Giáo trình Bệnh học trẻ em (Dùng cho sinh viên ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 2)

pdf 104 trang hapham 3611
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bệnh học trẻ em (Dùng cho sinh viên ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_hoc_tre_em_dung_cho_sinh_vien_nganh_gd_mam_n.pdf

Nội dung text: Giáo trình Bệnh học trẻ em (Dùng cho sinh viên ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 2)

  1. Chương IV CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC VỆ SINH CHO TRẺ MẦM NON 1. VỆ SINH HỆ THẦN KINH 1.1. Tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí là cơ sở vệ sinh hệ thần kinh a. Vệ sinh hệ thần kinh Hệ thần kinh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể. Nó là trung tâm điều khiển hoạt động của cơ các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, giúp chúng hoạt động thống nhất, nhịp nhàng. Hệ thần kinh còn điều khiển sự tương tác giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, làm cho cơ thể nhanh chóng thích nghi với điều kiện luôn thay đổi của môi trường. Đặc điểm hệ thần kinh của trẻ nhỏ là chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng nên hoạt động trí tuệ và thể chất diễn ra kém; quá trình hưng phấn phát sinh và lan toả nhanh chóng chú ý của trẻ không bền Do vậy, khi hoạt động và nghỉ ngơi không hợp lí sẽ làm rỗi loạn chức năng hệ thần kinh dẫn đến trạng thái mệt mỏi ở trẻ nhỏ ( trẻ quấy khóc, kém ăn, khó ngủ, có thể có tình trạng vật vã ) Nhưng kết quả nghiên cứu về sinh lí học cho thấy, tiêu chuẩn cơ bản để vỏ não hoạt động bình thường là hệ thần kinh phải ở trong trạng thái hưng phấn thích hợp. Trạng thái qua hưng phấn hoặc hưng phấn thường xuyên của hệ thần kinh sẽ gây ra sự phân tán năng lượng thần kinh quá mức, làm cho nó sớm bị suy kiệt. Ngược lại, trạng thái kém hưng phấn thường xuyên của hệ thần kinh sẽ làm kìm hãm sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, để bảo vệ và đề phòng sự suy kiệt hệ thần kinh của trẻ, phải tạo điều kiện cho hệ thần kinh của trẻ luôn ở trong trạng thái hưng phấn thích hợp. Từ đó có thể thấy rằng : vệ sinh hệ thần kinh là giữ cho hệ thần kinh luôn ở trong trạng thái hưng phấn thích hợp
  2. Thực tế chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cho thấy có nhiều nguyên nhân gây ra trạng thái hưng phấn không thích hợp của hệ thần kinh. Có thể kể đến các nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất: Trẻ bị bệnh tật, khi trẻ mắc bệnh hoặc thường xuyên mắc bệnh sẽ có những thay đổi trong hoạt động hệ thần kinh với các biểu hiện thường gặp là giảm khả năng hoạt động của hệ thần kinh, thay đổi trạng thái hưng phấn Các dấu hiệu này thể hiện rất khác nhau ở từng trẻ, phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt của hệ thần kinh mỗi trẻ. Thứ hai: Không đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh lí của cơ thể trẻ. Trẻ nhỏ có nhiều nhu cầu khác nhau như: nhu cầu sinh lí, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự khẳng định Trong đó, nhu cầu sinh lí là nhu cầu cơ bản và đặc biệt quan trọng ở lứa tuổi này. Do vậy, khi không đáp ứng đủ nhu cầu sinh lí của cơ thể về ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể, quần áo, vệ sinh môi trường đều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cơ thể nói chung, với hệ thần kinh nói riêng, dẫn đến trạng thái kém hưng phấn hoặc quá hưng phấn của hệ thần kinh. Thứ ba: không đáp ứng đủ nhu cầu vận động của cơ thể trẻ. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò của cận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ 18: “ cơ thể không vận động cũng giống như nước trong ao tù”; “ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hai nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng : phần lớn những trẻ ít vận động thường có những biểu hiện là các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật kém phát triển; hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra những trẻ “ đói vận động” còn có các biểu hiện : giảm quá trình ôxy hoá trong cơ thể, nhiều loại men, giảm khả năng chịu đựng của cơ thể, hay mắc bệnh ( qua các kết quả điều tra cho thấy, trẻ thiếu vận động có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn trẻ bình thường khoảng 20%). Nghiên cứu nhu cầu vận
  3. động của trẻ nhỏ, các nhà khoa học cho rằng, mật độ vận động tối ưu của trẻ mẫu giáo phải tương đương với 12 – 15 ngàn bước chân trong một ngày. Ngoài ra, sự thiếu hụt vận động còn do không đảm bảo các điều kiện cho trẻ vận động tích cực. Việc loại trừ kích thích ở bên ngoài, hoặc không đủ kích thích cho trẻ hoạt động sẽ làm giảm trạng thái hoạt động cảu vỏ não, dẫn đến ức chế. Vì vậy, khả năng làm việc của vỏ não sẽ bị giảm sút nếu thời gian dài, trẻ chỉ được hoạt động trong những điều kiện không đổi, nhận được những tác động như nhau, vốn trí thức, kĩ năng, kinh nghiệm tích luỹ được quá nghèo nàn Thứ tư: không đáp ứng đủ nhu cầu giao tiếp cho trẻ. Giao tiếp là nhu cầu đặc biệt và xuất hiện sớm ở trẻ. Đó là nguồn gốc của những xúc cảm nảy nở sớm nhất ở trẻ và là nguồn gốc của nhận thức. Ở trẻ xuất hiện 2 dạng giao tiếp : giao tiếp với người lớn và giao tiếp với bạn. Quá trình giao tiếp với người lớn sẽ đáp ứng nhu cầu tiếp xúc và trao đổi tình cảm, nhu cầu hoạt động với đồ vật và nhận thức. Những kinh nghiệm giao tiếp với người lớn sẽ giúp trẻ thiết lập quan hệ giao tiếp với bạn ở các lứa tuổi sau ( mẫu giáo). Quá trình giao tiếp với bạn có ý nghĩa qua trọng đối với trẻ và thường tạo được những xúc cảm tột đỉnh ở trẻ mà không có gì có thể thay thế được. Do vậy, không đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ cúng có nghĩa là không đảm bảo các điều kiện để phát triển tâm lí của chúng và sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động hệ thần kinh của trẻ em. Thứ năm: trẻ mệt mỏi. Mệt mỏi là kết quả của sự quá căng thẳng cảu cơ thể khi phải tập trung vào hoạt động nào đó, tiến hành hoạt động trong thời gian quá lâu hoặc điều kiện hoạt động không đảm bảo Khi mệt mỏi, trẻ có biểu hiện: khả năng tiến hành các hành động phúc tạp bị giảm sút, trẻ không thể điều khiển được những vận động thô, không thể tập trung vào hoạt động và hành động của trẻ trở nên đơn điệu, nhàn chán. Ngoài ra, khi quá mệt mỏi trẻ sẽ có biểu hiện ăn, ngủ không ngon, quấy khóc, bướng bỉnh Sự mệt mỏi xuất hiện vào những thời điểm khác nhau, ở những mức độ khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trạng thái sức khoẻ, đặc điểm các biệt hệ thần kinh trẻ, tính chất hoạt động, thời gian hoạt động, quan hệ của trẻ với hoạt
  4. động và đặc biệt là nội dung, phương pháp, các điều kiện tổ chức hoạt động của người lớn. Như vậy, để tạo điều kiện cho hệ thần kinh trẻ hoạt động được bình thương, đề phòng trạng thái hưng phấn không thích hợp của hệ thần kinh, cần giúp trẻ hoạt động và nghỉ ngơi tốt. Nghĩa là, cần tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. b. Chế độ sinh hoạt hợp lí Chế độ sinh hoạt là sự luân phiên rõ ràng và hợp lí các dạng hoạt động và nghỉ ngơi cảu trẻ trong một ngày, nhằm thảo mãn đầy đủ nhu cầu về ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt. Chế độ sinh hoạt cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Thể hiện rõ các hoạt động trong ngày của trẻ được sắp xếp theo trình tự nhất định, phù hợp với chức năng cơ thể, với môi trường sống. - Đảm bảo thời gian cần thiết cho mỗi hoạt động trong ngày phù hợp với yêu cầu sinh lí và khả năng hoạt động của các độ tuổi. - Đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi, giúp trẻ có thể tiến hành hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau và tránh quá sức đối với trẻ. - Đảm bảo trình tự lặp đi lặp lại, tránh xáo trộn nhiều để tạo thói quen, nề nếp cho trẻ. - Phải được tổ chức một cách linh hoạt, phù hợp đối với mọi trẻ. Việc chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày đảm bảo các yêu cầu trên giúp hình thành mỗi liên hệ có điều kiện bền vững ở trẻ, làm cho quá trình luân chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác ở cơ thể trẻ diễn ra một cách dễ dàng. Bởi vì, cơ thể trẻ trong mỗi thời điểm nhất định giống như được chuẩn bị trước cho dạng hoạt động mà chúng cần phải thực hiện và tất cả các quá trình sống ( tiêu hoá thức ăn, hưng phấn, ức chế ) diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm hơn và tiêu tốn năng lượng ít hơn. Chế độ sinh hoạt đúng đưa trẻ vào nề nếp, thúc đẩy quá trình tiêu hoá, làm cho trẻ ăn, ngủ ngon hơn, có khả năng
  5. làm việc cao hơn, tạo điều kiện cho sợ phát triển thể chất diễn ra bình thường và sức khoẻ của trẻ được củng cố. Để đảm bảo chế độ sinh hoạt đúng ở trường mầm non, cần phân chia trẻ thành các nhóm khác nhau theo lứa tuổi. Mỗi nhóm tuổi là một lớp và có chế độ sinh hoạt riêng, nhằm đảm bảo cho việc giáo dục trẻ diễn ra thuận lợi và dễ dàng, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt. Các hoạt động diễn ra trong một ngày của trẻ là ăn, ngủ, vui chơi, học tập, lao động Các hoạt động này được phân định rõ trong chế độ sinh hoạt theo trình tự và thời gian khác nhau theo lứa tuổi. Tóm lại, chế độ sinh hoạt của trẻ được tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan và hệ cơ quan thực hiện được chức năng của mình, đặc điểm là đề phòng được trạng thái mệt mỏi và rỗi loạn chức năng của hệ thần kinh. 1.2. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non bao gồm các hoạt động được sắp xếp theo trình tự sau: - Hoạt động đón trẻ. - Hoạt động học tập - Hoạt động vui chơi - Hoạt động ngoài trời - Ăn trưa - Ngủ trưa - Hoạt động chiều - Hoạt động trả trẻ. Đây là các hoạt động và sinh hoạt cơ bản của trẻ ở trường mầm non. Thời gian quy định cho mỗi hoạt động có thể thay đổi theo lứa tuổi. Theo chương trình đổi mới hiện nay, tên gọi một số hoạt động có thay đổi nhưng về bản chất các hoạt động đó không thay đổi. Theo cách hiểu của vệ sinh hệ thần kinh, cần tổ chức các hoạt động trên một cách hợp lí tạo điều kiện cho hệ thần kinh ở trạng thai hưng phấn thích hợp. a. Tổ chức hoạt động đón trẻ:
  6. Đón trẻ là hoạt động đầu tiên trong chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non. Hoạt động đón trẻ được tổ chức nhằm tạo cho trẻ có trạng thái thoải mái về thể chất và tinh thần trước khi bước vào các hoạt động ở lớp. nhằm tạo ra hiệu quả của các hoạt động này. Trạng thái không thoải mái về thể chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thần kinh, làm cho khả năng điểu khiển hoạt động cơ thể và điều khiển sự thích ứng của cơ thể với môi trường của hệ thần kinh bị giảm sút. Để tạo điều kiện cho hệ thần kinh ở trạng thái hưng phấn thích hợp cần đảm bảo các yêu cầu sau trong hoạt động đón trẻ: - Cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn và thoải mái ở trường mầm non. Điều này được thể hiện thông qua hành vi giao tiếp của giáo viên với phụ huynh và bản thân trẻ. Đó là sự vui vẻ, ân cần của giáo viên trong lời nói, cử chỉ, điệu bộ; sự am hiểu giáo viên về đặc điểm riêng của trẻ; sự động viên, khuyến khích trẻ của giáo viên khi trẻ phải xa cha mẹ; sự xác nhận của giáo viên về khả năng của trẻ trước phụ huynh và tập thể trẻ - Tạo cho trẻ cảm giác luôn bận rộn với các hoạt động ở lớp. Trẻ nhỏ luôn có nhu cầu được hoạt động. Tham gia vào hoạt động làm cho trẻ có cảm giác chúng rất có ích cho người lớn, các cô giáo vần có chúng giúp đỡ và trẻ có cơ hội được tự khẳng định. Đồng thời, sự bận rộn này làm cho trẻ quên đi cảm giác nhớ nhà, nhớ cha mẹ và cảm thấy yên tâm, thoải mái ở lớp với cô và các bạn. Vì vậy, trong thời gian đón trẻ cần khuyến khích trẻ tham gia hoạt động: chơi các trò chơi yêu thích; xem truyện tranh, trò chuyện và giúp đỡ bạn, giúp đỡ cô giáo các việc vừa sức - Đáp ứng đủ nhu cầu sinh lí cho trẻ. Khoảng thời gian đón trẻ ở trường mầm non là cơ hội để giáo viên có thể đáp ứng nhu cầu về sinh lí cho trẻ, chuẩn bị năng lượng cần thiết cho trẻ tham gia vào hoạt động. Do vậy, giáo viên cần kiểm tra tình trạng ăn uống của trẻ ở nhà ( hoặc tổ chức ăn sáng tại lớp) nhu cầu vệ sinh cá nhân, trang phục và tổ chức thể dục buổi sáng ngoài trời
  7. Tóm lại, hoạt động đón trẻ rất quan trọng vì nó tạo ra tâm thế tốt cho trẻ trước khi bước vào các hoạt động và sinh hoạt trong ngày, đảm bảo trạng thái hoạt động bình thường của hệ thần kinh. b. Tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mầm non Trong các hoạt động của trẻ mầm non, hoạt động học tập thường có ảnh hưởng lớn đến sự căng thẳng trí tuệ và thể chất. Hoạt động học tập của trẻ mầm non có một số đặc trưng sau đây: Học tập là hoạt động bặt buộc nhưng không phải là hoạt động chủ đạo ở trưởng mầm non. Bởi vì, trẻ mầm non chưa được chuẩn bị đầy đủ về hình thái và chức năng các cơ quan và hệ cơ quan để có thể lĩnh hội tác động dạy học một cách có hiệu quả. Cụ thể là khả năng giữ cơ thể ở trạng thái bất động tương đối ở trẻ kém ( đứng, ngồi) do đặc điểm của hệ cơ xương trẻ còn mềm, yếu; trung tâm điều khiển vận động chưa hoàn thiện, quá trình ức chế xảy ra yếu Đến cuối giai đoạn mầm non, hệ thần kinh trẻ chưa hoàn thiện về chức năng nên các tế bào thần kinh không thể nàm trong trạng thái hưng phấn lâu nên chú ý của trẻ không bền, trẻ dễ luân chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác ( những hành động lặp lại đơn thuần sẽ là chưỡng ngại đối với trẻ); quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế ( hưng phấn chiềm > 60%, ức chế chiếm <30%, cân bằng là 9%, sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế chỉ đạt được khi trẻ 12tuổi); quá trình phân tán chiếm ưu thế hơn quá trình tập trung ( trẻ nhanh chóng bị mệt mỏi dưới ảnh hưởng của những tác động mạnh và liên tục). Học tập đòi hỏi trẻ phải thực hiện lao động trí tuệ căng thẳng. Trong giờ học, trẻ thường tiếp thu những tri thức, kĩ năng mới để sau đó sử dụng trong các hoạt động khác và sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, nó đòi hỏi trẻ cần phải tập trung chú ý, có sự nỗ lực đáng kể. Hơn nữa, những biến đổi tình hình kinh tế xã hội hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, thông tin đã gây ra sự quá tải về nội dung dạy học ở các cấp. Tất cả điều này đều là trở ngại cho trẻ trong quá trình tham gia hoạt động học tập.
  8. Vì vậy, để hoạt động học tập của trẻ đạt hiệu quả cao, đề phòng trạng thái mệt mỏi của cơ thể trẻ, cần tổ chức chế độ học hợp lí và tổ chức dạy học cho trẻ ở môi trường tối ưu. * Tổ chức chế độ học cho trẻ ở trường mầm non Một chế độ học hợp lí đòi hỏi xác định mức độ dạy học, thời gian và thời điểm dạy học phù hợp với trẻ. - Mức độ học của trẻ mầm non: những kết quả nghiên cứu về mối quan hệ của cơ thể với môi trường đã cho thấy: dưới tác động của bất kì yếu tố nào của môi trường ( trong đó có tác động dạy học), cơ thể con người bao giờ cũng trả lời bằng những phản ứng toàn vẹn. Trong đó, tính chất của phản ứng phụ thuộc vào lực tác động, trạng thái sức khoẻ và riêng đối với trẻ còn phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị các chức năng sinh lí trong cơ thể. Cơ thể trẻ ở mỗi giai đoạn lứa tuổi có những khả năng hoạt động nhất định. Để hoạt động của trẻ có hiệu quả, mức độ dạy học phải tương ứng với mức độ chuẩn bị cảu cá chức năng sinh lí trong cơ thể trẻ. Nghĩa là, dạy học phải nhằm đạt được 2 mục đích bảo vệ cơ thể ( mức độ dạy học không được vượt quá khả năng của trẻ) và phát triển cơ thể ( mức độ dạy học không được thấp hơn khả năng của trẻ). Do vậy, cần phải xác định nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với trẻ. Việc xác định mức độ dạy học phù hợp với trẻ mầm non được thực hiện trên quan điểm “ dạy học phát triển” của L.X. Vưgôtxki. Theo ông, mức độ dạy học phù hợp là “Dạy học không chỉ dựa trên sự phát triển đã đạt được, mà phải đi trước phát triển một bước”, dựa trên tiềm năng của các chức năng đã hoàn thiện, trên “ vùng phát triển gần nhất”. Như vậy, để bảo vệ hệ thần kinh trẻ và tạo điều kiện cho hệ thần kinh trẻ phát triển bình thường thì tác động dạy học phải rơi vào “ vùng phát triển gần nhất”. Đó là vùng thể hiện khoảng cách giữa điều mà trẻ có thể tự làm được với điều mà trẻ chỉ có thể làm được với sự giúp đỡ của người lớn. Việc xác định tác động dạy học dựa vào quan điểm “ Dạy học phát triển” của L.X. Vưgôtxki rất cần thiết đối với giáo viên mầm non trong quá trình đổi
  9. mới giáo dục hiện nay. Giáo viên cần phải dựa vào khung chương trình để xác định nội dung cơ bản của mỗi giờ học. Tuy nhiên, khi tổ chức giờ học, giáo viên cần dựa vào khả năng của trẻ ( qua phả ứng của trẻ trước các tác động dạy học) để linh hoạt điều chỉnh nội dung tri thức cung cấp cho trẻ phù hợp với khả năng, hứng thú của chúng. - Thời gian học của trẻ mầm non: cần dựa vào lí thuyết “ từ điều khiển” cơ thể của hai nhà sinh lí học Nga Sêchênôp và Pavlốp để xác định thời gian học tập hợp lí của trẻ. Họ cho rằng chức năng tự điều khiển của cơ thể có nhiệm vụ xác định khả năng thích nghi của nó với các điều kiện của môi trường bên ngoài. Cơ thể mệt mỏi là biểu hiện sự không phù hợp của cơ thể với các điều kiện môi trường có cơ chế ở sự tự điều khiển. Do vậy, khi chế độ học không phù hợp với trẻ sẽ ảnh hưởng đến chức năng tự điều khiển, hoạt động học tập của trẻ trong điều kiện này vẫn tiếp tục, nhưng không thể diễn ra ở mức tối ưu được. Biểu hiện của sự tự điều khiển là dao động của các chức năng ngoại biên, để thể hiện rõ trong từng giai đoạn hoạt động của con người. Quá trình này có thể chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn I: Thích ứng. Khi tiến hành bất kì hoạt động nào, cơ thể cần có thời gian nhất định để đạt tới khả năng làm việc tối ưu. Đây là thời gian cần thiết để cơ thể thích ứng với hoạt động. Trong thời gian này, ở cơ thể diễn ra sự thay đổi chức năng hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan để hình thành phương thức hoạt động mới. Để phương thức làm việc phù hợp được hình thành nhanh, cơ thể phải sử dụng các cơ chế thích ứng khác nhau. + Giai đoạn II: Hưng phấn tối đa. Trên cơ sở phân tích chức năng sinh lí trong cơ thể, tính chất dao động của các chức năng đó và sự phối hợp của chúng trong quá trình hoạt động, các nhà sinh lí học đã xác định được trạng thái luân chuyển của cơ thể từ giai đoạn thích ứng đến giai đoạn hưng phấn tối ưu và điểm kết thúc giai đoạn này để chuyển sang giai đoạn mệt mỏi. Kết quả như sau: Giai đoạn hưng phấn tối ưu được bắt đầu từ thời điểm sau khi đã lựa chọn được phương thức thích nghi với một hoạt động nào đó đến khi xuất hiện những dẫu hiệu mệt mỏi đầu tiên. Ở giai đoạn này, khả năng làm việc đạt được mức độ cao
  10. nhất, với năng lượng tiêu tốn ít nhất ( năng lượng tiêu hao cần thiết để tiến hành một đơn vị công việc). Thời gian duy trì giai đoạn này lâu hơn giai đoạn trước. + Giai đoạn III: Mệt mỏi. Biểu hiện bởi khả năng lao động giảm sút theo 3 xu hướng khác nhau : giảm về số lượng ( giảm về hiệu suất hay tốc độ làm việc); giảm về chất lượng ( giảm về độ chính xác hay tăng số lỗi); phá huỷ sự tự điều khiển ( mất điều khiển khi tiến hành các thao tác riêng biệt hoặc thay đổi trạng thái sinh lí trong cơ thể). Nghĩa là, trạng thái hưng phấn tối ưu ở giai đoạn trước đã chuyển thành trạng thái không tối ưu dưới dạng thay đổi trạng thái sinh lí của cơ thể. Căn cứ vào các dấu hiệu mệt mỏi, có thể chia giai đoạn mệt mỏi ra làm hai giai đoạn nhỏ: bắt đầu mệt mỏi và mệt mỏi hoàn toàn. Mục đích của việc phân chia này là giúp giáo viên kịp thời sử dụng các biện pháp tác động khi trẻ còn đang ở giai đoạn bắt đầu mệt mỏi để nhanh chóng khôi phục khả năng làm việc đã bị tiêu hao trong quá trình hoạt động. Khi cơ thể bắt đầu mệt mỏi, thường có những biểu hiểu: chú ý của trẻ giảm đi nhanh chóng, tốc độ làm việc bị giảm sút, thời gian nghỉ theo chu kì tăng lên. Qua quá trình quan sát những thay đổi về trạng thái chức năng sinh lí của cơ thể trẻ trên giờ học, các nhà khoa học đã xác định được thời gian tối thiểu dành cho các giai đoạn trên trong giờ học đối với trẻ 5 – 6 tuổi như sau: Giai đoạn thích ứng: giờ thứ nhất là gần 6 phút; giờ thú hai gần 5 phút. Trong đó, gần 80% các trường hợp kéo dài từ 2 – 7 phút. Giai đoạn hưng phấn tối ưu : giờ thứ nhất là 17 – 18 phút, giờ thứ hai từ 16 -17 phút. Giai đoạn bắt đầu mệt mỏi : kéo dài từ 5 – 7 phút Sự phân bố thời gian tối thiểu dành cho các giai đoạn trên phụ thuộc vào đặc điểm giờ học: giờ học động hay tĩnh? đồi hỏi sự tập trung về trí tuệ hay thể chất? Cần sự tham gia của một hay nhiều giác quan? - Thời gian học của trẻ mầm non: Khả năng làm việc của cơ thể thay đổi hteo thời gian trong ngày, trong tuần, tháng, năm. Sự thay đổi này có liên quan
  11. đến hoạt động theo chu kì các chức năng sinh lí trong cơ thể gọi là nhịp điệu sinh lí của cơ thể. Cơ thể con người hoạt động theo nhịp điệu phổ biến : ngày, cận ngày, tuần, tháng, mùa, năm Tính chất nhịp điệu có ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể do tác động vào hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể. Do vậy, khả năng làm việc của con người sẽ cao nếu nhịp sống phù hợp với nhịp điệu sinh lí của cơ thể. Có 2 cao điểm tăng cường khả năng làm việc của con người trong ngày tương ứng với thời gian tăng cường các chức năng sinh lí trong cơ thể: Cao điểm thứ nhất là : 8giờ - 12 giờ. Từ 12giờ - 14giờ khả năng làm việc của cơ thể giảm đi đột ngột. Cao điểm thức hai là : 14giờ - 18 giờ Trong đó, khả năng làm việc ở cao điểm thứ nhất cao hơn so với cao điểm thứ hai. * Tổ chức môi trường học cho trẻ mầm non Các điều kiện học tập cũng có ảnh hưởng đến trạng thái cơ thể. Phòng học không đủ ánh sáng, thiếu không khí trong lành, lựa chọn bàn ghế không phù hợp vố trẻ không những sẽ gây ra sự mệt mỏi cơ thể nhanh chóng mà còn làm ảnh hưởng đến độ tinh của mắt, tư thế, sự lưu thông máu. Trẻ nhỏ dễ bị mệt mỏi hơn người lớn khi phải sống trong phòng ngột ngạt, không được thông thoáng khí. Nhu cầu về không khí trong lành của trẻ cao do sự tăng trưởng và phát triển nhanh của cơ thể trẻ ở giai đoạn này ( đặc biệt về chiều cao), khả năng chịu đựng những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường giảm đi. Do vậy, hoạt động học tập của trẻ sẽ đạt hiệu quả cao, nếu được tiến hành trong môi trường tốt: có không khí trong lành, có đủ ánh sáng, có bàn ghế và các đồ dùng học tập phù hợp với trẻ. - Về không khí: Thành phần không khí trong phòng học có ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của trẻ, sự tăng nhiệt độ, độ ẩm trong phòng, các vi sinh vật, các chất thải của cơ thể, thay đổi thành phần ion đều có thể làm cho trẻ nhanh chóng mệt mỏi. Cảm giác nhiệt của con người phụ thuộc vào tác động tổng hợp của các yếu tố khí tượng : nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động của không khí. Cơ thể
  12. trẻ nhạy cảm đối với các thành phần trên. Do vậy, mức độ toả nhiệt cũng như tạo nhiệt ở trẻ rất lớn. Trẻ càng nhỏ thì sự điều khiển nhiệt càng bị sức ép lớn của môi trường. Các yếu tố có ảnh hưởng đến khí hậu trong phòng là việc bố trí cửa, bề mặt kính, sự thông thoáng khí, số trẻ, điều kiện vệ sinh Do vậy, các biện pháp vệ sinh phòng học là: + Vệ sinh nền nhà được tiến hành thường xuyên trước khi thông thoáng khí. + Thông thoáng khí một phần: về mùa đông, không khí được lưu thông qua khe cửa, nên kết hợp thông thoáng khí qua khe cửa trên, mùa hè, không khí được lưu thông qua cửa sổ. + Thông thoáng khí toàn phần: Thường được tiến hành khi phòng trống, nên kết hợp thông thoáng khí tự nhiên và nhân tạo để đẩy nhanh không khí trong phòng ra ngoài. - Về ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của cơ thể. Đồng thời, việc học có liên quan tới sự căng thẳng của mắt nên cần đảm bảo độ sáng tối thiểu trong phòng học. Độ sáng tối ưu giúp cơ quan thị giác làm việc có hiệu quả là: cường độ ánh sáng phải đạt tới giới hạn 800- 1200lux. Độ sáng này chỉ đạt được trong điều kiện hệ số ánh sáng tự nhiên là 1/4 đến 1/8. Yêu cầu cơ bản về ánh sáng là sáng đều ( không có tia sáng quá yêu hoặc quá mạnh trên bàn). Cần bổ sung thêm ánh sáng nhân tạo khi không đủ ánh sáng tự nhiên. Có thể dùng hai loại bóng đèn : bóng tròn ( công duất 150W) và bóng đền tuýt ( công suất là 300W). Cần có đủ độ phản chiếu của tia sáng ( hệ số phản chiếu đạt tới 60% - 70%). Độ phản chiếu của tia sáng trong phòng còn phụ thuộc vào chất lượng kính, vẫn đề vệ sinh, màu sắc của nền, tường, trần nhà và các trang bị trong phòng. - Về tư thế ngồi: Tư thế ngồi của trẻ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của trẻ. Một tư thế đúng, thẳng nhưng thoải mái, đầu hơi nghiêng về phía trước ( tư thế ngồi của trẻ ở phần lớn các tiết học) thường dẫn đến sự căng thẳng các cơ cổ và lưng
  13. Sự căng cơ này đặc biệt lớn trong trường hợp khi trẻ ngồi quá nghiêng về phía trước. Để giảm sự căng thẳng cảu các cơ cổ và lưng khi ngồi cúi về phía trước, trẻ có xu thế tựa ngực vào bàn. Tư thế này làm cho cơ thể nhanh chóng bị mệt mỏi vì lồng ngực bị ép lại, trẻ phải thở sâu hơn. Kết quả là sự chuyển ôxy vào tế bào và các cơ quan giảm xuống. Ngoài ra, thói quen ngồi với điểm tựa ở ngực có thể dẫn đến biến dạng lồng ngực, làm cho trẻ dễ bị cận thị hoặc lác mắt. Tư thế thẳng sẽ tạo ra sự vững chắc cho cơ thể, giúp trẻ ít bị mệt mỏi hơn bởi vì trong trường hợp này, trọng tâm cơ thể rơi đúng điểm tựa. Tuy nhiên, tư thế thẳng cúng có thể gây ra trạng thái mệt nỏi cho cơ thể nếu bàn ghế không phù hợp với tỉ lệ cơ thể và không có tựa lưng. Sự căng tĩnh học cảu các cơ khi ngồi sẽ bị giảm bớt nếu tạo ra sự cân bằng trong việc phân phối đều sự căng cơ. Để làm điều đó cần phải tăng cường số lượng các điểm tựa như : ngồi thẳng, ngồi trên toàn bộ mặt ghế với chiều sau không dưới 2/3 đùi, chiều rộng của ghế lớn hơn mông ít nhất 10cm, bàn chân tựa lên nền nhà, lưng tựa vào ghế, tay để lên bàn và hai vai song song với mép bàn.( hình 2) - Về kích thước bàn ghế: Để giúp trẻ có thể ngồi đúng tư thế cần lựa chọn bàn ghế thích hợp với chiều cao cơ thể trẻ. Độ cao của ghế bằng chiều dài của ống chân công thêm khoảng từ 80 – 100mm sẽ giúp trẻ có thể tựa bàn chân lên thềm nhà và giữ đùi ở tư thế vuông góc với đầu gối. Nếu ghế cao quá, trạng thái cơ thể trẻ sẽ không được bền vững, vì trẻ không thể tựa chân lên nền nhà. Còn nếu thấp quá, trẻ phải đưa chân ra phía trước hoặc hai bên gây ra sự sai lệch tư
  14. thế, hay phải thu chân về phía sau, đặt dưới ghế làm cho các mao mạch bị ép lại, cản trở sự lưu thông máu. Độ cao của bàn so với ghế phải có tỉ lệ thích hợp, giúp trẻ ngồi được thoải mái, không phải cúi gập lưng hoặc căng lưng ra và có thể tỳ tay lên mặt bàn. Nếu khoảng cách giữa bàn và ghế quá xa, khi trẻ ngồi phải nâng vai ( đặc biệt là vai phải); còn nếu khoảng cách quá ngắn, trẻ phải cúi lưng, so vai, đầu cúi thấp xuống để nhìn cho rõ ( hình 3) Tư thế ngồi đúng chỉ có được khi sử dụng bàn ghế phù với chiều cao và tỉ lệ các phần cơ thể của trẻ. Đối với một cơ thể phát triển bình thường, một số phần cơ thể thường có một tỉ lệ nhất định so với chiều cao của chúng. Vì vậy, có thể coi chiều cao là một chỉ số cơ bản để xác định kích thước của bàn ghế ( bảng 1)
  15. Bảng 1 :Tiêu chuẩn kích thước bàn ghế của trẻ mầm non Chiều cao cơ thể ( cm) Kích thước bàn Kích thước ghế Dài x rộng x cao (cm) Dài x rộng x cao (cm) 130 110 x 60 x 60 32 x 29 x 36 Độ cao của ghế được xác định bằng chiều dài từ đầu gối đến bàn chân, mặt ghế được tạo theo hình đùi và mông, sâu từ 10mm – 15mm. Cho phép mặt ghế nghiêng 30 về phía tựa lưng, mép trước hơi võng, tựa lưng nghiêng ra sau một góc từ 120 – 180. Chiều cao của bàn phải tương ứng với ghế và tỉ lệ các phần cơ thể để có thể giúp trẻ ngồi đúng tư thế. Đối với trẻ mầm non có thể sử dụng các loại bàn ghế sau: + Loại bàn 4 chỗ ngồi dùng cho trẻ từ 1,5 đến 5 tuổi + Loại bàn 2 chỗ ngồi có ngăn, mặt hơi nghiêng dùng cho trẻ 5 – 6 tuổi + Loại bàn 2 chỗ ngồi dùng cho trẻ từ 1,5 đến 4 tuổi + Loại bàn 1 chỗ ngồi dùng trong sinh hoạt. Trong các loại bàn này, thông dụng nhất là loại bàn 2 chỗ ngồi - Về cự li ngồi: để giúp trẻ em có thể tựa lưng vào ghế khi ngồi và ở trạng thái đó có thể nhìn rõ các vật trên bàn, chũng như có thể thể hiện được các công việc khác nhau, cần phải đảm bảo cự ly ngồi thích hợp ( hình 4)
  16. Cự ly ngồi là khoảng cách giữa mặt tựa của ghế và mép bàn hướng về phía trẻ phải lớn hơn đường kính lồng ngực từ 3 – 5 cm. Lúc này, khoảng cách giữa điểm dóng từ mép bàn và mép ghế ( hay cự lu ngồi phải là số âm), nghĩa là mép trước ghế phải đặt sâu vào gầm bàn từ 2 – 4cm. Các trường hợp khác: không có khoảng cách giữa mép bàn và mép ghế ( cự ly không) hoặc đặt ghế cách xa bàn ( cự lu ngồi dương) đều làm cho trẻ không thể ngồi tựa lưng vào ghế. Trong lớp cần sắp xếp bàn ghế cho phù hợp. Bàn và ghế cần sắp xếp ở một khoảng cách nhất định so với nhau, sao cho giáo viên có thể đi lại dễ dàng giữa các dãy bàn ghế và mỗi trẻ có thể đẩy ghế ra một phía khi muốn ra khỏi bàn mà không làm ảnh hưởng đến trẻ khác. Trẻ cũng cần được sắp xếp vào một vị trí nhất định so với chiều cao của chúng, sao cho trẻ thấp, khả năng nghe kém được ngồi gần giáo viêưn, trẻ nhìn kém được ngồi gần bảng và nguồn sáng. Tuyệt đối không cho trẻ ngồi quay lưng lại với nguồn sáng, ngồi đối diện với nguồn sáng hoặc hướng phía bên phải ra nguồn sáng. Các tư thế này đều có hại đối với trẻ. - Về đồ dùng trực quan: Trong phòng học, cần tạo ra không khí làm việc nghiêm túc và yên tĩnh ( cho phép trẻ trao đổi nhỏ về các nội dung có liên quan đến việc thực hiện các công việc được giao). Khi giáo viên giải thích kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan ( tranh ảnh, đồ chơi, vật thật ), thì cần trưng bày làm sao cho trẻ có thể nhìn rõ. Muốn vậy, không nên trưng bày các đồ dùng trực quan ở gần cửa sổ, làm cản trở đường truyền của ánh sáng. Các tài liệu được sử dụng trên tiết học rõ ràng, tự nhiên đến từng chi tiết, có thể nhìn ở khoảng cách dưới 8m mà không cần đến sự điều tiết quá mức của mắt. Thời gian giải thích của giáo viên không được dài quá so với khả năng tiếp thu của từng
  17. lứa tuổi ( đối với trẻ mẫu giáo bé: không quá 2 – 3 phút; trẻ mẫu giáo nhỡ: không quá 4 – 5 phút, trẻ mẫu giáo lớn: không quá 5 – 7 phút) Khi tổ chức tiết học, giáo viên không nên thúc giục trẻ, yêu cầu trẻ nhanh chóng kết thúc một công việc nào đó. Việc thúc giục trẻ sẽ gây ra sự căng thẳng về thân kinh. Đối với những trẻ lớn, trước khi tiết học kết thúc khoảng chừng 5 phút có thể thông báo cho trẻ rằng tiết học sắp hết. Việc quan sát sản phẩm sau tiết học cũng không nên kéo dài quá ( không quá 1 – 2 phút đối với trẻ lớp mẫu giáo bé; 3 – 5 phút đối với lớp nhỡ và lớn). Việc dọn dẹp sau tiết học không kéo dài từ 5 – 7 phút. Cần chú ý dạy trẻ cách sử dụng bút cho đúng ( hình 5). Trẻ cần biết sử dụng bút bằng tay phải, cầm bút bằng ngón tay cái và ngón giữa, còn ngón tay trỏ đặt lên trên. Cần theo dõi sao cho trẻ cầm bút nhẹ nhàng, không nên giữ chặt và ấn nét bút quá mức lên giấy. Có làm được như vậy thì các cơ tay đỡ căng, trẻ có thể ngồi vẽ lâu và hứng thú hơn. Khi mới học vẽ, không được yêu cầu trẻ vẽ các đường nét đậm, ấn mạnh và tranh vẽ có kích thước lớn vì có thể làm các cơ mỏi tay. Khi xương tay của trẻ phát triển, các cơ được củng cố, trẻ có được một số kĩ năng nhất định ( trẻ 5 – 6 tuổi), bề mặt các đường nết có thể đậm hơn. Lúc đầu, nên cho trẻ vẽ theo nhiều chiều hướng khác nhau : chiều ngang, chiều dọc, xoay tròn Vẽ theo nhiều chiều hướng như vậy có tác dụng làm giảm sự căng thẳng các cơ nhỏ ở bàn tay và ngón tay phải. Khi vẽ trẻ nên đặt cả khuỷn tay lên bàn, các ngón tay phải cầm bút di chuyển tự do, dễ dàng trên giấy, bàn tay trái giữ giấy. Lứa tuổi mẫu giáo bé, trẻ có thể dùng bút chì với các màu sắc khác nhau ( xanh, đỏ, vàng, nâu, đen) và bút lông.
  18. Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn, khi trẻ đã quen với các màu cơ bản, có thể tăng các gam màu lên. Trẻ mẫu giáo lớn, có thể cho trẻ sử dụng bút chì để vẽ các nét mảnh. Chỉ nên sử dụng bút chì mềm vì nó không đòi hỏi nhiều sự căng cơ. Ngoài ra, trẻ ở lứa tuổi này có thể sử dụng màu nước. Tuy nhiên, việc sử dụng màu nước đồi hỏi sự chuẩn bị phức tạp ( pha màu nước với độ đạm đặc vừa phải có thể giữ nước màu ở chổi lông) và có khả năng điều khiển vận động tinh tương đối tốt nên dễ làm cho trẻ mệt mỏi. Vì vậy, giáo viên nên chuẩn bị trước cho trẻ, để màu nước trong lọ màu, đặt trên bàn cho trẻ có thể nhìn thấy rõ màu sắc. Đối với trẻ nhỏ, nên dùng bút lông mềm ( dài và mảnh) vì nó tạo ra các nét rõ ràng, sáng sủa làm dễ quá trình hoạt động của trẻ. Trong và sau khi kết thúc tiết học không được làm cho màu nước rầy ra bàn và các vật xung quanh. Vì vậy, nên đặt lọ nước trong 1 đế vững chắc. trẻ cũng cần có giấy để vẽ. Cần chuẩn bị cho trẻ giấy trắng, nhẵn nhưng không nhẵn quá làm cho nét bút trơn, trẻ sẽ khó viết do chưa điều khiển tay tốt, cũng như không dược nháp quá làm trẻ khó vẽ và dễ mỏi tay. Có thể sử dụng các giấy nhẵn bình thường cho trẻ, nhưng không nên bóng quá làm cho mắt trẻ dễ mệt mỏi. Các bức vẽ bằng bút chì không nên sử dụng khổ giấy quá to vì nét bút chì thường mảnh, trẻ dễ mỏi tay khi vẽ, tô màu. Dùng các khổ giấy lớn hơn khi trẻ vẽ bằng bút lông và vẽ các bức tranh theo chủ đề. Trong giờ nặn, trẻ cần sử dụng các vật liệu dẻo, mềm như đất sét. Mỗi trẻ nên có một bảng riêng dùng để nhào nặn đất, không cho trẻ nhào nặn đất lên các đồ vật xung quanh. Trong giờ xé dán, giáo viên dạy trẻ cách sử dụng kéo: dùng các ngón tay cái và ngón tay giữa để mở rộng tay kéo, 2 lưới kéo tách ra và khép lại sao cho có thể cắt được giấy. Kéo dùng cho trẻ nhỏ phải nhẹ, có kích thước phù hợp với kích cỡ tay của trẻ và đầu kéo không nhọn. c. Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non Hoạt động ngoài trời có ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh trẻ: làm cho trẻ ăn ngon miệng hơn, ngủ tốt hơn, cơ thể thoải mãi hơn. Cần dành nhiều thời gian
  19. cho trẻ được ra ngoài trời, ngày ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Ngay từ nhỏ, nên tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào việc tự chuẩn bị đi dạo: lúc đầu giáo viên dạy trẻ cách mặc quần áo, sau đó giúp trẻ tự làm; trẻ lớn có thể giúp đỡ các em nhỏ. Cần chú ý theo dõi sao cho mọi trẻ đều được mặc quần áo phù hợp với thời tiết. Căn cứ vào lứa tuổi, khí hậu, thời tiết, điều kiện của trường mầm non, có thể tổ chức các hoạt động khác nhau ( trò chơi có luật, xây dựng, sáng tạo, luyện tập thể dục thể thao). Ngoài ra, có thể tổ chức dạo chơi ngoài phạm vi trường mầm non. Trong quá trình này, trẻ có điều kiện tiếp xúc với môi trường xung quanh rộng hơn, làm quen với môi trường tự nhiên, học cách vượt qua khó khăn, rèn luyện khả năng định hướng ra môi trường xung quanh. Ngoài ra, các cuộc dạo chơi này còn giúp trẻ luyện tập hệ tuần hoàn, hô hấp. Vào mùa hè, có thể tổ chức cho trẻ thăm quan vào những ngày thời tiết đẹp ( buổi sáng hoặc chiều). Những trẻ yếu quá không cho tham gia vào quá trình này. Cần cho trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết và nhiệt độ không khí. Khi thời tiết ấm, cho trẻ mặc nhẹ nhàng, đội mũ nan, mũ vải, đi giày dép vừa chân ( giày chật quá làm trẻ đau chân, máu không lưu thông được hoặc rộng quá làm trẻ dễ vấp ngã), có quai sau. Thời gian cho trẻ đi dạo ngoài trời tăng dần từ 5 – 10 phút tăng lên đến 20 phút. Trẻ mẫu giáo có thể đi thăm quan trên quãng đường ( bao gồm cả đi và về) là 2 – 3 km sau khoảng 20 phút, cho trẻ dừng lại nghỉ khoảng 3 – 5 phút. d. Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non Trong thời gian hoạt động tự do, trẻ có thể tham gia vào các trò chơi, thực hành, giao tiếp, định hướng xung quanh Các hoạt động này diễn ra nhờ có sự tác động liên tục và có hệ thống của giáo viên, trẻ tích cực thể nghiệm những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, những ấn tượng thu được từ thế giới xung quanh, khi giao tiếp với ban và người lớn. Do vậy, để hoạt động của trẻ diễn ra một cách hứng thú, tích cực, sáng tạo, tránh sự mệt mỏi ở trẻ, cần có sự chuẩn bị tích cực và điều khiển hoạt động của trẻ một cách linh hoạt từ phía giáo viên.
  20. - Chuẩn bị hoạt động: Để giúp trẻ hoạt động tích cực, trước khi tổ chức hoạt động vui chơi cần đáp ứng nhu cầu sinh lí của cơ thể về ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, tạo cho trẻ có trạng thái tâm lí tốt trước khi bước vào hoạt động. Ngoài ra cần chuẩn bị các điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực như dành đủ thời gian cho trẻ hoạt động; có đủ không gian cho trẻ hoạt động; chuẩn bị đủ đồ chơi; các tài liệu; đồ dùng; bố trí thuận tiện cho trẻ dễ sử dụng; trẻ cũng cần được trang bị những tri thức, kĩ năng nhất định cho việc tự hoạt động. - Tổ chức hoạt động trẻ. Kết quả hoạt động phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc và mức độ tích cực của trẻ, vào nội dung và tính chất đa dạng của hoạt động, vào mỗi quan hệ của trẻ với nhau và sự phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động này cần chú ý: đảm bảo cho trẻ có trạng thái tâm lí tốt trong suốt quá trình hoạt động, khi thấy trẻ có hành vi tiêu cực cần tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân. Đồng thời, cần tạo tính tích cực của trẻ bằng cách điều khiển sự luân chuyển hoạt động kịp thời, làm phúc tạp dần tính chất và nội dung hoạt động, hướng trẻ tiến hành hoạt động một cách đa dạng và mở rộng nội dung của hoạt động. Ngoài ra, cần hình thành và phát triển quan hệ giao tiếp của trẻ với bạn và người lớn. e. Tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non Để giúp cơ thể trẻ phát triển tốt, đảm bảo sự phát triển bình thường của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, cần tổ chức chế độ ăn uống hợp lí cho trẻ. Trong việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lí cho trẻ, một yêu cầu qua trọng có tính chất quyết định đến sức khoẻ, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ là đảm bảo khẩu phần ăn hợp lí, cân đối giữa các thành phần đạm, tinh bột, mỡ, bơ. muối khoáng và các loại vitamin Đồng thời, phải quan tâm đến cách chế biến các thực phẩm sao cho phù hợp với khả năng tiêu hoá của từng lứa tuổi cũng như từng trẻ riêng biệt. Vì vậy, trong trường mầu non, hoạt động của nhà bếp giữ một vị trí quan trọng, nó giúp cho trường mầm non thực hiện được một trong các chức năng quan trọng là chăm sóc trẻ nhỏ, tạo điều kiện thực hiện chức năng giáo dục và phòng bệnh cho trẻ.
  21. Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo cơ cấu, thành phần bữa ăn phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở các lớp cũng có ý nghĩa nhất định đối với việc tiêu hoá thức ăn của trẻ. Giáo viên mầm non cần thực hiện các yêu cầu sau đây khi tổ chức bữa ăn cho trẻ ở lớp mình: Thứ nhất: cần cho trẻ ăn vào những thời điểm nhất định trong ngày, bởi vì đến thời điểm tiếp nhật bữa ăn, sự kích thích đối với việc tiết dịch tiêu hoá sẽ tăng lên, bắt đầu diễn ra quá trình tạo các mem tiêu hoá trước khi thức ăn xuống đến dạ dày. Lúc này, trẻ có cảm giác ngon miệng hơn. Thức ăn vào đến đường tiêu hoá ( dạ dày, ruột) nhanh chóng được các dịch tiêu hoá phân giải làm cho cơ thể dễ hấp thụ hơn. Do vậy, không nên cho trẻ ăn vặt trong ngày. Chỉ cần một lượng thức ăn nhỏ, có thể gây ức chế trung tâm điều khiển thức ăn ở vỏ đại não. Hậu quả là sự ngon miệng sẽ bị giảm xuống, trẻ cảm thấy ăn không ngon và không thoải mái vì tại thời điểm đó chúng chưa có nhu cầu. Khi không nhận đủ lượng thức ăn cảu bữa sáng, thì chỉ sau từ 1 – 2 giờ, trẻ đã cảm thấy rất đói và muốn ăn. Do vậy đến bữa trưa, trẻ ăn nhiều hơn, ăn quá mức cho phép và rồi lại từ chối ăn bữa phụ ( sau ngủ trưa). Việc phá huỷ chế độ ăn làm cho trẻ thường xuyên không nhận được đủ lượng thức ăn cần thiết sẽ kìm hãm sự phát triển thể chất của chúng và khả năng hoạt động bị giảm sút. Thứ hai: cho trẻ ăn theo nhu cầu của cơ thể. Hiện tượng giảm cảm giác ngon miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ. Cảm giác ăn không ngon thường gặp khi việc tổ chức ăn cho trẻ không theo nhu cầu của chúng, hoặc do ảnh hưởng của một kích thích nào đó ( thức ăn nóng qua làm bỏng miệng, người lớn đưa ra hình phạt đối với trẻ trong khi ăn ). Trong một số trường hợp, cảm giác ăn không ngon miêng xuất hiện kèm theo cảm giác buồn nôn và có nôn ( đặc biệt và khi trẻ bị ép buộc ăn). Các hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và trẻ có hệ thần kinh yếu hay trẻ mới đến tường. Để tạo điều kiện cho trẻ có thể ăn theo nhu cầu, giáo viên cần biết được nhu cầu ăn về lượng cũng như khẩu vị ăn của từng trẻ trong lớp. Vì vậy, lúc chia cơm, không nên chia đồng đều cho mọi trẻ trong lớp. Để động viên trẻ ăn hết suất, cần tạo niềm tin về bản thân cho trẻ những trẻ ăn chậm, ăn ít bằng cách lúc
  22. đầu nên chia cho trẻ ít cơm hơn so với trẻ khác để trẻ có thể theo kịp các bạn ăn hết bát cơm. Cần tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm cảm xúc của chúng khi chúng có được những thành công nho nhỏ bước đầu để có thể tin cậy vào chính bản thân chúng rằng : “ Những gì các bạn làm được mình cũng có thể làm được, chỉ cần cố gắng hơn chút nứa”. Điều này chính là sự động viên lớn đối với trẻ, trẻ sẽ hào hứng hơn khi ăn và bữa ăn của trẻ diễn ra một cách tự nguyện theo sự mong muốn của trẻ. Mặc dù, thái độ ăn của trẻ trong trường hợp này mới chỉ xuất phát từ những động cơ có nguồn gốc từ bên ngoài ( ăn hết xuất để được cô khen, các bạn cảm phục ), nhưng nó đã được định hướng đúng bằng những tình cảm tích cực. Nhờ đó, dần dần trẻ sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn, không cần có sự cố gắng mà vẫn ăn đủ lượng cận thiết. Chính lúc này, động cơ có nguồn gốc từ bên ngoài đã chuyển thành động cơ có nguồn gốc từ bên trong. Nghĩa là trẻ đã cảm thấy ăn ngon miệng do có nhu cầu thực sự. Thứ ba: cần tạo ra bầu không khí thoải mãi dễ chịu trong phòng ăn Trong thời gian ăn, điều quan trọng là phải tạo ra không khí dễ chịu, thoải mãi, nhẹ nhàng, yên tĩnh và tự nguyện ở trẻ, làm cho trẻ có trạng thái tâm lí tốt khi ăn. Giáo viên không được sốt ruột khi trẻ ăn chậm, không được cấm nói chuyện trong suốt bữa ăn ( chỉ không nói khi đang nhai), không nên thường xuyên nhắc nhở hành vi sai trái ở trẻ khi đang ăn hay giải thích cần phải cư xử như thế nào trong khi ăn. Tất cả mọi sự can thiệp của giáo viên trong lúc trẻ đang ăn đều làm giảm cảm giác ngon miệng và có ảnh hưởng xấu đến sự hấp thụ thực ăn ở trẻ. f. Tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm non * Bản chất giấc ngủ: Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể. Trẻ sơ sinh ngủ 20 giờ trong ngày, người lớn ngủ 7 – 8 giờ. Trẻ cảng lớn, ngủ càng ít. Sự thức của trẻ có liên quan đến hoạt động tích cực – kích thích các tế bào thần kính của vỏ não, được hình thành chủ yếu do ảnh hưởng của các tác động từ bên ngoài vỏ đại não thông qua các cơ quan cảm giác ( mắt, tai, da ) Trung ương thần kinh của trẻ hoạt động còn rất yếu và rất dễ bị mệt mỏi khi trẻ thức. Để có thể khôi phục trạng thái bình thường của các tế bào thần kinh, việc tổ chức giấc ngủ tốt (
  23. đúng và đủ thời gian cần thiết) cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ của trẻ. I.P.Pavlốp cho rằng : “ Giấc ngủ có thể nói là sự ức chế ngủ, chia cuộc sống của cơ thể thành 2 giai đoạn thức và ngủ, 2 trạng thái bên ngoài cảu cơ thể là tích cực và thụ động. Sự ức chế này được tạo ra do sự cân bằng diễn ra ở các nơi trên cơ thể, hướng trực tiếp ra bên ngoài, sự cân bằng giữa các quá trình phân huỷ các chất dữ trữ trong cơ thể khi cần phải hoạt động và sự khôi phục lại các chất đó khi cơ thể đã được nghỉ ngơi” Trong thời gian ngủ, các trung tậm hoạt động sống quan trọng trong cơ thể ( hô hấp, tuần hoàn ) làm việc ít tích cực hơn, trung tâm điều khiển vận động hầu như bị ức chế. Trạng thái này đảm bảo cho cơ thể có thể khôi phục lại khả năng làm việc đã bị tiêu hao. Như vậy, cơ chế của giấc ngủ được thành lập như sau: Khi làm việc kéo dài và căng thẳng, tế bào thần kinh sẽ mệt mỏi và suy kiệt, thậm chí có thể bị tổn thương, hoặc biến loạn trầm trọng. Để tự vệ chống lại sự mệt mỏi và suy nhược của các tế bào thần kinh, trong vỏ não phát sinh ra quá trình ức chế. Quá trình này lan rộng dần, khắp vỏ não, xuống đến các phần dưới vỏ và giấc ngủ bắt đầu. Nói cách khác, cơ sở của giấc ngủ là hiện tượng khuếch tán của quá trình ức chế, lan rộng trong toàn bộ vỏ não và các phần dưới vỏ. Các nhân tố gây ra giấc ngủ: - Hoạt động thiên biến vạn hoá của các vùng phân tích trên vỏ não làm giảm sút khả năng làm việc trên các vùng đó, làm cho các vùng đó có xu hướng chuyển sang ức chế ( sự ức chế xảy ra trước hết ở cơ quan phân tích vận đông và ngôn ngữ). - Sự loại trừ kích thích bên ngoài và bên trong làm giảm trương lực của các tế bào thần kinh, chuyển nó sang trạng thái ức chế. - Giấc ngủ còn là kết quả của quá trình phản xạ có điều kiện dựa trên tác nhân là thời gian và chế độ sống của con người. Giấc ngủ được xây dựng trên sự xen kẽ đều đặn và đúng kì hạn cảu hoạt động ban ngày và sự ngừng hoạt động
  24. ban đêm, kèm theo một số động tác quen thuộc và bất di bất dịch mà ta vẫn gọi là: “ sự chuẩn bị đi ngủ” Như vậy, để phục hồi khả năng làm việc của trẻ, cần tổ chức cho trẻ nghỉ ngơi hợp lí để đảm bảo giấc ngủ tốt cho trẻ. Nghĩa là tạo điều kiện cho trẻ ngủ đủ thời gian, ngủ ngon và sâu. * Nhu cầu ngủ của trẻ em: nhu cầu ngủ của trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi trạng thái sức khoẻ và đặc điểm thần kinh của trẻ. Đối với trẻ có sức khoẻ và hệ thần kinh phát triển bình thường, nhu cầu ngủ của trẻ trong 1 ngày theo tuổi như sau: Bảng 2: Số lần và thời gian ngủ của trẻ theo lứa tuổi Lứa tuổi ( tháng) Số lần ngủ Thời gian ngày Ngày Đêm Cả ngày 3 đến 6 4 7h30 9h30 17h00 6 đến 12 3 6h00 10h00 16h00 12 đến 18 2 4h30 10h30 15h00 18 đến 36 1 3h00 10h30 13h30 36 đến 72 1 2h00 10h00 12h00 Để hình thành ở trẻ thái độ tích cực đối với quá trình ngủ cần chú ý đến phương pháp tổ chức ngủ cho trẻ. * Phương pháp tổ chức ngủ cho trẻ mầm non - Mục đích: tạo điều kiện cho trẻ ngủ tốt, nghĩa là giúp trẻ ngủ nhanh, sau, và đủ thời gian cần thiết. - Các bước tiến hành Bước 1: Vệ sinh trước khi ngủ Trước khi ngủ, cần vệ sinh phòng ngủ và vệ sinh cá nhân cho trẻ Vệ sinh phòng ngủ: Nhằm loại trừ tới mức tối đa những kích thích bên ngoài, giảm trương lực các tế bào thần kinh, chuyển dẫn sang trạng thái ức chế. Do vậy, cần đảm bảo các điều kiện sau
  25. + Chế động không khí: không khí trong lành giúp trẻ ngủ ngon. Căn cứ vào thời tiết từng vùng, mùa cần có chế độ vệ sinh và thông thoáng khí phù hợp. Mùa đông, phòng ngủ phải được vệ sinh và thông thoáng khí toàn phần : cần đóng cửa sổ, cửa ra vào trước khi cho em vào phòng khoảng 30 phút, mở cửa sổ trể trong quá trình trẻ ngủ và đóng cửa 30 phút trước khi trẻ thức dậy. Mùa hè, cần tiến hành vệ sinh phòng ngủ kết hợp thông thoáng khí tự nhiên và nhân tạo + Chế độ ánh sáng: Ánh sáng thích hợp sẽ giúp trẻ ngủ ngon lành. Do vậy cần có biện pháp hạn chế ánh sáng trong phòng ngủ của trẻ: sử dụng rèm cửa sổ tối màu và dày để chống nóng về mùa hè và giữ ấm phòng về mùa đông. + Các trang bị trong phòng: Giường ngủ của trẻ phải có kích thước phù hợp với lứa tuổi. Dùng giường cố định cho nhóm lớp có phòng ngủ riêng; giường gấp hay phản gỗ cho lớp không có phòng ngủ riêng. Việc sử dụng giường ngủ thích hợp với điều kiện từng lớp sẽ giúp giáo viên dễ dàng tổ chức giấc ngủ cho trẻ. Ngoài ra, cần chuẩn bị chăn ( len sợi, bông) cho trẻ phù hợp với thời tiết. Gối cho trẻ nhỏ cần đảm bảo yêu cầu : mỏng, có độ cứng vừa phải, có kích thước phù hợp với trẻ ( trung bình là 30 x 40cm) Vệ sinh cá nhân cho trẻ nhắm mục đích tạo ra cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trẻ khi ngủ, hình thành phản xạ “ chuẩn bị ngủ”, làm cho giấc ngủ của trẻ diễn ra nhanh hơn, trẻ ngủ sâu hơn. Giáo viên cần tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân một cách trật tự, nề nếp, tránh sự gò bó, ép buộc, tạo cho trẻ có được tâm lí thoải mái, tự nguyện tích cực. Để tạo cho trẻ trạng thái yên tâm, thoải mái, dễ chịu khi ngủ, trước khi trẻ ngủ, không tiến hành những hoạt động quá khích đối với thần kinh trẻ như: vận động quá nhiều, nghe chuyện có nội dung không thích hợp, ăn uống quá nhiều, đặc biệt là thức ăn có chất kích thích. Việc ăn mặc của trẻ cũng có ảnh hưởng tới giấc ngủ của chúng. Căn cứ vào thời tiết, nên cho trẻ mặc quần áo thích hợp với nhiệt độ bên ngoài và khả năng chịu đựng của từng cơ thể trẻ. Bước 2: Vệ sinh trong khi ngủ
  26. - Mục đích: tạo điều kiện cho giấc ngủ của trẻ diễn ra nhanh hơn, trẻ ngủ sâu hơn và đủ thời gian. - Cách tiến hành: Yêu cầu giáo viên phải có mặt trong phòng ngủ để theo dõi quá trình trẻ ngủ: tư thếm nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng, tiếng ồn và xử lí các trường hợp cần thiết xảy ra trong giấc ngủ của trẻ. Để giúp trẻ ngủ nhanh và say, cần cho trẻ ngủ đúng thời gian nhất định trong ngày. Việc cho trẻ ngủ đúng thời gian sẽ hình thành phản xạ ngủ có điều kiện theo thời gian, làm cho việc chuyển trạng thái của quá trình thần kinh từ hưng phấn sang ức chế diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm hơn và hoàn thiện hơn. Tư thế ngủ của trẻ cần được tôn trọng. Tuy nhiên, do hệ xương của trẻ chưa phát triển đầy đủ, xương trẻ mềm, dễ bị biến dạng nên không được để trẻ nằm ở một tư thế lâu, mà cần thay đổi tư thế vài lần cho trẻ trong một giấc ngủ. Bởi vì, khi trẻ nằm lâu một phía ( trong quá trình tăng trưởng mạnh của hệ xương) có thể làm biến dạng xương sọ, xương đầu, xương lồng ngực, cột sống và xương chậu Trẻ có thể thay đổi các tư thế ( ngửa, nghiêng ) vài lần trong một giấc ngủ. Khi trẻ ngủ, không được kéo chăn trùm kín đầu, không được nằm sấp, úp mặt vào gối, không được nằm cả người lên gối. Cho trẻ nghe hát ru hay nhạc nhẹ có tác dụng làm cho trẻ ngủ nhanh hơn nếu được lặp lại thường xuyên. Hơn nữa, hành động hát ru còn mang tính tổng hợp cao, bao hàm cả mặt nghệ thuật và giáo dục. Bởi vì, trong tiếng hát ru có lời nói nựng, có sự vỗ về nhịp nhàng, có âm thanh ngọt ngào của lời ca Tất cả sẽ tạo cho trẻ cảm giác hoàn toàn yên tâm thoải mái, dễ dàng đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, việc làm này cần phải tiến hành một cách thường xuyên mới có tác dụng tích cực đối với giấc ngủ của trẻ. Ngược lại, có thể gây ra hậu quả xấu, trẻ sẽ không thể ngủ khi việc hát ru vì một lí do nào đó không được thực hiện. Trong điều kiện của trường mầm non, chỉ nên tiếng hành một cách bình thường với các biện pháp loại trừ kích thích của môi trường là đủ. Theo dõi không khí trong quá trình trẻ ngủ. Khi thấy không khí trong phòng ngột ngạt cần thông thoáng khi từng phần ngay cả khi có trẻ trong phòng. Giữ ổn định nhiệt độ trong phòng khi trẻ ngủ, nếu thấy nhiệt độ thay đổi cần đắp
  27. thêm chăn hoặc bỏ bớt chăn cho trẻ. Ngoài ra, cần phải giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ, tránh cười nói to, gây ra tiếng động mạnh làm trẻ giật mình thức giấc Bước 3: Vệ sinh sau khi ngủ - Mục đích: tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi thức dậy, nhanh chong chuyển thần kinh sang trạng thái hưng phấn. - Cách tiến hành: Chỉ thức trẻ dậy khi trẻ đã ngủ đủ giấc. Do vậy, cho trẻ thức dậy khi phần lớn số trẻ trong lớp đã tự thức dậy. Muốn cho mọi trẻ đều được ngủ đủ, cần cho những trẻ yếu hơn được dậy muộn hơn. Sau đó, tổ chức vệ sinh cá nhân một cách trật tự, nề nếp và cho trẻ vận động nhẹ nhàng rồi ăn bữa phụ. g. Tổ chức hoạt động chiều cho trẻ mầm non Hoạt động chiều là một trong các hoạt động độc lập của trẻ được tổ chức vào buổi chiều, sau khi trẻ ngủ trưa. Đây cũng là thời gian trẻ có nhiều cơ hội để thể hiện sự độc lập, tự giác, tích cực, sáng tạo. Trong thời gian này, trẻ được tham gia vào các hoạt động theo nhu cầu và khả năng của chúng như chơi tự do ở các khu vực hoạt động trong lớp, tham gia vào các hoạt động khán phá, hoạt động nghệ thuật, phát triển thể chất và giao tiếp với nhau Để đảm bảo hiện quả tổ chức hoạt động chiều cho trẻ ở trường mầm non, cần phải thực hiện các yêu cầu sau: * Chuẩn bị cho trẻ hoạt động: Để giúp trẻ hoạt động tích cực trong thời gian này cần có sự chuẩn bị chu đáo: - Giáo viên cần lập kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ: kế hoạch được xây dựng dựa vào chủ điểm hoạt động, vào yêu cầu cần củng cố trí thức, kĩ năng cho trẻ, hoạt động học tập có liên quan mật thiết với các hoạt động khác trong ngày như vui chơi, hoạt động ngoài trời và các hoạt động mang tính thời điểm. - Cẩn chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ trước khi tham gia hoạt động chiều: đáp ứng các nhu cầu cho trẻ về ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
  28. - Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động, bố trí vị trí, tạo không gian, chuẩn bị đồ chơi, các tài liệu cần thiết cho trẻ hoạt động. * Tổ chức điều khiển trẻ hoạt động: để giúp trẻ hoạt động tích cực, cần tạo điều kiện cho trẻ được lựa chọn hoạt động theo nhu cầu, sở thích cá nhân bằng cách: - Giúp trẻ dễ định hướng trong môi trường hoạt động băng sự gợi ý, giới thiệu, giao nhiệm vụ cho trẻ ngay trong quá trình tổ chức các hoạt động của buổi sáng ( học tập, vui chơi, ngoài trời ) nhằm tạo mỗi liên hệ giữa các hoạt động. - Tập cho trẻ thói quen chủ động tự lựa chon các hoạt động mà mình yêu thích : trao đổi, bàn bạc trong nhóm, sử dụng sơ đồ bố trí các khu vực hoạt động, các yếu tố tự điều khiển. - Quan sát trẻ hoạt động và giúp trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động khi cần thiết. h. Tổ chức hoạt động trả trẻ Hoạt động trả trẻ là hoạt động cuối cùng trong chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non. Việc tổ chức hoạt động trả trẻ nhằm mục đích tạo ra trạng thái thoải mái cho trẻ sau một ngày hoạt động, giúp cho hệ thần kinh trẻ được thư giãn. Từ đó sẽ tạo cho trẻ có cảm giác gắn bó với trường lớp, cô giáo, bạn bè, có mong muốn tiếp tục tham gia các hoạt động và sinh hoạt hấp dẫn cùng cô giáo và các bạn ở lớp. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động trả trẻ cần chú ý thực hiện các yêu cầu sau: - Tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động hấp dẫn cho trẻ trong thời gian trả trẻ, làm cho trẻ không bị rơi vào trạng thái phải chờ đợi cha mẹ đến đón về nhà. Sự bận rộn với các hoạt động hấp dẫn làm cho trẻ có cảm giác gắn bó hơn với trường lớp, thu hẹp thời gian chờ đợi để được về nhà. Trong thời gian này nên tổ chức các hoạt động đơn giản, diễn ra trong thời gian ngắn, không cần sự phê chuẩn bị phức tạp, nhưng cần kích thích hoạt động tích cực của mọi trẻ. - Tăng cường các biện pháp giáo dục cá biệt trong thời gian trả trẻ. Trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ thường rất nhạy cảm với thời gian này. Những xúc cảm không tích cực thường xuất hiện vào thời gian này khi giáo viên
  29. không có điều kiện quan tâm đến mọi trẻ. Do vậy, giáo viên cần khống chế đến mức tối đa những tác động không tích cực đến tâm trạng của trẻ lúc này như sau: sự nhàn rỗi, sự cô độc, sự buồn chán đối lập với trạng thái của các bạn khi được cha mẹ đón ( vui mừng, phấn khởi, được nhận quà từ cha mẹ. ). Giáo viên cần đặc biệt quan tâm tới những trẻ hay bị đón muộn, chúng rất nhảy cảm. - Tạo cho trẻ cảm giác quyến luyến khi chia tay với cô giáo và các bạn. Cảm giác quyến luyến lúc được cha mẹ đón về làm cho trẻ gắn bó hơn với lớp, cô và các bạn. Do vậy, giáo viên cần thể hiện thái độ chờ đợi được đón trẻ và tạo điều kiện cho trẻ thể hiện thái độ đó với cô và các bạn. Đồng thời, giáo viên cũng cần thể hiện thái độ vui vẻ với phụ huynh, ngợi khen những cố gắng mà trẻ đã làm được 2. VỆ SINH THÂN THỂ CHO TRẺ MẦM NON 2.1. Vệ sinh da a. Ý nghĩa của việc vệ sinh da cho trẻ em Da có vai trò quan trọng đối với cơ thể như: bảo vệ cơ thể trách những tác động có hại từ bên ngoài, giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định, giúp cho sự bài tiết mồ hôi. Vệ sinh da nhằm giữ cho da khoẻ mạnh, phòng các bệnh ngoài da, các bệnh đường ruột do vi khuẩn truyền qua thức ăn vào miệng Một phần lớn công việc chăm sóc trẻ hằng ngày là giữ cho da trẻ được sạch sẽ. Da của trẻ mềm mại, non nớt, nên sự tiếp xúc của da với các chất do cơ thể bài tiết ra như mồ hôi, nước tiểu hay phân cũng có thể làm cho da trẻ tấy đỏ, dễ bị viêm nhiễm, đau rát. Khi trẻ càng lớn biện pháp vệ sinh da cho trẻ cũng thay đổi : với những khả năng nghe nhìn đầu tiên, đưa trẻ dần dần học điều khiển đôi tay ( trẻ sẽ đưa thức ăn lên tận đầu, rờ rẫm khán phá xung quanh bằng đôi tay, kể cả khi thay ta cho chúng) và trẻ tự làm cho mình lấm lem và dính thức ăn. Vì vậy, khi vệ sinh da cho trẻ, cần chú ý cách làm sạch nước tiểu, phân, mồ hôi cũng như sữa và thức ăn sau mỗi ngày. Khi trẻ còn bé, không nhất thiết phải tắm cho trẻ hằng ngày, mà chỉ lau mình cho trẻ bằng khăn ẩm hay bọt biển cũng rất tiện lợi để giữ cho trẻ được sạch sẽ ( nhất là đối với những trẻ sợ tắm).
  30. Tuy nhiên, phần lớn trẻ nhỏ đều thích được tắm rửa và công việc này sẽ trở thành một phần quan trọng của nếp sinh hoạt hàng ngày của trẻ. b. Các trang bị vệ sinh da cho trẻ em Có nhiều sản phẩm được chế tạo cho việc tắm rửa như các trang thiết bị để vệ sinh cá nhân, các loại mỹ phẩm dùng cho việc tắm gội Tuy nhiên, căn cứ vào lứa tuổi và đặc điểm da của trẻ cần lựa chọn các trang thiết bị phù hợp với trẻ ( các loại thau chậu, gáo gội, khăn, tấm lót nền chống trơn ); chỉ sử dụng các loại mỹ phẩm dành riêng cho trẻ ( dầu gội đầu, xà phòng thơm, nước hoa, kem thoa da ) vì nó không có nhiều chất phụ da và hoá chất, an toàn cho làn da non nớt của trẻ nhỏ Các trang bị để tắm cho trẻ bao gồm: - Thau tắm dành cho trrt. Trước hết có thể tắm được trong bồn tắm ( trước khi biết ngồi), một chậu tắm thích hợp cho trẻ nhỏ sẽ giúp cho việc tắm được tiến hành dễ dàng hơn. Sử dụng chậu tắm với chất liệu như chậu men, nhựa, nhôm, đáy chậu có mặt nhám để giúp cho trẻ không bị trơn. Nên đặt chậu tắm lên một cái bệ ở độ cao vừa tầm, hoặc lót khăn đặt chậu tắm dưới sàn và quỳ gối để tắm cho trẻ. Nếu có điều kiện, có thể mua một cái giá có độ cao vừa phải để đặt thau tắm. - Miếng đệm lót bồn tắm bằng cao sụ cần cho trẻ em khi chúng đã chuyển sang tắm ở chậu lớn hay bồn tắm. Miếng đệm cao su dính sát vào đáy bồn tắm là rất cần thiết cho trẻ không bị trơn trượt ở đáy bồn. Đối với các chậu tắm nhỏ, không có mặt nhám ở đáy chậu, cũng có thể dùng miếng lót nhỏ. - Ca đựng nước sôi để nguội và bông vô trung để lau mắt, tai, miệng cho trẻ trong 6 tháng đầu. - Tạp dề không thấm nước dùng cho người lớn khi tắm cho trẻ em. Có thể sử dụng tạp dề làm băng một lớp vải caton có lót một lớp không thấm nước để tạo cho trẻ cảm giác êm ái hơn là dùng nhữa PVC. - Sử dụng khăn tắm lớn có lông sợi thật mịn để dùng riêng cho trẻ. Về mùa đông, trước khi dùng nên làm ấm khăn bằng cách hơ lên lò sưởi. Ngoài ra,
  31. cần có khăn lau mặt hay miếng bọt biển tự nhiên dùng riêng cho trẻ, cần giặt khăn thường xuyên và phơi khô. Tránh để cho trẻ nhai miếng bọt biển. - Các dụng cụ khác ( bàn chải, cắt móng tay ) cũng cần phù hợp với trẻ. Bàn chải tóc phải có lông nhỏ và đủ mềm để dùng cho trẻ khoảng 18 tháng tuổi. Đối với trẻ lớn hơn có thể dùng lược nhỏ, với đầu răng lược tròn, không có cạnh sắc và răng nhọn. Kéo cắt móng chân phải có mũi tròn, lưỡi kéo ngắn để tránh cắt phạm vào tay, chân của trẻ. Bàn chải răng cho trẻ nhỏ phải có đầu nhỏ để có thể đưa vào được góc tận cùng trong miệng, lông bài chải phải mềm và đầu tròn. Có thể dùng răng bàn chải bằng sợi nilon hay lông đều tốt như nhau. Có thể cho trẻ chơi với bản chải đánh răng bằng đồ chơi và dùng loại bàn chải răng cỡ nhỏ cho trẻ em để đánh răng cho trẻ. Cần phải kiểm tra chất lượng của bàn chải khi mua và đều đặn thay bàn chải mới khi cần thiết. - Mỹ phẩm tắm gội cho trẻ bao gồm: dầu tắm, nước hoa, kem thoa da, phấn rôm, dầu gội đầu, xà bông, que bông tăm, kem đánh răng Các loại mỹ phẩm này có công dụng khác nhau và chỉ sử dụng cho trẻ khi cần thiết, không nên lạm dụng quá. Nước tắm cho trẻ là một sản phẩm có chứa cả dầu gội và xà phòng nên có thể dùng thay thế cho 2 loại mỹ phẩm này. Nước hoa cho trẻ dùng để lau sạch vùng quấn tã, đặc biệt là khi da của trẻ quá khô. Dầu tắm cho trẻ là loại mỹ phẩm có tác dụng làm mềm cho da khi da của trẻ bị khô hay nứt nẻ về mùa đông. Kem thoa da cho bé dùng để thay thế dầu cho trẻ. Phấn rôm dùng để thấm khô những chố nào ẩm ướt còn sót trên da trẻ. Tuy nhiên, không nên dùng nhiều phấn rôm cho trẻ nhất là những vùng da cần phải thoa kem lên vì nếu rắc nhiều phấn quá, sẽ bị đóng từng mảng ở các kẽ và làm cho tấy da, gây khó chịu cho trẻ. Dầu gội đầu cho trẻ em chỉ nên dùng mỗi tuần một lần. Xà phòng cho trẻ em chỉ dùng tới khi không dùng dầu tắm trẻ em. Với trẻ vài tháng tuổi nên thoa xà phòng lên mình trẻ khi bế chúng trong lòng sau đó mới tráng nước cho xà phòng trôi đi trong chậu tắm. Cần nhớ là da của trẻ nhỏ rất trơn nên phải giữ cho chặt. Que tăm bông dùng để làm sạch các kẽ móng tay, ngón chân cho trẻ, nhưng không nên nhát những que này vào tai, mũi, mắt và hậu môn của trẻ. Kem đánh răng loại dùng cho trẻ em : trong khi dùng kem đánh răng, chú ý
  32. không để cho trẻ nuốt vào bụng. Nếu trẻ nuốt kem đánh răng nên giải thích cho trẻ hiểu không nên nuốt kem đánh răng. c. Chăm sóc da cho trẻ em Khi mới lọt lòng, trên da của trẻ có lớp chất nhờn màu trắng xám, hay vàng nhạt, có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng da, giữ ấm cho cơ thể, chống nhiễm trùng. Vì vậy, chỉ cần dùng vải gạc sạch thấm bớt chất nhờn và quẫn tã sách. Trong những tuần đầu mới sinh, cần chú ý vệ sinh từng phần cơ thể. * Làm vệ sinh từng phần cơ thể cho trẻ em: Làm vệ sinh từng phần cơ thể có nghĩa là chỉ làm sạch những bộ phận trên cơ thể trẻ thực sự cần rửa ráy như: hai bàn tay, mặt, cổ và vùng tã lót. Cần phải coi việc làm vệ sinh từng phần cơ thể là một phần nếp sinh hoạt buổi sáng hay buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là cách giữ vệ sinh tốt nhất thay thế cho việc tắm rửa trong thời gian cả người mẹ và trẻ nhỏ chưa đủ tự tin để tắm. - Chuẩn bị: Trước khi tiến hành, cần chuẩn bị nước sạch, bông, giấy vệ sinh, khăn tắm, đồ dùng để thay tã và quần áo sạch. Sau đó, cần phải kiểm tra độ ấm trong phòng, cần đun sôi một chút nước và đổ và ca cho nguội bớt, rửa tay cho sạch, đặt trẻ lên tấm lót và cởi đồ cho trẻ chỉ để lại áo lót. - Cách tiến hành: Thứ tự và thao tác làm vệ sinh từng phần như sau + Lau mặt cho trẻ từ phía mũi ra ngoài bằng bông nhúng nước vô trùng. Sử dụng một miếng bông cho mỗi lần lau và cho mỗi bên mắt, sau đó dùng giấy vệ sinh thấm nhẹ cho khô. + Lau tai cho trẻ bằng miếng bông khác thấm nước: lau sạch ghét và lông tơ phía sau tai; chỉ lau bên trên và sau tai, không được cố lau bên trong tai; mỗi bên tai lau một miếng bông sạch và sau đó lau khô bằng khăn lông. + Lau sạch nước dãi trên mặt trẻ bằng cách chùi quanh miệng, mũi, má và trán; sau đó lau khô bằng khăn lông. + Lau dưới cằm và trong cac nếp gấp ở cổ trẻ băng bông mới thấm ướt vì da ở vùng này rất dễ bị hăm, sau đó dùng khăn lau khô.
  33. + Lau nách trẻ bằng miếng bông mới thấm ướt; nhẹ nhàng giơ tay trẻ làm để cang các nếp gấp và lau thật khô; duỗi nắm tay trẻ ra để rửa và lau khô cho cả hai bàn tay và kẽ giữa các ngón tay. + Làm vệ sinh vùng quấn tã được bắt đầu từ việc cởi áo lót và lau hậu môn cho trẻ; dùng những miếng bông nhúng nước ấm hoặc có thấm nước hoa trẻ em; sau đó bôi kem chống hăm và thay tã sạch cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, khi làm vệ sinh phần trên và phần dưới cần chú ý rửa cuống rốn cho trẻ. Cẩn thận làm sạch cuống rốn để đảm bảo vi trùng không xâm nhập vào và giúp cho cuống rốn nhanh khô và rụng. Cần lau cuống rốn cho trẻ bằng bông sau khi làm sạch. Khi cuống rốn đã rụng, cần tiếp tục làm sạch rốn cho trẻ mỗi ngày như một phần nếp sinh hoạt làm sạch các phần cơ thể cho đến khi rốn trẻ lành hẳn. Nếu thấy rốn trẻ bị đỏ, sưng to, cương và chảy nước nên hỏi ý kiến của các nhân viên y tế. Cách làm vệ sinh cuống rốn như sau: dùng bông vô trùng thấm cồn phẫu thuật lau cẩn thận các nếp da nhăn quanh cuống rốn ( sau 2 tuần, có thể dùng nước đun sôi để nguội) sau đó, dùng miếng bông mới lau khô. * Tắm cho trẻ nhỏ Trong những tháng đầu mới sinh nên tắm cho trẻ trong chậu nhỏ cho đến khi chậu trở nên quá chật chội với trẻ hoặc khi trẻ tự tin hơn. Để tắm cho trẻ dưới 3 tháng tuổi, cần chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết như: chậu tắm cho trẻ nhỏ, tấm nệm lót để thay tã, khăn lau cho trẻ, bát nước đun sôi để nguội dùng để lau mặt cho trẻ, tạp dề không thấm nước, một ít bông vô trùng, vật dụng để thay tã, quân áo sạch Cách tiến hành: - Chuẩn bị cho việc tắm. pha nước cho đủ ấm, dùng khuỷu tay để kiểm tra hoặc dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ của nước ( nước có nhiệt độ băng nhiệt độ bề ngoài da là thích hợp) và xác định chiều sâu của nước trong chậu ( khoảng 10cm). Sau đó, đặt khăn tắm lên tấm lót và cởi đồ cho trẻ, chỉ chừa lại tã lót. Cuối cùng, dùng khăn quấn lấy thân trẻ, lau mắt và mặt bằng bông nhúng vào nước đun sôi để nguội.
  34. - Cách gội đầu cho trẻ. Dùng một tay để đỡ đầu trẻ, đặt lưng trẻ nằm dọc theo cẳng tay và dùng khuỷu tay kẹp lấy thân trẻ. Bàn tay nhẹ nhàng múc nước từ chậu dội lên đầu trẻ, tránh văng nước lên mặt trẻ. Sau đó ôm trẻ vào lòng và nhẹ nhàng thấm khô tóc bằng chiếc khăn khác. - Lau hậu môn cho trẻ: đặt trẻ lên tấm lót, cởi tã và lau cho bé. - Đặt trẻ vào chậu tắm: Cởi tã cho trẻ khi đang bế trong lòng và nâng trẻ lên đưa vào chậu tắm bằng cách dùng cẳng tay giữ đầu và cổ trẻ, bàn tay nắm chắc vai trẻ ở phía xa thân bạn, tay còn lại đặt dưới mông và đùi trẻ. Trong suốt thời gian tắm cho trẻ lúc nào cũng nên mỉm cười và nói chuyện với bé, để cho trẻ được vung tay, vung chân và được hưởng cảm giác thoải mãi dưới nước không bị vướng víu quần áo. - Bế trẻ ra và lau khô: sau 2 phút ngâm nước là đủ cho trẻ sơ sinh. Hãy nâng trẻ ra khỏi chậu nước bằng cách luồn nhẹ bàn tay còn rảnh rỗi xuống dưới mông của trẻ. Nâng đâu trẻ không cho ngã ra phía sau và giữ trẻ cho chắc vì da trẻ rất trơn. Sau đó quấn trẻ trong khăn lông, thấm cho trẻ khô rồi đặt trẻ lên tấm lót và lau khô tất cả những nếp gấp, kẽ da, thay tã sạch cho trẻ. Nếu dùng phấn rôm, có thể rắc một chút ra tay và xoa hai tay vào nhau rồi lướt nhẹ hai bàn tay lên da của trẻ. * Tắm cho trẻ lớn Khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi, chúng sẽ thích thú hơn với việc tắm rửa. Tuy nhiên, nếu trẻ chưa tập được thói quen tăm trong bồn tắm hoặc chậu lớn thì cũng đừng vội vàng thay đổi mà hãy để cho trẻ tắm thêm vai tuần trong chậu nhỏ cho đến khi nó thực sự quá chật chội với trẻ hoặc khi trẻ tự tin hơn. - Chuẩn bị: Để tắm cho trẻ lứa tuổi này cần sắp đặt các vật dụng cần thiết bên cạnh chậu hoặc bồn tắm ( bao gồm: tấm nệm lót chậu tắm bằng cao su, tạp dề không thấm nước, dầu tắm hay xà phòng và dầu gội đầu cho trẻ, khăn lông to mịn, khăn mặt hay bọt biển dành riêng cho trẻ, vận dụng để rửa mặt, vật dụng để thay tã, các đồ chơi cho trẻ lớn để múc nước, rót nước, quần áo sạch ) Sau đó, kiểm tra độ ấm của phòng tắm, đặt miếng nệm lót cao su xuống đáy bồn tắm và cho nước đủ ấm vào ( mực nước luôn dưới tai trẻ khi nằm ngửa). Cuối cùng, đặt
  35. trẻ lên tấm lót thay đồ, sử dụng nước sôi để nguội rửa mặt, lau mặt, tai rồi cởi tã và làm sạch phần dưới. - Cách tắm rửa cho trẻ em: Đặt trẻ vào bồn tắm trên tấm nệm cao su ở tư thế quỳ để cho trẻ được an toàn, tay luôn luôn đỡ đầu và vai trẻ sao cho nước không vào tai trẻ. Nếu sử dụng xà phòng, dùng bàn tay còn rảnh rỗi vo tròn miếng xà phòng và xoa lên tay lên toàn thân của trẻ. Nếu cho dầu tắm vào nước thì chỉ cần dùng nước trong chậu tắm cho trẻ. Rửa sạch xà phòng bằng cách khum nước rót lên người trẻ, luôn luôn nói chuyện với trẻ. Sau đó, dùng hai tay đặt dưới nách trẻ và bế xốt trẻ ra khỏi bồn tắm một cách thận trọng và lấy khăn lông thấm khô cho trẻ. Nên gội đầu cho bé mỗi tuần vài lần. Trước tiên, làm ướt đầu trẻ bằng cách đưa tay lên nâng đầu trẻ và rót vào lòng bàn tay một chút dầu gội. Sau đó, xoa dầu gội lên đầu và khum nước rót lên đầu trẻ rồi lại đổi tay và rửa sạch bọt xà phòng bằng khăn hoặc miếng bọt biển. Khi trẻ đã biết ngồi vững, cần làm cho giờ tắm trở thành một giờ chơi tuyệt vời chứ không chỉ tắm cho sạch thôi. Khi tắm, hãy chuẩn bị vài thứ đồ chơi cho trẻ: những thứ dùng để múc nước, rót nước từ tách nhựa, phễu nhựa, ca múc nước có lỗ và những thứ đồ chơi nổi như bóng, thuyền, các con vật nhựa đều làm cho trẻ thích thú. 2.2. Vệ sinh mắt Mắt là cơ quan phân tích thị giác rất nhảy cảm và quan trọng. Mắt nhận tới 80 – 90% các thông tin từ ngoài vào não. Vì vậy, mắt cần được bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc chu đáo. a. Giữ sạch mắt hàng ngày cho trẻ em - Trẻ sơ sinh dễ bị đau mắt vì phải tiếp xúc với nhiều chất bẩn khi lọt qua đường sinh dục của người mẹ. Do vậy, hằng ngày cần phải rửa mắt cho bằng bông gạc vô trùng ( dùng nước sôi để nguội), lau mắt cho trẻ bằng 1 miếng bông gạc nhúng nước, vắt ráo. Sau đó nhỏ mắt cho trẻ bằng thuốc nhỏ mắt cho trẻ em.
  36. - Trẻ em hơn cũng cần rửa mắt hằng ngày bằng nước và khăn mặt sạch. Khi tắm gội cho trẻ không được cho nước rơi vào mắt trẻ, không cho trẻ dụi tay và mắt. khi có dịch đau mắt đỏ cần nhỏ mắt cho trẻ theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. b. Vệ sinh mắt khi trẻ hoạt động Ánh sáng tựnhiên rất cần cho cơ thể và để duy trì độ tinh của mặt. Do vậy, khi trẻ hoạt động, các phòng phải được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên. Để tận dụng ánh sáng tự nhiên, cần bố trí phòng học, phòng chơi cảu trẻ hướng ra phía ánh sáng mặt trời, không để các toàn nhà cao xung quanh, cây cao cản trở đường truyền của tia sáng. Ánh sáng trong phòng còn phụ thuộc vào độ lớn của phòng. Phòng học và chơi của trẻ phải có hệ số ánh sáng là 1/4. Các dụng cụ trong phòng cần được bố trí sao cho khoôg cản trở đường truyền của ánh ánh. Ngoài ra, cần chú ý đến màu sắc, chất liệu của tường, kính, nền nhà, trang bị trong phòng. Ngoài ra cần chú ý đến hoạt động của mắt khi sử dụng các phương tiện nghe nhìn ( truyền hình, phim ảnh ) Ngoài các quy định về nội dung cho mỗi lứa tuôit, cần chú ý đến các yêu cầu về thời gian, tầm nhìn khi trẻ sử dụng các phương tiện nghe nhìn: Thời gian sử dụng các phương tiện nghe nhìn theo lứa tuổi như sau: trẻ mẫu giáo bé, thời gian tối đa là 12 – 15 phút, trẻ mẫu giáo nhỡ thời gian tối đã là 15 – 20 phút, trẻ mẫu giáo lớn thời gian tối đã là 20 – 25 phút. - Khoảng cách giữa mắt và màn ảnh tối thiều là 1,5m, tối đa là 2,4m - Ngoài ra, cần có nguồn sáng nhỏ trong phong sau lưng trẻ để tránh những dao động quá lớn về cường độ ánh sáng. 2.3. Vệ sinh cơ quan hô hấp và họng a. Ý nghĩa: Trẻ nhỏ có niêm mạc mũi, miệng mềm, mỏng, dễ bị viên nhiễm. Vì vậy, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trên ( sổ mũi, ngạt mũi, viên mũi, họng) và đường hô hâp dưới ( viêm thanh, khí, phế quản và phổi)
  37. Để đề phòng các bệnh về đường hô hấp và học thì việc hình thành thói quen tập thở đúng cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thở đúng là thở băng mũi. Khi thở bằng mũi, không khí trước khi vào khí quản, phế quản, phổi phải đi qua đoạn đường hẹp, ẩm của mũi, nói đó có độ khả năng lọc sạch một phần bụi và vi sinh vật, các chất có hại đối với cơ thể, làm ước hoặc làm ấm không khí lên đến mức độ cần thiết. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc thở được thực hiện một cách tự nhiên ( đảm bảo tần số thở, nhịp thở, lượng khí thở ra và phổi ) Tất cả các ưu điểm này của việc thở bằng mũi không thể có được trong trường hợp nếu thở bằng miệng ( Thở bằng miệng làm cản trở nhịp thở, thở không sâu và sự lưu thông không khí qua phổi trên 1 đơn vị thời gian bị giảm đi, làm trẻ dễ mắc các bệnh ở họng) Những tác động trên có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan hô hấp và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nói chung: trẻ trở nên ốm yếu, xanh xao, quấy khóc, khó chịu, dễ mệt mỏi, khó ngủ, hay đau đầu làm cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ bị giảm sút. Những trẻ như vậy cần thường xuyên phải cấp cứu. Nếu thanh quản bị tổn thương, trẻ sẽ bị viêm niêm mạc mũi và nhanh chóng lan nhanh khắp bề mặt niêm mạc thanh quản. Viên thanh quản có 2 dạng cấp tính và mãm tính. Trẻ nhỏ dễ bị viên thanh quản cấp tính với các biểu hiện ho, ngứa họng, có cảm giác đau khi nuốt, khi nói chuyện, thậm chí mất cả tiếng. Nếu không kịp thời chũa trị bệnh có thể tiến triển thành viên thanh quản mãm tính. b. Các biện pháp vệ sinh cơ quan hô hấp và họng Để bảo vệ cơ quan hô hấp và họng cho trẻ không bị bệnh, trước hết cần tạo điều kiện cho trẻ luôn được sống trong điều kiện không khí trong lành. Các phòng – nơi diễn ra các hoạt động của trẻ, cần luôn làm vệ sinh nền nhà, tiến hành thông thoáng khí, làm ẩm phòng khi thời tiết khô hanh, nhiệt độ không khí trong phòng tối thiểu từ 18 – 200C, độ ẩm tương đối từ 40 – 60% Một điều có ý nghĩa quan trọng đối với mũi họng của trẻ là phải hạn chế các trường hợp giao động về nhiệt độ và áp suất không khi quá lớn như: Không được chuyển trẻ đột ngột từ môi trường không khí quá nóng ( ở ngoài nắng, nới
  38. có nhiệt độ cao ) sang môi trường không khí quá lạnh ( tắm nước lạnh, vào phòng lạnh ) không cho trẻ uống nước lạnh quá hoặc ăn kem khi cơ thể đang nóng, hay ở môi trường nóng Những tác động quá mạnh ở họng cũng có thể dẫn đến tổn thương thanh quản. Do vậy, cần lưu ý không cho trẻ thường xuyên nói chuyện quá to, hát hò quá lâu, kêu khóc to và dai dẳng Điều này đặc biệt cần lưu ý trong những ngày thời tiết khô hanh hoặc ẩm thấp, trong môi trường có bụi Việc luyện tập cho trẻ đọc thơ, chuyện, học hát, xướng âm cần chấp hành chế độ làm việc của họng một cách nghiêm ngặt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và củng cố thanh quản, các cơ ở họng và phổi. Để giúp cho các dây chằng ở họng không bị làm việc quá sức, nên cho trẻ đọc thơ, truyện với giọng bình thường, ở trạng thái bình tĩnh, không nên để họng của trẻ làm việc liên tục quá 4 – 5 phút. Việc lựa chọn các bài hát cho trẻ cũng nên lưu ý đến đặc điểm lứa tuổi của trẻ, phải theo dõi không cho trẻ cúi đầu quá thấp lúc hát, vì ở tư thế này, họng của trẻ bị ép lại, sự lưu thông không khí bị hạn chế, gây ra sự quá căng thẳng của họng. Trẻ nên ngồi khi hát sẽ tốt hơn vì ở tư thế này. lồng ngực và cơ hoành dễ dao động hơn làm cho không khí ra vào phổi không bị hạn chế. Việc dạy trẻ tập thở đúng trong mọi hoạt động và ở mọi tư thế có ý nghĩa quan trọng trong phòng các bệnh mũi, họng cho trẻ. Sự phát triển và tăng trưởng nhanh của trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi làm tăng nhu cầu về không khí trong lành ở cơ thể trẻ. Đặc biệt, khi trẻ hoạt động thì nhu cầu oxy trong cơ thể càng tăng. Vì vậy, trẻ có xu thể thở bằng miệng khi cảm thấy việc thở bình thường ( thở băng mũi) không đáp ứng đủ nhu cầu ôxy cho cơ thể và điều này có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trẻ. Do vậy, một mặt cần dạy trẻ các cách thở ( lúc bình thường nên thở nhẹ nhàng, thở sâu khi nhu cầu ôxy trong cơ thể tăng), mặt khác cần theo dõi không để trẻ thở bằng miệng hoặc có xu thế nhịp thở khi tham gia vào các hoạt động khác nhau. Hình thành thói quen giữ vệ sinh mũi, họng hằng ngày cho trẻ là biện pháp giúp trẻ chủ động phòng chống các bệnh ở đường hô hấp. Do vậy cần giáo dục trẻ có thái độ tích cực trong việc tự bảo vệ mũi, họng và bước đầu hình
  39. thành một số kĩ năng vệ sinh đơn giản như : lau rửa mũi, miệng, súc miệng, không chọc ngoáy mũi bằng ngón tay, biết cách sử dụng khăn mùi xoa, không co các vật nhỏ vào mũi, họng 2.4. Vệ sinh cơ quan tiêu hoá và bài tiết a. Vệ sinh cơ quan tiêu hoá * Ý nghĩa: Sự phát triển trẻ có liên quan đến cơ quan tiêu hoá. Khi cơ quan tiêu hoá bị tổn thương, không những có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiêu hoá thức ăn, đến quá trình trao đổi chất, mà còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lí của nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Do vậy để bảo vệ hệ tiêu hoá cho trẻ cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ hằng ngày, tổ chức chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ và hình thành thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định trong ngày cho trẻ. * Biện pháp vệ sinh cơ quan tiêu hoá: chăm sóc răng miệng cho trẻ hằng ngày. Răng giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn. Khi răng sâu, hỏng, không những có ảnh hưởng đến sự tiêu hoá thức ăn ( thức ăn không được nhai kĩ, không được tiêu hoá hết, dạ dày phải làm việc nhiều hơn ) mà còn gây nên những bệnh về tiêu hoá cho trẻ. Do vậy, chẳng bao giờ là quá sớm đối với việc bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ. Khi trẻ mới mọc 1 – 2 răng, mỗi buổi tối nên dùng khăn ướt để chùi răng và lợi cho trẻ. Khi trẻ 12 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để trẻ làm quen với bàn chải đánh răng dành cho trẻ em. Việc chăm sóc những cái răng sữa đầu tiên đảm bảo cho răng vĩnh cửu sẽ mọc đúng vị trí của nó khi thay răng, đồng thời cũng tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng sau này. Ở bất kì lứa tuổi nào, việc chải răng càng giống như một trò chơi thì trẻ càng muốn hợp tác. Trò chơi nha sĩ – cùng đánh răng với trẻ có tác dụng rất tốt. Cách làm sạch răng cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, dùng một chiếc khăn tay sạch nhúng nước và quấn quanh một ngón tay, sau đó phết một ít kem đánh răng có fluor băng hạt đỗ lên đầu ngón tay. Nếu bé không chịu dùng thuốc hoặc đòi ăn kem đánh răng thì có thể không cần dùng thuốc. Bế trẻ ngồi trên lòng và chà ngón tay đã quấn vài lên răng và lợi của trẻ. Cứ để cho trẻ nhỏ đánh răng ở
  40. lavabô nếu trẻ muốn bắt chước người lớn. Đối với trẻ lpns hơn ( 18 tháng), có thể bắt đầu đánh răng cho trẻ bằng bàn chải ướt và mộ lượng kem bằng hạt đỗ và đánh răng cho trẻ đến chừng nào trẻ còn để yên cho làm. Đến 3 tuổi, trẻ có thể tập đánh răng một mình, nhưng người lớn luôn cần theo dõi, kiểm tra để dạy trẻ đánh răng cho đúng cách. Khi dạy trẻ đánh răng, nên đứng sau lưng trẻ, trước gương và giữ lấy tay bé, rồi chỉ cho trẻ những động tác chải răng đúng cách. Để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan tiêu hoá và trạng thái sức khoẻ tốt cho trẻ, cần tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định. Việc làm này sẽ hình thành được phản xạ có điều kiện theo thời gian và làm cho việc bài tiết của trẻ dễ dàng hơn. Những trẻ lần đầu mới đến trường thường hay e ngại không xin phép giáo viên và cố gắng kìm chế quá trình này. Sự lặp lại việc kìm nén quá trình đại tiện sẽ làm giảm sự nhảy cảm trực tiếp của đường ruột, gây ra bệnh táo bón mãn tính, có ảnh hưởng xấu đến trạng thái sức khoẻ của trẻ. Giáo viên cũng cần thường xuyên thông báo cho gia đinh biết trẻ thờng đi đại tiện vào thời gian nào trong ngày và trong những khoảng thời gian nhất định cần nhắc nhở trẻ vào phòng vệ sinh. b. Vệ sinh cơ quan bài tiết. Hoạt động của cơ quan bài tiết có ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ được thể hiện rõ rệt ở tính chất và số lần bài tiết của trẻ trong ngày. Số lần và tính chất bài tiết của trẻ bình thường theo độ tuổi sau: - Trẻ sơ sinh: tiểu tiện 15 – 30 lần/ngày - Trẻ bú mẹ: tiểu tiện 10 – 15 lần/ngày - Trẻ từ 1 – 3 tuổi: tiểu tiện 6 – 8 lần/ngày - Trẻ từ 3 – 6 tuổi: tiểu tiện 3 – 6 lần/ngày Để hoạt động bài tiết của trẻ diễn ra bình thường cần hình thành phản xạ đi tiểu có chủ định theo thời gian. Có thể luyện tập cho trẻ ngay từ tháng đầu sau khi sinh bằng cách : giữ cho trẻ luôn có được cảm giác khô ráo ( thay tã hoặc quần cho trẻ khi bị ướt), cho trẻ đi tiểu sau khi ăn, uống, sau giấc ngủ, sau những khoảng thời gian nhất định.
  41. 3. TỔ CHỨC VỆ SINH QUẦN ÁO CHO TRẺ EM 3.1. Khái niệm “ vệ sinh quần áo” Quần áo có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Ngoài chức năng thẩm mỹ, quần áo có tác dụng giữ gìn và bảo vệ cơ thể tránh những tác động bên ngoài do nắng, mưa, gió, những thương tích do nhiệt độ, chất hoá học gây ra. Tác dụng điều hoà nhiệt độ cơ thể của quần áo được thể hiện ở chỗ tạo ra một lớp không khí giữa vải và cơ thể, giữa các lớp vải có khả năng giữ nhiệt và thoát nhiệt khi nhiệt độ của môi trường thay đổi. Do vậy, nó có khả năng bảo vệ cơ thể đỡ mất nhiệt khi trời lạnh và giúp cơ thể dễ toả nhiệt khi trời nóng. Khả năng điều hoà nhiệt của quần áo phụ thuộc vào nhiều đặc tính như chất lượng vải, cách may, cách mặc, mức độ vệ sinh Từ những phân tích trên đây cho thấy: vệ sinh quần áo là đảm bảo các yêu cầu về lựa chọn vải, may, mặc quần áo cho phù hợp với lứa tuổi, thời tiết và luôn giữ quần áo sạch sẽ. 3.2. Những yêu cầu cân đối với việc vệ sinh quần áo cho trẻ em Để thực hiện vai trò bảo vệ cơ thể, quàn áo cho trẻ nhỏ phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh sau đây. a. Yêu cầu lựa chọn vải Vải dùng để may quần áo cho trẻ phải phù hợp với thời tiết và dễ làm vệ sinh. Quần áo mùa đông may từ các loại vải có khả năng giữ nhiệt như: bông, sợi, da Vải may quần áo mùa hè phải có khả năng hút ẩm và thoát nhiệt làm từ các chất liệu tự nhiên. b. Yêu cầu may quần áo Quần áo cho trẻ phải may vừa, đơn giản nhưng đẹp. Quần áo rộng hay chật quá đều bất lợi cho sức khoẻ và vận động của trẻ : nếu chật quá làm cản trợ vận động, nhịp thở, sự lưu thông máu, có thể gây thương tích cho trẻ, nếu rộng quá sẽ làm cản trở vận động. Quần áo cho trẻ nên may đơn giản để trẻ có thể tự sử dụng ( dễ mặc. dễ cởi), hạn chế đến mức tối đa các đường may, các đường viền mềm, nhỏ, chun mềm, dễ co giãn, cúc vừa phải ( to quá sẽ cộm, nhỏ quá sẽ
  42. khó cài). Quần áo cho trẻ nên may đẹp, tao ra sự yêu thích cho trẻ, giúp trẻ có ý thức giữ gìn quần áo sạch sẽ. c. Yêu cầu giữ quần áo sạch sẽ Quần áo sạch sẽ có ảnh hưởng đến sức khoẻ và phòng được một số bệnh do quần áo bẩn gây ra ( các bệnh về da, khớp ) Khi quần áo bẩn, trọng lượng tăng lên, khả năng giữ nhiệt và hút ẩm giảm đi, mồ hôi tích luỹ trong vải lâu ngày sẽ tạo nên môi trường thật lợi cho vi sinh vật hoạt động và gây bệnh Cần phải dạy trẻ có ý thức giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp ngay từ nhỏ. Trẻ đến trường phải có túi đựng quần áo, đặt ở nơi quy định riêng. Quần áo bẩn cần được thay, giặt ngay, phơi khô và cất vào nơi quy định. Cần dạy trẻ có thói quen mặc quần áo phù hợp với thời tiếp. 3.3. Tổ chức vệ sinh quần áo cho trẻ các lứa tuổi a. Tổ chức vệ sinh quần áo cho trẻ dưới 1 tuổi Trong thời kì bú mẹ, do số lần đại, tiểu tiện trong ngày của trẻ nhiều, nên trước khi sinh cần chuẩn bị đủ quần áo cho trẻ và phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh. Các loại áo, Cần chuẩn bị khoảng 4 –b 5 chiếc áo mắc lót bên trong cho trẻ, được làm từ các loại bông vải sợi thường, chất liệu tự nhiên, sáng màu, may đơn giản, hạn chế đường viền, cúc cài, chun Ngoài ra, cần chuẩn bị một số áo mặc bên ngoài, có khả năng giữ ấm khác nhau, từ các chất liệu bông, sợi, len Các loại tã. Có thể sử dụng các loại tã khác nhau cho trẻ, được làm từ các loại vải sáng màu, chất liệu tự nhiên, có kích thước khác nhau tuỳ vào khổ vải hoặc nhu cầu sử dụng. Các loại tã thường dùng là : tã vuông khổ to ( 100cm x 100cm); tá chéo khổ to ( từ tã vuông khổ to chia đôi theo đường chéo), tã chéo khổ nhỏ ( từ tã vuông khổ nhỏ ( 60 cm x 60cm) chia đôi theo đường chéo được sử dụng với băng cài an toàn. Số lượng tã các loại cần cho trẻ từ 20 – 25 chiếc Băng vệ sinh, sử dụng băng vệ sinh với các chất liệu khác nhau tuỳ vào nhu cầu và điều kiện kinh tế. Có thể sử dụng băng vệ sinh dùng một lần hoặc
  43. dùng nhiều lần được làm từ các loại vải tự nhiên mềm mỏng, các loại vải màn xô sáng màu. Số lượng băng vệ sinh tương đương với số tã. Quần cho trẻ nhỏ. Có thể sử dụng quần cho trẻ sau khi sinh một tuần hoặc một tháng để thay thế tã tuỳ vào thời tiết và nhu cầu vận động của trẻ. Do vậy, số lượng quần dùng cho trẻ phụ thuộc vào số tã. Có thể chuẩn bị từ 5 chiếc đến 10 chiếc. Quần được làm từ các loại vải bông sợi mỏng, thun co giãn, sáng màu. Chuẩn bị các loại chăn cho trẻ từ các chất liệu khác nhau như: bông, sợi, len Chăn cho trẻ phải có lớp vỏ bọc bên ngoài băng vải thường, màu sáng, nhẹ, có kích thước trung bình 100cm x 120cm. Tấm lót nilon dùng để chống thấm nước ra ngoài lớp quần áo bên ngoài, chăn, chiếu được đặc dưới mông của trẻ sau lớp tá lót và băng vệ sinh. Tấm lót cần phải mềm, không quá lạnh, kích thước vừa phải ( 30cm x 40cm) Tất, mũ, yếm. Các loại tất chân, tay cho trẻ được làm từ chất liệu tự nhiên, sáng màu, có khả năng giữ ấm, hút ẩm, thoáng. Mỗi loại cần từ 3 – 4 đôi. Trẻ nhỏ cần 4 – 5 chiếc mũ có độ ấm khác nhau để sử dụng làm mũ lót bên ngoài, mũ đội khi ra ngoài trời. Trẻ nhỏ còn cần 2 – 3 chiếc yếm dùng để khi ăn uống, khi trẻ bị các bệnh viên mũi miệng, hoặc chỉ đơn thuần dùng để giữ ấm ngực cho trẻ. Yếm của trẻ được làm từ 2 lớp: lớp bên trong có khả năng giữ ấm, hút ẩm, lớp bên ngoài không thấm nước. b. Tổ chức vệ sinh quần áo cho trẻ trên 1 tuổi * Quần áo mùa hè của trẻ em: các loại quần áo mặc trong phòng về mùa hè và mặc lót bên ngoài về mùa đông được may từ các chất liệu tự nhiên, vải thường, sáng màu, may đơn giản. không cầu kì làm cản trở vận động và lau khô. Trẻ em trai có thể dùng các loại áo ngắn tay, áo phông, áo may ô, quần sóc, quần dài có túi. Trẻ em gái có thể may thêm váy bằng các loại vải thường, sáng màu, may đơn giản, vừa phải, không bó sát người. * Quần áo mùa đông của trẻ em: quân áo mùa đông cho trẻ phải có khả năng giữ nhiệt tốt, nhẹ, được may kín đáo, không để cho không khí lạnh lùa vào cổ, cổ tay, gấu áo Do vậy, quần áo mùa đông phải có ít nhấ 2 lớp vải; lớp trong có khả năng giữ nhiệt, hút ẩm, lớp ngoài có khả năng chống gió lùa. Nếu
  44. lớp ngoài không có khả năng này ( do yêu cầu thẩm mỹ) thì nên làm thêm lớp giữa để chống gió lùa. Có thể làm từ các loại chất liệu tự nhiên và tổng hợp. * Mũ của trẻ em: Cần chuẩn bị các loại mũ từ các chất liệu và được thiết kế khác nhau căn cứ vào thời tiết. Mũ cho trẻ em phải nhẹ, vừa với kích thước đầu và phù hợp với thời tiết. Mùa hè, dùng các loại mũ vải, sáng màu, rộng vành hoặc mũ nan; mùa xuân, thu dùng mũ vải thường, mũ lưới trai; mùa đông, dùng các loại mũ len, sợi, bông, lông không nên lạm dụng dìng mũ cho trẻ: khi thời tiết ấm, nóng không cho trẻ đội mũ trong phòng vì làm như vậy, mồ hôi không thoát ra được, gây viên da, tăng nhiệt độ * Giày dép của trẻ em: giày dép có tác dụng giữ bàn chân trẻ không bị bẩn, nhiễm lạnh, tránh nhiều bệnh tật. Yêu cầu đối với giày của trẻ là : kích thược phù hợp với bàn chân của trẻ ( giày chật quá làm xây xát, viêm nhiễm, máu khó lưu thông, chân dễ bị lạnh; giày rộng quá cản trở vận động); giày phải nhẹ, mũi rộng, đế mềm, gót thấm ( không cao quá 2cm) có hoặc không có quai sau, làm từ các chất liệu khác nhau như nhựa, vải, da * Tất của trẻ em: Tất dùng cho trẻ phải có khả năng giữ ẩm và hút ẩm, tất vừa, có chun giãn vừa phải. Hằng ngày phải thay tất thường xuyên vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tất cần giặt hàng ngày. 4. GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH CHO TRẺ MẦM NON 4.1. Khái niệm “ thói quen vệ sinh” Thói quen vệ sinh được hình thành từ kĩ xảo. Vì vậy, để xác định khái niệm “ thói quen vệ sinh” và đặc biệt là hiểu được quá trình hình thành thói quen này ở trẻ, cần phải bắt đầu từ việc phân tích khái niệm kĩ xảo. a. Kĩ xảo vệ sinh Trên cơ sở nghiên cứu về vận động của chủ định của I.M.Sêchênốp và I.P.Pavlốp, kĩ xảo được coi là kết quả tự động hoá của các hành động trong quan hệ với một hoạt động nào đó. Như vậy kĩ xảo là những hành động tự động hoá, nhưng trong quá trình hình thành nhất thiết phải có sự tham gia của ý thức, kĩ xảo dần dần được củng cố và hoàn thiện. Tuy vậy, trong sự tự động hoá của
  45. kĩ xảo, chỉ có những vận động thứ yếu không cần đến sự tham gia của ý thức, còn những vận động chủ yếu luôn nằm dưới sự điều khiển của ý thức. Quá trình hình thành kĩ xảo Kĩ xảo được hình thành qua 3 giai đoạn - Giai đoạn I: Hiểu biết cách làm. Trẻ cần hiểu mỗi hành động gồm những thao tác nào? Các thao tác đó diễn ra theo trình tự như thế nào? Và cách tiến hành mỗi thao tác cụ thể. - Giai đoạn II: hình thành kĩ năng: Trẻ cần biết vận dụng các tri thức đã biết để tiến hành một hành động cụ thể nào đó. Việc tiến hành các hành động ở giai đoạn này đồi hỏi sự tập trung chú ý, có nỗ lực về ý chí và biết vượt qua khó khăn. - Giai đoạn III: Hình thành kĩ xảo: Trẻ cần biết biến các hành động có ý chí thành các hành động tự động hoá bằng cách luyện tập nhiều lần để giảm tới mức tối thiểu sự tham gia của ý thức vào hành động. Như vậy, có thể thấy kĩ xảo vệ sinh là những kĩ xảo hướng tới việc bảo vệ và củng cố sức khoẻ. Về bản chất, kĩ xảo vệ sinh thuộc nhóm kĩ xảo vận động. b. Thói quen vệ sinh Thói quen thường để chỉ những hành vi của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất định. Thói quen có nội dung tâm lí ổn định và thường gắn với nhu cầu cá nhân. Khi đã trở thành thói quen, mọi hoạt động tâm lí trở nên cố định, cần bằng và khó loại bỏ. Mọi phẩm chất nhân cách được hình thành, phát triển trong những điều kiện ổn định, trên nền tảng thói quen. Do vậy, cần phải tạo ra các tình huống ổn định để hình thành những phẩm chất nhân cách tốt. Đồng thời, cũng cần phải thay đổi điều kiện sống để củng cố thói quen trong điều kiện mới. Đậy là điều kiện để tạo ra những mẫu người linh hoạt, dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Trong cuộc sống, có những hành động vừa là kĩ xảo, vừa là thói quen, nhưng không phải lúc nào cũng trùng hợp như vậy. Trong giáo dục trẻ, cần làm
  46. cho các hành động trong học tập, vui chơi, vệ sinh cá nhân vừa là kĩ xảo, vừa trở thành thói quen. Do vậy, để các kĩ xảo vệ sinh trở thành thói quen vệ sinh cho trẻ càn đảm bảo các điều kiện như sau: trẻ phải được thực hiện các hành động vệ sinh trong cuộc sống hằng ngày; trong quá trình thực hiện, phải kiểm tra việc thực hiện của trẻ và dạy trẻ tự kiểm tra hanh động của chúng; sự gương mẫu của người lớn có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả của việc hình thành thói quen cho trẻ, các biên pháp khen thưởng, trách phạt được sử dụng trong quá trình giáo dục phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và tình cảm của trẻ nhỏ, phải tạo ra nhiều tình huống để củng cố thói quen trong điều kiện mới. 4.2. Nôi dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non Trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, trẻ cần đến nhiều loại thói quen khác nhau. Đối với trẻ mầm non, cần giáo dục các loại thói quen sau đây: a. Thói quen vệ sinh thân thể. Việc giữ vệ sinh thân thể không những nhằm chấp hành những yêu cầu vệ sinh, mà con nói lên mức độ quan hệ của con người đối với nhau. Bởi vì chính việc thực hiện các yêu cầu vệ sinh là thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quan. Các thói quen vệ sinh thân thể bao gồm - Thói quen rửa mặt: Trẻ hiểu được tại sao cần rửa mặt ( rửa mặt để được mọi người yêu mến, cho mặt thơm tho, xin hơn, không bị bệnh ); lúc nào cần rửa mặt ( cần rửa mặt trước và sau khi ngủ, ăn, đi ra ngoài đường, khi mặt bẩn ) Cách rửa mặt: rửa những nơi nào cần được giữ sạch nhất ( rửa từ khoé mắt ra đuôi mắt, rửa sống mũi và miệng, trán, hai má và cằm); chiều hướng rửa ( từ trong ra ngoài, từ dưới lên), chuyển vị trí của khăn trển các đầu ngón tay khi rửa từng bộ phận trên mặt, biết vò khăn, vắt khô, phơi ở vị trí nhất định và ngay ngắn. - Thói quen rửa tay: Trẻ cần biết tại sao phải rửa tay ( để mọi người yêu mến, cho tay thơm tho, sạch sẽ, không bị bệnh ); khi nào cần rửa tay ( trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi, hoạt dộng, khi tay bẩn ) Cách rửa tay:
  47. thứ tự và cách tiến hành từng thao tác ( xắn tay áo, vặn vòi nước, nhúng tay vào nước, xoa xà phòng và xoa tay vào nhau cho đến khi nổi bọt xà phòng, rửa sạch xà phòng cho đến khi hết trơn, lau khô); cất đồ dùng vệ sinh vào nơi quy định. Thói quen đánh răng: Trẻ cần biết tại sao cần đánh răng ( cho răng thơm tho, sạch sẽ, mọi người yêu mếm, cho răng khoẻ đẹp, không sâu răng ); lúc nào cần đánh răng: đánh răng sau khi ăn, sau các bữa ăn. Cách chải răng: rửa sạch bàn chải, lấy thuốc ra bàn chải, súc miệng, đặt bàn chải nghiên một góc 30 -450 so với mặt răng, chải hảm trên theo hướng từ trên xuống, hàm dưới từ dưới lên mặt nhai, đưa bàn chải đi lại vuông góc với mặt răng, súc miệng thật kĩ, rửa sạch bàn chải, vảy ráo nước và cất vào nơi quy định. - Thói quen chải tóc: trẻ cần biết tại sao phải chải tóc ( để đầu tóc gọn gàng, mọi người yêu mến, không bị đau đầu, chấy rận ) lúc nào nên chải tóc ( sau khi ngủ, trước khi ra ngoài đường, khi tóc rối bù ). Cách chải tóc: cầm lược chải cho tóc suông, rẽ ngôi và chải sang hai bên hoặc chải hất từ trước ra sau, từ trên xuống dưới. - Thói quen mặc quần áo sạch sẽ: Trẻ cần phải biết tại sao cần mặc sạch sẽ ( để mọi người yêu mến hơn, giữ quần áo cho đẹp và luôn mới, để không bị bệnh ) Trẻ cần biết lúc nào nên mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo : lúc nào thời tiết lạnh hoặc nóng hơn, khi vận động nhiều, khi ra ngoài đường hoặc vào nhà, trước và sau khi đi ngủ, trước và sau khi tắm rửa cách thay quần áo: cởi quần áo theo thứ tự cởi bỏ cúc, tháo lừng ống tay, ống chân, mặc quần áo theo thứ tự mặc từng ống tay, ống quần, cài cúc. b. Thói quen ăn uống có văn hoá vệ sinh Ăn uống không những nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lí của cơ thể, mà còn có kía cạnh đạo đức, thẩm mỹ. Hành vi trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quan và người phục vụ. Trẻ cần nắm được các quy định về ăn uống như: - Vệ sinh trước khi ăn: rửa mặt, rửa tay; ngồi đúng vị trí của mình, mời mọi người xung quanh.
  48. - Vệ sinh trong khi ăn: Biết sử dụng các dụng cụ ăn uống ( cầm thìa băng tay phải, bát bằng tay trái, cách giữ thìa, bát) biết nhai và nuốt đồ ăn ( ngậm miệng lúc nhai, ăn chậm, nhai kĩ, vừa nhai vừa nuốt ) Biết quý trọng đồ ăn, thức uống ( không làm vãi, đổ thức ăn, không để thừa, chỉ được ăn ở bát của mình và cần ăn hết đồ ăn của mình) - Vệ sinh sau khi ăn: Biết sử dụng khăn sau khi ăn, uống nước súc miệng, cảm ơn, doạ dẹp dụng cụ ăn uống và bàn ghế vào nơi quy định. c. Thói quen hoạt động có văn hoá - Thói quen hoạt động có văn hoá thể hiện hành vi của trẻ khi tham gia vào các hoạt động: học tập, vui chơi, lao động và các sinh hoạt khác. - Yêu cầu đối với trẻ em khi tham gia các hoạt động là: biết giữ gìn ngăn nắp nơi học, chơi, lao động và sinh hoạt; biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sách vở, biết đặt mục đích cho hoạt động : chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho hoạt động, chọn không gian thích hợp thể hiện một số phẩm chất của người lao động : hứng thú, độc lập, tích cực, kiên trìn đạt mục đích, quý trọng thời gian d. Thói quen giao tiếp có văn hoá Thói quen giao tiếp có văn hoá thể hiện ở chỗ trẻ phải nắm được một số quy định về giao tiếp với người lớn và bạn trên cơ sở tôn trọng và có thiện chí; biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hành vi của trẻ phải được điều khiển bằng sự tôn trọng mọi người xung quanh. - Các thói quen giao tiếp có văn hoá của trẻ bao gồm: biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay; biết thể hiện sự đề nghị khi có nhu cầu; biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác; biết thể hiện sự biết lỗi khi có lỗi và cư xử đúng mực khi người khác có lỗi với mình; biết thực hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại; biết thể hiện lòng tin đối với mọi người. Tóm lại, các thói quen văn hoá vệ sinh trên đây đã có trong chương trình giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Đối với trẻ các lứa tuổi, cần giáo dục trẻ cả 4 loại thói quen trên. Sự khác nhau về lứa tuổi chủ yếu là ở mức độ yêu cầu tính độc lập khi thực hiện các thói quen đó.
  49. 4.3. Phương pháp và hình thức giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non Việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục và dạy học ở trường mầm non. Bằng hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng như vui chơi, lao động, sinh hoạt hằng ngày, ăn, ngủ trẻ được rèn luyện kĩ xảo, thói quen và phát triển những xúc cảm tốt đối với quá trình thực hiện. Bằng hoạt động dạy học, thông qua các tiết học làm quen với môi trường xung quanh, văn học trẻ sẽ lĩnh hội được các biểu tượng đúng về các quá trình vệ sinh, hiểu được ý nghĩa của nó Hai con đường trên thống nhất với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau và có những ưu thế riêng đối với việc giáo dục thoi quen vệ sinh cho trẻ. Vì vậy, cần phối hợp cả hai con đường trên trong quá trình giáo dục vệ sinh cho trẻ. Các hình thước và phương pháp giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh cho trẻ mầm non bao gồm: a. Giáo dục thói quen vệ sinh thông qua hoạt động học tập. Việc giáo dục thói quen vệ sinh không nên tiến hành trên một tiết học riêng biệt, mà cần phải tiến hành dưới phương thức lồng ghép tích hợp vào các tiết học khác ở các mức độ khác nhau ( liên hệ, lồng ghép, tích hợp). Thực ra, việc liên hệ, lồng ghép, tích hợp không có sự khác nhau về bản chất, mà chỉ là sự khác nhau về mức độ đưa các nội dung giáo dục vệ sinh vào tiết học. Nôi dung giáo dục: Cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây khi lồng ghép tích hợp giáo dục vệ sinh vào hoạt động học tập - Đảm bảo tính tự nhiên, hợp lí, khách quan của tri thức môn học. Nôi dung giáo dục phải là một bô phận không tách rời của hoạt động. Đó là nhữnh tri thức khách quan, xuất phát tự nhiên từ nội dung hoạt động, có tác dụng làm tăng ý nghĩa thực tiễn của hoạt động gắn với cuộc sống. - Đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung hoạt động. Các tri thức được lồng ghép, không được làm biến dạng, rối loạn nội dung hoạt động. Nội dung các thói quen vệ sinh được lồng ghép phụ thuộc vào nội dung cụ thể của hoạt động. Cần tránh hiện tượng khai thác hoạ động một cách máy móc, quá sơ
  50. sài, mang tính hình thức hoặc hiện tượng quá tải, làm rối loạn nội dung chính của hoạt động. - Đảm bảo tính vừa sức cho trẻ. Tránh cả hai thái cực đưa nội dung giáo dục vệ sinh vào hoạt động quá đơn giản, nhạt nhẽo, làm trẻ chán hoặc cao quá tầm nhận thức của trẻ. Bên cạnh đó, nội dung đưa ra phải chấp hấp dẫn, thiết thực, gần gũi đối với trẻ. Phương pháp giáo dục: Có thể sử dụng các phương pháp như : kể chuyện, trình bày trực quan, giảng giải, nêu gương, tổ chức trò chơi, xử lí các tình huống, khen thưởng, giao nhiệm vụ các bước tiến hành: Bước 1: Nghiên cứu nội dung hoạt động, phương pháp tổ chức, phương tiện hoạt động học tập Bước 2: Xác định nội dung giáo dục vệ sinh cần lồng ghép vào hoạt động học tập: các nôi dung cụ thể nào; thực trạng về mức độ hình thành thói quen đó ở trẻ, đề ra mục đích, yêu cầu cần đạt được Bước 3: Khai thác cấu trúc của hoạt động học tập để xác định thời điểm lồng ghép có hiệu quả. + Mở đầu: Có thể tạo ra các tình huống thực để trẻ có cơ hội thể hiện kĩ năng, thói quen đã được hình thành ở chúng ( cho trẻ được quan sát, tham quan, có khách đến thăm, lớp nhận được quà ) + Trọng tâm: Phần cung cấp tri thức mới thường khó lồng ghép nội dung giáo dục thói quen vệ sinh vào hoạt động nếu các tri thức này không xuất phát một cách tự nhiên từ nội dung hoạt động. Phần củng cố tri thức: được tiến hành lồng ghép dưới dạng cho trẻ liên hệ thực tế, gợi lại những điều trẻ đã biết, đưa ra tình huống cho trẻ giải quyết. + Kết thúc: Tạo tình huống cho trẻ có cơ hội luyện tập dưới hình thức trò chơi hoặc bài tập tình huống, cho trẻ liên hệ với bản thân hoặc giao nhiệm vụ cho trẻ. b. Giáo dục thói quen vệ sinh thông qua hoạt động vui chơi. Vui chơi là hoạ động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, có vai trò quan tọng đối với việc hình thành nhân cách trẻ nói chung, giáo dục thói quen vệ sinh nói
  51. riêng. Bởi vì, chơi là quá trình trẻ học làm người, trải nghiệm những cảm xúc, tình cảm, hành vi của con người qua các vai khác nhau. Do vậy những yêu tố đạo đức xuất hiện ngay trong bản thân trẻ một cách tích cực chữ không phải dưới lời nói trừu tượng có tác dụng hình thành động cơ đúng. Trò chơi nào cũng bao gồm hai mặt : kĩ thuật ( bao gồm các thao tác – logíc của hành vi sai) và động cơ chơi ( tức là ý). Như vậy, mong muốnđược đóng các vai khác nhau sẽ thôi thúc trẻ cố gắng thực hiện tốt vai trò đó, nghĩa là thực hiện cái ý mà nghĩa của trò chơi. Việc thoả mãn nhu cầu chơi đã kích thích trẻ tích cực thực hiện tốt vai. Tham gia vào trò chơi là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức một cách tự nhiên, không bị ép buộc. Do vậy, khi chơi trẻ có thể lĩnh hội tri thức, kĩ năng và tạo được những cảm xúc, tình cảm nhất định. Nội dung giáo dục: Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh phụ thuộc vào chủ đề chơi. Dựa vào chủ đề chơi và mức độ hình thành thói quen của trẻ để xác định nội dung giáo dục thói quen vệ sinh trong trò chơi của trẻ. Phương pháp giáo dục: Được thực hiện lồng ghép theo các bước tổ chức trò chơi sau đây: - Chuẩn bị cho trẻ chơi: Cho trẻ làm quen với đời sống xung quanh ( thông qua đi dạo, tham quan, trò chuyện, trao đổi với trẻ, đọc truyện). Trong quá trình đó, cần hướng trẻ chú ý tới hành động của con người, mỗi quan hệ của họ, kết hợp giải thích động cơ hành động. Tạo môi trường hoạt động, giúp trẻ dễ dàng sử dụng các vật liệu có sẵn và hoàn cảnh xung quanh để chơi. Căn cứ vào mức độ phát triển của trò chơi có thể tạo ra các môi trường hoàn chỉnh, không hoàn chỉnh khác nhau. - Tổ chức trẻ chơi; + Bước 1: Cho trẻ được đàm thoại trước khi chơi. Đàm thoại giúp trẻ có cơ hội độc lập chuyển tri thức và kĩ năng đã biết để tự đặt mục đích chơi, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và chuẩn bị những điều kiện cần thiết. + Bước 2: Tổ chức điều khiển quá trình chơi của trẻ. Trong bước này giáo viên cần chú ý đến các vẫn đề như cần phải tham gia trực tiếp vào trò chơi, qua đó thiết lập sự tiếp xúc tình cảm một cách tự nhiên : phát triển mỗi quan hệ của
  52. trẻ trong trò chơi bằng cách mở rộng nội dung chơi ( tạo tình huống theo diễn biến của quá trình chơi), mở rộng vai chơi; đánh giá vai trong những tình huống cụ thể, giúp trẻ kịp thời điều chỉnh hành động đúng hướng. + Bước 3: Sau khi chơi, giáo viên đánh giá hành động của trẻ với tư cách là người điều khiển trò chơi, giao nhiệm vụ cho trẻ luyện tập trong sinh hoạt hằng ngày. c. Giáo dục thói quen vệ sinh thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày. Tổ chức chế độ sinh hoạt chình là tổ chức cuộc sống của trẻ và bằng chính cuộc sống đó mà giáo dục trẻ em. Do vậy, cần tổ chức cuộc sống của trẻ như một chỉnh thể, nhằm phát triển trẻ theo phương hướng và mục tiêu mà xã hội đòi hỏi. Hơn nữa, cuộc sống trẻ luôn vận động và phát triển, nên những gì giáo dục trẻ phải mới mẻ, thân thiết với cuộc sống hiện tại và cần thiết cho tương lau của chung. Nội dung giáo dục: Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh trong cuộc sống hằng ngày phụ thuộc vào nội dung hoạt động và sinh hoạt cảu trẻ. Muốn xác định nội dung giáo dục cụ thể cần pgân tích cuộc sống trẻ thành hệ thống các hoạt động, các mỗi quan hệ. Từ đó, phân tích thành việc làm, các cách cư xử, rồi từ đó hình thành các thao tác, cử chỉ Phương pháp giáo dục: Quá trình hình thành thói quen vệ sinh là quá trình chuyển các hoạt động bên ngoài thành hành động trong óc, nhất thiết phải được thực hiện trong quá trình phát triển cá thể người, trải qua các giai đoạn. - “Mẫu” được đưa ra ngoài dưới dạng vật chất - Trẻ được quan sát “ mẫu” để nắm được cơ cấu, lôgic của nó - Hành động vật chất theo “ mẫu” - “ Mẫu” dần dần được chuyển vào trong óc và rút gọn. Nhờ đó, hành động vật chất ngày càng được hoàn thiện hơn. Việc tổ chức giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ qua chế độ sinh hoạt hằng ngày được tiến hành theo các bước. + Bước 1: Cho trẻ định hướng vào “ mẫu” cần giáo dục trẻ. Đó là mẫu hành động của người lớn, là những người trẻ yêu mến, tin tưởng, gần gũi đối với