Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam - Trần Duy Liên (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam - Trần Duy Liên (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_dia_ly_kinh_te_viet_nam_tran_duy_lien_phan_2.pdf
Nội dung text: Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam - Trần Duy Liên (Phần 2)
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 79 - CHƯƠNG VI . TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VI.1 VAI TRÒ VÀ CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VI.1.1 Vai trò của nông nghiệp. Trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước, nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng. Về mặt xã hội, nếu không có một nền nông nghiệp hiện đại sản xuất được nhiều sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho xã hội thì việc phân công lao động trong xã hội sẽ bị hạn chế, công nghiệp chậm phát triển và sự phồn vinh của nền kinh tế xã hội sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. y Đối với phân bố công nghiệp, sản xuất nông nghiệp cũng có ý nghĩa quan trọng. Các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ có nhiều điều kiện thuận lợi để phân bố hợp lý các xí nghiệp sản xuất trong những vùng và khu vực mà ở đó sản xuất nông nghiệp đã tập trung, thâm canh, chuyên canh có tỷ trọng hàng hóa lớn. y Đối với bản thân ngành nông nghiệp, nếu sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh, nhất là ngành sản xuất lương thực sẽ tạo thuận lợi để phân bố hợp lý cây công nghiệp, cây ăn trái, cây thực phẩm và ngành chăn nuôi. y Nông nghiệp còn ảnh hưởng đến phân bố các ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải và các ngành khác. VI.1.2 Cơ cấu ngành nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp bao gồm hai ngành sản xuất chính là ngành trồng trọt và chăn nuôi. Song trong các ngành chính này sự phân chia thành các nhóm khác nhau. Căn cứ vào giá trị sử dụng kinh tế của sản phẩm, người ta phân chia các loại cây trồng thành một số nhóm lớn : * Cây lương thực - hoa màu : lúa gạo, lúa mì, bắp, khoai, * Cây thực phẩm: rau, đậu, cây ăn trái, * Cây công nghiệp : y Cây lấy đường: mía, củ cải đường, thốt nốt, cỏ mật, y Cây lấy dầu: dừa, lạc, vừng, đậu tương, cọ, hướng dương TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 80 - y Cây lấy sợi: bông, đay, gai, lanh, dứa sợi, y Cây lấy nhựa: cao su, thông, y Cây lấy chất kích thích: chè, cà phê, ca cao, thuốc lá, y Cây lấy tinh dầu: bạc hà, xá xị, * Cây làm thức ăn cho gia súc: khoai nước, bèo, * Cây trang trí: hoa, cây cảnh, * Cây lấy gỗ. Dựa vào các đặc điểm sinh thái của cây, người ta phân chia các loại cây trồng theo các nhóm : y Cây trồng nhiệt đới. y Cây trồng cận nhiệt đới. y Cây trồng ôn đới. Hay: y Cây ưa nhiệt. y Cây ưa ẩm. y Cây chịu hạn Dựa vào quá trình sinh trưởng của các loại cây trồng, người ta cũng chia các cây trồng thành các nhóm : y Các cây lâu năm: dừa, cao su, cà phê, chè, y Các cây hàng năm: cây lương thực, bông, đay,, dâu tằm, Đối với ngành chăn nuôi có 3 nhóm chính: y Chăn nuôi gia súc : trâu, bò, heo, y Chăn nuôi gia cầm : gà, vịt, ngan, ngỗng, y Nuôi thủy, hải sản : tôm, cua, cá, baba, Song nói chung, cơ cấu ngành nông nghiệp có 3 nhóm chính : Trồng cây lương thực, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi. VI.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP VI.2.1 Các yếu tố tự nhiên a) Khí hậu : Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố khí hậu. Sự khác biệt về khí hậu giữa các nước, các vùng thường thể hiện trong sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi. Một số nhà khoa học đã phat1 TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 81 - hiện và biểu thị mối quan hệ giữa cường độ gia tăng tổng sinh khối (biomas) với nhiệt độ, độ ẩm, cường độ chiếu sáng của mặt trời. Thí dụ theo chỉ số Paterson ước tính sinh khối thực vật sản sinh ra ở các đai khí hậu như sau: - Vành đai trên 50 vĩ độ (hàn đới) : 30 tấn/ha/năm - Vành đai 25 đến 50 vĩ độ (ôn đới) : 50 tấn/ha/năm - Vành đai 10 đến 25 vĩ độ (nhiệt đới) : 120 tấn/ha/năm - Vành đai dưới 10 vĩ độ (xích đới) : > 120 tấn/ha/năm b) Yếu tố thổ nhưỡng : Thổ nhưỡng là lớp đất có khả năng tái sinh sản thực vật. Đó là kết quả của những tác động giữa các yếu tố tự nhiên của một vùng đặc biệt là khí hậu nham thạch phong hóa và địa hình tạo nên. Trên những loại thổ nhưỡng khác nhau thường có những lớp thực vật thích ứng. Do đó thổ nhưỡng trở thành một trong những yếu tố tự nhiên quan trọng làm cơ sở cho sự phân bố các loại cây trồng. c) Nguồn nước : Nguồn nước trong các nơi chứa: sông, hồ, nước ngầm đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển và phân bố các loại cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là các loại cây trồng, vật nuôi ưa nước. Sông ngòi còn có tác dụng bồi đắp phù sa tạo nên các vùng đất trồng và nơi chăn nuôi mới. VI.2.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội Sự phát triển các ngành sản xuất khác nhau, đặc biệt là ngành công nghiệp và giao thông vận tải tạo điều kiện phát triển nhanh và mạnh ngành nông nghiệp. Tiến bộ khoa học và kỹ thuật như tiến bộ trong công nghệ sinh học tạo ra các giống gen. giống mới hay phân bón sinh học cũng tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng - vật nuôi. Cải cách chính sách về ruộng đất, qui hoạch các điểm dân cư cũng tạo điều kiện nâng cao sự phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp. VI.3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VI.3.1 Đất đai là tư liệu sản xuất chính của nông nghiệp Phân bố nông nghiệp phải chú ý hết sức tới việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất đai: đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nhất trong nông nghiệp. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất đai trong nông nghiệp cụ thể là: vừa khai thác vừa bảo vệ, cải tạo bồi dưỡng đất đai bằng các biệp pháp kỹ thuật, phân bố các loại cây trồng và gia súc thích hợp nhất với điều kiện và tính chất đất đai, ưu tiên dành các diện tích màu TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 82 - mỡ cho các xí nghiệp nông nghiệp và bố trí dân cư trên diện tích đất xấu, ít có giá trị nông nghiệp. Nước ta có bình quân diện tích đất canh tác theo đầu người vào loại thấp trên thế giới (0,1 ha/ người, trong khi mức bình quân của toàn thế giới là 0,34 ha/ người) vì vậy càng phải coi trọng việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất đai, nhất là những diện tích có giá trị canh tác cao. VI.3.2 Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ Trong sản xuất nông nghiệp thời gian lao động luôn ngắn hơn thời gian sản xuất. Mỗi loại sinh vật đều phát triển theo mùa và đòi hỏi những thời hạn sinh trưởng nhất định, trong thời gian ấy, sinh vật có thể tự phát triển và có những giai đoạn không cần tới sự thao tác của con người, vì vậy lao động nông nghiệp thường có những lúc dồn dập khẩn trương (thời vụ) và những lúc rỗi rãi (nông nhàn). Để giảm bớt tính chất thời vụ, sử dụng tiết kiệm và triệt để các nguồn lao động ở nông thôn, mỗi vùng nông nghiệp cần phải xây dựng một cơ cấu cây trồng và gia súc hợp lý, kết hợp theo thời vụ và lao động, kết hợp tăng vụ, rải vụ, kết hợp nông nghiệp với lâm ngư nghiệp thủ công, nghề phụ, kết hợp sản xuất với xây dựng, giao thông thuỷ lợi. VI.3.3 Sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến Chính vì vậy, khi phân bố nông nghiệp phải chú ý tới việc hình thành các chu trình đó và xây dựng các liên kết nông - công nghiệp theo lãnh thổ vùng. Trên con đường hiện đại hóa nông nghiệp, các khu vực sản xuất nông nghiệp có xu hướng liên kết với các xí nghiệp công nghiệp chế biến trong các chu trình sản xuất nông - công nghiệp, do đó hình thành các cụm xí nghiệp, các tổ hợp xí nghiệp nông - công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, làm tăng giá trị các sản xuất nông nghiệp, tăng mức độ chuyên môn hóa sản xuất vùng, đưa công nghiệp về với nông nghiệp giảm bớt tính thời vụ và sử dụng hợp lý các nguồn lao động. VI.4 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VI.4.1 Quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng Quỹ đất đai nông nghiệp được mở rộng nhờ khai hoang, phục hóa, thau chua, rử mặn, tháo úng, lấn biển, kết hợp với thâm canh tăng vụ. Năm 1993, tài liệu điều tra đất cho biết trên cả nước có 9,98 triệu ha đất đã đưa vào sản xuất nông nghiệp, chiếm hơn 30% diện tích cả nước, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm (89,2% diện tích đã sử dụng vào nông nghiệp ) cây lâu năm chỉ chiếm 10,8% diện TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 83 - tích đã được sử dụng Ngoài diện tích đã sử dụng chúng ta còn có 3,6% triệu ha đất có khả năng nông nghiệp có thể khai hoang, cải tạo để đưa vào sử dụng trong nông nghiệp. VI.4.2 Cơ cấu ngành có sự chuyển hướng Cơ cấu ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng phát triển toàn diện, xóa bỏ độc canh, từng bước xây dựng các vùng chuyên canh lớn làm cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thực hiện phát triển toàn diện nền nông nghiệp, ngay từ những năm 60, ở miền Bắc chúng ta đã chú trọng việc phát triển chăn nuôi, nhằm đưa chăn nuôi lên nguồn sản xuất chính. Cơ cấu giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đã thay đổi (theo % ): 1939 1976 1990 1993 Trồng trọt 84,4 80,7 75,3 74,0 Chăn nuôi 15,6 19,3 24,7 26,0 Diện tích cây công nghiệp tăng lên trong cơ cấu diện tích các loại cây trồng (cây công nghiệp tính bao gồm cả diện tích cây hàng năm, cây lâu năm và cây ăn quả), theo % : 1976 1980 1990 1993 8,00 10,3 16,4 17,0 Về cơ cấu cây lương thực thì tỷ trọng cây hoa màu, tỷ trọng lúa trong sản lượng và diện tích cây lương thực diễn tiến như sau qua các giai đoạn : 1980 1990 1993 Sản lượng lúa (quy thóc) (% SLLT) 80,8 88,9 87,5 Diện tích lúa: (% DTLT) 79,5 84,1 84,6 VI.4.3 Các vùng nông nghiệp chủ yếu Theo phương án phân vùng nông nghiệp của Việt Nam, cả nước có 7 vùng nông nghiệp như sau : Các vùng kinh tế nông nghiệp của Việt Nam (ngàn ha) Diện tích DT đã sử dụng DT có khả TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 84 - vào nông năng nông nghiệp nghiệp Vùng Trung du và 9.824 1.185 560 Miền núi Bắc bộ Đồng bằng sông Hồng 1.743 821 83 Khu bốn cũ 5.198 774 415 Duyên hải Trung bộ 4.507 590 398 Tây Nguyên 5.527 347 1.120 Đông Nam Bộ 2.367 707 427 Đồng bằng sông Cửa 3.995 2.529 600 Long Tổng số 33.161 6.953 3.603 Sản phẩm chính của các vùng : y Vùng 1: chè, cây lấy dầu, cây ăn quả, rau màu, lúa, đại gia súc, gia cầm y Vùng 2: lúa, màu, đay, cói, mía, dâu tằm, chè, cây ăn quả, heo, gà, trâu, bò y Vùng 3: cam, dừa, lạc, trầu, sở, chè, ca phê, hồ tiêu, cây lương thực, trâu bò, lợn, gia cầm, y Vùng 4: bông, màu, lúa,, mía, dứa, dâu, cây ăn quả, heo, gia cầm, bò đàn, y Vùng 5: cao su, lúa, cà phê, ca cao, cây ăn trái, dâu tằm, chè, rau, bò sữa, y Vùng 6: lúa, ngô, đậu tương, sắn, mía, cao su, cây ăn quả, rau; bò (thịt, sữa), heo, gia cầm, y Vùng 7: lúa, ngô, đỗ tương, đay, cói, cây ăn trái; heo, gia cầm, cá tôm, VI.5 NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CÁC NGÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VI.5.1 Ngành trồng cây lương thực: Cây lương thực chủ yếu của nước ta là cây lúa nước. Là cây lương thực có truyền thống lâu đời và chủ lực hiện nay của Việt Nam. a) Vai trò của cây lương thực : Sản xuất lương thực là ngành cơ bản, quan trọng nhất trong nông nghiệp. y Sản xuất lương thực trước hết bảo đảm nguồn thức ăn tinh bột cho toàn bộ dân cư trong nước và cung cấp thức ăn cho gia súc, để chuyển hóa thành thịt, trứng, sữa và các sản phẩm của sữa là những chất dinh dưỡng tối cần thiết cho cơ thể. y Cây lương thực còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến rượu bia, xay xát, bánh kẹo và ảnh hưởng tới sự phân bố các xí nghiệp đó. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 85 - y Sản xuất lương thực còn có tác dụng thúc đẩy việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất lớn, hình thành các vùng chuyên môn canh cây công nghiệp trên quy mô rộng lớn. Hiện nay lương thực và thực phẩm là vấn đề góp phần quan trọng để ổn định và phát triển kinh tế, quốc phòng và xuất khẩu. b) Các đặc điểm phân bố sản xuất cây lương thực : Cây lương thực có địa bàn phân bố rất rộng rãi, thường trùng với địa bàn phân bố dân cư và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. y Lúa là loại cây phải phân bố gần nguồn nước, và ưu tiên những diện tích có độ dốc thấp, tầng màu dày. Tại nước ta hiện nay các đất có độ dốc 15o trở xuống có tầng màu dày từ 0,35cm trở lên được sử dụng ưu tiên cho cây lúa ( một số cây ngắn ngày) y Cây lương thực (trừ sắn) đều có thời vụ ngắn, khi phân bố phải chú ý tới việc xen canh, tăng vụ, rút ngắn thời vụ, đồng thời tuỳ theo điều kiện khí hậu, địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng của từng vùng mà lựa chọn một cơ cấu cây lương thực thích hợp. y Cây lương thực có nhiều sản phẩm, phụ phẩm phục vụ tốt cho chăn nuôi, do đó phân bố cây lương thực phải kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cây lương thực thường khó bảo quản và chuyên chở, vì vậy, phân bố cây lương thực cũng cần kết hợp với chế biến và vận chuyển kịp thời. b) Tình hình phát triển và phân bố trồng cây lương thực : Trong mấy năm gần đây do chính sách đổi mới trong sản xuất nông nghiệp (như khoán ruộng đất cho từng hộ), áp dụng các biện pháp cải tiến gieo trồng, nên diện tích, sản lượng và năng suất cây trồng ngày càng tăng. Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực qua một số năm Năm Diện tích Năng suất Sản (triệu ha) (tạ/ha) lượng (triệu tấn) 1930 4,3 12,1 5,2 1940 4,7 12,4 5,8 1960 4,6 19,9 9,1 1970 4,7 21,5 10,2 1980 5,5 21,5 11,7 1985 6,8 27,8 18,6 1990 7,0 31,9 21,5 1993 7,7 33,3 25,4 TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 86 - Dựa vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi nhất đối với cây lương thực, ở nước ta hình thành 3 vùng trồng lương thực chủ yếu - tập trung cao trên một qui mô rộng : * Đồng bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ), với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi, có tiềm năng lớn trở thành vựa lúa của Việt Nam. y Diện tích trồng lúa mới đạt 50% diện tích (diện tích đồng bằng > 5 triệu ha). y Năng suất bình quân chưa cao trên dưới 36 tạ/ha, nhưng tương đối ổn định. y Nhờ canh tác trên diện tích rộng, nên sản lượng lúa trung bình đã lên tới gần 10 triệu tấn, có năm được mùa sản lượng hơn thế và chiếm hơn 1/2 tổng sản lượng lúa của cả nước. Vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long, nhất là Tây Nam Bộ đang trở thành vùng lúa có tỷ trọng hàng hóa lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng bậc nhất về cơ sở lương thực ở nước ta. * Đồng bằng châu thổ sông Hồng, một châu thổ rộng thứ hai và cũng là vùng lúa quan trọng thứ hai trong cả nước. Đây là vùng được khai thác sớm nhất (có thể trên 6000 năm). y Diện tích trồng lúa chiếm gần 60% diện tích tự nhiên của châu thổ (1,7 triệu ha) và sản ra khoảng 1/4 sản lượng lúa của cả nước. y Diện tích trồng lúa chiếm gần 60% diện tích tự nhiên và sản xuất khoảng 1/4 sản lượng lúa của cả nước. y Năng suất trung bình đạt 40 tạ/ ha, một số vùng đã đạt năng suất khá cao so với bình quân chung tới trên 50 tạ/ha. * Các đồng bằng Duyên hải miền Trung, là những đồng bằng bị chia cắt bởi những nhánh núi đâm ngang ra biển. y Diện tích trồng lúa hàng năm khoảng trên dưới 1 triệu ha. y Sản lượng vào khoảng trên 2 triệu tấn, chiếm gần 10% tổng sản lượng lúa của cả nước. * Trong số đó đồng bằng miền Trung, đồng bằng Thanh Hoá và Nghệ - Tĩnh là quan trọng nhất, sau đó đến đồng bằng Quảng Ngãi, Bình Định , Phú Yên. * Ngoài 3 vùng lúa quan trọng trên, chúng ta còn có các khu vực trồng lúa nước (dọc thung lũng các sông) và lúa rẫy trên các vùng miền núi, trung du : y Tổng diện tích gieo trồng gần 0,5 triệu ha, y Sản lượng hàng năm vào khoảng trên 1 triệu tấn, y Năng suất thấp - 20 tạ/ha. Do dân số và mật độ của các đơn vị hành chính kinh tế có khác nhau nên bình quân về sản lượng lương thực theo đầu người có khác đi, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu nhập lương thực giữa các vùng và vai trò chuyên môn hóa loại sản phẩm này cũng không hoàn toàn tùy thuộc ở diện tích và sản lượng lương thực thu hoạch hàng năm : y Các tỉnh có sản lượng lương thực lớn, bình quân sản lượng lương thực theo đầu người cao trên mức trung bình của cả nước (300 kg/người/ năm, là những tỉnh có khả năng lương thực, là vùng chuyên môn hóa loại sản phẩm này. Các tỉnh đó TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 87 - là: Hải Hưng, Thái Bình và 9 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (trừ Bến Tre) có bình quân sản lượng lương thực trên 600kg/người (trong đó 95% là thóc). y Một số tỉnh có sản lượng lương thực bình quân trên mức trung bình của cả nước, nhưng trong đó tỷ lệ thóc lại thấp dưới mức trung bình, hoặc quy mô sản lượng nhỏ, cũng có vai trò đáng kể về mặt xuất khẩu và chuyên môn hóa sản xuất lương thực (Lai Châu đạt bình quân lương thực 350 kg/người, nhưng tỷ lệ màu cao). y Các tỉnh và thành phố nhập nhiều lương thực hàng năm là: Hà Nội (1/2 nhu cầu), thành phố HCM (4/5 nhu cầu), Quảng Ninh (1/2 nhu cầu); các tỉnh phải nhập 30% nhu cầu lương thực là: Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. y Số tỉnh còn lại như là những vùng tự túc được lương thực và có khả năng xuất khẩu loại sản phẩm này không có vai trò gì đáng kể đối với nền kinh tế địa phương. VI.5.2 Ngành trồng cây công nghiệp Cây công nghiệp có hai nhóm lớn: * Cây hàng năm gồm bông, đây, gai, cói, lạc, mía, đậu tương, thuốc lá, rau, * Cây lâu năm gồm có nhiều loại phong phú như chè, cao su, cây ăn quả, cây lấy dầu và dược liệu a) Vai trò của cây công nghiệp : Cây công nghiệp là một nhóm cây nhiều chủng loại, cung cấp những nông phẩm có giá trị như đường, dầu thực vật, nguyên liệu kỹ thuật (tơ sợi, nhựa, dầu kỹ thuật ), các chất hương vị và dược liệu. Cây công nghiệp ở nước ta còn cung cấp nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao trên thế giới. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn cũng ảnh hưởng tới sự hình thành cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong vùng. b) Những đặc điểm phân bố cây công nghiệp : Cây công nghiệp hàng năm nên phân bố ở các vùng đất có độ dốc thấp, ở các vùng đồng bằng có thể xen canh, gối vụ với các cây lương thực. y Cây lâu năm nên phân bố thành những vùng chuyên canh rộng lớn, trên những diện tích có lớp thổ nhưỡng thích hợp với từng loại, với tầng màu vừa phải (0,30cm) và độ dốc tương đối cao hơn độ dốc của đất trồng cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm (từ 15 đến 25 độ). y Cây công nghiệp có nhiều loại với những đặc điểm sinh thái khác nhau đòi hỏi những địa bàn phân bố khác nhau, do đó khi phân bố cần lựa chọn, cân nhắc và tận dụng mọi địa bàn thích hợp để sử dụng đất đai có lợi nhất nhằm tạo ra khối lượng và giá trị sản phẩm cao nhất. y Phân bố cây công nghiệp phải chú ý tới nguồn lao động và truyền thống nghề nghiệp của dân cư vì vậy cây công nghiệp cần nhiều công nhân thành thạo, có TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 88 - kỹ thuật, có tập quán và kinh nghiệm, hao phí nhiều lao động trên một đơn vị diện tích. y Số ngày công lao động trên một đơn vị diện tích trồng cây công nghiệp nói chung gấp 2-3 lần số ngày công trong trồng cây lương thực, điều kiện cơ giới hóa khó khăn hơn, vì vậy trong việc mở rộng diện phân bố cây công nghiệp phải tính đến việc phân bố lại nguồn lao động, sử dụng hợp lý các nguồn lao động trong đó theo thời vụ. y Cây công nghiệp lâu năm đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, lâu thu hồi, nên khi phân bố cần điều tra tính toán tỉ mỉ hiệu quả sử dụng đất, vốn, lao động sao cho phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế tương đối lâu dài, ổn định thì mới bảo đảm hiệu quả kinh tế và tránh những hiệu quả xấu. c) Tình hình phát triển, phân bố câu công nghiệp ở Việt Nam : Trước Cách mạng tháng Tám, cây công nghiệp ở nước ta trồng phân tán, quy mô nhỏ và tổng diện tích không lớn (dưới 3% diện tích canh tác). Năm 1993 diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và rau đậu ở nước ta đã lên tới trên 2,1 triệu ha và phân tán như sau (% trong tổng diện tích các loại cây trồng): 1976 1986 1990 1993 Cây công nghiệp hàng năm 4,1 6,9 6,3 6,0 Cây công nghiệp lâu năm 2,6 5,7 6,8 7,6 Cây ăn quả 1,3 3,0 3,1 3,0 Rau đậu 3,3 4,7 4,7 4,8 Về giá trị sản lượng, các loại cây này chiếm gần 30% giá trị sản lượng ngành trồng trọt. 1) Cây công nghiệp hàng năm ở nước ta có các cây chủ yếu như: bông, đay, gai, cói, thầu dầu, dâu tằm, mía, lạc, đậu tương,vừng, thuốc lá, Trong số các cây này thì lạc, mía và đậu tương là những cây dẫn đầu về diện tích các loại cây hàng năm hiện nay, chiếm 2/3 tổng diện tích các loại cây công nghiệp hàng năm. * Lạc là loại cây có giá trị đặc biệt, cung cấp thức ăn giàu đạm và chất béo thực vật, sinh tố và có giá trị xuất khẩu, tăng thêm lượng phân bón, cải tạo đất, thêm nguồn thức ăn cho gia súc. Tại Việt Nam lạc được trồng ở hầu hết khắp nơi: y Tổng diện tích đã trên 20 vạn ha và năng suất trung bình trên 9 tạ/ha, sản lượng hàng năm trên 20 vạn tấn. y Những tỉnh có diện tích lạc lớn (từ 10 ngàn ha trở lên) là: Thanh Hóa, Gia Lai, Kontum, Đắc lắc, Nghệ An, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An. y Trong số đó: Nghệ An và Tây Ninh là hai tỉnh dẫn đầu cả nước (mỗi tỉnh trên 20 ngàn ha), với năng suất 10-11 tạ/ha. Các tỉnh đồng bằng Nam Bộ có năng suất lạc cao hơn nhưng diện tích dành cho cây lạc chưa nhiều : tổng diện tích lạc TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 89 - của tất cả 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (kể cả Long An) cũng chưa bằng diện tích lạc của Nghệ An hoặc Tây Ninh. * Mía là cây công nghiệp hàng năm đứng hàng thứ hai về diện tích (gần 13 vạn ha). Mía là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành chế biến đường, giấy, rượu, tơ sợi Mía ở nước ta có thể trồng quanh năm ở nhiều nơi : y Các tỉnh có diện tích lớn (trên 8 ngàn ha) là: Quảng Ngãi, Bình Định, Đồng Nai, Tây Ninh, Bến Tre, Hậu Giang (chiến 1/3 diện tích mía cả nước). y Một số tỉnh ở Bắc Bộ (Vĩnh Phú, Hà Tây, Nam Hà), ở Trung Bộ (Nghệ An, Quảng Nam - Đà Nẵng, Phú Yên), miền Đông Nam Bộ (Tp Hồ Chí Minh, Sông Bé) và hầu hết các tỉnh đồng bằng Nam Bộ đều có trồng nhiều mía. y Các tỉnh phía Nam chiếm 80% diện tích mía và 85% sản lượng mía. Riêng 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm gần 40% diện tích và 45% sản lượng mía cả nước, trong đó Bến Tre và Hậu Giang là hai tỉnh dẫn đầu về năng suất mía (trên 500 tạ/ha). y Sản lượng mía năm 1992 đạt 6,1 triệu tấn. * Đậu tương là cây đứng hàng thứ ba diện tích các cây công nghiệp hàng năm ở nước ta. Đậu tương cung cấp thức ăn giàu đạm và chất béo, phục vụ chăn nuôi. Đậu tương được gieo trồng phổ biến trong cả nước với diện tích 10 vạn ha, năng suất trung bình 8 tạ/ ha (riêng các tỉnh đồng bằng Nam Bộ đạt tới 9-10 tạ/ha). y Cây đậu tương ở các tỉnh phía Bắc đã có thế đứng ổn định từ hơn 20 năm nay với tổng diện tích trên 40 ngàn ha. y Tại các tỉnh phía Nam, đậu tương đang được phát triển mạnh từ sau năm 1975. Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu về diện tích (1/3 diện tích đậu tương cả nước) và về sản lượng (28% sản lượng cả nước) rồi đến Hà Bắc. y Năng suất đậu tương ở hầu hết các tinh phía bắc dưới mức trung bình, vì vậy nên phát triển thêm diện tích đậu tương ở các tỉnh phía Nam: năng suất đậu tương ở An Giang, Đồng Tháp đạt xấp xỉ 2 lần mức trung bình cả nước. Sản lượng: 8,5 vạn tấn/năm. * Thuốc lá là cây công nghiệp hàng năm đã được phát triển mạnh. Thuốc lá chỉ thích hợp với các vùng đất xốp, pha cát, cao, ẩm độ ổn định. Diện tích cây thuốc lá ở nước ta đã tăng lên nhưng năng suất chưa cao. Các vùng thuốc lá chủ yếu của Việt Nam là: y Ngoại thành Hà Nội, Hà Bắc, Nam Hà (đều trên 2 ngàn ha), Lạng Sơn, Quảng Bình, Thừa Thiên, Đồng Nai, Phú Yên, Thuận Hải cũng là những tỉnh có nhiều thuốc lá (trên 1 ngàn ha). y Ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận là những nơi đạt năng suất cao và ổn định về thuốc lá (15- 20 tạ /ha). y Tổng diện tích thuốc lá của Việt Nam năm 1992 là 32 ngàn ha và sản lượng là 29,7 ngàn tấn. * Bông, đay, cói, dâu tằm là những cây hàng năm cung cấp nguyên liệu cho ngành sợi dệt. Bông và đay là hai loại cây đã được phát triển nhiều từ trước. Năm 1994, diện tích đã lên tới 18 ngàn ha và riêng đay, đột xuất tăng vọt lên tới 17000 ha. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 90 - y Năm 1962-1963 ở miền Bắc chúng ta đã mở rộng diện tích bông lên tới 18- 19 ngàn ha, nhưng năng suất không cao (trên dưới 3 tạ/ha), nên diện tích bông ngày càng thu hẹp lại, cho đến nay chỉ còn hơn 19 ngàn ha trên cả nước. Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Ninh Thuận, Bình Thuận chiếm 1/ 2 diện tích và sản lượng bông cả nước. y Cây đay từ trước chỉ được phát triển ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa là chủ yếu: Hải Hưng, Thái Bình, Nam Hà chiếm 82% diện tích cả nước và 88% sản lượng. Cây đay đang được mở rộng diện tích trên đồng bằng sông Cửu Long làm cho diện tích đay cả nước trên 13 ngàn ha. y Cói và dâu tằm là hai loại cây đang được chú trọng phát triển. Trong số 16.900 ha cói, thí 68,5% là được phân bố ở các tỉnh phía Bắc và tập trung ở Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa (gần 1/ 2 diện tích và hơn 60% sản lượng cả nước). Hải Phòng, Hải Hưng và Đồng Tháp củng là những tỉnh có nhiều cói. Diện tích dâu tằm đang được mở rộng trên cả hai miền và đạt 22 ngàn ha. 2) Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có các loại chủ yếu như cao su, dừa, chè, cà phê, trẩu, sở, sơn, hồ tiêu. Trong số các cây này thì cao su, dừa và chè chiếm 85% diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước. * Cao su là loại cây cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành cơ khí, hóa chất và chế biến hàng tiêu dùng xuất khẩu có giá trị cao. y Cây cao su đã được phát triển mạnh từ trước, năm 1944 đã chiếm một diện tích lớn nhất trong các loại cây công nghiệp ở nước ta với 108 ngàn ha. y Trong những năm 1960 ở miền Bắc nước ta có phát triển cây cao su nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì điều kiện khí hậu và đất đai không thích hợp với loại cây này. y Cũng trong thời gian đó, ở miền Nam, cây cao su đã được mở rộng diện tích, có năm lên tới trên 120 ngàn ha. Nhưng qua những năm 1970 thì diện tích cao su ở cả hai miền có giảm đi, đến năm 1970 thì diện tích cao su ở miền Bắc là 4,5 ngàn ha và miền Nam 70,5 ngàn ha. y Hiện nay chúng ta đang tăng cường đầu tư mở rộng diện tíchcao su, chủ yếu là ở miền Đông Nam Bộ. Diện tích cao su năm 1990 đã đạt 215 ngàn ha, trong đó 95% là tập trung ở các tỉnh phía Nam Trung Bô và Đông Nam Bộ. * Chè là loại cây thích hợp với khí hậu và đất đai ở các miền đồi núi và cao nguyên ở nước ta. Chè là loại cây thường dùng hàng ngày trong nhân dân và có giá trị xuất khẩu. y Chè được chú trọng phát triển mạnh ở miền Bắc nước ta từ những năm 70. y Diện tích chè năm 1990 đạt 59 ngàn ha. Các vùng chè tập trung ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, Nghệ An và Lâm Đồng. * Dừa là một loại cây cung cấp và dầu ăn công nghiệp có giá trị cao, cung cấp nguyên vật liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. y Dừa ở nước ta hiện nay là cây đứng thứ hai (sau cao su) về diện tích gieo trồng (trên 200 ngàn ha). y Hơn 90% diện tích dừa được phân bố ở các tỉnh phía Nam mà chủ yếu là các vùng dọc Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ (Tiền Giang, Bến Tre). TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 91 - y Diện tích và sản lượng dừa còn có thể tăng lên nhiều nếu có quy hoạch và cải tạo giống. * Cà phê cũng là một loại cây đặc sản nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao. y Dưới thời Pháp thuộc, cà phê cũng đã được phát triển với diện tích khá lớn, có năm lên tới gần 10 ngàn ha. y Tại miền Bắc trong những năm 1960 ta đã đưa diện tích cây cà phê lên trên 10 ngàn ha, nhưng qua những năm 70 thì diện tích cây này giảm xuống chỉ còn dưới 5 ngàn ha. y Hiện nay cả nước có 123,1 ngàn ha cà phê, trong đó 80% diện tích là ở miền Nam (các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ). * Trẩu, sở, sơn là những cây công nghiệp lâu năm có diện tích khá lớn và cung cấp nguyên liệu đặc biệt cho ngành hóa chất, 100% diện tích các cây này nằm ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. 3) Cây ăn trái chủ yếu ở nước ta là cam, chanh, dứa, chuối, diện tích lớn, trồng tương đối tập trung có giá trị chế biến và xuất khẩu. y Các vùng hoa quả lớn ở nước ta là Lào Cai, Vĩnh Phú (dọc sông Hồng), Hà Bắc (Bố Hạ), Nghệ An, Thanh Hóa, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. y Ngoài các loại quả trên còn có nhã, vải, xoài cũng là những cây có giá trị chế biến công nghiệp và xuất khẩu cao. Trong 15 năm qua (1976-1990) diện tích cây ăn quả đã tăng 3 lần, đạt 285.000 ha. 4) Rau và đậu là những cây cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cần thiết cho các khu vực tập trung dân cư, các thành phố và khu công nghiệp lớn. y Các loại rau (không kể khoai tây) đã được đặc biệt phát triển ở các tỉnh phía Bắc: diện tích rau không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh, trong 10 năm qua (1980-1990) diện tích rau tăng lên 1,4 lần. y Sự phát triển của các thành phố lớn và các khu công nghiệp mới đã keó theo sự phát triển các vành đai xanh rộng lớn: sự phân bố các loại rau gắn liền với sự phân bố các vùng tập trung đông dân cư, xung quanh các thành phố lớn vì nhu cầu tiêu thụ của thị trường: Hà Nội, thành phố HCM, Hải Hưng, Nghệ An, Nam Hà là những nơi dẫn đầu về diện tích rau (13- 15 ngàn ha). y Những nơi có diện tích rau 8 - 13 ngàn ha là: Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Tây, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế. y Các tỉnh miền núi (kể cả Lào Cai với vùng rau Sapa và Lâm Đồng với vùng rau Dalat), và hầu hết các tỉnh phía Nam đều có ít rau. Sự phân bố các loại đậu (không kể đậu tương ) thì không phụ thuộc vào các trung tâm dân cư, mà được phân bố khá đồng đều giữa hai miền Đồng Nai và Nghệ An là hai tỉnh có diện tích các loại đậu lớn nhất (trên 10.000 ha), còn Hải Phòng, Quảng Ninh và Bến Tre, Kiên Giang là những nơi có ít đậu (dưới 1000 ha). Nhìn chung lại, về phân bố các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và rau đậu ở nước ta, có nét đáng chú ý là vừa tập trung cao, chuyên canh lớn, vừa phân tán trong nhân dân, tận dụng đất đai, bờ bãi nhỏ hẹp. Điều đó ảnh hưởng tới sự hình thành những nét đặc thù về chuyên môn hóa sản xuất giữa các vùng. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 92 - VI.5.3 Chăn nuôi gia súc và gia cầm a) Vai trò của ngành chăn nuôi: Các sản phẩm của ngành chăn nuôi rất cần thiết đối với việc nuôi dưỡng cơ thể và phục vụ sinh hoạt (da, lông thú) của nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu có giá trị. y Chăn nuôi có những loại phát triển độc lập với ngành trồng trọt như nghề nuôi hươu nai trong rừng, cừu trên đồng cỏ tự nhiên, tôm, cá, ong ở vùng tràm đước. Nhưng đa số các ngành chăn nuôi có liên quan chặt chẽ với ngành trồng trọt (nguồn thức ăn) đặc biệt là các nghề chăn nuôi lấy thịt, sữa và trứng. y Đồng thời chăn nuôi trở thành một loại phân xưởng sinh hóa của ngành trồng trọt, chuyển hóa những lương thực rẻ tiền và phế thải của ngành trồng trọt thành những thức ăn có giá trị cho nhân dân, do đó nâng cao hiệu quả của ngành trồng trọt, cho phép mở rộng các diện tích chăn thả và trồng trọt. ở nước ta, chăn nuôi còn đóng góp một lượng phân bón và sức kéo to lớn cho ngành trồng trọt, làm tăng năng suất cây trồng. b) Những đặc điểm của ngành chăn nuôi : Phân bố các cơ sở chăn nuôi cần xác định nhu cầu và bố trí một lực lượng lao động ổn định, từ khâu gieo trồng, chế biến thức ăn cho gia súc tới khâu chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, như vậy mới bảo đảm sản xuất ổn định. y Chăn nuôi có thể tạo ra nhiều giá trị khác nhau: sức kéo, phân bón, thịt sữa, trứng, bơ, da, lông. Tùy theo nhu cầu và mục đích mà xác định cơ cấu, quy mô các vật nuôi trong mỗi vùng, phù hợp với các điều kiện tự nhiên kinh tế của vùng. y Ở nước ta hiện nay, những vùng còn thiếu nhiều sức kéo, phân bón hữu cơ, lại có sẵn đồng cỏ, cây thức ăn thiên nhiên và đất trồng cây thức ăn, đồng cỏ chăn thả thì nên phân bố các loại gia súc lớn. ở những tập trung cây công nghiệp và các thành phố lớn nên phân bố các cơ sở nuôi heo và gia cầm, bò thịt và bò sữa. y Các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa, da ) rất cần được chế biến và vận chuyển kịp thời, vì vậy cần phân bố các cơ sở chăn nuôi gần các khu vực tiêu thụ, chế biến, có các phương tiện vận chuyển thích hợp. c) Tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta : Ngành chăn nuôi ở nước ta được phát triển và phân bố cân đối trên cả hai miền. Riêng về thủy sản thì các tỉnh phía Nam chiếm 70% giá trị sản lượng. Các vật nuôi chủ yếu ở nước ta: y Chăn nuôi gia súc: trâu, bò, lợn, ngựa, dê, cừu, chủ yếu tại các vùng đồng cỏ lớn, hoặc tại các nhà dân, nhằm cung cấp sức kéo, thịt, sữa và da. y Chăn nuôi gia cầm : gà, vịt, ngan, ngỗng, trong khu vực nhà dân hoặc các vùng đầm, phá, ruộng lúa nước, cung cấp thịt, trứng và lông. Giá trị sản lượng ngành chăn nuôi (tỷ đồng) Tổng số Gia súc Gia Thủy lấy thịt cầm Không sản lấy thịt lấy TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 93 - thịt 1985 3 060 1 578 513 321 508 1986 3 359 1 785 529 360 534 1987 3 617 1 956 530 416 552 1988 3 496 1 832 555 381 572 1989 3 735 1 989 596 391 606 1990 3 820 2 027 615 418 596 1991 3 847 2 000 618 447 620 1992 4 276 2 261 691 518 635 1993 4 462 2 320 712 575 855 Nói chung, để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, toàn diện và đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu của nhân dân về lương thực, thực phẩm, nước ta cần chú ý hơn nữa vấn đề chăn nuôi. FGHK FGHK TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 94 - CHƯƠNG VII . TỔ CHỨC LÃNH THỔ LÂM - NGƯ NGHIỆP VIỆT NAM VII.1 NGÀNH LÂM NGHIỆP VII.1.1 Vai trò của lâm nghiệp trong việc phát triển và phân bố sản xuất Khác với mỏ khoáng sản, nếu được khai thác sử dụng hợp lý, rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh liên tục. Ở nước ta, vai trò quan trọng của lâm nghiệp được biểu hiện cụ thể như sau : y Lâm nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp, như cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, sơn và nhựa cho công nghiệp hóa chất, nguyên liệu công nghiệp giấy, gỗ chống lò cho công nghiệp khai khoáng, y Lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu làm một số phương tiện giao thông vận tải để đóng tàu thuyền, toa xe, làm cầu, y Lâm nghiệp cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị như gỗ, măng, nấm hương, mộc nhĩ, tăng nguồn ngoại tệ cho nhà nước cũng như cho nhu cầu của nhân dân về thực phẩm. y Đối với nông nghiệp, rừng có tác dụng phòng hộ, chống lũ tập trung quá nhanh, nhăn chống gió, bão, lụt và chống xói mòn. Ngoài ra rừng còn có tác dụng điều hòa khí hậu, làm cho không khí trong sạch, chữa bệnh, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người. Rừng cón tạo ra nhiều nơi có phong cảnh khí hậu tốt để làm nơi phát triển ngành du lịch, tham quan nghỉ mát. VII.1.2 Tình hình phát triển lâm nghiệp ở nước ta Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực gió mùa Đông Nam á, nên rừng Việt Nam phổ biến là rừng nhiệt đới, bên cạnh đó, có pha tạp thêm các khu rừng rậm nhiệt đới và ôn đới trên núi cao và các khu rừng ven biển. Do đó, tài nguyên rừng của nước ta rất phong phú và đa dạng. a) Tình hình tài nguyên rừng nước ta * Diện tích các loại rừng và đất rừng ở nước ta TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 95 - Tổng diện tích rừng, đồi núi, đất hoang, bãi cát không còn rừng là 20.178.900 ha chiếm 61,3 % so với diện tích tự nhiên của các nước, phân chia như sau : Diện tích có rừng 9,581 (triệu ha) 29,1 % Rừng trung bình và giàu 3,317 10,1 Rừng nghèo 2,057 6,2 Rừng phòng hộ 1,957 5,9 Rừng trồng 0,092 0,3 Rừng đặc sản 0,027 0,1 Rừng thông 0,358 1,1 Rừng đước 0,245 0,7 Rừng tràm 0,200 0,6 Rừng cây bụi 0,155 0,5 Rừng tre nứa 1,170 3,6 Diện tích không còn rừng 10,596 32,2 Đất trống, đồi trọc, bụi 0,304 1,0 Bãi lầy mặn 0,090 0,2 Như vậy, diện tích đất hiện có rừng của nước ta chỉ chiếm 29,1% so với diện tích tự nhiên. Điều này nói lên tỷ lệ che phủ của rừng nước ta thấp,phân bố không đều. Diện tích đất rừng không còn rừng trên 10 triệu ha đòi hỏi chúng ta phải trồng rừng nhằm tái tạo rừng, bảo vệ và cải tạo môi trường, đồng thời tăng nguồn lâm sản cho đất nước. * Trữ lượng gỗ ở nước ta: Tổng trữ lượng gỗ 800,0 (triệu m3) 100,0 % Rừng trung bình và giàu 403,6 50,5 Rừng nghèo 98,6 12,3 Rừng thông 25,9 3,2 Rừng đước 26,0 3,2 Rừng tràm 20,6 2,6 Rừng phòng hộ 204,8 25,6 Rừng cây mọc rải rác 19,1 2,4 Trữ lượng gỗ trên đây phân bố khá chênh lệch giữa các địa phương trong nước : y Những tỉnh có dưới 10 triệu m3 trữ lượng gỗ là Hà Bắc, Quảng Ninh, Lai Châu, y Từ 10 đến 20 triệu m3 là Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Thanh Hoá, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 96 - y Trên 50 triệu m3 là : Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Về phân bố các loại rừng : y Rừng trung bình và giàu phân bố ở vùng cao các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tây Nghệ An, Quảng Bình, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, y Rừng đước, tràm phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long, y Rừng phòng hộ có trữ lượng gổ khá lớn, hầu hết phân bố ở đầu nguồn các dòng sông, nơi có độ dốc cao. y Rừng thông có ở một vùng núi cao: Dalat, Sapa, Dãy Hoàng Liên Sơn, * Trữ lượng rừng tre nứa ở nước ta Tổng diện tích rừng tre nứa của nước ta là 1,2 triệu ha, với tổng trữ lượng là hơn 11 tỷ cây, tương đương trên 30 triệu tấn. Nước ta có đến trên 60 loài tre, nứa, Trong diện tích và trữ lượng rừng tre ở nước ta Diện tích (%) Trữ lượng (%) Nứa 30,0 45,4 Giang 16,6 8,3 Vàm 16,6 8,3 Tre luồng 8,4 5,5 Các loại khác 35,0 19,7 Tre nứa rải rác 3,8 Rừng tre nứa phân bố nhiều ở Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Đồng Nai. b) Tình hình khai thác, trồng rừng và bảo vệ rừng ở nước ta : Tài nguyên rừng nước ta rất phong phú. Rừng gắn bó với cuộc sống hàng ngày của nhân dân và gắn liền với công cuộc kiến thiết đất nước. y Về khai thác rừng : năm 1975 cả nước khai thác được 1,3 triệu m3 gỗ tròn, đến năm 1992 cả nước khai thác được 1,55 triệu m3 gỗ tròn. Tính bình quân đầu người năm 1975 đạt 0,026 m3, năm 1992 đạt 0,022 m3 gỗ tròn khai thác. y Trồng rừng : đi đôi với khai thác, chúng ta còn tiền hành trồng rừng. Từ năm 1970 đến 1990, hàng năm chúng ta trồng được hơn 65000 ha, trong số đo có rừng thông, rừng bồ đề, rừng mỡ, rừng phi lao, + Rừng thông, chủ yếu trồng thông lấy nhựa ở Nghệ An, Quảng Ninh. + Rừng bồ đề trồng chủ yếu ở Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang để phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp giấy. + Rừng phi lao trồng chủ yếu ở ven biển từ Thái Bình đến Bình Thuận. + Ở Nam Bộ, chúng ta có trồng rừng đước, rừng tràm. Các khu rừng quốc gia cần bảo vệ : TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 97 - * Rừng Cúc Phương (Ninh Bình), diện tích 24.000 ha, có trên 2000 loài cây cỏ, nhiều thú quí và trên 140 loài chim. * Khu đền Hùng (Vĩnh Phú) diện tích gần 200 ha. * Khu Phắc Phó (Cao Bằng), diện tích 3000 ha. * Đảo Cát Bà (Quảng Ninh), diện tích 1800 ha. * Khu Ba Vì (Hà Tây), diện tích 2000 ha * Khu Tam Đảo (Vĩnh Phú), diện tích 19.000 ha * Khu Sa Pa (Lào Cai), diện tích 200 ha * Rừng thông Dalat, * Nam Cát Tiên * Rừng tràm U Minh (Kiên Giang) * Rừng đước Năm Căn (Minh Hải) * Rừng đảo Phú Quốc Hướng trồng rừng là nhằm hình thành các vùng rừng cây tập trung cho nhu cầu công nghiệp (gỗ trụ mỏ, gỗ làm giấy, ), phủ xanh đồi trọc, khôi phục và trồng kín rừng ở vùng bờ biển, khoanh nuôi và gây trồng các khu rừng đầu nguồn. VII.1.3 Phương hướng phát triển và khai thác lâm nghiệp nước ta Để khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên rừng nước ta có hiệu quả, đồng thời bảo vệ, cải tạo được chúng, một phương án phân vùng kinh tế lâm nghiệp đã được hình thành. Cả nước chia ra làm 9 vùng kinh tế lâm nghiệp như sau : 1) Vùng lâm nghiệp Tây Bắc: bao gồm 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La, với nhiệm vụ chủ yếu là phòng hộ đầu nguồn sông Đà, sông Mã, cung cấp gỗ, đặc sản rừng, tạo một nguồn nguyên liệu giấy, sợi. Các loại cây trồng chủ yếu là : thông ba lá, mỡ, sa mộc, thông mã vĩ, bạch đàn, xoan, cánh kiến, giổi, tre, 2) Vùng lâm nghiệp trung tâm : gồm các tỉnh Lài Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây. Vùng này có nhiệm vụ cung cấp gỗ lớn, đặc sản rừng, gỗ và tre nứa làm nguyên liệu giấy, sợi và phòng hộ đầu nguồn của sông Lô, Sông Cầu, Sông Chảy. Các loại cây trồng chủ yếu của vùng : thông ba lá, mỡ, bồ đề, sa mộc, thông nhựa, bạch đàn, quế, tre, trẩu, 3) Vùng lâm nghiệp Đông Bắc: gồm 5 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc. Vùng này có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp gỗ quí, đặc sản rừng, gỗ chống lò cho khu mỏ than Quảng Ninh, Mỏ sắt Trại Cau, mỏ thiếc ở Cao Bằng. Các loại cây trồng chính: sa mộc, mỡ, bạch đàn, quế, hồi, 4) Vùng lâm nghiệp đồng bằng Bắc Bộ: gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Ninh Bình, Hải Hưng, Hà Nội, Hải Phòng. Lâm nghiệp vùng này chủ yếu phòng chống gió bão, cung cấp một phần gỗ, củi. Các loại cây trồng chủ yếu : bạch đàn, phi lao, tre, TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 98 - 5) Vùng lâm nghiệp khu 4 : bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quản Trị, Thừa Thiên-Huế. Vùng này chủ yếu là sản xuất gỗ để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi, đặc sản rừng, phòng hộ đầu nguồn và chống cát bay, bảo vệ đồng ruộng ven biển. Cây trồng chủ yếu : mỡ, giổi, quế, luồng, bồ đề, bạch đàn, phi lao, thông nhựa, thông ba lá. 6) Vùng lâm nghiệp duyên hải Trung Bộ: bao gồm các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. Nhiệm vụ cung cấp gỗ lớn, nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi và đặc sản rừng, phòng hộ đầu nguồn và chống cát. Cây trồng chủ yếu: thông nhựa, phi lao, quế,bạch đàn, dừa, 7) Vùng lâm nghiệp Tây Nguyên : bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc với nhiệm vụ sản xuất gỗ lớn, gỗ quí và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi, cung cấp đặc sản rừng, bảo vệ thú hoang dại và phòng hộ đầu nguồn. Các cây trồng chủ yếu : thông ba lá, thông nhựa, bạch đàn, 8) Vùng lâm nghiệp Đông Nam Bộ : gồm các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Sông Bé, Đồng Nai và Tây Ninh. Vùng này với nhiệm vụ sản xuất gỗ lớn và quý, sản xuất gỗ làm nguyên liệu giấy, sợi. Trồng cao su, thông lấy nhựa, bảo vệ động vật hoang dại, bảo vệ đầu nguồn nước, hồ. Các loại cây trồng chủ yếu : thông ba lá, thông lấy nhựa, bạch đàn trắng, tếch, sao, gõ, hoành đàn, 9) Vùng lâm nghiệp đồng bằng Nam Bộ : gồm thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nam Bộ. Vùng này có vai trò cung cấp chất đốt cho thành thị và các khu công nghiệp trong vùng. Các loại cây trồng chủ yếu của vùng: đước, sú vẹt, bạch đàn, Như vậy, các vùng kinh doanh các sản phẩm chính của lâm nghiệp được phân bố như sau : y Vùng kinh doanh gỗ lớn phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Sông Bé, Đồng Nai. y Các vùng kinh doanh gỗ làm nguyên liệu giấy, sợi chủ yếu tập trung ở dọc ac1c sông lớn gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phú, Lai Châu. Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Lâm Đồng. y Các vùng kinh doanh gỗ trụ mỏ chủ yếu tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh, Hà Bắc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái. y Các vùng kinh doanh nhựa thông tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng. y Các vùng kinh doanh tre, nứa chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Thanh Hoá, Nghệ An, Sông Bé. y Các vùng kinh doanh quế chủ yếu ở Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi, y Các vùng kinh doanh hồi tập trung ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái. y Các vùng kinh doanh cánh kiến đỏ chủ yếu tập trung ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Tây Nguyên, TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 99 - Trong việc khai thác, kinh doanh rừng chúng ta cần chú yếu đến nguyên tắc: một cácnh rừng quản lý và khai thác tốt cho một giá trị sản phẩm ngang hoặc hơn một cánh đồng thâm canh. Chúng ta nên cân nhăùc chọn lựa biện pháp phát triển tối ưu kinh tế vùng đồi núi, không nên khai hoang mãi những vùng rừng quí để biến thành vùng ruộng vườn, vì hệ sinh thái rừng nhiệt đới của nước ta tuy giàu có nhưng khó phục hồi khi bị phá hoại. VII.2 NGÀNH NGƯ NGHIỆP VII.2.1 Vai trò của ngư nghiệp đối với việc phát triển và phân bố sản xuất Ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp hoá chất, làm đồ mỹ nghệ, y Cá, tôm là nguyên liệu cung cấp cho thủ công nghiệp làm nước mắm, cá khô, cá xông khói, và cho công nghiệp thực phẩm như cá đông lạnh, cá đóng hộp, y Rong biển là nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp hóa học, thực phẩm, dược liệu. Từ rong biển có thể sản xuất ra cồn, ete, dấm. tinh bột, y Các sản phẩm của Ngư nghiệp là các mặt hàng xuất khẩu có giá trị. y Ngư nghiệp cung cấp một phần thực phẩm giàu đạm cho con người, đồng thời cung cấp một phần vitamin. y Một số sản phẩm thứ yếu của ngư nghiệp là nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, làm phân bón cho cây trồng, Cuối cùng sự phát triển, phân bố ngư nghiệp (đặc biệt là các ngư trường) sẽ tác động rất mạnh đến sự hình thành, phân bố các xí nghiệp công nghiệp chế biến hải sản. VII.2.2 Tình hình phát triển, phân bố ngư nghiệp ở nước ta Mặc dù điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển nghề cá ở nước ta. Nưng trong thời kỳ trước 1954, nghề cá nước ta không phát triển được. Ngư dân bị đóng thuế rất nặng, có nơi số thuế bằng 2/3 số cá của ngư dân đánh bắt được. Ngày nay, ngư nghiệp nước ta có điều kiện phát triển thuận lợi, sản lượng cá biển đánh bắt mỗi năm thu được từ 800.000 đến 1 triệu tấn, cá nước ngọt khoảng 150 ngàn tấn. Nếu tổ chức hợp lý, đầu tư kỹ thuật và phương tiện đánh bắt, chúng ta có thể đưa sản lượng cá biển đan1h bắt lên gần 2 triệu tấn / năm. Sản lượng cá đánh bắt qua một năm (ngàn tấn) TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 100 - Năm 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1985 1990 Cá biển 106 120 113 260 564 385 557 850 Cá nước - - - - - 123 136 129 nước ngọt a) Tình hình phân bố nguồn thủy sản và khu vực khai thác thủy sản ở nước ta Vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta là 1 triệu km2, khá rộng và dài. Căn cứ vào một số yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta được chia ra các vùng biển: vùng biển vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung, vùng biển Đông và Tây Nam Bộ và vùng biển khơi. 1) Vùng biển vịnh Bắc Bộ: giới hạn từ vĩ tuyến 21o30' Bắc đến 17o Bắc. Phía Đông giới hạn kinh tuyến 108o03'13''Đông. Diện tích vùng biển vịnh Bắc Bộ rộng 69.331 km2 (chiếm 7,1% vùng đặc quyền kinh tế nước ta), nơi sâu nhất không quá 100 m. Vịnh Bắc Bộ chịu 2 chế độ gió mùa Đông Bắc, tây Nam. Từ tháng 5 đến tháng 9, thường có nhiều cơn bão, mỗi năm có đến gần 100 ngày bão và gió. y Cá bãi đáy như cá hồng, cá mồi, cá sao, cá dưa, phân bố ở ngư trường Bạch Long Vĩ, Long Châu, hòn Mê, Hòn Gió. Mùa vụ chính của ngư trường Bạch Loong Vĩ vào tháng 8 đến hết tháng 2. y Các bãi cá nổi trên ngư trường Bạch Long Vĩ, Long Châu, chủ yếu là ngư trường Bạch Long Vĩ, có các loại cá nổi chủ yếu ở đây là : cá nục, cá trích, cá ngừ, cá cơm, Cá trích chiếm khoảng 30% tổng sản lượng cá của vịnh Bắc Bộ. 2) Vùng biển miền Trung: giới hạn từ vĩ tuyến 10o40' Bắc đến vĩ tuyến 17o Bắc, phía đông là đường đẳng sâu 200 m, chiếm 15-16% diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế nước ta (khoảng 144.000km2) Biển có độ dốc và độ sâu khá lớn, nên chỉ thuận lợi cho nghề khai thác cá nổi. Vùng biển miền Trung có nguồn cá nổi phong phú, có các loại cá nục, trích, cá cơm, Đặc biệt vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận vào đầu tháng 7, tháng 10 có nhiều đàn cá nục, trích, cơm, xuất hiện dày đặc. Ngoài ra còn có cá ngừ, cá chuồn, cá thu, cá chim đều có trữ lượng cao hơn so với Bắc Bộ. Vùng biển này có mực ống, mực nang, tôm hùm có giá trị xuất khẩu. 3) Vùng biển Đông và Tây Nam Bộ : từ vĩ tuyến 10o40' Bắc trở xuống, phía Đông giới hạn đường đẳng sâu 50 m, phía Tây giới hạn đường bao ngoài của vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta. Diện tích vùng biển này chiếm 30% diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế nước ta. Vùng biển phía Tây chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Vùng biển phía Tây ít chịu ảnh hưởng gió Đông Bắc và bão nên rất thuận lợi cho nghề đánh bắt tôm, cá phát triển. y Các ngư trường : vùng biển Đông Nam Bộ, nguồn thủy sản phong phú, kể cả cá nổi, cá đáy và tôm. Các loại cá thu, bạc má, cơm, trích là đối tượng đánh bắt chủ yếu. Các bãi cá ở Vũng Tàu, Côn Đảo, Hòn Khoai, Hòn Chuối, Phú Quốc, Thổ Chu, là những bãi cá được đánh bắt thường xuyên. Bãi tôm Hòn Khoai, Hòn Chuối có mật độ khá dày. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 101 - y Sản lượng cá hàng năm của vùng biển này chiếm trên 50% tổng sản lượng cá biển khai thác của toàn ngành thủy sản. Sản lượng tôm đánh bắt được ở vùng biển này chiếm đại bộ phận của toàn ngành, mỗi năm đã khai thác được trên dưới 60 ngàn tấn, một nguồn hàng xuất khẩu có giá trị của ngành thủy sản. 4) Vùng biển khơi : là vùng giới hạn bởi đường bao ngoài của vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta và ranh giới của các vùng biển trên. Vùng biển này có độ sâu lớn, diện tích rộng. Vùng này chưa điều tra đầy đủ, qua thực tiễn sản xuất cho thấy có nhiều đàn cá chuồn, cá ngừ, cá thu, Nghề đánh cá biển nước ta có ở hầu hết các tỉnh ven biển nhưng tập trung nhất là ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Minh Hải và Kiên Giang. y Quảng Ninh hàng năm đánh bắt được khoảng 15 đến 20 ngàn tấn, ngư cảng quan trọng:Hồng Gai, Bạch Long Vĩ, Móng Cái. y Hải Phòng hàng năm đánh bắt được khoảng 15 ngàn tấn, với các bến cá quan trọng như Cát Bà, Đồ Sơn, Hải Phòng, y Nghệ An với sản lượng cá nhiều nhất miền Bắc trên 20 ngàn tấn hàng năm, có các vùng đánh cá nổi tiếng Cửa Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. y Khánh Hoà với các khu vực đánh bắt quan trọng như Nha Trang, cam Ranh, sản lượng đánh bắt khoảng 15 ngàn tấn. y Khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận, có sản lượng lớn nhất của vùng biển miền Trung, đan1h bắt hàng năm khoảng 70 ngàn tấn với các bến cá Phan rang, Phan Rí, Phan Thiết, Hàm Tân, y Vũng Tàu - Côn Đảo đánh bắt hàng năm 120 ngàn tấn, địa phương có sản lượng cá biển cao nhất cả nước. y Riêng Kiên Giang với cá bến cá Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc, có sản lượng cao hơn cả, hàng năm đạt tới 100 ngàn tấn, chủ yếu trên ngư trường vịnh Thái Lan. Ngoài việc khai thác có biển, chúng ta còn khai thác cá nước ngọt và nước lợ, chủ yếu tiến hành trên các ao, hồ, sông, đầm, ruộng nước. y Lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình khai thác khoảng 3 vạn tấn, chủ yếu là cá chém, chày, trôi, trắm, mè, y Trên các lưu vực sông, vùng nước lợ ven biển miền Trung ở đây cá khai thác ít hơn, song là khu vực nuôi tôm nước lợ quan trọng của khu vực, cũng như của cả nước. y Trên khu vực lưu vực sông Cửu Long, Đồng Nai, nghề khai thác tôm, cá phát triển hơn các miền khác, với các loại cá tra, lóc, tôm, hàng năm khai thác trên 100 ngàn tấn, chiếm tới 2/3 sản lượng thủy sản nước ngọt và nước lợ trên toàn quốc. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 102 - b) Hướng phát triển ngư nghiệp của nước ta Với điều kiện và khả năng của nước ta đối với việc đánh bắt cá biển, cá nước ngọt, nước lợ và việc nuôi trồng thủy sản, phương hướng chung là : y Cần phải tận dụng mọi nơi, mọi chỗ phát triển mạnh việc nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng cửa sông ven biển. y Quản lý việc khai thác, đánh bắt hải sản hợp lý. Nhất là vấn đề sử dụng các phương tiện đánh bắt hợp lý. y Bảo vệ các vùng cửa sông ven biển, tránh đánh bắt bừa bãi nhất là vào vùng cá đang thời kỳ sinh đẻ. y Nhà nước có trách nhiệm đầu tư và tổ chức liên kết giưã các địa phương trong việc đánh bắt, nuôi trồng. y Tăng cường trang bị các phương tiện hiện đại hơn để có thể khai thác , đánh bắt được ở các vùng biển khơi. y Phát triển mạnh công nghiệp chế biến hải sản, đảm bảo chất lượng thủy, hải sản đánh bắt được. y Có chính sách hợp lý về quản lý kinh doanh các ngư trường, chính sách về thu mua, chế biến thủy hải sản. Thực hiện đầy đủ phương hướng trên, nhất định ngư nghiệp nước ta sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước. GHIJK GHIJK TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 103 - CHƯƠNG VIII . TỔ CHỨC LÃNH THỔ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM VIII.1 VAI TRÒ VÀ CƠ CẤU NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VIII.1.2 Vai trò của ngành giao thông vận tải Giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời cũng là một trong những ngành sản xuất có vai trò quan trọng trong việc phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của xã hội. y Nếu phát triển sản xuất mà giao thông vận tải yếu kém, sẽ gây tình trạng mất cân đối và cản trở sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. y Không có giao thông vận tải thì không thể có sự liên hệ bình thường giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa công nghiệp và nông nghiệp ; sự liên hệ đó là cơ sở, là nền tảng của mọi hoạt động sản xuất và đời sống xã hội. y Giao thông vận tải là điều tất yếu không thể thiếu được của sự phân công lao động theo lãnh thổ, của sự hình thành các vùng kinh tế. Giao thông vận tải còn có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng, hợp tác quốc tế, ổn định giá cả, tạo ra và liên hệ với thị trường mới, đồng thời góp phần phát triển văn hóa và nâng cao đời sống nhân dân ở các vùng trong nước. VIII.1.2 Cơ cấu của ngành giao thông vận tải Theo phân chia về cơ cấu các ngành giao thông vận tải hiện nay, gồm có các nhóm ngành sau : - Ngành vận tải đường sắt. - Ngành vận tải đường bộ. - Ngành vận tải đường thủy. - Ngành vận tải hàng không. - Ngành vận chuyển đường ống. VIII.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIII.2.1 Các yếu tố tự nhiên TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 104 - a) Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ : Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ góp phần đến sự hình thành, phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải. Các nước có biển, đất liền gắn với lục địa thì có thể phát triển toàn diện các loại hình giao thông vận tải, ngược lại các nước mà nằm sâu trong lãnh thổ thì khó phát triển giao thông vận tải đường biển, hay các nước là đảo, quần đảo lại kèm phát triển về giao thông vận tải đường sắt hay đường bộ. b) Yếu tố địa hình: Địa hình bằng phẳng của các đồng bằng, tạo thuận lợi phát triển các loại hình giao thông vận tải đường sắt, đường bộ, ngược lại địa hình quá phức tạp: núi cao, đèo hiểm trở lại ngăn trở sự phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải. Địa hình núi cao không chỉ cản trở sự phát triển và phân bố giao thông vận tải đường bộ mà còn tác động xấu tới sự phát triển và phân bố giao thông vận tải đường thủy, do núi cao thì sông sốc, nước chảy xiết, xuất hiện các thác khó lưu thông tàu thuyền. c) Yếu tố sông ngòi và biển: Mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện rất tốt để phát triển và phân bố hệ thống giao thông vận tải đường thủy. Song sự phát triển giao thông vận tải đường thủy lại phụ thuộc khá lớn vào lưu lượng dòng chảy, mực nước, lòng sông. Biển và bờ biển cũng tạo điều kiện phát triển hệ thống giao thông vận tải đường biển. Bờ biển thuận lợi cho việc phát triển các cảng biển thì cũng là thuận lợi cho sự phát triển giao thông vận tải đường biển. Biển sâu, lặng sóng cũng là điều kiện tốt phát triển các loại hình giao thông vận tải đường biển. VIII.2.4 Các yếu tố kinh tế - xã hội Cũng giống như các ngành sản xuất khác, ngành giao thông vận tải chịu ảnh hưởng rất nhiều các yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội, các điểm dân cư, chính sách phát triển xã hội, chính sách an ninh quốc phòng của đất nước. Tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. VIII.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VIII.3.1 Giao thông vận tải không tạo ra những sản phẩm vật chất mới Giao thông vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mời, song lại làm tăng giá trị của các sản phẩm do các ngành sản xuất khác tạo ra. Chính vì vậy phân bố giao thông vận tải phải nhằm tạo ra được những giá trị mới cho sản phẩm sau mỗi khâu vận chuyển, đồng thời đáp ứng những nhu cầu về chính trị, quân sự, văn hóa và sinh hoạt của dân cư. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 105 - VIII.3.2 Giao thông vận tải cần nhiều nhiên liệu, nguyên liệu Vì vậy khi phân bố các tuyến đường, các trung tâm giao thông vận tải phải chú ý tới khả năng và các khu vực phân bố các loại nhiên liệu, năng lượng và nguyên liệu cần thiết cho các phương tiện giao thông vận tải. VIII.3.3 Giao thông vận tải là giai đoạn tiếp tục của các quá trình sản xuất kinh tế Đây là sự tiếp tục của quá trình sản xuất ở bên trong quá trình lưu thông, gắn bó chặt chẽ với các quá trình sản xuất đó, vì vậy phân bố giao thông vận tải phải gắn liền với sự phát triển và phân bố công, nông nghiệp. Đồng thời, giao thông vận tải còn phục vụ cho việc vận chuyển hành khách, vì vậy, sự phân bố giao thông vận tải cũng liên quan chặt chẽ với sự phân bố các trung tâm dân cư lớn, các khu vực dịch vụ, thương mại, du lịch, nghỉ ngơi và chữa bệnh. VIII.3.4 Giao thông vận tải có phạm vi hoạt động rộng Vì vậy khi phân bố giao thông vận tải phải ra sức tận dụng mọi khả năng nhân tạo và điều kiện tự nhiên để phát triển toàn diện giao thông vận tải đồng thời phát huy ưu thế của từng loại giao thông vận tải để tổ chức thành những màng lưới liên vận thống nhất trên phạm vi cả nước hoặc trong những vùng kinh tế lớn. VIII.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả giao thông vận tải Hiệu quả phân bố giao thông vận tải được xác định qua những chỉ tiêu chủ yếu sau đây : * Hệ số chênh khi vận chuyển tối đa theo mùa so với vận chuyển trung bình trong năm không lớn. Xác định hệ số đó theo công thức : K = Vmax : Vtb Trong đó: Vmax - khối lượng vận chuyển hàng hóa (hoặc hành khách) tối đa theo mùa; Vtb - khối lượng vận chuyển hàng hóa trung bình trong năm; K càng lớn thì hiệu quả càng kém. * Những chỉ tiêu định lượng khác thường được sử dụng : ( Hiệu quả vốn cố định trong giao thông vận tải : P Q H ==& H V V TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 106 - trong đó: P - khối lượng vận chuyển (tấn) Q - khối lượng luân chuyển (tấn/km) V - vốn cố định (đồng) (Lưu ý: đối với hành khách, mỗi người được quy đổi tương đương với 1 tấn hàng hóa). y Năng suất giao thông vận tải : N = P (hoặc Q)/L trong đó L là tổng số lao động trong ngành, còn P và Q như trong công thức trước. y Giá thành vận chuyển : C G = (trong đó, C là chi phí vận chuyển). Q * Chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh mức bảo đảm của đất nước về giao thông vận tải trong sự biểu hiện hoàn chỉnh của nó. y Hệ số Enghelia (hay hệ số Yuzuru Kato) : d==L L L S P SP. ở đây : L - chiều dài mạng lưới (km) S - diện tích lãnh thổ (100 km2) P - dân số (10.000 người) y Hệ số Uspenski : L L L L d == S P Q 3 SPQ ở đây Q - Tổng sản phẩm các loại hàng hoá (ngàn tấn) VIII.4 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 107 - Do điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của nước ta, chúng ta có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải khác nhau: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển và hàng không. y Trước Cách mạng tháng Tám, giao thông vận tải ở Việt Nam kém phát triển và phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven biển. Các tuyến đường xây dựng chủ yếu nhằm mục đích quân sự và hành chính, hoặc nhằm khai thác tài nguyên xuất khẩu và phục vụ sinh hoạt của thiểu số thực dân và thị dân tư sản. y Ngày nay giao thông vận tải ở nước ta được phát triển mạnh mẽ do nhu cầu phát triển của sức sản xuất và phục vụ giao lưu hàng hóa và hành khách giữa các vùng trong nước. y Màng lưới giao thông đã được phân bố đều hơn trước (đặc biệt về đường bộ), đổi mới trang thiết bị, phối hợp tổ chức liên vận giữa các phương tiện giao thông, kết hợp thô sơ với hiện đại, ưu tiên phát triển đường sông và đường biển. Cơ cấu (%) các loại giao thông vận tải (1993) Sắt Bộ Sông Biển Hàng hóa - Vận chuyển 4,3 62,0 25,8 8,0 - Luân chuyển 5,0 11,0 10,2 73,6 Hành khách - Vận chuyển 1,5 79,7 18,1 0,5 - Luân chuyển 11,8 71,1 8,1 0,5 VIII.5 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA TỪNG NGÀNH VIII.5.1 Giao thông vận tải đường sắt a) Đặc điểm của ngành giao thông vận tải đường sắt : Ngành giao thông vận tải đường sắt là một trong những ngành vận tải quan trọng của nước ta, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khác trong cả nước. y Đường sắt có tốc độ kỹ thuật trung bình so với các loại giao thông vận tải khác. nhưng có độ an toàn hơn cả. Tốc độ xe lửa còn tuỳ thuộc vào lọai nhiên liệu, năng lượng được sử dụng, trình độ thiết bị kỹ thuật của tuyến đường, đầu máy, toa xe. y Khối lượng hàng hóa luân chuyển nội địa trên đường sắt khá lớn. Cự ly vận chuyển trung bình thay đổi tùy theo từng nước: từ 30-40 đến 900 km (đối với hàng hóa) và từ 20 đến 90 km (đối với hành khách). y Đường sắt có khả năng thông hành đều đặn quanh năm, nhưng mật độ vận chuyển có hạn (nhất là đối với các tuyến một chiều, khổ hẹp), khó đi sâu vào các TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 108 - vùng có địa hình phức tạp (núi cao, đầm lầy, sa mạc, ) với các dốc cao trên 2% và bán kính khúc uốn dưới 100m. y Chi phí thiết bị tốn kém, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng và kim loại, bảo dưỡng tốn kém nên giá thành vận chuyển vẫn cao hơn đường thủy. Về mặt quốc phòng, đường sắt thiếu cơ động khi có chiến tranh xảy ra. y Đường sắt có nhiều loại đường khác nhau : * Khổ ray : + Khổ ray bình thường : - Kiểu Tây Âu : 1,435 m - Kiểu Nga : 1,524 m + Khổ ray rộng : - Kiểu Iberi : 1,656 m - Kiểu Ailen : 1,600 m + Khổ ray trung bình (phổ biến hơn cả) - Kiểu mui đất (hay kiểu đảo): 1,067 m - Kiểu thường : 1,000 m + Khổ ray hẹp : từ 600 đến 900 mm * Chiều vận chuyển + Một chiều ; + Hai chiều ; + Nhiều chiều Do những đặc điểm trên, đường sắt thường được phân bố nhiều hơn ở những vùng có nhu cầu vận tải các loại hàng có khối lượng lớn, vận chuyển quanh năm (quặng mỏ, kim loại, vật tư xây dựng) , cự ly vận chuyển tương đối xa, hướng vận chuyển không phù hợp với các tuyến đường thuỷ nội địa, địa hình không quá phức tạp. b) Tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường sắt Việt Nam : Ở nước ta, đường sắt được xây dựng từ năm 1898, song mãi đến năm 1938 khi khánh thành xong đoạn đường Đà Nẵng - Nha Trang, đường sắt xuyên việt mới hoạt động nối liền Bắc Nam. Khi đó tổng chiều dài đường sắt là 2600 km, mật độ 5,8 km/1000 km2 diện tích. y Tổng chiều dài đường sắt ở nước ta hiện nay là 3.218km, với mật độ trung bình đạt 9,4 km/1000 km2 diện tích lãnh thổ. Hàng năm vận chuyển được khoảng 6 triệu tấn hàng hóa và 30 triệu lượt hành khách. y Toàn bộ hệ thống đường sắt có trước Cách mạng tháng Tám đã được phục hồi và xây dựng lại, trừ tuyến: Tháp Chàm - Dalat (84km) và Sài Gòn - Lộc Ninh (141km), Sài Gòn - Mỹ Tho. Thay vào đó, chúng ta đã xây dựng thêm nhiều tuyến mới phục vụ cho nhu cầu phát triển và phân bố công nghiệp. Các tuyến đường sắt chủ yếu ở nước ta là: y Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh, dài 1.730km, được phục hồi và xây dựng lại từ sau năm 1975, nối liền hai thành phố lớn nhất cả nước với nhau, đi qua 10 tỉnh đồng bằng duyên hải đông dân cư và công nông nghiệp phát triển, với các TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 109 - thành phố và thị xã lớn như Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Nha Trang. y Hà Nội - Lào Cai, dài 295km, qua Vĩnh Phú, chạy dọc theo thung lũng sông Hồng, qua trung tâm công nghiệp Việt Trì. Đường này được xây dựng lại từ sau năm 1954 phục vụ cho việc phát triển công nghiệp gỗ, giấy ở Việt Trì, khai thác và vận chuyển apatit ở Lào Cai và các lậm sản khác. Tuyến đường này còn phục vụ cho việc vận chuyển hàng quá cảnh của Trung Quốc nối liền với Vân Nam. y Hà Nội - Đồng Đăng, dài 163km đi qua địa phận hai tỉnh Hà Bắc và Lạng Sơn, qua các thị xã lớn có công nghiệp phát triển như Thị Cầu, Bắc Giang. Đường này được xây dựng lại từ năm 1954, chủ yếu nhằm nối liền với tuyến đường sắt xuyên qua Trung Quốc, nối nước ta với các nước khu vực Đông và Châu Âu; vận chuyển các lâm sản từ Cao Bằng, Lạng Sơn xuống và vận chuyển các hàng công nghệ phẩm từ Hà Nội lên miền núi phía Bắc. y Hà Nội - Hải Phòng, dài 102km, nối liền thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Haải Phòng, qua Hải Hưng, chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, xăng dầu, vật liệu xây dựng, kim khí, hàng nông sản, Các tuyến đường trên được phục hồi và xây dựng lại trên cơ sở của các nền đường cũ với khổ hẹp 1m. Chúng ta có xây dựng mới một số tuyến đường khổ rộng 1,435m phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Đó là đường: Hà Nội - Thái Nguyên (76km), Kép - Uông Bí (74km), Kép - Lưu Xá (65km) và mở rộng đường Hà Nội - Đồng Đăng. Các đường này nối các khu công nghiệp quan trọng của Bắc Bộ lại với nhau, chủ yếu vận chuyển than, quặng mỏ, kim khí và các sản phẩm công nghiệp nặng. Đường Cầu Giát - Nghĩa Đàn (31km), phục vụ cho việc khai thác lâm sản miền tây Nghệ An, có thể liên hệ qua Lào. y Hơn 60% tổng chiều dài đường sắt nằm trên các tỉnh phía Bắc. Riêng các tỉnh Bắc Bộ tập trung tới 35,2% tổng số chiều dài đường sắt cả nước và cũng là nơi có mật độ đường sắt cao hơn cả. Chúng ta đang chuẩn bị xây dựng lại các tuyến đường ở phía Nam : thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh đi Mỹ Thuận (Tiền Giang), Tháp Chàm - Dalat. y Về trang thiết bị đường sắt, các đoàn tàu chủ yếu vẫn chạy bằng đầu máy hơi nước và diezen, nên tốc độ lữ hành còn chậm (dưới 20km đối với tàu hàng và dưới 25km đối với tàu khách). Tổng số đầu máy và toa xe noí chung hiện nay đã tăng gấp rưỡi trước Cách mạng tháng Tám, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách. VIII.5.2 Giao thông vận tải đường ô tô Về chuyên chở hành khách, vai trò của giao thông vận tải đường bộ địa phương càng quan trọng hơn, chiếm 98, 3% tổng khối lượng hành khách luân chuyển bằng đường bộ trên cả nước và gấp 12 lần khối lượng hành khách luân chuyển bằng đường thủy địa phương. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 110 - Những nơi có khối lượng hành khách luân chuyển hàng năm lớn do địa phương thực hiện bằng đường bộ là: thành phố Hồ Chí Minh (trên 4 tỷ người/km), Hà Nội (trên 800 triệu người/km), Đồng Nai, Hậu Giang (500 - 800 triệu người/km). a) Những đặc điểm của giao thông vận tải đường ô tô : Ô tô có tốc độ trung bình nhanh hơn xe lửa, nhưng kém an toàn. Ô tô có ưu thế đặc biệt là rất cơ động, linh hoạt trong việc vận chuyển trên các cự ly ngắn. Tầm xa trung bình của vận chuyển hàng hóa trên đường ô tô của thế giới hiện nay là 28km (kể cả vận chuyển nội thành ) và 70km trên các đường trục nối giữa các thành phố. Vì vậy, xét về khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm, thì ô tô luôn dẫn đầu, cũng như dẫn đầu cả về khối lượng hành khách vận chuyển. y Đường ô tô có khả năng thông hành và mật độ chuyển lớn, có thể đi sâu vào những miền địa hình phức tạp, dễ đổi hướng vận chuyển và giờ vận chuyển, có thể đưa hàng hóa tới tận kho. y Giá thành xây dựng đường ô tô nói chung đắt hơn đường thủy nhưng rẻ hơn đường xe lửa. Ô tô tiêu hao nhiều cao su, nhiên liệu, chiếm nhiều diện tích mặt bằng và gây ô nhiễm môi trường. y Đường ô tô được ưu tiên phân bố ở các vùng ven thị và nội thành, liên tỉnh, liên huyện ở các vùng miền núi, ở những nơi có nhu cầu vận chuyển các loại hàng tương đối có giá trị và có nhu cầu vận chuyển theo mùa (nông sản phẩm, du lịch, nghỉ mát, ). b) Tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường ô tô của Việt Nam : Đường bộ ở nước ta đặc biệt phát triển mạnh từ những năm 60. Tại miền Bắc, đường bộ được phát triển mạnh ở các vùng nông thôn, trung du và miền núi, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, ở các vùng trước đây lạc hậu. Còn ở miền Nam chỉ phát triển các đường trục chính nhằm mục đích quân sự và tập trung ở các vùng đồng bằng ven biển trên 80% tổng số chiều dài đường bộ. So với trước Cách mạng tháng Tám, đường bộ của ta đã tăng gấp 4 lần về chiều dài. Vì ô tô chủ yếu hoạt động trên các cự ly không lớn nên về khối lượng hàng hóa luân chuyển, đường bộ chỉ chiếm 10,9% (1989), nhưng về khối lượng hàng hóa vận chuyển thì đường bộ lại chiếm tới 54,6%, dẫn đầu trong các loại giao thông vận tải ở nước ta. Đường bộ còn chiếm 72,2% khối lượng hành khách vận chuyển và 86% khối lượng hành khách vận chuyển trên cả nước. Tổng chiều dài đường bộ (kể cả đường đất loại A) ở nước ta hiện nay có khoảng 85 ngàn km, trong đó hơn 1/ 4 là đường trải nhựa và trải đá. Các tuyến đường bộ quan trọng nhất ở nước ta là: y Đường số 1: từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) qua Hà Bắc, qua thủ đô Hà Nội rồi chạy gần song song với đường xe lửa Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh, rồi nối thẳng tới Minh Hải dài hơn 2.000km, chạy qua lãnh thổ của 28 tỉnh và thành phố lớn đông dân, qua nhiều thành phố và khu công nghiệp quan trọng của cả nước, qua nhiều vùng nông nghiệp, ngư nghiệp trù phú, đó là tuyến đường có chiều dài lớn nhất và có ý nghĩa liên vùng, quốc gia và quốc tế. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 111 - y Đường số 2: từ Hà Nội qua Vĩnh Phú, kéo dài 165km với thị xã Tuyên Quang. Đường này còn chạy tiếp lên Hà Giang và tới huyện Mèo Vạc, biên giới phía Bắc. y Đường số 3: từ Hà Nội đi Cao Bằng, qua Bắc Thái, dài 275km, nối miền núi Việt Bắc với các tỉnh đồng bằng, khu công nghiệp Thái Nguyên với Hà Nội. y Đường số 4: chạy dọc theo biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Móng Cái và có nhánh rẽ tới Hòn Gai, dài 315km, đường này có ý nghĩa kinh tế và quân sự đối với các tỉnh Bắc Bộ. y Đường số 5: Hà Nội qua Hải Hưng, tới Hải Phòng dài 103km, chạy song song với đường xe lửa chủ yếu phục vụ vận chuyển nông sản, hàng công nghiệp nhẹ xuất và nhập khẩu, chất lượng đường tốt, khả năng thông hành lớn, tốc độ xe chạy trên đường nhanh. y Đường số 6: Hà Nội đi Lai Châu qua Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, dài 490km; là tuyến đường có ý nghĩa kinh tế và quân sự, nối liền các tỉnh Tây Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nằm dọc theo thung lũng sông Đà, qua khu thủy điện Hòa Bình qua những vùng đồng cỏ chăn nuôi bò, cừu và những vùng trồng cây công nghiệp, qua những vùng cư trú của đồng bào thiểu số: Thái, H'mông, y Đường số 10: Hải Phòng qua Thái Bình, đi Nam Định, Ninh Bình, Phát Diệm (Nam Hà), nối 3 tỉnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ lại với nhau, chủ yếu vận chuyển nông sản phẩm và hàng công nghiệp nhẹ, y Đường số 1B - 13A: từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đi qua Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, nối vào đường số 6 ở Cò Nòi (Sơn La). Đường này được xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; phục vụ cho các chiến dịch Tây Bắc và Điện Biên Phủ; nối liền chiến khu Việt Bắc với tây Bắc, vùng Đông Bắc Bắc bộ với vùng tây Bắc Bắc bộ. y Đường số 15: xuất phát từ Hoà Bình (Suối Rút) qua Thanh Hóa, Nghệ An, nối với đường Trường Sơn vào tới Tây Nguyên. y Các đường ngang xuất phát từ đường số 1 qua Lào có: đường số 7 (Diễn Châu - Luăngprabăng), đường số 8 (Vinh - Tà Khẹt), đường số 9 (Quảng Trị - Xavanakhet), đường số 14 (Huế - Kontum - Buôn Mê Thuột); ở Bình Định, Nha Trang, Phan Rang cũng có các đường rẽ ngang qua Tây Nguyên, sang Xtungtreng (Campuchia). y Các đường ở Nam Bộ, xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh có: đường số 20 qua Đồng Nai tới Dalat, nối với đường 21 đi Buôn Mê Thuột; đường 13 qua Tây Ninh, sang Campuchia. Đường số 4 trước đây đi qua 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, qua Tiền Giang và Hậu Giang, tới Năm Căn (Cà Mau), là trục đường chính nối miền Tây Nam Bộ với miền Đông, chất lượng đường tốt, khả năng thông hành khá cao, nay được coi là phần tiếp nối của đường số 1. Ngoài ra còn đường liên tỉnh (hương lộ) số 15 nối Biên Hoà với Vũng Tàu. Các địa phương có giao thông vận tải đường bộ phát triển, khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm do địa phương thực hiện bằng đường bộ từ 50 triệu tấn/km trở lên là: TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 112 - y Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng, Đồng Nai. Các nơi này có tỷ trọng đường bộ chiếm 60 - 96% tổng khối lượng hàng hóa luận chuyển do địa phương đó thực hiện bằng đường bộ và đường sông. y Các tỉnh miền núi phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Bắc Thái), các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Sông Bé, Tây Ninh là những tỉnh có đường bộ chiếm 98 - 100% tổng số lượng hàng hóa luân chuyển do địa phương thực hiện. y Các tỉnh có giao thông vận tải đường bộ địa phương ít phát triển là: Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh, Bến Tre (khối lượng hàng hóa luân chuyển dưới 10 triệu tấn/km). VI.5.3 Giao thông vận tải đường thủy a) Những đặc điểm giao thông vận tải đường thủy : Đường thủy bao gồm các đường thủy nội địa (sông, hồ lớn) và đường biển. Hai loại đường này có một số những đặc điểm ưu điểm và nhược điểm : y Tốc độ kỹ thuật cũng như tốc độ lữ hành của tàu thủy nói chung là chậm hơn các phương tiện giao thông vận tải. Khả năng an toàn của đường thủy cũng kém và còn chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. y Tàu thủy có khả năng chuyên chở những hàng hóa có kích thước lớn, cồng kềnh và nặng. Cự ly vận chuyển của các đoàn tàu viễn dương rất dài, vì vậy, nếu tính theo khối lượng hàng hóa luân chuyển thì đường thủy luôn dẫn đầu trong các loại giao thông vận tải. Tuy nhiên lượng hành khách luân chuyển theo đường thủy thì thấp nhất. y Năng lực thông hành của các tuyến đường thủy lớn ít bị hạn chế, tuy nhiên đường thủy có mật độ vận chuyển tùy thuộc vào hệ thống bến cảng và năng lực vận chuyển của các cảng đó, và một số tuyến đường phụ thuộc và năng lực thông qua các kênh đào. Đường thủy còn phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên (mạng lưới sông ngòi, hình thái bờ biển ) nên hướng đi của các đường thủy không phụ thuộc với hướng của nhu cầu vận chuyển. y Chi phí thiết bị cho đường thủy là thấp nhất, nhất là ở những nước có hệ thống sông ngòi dày đặc và bờ biển khá dài như ở nước ta. Tàu thủy lại có tỷ suất trọng tải lớn, tiêu hao nhiên liệu ít, nên giá thành vận chuyển của đường thủy thấp hơn các loại đường khác. Do những đặc điểm trên, trong việc phát triển và phân bố đường thủy ở nước ta cần : y Tận dụng sông biển, khai thác kênh rạch, mở rộng năng lực các bến cảng, phát triển các tàu viễn dương. y Ưu tiên phát triển giao thông vận tải đường thủy ở các vùng đồng bằng ven biển, những nơi có nhu cầu vận chuyển lớn về nông sản phẩm và than, quặng mỏ, b) Tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường thủy ở nước ta: Đường sông và đường biển phát triển cũng là hai loại đường được chú trọng phát triển mạnh trong hơn 20 năm gần đây, đặc biệt là ở miền Bắc. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 113 - Trong vòng 20 năm (1960-1980) ở miền Bắc khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường sông đã tăng lên 4,7 lần và chiếm 78,4% lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường sông của cả nước. y Năm 1993 trên cả nước đường sông chiếm tỷ trọng cao hơn đường sắt và đường bộ trong tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển (17,0%). y Tuy nhiên, về khối lượng hành khách luân chuyển thì đường thủy) lại chiếm tỷ trọng thấp nhất (trên dưới 7%). y Đường biển là ngành được phát triển nhanh nhất ở nước ta trong 20 năm qua. Năm 1980 so với năm 1960, khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển đã tăng lên tới 90 lần, và hiện nay là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa luân chuyển của các loại giao thông vận tải 61,2% (1989). Các tuyến đường sông ở nước ta là : y Đường Hà Nội - Thái Bình, dài 118km, chạy dọc theo sông Hồng, có 2 ngã rẽ tới Nam Định (108km) và tới Thái Bình; tuyến này chủ yếu vận chuyển nông sản phẩm và hành khách. y Các đường xuất phát từ Hải Phòng: đường Hải Phòng - Nam Định dài 153km, theo dòng sông Thái Bình tới Bến Hới (119km), có hai ngã rẽ về Hưng Yên và Nam Định: đường Hải Phòng - Bắc Giang dài 107km theo sông Thái Bình và sông Thương, qua Phả Lại, chủ yếu vận chuyển than và nông sản phẩm : Hải Phòng - Cẩm Phả - Móng Cái )đường sông pha biển) dài 196km, vận chuyển tha, hải sản, y Đường Hải Dương-Chũ, dài 93km, theo sông Lục Nam. y Đường Sơn Tây - Chợ Bờ (Hoà Bình), dài 113km, theo sông Hồng và sông Đà, vận chuyển nông lâm sản. y Đường Việt Trì - Tuyên Quang, dài 98km, theo sông Lô, vận chuyển nguyên liệu cho khu công nghiệp Việt Trì. y Các tuyến đường chính xuất phát từ cảng Sài Gòn: Sài Gòn - Mỹ Tho (191km), Sài Gòn - Hồng Ngự (194km), Sài Gòn - Long Xuyên (200km), Sài Gòn - Cần Thơ (166km), Sài Gòn - Rạch Giá (qua Sa Đéc, Hậu Giang, Long Xuyên) dài 257km, Sài Gòn - Trà Vinh (150km) Sài Gòn - Tây Ninh (170km) và đường ven biển Sài Gòn - Cà Mau, dài 303km. Các tuyến này chủ yếu vận chuyển nông sản. Như vậy, các tuyến đường sông chủ yếu của nước ta đều nằm ở đồng bằng Bắc và Nam bộ, còn các sông ở miền Trung ít có giá trị. y Các tỉnh có vận tải thủy (sông pha ven biển, không kể đường biển viễn dương) phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong khối lượng hàng hóa vận chuyển do địa phương thực hiện là các tỉnh ở đồng bằng ven biển Bắc bộ và một số tỉnh đồng bằng Nam bộ, y Các tỉnh miền núi, các tỉnh Trung bộ và Tây nguyên thì vận tải thủy rất kém phát triển, có tỉnh hầu như không có. y Các tỉnh có vận tải thủy địa phương với tỷ trọng thấp (dưới 1%) hoặc không có vận tải thủy là : Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Bắc Thái, Sơn La, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 114 - Về đường biển, ta có các hải cảng lớn như sau : y Cảng Hải Phòng: cách biển 29km (theo cửa Nam Triệu), có số tàu ra vào cảng hàng năm gần 400 cái với năng lực hàng hóa thông qua khoảng 3 triệu tấn/năm. Cảng có 116 cần cẩu (1353CV), 13 cầu tàu, 50 ngàn m2 kho chứa, 100 ngàn m2 bải để hàng hóa và nhiều phương tiện xếp dỡ, chuyển tải khác. Cảng Hải Phòng có vai trò quan trọng đối với các hoạt động xuất nhập khẩu ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung Bộ. y Cảng Đà Nẵng: có vai trò quan trọng đối với các tỉnh ở Trung bộ và Lào. Cảng Đà Nẵng có 6 cầu tàu với 18,4 ngàn m2 kho chứa, nằm ngay gần biển, ít phù sa, không phải nạo vét thường xuyên, tàu lớn 2 vạn tấn có thể vào được. y Cảng Sài Gòn: cách biển 84km theo sông Sài Gòn là cảng lớn tương đương cảng Hải Phòng, với 40 cầu cẩu (1136 VC), 7 cầu tàu và 55 ngàn m2 kho chứa cùng nhiều phương tiện xếp dỡ, chuyển tải khác. Cảng Sài Gòn giữ vai trò và tác dụng quan trọng đối với các hoạt động xuất nhập khẩu của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Campuchia, liên hệ với các nước ở khu vực Đông Nam A. Khả năng bốc xếp trên 5 triệu tấn/năm. Ngoài 3 thương cảng lớn có ý nghĩa toàn miền và quốc tế kể trên, ta còn nhiều cảng chuyên dụng quan trọng khác đối với các loại hoạt động giao thông vận tải đường biển là: các cảng Bến Thủy, Cửa Lò (Nghệ Tĩnh) phục vụ cho Thanh Hóa, Nghệ An và hàng quá cảnh của Lào, cảng quân sự Cam Ranh, cảng dầu khí Vũng Tàu. Cần Thơ cũng có nhiều triển vọng trở thành một thương cảng lớn có ý nghĩa toàn vùng đối với các tỉnh Tây Nam Bộ. VI.5.4 Giao thông vận tải đường ống và hàng không a) Những đặc điểm giao thông vận tải đường ống, đường hàng không: Đường ống là loại đường đặc biệt chuyên dụng trong vận chuyển các chất lỏng và khí với hiệu suất cao và nhanh chóng, an toàn, là phương tiện chủ yếu nối liền các vùng khai thác - chế biến và tiêu thụ dần khí. y Tại các nước kỹ nghệ khai thác và chế biến xuất khẩu dầu khí, hệ thống đường ống rất phát triển và chiếm hầu hết khối lượng vận chuyển các loại hàng hóa này. y Đó là loại đường được ưu tiên phân bố ở các vùng khai thác - chế biến - tiêu thụ - xuất khẩu dầu khí, ở các khu trung tâm công nghiệp và thành phố lớn. Đường hàng không có ưu thế tuyệt đối vế tốc độ và tầm xa vận chuyển. Tuy nhiên máy bay bị hạn chế về khối lượng vận chuyển không lớn, năng lực thông hành có hạn của các sân bay, chi phí đầu tư thiết bị, bảo dưỡng, hao phí nhiên liệu cao cấp, làm cho giá thành vận chyển cao. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 115 - y Vì vậy, đường hàng không chủ yếu được phân bố phục vụ các nhu cầu vận chuyển có tầm xa lớn (trên dưới 1.000km), ở những vùng có địa hình phức tạp, khó phát triển các loại hình giao thông vận tải ; y Phục vụ việc chuyên chở hành khách và một số mặt hàng quý, có giá trị cao hoặc yêu cầu nhanh (thư tín, hàng dễ hư hỏng), các nhu cầu chuyển dịch có ý nghĩa quốc gia,quốc tế. b) Tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường ống và đường hàng không ở Việt Nam: Đường hàng không ở nước ta được đặc biệt phát triển từ sau ngày thống nhất đất nước. Chiều dài và số lượng các tuyến bay cũng như số lần cất cánh tăng lên nhiều lần cùng với các phương tiện bay, thiết bị điều khiển, sân bay được hiện đại hóa. Ta có 2 sân bay quốc tế có thể hạ cánh các loại máy bay phản lực siêu âm hiện đại như TU.154 và Boeing, là sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài (Hà Nội). Đó là hai đầu mối của những đường bay quốc tế ngày càng phát triển. Các chuyến bay quốc tế của Hàng không Việt Nam và của các hãng hàng không nước ngoài có hạ cánh ở Việt Nam hiện nay là : y Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh, dài nhất và liên tục nhất, trung bình 3 lần máy bay lên xuống trong ngày. y Hà Nội - Viênchăn; Hà Nội - Singapore. y Hà Nội - Pnompenh; Hà Nội - Manila. y Hà Nội - Bangkok; Hà Nội - Kuala Lampua. y Hà Nội - Moscow; Hà Nội - Hongkông. y Hà Nội - Berlin; Hà Nội - Praha. y Hà Nội - Paris. y Tp HCM - Moscow; Tp HCM - Bangkok. y Tp HCM - Australia; Tp HCM - Vienchăn. y Tp HCM - Kuala Lampua; Tp HCM - Franfurt. y Tp HCM - Manila; Tp HCM - Singapuar. y Tp HCM - Paris. Ngoài 2 sân bay trên, ta có 16 sân bay trong nước đã đưa vào sử dụng để vận chuyển hành khách và bưu kiện, hàng hóa. Các sân bay phần lớn ở các tỉnh phía Nam (10 cái). Các đường bay trong nước hiện nay là : y Hà Nội - Đà Nẵng - Tp HCM. y Hà Nội - Plâyku - Tp HCM. y Hà Nội - Nha Trang - Tp HCM. y Hà Nội - Phù Cát ( Quảng Ngãi). y Hà Nội - Buôm mê Thuột - Tp HCM. y Hà Nội - Nà Sản ( Lai Châu). y TP HCM - Đàng Nẵng - Hà Nội. y Tp HCM - Vũng Tàu - Côn Đảo. y Tp HCM - Dalat - Huế. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 116 - y Tp HCM - Rạch Giá - Phú Quốc. y Tp HCM - Buôn Mê Thuột - Hà Nội. Các đường bay trung bình mỗi tuần lên xuống từ 1 đến 3 lần. Một số sân bay như Cao Bằng, Minh Hải, Qui Nhơn chưa có những chuyến bay thường kỳ. Việc tăng thêm tầm xa vận chuyển của các tuyến đường và mật độ lên xuống của các sân bay hàng không dân dụng ở nước ta hiện nay là điều rất cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế của giao thông vận tải đường hàng không. Các tuyến bay có tầm xa dưới 300km lại trùng với các tuyến đường ô tô, với số lần lên xuống mỗi tuần một lần, thực tế sẽ ít có tác dụng thông hành, hiệu quả kinh tế. Hệ thống đường ống của Việt Nam chủ yếu hiện nay có các hệ thống chuyển dầu, khí đốt. Quan trọng nhất là đoạn đường ống chuyển khí từ mỏ dầu Bạch Hổ vào Bà Rịa dài hơn 100 km. HGIK HGIK TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 117 - CHƯƠNG IX . TỔ CHỨC LÃNH THỔ NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM IX.1 VAI TRÒ VÀ CƠ CẤU NGÀNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ IX.1.1 Vai trò của thương mại và dịch vụ Thương mại và dịch vụ đóng vai trì to lớn đối với các quá trình sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân. • Thương mại đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Nhờ có thương mại mà các sản phẩm sản xuất ra được đưa tới người tiêu dùng, và khi người tiêu dùng có những đòi hỏi mới về sản phẩm thì lại kích thích sản xuất phát triển. Sơ đồ sau đây sẽ cho chúng ta thấy được rõ điều này : Sản xuất ra Tiêu Nhu cầu mới Sản xuất Tiêu sản phẩm ¼ dùng ¼ nảy sinh ¼ phát triển ¼ dùng ¼ hàng hóa • Thương mại là cầu nối giữa nhà sản xuất và những người tiêu dùng. Nó đóng vai trò điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng. •Thương mại trong nước (nội thương) phát triển sẽ tạo ra một thị trường ổn định, thống trong toàn quốc, thúc đẩy các quá trình phân công lại lao động giữa các vùng trong nước. • Ngoại thương góp phần gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, thông qua sự trao đổi sản phẩm với nước ngoài nó tạo điều kiện kích thích nền sản xuất trong nước: tăng về số lượng, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời ngoại thương cùng với nội thương tăng cường sự phân công lao động quốc tế, cũng như tăng cường quan hệ quốc tế về các mặt giữa các nước. • Dịch vụ phát triển sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất vật chất, tăng cường sự lưu thông sản phẩm và quan trọng nhất là dịch vụ phát triển sẽ đem lại một nguồn thu khá lớn cho nền kinh tế đất nước (nhất là ngành du lịch). • Dịch vụ thông tin phát triển càng mạnh thì càng giúp cho xã hội phát triển. Các dịch vụ khác như bảo hiểm, y tế, giáo dục đào tạo đều có tác dụng nâng cao mức sống của mọi người dân về cả vật chất lẫn tinh thần. TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 118 - IX.1.2 Cơ cấu ngành thương mại và dịch vụ Do ngành thương mại và dịch vụ có liên quan mật thiết với nhau, chúng không trực tiếp tạo ra sản phẩm, song lại đóng vai trò rất lớn trong việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng như góp phần thúc đẩy các quá trình sản xuất vật chất khác. Trong khi đó các ngành thuộc hai lĩnh vực thương mại và dịch vụ lại hay đan xen vào nhau, nhiều khi chúng ta khó xếp ngành nào đó vào lĩnh vực thương mại hay dịch vụ (ví dụ ngành ăn uống). Song để tiện khi nghiên cứu cơ cấu ngành, chúng ta phân biệt một số ngành gần lĩnh vực thương mại hơn hay gần dịch vụ hơn. * Đối với ngành thương mại, dựa trên một số cơ sở đặc trưng người ta phân chia ra thành các ngành thương mại khác nhau : • Theo tiêu chuẩn địa lý : - Ngành nội thương - Ngành ngoại thương • Theo tiêu chuẩn số lượng sản phẩm bán ra : - Ngành buôn bán sỉ - Ngành buôn bán lẻ • Theo tiêu chuẩn về bản chất hàng hóa : - Ngành buôn bán hàng hóa vật chất - Ngành buôn bán hàng hóa vô hình • Theo tiêu chuẩn pháp lý : - Ngành thương mại tự do - Ngành thương mại qui định - Ngành thương mại độc quyền. Song để tiện nghiên cứu cụ thể chúng ta chỉ xem xét khía cạnh địa lý của ngành thương mại. Tức là xem xét hai ngành: nội thương và ngoại thương. * Đối với các ngành dịch vụ thì vấn đề cơ cấu của nó ngày càng phức tạp. Chúng thường xuyên biến đổi và nhiều loại hình dịch vụ khác xuất hiện, cho nên tính nhất quán về cơ cấu cũng khó thực hiện được. Song có thể có các ngành dịch vụ cụ thể sau đây : • Dịch vụ du lịch • Dịch vụ khác, như: bảo hiểm, môi giới, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật - công nghệ, đại lý, sang nhượng Nói chung cơ cấu dịch vụ ngày càng thay đổi theo chiều hướng gia tăng nhanh chóng gắn liền sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, với sự phát triển về nhu cầu của xã hội. IX.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch
- Địa lý kinh tế Việt Nam - 119 - IX.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành thương mại Ngành thương mại về tổ chức và phân bố theo lãnh thổ của ngành thương mại phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố: người phân phối, số lượng và chất lượng hàng hóa và phương tiện phân phối - chuyên chở. • Vai trò của người phân phối rất quan trọng để phát triển ngành thương mại. Mặc dầu không tạo ra sản phẩm trực tiếp, song họ là người làm tăng giá trị của các sản phẩm bằng cách tìm ra thị trường tiêu thụ cho nó. Không có người phân phối, hoặc người phân phối không năng động, hay hoạt động kém thì giá trị sản phẩm bị giảm, sản phẩm khó tiêu thụ và điều này nhiều khi dẫn đến đình trệ, hoặc kìm hãm các quá trình sản xuất. • Phí tổn phân phối trong ngành nội thương bao gồm phí tổn trung gian và phí tổn tổng cộng. Phí tổn trung gian khi đề cập đến vấn đề một sản phẩm được làm ra thì từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nó phải đi qua rất nhiều công đoạn, và qua mỗi công đoạn thì nó lại chịu một phí tổn đáng kể. • Các phương tiện vận chuyển, cũng đóng vai trò quyết đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại. Mặc dù người sản xuất, cũng như người tiêu dùng đều có nhu cầu về bán và mua sản phẩm xã hội, song giao thông vận tải kém phát triển thì nó cũng kìm hãm sự phát triển thương mại. • Các phương tiện thông tin, đặc biệt là phương tiện quảng cáo, giúp cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm nhiều hơn, kích thích họ tiêu thụ và kích thích sự phát triển thương mại. • Các chính sách của nhà nước về thuế, chính sách tài chính, chính sách về cải cách thị trường và các yếu tố về xã hội như: cơ cấu xã hội của dân cư, mức thu nhập, cũng ảnh hưởng khá lớn tới sự phát triển và phân bố các loại hình thương mại. IX.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ Trình độ phát triển của xã hội, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới ngành dịch vụ. Khi xã hội phát triển, năng suất lao động tăng thì các mạng lưới dịch vụ cũng gia tăng để đáp ứng về mọi nhu cầu của người dân. • Cơ cấu xã hội của dân cư : cơ cấu tuổi, giới tính, tỷ lệ gia tăng dân số cũng là tiền đề cho sự phát triển các loại hình dịch vụ. Mỗi nhóm người có những nhu cầu dịch vụ riêng và ngày càng tăng, chính vì vậy cũng thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ. • Truyền thống văn hóa, mức sống, mức thu nhập của người dân, các điểm du lịch danh lam thắng cảnh cũng ảnh hưởng tới sự hình thành các điểm dịch vụ , các trung tâm dịch vụ. IX.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch