Giáo trình Bệnh học trẻ em (Dùng cho sinh viên ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 1)

pdf 49 trang hapham 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bệnh học trẻ em (Dùng cho sinh viên ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_hoc_tre_em_dung_cho_sinh_vien_nganh_gd_mam_n.pdf

Nội dung text: Giáo trình Bệnh học trẻ em (Dùng cho sinh viên ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 1)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TS Nguyễn Ngọc Hiền GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC TRẺ EM (Dùng cho sinh viên ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) Vinh - 2011
  2. CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh trẻ em 1.1. Đối tượng của vệ sinh trẻ em Y học hiện đại có 2 nhiệm vụ chính, gắn bó mật thiết và có liên quan hữu cơ với nhau là chữa bệnh dự phòng. Y học chữa bệnh có chức năng phát hiện, chuẩn đoán và điều trị bệnh; hạn chế tử vong, biến chứng, phục hồi sức khoẻ và khả năng lao động sau khi bị bệnh. Y học dự phòng thực hiện phương châm “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” hướng tới việc quan tâm đến con người và sức khoẻ của họ nhằm kéo dài tuổi thọ, góp phần tăng năng suất lao động xã hội. Nó thể hiện tính tích cực trong việc bảo vệ sức khoẻ cho con người, không đợi mắc bệnh mới chữa, mà tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tai nạn trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của con người. Do đó việc giải quyết bệnh tật và tai nạn có hiệu quả cao, có ý nghĩa kinh tế lớn, tiết kiệm được công sức, tiền của của nhân dân và đó cũng là quan điêm của nền y học xã hội chủ nghĩa - lấy y học dự phòng là chính Y học dự phòng dựa trên thành tựu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau như giải phẫu học, sinh lý học, vệ sinh học Trong đó, giải phẫu học là khoa học về cấu tạo và quy luật phát triển của cơ thể sống lành mạnh. Nó nghiên cứu những quy luật đó trong mỗi liền hệ với chức năng, nghĩa là hoạt động của các cơ quan, các hệ cơ quan và cơ thể nói chung. Nó nghiên cứu những quy luật làm cơ sở cho các quá trình sống của cơ thể. Vệ sinh học là khoa học về ảnh hưởng của các điều kiện sống đến sức khoẻ con người. Nó nghiên cứu những biện pháp nhằm ngăn ngừa các tác động bất lợi cho con người và tạo điều kiện để giữ gìn sức khoẻ cho họ.
  3. Vệ sinh trẻ em là thành phần quan trọng của vệ sinh học. Vì vậy, dựa trên khái niệm “ vệ sinh học” có thể xác định khái niệm “ vệ sinh trẻ em” như sau: Vệ sinh trẻ em là khoa học về ảnh hưởng của các yếu tố của môi trường đến sự phát triển và trạng thái sức khoẻ của trẻ em. Nó nghiên cứu những biện pháp nhằm củng cố sức khoẻ, phát triển cơ thể trẻ một cách toàn diện, cân đối và tổ chức giáo dục trẻ hợp lý. Các yếu tố có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người có thể chia thành 3 nhóm: yếu tố di truyền, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Di truyền có ảnh hưởng tới cấu trúc, chức năng tâm – sinh lý. Nhiều cá thể có tính di truyền rõ rệt. Dựa vào những quy luật di truyền, người ta đã xây dựng mô hình phát triển cơ thể và mô hình bệnh tật có liên quan và từ đó có các biện pháp phòng tránh hoặc cải tạo các bệnh tật. Những tác động từ bên ngoài có thể làm thay đổi tính di truyền. Tuy nhiên, sự biến đổi đó xảy ra tương đối chậm. Những biến đổi của môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Môi trường tự nhiện bao gồm: đất, nước, không khí, ánh sáng, khí hậu, thời tiết Khi khí hậu, thời tiết thau đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi. Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có bệnh lại gặp nhiều vào mùa hè. Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn Tất cả những thay đổi đó có liên quan tới việc phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khoẻ cho con người. Môi trường xã hội bao gồm : chế độ chính trị, sự phát triển kinh tế, điều kiện lao động sản xuất, sinh hoạt, nhà ở, tiện nghi đi lại, hoàn cảnh chiến tranh và hoà bình, sự phát triển dân số, trình độ khoa học kĩ thuật Ngoài ra các yêu khác như tập quán, lối sống ( ăn uống, vui chơi, giải trí, phong tục, tôn giáo ) đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc giám tiếp tới sức khoẻ con người. Đối với trẻ em, quá trình phát triển của cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ đến khi trưởng thành trải qua những giai đoạn nhất định và chịu ảnh hưởng của các tác động khác nhau của các yếu tố nói trên. Trong đó các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ là: Tuổi, tình trạng thể chất và tinh thần của các bà mẹ khi mang thai, môi trường sống của trẻ nhỏ,
  4. chế độ dinh dưỡng của chúng, sự chăm sóc sức khoẻ, điều kiện giáo dục, vui chơi, giải trí, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân Do đó, cần nghiên cứu các biện pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng xấu của môi trường và phát triển các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Tất cả các yếu tố trên đều là đối tượng của vệ sinh trẻ em. 1.2. Nhiệm vụ của vệ sinh trẻ em Để đạt được mục đích bảo vệ và củng cố sức khoẻ của trẻ, phát triển cơ thể một cách toàn diện và cân đối, vệ sinh trẻ em cần phải giải quyết những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Nghiên cứu đặc điểm pháp triển của trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi: đặc điểm sinh lí, bệnh lí, quy luật phát triển thể chất của trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi Từ đó, sẽ đưa ra các biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp. - Nghiên cứu những kiến thức cơ bản về vệ sinh học : vi sinh vật, dịch tế học, miễn dịch học, kí sinh trùng Trên cơ sở các kiến thức này, sẽ xác định các biện pháp phòng chống bệnh cho trẻ em ở các lữa tuổi và trong các môi trường sống khác nhau. - Nghiên cứu vệ sinh các cơ quan và hệ cơ quan : vệ sinh hệ thần kinh, vệ sinh da, vệ sinh mắt, vệ sinh cơ quan hô hấp và họng, vệ sinh cơ quan tiêu hoá và bài tiết. - Nghiên cứu những cơ sở vệ sinh trong nuôi dưỡng trẻ nhỏ : nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, tổ chức dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở các lứa tuổi, vệ sinh thực phẩm - Nghiên cứu vẫn đề vệ sinh trong giáo dục thể chất: Bao gồm : vệ sinh trong quá trình tổ chức cho trẻ luyện tập, giáo dục tư thế cho trẻ và rèn luyện cơ thể cho trẻ bằng các yếu tố tự nhiên ( không khí, nước, ánh nắng, mặt trời) - Nghiên cứu vệ sinh quần áo cho trẻ em: làm rõ khái niệm vệ sinh quần áo, những yêu cầu về vệ sinh quần áo và tổ chức vệ sinh quần áo cho trẻ ở các lữa tuổi.
  5. - Nghiên cứu việc giáo dục vệ sinh cho trẻ em: giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ em, tuyên truyền giáo dục vệ sinh trong gia đình và nhà trường - Nghiên cứu vẫn đề vệ sinh môi trường: vệ sinh không khí, vệ sinh nước, vệ sinh mặt đất, vệ sinh trường mầm non. 2. Cơ sở khoa học của vệ sinh trẻ em Để giải quyết các nhiệm vụ trên, vệ sinh trẻ em đã dựa trên thành tựu nghiên cứu của các bộ môn khoa học liên quan khác 2.1. Cơ sở phương pháp luận của vệ sinh trẻ em Để định hướng cho việc nghiên cứu quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ em, bộ môn vệ sinh trẻ em đã dựa trên quan điểm duy vật về sự hình thành con người và mỗi quan hệ của con người với môi trường sống. Trong đó, Những luận điểm quan trọng như: sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường; vai trò của các điều kiện xã hội đối với sự phát triển con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng định hướng việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của “ vệ sinh trẻ em” a. Sự thống nhất hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường Quan niệm duy vật về cách nhìn vũ trụ cho rằng thiên nhiên là một khối thống nhất, trong đó, tất cả mọi sự việc đều liên hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong thiên nhiên không hề có sự tĩnh lại, mà trái lại luôn luôn có sự thay đổi. Sự sống là một kiểu vận động của vật chất. Phát triển quan điểm duy vật này, I.M. Sêchênôp, I.P. Paplôp và các học trò của họ đã đưa ra quan niệm cho rằng: co thể là một khối thống nhất trong đó, mỗi bộ hận có liên quan mật thiết với nhau và toàn bộ cơ thể thống nhất với ngoại cảnh. Nhấn mạnh ý nghĩa của môi trường, họ đã chỉ rõ : : trong định nghĩa về sinh vật, mà không nói đến môi trường sống của nó là chưa đủ. Khi môi trường thay đổi, thì cơ thể phải có những thay đổi, những phản ứng cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường, nếu không cơ thể sẽ không tồn tại được. Khả năng này của cơ thể gọi là sự thích nghi - Một quy luật cơ bản của sinh vật”
  6. Như vậy, cơ thể động vật cũng như con người, muốn sinh tồn và phát triển phải có môi trường. Môi trường tức là ngoại cảnh và nội tạng. Hoàn cảnh xung quanh chúng ta không lúc nào không thay đổi và luôn đưa đến cơ thể chúng ta vô vàn kích thích. Cơ thể chúng ta muốn thích ứng với hoàn cảnh để sinh tồn và phát triển phải có đủ khả năng thu nhận tất cả các kích thích đó, phân tích nó và có sự ứng phó kịp thời. Tuy nhiên từng cơ quan riêng lẽ không thể làm việc này mà cần có sự tham gia thống nhất của toàn bộ cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh. Mỗi khi có sự biến đổi hoàn cảnh, các bộ phận nhảy cảm nhận thu nhận các kích thích đó đưa vào đại não. Ở đây, diễn ra quá trình phân tích tổng hợp, rồi truyền mệnh lệnh phản ứng. Ví dụ: một ngọn lửa chạm vào tay, tay ta giật. Sự co giật đó không phải là một động tác tự phát của tay, mà là một sự thi hành mệnh lệnh của đại não. Như vật, cơ thể hoạt động trong môi trường với tư cách là một tổ chức hoàn chỉnh. Mỗi bộ phần không thể thực hiện được chức phận của nó nếu không nhận được một mệnh lệnh từ trung ương thần kinh, là nơi thu nhận tình hình toàn diện trong và ngoài cơ thể. Cơ thể muố hoạt động và phát triển, chẳng những cần phải thống nhất các bộ phận với nhau mà toàn bộ cơ thể phải thống nhất với ngoại cảnh. Hay nói cách khác, cơ thể phải thích ứng với ngoại cảnh, phải làm thế nào để tình hình bên trong cơ thể phù hợp với yêu cầu của ngoại cảnh. Từ khi ra đời, đứa trẻ bị rơi vào môi trường sống mới, với những điều kiện sống hoàn toàn khác xa với môi trường trong bụng mẹ. Cơ thể trẻ tác động với môi trường bên ngoài thông qua các cơ quan cảm giác và hệ thần kinh. Từ đó, cơ thể trẻ tiếp nhận được tất cả mọi biến đổi xảy ra ở bên trong và bên ngoài và phản ứng lại một cách tích cực với những biến đổi đó, làm thay đổi quan hệ của cơ thể với môi trường. Tuy nhiên, đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, hệ thần kinh nói riêng, các hệ cơ quan trong cơ thể nói chung chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng. Do vậy, khả năng hoạt động của hệ thần kinh trẻ còn kém. Những tác động của môi trường bên ngoài không thích hợp có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường
  7. của hệ thần kinh ở trẻ nhỏ, làm kìm hãm sự phát triển hoặc làm rỗi loạn chức năng của nó. Đồng thời, kinh nghiệm sống của trẻ còn ít, cho nên các nhà giáo dục cần làm dễ quá trình thích nghi của trẻ bằng các biện pháp chăm sóc và giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ nhỏ. Nghĩa là, cần phải cải tạo môi trường sống phù hợp với khả năng của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ có thể chủ động trong việc thích nghi với môi trường. b. Vai trò quan trọng của điều kiện xã hội đối với sự phát triển cơ thể. Quan điểm của C.Mác về bản chất xã hội của con người ra đời đã làm đảo lộn tất cả những quan niệm về con người trước đó và là tư tưởng chỉ đạo sự nghiên cứu, hoạt động của các nhà khoa học tự nhiện, xã hội, trong đó có giáo dục. Tiếp thu các quan điểm duy vật của những người đi trước về con người và bản chất con người, C.Mác khẳng định rằng con người là một thực thể tự nhiên, một thực thể sinh vật. Khi nói “ hoàn cảnh tạo ra con người” có nghĩa là cần phải thừa nhận con người là khách thể cảu hoàn cảnh thay đổi. Song “ bản chất con người là tổng hoà các mỗi quan hệ xã hội”. Vì vậy, các yếu tố xã hội, các quan hệ xã hội là yếu tô chi phối, nhân tố quyết định quá trình hình thành bản chất con người. Tuy nhiên, C.Mác lại khẳng định, hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra hoàn cảnh, nghĩa là cái hoàn cảnh tạo ra con người ấy cũng chính do con người đã tạo ra. Rõ ràng, con người không những là sản phẩm của xã hội mà còn tích cực cải tạo hoàn cảnh và hoàn thiện bản thần về mọi mặt. Vì vậy, con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình phát triển tự nhiện, xã hội, giống nói và mội cá thể. Theo C.Mác, trong quá trình hình thành nhân cách, điều kiện quyết định là hoạt động thực tiễn, hoạt động lao động và hoạt động xã hội. Hoạt động lao động và xã hội vừa là điều kiện để hình thành nhân cách vừa là thước đo, đánh giá tính chủ thể của mỗi cá nhân. Luận đề của Mác về bản chất xã hội cảu con người là cơ sở để các nhà giáo dục hiểu rõ bản chất, động lực, các quy luật của quá trình giáo dục, dạy
  8. học. Mác đã vũ trang cho nhân loại vũ khí tư tưởng, giải phóng con người và ý thức con người ra khỏi sự trói buộc của thế giới khách quan, nhân sinh quan duy tâm, siêu hình đển con người vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ trong quá trình phát triển của mỗi cá thể với tư tách là chủ thể tích cực của hoàn cảnh sống. Sự phát triển thể chất, tình trạng sức khoẻ của con người phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện xã hội như : mức sống, điều kiện sinh hoạt, lao động, vệ sinh và đặc biệt là điều kiện giáo dục. Đối với trẻ nhỏ, các điều kiện xã hội càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cơ thể trẻ. Do các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ đang phát triển và chưa hoàn thiện, trẻ cần được tạo điều kiện tốt nhất về dinh dưỡng, sinh hoạt và vệ sinh cá nhân, giáo dục Đồng thời, thông qua việc tổ chức các hoạt động vừa sức, hấp dẫn cho trẻ trong quá trình sống, trẻ được hoà mình vào môi trường tự nhiên, xã hội để dần tập làm chủ cuộc sống đó, làm chủ quá trình phát triển của chính bản thân chúng với tư cách là chủ thể tích cực của hoàn cảnh sống. 2.2. Cơ sở tự nhiên của vệ sinh trẻ em Các kết quả nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý lứa tuổi là cơ sở quan trọng để nghiên cứu và giải quyết các vẫn đề của vệ sinh trẻ em. Giữa trẻ em với người lớn có sự khác biệt về cấu tạo và chức năng của từng cơ quam riêng biệt trong cơ thể. Nhưng đặc điểm đó thay đổi ở các giải đoạn lứa tuổi. Sự hiểu biết về đặc điểm giải phẫu và sinh lí lứa tuổi rất quan trọng đối với các nhà giáo dục. Bởi vì, việc bảo vệ sức khoẻ, tổ chức các hoạt động của trẻ hợp lí, hoàn thiện sự phát triển thể chất chỉ có được với những kiến thức chính xác về cấu tạo và chức năng cơ thể, đặc trưng cho một lữa tuổi cụ thể nào đó mà thôi. Chính vì thế mà nhà giáo dục học tiền bối N.K. Crupxcaia đã nói : “ Đầu tiên mà nhà giáo dục cần phải biết là cấu tạo và đời sống thân thể con người – đó là giải phẫu và sinh lí học về thân thể con người và sự phát triển của nó. Thiếu điều đó, không thể là nhà giáo dục, không thể làm cho đứa trẻ phát triển một cách đúng đắn được”. Ví dụ:
  9. * Nếu hiễu rõ đặc điểm phát triển cơ quan tiêu hoá của trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi sẽ có cơ sở để xác định phương pháp tổ chức bữa ăn hợp lí cho trẻ, tạo điều kiện cho hệ tiêu hoá pháu triển tốt và tăng cường trạng thái chung của cơ thể. - Đối với trẻ bú mẹ ( trước 1 tuổi), thức ăn duy nhất phù hợp với trẻ là sữa mẹ và có biện pháp tổ chức cho trẻ ăn bổ sung kịp thời vào tháng thứ 4 trở lên. - Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ( 1 – 3tuổi): Dựa trên mức độ trưởng thành của hệ tiêu hoá ( sự phát triển răng sữa, sự phát triển của men tiêu hoá ngày càng tăng và sự tiết dịch tập trung hợn ) có thể thực hiện sự luân chuyển chế độ ăn nhiều lần trong giai đoạn này : từ ăn bột đến ăn cháo rồi ăn cơm nát, cơm thường Mặc dù vậy, sự luân chuyển chế độ ăn cho trẻ phải tiến hành thận trọng, từ từ dựa trên khả năng tiếp nhận thức ăn thực tế của cơ thể từng trẻ riêng biệt ( các cách chế biến mới, việc bổ sung các thực phẩm mới, lượng thức ăn đưa vào cơ thể trẻ mỗi bữa ) - Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo ( 3 – 6 tuổi): cùng với sự hoàn thiện dần về hệ tiêu hoá, co thể tổ chức bữa ăn cho trẻ với các loại thực phẩm phong phú hơn nhằm đảm bảo cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể trẻ, giúp cho sự chế biến thức ăn đa dạng, tạo ra sự ngon miệng ở trẻ. Nhờ đó, cơ thể trẻ đạt được sự tăng trưởng và phát triển tốt. 2.3. Cơ sở xã hội của vệ sinh trẻ em Vệ sinh trẻ em nhất thiết phải dựa trên các kết quả nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục và các khoa học xã hội khác. Việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ không những cần có các kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, mà còn phải hiểu được đặc điểm tâm lí của trẻ ở lứa tuổi này. Chúng ta biết rằng, các cơ quan trong cơ thể trẻ hoạt động thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, trong khi đó, những tác động về tâm lí lại có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của nó. Do vậy, hiệu quả các hoạt động của trẻ sẽ thấp nếu việc tổ chức không phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ ( đặc biệt là trạng thái xúc cảm, tình
  10. cảm ở trẻ). Ngược lại, hiệu quả hoạt động của trẻ sẽ cao nếu việc tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ, tạo ra sự hứng thú, phấn khởi ở trẻ, làm tích cực hoá và tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh. Trong trường hợp này, việc điều khiển của hệ thần kinh sẽ nhanh hơn, nhạy hơn, tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn. Những hiểu biết về tâm lý trẻ còn tạo điều kiện cho giáo viên có thể tổ chức các hoạt động giúp trẻ thích nghi dần với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh. Những ảnh hưởng xấu của môi trường bên ngoài sẽ giảm đi trong điều kiện trẻ em cảm thấy thoải mái, dễ chịu, hoạt động tích cực và tự nguyện. Ngược lại ảnh hưởng của môi trường sẽ tăng lên không thoải mái hay khó chịu, bị ép buộc và không tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm củng cố sức khoẻ của chúng. Quá trình giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ và việc tuyên truyền giáo dục vệ sinh cho phụ huynh cũng đòi hỏi các nhà giáo dục cần nắm được những kiến thức về giáo dục học như các quan điểm, nguyên tắc chung về giáo dục trẻ em, các phươg pháp, phương tiện, điều kiện giáo dục trẻ Đối với trẻ mầm non, bên cạnh nhu cầu cần được yêu thương, chăm sóc và giúp đỡ từ phía người lớn, trẻ cũng cần có nhu cầu hiểu biết, khán phá, tham gia vào các hoạt động vừa sức để củng cố sức khoẻ của chúng như vệ sinh cá nhân, lao động trực nhật, lao động ngoài trời, rèn luyện sức khoẻ Nếu có được những kiến thức về giáo dục học, người lớn có thể tạo môi trường cho trẻ hoạt động, sử dụng các biện pháp giáo dục phù hợp, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ tích luỹ kinh nghiệm, hình thành kĩ năng và thái độ tích cực đối việc chăm lo sức khoẻ cho bản thân. Ngoài ra, vệ sinh trẻ em còn dựa trên thành tựu của các khoa học khác như y học, dịch tễ học những kiến thức này là cơ sở để vạch ra biện pháp phòng bệnh cho trẻ, tạo ra những điều kiện thuận lợi để bảo vệ và củng cố sức khoẻ của trẻ, đặc biệt là phòng chống những bệnh nhiễm khuẩn cũng như những sai lệch về chức năng
  11. 3. Các phương pháp nghiên cứu của vệ sinh trẻ em 3.1. phương pháp điều tra. Phương pháp điều tra được sử dụng nhằm phát hiện thực trạng giáo dục thể chất, sự phát triển cơ thể, trạng thái sức khoẻ của trẻ em và nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những kiến nghị khoa học nhằm thúc đẩy những yếu tố tích cực, khắc phục và hạn chế những yếu tố tiêu cực, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ. Có thể sử dụng phương pháp điều tra a. Điều tra tổng quá Trong cùng một thời gian tiến hành khảo sát hàng loạt trẻ ở các khu vực, địa phương đã chọn, thuộc các lứa tuổi. Sau đó, dừa vào các tiêu chí khảo sát, sẽ tiến hành phần loại trẻ và thống kê theo từng độ tuổi. Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả nhanh, không đòi hỏi thời gian dài theo dõi sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để những nhận xét, kết quả được xử lí bằng phương pháp toán thống kế có đủ độ tin cậy, cần tiến hành khảo sát nhiều trẻ. b. Điều tra cá thể Tiến hành chọn một số đối tượng cùng độ tuổi và theo dõi theo từng mốc thời gian quy định. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép ta có thể theo dõi một cách sinh động quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải tuân thủ một số yêu cầu như : xác định mẫu điều tra, xây dựng các tiêu chí điều tra, đảm bảo số lương điều tra . 3.2. Phương pháp thực nghiệm Có thể sử dụng 2 phương pháp: a. Thực nghiệm tự nhiên: Phương pháp này dùng để nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố của môi trường bên ngoài lên cở thể trẻ trong các trường hợp cụ thể. Dựa trên các kết quả thu được sau thực nghiệm có thể chuẩn hoá điều kiến sống của trẻ. Đây là phương pháp chính dùng để nghiên cứu các vẫn đề vệ sinh chăm sóc trẻ em.
  12. b. Phương pháp kiểm tra Là phương pháp hỗ trợ, nhằm làm chính xác hoặc bổ sung thêm số liệu cho phương pháp trên. Phương pháp này đòi hỏi phải tuân theo những điều kiện nghiên cứu tương đối ngặt nghèo: chọn đối tượng nghiên cứu, thời gian, địa điểm, điều kiện nghiên cứu 3.3. Phương pháp thống kê Được sử dụng như một phương pháp hỗ trở để xử lí các kếy quả nghiên cứu sau điểu tra và trong quá trình thực nghiệm. Ngoài ra, có thể sử dụng nó nhưng phương pháp nghiên cứu chủ yếu khi nghiên cữu những chuyển biến về trạng thái sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. 3.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Nhằm tổng kết những kinh nghiệm về chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ em Trong quá trình nghiên cứu, có thể sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu. Song, tuỳ thuộc vào từng vẫn đề cụ thể, có thể chọn các phương pháp nghiên cứu chính và các phương pháp hỗ trợ khác. 4. Sơ lược quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ em 4.1. Tình hình chăm sóc và giáo dục trẻ em trên thế giời Từ lâu, việc chăm lo và bảo vệ sức khoẻ trẻ em là mỗi quan tâm cảu cả cộng động quốc tế và mỗi nước trên thế giới. Song vẫn đề trọng tâm mà cả thế giới quan tâm và mỗi quốc gia đã đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu là đảm bảo việc thực hiện “ quyền trẻ em”. Do vậy, việc xem xét sự ra đời và quá trình khai thực hiện quyền trẻ em sẽ thấy rõ bức tranh thế giới về chăm sóc và giáo dục trẻ em. a. Sự ra đời của công ước về quyền trẻ em Vẫn đề quyền trẻ em được đặt ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918) với việc thành lập các tổ chức cứu trợ trẻ em ở Anh và Thuỷ Điển.
  13. Văn kiện quốc tế đầu tiên về quyền trẻ em là Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em ( năm 1924) do Hiệp hội quốc tế các quỹ cữu trợ trẻ em khởi thảo dựa trên cơ sở hiến chương về quyền trẻ em năm 1923. Kể từ đó quyền trẻ em đã trở thành một khái niệm được khẳng định và thừa nhận. Ngày 20/11/1959, đại hội đồng Liên hợp quốc ( LHQ) đã thông qua một bản tuyên ngôn khác về quyền trẻ em. Đó là tuyên ngôn về quyền trẻ em với 10 điểm có nội dung tiến bộ hơn với tinh thần cơ bản là : “ Loại người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có” Trong thời gian qua, tren thế giới đã có hơn 80 văn kiện quốc tế ít nhiều đề cập đến vẫn đề trẻ em như: Tuyên bố về việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong trường hợp khẩn cấp hoặc có xung đột vũ trang, tuyên bố về các nguyên tắc pháp lý có liên quan đến bảo hộ và phục lợi cho trẻ em, những quy tác tối thiểu phổ biến của LHQ về việc áp dụng pháp luật đối với trẻ vị thành niên Để tạo điều kiện cho trẻ em trên thế giới thực sực được hưởng các quyền của chúng, ngày 20/11/1989 Đại hội đồng LHQ đã thông qua công ước về quyền trẻ em. Đến ngày 26/1/1990 công ước đã được mở ra cho các nước kí. Công ước có hiệu lực sai khi đã có 20 nước gia nhập và phê chuẩn (2/9/1990) b. Nội dung cơ bản của công ước về quyền trẻ em Công ước về quyền trẻ em là “luật cứng” mang tính pháp lí, rằng buộc, đòi hỏi các quốc gia thành viên ( các nước đã gia nhập và phê chuẩn) phải có nghĩa vụ thực hiện. Với 54 điều khoản thấm đượm sâu sắc tính nhân văn, công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện và xác định về mặt pháp lí các quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, trên cơ sở thừa nhận trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Các tư tưởng chủ đạo cảu công ước là: loại người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có, những lợi ích mà trẻ em phải được quan tâm đầu tiên, phải chú ý và ưu tiên trẻ em trong mọi vấn đề có liên quan. Các điều khoản của công ước được xây dựng trên cơ sở không phân biệt đối xử và áp dụng cho tất cả trẻ em ( khác nhau về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, quốc gia, dân tộc, tài sản, khuyết tật,
  14. xuất thân gia đình ) Trong phạm vi công ước, trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Trong công ước thể hiện rõ ba loại quyền cơ bản của trẻ em: Thứ nhất, quyền được đáp ứng những nhu cầu cơ bản: có họ tên, có quốc tịch, được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, được vui chơi, được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt khi bị tàn tật hay mồ côi Thứ 2, Quyền được bảo vệ : không bị bóc lột, lạm dụng về kinh tế, tình dục, không vị huy động tham gia chiến tranh, không bị cách ly khỏi cha mẹ, không bị đối xử tàn tệ, tra tấn dã mam Thứ 3, quyền được tham gia bàn bạc những vẫn đề có liên quan và tôn trọng ý kiến. Các quyền trẻ em được xây dựng trên cơ sở: tôn trọng phẩm giá cá nhân và quyền con người; chăm sóc, giúp đỡ đặc biệt với trẻ em; bảo vệ gia đình – nhóm xã hội và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và cuộc sống hạnh phúc của trẻ em; sự quan tâm hàng đầu đến những lợi ích tốt nhất của trẻ em; vai trò quan trọng của các truyền thống và các giá trị văn hoá trong việc bảo vệ và phát triển trẻ em; vai trò của sự hợp tác quốc tế trong việc cải thiện đời sống của trẻ em. c. Tổ chức triển khai việc thực hiện công ước về quyền trẻ em Đối với nhà nước: để triển khai công ước về quyền trẻ em, các quốc gia phải thực hiện các quyền được thừa nhận trong công ước bằng mọi biện pháp: - Đảm bảo luật trẻ em ở các quốc gia - Đưa vấn đề về quyền trẻ em vào chương trình giảng dạy và học tập một cách phù hợp trong nhà trường - Các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, tố cáo những trường hợp vi phạm quyền trẻ em và nêu gương tốt về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Giúp đỡ gia đình thực hiện trách nhiệm bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển trẻ em, đảm bảo cho trẻ em không bị cách ly khỏi cha mẹ, giải quyết nhanh chóng việc xuất nhập cảnh cho trẻ hoặc gia đình vì mục đích đoàn tụ gia đình, ngăn ngừa bắt cóc hoặc cầm giữ trẻ em ở nước ngoài.
  15. Các tổ chức phi chính phủ: - Tổ chức quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) thành lặp năm 1946. Đây là một tổ chức chuyển môn thuộc LHQ đã được giải thưởng Nôben vì hoà bình ( 1995) do những thành tích trong công tác trẻ em và hoà bình thế giới. Hiện nay, tổ chức này đang triển khai chương trình giúp đỡ 128 nước nghèo ở châu Âu, Á, và châu Mỹ với các điều kiện được nhận viện trợ là: tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi cao, thu nhập quốc dân theo đầu người thấp, dân số trẻ em đông. Các lĩnh vực được ưu tiên nhận viện trợ là: sức khoẻ, nước sạch, kế hoạch hoá gia đình, giáo dục, cứu trợ khẩn cấp, dinh dưỡng trẻ em - Liên minh cứu trợ trẻ em quốc tế (ISCA) - điều phối hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, tự nguyện đang hoạt động ở hàng chục nước trên thế giới - Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỷ Điển ( Rada Barnen) hoạt động tích cực trong suốt hơn 70 năm qua ( từ năm 1919 đến nay) để bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em. Hiện tại, Rada Barnen đã triển khai chương trình giúp đỡ 35 nước với 260 dự án về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Năm 1990 Rada Barnen đã tham gia tích cực vào việc tổ chức Hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em hợp ngày 29/3 đến 30/3 ở Mỹ. Hội nghị đã thông qua tuyên bố về sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ em và kế hoạch hành động nhằm thực hiện các tuyên bố trên trong những năm 1990. Tuyên bố về sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ em gồm 25 điểm, nêu bật những thách thức và nhiệm vụ của thế giới đối với trẻ em cũng như cam kết ở mức cao nhất về tương lai, hạnh phúc của trẻ em thể hiện qua chương trình 10 điểm bảo vệ quyền trẻ em và cải thiện đời sống trẻ em. Kế hoạch hành động cụ thể gồm 35 điểm, nêu rõ trách nhiệm của thế giới trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em: vẫn đề y tế, dinh dưỡng, vai trò của phụ nữ, sức khoẻ của người mẹ trong kế hoạch hoá gia đình, vai trò gia đình đối với trách nhiệm giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em còn đề ra 36 mục tiêu hỗ trợ để thực hiện trên các lĩnh vực: sức khoẻ và giáo dục phụ nữ, dinh dưỡng, sức
  16. khoẻ trẻ em, nước sạch, vệ sinh, giáo dục cơ sở, bảo vệ trẻ em trong những hoàn cảnh khó khăn và thực hiện công ước về quyền trẻ em. 4.2. Tình hình chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam Việt Nam là một trong các quốc gia tham gia tích cực vào quá trình soạn thảo công ước quyền trẻ em (1979 – 1989) và là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á đã phê chuẩn công ước ( không bảo lưu) (20/2/1990). Công ước với nội dung tiến bộ và nhân đạo, phù hợp với truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, cũng như phù hợp với hiến pháp và các luật có liên quan đến trẻ em. Sau khi phê chuẩn, Nhà nước ta đã tiến hành nhiều hành động thiết thực, kịp thời để triển khai công ước. - Ngày 5/3/1991 Nhà nước ta đã kí “ tuyên bố thế giới về sự sống còn bảo vệ và phát triển trẻ em” do Hội nghị cấp cao thế giới thông qua. Để thực hiện tuyên bố trên, Nhà nước ta đã ra chương trình hành động quốc gia với nội dung: + Mở các đợt tuyên truyền phổ biến tới mọi người nội dung cơ bản cảu Công ước về quyền trẻ em, Tuyên bố và chương trình hành động của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em; Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam; Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật phổ cập giáo dục tiểu học. + Bố trí nguồn ngân sách quốc gia hợp lý và ưu tiên cho chương trình hành động vì trẻ em trong những năm từ 1991 – 2000 - Thực hiện 7 mục tiêu “ Vì trẻ em Việt Nam” - Ngày 16/8/1991 Nhà nước ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Luật trẻ em ra đời nhằm thau thế pháp lệnh ( do nhà nước Việt Nam ban hành ngày 21/11/1979), đã huy động được sức mạnh tổng hợp của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Sự nghiệp bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em không chỉ là đạo lí mà còn mang tính chất pháp lí. Ngày 12/8/1991, nhà nước ban hành Luật phổ cập tiểu học. - Hành động của các tổ chức quốc tế về quyền trẻ em ở Việt Nam + Tổ chức quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc : tiến hành các chương trình giúp đỡ Việt Nam từ sau năm 1975
  17. + Các tổ chức phi chính phủ khác: tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điểm, Quỹ cữu trợ trẻ em Anh, Tổ chức tài trợ trẻ em của Mỹ Tuy mục đích và phương thức hoạt động khác nhau, song các tổ chức này đều mong muốn và cố gắng đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. 4.3. Chiếm lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em Trẻ em chiêm tỉ lệ lớn trong dân số thế giới, trong đó tỉ lệ trẻ em đặc biệt cao ở các nước kém và đang phát triển ( dân số trẻ em các nước này là 103 triệu trong số 127 triệu trẻ em ra đời hàng năm ( chiếm 85%)). Tỉ lệ trẻ em dưới 5 0 tuôit tử vong là 12 /00 (1989). Tỉ lệ này đặc biệt cao ở các nước chưa phát triển (chiếm 10,4 triệu trong số 10,7 triệu trẻ em hằng năm tử vong trên thế giới) Trẻ em thường mắc nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt trẻ hay mắc các bệnh truyển nhiễm ( đường hô hấp, tiêu hoá, đường máu, da và niêm mạc), các bệnh nhiếm khuẩn ( tiêu chảy, viên phổi), các bệnh suy sinh dưỡng, còi xương Tuy nhiên, đa số các bệnh này có thể phòng và chữa khỏi được bằng các biện pháp đơn giản, rẻ tiền và có hiệu quả. Do vậy, Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc ( UNICEFF) đã đề xướng chiếm lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu ( CSSKBĐ) cho trẻ em. Mục đích, nội dung cụ thể của mỗi chương trình như sau: a. Giám sát sự phát triển của trẻ em ( Growth monitorning) Mục đích: theo dõi tình trạng sức khoẻ chung của trẻ em hàng tháng, hàng năm, phát triển kịp thời bệnh suy dinh dưỡng để có biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp; phát hiện tình trạng mất nước ở các bệnh tiêu chảy, bệnh nhiễm trùng để bù nước kịp thời. Cách tiến hành - Theo dõi định kỳ cân nặng của trẻ em dưới 5 tuổi ( 1 tháng/1lần bằng cách cân cho trẻ) và ghi vào “ biểu đồ sức khoẻ của trẻ em” - Cách ghi trên biểu đồ : xác định cân nặng của trẻ trên biểu đồ ( là điểm giao nhau giữa các đường dóng từ thời điểm cân hằng tháng song song với trục
  18. tung và đường dóng từ chỉ số cân nặng song song với trục hoành); nối các điểm cân nặng trên biểu đồ với nhau ta được đường biểu diện sức khoẻ của trẻ. - Cách đọc biểu đồ: nếu đường biểu diễn sức khoẻ của trẻ đi lên là trẻ có sức khoẻ tốt, nằm ngang là dấu hiệu nguy hiểm và đi xuống là rất nguy hiểm. - Trên biểu đồ còn có các đường giới hạn, nếu đường biểu diễn cân nặng nằm dưới đường giới hạn là trẻ đang bị suy dinh dưỡng ở một trong các mức độ I, II, III. Cần phát hiện sớm các tình trạng trên để có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ. b. Bù nước bằng đường uống ( Oral rehydratation) Mục đích: Nhanh chóng bù nước để phục hồi lượng nước đã mất trong cơ thể một cách an toàn, ngăn ngừa rỗi loạn điện giải, tăng sức đề kháng cơ thể. Cách tiến hành: - Cho trẻ uống tất cả các loại nước vô trùng và bổ dưỡng đối với cơ thể khi phát hiện tình trạng mất nước ở trẻ em, thực hiện chế độ ăn lỏng với các loại thức ăn được chế biến kĩ, dễ tiêu - Cho trẻ uống dung dịch Oresol( gói 27,5g) để nhanh chóng phục hồi lượng nước mất trong cơ thể đã mất: + Dung dịch Oresol có các thành phần : NaCl (3.5g) và NaCO3 (2.5g); KCl (1.5g); glucozơ (20g). Cần pha 1 gói Oresol với 1 lít nước vô trùng cho trẻ uống theo nhu cầu trong ngày. Các trường hợp mất nước nhiều nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời + Có thể tự tạo ra “ nước uống để phục hồi lượng nước” bằng các nguyên liệu có sẵn trong gia đình như : dùng 6 bát nước (1.2 lít), 1 nắm gạo (80gam); 1 nhúm muối (3.5g); đun 5 phút được 1 lít nước cháo muối thay Oresol. c. Nuôi con bằng sữa mẹ ( Breast feeding) Mục đích: Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh, giúp cơ thể có khả năng miễn dịch đối với các bệnh tật, tiết kiệm công sức và tiền của cho gia đình và đem lại lợi ích cho người mẹ sau khi sinh. Cách tiến hành:
  19. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý cho người mẹ trong thời kì cho con bú, đảm bảo chế độ nghỉ ngơi và quan tâm đến đời sống tinh thần cho người mẹ Cách cho trẻ bú mẹ: trẻ cần được bú mẹ ngay sau khi được sinh ra càng sớm càng tốt, cho trẻ bú mẹ theo yêu cầu; từ tháng thứ 4 – 5 có thể cho trẻ ăn bổ sung; khi trẻ bi tiêu chảy vẫn cho trẻ bũ sữa mẹ bình thường; nếu trẻ không bú trực tiếp được nên cho trẻ uống bằng thìa, nếu sử dụng chai cần đặc biệt chú ý vẫn đề vô trùng chai và núm vú; khuyến khích các bà mẹ không nên cai sữa cho con sớm quá, có thể cho con bú mẹ tối đa là từ 18 đến 24 tháng d. Tiêm chủng phòng bệnh ( Immunization) Mục đích: chủ động phòng bệnh cho trẻ em có hiệu quả và it tốn kém. Cách tiến hành - Đưa vacxin vào cơ thể để kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống bệnh. Để tiêm chủng có hiệu quả cần tiêm chủng gây miễn dịch cơ bản cho trẻ trong năm đầu, trước hết là 8 loại vacxin phòng các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như: bạch cầu ( BH); Uốn ván (UV); Ho gà (HG); Sởi, bại liệt ( Sabin), lao, viên gan B ( VGB); viên não. - Đảm bảo cho trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng gây miễn dịch cơ bản đầy đủ và đúng lịch + Trẻ sơ sinh: Phòng lao ( BCG) và VGB ( lần 1) + Trẻ 1 tháng : phòng VGB ( lần 2) + Trẻ 2 tháng: phòng BH – UV – HG ( lần 1), Sabin ( lần 1) và VGB ( lần 3) + Trẻ 3 tháng: Phòng BH – UV – HG ( lần 2) và Sabin (lần 2) + Trẻ 4 tháng: Phòng BH – UV – HG ( lần 3) và Sabin ( lần 3) + Trẻ 9 – 11 tháng: Phòng sởi + Trẻ 12 – 18 tháng: phòng viên não Nhật Bản ( lần 1); sau 1 tiần ( lần 2) sau 12 tháng (lần 3) - Tiêm chủng nhắc lại cho trẻ lớn ( 2, 3, 6 tuổi) để củng cố và tăng cường miễn dịch cho cơ thể khi có yêu cầu của y tế. e. Kế hoạch hoá gia đình ( family planning)
  20. Mục đích: Hạ thấp tỉ lệ tăng dân số, đảm bảo các điều kiện cần thiết để giúp trẻ em phát triển tốt, giúp người mẹ có điều kiện chăm sóc và dạy dỗ con. Cách tiến hành: Vận động gia đình thức hiện sinh đẻ có kế hoạch : mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 – 2 con, sinh đẻ thưa, không nên sinh trước 22 tuổi và sau 35 tuổi. Sử dụng các biện pháp tránh thai. f. Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em ( food suplement) Mục đích: đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ và bà mẹ trong thời kỳ cho con bú Cách tiến hành: Ưu tiên cung cấp thực phẩm đầy đủ cho bà mẹ trong thời kỳ có thai và đang cho con bú; trẻ được đảm bảo nguồn sữa mẹ đầy đủ sau khi sinh và được cung cấp thức ăn bổ sung kịp thời; không nên ăn kiêng khi trẻ ốm đau, mà trái lại cần tăng cường các chất bổ dưỡng cho cơ thể. h. Giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ ( Female education) Mục đích: đảm bảo sức khoẻ và những hiểu biết tối thiểu về chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ. Các cách tiến hành: Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ, hướng dẫn cho bà mẹ phương pháp nuôi dạy con khoa học. Thực hiện giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ cùng mới mục tiêu “ sức khoẻ cho mọi người” CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao nói vệ sinh trẻ em là một khoa học? 2. phân tích các cơ sở khoa học của vệ sinh trẻ em 3. Tai sao nói:chăm lo và bảo vệ sức khoẻ trẻ em là mỗi quan tâm của cả công đồng quốc tế? Hãy liên hệ thực tiễn việc chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa phương nơi anh ( chị) đang công tác 4. Phân tích các quyền cơ bản của trẻ em. Hãy liên hệ với việc thực hiện quyền trẻ em tại trường mầm non nới anh (chị) đang công tác 5. Phân tích nội dung chiếm lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em. Hãy liên hệ với thực tiễn
  21. ChươngII NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SINH HỌC 1. VI SINH VẬT 1.1. Khái niệm Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào rất nhỏ, không nhìn thấy được bằng mắt thường. Vi sinh vật học là khoa học nghiên cứu những vi sinh vật nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nó chuyên nghiên cứu những vi sinh vật có lợi hoặc có hại cho sức khoẻ con người, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu những vi sinh vật có hai cho con người để tìm biện pháp phòng và chữa bệnh. 1.2. phân loại và đặc điểm của vi sinh vật Có nhiều loại vi sinh vật, chúng có khả năng gây bệnh khác nhau. Có thể xếp các vi sinh vật này thành 2 loại vi khuẩn và vi rút a. Vi khuẩn: * Khái niệm: Vi khuẩn là những vi sinh vật đơn bào hạ đẳng, không có nhân điển hình ( nhân là một phân tử AND, là nhiễm sắc thể trơ trụi, không có màng) * Cấu tạo: Vi khuẩn gồm các thành phần sau: Nhân là một bộ phận của tế bào, chứa đựng bộ máy di truyền. Nhân vi khuẩn không có màng, là 1 nhiễm sắc thể độc nhất, 1 sợi AND xoắn, tham gia vào việc di truyền đặc tính của vi khuẩn. Nguyên tương là dung dịch lỏng, có chứa 80% là nước với các chất hoà tan khác ( protein, lipít, gluxit, muối khoáng) và các không bào ( chứa lipít, glucôzơ ) Thành phần cấu tạo cơ bản của nguyên tương là ARN ( axit ribônuleic) và 1 dạng đặc biệt của nó là ribôxom, có nhiệm vụ tổng hợp prôtêin Màng nguyên tương có chức năng thẩm thấu chọn lọc ( cho những chất cần thiết vào tế bào và đưa các chất không cần thiết ra khỏi tế bào), là nơi cư trú nhiều enzym, tham gia vào phân chia tế bào.
  22. Vách là cấu trúc bảo vệ, là khung bên ngoài giữ cho vi khuẩn có hình dạng nhất định, tham gia vào phân chia tế bào Ở bên ngoài cùng của vi khuẩn được bao phủ bởi lớp lông ( được gọi là pôly) có tác dụng bảo vệ và giúp cho vi khuẩn có thể di chuyển trong các môi trường khác nhau. Nha bào là hình thức đề kháng của vi khuẩn trong điều kiện không thuận lợi cho đời sống của nó. Nha bào chịu được nóng, tia tử ngoại, khô hanh nhiều hơn vi khuẩn. Thời gian tồn tại của nha bào lâu, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm và trở thành vi khuẩn gây bệnh Vi khuẩn được chia thành các loại : cầu khuẩn ( là các vi khuẩn hình cầu như tự cầu, liên cầu, song cầu); trực khuẩn ( có hình que tròn hai đầu, có thể có hình vuông ( than), tròn ( lị, thương hàn), hình chuỳ ( bạch cầu)); xoắn khuẩn ( tả - là 1 phần đường xoắn, giang mai – là 1 đường xoắn) * Hoạt động sống của vi khuẩn: Vi khuẩn có khả năng chuyển hoá ( dinh dưỡng, hô hấp) và sinh sản như các vi sinh vật khác. - Chuyển hoá của vi khuẩn: trong quá trình phát triển, để tiêu hoá thức ăn, vi khuẩn có các loại enzym ( men tiêu hoá) có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất cần thiết cho hoạt động sống của vi khuẩn. Mỗi loại men có tác dụng đối với các chất hữu cơ nhất định Hô hấp của vi khuẩn: đó là quá trình trao đổi chất tạo ra năng lượng cần thiết để tổng hợp nên các chất mới của tế bào trong quá trình sinh sản và phát triển. Có loại vi khuẩn chỉ phát triển trong môi trường có ôxy tự do ( còn gọi là các vi sinh vật yếm khí) Ngược lại, có loại chỉ phát triển trong môi trường không ôxy tự do ( còn gọi là các vi sinh vật kị khí). Trong khi đó, có loại lại có thể phát triển ở cả hai môi trường trên. Độc tố của vi khuẩn: phần lớn các vi khuẩn gây bệnh, trong quá trình sinh sản và phát triển, đã tổng hợp được độc tố. Có 2 loại độc tố là ngoại độc tố và nội độc tố. Ngoại độc tố là loại độc tố được vi khuẩn tiết ra trong môi trường khi vi khuẩn còn sống ( bạch cầu, uốn ván ) nội độc tố là loại độc tố được tiết ra
  23. môi trường sau khi vi khuẩn đã chết ( thương hàn, lị ) Tác động của nội độc tố không bằng ngoại độc tố. Chất gây sốt của vi khuẩn là chất chịu được nóng và có tính gây sốt Kháng sinh của vi khuẩn: Một số vi khuẩn tổng hợp được chất kháng sinh, có tác dụng ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn khác loại. Vitamin: Một số vi khuẩn có khả năng tổng hợp được vitamin B, K ( như trực khuẩn E.côli ở đại tràng của người) - Sinh sản của vi khuẩn: Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi. Trong điều kiện bình thường và thích hợp, phần lớn vi khuẩn sinh sản rất nhanh ( 15 – 20 phút phân chia 1 lần) Ví dụ: Trong môi trường lỏng, vi khuẩn phát triển qua 4 giai đoạn: Số lượng Vi khuẩn I II III IV Thời gian +Giai đoạn I: Thích ứng ( kéo dài 2 giờ, số lượng vi khuẩn không đổi) + Giai đoạn II: Tăng theo hàm số mũ( kéo dài 10giờ, số lượng vi khuẩn tăng theo hàm số mũ, chuyển hoá vi khuẩn ở mức lớn nhất) + Giai đoạn III: Dừng tối đa ( kéo dài 3 – 4 giờ, sự sinh sản của vi khuẩn chậm lại, số vi khuẩn già và chết tăng lên nhanh) + Giai đoạn IV: suy tàn ( sự sinh sản dừng lại, số vi khuẩn chết tăng lên) Cơ thể con người chứa khoảng 60% đến 70% là nước. Do vậy, đây cngũ là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập, sinh sản và phát triển nhanh.
  24. Để hạn chế sự sinh sản và phát triển của các vi khuẩn trong cơ thể, khi có vi khuẩn xâm nhập ( có vết thương) cần nhanh chóng xử lí vết thương ngay trong những giờ đầu, kết quả điều trị sẽ tốt hơn. b. Vi rút * Khái niệm: vi rút là một đơn vị sinh học chỉ biểu thị tính chất cơ bản của sự sống trong tế bào cảm thụ có đủ điều kiện cần thiết cho sự nhân lên * Cấu tạo: vi rút gồm 2 phần : phần lõi và phần vỏ - Phần lõi: là 1 trong 2 loại axit nucleic ( AND hoặc ARN). AND mang toàn bộ thông tin di truyền và đóng vai trò quyết định trong hoạt động nhiễm trùng của vi rút. AND còn tham gia vào cấu tạo kháng nguyên. - Phần vỏ được cấu tạo bởi những phân tử prôtêin giống hệt nhau được sắp xếp một cách chính xác, riêng biệt cho mỗi loại virut. Vỏ có vai trò bảo vệ AND, giúp cho các hạt vi rút bám vào màng của tế bào sống cảm thụ là thành phần chính tạo nên kháng nguyên vi rút, kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch đặc hiệu Dựa vào hình thái, vi rút được chia làm các loại như : vi rút có đối xứng hình xoắn ốc ( hình cầu, trong là nhân có đối xứng xoắn ốc cuốn lại), vi rút có đối xứng hình khối ( hình đa giác đều, có 20 mặt) vi rút có hai cấu trúc cùng một lúc. Chỉ có thể nhìn thấy các loại vi rút qua kinh hiển vi điển tử. * Sự sinh sản của vi rút: vi rút chỉ được sinh sản trong tế bào sống đó là quá trình sinh vật học , gồm 6 giai đoạn - Giai đoạn hấp thụ: vi rút bám vào màng của tế bào, hấp thụ vào bề mặt của nó. Mỗi tế bào chỉ có một điểm cho vi rút bám vào - Giai đoạn xâm nhập: vi rút xâm nhập vào bên trong tế bào, ở bào tương, dưới tác dụng của men phân huỷ tế bào, vỏ prôtêin của vi rút bị tan ra, nhân ( AND) được giải phóng - Giai đoạn che lấp: Nhân của vi rút xâm nhập vào nhân của tế bào truyền tin cho nhân tế bào, bắt nhân tế bào phục vụ cho quá trình nhân lên của nó
  25. - Giai đoạn hình thành hạt vi rút mới: Các thành phần ribôxôm và pôlixôm của tế bào đã tổng hợp nên vỏ prôtêin của vi rút, nhân của tế bào tổng hợp nên nhân của vi rút - Giai đoạn lắp rắp: Các thành phần mới của hạt vi rút lắp rắp với nhau tạo thành vi rút hoàn chỉnh bên trong tế bào - Giai đoạn vi rút giải phóng khỏi tế bào: Vi rút có thể được giải phóng ồ ạt ra khỏi tế bào, theo kiểu này chồi hoặc làm sai lệch nhiễm sắc thể gây ra các bệnh cấp tính, mãn tính và các khối u của cơ thể. 1.3. phân phối vi sinh vật trong tự nhiên Vi sinh vật sống rải rác khắp nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí, cây cối, thức ăn, các dụng cụ khác và trong cơ thể người lành a. Vi sinh vật trong đất Đất là môi trường tự nhiên rất thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Số lượng, chủng loại vi sinh vật phân bố khác nhau theo thành phần, tính chất của đất và khi hậu từng vùng. Trên bề mặt đất có ít vi sinh vật do đất khô ráo, có ánh sáng, ở độ sâu dưới 10 – 20cm, có nhiều vi sinh vật về số lượng và chủng loại vì đó là lớp đất màu mỡ; ở độ sâu hơn, số lượng vi sinh vật ít. Đa số các vi sinh vật trong đất không gây bệnh, có tác dụng làm tăng độ phi nhiêu cho đất. Có thể thấy một số vi khuẩn gây bệnh ở trạng thái nha bào như: trực khuẩn uốn ván, than, trực khuẩn hoại thư tồn tại lâu trong đất. Một số khác như vi khuẩn tả, li chỉ tồn tại trong đất được vài tuần đến vài tháng. B, Vi sinh vật trong nước Nước là môi trường mà vi sinh vật có thể phát triển được. Số lượng và chủng loại vi sinh vật trong nước tuỳ thuộc vào nguồn gốc của nước: nguồn nước bị ô nhiếm, có nhiều chất hữu cơ thì số lượng và chủng loại vi sinh vật tăng lên; các nguồn nước ngầm, nước biển có vi sinh vật ít hơn. Trong nước có thể có một số vi sinh vật gây bệnh cho người và súc vật như vi khuẩn lị, thương hàn, tả Nước ô nhiễm chủ yếu là do các chất bài tiết của người và động vật. Nguồn nước trong tự nhiên bị ô nhiễm cũng có thể tự thanh khiết do ánh sáng
  26. mặt trời và sự đấu tranh sinh tồn của các vi sinh vật. Nước bị ô nhiễm bào giờ cũng có trực khuẩn côli c. Vi sinh vật trong không khí Không khí không phải là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển ( không có chất dinh dưỡng và có ánh sáng). Có vi sinh vật trong không khi là do bụi bị gió cuốn vào không khi và người đưa vào qua quá trình bài tiết ( ho, hắc hơi, nói chuyện). Số lượng vi sinh vật trong không khi phụ thuộc vào điều kiện của không khí từng hoàn cảnh cụ thể nào đó ( nơi tập trung đông người, chợ, bệnh viện, nhà ga nhiều vi sinh vật; vừng nông thôn, miền núi, đại dương ít vi sinh vật). Không khí luôn chuyển động và được ánh sáng soi rọi nên có thể hạn chế sự truyền bệnh của các sinh vật. Các vi sinh vật có thể gặp trong không khí là Lao, ho gà, bạch hầu, cúm, sởi, thuỷ đậu d. Vi sinh vật trong cơ thể người lành Con người trong môi trường nhất định và luôn tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí nên cơ thể con người cũng chữa nhiều vi sinh vật khác nhau * Vi sinh vật ở da: Da có nhiều vi sinh vật và luôn thay đổi do hoàn cảnh sống, điều kiện vệ sính cá nhân và nghề nghiệp. Bình thường, ở da chỉ có tụ cầu không gây bệnh. Trong một số điều kiện, có thể thấy một số vi sinh vật qua các vẩy hay các chất tiết ra ở da như liêm cầu, tụ cầu, vi khuẩn đường ruột. Số lượng vi sinh vật ở da nhiều, ít khác nhau tuỳ vào vùng da: vùng có nhiều vi sinh vật là da đầu, mặt, nách, kẽ ngón tay, chân ; vùng ít vi sinh sinh vật là da bụng, bắp chân, tay, vi sinh vật còn ở sâu trong tuyến bã. * Vi sinh vật ở đường tiêu hoá - Vi sinh vật ở miệng: Bã thức ăn và nhiệt độ thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển ở trong miệng. Trẻ em mới sinh ra vài giờ, trong miệng đã có vi sinh vật của người mẹ ( tụ cầu, liêm cầu, côli) sau 2 – 5 ngày có nấm và vi rút. Có sự cân bằng sinh lí giữa các vi sinh vật ở miệng với nhau, một số có khả năng gây bệnh ở miệng, mũi, họng, tai
  27. - Vi sinh vật ở dạ dày: Đây là môi trường axit và độ pH thấp ( pH = 2) nên ít vi sinh vật. Chỉ có trực khuẩn lao là tồn tại được - Vi sinh vật ở ruột: Sau khi sinh vài giờ, trẻ em đã có vi sinh vật trong ruột. Ruột non không có vi sinh vật do môi trường kiềm, có các enzym phân giải các vi sinh vật; ruột già có nhiều vi sinh vật hơn (75% là coli)Nếu sử dụng nhiều kháng sinh sẽ làm đảo lộn đội ngũ vi sinh vật ở ruột, làm giảm các vi sinh vật bình thường vẫn có trong ruột và thay thế bằng những vi khuẩn khác lại kháng sinh. Vi sinh vật ở ruột giúp tiêu hoá thức ăn và tổng hợp nên các loại vitamin B, K có khả năng bảo vệ ruột, ngăn cản các vi sinh vật khác xâm nhập từ bên ngoài vào. * Vi sinh vật ở đường hô hấp - Đường hô hấp trên: mũi, họng có tụ cầu; tuyến hạnh nhân có liên cầu tan máu nhóm A - Đường hô hấp dưới: khí quản, phế quản không có vi sinh vật gây bệnh * Hệ tuần hoàn và các phủ tạng khác: Không có vi sinh vật gây bệnh 1.4. Các phương pháp diệt khuẩn a. Phương pháp hoá học Có thể sử dụng chất tẩy uế và chất sát khuẩn để tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn - Chất tẩy uế và chất sát khuẩn: Chất tẩy uế là chất có khả năng giết chết vi sinh vật, Chỉ sử dụng chất tẩy uế để khử trùng trên bề mặt các đồ dùng, dụng cụ vì nó có khả năng gây tổn thương cho cơ thể. Chất sát khuẩn có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật ( tác dụng sát khuẩn 1 phần, nhưng ức chế vi khuẩn rất mạnh) Thực ra, hai chất này chỉ khác về nồng độ sử dụng ( ví dụ: phênol, cloramin: nồng độ 2 – 5% là chất tẩy uế, nồng độ thấp hơn 100 – 1000lần là chất sát trùng - Các chất tẩy uế và sát khuẩn thường dùng: Thuốc đỏ ( muối thuỷ ngân) có tác dụng sát khuẩn, ít độc, dùng để sát trùng các vết thương, muối ôxi già,
  28. còn 70 – 900, cồn iốt có tác dụng sát trùng, nước javen, cloramin dùng để khử khuẩn nước; phênol dùng để tẩy uế, crazin để lau nhà - Thuốc kháng sinh: là chất có tác dụng chống vi khuẩn, ngăn cản sự nhân lên hoặc phá huỷ vi khuẩn. Mỗi loại kháng sinh có tác dụng lên một loại vi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn nhất định ( ví dụ: peniciline có tác dụng với cầu khuẩn, xoắn khuẩn, cloroxit có tác dụng với trực khuẩn li, thương hàn) b. Phương pháp lí học - Nhiệt độ: Đa số vi khuẩn chỉ phát triển được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Do vậy khi đun nóng đến 500C – 600C trong khoảng thời gian từ 30 – 60 phút thì vi khuẩn chế và đến 1000C vi khuẩn sẽ chết ngay. Có thể khử khuẩn nước uống đơn giản bằng đun sôi ( 15 phút); khử khuẩn băng hơi nước với áp suất cao có tác dụng diệt khuẩn rất tốt ( đưa nhiệt độ lên cao 600C – 1000C và làm lạnh đột ngột) - Làm mất nước ( làm khô) nước cần cho sự sống của vi khuẩn, cho nên làm mất nước, vi khuẩn sẽ chết ( có thể phơi khô, sấy khô ) - Dùng tia mặt trời: tia tử ngoại có tác dụng sát khuẩn tốt, có thể sử dụng để sát khuẩn các đồ dùng, dụng cụ hàng ngày. 2. Dịch tế học và miễn dịch học 2.1. Nhiễm khuẩn a. Khái niệm Nhiệm khuẩn là sự xâm nhập vào mô tế bào của các vi sinh vật gây bệnh, có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện bệnh nhiễm trùng Sự kí sinh của vi sinh vật trên cơ thể nhưng không xâm nhập vào mô tế bào thì không gọi là nhiễm trùng. Các vi sinh vật này phần lớn không gây bệnh. Một số vi sinh vật có khả năng gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi gọi là các vi sinh vật gây bệnh cơ hội, một số khác có lợi cho cơ thể gọi là các vi sinh vật cộng sinh. b. Phân loại nhiễm khuẩn
  29. * Bệnh nhiễm trùng: Vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể và gây rối loạn cơ chế điều hoà cơ thể do hệ thần kinh điều khiển, dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như : sốt, mệt mỏi, rỗi loại tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp. Bệnh nhiễm trùng chia làm 2 loại - Bệnh nhiễm trùng cấp tính: Biểu hiện bệnh rõ rệt, diễn biến bệnh thường ngắn, sau đó bệnh nhân khỏi bệnh hoặc tử vong, một số trường hợp có thể chuyển thành bệnh mãn tính. Sau khi khỏi bệnh, một số trường hợp thu được miễn dịch như : sởi, bạch hầu, thương hàn. - Bệnh nhiễm trùng mãn tính: Biểu hiện bệnh không dữ dội, tiến triển chậm, lâu, thường không gây được miễn dịch ( lao, giang mai). Bệnh có thể chuyển từ cấp tính sang mãn tính hay ngược lại ( chủ yếu là do phản ứng của cơ thể quyết định) * Nhiễm trùng thể ẩn: Có sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, những triệu chứng lâm sàng không rõ do sức đề kháng cao, người bệnh vẫn cảm thấy bình thường * Nhiễm trùng tiềm tàng: vi sinh vật gây bệnh tồn tại ở một số nơi nào đó trong cơ thể, cơ thể vẫn bình thường, khi cơ thể suy yếu, vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng sẽ tấn công cơ thể, làm cơ thể bị bệnh và có triệu chứng rõ. Về mặt dịch tế học, 2 loại nhiễm khuẩn thể ẩn và tiền tàng rất nguy hiểm vì những người mang vi khuẩn gây bệnh không biết sẽ là nguôn gốc reo rắc bệnh tật cho người khác. c. Các nhân tố gây nhiễm khuẩn * Vi sinh vật gây bệnh: Vi sinh vật gây bệnh là nhân tố quan trọng của quá trình nhiễm khuẩn. Khả năng gây bệnh của các vi sinh vật phụ thuộc vào: - Độc lực cảu các vi sinh vật : sự bám vào tế bào chủ ( điều kiện xâm nhập vào mô) sự xâm nhập vào trong tế bào ( quyết định nhiễm trùng), khả năng thải ra độc tố ( nội và ngoại độc tố), men ( làm đông huyết tương, tan sợi huyết), khả năng kháng nguyên ( chống thực bào) - Số lượng vi sinh vật: các vi sinh vật muốn gây bệnh được phải có số lượng nhất định
  30. - Đường xâm nhập: Các vi sinh vật muốn gây bệnh được phải xâm nhập đúng đường * Sức đề kháng của cơ thể: Dù vi sinh vật có đủ điều kiện gây bệnh, nhưng bệnh nhiễm trùng xảy ra hay không còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể do thiếu yếu tố hỗ trợ tạo nên. Bao gồm hai hệ thống - Hệ thống phòng ngự không đặc hiệu: Da và niêm mạc: là hàng rào đầu tiên ngăn cản sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể bằng cơ chế vật lí và hoá học. Với cơ chế lí học, các tế bào da và niêm mạc được phủ một lớp màng nhầy đã ngăn cản được sự xâm nhập của các vi sinh vật; sự bài tiết mồ hôi, nước mắt, các dịch ở niêm mạc tăng cường khả năng bảo vệ của lớp màng này. Với cơ chế hoá học, môi trường axit ở dạ dày tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh qua đường tiêu hoá, độ pH ở âm đạo thấp không thích hợp cho vi sinh vật; các vi sinh vật cư trú sẵn trên da và niêm mạc cạnh tranh với các vi sinh vật gây bệnh, tiêu diệt chúng để bảo vệ cơ thể. Với các cơ chế trên, da và niêm mạc nguyên vẹn có đủ khả năng ngăn cản hầu hết các vi sinh vật gây bệnh. Khi hàng rào này bị tổn thương, nhiều vi sinh vật có thể xuyên qua lớp này vào cơ thể. Bạch cầu diệt khuẩn: Nếu các vi khuẩn xâm nhập được vào máu, trong huyết thanh có sắn các chất bảo vệ đặc biệt ( alixin) và bạch cầu đa nhân trung tính có khả năng tiêu diệt chúng. Các yêu tố miễn dịch khác: + Miễn dịch chủng loại: Các động vật khác nhau có khả năng đề khác với các vi sinh vật khác nhau, phụ thuộc vào di truyền chủng loại ( ví dụ: 70% người Mỹ da đen có sức đề kháng với kí sinh trùng sốt rét, còn người Mỹ da trắng lại nhạy cảm với nó) + Miễn dịch bẩm sinh: là miễn dịch được hình thành do bào thai thu nhận được chất kháng thể từ mẹ qua máu và sữa mẹ + Miễn dịch sinh hoạt: là miễn dịch được hình thành do cơ thể được rèn luyện thường xuyên, sức đề kháng cao, khả năng mắc bệnh ít hơn
  31. - Hệ thống phòng ngự đặc hiệu: Là miễn dịch có được khi cơ thể tiếp xúc với một vi sinh vật nào đó do nhiễm trùng hay dùng vacxin. Hệ thống này gồm 2 loại: + Miễn dịch dịch thể: Kháng thể là nhân tố trung tâm của miễn dịch này. Cơ chế cơ bản chống nhiễm trùng là sự kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên của vi sinh vật. + Miễn dịch tế bào: Chủ yếu là tế bào Limphô và đại thực bào trong máu tiêu diệt mầm bệnh Quá trình miễn dịch được hình thành như sau: khi vi sinh vật xâm nhập vào máu sẽ xuất hiện chất bảo vệ đặc biệt là chất kháng thể. Chất kháng thể có khả năng liên kết các vi khuẩn và độc tố của nó để khử độc. Kết quả, vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt và khử độc, cơ thể được bảo vệ, miễn dịch được hình thành. Tuy nhiên, các chất kháng thể chỉ chống lại được các vi sinh vật gây bệnh nào mà nó có khả năng tập hợp trong cơ thể. Cho nên, được gọi là phương thức bảo vệ đặc hiệu, chuyên biệt đối với một số loại vi sinh vật nhất định nào đó. Tóm lại: Cơ thể có bị nhiễm trùng hay không phụ thuộc vào sự tương quan giữa vi sinh vật gây bệnh và sức đề kháng của cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể với hệ thống phòng ngự trên bổ sung, hỗ trợ và không thể tách rời nhau. 2.2. Bệnh truyền nhiễm a. Khái niệm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây bệnh trực tiếp hoặc giám tiếp, truyền từ người này sang người khác, gây nên một quá trình nhiễm khuẩn mới Đặc trưng cảu bệnh truyền nhiễm là có sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh và phản ứng của cơ thể trước sự có mặt của các vi sinh vật và độc tố của nó. Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào vi sinh vật gây bệnh và sức đề kháng của cơ thể. b. Tính chất bệnh truyền nhiễm
  32. - Tính đặc hiệu: Mỗi bệnh truyền nhiễm do 1 loại vi sinh vật gây ra, có thể là vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng hay là nấm - Tính lây truyền: bệnh thường lan truyền từ cơ thể này đến cơ thể khác, gây thành dịch - Tính chu kỳ: là kết quả của quá trình xâm nhập và phát triển của mầm bệnh và phản ứng của cơ thể đối với các vi sinh vật gây bệnh. Bình thường, bệnh diễn biến qua các thời kỳ: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, khỏi bệnh - Tính miễn dịch đặc hiệu: Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể có hiện tượng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống bệnh. Thời gian miễn dịch tuỳ vào cơ thể và loại bệnh ( sởi, ho gà, đậu mùa tạo được miễn dịch mạnh, bền vững, sốt rét, cúm tạo được miễn dịch yếu, tạm thời.) c. Phân loại bệnh truyền nhiễm Căn cứ vào nguồn lây bệnh, có thể phân chia bệnh truyền nhiễm thành 4 loại - Bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp: gây tỉ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh ở trẻ em. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang ngườ lành khi tiếp xúc ( ho, hắt hơi, nói ) những hạt có kích thước nhở hơn 5 m vào phế nang và phổi gây bệnh như : cúm, sởi, thuỷ đậu. Bệnh có thể lây giám tiếp qua vật trung gian như chăn màn, quần áo, đồ đạc khác ( khi vệ sinh phòng hoặc dùng chung quần áo) như : đậu mùa, bạch hầu Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường sống, vệ sinh nền nhà, các trang thiết bị, thông thoáng khí, trồng cây ngăn bụi, vệ sinh cá nhân, không khạc nhổ bừa bãi, đeo khẩu trang khi làm vệ sinh, tiêm chủng phòng bệnh - Bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hoá: là bệnh gây ra tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi Đặc điểm lây truyền: các vi sinh vật do người bệnh thải ra ngoài theo phân, nước tiểu, chất nôn vào cơ thể người lành qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Bệnh có thể lây trực tiếp từ người bệnh, hoặc người mới khỏi bệnh sang người lành ( sau 1 – 3 tháng). Các vi sinh vật này có sức đề kháng cao, tồn tại qua vật trung gian: nước, thức ăn, đồ vật, ruồi nhặng
  33. Phòng bệnh: Vệ sinh ăn uống ( dùng nguồn nước sách để ăn uống, sinh hoạt, ăn chín uống sôi, vệ sinh thực phẩm); vệ sinh môi trường ( xử lý phân, không dùng phân tươi, không thải nước bẩn ra nguồn nước sạch); vệ sinh cá nhân; tiểm vacxin phòng bệnh - Bênh truyền nhiễm qua đường máu: lây truyền do các loại côn trùng châm đốt người bệnh rồi truyền bệnh khi đốt người lành ( các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết). Vật trung gian truyền bệnh là muỗi, chấy, rận, ve, mò, mạt Bệnh có thể lây truyền qua đường tiêm, truyền như bệnh viên gan B, bệnh Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường ( diệt côn trùng, cải tạo môi trường xung quanh) sử dụng các dụng cụ tiêm, truyền vô trung, tiêm vacxin phòng bệnh - Bệnh truyền nhiễm qua da và niêm mạc: Mầm bệnh xâm nhập qua da và niêm mạc bị tổn thương ( bệnh uốn ván, bệnh dại) hoặc không bị tổn thưởng ( đau mặt hột, giun móc). Bệnh lây trực tiếp hoặc giám tiếp qua vật trung gian truyền bệnh Phòng bệnh: Cắt đứt đường lây, cách ly người bệnh, điều trị sớm, vệ sinh cá nhân, tiêm vacxin phòng bệnh 2.3. Miễn dịch: a. Khái niệm Miễn dịch là sức đề kháng của cơ thể đối với sinh vật gây bệnh hay là khả năng chống đỡ của cơ thể với hiện tượng nhiễm khuẩn Cơ thể có khả năng miễn dịch nhờ hoạt động cảu một hệ thống phức tạp trong cơ thể để ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, hoặc trục xuất nhanh chóng các vi khuẩn đã xâm nhập được vào trong cơ thể. b. Phân loại miễn dich - Miễn dịch chủ động: bao gồm + Miễn dịch chủ động tự nhiên: Cơ thể có khả năng miễn dịch đối với một số bệnh sau khi đã khỏi ( sởi, quai bị )
  34. + Miễn dịch chủ động nhân tạo: được hình thành do sử dụng phương pháp tiêm chủng. Thời gian miễn dịch được hình thành ngắn hơn loại trên nên cần tiêm chủng nhắc lại - Miễn dịch bị động: bao gồm + Miễn dịch bị động tự nhiên: được hình thành do mẹ truyền sang con qua máu và sữa mẹ + Miễn dịch bị động nhân tạo: được hình thành nhờ sử dụng huyết thanh khánh độc sau khi cơ thể đã mắc bệnh. Huyết thanh có tác dụng ngay, nhưng lại nhanh chóng bị đào thải ra ngoài nên cần tiêm chủng để hỗ trợ - Một số khái niệm khác Kháng nguyên: là chất khi vào cơ thể có tác dụng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống bệnh. Đó là vi khuẩn, vi rút, ngoại tố độc, prôtêin lạ ( huyết thanh, hồng cầu lạ). Kháng nguyên có tính đặc hiệu ( khả năng thúc đẩy cơ thể sinh ra kháng thể tương ứng) Kháng thể: là những chất do cơ thể tổng hợp dưới sự kích thích của kháng nguyên. Mỗi kháng thể chỉ phản ứng đặc hiệu với một loại kháng nguyên tương ứng. Sự hình thành kháng thể phụ thuộc vào chủng loại, tính chất di truyền của cơ thể, vào tuổi, hoạt động hệ thần kinh, nội tiết, điều kiện dinh dưỡng, kháng nguyên. Mỗi kháng nguyên chỉ tạo cho cơ thể một kháng thể đặc hiệu. khi cần gây miễn dịch với nhiều bệnh, có thể trộn hỗn hợp nhiều kháng nguyên vào một dung dịch để tiêm. Vacxin là những chế phẩm được sản xuất từ những vi sinh vật đã được làm biến đổi trở nên vô hại cho con người khi đưa vào cơ thể, nhưng lại kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống bệnh Các loại vacxin: vacxin sống được bào chế từ vi khuẩn, vi rut sống đã làm mất độc lực, hoặc giảm độc lực ( bại liệt, dịch hạch); vacxin chết được bào chế từ các vi sinh vật đã bị giết chết dưới tác nhân lí, hoá học, nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên ( tả, thương hàn, dại, lao); vacxin giải độc tố được tạo ra dưới các tác nhân lí hóa học làm ngoại độc tố mất tính độc, nhưng vẫn còn giữ tính kháng nguyên ( uốn ván, bạch hầu)
  35. Tiêm chủng: là đưa vacxin vào cơ thể, kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống bệnh tương ứng. Đối với một số bệnh, tiêm chủng là biện pháp cở bản để phòng bệnh cho trẻ em Các yêu cầu đối với tiêm chủng + Tiêm chủng cần phải tiến hành trên phạm vi rộng : có ít nhất 80% dân số trẻ em được tiêm chùng + Tiêm chủng đúng thời gian: tiêm trước mùa dịch xảy ra vì chi sau 7 – 10 ngày mới hình thành miễn dịch, đảm bảo khoảng cách giữa các lần tiêm chủng, chú ý tiêm chủng nhắc lại + Tiêm chủng đúng đối tượng: Tiêm chúng cho tất cả mọi người dang khoẻ mạnh, tạm hoãn đối với những người đang bị bệnh cấp tính, phụ nữ có thai, không tim cho người mắc bệnh mãn tính như : lao, đái đường, viên thận mãn, tim. Vacxin đưa vào cơ thể đúng đường, đúng liều: đường uống, chích, tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp. Tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ có thai đúng lịch Cần chú ý thận trọng xử lý các phàn ứng do vacxin gây ra: nếu có phản ứng điểm ( sưng nóng, đỏ đau, nổi hạch tương ứng) nên chườm nóng, có phản ứng toàn thân ( khó thở, sốt nhẹ, có triệu chứng của bệnh) nên đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị 3. Kí sinh trùng 3.1. Khái niệm Kí sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác đang sống bằng cách chiếm các chất của các sinh vật đó để sống và phát triển. 3.2. Phân loại ki sinh trùng Kí sinh trùng gồm có nhiều loại khác nhau như : kí sinh trùng đơn bào, kí sinh trùng đa bào a. Kí sinh trùng đơn bào: cự động bằng chân giả ( amíp). cự động bằng roi ( trùng roi); cự động bằng lông ( côli), có bào tử ( kí sinh trùng sốt rét)
  36. b. Kí sinh trùng đa bào: giun sán ( các loại giun, sán lá, sán dây); tiết túc – chân đốt ( ruồi, muỗi, chấy, rận ) 3.3. Sinh sản và phát triển của kí sinh trùng Kí sinh trùng sinh sản và phát triển theo một chu kì nhất định. Đó là toàn bộ quá trình thay đổi và phát triển qua các giai đoạn khác nhau cảu đời sống kí sinh trung kể từ khi là mầm bệnh đầu tiên cho tới khi sản sinh ra những mầm bệnh mới, tạo nên một thế hệ mới gọi là 1 chu kỳ. Ví dụ: Ruồi đẻ trứng thành ròi, dòi biến đổi thành nhộng, nhộng phát triển thành ruồi con, ruồi trưởng thành, ruồi trưởng thành đẻ trứng rồi tiếp tục một chu kì mới. Có 2 loại chu kì a. Chu kì đơn giản: Kí sinh trùng thực hiện một chu kì không cần vật trung gian hoặc ngoại cảnh. Các kí sinh trùng này dễ thực hiện được chu kì toàn vẹn, dễ tồn tại, nhân lên, truyền bệnh và gây bệnh. Kí sinh trùng thực hiện chu kì theo sơ đồ: Người Người ( chu kì của ghẻ, trùng roi) b. Chu kì phức tạp Kí sinh trùng thực hiện 1 chu kì cần phải có vật chủ, ngoai cảnh hoặc vật trung gian truyền bệnh. Các loại kí sinh trùng này khó tồn tại và phát triển vì cần có các điều kiện sống phù hợp, nên bệnh kí sinh trùng loại này thường ít phổ biến. Có các loại sau: - Kí sinh trùng từ vật chủ, nhất thiết phải ra ngoại cảnh, rồi mới trở lại vật chủ mới. Ví dụ: chu kì của các loại giun Người Ngoại cảnh Người - Kí sinh trùng thải mầm bệnh ra ngoại cảnh, sau đó qua vật trung gian rồi mới trở lại vật chủ. Ví dụ: chu kì của sán Người Ngoại cảnh Vật trung gian Người - Kí sinh trùng ở vật chủ, đào thải mầm bệnh vào vật truyền bệnh là vật chủ trung gian và sau đó vật truyền bệnh đưa mầm bệnh vào người. Ví dụ: chu kì của kí sinh trùng sốt rét Người Vật chủ trung gian Người
  37. 3.4. Đặc điểm của bệnh kí sinh trùng - Bệnh kí sinh trùng có tính phổ biến theo vùng, vùng nào có điều kiện khí hậu, địa lí thuận lợi thì bệnh sẽ phổ biến hơn - Bệnh có tính chất thời hạn, phụ thuộc vào tuổi thọ của kí sinh trùng - Bệnh kí sinh trùng thường diễn biến lâu dài hằng tháng, hằng năm - Bệnh kí sinh trùng thường biểu hiện thầm lặng ( đôi khi có đợt cấp tính) 3.5. Ảnh hưởng của kí sinh trùng đối với cơ thể - Chiếm thức ăn của vật chủ: Kí sinh trùng chiếm thức ăn của vật thể để sống và phát triển. Lượng thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : loại kí sinh trùng, khả năng phục hồi của cơ thể, số lượng kí sinh trùng - Gây độc cho cơ thể: Khi tồn tại trên vật chủ, một số kí sinh trùng tiết ra các chất hoá học có thể gây độc cho cơ thể ( giun đũa tiết ra ascaron) - Gây tắc cơ học: Do có kích thước nhất định nên kí sinh trùng có thể gây tắc cơ tại chố kí sinh ( giun đũa gây viên tắc ống mật) - Gây chấn thương cho cơ thể: do bám vào 1 vị trí nhất định trong cơ thể nên kí sinh trùng có thể làm viêm nhiễm vật chủ ( giun móc ngoạn vào niêm mạc ruột) - Vận chuyển mầm bệnh vào cơ thể: khi xâm nhập vào cơ thể kí sinh trùng có thể mang theo các mầm bệnh khác để gây bệnh cho cơ thể. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy phân biệt vi khuẩn và vi rút, Từ đó rút ra các biện pháp phòng chống bệnh do các vi sinh vật này gây ra ở trẻ em 2. Phân tích mối tương quan giữa hiện tượng nhiễm khuẩn và khả năng chống đỡ của cơ thể. Từ đó rút ra các biện pháp phòng chống bệnh cho trẻ em 3. Hãy phân biệt bệnh truyền nhiệm với các bệnh nhiễm khuẩn khác. Tại sao cần phải dựa vào đường lây truyền để phân loại bệnh truyền nhiễm? 4. Thế nào là miễn dịch? Con người có các biện pháp miễn dịch nào?
  38. Chương III ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC TRẺ MẦM NON VÀ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ TRẺ EM 1. ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC TRẺ MẦM NON Để dễ xác định các biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp phải phân chia quá trình phát triển của cá thể thành các giai đoạn riêng biệt. Do vậy trong hôi nghị chuyên đề quốc tế về “ sự phân định lứa tuổi” họp tại Matxcơva năm 1965, các nhà khoa học đã thống nhất cơ sở phân định lứa tuổi sau: “ Tiêu chuẩn cơ bản để phân chia quá trình pháy triển của cá thể thành các giai đoạn riêng biệt là phương thức tác động giữa cơ thể với những điều kiện tương ứng của môi trường trong mỗi giai đoạn đó” Sự chuyển tiếp từ giai đoạn này đến giai đoạn tiếp theo là một bước ngoặt, có giới hạn về thời gian. Trong khoảng thời gian đó, diễn ra sự cải tổ hoạt động của các hệ thống khác nhau của cơ thể, đảm bảo cho sự thích ứng của nó với những điều kiện mới của môi trường mà ở giai đoạn trước cơ thể chưa tác động qua lại với chúng. Tuy nhiên, mọi sự phân chia đều mang tính chất tương đối, vì không thể phân chia rạch ròi ranh giới của các giai đoạn được và giữa chứng bào giờ cũng có sự quá độ. Hơn nữa, những biên đổi về hình thái và sinh lí cũng xảy ra trong giới hạn cùng một độ tuổi. Như vậy, quá trình phát triển của cơ thể được phân chia thành các giai đoạn sau: - Giai đoạn trong bụng mẹ ( 270 – 280 ngày trước khi sinh hay 37 đến 42 tuần) - Giai đoạn sơ sinh ( 4 tuần đầu sau sinh hay 28 ngày) - Giai đoạn bú mẹ ( từ 29 ngày đến 12 tháng) - Giai đoạn nhà trẻ ( từ 1 tuổi đến 3 tuổi) - Giai đoạn mẫu giáo ( từ 3 tuổi đến 6 tuổi) - Giai đoạn học sinh ( từ 6 đến 18 tuổi)
  39. 1.1. Giai đoạn trong bụng mẹ ( trong tử cung) Giai đoạn trong bụng mẹ được tính từ khi trứng được thụ tinh đến khi trẻ cất tiếng khóc chào đời. Giai đoạn này được chia thành hai giai đoạn nhỏ: - Giai đoạn phát triển phôi thai ( 3 tháng đầu) - Giai đoạn phát triển của thai ( 6 tháng sau) a. Đặc điểm sinh lí Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của thai nên tốc độ phát triển rất nhanh về khối lượng, trọng lượng, kích thước theo hướng phân chia tế bào, các nhân xuất hiện và lớn dần lên. Cụ thể: Chiều cao thai nhi được tính theo công thức h = n2 ( n là số tháng tuổi, n<6). Có nghĩa là trong 5 tháng đầu, chiều cao thai nhi được tính bằng bình phương số tháng tuổi; những tháng sau, mỗi tháng chiều cao tăng được 5cm Cân nặng thai nhi tăng chậm trong 3 tháng đầu và tăng rất nhanh trong 6 tháng sau. Bình thường, tai nhi dưới 1 tháng cân nặng trung bình là 1gam; đến 3 tháng là 12 -14 gam, đến 6 tháng là 1000g, đến 9 tháng là 3000gam b. Đặc điểm bệnh lí Bệnh tật cảu trẻ phụ thuộc và tình trạng thể chất và tinh thần của người mẹ lúc mang thai Thai nhi có thể mắc các bệnh khác nhau hoặc có cơ thể không hoàn thiện ( sứt môi, hở hàm ếch, thừa hoặc thiếu một số bộ phận cơ thể) Nếu mẹ mắc một số bệnh do vi rút gây ra như : cảm cúm, viên gan, nhiễm vi rút HIV Chế độ dinh dưỡng của người mẹ thời kì này có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Khi chế độ ăn uống của người mẹ không đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi có thể mắc một số bệnh về dinh dưỡng: suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu các loại vitamin Chế độ dinh dưỡng của người mẹ thấp còn ảnh hưởng đến sự hình thành các tế bào (nơron) thân kinh: số lượng tế bào thần kinh it hơn bình thường, số đuôi gai tế bào thần kinh ( làm nhiệm vụ dẫn truyền các xung động thần kinh) cũng ít hơn, sự myêlin hoá diễn ra chậm hơn ( bình thường, sự myêlin kết thúc khi trẻ được 2 tuổi) Quá trình này có ý nghĩa sinh học quan trọng: nó góp
  40. phần làm cho hưng phấn được truyền đi một cách riêng biệt theo các sợi thần kinh và đến vỏ não chính xác hơn, có định khu hơn, làm cho hoạt động của trẻ hoàn thiện hơn Tình trạng tâm lí của mẹ lúc mang thai ( sự bất ổn về mặt tâm lí, sự lo lắng, nỗi sợ hãi thường xuyên) có ảnh hưởng đến tâm trí của trẻ sau khi ra đời. c. Chăm sóc trẻ giai đoạn trong bụng mẹ Trong giai đoạn này, để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho trẻ sau khi ra đời phát triển tốt, cần chăm sóc người mẹ chu đáo về thể chất và tinh thần. Có nghĩa là cần đảm bảo một chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí cho người mẹ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, quan tâm về mặt tinh thần và tổ chức phòng bệnh tốt. 1.2. Giai đoạn sơ sinh Giai đoạn này được tính từ thời điểm trẻ được sinh ra cho đến hết 28 ngày sau khi sinh a. Đặc điểm sinh lí Sự thay đổi môi trường sống đòi hỏi đứa trẻ phải thích nghi với điều kiện sống hoàn toàn mới và luôn thay đổi. Điều này thể hiện rõ trong chức năng hoạt động của các cơ quan về hệ cơ quan của trẻ sơ sinh. Cụ thể, ở trẻ sơ sinh: - Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể ( hệ hô hấp, tiêu hoá) đã bắt đầu hoạt động hoàn toàn độc lặp, không phụ thuộc vào người mẹ như trước. - Sự phát triển thể chất thể hiện qua các chỉ số : chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là 50cm, cân năng của trẻ sơ sinh trung bình là 3000g. - Một số hiện tượng sinh lí xuất hiện ở trẻ: sụt cân ( 6% - 10%); vàng da, rốn rụng. Các hiện tượng trên sẽ hết dần vào tuần thứ 2 trong điều kiện chăm sóc tốt. b. Đặc điểm sinh lí Bệnh tật của trẻ trong giai đoạn này có liên quan đến sự phát triển không bình thường cảu bào thai trong tử cung: trẻ có thể bị các bệnh tật bẩm sinh, các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng ( suy dinh dưỡng, còi xương ) Trẻ có thể bị
  41. các tổn thương trong khi sinh: trẻ bị ngạt, gãy xương, tổn thương ở não Trẻ có thể bị các bệnh do nhiễm khuẩn như uốn ván rốn. c. Chăm sóc trẻ sơ sinh Việc chăm sóc trẻ sơ sinh cần chú ý các vẫn đề sau: - Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được sống trong môi trường không khí trong lành : đảm bảo các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động không khí và các thành phần hoá học của không khí. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ: thức ăn chủ yếu và duy nhất phù hợp với trẻ là sữa mẹ, vì nó đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể và có chất kháng thể giúp trẻ phòng bệnh - Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ để phòng các bệnh nhiễm khuẩn trong và sau sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ dễ thích ứng với môi trường sống thay đổi. 1.3. Giai đoạn bú mẹ Trong giai đoạn này, ở cơ thể trẻ diễn ra sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đồng thời trẻ cũng dễ mắc các bệnh khác nhau. Do vậy, cần có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ. a. Đặc điểm sinh lí Sự phát triển của trẻ được thể hiện qua các chỉ số sau: - Chiều cao hằng năm tăng trung bình 25cm. Đến cuối năm, chiều cao trung bình của trẻ đạt được là 75cm. Sự gia tăng về chiều cao giảm dần theo từng quý như sau: + Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi, mỗi tháng tăng trung bình là 3.5cm + Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi, mỗi tháng tăng trung bình là 2.5cm + Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi, mỗi tháng tăng trung bình là 1.5cm + Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi, mỗi tháng tăng trung bình là 1cm - Cân nặng tăng trung bình trong năm đầu từ 6kh đến 7kg. Đến cuối năm, cân nặng của trẻ đạt được trung bình từ từ 9kg đến 10kg. Sự gia tăng về cân
  42. nặng diễn ra theo quy luật: sự gia tăng về cân nặng giảm dần theo tháng tuổi, cân nặng của trẻ tăng dần theo tuổi. - Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ đang tiếp tục phát triển và chưa hoàn thiện: + Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện ( chưa đủ răng, chất lượng và số lượng dịch tiêu hoá ít và chưa tập trung ) nhưng phải đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của cơ thể ( đạt được các chỉ số phát triển về chiều cao, cân nặng ) Điều này đã tạo ra mâu thuẫn lớn trong cơ thể trẻ giữa những hạn chế của hệ tiêu hoá và nhu cầu phát triển nhanh của cơ thể cần được quan tâm giải quyết. + Hệ thần kinh tiếp tục phát triển, nhưng chưa hoàn thiện: mỗi liên hệ có điều kiện được hình thành không bền, các quá trình hưng phấn và ức chế ở vỏ não xảy ra yếu, quá trình khuếch tán chiếm ưu thế hơn quá trình tập trung Do vậy, hệ thần kinh trẻ nhanh chóng mệt mỏi khi làm việc, trẻ không thức được lâu mà ngủ nhiều lần trong ngày. + Da, cơ, xương của trẻ có đặc điểm: các mô mềm, mỏng, các sợi co giãn chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, do có nhiều mô và các mao mạch mới được hình thành, nên các tổn thương trên da của trẻ nhanh chóng lành trong điều kiện giữ gìn vệ sinh tốt. Trong giai đoạn này, xương của trẻ phát triển rất nhanh, cùng với sự phát triển các cơ, đến 1 tuổi trẻ đã có thể ngồi, đứng vững và bắt đầu tập đi. Tuy nhiên, trong thời kì này, sự điều khiển vận dộng của trẻ còn rất hạn chế. b. Đặc điểm bệnh lí Do phản ứng bảo vệ cơ thể còn kém, nên bất kì chỗ nào trên cơ thể trẻ bị tổn thương cũng nhanh chóng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Vì vậy, trẻ hay mắc các bệnh toàn thân như suy dinh dưỡng, còi xương, cũng như các biểu hiện sốt cao, mất nước do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ có thể mắc bệnh nhiễm khuẩn như sởi, đậu mùa, bạch hầu nhưng biểu hiện của bệnh thường không rõ rệt và không điển hình nên thường khó phát hiện, khó đề phòng và cách ly. c. Chăm sóc trẻ lứa tuổi bú mẹ
  43. - Đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và tổ chức dinh dưỡng hợp lí giúp trẻ dễ dàng hấp thụ các loại thức ăn trong điều kiện hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện. Thức ăn hợp lí nhất trong giai đoạn này là sữa mẹ và tổ chức cho trẻ ăn bổ sung kịp thời. - Chăm sóc da cho trẻ cẩn thận vì da trẻ dễ bị tổn thương. Đặc biệt là những vùng da dễ ẩm ướt do sự bài tiết diễn ra nhiều lần trong ngày và thường không mang tính chủ định. Tuy nhiên, cũng cần hạn chế sử dụng các loại thuốc phòng và chữa bệnh ngoài da cho trẻ nếu thấy không cần thiết. - Đảm bảo tiêm chủng phòng bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ và phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để có biệm pháp chăm sóc tốt và cách li kịp thời. 1.4. Giai đoạn nhà trẻ a. Đặc điểm sinh lí Tốc độ phát triển diễn ra chậm hơn giai đoạn trước về số lượng: chiều cao trung bình hàng năm tăng được từ 8 cm -10cm; cân nặng trung bình hằng năm tăng được 2kg. Trẻ có sự thay đổi lớn về chất lượng: - Hệ tiêu hoá phát triển mạnh: răng sữa mọc đủ 20 chiếc, số lượng dịch tiêu hoá tiết ra nhanh và tật trung hơn, trẻ có thể ăn các loại thức ăn cứng dần và đa dạng hơn. - Hệ cơ xương tiếp tục phát triển, cơ quan vận động trụ cột của cơ thể được hình thành( hình dang lồng ngực, cột sống, bàn chân ) - Hệ thần kinh và cơ quan cảm thụ phát triển nhanh, sự phối hợp vận động được tăng cường, phạm vi giao tiếp mở rộng. b. Đặc điểm bệnh lí Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn ( sởi, bạch hầu, ho gà, lao ) do sự miễn dịch tiếp nhận qua sữa mẹ ít dần, đồng thời, phạm vi giao tiếp mở rộng và trẻ chưa có ý thức tự phòng bệnh. Trẻ hay mắc các bệnh đường tiêu hoá. c. Chăm sóc trẻ lứa tuổi nhà trẻ
  44. - Tổ chức chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ em : chú ý vệ sinh thực phẩm, đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn chế biến, chuyển chế độ ăn theo tuổi, bổ sung các loại thức ăn mới - Tổ chức vệ sinh cơ thể sạch sẽ: chăm sóc da cho trẻ bằng cách kết hợp giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ. - Hình thành miễn dịch chủ động cho trẻ bằng cách thực hiện tiêm chủng phòng bệnh và tổ chức rèn luyện cơ thể cho trẻ bằng các yếu tố tự nhiên. 1.5. Giai đoạn mẫu giáo a. Đặc điểm sinh lí Sự phát triển cơ thể diễn ra chậm hơn giai đoạn trước về số lượng : chiều cao trung bình hàng năm tăng từ 5cm – 8cm; cân nặng trung bình hằng năm tăng từ 1kg – 1,5kg. Có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng phát triển: - Hệ tiêu hoá ngày càng hoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hoá được tăng cường, sự hấp thụ thức ăn ngày càng tốt hơn. - Hệ thần kinh ngày càng phát triển, khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh tăng lên, quá trình phản ứng ở vỏ não phát triển, trẻ có thể tiến hành hoạt động trong thời gian lâu hơn. - Hệ cơ xương hoàn thiện dần, các mô cơ ngày càng phát triển, cơ quan điều khiển vận động được tăng cường Do vậy, trẻ có thể tiến hành hoạt động đòi hỏi sự phối hợp khoé léo của tay, chân, thân ( chạy, nhảy, vẽ, nặn, cắt dán ) - Cơ quan phát âm cũng phát triển và hoàn thiện dần. Ở giai đoạn này, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi của trẻ. b. Đặc điểm bệnh lí Bệnh tật của trẻ ở giai đoạn này giảm đi rõ rệt, các bệnh về đường tiêu hoá ít gặp hơn. Tuy nhiên, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn do tiếp xúc như: viêm họng, viêm phế quản, các bệnh dị ứng, hen, thấp, mề đay c. Chăm sóc trẻ lữa tuổi mẫu giáo
  45. - Để tạo điều kiện cho các cơ quan trong cơ thể có thể hoàn thiện vào cuối giai đoạn này trong điều kiện hệ thần kinh chưa hoàn thiện, cần tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí cho trẻ. - Cần tăng cường các biện pháp rèn luyện cơ thể để giúp trẻ chủ động phòng bệnh, đặc biệt là tăng cường rèn luyện cơ thể cho trẻ bằng các yếu tố tự nhiên. 2. Tổ chức đáng giá sức khoẻ trẻ em 2.1. Khái niệm sức khoẻ. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới ( WHO) và được tất cả các nước công nhận: “ Sức khoẻ là một trạng thái thoải mãi về thể chất, tinh thần và xã hội chữ không phải thuần tuý chỉ là tình trạng không có bệnh tật”. Như vậy, có thể hiểu khái niệm sức khoẻ ( tức là cơ thể khoẻ mạnh) gồm có 3 mặt theo sơ đồ sau đây: Cả 3 mặt trên đây của sức khoẻ làm thành một thể thống nhất, tác động qua lại với nhau cùng quan trọng như nhau. Bởi vì, một tinh thần khoẻ mạnh chỉ có được một cơ thể khoẻ mạnh, trong xã hội lành mạnh Đáng chú ý là 3 mặt đó của sức khoẻ là trạng thái động, không tự nhiên có mà cần được rèn luyện thường xuyên mới giữ được sự cân bằng Đây chính là khái niệm cơ bản về sức khoẻ và là cơ sở để đề ra phương hướng đúng đắn trong việc chăm lo sức khoẻ cho mọi người. Tuy nhiên, sức khoẻ của con người phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khoẻ của họ lúc còn nhỏ. Vì vậy, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là điều kiện quan trọng đảm bảo cho mỗi người sau này có sức khoẻ tốt, có khả năng học tập và lao động đạt kết quả cao.
  46. 2.2. Phân loại sức khoẻ. a. Cơ sở phân loại sức khoẻ. Để phân loại sức khoẻ, có thê dựa vào các cơ sở sau đây: - Trạng thái bên ngoài cơ thể - Chức năng hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan - Mức độ mắc bệnh mãn tính b. Các loại sức khoẻ của trẻ em Sức khoẻ của trẻ được chia thành 5 loại - Loại I: Những trẻ thực sự khoẻ mạnh - Loại II: Những trẻ khoẻ mạnh, nhưng có những sai lệch về chức năng khi mắc các bệnh cấp tính. - Loại III. Những trẻ mắc các bệnh mãn tính ở mức độ chưa ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng thích nghi với lao động và điều kiện sống. - Loại IV: Những trẻ mắc các bệnh mãn tính ở mức độ chưa ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng thích nghi với lao động và điều kiện sống. - Loại V: Những trẻ không có khả năng lao động và khó thích nghi với điều kiện sống. 2.3. Tổ chức đánh giá sức khoẻ trẻ em a. Cơ sở đánh giá sức khoẻ trẻ em Việc đánh giá sức khoẻ thường dựa vào các dấu hiệu thể chất vì dấu hiệu này dễ định lượng. Tuy nhiên, để đánh giá sức khoẻ của trẻ một cách toàn diện cần kiểm tra tình trạng thể chất của trẻ thường xuyên có thể thấy được ảnh hưởng của các mặt khác đến sức khoẻ thông qua mặt thể chất. Các dấu hiệu đánh giá sự phát triển thế chất của trẻ em: - Dấu hiệu về hình thái: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, đầu, cánh tay - Dấu hiện về chức năng: dung lượng phổi, lực cơ tay Các dấu hiệu khác: hình dạng lồng ngực, cột sống, bàn chân, sự phát triển cơ, mỡ, sự phát triển răng, vận động, ngôn ngữ, giới tính
  47. Sự phát triển thể chất của trẻ diễn ra không đều nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong những năm đầu, sự phát triển thể chất của trẻ diễn ra rất nhanh. Tuy nhiên, Những trẻ hay mắc bệnh, hoặc thời gian bị bệnh kéo dài ( các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, suy sinh dưỡng, còi xương ) thì sự phát triển thể chất của trẻ sẽ bị chậm lại. Ngoài ra, sự phát triển thể chất của trẻ còn chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, Kinh tế, xã hội Sự phát triển thể chất cuat trẻ thường thay đổi theo những quy luật nhất định cho phép ta có thể xây dựng chuẩn của sự phát triển đó. Đối với từng khu vực, có thể xây dựng chuẩn riêng căn cứ vào điều kiện sống của từng vùng. Sau một giai đoạn nhất định ( 5 – 10 năm) cần xây dựng lại chuẩn về sự phát triển thể chất của trẻ em. Việc đánh giá sự phát triển thể chất của từng trẻ hoặc tập thể được tiến hành đơn giản bằng cách so sánh, đối chiếu các chỉ số về sự phát triển thể chất của từng trẻ so với chuẩn. Cần có kế hoạch kiểm tra sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ thường xuyên và có hệ thống để kịp thời phát hiện ra những thay đổi nhỏ nhất về trạng thái sức khoẻ của trẻ và nhanh chóng tim cách khắc phục. Ở trường mầm non, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khoẻ của trẻ và trẻ càng nhỏ việc kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên hơn. b. Đánh giá sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Tầm vóc của trẻ thay đổi hằng ngày vì cơ thể trẻ đang lớn và phát triển không ngừng. Sự phát triển thể chất của trẻ được thể hiện qua các chỉ số : chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, vòng cánh tay Trong đó, chiều cao và cân nặng là 2 chỉ số cơ bản. - Sự tăng kích thước về chiều cao phụ thuộc vào sự phát triển của xương trong quá trình tăng trưởng, vào khối lượng toàn thân và sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Sự phát triển về chiều cao tuy không đồng đều, không liên tục. Có thể quan sát thấy thời kì tăng cường hay trì trệ trong sự phát triển cùa toàn thân hay các phần riêng lẻ ( ví dụ: kích thước đầu giảm đi, chiều dài tay tăng lên, sự tăng trưởng mạnh trong thời kì bú mẹ, sau đó chậm lại ít nhiều )
  48. - Cân năng cũng là một chỉ số phát triển quan trọng. Giữa chiều cao và cân nặng không có sự phụ thuộc theo tỉ lệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, thông thường, trong cùng một lứa tuổi, những trẻ cao hơn thường có cân nặng lớn hơn. Cũng như chiều cao, nhịp độ tăng trọng lớn nhất năm đầu. Trẻ em khoẻ mạnh thì lớn đều. Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ, chăm sóc tốt và không mắc bệnh gì thì hằng tháng sẽ lên cân đều. Trẻ em lên cân chậm, không lên cân hoặc sụt cân là không khoẻ mạnh, do không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ hay mắc bệnh nào đó hoặc do cả hai. Theo dõi trẻ có lớn hay không bằng mắt thường thường không chính xác. Nhưng nếu cân thường xuyên và xác định các giá trị cân nặng trên biểu đồ phát triển sẽ thấy rõ chiều hướng phát triển của trẻ và có thể đánh giá được tính trạng sức khoẻ của trẻ. Do vậy, mỗi trẻ em dưới 6 tuổi cần có biểu đồ phát triển riêng. Các bà mẹ và giáo viên mầm non cần biết cách sử dụng nó. Biểm đồ tăng trưởng ( về cân nặng) có thể mô tả như sau: trên biểu đồ, cột ngang ghi tháng tuổi, cột dọc ghi số cân nặng của trẻ được tính bằng “kg”. Trong biểu đồ vẽ 4 đường cong biểu diễn cân nặng của trẻ theo tháng tuổi ( từ 0 – 72 tháng), tương ứng với sức khoẻ loại A, B, C, D. Cân nặng năm trọng kênh B, C, D tương ứng với 3 mức độ suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng. Cân nặng năm trong kênh A thể hiện sự phát triển bình thường của trẻ. Cách sử dụng biểu đồ sức khoẻ - Ghi tháng đẻ của trẻ vào ô đầu của mỗi năm - Cân cho trẻ: Có thể dùng tất cả các loại cân thường dùng để cân cho trẻ. Nếu trẻ chưa biết ngồi có thể dùng khăn, tã, nôi để cân. Khi trẻ biết ngồi có thể để trẻ ngồi trong túi có dây đeo, bỏ thõng hai chân ra ngoài, hoặc ngồi vào thúng, chậu hay cho trẻ đứng. Trước khi cân cần kiểm tra cân. Khi cân, cho trẻ quần áo mỏng, cân trong phòng kín, tránh gió lùa về mùa đông. Kết quả cân nặng của trẻ là số cân đã được trừ cân nặng của quần áo, khăn, thùng, chậu dùng treo trẻ khi cân.
  49. - Thời gian cân cho trẻ phụ thuộc vào tuổi: trẻ dưới 1 tuổi cân cho trẻ mỗi tháng ít nhất 1 lần; trẻ 1- 3 tuổi cân cho trẻ ít nhât 2 tháng 1 lần; trẻ từ 3 – 6 tuổi cân cho trẻ ít nhất 3 tháng 1 lần. - Cách ghi kết quả: sau mỗi lần cân cho trẻ, chấm lên biểu đồ 1 điểm tương ứng với số cân ở cột dọc và số tháng dưới ở cột ngang biểu đồ. Nối Các điểm đó lại với nhau ta sẽ được “ đường biểu diễn sức khoẻ của trẻ em” - cách đọc biểu đồ: “ đường biểu diễn sức khoẻ của trẻ” hướng dần lên trên từ trái sang phải là tình trạng sức khoẻ của trẻ tốt, năm ngang là tình trạng sức khoẻ của trẻ bị đe doạ, đi xuống là nguy hiểm. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích đặc điểm chăm sóc trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi 2. Phân tích khái niệm “ sức khoẻ”. Hãy vận dụng sự hiểu biết của Anh( chị) về khai niệm này vào quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non 3. Thực hành xây dựng biểu đồ chuẩn về sự tăng trưởng cân nặng của trẻ từ 0 đến 6tuổi 4. Thực hành đánh giá sức khoẻ của trẻ ở trường mầm non bằng biểu đồ tăng trưởng.