Giáo trình Dự toán công trình - Lê Viết Thanh Phong

pdf 51 trang hapham 1650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dự toán công trình - Lê Viết Thanh Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_du_toan_cong_trinh_le_viet_thanh_phong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Dự toán công trình - Lê Viết Thanh Phong

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HỒNG BÀNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH o0o TÀI LIỆU MÔN HỌC DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH (NGÀNH CẦU ĐƯỜNG) THỜI GIAN : 30 TIẾT SỐ ĐVHT : 02 BIÊN SOẠN : ThS. LÊ VIẾT THANH PHONG (LƯU HÀNH NỘI BỘ) TP. HCM 02/2009
  2. Tài liệu môn học Dự toán công trình MỤC LỤC Gồm các nội dung sau: Chương 1: MỞ ĐẦU trang 3 1.1 Nhắc lại một số vấn đề trong đầu tư xây dựng công trình trang 3 1.2 Giới thiệu tổng quan về dự toán công trình trang 4 1.3 Phân đoạn trong tính toán dự toán trang 6 Chương 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC VÀ ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN XDCB trang 8 2.1 Định mức dự toán xây dựng cơ bản trang 8 2.2 Đơn giá dự toán xây dựng cơ bản trang 9 2.3 Cách xây dựng đơn giá từ định mức trang 9 2.4 Các loại hệ số điều chỉnh trong định mức và đơn giá trang 10 Chương 3: CÁCH XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CT CẦU ĐƯỜNG trang 12 3.1 Xác định khối lượng công trình đường trang 12 3.2 Xác định khối lượng công trình cầu trang 17 3.3 Các công trình khác liên quan trang 20 Chương 4: PP THIẾT LẬP CÁC BẢNG TÍNH DỰ TOÁN trang 24 4.1 Nội dung cơ bản của 01 hồ sơ dự toán trang 24 4.2 Lập bảng dự toán chi tiết trang 25 4.3 Lập bảng tính đơn giá vật liệu trang 27 4.4 Lập bảng phân tích vật tư trang 29 4.5 Lập bảng tổng hợp vật tư trang 30 4.6 Lập bảng phân tích nhân công xe máy trang 31 4.7 Lập bảng tổng hợp nhân công xe máy trang 33 4.8 Lập bảng kinh phí xây lắp trang 35 4.9 Lập bảng tổng hợp kinh phí trang 37 Chương 5: CÁC VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ TOÁN trang 40 5.1 Phí vận chuyển vật liệu trang 40 5.2 Dự toán chi phí khảo sát trang 45 5.3 Ứng dụng máy tính trong lập dự toán công trình trang 48 Danh mục tài liệu tham khảo trang 51 Phụ lục trang 60 GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 2
  3. Tài liệu môn học Dự toán công trình Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. NHẮC LẠI MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐẦU TƯ XD CÔNG TRÌNH Để thống nhất cách quản lý đầu tư các dự án xây dựng trong toàn Quốc, nhà nước ban hành Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Các văn bản này quy định chi tiết trình tự đầu tư xây dựng công trình, phân loại công trình, cấp thẩm quyền phê duyệt, các giai đoạn thực hiện đầu tư của các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trong phạm vi môn học này chúng ta cần quan tâm một số vấn đề cơ bản như sau: 1.1.1 Phân loại dự án đầu tư XD công trình a) Theo qui mô và tính chất công trình: Công trình cầu đường được phân thành các nhóm như sau: - Công trình nhóm A: Công trình lớn, có tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng hoặc các công trình có yêu cầu đặc biệt riêng. - Công trình nhóm B: Công trình vừa, có tổng mức đầu tư trong khoảng từ 20 đến dưới 400 tỷ đồng. - Công trình nhóm C: Công trình nhỏ, tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng. b) Theo nguồn vốn: Gồm các dự án sau: - Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Nhà nước sẽ quản lý toàn bộ quá trình đầu tư và XD từ khi xác định chủ trương đầu tư đến khi đưa công trình vào khai thác sử dụng. - Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và qui mô đầu tư, doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các qui định hiện hành. - Dự án sử dụng vốn vốn tư nhân: Chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. 1.1.2 Trình tự thủ tục đầu tư XDCB Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm các bước: - Lập báo cáo đầu tư: chỉ thực hiện bước này đối với các công trình nhóm A. - Lập dự án đầu tư: luôn thực hiện bước này cho mọi dự án đầu tư nhóm A, B và nhóm C có tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng. Giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm việc thiết kế và triển khai thi công công trình. Đối với các dự án nhóm A hoặc các dự án có tính chất kỹ thuật phức tạp, việc triển khai thiết kế được phân thành hai bước: thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Các dự ánh nhóm B, C sẽ chỉ có thiết kế bản vẽ thi công. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 3
  4. Tài liệu môn học Dự toán công trình Dự án công trình cầu đường có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trong giai đoạn thực hiện đầu tư thay cho dự án đầu tư và thiết kế bản vẽ thi công. Trình tự tổng quát và các loại dự toán tương ứng trong các giai đoạn đầu tư được biểu diễn theo sơ đồ hình 1.1. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÁC LOẠI DỰ TOÁN Khái toán Tổng mức đầu tư BÁO CÁO ĐẦU TƯ (Tư vấn thiết kế lập) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư đầu bị chuẩn Khái toán Tổng mức đầu tư DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Tư vấn thiết kế lập) Trường hợp TK 2 bước Trường hợp TK 3 bước Tổng dự toán THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG THIẾT KẾ KỸ THUẬT (Tư vấn thiết kế lập) Dự toán xây lắp Giai đoạn Giai THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG hạng mục công trình thực hiện đầu tư (Tư vấn thiết kế lập) Dự toán thi công THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG từng hạng mục công trình (Đơn vị thi công lập lập) Hình 1.1 Sơ đồ các giai đoạn đầu tư Ghi chú: Trường hợp Chủ đầu tư có đủ năng lực thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư có thể tự tổ chức thực hiện mà không cần phải thuê đơn vị tư vấn. 1.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH Khác với các sản phẩm thông thường, sản phẩm xây dựng (ngôi nhà, chiếc cầu, tuyến đường ) mang tính chất riêng biệt. Để định giá cho sản phẩm xây dựng người ta sử dụng phương pháp lập dự toán. Việc định giá sản phẩm xây dựng (tức lập dự toán công trình) có ý nghĩa rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình đầu tư xây dựng công trình, giúp: - Chủ đầu tư lập và quản lý kế hoạch vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn căn cứ trên giá trị dự toán các công trình đang xây dựng hoặc dự kiến sẽ xây dựng. - Đơn vị thi công có kế hoạch cung ứng kịp thời vật tư, nhân công, xe máy cho công trường nhằm đảm bảo tiến độ theo yêu cầu đặt ra. Dự toán cũng là cơ sở để lựa chọn giải pháp thi công kinh tế nhất và là cơ sở cho việc hạch toán kinh tế nội bộ. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 4
  5. Tài liệu môn học Dự toán công trình - Làm cơ sở cho việc phân tích so sánh các phương án kỹ thuật trong các giai đoạn thiết kế công trình. - Đánh giá hoạt động kinh tế của các tổ chức xây dựng. Tùy theo các giai đoạn đầu tư chúng ta có các loại dự toán tương ứng. - Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, khái toán tổng mức đầu tư xây dựng công trình là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong việc đánh giá tính khả thi của dự án và là cơ sở quan trọng trong việc ra quyết định thực hiện đầu tư. Tổng mức đầu tư được xác định trên cơ sở thiết kế cơ sở (còn gọi là thiết kế sơ bộ). Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng bao gồm các chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, các chi phí khác, chi phí dự phòng, đền bù giải phóng mặt bằng, lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư - Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, tổng dự toán là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng. Tổng dự toán được xác định trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật (thiết kế 03 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 02 bước). Tổng dự toán là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng (tức không kể đến lãi vay hoặc các chi phí chuẩn bị sản xuất của chủ đầu tư). - Dự toán xây lắp (xây dựng) hạng mục công trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp hạng mục công trình được tính trên cơ sở bản vẽ thi công. Để minh họa rõ hơn trong việc phân biệt các khái niệm trên, chúng ta xét ví dụ một công trình cầu đường được đầu tư theo hình thức BOT với các chi phí cơ bản như sau: - Chi phí chuẩn bị đầu tư (A1) 5 tỷ đồng - Chi phí xây lắp hạng mục đường (A2) 50 tỷ đồng - Chi phí xây lắp hạng mục cầu (A3) 150 tỷ đồng - Chi phí khác (A4) 14 tỷ đồng - Chi phí dự phòng (A5) 22 tỷ đồng - Chi phí đền bù giải tỏa (A6) 50 tỷ đồng - Lãi vay ngân hàng của doanh nghiệp BOT trong thời gian thực hiện đầu tư (A7) 30 tỷ đồng => Tổng mức đầu tư (A1 + + A7) 321 tỷ đồng => Tổng dự toán (A1 + + A6) 291 tỷ đồng => Dự toán xây lắp (A2 + A3) 200 tỷ đồng Người ta cũng phân loại dự toán theo tính chất công việc như dự toán xây lắp công trình, dự toán chi phí khảo sát, dự toán chi phí đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 5
  6. Tài liệu môn học Dự toán công trình 1.3 PHÂN ĐOẠN TRONG TÍNH TOÁN DỰ TOÁN Việc phân đoạn trong tính toán dự toán rất quan trọng, giúp chúng ta: - Kiểm soát tốt nhằm hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình lập dự toán. - Thuận tiện trong việc chuẩn bị nhân lực, vật tư trong quá trình triển khai thi công công trình. - Chính xác trong việc xác định các loại chi phí khác (chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, các chi phí tư vấn thiết kế, thẩm định, giám sát ). Trong trường hợp công trình có nhiều hạng mục thuộc các nhóm (loại) công trình khác nhau, việc phân đoạn tính toán là yêu cầu bắc buộc. Dự toán nên được phân đoạn theo các hạng mục công trình. Thứ tự các công tác xây lắp trong dự toán thường tuân thủ theo trình tự thi công nhằm thuận tiện trong việc quản lý các chi phí trong quá trình thi công. Công tác xây lắp là khái niệm chỉ các công việc mang tính chất riêng lẻ độc lập. Ví dụ đào 100m3 khuôn đường, thảm 100m2 mặt đường bêtông nhựa hạt mịn. .v.v. Hạng mục công trình là tập hợp các công tác xây lắp nhằm hoàn thành một công đoạn, một phần của toàn bộ công trình. Ví dụ 1.1: Hạng mục thi công mặt đường bê tông nhựa gồm các công tác sau: - Trải cán cấp phối sỏi đỏ dày 30cm. - Trải cán đá 0x4 dày 20cm. - Tưới nhựa lót tiêu chuẩn 1.2 Kg/m2. - Thảm bêtông nhựa nóng hạt vừa dày 5cm. - Thảm bêtông nhựa nóng hạt mịn dày 5cm. Hạng mục công trình do người lập dự toán đề xuất, mỗi loại công trình sẽ có các loại hạng mục đặc trưng tương tự nhau. Ví dụ 1.2: Các hạng mục chính trong dự toán một công trình đường: - Hạng mục nền đường - Hạng mục mặt đường - Hạng mục cống thoát nước ngang đường - Hạng mục cọc tiêu biển báo Ví dụ 1.3: Các hạng mục chính trong dự toán một công trình cầu: - Hạng mục đường vào cầu - Các hạng mục mố (mỗi mố 01 hạng mục) - Các hạng mục trụ (mỗi trụ 01 hạng mục) - Hạng mục kết cấu thượng tầng - Hạng mục công trình phụ trợ (khung định vị đóng cọc, vòng vây thép thi công trụ giữa sông ) GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 6
  7. Tài liệu môn học Dự toán công trình - Hạng mục đảm bảo giao thông (cầu tạm, cảnh báo và điều tiết giao thông thủy ) GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 7
  8. Tài liệu môn học Dự toán công trình Chương 2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC VÀ ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN XDCB 2.1 ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN Định mức dự toán xây dựng cơ bản (gọi tắt là định mức dự toán) là định mức xác định mức hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp như 1m3 bêtông, 100m2 mặt đường bêtông nhựa, 100m cọc bê tông cố thép từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây lắp. Định mức dự toán do nhà nước ban hành thống nhất áp dụng trên cả nước. Định mức được lập trên cơ sở bình quân hoá phương pháp thi công, tức được xây dựng theo điều kiện và phương pháp thi công thông dụng, tương đối phổ biến trên các công trường. Để dễ phân biệt, các định mức được phân biệt bằng tên công tác xây lắp và mã hiệu. Mỗi định mức được trình bày tóm tắt thành phần công việc, điều kiện thi công, biện pháp thi công, đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác xây lắp đó. Các thành phần hao phí trong định mức gồm: - Hao phí vật liệu: là lượng vật liệu chính, vật liệu phụ cần để hoàn thành một khối lượng đơn vị công tác xây lắp. Vật liệu chính được tính bằng số lượng theo đơn vị thống nhất của nhà nước qui định. Vật liệu phụ khác tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí vật liệu chính. - Hao phí nhân công: được tính bằng số ngày công bình quân theo cấp bậc nhân công cần sử dụng để hoàn thành một khối lượng đơn vị công tác xây lắp. - Hao phí máy thi công: là số ca máy và thiết bị thi công chính hoặc phụ cần thiết để để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp. Máy thi công chính tính bằng số ca máy sử dụng. Máy thi công phụ khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí sử dụng ca máy chính. Ví dụ 2.1: Định mức đóng 100m cọc bêtông cốt thép 35x35cm dưới nước bằng tàu đóng cọc ≤ 1,8 Tấn, chiều dài cọc > 24m như sau: - Mã hiệu : AC.17212 - Tên công tác : Đóng cọc BTCT 35x35cm dưới nước bằng tàu đóng cọc ≤ 1,8 tấn, chiều dài cọc > 24m. - Đơn vị tính : 100m - Vật liệu : o Cọc BTCT 35x35cm : 101m o Vật liệu khác : 2% - Nhân công : o Bậc 3,5/7 : 6,07 công GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 8
  9. Tài liệu môn học Dự toán công trình - Máy thi công : o Tàu đóng cọc ≤ 1,8 tấn : 2,27 ca o Cần cẩu 25 tấn : 2,27 ca o Tàu kéo 150 CV : 0,135 ca o Sà lan 250 tấn : 2,27 ca o Máy khác : 2% 2.2 ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CƠ BẢN 2.2.1 Giới thiệu chung về đơn giá Đơn giá xây dựng cơ bản là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp. Đơn giá được xây dựng dựa trên cơ sở định mức do nhà nước ban hành. Chi phí nhân công và máy thi công được xác định theo bảng lương nhân công và bảng giá ca máy, phụ thuộc vào bậc thợ và chủng loại máy. Giá vật liệu sẽ phụ thuộc vào nguồn khai thác nên sẽ khác nhau từng địa phương. Do có sự khác biệt giá nên từng địa phương (tỉnh, thành trực thuộc trung ương) sẽ xây dựng đơn giá riêng áp dụng phù hợp với địa bàn mình. Giống như định mức, đơn giá dự toán cũng được phân biệt bằng tên công tác xây lắp và mã hiệu. Tên và mã hiệu trong đơn giá được quy định trùng với tên và mã hiệu của định mức. Ví dụ 2.2: Đơn giá đóng 100m cọc bêtông cốt thép 35x35cm dưới nước bằng tàu đóng cọc ≤ 1,8 Tấn, chiều dài cọc >24m tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh như sau: - Mã hiệu : AC.17212 - Tên công tác : Đóng cọc BTCT 35x35cm dưới nước bằng tàu đóng cọc ≤ 1,8 tấn, chiều dài cọc > 24m. - Đơn vị tính : 100m - Chi phí vật liệu : 34.418.055 đồng - Chi phí nhân công : 239.565 đồng - Chi phí máy TC : 11.218.456 đồng 2.3 CÁCH XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ TỪ ĐỊNH MỨC Như đã nêu, mỗi Tỉnh, Thành trực thuộc Trung ương sẽ xây dựng đơn giá phục vụ cho việc quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư trên địa phương mình. Đơn giá được xây dựng từ định mức thông qua bảng lương nhân công, bảng giá ca máy và giá vật liệu tại thời điểm lập đơn giá. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết việc xây dựng đơn giá từ định mức trong ví dụ mục 2.3 để làm rõ thêm vấn đề. Định mức AC.17212 và đơn giá các hao phí tương ứng có thể diển giải chi tiết như bảng sau: GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 9
  10. Tài liệu môn học Dự toán công trình Bảng phân tích đơn giá AC.17212 (khu vực Tp. Hồ Chí Minh) từ định mức Đơn vị tính: đồng VN. STT Loại hao phí Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Vật liệu 34.418.055 1.1 - Cọc BTCT 35x35cm m 101,00 334.091 33.743.191 1.2 - Vật liệu khác % 2,00 674.864 2 Nhân công 239.565 2.1 - Công bậc 3,5/7 Công 6,07 39.467 239.565 3 Máy thi công 11.218.456 3.1 - Tàu đóng cọc <= 1,8 tấn Ca 2,27 2.633.602 5.978.277 3.2 - Cần cẩu 25 tấn (Bánh xích) Ca 2,27 1.569.309 3.562.331 3.3 - Tàu kéo 150 CV Ca 0,135 1.319.459 178.127 3.4 - Sà làn 250 tấn Ca 2,27 563.767 1.279.751 3.5 - Máy khác % 2,00 219.970 Ghi chú : Nội dung các cột như sau: - Cột (1) : Số thứ tự các loại hao phí. - Cột (2) : Liệt kê các loại hao phí (vật liệu, nhân công, xe máy) theo qui định của định mức. - Cột (3) : Đơn vị tính của các hao phí (theo qui định của định mức). - Cột (4) : Khối lượng các hao phí (theo qui định của định mức). - Cột (5) : Đơn giá các loại hao phí vật liệu, nhân công và máy, được lấy theo bảng giá vật liệu, nhân công và ca máy tại thời điểm ban hành đơn giá. - Cột (6) : Thành tiền giá trị hao phí, xác định bằng: o Cột (4) x cột (5) cho các trường hợp thông thường. o Phần trăm tổng các hao phí cho trường hợp định mức có hao phí khác (vật liệu khác, máy khác) . 2.4 CÁC LOẠI HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH TRONG ĐỊNH MỨC VÀ ĐƠN GIÁ 2.4.1 Hệ số nhân công theo nhóm: Cùng một mã hiệu định mức hoặc đơn giá sẽ được áp dụng chung cho nhiều loại công trình khác nhau như xây dựng, cầu, đường, thủy lợi Việc này sẽ không công bằng do điều kiện làm việc của công nhân không giống nhau. Để giải quyết vấn đề trên người ta phân loại nhân công ra thành các nhóm I, II, III như sau: - Nhân công nhóm I : nhân công các ngành nề, mộc, sắt của công trình dân dụng. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 10
  11. Tài liệu môn học Dự toán công trình - Nhân công nhóm II : thi công đường ô tô, hệ thống điện, nước trong nhà. - Nhân công nhóm III : thi công cầu, đường sắt, đường điện cao thế, các công trình ngầm. Đơn giá được tính cho nhân công nhóm I, khi tính cho các công trình khác nhóm I thì phải nhân với hệ số nhân công theo nhóm như sau: - Nhóm I : hệ số = 1,0 - Nhóm II : hệ số = 1,062 (so với nhóm I). - Nhóm III, : hệ số = 1,171 (so với nhóm I). Hệ số nhân công theo nhóm được đưa vào tính toán trong bảng kinh phí xây lắp hoặc tổng hợp kinh phí. 2.4.2 Hệ số trượt giá nhân công: Hệ số trượt giá nhân công là hệ số điều chỉnh giá nhân công giữa thời điểm tính dự toán và thời điểm ban hành đơn giá, được qui định bởi các thông tư hướng dẫn do Bộ Xây Dựng ban hành. Hệ số trượt giá nhân công thời điểm hiện nay tại Tp. HCM là 1,772 Hệ số trượt giá nhân công được đưa vào tính toán trong bảng kinh phí xây lắp hoặc tổng hợp kinh phí. 2.4.3 Hệ số trượt giá xe máy: Hệ số trượt giá xe máy là hệ số điều chỉnh giá máy thi công giữa thời điểm tính dự toán và thời điểm ban hành đơn giá, được qui định bởi các thông tư hướng dẫn do Bộ Xây Dựng ban hành. Hệ số trượt giá xe máy thời điểm hiện nay tại Tp. HCM là 1,176 Hệ số trượt giá xe máy được đưa vào tính toán trong bảng kinh phí xây lắp hoặc tổng hợp kinh phí. 2.4.4 Hệ số nhân công xe máy: Để đơn giản, một số công tác có tính chất gần giống nhau (hao phí vật liệu giống nhau nhưng hao phí về nhân công và xe máy khác nhau) thì định mức và đơn giá không ban hành riêng cho từng công tác mà được điều chỉnh bằng hệ số nhân công xe máy. Ví dụ: công tác đóng cọc BTCT xiên sẽ sử dụng chung với định mức đóng cọc BTCT thẳng nhưng được nhân với hệ số nhân công và xe máy là 1,22. Hệ số nhân công xe máy được đưa vào tính toán trong bảng dự toán chi tiết. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 11
  12. Tài liệu môn học Dự toán công trình Chương 3 CÁCH XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG 3.1 CÁC LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG Khối lượng trong dự toán được xác định chủ yếu trên cơ sở hồ sơ bản vẽ thiết kế công trình. Việc xác định khối lượng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lập dự toán. Sự thiếu chính xác của các hồ sơ dự toán phần lớn là do nguyên nhân tiên lượng khối lượng không chuẩn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tiên lượng khối lượng thiếu chính xác nhưng thường gặp nhất là do: - Nhầm lẫn đơn vị giữa bảng tính khối lượng và qui định đơn vị của định mức. Sự nhầm lẫn này thường dẫn đến sai sót lớn trong kết quả dự toán, tuy nhiên nếu có kinh nghiệm sai sót này dễ dàng phát hiện. Để hạn chế sai sót dạng này chúng ta nên thống kê khối lượng có đơn vị giống với qui định đơn vị của định mức. Ví dụ 3.1: Khối lượng cọc bêtông được thống kê trong bảng khối lượng theo đơn vị mét nhưng qui định trong định mức đóng cọc sử dụng là đơn vị 100mét, nếu không lưu ý sẽ dẫn đến sai số giá trị dự toán công tác đóng cọc 100 lần. - Xác định thiếu công tác xây lắp, nhất là các công tác ẩn (công tác không thể hiện trong bản vẽ) trong giai đoạn thi công. Để hạn chế sai sót này đòi hỏi người tiên lượng khối lượng phải có kinh nghiệm, am hiểu kỹ thuật thi công các hạng mục công trình đang tính dự toán. Ví dụ 3.2: Công tác dọn dẹp, chuẩn bị mặt bằng thi công trong hạng mục thi công nền đường tuy không được thể hiện trên bản vẽ nhưng khi tính khối lượng phải kể đến vì thực tế thi công công tác này không thể thiếu. 3.2 XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG Cơ sở xác định khối lượng công trình đường ô tô căn cứ chủ yếu dựa trên khối lượng từng trắc ngang chi tiết và được tính theo phương pháp trung bình. Để rõ ràng và tránh nhầm lẫn người ta thường chia việc xác định khối lượng theo hai bước cơ bản: - Bước 1 : Thống kê chi tiết khối lượng từ bản vẽ. - Bước 2 : Tổng hợp khối lượng từ các bảng thống kê. 3.2.1 Thống kê khối lượng chi tiết từ bản vẽ Khối lượng (đào, đắp, kết cấu mặt đường ) từng cắt ngang trong bản vẽ được tính theo diện tích, khối lượng trung bình giữa 02 cắt ngang được xác định theo công thức tính trung bình: S + S V = 1 2 × L (3.1) 2 Trong đó: - V (m3) : khối lượng công tác cần xác định GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 12
  13. Tài liệu môn học Dự toán công trình 2 - S1 (m ) : diện tích cắt ngang công tác cần xác định tại trắc ngang số 1. 2 - S2 (m ) : diện tích cắt ngang công tác cần xác định tại trắc ngang số 2. - L (md) : khoảng cách giữa 02 cắt ngang cần tính (số 1 và số 2). Dạng tiêu biểu của bảng thống chi tiết khối lượng công trình đường được thể hiện trên bảng 3.1. Các xác định giá trị các cột trong bảng như sau: - Cột (1) : Tên cọc, lấy theo qui định của bản vẽ thiết kế. - Cột (2) : Khoảng cách lẻ, lấy theo qui định của bản vẽ thiết kế. - Cột (3) : Khoảng cách cộng dồn, lấy theo qui định của bản vẽ thiết kế. - Cột (4), (5), (6) : Diện tích cắt ngang các công tác được tính toán trong bản vẽ từng trắc ngang (như: vét hữu cơ, đắp cát, trải vải địa kỹ thuật ) tại vị trí cọc tương ứng trên cột (1). Tùy theo từng giải pháp thiết kế khác nhau mà ta có các loại công tác khác nhau. - Cột (7), (8), (9) : Khối lượng trung bình các công tác được xác định theo công thức (3.1). - Ghi chú ký hiệu các ô: o Các ô ký hiệu “*” : Số liệu được lấy từ bản vẽ thiết kế o Các ô ký hiệu “x” : Số liệu cần tính toán (theo công thức 3.1) o Các ô ký hiệu “V1, Vn”: Tổng giá trị các công tác xây lắp thứ 1 và thứ n , tức tổng giá trị của cột số (7), (9). GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 13
  14. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG CHI TIẾT Công trình: . Đoạn từ lý trình đến lý trình K/c K/c Diện tích trên cắt ngang (m2) Khối lượng (m3) Tên lẻ cộng dồn Công Công Công Công cọc (m) (m) tác 1 tác n tác 1 tác n (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Km0+00 * * * * * x x x 1 * * * * * x x x 2 * * * * * x x x * * * * * x x x * * * * * x x x * * * * * x x x CPA * * * * TỔNG CỘNG V1 Vn Bảng 3.1 Mẫu bảng thống kê khối lượng chi tiết công trình đường Một công trình có thể có một hoặc nhiều bảng khối lượng chi tiết. Các công trình lớn người ta thường phân các bảng thống kê khối lượng chi tiết theo các đoạn có chiều dài từ 2÷5 Km. Để hiểu rõ hơn vấn đề, chúng ta xem xét ví dụ sau: Ví dụ 3.3: Tính khối lượng một đoạn đường vào cầu với bản vẽ đã cho trên lớp. 3.2.2 Tổng hợp khối lượng từ các bảng thống kê chi tiết Sau khi đã thống kê chi tiết khối lượng từ bản vẽ, chúng ta tiếp tục tiến hành tổng hợp khối lượng các công tác xây lắp để đưa vào tính dự toán công trình. Dạng cơ bản của bảng tổng hợp như được thể hiện trên bảng 3.2. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 14
  15. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG Công trình: . STT Hạng mục công việc Đơn vị Cách tính Khối lượng Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Hạng mục 1 1.1 - Công tác xây lắp thứ 1 1.2 - Công tác xây lắp thứ 2 - 1.i - Công tác xây lắp thứ i. - 1.m - Công tác xây lắp thứ m 2 Hạng mục 2 2.1 - Công tác xây lắp thứ 1 2.2 - Công tác xây lắp thứ 2 - 2.i - Công tác xây lắp thứ i. - 2.n - Công tác xây lắp thứ n K Hạng mục K k.1 - Công tác xây lắp thứ 1 k.2 - Công tác xây lắp thứ 2 - k.i - Công tác xây lắp thứ i. - k.p - Công tác xây lắp thứ p Bảng 3.2 Mẫu bảng tổng hợp khối lượng công trình đường Ý nghĩa và cách xác định giá trị trong các cột như sau: - Cột (1) : Số thứ tự hạng mục công việc. - Cột (2) : Tên hạng mục công việc và các công tác xây lắp trong hạng mục. - Cột (3) : Đơn vị tính các công tác xây lắp, nên sử dụng đơn vị trùng với qui định trong định mức. - Cột (4) : Diễn giải cách tính khối lượng. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 15
  16. Tài liệu môn học Dự toán công trình - Cột (5) : Tổng hợp khối lượng công tác đang xét. - Cột (6) : Ghi chú các lưu ý (nếu có). Chúng ta tiếp tục thực hiện ví dụ 3.3: Bảng tổng hợp khối lượng như sau: BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG Công trình: . . . . . . . . . . . . . STT Hạng mục công việc Đơn vị Cách tính Khối lượng Ghi chú I Nền đường 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - II Mặt đường 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - Ghi chú: Cách xác định giá trị các cột xem hướng dẫn trên lớp. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 16
  17. Tài liệu môn học Dự toán công trình 3.3 XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH CẦU Trình tự tính toán cũng được chia thành hai bước như đối với công trình đường. 3.3.1 Thống kê khối lượng chi tiết So với công trình đường, khối lượng chi tiết công trình cầu có phần phức tạp hơn, đồng thời việc tính toán cũng không tuân theo một qui luật nhất định. Các khối lượng phức tạp như cốt thép, bêtông các cấu kiện đặc biệt, ván khuôn sẽ được thống kê chi tiết trên bản vẽ. Các khối lượng khác đơn giản hơn như số lượng gối dầm, khe co giản được tính trực tiếp trong bảng tổng hợp khối lượng. Cách thống kê chi tiết các khối lượng cơ bản trong công trình cầu như sau: a/ Cốt thép Khối lượng cốt thép trong bản vẽ được thống kê thông qua 02 bảng: bảng thống kê chiều dài và bảng thống kê khối lượng. Dạng mẫu như thể hiện trên các bảng 3.3 và 3.4. Ý nghĩa các cột trong bảng 3.3 như sau: - Cột (1) : Tên các hạng mục công việc thống kê (vd: mố, trụ, bản mặt cầu ). - Cột (2) : Số hiệu thanh thép qui định trong bản vẽ thiết kế. - Cột (3) : Đường kính thép. - Cột (4) : Số lượng các thanh thép giống thanh đang xét. - Cột (5) : Chiều dài 1 thanh, xác định theo sơ đồ uốn cột (7) . - Cột (6) : Tổng chiều dài loại thanh thép đang xét = cột (4) x cột (5). - Cột (7) : Sơ đồ uốn thép qui định trong bản vẽ thiết kế. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 17
  18. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG THỐNG KÊ CỐT THÉP Công trình: . Hạng Số Đường kính Số lượng Chiều dài Sơ đồ uốn mục hiệu (mm) (thanh) 1 thanh Tổng cộng thép (cm) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Hạng mục 1 1 mục Hạng Hạng mục 2 Hạng mục n Bảng 3.3 Mẫu bảng thống kê thép công trình cầu. BẢNG KHỐI LƯỢNG CHI TIẾT CỐT THÉP Công trình: . Đường TL đơn Tổng trọng lượng (Kg) Tổng chiều dài (m) Ghi STT vị kính chú (mm) HM 1 HM 2 HM n (Kg/m) HM 1 HM 2 HM n (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1 8 0,395 2 10 0,617 3 12 0,888 25 3,850 Bảng 3.4 Mẫu bảng thống kê chi tiết cốt thép công trình cầu. Ý nghĩa và cách xác định giá trị các cột trong bảng 3.4 như sau: GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 18
  19. Tài liệu môn học Dự toán công trình - Cột (1) : Số thứ tự. - Cột (2) : Đường kính thép. - Cột (3), (4), (5) : Tổng chiều dài cốt thép có cùng đường kính trong các hạng mục (vd: mố, trụ, bản mặt cầu ). - Cột (6) : Trọng lượng tính trên 1 mét dài của thép. - Cột (7), (8), (9) : Tổng trọng lượng cốt thép có cùng đường kính trong các hạng mục. Cách tính: (7) = (3) x (6); (8) = (4) x (6), (9) = (5) x (6). Để hiểu rõ hơn vấn đề, chúng ta xem xét ví dụ sau: Ví dụ 3.4: Thống kê thép công trình cầu bản vẽ đã cho. Xem hướng dẫn thực hiện trên lớp. b/ Bêtông, ván khuôn và các công tác khác Tùy theo từng công tác xây lắp cụ thể sẽ có cách tính riêng. Khối lượng các công tác phải được thống kê trong từng bản vẽ. Để dễ kiểm tra chúng ta nên diễn giải cách tính cho từng công tác. Bảng 3.5 thể hiện bảng thống kê vật tư (trong từng bản vẽ) thường sử dụng cho công trình cầu. BẢNG THỐNG KÊ VẬT LIỆU STT Chỉ danh vật tư Đơn vị Khối lượng Cách tính (1) (2) (3) (4) (5) 1 Bêtông mác 300 đá 1x2 m3 1.1 + 1.2 1.1 - Thân mố + tường cánh 1.2 - Đá kê gối 2 Thép tròn φ ≤ 10mm tấn Xem bảng KL thép 3 Thép tròn 10mm 18mm tấn -nt- 5 Cọc BTCT 35x35cm m 6 Hộp nối cọc 35x35cm hộp i Loại vật tư thứ i n Loại vật tư thứ n Bảng 3.5 Mẫu bảng thống kê vật liệu trong bản vẽ công trình cầu. Ý nghĩa và cách xác định giá trị các cột trong bảng 3.5 như sau: - Cột (1) : Số thứ tự. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 19
  20. Tài liệu môn học Dự toán công trình - Cột (2) : Loại vật tư thể hiện trong bản vẽ. - Cột (3) : Đơn vị tính. - Cột (4) : Khối lượng loại vật tư đang xét. - Cột (5) : Diễn giải cách tính. 3.3.2 Tổng hợp khối lượng từ các bảng thống kê vật liệu Sau khi đã thống kê chi tiết khối lượng trên bản vẽ, chúng ta tiếp tục tiến hành tổng hợp khối lượng các công tác xây lắp để đưa vào tính dự toán công trình với mẫu bảng tổng hợp tương tự như công trình đường (tức mẫu bảng 3.2). Ví dụ 3.5: Tiếp tục thực hiện tổng hợp khối lượng trong ví dụ 3.2 3.4 CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC LIÊN QUAN Các công trình liên quan đến công trình cầu đường gồm: Hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an toàn giao thông: cọc tiêu, biển báo, đèn tín hiệu Việc xác định khối lượng các hạng mục công trình này về cơ bản cũng được tiến hành từ các bảng thống kê khối lượng chi tiết, sau đó tiến hành tổng hợp theo mẫu bảng 3.2. Trong phần này sẽ giới thiệu chi tiết cách xác định khối lượng hệ thống thoát nước. Việc thống kê khối lượng chi tiết hệ thống thoát nước được phân thành 03 nhóm khối lượng cơ bản: - Khối lượng đào đắp: bao gồm khối lượng đào đắp thân cống và đào đắp các giếng thu, giếng thăm. Khối lượng này được tính toán căn cứ trên bản vẽ thiết kế trắc dọc cống. Bảng 3.5 minh họa mẫu bảng thường dùng. - Khối lượng giếng thu, giếng thăm: thống kê khối lượng vật tư căn cứ trên bản vẽ thiết kế chi tiết. Bảng 3.6 minh họa mẫu bảng thường dùng. - Khối lượng thân cống: thống kê khối lượng vật tư thân cống, được xác định căn cứ trên các bản vẽ chi tiết thân cống. Bảng 3.7 minh họa mẫu bảng thường dùng. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 20
  21. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG ĐÀO ĐẮP CỐNG THOÁT NƯỚC Công trình: . Đoạn từ . . đến K/c lẻ ĐK cống CĐ san nền CĐ đáy cống CĐ đáy giếng Khối lượng đào (m3) Khối lượng đắp (m3) Tên giếng (m) (cm) (m) (m) (m) Thân cống Giếng Thân cống Giếng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) A1 1,80 1,14 0,64 2,66 0,99 26,00 40,00 1,80 20,10 16,83 A2 1,80 1,08 0,58 2,80 1,04 26,00 40,00 1,80 21,71 18,44 A3 1,80 1,02 0,52 2,94 1,09 TỔNG CỘNG V1 = Σ(7) V2 = Σ(8) V3 = Σ(9) V4 = Σ(10) Bảng 3.5 : Mẫu bảng thường dùng trong thống kê khối lượng đào đắp cống Ghi chú: Nội dung các cột như sau: - Từ cột (1) đến cột (6) : Các số liệu đầu vào từ bản vẽ. - Cột (7) và (8) : Khối lượng đào để thi công cống và giếng thu. - Cột (9) và (10) : Khối lượng lắp lại đất đã đào hoặc cát xung quanh thân cống (tùy theo quy định của bản vẽ). GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 21
  22. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG GIẾNG THU, GIẾNG THĂM Công trình: . Đoạn từ . . đến 3 Tên CĐ đáy CĐ Chiều cao Gạch thẻ thành giếng (m ) BT đá 4x6 BT đá 1x2 Cát hạt Cừ tràm Thép tròn Thép lá Ván khuôn M.100 (m3) M.200 (m3) 3 (100m) (tấn) (tấn) (m2) giếng (m) vỉa hè giếng KL thành Trừ cống Còn lại trung (m ) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) A1 0,64 2,10 1,46 1,10 -0,20 0,91 0,27 0,62 0,20 2,21 0,04 0,09 4,92 A2 0,58 2,10 1,52 1,15 -0,39 0,76 0,27 0,62 0,20 2,21 0,04 0,09 4,92 A3 0,52 2,10 1,58 1,20 -0,39 0,81 0,27 0,62 0,20 2,21 0,04 0,09 4,92 A4 0,46 2,10 1,64 1,25 -0,39 0,86 0,27 0,62 0,20 2,21 0,04 0,09 4,92 TỔNG CỘNG Σ(7) Σ(8) Σ(9) Σ(10) Σ(11) Σ(12) Σ(13) Σ(14) Bảng 3.6 : Mẫu bảng thường dùng trong thống kê khối lượng giếng thu, giếng thăm Ghi chú: Nội dung các cột như sau: - Từ cột (1) đến cột (4) : Các số liệu đầu vào từ bản vẽ. - Từ cột (7) đến cột (14) : Khối lượng tính toán từ các số liệu đầu vào. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 22
  23. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG THÂN CỐNG Công trình: . Đoạn từ . . đến STT Hạng mục công việc Đơn vị Cách tính Khối lượng Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Cống d60cm 1.1 - Cống tròn d60 BTCT M.250 đặt trên vỉa hè m 162,30 cống đúc sẵn đoạn 1m 1.2 - BT đá 4x6 M.100 m3 0.8m*162.3m*0.1m 12,98 BT lót đáy cống 1.3 - BT gối cống đá 1x2 M.250 m3 0.077m3*162gối 12,47 Gối cống đúc sẵn 2 Cống d30cm ngang đường 2.1 - Cống tròn d30 BTCT M.250 đặt băng đường m 29*6m 174,00 2.2 - BT đá 4x6 M.100 m3 0.6m*174m*0.1m 10,44 Bảng 3.7 : Mẫu bảng thường dùng trong thống kê khối lượng thân cống. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 23
  24. Tài liệu môn học Dự toán công trình Chương 4 PHƯƠNG PHÁP THIẾT LẬP CÁC BẢNG TÍNH DỰ TOÁN 4.1 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA 01 HỒ SƠ DỰ TOÁN Một cách tổng quát, hồ sơ dự toán công trình xây dựng nói chung có hình thức giống nhau và được qui định áp dụng thống nhất trong toàn Quốc. Tuy nhiên việc tiên lượng khối lượng cho từng loại công trình có thể có đặc thù riêng. Trong phạm vi giáo trình này giới thiệu thiên về áp dụng cho công trình cầu đường, khi đã nắm vững các nguyên lý cơ bản trong quá trình lập dự toán chúng ta cũng có thể dễ dàng áp dụng cho các loại công trình khác. Nội dung cơ bản của một hồ sơ dự toán gồm: - Căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc lập dự toán như: định mức, đơn giá áp dụng, cách xác định các hệ số, các loại chi phí khác - Các bảng tính khối lượng từ khối lượng chi tiết đến tổng hợp khối lượng làm cơ sở cho việc tính dự toán. Các khối lượng này được thống kê từ các bản vẽ thiết kế. - Bảng tổng hợp kinh phí thể hiện một cách tổng quát các loại chi phí cơ bản trong tổng dự toán công trình. - Bảng kinh phí xây lắp thể hiện chi phí xây lắp trước thuế các hạng mục công trình (trường hợp dự toán có nhiều hạng mục). Bảng này là cơ sở cho việc lập tổng hợp kinh phí hay tổng dự toán công trình. - Bảng dự toán chi tiết thể hiện chi tiết định mức, đơn giá áp dụng, khối lượng các công tác xây lắp, chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, xe máy) các công tác xây lắp và hạng mục công trình. - Bảng tính đơn giá vật liệu thể hiện cách tính đơn giá vật liệu theo giá thực tế tại thời điểm lập dự toán của từng công tác xây lắp trong bảng dự toán khối lượng. - Bảng tổng hợp vật tư thể hiện các loại vật liệu sử dụng trong các hạng mục công trình, bao gồm khối lượng, đơn giá và tổng chi phí các loại vật liệu cần thiết. Căn cứ bảng này đơn vị thi công có kế hoạch cung cấp vật liệu cần thiết để hoàn thành các hạng mục công trình. - Bảng phân tích vật tư phân tích chi tiết khối lượng vật liệu cần thiết cho từng công tác xây lắp. Là cơ sở để tổng hợp thành bảng tổng hợp vật liệu. - Bảng tổng hợp nhân công, xe máy thể hiện tổng số nhân công (theo cấp bậc) và số ca máy và nhiên liệu cần thiết cho việc hoàn thành các hạng mục công trình. Căn cứ bảng này đơn vị thi công có kế hoạch cung ứng nhân công, xe máy và nhiên liệu cần thiết để hoàn thành các hạng mục công trình. - Bảng phân tích nhân công, xe máy phân tích chi tiết số lượng nhân công, xe máy và nhiên liệu cần thiết cho từng công tác xây lắp. Là cơ sở quan trọng cho việc lâp bảng tổng hợp nhân công xe máy. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 24
  25. Tài liệu môn học Dự toán công trình - Bảng tính chi phí vận chuyển vật liệu xác định đầy đủ chi phí cần thiết để bốc dỡ, vận chuyển và trung chuyển vật liệu tư bến bãi đến vị trí công trình. Bảng tính này đặc biệt quan trọng đối với dự toán các công trình cầu đường. Dự toán riêng các loại chi phí khác (nếu có) như chi phí khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, đảm bảo giao thông trong quá trình thi công Khi lập hồ sơ dự toán chúng ta nên thiết lập các bảng tính theo trình tự như sau: - Lập bảng dự toán chi tiết. - Lập bảng tính đơn giá vật liệu. - Phân tích vật tư. - Tổng hợp vật tư. - Phân tích nhân công, xe máy. - Tổng kết nhân công, xe máy. - Kinh phí xây lắp. - Tổng hợp kinh phí. 4.2 LẬP BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT Bảng dự toán chi tiết là bảng liệt kê cụ thể các công tác xây lắp cần thiết để hoàn thiện một hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình mà chúng ta cần tính dự toán. Dự toán chi tiết được qui định có dạng như bảng 4.1. Ý nghĩa và cách xác định các cột trong bảng như sau: - Cột (1) : Số thứ tự công tác xây lắp (CTXL). - Cột (2) : Số hiệu (mã hiệu) định mức CTXL, được tra từ các định mức XDCB do nhà nước ban hành. - Cột (3) : Tên công tác xây lắp. - Cột (4) : Đơn vị khối lượng của CTXL theo qui định của định mức. - Cột (5) : Khối lượng CTXL, lấy từ các bảng tổng hợp khối lượng. - Cột (6) : Hệ số nhân công xe máy, sử dụng cho một số loại định mức có qui định riêng. Trường hợp không qui định xem như hệ số bằng 1. - Cột (7) : Đơn giá vật liệu, được tính theo giá vật liệu thực tế, lấy từ bảng tính đơn giá vật liệu (xem cách tính trong mục 4.3). - Cột (8) : Đơn giá nhân công, được tra từ các đơn giá XDCB. - Cột (9) : Đơn giá xe máy, được tra từ các đơn giá XDCB. - Cột (10) : Thành tiền chi phí vật liệu . Cột (10) = cột (5) x (7). - Cột (11) : Thành tiền chi phí nhân công. Cột (11) = cột (5) x (6) x (8). - Cột (12) : Thành tiền chi phí xe máy . Cột (12) = cột (5) x (6) x (9). - ΣVL1, ΣNC1, ΣXM1: Tổng chi phí vật liệu, nhân công, xe máy hạng mục 1. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 25
  26. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT Công trình: Đơn Khối Hệ Đơn giá Thành tiền STT SHĐM Tên hạng mục công việc lượng vị số Vật liệu Nhân công Xe máy Vật liệu Nhân công Xe máy (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Hạng mục 1 ΣVL1 ΣNC1 ΣXM1 1 - Công tác xây lắp 1 * * 2 - Công tác xây lắp 2 * * * -. . . . . . . . . . . . . . * * * - Công tác xây lắp n * * Hạng mục 2 ΣVL2 ΣNC2 ΣXM2 * - Công tác xây lắp 1 * * * - Công tác xây lắp 2 * * * -. . . . . . . . . . . . . . * * Hạng mục thứ N ΣVLN ΣNCN ΣXMN * - Công tác xây lắp 1 * * * - Công tác xây lắp 2 * * * -. . . . . . . . . . . . . . * * ΣVL1 + + ΣVLN ΣNC1 + + ΣNCN ΣXM1 + + ΣXMN Bảng 4.1: Mẫu bảng dự toán chi tiết. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 26
  27. Tài liệu môn học Dự toán công trình Ghi chú: - Các ô có ký hiệu “ * ”, “ ” hoặc “ ” trong bảng 4.1 là các ô có số liệu, với qui ước: à “ * ” : Số liệu trong ô được lấy từ bảng tổng hợp khối lượng. à “ ” : Số liệu trong ô được tra từ định mức. à “ ” : Số liệu trong ô có được tính toán. - Định mức đang áp dụng hiện nay là bộ định mức ban hành theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/07/2005 của Bộ Xây Dựng. - Tính dự toán công trình ở địa phương (tỉnh, thành phố) nào thì áp dụng đơn giá (vật liệu, nhân công, xe máy) của địa phương đó. Ví dụ 4.1: Lập bảng dự toán khối lượng cho hạng mục đường vào cầu của bản vẽ đã cho. 4.3 LẬP BẢNG TÍNH ĐƠN GIÁ VẬT LIỆU Khác với nhân công và xe máy, giá vật liệu sẽ khác nhau tại từng địa phương đồng thời sự biến động giá xãy ra không đồng bộ giữa các loại vật liệu nên cần phải tính toán giá vật liệu thực tế từng công tác xây lắp tại thời điểm lập dự toán. Giá nhân công và xe máy do được áp dụng thống nhất từng địa phương (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương) nên không cần phân tích đơn giá riêng mà áp dụng đơn giá do các địa phương ban hành và các hướng dẫn về hệ số trượt giá tại từng thời điểm tính toán. Bảng phân tích đơn giá vật liệu có dạng như bảng 4.2. Ý nghĩa và cách xác định các cột trong bảng như sau: - Cột (1) : Số thứ tự công tác xây lắp (CTXL). - Cột (2) : Số hiệu (mã hiệu) định mức CTXL, được tra từ các định mức XDCB do nhà nước ban hành. - Cột (3) : Tên công tác xây lắp. - Cột (4) : Đơn vị khối lượng của CTXL theo qui định của định mức. - Cột (5) : Định mức hao phí vật liệu của công tác, tra theo định mức. - Cột (6) : Giá vật liệu đến công trình tại thời điểm tính toán, tra theo báo giá của địa phương tại vị trí công trình cần tính. - Cột (7) : (7) = (5) x (6). Cần lưu ý cách tính chi phí vật liệu khác và tổng chi phí vật liệu cho từng công tác xây lắp. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 27
  28. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG TÍNH ĐƠN GIÁ VẬT LIỆU Công trình: STT SHĐM Tên hạng mục công việc ĐVT Định mức Đơn giá VL Thành tiền VL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Hạng mục 1 1 Công tác xây lắp 1 ΣVL1 - Vật liệu 1 * - Vật liệu 2 * - . . . . . . . . * - Vật liệu thứ n * - Vật liệu khác % 2 Công tác xây lắp 2 ΣVL2 - Vật liệu 1 * - Vật liệu 2 * - . . . . . . . . * - Vật liệu khác % . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . i Công tác xây lắp i ΣVLi - Vật liệu 1 * - Vật liệu 2 * - . . . . . . . . * - Vật liệu khác % Hạng mục 2 (thống kê và tính toán tương tự hạng mục 1) Hạng mục thứ N (thống kê và tính toán tương tự các HM trên) Bảng 4.2 Mẫu bảng tính đơn giá vật liệu Ghi chú: Qui ước số liệu các ô trong bảng 4.2 như sau: - “ * ” : Số liệu được lấy từ bảng báo giá vật liệu đến công trình tại thời điểm tính toán. - “ ” : Số liệu được tra từ định mức. - “ ” : Số liệu trong ô có được tính toán. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 28
  29. Tài liệu môn học Dự toán công trình 4.4 LẬP BẢNG PHÂN TÍCH VẬT TƯ Căn cứ vào định mức chúng ta sẽ phân tích mức hao phí vật liệu từng công tác xây lắp làm cơ sở cho việc xác định tổng khối lượng từng loại vật liệu cần thiết cho việc hoàn thành hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình. Bảng phân tích trên gọi là bảng phân tích vật tư, được qui định có dạng như bảng 4.3. Ý nghĩa và cách xác định các cột trong bảng như sau: - Cột (1) : Số thứ tự công tác xây lắp (CTXL). - Cột (2) : Mã định mức CTXL, lấy giống như cột (2) bảng dự toán chi tiết. - Cột (3) : Tên CTXL (giống tên qui định trong cột (3) dự toán chi tiết) và các loại vật liệu cần thiết để hoàn thành CTXL. - Cột (4) : Đơn vị tính của CTXL và vật liệu. - Cột (5) : Khối lượng công tác xây lắp, giống cột (5) bảng dự toán chi tiết. - Cột (6) : Định mức vật liệu cần thiết để hoàn thành CTXL, được tra từ định mức nhà nước ban hành với mã hiệu tương ứng trong cột (2). - Cột (7) : Khối lượng vật liệu cần thiết để hoàn thành khối lượng CTXL ở cột (5), được xác định bằng: Cột (7) = cột (5) x cột (6). Ghi chú: Các ô có ký hiệu “ * ”, “ ” hoặc “ ” trong bảng 4.2 là các ô có số liệu, với qui ước: - “ * ” : Số liệu trong ô được lấy từ bảng dự toán chi tiết. - “ ” : Số liệu trong ô được tra từ định mức. - “ ” : Số liệu trong ô có được do tính toán. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 29
  30. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG PHÂN TÍCH VẬT TƯ Công trình: STT SHĐM Tên hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Định mức Yêu cầu (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) I Hạng mục 1 1 * Công tác xây lắp 1 * * - Vật liệu 1 - Vật liệu 2 - . . . . . . . . . 2 * Công tác xây lắp 2 * * - Vật liệu 1 - Vật liệu 2 - . . . . . . . . . 3 * Công tác xây lắp 3 * * - Vật liệu 1 - Vật liệu 2 - . . . . . . . . . II Hạng mục 2 * (Tương tự như hạng mục 1) * * N Hạng mục thứ N * (Tương tự như hạng mục trước) * * Bảng 4.3: Mẫu bảng phân tích vật tư 4.5 LẬP BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ Từ bảng phân tích vật tư, chúng ta lập bảng tổng hợp vật tư để xác định khối lượng và chi phí vật liệu cần thiết để hoàn thành hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình. Bảng tổng hợp vật tư được qui định như trong bảng 4.4. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 30
  31. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ Công trình: STT Tên vật liệu Đơn vị Khối lượng Đơn giá (1) (2) (3) (4) (5) Hạng mục 1 1 - Vật liệu 1 * * 2 - Vật liệu 1 * * - . . . . . . . . . . . . . . * * - . . . . . . . . . . . . . . * * Hạng mục 2 - Vật liệu 1 * * - Vật liệu 1 * * - . . . . . . . . . . . . . . * * - . . . . . . . . . . . . . . * * Hạng mục 3 (Tương tự như hạng mục 1) * * - . . . . . . . . . . . . . . * * Hạng mục N (Tương tự như các hạng mục trên) * * - . . . . . . . . . . . . . . * * Bảng 4.4: Mẫu bảng tổng hợp vật tư Qui ước ký hiệu trong bảng 4.4 như sau: - “ * ” : Số liệu trong ô được tra từ định mức hoặc báo giá vật liệu. - “ ” : Số liệu trong ô có được do tính toán. Ý nghĩa và cách xác định các cột trong bảng như sau: - Cột (1) : Số thứ tự loại vật liệu. - Cột (2) : Tên các loại vật liệu cần thiết của hạng mục và toàn bộ công trình - Cột (3) : Đơn vị tính của vật liệu. - Cột (4) : Tổng khối lượng vật liệu cần thiết trong hạng mục. - Cột (5) : Giá vật liệu lấy tại thời điểm lập dự toán. 4.6 LẬP BẢNG PHÂN TÍCH NHÂN CÔNG XE MÁY GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 31
  32. Tài liệu môn học Dự toán công trình Phân tích nhân công xem máy làm cơ sở cho việc lập bảng tổng kết nhân công xe máy. Hình thức qui định được minh họa trong bảng 4.5. BẢNG PHÂN TÍCH NHÂN CÔNG & XE MÁY Công trình: STT SHĐM Tên hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Hệ số Định mức Yêu cầu (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) I Hạng mục 1 1 * Công tác xây lắp 1 * * * - Nhân công 1 - . . . . . . . . . - Xe máy 2 - . . . . . . . . . 2 * Công tác xây lắp 2 * * * - Nhân công 1 - . . . . . . . . . - Xe máy 2 - . . . . . . . . . 3 * Công tác xây lắp 3 * * * - Nhân công 1 - . . . . . . . . . - . . . . . . . . . II Hạng mục 2 * (Tương tự như hạng mục 1) * * N Hạng mục thứ N * (Tương tự như hạng mục trước) * * Bảng 4.5: Mẫu bảng phân tích nhân công & xe máy Ý nghĩa và cách xác định các cột trong bảng như sau: - Cột (1) : Số thứ tự công tác xây lắp (CTXL). - Cột (2) : Mã định mức CTXL, lấy giống như cột (2) bảng dự toán chi tiết. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 32
  33. Tài liệu môn học Dự toán công trình - Cột (3) : Tên CTXL (giống tên qui định trong cột (3) dự toán chi tiết) và các loại nhân công, xe máy cần thiết để hoàn thành CTXL. - Cột (4) : Đơn vị tính của CTXL và vật liệu. - Cột (5) : Khối lượng công tác xây lắp, giống cột (5) bảng dự toán chi tiết. - Cột (6) : Hệ số nhân công xe máy, sử dụng cho một số loại định mức có qui định riêng. Trường hợp không qui định xem như hệ số bằng 1, được lấy giống như trong bảng dự toán ci tiết. - Cột (7) : Định mức nhân công, xe máy cần thiết để hoàn thành CTXL, được tra từ định mức nhà nước ban hành với mã hiệu tương ứng trong cột (2). - Cột (8) : Số nhân công và ca máy cần thiết để hoàn thành khối lượng CTXL ở cột (5), được xác định bằng: Cột (8) = cột (5) x cột (7). Qui ước ký hiệu trong bảng 4.4 như sau: - “ * ” : Số liệu trong ô được lấy từ bảng dự toán chi tiết. - “ ” : Số liệu trong ô được tra từ định mức. - “ ” : Số liệu trong ô có được do tính toán. 4.7 LẬP BẢNG TỔNG HỢP NHÂN CÔNG XE MÁY Bảng tổng hợp nhân công và xe máy để xác định số lượng, loại nhân công, ca máy và hao phí nhiên liệu hoặc điện năng cần thiết để hoàn thành hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình. Bảng tổng hợp nhân công và xe máy được qui định như trong bảng 4.6. Ý nghĩa và cách xác định các cột trong bảng như sau: - Cột (1) : Số thứ tự loại nhân công hoặc xe máy. - Cột (2) : Tên các loại nhân công, xe máy cần thiết của toàn bộ công trình. - Cột (3) : Đơn vị tính. - Cột (4) : Tổng nhân công và ca máy cần thiết của toàn bộ công trình, được tính từ bảng phân tích nhân công xe máy. - Cột (5) : Định mức nhiên liệu, được tra từ bảng giá ca máy. - Cột (6) : Lượng nhiên liệu yêu cầu. Cột (6) = cột (4) x (5). Qui ước ký hiệu trong bảng 4.6 như sau: - “ * ” : Số liệu trong ô được tra từ bảng giá ca máy. - “ ” : Số liệu trong ô được tính từ bảng phân tích nhân công xe máy. - “ ” : Số liệu trong ô có được do tính toán. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 33
  34. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG TỔNG HỢP NHÂN CÔNG - XE MÁY Công trình: Định mức STT Loại nhân công xe máy Đơn vị Khối lượng Yêu cầu nhiên liệu (1) (2) (3) (4) (5) (6) Nhân công công 1 - Loại nhân công 1 2 - Loại nhân công 2 - . . . . . . . . . . . . . . - . . . . . . . . . . . . . . Xe máy ca * Xe máy chạy dầu - Loại xe máy 1 * - Loại xe máy 2 * - . . . . . . . . . . . . . . * - . . . . . . . . . . . . . . * * Xe máy chạy xăng - Loại xe máy 1 * - Loại xe máy 2 * - . . . . . . . . . . . . . . * - . . . . . . . . . . . . . . * * Xe máy chạy điện - Loại xe máy 1 * - Loại xe máy 2 * - . . . . . . . . . . . . . . * - . . . . . . . . . . . . . . * Bảng 4.6: Mẫu bảng tổng hợp nhân công xe máy GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 34
  35. Tài liệu môn học Dự toán công trình 4.8 LẬP BẢNG KINH PHÍ XÂY LẮP Để xác định giá trị xây lắp của từng hạng mục công trình chúng ta cần xây dựng bảng kinh phí xây lắp. Chi phí xây lắp trước thuế (VAT) gồm các thành phần cơ bản như sau: - Chi phí trực tiếp. - Chi phí chung. - Thu nhập chịu thuế tính trước. - Chi phí xây dựng lán trại phục vụ thi công. Ý nghĩa từng loại chi phí như sau: 4.8.1 Chi phí trực tiếp Là khoảng phí có liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây lắp công trình, bao gồm: - Chi phí vật liệu (ký hiệu VL): là giá trị các loại vật liệu cần thiết để tạo ra kết cấu từng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình, được tính toán trong bảng 4.1. - Chi phí nhân công (ký hiệu NC): bao gồm chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho người lao động trực tiếp xây lắp. Được xác định theo công thức: NC = ∑NCi x H1 x H2 (4.1) Trong đó: à ∑NCi : tổng chi phí nhân công hạng mục thứ i hoặc toàn bộ công trình, được xác định trong bảng dự toán khối lượng. à H1 : hệ số nhân công theo nhóm, phụ thuộc vào loại công trình, lấy theo hướng dẫn tại mục 2.4.1 (chương 2). à H2 : hệ số trượt giá nhân công giữa thời điểm tính dự toán và thời điểm ban hành đơn giá, được qui định bởi các thông tư hướng dẫn do Bộ Xây Dựng ban hành, lấy theo hướng dẫn tại mục 2.4.2 (chương 2). - Chi phí máy thi công (ký hiệu XM): là chi phí cho việc sử dụng các loại máy trực tiếp thi công, được xác định bằng cách: XM = ∑XMi x H3 (4.2) Trong đó: à ∑XMi : tổng chi phí xe máy hạng mục thứ i hoặc toàn bộ công trình, được xác định trong bảng dự toán khối lượng. à H3 : hệ số trượt giá xe máy giữa thời điểm tính dự toán và thời điểm ban hành đơn giá, được qui định bởi các thông tư hướng dẫn do Bộ Xây Dựng ban hành. - Trực tiếp phí khác (ký hiệu TT): bao gồm các chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển thiết bị và nhân lực đến công trường và nội bộ trong công trường, đảm bảo an toàn lao động và môi trường. Trực tiếp phí khác được xác định bằng 1,5% tổng chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công: GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 35
  36. Tài liệu môn học Dự toán công trình TT = 1,5%x(VL + NC + XM) (4.3) => Chi phí trực tiếp: T = VL + NC + XM + TT (4.4) 4.8.2 Chi phí chung Là chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây lắp công trình nhưng rất cần thiết để phục vụ công tác thi công. Chi phí này bao gồm nhiều khoản mục như: - Chi phí hành chánh: các khoản phí cho việc tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo sản xuất như tiền lương, tiền tàu xe, văn phòng phẩm, điện, nước, khấu hao tài sản cố định - Chi phí phục vụ công nhân: bảo hiểm xã hội, chăm sóc y tế, bảo hộ lao động, phí công đoàn - Chi phí phục vụ thi công: các khoản phí dùng cho cải tiến kỹ thuật, kiểm tra chất lượng, thu dọn bàn giao công trình Chi phí chung (Ký hiệu C) được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) chi phí nhân công trực tiếp do nhà nước qui định cho từng loại công trình, áp dụng thống nhất trên cả nước. C = T x H4 (4.5) Trong đó: à T : Chi phí trực tiếp, xác định theo công thức 4.3. à H4 : Tỷ lệ % theo qui định của Bộ xây dựng, như sau: + Công trình giao thông H4 = . . . . . . . . + Công trình hạ tầng kỹ thuật H4 = . . . . . . . . 4.8.3 Thu nhập chịu thuế tính trước Khoản phí này dùng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần còn lại được trích vào các quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp xây lắp. Thu nhập chịu thuế tính trước (ký hiệu TL) được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung do nhà nước qui định cho từng loại công trình. TL = (T + C) x H5 (4.6) Trong đó: à T : Chi phí trực tiếp, xác định theo công thức 4.3. à C : Chi phí chung, xác định theo công thức 4.4. à H5 : Tỷ lệ % theo qui định Bộ xây dựng, như sau: + Công trình giao thông H5 = . . . . . . . + Công trình hạ tầng kỹ thuật H5 = . . . . . . . 4.8.4 Chi phí xây dựng lán trại GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 36
  37. Tài liệu môn học Dự toán công trình Khoản phí này dùng để xây dựng kho chứa vật tư và chổ ở tạm cho công nhân tại công trường. Chi phí XD lán trại được tính bằng tỷ lệ % so với tổng trực tiếp phí, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. LT = (T + C + TL) x H6 (4.7) Trong đó: à T, C, TL: Như các công thức trên. à H6 : Tỷ lệ % chi phí lán trại. Đối với công trình cầu đường lấy bằng 1%. Bảng 4.7 minh họa mẫu bảng kinh phí xây lắp một hạng mục công trình. BẢNG KINH PHÍ XÂY LẮP Công trình: Hạng mục: Hạng mục chi phí Ký hiệu Cách tính Kinh phí * Chi phí Trực tiếp - Chi Phí Vật Liệu VL Theo DTKL * - Chi Phí Nhân công NC (công thức 4.1) * - Chi Phí Máy Thi Công XM (công thức 4.2) * - Trực tiếp phí khác TT 1,5%*(VL + NC + XM) * * CỘNG CHI PHÍ TRỰC TIẾP T VL + NC + XM + TT * * Chi Phí Chung C T * H4 * * Thu nhập chịu thuế tính trước TL (T + C) * H5 * * Chi phí XD lán trại LT (T + C + TL) * H6 * GIÁ TRỊ DTXL TRƯỚC THUẾ Z T + C + TL + LT * Bảng 4.7: mẫu bảng kinh phí xây lắp một hạng mục công trình. 4.9 LẬP BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ Là bảng xác định giá trị tổng dự toán. Hình thức như bảng 4.8. Trừ chi phí khảo sát bước lập dự án khả thi và thiết kế (tức K1 và K3) được xác định thông qua dự toán riêng (sẽ giới thiệu trong chương 5), các loại chi phí khác trong bảng 4.8 phần lớn được xác định theo tỷ lệ (%) tổng giá trị dự toán xây lắp trước thuế. Cách xác định các loại chi phí như sau: - Chi phí lập dự án đầu tư (K2) : hệ số H7 được xác định thông qua định mức chi phí tư vấn ban hành kèm công văn 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây Dựng, (xem phần phụ lục). - Chi phí thiết kế (K4) : hệ số H8 được xác định thông qua định mức chi phí thiết kế ban hành kèm công văn 1751/BXD-VP của Bộ Xây Dựng (xem phần phụ lục). GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 37
  38. Tài liệu môn học Dự toán công trình - Chi phí quản lý dự án và tư vấn khác (K5) : là tổng hợp của các loại chi phí sau: à Chi phí hoạt động của bộ máy quản lý dự án. à Chi phí thẩm định dự án, thẩm tra và thẩm định thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. à Chi phí giám sát kỹ thuật thi công. à Chi phí bảo hiểm công trình. à Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt hồ sơ quyết toán - Chi phí quản lý dự án và tư vấn khác được xác định thông qua hệ số H9 theo công văn 1751/BXD-VP của Bộ Xây Dựng (xem phần phụ lục). - Chi phí dự phòng là các khoản phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh, yếu tố trượt giá hoặc những việc chưa lường hết được trong quá trình thực hiện dự án. Dự án nhóm A và B lấy H10 = 10%, dự án nhóm C lấy H10 = 5%. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 38
  39. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ Công trình: Hạng mục chi phí Ký hiệu Cách tính Kinh phí TỔNG GTDTXL TRƯỚC THUẾ Z Z1 + + ZN - Hạng mục 1 Z1 Xem bảng KPXL * - Hạng mục 2 Z2 -nt- * - . . . . . . . . . . . . . . . . . . -nt- * - Hạng mục thứ N ZN -nt- * * Thuế giá trị gia tăng đầu ra VAT Z * 10 % GIÁ TRỊ DTXL SAU THUẾ Gxl Z + VAT * Các chi phí khác K K1 + + K5 - Chi phí khảo sát bước DAĐT K1 Lập dự toán riêng - Chi phí lập dự án đầu tư K2 Z * H7 (%)* 1.1 - Chi phí khảo sát bước thiết kế K3 Lập dự toán riêng - Chi Phí Thiết Kế K4 Z * H8 (%) * 1.1 - Chi phí quản lý dự án và tư vấn khác K5 Z * H9 (%)* 1.1 * Chi phí Phòng Phí DP (Gxl + K) * H10 % TỔNG GIÁ TRỊ DỰ TOÁN Y Gxl + K + DP (Bằng chữ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) Người lập Ngày tháng năm (Ký tên) (Cơ quan lập ký tên đóng dấu) Bảng 4.8: mẫu bảng tổng hợp kinh phí GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 39
  40. Tài liệu môn học Dự toán công trình Chương 5 CÁC VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ TOÁN 5.1 PHÍ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU Như đã biết, giá vật liệu rất khác nhau từng địa phương và phụ thuộc chủ yếu vào giá vận chuyển. Giá vật liệu thường được thông báo theo giá bình quân tại các các bãi tập kết (vựa) vật liệu. Đa số các công trình xây dựng cầu đường thường xa khu vực tập kết vật liệu nên sẽ phải cần thêm một khoản phí để bốc xếp và vận chuyển vật liệu đến công trình. Tùy theo vị trí công trình mà chúng ta có thể sử dụng phương tiện đường bộ hoặc đường sông. 5.1.1 Vận chuyển đường bộ Chi phí vận chuyển đường bộ được xác định theo bảng cước vận chuyển đường bộ do Ban vật giá Chính phủ qui định và các qui định riêng của từng địa phương. Trong phạm vi giáo trình này hướng dẫn cách tính cước vận chuyển theo theo Quyết định số 89/2000/QĐ-VGCP ngày 13/11/2000, được áp dụng phổ biến hiện nay, nội dung Quyết định trên xem phần phụ lục. Cước vận chuyển được tính theo đơn vị Tấn*Km, phụ thuộc vào loại đường, loại (bậc) hàng và cự ly vận chuyển. Khi tính cước vận chuyển, tùy loại cần lưu ý chi phí bốc xúc lên xuống. Bảng 5.1 minh họa bảng biểu áp dụng cho việc tính phí vận chuyển vật liệu bằng đường bộ. Cách xác định giá trị các cột như sau: - Cột (1) : Tên các loại vật liệu cần tính. - Cột (2) : Đơn vị tính. - Cột (3) : Trọng lượng riêng. - Cột (4) : Cự ly vận chuyển, tức cự ly từ bãi vật liệu đến công trình. - Cột (5) : Hệ số bậc hàng: x Hàng bậc 1 : hệ số = 1,0 x Hàng bậc 2 : hệ số = 1,1 x Hàng bậc 3 : hệ số = 1,3 x Hàng bậc 4 : hệ số = 1,4 - Cột (6) : Hệ số sử dụng phương tiện tự đổ. x Không sử dụng : hệ số = 1,0 x Có sử dụng : hệ số = 1,15 - Cột (7) : Đơn giá vận chuyển (TấnxKm), lấy theo Quyết định số 89/2000/QĐ-VGCP (xem phần phụ lục). - Cột (8) : Đơn giá trút ben nếu có sử dụng phương tiện tự trút ben, lấy theo Quyết định số 89/2000/QĐ-VGCP (xem phần phụ lục). GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 40
  41. Tài liệu môn học Dự toán công trình - Cột (9) : Chi phí vận chuyển. Cột (9) = cột (3) x (4) x (5) x (6) x (7). - Cột (10) : Chi phí trút ben. Cột (10) = cột (3) x (8). - Cột (11) : Chi phí bốc xếp lên xuống, được lấy theo Qui định của đơn giá dự toán XDCB, trường hợp sử dụng phương tiện có trút ben thì chỉ tính một lượt (bốc lên). - Cột (12) : Tổng chi phí vận chuyển. Cột (12) = cột (9) + (10) + (11). - Cột (13) : Giá vật liệu tại vựa vật liệu theo bảng báo giá của địa phương. - Cột (14) : Giá vật liệu đến chân công trường. Cột (14) = cột (12) + (13). Ghi chú: Qui ước ký hiệu các cột như sau: - "*" : Số liệu trong ô được xác định theo vị trí thực tế công trình (cự ly), từ đơn giá hoặc các qui định về cước vận chuyển. - “ ” : Số liệu trong ô có được do tính toán. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 41
  42. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG GIÁ VẬT LIỆU ĐẾN CHÂN CÔNG TRÌNH (Vận chuyển bằng đường bộ) TRỌNG GIÁ ĐẾN CỰ LY CÁC HỆ SỐ ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN GIÁ GỐC TÊN VẬT LIỆU ĐVT LƯỢNG CÔNG TRÌNH (Km) Bậc hàng Trút ben V_chuyển Trút ben V_chuyển Trút ben Bốc xếp Cộng VC (đồng) (Tấn) (đồng) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) - Cát vàng m3 1,4 * * * * * * * - Đá 1x2 m3 1,6 * * * * * * * - Đá 4x6 m3 1,55 * * * * * * * - Xi măng tấn 1 * * * * * * * - . . . . . . . . . . . . . . * * * * * * * - . . . . . . . . . . . . . . * * * * * * * - Gỗ Ván khuôn m3 0,8 * * * * * * * - Thép tròn ĐK >18 tấn 1 * * * * * * * - Thép tròn ĐK<=10 tấn 1 * * * * * * * - Thép tròn ĐK<=18 tấn 1 * * * * * * * - Thép tấm tấn 1 * * * * * * * - Thép hình tấn 1 * * * * * * * Bảng 5.1 Cách tính chi phí vận chuyển vật liệu bằng đường bộ. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 42
  43. Tài liệu môn học Dự toán công trình 5.1.2 Vận chuyển đường sông Chi phí vận chuyển đường sông được xác định theo bảng cước vận chuyển đường sông do Ban vật giá Chính phủ qui định và các qui định riêng của từng địa phương. Bảng cước được áp dụng phổ biến hiện nay theo Quyết định số 36/VGCP/CNTDDV ngày 06/07/1995, nội dung Quyết định trên xem phần phụ lục. Khác với vận chuyển đường bộ, trong phạm vi 30 Km đầu tiên cước vận chuyển đường sông được tính theo đơn vị Tấn hàng, phạm vi ngoài 30 Km được tính theo đơn vị TấnxKm. Cước đường sông phụ thuộc chủ yếu vào loại sông, loại (bậc) hàng và cự ly vận chuyển. Giống như vận chuyển đường bộ, chúng ta cần lưu ý chi phí bốc xúc lên xuống. Bảng 5.2 minh họa bảng biểu áp dụng cho việc tính phí vận chuyển vật liệu bằng đường sông. Cách xác định giá trị các cột như sau: - Cột (1) : Tên các loại vật liệu cần tính. - Cột (2) : Đơn vị tính. - Cột (3) : Trọng lượng riêng. - Cột (4) : Cự ly vận chuyển, tức cự ly từ bãi vật liệu đến công trình. Trường hợp vận chuyển ít hơn 30 Km không cần cột này. - Cột (5) : Bậc hàng, xem hướng dẫn cách xác định trong Quyết định số 36/VGCP/CNTDDV phần phụ lục - Cột (6) : Đơn giá vận chuyển 30 Km đầu (đơn vị tính: tấn hàng), xác định theo 36/VGCP/CNTDDV. - Cột (7) : Đơn giá vận chuyển các Km sau (đơn vị tính: tấnxkm), xác định theo 36/VGCP/CNTDDV. Trường hợp cự ly vận chuyển nhỏ hơn 30 Km sẽ không có cột này. - Cột (8) : Chi phí vận chuyển 30 Km đầu. Cột (8) = cột (5) x (3). - Cột (9) : Chi phí vận chuyển các Km sau. Cột (9) = cột (3) x [30km - cột(4)] x cột (7). - Cột (10) : Chi phí bốc xếp lên xuống, được lấy theo Qui định của đơn giá dự toán XDCB. - Cột (11) : Tổng chi phí vận chuyển. Cột (11) = cột (8) + (9) + (10). - Cột (12) : Giá vật liệu tại vựa vật liệu theo bảng báo giá của địa phương. - Cột (13) : Giá vật liệu đến chân công trường. Cột (13) = cột (11) + (12). Ghi chú: Qui ước ký hiệu các cột như sau: - "*" : Số liệu trong ô được xác định theo vị trí thực tế công trình (cự ly), từ đơn giá hoặc các qui định về cước vận chuyển. - “ ” : Số liệu trong ô có được do tính toán. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 43
  44. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG GIÁ VẬT LIỆU ĐẾN CHÂN CÔNG TRÌNH (Vận chuyển bằng đường sông) TRỌNG CỰ ĐƠN GIÁ VẬN CHUYỂN CHI PHÍ VẬN CHUYỂN GIÁ ĐẾN BẬC GIÁ GỐC TÊN VẬT LIỆU ĐVT LƯỢNG LY C_TRÌNH HÀNG 30 Km đầu Các Km sau 30 Km đầu Các Km sau Bốc xúc CỘNG VC (đồng) (Tấn) (Km) (đồng) (đ/tấn) (đ/tấnKm) (đồng) (đồng) lên xuống (đồng) (1) (2) (3) (4) (5) (5) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) - Cát vàng m3 1,4 * 2 21.600 148 30.240 * * - Đá 1x2 m3 1,6 * 2 21.600 148 34.560 * * - Đá 4x6 m3 1,55 * 2 21.600 148 33.480 * * - Xi măng tấn 1 * 2 21.600 148 22 * * - . . . . . . . . . . . . . . * * * - . . . . . . . . . . . . . . * * * - Gỗ Ván khuôn m3 0,8 * 3 23.900 162 19.120 * * - Thép tròn ĐK >18 tấn 1 * 2 21.600 148 22 * * - Thép tròn ĐK<=10 tấn 1 * 2 21.600 148 22 * * - Thép tròn ĐK<=18 tấn 1 * 2 21.600 148 22 * * - Thép tấm tấn 1 * 2 21.600 148 22 * * - Thép hình tấn 1 * 2 21.600 148 22 * * Ghi chú: Trường hợp cự ly vận chuyển < 30Km bỏ các cột (6) và (8). Bảng 5.2 Cách tính chi phí vận chuyển vật liệu bằng đường sông. GV: Lê Viết Thanh Phong trang 44
  45. Tàiliệu môn học Dự toán công trình 5.2 DỰ TOÁN CHI PHÍ KHẢO SÁT Để xác định chi phí khảo sát địa hình, địa chất phục vụ công tác thiết kế hoặc kiểm định chất lượng công trình, người ta lập dự toán chi phí khảo sát (gọi tắt là dự toán khảo sát). Dự toán khảo sát được căn cứ trên đơn giá khảo sát do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành và áp dụng thống nhất trong từng địa phương. Trình tự tính dự toán khảo sát gồm 02 bước cơ bản: - Xác định khối lượng công tác khảo sát. - Tính giá trị chi phí khảo sát. 5.2.1 Xác định khối lượng công tác khảo sát Khối lượng công tác khảo sát được xác định theo nhiệm vụ khảo sát, phù hợp với yêu cầu của Quy trình thiết kế hoặc kiểm định. Các loại khối lượng công tác khảo sát cơ bản như: - Khảo sát địa hình: x Lập khống chế mặt bằng như: đường chuyền cấp I, đường chuyền cấp II, tam giác hạng IV x Lập khống chế cao độ như: thủy chuẩn hạng IV, thủy chuẩn kỹ thuật x Đo vẽ bình đồ các loại: tỷ lệ 1:5000, 1:2000, 1:1000, 1:500, 1:200 x Đo vẽ trắc dọc ngang, trắc ngang công trình x Khôi phục bàn giao cột mốc công trình - Khảo sát địa chất: x Khoan địa chất công trình. x Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý cơ bản của mẫu đất. x Thí nghiệm nét cố kết x Thí nghiệm xuyên tĩnh, xuyên động - Khảo sát thủy văn: x Đo lưu tốc dòng chảy. x Điều tra mực nước triều 5.2.2 Cách tính dự toán công tác khảo sát Cách tính được minh hoạ trong bảng 5.3. Cách xác định giá trị trong các cột như sau: - Cột (1) : Số thứ tự công tác khảo sát. - Cột (2) : Số hiệu định mức công tác khảo sát. - Cột (3) : Tên công tác khảo sát. - Cột (4) : Đơn vị tính. GV: Lê Viết Thanh Phong trang 45
  46. Tàiliệu môn học Dự toán công trình - Cột (5) : Khối lượng công tác cần khảo sát - Cột (6) : Hệ số qui định trong đơn giá khảo sát (nếu có). - Cột (7) : Đơn giá công tác khảo sát. - Cột (8) : Chi phí công tác khảo sát đang xét. Cột (8) = cột (5) x (6) x (7). Ghi chú: Qui ước ký hiệu các cột như sau: - "*" : Số liệu trong ô được xác định theo khối lượng công tác khảo sát yêu cầu và đơn giá khảo sát. - “ ” : Số liệu trong ô có được do tính toán. GV: Lê Viết Thanh Phong trang 46
  47. Tài liệu môn học Dự toán công trình BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ KHẢO SÁT Công trình: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . STT SHĐM HẠNG MỤC CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG HỆ SỐ ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) I KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH (ΣĐH) 1 * - Lập khống chế mặt bằng tương đương đường chuyền cấp 2 Km * * * 2 * - . . . . . . . . . . . . . . . . . * * * * * - . . . . . . . . . . . . . . . . . * * * * n Lập báo cáo khảo sát địa hình CT 1 0,06 Hiệu chỉnh theo thông tư 05/2001/TT-BXD CT 1 1,18 Thuế VAT phần khảo sát địa hình CT 1 0,10 II KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT (ΣĐC) 1 * - Khoan địa chất trên cạn chiều sâu 30m/hố m * * * * - . . . . . . . . . . . . . . . . . * * * * m Lập báo cáo khảo sát địa chất CT 1 0,05 Hiệu chỉnh theo thông tư 05/2001/TT-BXD CT 1 1,18 Thuế VAT phần khảo sát địa chất CT 1 0,10 CỘNG (ΣĐH + ΣĐC) (Bằng chữ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) Bảng 5.3 Mẫu dự toán chi phí khảo sát GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 47
  48. Tài liệu môn học Dự toán công trình 5.3 ỨNG DỤNG MÁY TÍNH TRONG LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH Với sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến của công nghệ máy tính như hiện nay, việc ứng dụng các chương trình máy tính trong lập dự toán tỏ ra rất hữu ích, chúng giúp chúng ta: - Lập nhanh chóng và kiểm soát tốt các bảng tính dự toán. - Thuận lợi trong việc hiệu chỉnh dự toán khi cần thiết. - Có thể liên kết các bảng dự toán với các ứng dụng liên quan khác. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chương trình (phần mềm) hỗ trợ công tác lập dự toán, với mục đích giảng dạy giáo trình này sẽ hướng dẫn cơ bản cách tính dự toán dựa trên chương trình Excel và chương trình CE++ Professional. 5.3.1 Áp dụng Excel hỗ trợ lập dự toán Excel là chương trình xử lý bản tính được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Với các dự toán có số hạng mục công tác tương đối ít chúng ta có thể dễ dàng dùng Excel để lập các bảng tính. Các bảng đơn giản như: Tổng hợp kinh phí, Kinh phí xây lắp, Dự toán chi tiết, Tổng hợp vật liệu, Tổng hợp nhân công xe máy chúng ta nhập liệu và tính toán như cách tính đã giới thiệu trong chương 4. Các bảng tương đối phức tạp như: Phân tích vật liệu, Phân tích nhân công xe máy sau khi nhập liệu và tính, chúng ta sử dụng các công cụ lọc dữ liệu (Data Filter) trong Excel để trích lọc các loại vật liệu, nhân công và máy theo chủng loại vật liệu, bậc nhân công và loại máy để làm cơ sở cho việc lập bảng Tổng hợp vật liệu, Tổng hợp nhân công và máy. Sử dụng Excel có ưu điểm là chương trình phổ biến, mọi người có thể thực hiện được, tuy nhiên định mức và đơn giá từng công tác xây lắp vẫn phải tra bằng thủ công trước khi nhập vào chương trình nên với các dự toán có nhiều hạng mục công tác thời gian lập dự toán sẽ rất lâu. 5.3.2 Áp dụng các chương trình chuyên nghiệp hỗ trợ lập dự toán Các chương trình được lập trình phục vụ riêng cho công tác lập dự toán có cơ sở dữ liệu về định mức và đơn giá (tất cả tỉnh thành trong cả nước) được nhập sẵn trong máy nên rất tiện dụng trong việc tra cứu. Khi đã có hiểu biết cơ bản về dự toán, việc sử dụng các chương trình này rất đơn giản. Trình tự tính toán chung của các chương trình tương đối giống nhau với các bước chính: - Chọn định mức, đơn giá áp dụng thông qua việc chọn địa phương tính toán. - Đặt tên công trình. - Nhập bảng dự toán chi tiết, quá trình nhập chúng ta có thể dễ dàng tra cứu đơn giá sẵn có trên máy mà không cần tra từ sách đơn giá. - Lập dự toán, trong quá trình lập chương trình sẽ hỏi các thông số như: x Phương pháp lập dự toán. x Bảng giá vật liệu tại thời điểm tính toán. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 48
  49. Tài liệu môn học Dự toán công trình x Loại công trình (để xác định các hệ số chi phí chung, chi phí khác ) - Kiểm tra và in dự toán hoặc xuất dự toán ra Excel để liên kết các ứng dụng khác. Ngoài ra các chương trình còn cung cấp một số tiện ích giúp chúng ta có thể: - Sao chép các công trình có các công tác xây lắp gần giống nhau. - Cập nhật đơn giá định mức đã có trong cơ sở dữ liệu. - Tạo mới định mức, đơn giá, vật liệu, máy. Sẽ giới thiệu một số chương trình thông dụng hiện nay trên lớp. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 49
  50. Tài liệu môn học Dự toán công trình DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sử dụng chủ yếu các tài liệu sau: - Định mức kỹ thuật và công tác dự toán trong xây dựng – Nhà xuất bản Giao thông vận tải. - Giáo trình định mức - đơn giá dự toán XDCB - NXB Xây dựng. - Định mức dự toán XDCB ban hành kèm Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/07/2005 của Bộ Xây Dựng. - Đơn giá dự toán XDCB ban hành kèm Quyết định số 103/2006/QĐ-UBNDTP ngày 14/07/2006 của UBND Tp. Hồ Chí Minh. - Thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng. - Thông tư 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh dự toán công trình xây dựng. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 50
  51. Tài liệu môn học Dự toán công trình PHỤ LỤC Gồm các tài liệu phục vụ công tác lập dự toán như sau: - Trích thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng. - Định mức chi phí lập dự án và thiết kế công trình xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng. - Định mức chi phí quản lý dự án và đầu tư xây dựng ban hành kèm Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây dựng. - Biểu cước vận tải hàng hóa bằng ôtô ban hành kèm Quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP. - Biểu cước vận tải hàng hóa bằng đường sông ban hành kèm Quyết định số 36/VGCP/CNTDDV. GV: Th.S Lê Viết Thanh Phong trang 51