạo bàn phím và quy định số ngón + Bàn phím: Cũng giống như bàn phím đàn pianô, bàn phím đàn organ được sắp xếp theo thứ tự các nốt nhạc từ thấp lên cao: DO - RE - MI - FA - SON - LA - SI Có 2 loại phím: - Phím trắng: Khi nhấn những phím này chúng ta sẽ được nghe những nốt tự nhiên (bậc) đô, rê, mi - Phím đen: Khi nhấn những phím này chúng ta sẽ được nghe những nốt thăng (lên 1/2 cung) hay giáng (xuống 1/2 cung), các nốt thăng, giáng không có tên riêng mà phải gọi theo bậc dưới thăng(#) hoặc bậc trên giáng(b): Db Eb Gb Ab Bb Db Eb Gb C# D# F# G# A# C# D# F# ĐÔ RÊ MI FA SON LA SI ĐÔ RÊ MI FA Nhóm 3 phím trắng Nhóm 4 phím trắng Nhóm 3 phím trắng 2 phím đen 3 phím đen 2 phím đen Chúng ta quan sát cách sắp xếp các phím trắng và phím đen để nhận ra tên các phím: - Nhóm thứ nhất gồm 3 phím trắng và 2 phím đen, phím trắng đầu tiên (bên 102
  30. trái sang) là phím ĐÔ. - Nhóm thứ hai gồm 4 phím trắng và 3 phím đen, phím trắng đầu tiên (bên trái sang) là phím FA - Phím ĐÔ thấp nhất (bên trái sang) gọi là phím ĐÔ1, phím ĐÔ tiếp theo là phím ĐÔ2, ĐÔ3 các phím khác cũng tính như vậy. Ví dụ phím RÊ1, RÊ2 + Một số hợp âm cơ bản + Quy định số ngón tay (cho cả 2 tay) - Ngón cái: số 1 - Ngón trỏ: 2 - Ngón giữa: 3 - Ngón áp út: 4 - Ngón út: 5 103
  31. Lưu ý: Trên bài hát hoặc bản nhạc viết cho đàn organ, các nhà sư phạm đã soạn số ngón tay thuận lợi nhất cho thế tay. Bởi vậy, chúng ta nên bấm đúng số ngón, nhất là đối với những người mới học đàn. 3.2. Một số chỉ dẫn chung khi luyện tập đàn + Tư thế ngồi - Ngồi thẳng lưng, không so vai, toàn thân và hai tay thả lỏng, thoải mái. - Không ngồi quá sát vào thành bàn phím, nên cách bàn phím khoảng 20 – 25 cm, tuỳ theo độ dài cánh tay người chơi đàn. - Hai chân để tự nhiên, đầu gối gập, không nên duỗi thẳng. - Cánh tay và cổ tay luôn thả lỏng, mềm mại, không lên gân làm cứng cổ tay. Khi đánh những âm thanh ngắt, gọn (Staccato), có thể dùng ngón tay phối hợp với cổ tay bật nẩy - Bấm xuống đàn bằng phần thịt đầu ngón tay. Ngón tay cong, khum tròn (không duỗi thẳng, gãy đốt). + Tư thế đứng: Cũng có thể luyện tập hoặc biểu diễn ở tư thế đứng, cần chú ý chỉnh chân đàn vừa với tầm vóc và tay của người chơi đàn. Tư thế người đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai, mặt phím đàn cần để cao tương ứng với hai tay như ở tư thế ngồi. + Một số từ được ghi trên đàn: - Tem po : Tốc độ (độ nhanh chậm của tiết tấu) - In tro : Dạo đầu - Ending : Kết thúc - Fillin 1 : Dồn trống, đập nhịp kiểu 1 - Fillin 1 : Dồn trống, đập nhịp kiểu 2 - Nor mal : Bình thường - Synchro/ Start? Stop: Khởi đầu/ Phần đệm và tắt - Memory : Bộ nhớ - Voice : Âm sắc, tiếng - Transpose : Chuyển cung, dịch giọng - Echo : Tiếng vọng - Registration Memory: Bộ nhớ các âm sắc - Accomp Voliume : độ to nhỏ của phần đệm - Clear : Xóa, làm sạch 104
  32. + Phần tiết tấu (STYLE): Tuỳ theo từng loại đàn mà tiết tấu có thể nhiều hay ít. Chúng ta phải căn cứ vào số chỉ nhịp, tính chất, thể loại tác phẩm để chọn tiết tấu cho phù hợp. - Nhịp 3/4, 3/8, 6/8 có thể dùng tiết tấu: Vallse, Boston, Slow, Rock - Nhịp 2/4, 4/4, 2/8 có thể sử dụng tiết tấu : Disco, Pop, Mămbo, Cha cha cha, Tango, Foxtrot, Samba + Phần âm sắc (VOICE): Phần lớn đàn organ hiện nay đều có trên 100 âm sắc, mô phỏng các loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng, nhạc cụ dân tộc Việc sử dụng âm sắc nào cho phù hợp, phụ thuộc vào thể loại, tính chất của tác phẩm và sự cảm thụ âm nhạc cũng như sự sáng tạo của người chơi đàn. 3.3. Phương pháp bấm ngón Nếu chơi đàn theo phong cách Piano thì không phân biệt ranh giới bàn phím cũng như cách bấm tay trái, tay phải nhưng ở đây, chúng ta bàn về phương pháp tập đánh đàn theo phong cách organ thì tay trái và tay phải thường khác nhau. + Tay trái luôn bấm trong phạm vi từ phím DO1 đến FA2 (quãng 11) các hợp âm thể gốc hoặc thể đảo theo thứ tự đã được ghi trên bản nhạc (vòng hoà thanh). Có nhiều cách bấm, xếp ngón nhưng cách tốt nhất là phải dựa theo loại hợp âm (hợp âm ba, hợp âm bảy) cấu tạo của hợp âm (thể gốc,đảo1, đảo 2) * Hợp âm ba: - Thể gốc : Bấm ngón 4 2 1 - Thể đảo 1 (hợp âm 6) : 5 3 1 - Thể đảo 2 (hợp âm 6/4): 5 2 1 * Hợp âm bảy: Có nhiều cách bấm cho thể gốc, thể đảo nhưng đối với người mới học đàn thì nên bấm thể đảo 3 bỏ bớt âm 5. - Thể đảo 3 (hợp âm 2) : 4 3 1 + Tay phải luôn đảm nhiệm chức năng đánh giai điệu (cũng có khi bấm hợp âm), bởi vậy khi mới tập đánh đàn, người học phải hết sức chú ý về thế tay, đánh đúng số ngón đẫ được ghi phía trên (hoặc dưới) nốt nhạc. Tuyệt đối không tuỳ tiện bấm ngón theo sở thích, thói quen của cá nhân. Bước đầu cần tập những bài tập đơn giản cho riêng từng tay, sau đó tập bài cho 2 tay cùng giai điệu, tập gam tuy nhiên có thể ưu tiên tập tay phải nhiều hơn. 105
  33. + Bài tập tay phải (TP): 1 2 1 2 3 2 3 2 3 4 3 4 5 4 5 4 3 2 1 2 3 4 5 4 3 2 1 + Bài tập tay trái (TT): 1 2 1 2 3 2 3 2 3 4 3 4 5 4 5 4 3 2 1 2 3 4 5 + Bài tập 2 tay cùng giai điệu: TP: 1 2 1 2 3 2 3 2 3 4 3 4 5 4 5 4 3 2 1 TT: 5 4 5 4 3 4 3 4 3 2 3 2 1 2 1 2 3 4 5 + Gam Đô trưởng 2 tay: TP: 1 2 3 1 2 3 4 1 2 3 1 2 3 4 5 4 3 2 1 3 2 1 4 3 2 1 3 2 1 TT: 5 4 3 2 1 3 2 1 4 3 2 1 3 2 1 2 3 1 2 3 4 1 2 3 1 2 3 4 5 Khi đã đánh thành thạo gam Cdur đi lên, đi xuống 2 quãng 8, có thể đánh gam theo nốt đơn (mở tiết tấu Disco) 3.3. Phương pháp đánh bài hát Trong chuyên nghiệp người ta dùng thuật ngữ “đánh tác phẩm” chứ không nói là “đánh bài hát” nhưng mục đích của giáo trình giúp học viên có khái niệm cụ thể, với thời gian ngắn nhất, đánh được các bài hát trong chương trình phục vụ cho công tác giảng dạy. Bởi vậy chúng tôi nêu cách “đánh bài hát” qua các bước sau: - Xác định giọng, âm chủ của bản nhạc - Đọc nhẩm gam, các hợp âm ba chính vài ba lần để có cảm giác cao độ của 106
  34. các âm (nếu có thể) - Đọc nhẩm tên nốt nhạc (đọc chính tả - nếu không đọc được cao độ) - Đọc hoặc gõ trường độ của giai điệu (tiết tấu). - Tay phải đánh giai điệu theo số ngón đã được ghi tên từng nốt nhạc kết hợp dập chân nhẹ nhàng theo từng câu ngắn (tiết nhạc). Sau đó nối các câu với nhau. - Đánh cả bài kết hợp mở tiết tấu đàn ở nhịp độ chậm rồi nhanh dần. - Tập bấm các hợp âm (thể gốc hoặc thể đảo) theo vòng hoà thanh đã ghi trên bản nhạc theo cách bấm thuận lợi nhất (thuận thế tay, khoảng cách giữa các hợp âm gần nhất). - Mở tiết tấu, ghép 2 tay (tay trái bấm hợp âm, tay phải đánh giai điệu) từng câu nhạc ngắn rồi cả bài ở nhịp độ chậm sau đó nhanh dần. - Khi đã thuần thục, ta phải chọn âm sắc, nhịp độ, cách xử lý tác phẩm như đổi tiếng cho từng câu, đoạn nhạc hoặc câu dạo nhạc cho phù hợp với bài hát nhằm góp phần tạo hình tượng tác phẩm * Lưu ý: Bước đầu học đàn thường có những khó khăn nhất định về kỹ thuật ngón, khả năng nhận biết độ dài, tên nốt Tuy vậy, không nên tỏ ra nóng vội hoặc chán nản trong quá trình luyện tập. 107
  35. MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH (Biên soạn ngón và hòa âm: Mai Tuấn Sơn) Bài 1. Con chim non S: Pop Rock – Tempo: 110 V: Strings; Flute Nhạc và lời: Lý Trọng Bài 2. Cô và Mẹ S: Slow Fox (8 bear) – Tempo: 110 V: Clarinete; Nhạc và lời: Phạm Tuyên 108
  36. Bài 3. Cháu yêu bà S: Hard Rock – Tempo: 110 V: Organ; Flute Nhạc và lời: Xuân Giao Bài 4. Tập đếm S: Disco – Tempo: 100 V: Attsax; Cello Nhạc và lời: Hoàng Công Sử 109
  37. Bài 5. Chúc mừng sinh nhật S: Viên Waltz - Tempo: 110 V: Strings; Flute Nhạc Anh 110
  38. Bài 6. Múa cho mẹ xem S: Beguine; Tempo: 105; V: Clean Guitar Nhạc và lời: Xuân Giao 111
  39. Bài 7. Hoa trong vườn S: Dance pop, Tempo: 100 V: Koto Dân ca Thanh Hoá 112
  40. Bài 8. Con chim vành khuyên S: Cha cha cha V: Alto Sax Nhạc và lời: Hoàng Vân 113
  41. Bài 9. Em mơ gặp Bác Hồ S: Pop; Tempo: 110 V: jazz organ, Stríngs Nhạc và lời: Xuân Giao 114
  42. 3.4. Cách chọn hợp âm, đặt hợp âm trên bản nhạc + Chọn hợp âm Với số lượng ít ỏi những bài hát đưa vào trong giáo trình đàn thì đã được biên soạn số ngón, hợp âm. Bài hát Nhà trẻ mẫu giáo phục vụ việc dạy hát, nghe hát có tới hàng trăm nhưng đều chưa có phần hoà âm, bởi vậy muốn đánh các bài hát này, giáo viên cần phải biết cách chọn hợp âm và đặt hợp âm trên bản nhạc. Tuỳ giọng của tác phẩm, mục đích , ý nghĩa của việc đánh đàn để chọn hợp âm . Ví dụ: đệm hát hoặc đánh những tác phẩm lớn trên sân khấu, người ta thường dùng hết các hợp âm có quan hệ cấp một (họ hàng gần) nhưng với Cô giáo mầm non, “khán giả nhí” thì chỉ nên sử dụng những hợp âm 3 chính cần thiết nhất đó là: - Hợp âm ba chủ: T hoặc t (hợp âm 3 ở bậc I - chủ) - Hợp âm ba hạ át: S hoặc s (hợp âm 3 ở bậc IV – hạ át) - Hợp âm bảy át: D7 hoặc D (hợp âm 7 ở bậc V - át) - Hợp âm giọng song song: TSVI (hợp âm 3 ở bậc VI) Ví dụ: - Bài hát ở giọng Cdur dùng các hợp âm: Cdur, Fdur, G7, Am. - Bài hát ở giọng Gdur dùng các hợp âm: Gdur, Cdur, D7, Em. - Bài hát ở giọng Am dùng các hợp âm: Am, Dm, E7, Cdur. + Đặt hợp âm * Vòng hoà thanh: Có nhiều cách đặt và liên kết các hợp âm (còn gọi là vòng hoà thanh hoặc công năng). Tuỳ theo giai điệu của bài hát mà người ta sử dụng và liên kết các hợp âm nhưng theo vòng hoà thanh cổ điển Châu Âu thì khi liên kết các hợp âm người ta không đi từ D7 sang S(s) vì như vậy sẽ tạo cảm giác bất ổn, chói tai. D7 là một hợp âm nghịch cần giải quyết về T(t) TSVI D,D7 S(s) * Cách đặt hợp âm lên bản nhạc: - Hợp âm được viết bằng ký hiệu phía trên khuông nhạc vào vị trí phách mạnh. - Mở đầu bài hát (câu1) nên đặt hợp âm ba chủ để tạo màu sắc điệu tính vá cảm giác ổn định của âm chủ (T,t) 115
  43. - Kết thúc bài phải đặt hợp âm ba chủ nhằm khẳng định giọng điệu (T,t) - Kết câu 1 (bài 2 câu) thường dùng hợp âm ba át hoặc bảy át (D, D7) - Đầu câu 2 đặt hợp âm ba chủ (giống đầu câu 1) - Cuối câu 2 (trước kết bài) đặt hợp âm D7 để sau đó giải quyết về T (t). - Các hợp âm S và TSVI được đặt giữa các hợp âm có tính bắt buộc trên. - Các hợp âm cần đặt đầu nhịp, ngay trên phách mạnh, tránh đặt trên phách nhẹ, nốt thêu lướt. - Một nốt của hợp âm phải trùng với nốt trong giai điệu để tạo cảm giác thuận tai Ví dụ: ( xem một số bài tập thực hành trên) 3.5. Viết trên khuông nhạc những hợp âm cần thiết khi đánh bài: Câu 1. Giọng Fdur , Cm - Giọng Fdur cần dùng hợp âm Fdur, Bb, C7, Dm - Giọng Cm cần dùng hợp âm Cm, Fm, G7, Eb Câu 2. Giọng Ddur , Gm - Gịọng Ddur cần dùng hợp âm Ddur, Gdur, A7, Bm - Giọng Gm cần dùng hợp âm Gm, Cm, D7, Bb 116
  44. Câu 3. Giọng Dm, Adur - Giọng Dm cần dùng hợp âm Dm, Gm, A7, Fdur - Giọng Adur cần dùng hợp âm Adur, Ddur, E7, F#m Câu 4. Giọng Gdur , Am - Giọng Gdur cần dùng hợp âm Gdur, Cdur, D7, Em - Giọng Am cần dùng hợp âm Am, Dm, E7, Cdur Câu 5. Giọng Cdur , Dm - Giọng Dm (xem câu 3) - Giọng Cdur cần dùng hợp âm Cdur, Fdur, G7, Am Câu 6. Giọng Fdur , Gm - Giọng Fdur (xem câu 1) - Giọng Gm (xem câu 2) Câu 7. Giọng Gdur , Bm - Giọng Gdur (xem câu 4) - Giọng Bm cần dùng hợp âm Bm, Em, F#7, Ddur 117
  45. Câu 8. Giọng Ddur , Am - Giọng Ddur (xem câu 2) - Giọng Am (xem câu 4) Câu 9. Giọng Fdur , Dm - Giọng Fdur (xem câu 1) - Giọng Dm (xem câu 3) Câu 10. Giọng Cdur , Am - Giọng Cdur (xem câu 5) - Giọng Am (xem câu 4) Câu 11. Giọng Gdur , Em - Giọng Gdur (xem câu 4) - Giọng Em cần dùng hợp âm Em, Am, B7, Gdur Câu 12. Giọng Adur , Am - Giọng Adur (xem câu 3) - Giọng Am (xem câu 4) Câu 13. Giọng Ddur , Bm - Giọng Ddur (xem câu 2) - Giọng Bm (xem câu 7) Câu 14. Giọng Gdur , Cdur - Giọng Gdur (xem câu 4) - Giọng Cdur (xem câu 5) Câu 15. Giọng D dur , Dm - Giọng Ddur (xem câu 2) - Giọng Dm (xem câu 3) 118
  46. Câu hỏi 1. Nêu phương pháp đánh bài hát. 2. Nêu phương pháp chọn hợp âm và đặt hợp âm trên bản nhạc. Bài tập thực hành: 1. Đọc tên các nốt trên hệ thống phím trắng và phím đen đàn organ. 2. Luyện gam và đánh các bài tập thực hành trên. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Tài liệu tham khảo 1. Minh Cầm Chỉ huy và biểu diễn hợp xướng. Vụ đào tạo – Bộ Văn hoá và Thông tin 1982 2. Lê Thu Phương pháp học đàn Organ. NXB TP.Hồ Chí Minh 1993 3. Nguyễn Bạch Mai Âm nhạc và Phương pháp giảng dạy, tài liệu giảng dạy 2002 4. Hoàng Văn Yến (tuyển chọn) Trẻ Mầm non ca hát, NXB Âm nhạc, 2002 5. Ngô Thị Nam Hát (giáo trình CĐSP) NXB Đại học Sư phạm 2004 6. Mai Tuấn Sơn Âm nhạc II. Giáo trình Đào tạo giáo viên MN ĐHV 2005 7. Hoàng Long (chủ biên) Âm nhạc 4. NXB Giáo dục 2005 8. Đoàn Phi Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể. NXB Đại học Sư phạm 2005 8. Lê Đức Sang – Trịnh Hoài Thu Giáo trình âm nhạc tập 2, kí xướng âm, NXB GD 2006 9. Bùi Anh Tú Bài hát mẫu giáo, NXB ĐH SP 2010 10. Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục – Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non. Hướng dẫn giáo dục đổi mới cho trẻ mầm non. 11. Các tài liệu khác. Kiến thức cơ bản 1. Thứ tự các nốt trên phím đàn organ theo thứ tự 7 âm cơ bản: Đô – Rê – Mi – Pha – Sol – La – Xi – Đô giữa các bậc có độ cao 1 cung có 1 phím đen, đó là nốt thăng, giáng. 2. Luyện đánh gam trước khi đánh bài là bước khởi động có tính bắt buộc (nhất là với các bạn SV bước đầu học đàn). Khi đánh gam cần mở tiết tấu đàn theo nhịp 2/4, thực hiện cả nốt đen và đơn để phân biệt sự khác nhau về trường độ. 3. Muốn đánh tác phẩm (bài hát) trước hết phải đánh giai điệu ở tay phải một 119
  47. cách nhuần nhuyễn, sau đó tập riêng phần hợp âm ở tay tái, liên kết các hợp âm một cách chính xác rồi mới ghép 2 tay từng ô nhịp, từng câu nhạc 4. Ngoài các điệu, tiếng đã được tác giả biên soạn, các bạn SV vẫn có thể tự chọn điệu, tiếng khác phù hợp mà mình yêu thích. 5. Với những tác phẩm chưa được biên soạn ngón và hợp âm đệm, chúng ta có thể căn cứ vào số chỉ nhịp để xác định điệu (tiết tấu), đồng thời chọn âm sắc (tiếng) cho phù hợp với nội dung, thể loại tác phẩm. Câu hỏi 1. Nêu phương pháp đánh bài hát. Gợi ý : - Căn cứ nốt kết thúc và hóa biểu để nhận biết giọng của bản nhạc. - Nhận biết tên nốt nhạc trên giai điệu và đánh tay phải theo số ngón đã được ghi sẵn. - Bấm từng hợp âm tay trái sau đó liên kết các hợp âm một cách gọn, đẹp. - Mở tiết tấu, ghép 2 tay (tay trái bấm hợp âm, tay phải đánh giai điệu) từng câu nhạc ngắn rồi cả bài ở nhịp độ chậm sau đó nhanh dần. - Khi đã thuần thục, ta phải chọn âm sắc, nhịp độ, cách xử lý tác phẩm như - Với bản nhạc chưa được biên soạn ngón và hợp âm, cần dự kiến sắp ngón cho hợp lý, chọn những hợp âm cần dùng theo hướng dẫn trên, sau đó mới tiến hành tập đánh. 2. Nêu phương pháp chọn hợp âm và đặt hợp âm trên bài hát. Gợi ý : Trước khi chọn hợp âm cần xác giọng, âm chủ của bài hát, từ đó xác định: - Hợp âm ba chủ? (trưởng hay thứ) - Hợp âm ba hạ át? (trưởng hay thứ) - Hợp âm bảy át (hoặc ba át) - Hợp âm giọng song song (hợp âm 3 ở bậc VI) Đặt hợp âm lên bản nhạc: - Mở đầu bài hát nên đặt hợp âm ba chủ để tạo màu sắc điệu tính - Kết câu 1 dùng hợp âm ba át hoặc bảy át (D, D7) - Đầu câu 2 đặt hợp âm ba chủ (giống đầu câu 1) - Cuối câu 2 đặt hợp âm D7 để sau đó là hợp âm ba chủ. - Kết thúc bài phải đặt hợp âm ba chủ nhằm khẳng định giọng điệu - Các hợp âm cần đặt đầu nhịp, ngay trên phách mạnh. - Một nốt của hợp âm phải trùng với nốt trong giai điệu để tạo cảm giác thuận tai. 120
  48. Hát về Đại Học Vinh Điệu: Tiếng: Tenoxac, Accoocdeon, Strinh Nhạc và lời: Mai Tuấn Sơn 121