Giáo trình Điều khiển lập trình cỡ nhỏ - Nguyễn Văn Ban (Phần 1)

pdf 68 trang hapham 1460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Điều khiển lập trình cỡ nhỏ - Nguyễn Văn Ban (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dieu_khien_lap_trinh_co_nho_nguyen_van_ban.pdf

Nội dung text: Giáo trình Điều khiển lập trình cỡ nhỏ - Nguyễn Văn Ban (Phần 1)

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐẮK LẮK KHOA ĐIỆN  GIÁO TRÌNH ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Mã mô đun: MĐ31 NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Trình độ: Cao đẳng nghề/ Trung cấp nghề Biên soạn: ThS Nguyễn Văn Ban Lưu hành nội bộ, 2014
  2. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ MỤC LỤC Bài: 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ 7 1. Tổng quát 7 2. Các ứng dụng trong công nghiệp và trong dân dụng 7 3. Ưu điểm và nhược điểm so với PLC 8 4. Bộ điều khiển lập trình loại nhỏ Logo! của hãng SIEMENS 8 4.1. Phân loại và kết cấu phần cứng 8 4.2. Đặc điểm ngõ vào, ngõ ra và kết nối phần cứng theo chủng loại 10 4.3. Khả năng mở rộng 14 Bài: 2. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA LOGO! 15 1. Các loại hàm trong LOGO! 15 2. Danh sách Co 15 2.1. Ngõ vào số 15 2.2. Ngõ ra số 15 2.3. Ngõ vào analog 15 2.4. Ngõ ra analog 15 2.5. Cờ Start up 15 2.6. Thanh ghi dịch bit 15 2.7. Mức hằng số 16 2.8. Không kết nối 16 3. Các hàm sử dụng trong Logo! 16 3.1. Hàm OR 16 3.2. Hàm AND 16 3.3. Hàm NOT 17 3.4. Hàm NAND 17 3.5. Hàm NOR 18 3.6. Hàm XOR 18 4. Bài tập thực hành 18 Bài: 3. CÁC CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT CỦA LOGO! 19 Trường1. Latching Relay Cao (Relay chốt)đẳng nghề Đắk Lắk 19 2. Pulse Generator (Bộ phát xung đồng hồ) 19 2.1. Bộ phát xung đồng bộ 19 2.2. Bộ phát xung ngẫu nhiên 20 3. Retentive On Delay (Relay On Delay có nhớ) 21 4. Counter Up and Down (Bộ điếm lên xuống) 21 5. Timer ON delay 22 Trang 1
  3. ThS NGUYỄN VĂN BAN 6. Timer Off Delay 22 7. On/off delay 23 8. Relay xung (PULSE relay) 24 9. Bộ định thời 7 ngày trong tuần (Weekly Timer) 24 10. Các chức năng đặc biệt khác 25 10.1. Rơ- le thời gian On-Off Delay. 25 10.2. Rơ- le thời gian On-Off Delay ngẫu nhiên (Random Generator) 25 10.3. Mạch tạo xung đơn ổn dùng mức cao ở ngõ vào. 26 10.4. Mạch tạo xung đơn ổn dùng cạnh lên của xung ngõ vào (Edge Trigger Interval Time – Delay Relay ). 26 10.5. Mạch tạo xung vuông không đồng bộ (Asynchronous Pulse) 27 10.6. Công tắc thời gian theo ngày tháng (Yearly Timer). 27 10.7. Bộ đếm giờ vận hành máy (Operating Hours Counter) 27 10.8. Bộ điều khiển đếm tần số xung kích (Trigger). 28 10.9. Ngõ ra ảo Rơ-le trung gian. 29 10.10. Kích họat ngõ ra số theo tín hiệu analog vào (Analog Trigger) 29 10.11. Bộ so sánh tín hiệu analog (Analog Comparator) 29 10.12. Chức năng công tắc đèn bậc thềm (Stairwell Light Switch) 30 10.13. Công tắc hai chức năng (Multiple – Function Switch) 31 10.14. Hiển thị thông báo người dùng (Message Texts) 31 Bài: 4. LẬP TRÌNH TRỰC TIẾP TRÊN LOGO! 33 1. Bốn quy tắc sử dụng phím trên Logo! 33 2. Cách gọi các chức năng 34 2.1. Chế độ lập trình (Programming mode) 34 2.2. Chế độ thiết lập thông số (Parameter assignment mode) 34 3. Phương pháp kết nối các khối chức năng 34 3.1. Biểu diễn các khối trong LOGO 34 3.2. Soạn thảo chương trình 35 3.3. Các thao tác cơ bản 39 4. Lưu trữ vào thẻ nhớ và chạy chương trình 40 Trường5. Khái niệm về bộ Cao nhớ đẳng nghề Đắk Lắk 41 5.1. Cấu tạo ngoài của LOGO! 230RC 41 5.2. Nối dây cho LOGO! 230RC 42 5.3. Vùng nhớ và dung lượng chương trình 45 6. Bài tập ứng dụng 46 6.1. Mạch điều khiển tuần tự nhiều động cơ. 46 6.2. Điều khiển ba băng tải. 46 Trang 2
  4. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ 6.3. Đảo chiều quay tự động. 47 6.4. Điều khiển băng tải theo thời gian tự động. 48 6.5. Điều khiển băng tải chở vật liệu đá. 48 6.6. Thang máy xây dựng tự động. 49 6.7. Chiếu sáng bên ngoài toà nhà. 49 6.8. Kiểm soát dây chuyền đóng hộp. 50 6.9. Hệ thống thủy lợi cho nhà kính. 50 6.10. Thang máy xây dựng. 51 6.11. Chiếu sáng bên ngoài tòa nhà. 52 6.12. Kiểm soát dây chuyền đóng hộp. 53 6.13. Tưới cây trong nhà kính 53 6.14. Điều khiển đèn trong cửa hàng 54 6.15. Điều khiển tốc độ bộ thông gió 55 6.16. Điều khiển lò nung Gas 56 6.17. Điều khiển Gas diệt vi trùng 57 Bài: 5. LẬP TRÌNH BẰNG PHẦN MỀM LOGO! SOFT 59 1. Thiết lập kết nối PC – LOGO! 59 1.1. Kiểm tra trực tuyến 59 1.2. Truyền chương trình xuống LOGO! 59 1.3. Tải chương trình từ LOGO! lên máy tính 59 1.4. Thiết lập thời gian cho LOGO! 59 1.5. Chuyển chế độ hoạt động của LOGO 60 1.6. Xóa chương trình người dùng và mật khẩu 60 2. Sử dụng phần mềm 60 2.1. Standard toolbar 60 2.2. Program toolbar 60 2.3. Menu bar 60 2.4. Ví dụ minh họa 60 3. Các bài tập ứng dụng 61 3.1. Điều khiển động đảo chiều quay động cơ 61 Trường3.2. Điều khiển Cao cửa tự động đẳng nghề Đắk Lắk 62 3.3. Điều khiển cổng công nghiệp 62 3.4. Điều khiển hệ thống bơm nước mưa 62 3.5. Mạch điều khiển hệ thống thông gió 63 3.6. Điều khiển xe rót vật liệu vào bể chứa 63 3.7. Điều khiển chiếu sáng theo giờ 64 3.8. Điều khiển 4 bơm 65 Trang 3
  5. ThS NGUYỄN VĂN BAN Bài: 6. BỘ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH EASY CỦA HÃNG MOELLER 67 1. Giới thiệu chung 67 1.1. Cấu trúc và phân loại 67 1.2. Đặc điểm ngõ vào, ngõ ra và dây 68 1.3. Khả năng mở rộng 75 2. Lập trình trực tiếp trên EASY 76 2.1. Các quy tắc dùng phím 76 2.2. Kiểm tra chương trình và chạy chương trình 80 2.3. Các chức năng cơ bản và chức năng đặc biệt 80 2.4. Phương pháp soạn thảo 91 2.5. Bài tập ứng dụng 93 3. Lập trình bằng phần mềm EASY Soft 93 3.1. Kết nối PC – EASY.3.2. Sử dụng phần mềm 93 3.2. Các bài tập minh họa 93 3.3. Các bài tập tự làm 93 Bài: 7. GIỚI THIỆU VỀ ZEN 95 1. Các đặc trưng chính 95 1.1. Kiểu CPU có màn hình LCD 95 1.2. Kiểu CPU không có màn hình. 96 2. Địa chỉ các vùng nhớ 98 3. Cách xác định địa chỉ đầu vào/ra 99 3.1. CPU với 10 I/O 99 3.2. CPU với 20 I/O 99 4. Cách đấu dây nguồn cung cấp và ngõ vào 99 4.1. Loại cấp nguồn AC 99 4.2. Loại cấp nguồn DC 100 5. Nối dây ngõ ra 103 5.1. Ngõ ra Relay 103 5.2. Ngõ ra Transistor 103 Bài: 8. LẬP TRÌNH ZEN 105 Trường1. Lập trình sử dụng Cao bàn phím đẳng nghề Đắk Lắk 105 1.1. Lựa chọn ngôn ngữ hiển thị 105 1.2. Đặt thời gian ngày tháng 105 1.3. Lập trình chương trình bậc thang 106 1.4. Kiểm tra hoạt động của chương trình bậc thang 110 1.5. Sửa chương trình bậc thang 111 2. Sử dụng phần mềm lập trình ZEN soft 113 Trang 4
  6. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ 2.1. Khởi động chương trình 113 2.2. Thoát chương trình 114 2.3. Tạo chương trình Ladder 115 2.4. Nhập chương trình ladder 115 2.5. Lưu chương trình 119 2.6. Nạp chương trình và giám sát hoạt động 119 2.7. Mô phỏng hoạt động của ZEN 121 Bài: 9. SỬ DỤNG TIMER, COUNTER, CALENDAR TIMER, ANALOG INPUTS 123 1. Sử dụng Timer (T) và Timer có lưu (Holding Timer) 123 2. Các dạng timer thường 123 3. Holding Timer 123 4. Thiết lập trong màn hình sửa chương trình bậc thang 124 5. Đặt thông số trong trang thiết lập thông số. 124 6. Sử dụng bộ đếm 124 Bài: 10. các ỨNG DỤNG MẪU SỬ DỤNG ZEN 127 1. Điều khiển đèn 127 2. Thang máy cuốn có chức năng hoạt động tự động (dùng Weekly timer, OFF Delay Timer) 127 3. Điều khiển bể chứa nước 128 4. Điều khiển lưu thông không khí trong nhà kính (1/3) (Sử dụng logic với bit và timer) 129 5. Điều khiển lưu thông không khí trong nhà kính (2/3) (Sử dụng calendar và weekly timer) 130 6. Điều khiển lưu thông không khí trong nhà kính (3/3) (Sử dụng analog comparator) 131 7. Đèn báo động (Dùng timer xung nhấp nháy) 132 8. Làm nóng máy đúc khuôn 133 Tài liệu tham khảo 135 Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 5
  7. ThS NGUYỄN VĂN BAN . Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 6
  8. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ BÀI: 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Thời gian: 4 giờ Mục tiêu: - Phân biệt được sự khác nhau về công dụng giữa LOGO, EASY, ZEN với PLC. - Phân tích được cấu trúc phần cứng, các ngõ vào, ngõ ra, khả năng mở rộng của bộ điều khiển lập trình LOGO!. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1. Tổng quát Trong quá trình thực hiện cơ khí hoá - hiện đại hoá các ngành công nghiệp nên việc yêu cầu tự động hoá các dây chuyền sản xuất ngày càng tăng. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể trong tự động hoá công nghiệp đòi hỏi tính chính xác cao nên trong kỹ thuật điều khiển có nhiều thay đổi về thiết bị cũng như thay đổi về phương pháp điều khiển. Trong lĩnh vực điều khiển người ta có hai phương pháp điều khiển là: phương pháp điều khiển nối cứng và phương pháp điều khiển lập trình được. Phương pháp điều khiển nối cứng: Trong các hệ thống điều khiển nối cứng người ta chia ra làm hai loại: nối cứng có tiếp điểm và nối cứng không tiếp điểm. - Điều khiển nối cứng có tiếp điểm: là dùng các khí cụ điện như contactor, relay, kết hợp với các bộ cảm biến, các đèn, các công tắc các khí cụ này được nối lại với nhau thành một mạch điện cụ thể để thực hiện một yêu cầu công nghệ nhất định. Ví dụ như: mạch điều khiển đổi chiều động cơ, mạch khởi động sao – tam giác, mạch điều khiển nhiều động cơ chạy tuần tự - Đối với nối cứng không tiếp điểm: là dùng các cổng logic cơ bản, các cổng logic đa chức năng hay các mạch tuần tự (gọi chung là IC số), kết hợp với các bộ cảm biến, đèn, công tắc và chúng cũng được nối lại với nhau theo một sơ đồ logic cụ thể để thực hiện một yêu cầu công nghệ nhất định. Các mạch điều khiển nối cứng sử dụng các linh kiện điện tử công suất như SCR, Triac để thay thế các contactor trong mạch động lực. - Trong hệ thống điều khiển nối cứng, các linh kiện hay khí cụ điện được nối vĩnh viễn với nhau. Do đó khi muốn thay đổi lại nhiệm vụ điều khiển thì phải nối lại toàn bộ mạch điện. Khi đó với các hệ thống phức tạp thì không hiệu quả và rất tốn kém. - Phương pháp điều khiển lập trình được: + Đối với phương pháp điều khiển lập trình này thì ta có thể sử dụng những phần mềm khác nhau với sự trợ giúp của máy tính hay các thiết bị có thể lập trình được trực tiếp trên thiết bị có kết nối thiết bị ngoại vi. Ví dụ như: LOGO!, EASY, ZEN. SYSWIN, CX- PROGRAM Trường+ Chương trình điều khiểnCao được ghiđẳng trực tiếp vào nghề bộ nhớ của bộ Đắkđiều khiển hayLắk một máy tính. Để thay đổi chương trình điều khiển ta chỉ cần thay đổi nội dung bộ nhớ của bộ điều khiển, phần nối dây bên ngoài không bị ảnh hưởng. Đây là ưu điểm lớn nhất của bộ điều khiển lập trình được. 2. Các ứng dụng trong công nghiệp và trong dân dụng Các bộ điều khiển lập trình loại nhỏ nhờ có nhiều ưu điểm và các tính năng tích hợp bên trong nên nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong dân dụng như: - Trong công nghiệp: + Điều khiển động cơ. Trang 7
  9. ThS NGUYỄN VĂN BAN + Máy công nghệ. + Hệ thống bơm. + Hệ thống nhiệt. - Trong dân dụng: + Chiếu sáng + Bơm nước + Hệ thống báo động + Tưới tự động 3. Ưu điểm và nhược điểm so với PLC Một thiết bị bất kì nào thì cũng có ưu điểm và nhược điểm tuỳ theo loại mà số ưu, nhược điểm nhiều hay ít. Ưu điểm: - Kích thước nhỏ, gọn, nhẹ. - Sử dụng nhiều cấp điện áp. - Tiết kiệm không gian và thời gian. - Giá thành rẻ. - Lập trình được trực tiếp trên thiết bị bằng các phím bấm và có màn hình giám sát. Nhược điểm: - Số ngõ vào, ra không nhiều nên không phù hợp cho điều khiển những yêu cầu điều khiển phức tạp. - Ít chức năng tích hợp bên trong. - Bộ nhớ dung lượng nhỏ 4. Bộ điều khiển lập trình loại nhỏ Logo! của hãng SIEMENS 4.1. Phân loại và kết cấu phần cứng Logo! là bộ điều khiển lập trình loại nhỏ đa chức năng của siemens, được chế tạo với nhiều loại khác nhau để phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể. Do đó nó được sử dụng ở nhiều mức điện áp vào khác nhau như: 12VDC, 24VAC, 24VDC, 230VAC và có ngõ ra số và ngõ ra relay. Logo! có các chức năng sau: - Các chức năng thông dụng trong lập trình. - Lọai có màn hình dùng cho vận hành và hiển thị. - Bộ nguồn tích hợp bên trong. - Cổng giao tiếp và cáp nối với PC. - Các chức năng cơ bản thông dụng như: các hàm thời gian, tạo xung, các chức năng On/Off - CácTrường bộ định thời trong ngày,Cao tuần, tháng, đẳng năm,. nghề Đắk Lắk - Các vùng nhớ trung gian. - Các ngõ vào, ra có thể mở rộng tuỳ thuộc vào dạng logo!. Ý nghĩa các ký hiệu in trên vỏ : - 12: Sử dụng điện áp 12VDC. - 24: Sử dụng điện áp 24VDC, 24VAC. - 230: Sử dụng điện áp 115/230VAC. - R: Ngõ ra relay (không có R thì ngõ ra là transistor). Trang 8
  10. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ - O: Không có hiển thị - L: Lọai dài, có số I/O gấp đôi loại cơ bản. - C: Có bộ định thời 7 ngày trong tuần. - B11: Kết nối được với mạng Asi. - DM: Modul mở rộng tín hiệu I/O số (digital). - AM: Modul mở rộng tín hiệu tương tự (analog). Các modul Version có màn hình hiển thị, 8 ngõ vào và 4 ngõ ra số Version không có màn hình hiển thị, 8 ngõ vào và 4 ngõ ra số Modul số, 4 ngõ vào và 4 ngõ ra số Modul số, 8 ngõ vào và 8 ngõ ra số Modul analog, 2 ngõ vào analog và 2 gõ ra analog Modul truyền thông Hình Tên Điện áp cấp Ngõ vào Ngõ ra Tính năng LOGO 12/24RC 12/24V DC 8 Digital 4 Relays 10A 4 Transistor Không có hàm thời LOGO!24 24VDC 8 Digital 24, 0,3A gian thực LOGO!24RC 24VAC/ 24VDC 8 Digital 4 Relays 10A LOGO! 230RC 115 240VAC/DC 8 Digital 4 Relays 10A Không có màn hình, LOGO! 12/24RCo 12/24 VDC 8 Digital 4 Relays 10A không có đồng hồ Không có màn hình, 4 Transistor LOGO! 24o 24VDC 8 Digital không có đồng hồ, 24, 0,3A không nút nhấn Không có màn hình, LOGO! 24RCo 24VAC/ 24VDC 8 Digital 4 Relays 10A không nút nhấn Không có màn hình, LOGO! 230RCo 115 230VAC/DC 8 Digital 4 Relays 10A Trường Cao đẳng nghề Đắkkhông nút Lắk nhấn Bảng thông số kỹ thuật (dạng chuẩn). Logo! 12/24Rco Logo! 24RC Logo! 230RC Thông số kỹ thuật Logo! 24 Logo! 12/24RC Logo! 24RCo Logo! 230RCo Số đầu vào 8 8 6 6 Số đầu vào liên tục 2(0 – 10V) 2(0 – 10V) Trang 9
  11. ThS NGUYỄN VĂN BAN Điện áp đầu vào DC 12/24V DC 24V AC 24V AC 115/230V Khoảng giới hạn 10.8 – 28.8VDC 20.4 – 28.8VDC 20.4 – 28.8VAC 85 – 256VAC Tín hiệu '0' max: 4VDC max: 5VDC max: 5VDC max: 40VDC Tín hiệu '1' min: 8VDC min: 12VDC min: 12VDC min: 79VDC Dòng điện vào 1.5mA (12VDC) 1.5mA 2.5mA 0.05mA Số đầu ra 4 Relay 4 Transistor 4 Relay 4 Relay Dòng liên tục 10A cho tải thuần 0.3A 10A cho tải thuần 10A cho tải thuần trở trở trở 3A cho tảI cảm 3A cho tải cảm 3A cho tải cảm Bảo vệ ngắn mạch Yêu cầu cầu chì bên điện tử (xấp xỉ Yêu cầu cầu chì Yêu cầu cầu chì ngoài 1A) bên ngoài bên ngoài Tần số chuyển 2Hz cho tải trở 10Hz 2Hz cho tải trở 2Hz cho tải trở mạch 0.5Hz cho tải cảm 0.5Hz cho tải 0.5Hz cho tải cảm cảm Tổn hao năng 0.1 – 1.2w(12V) 0.2 – 0.5V 8w 1.1 – 3.5w(115V) lượng 0.2 – 1.6w(24V) 2.3 – 4.6w(230V) Các đồng hồ bên 8/10 giờ 8/10 giờ 8/10 giờ trong/ duy trì nguồn Cáp nối 2*1.5mm2, 1*2.5mm2 Nhiệt độ môi 0 - +55oC trường Nhiệt độ lưu kho - 40 – 70oC Chống nhiểu đến En 55011(giới hạn giá trị cấp B) Cấp bảo vệ IP 20 Xác nhận Theo VDE 0031, IEC 1131, UL, FM, CSA, Lắp đặt Trên thanh ray DIN mm rộng 4 khối Kích thước 72*90*55mm 4.2. Đặc điểm ngõ vào, ngõ ra và kết nối phần cứng theo chủng loại 4.2.1.Trường Nối nguồn cung cấp Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 10
  12. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ 4.2.2. Kết nối ngõ vào Đặc tính ngõ vào LOGO! 12/24 RC/Rco LOGO! 24/24o LOGO! DM8 12/24 R LOGO! DM8 24 I1 I6 I7, I8 I1 I6 I7, I8 Singnal status 0 8 VDC > 8 VDC > 8 VDC > 8 VDC Input current > 1.5 mA > 0.1 mA > 1.5 mA > 0.1 mA LOGO! 24 LOGO! 24 LOGO! 230 LOGO! 230 RC/Rco (AC) RC/Rco (AC) RC/Rco (AC) RC/Rco (DC) LOGO! DM8 24 R LOGO! DM8 LOGO! DM8 230 LOGO! DM8 (AC) 24 R (DC) R (AC) 230 R (DC) Singnal status 0 12 VDC > 12 VDC > 79 VAC > 79 VAC Input current > 2,5 mA > 2,5 mA > 0,08 mA > 0,08 mA LOGO! 230 Việc đi dây cho các đầu vào được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 4 ngõ vào. Các đầu vàoTrường trong cùng một nhóm Cao chỉ có thể cấpđẳng cùng một phanghề điện áp. Các Đắk đầu vào trong Lắk hai nhóm có thể cấp cùng pha hoặc khác pha điện áp. VD I1 đến I4 nối đến pha 1 (L1) và I5 đến I8 nối đến pha 2 (L2) Các ngõ vào của LOGO! DM8 230R không được kết nối khác pha nhau. 4.2.3. LOGO! AM 2 Trang 11
  13. ThS NGUYỄN VĂN BAN 4.2.4. Kết nối cảm biến 2 dây với modul LOGO! AM 2 Ta làm theo các bước sau: - Kết nối ngõ ra của sensor vào cổng U (0 10V) hoặc ngõ I (0 20mA) của modul AM2. - Kết nối đầu dương của sensor vào 24 V (L+) - Kết nối dây ground của sensor (M) vào đầu M1 hoặc M2 của modul AM2. 4.2.5. LOGO! AM 2 PT100 Khi đấu nối nhiệt điện trở PT100 vào modul AM 2 PT 100, ta có thể sử dụng kĩ thuật 2 dây hoặc 3 dây. Đối với kỹ thuật đấu 2 dây, ta nối tắt 2 đầu M1+ và IC1 ( hoặc M2+ và IC2). Khi dùng kỹ thuật này thì ta sẽ tiết kiệm được 1 dây nối nhưng sai số do điện trở của dây gây ra sẽ không được bù trừ. Trung bình điện trở 1Ω dây dẫn sẽ tương ứng với sai số 2.50C. Với kỹ thuật đấu 3 dây, ta cần thêm 1 dây nối từ cảm biến PT100 về ngõ IC1 của modul AM 2 PT 100. với cách đấu nối này thì sai số do điện trở dây dẫn gây ra sẽ bị triệt tiêu. Chú ý: Để tránh tình trạng giá trị đọc về bị dao động, ta nên thực hiện theo các qui tắc sau: - Chỉ sử dụng dây dẫn có bọc giáp. - Chiều dài dây không vượt quá 10m. Trường- Kẹp giữ dây trên một Cao mặt phẳng. đẳng nghề Đắk Lắk - Nối vỏ bọc giáp của dây dẫn vào ngõ PE của modul. - Trong trường hợp modul không được nối đất bảo vệ, ta có thể nối vỏ bọc giáp vào đầu âm của nguồn cung cấp. 4.2.6. Kết nối ngõ ra a. Đối với ngõ ra dạng relay Ta có thể kết nối nhiều dạng tải khác nhau vào ngõ ra. Ví dụ: đèn, motor, contactor, relay Trang 12
  14. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Tải thuần trở: tối đa 10A Tải cảm: tối đa 3A. Sơ đồ kết nối như sau: b. Ngõ ra Relay bán dẫn Tải kết nối vào ngõ ra của LOGO phải thoả điều kiện sau: dòng điện không vượt quá 0.3 A. Sơ đồ kết nối như sau 4.2.7. Kết nối với modul analog output LOGO! AM 2 AQ Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk : Trang 13
  15. ThS NGUYỄN VĂN BAN 4.3. Khả năng mở rộng 4.3.1. Đối với version LOGO! 12/24 RC/RCo và LOGO! 24/24o Khả năng mở rộng: 4 modul digital và 3 modul analog: I1 I6 AI1 AI2 I9 I12 I13 I16 I17 I20 I21 I24 AI3, AI4 AI5, AI6 AI7, AI8 LOGO! Basic LOGO! LOGO! LOGO! LOGO! LOGO! LOGO! LOGO! DM8 DM8 DM8 DM8 AM2 AM2 AM2 Q1 Q4 Q5 Q8 Q9 Q12 Q13 Q16 Q13 Q21 4.3.2. Đối với version LOGO! 24 RC/RCo và LOGO! 230 RC/Rco: Khả năng mở rộng: 4 modul digital và 4 modul analog: I1 I6 AI1 AI2 I9 I12 I13 I16 I17 I20 I21 I24 AI3, AI4 AI5, AI6 AI7, AI8 AI9, AI12 LOGO! Basic LOGO! LOGO! LOGO! LOGO! LOGO! LOGO! LOGO! LOGO! DM8 DM8 DM8 DM8 AM2 AM2 AM2 AM2 Q1 Q4 Q5 Q8 Q9 Q12 Q13 Q16 Q13 Q21 Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 14
  16. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ BÀI: 2. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA LOGO! Thời gian: 6 giờ Mục tiêu: - Sử dụng, khai thác đúng chức năng các hàm cơ bản của LOGO!. - Viết các chương trình ứng dụng các hàm cơ bản theo từng yêu cầu cụ thể. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. 1. Các loại hàm trong LOGO! Các hàm lập trình trong LOGO được chia thành 4 danh sách sau đây: Tên hàm Chức năng Co danh sách các điểm liên kết (bit M, các ngõ input, output ), các hằng số. GF danh sách các hàm cơ bản như AND, OR SF danh sách các hàm đặc biệt. BN danh sách các block đã được sử dụng trong sơ đồ mạch. 2. Danh sách Co 2.1. Ngõ vào số Ngõ vào số được xác định bởi kí tự bắt đầu là I. Số thứ tự của các ngõ vào (I1, I2, ) tương ứng với ngõ vào kết nối trên LOGO. 2.2. Ngõ ra số Ngõ ra số được xác định bởi kí tự bắt đầu là Q (Q1, Q2, Q16). 2.3. Ngõ vào analog Đối với các version LOGO! 24, LOGO! 24o, LOGO! 12/24RC và LOGO! 12/24Rco, các ngõ vào I7, I8 có thể được lập trình để sử dụng như hai kênh vào analog AI1, AI2. 2.4. Ngõ ra analog Ngõ ra analog được bắt đầu bởi ký tự AQ, LOGO chỉ cho phép tối đa 2 ngõ vào analog là AQ1 và AQ2. 2.5. Cờ Start up TrườngTrong LOGO, bit M8 Cao tự động được đẳng set lên 1 trong nghề chu kỳ quét đầuĐắk tiên. Vì vậy,Lắk ta có thể sử dụng bit này như 1 cờ Start up. Sau chu kỳ quét đầu tiên, bit M8 sẽ được reset về 0. Ngoài ra, bit M8 cũng có thể được sử dụng như một bit nhớ thông thường trong chương trình. 2.6. Thanh ghi dịch bit LOGO! cung cấp 8 thanh ghi dịch bit từ S1 đến S8. Đây là các thanh ghi chỉ đọc. Nội dung của thanh ghi dịch bit chỉ có thể được định nghĩa lại bằng hàm đặc biệt (SF) “shift register”. Trang 15
  17. ThS NGUYỄN VĂN BAN 2.7. Mức hằng số Mức tín hiệu được thiết kế ở 2 mức: hi và lo với: Hi = 1: mức cao Lo = 0: mức thấp. 2.8. Không kết nối Các kết nối không sử dụng có thể được định nghĩa bởi gán x 3. Các hàm sử dụng trong Logo! 3.1. Hàm OR Bảng Logic cổng Ký hiệu OR 1 2 3 4 Q 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 1 0 0 1 1 1 Ngõ ra bằng 1 nếu có ít nhất 0 1 0 0 1 một ngõ vào bằng 1. Ngõ vào 0 1 0 1 1 không sử dụng ta có thể dùng ký 0 1 1 0 1 hiệu x (x = 0). 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 3.2. Hàm AND Bảng Logic cổng Ký hiệu AND 1 2 3 4 Q 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 1 0 Ngõ ra của hàm AND bằng 1 0 1 0 0 0 khi tất cả các ngõ vào bằng 1. 0 1 0 1 0 0 1 1 0 0 Trường Cao đẳng0 1nghề 1 1 0 Đắk Lắk 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 0 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 Trang 16
  18. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Cổng AND lấy cạnh xung lên: - Ký hiệu: Ngõ ra bằng 1 trong 1 chu kỳ quét tại thời điểm đầu tiên mà cả 4 ngõ vào cùng bằng 1. Ngõ vào không sử dụng ta có thể sử dụng ký hiệu x (x=1). Giản đồ thời gian: 3.3. Hàm NOT Bảng Ký hiệu logic 1 Q 0 1 1 0 3.4. Hàm NAND Bảng Logic cổng Ký hiệu NAND 1 2 3 4 Q 0 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 1 Ngõ ra cổng NAND chỉ bằng 0 0 1 1 1 0 khi tất cả ngõ vào cùng bằng 1. 0 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 Trường Cao đẳng1 1 nghề1 0 1 Đắk Lắk 1 1 1 1 0 Ký hiệu: Cổng NAND lấy cạnh xung lên: - Ký hiệu Trang 17
  19. ThS NGUYỄN VĂN BAN Ngõ ra của cổng NAND lấy cạnh xung lên bằng 1 trong 1 chu kỳ máy tại thời điểm đầu tiên mà một trong các ngõ vào bằng 0. Giản đồ thời gian: 3.5. Hàm NOR Bảng Logic cổng Ký hiệu NAND 1 2 3 4 Q 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 Ngõ ra cổng NOR bằng 1 nếu 0 0 1 1 0 tất cả ngõ vào cùng bằng 0. Ngõ 0 1 0 0 0 vào không sử dụng ta có thể 0 1 0 1 0 dùng ký hiệu x (x = 0). 0 1 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 0 1 1 1 0 0 1 1 1 1 0 3.6. Hàm XOR Ký hiệu Bảng logic 1 2 Q 0 0 0 0 0 0 Ngõ ra cổng XOR bằng 1 khi mức logic của 2 ngõ vào khác 0 0 1 Trườngnhau. Ngõ vào không sửCao dụng ta có đẳng thể dùng ký hiệu nghề x (x = 0). Đắk0 0 1 Lắk 4. Bài tập thực hành Trang 18
  20. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ BÀI: 3. CÁC CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT CỦA LOGO! Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Sử dụng, khai thác đúng chức năng các hàm đặc biệt của LOGO!. - Viết các chương trình ứng dụng các hàm cơ bản theo từng yêu cầu cụ thể. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1. Latching Relay (Relay chốt) Ký hiệu Kết nối Mô tả Giản đồ thời gian Tín hiệu mức 1 ngõ này sẽ set Input S ngõ ra Q Tín hiệu mức 1 ngõ này sẽ reset Input R ngõ ra Q Ngõ ra Q đượs set với tín hiệu S Output Q và được reset với tín hiệu R. Trong trường hợp cả hai ngõ S và R đều bằng 1 thì ngõ ra sẽ được reset. (reset có mức ưu tiên cao). Bài tập : Cho mạch điện như hình vẽ. Mô tả hoạt động: Nhấn nút S2 thì cuộn dây K1 có điện và tự giữ khởi động động cơ chạy thuận. Nhấn S3 thì cuộn dây K1 mất điện và cuộn dây K2 có điện và tự giữ khởi động động cơ chạy nghịch. Nhiệm vụ: - Vẽ sơ đồ động lực. - Lập bảng xác lập ngõ vào/ra. - Vẽ sơ đồ kết nối LOGO!. - Viết chương trình bằng thiết bị lập trình ở dạng FBD và thử chương trình. - Lập bảng liệt kê lệnh. 2. Pulse Generator (Bộ phát xung đồng hồ) 2.1. Bộ phát xung đồng bộ Ký hiệu Kết nối Mô tả Giản đồ thời gian Input En Cho phép chức năng của hàm Tín hiệu 1 ngõ vào này sẽ Input Inv chuyển đổi trạng thái xung phát ở ngõ ra Parameter TH, TL: chu kỳ phát xung Ngõ ra được set/reset với chu Trường Caokỳ đẳngT /T (INV = 0) nghề Đắk Lắk Output Q H L Ngõ ra được reset/set với chu kỳ TH/TL (INV = 1) Mô tả: - Khi ngõ En = 1 thì ngõ ra Q sẽ phát xung với chu kỳ TH/TL. - Ngõ INV có thể được sử dụng để chuyển đổi trạng thái của xung được phát ra. - Nếu tính năng Retentive không đươc chọn thì khi mất nguồn, ngõ ra Q và thời gian Ta bị Reset. Bài tập : Cho mạch điện như hình vẽ. Trang 19
  21. ThS NGUYỄN VĂN BAN Mô tả hoạt động: Nhấn S2 thì cuộn dây K1 có điện và tự giữ khởi động băng tải 1 chạy, nhấn S5 thì cuộn dây K2 có điện và tự giữ khởi động băng tải 2 chạy. Khi có sự cố qua tải 1 trong 2 băng tải thì đèn H1 sáng chớp tắt với tần số 0.5Hz. Nhiệm vụ: - Vẽ sơ đồ động lực. - Lập bảng xác lập ngõ vào/ra. - Vẽ sơ đồ kết nối LOGO!. - Viết chương trình bằng thiết bị lập trình ở dạng FBD và thử chương trình. - Lập bảng liệt kê lệnh. 2.2. Bộ phát xung ngẫu nhiên Ký hiệu Kết nối Mô tả Giản đồ thời gian Cạnh dương (0 lên 1) của ngõ vào En sẽ khởi động thời gian delay on của bộ phát xung ngẫu nhiên. Input En Cạnh âm (1 xuống 0) của ngõ vào En sẽ khởi động thời gian delay off của bộ phát xung ngẫu nhiên. Thời gian delay on được set ngẫu nhiên giữa 0s và T Parameter T H Thời gian delay off được set ngẫu nhiên giữa 0s và TL Output Q Ngõ ra được set ngẫu nhiên giữa 0s và TH và được reset ngẫu nhiên giữa 0s và TL Mô tả: - KhiTrường ngõ vào En chuyển Cao từ 0 lên 1, thờiđẳng gian delay nghềon được set ngẫu Đắk nhiên giữa Lắk 0s và TH. Hết thời gian delay on, ngõ ra sẽ được set. - Khi ngõ vào En chuyển từ 1 xuống 0, thời gian delay off được set ngẫu nhiên giữa 0s và TL. Hết thời gian delay off, ngõ ra sẽ được reset. - Thời gian được reset nếu tín hiệu ngõ En chuyển lên 1 trở lại khi chưa hết thời gian delay off. - Thời gian được reset khi mất nguồn. Trang 20
  22. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ 3. Retentive On Delay (Relay On Delay có nhớ) Ký hiệu Kết nối Mô tả Cạnh dương ngõ vào khởi động thời Input Trg gian delay on T Input R Tín hiệu 1 ngõ vào này sẽ reset thời gian delay và ngõ out Parameter T Thời gian delay on Output Q Ngõ ra được set khi hết thời gian T. Giản đồ thời gian: Hoạt động: - Thời gian Ta được khởi động khi ngõ vào Trg chuyển từ 0 lên 1. Ngõ ra Q được Set khi Ta = T. Từ lúc này, sự thay đổi giá trị ở Trg không ảnh hưởng đến giá trị của ngõ ra. - Ngõ ra và thời gian Ta bị Reset khi có tín hiệu 1 ở chân R. - Nếu tính năng Retentive không được chọn thì khi mất nguồn, ngõ ra Q và thời gian Ta bị Reset. 4. Counter Up and Down (Bộ điếm lên xuống) Ký hiệu Kết nối Mô tả Input R Tín hiệu mức 1 ngõ R sẽ reset giá trị đếm về 0. Cạnh lên của chân này sẽ thực hiện chức năng đếm. Sử dụng: - Ngõ vào I5/I6 được dùng cho đếm tốc độ cao ( chỉ đối với Input Cnt version LOGO! 12/24 RC/RCo và LOGO! 24/24o), tối đa 2Khz. - Các ngõ vào còn lại được dùng cho đếm tần số thấp ( trong vòng 4Hz) Chọn chiều đếm: Input Dir 0: đếm lên 1: đếm xuống On: ngưỡng On của ngõ ra Q (giá trị từ 0 999999) Parameter Off: ngưỡng Off của ngõ ra Q (giá trị từ 0 999999) Ngõ ra được set hay reset phụ thuộc vào giá trị đếm và các Output Q ngưỡng đặt. Ví dụ: Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Mô tả: Trang 21
  23. ThS NGUYỄN VĂN BAN Giá trị đếm sẽ được tăng hoặc giảm một đơn vị ứng với mỗi cạnh lên của ngõ vào Cnt và ngõ vào Dir. Giá trị đếm được reset về 0 khi ngõ vào R lên 1. Ngõ ra được set hoặc reset theo quy luật sau đây: Trường hợp ngưỡng On >= ngưỡng Off Q = 1, nếu Cnt >= On Q = 0, nếu Cnt < Off. Trường hợp ngưỡng On < ngưỡng Off, ngõ ra Q =1 khi : On < Cnt < Off Bài tập : Cho mạch điện như hình vẽ. Mô tả hoạt động: Đóng/mở nút nhấn S1 5 lần thì đóng tiếp điểm C1 cuộn dây T1 có điện sau thời gian 2s thì đóng tiếp điểm T1 đèn sáng chớp tắt theo thời gian đóng mở của T1. Nhiệm vụ: - Lập bảng xác lập ngõ vào/ra. - Vẽ sơ đồ kết nối LOGO!. - Viết chương trình bằng thiết bị lập trình ở dạng FBD và thử chương trình. - Lập bảng liệt kê lệnh. 5. Timer ON delay Ký hiệu Kết nối Mô tả Giản đồ thời gian Ngõ vào khởi động thời gian Input Trg delay on Parameter T Khoảng thời gian delay Ngõ ra sẽ lên 1 sau thời gian T kể Output Q từ khi ngõ Trg lên 1. Hoạt động: - Thời gian Ta được khởi động khi ngõ vào Trg chuyển từ 0 lên 1. (Ta: thời gian hiện hành của LOGO) - Nếu trạng thái ngõ vào Trg duy trì mức 1 trong suốt khoảng thời gian T thì ngõ ra Q được lên mức 1 cho đến khi ngõ vào chuyển từ 1 xuống 0. - Nếu trong khoảng thời gian T mà ngõ vào chuyển từ 1 xuống 0 thì thì ngõ ra cũng xuống 0 và timer bị Reset. - Nếu tính năng Retentive không đươc set thì khi mất nguồn, ngõ ra Q và thời gian Ta bị reset. 6. Timer Off Delay Ký hiệu Kết nối Mô tả Giản đồ thời gian Trường CaoCạnh âm của đẳng ngõ vào khởi nghề Đắk Lắk Input Trg động thời gian delay off T Cạnh lên ngõ vào này sẽ Input R Reset thời gian delay và ngõ ra out Parameter T Khoảng thời gian delay off Ngõ ra sẽ lên 1 khi ngõ Output Q Trg lên 1.vag ff\ực giữ cho hết thời gian T Trang 22
  24. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Hoạt động: - Ngõ ra Q được set ngay lập tức khi Trg thay đổi từ 0 lên 1. Thời gian hiện hành Ta sẽ được khởi động lại khi Trg chuyển từ 1 xuống 0, ngõ ra Q vẫn còn được Set. Ngõ ra Q sẽ được Reset về 0 khi Ta đạt tới thời gian T (Ta = T). - Thời gian Ta bị Reset khi có một cạnh lên ở chân Trg. Khi ngõ vào R chuyển từ lên 1 thì thời gian Ta và ngõ ra sẽ bị Reset. - Nếu tính năng Retentive không đươc chọn thì khi mất nguồn, ngõ ra Q và thời gian Ta bị Reset. Ví dụ: Cho mạch điện như hình vẽ. Mô tả hoạt động: Nhấn S2 thì cuộn dây K1, T1 có điện và tự giữ, sau thời gian 1 phút cuộn dây K2 có điện. Nhấn S1 thì K1, T1 mất điện, sau thời gian 1 phút thì cuộn dây K2 mấtđiện và mạch trở về trạng thái ban đầu. Nhiệm vụ: - Vẽ sơ đồ động lực. - Lập bảng xác lập ngõ vào/ra. - Vẽ sơ đồ kết nối LOGO!. - Viết chương trình bằng thiết bị lập trình ở dạng FBD và thử chương trình. - Lập bảng liệt kê lệnh. 7. On/off delay Ký hiệu Kết nối Mô tả Giản đồ thời gian Cạnh dương (0 lên 1) của ngõ vào Trg sẽ khởi động thời gian Input Trg delay-on TH Cạnh dương (0 lên 1) của ngõ vào trg sẽ khởi động thời gian delay-on TL TH : thời gian delay-on Parameter T TL: thời gian delay-off Ngõ ra được set khi đủ thời gian TH sau khi ngõ vào Trg lên và giữ ở mức 1. Ngõ ra được Output Q reset khi đủ thời gian TL sau khi ngõ vào Trg xuống và giữ ở mức 0. Thời gian TH được khởi động khi ngõ vào Trg chuyển từ 0 lên 1. Nếu ngõ Trg được giữ cho đến hết thời gian TH thì ngõ ra Q sẽ được set lên 1. Thời gian TH sẽ bị reset khi ngõ vào Trg chuyển xuống mức 0 khi chưa hết thời gian THTrường. Cao đẳng nghề Đắk Lắk Sự chuyển mức từ 1 xuống 0 sẽ khởi động TL . Nếu ngõ Trg được giữ cho đến hết thời gian TL thì ngõ ra Q sẽ được Reset về 0. Thời gian TL sẽ bị Reset khi ngõ vào Trg chuyển lên mức 1 khi chưa hết thời gian TL. Nếu tính năng Retentive không đươc chọn thì khi mất nguồn, ngõ ra Q và thời gian TH, TL bị Reset. Trang 23
  25. ThS NGUYỄN VĂN BAN 8. Relay xung (PULSE relay) Ký hiệu Kết nối Mô tả Giản đồ thời gian Cạnh dương (0 lên 1) của ngõ vào Input Trg Trg sẽ khởi động thời gian delay T Parameter T T: thời gian delay Ngõ ra được set ngay khi Trg lên Output Q 1. Ngõ ra được reset khi đủ thời gian T và ngõ Trg vẫn còn ở mức 1. Ví dụ: Cho mạch điện như hình vẽ. Mô tả hoạt động: Nhấn S2 (là nút nhấn On/Off) cuộn dây M1, T1 có điện sau 2s cuộn dây K2, K3 có điện. Nhiệm vụ: - Vẽ sơ đồ động lực. - Lập bảng xác lập ngõ vào/ra. - Vẽ sơ đồ kết nối LOGO!. - Viết chương trình bằng thiết bị lập trình ở dạng FBD và thử chương trình. - Lập bảng liệt kê lệnh. 9. Bộ định thời 7 ngày trong tuần (Weekly Timer) Ký hiệu Kết nối Mô tả Kênh No1, Mỗi một kênh cho phép ta đặt thời gian On và Off của các No2, No3 ngày trong tuần. Ngõ ra được set lên khi thời gian trong ngày trùng với thời Output Q gian đặt trong các kênh. Mô tả: Mỗi hàm định ngày giờ trong tuần có 3 kênh (No1, No2, No3). Trong mỗi kênh, ta có thể định thời gian On và Off của các ngày trong tuần. Khi đó, vào những khoảng thời gian định trước,Trường ngõ ra Q sẽ được Cao Set lên. đẳng nghề Đắk Lắk Trong trường hợp ngày giờ định dạng ở các kênh trùng nhau thì trạng thái ngõ ra sẽ được quyết định theo kênh có mức ưu tiên cao ( No3 > No2 > No1). Ví dụ: Thông số các kênh được đặt như sau: Cam No1 Daily 06:30 h to 08:00 h Cam No2 Tuesday 03:10 h to 04:15 h Cam No3 Saturday and sunday 16:30 h to 23:10 h Khi đó, đáp ứng ngõ ra như sau: Trang 24
  26. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ 10. Các chức năng đặc biệt khác 10.1. Rơ- le thời gian On-Off Delay. Kí hiệu trên logo!: Giản đồ thời gian: Trg: Khi tín hiệu tại ngõ vào Trg chuyển từ "0" lên "1" thì thời gian On delay được tính. Khi tín hiệu tại ngõ vào Trg chuyển từ "1" xuống "0" thì thời gian Off delay được tính. Par: Sau thời gian TH ngõ ra sẽ lên "1". Sau thời gian TL ngõ ra sẽ về "0". Q: Ngõ ra Q = 1 sau thời gian TH và Trg vẫn được set. Ngõ ra Q = 0 sau thời gian TL đã hết và ngõ vào Trg không được set một lần nữa trong khoảng thời gian này. Mô tả: Khi trạng thái ngõ vào thay đổi từ "0" lên "1" thì thời gian TH bắt đầu được tính. Nếu trạng thái ngõ vào Trg vẫn duy trì mức "1" trong thời gian TH thì ngõ ra Q = 1 sau khi TH kết thúc. Nếu trạng thái ngõ vào Trg xuống "0" trước khi kết thúc thời gian TH thì thời gian bị reset. Khi ngõ vào Trg xuống mức "0" thì thời gian TL bắt đầu được tính. Nếu trạng thái ngõ vào duy trì mức "0' trong suốt thời gian TL thì ngõ ra Q bị rsset về "0" khi thời gian TL kết thúc. Nếu trạng thái ngõ vào Trg xuống "0" trước khi kết thúc thời gian TL thì thời gian bị reset. Nếu có sự cố mất nguồn thì thời gian đang tính bị reset. 10.2. Rơ- le thời gian On-Off Delay ngẫu nhiên (Random Generator). Bộ phát xung ngẫu nhiên Kí hiệu trên logo!: Giản đồ thời gian: Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk En: Khi có cạnh xung lên tại ngõ vào En thì sẽ bắt đầu tính thời gian xung On. Khi có cạnh xung xuống thì sẽ bắt đầu tính thời gian xung Off. Par: Thời gian xung On nằm ngẫu nhiên trong phạm vi từ 0s đến TH. Thời gian xung Off nằm ngẫu nhiên trong phạm vi từ 0s đến TL. TH phảI có độ phân giải giống TL. Q: Ngõ ra Q = 1 sau thời gian xung On đã hết nếu Trg vẫn được set và chuyển sang Off sau thời gian xung Off đã hết nếu ngõ vào Trg không bị set lại trong thời gian này. Trang 25
  27. ThS NGUYỄN VĂN BAN Mô tả: Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào En thay đổi từ "0" lên "1" thì thời gian ngẫu nhiên nằm trong khoảng 0s đến TH được tính. Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào En được duy trì ở mức cao trong suốt thời gian thì sau khoảng thời gian xung On thì ngõ ra được set bằng "1". Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào En chuyển về "0" trước khi thời gian xung On kết thúc thì bộ phát xung bị reset. Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào En thay đổi từ "1" xuống "0" thì thời gian ngẫu nhiên nằm trong khoảng 0s đến TL đặt trước bắt đầu được tính. Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào En được duy trì ở mức thấp trong suốt thời gian Off thì sau khoảng thời gian xung Off thì ngõ ra sẽ được set bằng "0". Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào En chuyển lên "1" trước khi thời gian xung Off kết thúc thì bộ phát xung bị reset. Nếu có sự cố mất nguồn thì thời gian được tính bị reset. 10.3. Mạch tạo xung đơn ổn dùng mức cao ở ngõ vào. WIPING relay (Relay xung có chức năng trì hoãn) Kí hiệu trên logo! Giản đồ thời gian Sơ đồ mạch Trg: Ngõ vào Trg khởi động tính thời gian delay. T: Sau thời gian T ngõ ra chuyển trạng thái từ "1" xuống "0". Ngõ ra Q chuyển trạng thái lên mức "1" nhờ Trg và duy trì ở trạng thái "1" trong suốt thời gian Ta trong lúc ngõ vào Trg được set bằng "1". Mô tả: Khi ngõ vào Trg lên mức "1" thì ngay lập tức ngõ ra Q = 1 đồng thời bắt đầu tính thời gian Ta, ngõ ra Q vẫn được set. Khi thời gian Ta đạt được giá trị đặt trước(Ta = T) thì ngõ ra Q bị reset về "0". Nếu trạng thái tín hiệu ngõ vào Q chuyển từ "1" về "0" trước khi thời gian Ta đạt được giá trị đặt trước thì ngay lập tức ngõ ra chuyển về "0". 10.4. Mạch tạo xung đơn ổn dùng cạnh lên của xung ngõ vào (Edge Trigger Interval Time – Delay Relay ). Kí hiệu trên logo! Giản đồ thời gian Sơ đồ mạch Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trg: Ngõ vào khởi động tính thời gian cho relay. T: Sau thời gian T ngõ ra bị ngắt. Q: Ngõ ra Q mở khi tín hiệu ngõ vào Trg = 1 nhưng khi Trg = 0 thì Q vẫn duy trì trạng thái mở cho đến khi hết thời gian T. Trang 26
  28. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Mô tả: Khi ngõ vào Trg chuyển sang trạng thái "1" thì ngay lập tức ngõ ra chuyển sang trạng thái "1", đồng thời bắt đầu tính thời gian Ta. Nếu giá trị thời gian Ta đạt được bằng giá trị đặt trước T thì ngõ ra bị reset về "0". Nếu ngõ vào Trg chuyển từ "0" lên "1" trước khi hết thời gian T thì thời gian Ta bị reset và ngõ ra vẫn duy trì trạng thái mở. 10.5. Mạch tạo xung vuông không đồng bộ (Asynchronous Pulse). Kí hiệu trên logo! Giản đồ thời gian En: Là ngõ vào cho phép bộ phát xung không đồng bộ On/Off. Inv: Là ngõ vào dùng để đảo trạng thái tín hiệu tại ngõ vào. Par: Cho phép cài đặt độ rộng xung On và độ rộng xung Off. Mô tả: Có thể cài đặt độ rộng xung On là TH và độ rộng xung Off là TL. Cả hai thông số này phải có cùng độ phân giải, không thể đặt độ phân giải riêng biệt. Ngõ vào Inv cho phép đảo trạng thái ngõ ra. Ngõ vào Inv chỉ có thể đảo được trạng thái ngõ ra khi ngõ vào En = 1. 10.6. Công tắc thời gian theo ngày tháng (Yearly Timer). Bộ định thời ngày tháng trong năm Kí hiệu trên logo! Giản đồ thời gian No: Ngõ ra No dùng để cài đặt thời gian On/Off cho bộ định thời. Q: Ngõ ra Q đóng mạch khi bộ định thời đạt tới thời gian đặt trước. Mô tả: Tại thời điểm đóng mạch, bộ định thời ngày tháng trong năm sẽ đóng mạch ngõ ra và tại thời điểm ngắt mạch, bộ định thời sẽ ngắt mạch ngõ ra. Thời gian ngắt mạch cho biết ngõ ra bị reset về "0". Giá trị đầu tiên cho biết tháng và giá trị thứ hai cho biết ngày. 10.7. Bộ đếm giờ vận hành máy (Operating Hours Counter) Kí hiệu trên logo!: Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Giản đồ thời gian: Trang 27
  29. ThS NGUYỄN VĂN BAN R: R = 0 nếu Ral không bằng Giản đồ thời gian 1 thì thời gian được đếm. R =1 bộ đếm dừng lại. Ngõ vào R reset ngõ ra, giá trị thời gian còn lại MN được set tức MN = MI. En: Là ngõ vào cho phép logo! đo khoảng thời gian mà ngõ vào này được set. Ral: Ral = 0 nếu R = 0 thì ngõ vào này được đếm. R = 1 thì bộ đếm dừng lại. Ngõ vào Ral reset bộ đếm. Par: MI là thời gian đặt trước tính bằng giờ có thể đặt trong khoảng từ 0 đến 9999. Q: Nếu thời gian còn lại M = 0 thì ngõ ra được set. MI: Giá trị đếm đặt trước. MN: Thời gian còn lại. OT: Thời gian tổng tính được từ khi có tín hiệu tại ngõ vào Ral. Mô tả: Bộ đếm giờ hoạt động khi ngõ vào En = 1. Logo! tính giá trị thời gian trôi qua và thời gian còn lại MN và hiển thị các giá trị này ở chế độ khai báo thông số. Khi giá trị MN = 0 thì ngõ ra Q được set. Ngõ vào R reset ngõ ra Q và bộ đếm giờ. Giá trị thời gian OT vẫn tiếp tục được đếm. Ngõ vào Ral sẽ reset ngõ ra Q và bộ đếm giờ. Giá trị thời gian OT bị reset về "0". Có thể xem giá trị hiện hành của MN và OT trong quá trình xử lý chương trình ở chế độ khai báo thông số. Khi reset bộ đếm bằng tín hiệu R, thời gian tổng trôi qua được lưu giữ trong OT. Giá trị lớn nhất của OT là 99999 giờ. Nếu bộ đếm đạt tới giá trị tới hạn trên thì không đếm nữa. MI là giá trị cài đặt, nằm trong khoảng từ 0 đến 9999. 10.8. Bộ điều khiển đếm tần số xung kích (Trigger). Kí hiệu trên logo! Giản đồ thời gian Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Cnt: Tại ngõ vào Cnt cho phép sử dụng xung đếm đưa vào. Các ngõ vào I5/I6 hoặc I11/I12(với logo! L) cho đếm tần số cao max 5Hz. Các ngõ vào khác dùng cho tần số thấp. Par: Chọn các thông số ngưỡng cao, ngưỡng thấp và chọn khoảng thời gian đếm: Trang 28
  30. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ SM  : Chọn tần số ngưỡng cao từ 0 đến 9999. SM  : Chọn tần số ngưỡng thấp từ 0 đến 9999. G_T: Chọn thời gian đo xung vào(từ 00.05s đến 99.95s). Q: Ngõ ra Q On/Off phụ thuộc vào SW. Mô tả: Bộ phát xung đo các tín hiệu tại ngõ vào Cnt. Các xung nhận được, được ghi lại vào G_T. Nếu tần số của các xung tại ngõ vào nhận được trong G_T lớn hơn ngưỡng On hoặc Off thì ngõ ra được đóng mạch. Ngõ ra Q bị ngắt mạch khi tần số xung đo được đạt tới giới hạn hoặc thấp hơn ngưỡng Off. 10.9. Ngõ ra ảo Rơ-le trung gian. Do các cổng chức năng thông dụng chỉ có 3 ngõ vào, nếu sơ đồ điều khiển có từ bốn tiếp điểm trở lên ghép nối tiếp (hay ghép song song) thì dùng ngõ ra từ M1 đến M8 làm ngõ ra ảo (trung gian). 10.10. Kích họat ngõ ra số theo tín hiệu analog vào (Analog Trigger) Kí hiệu trên logo! Giản đồ thời gian Ax: Tín hiệu Analog được đánh giá tại ngõ vào Ax. Par: Độ khuếch đại tính bằng %(từ 0% 1000%). Offset phạm vi +/- 999. Ngưỡng trên phạm vi +/- 19990. Ngưỡng trên phạm vi +/- 19990. Q: Ngõ ra Q được set phụ thuộc vào các giá trị ngưỡng. Mô tả: Đọc các giá trị Analog tại ngõ vào AI, Sau đó thông số Offset được cộng vào giá trị Analog, Sau đó giá trị này nhân với hệ số khuếch đại. Nếu giá trị này vượt quá ngưỡng trên thì ngõ ra Q được set bằng "1", Nếu xuống thấp hơn ngưỡng dưới thì ngõ ra Q bị reset bằng "0". 10.11. Bộ so sánh tín hiệu analog (Analog Comparator) Kí hiệu trên logo!: Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Giản đồ thời gian: Trang 29
  31. ThS NGUYỄN VĂN BAN Ax và Ay: Là các tín hiệu Analog được so sánh tại các ngõ vào Ax và Ay. Par:  bộ khuếch đại tính bằng % trong phạm vi giá trị từ 0 100%.  : Offset trong phạm vi +/- 999. : Giá trị ngưỡng. Q: Ngõ ra Q được set bằng "1" nếu độ chênh lệch giữa Ax và Ay vượt quá giá trị ngưỡng. Mô tả: Bộ so sánh tín hiệu Analog được thực hiện bởi các phép tính sau: Giá trị thông số offset được cộng cho Ax và Ay. Ax và Ay được nhân với thông số độ khuếch đại. So sánh sự khác biệt giữa Ax và Ay. Nếu giá trị này vượt quá giá trị ngưỡng thì ngõ ra được set bằng "1". Nếu không Q bị reset về "0". Công thức tính: Q = 1 khi: [(Ax + offset).Độ khuếch đại] – [(Ay + offset).Độ khuếch đại] > Giá trị ngưỡng 10.12. Chức năng công tắc đèn bậc thềm (Stairwell Light Switch) Kí hiệu trên logo! Giản đồ thời gian TrgTrường: Ngõ vào kích tính thờiCao gian cho chứcđẳng năng công nghềtắc đèn cầu thang. Đắk Lắk T: Sau khi thời gian T trôi qua sẽ ngắt mạch ngõ ra. Độ phân giải mặc định là phút. Q: Ngõ ra Q bị ngắt mạch khi hết thời gian T. Trước khi hết thời gian T 15s thì sẽ có một tín hiệu cảnh báo ngõ ra chuyển từ "1" xuống "0". Mô tả: Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào Trg thay đổi từ "1" xuống "0" thì thời gian hiện hành Ta bắt đầu được tính và ngõ ra ở trạng thái "1", 15s trước khi Ta = T ngõ ra được set bằng "0" trong 1s. Trang 30
  32. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Nếu thời gian Ta = T thì ngõ ra bị reset bằng "0". Nếu có một tín hiệu tại ngõ vào trong thời gian Ta thì Ta bị reset. Trong trường hợp nếu có sự cố mất nguồn thì thời gian đang tính bị reset. 10.13. Công tắc hai chức năng (Multiple – Function Switch) Kí hiệu trên logo! Giản đồ thời gian Trg: Ngõ vào được đóng mạch nhờ ngõ vào Trg. Khi ngõ Q được đóng mạch, nó có thể bị reset bằng tín hiệu Trg. Par: Sau thời gian TH ngõ ra bị ngắt, TL là khoảng thời gian đặt cho ngõ vào để kích hoạt chức năng đèn sáng. Q: Ngõ ra được đóng mạch bằng tín hiệu tại ngõ vào Trg và ngắt mạch khi hết thời gian đặt trước, phụ thuộc vào độ dài xung tại Trg hoặc bị reset khi có thêm một xung tại ngõ vào Trg. Mô tả: Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào Trg thay đổi từ "0" lên "1", sẽ bắt đầu tính thời gian hiện hành Ta và ngõ ra ở trạng thái "1". Nếu thời gian Ta = TH ngõ ra Q bị reset về "0". Nếu có sự cố mất nguồn thì thời gian tính được bị reset. Nếu trạng thái tín hiệu thay đổi từ "0" lên "1" tại ngõ vào Trg và mức "1" duy trì tối thiểu trong suốt thời gian TL thì chức năng đóng mạch đèn sáng liên tục được kích hoạt và ngõ ra Q luôn bằng "1". 10.14. Hiển thị thông báo người dùng (Message Texts) Kí hiệu trên logo!: En: Khi trạng thái tín hiệu tại ngõ vào En thay đổi từ "0" lên "1" sẽ hiển thị text thông báo. P: Cấp ưu tiên của text thông báo. Par: Là text thông báo. Q: Có cùng trạng thái với ngõ vào En. Mô tả: Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào thay đổi từ "0" lên "1" thì text thông báo sẽ được hiển thịTrường ở chế độ RUN. Cao đẳng nghề Đắk Lắk Nếu trạng thái tín hiệu tại ngõ vào thay đổi từ "1" xuống "0" thì text thông không hiển thị. Nếu có nhiều thông báo được kích bằng tín hiệu tại ngõ vào En thì thông báo nào có cấp ưu tiên cao nhất sẽ được hiển thị. Giới hạn tối đa 5 thông báo. Trang 31
  33. ThS NGUYỄN VĂN BAN . Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 32
  34. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ BÀI: 4. LẬP TRÌNH TRỰC TIẾP TRÊN LOGO! Thời gian: 35 giờ Mục tiêu: - Thực hiện đúng các nguyên tắc lập trình,các phương pháp kết nối của LOGO!. - Viết các chương trình ứng dụng theo từng yêu cầu cụ thể. Sử dụng, khai thác đúng chức năng các vùng nhớ, card nhớ của LOGO!. - Tính toán, chọn lựa chính xác dung lượng, chức năng của bộ nhớ theo từng yêu cầu cụ thể. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1. Bốn quy tắc sử dụng phím trên Logo! a. Quy tắc 1: thay đổi chế độ hoạt động - Để tạo chương trình trong chế độ lập trình (programming mode). Sau khi bật nguồn và khi hiển thị “No program/Press ESC” thì nhấn phím ESC để đăng nhập chế độ lập trình. - Giá trị các tham số và timer của một chương trình có thể được sửa một trong hai nơi là parameter assingnment mode hoặc programming mode. Trong parameter assgnment thì LOGO! ở chế độ RUN. Để làm việc trong chế độ Programming mode thì cần dùng chương trình (Stop). - Lựa chọn lệnh “Start” trên menu chính để chạy chương trình. - Khi hệ thống đang hoạt động có thể trở lại chế độ Parameter assignment mode bởi nhấn phím ESC. - Khi ở chế độ thiết lập các thông số (Parameter assignment mode) được mở và muốn trở lại chế độ lập trình (Programming mode), chọn lệnh Stop từ menu parameter assignment và xác nhận “Stop prg” b. Quy tắc 2: các ngõ vào và ngõ ra - Luôn luôn soạn thảo chương trình bởi viết từ ngõ ra trở về ngõ vào. - Có thể nối một ngõ ra đến nhiều ngõ vào nhưng không được kết nối cùng một ngõ vào đến một vài ngõ ra. - Trong cùng một dòng chương trình không thể kết nối một ngõ ra đến dòng bên trên. Nên liên kết thông qua flags hoặc ngõ ra. c. Quy tắc 3: Con trỏ và di chuyển con trỏ - Chỉ có thể di chuyển con trỏ khi xuất hiện dạng gạch dưới: + Nhấn các phím , , ,  để di chuyển trong chương trình. Trường+ Nhấn OK để thay Caođổi khối/ kết đẳng nối đã lựa chọn. nghề Đắk Lắk + Nhấn ESC để thoát chế độ soạn thảo. - Lựa chọn một kết nối/khối - Khi con trỏ xuất hiện hình vuông + Nhấn phím ,  để lựa chọn kết nối hoặc khối. + Xác nhận lựa chọn bằng OK + Nhấn ESC để trở lại bước trước đó. Trang 33
  35. ThS NGUYỄN VĂN BAN 2. Cách gọi các chức năng 2.1. Chế độ lập trình (Programming mode) 2.2. Chế độ thiết lập thông số (Parameter assignment mode) Để lựa chọn các thông số trước tiên ta phải dừng hoạt động chương trình (chọn Stop) sau đó thực hiện theo các bước sau: - Chọn Set Param bằng phím ,  - Xác nhận lựa chọn với phím OK LOGO! Sẽ hiển thị tham số đầu tiên, nếu không có tham số nào có thể thiết lập thì nhấn ESC để trở lại menu Parameter assgnment Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk - Lựa chọn các tham số mong muốn bằng phím ,  - Nhấn OK để xác nhận lựa chọn 3. Phương pháp kết nối các khối chức năng 3.1. Biểu diễn các khối trong LOGO! Trang 34
  36. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Tên khối Nối đến B1 khối B2 x ³ 1 Ngõ B2 I3 vào Q1 x Không Ngõ ra kết nối B2 x ³ 1 I1 Ấn phím  để xem các khối I2 B1 trong chương trình I3 B3 B1 x ³ 1 x ³ 1 I4 B2 I5 B1 B3 I6 Q1 x Q1 3.2. Soạn thảo chương trình 3.2.1. Ví dụ 1 Viết chương trình hoạt động theo mạch điện sau: Mạch điện trên được biểu diễn bằng hàm logic sau: Kết nối mạch điện qua LOGO! Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Soạn thảo chương trình: Lưu ý: Khi viết chương trình trong LOGO! ta thực hiện viết từ ngõ ra ngược trở lại ngõ vào. Trang 35
  37. ThS NGUYỄN VĂN BAN Nhập ngõ ra: - Đăng nhập vào chế độ lập trình chế độ lập trình, sẽ xuất hiện việc soạn thảo chương trình với ngõ ra Q1. Nhấn phím con trỏ sẽ di chuyển sang bên trái. - Nhấn OK để lựa chọn chế độ sửa. Con trỏ chuyển từ dạng gạch chân sang dạng hình vuông nhấp nháy, lúc này ta có thể thay đổi các tùy chọn. - Lựa chọn GF (basic functions) bằng cách nhấn phím  đến khi GF xuất hiện, lúc này khối đầu tiên từ nhóm GF xuất hiện: Nhấn phím  hoặc  cho đến khi khối OR xuất hiện, con trỏ vuông vẫn được nằm trên khối. Nhấn OK để xác nhận hàm OR và nhập ngõ vào: Đến đay đã hoàn thành việc nhập khối đầu tiên, mỗi khối mới được gán với một số. Nhấn OK màn hình sẽ hiển thị Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Lựa chọn Co, nhấn OK, màn hình sẽ hiển thị Nhấn phím  để bắt đầu chọn các ngõ vào Trang 36
  38. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Nhấn OK thì I1 được nối đến ngõ vào cổng OR. Con trỏ nhảy đến vị trí tiếp theo của ngõ vào cổng OR. Để nối ngõ vào I2 đến ngõ vào cổng OR. Thực hiện từng bước sau: - Chuyển đến chế độ lập trình: nhấn OK - Để lựa chọn Co: nhấn phím  hoặc  - Để xác nhận Co: nhấn phím OK - Để lựa chọn I2: nhấn phím hoặc  - Để xác nhận I2: nhấn OK Lúc này I2 được nối đến ngõ vào cổng OR Để kiểm tra hoạt động của chương trình chuyển LOGO! Về chế độ RUN - Để trở về menu chính: nhấn ESC - Di chuyển con trỏ đến vị trí Start: nhấn phím hoặc  - Để xác nhận “Start”: nhấn OK Chú ý: Có thể đảo ngược các ngõ vào riêng lẻ. Ngõ vào mức 1 sẽ được chuyển thành mức 0 ở chương trình, mức 0 được đảo thành mức 1. Để thực hiện thì di chuyển con trỏ đến vị trí thích hợp sau đó nhấn phím  hoặc . Sau đó nhấn OK để xác nhận. Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk 3.2.2. Ví dụ 2 Ví dụ 1 trình bày cách nhập một hàm đơn giản. Với ví dụ 2 sẽ thực hiện: - Thêm một khối vào chương trình hiện có. - Chọn 1 khối cho một hàm đặc biệt. - Thiết lập các tham số. Trang 37
  39. ThS NGUYỄN VĂN BAN S1 và S2 đóng cắt điện cho relay K1 dùng để chuyển mạch cho tải E1 và cắt nguồn cung cấp sau 12 phút. Chương trình được viết trong LOGO! Sửa chương trình: - Chuyển LOGO! Đến chế độ lập trình - Trên menu chính chọn “Program” - Trên programming menu, chọn “Edit” OK Edit prg OK Thêm một khối đến chương trình hiện có: - Di chuyển con trỏ đến B của khối B1 - Nhấn OK để chèn thêm khối mới ở điểm đã chọn - Ấn để chọn SF list - Ấn OK khối đầu tiên của SF xuất hiện - TrườngChọn khối Off delay vàCao nhấn OK đẳng nghề Đắk Lắk Khối được thêm được gán với số khối là B2. Con trỏ được đặt ở ngõ vào bên trên của khối. Trang 38
  40. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Khối B1 được nối đến trước Q1 một cách tự động đến ngõ vào bên trên của khối mới. Chú ý rằng chỉ có thể liên kết các ngõ vào số với các ngõ ra số hoặc các ngõ vào tương tự với các ngõ ra tương tự. Nếu không thì khối cũ sẽ mất. Khối Off-delay có ba ngõ vào. ở trên là ngõ vào trigger (Trg) sử dụng để bắt đầu thời gian Off-delay. Trong ví dụ này khối B1 là Trigger của Off-delay. Để Reset thời gian và ngõ ra sử dụng ngõ vào R (Reset). Thiết lập thời gain Off-delay ở ngõ vào Par. Ở ví dụ 2 do không sử dụng ngõ vào Reset của hàm Off-delay nên sẽ được gán với kết nối “x” Ấn định các tham số của khối - Di chuyển con trỏ đến Par, nếu không xuất hiện ở vị trí này: nhấn  hoặc  - Chuyển đến chế độ sửa: nhấn OK LOGO! hiển thị các tham số trong cửa số ấn định các tham số: Để thay đổi giá trị thời gian: - Nhấn và để đặt vị trí con trỏ. - ẤN  và  để sửa đổi giá trị ở vị trí thích hợp. - Xác nhận sửa đổi bằng phím OK 3.3. Các thao tác cơ bản 3.3.1. Xóa 1 khối Giả sử để xóa khối B2 và nối B1 trực tiếp Q1 Thực hiện theo các bước sau: - Chuyển LOGO! đến chế độ lập trình. - Chọn Edit Trường- Chọn Edit prg. Cao đẳng nghề Đắk Lắk - Di chuyển con trỏ con trỏ đến B2, nhấn  - Xác nhận lựa chọn bằng phím OK. - Thay thế khối B2 với khối B1 ở ngõ ra Q1. Thực hiện: Trang 39
  41. ThS NGUYỄN VĂN BAN + Chọn BN list: nhấn  hoặc  + Xác nhận chọn: nhấn OK + Chọn B1 + Xác nhận lựa chọn B1: Nhấn OK Kết quả là khối B2 được xóa bởi vì không còn sử dụng trong chương trình. Khối B1 đã được nối trực tiếp đến ngõ ra. 3.3.2. Xóa các nhóm khối Ví dụ: xóa khối B1 và B2 Thực hiện theo các bước sau: Chuyển LOGO! về chế độ lập trình. - Chọn Edit - Chọn Edit prg. - Di chuyển con trỏ con trỏ đến B2, nhấn  - Xác nhận lựa chọn bằng phím OK. Chọn kết nối ‘x’ ở ngõ ra Q1 thay vì khối B2. Thực hiện các thao tác sau: + Chọn Co list: nhấn  hoặc  + Xác nhận chọn: nhấn OK + Chọn ‘x’: nhấn  hoặc  + Xác nhận chọn: nhấn OK 4. Lưu trữ vào thẻ nhớ và chạy chương trình Sau khi lập trình xong, nhấn OK màn hình sẽ hiện lại ngõ ra cuối cùng được lập trình. - Khi nhập chương trình xong, ấn OK màn hình sẽ hiện lại ngõ ra cuối cùng được lập trình. - Dùng phím , để kiểm tra chương trình nhập đúng hay chưa. Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk - Chương trình được lưu tự động vào card nhớ nếu trong logo! đã gắn card nhớ. - Nếu không có chương trình trong logo! hay card nhớ thì logo! hiển thị thông báo: No program. Trang 40
  42. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ - Nếu có chương trình trong card nhớ, nó tự động chép vào logo!. nếu trong logo! đã có chương trình thì nó sẽ chép đè lên chương trình cũ. - Nếu có chương trình trong logo! hay card nhớ thì logo! sẽ nhận trạng thái trước khi mất nguồn. - Muốn chạy chương trình nhấn phím ESC 2 lần để thoát ra menu chính và con trỏ chuyển thành hình ">". - Dùng phím  di chuyển con trỏ xuống Start. I : 123456 - Chấp nhận lựa chọn nhấn OK. Mo : 01 : 05 - Logo! chuyển sang chế độ Run. ở chế độ này logo! hiển thị số ngõ vào, ngõ ra, thời gian hiện hành. Q : 1234 RUN 5. Khái niệm về bộ nhớ 5.1. Cấu tạo ngoài của LOGO! 230RC Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk  Nguồn cung cấp  Ngõ vào gắn Cap lập trình  Chỉ dần Run/Stop  Ngõ vào  Bảng điều khiển  Giao tiếp mở rộng  Ngõ ra  Màn hình LCD Trang 41
  43. ThS NGUYỄN VĂN BAN 5.2. Nối dây cho LOGO! 230RC 5.2.1. Gắn Logo vào Rail - Gắn Logo! và modul số. - Gỡ Logo! Và modul số 5.2.2. Nối nguồn cung cấp Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 42
  44. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Để bảo vệ điện áp đỉnh của nguồn cung cấp thì có thể lắp thêm metal oxide varistor (MOV) đảm bảo rằng điện áp của MOV khoảng 20% điện áp định mức của nguồn (ví vụ S10K275) 5.2.3. Kết nối ngõ vào Đặc tính ngõ vào LOGO! 12/24 RC/Rco LOGO! 24/24o LOGO! DM8 12/24 R LOGO! DM8 24 I1 I6 I7, I8 I1 I6 I7, I8 Singnal status 0 8 VDC > 8 VDC > 8 VDC > 8 VDC Input current > 1.5 mA > 0.1 mA > 1.5 mA > 0.1 mA LOGO! 24 LOGO! 24 LOGO! 230 LOGO! 230 RC/Rco (AC) RC/Rco (AC) RC/Rco (AC) RC/Rco (DC) LOGO! DM8 24 R LOGO! DM8 LOGO! DM8 230 LOGO! DM8 (AC) 24 R (DC) R (AC) 230 R (DC) Singnal status 0 12 VDC > 12 VDC > 79 VAC > 79 VAC Input current > 2,5 mA > 2,5 mA > 0,08 mA > 0,08 mA a. LOGO! 230 Việc đi dây cho các đầu vào được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 4 ngõ vào. Các đầu vào trong cùng một nhóm chỉ có thể cấp cùng một pha điện áp. Các đầu vào trong hai nhóm có thể cấp cùng pha hoặc khác pha điện áp. VD I1 đến I4 nối đến pha 1 (L1) và I5 đến I8 nối đến pha 2 (L2) Các ngõ vào của LOGO! DM8 230R không được kết nối khác pha nhau. b. LOGO! AM 2 Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 43
  45. ThS NGUYỄN VĂN BAN c. Kết nối cảm biến 2 dây với modul LOGO! AM 2 Ta làm theo các bước sau: - Kết nối ngõ ra của sensor vào cổng U (0 10V) hoặc ngõ I (0 20mA) của modul AM2. - Kết nối đầu dương của sensor vào 24 V (L+) - Kết nối dây ground của sensor (M) vào đầu M1 hoặc M2 của modul AM2. d. LOGO! AM 2 PT100 Khi đấu nối nhiệt điện trở PT100 vào modul AM 2 PT 100, ta có thể sử dụng kĩ thuật 2 dây hoặc 3 dây. Đối với kỹ thuật đấu 2 dây, ta nối tắt 2 đầu M1+ và IC1 ( hoặc M2+ và IC2). Khi dùng kỹ thuật này thì ta sẽ tiết kiệm được 1 dây nối nhưng sai số do điện trở của dây gây ra sẽ không được bù trừ. Trung bình điện trở 1Ω dây dẫn sẽ tương ứng với sai số 2.50C. Với kỹ thuật đấu 3 dây, ta cần thêm 1 dây nối từ cảm biến PT100 về ngõ IC1 của modul AM 2 PT 100. với cách đấu nối này thì sai số do điện trở dây dẫn gây ra sẽ bị triệt tiêu. Chú ý: Để tránh tình trạng giá trị đọc về bị dao động, ta nên thực hiện theo các qui tắc sau: - Chỉ sử dụng dây dẫn có bọc giáp. - Chiều dài dây không vượt quá 10m. - Kẹp giữ dây trên một mặt phẳng. - Nối vỏ bọc giáp của dây dẫn vào ngõ PE của modul. - Trong trường hợp modul không được nối đất bảo vệ, ta có thể nối vỏ bọc giáp vào đầu âm của nguồn cung cấp. 5.2.4. Kết nối ngõ ra a. Đối với ngõ ra dạng relay Ta có thể kết nối nhiều dạng tải khác nhau vào ngõ ra. Ví dụ: đèn, motor, contactor, relay Tải thuần trở: tối đa 10A Tải cảm: tối đa 3A. Sơ đồ kết nối như sau: Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 44
  46. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ b. Ngõ ra Relay bán dẫn Tải kết nối vào ngõ ra của LOGO phải thoả điều kiện sau: dòng điện không vượt quá 0.3 A. Sơ đồ kết nối như sau 5.2.5. Kết nối với modul analog output LOGO! AM 2 AQ 5.3. Vùng nhớ và dung lượng chương trình Vùng nhớ: Chỉ có thể sử dụng một số lượng giới hạn các khối trong chương trình Logo. Ngoài ra các khối có chức năng đặc biệt cần có thêm vùng nhớ. Bộ nhớ dùng cho các chức năng đặc biệt được chia làm 4 vùng sau: Trường- Par: vùng nhớ lưu trữCao các giá trị đặtđẳng ( VD: giá trịnghề giới hạn bộ đếmĐắk ) Lắk - RAM: vùng nhớ lưu trữ các giá trị hiện hành (VD: trạng thái bộ đếm ) - Timer: vùng nhớ lưu trữ dùng cho các chức năng về thời gian. - REM: vùng nhớ lưu trữ các giá trị thực cần được giữ lại. Vùng nhớ này chỉ được sử dụng khi chọn chức năng Retetive. Giới hạn các thông số: Bloock Par RAM Timer REM Markers 56 48 27 16 15 8 Trang 45
  47. ThS NGUYỄN VĂN BAN Một chương trình trong Logo có giới hạn sau: - Số lượng khối kết nối nối tiếp. - Vùng lưu trữ (việc chiếm bộ nhớ của các khối) 6. Bài tập ứng dụng 6.1. Mạch điều khiển tuần tự nhiều động cơ. Mô tả hoạt động: Nhấn S2 cuộn dây K1 có điện và đóng các tiếp điểm, tự giữ. Nhấn S3 cuộn dây K2 có điện và đóng các tiếp điểm K2, tự giữ. Nhấn S4 cuộn dây K3 có điện và tự giữ. Nhấn S1 thì ba cuộn dây K1, K2, K3. Nhiệm vụ: Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau: - Vẽ sơ đồ động lực. - Lập bảng xác lập ngõ vào/ra. - Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!. - Viết ở dạng FBD và thử chương trình. - Lập bảng liệt kê lệnh. 6.2. Điều khiển ba băng tải. Yêu cầu: 3 băng tải được điều khiển bởi LOGO!. Hệ thống liên kết với băng tải sẽ cung cấp hàng cho băng tải mỗi 30s. Mỗi kiện hàng di chuyển trên băng tải mất hết 1 phút. Hệ thống liên kết với băng tải có thể cung cấp hàng chậm hơn 30s. Hệ thống băng tải sẽ tự động chạy hoặc dừng phụ thuộc vào trên đó có hàng hay không. Giải pháp: Hệ thống hoạt động thông qua nút ON (I2) và dừng thông qua nút OFF (I2). Ba băng tải được điều khiển thông qua Q1, Q2, Q3. Ba proximity được dùng để kiểm tra hàng trên ba băng tải (I4, I5, I6). Một proximity thứ tư được đặt ở đầu băng tải thứ nhất để kiểm tra hàng vào. Khi nút ON được nhấn và có hàng trên băng tải thì băng tải hoạt động. Hàng sẽ di chuyển tuần tự từ băng tải 1 sang băng tải 2 rồi đến băng tải 3. Nếu sau hơn 1 phút mà đầu vào băng tải 1 không có hàng thì các băng tải sẽ dừng theo thứ tự 1→2→3. Nếu sau 100 giây mà đầu vào vẫn không có hàng thì một thời gian chờ 15 phút được khởi động. Sau khoảng thời gian này thì một đèn cảnh báo (được điều khiển bởi Q4) sẽ được bật. Các biến dùng trong chương trình LOGO!: - I1: nút OFF (thường hở) - I2: nút ON (thường hở) - I3: cảm biến hàng đầu vào băng tải 1 (thường hở) - I4: cảm biến hàng trên băng tải 1 (thường hở) Trường- I5: cảm biến hàng trên Cao băng tải 2 (thườngđẳng hở) nghề Đắk Lắk - I6: cảm biến hàng trên băng tải 3 (thường hở) - Q1: điều khiển băng tải 1. - Q2: điều khiển băng tải 2. - Q3: điều khiển băng tải 3. - Q4: điều khiển đèn báo. Chương trình Trang 46
  48. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ 6.3.Trường Đảo chiều quay tự động.Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 47
  49. ThS NGUYỄN VĂN BAN Mô tả hoạt động: Nhấn S2 cuộn dây K1, T1, K2 có điện và đóng các tiếp điểm, tự giữ, sau thời gian 10s thì mở tiếp điểm thường đóng cuộn dây K2 mất điện và đóng tiếp điểm thường mở cuộn dây K3 có điện. Nhiệm vụ: Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau: 1. Vẽ sơ đồ động lực. 2. Lập bảng xác lập ngõ vào/ra. 3. Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!. 4. VIết ở dạng FBD và thử chương trình. 5. Lập bảng liệt kê lệnh. 6.4. Điều khiển băng tải theo thời gian tự động. Mô tả hoạt động: Nhấn S6 cuộn dây K1(Là relay trung gian), T1, K2 có điện và đóng các tiếp điểm K1, tự giữ sau thời gian 8s thì mở tiếp điểm thường đóng và đóng tiếp điểm thường mở cuộn dây K2 mất điện, cuộn dây K3 có điện. Nhiệm vụ: Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau: - Vẽ sơ đồ động lực. - Lập bảng xác lập ngõ vào/ra. - Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!. - Viết ở dạng FBD và thử chương trình. - LậpTrường bảng liệt kê lệnh. Cao đẳng nghề Đắk Lắk 6.5. Điều khiển băng tải chở vật liệu đá. Mô tả hoạt động: Công tắc S1 dùng để khởi động cho thiết bị và đèn H1 báo chế độ làm việc. Nhấn S2 động cơ M1 khởi động kéo băng tải và than đá trong thùng chứa được vận chuyển theo băng tải. Nhấn S3 thì băng tải dừng lại. Khi động cơ kéo băng tải bị quá tải nó sẽ được cắt khỏi nguồn qua bộ bảo vệ quá dòng F2 và đèn H1 sáng chớp tắt với tần số 1Hz. Trang 48
  50. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Sơ đồ mạch điện. Nhiệm vụ: Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau: - Vẽ sơ đồ động lực. - Lập bảng xác lập ngõ vào/ra. - Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!. - Viết ở dạng FBD và thử chương trình. - Lập bảng liệt kê lệnh. 6.6. Thang máy xây dựng tự động. Mô tả hoạt động: Nhấn S2 thì gàu nâng lên gập công tắc giới hạn trên thì gàu tự động hạ xuống. Khi hạ xuống gặp công tắc giới hạn duới thì gàu tự động nâng lên. Qua trình lập đi lập lại cho đến khi có tín hiệu dừng(S1). Trong quá trình nâng lên hoặc hạ xuống, khi có tín hiệu dừng thì gàu dừng lại sau đó có thể cho gàu nâng lên hay hạ xuống theo mong muốn. Các trạng thái nâng lên, hạ xuống hoặc dừng điều được thông báo bằng đèn. Nhiệm vu: Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau: - Vẽ sơ đồ mạch điều khiển. - Vẽ sơ đồ động lực. - Lập bảng xác lập ngõ vào/ra. - Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!. Trường- Viết ở dạng FBD và Cao thử chương trình.đẳng nghề Đắk Lắk - Lập bảng liệt kê lệnh. 6.7. Chiếu sáng bên ngoài toà nhà. Mô tả hoạt động: Một toà nhà sử dụng hệ thống chiếu sáng như sau: Hệ thống này được hoạt động ở hai chế độ tay và tự động. - Chế độ tay: Nhấn S4 thì cả hai dãy đèn(dãy đèn chiếu sáng bình thường và dãy đèn chiếu sáng tăng cường) đều sáng. Trang 49
  51. ThS NGUYỄN VĂN BAN - Chế độ tự động: Nhấn S3 và kết hợp với cảm biến quang, dãy đèn sáng bình thường hoạt động từ thứ hai đến chủ nhật từ 6:00 giờ đến 00:00 giờ, dãy đèn sáng tăng cường hoạt động từ thứ hai đến chủ nhật từ 6:00 giờ đến 8:00 giờ và từ 17:00 giờ đến 00:00 giờ khi có người ra vào nhưng dãy đèn chỉ hoạt động trong 90s. Bảng xác lập ngõ vào/ra. Xác lập vào/ra Kí hiệu Toán hạng Mô tả S1 I1 Cảm biến quang S2 I2 Cảm biến hồng ngoại nhận biết có người S3 I3 Công tắc đặt chế độ tự động S4 I4 Công tắc đặt chế độ tay H1 Q1 Dãy đèn sáng bình thường H2 Q2 Dãy đèn sáng tăng cường Nhiệm vu: Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau: - Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!. - Viết ở dạng FBD và thử chương trình. - Lập bảng liệt kê lệnh. 6.8. Kiểm soát dây chuyền đóng hộp. Mô tả hoạt động: Khi nhấn nút Start thì dây chuyền hộp vận hành. Khi đụng công tắc hành trình S3 thì dây chuyền hộp dừng lại, dây chuyền táo bắt đầu chuyển động. Cảm biến S2 được dùng để đếm số lượng táo. Khi đếm được 10 quả táo thì bằng chuyền táo dừng và dây chuyền hộp lại bắt đầu chuyển động. Bộ đếm được đặt lại và quá trình vận hành lập lại cho đến khi ấn nút Stop. Bảng xác lập ngõ vào/ra: Xác lập vào/ra Kí hiệu Toán hạng Mô tả S1 I1 Nút nhấn Start(NO) S2 I2 Nút nhấn Stop(NC) S3 I3 Cảm biến số lượng táo(NC) S4 I4 Công tắc hành trình(NO) K1 Q1 Động cơ băng chuyền thùng K2 Q2 Động cơ băng chuyền táo Nhiệm vụ: Hãy thực hiện mạch theo yêu cầu sau: - Vẽ sơ đồ động lực. - Vẽ sơ đồ kết nối cho LOGO!. - ViếtTrường ở dạng FBD và thử Caochương trình. đẳng nghề Đắk Lắk - Lập bảng liệt kê lệnh. 6.9. Hệ thống thủy lợi cho nhà kính. Yêu cầu: Điều khiển cấp nước cho nhà kính có 3 kiểu. Loại 1 nước phải giữ ở một phạm vi nhất định. Loại 2 được tưới mỗi buổi tối và buổi sáng 3 phút. Loại 3 tưới 3 phút vào mỗi sáng thứ hai. Giải pháp: Trang 50
  52. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ - Loại 1: mức nước được giữ trong một phạm vi được giám sát bởi tối đa và tối thiểu (I1 và I2) - Loại 2: Thời gian tưới hàng ngày lúc sáng 6:00 đến 6:03 và buổi tối từ 8:00 đến 8:03 - Loại 3: Tưới hai ngày một lần vào buổi tối, 2 phút khi cảm biến ánh sáng I3 đáp ứng. Các thành phần được sử dụng: - LOGO! 230RC - I1 Chuyển mạch mức cao (NC contact) - I2 Chuyển mạch mức thấp (NO contact) - I3 Chuyển mạch cảm biến ánh sáng (NO contact) - I4 Chuyển mạch cho tự động bơm nước (NO-contact) - Q1 Van cấp nước loại 1 - Q2 Van cấp nước loại 2 - Q3 Van cấp nước loại 3 6.10. Thang máy xây dựng. Yêu cầu: Điều khiển được thực hiện với cảm biến siêu âm được kết nối song song để giám sát vúng thang máy. Giải pháp: - Thang máy được di chuyển lên hoặc xuống thông qua nút nhấn. Nút Up được nối đến I1 và Down được nối đến I3. Vị trí kết thúc được thực hiện qua chuyển công tắc giới hạn. I2 nối đến giới hạn trên và I4 nối đến giới hạn dưới. Hướng di chuyển thông qua nút nhấn I1 và I3. Dừng hoạt động nhấn nút Stop (I6) Trường- Cảm biến siêu âm đểCao giám sát thang đẳng máy được nốinghề đến I5. Nếu Đắk phát hiện vậtLắk cản thang máy sẽ dừng. Thang máy di chuyển có thể được tiếp tục nếu nút nhấn (Up/ Down) được nhấn hơn 2s. Nếu nút dừng khẩn cấp I7 được nhấn, thang máy chỉ di chuyển khi tín hiệu dừng khẩn cấp được loại trừ. - Q3 cung cấp ánh sáng cảnh báo khi thang đang di chuyển lên hoặc xuống. Các thành phần được sử dụng: - I1 nút nhấn lên UP (NO contact) - I2 Công tắc giới hạn lên (NO contact) Trang 51
  53. ThS NGUYỄN VĂN BAN - I3 Nút nhấn xuống DOWN (NO contact) - I4 công tắc giới hạn xuống (NO contact) - I5 Cảm biến (NC contact) - I6 Nút dừng khẩn cấp (NC contact) - I7 Nút dừng (NO contact) - Q1 Contactor UP - Q2 Contactor DOWN - Q3 Đèn cảnh báo 6.11. Chiếu sáng bên ngoài tòa nhà. YêuTrường cầu: Ánh sáng bên ngoàiCao tòa nhà đẳngđược điều khiển nghề bởi sử dụng LOGO!.Đắk Có Lắkhai loại chiếu: chiếu sáng chính và phụ được điều khiển tự động hoặc bằng tay. Ánh sáng chính được bật toàn bộ thời gian, ánh sáng phụ được điều khiển khi phát hiện chuyển động được phát hiện. Ánh sáng chỉ được bật khi trời tối. Giải pháp: Ánh sáng chính (Q1) được chuyển mạch tự động trong khoảng thời gian từ 6:00 đến 12:00 đêm nếu cảm biến quang ở I1 được đáp ứng. Ánh sáng phụ (ở Q2) được bật khi phát hiện chuyển động ở I2 nếu qua 90s (chu kỳ từ 6:00 đến 8:00 sáng và từ 5:00 đến 12:00 buổi chiều). Thông qua I4 (cài đặt tay) ánh sáng chính và ánh sáng phụ được bật phụ thuộc vào thời gian chuyển mạch và cảm biến quang. Trang 52
  54. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Các thành phần - LOGO! 230RC - I1 chuyển mạch cảm biến quang (NO contact) - I2 Phát hiện chuyển động (NO contact) - I3 Cài đặt tự động (NO contact) - I4 Cài đặt bằng tay (NO contact) - Q1 Ánh sáng chính - Q2 Ánh sáng phụ 6.12. Kiểm soát dây chuyền đóng hộp. 6.13. Tưới cây trong nhà kính Yêu cầu: LOGO! có thể sử dụng cho việc điều khiển tưới cây trong nhà kính. Có 3 loại cây khác nhau. Loại 1 sống trong nước, cần phải duy trì mực nước trong 1 khoảng cố định. Loại 2 cần được tưới nước trong khoảng 3 phút vào mỗi buổi sáng và tối. Loại 3 tưới vào mỗi tối cách nhau 2 ngày. Giải pháp: - Đối với loại 1: ta dùng 2 ngõ I1 và I2 để nhận biết mức cao và thấp của mực nước. - Đối với loại 2: ta dùng hàm “định ngày giờ trong tuần” để cài đặt thời gian (cho tất cả các ngày) như sau: Trường+ Buổi sáng: ONCao 6:00 OFF đẳng6:03 nghề Đắk Lắk + Buổi tối: ON 20:00 OFF 20:03 - Đối với loại 3: ta cũng dùng I3 để cảm nhận buổi tối (dùng cảm biến ánh sáng). Các biến dùng trong LOGO như sau: - I1: cảm biến mức cao của mực nước (công tắc thường đóng) - I2: cảm biến mức thấp của mực nước (công tắc thường hở) - I3: cảm biến ánh sáng (công tắc thường hở) - I4: switch chọn chế độ tự động. Trang 53
  55. ThS NGUYỄN VĂN BAN - Q1: điều khiển van selenoid cho mực nước cho loại 1 - Q2: điều khiển van selenoid cho việc tưới nước loại 2 - Q3: điều khiển van selenoid cho việc tưới nước loại 3 Chương trình 6.14. Điều khiển đèn trong cửa hàng Yêu cầu: Trong cửa hàng có 4 nhóm đèn sau: - Nhóm 1: sáng liên tục trong thời gian cửa hàng mở cửa. - Nhóm 2: chỉ sáng vào những buổi tối sau khi cảm biến ánh sánh tác động (I1). - Nhóm 3: sáng nhẹ trong lúc các nhóm đèn khác tắt và công tắt switch (I2) được bật On. - Nhóm 4: sáng khi sự chuyển động được phát hiện ở chân I4. Ngoài ra, khi công tắt test switch được bật On (I3) thì tất cả các nhóm đèn đều sáng trong vòng 1 phút để kiểm tra hệ thống đèn sau khi lắp đặt. Các biến dùng trong chương trình LOGO!: - I1: Cảm biến ánh sáng (thường hở) - I2: On Switch (thường hở) - I3: Test switch (thường hở) - I4: Cảm biến chuyển động (thường hở). - Q1: đèn nhóm 1 - Q2: đèn nhóm 2 Trường- Q3: đèn nhóm 3 Cao đẳng nghề Đắk Lắk - Q4: đèn nhóm 4 Trang 54
  56. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ 6.15. Điều khiển tốc độ bộ thông gió Yêu cầu: LOGO! được sử dụng để điều khiển 4 mức tốc độ của bộ thông gió. Sự chuyển mức tốc độ được thực hiện thông qua 2 nút tăng (I1) và giảm (I2). Khi nhấn nút tăng lần đầu tiên thì bộ thông gió hoạt động ở mức 1. Nhấn nút tăng lần nữa thì bộ thông gió chạy ở mức tốc độ thứ hai . Việc điều khiển bộ thông gió tương tự cho nút giảm. Khi bộ thông gió đang chạy ở mức 1 mà nhấn nút giảm thì bộ thông gió ngừng hoạt động. Trong trường hợp người sử dụng nhấn nút tăng hoặc giảm 2 lần trở lên thì số mức sẽ tăng hoặc giảm theo số lần nhấn. Để kiểm tra trường hợp này thì khi có tín hiệu tăng hoặc giảm thì ta cho delay 2 giây để chờ xem có tín hiệu kế tiếp hay không. Các biến sử dụng trong chương trình: I1: tăng mức tốc độ. I2: giảm mức tốc độ. Q1: mức tốc độ 1. Q2: mức tốc độ 2. Q3: mức tốc độ 3. Q4: mức tốc độ 4. Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 55
  57. ThS NGUYỄN VĂN BAN 6.16. Điều khiển lò nung Gas Yêu cầu: Có 4 lò nung, mỗi lò nung có 2 mức nhiệt độ được điều khiển bởi các ngõ từ Q1 đến Q8. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 700C, mức đầu tiên của lò nung 1 sẽ được bật. Năm phút sau, mức thứ hai của lò nung 1 sẽ được bật. Nếu sau 5 phút mà nhiệt độ vẫn chưa đạt đến thì mức kế tiếp được bật. Chu trình cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nhiệt độ đạt được 80 độ. Khi đó, các ngõ ra sẽ được tắt. Khi nhiệt độ xuống dưới 700C thì chu trình lại được bắt đầu với việc bật các mức sau mỗi 5 phút. Các biến sử dụng trong chương trình: TrườngQ1: mức 1, lò nung 1. Cao đẳng nghề Đắk Lắk Q2: mức 2, lò nung 1. Q3: mức 1, lò nung 2. Q4: mức 2, lò nung 2. Q5: mức 1, lò nung 3. Q6: mức 2, lò nung 3. Q7: mức 1, lò nung 4. Q8: mức 2, lò nung 4. Trang 56
  58. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ I1: do bộ điều khiển nhiệt độ tác động. Bit này On khi nhiệt độ trong khoảng 700C – 800C. 6.17. Điều khiển Gas diệt vi trùng Yêu cầu: LOGO! được sử dụng để điều khiển Gas tiêu diệt vi trùng trong buồng ấp trứng. Trong một buồng ấp, gas phải được đốt trong 1 khoảng thời gian định trước. Sau đó, buồng ấp được làm sạch bởi 1 quạt hơi nước. Giải pháp: - Chu trình được bắt đầu khi nhấn I1. Việc đốt nóng bằng Gas được thực hiện thông Trườngqua ngõ Q1. Sau khi Caonhấn I1, Gas đẳng được đốt ngay nghề lập tức. Chu kỳĐắk đốt Gas phụ Lắk thuộc vào kích thước buồng ấp. Khí Gas phải được đốt trong 1 khoảng thời gian nào đó trong vòng 10 giây để đảm bảo tiêu diệt hết vi trùng. Sau 10 giây kế tiếp, quạt hơi nước được bật để làm thông thoáng buồng ấp. Quạt cũng hoạt động trong khoảng 10 giây thì tắt. Quạt được điều khiển thông qua ngõ Q2. - Khi chu trình hoạt động thì một đèn báo được bật để người sử dụng biết chu trình đang diễn ra. Đèn báo được điều khiển bởi ngõ Q3. - Chu trình có thể dừng bất kỳ lúc nào nếu ta nhấn và giữ nút I1 trong thời gian > 3s. - Quạt có thể được bật On hoặc Off bất kỳ lúc nào phụ thuộc vào việc nhấn nút I2. Trang 57
  59. ThS NGUYỄN VĂN BAN - Các biến sử dụng trong LOGO!: + I1: On/Off chu trình. + I2: On/Off quạt. + Q1: điều khiển Gas. + Q2: điều khiển quạt. + Q3: đèn báo. Chương trình: Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 58
  60. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ BÀI: 5. LẬP TRÌNH BẰNG PHẦN MỀM LOGO! SOFT Thời gian: 25 giờ Mục tiêu: - Sử dụng, khai thác phần mềm LOGO! Soft comfort.Thực hiện kết nối giữa PC - LOGO! và thiết bị ngoại vi. - Viết các chương trình ứng dụng theo từng yêu cầu cụ thể. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1. Thiết lập kết nối PC – LOGO! 1.1. Kiểm tra trực tuyến Bước 1: Kết nối LOGO! Với máy tính, bật nguồn Bước 2: Chọn Tools/Online Test Bước 3: Thực hiện kiểm tra 1.2. Truyền chương trình xuống LOGO! Tools/Transfer/PC -> LOGO! (Hoặc nhấn Ctrl + D) 1.3. Tải chương trình từ LOGO! lên máy tính Tools/Transfer/ LOGO! -> PC (Hoặc nhấn Ctrl + U) Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk 1.4. Thiết lập thời gian cho LOGO! Tools/Transfer/Set Clock Trang 59
  61. ThS NGUYỄN VĂN BAN 1.5. Chuyển chế độ hoạt động của LOGO Tools/Transfer/Switch LOGO! Mode 1.6. Xóa chương trình người dùng và mật khẩu Tools/Transfer/Clear User Program and Password 2. Sử dụng phần mềm 2.1. Standard toolbar Bao gồm các lệnh thường dùng trên các phần mềm của Windows như: Open, Save, Copy, Paste, Cut, Printer, Undo, Redo Thao tác các lệnh này giống như trên các phần mềm của Windows. 2.2. Program toolbar Lựa chọn Nối dây Danh sách Co Các hàm thường dùng Các hàm đặc biệt Ghi chú Cắt/ Nối kết nối Mô phỏng Kiểm tra trực tuyến 2.3. Menu bar Menu File: - Open: mở file - Save: Lưu file - Page setup: đặt trang in - Print: In file Menu Edit: - Copy: nhân bản - Paste: dán - Delete: Xóa - Cut: cắt - Undo: khôi phục - Redo: Menu Tools: - Transfer: truyền dữ liệu giữa PLC và máy tính - Simulation: mô phỏng hoạt động - Option thiết lập các tùy chọn về ngôn ngữ, giao diện, mô phỏng 2.4. Ví dụ minh họa Mạch khởi động từ đơn: BướcTrường 1: lập trình theo sơ đồ.Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 60
  62. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ Bước 2: Mô phỏng. - Tools/Simulation hoặc nhấn F3 - Nhấn nút Run trên màn hình mô phỏng. - Bật/tắt I1, I2 để kiểm tra hoạt động. Bước 3: Kết nối mạch điện trên mô hình. Bước 4: Tải chương trình vào LOGO! Tools/Transfer/ PC -> LOGO! Bước 5: Bật nguồn, vận hành kiểm tra hoạt động. 3. Các bài tập ứng dụng 3.1. Điều khiển động đảo chiều quay động cơ Sơ đồ LAD I1: Nút dừng, thường đóng I2: Nút nhấn quay thuận, thường mở I3: Nút nhấn quay nghịch, thường đóng. Q1: Contactor thuận Q2: Contactor nghịch Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Sơ đồ FBD Trang 61
  63. ThS NGUYỄN VĂN BAN 3.2. Điều khiển cửa tự động 3.3. Điều khiển cổng công nghiệp 3.4. Điều khiển hệ thống bơm nước mưa Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 62
  64. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ 3.5. Mạch điều khiển hệ thống thông gió 3.6. Điều khiển xe rót vật liệu vào bể chứa Yêu cầu: LOGO! Được sử dụng để điều khiển và giám sát hệ thống rót vật liệu vào bồn chứa. Tiến trình làm đầy chỉ được thực hiện khi nhấn nút cho phép I1 và tín hiệu vòi được đặt vào đầu bể chứa. Tín hiệu này được đọc thường hở, phễu lọc bật Q1 tức thì. Đá vôi hoặc xi măngTrường được bơm vào bồn Cao chứa. Âm báođẳng chỉ dẫn mức nghề báo hiệu khi Đắkđạt 99s và tiếpLắk tục bơm cho đến khi hết vật liệu. Âm báo có thể loại trừ bằng tay bởi chuyển mạch ở I6, nếu không đặt thì sẽ tụ động được chuyển mạch sau 25s Nếu không hết vật liệu, một quy trình đổ khẩn cấp 30s có thể được giám sát quá áp suất trong bồn chứa kết thúc quy trình rót vật liệu một cách tự động. Các thành phần được sử dụng - LOGO! 230RC - I1 Nút nhấn cho phép (NO) Trang 63
  65. ThS NGUYỄN VĂN BAN - I2 Tiếp điểm gạt trên vòi bộ lọc - Reed contact on filler neck (NO) - I3 Chỉ dẫn mức (NO) - I4 Giám sát quá áp suất (NC) - I5 Nút nhấn đổ khẩn cấp (NO) - I6 Chuyển mạch loại trừ cảnh báo bằng tay (NO) - Q1 Bộ lọc - Q2 Van nén - Q3 Cảnh báo âm thanh - Q4 Đèn chỉ báo quá áp suất 3.7. Điều khiển chiếu sáng theo giờ Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 64
  66. ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ 3.8. Điều khiển 4 bơm Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 65
  67. ThS NGUYỄN VĂN BAN . Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trang 66