Giáo trình Dạy học lớp 1 theo chương trình tiểu học mới

pdf 208 trang hapham 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dạy học lớp 1 theo chương trình tiểu học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_day_hoc_lop_1_theo_chuong_trinh_tieu_hoc_moi.pdf

Nội dung text: Giáo trình Dạy học lớp 1 theo chương trình tiểu học mới

  1. Dự Án Phát Triển Giáo Viên Tiểu Học GIÁO TRÌNH Dạy Học Lớp 1 Theo Chương Trình Tiểu Học Mới Ebook.moet.gov.vn, 2008
  2. CÁC TỪ VIẾT TẮT CCGD Cải cách giáo dục CTCCGD Chương trình cải cách giáo dục CTTH Chương trình Tiểu học ĐDDH Đồ dùng dạy học HS Học sinh GV Giáo viên PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên VBT Vở bài tập
  3. 1. Dạy lớp 1 theo Chương trình Tiểu học mới là tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng giáo viên dạy học theo Chương trình Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 11 - 2001. Tài liệu này do Dự án Phát triển giáo viên tiểu học tổ chức biên soạn theo định hướng đổi mới để những giáo viên dạy lớp 1 theo chương trình, sách giáo khoa mới tự bồi dưỡng tham khảo trong quá trình dạy học. 2. Tài liệu gồm 2 phần có quan hệ mật thiết với nhau : − Phần tài liệu in (tài liệu viết) trình bày mục tiêu, nội dung học tập và cách đánh giá kết quả học tập của học viên ở từng môn học và phần học (Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Toán, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công, Thể dục). Tài liệu được biên soạn theo cách mới : các nội dung học tập được viết dưới dạng hoạt động học tập và hướng dẫn tổ chức các hoạt động đó nhằm giúp giáo viên tự học (tự nghiên cứu tài liệu in, tài liệu nghe nhìn, thực hành soạn bài, dạy thử và hợp tác với nhau để hoàn thiện bài soạn cho phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học và điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường). − Phần tài liệu nghe nhìn (gồm các đĩa hình, đĩa tiếng) ghi lại hình ảnh và âm thanh của những trích đoạn bài học do giáo viên lớp 1 thuộc nhiều địa phương thực hiện. Thực chất tài liệu nghe nhìn là một bộ phận hữu cơ của tài liệu viết, thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học ở từng môn học đã được nêu trong tài liệu in. Kèm theo các đĩa ghi hình và ghi tiếng, còn có phần tài liệu Hướng dẫn học theo băng hình, băng tiếng (được in trong cuốn sách này) nhằm giúp giáo viên học theo tài liệu nghe nhìn có hiệu quả. 3. Khi tiến hành bồi dưỡng theo tài liệu này, các địa phương cần tổ chức cho giáo viên học theo hình thức tự học có hướng dẫn để phát huy tính tích cực chủ động của người học. Tài liệu chỉ đưa ra thời lượng tối thiểu để bồi dưỡng cho từng môn học. Tuỳ vào tình hình học tập cụ thể của học viên và điều kiện học tập của từng địa phương, các cấp quản lí giáo dục sẽ quyết định thời lượng bồi dưỡng từng môn cho phù hợp. 4. Dự án Phát triển giáo viên tiểu học mong các nhà quản lí giáo dục, các giáo viên và những người sử dụng tài liệu này đóng góp ý kiến để các tác giả hoàn thiện trong những lần xuất bản sau. ý kiến đóng góp xin gửi về Dự án Phát triển giáo viên tiểu học. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 17B Phạm Đình Hồ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn. DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
  4. TIẾNG VIỆT MỤC TIÊU Sau khi học xong tài liệu này, bạn có thể : Biết và hiểu : - Nội dung cơ bản của chương trình, SGK Tiếng Việt 1 (hai tập) và những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng mà HS lớp 1 cần đạt được. - PPDH các dạng bài của phần Học vần và phần Luyện tập tổng hợp ; cách đánh giá kết quả học tập của HS. Có khả năng : - Soạn giáo án và thể hiện giáo án các dạng bài theo tinh thần đổi mới PPDH (tổ chức hoạt động trong lớp học một cách nhẹ nhàng, linh hoạt và thiết thực). - Thiết kế bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ; và nếu cần, có thể làm giảng viên các lớp bồi dưỡng GV ở địa phương.
  5. NỘI DUNG Tài liệu gồm 4 phần : I - Những vấn đề chung về nội dung chương trình và SGK Tiếng Việt 1 (7 giờ) II - Những vấn đề về dạy - học các phân môn cụ thể (18 giờ) III - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS (2 giờ) IV - Phụ lục 1. Bản tự đánh giá kết quả học tập của học viên 2. Tài liệu tham khảo Phần một NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 1 Hoạt động 1 Xác định những điểm mới trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 (3 giờ) 1. Mục đích hoạt động a) Nắm vững nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1 theo văn bản đã ban hành b) Tìm ra những điểm mới nổi bật của chương trình Tiếng Việt lớp 1 mới (so với chương trình cũ) 2. Các việc cụ thể a) Học viên tự nghiên cứu tài liệu và đưa ra nhận định riêng về những điểm mới của chương trình Tiếng Việt lớp 1 b) Học viên trao đổi nhóm về các vấn đề : - Những quy định cụ thể về kĩ năng, kiến thức và ngữ liệu của chương trình Tiếng Việt lớp 1. - Những thành công và hạn chế của các chương trình Tiếng Việt lớp 1 cũ (chương trình Cải cách giáo dục, chương trình Công nghệ Giáo dục). - Những điểm mới của chương trình Tiếng Việt lớp 1 mới, thể hiện ở các phần kĩ năng, kiến thức, ngữ liệu. c) Đại diện các nhóm trình bày ý kiến tập hợp ở mỗi nhóm và trao đổi chung giữa các nhóm về các vấn đề đã nêu trên d) Giảng viên đưa ra những nhận định khái quát về những điểm mới trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 mới (có so sánh với các chương trình cũ và chương trình mới của một số nước như Anh, Pháp, các nước ASEAN : dạy tiếng thông qua thực hành giao tiếp và dạy tiếng theo phương hướng tích hợp) 3. Thông tin Về nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 (trích Chương trình Tiểu học mới ban hành năm 2001 của Bộ GD & ĐT) :
  6. 1. Kĩ năng 1.1. Nghe - Nghe trong hội thoại : + Nhận biết sự khác nhau của các âm, các thanh và các kết hợp của chúng ; nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt, nghỉ hơi. + Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản. + Nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu. - Nghe hiểu văn bản : Nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với HS lớp 1. 1.2. Nói - Nói trong hội thoại : + Nói đủ to, rõ ràng, thành câu. + Biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng. + Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học. - Nói thành bài : Kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe. 1.3. Đọc - Đọc thành tiếng : + Biết cầm sách đọc đúng tư thế. + Đọc đúng và trơn tiếng ; đọc liền từ, đọc cụm từ và câu ; tập ngắt, nghỉ (hơi) đúng chỗ. - Đọc hiểu : Hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu được ý diễn đạt trong câu đã đọc (độ dài câu khoảng 10 tiếng). - Học thuộc lòng một số bài văn vần (thơ, ca dao, ) trong SGK. 1.4. Viết - Viết chữ : Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh. Viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ ; tập ghi dấu thanh đúng vị trí ; làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định ; tập viết các số đã học. - Viết chính tả : + Hình thức chính tả : tập chép, bước đầu tập nghe đọc để viết chính tả. + Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng : g/gh ; ng/ngh ; c/k/q + Tập ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi) + Tập trình bày một bài chính tả ngắn. 2. Kiến thức (Không có tiết học riêng, chỉ trình bày các kiến thức HS cần làm quen và nhận biết chúng thông qua các bài thực hành kĩ năng) 2.1. Ngữ âm và chữ viết - Bước đầu nhận biết sự tương ứng giữa âm với chữ cái, thanh điệu và dấu ghi thanh.
  7. - Chính tả : Bước đầu nhận biết một số quy tắc chính tả. 2.2. Từ vựng Học thêm 200 đến 300 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ). 2.3. Ngữ pháp - Nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi. - Ghi nhớ các nghi thức lời nói (nêu ở mục 1.2). 2.4. Văn Làm quen với các bài dạng văn vần, văn xuôi. 3. Ngữ liệu 3.1. Giai đoạn học chữ : là những từ, ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn kĩ năng. Ngữ liệu phù hợp với lứa tuổi của HS, có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết. 3.2. Giai đoạn sau học chữ : là những câu, đoạn nói về thiên nhiên, gia đình, trường học, thiếu nhi. Ngữ liệu có cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và bước đầu cung cấp cho HS những hiểu biết về cuộc sống. Chú ý thích đáng đến các văn bản phản ánh đặc điểm (thiên nhiên, đời sống văn hoá, xã hội ) của các địa phương trên đất nước ta. Qua chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, trên cơ sở dạy tiếng Việt thông qua thực hành giao tiếp, có thể thấy rõ 2 định hướng lớn, cũng là 2 điểm mới là : - Coi trọng đồng thời cả 4 kĩ năng : nghe, đọc, nói, viết nhưng chú ý hơn đến kĩ năng đọc và viết ; - Coi trọng đồng thời ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết nhưng chú ý hơn đến ngôn ngữ viết. Hoạt động 2 Tìm hiểu hệ thống bài học trong SGK Tiếng Việt 1 (4 giờ) 1. Mục đích hoạt động - Nắm vững cơ sở xây dựng hệ thống bài học trong SGK Tiếng Việt 1. - Nắm vững trình tự bài học. - Hiểu rõ cơ sở ngữ âm - chữ viết tiếng Việt trong SGK Tiếng Việt 1. 2. Các việc cụ thể a) Học viên tự nghiên cứu SGK, sách giáo viên (SGV) Tiếng Việt 1 (tập một, tập hai) b) Học viên trao đổi nhóm để giải quyết các vấn đề : - So với các SGK Tiếng Việt 1 cũ, SGK Tiếng Việt 1 mới có những điểm khác biệt nào về : + Việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng ? + Tính tích hợp ? + Việc thể hiện hệ thống ngữ âm - chữ viết tiếng Việt ?
  8. + Hình thức trình bày ? - Hệ thống bài học giữa hai phần Học vần và Luyện tập tổng hợp có gì khác biệt về cách sắp xếp ? c) Đại diện các nhóm trình bày ý kiến tập hợp ở mỗi nhóm và trao đổi chung giữa các nhóm về các vấn đề nêu ở 2.b) d) Giảng viên đưa ra nhận định khái quát về SGK và hệ thống bài học của SGK Tiếng Việt 1 3. Thông tin Dựa vào chương trình và hai định hướng lớn của chương trình, SGK Tiếng Việt 1 (tập một, tập hai) đã xây dựng một hệ thống các bài học với một cấu trúc chặt chẽ, vừa đảm bảo tính đồng tâm, vừa đảm bảo tính phát triển (ở cả hai phần Học vần và Luyện tập tổng hợp). So với các cuốn SGK Tiếng Việt 1 cũ, có thể thấy 4 đặc điểm nổi bật của SGK Tiếng Việt 1 mới là : 1. Coi trọng sự hình thành rèn luyện cả 4 kĩ năng : nghe, đọc, nói, viết. Nếu như ở các cuốn SGK Tiếng Việt 1 trước đây dường như kĩ năng nói đã bị xem nhẹ, thậm chí bỏ qua thì ở cuốn SGK Tiếng Việt 1 mới kĩ năng này được chú ý đúng mức (thêm phần luyện nói). Đương nhiên, kĩ năng đọc và kĩ năng viết vẫn được đặt ở vị trí hàng đầu. 2. Coi trọng sự tích hợp giữa nội dung dạy - học môn Tiếng Việt với các môn học khác ; sự tích hợp giữa hiểu biết sơ giản về tiếng Việt với hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, văn hoá, văn học (Việt Nam và nước ngoài). Ngữ liệu trong sách được chọn lọc kĩ, đảm bảo tính giáo dục và tính thẩm mĩ. 3. Coi trọng tính chặt chẽ của hệ thống ngữ âm tiếng Việt, đặc biệt ở phần Học vần. Thứ tự âm, vần và cùng với nó là thứ tự các chữ cái, các chữ được thể hiện theo một nguyên tắc nhất quán. Trong sách, về cơ bản, không có âm, vần, tiếng lạc (âm, vần, tiếng chưa học đã xuất hiện) và cũng không có những tiếng (là từ đơn) trống nghĩa (không có nghĩa). Các âm có hình thức chữ viết gần giống nhau, nói chung, được sắp xếp theo từng cụm bài. 4. Coi trọng hình thức trình bày và phương pháp trình bày các loại bài học sao cho GV và HS dễ dạy, dễ học và thích học (SGK được in 4 màu, có nhiều tranh ảnh đẹp).
  9. SGK Tiếng Việt 1 gồm 2 phần : Học vần và Luyện tập tổng hợp. Phần Học vần được dạy - học với 22 tuần (rút ngắn thời gian 3 tuần so với SGK CT CCGD). Phần Luyện tập tổng hợp được dạy - học trong 13 tuần. Hệ thống bài học của mỗi phần có đặc trưng riêng, nhưng nguyên tắc xuyên suốt các bài học là : mạch kiến thức và mạch kĩ năng được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp ; có lặp lại nhưng lặp lại đồng thời với nâng cao. Cụ thể : * Phần Học vần gồm 103 bài (83 bài thuộc tập một và 20 bài thuộc tập hai) với 3 dạng bài cơ bản sau : - Làm quen với cấu tạo đơn giản của tiếng (âm tiết) tiếng Việt qua âm và chữ thể hiện âm e, b cùng các dấu ghi thanh (dấu thanh). - Học âm và chữ thể hiện âm mới hoặc vần mới. - Ôn tập nhóm âm hoặc nhóm vần. Đến bài 27, HS đã học được toàn bộ các âm và các chữ cái thể hiện các âm của tiếng Việt ; HS cũng làm quen (một cách tự nhiên) kiểu âm tiết mở (âm tiết kết thúc bằng nguyên âm) : ia, ua, ưa (ở SGV Tiếng Việt 1, tập một gọi là vần). Từ bài 29 đến bài 90, HS được ôn lại các âm và các chữ thể hiện vần mới ((theo trình tự : vần kết thúc bằng bán âm (i, y, o, u) ; vần kết thúc bằng phụ âm vang (n, ng, nh, m) ; vần kết thúc bằng phụ âm không vang (t, c, ch, p)) ; HS cũng làm quen với các kiểu âm tiết mới là âm tiết nửa mở, nửa khép và khép. Từ bài 91 đến bài 103, HS được ôn lại một lần nữa các âm và các chữ thể hiện các âm của tiếng Việt qua việc học một loại vần mới - vần có âm đầu vần (o hoặc u) ; HS cũng được ôn (một cách tự nhiên) các kiểu âm tiết của tiếng Việt. * Phần Luyện tập tổng hợp được bố trí các bài theo tuần với 3 chủ điểm Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước. Mỗi tuần có 6 tiết (3 bài) Tập đọc, 2 tiết (2 bài) Tập viết, 2 tiết (2 bài) Chính tả và 1 tiết (1 bài) Kể chuyện. Các bài của mỗi tuần tập trung vào một chủ điểm - cứ ba tuần hết một lượt chủ điểm (lượt 1 kết thúc ở tuần 25, lượt 2 kết thúc ở tuần 28, lượt 3 kết thúc ở tuần 31, lượt 4 kết thúc ở tuần 34). ở mỗi loại bài trong bốn loại bài (Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện), HS được luyện tập đủ các kĩ năng, nhưng luyện tập nhiều hơn ở kĩ năng đặc trưng của mỗi phân môn (Tập đọc tập trung hơn vào kĩ năng đọc, Tập viết và Chính tả tập trung hơn vào kĩ năng viết, Kể chuyện tập trung hơn vào kĩ năng nghe và nói). Qua nội dung các bài học, HS vừa được ôn kiến thức đã học (các âm, các
  10. vần, các chữ thể hiện âm, vần), vừa được học kiến thức mới (vần khó, chữ viết hoa, luật chính tả). Nói cách khác, hệ thống bài học trong SGK Tiếng Việt 1 được tổ chức theo mô hình các vòng đồng tâm - phát triển. Mô hình này làm cho hoạt động dạy - học môn Tiếng Việt được tự nhiên, nhẹ nhàng, kĩ lưỡng và do đó đảm bảo được tính hiệu quả tất yếu của hoạt động (nếu trong quá trình dạy - học, GV, HS biết khai thác triệt để tính hệ thống của bài học). Thông tin thêm : Tham khảo sách Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1 (các câu 14, 20, 21, 25, 26, 27).
  11. Phần hai NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ DẠY - HỌC CÁC PHÂN MÔN CỤ THỂ (18 GIỜ) A - Dạy Học vần (8 giờ) Hoạt động 1 Tìm hiểu các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phần Học vần lớp 1 (3 giờ) 1. Mục đích hoạt động - Nắm được những PPDH chủ yếu của phần Học vần. - Xác định rõ một số hình thức tổ chức dạy Học vần cho HS lớp 1 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. - Xác định rõ vai trò và cách sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong giờ dạy Học vần. 2. Các việc cụ thể a) Học viên tự nghiên cứu các tài liệu phục vụ cho mục đích nói trên (SGK, SGV, Tài liệu bồi dưỡng GV dạy theo CTTH mới) b) Học viên trao đổi thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây : - Khi dạy phần Học vần SGK Tiếng Việt 1, GV có thể sử dụng PPDH nào ? (nêu rõ từng phương pháp và biện pháp dạy học ứng với mỗi giai đoạn cụ thể trong bài dạy) - Để đổi mới PPDH phát huy tính tích cực chủ động của HS cần tổ chức giờ dạy Học vần như thế nào ? (thực hành hướng dẫn sử dụng đồ dùng và tổ chức trò chơi cho HS trong giờ Học vần) c) Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp về các vấn đề đã trao đổi thảo luận trong nhóm, kèm theo ví dụ minh hoạ cụ thể trong SGK Tiếng Việt 1, thảo luận chung cả lớp về những vấn đề đã được trình bày, nêu những băn khoăn, thắc mắc cần trao đổi tiếp d) Giảng viên chốt lại những điểm chính về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ yếu trong phần dạy Học vần, giải đáp băn khoăn, thắc mắc của học viên Hoạt động 2 Thực hành soạn giáo án và trao đổi ý kiến về vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong quy trình dạy bài Học vần Tiếng Việt lớp 1 (5 giờ) 1. Mục đích hoạt động - Vận dụng những hiểu biết về nội dung và PPDH phần Học vần để thực hành soạn giáo án lên lớp cho các dạng bài cụ thể trong phần Học vần : dạng bài dạy âm vần mới, dạng bài ôn tập.
  12. - Qua việc thực hành soạn giáo án các dạng bài dạy Học vần cụ thể, biết chủ động lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức dạy học phù hợp và hiệu quả. - Biết đề xuất một số hoạt động học tập tích cực, một số trò chơi trong giờ dạy Học vần. 2. Các việc cụ thể - Chọn 1 bài cụ thể trong mỗi dạng bài dạy Học vần, làm việc cá nhân : tìm hiểu cách hướng dẫn soạn bài trong SGV và các tài liệu tham khảo khác, đề xuất PPDH và hình thức tổ chức bài dạy theo tinh thần đổi mới PPDH. - Trao đổi thảo luận trong nhóm về khung bài soạn và các hoạt động dạy - học chủ yếu của GV và HS, thiết kế bài dạy được giao. - Đại diện các nhóm trình bày thiết kế bài dạy của từng nhóm, cả lớp trao đổi thảo luận, góp ý cho bài soạn của các nhóm, kết hợp chỉ rõ sự vận dụng linh hoạt cho từng đối tượng và điều kiện cụ thể. - Giảng viên chốt lại những điểm cần chú ý về việc vận dụng quy trình và PPDH các dạng bài Học vần ở lớp 1, kết hợp giải đáp thắc mắc của học viên. 3. Thông tin ý nghĩa của việc soạn bài trong hoạt động dạy Học vần - Bài soạn được xem là một bản thiết kế để thực hiện một bài Học vần (bản thiết kế cho hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS trong mối quan hệ tương tác nhằm đạt được việc lĩnh hội các đơn vị tri thức mới (âm, vần) và hình thành kĩ năng mới (đọc, viết), phát triển các kĩ năng sẵn có (nghe, nói) trong một thời gian xác định). - Trong phần Học vần, bài học là đơn vị cơ sở, mỗi bài học đều thực hiện trong 2 tiết học với mục tiêu, nội dung, đơn vị kiến thức rất cụ thể. Bởi vậy, việc soạn bài là rất quan trọng. GV cần dựa trên những điều kiện cụ thể của lớp học, trình độ HS, đặc điểm tâm sinh lí vùng miền và những ảnh hưởng của phương ngữ từng vùng để có những thiết kế giáo án cho phù hợp. Hướng dẫn phương pháp dạy học Khi dạy phần Học vần, GV cần chú ý : Thứ nhất, vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. SGK Tiếng Việt 1 đã được biên soạn trên cơ sở của việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên, đổi mới PPDH không phải là phủ nhận các PPDH tiếng Việt truyền thống trước đây như : phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp nêu vấn đề, mà là ở chỗ biết kết hợp sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các PPDH.
  13. Thứ hai, việc sử dụng các PPDH phải theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS. Khi vận dụng từng phương pháp, phải đưa ra cách thức hoạt động của HS để tiếp nhận các tri thức tiếng Việt, cũng như hình thành và phát triển các kĩ năng (đọc, viết, nghe, nói). Trên cơ sở thực hành giao tiếp, những phương pháp được đặc biệt chú ý khi giảng dạy Tiếng Việt 1, phần Học vần là : giảng giải, hỏi đáp, quan sát, miêu tả, sử dụng đồ dùng trực quan, rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, thực hiện trò chơi. Việc tổ chức hoạt động có thể dưới nhiều hình thức linh hoạt : cá nhân, từng đôi một, nhóm nhỏ, nhóm lớn, cả lớp. Để thực hiện đổi mới PPDH, cần lưu ý : a) Đối với GV - Sử dụng SGK, SGV, tự soạn cho phù hợp với đối tượng HS. Khi soạn bài cần đưa ra các hoạt động cụ thể trong môi trường giao tiếp tự nhiên của HS ; cần phát huy tối đa năng lực ngôn ngữ đã có sẵn của HS ; phát huy tính tích cực của HS. - Sử dụng VBT (nếu có), vở Tập viết, Bộ chữ học vần thực hành tiếng Việt, tranh ảnh minh hoạ và các đồ dùng dạy học khác ; tìm hoặc làm một số đồ dùng dễ tìm, dễ làm. b) Đối với HS - Sử dụng SGK, VBT (nếu có), vở Tập viết theo hướng dẫn của GV. - Sử dụng Bộ chữ học vần thực hành tiếng Việt để ghép vần và thực hiện các trò chơi khác ; cũng có thể HS (và cả phụ huynh) tự tìm hoặc làm một số đồ dùng dễ tìm, dễ làm. Tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị và việc tự làm một số đồ dùng dạy học đơn giản Đồ dùng dạy học quan trọng nhất đối với phần Học vần là Bộ chữ học vần thực hành tiếng Việt để ghép vần. Hiện nay Bộ chữ học vần thực hành tiếng Việt của HS đang được sản xuất hàng loạt và không ngừng cải tiến mẫu mã cho phù hợp. GV cần nghiên cứu, suy nghĩ để có thể phát huy tốt tác dụng của Bộ chữ học vần thực hành tiếng Việt (của HS) khi hướng dẫn HS thực hành luyện tập cá nhân, thực hành theo nhóm ; cũng như khi tổ chức trò chơi. Bộ chữ học vần biểu diễn tiếng Việt (của GV) được sử dụng để ghép từ ngữ, luyện đọc câu, tổ chức các trò chơi tập thể trên bảng lớp. Ngoài ra, GV cần sưu tầm thêm các mẫu vật làm đồ dùng trực quan cho phần học âm, vần, ví dụ như : bi, ve, lá đa, cái nơ, con cá, quả lê, lá cờ, củ nghệ, quả khế, ô tô, ; sưu tầm các tranh ảnh minh hoạ cho từ khoá, bài tập đọc, các tranh ảnh minh hoạ chủ đề luyện nói, kể chuyện (phóng to). Giới thiệu quy trình và phương pháp dạy học các dạng bài cơ bản Dạng 1 : Làm quen với âm và chữ
  14. Quy trình và PPDH của nhóm bài Làm quen với âm và chữ 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu cơ bản : HS đọc được âm, thanh và viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh của bài kế trước ; HS làm quen với nền nếp học tập ; mạnh dạn, tự tin trong môi trường học tập mới. - Yêu cầu mở rộng : HS nhận biết và tìm được các tiếng, từ có âm, thanh vừa học. 2. Dạy - học bài mới a) Giới thiệu bài GV dựa vào tranh ở SGK hoặc chuẩn bị tranh, ảnh, vật mẫu để giới thiệu chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới. b) Dạy chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới (trọng tâm) GV tiến hành dạy chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới theo nội dung bài học được trình bày trong SGK qua các bước sau : - Hướng dẫn HS nhận dạng (phân tích) chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới. - Hướng dẫn HS tập phát âm âm mới. - GV viết mẫu và hướng dẫn HS quy trình viết, HS tập viết chữ ghi âm và dấu ghi thanh mới vào bảng con. Đối với 6 bài đầu trong giai đoạn làm quen với âm và chữ, kiến thức trong mỗi bài không nhiều. Ngoài việc dạy kiến thức mới, giai đoạn này, GV cần dành thời gian để ổn định tổ chức lớp và hình thành cho HS nền nếp học tập như : cách cầm vở tập đọc, khoảng cách mắt nhìn, cách ngồi viết, cách đặt vở, cách cầm bút, cách đứng lên đọc bài, cách giao tiếp với các bạn chung quanh, GV có thể sử dụng một cách linh hoạt phần tranh minh hoạ cho chữ ghi âm và dấu ghi thanh mới ở SGK. Ví dụ : Cho HS nhìn tranh, tập phát âm từ mới, tìm âm, thanh mới hoặc cho HS quan sát tranh, nhận xét chữ giống nhau ghi trên các tranh ; tìm thêm tiếng, từ ngữ tương tự. c) Luyện tập GV cho HS luyện tập cả 4 kĩ năng theo nội dung bài học ghi trong SGK như sau : - Luyện đọc âm mới : Luyện đọc theo nhiều hình thức : cá nhân, nhóm, cả lớp (giai đoạn đầu GV cần hướng dẫn cho HS cách nhìn chữ, nhìn dấu để đọc thành tiếng). - Luyện viết chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới : ở 6 bài đầu, việc rèn luyện kĩ năng viết mới dừng lại ở yêu cầu tập tô theo nét chữ mới học trong vở Tập viết 1, tập một, VBT Tiếng Việt 1, tập một (nếu có). GV cần dành thời gian hướng dẫn HS tư thế ngồi, cách giữ vở, cách cầm bút đưa theo nét chữ in sẵn. - Luyện nghe - nói : Giai đoạn đầu, phần luyện nói theo tranh tương đối tự do, theo chủ đề của tranh, không gò bó trong các âm và thanh vừa học. GV gợi ý theo định hướng, bằng các câu hỏi hướng dẫn HS nói qua những câu trả lời đơn giản, nội dung gần gũi với trẻ em. Mục tiêu của phần Luyện nói trong giai đoạn này là giúp HS làm quen với không khí học tập mới, không rụt rè, nhút nhát, dám mạnh dạn nói cho các
  15. bạn nghe và nghe các bạn nói theo hướng dẫn của GV trong môi trường giao tiếp mới - giao tiếp văn hoá, giao tiếp học đường. 3. Củng cố, dặn dò - Chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo. - Hướng dẫn HS tìm tiếng có âm mới học. - Dặn HS học và làm bài tập ở nhà. Thiết kế một bài dạy cụ thể Bài 1 : e A - Mục đích, yêu cầu - Biết đọc, biết viết (tô) chữ e. - Nhận ra âm e trong các tiếng gọi tên tranh minh hoạ trong SGK : bé, me, ve, xe. - Làm quen với nền nếp học tập. B - Đồ dùng dạy - học - SGK Tiếng Việt 1, tập một, VBT Tiếng Việt 1, tập một (nếu có). - Bộ chữ học vần tiếng Việt của GV và HS. - Tranh minh hoạ SGK phóng to hoặc mô hình vật mẫu. - Tranh minh hoạ cho phần luyện nói. C - Các hoạt động dạy - học Tiết 1 (35 phút) I - Hoạt động khởi động - GV tự giới thiệu mình để HS làm quen, cho các em tự giới thiệu mình để làm quen với các bạn trong lớp, tạo không khí thân ái, chan hoà, cởi mở trong lớp học. - GV kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của HS. - GV hướng dẫn các em cách giữ gìn sách vở : không làm quăn mép sách, không viết, vẽ vào sách, giở sách đọc nhẹ nhàng, không gấp trang sách dễ làm nhàu nát sách. II - Dạy - học bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài GV dựa vào tranh ở SGK hoặc chuẩn bị tranh, ảnh, vật mẫu để giới thiệu chữ mới : e - Tranh vẽ ai ? Vẽ cái gì ? (bé, me, ve, xe) - Chúng ta nói được các tiếng : bé, me, ve, xe. Vậy muốn viết các tiếng ấy như thế nào, chúng ta phải học các chữ cái và dấu thanh. Bài hôm nay chúng ta học chữ e. Hoạt động 2 : Dạy chữ ghi âm e GV viết bảng chữ e và tiến hành dạy chữ e theo quy trình sau : - Hướng dẫn HS nhận dạng chữ ghi âm e :
  16. + Chữ e được viết bằng một nét thắt. (viết bảng cho HS quan sát) + Hỏi : Chữ e giống hình cái gì ? (hình sợi dây vắt chéo) - Hướng dẫn HS tập phát âm âm e : + GV phát âm mẫu to, rõ ràng. Lưu ý HS nhìn và lắng nghe GV phát âm. + HS làm việc cá nhân : tập phát âm âm e nhiều lần. Chú ý kiểm tra phát âm cá nhân để sửa chữa lỗi phát âm cho những HS phát âm chưa đúng. - Viết mẫu và hướng dẫn HS quy trình viết trên bảng con : + GV viết lên bảng lớp chữ cái e thật lớn trong khung kẻ ô li. + HS theo dõi GV hướng dẫn quy trình viết : Điểm đặt bút bắt đầu ở đâu ? Đường đưa nét như thế nào ? Điểm cuối chấm dứt ở đâu ? (có thể hướng dẫn HS viết chữ bằng ngón trỏ lên không trung, lên mặt bàn cho định hình trong óc trước khi viết chữ ở bảng con). + HS làm việc cá nhân : • Tìm nhanh chữ e trong Bộ chữ học vần thực hành tiếng Việt. • Tập viết chữ e trên bảng con. Tiết 2 (35 phút) Hoạt động 3 : Luyện tập GV cho HS luyện tập cả 4 kĩ năng theo nội dung bài học ghi trong SGK như sau : - Luyện đọc chữ ghi âm e. GV hướng dẫn HS luyện đọc : + HS luyện đọc cá nhân. + HS luyện đọc theo nhóm. + HS luyện đọc đồng thanh cả lớp (giai đoạn đầu GV cần hướng dẫn HS cách nhìn chữ e đọc lên thành tiếng). - Luyện viết chữ ghi âm e trong VBT (nếu có) hoặc viết trên bảng con. ở bài này, việc rèn kĩ năng viết mới dừng lại ở yêu cầu tập tô theo nét chữ e trong VBT. GV cần dành thời gian hướng dẫn HS tư thế ngồi, cách cầm bút đưa theo nét chữ in sẵn, tập tô chữ e trong VBT (nếu có). - Luyện nghe - nói (HS làm việc theo từng cặp, theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp). Phần Luyện nói theo tranh tương đối tự do theo chủ đề của tranh, không chỉ gò bó trong các tranh thể hiện từ (tiếng) có âm e vừa học. GV có thể định hướng cho HS nói qua những câu hỏi. Tuỳ theo trình độ của lớp dạy mà lựa chọn câu hỏi nhiều hay ít, dễ hay khó. - Gợi ý đặt câu hỏi :
  17. + Trong trang sách mới (trang bên phải) của chúng ta có mấy bức tranh ? (5 bức tranh) + Các bức tranh trong bài vẽ gì ? (Có thể hỏi mỗi HS nói về một bức tranh : tranh 1 : chim mẹ dạy con tập hót ; tranh 2 : ve đang học kéo đàn vi-ô-lông ; tranh 3 : các bạn ếch đang học nhóm ; tranh 4 : thầy giáo gấu dạy các bạn gấu học bài chữ e ; tranh 5 : các bạn HS đang tập đọc chữ e) + Các bức tranh này đều thể hiện việc gì ? (đều thể hiện việc học) + Các bạn trong các bức tranh học gì ? (ve học đàn, chim học hót, gấu, ếch và các bạn nhỏ học chữ, học đọc, học viết) + Bức tranh nào có bạn học bài giống chúng ta hôm nay ? (bạn gấu) GV chốt lại : Học tập là một công việc rất quan trọng, rất cần thiết và rất vui. Vậy chúng ta có thích đi học để chóng biết đọc, biết viết không ? III - Củng cố, dặn dò - Chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo. - HS tô chữ mới học trên bảng lớp. - Trò chơi : Phát triển kĩ năng nói : tìm tiếng có chữ mới học (GV đính lên bảng một số tiếng có âm e hoặc không có âm e ; HS thay nhau lên bảng chỉ tiếng có âm e). - Dặn HS học bài và làm bài tập vào VBT (nếu có). Dạng 2 : Dạy chữ ghi âm (vần) mới l Quy trình và PPDH của nhóm bài Dạy chữ ghi âm (vần) mới 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu cơ bản : HS đọc được âm (vần) và viết được chữ ghi âm (vần) ; đọc và viết được tiếng (từ) ứng dụng ; đọc được câu ứng dụng ở bài cũ (bài trước đó). - Yêu cầu mở rộng : GV có thể tuỳ trình độ HS đưa ra một số yêu cầu mở rộng hoặc nâng cao hơn. Ví dụ : tìm thêm các tiếng (từ) mới có âm (vần) đã học (gợi ý qua đồ dùng học tập ở lớp, đồ dùng trong gia đình, các loại hoa, quả, cây, con vật quen thuộc). 2. Dạy - học bài mới a) Giới thiệu bài GV dựa vào tranh ở SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị để giới thiệu chữ ghi âm (vần) mới ; cũng có thể giới thiệu thẳng âm (vần) mới, đặc biệt ở các bài của phần vần, vì sau phần âm, các kiến thức mới đều được hình thành trên cơ sở kiến thức đã được trang bị (vần do kết hợp các âm đã học ở phần âm). b) Dạy âm (vần) mới
  18. GV tiến hành dạy âm (vần) mới theo nội dung bài học được trình bày trong SGK : - Dạy phát âm âm hoặc đánh vần vần mới. - Hướng dẫn HS ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới (còn gọi là tiếng khoá, từ khoá), đánh vần và đọc trơn nhanh tiếng mới. - Hướng dẫn HS đọc từ (từ ngữ) ứng dụng, câu ứng dụng, làm quen với cách đọc từ, cụm từ, câu ngắn (bước đầu có thể nhẩm vần, đọc trơn từ, đọc nối liền câu). - GV viết mẫu, hướng dẫn HS quy trình viết ; HS tập viết chữ ghi âm (vần) mới vào bảng con. c) Luyện tập GV cho HS luyện tập cả 4 kĩ năng : - Luyện đọc : Hướng dẫn HS luyện đọc âm (vần) mới, từ ngữ ứng dụng (ghi trên bảng lớp), đọc câu ứng dụng trong SGK theo yêu cầu từ dễ đến khó : phát âm đúng các âm, vần, tiếng, đọc trơn tiếng, đọc liền từ, cụm từ, đọc câu, đọc bài (chú ý ngắt nhịp). Thực hành luyện đọc bằng nhiều hình thức : cá nhân, nhóm, cả lớp, đọc tiếp nối, đọc đồng thanh. - Luyện viết chữ ghi âm, vần, tiếng mới : GV hướng dẫn HS hình dáng, đường nét con chữ, quy trình viết. HS tập viết chữ ghi âm, vần, tiếng mới theo yêu cầu từ thấp đến cao : tập tô, tập viết bảng con, tập viết vào vở ; nhìn mẫu - viết đúng, nghe đọc - viết đúng, viết đẹp, viết nhanh. Tuỳ theo đặc điểm đối tượng và thời gian cho phép, GV có thể quy định thời gian, dung lượng viết tại lớp từ 1 đến 3 dòng. - Luyện nghe - nói : GV dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành linh hoạt tuỳ theo trình độ HS, nhằm đạt được yêu cầu : nói về chủ đề trong SGK, chú ý đến các từ ngữ có âm (vần) mới học, từ đó mở rộng sử dụng cả những từ ngữ có âm (vần) chưa học. Chú ý nói theo định hướng, bằng câu hỏi của GV, HS có thể nói được những câu đơn giản, có nội dung gần gũi với cuộc sống chung quanh các em. Phần luyện nghe - nói thực hiện với một thời lượng vừa phải (khoảng 5 phút). 3. Củng cố, dặn dò - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo. - HS viết chữ ghi âm, vần, tiếng mới học trên bảng con và bảng lớp. - GV hướng dẫn HS tìm tiếng có âm, vần mới học (có thể dưới dạng trò chơi). - GV dặn HS học bài và làm bài tập vào VBT (nếu có). l Thiết kế một bài dạy cụ thể Bài 78 : uc, ưc A - Mục đích, yêu cầu - Đọc và viết được các chữ ghi vần : uc, ưc. - Nhận ra các vần uc, ưc trong các tiếng trục, lực.
  19. - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Ai thức dậy sớm nhất ? B - Đồ dùng dạy - học - SGK Tiếng Việt 1, tập một, VBT Tiếng Việt 1, tập một (nếu có). - Bộ chữ học vần tiếng Việt của GV và HS. - Tranh minh hoạ từ khoá (phóng to) : cần trục, lực sĩ. - Tranh minh hoạ cho phần luyện nói. C - các Hoạt động dạy - học Tiết 1 I - Kiểm tra bài cũ - Đọc bài 77 SGK : vần, tiếng, từ khoá, từ ứng dụng, câu ứng dụng (kiểm tra đọc từng cá nhân). - Viết các vần ăc, âc và các từ khoá mắc áo, quả gấc (kiểm tra viết cá nhân trên bảng lớp, hoặc kiểm tra cả lớp trên bảng con). - Thi tìm tiếng chứa vần ăc, âc (làm việc theo tổ, nhóm ; hình thức nói). II - Dạy - học bài mới Hoạt động 1 : Dạy vần mới GV giới thiệu bài qua tranh để xác định từ, tiếng, vần hoặc giới thiệu thẳng và viết vần mới lên bảng lớp. Phân tích cấu tạo vần (từng vần) : - Đánh vần : u - cờ - uc / ư - cờ - ưc. - Phân tích vần : uc (âm u đứng trước, âm c đứng sau) / ưc (âm ư đứng trước, âm c đứng sau). - So sánh vần uc / ưc + Giống nhau : kết thúc bằng c. + Khác nhau : uc có u đứng trước ; ưc có ư đứng trước. - HS đọc trơn vần : uc/ưc (cá nhân, nhóm, dãy bàn, đồng thanh). - Phân tích tiếng khoá, từ khoá. HS đọc trơn tiếng khoá, từ khoá : trục / lực, cần trục / lực sĩ ; sử dụng Bộ chữ học vần thực hành tiếng Việt ; thi tìm và ghép nhanh cần trục / lực sĩ. - HS luyện đọc cá nhân theo trật tự thuận của bài : vần - tiếng - từ khoá. - HS luyện đọc theo nhóm theo trật tự ngược : từ khoá - tiếng - vần. - GV hướng dẫn phát âm để phân biệt được uc và ưc. Lưu ý : Đối với các HS phương ngữ Nam Bộ, cần luyện kĩ để phân biệt được 2 vần này. Viết :
  20. - GV hướng dẫn trên bảng lớp cách viết : uc / ưc ; trục / lực ; cần trục / lực sĩ. - HS viết bảng con : trục / lực ; cần trục / lực sĩ. Lưu ý : - Cách nối giữa u, ư và c. - Cách đặt dấu thanh ở tiếng có 2 vần uc, ưc : giống nhau, đều ở trên (hay dưới) u hoặc ư. Hoạt động 2 : Dạy từ ứng dụng Đọc từ ứng dụng - GV viết hoặc gắn thanh chữ đã viết sẵn 4 từ ứng dụng lên bảng : máy xúc, lọ mực / cúc vạn thọ, nóng nực (không đọc mẫu). - HS luyện đọc các từ ứng dụng chứa vần mới : máy xúc, cúc vạn thọ / lọ mực, nóng nực (cả lớp / từng bàn / cá nhân) : + Đọc thầm, phát hiện và gạch chân trên bảng các tiếng có chứa vần mới : xúc, cúc / mực, nực. + Đọc trơn tiếng. + Đọc trơn từ. Giải nghĩa từ khó (không nhất thiết) GV đặt câu hỏi hoặc cho HS xem tranh máy xúc, lọ mực. Sau khi HS trả lời và nêu nhận xét, GV kết luận, nêu nghĩa của máy xúc, lọ mực. Tiết 2 Hoạt động 3 : Đọc lại vần, tiếng, từ khoá, từ ứng dụng - Đọc bài ứng dụng - HS đọc vần, tiếng, từ khoá, từ ứng dụng (cá nhân, bàn, dãy bàn, cả lớp). - GV cho cả lớp giải câu đố (bài ứng dụng). - HS cả lớp đọc lại bài ứng dụng. - GV sửa lỗi đọc cho HS và đọc mẫu lại. Hoạt động 4 : Tập viết HS tập viết trong VBT (nếu có) : vần mới và các từ khoá (chỉ viết ở lớp : 2 vần mới và 1 từ khoá, phần còn lại viết ở nhà) ; nếu không có VBT, HS viết trên bảng con. Hoạt động 5 : Luyện nói - GV cho HS đọc tiêu đề phần Luyện nói trong SGK (tr.159). - Cả lớp quan sát tranh, thảo luận để cùng trả lời câu hỏi : Ai thức dậy sớm nhất ? (chú gà trống thức dậy sớm nhất) Tuỳ điều kiện cụ thể của địa phương, GV gợi ý HS luyện nói bằng nhiều câu hỏi khác nhau : + Sau khi thức dậy, gà trống thường làm gì ? (gáy vang, gọi mọi người cùng dậy) + Em đã nghe thấy tiếng gà gáy bao giờ chưa ? Chúng gáy như thế nào ? + ở nhà em, ai thường thức dậy sớm nhất ? Em có thường dậy sớm không ?
  21. III - Củng cố, dặn dò - HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh các vần mới và từ khoá, từ và bài ứng dụng. Có thể củng cố bài bằng hình thức cho HS chơi trò chơi : Nhận nhanh mặt chữ. Tổ chức từng nhóm 2 bàn, có từ 3 đến 4 HS ngồi quay mặt vào nhau, tránh di chuyển nhiều. Mỗi nhóm có một quyển SGK. Lần lượt từng HS trong nhóm sẽ chỉ bất kì một tiếng nào trong bài vừa học, bạn ngồi sát bên cạnh phải đọc được ngay và được tiếp tục đố bạn khác. Bạn nào không đọc được hoặc đọc sai sẽ mất lượt không được đố bạn. Cứ như thế quay vòng hết lượt. - GV dặn HS về nhà tập viết các dòng còn lại vào VBT (nếu có), tập đọc lại bài trong SGK. (Tham khảo băng hình 1- bài 14) Dạng 3 : Dạy bài ôn tập l Quy trình và PPDH của nhóm bài Ôn tập âm (vần) 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu cơ bản : HS đọc được âm, vần và viết được chữ ghi âm, vần của bài kế trước ; đọc và viết được tiếng (từ) ghép với âm, vần đã học có trong sách ; đọc được câu ứng dụng ; phát triển lời nói tự nhiên qua chủ đề luyện nói. - Yêu cầu mở rộng : HS hệ thống các bài đã học về các âm hoặc các vần mới có kết thúc bằng các phụ âm giống nhau. 2. Dạy - học bài mới a) Ôn tập theo bảng - sơ đồ trong SGK GV hệ thống lại các chữ ghi âm, vần đã học trong tuần ; củng cố cách đọc, cách viết : Bài Ôn về âm - GV cho HS thực hành ghép tiếng có âm đầu đã học ghi ở cột dọc và vần chỉ có nguyên âm đã học ghi ở dòng ngang. Phần này GV làm mẫu, sau đó chỉ vào các ô trống yêu cầu HS đọc đúng các tiếng ghép được trong bảng 1 (B1) - GV cho HS thực hành ghép tiếng có nguyên âm ghi ở cột dọc và dấu thanh ghi ở dòng ngang. Phần này GV làm mẫu, sau đó chỉ vào các ô trống yêu cầu HS đọc đúng các tiếng ghép được trong bảng 2 (B2). Bài Ôn về vần - GV cho HS thực hành ghép vần có âm chính ghi ở cột dọc và âm kết thúc ghi ở dòng ngang ; hướng dẫn HS quan sát sơ đồ, nhận xét cấu tạo của các vần cùng loại, củng cố cách đánh vần, đọc vần. - HS rèn luyện kĩ năng đọc trơn, nhanh các vần đã học theo Bảng sơ đồ ôn tập. b) Luyện đọc
  22. - Phần này yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa ôn tập vào việc thực hành đọc. - GV hướng dẫn HS luyện đọc từ dễ đến khó : đọc vần, đọc tiếng rời, đọc từ, đọc cụm từ, đọc câu, đọc bài. c) Luyện viết - Ở bài Ôn về âm, HS được luyện tập cách viết chữ ghi âm và chữ ghi tiếng (là từ một tiếng). Sau khi quan sát mẫu chữ viết trong SGK (viết trên dòng kẻ), HS nghe GV đọc để viết đúng vào bảng con, sau đó chuyển sang viết vào vở Tập viết. - Ở bài Ôn về vần, cách tiến hành hướng dẫn luyện viết chữ ghi vần tương tự như trên, song yêu cầu dung lượng viết được nâng cao hơn : viết từ hoặc cụm từ (khoảng 4 đến 6 tiếng). GV cần hướng dẫn để HS làm quen dần với hình thức chính tả nghe - đọc và cố gắng tạo điều kiện để HS viết đúng, viết đẹp (GV phát âm chậm, rõ ràng, chính xác). d) Kể chuyện ở các bài Ôn tập, sau phần luyện đọc, luyện viết là phần kể chuyện theo tranh nhằm giúp cho nội dung học tập thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn. Tên truyện gắn với những âm, vần HS đã học. - Hình thức kể chuyện : GV kể cho HS nghe là chủ yếu. HS nhìn tranh minh hoạ trong SGK và nghe cô giáo kể. Văn bản truyện được in trong SGV. - Sau phần kể chuyện, nếu có thời gian, GV có thể đặt câu hỏi đơn giản về nội dung câu chuyện cho HS trả lời ; hoặc có thể cho HS kể lại từng đoạn theo tranh. 3. Củng cố, dặn dò - GV chỉ bảng hoặc sơ đồ cho HS cả lớp đọc. - Kiểm tra một số HS yếu kém đọc theo sơ đồ. - Chỉ định 2 - 3 HS khá giỏi đọc lại toàn bài luyện đọc. - Dặn HS ở nhà : làm bài tập, ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới. l Thiết kế một bài dạy cụ thể Bài 21 : Ôn tập A - Mục đích, yêu cầu - Biết đọc, biết viết một cách chắc chắn các chữ ghi âm đã học trong tuần : u, ư, x, ch, s, r, k, kh. - Biết cách ghép các chữ rời thành chữ ghi tiếng đối với các tiếng đơn giản. - Đọc đúng tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng. B - Đồ dùng dạy - học - SGK Tiếng Việt 1, tập một, VBT Tiếng Việt 1, tập một (nếu có). - Bộ chữ học vần tiếng Việt của GV và HS. - Sơ đồ bảng ôn trong SGK (phóng to hoặc kẻ trên bảng lớp).
  23. - Các tranh ảnh về các con vật, đồ vật có tên gọi được ghi bằng 8 chữ đã học hoặc hướng dẫn HS quan sát tranh thể hiện ở các bài 17, 18, 19, 20 trong SGK. - Tranh minh hoạ cho phần Kể chuyện : Thỏ và Sư tử. C - các Hoạt động dạy - học Tiết 1 I - Kiểm tra bài cũ - HS đọc các chữ, tiếng, từ, câu ứng dụng của bài 20. - HS viết các chữ : k, kh, kẻ, khế. - HS nhận diện chữ k, kh trong một số từ ngữ do GV viết trên bảng lớp hoặc bảng con. II - Dạy - học bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài GV dựa vào tranh ở SGK hoặc chuẩn bị tranh, ảnh, vật mẫu để giới thiệu bài ôn tập : - Chỉ tranh “chú khỉ”, giới thiệu chữ : khỉ. - Nêu cấu tạo mẫu chữ ghi tiếng : khỉ (nhắc lại cách đánh vần). - Giới thiệu bảng ôn. Hoạt động 2 : Ôn các chữ đã học - HS (2 - 3 em) lên bảng ghi lại các chữ ghi âm đã học từ bài 17 (có thể tổ chức dưới dạng thi viết nhanh). - HS đọc các chữ trên bảng lớp : u, ư, x, ch, s, r, k, kh. - GV treo bảng ghi các chữ ghi âm cần ôn tập theo bảng ôn trong SGK (nên có phấn màu ghi phân biệt 2 chữ ghi nguyên âm và phụ âm). - HS nhìn bảng ôn cách đọc các chữ ghi âm đúng và nhanh theo chỉ bảng của GV. Hoạt động 3 : Ghép tiếng và luyện đọc (trọng tâm) Ghép và đọc tiếng theo bảng ôn : (GV chuẩn bị sẵn bảng 10 chữ ghi âm cần ôn tập (như SGK)) - GV giới thiệu bảng ôn : cột dọc ghi phụ âm, hàng ngang ghi nguyên âm, các ô trống để ghi tiếng kết hợp được. HS cần đọc tiếng có trong ô trống (có dấu 3 chấm). Những ô có dấu gạch chéo (hoặc tô màu sẫm) HS không phải đọc vì không có tiếng hoặc tiếng ít dùng. - HS nhìn bảng, đọc đúng và nhanh các tiếng kết hợp được do GV chỉ bảng (GV chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự với tốc độ đọc nhanh dần). Tiết 2 Hoạt động 4 : Đọc từ, câu ứng dụng - GV ghi bảng từ ứng dụng ở phần luyện đọc và hướng dẫn HS tập đọc : đọc liền tiếng trong từ, đọc từ trong câu.
  24. - HS luyện đọc từ ngữ, câu ứng dụng theo GV chỉ bảng (cá nhân / nhóm / cả lớp theo trình tự chỉ từ ngữ khác nhau), lưu ý HS ngắt hơi ở giữa các cụm từ. Chú ý : Yêu cầu luyện đọc ở bài ôn cần đạt là : biết cách đánh vần, biết đọc trơn nhanh. Cần tăng cường cho HS luyện đọc cá nhân, cần phát hiện những HS yếu cho luyện đọc nhiều hơn. Hạn chế đọc đồng thanh (chỉ đọc đồng thanh khi củng cố bài, hoặc ở một phần trong bài). Hoạt động 5 : Luyện viết - HS (2 - 3 em) đọc lại các chữ cần luyện viết trong SGK : xe chỉ, củ sả. - GV gợi ý cho HS nhận xét sơ bộ các chữ cần luyện viết (mỗi chữ gồm những chữ ghi âm nào ghép lại ? Mỗi chữ có dấu thanh gì ?) - HS nghe GV đọc, luyện viết từng từ ngữ trên bảng con. - HS luyện viết vào vở Tập viết (tuỳ thời gian GV quy định số dòng tập viết tại lớp). Hoạt động 6 : Luyện nghe - nói (kể chuyện) Trong các bài ôn tập, phần luyện nghe - nói được thực hành bằng hình thức kể chuyện theo tranh. GV cho HS đọc tiêu đề truyện (Thỏ và Sư tử) và giới thiệu truyện Thỏ và Sư tử : Thỏ là con vật nhỏ bé. Sư tử là con vật to lớn và hung dữ. Nhờ thông minh và mưu trí, Thỏ đã thắng Sư tử và cứu được muôn loài trong rừng (không phải nộp mình cho Sư tử ăn thịt). - GV kể chuyện lần thứ nhất, HS chú ý lắng nghe. - GV kể chuyện lần thứ hai, vừa kể vừa chỉ vào từng bức tranh minh hoạ trong SGK. HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ. - GV hướng dẫn HS, dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý để kể lại từng đoạn của câu chuyện : + Thỏ đến gặp Sư tử vào thời điểm nào ? + Thỏ và Sư tử đối đáp với nhau ra sao ? + Sư tử thấy gì khi nhìn xuống đáy giếng ? + Sư tử bị chết như thế nào ? III - Củng cố, dặn dò - GV chỉ bảng hoặc bảng ôn trong SGK cho HS theo dõi và đọc theo. - GV khuyến khích HS thi kể từng đoạn câu chuyện. - GV dặn HS học và làm bài tập ở nhà. (Tham khảo băng hình 2 - bài 67) Thông tin thêm : Tham khảo sách Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1 (các câu 22, 23, 24, 30, 36, 37, 38) B - Dạy phần luyện tập tổng hợp (10 giờ)
  25. Hoạt động 1 Xác định những điểm chính về nội dung và PPDH phần Luyện tập tổng hợp (3 giờ) 1. Mục đích hoạt động - Nắm được những điểm chính về mục tiêu dạy học, hệ thống chủ điểm, cách phân bố các chủ điểm, các loại bài học, sự phân bố tiết học trong tuần. - Nắm được bản chất đổi mới của PPDH, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. 2. Các việc cụ thể a) Học viên tự nghiên cứu tài liệu (SGK, SGV Tiếng Việt 1, tập hai ; Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1) b) Học viên trao đổi nhóm để giải đáp những vấn đề sau : - Nội dung và cấu trúc phần Luyện tập tổng hợp : + Phần Luyện tập tổng hợp có bao nhiêu chủ điểm ? Tên gọi ? Các chủ điểm lặp lại theo chu kì như thế nào ? + Các loại bài học trong một chủ điểm được bố trí ra sao ? + Sự phân bố tiết học trong tuần cụ thể như thế nào ? - Mục tiêu của sách Tiếng Việt 1, tập hai, phần Luyện tập tổng hợp (so sánh với mục tiêu của sách Tiếng Việt 1 CCGD). - Các PPDH được sử dụng trong phần Luyện tập tổng hợp. c) Đại diện các nhóm trình bày các ý kiến đã trao đổi trong nhóm ; sau đó thảo luận chung giữa các nhóm d) Giảng viên nhận xét về các ý kiến thảo luận và đưa ra nhận định khái quát về cái mới trong nội dung, PPDH phần Luyện tập tổng hợp. 3. Thông tin (Phần lớn dẫn theo SGV Tiếng Việt 1, tập hai) ƒ Mục tiêu của phần Luyện tập tổng hợp a) Củng cố - Ôn lại những âm, vần đã học ở giai đoạn Học vần (chú trọng các vần có 3 âm, có bán âm) nhằm giúp HS đọc thông thạo, lưu loát hơn ở học kì I. - Học thêm một số vần khó ít dùng, chưa học kĩ ở học kì I, các quy tắc chính tả (c/ k, g/gh, ng/ngh). b) Phát triển - Luyện tập 4 kĩ năng sử dụng tiếng Việt : đọc, viết, nghe, nói (chú trọng đọc, viết). - Trên cơ sở dạy HS đọc đúng và hiểu các văn bản đọc, giúp các em bước đầu mở tầm nhìn rộng hơn ra thế giới xung quanh, hình thành dần những nhận thức, tình cảm và thái độ đúng đắn. ƒ Hệ thống chủ điểm trong phần Luyện tập tổng hợp
  26. a) Phần Luyện tập tổng hợp gồm 13 tuần học, với các chủ điểm : Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước b) Ba chủ điểm được cấu trúc xen kẽ. Mỗi chủ điểm học trong 1 tuần. Sau 3 tuần kết thúc 1 vòng 3 chủ điểm. Sau đó, các chủ điểm được lần lượt nhắc lại nhưng có sự phát triển, mở rộng hoặc đổi mới. Mỗi chủ điểm được lặp lại 4 lần. Tuần cuối cùng (tuần 35) dành cho ôn tập - kiểm tra c) Mỗi tuần gồm 4 loại bài học (4 phân môn) : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết. Mỗi loại bài đều dạy cả 4 kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết), nhưng thể hiện rõ kĩ năng trọng tâm (đọc, viết). Tên mỗi bài học lấy theo kĩ năng trọng tâm của bài đó d) Các bài học trong tuần đều xoay quanh chủ điểm của tuần và gắn với bài Tập đọc (thể hiện quan điểm tích hợp của sách) Sự phân bố tiết học trong tuần (11 tiết) : Tập đọc : 2 tiết Tập viết : 1 tiết Chính tả : 1 tiết Tập đọc : 2 tiết Tập viết : 1 tiết Chính tả : 1 tiết Tập đọc : 2 tiết Kể chuyện : 1 tiết ƒ Về phương pháp dạy - học phần Luyện tập tổng hợp - Thực chất đổi mới PPDH là tích cực hoá hoạt động học tập của HS, làm cho mỗi HS đều được hoạt động, được bộc lộ, phát triển (dưới sự hướng dẫn của GV). - Các PPDH trong phần Luyện tập tổng hợp : + Kết hợp các PPDH trong một tiết học (phương pháp phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, sử dụng trò chơi ). + Kết hợp rèn luyện các kĩ năng trong 1 tiết học, kết hợp rèn luyện tiếng Việt và các hoạt động khác (hát, trò chơi ). + Kết hợp các hình thức tổ chức lớp học trong một tiết dạy (học theo lớp, học theo nhóm, học cá nhân). - Cách thức đưa HS vào hoạt động : + Tăng cường luyện tập thực hành. + Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ trò chơi, đóng vai, tình huống giao tiếp,
  27. - Các hình thức tổ chức dạy học : + HS làm việc độc lập : với bảng con, phiếu học, VBT ; + HS làm việc theo nhóm, lớp (đóng vai, trao đổi, làm mẫu, kiểm tra ). Hoạt động 2 Xác định những điểm chính về quy trình và phương pháp dạy - học các phân môn cụ thể (7 giờ) Hoạt động 2a : Xác định những điểm chính về quy trình và PPDH phân môn Tập đọc 1. Mục đích hoạt động - Học viên nắm được những điểm chính về nội dung phân môn Tập đọc (đặc điểm của các văn bản Tập đọc, cách phân bố các bài đọc trong chủ điểm ) ; cách biên soạn các bài Tập đọc thể hiện trong SGK. - Học viên nắm vững quy trình dạy Tập đọc, những biện pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ yếu. 2. Các việc cụ thể a) Học viên tự nghiên cứu tài liệu (các bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 1, tập hai ; các bài soạn Tập đọc trong SGV Tiếng Việt 1, tập hai) b) Học viên trao đổi nhóm để giải đáp những vấn đề sau : - Đặc điểm của các văn bản Tập đọc được tuyển chọn (phong cách văn bản, độ dài, sự phù hợp chủ điểm, tính giáo dục ). - Cấu trúc nội dung bài Tập đọc thể hiện trong SGK. - Quy trình dạy một bài Tập đọc ở lớp 1 (khâu được chú trọng nhất trong quy trình này là khâu nào ?) - Các bước của khâu luyện đọc (ở tiết 1) ; các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp HS luyện đọc đạt hiệu quả ; hướng dẫn một trò chơi luyện đọc. - Các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp HS thực hiện tốt ôn luyện âm, vần ; cách hướng dẫn một trò chơi ôn luyện âm, vần. - Vai trò của GV trong quy trình dạy Tập đọc đổi mới. c) Đại diện mỗi nhóm trình bày lời giải đáp cho các vấn đề trên, kèm ví dụ minh hoạ cụ thể trong SGK và SGV Tiếng Việt 1, tập hai (mỗi nhóm có thể tìm hiểu sâu chỉ 1, 2 vấn đề - nếu thiếu thời gian) d) Học viên xem băng hình một phần của tiết Tập đọc "Mời vào" ; vận dụng những hiểu biết về quy trình và PPDH Tập đọc để phân tích tiết dạy về các vấn đề sau : - Quy trình dạy có hợp lí không ? - Các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học có phù hợp không ? Có điểm gì sáng tạo ? - Hiệu quả của tiết dạy đạt ở mức độ nào ?
  28. e) Giảng viên chốt lại những điểm chính về nội dung, PPDH Tập đọc trong SGK, SGV Tiếng Việt 1, tập hai, phân tích kĩ đoạn băng (thành công, hạn chế) và giải đáp thắc mắc của học viên 3. Thông tin (Dẫn theo SGV Tiếng Việt 1, tập hai) ƒ Về nội dung dạy Tập đọc Mỗi tuần / chủ điểm trong sách Tiếng Việt 1, tập hai, phần Luyện tập tổng hợp có 3 bài đọc. Mỗi bài học trong 2 tiết. Nhiệm vụ chính là dạy HS luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu, có kết hợp ôn luyện và học mới một số vần chưa học ở phần 1 (Học vần), phát triển vốn từ, luyện nói. Mỗi bài học có 2 phần là : Văn bản và Hướng dẫn học. a) Phần Văn bản Các văn bản sử dụng trong SGK có đặc điểm : - Phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS lớp 1 ; hấp dẫn, gần gũi với thế giới của trẻ ; có tác dụng giúp trẻ mở rộng hiểu biết, nâng cao hơn về tình cảm, thông minh và tự tin hơn. - Đa dạng về phong cách (nghệ thuật, khoa học và nhật dụng) trong đó văn bản nghệ thuật (và có tính nghệ thuật) chiếm tỉ lệ khoảng 70%. - Ngôn ngữ của các văn bản hồn nhiên, trong sáng, hiện đại và thích hợp với trẻ 6, 7 tuổi. - Văn xuôi được dạy xen kẽ với văn vần và chiếm tỉ lệ cao hơn (khoảng 60%). - Một số văn bản có tính hài giúp trẻ sớm phát triển óc hài hước (Vẽ ngựa, Vì bây giờ mẹ mới về ). - Các văn bản được xếp theo thứ tự từ ngắn đến dài, từ đơn giản đến phức tạp. Độ dài từ tuần đầu đến tuần cuối sách dao động khoảng từ 50 đến 100 tiếng. b) Phần Hướng dẫn học gồm các mục : - Các từ ngữ khó cần chú ý khi luyện đọc (kí hiệu T). - Câu hỏi ôn luyện vần và phát triển vốn từ. - Các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc (kí hiệu ) Phần này giúp HS hiểu nội dung bài đọc ở mức đơn giản. Với phần lớn các bài Tập đọc là thơ sẽ có yêu cầu học thuộc lòng một đoạn hoặc cả bài. - Yêu cầu luyện nói (kí hiệu N). ƒ Giới thiệu quy trình và PPDH Tập đọc Quy trình và PPDH thông qua một bài Tập đọc cụ thể (Thiết kế bài dạy) Bài Mời vào A - Mục đích, yêu cầu
  29. - Đọc trơn cả bài ; phát âm đúng những tiếng có âm, vần các vùng phương ngữ dễ phát âm sai. - Ôn các vần "ong, oong" ; tìm được tiếng có vần "ong", vần "oong". - Hiểu các từ ngữ và nội dung của bài. - Biết nói tự nhiên, hồn nhiên về những con vật yêu thích. * Học thuộc lòng bài thơ. B - Đồ dùng dạy - học Các tranh minh hoạ trong SGK (phóng to). c - Các hoạt động dạy - học Tiết 1 I - Kiểm tra bài cũ II - Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài GV có thể giới thiệu bài theo nhiều cách : - Sử dụng tranh minh hoạ rồi dẫn vào bài. - Giới thiệu nội dung chính của bài đọc. - Nhắc lại vấn đề đặt ra trong bài cũ rồi dẫn vào bài mới. (Ví dụ, GV có thể giới thiệu bài "Mời vào" theo cách gợi ra nội dung chính của bài : Hôm nay các em sẽ học bài thơ "Mời vào" kể về ngôi nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. Chúng ta hãy xem những người bạn tốt ấy là ai. Họ rủ nhau cùng làm những công việc gì nhé !) 2. Hướng dẫn HS luyện đọc a) GV đọc mẫu Lời đọc mẫu đúng và hay của GV có tác dụng định hướng cách đọc cho HS, giúp HS nhận thức đúng hơn nội dung bài. Với bài đọc là một văn bản nghệ thuật, lời đọc của GV còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của HS. (Gợi ý GV về cách đọc diễn cảm bài "Mời vào" : giọng vui, tinh nghịch ; nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đoạn đối thoại ; trải dài hơn ở 10 dòng thơ cuối “Kiễng chân cao Làm việc tốt”) GV đọc xong bài thơ, cần hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ (thỏ, nai, gió) được vẽ rất đẹp và sinh động trong SGK (giúp các em hiểu phần nào nội dung của bài thơ). b) HS luyện đọc - Đọc tiếng, từ ngữ (từ khó, từ phát âm dễ lẫn, giải nghĩa từ). Tuỳ đặc điểm phát âm của HS lớp mình, GV tự tìm những tiếng HS dễ phát âm sai cho các em luyện phát
  30. âm đúng (với bài "Mời vào", cần chú ý các từ ngữ : kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền). - Đọc tiếp nối từng câu (có thể là đọc tiếp nối từng dòng với văn bản thơ). - Đọc đoạn, bài (thi đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo đơn vị bàn, nhóm, lớp). Có thể hướng dẫn HS đọc từng đoạn, cả bài thơ "Mời vào" theo các bước sau : + Từng tốp (mỗi tốp 3 HS) tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ. (Mỗi em đọc 1 khổ. Mỗi khổ bắt đầu bằng tiếng gõ cửa "Cốc, cốc, cốc !"). + Để giờ học vui và tạo điều kiện cho HS hiểu hơn Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà ? (câu hỏi 1 ở phần tìm hiểu bài) có thể cho nhiều tốp HS (mỗi tốp 3 em) đọc tiếp nối nhau - mỗi tốp đọc 1 khổ thơ theo các vai : Khổ 1 : người dẫn chuyện, chủ nhà, Thỏ. Khổ 2 : người dẫn chuyện, chủ nhà, Nai. Khổ 3 : người dẫn chuyện, chủ nhà, Gió. (ở cả 3 khổ thơ, người dẫn chuyện chỉ đọc tiếng gõ cửa : - Cốc, cốc, cốc !) - 2, 3 HS thi đọc cả bài. - Các bàn, nhóm, tổ thi đọc cả bài. - Cả lớp đọc đồng thanh (1 lần). * Chú ý về phương pháp : - Sử dụng SGK ngay từ tiết 1 để khai thác tranh minh hoạ, giúp HS quen làm việc với sách, cá thể hoá việc đọc. - Dùng cách đọc tiếp nối để tiết kiệm thời gian, tạo nhịp khẩn trương, làm cho mọi HS trong lớp đều được luyện đọc, đọc nhiều lần. - Yêu cầu HS bắt đầu đọc từ các vị trí khác nhau trong bài để tránh đọc vẹt (sau khi các em đã đọc bài một vài lần). - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm, các tổ hoặc tổ chức trò chơi đọc tiếp sức, truyền điện c) Ôn và học một cặp vần mà HS nói, viết dễ lẫn (ai/ay, ưu/ươu, ong/oong ), trong đó có ít nhất 1 vần trong bài. Các hình thức tổ chức dạy học cần vui, khẩn trương để trong thời gian có hạn, mọi HS đều được nói tiếng, từ, câu các em tìm được. Ví dụ : Thi tìm từ chứa tiếng ; thi nói câu chứa tiếng ; thi ghép âm với vần để tạo thành tiếng ; nói câu thuyết minh cho tranh chứa tiếng có vần cần ôn ; trò chơi bằng thẻ từ, bảng nam châm ; ghép tiếng trên Bộ chữ học vần thực hành tiếng Việt Ví dụ, với bài "Mời vào" :
  31. - GV nêu yêu cầu 1(Tìm tiếng trong bài có vần ong). HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần ong (trong). GV nói với HS : cặp vần cần ôn là ong / oong. - GV nêu yêu cầu 2. Một HS đọc các từ mẫu : chong chóng, xoong canh. HS (làm việc cá nhân) thi tìm (đúng, nhanh, nhiều) tiếng. (Tìm xong tiếng có vần ong mới sang vần oong). Với tiếng có vần ong, có thể cho HS tự tìm và phát biểu ; với tiếng có vần oong, GV viết lên bảng các từ có vần này (xoong canh, cải xoong) và đặt câu hỏi để HS nhận xét sự khác nhau giữa hai vần ong / oong. Tiết 2 (Luyện đọc hiểu, luyện nói) 3. Đọc và trả lời các câu hỏi về bài đọc - ở khâu tìm hiểu bài, GV hướng dẫn HS đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm) và tìm hiểu bài, tổ chức để mọi HS cùng được tham gia trao đổi về nội dung của bài dựa theo các câu hỏi, bài tập trong SGK (các câu hỏi, bài tập này đơn giản có thể giúp HS tái hiện, nhớ bài, hiểu nội dung chính của bài). (Những câu hỏi trong bài "Mời vào" : + Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà ? (Thỏ - Nai - Gió) + Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì ? (Gió được chủ nhà mời vào để cùng soạn sửa đón trăng lên, quạt mát hơi biển cả, reo hoa lá, đẩy thuyền buồm, đi khắp nơi làm việc tốt) Trước khi hỏi HS về nội dung 1 câu, 1 đoạn trong bài, cần yêu cầu các em đọc đi, đọc lại câu, đoạn đó (đọc thành tiếng, đọc thầm) cho thông thạo. (Với lớp HS đọc kém, nên để thời gian dài hơn cho việc luyện đọc) - Sau khi HS đã hiểu bài, GV mời một vài em đọc lại bài với yêu cầu nâng cao (đọc vừa đúng vừa hay). Hình thức tổ chức : thi đọc giữa các cá nhân, hoặc đọc theo vai (với văn bản có nhân vật đối thoại). Yêu cầu chính là luyện cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. GV có thể hướng dẫn HS đọc hay, thể hiện đúng, tự nhiên một vài câu hoặc 1 đoạn trong bài. Ví dụ : Khi HS đọc phân vai các nhân vật trong bài "Mời vào", GV có thể hướng dẫn các em đọc đúng lời hỏi đáp của từng nhân vật theo giọng của từng nhân vật. - Với các bài Tập đọc là thơ có yêu cầu học thuộc lòng (1 khổ hoặc cả bài thơ), GV hướng dẫn HS học thuộc lòng ngay tại lớp, về nhà tiếp tục học thuộc. Như vậy, khâu luyện đọc luôn được thực hiện trước khâu tìm hiểu nội dung bài. HS được luyện đọc một cách kĩ lưỡng trước khi tìm hiểu bài. Nhờ đọc kĩ bài, các em sẽ hiểu bài tốt hơn. Sau khi đã hiểu bài, HS được luyện đọc lại để hoàn chỉnh kĩ năng đọc toàn bài, nâng cao hơn chất lượng đọc. 4. Luyện nói theo bài đọc (kí hiệu N) Đây là một điểm mới của SGK, có mục đích giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ, rèn cho các em nói năng mạnh dạn, tự tin. GV cần biết cách khơi gợi, kích thích HS nói năng, bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình. Yêu cầu luyện nói có thể là :
  32. - Nối các từ ngữ hoặc mệnh đề thể hiện sự hiểu biết nội dung. - Trả lời câu hỏi theo tranh. - Trả lời câu hỏi. - Nói tiếp câu dở dang (Nói về sen - Tiếng Việt 1, tập hai, tr. 92). - Nói một vài câu kể (Nói về ngôi nhà em mơ ước - Tiếng Việt 1, tập hai, tr. 83). - Nói về những con vật em yêu thích - Tiếng Việt 1, tập hai, tr. 95. - Hỏi và trả lời (Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố - Tiếng Việt 1, tập hai, tr. 86). - Tập nói lời chào. - Hát (Hát bài hát về con công - Tiếng Việt 1, tập hai, tr. 98). III - Củng cố, dặn dò GV lưu ý HS về nội dung bài, cách đọc ; nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt. Dặn HS việc cần làm ở nhà. * Giờ học theo hướng đổi mới phương pháp là giờ học mà GV nói ít nhưng biết tổ chức hướng dẫn để HS làm việc và làm việc nhiều. GV không làm hộ, làm thay cho HS. Để giờ học tạo được cảm giác nhẹ nhàng như vậy, GV cần chuẩn bị bài công phu hơn so với việc chuẩn bị bài dạy theo phương pháp cũ. Hoạt động 2b : Xác định những điểm chính về nội dung dạy Kể chuyện, quy trình và PPDH Kể chuyện 1. Mục đích hoạt động a) Học viên nắm được những điểm chính về nội dung dạy Kể chuyện (KC), đặc điểm của các văn bản KC, cấu trúc và cách biên soạn các bài KC trong SGK b) Học viên nắm vững quy trình dạy Kể chuyện trong SGV, những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong giờ Kể chuyện 2. Các việc cụ thể a) Học viên tự nghiên cứu tài liệu (các bài Kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 1, tập hai ; các bài soạn Kể chuyện trong SGV Tiếng Việt 1, tập hai, nội dung Kể chuyện trong sách Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1) b) Học viên trao đổi nhóm để giải đáp những vấn đề sau : - Nhiệm vụ chính của giờ Kể chuyện là gì ? - Nội dung dạy Kể chuyện (phần Luyện tập tổng hợp) có gì giống và khác chương trình Tiếng Việt tiểu học cũ ? - Phương pháp dạy Kể chuyện trong phần Luyện tập tổng hợp có gì mới so với phương pháp dạy Kể chuyện trong sách cũ ? - Dạy Kể chuyện theo sách mới cần sử dụng những biện pháp dạy học nào ? - Quy trình dạy một tiết Kể chuyện thế nào là hợp lí ? - GV cần có giọng kể như thế nào ?
  33. - Cần sử dụng tranh minh hoạ truyện (trong SGK) như thế nào để nâng cao hiệu quả giờ học ? - Làm thế nào để HS kể chuyện tự nhiên, hồn nhiên ? c) Học viên phân tích một bài soạn trong SGV Tiếng Việt 1, tập hai (phần Luyện tập tổng hợp), nêu ý kiến cá nhân về phương án dạy học trong SGV ; và đề xuất những chỉnh sửa về quy trình, PPDH để đạt hiệu quả cao hơn d) Giảng viên chốt lại những điểm chính về nội dung, PPDH kể chuyện, nêu nhận xét về đánh giá phân tích của học viên qua một bài soạn trong SGV mà học viên đã chọn 3. Thông tin (Dẫn theo SGV Tiếng Việt 1, tập hai và sách Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1) ƒ Về nội dung dạy Kể chuyện - Phân môn Kể chuyện có nhiệm vụ : + Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, phát triển trí tưởng tượng của HS. + Rèn cho HS 2 kĩ năng : nghe và nói. - Tiết Kể chuyện được bố trí cuối mỗi tuần học. Các văn bản dùng để kể chuyện được tuyển chọn và biên soạn cho hợp với trẻ lớp 1. Độ dài khoảng từ 120 đến 300 chữ. - Các văn bản này dùng cho GV chuẩn bị tiết Kể chuyện. Nội dung văn bản được in trong SGV. SGK chỉ thể hiện : + Hoạt động của GV và HS trong tiết Kể chuyện. + Các tranh minh hoạ những nội dung chính của truyện kèm các câu hỏi in dưới mỗi tranh là gợi ý để HS tập kể lại từng đoạn của câu chuyện, sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện (với những văn bản ngắn và với lớp HS trình độ khá, giỏi). ƒ Về quy trình dạy Kể chuyện Các hoạt động dạy - học I - Kiểm tra bài cũ II - Dạy bài mới 1. Giới thiệu câu chuyện 2. GV kể chuyện 2, 3 lần - Lần 1 : kể toàn truyện - Lần 2, 3 : kể tiếp nối từng đoạn (kết hợp với tranh minh hoạ) 3. HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh. 4. HS phân vai kể toàn truyện (Kể lần đầu, GV đóng vai người dẫn truyện. Những lần sau mới chuyển tất cả các vai cho HS). 5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện (ở mức đơn giản). III - Củng cố, dặn dò
  34. ƒ Về phương pháp dạy Kể chuyện 1. Điểm mới về phương pháp dạy Kể chuyện - Giờ Kể chuyện theo CTTH cũ chưa đề cao vai trò chủ thể hoạt động của HS. Văn bản truyện quá dài, GV kể mất nhiều thời gian. Tranh minh hoạ làm điểm tựa giúp HS nhớ nội dung câu chuyện có rất ít. Văn bản in trong sách Truyện đọc 1 không phải HS nào cũng đọc được (nhất là ở học kì I, các em đọc còn phải đánh vần). Nếu HS đọc được trước ở nhà thì truyện cũng quá dài để có thể kể lại. Sau khi nghe thầy cô kể chuyện, HS không thực sự nhớ câu chuyện, thời gian dành cho các em tập kể, nghe bạn kể, nói về câu chuyện ít. - Giờ Kể chuyện theo CTTH mới là giờ thực hành nói của HS. Sau khi nghe GV kể chuyện, HS nhớ được nội dung chính của câu chuyện, kể lại được câu chuyện một cách tóm tắt (dựa theo tranh). 2. Yêu cầu đối với GV khi dạy HS - Cần rèn giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với nội dung, lời nói của từng nhân vật, làm cho lời kể thực sự hấp dẫn HS. Muốn vậy, cần đọc kĩ văn bản cho thật hiểu và nhớ trước khi kể để xác lập được kĩ thuật kể văn bản đó. Kĩ thuật kể (hay đọc) diễn cảm một văn bản được xác lập dựa trên 3 phương diện cơ bản sau : + Giọng kể (đọc) : vui hay buồn, hào hùng hay êm ả + Nhịp điệu : nhanh hay chậm, dồn dập, gấp gáp hay hiền hoà, khoan thai + Ngắt giọng tâm lí : ngắt giọng (dù không có dấu câu) với chủ ý gây ấn tượng, coi trọng các thủ pháp mở đầu câu chuyện, thêm tình tiết cho văn bản truyện. - Biết mở đầu truyện là một thủ thuật giúp tạo hứng thú, tạo sự chờ mong, kích thích trí tò mò của trẻ em. - Biết thêm hợp lí một vài từ ngữ vào văn bản truyện vốn cô đọng, hàm súc sẽ làm cho lời kể thêm sinh động, hấp dẫn. 3. Một số biện pháp dạy Kể chuyện - Trực quan : GV khai thác tranh minh hoạ làm cho HS nhớ câu chuyện, khơi gợi trí tưởng tượng, sự sáng tạo của các em. GV gợi mở, dẫn dắt để HS kể chuyện. - Thực hành giao tiếp : GV tạo điều kiện cho mọi HS ở các trình độ khác nhau ít nhiều đều được thực hành kể chuyện, nói về nội dung câu chuyện.
  35. - Cùng tham gia : HS lớp 1 chưa thể tự tổ chức hoạt động theo nhóm, GV cần tổ chức cho các em tham gia các trò chơi (kể chuyện tiếp sức (theo đoạn), kể chuyện phân vai, đóng vai, dựng hoạt cảnh), thay đổi các hình thức hợp tác thực hiện một nhiệm vụ học tập ở mỗi tiết học để tạo sự hấp dẫn. 4. Hướng dẫn HS tập kể chuyện và hiểu câu chuyện - HS tập kể từng đoạn, tạo điều kiện để kể được toàn truyện (yêu cầu với HS khá, giỏi). - Khi HS kể chuyện, GV dạy các em nhớ cốt truyện, không bỏ qua các tình tiết cơ bản bằng cách bám sát tranh minh hoạ, những câu hỏi gợi ý, có thể viết vắn tắt cốt truyện với các tình tiết chính lên bảng lớp. - Khuyến khích để HS thích kể chuyện, kể tự nhiên, hồn nhiên. - Việc phân tích ý nghĩa của truyện cần thể hiện khéo léo ở phần tổng kết tiết học. Hoạt động 2c : Xác định những điểm chính về nội dung, quy trình và PPDH Chính tả trong SGK Tiếng Việt 1, tập hai (phần Luyện tập tổng hợp) 1. Mục đích hoạt động - Học viên nắm được những điểm chính về nội dung dạy Chính tả, các kiểu bài tập Chính tả trong SGK. - Học viên nắm vững quy trình và PPDH Chính tả ; cách hướng dẫn HS luyện tập. - Biết chủ động soạn giáo án giảng dạy hợp lí. 2. Các việc cụ thể a) Học viên tự nghiên cứu tài liệu (các bài Chính tả trong SGK Tiếng Việt 1, tập hai ; các bài soạn Chính tả trong SGV Tiếng Việt 1, tập hai) b) Học viên trao đổi nhóm để giải đáp những vấn đề sau : - Nhiệm vụ của phân môn Chính tả ở lớp 1 (phần Luyện tập tổng hợp) - Các hình thức và các kiểu bài tập Chính tả. Nêu ví dụ. - Quy trình dạy một tiết Chính tả, các biện pháp và hình thức tổ chức dạy Chính tả làm cho giờ dạy sinh động, đạt hiệu quả. c) Đại diện mỗi nhóm trình bày lời giải đáp cho các vấn đề trên, kèm ví dụ minh hoạ cụ thể trong SGK và SGV Tiếng Việt 1, tập hai (Mỗi nhóm có thể chỉ trình bày vấn đề 1, 2 hoặc 3) d) Giảng viên chốt lại những điểm chính về nội dung, PPDH Chính tả và giải đáp thắc mắc của học viên 3. Thông tin (Dẫn theo SGV Tiếng Việt 1, tập hai)
  36. u Về nội dung dạy Chính tả - Nhiệm vụ : rèn cho HS kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả, nhớ các quy tắc chính tả (g / gh, ng / ngh, c / k), phân biệt các lỗi chính tả dễ mắc (l / n, tr / ch, r / d / gi, v / d, i / iê, o / ô, dấu hỏi / dấu ngã), nhận biết các dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi). - Các hình thức chính tả : + Tập chép (là hình thức chủ yếu) + Nghe - viết + Ghi lại câu hỏi câu trả lời (giai đoạn cuối năm). - Các bài tập Chính tả : + Điền âm, vần, tiếng, dấu thanh vào chỗ trống + Nối từ với hình vẽ + Nối những từ ngữ đã cho để tạo thành câu đúng + Khoanh tròn dấu câu + Chọn vần, tiếng đúng để tạo từ + Nhìn tranh, nói câu thuyết minh cho tranh ƒ Về quy trình dạy Chính tả (Thiết kế bài dạy) Các hoạt động dạy - học I - Kiểm tra bài cũ II - Dạy bài mới 1. HS tập chép (hoặc nghe - viết) (kết hợp với luyện đọc, luyện nghe, luyện nói khi HS đọc nhẩm lại bài chính tả theo lời hướng dẫn chữa lỗi của GV ; khi HS nghe để viết chính tả ; khi HS trả lời các câu hỏi về nội dung bài Chính tả). 2. Làm các bài tập chính tả (chú ý phát huy tính tích cực học tập của HS, làm cho HS hoạt động với nhiều hình thức thi đua, trò chơi). 3. GV chấm, chữa bài. III - Củng cố, dặn dò Hoạt động 2d : Xác định những thay đổi cơ bản về mẫu chữ và nội dung dạy Tập viết phần Luyện tập tổng hợp ; quy trình, PPDH Tập viết 1. Mục đích hoạt động a) Học viên nắm được những điểm cơ bản về nội dung dạy Tập viết theo SGK, cấu trúc và cách biên soạn các bài Tập viết trong vở Tập viết 1, tập hai.
  37. b) Học viên nắm vững quy trình dạy Tập viết, những PPDH Tập viết chủ yếu. 2. Các việc cụ thể a) Học viên tự nghiên cứu tài liệu (các bài Tập viết trong SGK Tiếng Việt 1, tập hai ; Mẫu chữ viết trong trường tiểu học (do Bộ ban hành), vở Tập viết 1, tập hai, các bài soạn Tập viết trong SGV Tiếng Việt 1, tập hai). b) Học viên trao đổi nhóm để giải đáp những vấn đề sau : - Nhiệm vụ của giờ Tập viết (phần Luyện tập tổng hợp) là gì ? - Nội dung bài Tập viết trong SGK, cách thể hiện yêu cầu luyện viết trong vở Tập viết 1, tập hai có những điểm gì cần chú ý ? - Quy trình dạy một tiết Tập viết, các biện pháp và hình thức tổ chức dạy Tập viết như thế nào cho giờ dạy sinh động, đạt hiệu quả ? - Nêu ví dụ cụ thể về cách dạy HS tập viết một chữ cái (viết thường) hoặc tập tô một chữ cái (viết hoa). c) Đại diện mỗi nhóm trình bày lời giải đáp cho các vấn đề trên, kèm ví dụ minh hoạ cụ thể trong SGK và SGV Tiếng Việt 1, tập hai, vở Tập viết 1, tập hai (mỗi nhóm có thể trình bày một vài vấn đề trong các vấn đề trên) d) Giảng viên chốt lại những điểm cần chú ý về nội dung, quy trình và PPDH Tập viết trong SGK, SGV và giải đáp thắc mắc của học viên 3. Thông tin (Dẫn theo SGV Tiếng Việt 1, tập hai) ƒ Về nội dung dạy Tập viết Mỗi tuần có 2 bài Tập viết. Mỗi bài dạy trong 1 tiết. Nhiệm vụ chính là dạy HS luyện viết đúng theo mẫu chữ do Bộ quy định. Trong SGK, mỗi bài Tập viết có 3 mục ứng với các nội dung như sau : - Tập tô các chữ hoa theo trình tự bảng chữ cái (A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, ). - Tập viết các vần chữ thường cỡ vừa và nhỏ (là các vần đã ôn luyện ở bài đọc trước đó). - Tập viết các từ ngữ chữ thường cỡ vừa và nhỏ (là các từ ngữ gắn với bài đọc, với các vần được ôn luyện trong bài đọc). SGK chỉ thể hiện nội dung tập tô, tập viết. HS luyện tô, viết trong vở Tập viết 1, tập hai. ƒ Về quy trình dạy Tập viết Tiết Tập viết dạy HS tập tô các chữ cái hoa, luyện viết các chữ thường cỡ vừa và nhỏ (trên vở Tập viết 1, tập hai). Về cơ bản, PPDH Tập viết truyền thống vẫn được sử dụng. Mẫu chữ theo đúng Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  38. Quy trình dạy một bài Tập viết (Thiết kế bài dạy) : Các hoạt động dạy - học I - Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra HS viết bài ở nhà trong vở Tập viết 1, tập hai (đặc biệt là nội dung tập tô chữ hoa). - GV yêu cầu HS viết lại trên bảng lớp (hoặc bảng con) các từ ngữ ứng dụng. II - Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS tô chữ hoa - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ hoa : + HS quan sát chữ hoa trên bảng phụ và trong vở Tập viết. + GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét của chữ mẫu. + GV nêu quy trình viết (vừa nói, vừa tô chữ trong khung chữ). - HS tô chữ hoa trong vở Tập viết. 3. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng - HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng. - HS quan sát các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ và trong vở Tập viết 1, tập hai. - HS tập viết trên bảng con. 4. Hướng dẫn viết vào vở - HS tập tô chữ hoa ; tập viết các vần ; các từ ngữ theo mẫu chữ trong vở Tập viết. GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng, có tư thế ngồi đúng, hướng dẫn các em sửa lỗi trong bài viết. - GV chấm chữa 5, 6 bài cho HS. Sau đó nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. III - Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung về tiết học, khen những HS viết đẹp. - Dặn HS luyện viết tiếp trong vở Tập viết 1, tập hai - phần B (luyện viết ở nhà).
  39. Phần ba Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 1 (2 giờ) Hoạt động 1 Xác định những quy định về kiểm tra và những định hướng cơ bản trong soạn bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Tiếng Việt lớp 1 1. Mục đích hoạt động - Nắm được những quy định về kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của HS. - Nắm được cấu trúc cơ bản của bài kiểm tra định kì phần Học vần và phần Luyện tập tổng hợp. 2. Các việc cụ thể a) Học viên tự nghiên cứu tài liệu tham khảo về quy định kiểm tra, đề bài kiểm tra b) Học viên trao đổi nhóm để trả lời được các câu hỏi sau : - Các hình thức kiểm tra đối với môn Tiếng Việt lớp 1. - Yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể về kiểm tra. - Các dạng bài kiểm tra. c) Mỗi nhóm soạn một bài kiểm tra định kì và cử đại diện trình bày d) Giảng viên giải đáp thắc mắc của học viên và nhắc lại những điểm mới trong quy định về kiểm tra 3. Thông tin Hướng dẫn chung về kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt lớp 1. ƒ Yêu cầu chung 1. Nội dung kiểm tra sát với yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng được quy định trong CTTH : - Đọc đúng và rõ ràng bài văn đơn giản. - Hiểu nghĩa các từ thông thường và câu văn đã học. - Viết đúng chữ viết thường. - Chép đúng chính tả đoạn văn. - Nghe hiểu lời giảng và hướng dẫn học tập của GV. - Nói rõ ràng, trả lời được câu hỏi đơn giản. 2. Từng bước đưa các yếu tố đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS vào cấu trúc nội dung và hình thức đề kiểm tra đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
  40. 3. Việc ra đề kiểm tra có thể do nhà trường, Phòng hoặc Sở Giáo dục - Đào tạo. Giám đốc các Sở Giáo dục - Đào tạo cần chỉ đạo việc ra đề cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn của mỗi tỉnh (thành phố). ƒ Yêu cầu cụ thể 1. Bài kiểm tra môn Tiếng Việt gồm có hai phần : a) Kiểm tra đọc (kết hợp với kiểm tra nghe, nói qua phần trả lời các câu hỏi chính tả và câu hỏi tìm hiểu nội dung bài). - Đọc đúng và rõ ràng bài văn đơn giản (khoảng 60 - 70 tiếng). - Nghe hỏi trả lời câu hỏi về chính tả âm vần (khoảng 4 - 6 hiện tượng). - Nghe hỏi trả lời câu hỏi về bài tập đọc (khoảng từ 1 - 3 câu). b) Kiểm tra viết - Nghe đọc - viết đúng chính tả đoạn văn (khoảng 25 - 35 tiếng). - Làm bài tập chính tả âm - vần (khoảng 6 - 8 hiện tượng). 2. Thời gian : Thời gian kiểm tra do người ra đề quyết định tuỳ thuộc vào khối lượng và nội dung của đề ra. Song thời gian kiểm tra đọc cho mỗi HS không quá 5 phút, thời gian kiểm tra viết cho cả lớp không quá 35 phút. 3. Điểm kiểm tra môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra đọc và kiểm tra viết (làm tròn 0,5 lên 1,0 điểm). Hướng dẫn đánh giá bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt lớp 1 Bài kiểm tra gồm có 2 phần : 1. Kiểm tra đọc (10 điểm) - Đọc đúng, lưu loát (6 điểm). - Trả lời đúng câu hỏi về âm vần dễ lẫn (2 điểm). - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài tập (2 điểm). Hình thức kiểm tra : GV kiểm tra từng cá nhân HS, khoảng 3 - 5 phút/ HS 2. Kiểm tra viết (10 điểm) - Viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả (6 điểm). - Viết sạch, đẹp đều nét (2 điểm). - Làm đúng bài tập chính tả âm vần (2 điểm). Hình thức kiểm tra : GV đọc bài cho HS cả lớp viết chính tả. Sau đó HS làm bài tập chính tả khoảng 10 - 15 phút. Nếu không có điều kiện in sẵn đề kiểm tra cho HS, GV viết bài tập lên bảng cho HS chép và làm bài vào giấy kiểm tra (thời gian làm bài không kể thời gian chép đề). Ví dụ minh hoạ đề bài kiểm tra cuối năm
  41. I - Kiểm tra đọc 1. Đọc đúng đoạn văn sau : Chim sơn ca Trưa mùa hè, nắng vàng như mật ong chảy nhẹ trên khắp các cánh đồng cỏ. Những con sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên nền trời xanh thẳm. 2. Em hãy tìm trong bài và đọc lên những chữ có dấu hỏi. 3. Trưa mùa hè, những con chim sơn ca đang nhảy nhót ở đâu ? 4. Tiếng hót của chim sơn ca được miêu tả như thế nào ? II - Kiểm tra viết 1. Em hãy nghe đọc và viết đúng chính tả đoạn thơ sau : Em yêu mùa hè Em yêu mùa hè Có hoa sim tím Mọc trên đồi quê Rung rinh bướm lượn. Thong thả dắt trâu Trong chiều nắng xế Em hái sim ăn Trời, sao ngọt thế. 2. Điền vào những chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã : a) trầm bông / bông dưng b) vững chai / chai tóc 3. Điền vào chỗ trống : ch hay tr Thong thả dắt âu Trong iều nắng xế
  42. Phần bốn Phụ lục 1. Bản tự đánh giá kết quả học tập của học viên a) Học viên tự đánh giá về hiểu biết : Theo anh (chị), môn Tiếng Việt lớp 1 có những điểm gì mới về : a1. Chương trình a2. Sách giáo khoa
  43. a3. Phương pháp dạy học b) Học viên tự đánh giá về năng lực thực hiện các dạng bài : Dạng bài Năng lực cá nhân Làm quen với âm và chữ Dạy âm(vần) mới Ôn tập Tập đọc Kể chuyện Chính tả Tập viết c) Những đề xuất của học viên về tài liệu và hình thức bồi dưỡng :
  44. Danh mục tài liệu tham khảo chính 1. SGK Tiếng Việt 1 (hai tập), NXB Giáo dục, H., 2003. 2. SGV Tiếng Việt 1 (hai tập), NXB Giáo dục, H., 2003. 3. VBT Tiếng Việt 1 (hai tập), NXB Giáo dục, H., 2003. 4. Tập viết 1 (hai tập), NXB Giáo dục, H., 2003. 5. Luyện viết chữ đẹp (hai tập), NXB Giáo dục, H., 2002. (Theo mẫu chữ do Bộ GD & ĐT ban hành) 6. Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1, NXB Giáo dục, H., 2002. 7. Bảng Mẫu chữ viết trong trường tiểu học, Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh Giáo dục, NXB Giáo dục, H., 2002. 8. Bộ chữ dạy Tập viết, Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh Giáo dục, NXB Giáo dục, H., 2002. 9. Đĩa hình dạy học Tiếng Việt 1. 10. Bộ tranh Dạy Học vần, luyện nói lớp 1, Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh Giáo dục, H., 2002. PGS. TS. Đặng Thị Lanh TS. Hoàng Hoà Bình TS. Trần Thị Minh Phương
  45. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI MỤC TIÊU Sau khi học xong tài liệu này, bạn có thể : Biết và hiểu : - Quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình Tự nhiên và Xã hội. - Những điểm mới của chương trình và SGK Tự nhiên và Xã hội 1. - Một số PPDH môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 theo hướng phát huy tính tích cực của HS. - Cách lập kế hoạch và tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. Có khả năng : - Phân tích chương trình, SGK và SGV Tự nhiên và Xã hội 1 mới. - Sử dụng có hiệu quả SGK Tự nhiên và Xã hội 1. - Lập kế hoạch bài học và tổ chức dạy - học theo hướng phát huy tính tích cực của HS. NỘI DUNG Giới thiệu Như bạn đã biết, trong CTTH mới, môn Tự nhiên và Xã hội được dạy ở các lớp 1, 2, 3 (giai đoạn I của bậc Tiểu học). Lên đến lớp 4 và lớp 5 (giai đoạn II của bậc Tiểu học), môn Tự nhiên và xã hội được phát triển thành môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí. Vậy môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng trên quan điểm nào ? Nó có điểm gì mới so với chương trình môn Tự nhiên và Xã hội cũ ? Những PPDH nào được coi là PPDH đặc trưng để dạy môn học, nhằm phát huy tính tích cực của HS ? Hi vọng rằng sau khi học xong bài này, bạn không những trả lời được những câu hỏi trên mà còn có thể vận dụng những điều đã học để dạy tốt môn học. I - Những điểm mới của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Hoạt động 1 Tìm hiểu quan điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên và Xã hội 1. Đọc các tài liệu sau : - Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội mới. - Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội cũ (CT CCGD). - Chương trình môn Sức khoẻ (CT CCGD). 2. Ghi chép lại ý kiến cá nhân về những vấn đề sau :
  46. - Liệt kê những quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình môn Tự nhiên và Xã hội mới. - Trong những quan điểm trên, quan điểm nào là mới ? Quan điểm nào là kế thừa? - Chứng minh chương trình môn Tự nhiên và Xã hội mới mang tính mềm dẻo, giúp cho GV có thể lựa chọn nội dung, PPDH phù hợp với mục tiêu môn học và điều kiện, hoàn cảnh địa phương. 3. Trao đổi trong nhóm chuyên môn những hiểu biết của cá nhân về những vấn đề trên Thông tin phản hồi a) Quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình môn Tự nhiên và Xã hội - Quan điểm chỉ đạo quan trọng là tư tưởng tích hợp, cụ thể, coi con người, xã hội và tự nhiên có mối quan hệ qua lại thống nhất. - Lựa chọn các nội dung học tập sao cho : + Phù hợp với HS các lớp 1, 2, 3 về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị. + Gắn với kinh nghiệm đã và đang có của HS. + Đáp ứng sở thích và nguyện vọng của HS. - Xây dựng một khung chương trình mang tính mềm dẻo. - Các PPDH của chương trình cần được cụ thể hoá trong SGK, SGV và được GV thực hiện thông qua quá trình dạy học trên lớp. b) Những quan điểm mới và kế thừa - Trong những quan điểm trên, hai quan điểm sau là mới : + Xây dựng một khung chương trình mang tính mềm dẻo. + Các PPDH của CT cần được cụ thể hoá trong SGK, SGV và được GV thực hiện thông qua quá trình dạy học trên lớp. - Hai quan điểm sau mang tính kế thừa và phát triển : + Quan điểm chỉ đạo quan trọng là tư tưởng tích hợp, cụ thể coi con người, xã hội và tự nhiên có mối quan hệ qua lại thống nhất. + Lựa chọn các nội dung học tập sao cho : • Phù hợp với HS các lớp 1, 2, 3 về mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ. • Gắn với kinh nghiệm của HS. • Đáp ứng sở thích và nguyện vọng của HS. c) Chứng minh chương trình môn Tự nhiên và Xã hội mang tính mềm dẻo Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội mang tính mềm dẻo, điều đó thể hiện trong nội dung chương trình. Ví dụ : Trong chương trình cũ, ở chủ đề Thực vật nêu đích danh cây rau cải, cây hoa hồng, cây bạch đàn, còn trong chương trình mới chỉ nêu
  47. cây rau, cây hoa, cây gỗ. Như vậy, GV có thể lựa chọn một loại cây phổ biến ở địa phương để dạy nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu của bài học. Hoạt động 2 Xác định những điểm mới của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 1. Đọc các tài liệu sau : - Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội mới. - Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội cũ (CT CCGD). - Chương trình môn Sức khoẻ (CT CCGD). 2. Ghi chép lại ý kiến cá nhân về những vấn đề sau : a) Mục tiêu chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. b) Những điểm mới trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 mới so với chương trình cũ. c) Cấu trúc nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 mới. 3. Trao đổi trong nhóm chuyên môn những hiểu biết của cá nhân về những vấn đề trên. ™ Thông tin phản hồi a) Mục tiêu chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Sau khi học xong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, HS biết : - Sơ lược về cơ thể người, giữ vệ sinh cá nhân, vui chơi an toàn. - Các thành viên trong gia đình, lớp học. - Sơ lược về cuộc sống xung quanh. Nhận ra những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học để phòng tránh. - Tập quan sát một số cây, con vật và sự thay đổi của thời tiết. b) Những điểm mới trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 mới so với chương trình cũ - Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 mới có sự tích hợp nội dung của môn Tự nhiên và Xã hội cũ và môn Sức khoẻ. Việc tích hợp này làm cho chương trình mới có những ưu điểm sau : + Tăng cường tính thiết thực của chương trình. Ví dụ : ở chương trình cũ, HS được học các kiến thức về cấu tạo ngoài và chức năng của các giác quan trong môn Tự nhiên và Xã hội, còn kiến thức về bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các giác quan lại được học trong môn Sức khoẻ. Hơn nữa, sự bố trí các tiết học này lại xa nhau, chẳng hạn : bài “Mắt” là bài số 23 trong môn Tự nhiên và Xã hội, còn bài “Giữ sạch đôi mắt” là bài số 7 trong môn Sức khoẻ. Như vậy, việc tích hợp nội dung môn Sức khoẻ vào môn Tự nhiên và Xã hội giúp cho HS học về mỗi vấn đề một cách trọn vẹn hơn.
  48. + Khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo kiến thức giữa hai môn mà báo chí đã đề cập đến nhiều trong thời gian qua. + Giảm thời lượng học tập cho HS. Trong chương trình cũ, HS học môn Tự nhiên và Xã hội 1tiết/1 tuần, môn Sức khoẻ 1tiết/1 tuần, tổng cộng HS học cả 2 môn là 66 tiết/1năm, còn trong chương trình mới, HS sẽ được học 1 tiết/1 tuần, tổng cộng 35 tiết/1năm. - Cấu trúc nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội cũ gồm bảy chủ đề : Gia đình, Trường học, Quê hương, Thực vật, Động vật, Cơ thể người, Bầu trời và Trái Đất, còn trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội mới gồm ba chủ đề : Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Nội dung của ba chủ đề này không những vẫn bao quát nội dung chính của bảy chủ đề trong môn Tự nhiên và Xã hội cũ mà còn được tích hợp với nội dung của môn Sức khoẻ một cách nhuần nhuyễn : đi từ sức khoẻ cá nhân trong chủ đề Con người và sức khoẻ đến sức khoẻ cộng đồng trong chủ đề Xã hội và sức khoẻ môi trường trong chủ đề Tự nhiên. - Mặc dù chương trình mới tích hợp nội dung môn Sức khỏe với nội dung môn Tự nhiên và Xã hội đồng thời cắt giảm gần 1/2 quỹ thời gian, nhưng so với chương trình cũ, chương trình mới vẫn nhẹ nhàng, dễ thực hiện hơn. Điều này được thể hiện trong nội dung chương trình cụ thể : + Một số nội dung ở lớp 1 cũ được đưa lên các lớp trên. Ví dụ : Nội dung về trường học sẽ được học ở lớp 2, trong chương trình lớp 1 mới chỉ đề cập đến nội dung lớp học. + Một số nội dung chưa thật cần thiết đối với HS sẽ được lược bỏ. Ví dụ : trong chương trình mới, các kiến thức về cấu tạo của các giác quan, não, được lược bỏ. - Chương trình mới tăng tính thực hành và vận dụng vào thực tế. Điều này thể hiện ở việc : + Lựa chọn nội dung từng bài. Ví dụ bài 14 (An toàn khi ở nhà) có đưa ra một số tình huống thường gặp có thể dẫn đến đứt tay, bỏng, điện giật. Các tình huống này được diễn tả bằng hình vẽ. Khi học bài này, HS sẽ được “đóng vai” để xử lí từng tình huống cụ thể. + Tăng thêm loại bài thực hành : trong SGK cũ chỉ có 2 loại bài - loại bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới và loại bài ôn tập, còn trong SGK mới có thêm một loại bài nữa, đó là loại bài thực hành. Ví dụ : trong SGK mới có hai bài thực hành - bài 7 (Thực hành : Đánh răng, rửa mặt) và bài 31 (Thực hành : Quan sát bầu trời). - Chương trình mới môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 “mở và động” hơn. c) Cấu trúc nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Cấu trúc nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 bao gồm 3 chủ đề : Con người và sức khoẻ ; Xã hội ; Tự nhiên. Cụ thể là :
  49. - Chủ đề Con người và sức khoẻ, HS được học về : + Cơ thể người và các giác quan (các bộ phận chính, vai trò nhận biết thế giới xung quanh của các giác quan, vệ sinh cơ thể và các giác quan, vệ sinh răng miệng). + Ăn đủ no, uống đủ nước. - Chủ đề Xã hội, HS được học về : + Gia đình : các thành viên trong gia đình, nhà ở và đồ dùng trong nhà, giữ nhà ở sạch sẽ, an toàn khi ở nhà. + Lớp học : các thành viên trong lớp học, các đồ dùng trong lớp học, giữ lớp học sạch đẹp. + Cuộc sống xung quanh : phong cảnh và hoạt động sinh sống của nhân dân, an toàn giao thông. - Chủ đề Tự nhiên : + Thực vật và động vật (một số cây, con phổ biến). + Một số hiện tượng phổ biến của thời tiết. II - NHững điểm mới trong SGK và sGV môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Hoạt động 1 Tìm hiểu những điểm mới trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 1. Nghiên cứu những SGK sau : - SGK Tự nhiên và Xã hội 1 mới (xuất bản năm 2002) - SGK Tự nhiên và Xã hội 1 cũ (xuất bản trước năm 2002). - SGK Sức khoẻ lớp 1 (xuất bản trước năm 2002). 2. Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau : - So với SGK Tự nhiên và Xã hội 1 cũ, SGK Tự nhiên và Xã hội 1 mới có những điểm gì mới (về khổ sách, cấu trúc nội dung và cách trình bày) ? Nêu ưu điểm của những điểm mới đó. - Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp về cách sử dụng SGK sao cho hiệu quả. 3. Trao đổi trong nhóm chuyên môn những hiểu biết của cá nhân về những vấn đề trên. Thông tin phản hồi a) Những điểm mới trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 so với SGK cũ - Khổ sách : Kích thước SGK mới (17 Ơ 24cm) lớn hơn SGK cũ (14,5 Ơ 20,5cm). Với khổ sách như vậy, sẽ tạo điều kiện cho việc : + Có thể tăng kênh hình, tăng cỡ chữ.
  50. + Bài học được trình bày trong 2 trang mở, thuận lợi để vẽ bức tranh to, bao trùm cả 2 trang. Chính điều này cho phép thể hiện những cảnh mang tính tổng thể. Ví dụ : tranh ở bài 18, 19 (Cuộc sống xung quanh) được vẽ trên 2 trang mở thể hiện phong cảnh và hoạt động sinh sống của người dân. + Tất cả các hoạt động học tập được trình bày trình tự trong 2 trang mở, giúp cho HS dễ dàng có cái nhìn hệ thống toàn bài học. - Cấu trúc nội dung : Tương ứng với chương trình, SGK mới có 3 chủ đề bao gồm 35 bài (sách cũ có 33 bài), được đánh số từ 1 đến 35 và mỗi một chủ đề được phân biệt bằng màu sắc riêng : 10 bài thuộc chủ đề Con người và sức khoẻ có màu hồng ; 11 bài thuộc chủ đề Xã hội có màu xanh lá cây và 14 bài thuộc chủ đề Tự nhiên có màu xanh da trời. Màu sắc khác nhau như vậy có tác dụng giúp HS dễ tìm bài cần học, đồng thời nhắc các em biết bài đang học thuộc chủ đề nào. - Cách trình bày : SGK Tự nhiên và Xã hội 1 mới được trình bày không khác với SGK cũ về tỉ lệ giữa kênh chữ và kênh hình cũng như về chất lượng kênh hình, nhưng lại khác ở điểm : SGK mới chú trọng đến việc xuất phát từ người học và được viết với định hướng hỗ trợ hiệu quả cho việc đổi mới PPDH. Chính điểm khác biệt đó dẫn đến những điểm khác trong kênh hình và kênh chữ của sách mới so với sách cũ như sau : + Kênh hình : Dưới mỗi hình không đánh số và không có phần ghi chú vì HS lớp 1 chưa biết đọc và đọc chưa thạo. Ngoài việc đóng vai trò cung cấp thông tin như ở sách cũ, kênh hình ở sách mới còn đóng vai trò chỉ dẫn học tập, có tác dụng gợi ý cho GV lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp. + Kênh chữ : Trong SGK cũ, kênh chữ bao gồm những nội dung trọng tâm của bài được đặt trong phần đóng khung và phần câu hỏi ở cuối bài ; trong những câu hỏi này, trừ một số câu hỏi mang tính chất liên hệ, phần lớn là câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức trong phần đóng khung. Ví dụ : Bài 26 (Lưỡi) trong sách cũ có 2 câu hỏi : - Câu hỏi 1 : Lưỡi giúp ta nhận biết những vị gì của thức ăn ? - Câu hỏi 2 : Em không nên ăn những thức ăn nào ? Để trả lời 2 câu hỏi này, HS chỉ cần đọc và nhớ nội dung của phần đóng khung mà không cần phải “động não”, suy nghĩ để trả lời. Còn trong SGK mới, kênh chữ bao gồm một hệ thống câu hỏi và “lệnh” - yêu cầu HS làm việc. “Lệnh” được viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Số lượng câu hỏi và “lệnh” tăng dần từ bài 1 đến bài 35 (riêng bài 1 và bài 2 không có kênh chữ). Điều này rất phù hợp với HS lớp 1, đặc biệt trong thời gian đầu năm học, khi các em còn chưa biết đọc. ở đầu các câu hỏi và “lệnh”, có các kí hiệu chỉ dẫn hoạt động học tập. Có tất cả 4 loại kí hiệu ứng với 4 loại hoạt động học tập : quan sát và trả lời ; liên hệ thực tế và trả lời ; trò chơi học tập ; vẽ. Các kí hiệu này giúp cho HS có thói quen biết hoạt động gì khi nhìn vào từng loại kí
  51. hiệu, và đặc biệt rất phù hợp với HS lớp 1, khi mà khả năng đọc của các em còn hạn chế. Các câu hỏi trong SGK mới kích thích được tư duy của HS và hướng các em tới những câu trả lời khác nhau, dựa trên vốn kinh nghiệm sống của HS và sự phán đoán của các em. Ví dụ : bài 22 (Cây rau) có câu hỏi : Cây rau được trồng ở đâu ? HS có thể trả lời : Cây rau được trồng ở ruộng, ở vườn, ở chậu, ở sân, (tuỳ vào thực tế các em đã thấy cây rau trồng chỗ nào), hoặc trong bài 20 đưa ra những tình huống không an toàn giao thông (bằng hình vẽ) và kèm theo đó là câu hỏi : Điều gì có thể xảy ra ? Dựa trên phán đoán của bản thân, HS sẽ có câu trả lời khác nhau đối với câu hỏi này. b) Sử dụng SGK đạt hiệu quả - Sử dụng SGK để học : + Căn cứ vào kí hiệu trước các câu hỏi và “các lệnh” ở mỗi bài học mà HS nhận ra được một chuỗi trình tự các hoạt động học tập. + Các hình ảnh trong bài là nguồn tri thức. Vì vậy, để trả lời các câu hỏi trong bài, HS phải quan sát, làm thực hành, liên hệ với thực tế và động não suy nghĩ. + Trong trường hợp có nhiều cách ứng xử trước một tình huống, các em sẽ được GV hướng dẫn để lựa chọn cách giải quyết tốt nhất. + Cuối một số bài có phần yêu cầu HS vẽ hoặc chơi trò chơi để giúp các em khắc sâu kiến thức của bài và phát triển trí tưởng tượng. - Sử dụng SGK để dạy : + Căn cứ vào nội dung của kênh chữ và kênh hình ở mỗi bài học mà GV có thể dựa vào đó để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Ví dụ : GV tổ chức cho HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi ; thực hiện các trò chơi để củng cố bài học hay trả lời các câu hỏi mang tính liên hệ thực tế hoặc làm thực hành để phát hiện ra kiến thức mới, Hoạt động 2 Tìm hiểu những điểm mới trong SGV Tự nhiên và Xã hội 1 1. Nghiên cứu những SGV sau : - SGV Tự nhiên và Xã hội 1 mới (xuất bản năm 2002) - SGV Tự nhiên và Xã hội 1 cũ (xuất bản trước năm 2002). - SGV Sức khoẻ 1 (xuất bản trước năm 2002). 2. Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau : - Nêu cấu trúc SGV Tự nhiên và Xã hội 1 mới. - Đọc kĩ một số bài và nêu điểm mới trong cách hướng dẫn bài học.
  52. 3. Trao đổi trong nhóm chuyên môn những hiểu biết của cá nhân về những vấn đề trên. Thông tin phản hồi a) Cấu trúc SGV Tự nhiên và Xã hội 1 mới SGV Tự nhiên và Xã hội 1 gồm hai phần : - Phần I - Hướng dẫn chung, gồm có hai nội dung chính : + Giới thiệu mục tiêu, nội dung, PPDH và cách đánh giá HS học môn Tự nhiên và Xã hội. + Giới thiệu SGK Tự nhiên và Xã hội 1. - Phần II - Hướng dẫn cụ thể : Đi sâu vào hướng dẫn từng bài, nhằm giúp GV xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS cần đạt được sau mỗi bài học ; những đồ dùng cần thiết cho việc học tập của HS và dạy học của GV cũng như cách tiến hành các hoạt động dạy và học để đạt được mục tiêu của bài học. Qua đó, GV có thể áp dụng sáng tạo các PPDH phù hợp để soạn ra những kế hoạch bài học riêng của mình cho phù hợp với trình độ của HS và điều kiện thực tế ở địa phương. b) Điểm mới trong việc hướng dẫn cụ thể từng bài - Phần “Hoạt động dạy - học” được thiết kế thành các hoạt động cụ thể. Mỗi bài thường có từ 2 đến 3 hoạt động, không kể hoạt động giới thiệu và kết thúc bài học. - Mỗi hoạt động bao gồm 3 phần : mục tiêu, cách tiến hành và kết luận. - Khi soạn bài, GV cần bám sát mục tiêu của từng hoạt động, còn cách tiến hành thì có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện ở địa phương và trình độ của HS, miễn là HS đạt được mục tiêu đề ra cho mỗi hoạt động - Phần kết luận sau mỗi hoạt động là nội dung GV cần lưu ý chốt lại cho HS và đôi khi cũng là “lời giải” cho GV. III - một số phương pháp dạy - học có thể sử dụng để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Học sinh trong môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 Hoạt động 1 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 1. Đọc các tài liệu sau - Mục 2 thuộc phần III, trang 52 viết về Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục, H., 2002. - Mục V, phần I - SGV Tự nhiên và Xã hội 1. 2. Làm các bài tập sau
  53. - Liệt kê tên các PPDH có thể sử dụng để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 nói riêng dưới dạng sơ đồ hoá theo cách hiểu của bạn. - Liệt kê tên các hình thức tổ chức dạy học có thể sử dụng để dạy - học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 nói riêng dưới dạng sơ đồ hoá theo cách hiểu của bạn. - Ghi lại một cách vắn tắt về những điểm cần lưu ý khi sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học kể trên. 3. Thảo luận với đồng nghiệp của bạn về kết quả các bài tập bạn đã làm. Thông tin phản hồi a) Sơ đồ các PPDH có thể sử dụng để dạy học môn TN-XH nói chung và môn TN- XH ở lớp 1 nói riêng :
  54. b) Sơ đồ các hình thức tổ chức dạy học có thể sử dụng để dạy - học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 nói riêng :
  55. c) Những điểm cần lưu ý khi sử dụng các PPDH trong môn Tự nhiên và Xã hội : - Không có phương pháp nào là vạn năng. - GV cần lựa chọn, sử dụng hợp lí và phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. - Dù sử dụng PPDH nào cũng cần : + Giảm sự áp đặt, can thiệp của GV. + Tăng cường giúp HS : quan sát, trao đổi, chơi trò chơi học tập, nêu thắc mắc và phát hiện kiến thức. Hoạt động 2 Hướng dẫn HS quan sát theo nhóm nhỏ 1. Đọc đoạn viết về phương pháp quan sát và phương pháp làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ trong SGV môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1. 2. Xem một đoạn băng và đọc bài 23 (Cây hoa) trong SGV Tự nhiên và Xã hội 1. 3. Ghi lại ý kiến cá nhân về vấn đề sau a) Về tổ chức của GV - Số HS trong một nhóm ? - Cách sắp xếp chỗ ngồi của HS theo nhóm ? - Cử hay cho HS tự bầu nhóm trưởng ? - Cách GV giao việc, hướng dẫn cho nhóm trưởng hoặc cho toàn nhóm ? - Cách GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm trong tiến trình học tập ? b) Về thực hiện của HS - Đối tượng học tập quan sát (tranh ảnh hay vật thật) ? - Số lượng đồ dùng học tập (tranh ảnh hoặc các cây hoa mang đến lớp) ? - Vai trò của nhóm trưởng ? - Sự tham gia của các thành viên trong nhóm (sử dụng các giác quan để quan sát, nói lại những gì quan sát được với các bạn) ? - Mối quan hệ giữa HS - HS trong hoạt động quan sát theo nhóm nhỏ ? c) Khi dạy bài này bạn có cải tiến gì ? 4. Thảo luận với đồng nghiệp của bạn về những vấn đề trên và sau đó rút kinh nghiệm về :
  56. - Điều kiện thành công của dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở lớp 1. - Điều kiện thành công của việc dạy HS lớp 1 biết học bằng quan sát. Thông tin phản hồi a) Điều kiện thành công của dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở lớp 1 - Sắp xếp phòng học : + Nếu cho HS làm việc theo từng cặp, có thể cho hai em ngồi cạnh nhau quay mặt lại với nhau để trao đổi, làm việc. Khi đó không cần phải sắp xếp lại chỗ ngồi của HS. + Nếu bàn HS trong lớp dễ di chuyển (hoặc bàn trên quay xuống bàn dưới) thì tốt nhất là cho các em ngồi thành nhóm nhỏ từ 3 đến 5 hoặc từ 4 đến 6 HS, đảm bảo rằng các em được đối diện với nhau trong quá trình học tập. Cách sắp xếp này khuyến khích HS nói với nhau, nhìn và nghe được nhau, hợp tác với nhau trong công việc. + Giữa các nhóm phải có lối đi cho GV và HS, dễ dàng di chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho GV theo dõi và bao quát sự hoạt động của các nhóm. - Lựa chọn nhóm trưởng và hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng kĩ càng, cẩn thận. - Mọi thành viên trong nhóm đều phải biết rõ nhiệm vụ của mình. - Cần phải có quy định trong nhóm. Ví dụ : khi một bạn nói thì các bạn khác phải lắng nghe ; ai cũng được tham gia và tất cả cùng được phát biểu - GV phải tham gia giúp đỡ, hỗ trợ, tạo ra động lực kích thích cho các nhóm hoạt động một cách kịp thời và đúng lúc (đặc biệt đối với các nhóm yếu). b) Điều kiện thành công của việc dạy HS lớp 1 biết học bằng quan sát - Hướng dẫn của GV : + Tuỳ theo mục đích và đối tượng được lựa chọn cho HS quan sát, GV cần chỉ dẫn cho các em sử dụng nhiều giác quan để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện tượng (ví dụ : em hãy nhìn, hãy nghe, hãy ngửi ). + Trình tự tiến hành quan sát cũng rất quan trọng (ví dụ : GV cần hướng dẫn các em bắt đầu bằng sự quan sát tổng thể chung rồi mới đi vào quan sát các bộ phận, chi tiết ; quan sát từ bên ngoài rồi mới đến bên trong ) ; GV cần đặt ra các câu hỏi ngắn và rõ ràng để hướng dẫn HS tập trung vào các kiến thức cần tìm kiếm.
  57. + HS được theo dõi cách làm việc của GV với đối tượng được quan sát trước khi các em được thực hành quan sát cá nhân hoặc theo nhóm. - Bảo đảm mỗi HS được trực tiếp làm việc với đối tượng cần quan sát theo cá nhân hoặc nhóm. - Bảo đảm mỗi HS được nói với bạn, được hỏi bạn và thảo luận với bạn về kết quả quan sát. - Bảo đảm các hoạt động của HS đều được GV uốn nắn, động viên khích lệ kịp thời. Hoạt động 3 Trò chơi học tập 1. Đọc đoạn viết về "Trò chơi học tập" trong SGV Tự nhiên và Xã hội 1. 2. Xem một đoạn băng và đọc bài 29 (Nhận biết cây cối và các con vật) trong SGV Tự nhiên và Xã hội 1. 3. Ghi lại ý kiến cá nhân về vấn đề sau : a) Thế nào là trò chơi học tập ? b) Cách tổ chức trò chơi học tập c) Tác dụng của trò chơi học tập d) Điều kiện thành công khi tổ chức trò chơi học tập e) Nếu sử dụng trò chơi tương tự như trong băng, bạn có cải tiến gì ? 4. Thảo luận với đồng nghiệp của bạn về những vấn đề trên và đối chiếu xem đoạn băng minh hoạ đã đạt được những yêu cầu đề ra khi sử dụng phương pháp này chưa ? Thông tin phản hồi a) Thế nào là trò chơi học tập ? - Trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của HS - Giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học. b) Cách tổ chức một trò chơi - Giới thiệu : + Tên trò chơi. + Hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi. + Phổ biến luật chơi. - Chơi thử (nếu cần) - Chơi thật
  58. - Nhận xét kết quả của trò chơi (có thể “thưởng” hoặc “phạt” người thắng hoặc người thua), nhận xét thái độ của người tham dự và rút kinh nghiệm. - Kết thúc : GV hỏi HS xem các em đã học được những gì qua trò chơi này, hoặc GV tổng kết lại cho HS biết các em đã học được những gì qua trò chơi này. c) Tác dụng của trò chơi học tập - Làm thay đổi hình thức học tập. - Làm cho không khí trong lớp học được thoải mái, dễ chịu hơn. - Làm cho quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn. - HS thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn. - HS tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực hơn. - HS có thể được củng cố và hệ thống hoá kiến thức. d) Điều kiện thành công khi tổ chức trò chơi học tập - Các trò chơi phải thú vị để HS thích được tham gia chơi. - Phải thu hút được đa số (hay tất cả) HS tham gia. - Các trò chơi phải đơn giản và dễ thực hiện. - Các trò chơi không được tốn nhiều thời gian, sức lực, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến giờ học khác. - Quan trọng hơn là trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuần chỉ là trò chơi giải trí. IV - lập kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 như thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Học sinh ? Hoạt động 1 Cách suy nghĩ khi thiết kế một bài học 1. Đọc kĩ Mục A (Cách thiết kế bài học) trong phần II (Hướng dẫn cụ thể) ở SGV Tự nhiên và Xã hội 1. Trên cơ sở đó, tìm ra các cách mới khi thiết kế bài học theo hướng đổi mới PPDH. 2. Làm bài tập
  59. Hoàn thành bảng so sánh giữa cách thiết kế một bài học thụ động với cách soạn một bài học tích cực. 3. Trao đổi với các bạn đồng nghiệp về kết quả của bài tập trên. Thông tin phản hồi BẢNG SO SÁNH CÁCH THIẾT KẾ MỘT BÀI HỌC THỤ ĐỘNG VỚI CÁCH THIẾT KẾ MỘT BÀI HỌC TÍCH CỰC Cách thiết kế Cách thiết kế một bài học thụ động một bài học tích cực - GV cần giúp cho HS có hiểu - GV quan tâm đến việc : sau khi biết gì ? học xong bài học các em sẽ đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì ? - Cách viết mục tiêu : thông - Cách viết mục tiêu : phải sử thường, GV liệt kê những kiến dụng các động từ sao cho có thể thức, kĩ năng, thái độ cần cung lượng hoá được, kiểm tra, đánh cấp và hình thành cho HS bằng giá được. Xác định các danh từ không lượng hoá (Ví dụ một số động từ thường mục tiêu bài được hoặc không kiểm tra, đánh dùng khi viết mục tiêu : học giá được. + Về kiến thức : liệt kê, mô tả, nêu tên, nêu đặc điểm, nêu ví dụ, xác định, chỉ ra + Về kĩ năng : quan sát, thí nghiệm, so sánh, đối chiếu, phân tích, sắp xếp, phân loại, báo cáo + Về thái độ : có ý thức, tự giác, giúp đỡ, bảo vệ ) - Chủ yếu là những đồ dùng để - Quan tâm đến những đồ dùng GV dạy cho cả lớp. Các tranh học tập dùng cho cá nhân HS Chuẩn bị đồ ảnh, mô hình được phóng to để hoặc cho nhóm. Số lượng đồ dùng dạy cả lớp cùng quan sát theo hướng dùng học tập thường phải nhiều học dẫn của GV. hơn. HS làm việc trực tiếp với các phương tiện học tập để tự phát hiện ra kiến thức mới. - Xuất phát từ cách nghĩ : mình - Xuất phát từ cách nghĩ : làm Xác định, phải dạy như thế nào, vì vậy các thế nào HS học được kiến thức lựa chọn các kĩ năng sư phạm tập trung vào này để chọn phương pháp dạy PPDH việc giảng giải. của thầy. Vì vậy, các kĩ năng sư
  60. phạm mở rộng hơn, bao gồm cả - Tập trung vào việc cho HS nhớ, các kĩ năng liên quan đến việc luyện tập và làm theo. đưa ra các hoạt động và tổ chức - HS thường làm việc đơn lẻ. hỗ trợ HS thực hiện hoạt động. - Tập trung vào việc học qua trải nghiệm, giao tiếp, trao đổi với nhau và phản ánh. - HS thường được làm việc theo cặp hay nhóm. - Chia bài học theo các nội dung - Chia bài học thành các hoạt học tập. động chủ yếu. Các hoạt động này Thiết kế được sắp xếp theo thứ tự và lô- các hoạt gíc hợp lí. động - Với mỗi hoạt động, GV cần xác dạy - học định thời gian, mục tiêu và cách tiến hành hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra cho hoạt động đó. - Quan tâm đến sản phẩm cuối - Quan tâm đến toàn bộ quá trình cùng và đánh giá theo định kì học và cách học của HS như thế (như bài kiểm tra) để đánh giá nào, cũng như kết quả mà các em Đánh giá mức độ hiểu của HS và những đạt được hằng ngày dựa trên điều mà HS đạt được. những nhận xét, đánh giá kịp thời của GV. Hoạt động 2Thực hành thiết kế bài học theo hướng đổi mới PPDH 1. Đọc kĩ mục B, Phần II (Hướng dẫn cụ thể) trong SGV Tự nhiên và Xã hội 1. 2. Dựa vào thực tế HS và điều kiện của lớp học và nhà trường của bạn để thiết kế một bài học tự chọn theo hướng đổi mới PPDH. 3. Trao đổi với các bạn đồng nghiệp để nhận được các ý kiến đóng góp cho kế hoạch bài học đó. 4. Dạy thử và rút kinh nghiệm. • Câu hỏi và bài tập tự đánh giá 1. Nêu những điểm mới của chương trình và SGK môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1. 2. Bạn có kinh nghiệm gì khi sử dụng phối hợp các PPDH trong một tiết học (đặc biệt khi dạy HS quan sát theo nhóm nhỏ).