Giáo trình Cấu tạo kiến trúc (Phần 2)

pdf 55 trang hapham 1530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cấu tạo kiến trúc (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cau_tao_kien_truc_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Cấu tạo kiến trúc (Phần 2)

  1. ĐẶC ĐIỂM NHÀ CÔNG NGHIỆP
  2. Nhà công nghiệp là loại nhà được sử dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất ra sản phẩm phục vụ con người. Nhà công nghiệp có nhiều loại, có thể một tầng, nhiều tầng hoặc hỗn hợp, một nhịp hay nhiều nhịp với kết cấu khung phẳng, tường chịu lực hay kết cấu không gian, làm bằng bêtông cốt thép, gạch đá, thép hoặc gỗ. Trong nhà có thể không sử dụng thiết bị vận chuyển nâng, có thể sử dụng cần trục treo hay cầu trục. Nhà có thể kín hoặc thông thoáng, không có cửa mái hay có cửa mái với nhiều hình dạng khác nhau, v.v. . . Nhà có thể có tầng hầm, tầng kỹ thuật hoặc không có. Do yêu cầu sản xuất, trong nhà công nghiệp còn sử dụng một số loại kết cấu đặc biệt. Ví dụ: dầm cầu chạy (hay dầm cầu trục) để đỡ đường ray cho cầu trục vận chuyển nâng đi lại; hệ thống cửa để thông gió hay chiếu sáng cho phòng sản xuất; hệ thống sườn tường để nhận tải trọng gió, hệ giằng.v.v. Quá trình công nghệ thường có đặc điểm: - Thiết bị máy móc nặng và cồng kềnh. - Cần trục có sức trục từ vài tấn đến hàng trăm tấn. - Phát sinh nhiều nhiệt (xưởng đúc gang, đúc thép). - Phát sinh nhiều chất độc có hại cho người và kết cấu. - Phát sinh nhiều bụi và phát sinh ra nhiều tiếng động. Do đó khi thiết kế một công trình, người thiết kế phải phối hợp chặt chẽ với kỹ sư công nghệ để biết những đặc điểm của dây chuyền sản xuất. Đồng thời người thiết kế cũng phải chú ý tìm hiểu các điều kiện tốt của thiên nhiên để lợi dụng một cách tối đa (thông hơi tự nhiên, hướng nhà hợp lý, chiếu sáng tự nhiên ). 9.2. CÁC THAM SỐ CƠ BẢN CỦA NHÀ CÔNG NGHIỆP Về mặt cấu tạo nhà công nghiệp thường được chia ra: nhà một tầng (mái dốc, mái răng cưa, mái bằng ), nhà nhiều tầng và nhà có số tầng hỗn hợp. 9.2.1. Tham số cơ bản trong nhà công nghiệp một tầng - Nhịp nhà hay khẩu độ (l) là khoảng cách giữa 2 trục phân dọc của nhà. - Bước cột (b) là khoảng cách giữa 2 trục phân ngang của nhà. - h1 là khoảng cách từ mặt sàn đến đỉnh ray. - h2 là khoảng cách từ đỉnh ray đến mép dưới của kết cấu mang lực mái. - h (chiều cao nhà) là khoảng cách từ mặt nền đến mép dưới của kết cấu mang lực mái. Ta có h=h1+h2
  3. - lcc (nhịp của cầu trục) là khoảng cách giữa 2 trục ray. - e là khoảng cách từ trục phân đến trục ray, phụ thuộc vào Q là sức trục của cầu trục. Q £ 30 t e = 750. Q > 30 t e = 1000-1250. Ta có đẳng thức: (l) =(l)cc + 2 e. 9.2.2. Tham số cơ bản của nhà công nghiệp nhiều tầng. Ngoài các tham số trên, nhà công nghiệp nhiều tầng còn có: - ht (chiều cao tầng) là khoảng cách từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên kề liền. - htt (chiều cao thông thuỷ) là khoảng cách từ mặt sàn đến mép dưới cùng của bộ phận sàn nhô ra. - hd là chiều cao của dầm. - hb là chiều cao của bản. Thông thường ta có đẳng thức: htt = ht – ( hd + hb) - L là chiều rộng nhà. 9.3. CÁC BỘ PHẬN CỦA NHÀ CÔNG NGHIỆP 9.3.1. Các bộ phận của nhà công nghiệp một tầng Nhà công nghiệp một tầng thường gồm có: Khung, kết cấu bao che, kết cấu ngăn cách, sàn, nền và các bộ phận phụ. 9.3.1.1. Khung là phần chịu lực của nhà gồm có các bộ phận chính và các bộ phận phụ Các bộ phận chính gồm có: móng, cột, kết cấu mang lực mái. Các bộ phận phụ gồm có: dầm móng, dầm liên kết, (dầm giằng), dầm cầu trục, kết cấu đỡ kèo (nếu có), khung chống gió (sườn tường), hệ giằng. 9.3.1.2. Kết cấu bao che Tường: Trên tường có cửa sổ, cửa đi, cổng, ô văng, tấm che. Mái: Tuỳ theo cấu tạo mái có thể có xà gồ hay không có xà gồ. Trên mái có lớp mái, có thể có cửa mái (cửa trời). 9.3.2. Các bộ phận của nhà công nghiệp nhiều tầng
  4. Ngoài các bộ phận như nhà công nghiệp 1 tầng, Nhà công nghiệp nhiều tầng còn có sàn trung gian giữa các tầng. Tuỳ theo cách cấu tạo sàn có thể gác trực tiếp lên dầm (gọi là sàn kiểu dầm), hoặc gác trực tiếp lên mũ cột (gọi là sàn không dầm).
  5. 9.4. NHỮNG DẠNG NHÀ CÔNG NGHIỆP THÔNG DỤNG 9.4.1. Nhà công nghiệp một tầng Loại nhịp bé (l £ 12 m) có chiều cao thường là 4-7m. Nhịp lớn (l=12m) thường dùng trong trong các ngành công nghiệp nặng được trang bị cầu trục. Có loại một nhịp và có loại nhiều nhịp, có loại cùng một độ cao, có loại có nhiều độ cao khác nhau. Để chiếu sáng tự nhiên cho nhà nhiều nhịp, có thể dùng các loại cửa mái. Tuỳ theo vị trí của cửa mái mà ta có cửa mái ngang hay cửa mái dọc (cửa mái ngang cấu tạo phức tạp nên hiện nay ít được dùng). Nhờ sử dụng và tổ hợp kết cấu một cách khéo léo và linh hoạt ta có thể tạo được những hình thức phong phú của nhà công nghiệp 1 tầng: loại nhà một mái dốc, loại nhà 2 mái dốc, loại nhà nhiều nhịp, loại nhà mái răng cưa, loại nhà mái vòm, mái có nhiều độ cao khác nhau, mái hình nóc, mái hình chữ M, loại mái hỗn hợp, có loại nhà có mặt bằng hình chữ nhật, chữ L,U Ngoài các loại nhà thông dụng nói trên, để đáp ứng yêu cầu cải tiến và đổi mới thường xuyên dây truyền sản xuất và thiết bị công nghệ, hiện nay trên thế giới có xu hướng dùng nhà lưới cột lớn. Trong những nhà này việc thay đổi dây truyền công nghệ và thiết bị sẽ thực hiện được dễ dàng. Ngoài ra trong cùng một nhà có thể đặt được dây chuyền sản xuất và thiết bị của các ngành công nghệ khác nhau. Những nhà này thường được gọi là nhà công nghiệp 1 tầng vạn năng (áp dụng cho các nhà hợp khối lớn). 9.4.2. Nhà công nghiệp nhiều tầng Vì cấu tạo phức tạp của sàn trung gian lưới cột của nhà công nghiệp nhiều tầng thường tương đối bé: 6. 6; 6.(7+3+7); 6.(6+6+6) Nhà công nghiệp nhiều tầng cũng có thể thiết kế theo kiểu nhà vạn năng.
  6. CHƯƠNG 10: KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG 10.1. KHÁI NIỆM Nhà công nghiệp một tầng thường có khung bêtông cốt thép, khung thép và khung hỗn hợp. Việc lựa chọn khung phải dựa vào những yếu tố sau: Tham số cơ bản của nhà gồm: l : nhịp nhà hay là khẩu độ. b: bước cột. Q: sức trục của cần trục. R: cường độ đất của khu xây dựng. Môi trường sản xuất: Tính ăn mòn của các chất hoá học đối với vật liêu xây dựng, nhiệt độ và độ ẩm trong nhà Ngoài ra việc chọn khung phải đáp ứng được yêu cầu của công nghệ, sử dụng được vật liệu trong nước và địa phương để giảm giá thành của công trình. Những sơ đồ thông dụng của khung nhà công nghiệp một tầng là: - Một mái dốc, một mái răng cưa thường được dùng với nhịp từ 6-12m. - Loại nhà nhiều nhịp cũng có cùng độ cao hay nhiều độ cao khác nhau. - Hai mái dốc với nhịp từ 12-30m có hoạc không có cửa mái. - Mái bằng. - Các hình thức mái khác: mái vỏ mỏng không gian, mái hình trụ, mái vòm, mái bát úp, các lại mái dây treo. 10.2. KHUNG BÊTÔNG CỐT THÉP Trong nhà công nghiệp một tầng, khung bê tông cốt thép tiết kiệm thép hơn so với khung thép. Khung bê tông cốt thép nhà công nghiệp một tầng có thể toàn khối hay lắp ghép. Chúng có thể là khung khớp (có dầm liên kết khớp với cột) hoặc là khung cứng (có dầm liên kết cứng với cột). 10.2.1. Khung bê tông cốt thép lắp ghép Đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hoá xây dựng, thi công xây lắp nhanh, do đó được sử dụng rất rộng rãi. Khung bê tông cốt thép lắp ghép nhà công nghiệp một tầng được cấu tạo từ khung ngang và hệ giằng. Khung ngang gồm có cột liên kết cứng với móng và liên kết khớp với kết cấu đỡ mái.
  7. Hệ khung bê tông cốt thép nhà một tầng thường bao gồm: móng, cột, kết cấu đỡ mái, tấm mái, dầm móng, dầm cầu chạy, dầm giằng, kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái và hệ giằng.
  8. 10.2.1.1. Cột Trong khung nhà công nghiệp một tầng khi l=12-18m và không có cầu trục (Q = 0), cột thường chiếm khoảng từ 4-5%, khi l=18-24m có cầu trục với sức trục bé (Q ≤ 30t), cột thường chiếm khoảng 6-7% tổng giá thành công trình. Khi thiết kế cấu tạo cột phải đảm bảo có khả năng chịu lực và độ ổn định tương ứng. Chỗ liên kết giữa cột với móng và giữa cột với kết cấu mang lực mái phải đảm bảo không bị phá huỷ hoặc bị biến dạng quá phạm vi cho phép dưới tác dụng của tải trọng sử dụng (tải trọng của cầu trục, trọng lượng của thiết bị và kết cấu bên trên). Theo sức trục của cầu trục ta có các loại cột như sau: Loại cột nhà không cầu trục: loại này không có vai và dùng cho loại nhà có bước cột b = 6-12m, với nhịp l = 12-24m. Tiết diện thông dụng 300´300, 400´400 (dùng cho nhà không cửa mái, có bước cột b = 6m, nhịp l = 12, 18, 24m, chiều cao cột thường 3,6m đến 7,2m). Tiết diện cột 500´500, 500´600 (dùng cho loại nhà với bước cột b =12m, nhịp l = 18-24m, chiều cao của cột thường là 4,2m đến 9,6m). Phần trên của cột giữa được mở rộng thành vai cột dể tăng diện tích đỡ kết cấu mang lực mái. Loại cột nhà có cầu trục: loại này thường có vai làm chỗ tựa cho dầm cầu trục. Cột loại này gồm 2 phần: Phần cột trên dầm cầu trục, còn gọi là phần trên cột, làm nơi tựa cho kết cấu mang lực mái. Phần cột dưới dầm cầu trục, còn gọi là phần dưới cột, nhận tải trọng từ dầm cầu trục (đặt trên vai cột) tải trọng của kết cấu mang lực mái, trọng lượng phần trên cột, trọng lượng các vật trục và của bản thân cầu trục.
  9. Theo vị trí của cột ta có: Cột biên là cột đặt ở dãy liền sát với tường ngoài. Nếu nhà có cầu trục thì cột biên có một vai. Cột giữa là cột đặt ở dãy giữa 2 nhịp kề liền của nhà nhiều nhịp. Nếu trong nhà có cầu trục thì cột giữa có 2 vai. Theo giải pháp cấu tạo ta có: Cột một thân có tiết diện chữ nhật hay chữ I. Loại cột này thường dùng trong nhà có nhịp l = 18-24m và bước cột b = 6-12m với sức trục Q£ 50t. Phần trên cột biên thường có tiết diện 380´400, 500´600. Phần trên cột giữa thường có tiết diện 600´400, 800´400, 800´500. Phần dưới cột thường có tiết diện 600´400, 800´400, 800´500. Chiều cao thông dụng của cột từ 9,4 đến 11,8m. Cột thường được chôn vào móng sao cho độ sâu lờn hơn cạnh lớn nhất của tiết diện (nếu là tiết diện chữ nhật). Cột hai thân. Loại cột này thường dùng trong các nhà có nhịp và tải trọng lớn. Tải trọng và nhịp càng lớn thì cột hai thân càng tiết kiệm được nhiều bê tông và thép, trong lượng bản thân của cột cũng càng được giảm nhiều so với cột một thân có tiết diện chữ nhật hay chữ I. Loại cột hai thân còn có thể chia ra: Loại cột chỉ có bậc loại này khi tính toán phải xác định chiều rộng của cột thế nào để khi đặt dầm cầu trục thì trục của dầm và trục của nhánh cột đặt dầm phải trùng nhau.
  10. Loại cột có cả bậc lẫn tai, đối với loại cột này cho phép bố trí trục của dầm cầu trục được lệch so với trục của nhánh cột mà dầm đặt nên nhằm mục đích giảm chiều rộng của cột. Loại cột này thường dùng trong nhà công nghiệp có l = 18-24m, b = 6-12m, với sức trục Q = 10-50t. Chiều cao từ mặt sàn đến đỉnh ray nếu £ 8m sẽ lấy bội số của 1m và nếu >8m sẽ lấy bội số của 2m. Chiều cao thông dụng từ mặt sàn đến mép dưới của kết cấu mang lực mái bằng h = 10-18m. Phần trên cột có tiết diện chữ nhật hay hình vuông mà cạnh thường 400 ta dùng cột biên có tiết diện chữ I. Trong khi chế tạo cột phải dự kiến các chi tiết liên kết ở vị trí cần thiết. Ví dụ: ở đầu cột phải có một bản thép và đinh neo để liên kết với kết cấu mang lực mái (dầm, dàn ). ở vai cột phải có bản thép và đinh neo để liên kết dầm cầu trục và phải có các bản thép đệm khác để liên kết các thiết bị vệ sinh và kĩ thuật sản xuất, sàn công tác, hệ thống giằng đứng, tường Ngoài những chi tiết liên kết trên cột ở dãy biên phải có bản thép để liên kết các tấm tường vào cột hoặc neo thép để liên kết tường gạch và tường khối vào cột. Các loại cột thông dụng được chế tạo ở công xưởng, dựa vào yêu cầu sản xuất, tải trọng gió để chọn cột cho phù hợp. 10.2.1.2. Móng Móng của nhà công nghiệp một tầng thường chiếm khoảng 25-30% khối lượng bêtông và khoảng 12- 20% tổng giá thành xây dựng công trình. Móng nằm trực tiếp trên nền đất làm chỗ dựa cho cột, nhận tải trọng từ cột, trọng lượng của tường, dầm móng, dầm giằng để truyền vào đất. Theo biện pháp thi công ta phân ra loại móng đổ tại chỗ và móng lắp ghép. Theo tính chất làm việc ta có móng cứng móng mềm. Theo cấu tạo ta có móng băng, móng bè, móng đơn. Theo hình dáng ta có móng đế thấp và móng đế cao. Theo giải pháp kết cấu ta có móng móng đơn một khối, móng đơn nhiều khối và móng dầm. Móng thường được đặt trên lớp đệm dày 100. Có thể dùng lớp đệm bằng đá dăm hoặc bê tông gạch vỡ. Các kích thước của móng như bề rộng, bề ngang của đế móng, chiều cao của bậc, số bậc, kích thước hố cột phụ thuộc vào tải trọng tác dụng lên móng, cường độ của nền đất, kích thước của tiết diện cột và độ sâu đặt móng.
  11. 10.2.1.3. Kết cấu mang lực mái Kết cấu mang lực mái trong nhà công nghiệp một tầng khi không có cầu trục (Q = 0) với l = 12-18m chiếm khoảng 12% và khi có cần trục với l = 18-21m chiếm khoảng 7-9% tổng giá thành công trình. Bộ phận mang lực mái gồm có kết cấu mang lực mái, các bộ phận làm nền tựa cho các loại kết cấu bao che. Tuỳ theo kết cấu bao che, bộ phận làm nền tựa có thể là một trong hai hệ thống sau: - Hệ thống mái có xà gồ. - Hệ thống mái không xà gồ. Kết cấu mang lực mái có thể chế tạo bằng bêtông cốt thép thường hay bêtông cốt thép dự ứng lực trước. Kết cấu mang lực mái tựa trên đầu cột và làm chỗ tựa cho các bộ phận của mái (xà gồ, bản, mái), nhận và truyền tải trọng từ các bộ phận này xuống cột. Kết cấu mang lực mái trong hệ thống phẳng thường có: dầm, dàn, khung cứng và vòm.
  12. 10.2.1.4. Dầm móng Dầm móng đặt ở dưới tường, nhận và truyền tải trọng từ dầm xuống móng hoặc cột. Tuỳ theo độ sâu đặt móng, dầm móng có thể đặt trực tiếp lên móng khi móng nông, hoặc đế cao) đặt lên đệm bêtông (khi móng tương đối sâu hoặc đế thấp) và đặt lên tai cột (khi móng quá sâu). Thường người ta đặt dầm móng sao cho mép trên của nó thấp hơn mặt sàn 50 để về sau ngưỡng cửa sẽ có cao trình bằng cao trình của sàn nền để tiết kiệm tường. Dầm móng tường ngoài thường đặt ở mép ngoài của cột. Chiều dài của dầm móng bằng chiều dài của bước cột trừ đi khoảng 50. Dầm móng thường có tiết diện chữ nhật, hình thang hoặc chữ T. Mép trên của dầm móng thường đặt lớp phòng ẩm, lớp này thường cấu tạo bằng 2 lớp giấy nhựa với 3 lớp mattít hay bằng 1 lớp vữa ximăng, dầy 20mm.
  13. 10.2.1.5. Dầm giằng Dầm giằng tựa trên tai cột làm chỗ tựa cho tường ngoài ở chỗ chênh lệch độ cao của nhà, làm lanh tô của tường ngoài khi chiều cao tường tương đối cao, hay đặt trên các lỗ cửa, nhận và truyền trọng lượng của tường phần trên vào cột, tăng độ ổ định của nhà, nhất là ở các vùng động đất. Loại dầm này chịu được trọng lượng của một mảng tường cao khoảng 1 gạch. Liên kết 2 dầm kề liền vào cột bằng cách siết mũ ốc vào đinh ốc (xuyên qua ống thép đặt sẵn ở cột, qua khe giữa 2 dầm).
  14. 10.2.1.6. Dầm cầu trục Dầm cầu trục thường chiếm 10-12% tổng giá thành công trình khi l =18- 24m và Q = 5-20 T. Dầm cầu trục tựa lên vai cột và làm chỗ tựa cho đường ray mà trên đó cầu trục di chuyển, đồng thời tăng độ cứng không gian của nhà. Chiều dài của dầm phụ thuộc vào bước cột của khung, thường là 6- 12m. Dầm bằng bêtông cốt thép thường dùng cho những cầu trục có sức trục Q < 100T làm việc ở chế độ trung bình. Dầm cầu trục có thể làm gián đoạn hay liên tục. Loại dầm gián đoạn được áp dụng rộng rãi vì cẩu lắp và nối tương đối đơn giản, các mối nối của dầm thường đặt đúng vị trí của tai cột.
  15. 10.2.1.7. Kết cấu đỡ kèo Kết cấu đỡ kèo tựa lên đầu cột và nằm dọc theo bước cột, làm chỗ tựa cho kết cấu mang lực mái trong trường hợp bề dài của tấm mái bé hơn bước cột, đồng thời rút ngắn chiều dài tự do của ray treo. Kết cấu đỡ kèo có thể là dầm có cánh song song, dầm có cánh gấp khúc hoặc dàn. Kết cấu đỡ kèo liên kết vào đầu cột cũng giống như kết cấu mang lực mái liên kết vào cột. Kết cấu mang lực mái tựa lên kết cấu đỡ kèo và liên kết với nó bằng cách hàn các thép đệm vào thép chôn sẵn và xiết mũ ốc vào đinh ốc. 10.2.1.8. Hệ thống giằng Đối với nhà công nghiệp hệ thống giằng đóng một vai trò quan trọng. Hệ giằng có tác dụng sau: Bảo đảm độ cứng cho toàn mái nhà. Tăng cường độ ổn định trên cánh trên của xà trong khung ngang. Chịu tác dụng của lực gió và lực hãm cầu trục, truyền lực tác dụng từ các bộ phận nhà theo con đường ngắn nhất. Hệ thống giằng kết hợp với kết cấu chịu lực của khung, làm tăng độ cứng không gian của nhà, tiết kiệm được vậy liệu, đồng thời độ cứng này đảm bảo cho khung làm việc bình thường và lâu bền. Đảm bảo cho toàn cho toàn bộ kết cấu có ổn định tốt. Phân phối lực do các thiết bị vận chuyển theo tác dụng trực tiếp vào kết cấu mang lực mái cho các cấu kiện chịu lực chủ yếu của xưởng. Hệ thống giằng trong phân xưởng có thể chia làm 2 nhóm chủ yếu. Hệ thống giằng mái có nhiệm vụ liên kết các cấu kiện và đảm bảo độ ổn định, độ cứng của toàn bộ mái. Hệ thống giằng cột có nhiệm vụ liên kết các khung theo bước cột để bảo đảm độ cứng dọc của khung. Hệ thống giằng cửa mái. Hệ thống giằng mái trong khung bêtông cốt thép gồm có hệ thống giằng ngang và hệ thống giằng đứng. Hệ thống giằng cột gồm có hệ thống giằng trên (phía trên dầm cầu trục) và hệ thống giằng dưới (phía dưới dầm cầu trục). 10.2.2. Khung cứng bê tông cốt thép Loại kết cấu khung ngang có dẫm ngang và cột liên kết cứng với nhau. Đây là loại kết cấu thanh chịu lực có dạng hình học không đổi do có các mắt liên kết cứng. Trong khung cứng, các bộ phận chịu lực cơ bản của nó (cột, dầm) làm việc dưới dạng chịu nén lệch tâm và uốn, là kết cấu chuyển tiếp từ kết cấu dầm cọt đến vòm - kết cấu làm việc dưới dạng chịu nén. Trong khung cứng bê tông cốt thép, xà ngang có thể thẳng hay cong (đều hay gãy). Khung xà ngang sử dụng cho nhịp đến 18 m, khung xà cong hay đến nhịp 50 ¸55m.
  16. Khung cứng có thể một nhịp hay nhiều nhịp, toàn khối hay lắp ghép. 10.2.3. Vòm bêtông cốt thép Vòm là một dạng kết cấu phẳng, có thể xem như đó là một thanh dầm uốn cong, là một kết cấu chịu uốn - nén. Vòm đã được ứng dụng nhiều trong xây dựng cầu và các công trình dân dụng. Trong xây dựng công nghiệp, vòm bê tông cốt thép được sử dụng đầu tiên vào năm 1919 cho một nhà máy dệt áo len ở Paris. Vòm được sử dụng hợp lý nhất kho nhịp lớn hơn 40m và có thể đạt đến nhịp 96m nếu dùng có ứng lực trước. Thực tế cho thấy khi nhịp từ 24m trở lên, vòm kinh tế hơn giàn. Vòm bê tông cốt thép được chia làm nhiều loại theo số lượng khớp, theo hình dạng và theo hình thức chế tạo. Vòm có thể chia ra: Không khớp, hai khớp và ba khớp với các dạng cong thoải hay gãy khúc, làm từ bê tông cốt thép toàn khối hay lắp ghép. Vòm có thể tựa lên móng hoặc trên cột. 10.3. KHUNG THÉP Khung thép nhà công nghiệp một tầng bao gồm ba nhóm chính: Khung phẳng bằng thép, khung cứng và vòm. 10.3.1. Khung phẳng bằng thép Khung phẳng bằng thép được sử dụng hợp lý nhất khi nhà công nghiệp một tầng có lưới cột lớn (nhịp lớn hơn 30m, bước cột đến 12m), tầng nhà cao có sử dụng cầu trục nâng lớn hơn 30 tấn, khi điều kiện sản xuất bắt buộc hoặc do yêu cầu giảm bớt trọng lượng nhà. Tương tự như trong khung bêtông cốt thép, khung phẳng bằng thép thường bao gồm hệ khung ngang (móng, cột, kết cấu dỡ mái), hệ giằng và các kết cấu theo phương dọc nhà, v.v. . . liên kết với nhau tạo thành một hệ thống không gian không thay đổi.
  17. 10.3.2. Khung cứng bằng thép Khung cứng bằng thép đã được sử dụng khá rộng rãi để làm kết cấu chịu lực của nhà trong các ngành công nghiệp máy bay, cơ khí và một số lĩnh vực công nghiệp khác đòi hỏi nhịp xưởng lớn. Khung cứng bằng thép có nhiều loại khác nhau, có thể có một nhịp hoặc nhiều nhịp, đều và không đều. Khung cứng bằng thép tương tự như bằng bêtông cốt thép, có thể được cấu tạo dưới dạng không khớp, hai khớp, ba khớp. 10.3.3. Vòm thép Đặc điểm làm việc của vòm là uốn - nén, nên được sử dụng để xây dựng các nhà xưởng có nhịp lớn. Lực đạp của vòm sẽ truyền qua móng vào nền đất. Nếu đất yếu có thể dùng thêm dây căng, bố trí dưới nền nhà phân xưởng. Vòm thép có thể được chế tạo dưới dạng không khớp, hai hoặc ba khớp. Mái của nhà vòm theo giải pháp kết cấu có thể là mái phẳng hay mái vỏ mỏng. 10.4. KHUNG HỖN HỢP Khung hỗn hợp là loại khung chịu lực, trong đó các bộ phận chịu lực theo phương đứng làm từ một loại vật liệu, còn kết cấu đỡ mái được làm từ một loại vật liệu khác. Ví dụ khung hỗn hợp bêtông cốt thép, còn kết cấu đỡ mái được làm bằng thép. Khung hỗn hợp bêtông cốt thép - thép được sử dụng rộng rãi vì cột bêtông cốt thép chịu nén tốt, còn thép được dùng làm kết cấu chịu uốn - kéo.
  18. CHƯƠNG 11: KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP NHIỀU TẦNG 11.1. KHÁI NIỆM Phần lớn nhà công nghiệp là nhà một tầng, nhưng có một số ngành công nghiệp phải bố trí trong nhà nhiều tầng. Nhà công nghiệp nhiều tầng so với nhà công nghiệp một tầng có những ưu điểm như chiếm đất ít, giảm được bức xạ của mặt trời tác dụng vào mái, phù hợp với những dây chuyền sản xuất cần bố trí theo phương đứng, giảm được chiều dài của mạng lưới giao thông, đường ống, dây dẫn Đồng thời nó cũng có nhược điểm như việc vận chuyển theo đường thẳng đứng khó khăn, tốn nhiều diện tích có ích trong nhà để làm cầu thang lên xuống, các sàn trung gian chịu tải trọng động của máy móc làm việc kém hơn sàn nền Nhà công nghiệp nhiều tầng thông dụng là loại thấp hơn sáu tầng (hoặc thấp hơn khoảng 40m). Chiều cao tầng ht thường lấy 4, 2-4, 8-5, 4-6m (6m thường là chiều cao tầng một) Chiều rộng của các loại nhà công nghiệp nhiều tầng định hình thường lấy là (6+6+6).6 hoặc (7+3+7).6. Giá thành của sàn trung gian chiếm nhiều nhất (từ 26-28 %). Về mặt kết cấu chịu lực, nhà công nghiệp có thể là nhà khung hoàn toàn hay nhà khung không hoàn toàn. Khung hoàn toàn có thể áp dụng với sàn có dầm hoặc sàn không dầm (sàn nấm). Cả hai trường hợp đều có thể thi công toàn khối, lắp ghép hoặc lắp ghép toàn khối. 11.2. PHƯƠNG ÁN SÀN CÓ DẦM Sàn có dầm gồm có các bộ phận chính: cột, dầm, sàn. 11.2.1. Phương án toàn khối Có thể đặt dầm theo một phương (chỉ áp dụng khi chiều rộng của nhà không lớn lắm). Hoặc đặt dầm theo hai phương (khi chiều rộng nhà tương đối lớn). Dầm có dàm chính dầm phụ. Dầm chính đặt theo mọt trong hai phương, hai đầu tựa lên cột. Nhịp dầm thường trong khoảng 5-8m, chiều cao dầm từ 600-800, chiều rộng dầm từ 200-600. Dầm phụ đặt vuông góc ví dầm chính, tựa hai đầu lên dầm chính. Nhịp của dầm phụ khoảng 4-10m (thường gặp 5-7m). Chiều cao dầm 400-600, chiều rộng dầm 250-300. Sàn nhà công nghiệp thường chịu tải trọng lớn, do đó chiều dày sàn thường khoảng 80-120. trong các nhà máy có tải trọng lớn, tải trọng động hoặc phát sinh các chất ăn mòn. Những phân xưởng mà ở sàn cần để chừa lỗ để lắp thiết bị thì sàn toàn khối rất thích hợp vì nó chịu lực tốt, chống ăn mòn và dễ để lại lỗ chừacó hình dạng kích thước khác nhau. Nhược điểm của phương án này là thi công chậm, không tiết kiệm nguyên vật liệu. 11.2.2. Phương án lắp ghép Sàn có dầm lắp ghép gồm có bộ phận sau: cột, dầm, dàn.
  19. 11.2.2.1. Cột Cột thường có tiết diện vuông hoặc chữ nhật. Tiết diện cột không đổi suốt chiều cao của nhà. Liên kết cột cần đạt 3 yêu cầu sau: Cường độ của cột đủ lớn. Thuận tiện cho việc lắp ghép. Giảm công lao động tới mức tối thiểu. Mối nối nên đặt cách mặt sàn 500-700 để thuận tiện cho thao tác của công nhân. Cột thường có tiết diện 400´400, 400´500, 400´600. Để làm chỗ tựa cho dầm, cột cần phải có vai cột, ở đó cần đặt thép đệm để thuận lợi cho việc liên kết dầm vào cột. Chiều dài cột thường bằng chiều cao tầng nhà. Trường hợp nhà không có tầng hầm, chiều dài cột tầng một sẽ dài hơn chiều cao tầng. Trường hợp nhà có tầng hầm, chiều dài cột tầng hầm sẽ dài hơn chiều cao tầng. 11.2.2.2. Dầm Dầm tựa trực tiếp lên vai cột, có nhiệm vụ đỡ sàn trung gian (sàn giữa các tầng). Dầm có thể có tiết diện hình chữ T, cánh nằm ở vùng nén. Tiết diện dầm có tai hoặc chữ T, cánh nằm ở vùng kéo. Dầm chữ T có cánh nằm ở vùng nén có ưu điểm tận dụng được khả năng chịu nén của bêtông. Nhưng có khuyết điểm làm giảm chiều cao thông thuỷ của tầng. Dầm chữ nhật có tai ở giữa làm tăng chiều cao thông thuỷ nhưng cấu tạo phức tạp, do đó hạn chế dùng. Dầm chữ T có cánh nằm ở vùng chịu kéo, cho phép tăng chiều cao thông thuỷ, nhưng không hợp lý về mặt khả năng chịu lực của vật liệu. 11.2.2.3. Tấm sàn Nhà công nghiệp nhiều tầng thường dùng các loại sàn sau đây:
  20. - Tấm có gờ dọc và gờ ngang. - Tấm chỉ có gờ xung quanh. - Tấm nhiều lỗ rỗng. Chiều dài của tấm lấy bằng 5700, chiều rộng 1900, chiều cao 250. Dường kính các lỗ rộng 100-150. Liên kết bằng cách hàn cá tấm thép chông sẵn ở mút tấm vào bản thép chôn sẵn ở dầm.
  21. 11.2.3. Phương án lắp ghép toàn khối Sàn bao gồm các cấu kiện bằng bêtông đúc sẵn, khi lắp dựng các cấu kiện này bằng bêtông đổ tại chỗ. So với phương án lắp ghép, phương án này có nhiều ưu điểm như: chịu tải trọng lớn, có khả năng chống ăn mòn cao, giảm được thép liên kết. Do vậy phương án này được dùng nhiều trong ngành công nghiệp hoá chất. 11.3. PHƯƠNG ÁN SÀN KHÔNG DẦM So với sàn có dầm, sàn không dầm có ưu điểm sau: - Tăng chiều cao thông thuỷ của tầng nhà. - Cấu kiện có kích thước lớn, do đó có mức độ công nghiệp hoá cao. - Có thể tận dụng khối tích căn phòng, chiếu sáng, thông gió, bố trí đường ống và dây dẫn tốt hơn. 11.3.1. Sàn không dầm toàn khối Phương án này được nghiên cứu áp dụng tử 1933 tại Liên xô cũ, nó mang nhiều nhược điểm nên hiện nay ít phổ biến. 11.3.2. Sàn không dầm lắp ghép 11.3.2.1. Cột Có đài bao quanh để làm chỗ tựa cho mũ cột. Có chiều dài 4800, tiết diện 400x400. Đầu mút cột thu hẹp lại theo hình tháp cụt, cách mút trên của cột khoảng 400 có đài cột tiết diện 700x700 và chiều cao 250. Đài cột thu hẹp hình tháp cụt, tiết diện ngoài cùng cao 150. Cách mút dưới của cột khoảng 400, tiết diện cột thu hẹp lại theo hình tháp cụt, tiết diện dưới cùng có kích thước 250-300. 11.3.2.2. Mũ cột Mũ cột có hình tháp cụt 4 mặt, ở giữa có lỗ để đặt mút trên của cột tầng dưới và mút dưới của cột tầng trên. Sau khi đặt các đầu cột vào vị trí, ta chèn bêtông để liên kết chúng thành một khối. Tiết diện mặt trên của mũ khoảng (2000-2500)´(2000-2500), tiết diện mặt dưới của mũ khoảng 700x700, chiều cao của hình tháp cụt thu hẹp là 500 và bề dày của gờ ở mặt trên là 200. Bêtông chế tạo mũ cột dùng mác 400. Mũ cột có nhiệm vụ chủ yếu là tạo nên liên kết giữa sàn và cột, làm gối tựa cho tấm sàn giữa cột, truyền tải trọng lên cột và giảm nhịp tình toán của tấm sàn giữa cột. 11.3.2.3. Tấm sàn giữa cột Là loại tấm có nhiều lỗ rỗng, rộng 2000, dài 4600, dày 300, nặng khoảng 5tấn. Các cạnh của tấm sàn có gờ dày 140, rộng 150-200. Các tấm sàn đặt vuông góc với nhau để làm chỗ tựa cho tấm sàn giữa nhịp và làm việc như dầm. 11.3.2.4. Tấm sàn giữa nhịp Là loại tấm hình vuông có lỗ rỗng, mỗi cạnh 4200-4250, dày 150, nặng khoảng 0,5 tấn. Tấm này tựa 4 cạnh lên gờ của tấm giữa cột. Bêtông chế tạo dùng mác 200.
  22. CHƯƠNG 12: KẾT CẤU BAO CHE VÀ KẾT CẤU PHỤ 12.1. KẾT CẤU BAO CHE Là một bộ phận rất quan trọng trong kiến trúc nhà công nghiệp. Nó có nhiệm vụ chính là ngăn cách khoảng không gian bên trong và bên ngoài nhà. Trong nhà sản xuất nó là vỏ ngoài của nhà che chở cho người và thiết bị khỏi tác hại của yếu tố tự nhiên như mưa, nắng. Cho nên yêu cầu của kết cấu bao che nói chung là phải phù hợp với đặc điểm của sản xuất bên trong, thích ứng với điều kiện khí hậu của từng vùng và phải thể hiện dược một phong cách kiến trúc nhất định. Kết cấu bao che trong nhà công nghiệp bao gồm các bộ phận sau: tường, cửa sổ và tấm che, mái và cửa sổ.
  23. 12.1.1. Tường 12.1.1.1. Tường gạch Tường gạch trong nhà công nghiệp có thể là tường chịu lực hoặc tường tự mang lực. Trong nhà khung tường gạch gắn liền với cột bằng các cốt thép chừa sẵn trong cột. Khi xây tường người ta để các thép đó vào giữa các khe tường và tiếp tục xây. Bên trên các lỗ cửa phải đặt lanh tô bằng bê tông cốt thép để tiếp tục xây tường (cũng có thể đúc liền lanh tô với ô văng). Lanh tô có thể tựa trực tiếp lên tường hay đôi khi tựa lên vai của cột. Tường có thể xây thẳng lên cao quá mái, trong trường hợp đó, thoát nước được giải quyết bằng hệ thống máng bên trong. Hoặc cũng có thể kết hợp với mái đua và thoát nước được giải quyết bằng hệ thống ống máng bên ngoài.
  24. 12.1.1.2. Tường bằng tấm bêtông cốt thép có sườn Ưu điểm: Lắp dựng nhanh và ít tốn công, giá thanh hạ, thường dùng bêtông mác 200, kích thước 250´1200´6000. 12.1.I.3. Tường bằng tấm đặc Thường chế tạo bằng bêtông kêrămdít thường làm 3 lớp: hai lớp ở 2 bên dày 3 cm với trọng lượng là 700 kg/m3. Các loại tấm tường bằng bêtông xốp như bêtông bọt, bêtông hơi, bêtông xỉ, đòi hỏi phải hấp trong lò hơi cao áp nên tốt nhất là chế tạo trong các nhà máy. Mặt ngoài của bêtông xốp phải có lớp bảo vệ bằng bêtông nặng dày 20. Tấm tường liên kết vào cột bằng các móc thép. 12.1.I.4. Tường bằng khối lớn Các khối tường lớn dùng cho nhà công nghiệp thường làm bằng bêtông nhẹ, bêtông xỉ, bêtông kêrămdít với trọng lượng khoảng 800-600kg/m3. Khối tường chia làm 2 loại: khối thân tường và khối đặt trên các lỗ cửa. Chiều dày khối từ 20-25 cm. Trọng lượng trung bình các khối không quá 1,5 tấn. 12.1.1.5. Tường bằng phibrô ximăng Có ưu điểm là nhẹ, liên kết đơn giản, thi công nhanh sửa chữa dễ và rẻ tiền. Đối với điều kiện khí hậu nước ta có thể dùng rộng rãi loại tường này cho các loại phân xưởng thông dụng, đặc biệt cho các loại xưởng không yêu cầu cách nhiệt. Để liên kết tấm phibrô ximăng vào khung có thể dùng dầm thép hoặc dầm bêtông cốt thép ứng lực trước. Dầm thép liên kết vào cột bằng mối hàn, còn dầm bêtông cốt thép liên kết vào cột bằng đinh ốc. 12.1.2. Cửa sổ 12.1.2.1. Chức năng của cửa sổ Cửa sổ thường bố trí ở tường dọc, đôi khi ở tường đầu hồi để thông gió và chiếu sáng. Cửa kể cả khung thường chiếm khoảng 15% giá thành công trình. 12.1.2.2. Phân loại Theo công dụng cửa sổ có thể chia ra: Cửa thông gió tức là loại cửa chỉ có lỗ trống hoặc có cánh chớp bằng gỗ hay bằng bêtông cốt thép cố định, hoặc có mái che nghiêng bằng các tấm amiăng gợn sóng. Cửa chiếu sáng là loại cửa có lắp kính cố định. Cửa hỗn hợp là loại cửa có nhiệm vụ vừa chiếu sáng vừa thông gió thường là loại cửa kính đóng mở được. Theo vị trí và kiểu đóng mở ta có:
  25. Cửa quay theo trục đứng, cửa quay theo trục nằm ngang (cửa quay theo trục nằm ngang trên, cửa quay theo trục nằm ngang dưới, cửa quay theo trục nằm ngang giữa). Tuỳ theo vật liệu ta có: Cửa gỗ, cửa khung thép, và cửa bêtông cốt thép. Ngoài ra trên cửa còn có các loại tấm chắn nắng ngang (ô văng), tấm chắn nắng đứng. 12.1.3. Mái nhà 12.1.3.1. Các loại mái và phạm vi ứng dụng Trong hệ thống cấu trúc nhà công nghiệp, mái nhà chiếm một vị trí quan trọng. Chúng góp phần quyết định độ bền vững của toà nhà, hình thành đặc điểm không gian bên trong và bộ mặt bên ngoài của nhà. Trong nhà công nghiệp, mái chiếm 20-50% giá thành công trình. Mái nhà công nghiệp có nhiều loại. Theo sơ đồ kết cấu, mái nhà công nghiệp được chia làm hai loại: mái kết cấu phẳng và mái không gian. Mái kết cấu phẳng được sử dụng rộng rãi hiện nay. Trong loại mái này kết cấu bao che và kết cấu chịu lực làm việc độc lập với nhau, phần bao che chỉ tham gia chịu lực một phần. Chúng được chia làm mấy loại: mái bêtông cốt thép kiêu toàn khối hay lắp ghép có xà gồ hay không có xà gồ. Mái bằng vật liệu nhẹ: tôn kẽm, phibrô ximăng, ngói, tấm ximăng lưới thép. Mái kết cấu không gian là loại mái có kết cấu chịu lực đồng thời là kết cấu bao che: Ví dụ như mái vỏ trụ, bán cầu (cupôn), vỏ thoải, dây căng Loại mái này có độ cứng lớn, giảm chi phí vật liệu, đặc biệt hợp lý khi nhịp nhà ≥ 30m, để tạo nên không gian rộng, thoáng, tăng tính linh hoạt của nhà. Theo độ dốc mái, chia làm các loại: Mái bằng – có độ dốc thoát nước 1/8 - 1/12, làm bằng bê tông cốt thép. Mái dốc – có độ dốc ≥ 15%, bằng bê tông cốt thép hay tấm nhẹ, Mái phẳng với i = 0% dùng để chứa một lớp nước cách nhiệt cho phòng. Loại này chỉ được sử dụng ở các nước xứ nóng, khô, vùng Trung á, ở nước ta chưa thấy sử dụng. Trên các loại mái này, trừ mái răng cưa, có thể xây dựng cửa mái chiếu sằng hay thông gió kiểu chồng diêm, hoặc các dạng khác. Theo tính chất cách nhiệt, mái nhà công nghiệp được chia ra mái cách nhiệt và không cách nhiệt. Mái cách nhiệt được sử dụng trong các nhà cần có chế độ vì khí hậu trong phòng được khống chế theo yêu cầu sản xuất, hoặc trong các phòng có chiều cao 6m, hoặc trong các phòng cần thoát nhiệt thừa sản xuất. Việc lựa chọn kiểu mái cho nhà công nghiệp cẩn phải căn cứ vào yêu cầu của công nghệ sản xuất, tuổi
  26. thọ của công trình, yêu cầu về chế độ vi khí hậu trong phòng, giải pháp tổ chức thoát nước mái, khả nằng vật liệu, yêu cầu tổ hợp kiến trúc và so sánh kinh tế. Nhìn chung cấu tạo mái nhà công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Có độ bền vững cao phù hợp cấp công trình, biến dạng nhỏ, có khả năng chông xâm thực và hoả hoạn. Có khả năng chống thấm tốt, thoát nước nhanh. Phù hợp với đặc điểm công nghệ và chế độ vi khí hậu phòng, Phù hợp yêu cầu công nghiệp hoá xây dựng. Có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hợp lý. 12.1.3.2. Một số loại mái nhà công nghiệp hiện nay thường dùng Mái bằng các tấm bêtông cốt thép lắp ghép. Đây là loại mái được dùng rộng rãi trong các nhà công nghiệp. Độ dốc của mái tuỳ theo vật liệu của lớp chống thấm, thường là i = 3-10 %. Mái thường có các bộ phận sau: Bộ phận chịu lực: Thường là các tấm mái bằng bêtông cốt thép đúc sẵn với các kích thước 500- 600´3000-6000 (phổ biến là 1500-6000) cốt thép dày từ 80-100. Bộ phận cách nhiệt: để hạn chế nhiệt chuyển từ ngoài vào xưởng hoặc nhiệt từ trong ra, người ta dùng các lớp cách nhiệt. Phổ biến nhất là những tấm che bằng bêtông bọt và bêtông xỉ đặt trực tiếp lên tấm chịu lực mái. Khi dùng cá làm lớp cách nhiệt bằng gạch rỗng thay cho bê tông của từng xưởng và tính toán cụ thể hiệu quả của nó đối với từng trường hợp. Nhà có lớp cách nhiệt cần nghiên cứu tính chất Có thể cao >7m có thông gió tự nhiên tốt thì có thể không làm lớp cách nhiệt. bọt hay bêtông xỉ. Nhưng gạch rỗng cho hiệu quả cách nhiệt không lớn lắm mà lại tăng tải trọng của nhà. Bộ phận chống thấm: đây là bộ phận quan trọng nhất, yêu cầu về mức độ chống thấm tuỳ thuộc vào độ dốc của mái. Nhà càng dốc, nước càng thoát nước nhanh. Hiện nay ở ta hay dùng chống thấm bằng bêtông cốt thép mác 150-200 dày 40 có lưới cốt thép 4-6 đặt cách nhau 200. Lớp phủ ở trên: có tác dụng bảo vệ các lớp bên trong, kể cả lớp chống thấm. Phổ biến nhất hiện nay là 1-2 lớp gạch lá nem. Các lớp liên kết và đệm: thường ở giữa các lớp khác nhau của mái (chịu lực, cách nhiệt, chống thấm và lớp bao phủ ở trên ), có các lớp liên kết bằng vữa ximăng dày từ 10-40 hoặc bằng vữa bitum và cát. Công dụng của những lớp này là làm phẳng mặt trên của các lớp và liên kết chặt các lớp lại với nhau. Biện pháp thoát nước trên mái: Thông thường dùng các biện pháp thoát nước sau. Thoát nước bên ngoai trực tiếp.
  27. Thoát nước bên ngoài có máng. Thoát nước bên ngoài có ống thoát. Thoát nước bên trong. Mái bằng các tấm lợp nhẹ. Mái bằng tôn lượn sóng, phi bờ rô ximăng thuộc nhóm mái bằng các tấm lợp nhẹ. Loại máy này được sử dụng cho các nhà sản xuất cần thoát nhiệt mái, nhà có kết cấu mang lực mái bằng kèo tam giác. Cấu tạo của loại máy này gồm hai bộ phận chính: tấm lợp và xà gỗ. Xà gỗ thường làm bằng thép hoặc bêtông cốt thép có tiết diện chữ U hoặc chữ I, cao 120-200, cũng có thể là giàn thép hoặc bêtông cốt thép, tuỳ trọng lượng tấm lợp và bước xà. Xà gỗ liên kết vào vì kèo thép bằng bu lông. Tấm lợp phi bờ rô xi măng lượn sóng thường có kích thước 750´1200mm (Việt Nam) và 994´(1750- 2800); 1250´(1750-2500)mm (nước ngoài), độ cao dán sóng là 50,54 mm, chiều dày tấm 6-8m. Có khi tấm dài đến 3,6m.
  28. 12.1.4. Cửa mái Cửa mái được bố trí trên các nhịp giữa của nhà nhiều nhịp, của các xưởng có khẩu độ lớn, có yêu cầu lấy ánh sáng cao. Nhiệm vụ chính của cửa mái để thông gió, thải nhiệt thừa và chiếu sáng những chỗ làm việc cách xa cửa sổ. Cửa mái thường chiếm khoảng 8-12% giá thành công trình. Hình thức cửa mái rất phong phú như cửa mái hình chữ nhật, cửa mái hình tam giác, hình răng cưa. 12.1.5. Nền Nền nhà trong phân xưởng sản xuất, nhà kho, nhà sinh hoạt của nhà công nghiệp giống như trong nhà dân dụng, công cộng, cũng tuân theo quy phạm tiêu chuẩn thiết kế nhất định. Nền nhà công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu do sản xuất đề ra. Khả năng chống mài mòn, chống sinh bụi, khả năng chống lại tác dụng cơ học, kể cả tải trọng xung kích cũng như khả năng chịu được tác dụng phá hoại của nước và các hoá chất ảnh hưởng rất lớn đến quá trình công nghệ. Yêu cầu kỹ thuật. Yêu cầu công nghệ. Yêu cầu vệ sinh. Yêu cầu xử dụng. Yêu cầu xây dựng Khi thiết kế sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để đề ra yêu cầu tương ứng. Trong nhà công nghiệp thương có 3 loại nền: nền liên tục, nền bằng các vật liệu rời và loại nền bằng các loại bản ván lát thành. 12.1.5.1. Nền liên tục Bao gồm các loại sau: Nền bằng đất: Nền đất đơn giản nhất là đất đầm chặt, đất đó không được chứa chất hữu cơ. Muốn nền kiên cố hơn, trên mặt nền phải thêm xỉ hay đá vụn sau đó nén chặt đất, độ dày của lớp mặt nền yếu 40-60. Nền đất rẻ tiền, chịu được nhiệt độ cao chịu được sức nóng nhưng dễ sinh bụi. Nền đất hỗn hợp: Đơn giản nhất bao gồm đất và cát trộn theo tỷ lệ sau. Đất sét: 15-30 % Cát thô: 25-40 % Cát nhỏ: 30-60 %
  29. Đồng thời thêm vào từ 15-30 % nước, chia thành nhiều lớp mỗi lớp dày từ 80-100, và mỗi lớp như thế đều được đầm chặt. Để giảm tính sinh bụi của mặt nền còn pha trộn thêm 2-3% nhựa đường hay hắc ín. Nền đá, xỉ và nền hỗn hợp của đá với nhựa đường. Nền xi măng và bêtông. Nền nhựa đường và bêtông nhựa đường. Nền bằng đá mài. Nền bằng vữa và bêtông chịu axít. 12.1.5.2. Nền băng vật liệu rời Nền đá hộc. Nền đá tảng. Loại nền bằng gạch gốm. 12.1.5.3. Nền bằng các loại bản lát Nền bằng các tấm bêtông. Nền bằng bản xilicát. Nền gạch lá nem. Nền bằng tấm nhựa đường. Nền bằng bản kim loại. Mặt nền bằng gỗ ván. 12.2. KẾT CẤU PHỤ 12.2.1. Cầu thang Cầu thang trong nhà công nghiệp bao gồm cầu thang chính, cầu thang phụ, cầu thang cứu hoả và cầu thang an toàn.
  30. 12.2.2. Cửa đi Cửa ra vào có thể bố trí ở tường đầu hồi hay tường dọc. Kích thước cửa ra vào phụ thuộc vào kích thước của các thiết bị vận chuyển, của các thành phẩm, vào lượng người ra vào. Kích thước của cửa lớn hơn kích thước của thiết bị vận chuyển đã chất hàng hoá đầy về chiều cao là 400-500, về chiều rộng là 600-1000. Chiều ngang và chiều cao của lỗ cửa thường lấy 2´2,4m hoặc 3´3m, 4´4,2m (cho loại xe chạy trên ray hẹp) 4´5m (cho các loại xe chạy trên ray rộng). Hiện nay hay dùng 4,7 ´ 5,6m. Căn cứ vào kích thước của cánh cửa vào không gian ở gần phạm vi cửa và độ khép kín, người ta phân ra các loại cửa sau: Của mở xoay quanh trục thẳng đứng. Cửa đẩy. Cửa kéo.
  31. 12.2.3. Tường ngăn trong phân xưởng Trong nhà công nghiệp một tầng hay nhà công nghiệp nhiều tầng nhưng không cao lắm có thể dùng tường ngăn bằng gạch, gỗ, bêtông cốt thép. Thông thường tường ngăn nhà công nghiệp tường ngăn chỉ cao từ 2-3m và có thể tháo lắp di chuyển được.