Giáo trình Dự toán xây dựng thực hành - Trần Chiến Thắng

pdf 103 trang hapham 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dự toán xây dựng thực hành - Trần Chiến Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_du_toan_xay_dung_thuc_hanh_tran_chien_thang.pdf

Nội dung text: Giáo trình Dự toán xây dựng thực hành - Trần Chiến Thắng

  1. www.dutoan.com Tủ sách Kinh tế Xây dựng thực hành Giáo trình Dự toán Xây dựng thực hành Ks. Trần Chiến Thắng www.dutoan.com – 094.233.1972 Tp. HCM tháng 4 năm 2014
  2. Cuốn sách này là tổng kết những kinh nghiệm gần 20 năm làm dự toán – viết phần mềm dự toán – giảng dạy – va chạm các tình huống đấu thầu, thanh quyết toán của tôi, với mong muốn đem lại cho độc giả những kiến thức thực tế khi làm dự toán, đấu thầu, thanh quyết toán, áp dụng các văn bản pháp luật và những việc liên quan. Tôi viết dưới dạng hỏi đáp, mỗi câu hỏi là một tình huống cụ thể, tập trung vào các vấn đề thường gặp khi làm dự toán thực tế. Với nhịp sống gấp gáp hiện nay, tôi cố gắng viết ngắn gọn và cô đọng nhất có thể. Những vấn đề vướng mắc, các bạn có thể tra khảo trên mạng internet hoặc liên hệ với tôi. ĐT: 094.233.1972 Email: thangdutoan@gmail.com Website: www.dutoan.com Facebook: www.facebook.com/thangdutoan72 Phiên bản online trên blog: www.dutoanonline.blogspot.com Bố cục cuốn sách này như sau: Chương 1 Từ bài 1 - bài 3 Khái niệm dự toán Trang 3 Chương 2 Từ bài 4 - bài 9 Tính khối lượng Trang 7 Chương 3 Từ bài 10 - bài 15 Đơn giá thực tế Trang 18 Chương 4 Từ bài 16 - bài 22 Cách quản lý của nhà nước trong Trang 27 dự toán Chương 5 Từ bài 23 - bài 32 Đơn giá nhà nước Trang 36 Chương 6 Từ bài 33 - bài 48 Sử dụng máy tính Trang 50 Chương 7 Từ bài 49 - bài 59 Dự toán dự thầu & tiến độ Excel Trang 76 Phụ lục 1 Một số lưu ý khi sử dụng đơn giá, định mức Trang 97 Tài liệu này và tất cả các file định mức – đơn giá và các văn bản liên quan tới dự toán có thể download tại địa chỉ 7cU5xd2RqZDZZMkk&usp=sharing 2 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  3. CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ DỰ TOÁN Bài 1: Dự toán là gì? Dự toán, đơn giản chỉ là các bảng tính chi phí cần thiết để xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình. Thông dụng nhất là cách bóc tách khối lượng cho từng công việc một. VD: Một chủ đầu tư muốn tính dự toán một sân bê tông. Họ sẽ đưa cho bạn bản vẽ (hoặc các mô tả cần thiết). Trong ví dụ này, sân dài 500m, rộng 300m, gồm các lớp: Đệm cát đầm chặt dày 600, BT lót đá 4x6 M100 dày 100, BT nền đá 1x2 M200 cắt joint 6x6m. Bảng dự toán như sau: STT MÃ TÊN CÔNG VIỆC ĐƠN KHỐI ĐƠN THÀNH HIỆU VỊ LƯỢNG GIÁ TIỀN 1 AB.1234 Đắp cát đầm chặt M3 9.000 150.000 1.350.000.000 300x500x0.6 2 AB.1234 BT lót đá 4x6 M100 M3 1.500 600.000 900.000.000 300x500x0.1 3 AB.1234 BT nền đá 1x2 M3 3.000 1.200.000 3.600.000.000 M200 300x500x0.2 4 AB.1234 Cắt joint 6m x 6m M 49.400 12.000 592.800.000 300x83+500x49 TỔNG CỘNG 6.442.800.000 Bạn thấy rằng về hình thức, dự toán cũng tương tự một bảng tính tiền (quán ăn, siêu thị ). Bạn sẽ tính khối lượng cho từng công việc một, áp giá tương ứng và cộng tổng lại là xong. Trường hợp các bạn làm dự toán những công trình lớn hơn, phức tạp hơn (tòa nhà chung cư, cây cầu, nhà máy ) cũng tương tự, tất nhiên là số lượng công việc và cách tính toán sẽ nhiều và rắc rối hơn. Lưu ý: Thường càng bóc tách thành nhiều công tác thì dự toán càng chính xác. Nhưng ta cũng có thể cân nhắc để gộp những công việc liên quan cho thuận tiện tính toán và kiểm soát hơn. VD: Ta có thể gộp công tác BT nền và cắt joint lại. Đương nhiên, lúc này đơn giá sẽ không còn là 1.200.000đ/m3 nữa mà sẽ phải cộng thêm chi phí cắt joint. Thậm chí có thể gộp cả 4 công việc lại và tính trên cơ sở m2 sân hoàn thiện (trường hợp này là 6.442.800.000/15.000=429.520đ/m2) 3 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  4.  Với các công trình nước ngoài hoặc tư nhân, họ rất hay gộp các công việc lại cho gọn. Chẳng hạn công tác cọc khoan nhồi D1000: Nếu bóc tách sẽ có rất nhiều công việc như khoan cọc, hốt bùn, chở đi, bentonite, cốt thép, bê tông, vận chuyển máy nhưng người ta có thể gộp chung và dự toán theo md cọc (tất nhiên phải dựa trên cơ sở số liệu từ thực tế để tính ra đơn giá tổng hợp là bao nhiêu tiền/md cọc).  Nhưng với các công trình có yếu tố nhà nước thì bắt buộc phải bóc tách chi tiết để áp đúng đơn giá theo quy định của nhà nước.  Nhà dân là trường hợp đặt biệt vì dự toán bóc tách chi tiết là quá phức tạp với cả chủ nhà và nhà thầu nên thường tính theo m2 xây dựng, dù rằng cách đó không được chính xác và dễ nảy sinh những tranh cãi khi thực hiện. Bài 2: Dự toán nhà nước Rất nhiều học viên hỏi: Thày nói thấy rất đơn giản, nhưng dự toán ở công ty em làm thấy rắc rối và phức tạp hơn nhiều? Đúng là như vậy. Nhưng việc phức tạp nên tách thành 2 nguyên nhân 1. Phức tạp do công trình lớn, quá nhiều công việc nên tính toán khó khăn. VD: Một tòa nhà văn phòng hay chung cư có tới cả ngàn đầu công việc. Có những công việc phải tính toán từ vài trăm cấu kiện (VD: BT dầm mỗi tầng mấy chục loại nhân với 20 tầng). 2. Phức tạp thứ 2 do cách làm dự toán theo quy định nhà nước hiện nay khá rắc rối. Những công trình có yếu tố nhà nước đều phải tuân thủ quy định này. Dự toán (theo đơn giá nhà nước) gồm các bước sau: 2.1. Áp giá theo bộ đơn giá của Sở XD (tỉnh, thành phố) công bố. Công trình nằm trên địa bàn tỉnh nào thì áp bộ đơn giá tỉnh đó. 2.2. Phân tích vật tư: Áp định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố để tính xem mỗi công việc sử dụng hết bao nhiêu vật tư. 3.3. Tổng hợp vật tư: Cộng tổng vật tư sử dụng cho toàn bộ công trình rồi áp giá thực tế để tính tổng giá trị vật tư thực tế (hoặc tính bù giá vật liệu). 3.4. Tổng hợp dự toán: Nhân giá trị nhân công và máy theo đơn giá với hệ số điều chỉnh theo mức lương mới nhất. Sau đó tính thêm một số chi phí theo quy định như: chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế GTGT, lán trại để được tổng chi phí xây dựng. 3.5. Tổng dự toán: Tính thêm các chi phí thiết bị (nếu có) và chi phí tư vấn - quản lý dự án. Thường thì chỉ Chủ đầu tư và dự toán thiết kế mới phải làm bước này. Nhà thầu thì chỉ quan tâm tới tổng hợp dự toán (ở bước 3.4) Nói chung, dự toán nhà nước phức tạp hơn dự toán thực tế rất nhiều. 4 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  5. Dự toán thực tế (với CĐT là tư nhân hoặc nước ngoài) chỉ cần xong khối lượng là xong, còn đơn giá là đơn giá thực tế thị trường. CĐT cũng chỉ cần đơn giá tương đối để kiểm soát, còn giá chính xác được xác định thông qua đấu thầu. Nhưng đối với công trình nhà nước thì tất cả phải tuân thủ quy định nhà nước. Phê duyệt phải qua rất nhiều cấp (tư vấn thẩm tra, CĐT, các cơ quan quản lý khác ) và chỉ cần sai chút xíu là phải chỉnh sửa rất mệt mỏi. Bài 3: Tại sao phải rắc rối như vậy, tại sao không làm theo kiểu lum-sum cho nhanh Đúng là làm dự toán và quản lý theo kiểu nước ngoài (lump-sum) như ở trong ví dụ của bài 1 rất nhanh, chỉ khối lượng x đơn giá là xong. Thực tế thì các công trình tư nhân và nước ngoài hiện nay cũng thường tính theo cách này cho đơn giản và dễ quản lý. Nhưng với các công trình của nhà nước (vốn ngân sách) hoặc “có yếu tố nhà nước”, thì chủ đầu tư (và có thể sau này được thụ hưởng) chỉ là người quản lý vốn của nhà nước, vì vậy nhà nước phải ra rất nhiều quy định để kiểm soát tránh thất thoát (nhưng thực tế vẫn thất thoát như thường !!!) Thực ra năm 2007 nghị định 99 và thông tư 05 đã có quy định về việc nhà nước không quản lý định mức và đơn giá nữa (định mức đơn giá giờ chỉ là công bố chức không phải ban hành như trước nữa), CĐT là người quyết định và chịu trách nhiệm, kỹ sư định giá sẽ là người tư vấn giúp CĐT về định mức và đơn giá Nhưng trong thực tế thì cách quản lý "nguyễn y vân", đơn giản là vì những người thực hiện thà cứ làm đúng theo định mức đơn giá như cũ, nếu có gì sai sót thì đó là do định mức đơn giá sai, chứ nếu tự mình quyết định nếu xảy ra cái gì thì mình lại phải chịu trách nhiệm. VD: Một vài thay đổi về hình thức định mức, đơn giá sau năm 2007: 2005: Ban hành định mức 24 (phần xây dựng), định mức 33 (phần lắp đặt) 2007: Bãi bỏ định mức 24, định mức 33. Công bố định mức 1776 (phần xây dựng), 1777 (phần lắp đặt) nhưng nội dung y chang ĐM 24 và ĐM 33 (tức là chỉ thay hình thức ban hành bằng công bố mà thôi) Ở thành phố HCM, năm 2008 công bố đơn giá 1297, 1298, 1299 thay thế cho bộ đơn giá xây dựng (103), lắp đặt (104) và khảo sát đã ban hành năm 2006 nhưng do nội dung không có gì thay đổi nên vẫn sử dụng lại các cuốn đơn giá cũ. Ở các tỉnh khác tương tự. Một số tỉnh "siêng" tính lại và công bố đơn giá mới, các tỉnh khác làm giống Tp. HCM, bình mới rượu cũ cho nhanh. Tóm lại, về đơn giá định mức và cách quản lý của nhà nước, các bạn chỉ cần nhớ 2 điểm: 5 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  6. 1. Cách quản lý của chúng ta hiện nay vẫn theo nguyên tắc của thời bao cấp (kinh tế kế hoạch, nhà nước kiểm soát mọi chi phí của công trình thông qua các bộ định mức, đơn giá và các văn bản khác) 2. Về nguyên tắc sau NĐ 99 và TT 05 năm 2007 thì nhà nước đã không quản lý nữa. Nhưng mọi người vẫn làm theo đúng kiểu cũ cho an toàn, dễ giải trình. 6 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  7. CHƯƠNG 2: TÍNH KHỐI LƯỢNG Bài 4: Làm sao để bóc tách không bị sót công việc Khi mới đi làm, tôi cũng được các bậc đàn anh đàn chị đi trước truyền cho nhiều kinh nghiệm, ví dụ: - Bóc khối lượng từ dưới lên (từ móng đến mái). - Bóc theo danh mục cuốn định mức đơn giá. Nhưng theo tôi, cách làm đúng nhất và tránh được sai sót nhất là: Bóc tách theo trình tự thi công, tức là làm cái gì tính cái đó. Với các công trình sửa chữa thì cách này gần như là cách duy nhất hiệu quả, nếu không bạn sẽ rối tung lên và không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc thế nào. Như vậy, khi được giao tính dự toán một công trình, bạn cứ bình tĩnh: - Đọc toàn bộ bản vẽ để nắm tổng thể công trình. - Tìm hiểu những sai sót, những chi tiết bị thiếu trong bản vẽ để mình tính cho đúng. - Tìm hiểu về trình tự thi công, biện pháp, tổ chức và kỹ thuật thi công. - Lập danh sách công việc. - Cuối cùng mới là bóc tách chi tiết. Kinh nghiệm của tôi là cứ bình tĩnh làm từng bước như trên, ghi chép bóc tách ra giấy trước rồi mới nhập vào máy thì lúc đầu sẽ hơi chậm nhưng tổng thời gian sẽ nhanh hơn và tránh được sai sót hơn so với việc cứ bóc và nhập ngay vào máy. Bài 5: Làm thế nào để bóc tách không bị thiếu khối lượng Bạn nên tính dự toán trên bản vẽ in, và chuẩn bị một số bút chì, bút chì màu, bút dạ quang. Nhiều người thích bóc trực tiếp trên bản vẽ CAD, và coi như vậy mới là chuyên nghiệp. Nhưng thực tế thì ngược lại. Cách bóc trực tiếp trên bản vẽ chỉ phù hợp với những công trình không lớn lắm, bản vẽ đơn giản, người bóc có thể nhớ được hầu hết các chi tiết. Còn với những bản vẽ lớn, phức tạp thì bắt buộc phải tính trên bản vẽ giấy, nếu không sẽ dễ sai sót. Các bạn nên bóc tách, ghi ra giấy trước, sau đó mới nhập vào máy. Thực ra, với những bộ bản vẽ lớn, phải lật đi lật lại nhiều thì bắt buộc phải ghi ra giấy chứ không thể gõ trực tiếp vào máy được. Bạn có thể sử dụng mẫu sau để bóc tách: 7 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  8. STT TÊN CÔNG VIỆC/DIỄN ĐV SL DÀI RỘNG CAO K.LG GIẢI Bạn hãy in hoặc photo, đóng thành tập (có thể sử dụng giấy nháp cho tiết kiệm). Các bạn nên bóc ra giấy trước rồi mới nhập vào máy vì khi bóc ra giấy, phát hiện ra sai sót gì mình có thể quay lại sửa ngay (gạch xóa sửa trên giấy giúp ta nhớ được ta đã sai và sửa chữa thế nào chứ sửa trên máy thì chỉ còn số cuối cùng thôi). Vả lại, khi bóc ra giấy rồi nhập vào máy gần như sẽ thành bước kiểm tra lại khối lượng đã bóc nên số liệu đảm bảo hơn. Bạn bóc tách, ghi ra giấy, bóc xong cấu kiện nào thì đánh dấu lại (bằng bút chì hay bút dạ quang) để tránh nhầm lẫn (tính thiếu hay tính trùng) Chỉ cần ghi kích thước hoặc công thức tính, khi nhập vào máy máy sẽ tính khối lượng và cộng tổng Bạn để ý, bản vẽ A2 không rõ chi tiết, tôi phải in thêm một số mặt bằng khổ A1. Khối lượng bóc tách được ghi ra giấy nháp nhưng chỉ ghi kích thước, sau này nhập vào máy thì máy tự nhân. Cái này tôi đã quen nên không cần kẻ bảng như trên mà làm trên giấy nháp trắng. Mỗi khi tính xong một mảng tường, tôi dùng bút dạ quang đánh dấu. Như vậy sẽ tránh được sai sót hoặc tính trùng lắp. 8 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  9. Bài 6: Kiểm tra khối lượng tính toán Một số mẹo giúp bạn kiểm tra khối lượng đã tính hoặc kiểm khối lượng người khác tính toán. 1. Chú trọng những khối lượng có giá trị lớn: Những công việc có giá trị lớn nếu bị sai thì sai số sẽ lớn nên cần chú ý kiểm tra kỹ hơn. Tất nhiên những công việc có giá trị nhỏ vẫn phải cẩn thận nhưng lỡ có sai thì sai số cũng nhỏ hơn. 2. Kiểm tra bằng cách so sánh tương quan các khối lượng: Hầu hết các công việc có mối tương quan với nhau. Chẳng hạn khối lượng đà và sàn thường hơn kém nhau không nhiều. Trường hợp bạn thấy khối lượng BT đà lớn gấp vài lần sàn hoặc ngược lại thì phải kiểm tra lại (có thể làm sàn căng cáp thì sàn lớn hơn đà nhiều, hoặc làm dầm ô vuông thì KL dầm lớn hơn sàn nhiều vẫn hợp lý) 3. Kiểm tra bằng cách so sánh giá trị các công tác: Chỉ kiểm tra được sau khi đã áp giá. Tương tự như trên, các công tác có mối tương quan với nhau và dựa vào việc so sánh giá trị của chúng có thể tìm được sai sót. VD: giá trị ván khuôn đà và sàn thường tương đương với giá trị BT đà, sàn. Trường hợp bạn thấy giá trị ván khuôn sàn lớn hơn BT sàn rất nhiều thì có khả năng bạn chưa chia diện tích ván khuôn cho 100 (vì đơn giá nhà nước là 100m2). 4. Kiểm tra bằng cách so sánh tổng giá trị hạng mục: Cũng kiểm tra sau khi đã áp giá. Các hạng mục cũng có mối tương quan với nhau, chẳng hạn giá trị phần móng bằng khoảng 20-30% tổng giá trị công trình, phần BTCT thân khoảng 30-40%, phần hoàn thiện khoảng 30-50% tùy công trình. Nếu có những bất thường, bạn kiểm tra lại có thể có sai sót. 5. Kiểm tra dựa trên suất đầu tư: Chẳng hạn nhà văn phòng hiện nay khoảng 8tr-10tr/m2XD, nhà chung cư khoảng từ 6tr-8tr/m2XD, chung cư cao cấp từ 10tr-18tr/m2XD, sân đường BT khoảng 500.000-700.000đ/m2XD v v Sau khi tính được tổng giá trị công trình, bạn tính suất đầu tư (trên mỗi m2, md ) để so sánh xem giá trị đó đã hợp lý chưa. Bài 7: Một số lưu ý khi tính khối lượng 1. Lưu ý tách các khối lượng đơn giá khác nhau: Các công tác có tính chất khác nhau thì đơn giá cũng khác nhau. VD: Tô tường dày 2cm thì đơn giá cao hơn tô dày 1,5cm. Khi tính khối lượng, bạn phải tách ra để sau áp giá cho đúng. Hoặc có nhiều công tác phân chia theo chiều cao – càng lên cao đơn giá càng tăng. Hồi đầu mới làm tôi cũng không để ý, tính gộp khối lượng các công tác mà không chia theo chiều cao, sau áp giá không được lại phải loay hoay tách ra, rất mất thời gian. Bạn hãy căn cứ vào cuốn định mức hoặc đơn giá để biết cách chia tách cho hợp lý. 9 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  10. Đối với công trình nhà nước thì bạn phải tuân thủ cách chia tách theo bộ ĐG ĐM, nhưng với công trình tư nhân và nước ngoài thường người ta không chia tách quá chi tiết như vậy mà gộp những công tác đơn giá không khác biệt nhiều lắm cho dự toán đỡ dài dòng. VD: ĐG nhà nước tách BT cột, dầm, sàn, cầu thang, lanh tô nhưng với dự toán thực tế, họ có thể gộp chung tất cả khối lượng BT toàn công trình tính 1 đơn giá cho giản tiện và dễ kiểm soát (tất nhiên, đơn giá sẽ là đơn giá trung bình). 2. Chú ý đơn vị tính: ĐGĐM nhà nước có nhiều công việc có đơn vị rất “buồn cười”: Ván khuôn đơn vị là 100m2 (tại sao không là m2 hay 1000m2), đào đắp đất bằng máy đơn vị là 100m3, lợp mái tôn đơn vị cũng là 100m2, đóng cừ tràm đơn vị là 100md. Với những công việc này, khi tính khối lượng bạn phải nhớ tính cho phù hợp với đơn vị. Chẳng hạn, ván khuôn thường tính ra m2, sau đó phải chia cho 100 để được đơn vị là (100m2). Cừ tràm sau khi tính ra số cây thì phải nhân (*) với chiều dài mỗi cây rồi chia (/) cho 100 thì mới được đơn vị là 100md Những người mới làm dự toán hay bị sai ở chỗ này, làm giá trị dự toán tăng vọt và thường loay hoay không biết tại sao để điều chỉnh cho đúng. 3. Sai số: Trong xây dựng, sai số tương đối lớn, hơn nữa do ảnh hưởng của điều kiện thi công nên nhiều khi khối lượng thi công có khác biệt với khối lượng hình học. Tất nhiên, nếu tính được khối lượng chính xác là tốt nhất, nhưng nhiều khi phải chấp nhận sai số hoặc tính trừ hao cho thi công VD1: Bạn phải tính khối lượng xây bậc tam cấp hình uốn lượn rất đẹp. Nếu muốn tính chính xác thì phải sử dụng các kiến thức vi phân, tích phân v v Nhưng thực ra việc đó không cần thiết lắm, vì giá trị phần này so với tổng công trình không lớn, khi thi công chưa chắc người thợ đã làm được chính xác như bản vẽ (xây rồi phải đẽo gọt ) nên thường tôi tính theo đường trung bình, chấp nhận sai số và nên tính dư một chút so với kích thước hình học. VD2: Ở trên tường, có để thêm các lỗ thông gió 150x150. Về nguyên tắc, chỗ nào không xây thì phải trừ đi. Nhưng trong trường hợp này, nếu để các lỗ thì chưa chắc đã giảm được chi phí, so với việc xây thẳng qua. Vì khi để lỗ, người thợ không những không giảm được công xây mà còn tăng lên do phải đo đạc, chặt gạch Vì vậy, trường hợp để các lỗ nhỏ, có thể không cần thiết phải trừ. VD3: Tính khối lượng lót nền. Trường hợp các cột ở giữa nhà và cạnh nhà, có thể không cần trừ, tương tự trường hợp xây tường ở trên vì khi cắt gạch để lót thì công tốn hơn, gạch hao hụt hơn mà viên cắt ra phải bỏ chứ ít khi dùng lại được vào chỗ khác. 10 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  11. Nếu nền có cạnh xéo hoặc bo tròn thì cũng không cần áp dụng công thức hình học chính xác mà có thể tính với cạnh lớn nhất, vì chỗ gạch cắt ra cũng không thể sử dụng lại được Bài 8: Trăm nghe không bằng một thấy/Trăm thấy không bằng một sờ Lý thuyết bao nhiêu cũng không bằng làm thực tế. Bạn làm ví dụ sau, và qua ví dụ này, bạn có thể hiểu thêm được cụ thể cách tính toán. Tính khối lượng dự toán hệ thống móng như sau. 11 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  12. 12 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  13. 13 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  14. Bạn có thể download file bản vẽ này tại Hướng dẫn: Bạn hãy làm từng bước như sau: 1. Đọc bản vẽ: Thực ra với công trình nhỏ xíu này thì bạn lướt qua là nhớ. Nhưng bạn nên tập làm theo bài bản để sau gặp những công trình lớn bạn sẽ làm nhanh hơn. Ở bước này, bạn đọc để hiểu các thông số bản vẽ, ghi chú những điểm cần lưu ý để lúc tính khối lượng cho nhanh và chính xác. 2. Tìm hiểu các sai sót: Các thiết kế lớn thường có sự kết hợp rất nhiều bộ phận nên sai sót gần như không tránh khỏi. Chúng ta phải tìm hiểu để điều chỉnh các sai sót đó nếu không dự toán sẽ sai. Trong ví dụ này, tôi cố tình đưa vào một vài sai sót, ví dụ như kích thước móng M1, chi tiết thép, cổ cột, cốt đất tự nhiên bạn phải tìm hiểu và ghi chú để tính cho đúng. 3. Tìm hiểu về trình tự thi công và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng tới khối lượng. Với những công trình lớn thì biện pháp thi công sẽ ảnh hưởng nhiều tới khối lượng và giá. Với công trình này thì có lẽ chỉ lưu ý là phải đào đất thì mới làm được móng (liệu có ai quên tính khối lượng đào đất không nhỉ) 4. Lập danh sách công việc: Bạn sẽ liệt kê các công việc cần làm. Thường tôi lập theo trình tự thi công (làm cái gì tính tiền cái đó) là dễ kiểm soát và đỡ sai sót nhất. Danh sách công việc bạn xem ở file bài giải. 5. Tính khối lượng: Bạn áp dụng công thức tính diện tích và thể tích. Khối lượng xem ở file bài giải. Bài 9: Bài giải Lười định gõ nhưng cuối cùng vẫn phải viết tay cho thật hơn. Nắn nót mãi. Dễ phải hơn chục năm gõ phím chứ không viết gì bằng bút rồi. 14 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  15. 15 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  16. Bạn để ý ở phần 5 (tính khối lượng), tôi chỉ bóc tách kích thước từ bản vẽ thôi. Vì trong phần mềm đã có chức năng tính khối lượng và chỉ cần nhập kích thước mà thôi. Ngoài ra, tôi chỉ ghi kích thước chi tiết cho công việc đào đất. Các công việc sau sử dụng lại các kích thước trên, và trong Excel thì chỉ cần link công thức là xong (đó là một lợi thế rất lớn của phần mềm Excellent! chạy trực tiếp trong Excel của chúng tôi). Ở bảng này, tôi làm quen rồi nên chỉ ghi vắn tắt đủ để hiểu. VD: BT cổ cột, mỗi móng có 1 cột, cao 1.1m và kích thước là 0.3x0.3 nên tôi ghi như trên cho ngắn gọn. Bảng tính khối lượng sau khi đã nhập vào máy. Chúng tôi đã xóa kết quả, bạn có thể tự tính lại nếu muốn. 16 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  17. Các bạn cũng lưu ý là chúng tôi tận dụng tối đa khả năng link công thức của excel. Ở công thức tính ván khuôn, tôi link công thức tới kích thước móng, rồi kích thước móng lại link với các ô ở trên nữa. Nếu kích thước móng thay đổi, bạn chỉ cần đổi ở ô trên cùng, tất cả các con số khác sẽ nhảy theo. 17 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  18. CHƯƠNG 3: ĐƠN GIÁ THỰC TẾ Bài 10: Áp giá Vậy là bạn đã tính được khối lượng. Xin chúc mừng. Nhưng đoạn đường phía trước vẫn còn dài lắm. Bây giờ chúng ta sẽ áp giá. 1. Nếu bạn làm dự toán tư nhân hoặc nước ngoài, hãy áp giá thực tế. Tuyệt đối không được áp giá theo kiểu nhà nước, có thể bạn sẽ rớt từ vòng gửi xe vì dự toán nhà nước vô cùng lằng nhằng và rắc rối, họ sẽ không đủ thời gian để tìm hiểu đâu. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc gộp những công việc liên quan lại cho dự toán ngắn gọn và dễ theo dõi hơn. Vẫn ví dụ móng, tôi làm theo kiểu dự toán báo giá theo đơn giá thực tế. Kinh nghiệm khi báo giá các công trình tư nhân hoặc nước ngoài, càng ngắn gọn và dễ hiểu càng dễ trúng thầu. Ngược lại, công trình nhà nước thì phải in thật hoành tráng, nhiều bảng biểu, cataloge thì mới là ngon (nhưng thực ra bên trong chẳng có gì) 2. Nếu bạn làm công trình có yếu tố nhà nước, sẽ phải áp giá theo đơn giá nhà nước và gồm các bảng biểu: - Bảng dự toán chi tiết (áp đơn giá tỉnh hoặc thành phố nơi đặt công trình) - Bảng phân tích vật tư (phân tích theo định mức nhà nước) - Bảng tổng hợp vật tư (áp giá theo đơn giá vật tư thực tế) - Bảng tổng hợp dự toán (tổng VL, NC, M và tính thêm CPC, TNCTTT, VAT, lán trại) - Bảng tổng dự toán (tổng các hạng mục, tính thêm CP thiết bị, CP quản lý và tư vấn, CP dự phòng) 18 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  19. Chi tiết về dự toán nhà nước vui lòng xem từ bài 16 Bài 11: Đơn giá lấy ở đâu vậy thày? Làm sao biết giá đó làm có lời? Làm sao biết giá đó có quá cao không? Biết ngay là sẽ hỏi câu đó mà. Câu trả lời là: KINH NGHIỆM. Và để có kinh nghiệm, các bạn sẽ phải trả giá nhiều. Nhưng tôi sẽ chỉ cho các bạn cách tính toán để việc trả giá ít đi. Nhớ mời tôi bia nhé? Đầu tiên, các bạn sẽ phải tính được giá thành công việc. Thành phần hao phí của các công việc là: a. Vật liệu: Bạn sẽ phải sử dụng kinh nghiệm (lại kinh nghiệm!) để xác định hao phí vật tư cho công việc. Nếu chưa biết, có thể tham khảo những người có kinh nghiệm hoặc sử dụng định mức nhà nước (nói chung sử dụng định mức nhà nước thì phải điều chỉnh nhiều vì định mức nhà nước được lập từ lâu, theo tiêu chuẩn Liên xô và ít/chậm được thay đổi) VD: Xây tường gạch ống dày 10cm VXM M75 sẽ phải sử dụng (1m2): + 70 viên gạch + 8 kg xi măng + 0.03 m3 cát (Lưu ý, định mức này tôi dựa theo định mức nhà nước nhưng tăng lên nhiều theo thực tế) b. Nhân công: Theo kinh nghiệm hoặc đơn giá khoán. VD: Đơn giá khoán hiện nay trên thị trường (tp. HCM) khoảng 45.000đ/m2, tương đương với 0.2 công/m2 c. Máy thi công: Tương tự, tính hao phí máy cho mỗi đơn vị khối lượng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tính toán chi li ca máy cho mỗi đơn vị cũng tương đối khó khăn, ví dụ khi đưa máy tới nhưng vướng mặt bằng thi công được một hai ngày rồi ngưng, để máy đó Vì vậy, nhiều loại máy không tính theo định mức cho từng công việc mà lập bảng cho cả công trình sau đó phân bổ vào công việc theo tỷ lệ %. d. Chi phí chuẩn bị thi công: Cổng hàng rào, văn phòng, điện nước, đồng phục Sẽ tính cho toàn bộ công trình và phân bổ theo tỷ lệ % e. Chi phí quản lý: Lương cán bộ công trường, phân bổ chi phí quản lý công ty, văn phòng phẩm, chi phí tài chính, tiếp thị Cũng tính cho toàn công trường và phân bổ theo tỷ lệ % Cộng tổng các chi phí trên sẽ được giá thành công việc. Sau đó bạn tính thêm lợi nhuận để được giá dự thầu. 19 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  20. Vậy lợi nhuận tính như thế nào là hợp lý? Câu trả lời là không có con số nào là hợp lý cả mà hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, cạnh tranh Chẳng hạn, công ty bạn đang có nhiều công trình và có dấu hiệu hơi vượt quá năng lực đáp ứng về nhân lực, tài chính thì có thể bạn tính lợi nhuận cao. Trúng thì lời nhiều, trượt thì cũng không sao. Nhưng nếu công ty đang dần bàn giao các công trình và chưa có công trình gối đầu, có thể bạn phải chấp nhận một tỷ suất lợi nhuận thấp để lấy công trình nuôi lính. (nhiều khi phải chấp nhận lợi nhuận là 0%) Bài 12: Thấy mông lung quá thày? Thày cho ví dụ được không? Chúng ta làm với công việc đóng cừ tràm cho đơn giản: a. Vật liệu: + Mua cừ: 20.000đ/cây + Hao hụt (chặt, gẫy ) 5%: 1.000đ + Vật tư phụ (giáo, ván, dây ) 5%: 1.000đ b. Nhân công: Khảo sát giá bên ngoài họ nhận đóng: 10.000đ/cây (họ phải mang vồ đóng, rìu chặt và những dụng cụ cầm tay khác) c. Máy: Không Cộng chi phí trực tiếp: 32.000đ/cây d. Chi phí chuẩn bị: Bạn tính ở bảng khác rồi phân bổ, ví dụ là 5%: 1.600đ/cây e. Chi phí quản lý: Cũng tính ở bảng khác rồi phân bổ, ví dụ là 10%: 3.200đ/cây Giá thành: 36.800đ/cây Lợi nhuận: Tùy bạn cân nhắc, ví dụ lấy là 10%: 3.680đ/cây Như vậy, tổng đơn giá: 40.480đ/cây Lưu ý, khi bạn đấu thầu công trình tư nhân hoặc nước ngoài, ít khi họ yêu cầu giải trình tính toán đơn giá. Việc tính toán này chỉ để bạn biết và kiểm soát chi phí - lợi nhuận mà thôi.Bạn hoàn toàn có thể tăng giảm giá trị này. Chẳng hạn, có thể tính 40.000đ/cây cho chẵn. Ghi chú: Thường công trình nhà nước thì tính thuế VAT vào đơn giá. Công trình tư nhân và nước ngoài hay tính đơn giá trước thuế, sau khi cộng tổng rồi mới tính thêm VAT. Thường người ta dùng Excel hoặc sử dụng phần mềm và lập bảng tính cho nhiều đơn giá. 20 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  21. Bài 13: Chi phí chuẩn bị là gì? Cách tính như thế nào? Các công trình nhà nước thường áp dụng một tỷ lệ cứng nhắc cho các chi phí gián tiếp, ví dụ lán trại là 1%, chi phí chung (quản lý) là 6.5% và thu nhập chịu thuế tính trước (lợi nhuận) là 5.5% [với công trình dân dụng, loại công trình khác thì tỷ lệ sẽ khác] Việc này sẽ dẫn đến tình trạng là công việc có giá trị vật tư cao thì các chi phí gián tiếp này cao ngất. Chẳng hạn cùng là lắp bồn cầu, nhưng lắp loại 2tr thì CPGT chỉ vài trăm ngàn, nhưng lắp loại 20tr thì CPGT là vài triệu mà tính chất công việc không khác nhau nhiều. Các công ty tư nhân thường tách chi phí chuẩn bị ra thành bảng riêng. Việc này sẽ giúp bảng tính toán sát với thực tế nhất. Đồng thời, CĐT cũng dễ dàng kiểm soát được công việc của nhà thầu. VD: Trong chi phí chuẩn bị, có tính máy phát điện. Nhưng nhà thầu không thực hiện thì CĐT có quyền cắt chi phí này hoặc việc không trang bị máy phát điện làm ảnh hưởng tới tiến độ hoặc chất lượng công trình thì nhà thầu sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm Mỗi dạng công trình, mỗi chủ đầu tư sẽ có những bảng tính CPCB khác nhau. Bạn có thể tham khảo ví dụ sau để áp dụng 21 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  22. 22 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  23. Lưu ý: Bạn tính bảng này, rồi phân bổ vào đơn giá từng công việc như VD ở bài 12, nhưng bạn cũng có thể không tính chi phí chuẩn bị này ở mỗi công việc mà tính ở bảng riêng. Hiện nay một số công ty xây dựng lớn như An Phong, CotecCons, Hòa Bình đều tách chi phí chuẩn bị và tính trong bảng riêng. Bài 14: Chi phí quản lý là gì? Cách tính như thế nào Nói thật, mấy cái này kế toán rành hơn tôi. Bạn có thể hỏi kế toán và nhờ họ liệt kê các khoản chi phí để tính cho sát (nhưng nếu bạn là nhân viên mới thì có nhiều khoản chi ABC gì đó bạn sẽ không được biết đâu) Bảng này tôi liệt kê những chi phí phổ biến, bạn tham khảo để tính toán. 23 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  24. Bài 15: Phần mềm dự toán giá thành Người ta có thể làm bằng Excel (tạo từng công thức) hoặc tận dụng phần mềm dự toán (nhà nước) rồi chỉnh sửa số liệu để thành dự toán giá thành. Nhưng các cách này lâu và dễ sai sót. 24 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  25. Ở đây, tôi giới thiệu với các bạn maxPRO, một phần mềm chuyên dụng tính giá thành và lợi nhuận công trình. Ở trong phần mềm đã có sẵn định mức thi công và được lập trình sẵn để tính giá thành nên các bạn có thể làm dự toán giá thành rất nhanh. B1: Bạn copy hoặc nhập công việc, khối lượng. maxPRO vẫn mượn mã hiệu định mức nhà nước để nếu bạn có dự toán nhà nước thì chỉ cần copy vào là xong. Nếu công việc nào khoán, bạn nhập vào giá khoán. Nếu không bấm F9 để phần mềm lấy định mức và tính sang bảng phân tích đơn giá. Bạn lưu ý, định mức và đơn giá đều là ĐMĐG thực tế. Trong các bài học trước, tôi chỉ phân chi phí làm 2 loại là chuẩn bị và quản lý. Nhưng trong phần mềm này phân chia chi tiết hơn thành 5 loại chi phí. Các chi phí này đều là (dự trù) chi phí thực tế. Sau khi tính được tổng sẽ phân bổ cho các công việc theo tỷ lệ % 25 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  26. Sau khi tính được đơn giá, PM sẽ đưa vào bảng dự toán để tính dự toán giá thành (bảng đầu tiên). 26 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  27. CHƯƠNG 4: CÁCH QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC Bài 16: Cách quản lý của nhà nước trong dự toán OK, vậy là bạn đã tính được giá thành và báo giá thực tế. Giờ chúng ta sẽ sang phần dự toán kiểu nhà nước. Nhắc lại bài 3 một chút: - Năm 2007, nhà nước đã ra NĐ 99 và TT 05, quy định rằng nhà nước không còn quản lý định mức và đơn giá như trước nữa. Tất cả định mức đơn giá đã ban hành đều bị bãi bỏ, và công bố các ĐMĐG thay thế (thực chất ruột vẫn vậy). - Nhưng trong thực tế, không dựa vào định mức đơn giá thì biết dựa vào đâu? Nên dự toán nhà nước vẫn làm y chang như trước mà không có thay đổi gì. Hiện tại, văn bản chính hướng dẫn việc quản lý chi phí xây dựng là thông tư 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng, hướng dẫn thi hành nghị định 112/2009/NĐ-CP. Bạn nên đọc kỹ 2 văn bản này để áp dụng cho đúng. Riêng phần tôi, thú thật tôi cũng chỉ lướt qua những phần cần thiết, vì càng đọc càng rối, càng thấy hình như cách mình tính bây giờ là sai. Tuy nhiên, đúng sai gì tôi cũng hướng dẫn các bạn cách làm hiện nay, vì mọi người đều làm thế cả. Nhà nước quản lý chi phí xây dựng qua các công cụ: - Các bộ định mức dự toán: Đây chính là quy định của nhà nước về các hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công như đã đề cập ở phần giá thành. Khác ở chỗ lúc trước bạn tự tính, giờ nhà nước quy định. Định mức do Bộ Xây dựng công bố và sử dụng trên toàn quốc - Các bộ đơn giá XDCB khu vực: Mỗi tỉnh, thành phố sẽ tính và công bố bộ đơn giá trên địa bàn tỉnh mình. Đơn giá sẽ được tính bằng cách lấy định mức nhân với giá vật liệu, nhân công, máy tại thời điểm làm cuốn đơn giá. - Các bảng giá vật tư thực tế: Giá vật tư luôn thay đổi theo thị trường nên đơn giá không còn đúng, ngay cả khi vừa ra khỏi nhà in. Vì vậy, phải cập nhật giá vật tư theo thực tế. Các bảng giá này do Sở Xây dựng công bố. - Các văn bản điều chỉnh nhân công và máy thi công: Tương tự vật tư, nhân công và máy cũng thay đổi (thường là tăng). Vì vậy, nhà nước phải ra các văn bản, thường là cho lấy nhân công và máy thi công trong đơn giá nhân với hệ số. - Các văn bản khác liên quan: Có rất nhiều thứ liên quan, và mỗi địa phương đều có quyền ra các văn bản can thiệp vào cách tính toán. Vì vậy nên nhìn tưởng như có sự thống nhất (đều do Bộ Xây dựng quản lý) nhưng thực ra rối như gói thuốc lào. Một số văn bản hay sử dụng là định mức tư vấn và QLDA 27 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  28. (957/QĐ-BXD do Bộ Xây dựng công bố), NĐ 85 hướng dẫn luật đấu thầu, Nghị định 15/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng Bài 17: Định mức Qua các bài về tính giá thành, các bạn đã biết định mức là gì rồi. Định mức chẳng qua là mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công để thực hiện được một đơn vị công tác nào đó. Chẳng hạn, để đổ được 1m3 BT (trộn tại công trường), phải dùng hết 350kg XM, 0.9m3 đá 1x2, 0.5m3 cát; 1.6 công lao động, 0.1 ca máy trộn, 0.1 ca máy đầm. Nhưng bạn nên lưu ý điểm khác biệt giữa cách quản lý kiểu thị trường [tư bản] và kế hoạch [XHCN] - Kiểu thị trường, định mức đơn giá là do bản thân đơn vị thi công hoặc thuê các đơn vị tư vấn tính toán để họ sử dụng. Như vậy, định mức được cập nhật theo thực tế rất nhanh nhưng do mạnh ai nấy tính và sử dụng nên không thống nhất. - Kiểu kế hoạch, định mức do nhà nước tính toán và ban hành (nay là công bố), bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động xây dựng phải tuân thủ. Điểm hay là mọi người trong ngành xây dựng đều có sẵn dữ liệu để sử dụng, nhưng điểm dở là việc cập nhật phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy quản lý (viện kinh tế xây dựng). Thực tế việc cập nhật định mức tương đối chậm (năm 1998 và năm 2005 có cập nhật định mức mới sử dụng cho tới nay) nên có rất nhiều định mức lỗi thời. Người ta tập hợp nhiều định mức vào thành một bộ định mức. Hiện có khoảng vài chục bộ định mức nhưng chỉ khoảng 5-7 bộ thông dụng và hay sử dụng, còn lại là định mức chuyên ngành. Các công trình xây dựng dân dụng - công nghiệp - giao thông - thủy lợi hay sử dụng các bộ ĐM: - Định mức xây dựng công trình phần xây dựng: ĐM 24 - 1776 - Định mức xây dựng công trình phần lắp đặt: ĐM 33 - 1777 Tùy công trình có thể sử dụng các bộ định mức khác như sửa chữa, duy tu cầu đường bộ, cây xanh, chiếu sáng Các bạn tham khảo 1 trang của cuốn định mức 24-1776 (khoảng 600trang) (Các bộ định mức và đơn giá đều có trong thư mục Định mức – đơn giá tại 7cU5xd2RqZDZZMkk&usp=sharing ) 28 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  29. Cách tra định mức: Lấy mã hiệu ở cột dọc, ghép với mã ở hàng ngang dưới cùng để được mã hiệu hoàn chỉnh của công việc. VD: AF.61412 là mã hiệu của công tác Lắp đặt cốt thép cột, d<=10mm, cao <=16m Khi sử dụng định mức, các bạn nên lưu ý các quy định áp dụng và thành phần công việc Theo quy định áp dụng như trên thì phần nối chồng, thép chống (ngựa kê), thép chờ chưa tính. Vì vậy, khi thống kê bạn phải tính phần thép này vào. Tôi đã liệt kê những điểm cần lưu ý khi sử dụng đơn giá định mức, bạn vui lòng tham khảo bài 32 Còn một điểm nữa, với những công tác bê tông (trộn tại công trường), xây, tô, lát để cho gọn, định mức vật liệu chỉ tính ra vữa. Bạn phải sử dụng định mức cấp phối (có luôn trong cuốn định mức) để phân tích ra xi măng, cát Rất may 29 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  30. là các phần mềm dự toán đều đã phân tích ra xi măng, cát sẵn. Tôi chỉ nêu vấn đề ở đây để bạn biết nếu lúc nào cần sử dụng đến đơn giá định mức. Bài 18: Đơn giá Mỗi tỉnh, thành phố sẽ công bố bộ đơn giá áp dụng cho khu vực của mình. Một vài khu vực có bộ đơn giá riêng, chẳng hạn như huyện Côn đảo. Công trình nằm trên địa bàn nào thì áp dụng đơn giá địa bàn đó. Đơn giá thường do Phòng Kinh tế Xây dựng thuộc Sở Xây dựng tính toán. Nhưng do phải được Viện Kinh tế Xây dựng kiểm tra nên để cho "tiện", thường các Sở thuê Viện KTXD lập, một công đôi việc. Cách tính đơn giá cũng đơn giản. Chỉ cần áp giá vật liệu, nhân công, máy thi công tại thời điểm lập đơn giá vào định mức sẽ tính được đơn giá. VD: Sau đó, tập hợp lại để được bộ đơn giá. VD một trang trong bộ đơn giá Quảng Ngãi 30 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  31. Có một điểm tôi đặc biệt lưu ý các bạn: Do cuốn đơn giá tính trên cơ sở giá VL, NC, M tại thời điểm lập đơn giá nên khi giá vật liệu, nhân công, máy thay đổi thì đơn giá sẽ SAI. Vì vậy, phải cập nhật lại bằng cách: - Với vật liệu: Tính lại theo giá vật liệu thực tế tại thời điểm làm dự toán - Với nhân công và máy thi công: Nhân hệ số hoặc tính lại theo hướng dẫn của tỉnh. Bài 19: Giá vật tư thực tế Giá vật tư thực tế thường do Sở Xây dựng công bố (trước kia do Liên sở Tài chính Vật giá - Xây dựng ban hành). Tuy nhiên, bảng giá này cũng chỉ có những chủng loại vật tư chính, bạn phải tham khảo thêm các nguồn như: - Báo giá của nhà cung cấp. - Chứng thư thẩm định giá. - Hóa đơn GTGT. Nói chung, với công trình nhà nước thì bảng giá của Sở XD là cơ sở tốt nhất. Chừng nào không có thì mới được phép sử dụng các nguồn khác (vì thực ra các nguồn đó cũng chẳng có gì đáng tin cậy cả) Với giá vật tư thực tế, bạn lưu ý 2 điểm như sau: - Giá là giá trước thuế. Tôi cũng hay lộn giữa trước và sau thuế. Nhiều lần bên thẩm tra gửi trả về lụi hụi làm lại rất mất công. 31 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  32. - Giá là giá tại chân công trình (đã bao gồm cước vận chuyển). Nhiều bảng giá của các tỉnh ghi giá là giá tại nơi bán. Bạn lưu ý để tính thêm cước vận chuyển, nếu không sẽ bị thiếu. Bạn có thể mua bảng giá này tại Sở Xây dựng (nếu muốn có dấu đỏ) hoặc download trên mạng. Khi làm dự toán, bạn sẽ phải tính tổng khối lượng vật tư công trình cần sử dụng rồi cập nhật theo đơn giá mới. Vì vậy, bạn sẽ phải: - Phân tích vật tư: Tính xem mỗi công việc sử dụng hết bao nhiêu vật tư. - Tổng hợp vật tư và áp đơn giá mới: Cộng dồn lượng vật tư sử dụng của các công việc rồi áp giá. 32 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  33. Bài 20: Điều chỉnh nhân công và máy thi công Tương tự như vật tư, nhân công và máy thi công cũng thay đổi. Tuy rằng giá thị trường luôn biến động, nhưng việc điều chỉnh thường chỉ dựa vào mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. VD: Với đơn giá Tp. HCM ban hành năm 2006 (công bố lại vào 2008) sử dụng mức lương tối thiểu là 350.000đ/tháng - Năm 2006, lương tối thiểu tăng lên 450.000đ/tháng, được điều chỉnh bằng cách nhân giá trị nhân công với 1.286 (thực ra chính bằng 450.000/350.000), máy nhân với 1.05 - Các đợt tăng lương sau đều có hướng dẫn, thường là tăng theo hệ số (lương mới)/(lương cũ). Với tp. HCM thì văn bản mới nhất là 9427/SXD-QLKTXD hướng dẫn với mức lương 2.000.000/1.780.000 năm 2011. Theo đó, ở nội thành (tương ứng với lương 2.000.000đ) thì hệ số NC là 5.714 và M là 1.82 - Lương tối thiểu đã được tăng từ đầu 2013 (2.350.000/2.150.000/2.100.000/1.800.000) và tăng 1 lần nữa vào 1/1/2014 (2.700.000/2.400.000/2.100.000/1.900.000) nhưng tới thời điểm này (tháng 4/2014) vẫn chưa có hướng dẫn. Lý do chính thức là theo NĐ 99 và TT 05 năm 2007, chủ đầu tư tự quyết định, nhà nước không cần can thiệp. Nhiều anh em đồng nghiệp thì cho rằng việc nhân hệ số theo lương tối thiểu là một bất cập, đẩy đơn giá lên cao hơn thị trường thực tế nên Sở Xây dựng không ra hướng dẫn cụ thể. Ở các tỉnh khác, trước kia mỗi khi tăng lương tối thiểu thì Bộ Xây dựng và các tỉnh đều hướng dẫn các hệ số điều chỉnh tương đối thống nhất. Nhưng mấy năm gần đây, Bộ xây dựng không hướng dẫn nữa (theo tinh thần NĐ 99 và TT 05) nên mỗi tỉnh áp dụng một kiểu. Nhiều tỉnh điều chỉnh giá trị máy thi công bằng cách phân tích nhiên liệu, nhân công điều khiển máy rồi tính bù giá rất rắc rối. Tóm lại, ở tp. HCM vẫn đang áp dụng hệ số cho mức lương năm 2011, chưa có hướng dẫn cho mức lương 2014. Ở các tỉnh khác, bạn phải tìm hiểu hướng dẫn của tỉnh để áp dụng cho đúng. Bài 21: Lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu chung Đầu tiên, tôi dự định gộp phần này vào bài 20, nhưng đây là vấn đề rất nhiều anh em quan tâm nên tôi tách ra thành bài riêng. Rất nhiều anh em gọi điện hỏi sao cùng là quy định về lương mà lại có 2 văn bản, một cái quy định mức lương tối thiểu vùng (thường là ban hành trước, phân chia thành nhiều khu vực thành thị, nông thôn và thường là cao hơn), một cái quy định lương tối thiểu chung (thường là ban hành sau, chỉ có 1 mức lương và là mức thấp nhất của lương tối thiểu vùng) 33 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  34. Thực ra, lúc đầu chỉ có 1 mức lương tối thiểu mà thôi. Sau, Hà nội, tp. HCM và các thành phố lớn kiến nghị là giá cả và chi phí ở thành phố quá cao so với nông thôn, mức lương chung như vậy không hợp lý. Nhà nước thấy đúng, nhưng nếu tăng thì sẽ có nhiều rắc rối (cùng là công chức, cùng ngạch bậc sao ở thành phố lại cao hơn? Nhất là bên công an, quân đội, ở thành phố đã sướng hơn ở các vùng sâu vùng xa rồi mà còn hưởng lương cao hơn nữa v v ). Đồng thời, ngân sách cũng sẽ phải chi trả nhiều hơn. Vì vậy, nhà nước chọn giải pháp khôn lỏi, các đối tượng hưởng lương từ ngân sách chỉ có 1 mức lương tối thiểu chung. Các đối tượng hưởng lương của doanh nghiệp sẽ chia thành 4 vùng (nội thành Hà nội - HCM - một vài địa bàn lân cận/ngoại thành Hà nội - HCM - lân cận - các thành phố lớn/các thành phố nhỏ/nông thôn). Thường lương tối thiểu chung được tăng sau lương tối thiểu vùng và luôn là mức thấp nhất của lương tối thiểu vùng. Lĩnh vực xây dựng là khu vực doanh nghiệp nên áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau (từ 1/1/2014): Tp. HCM, Hà nội và một vài TP lớn: 2.700.000đ/tháng Một số thành phố lớn khác và ngoại thành Hà nội, HCM: 2.400.000đ/tháng Các thành phố nhỏ hơn: 2.100.000đ/tháng Khu vực còn lại: 1.900.000đ/tháng Chi tiết vui lòng xem Nghị định 103 Bài 22: Các văn bản khác Cách quản lý của chúng ta hơi ngẫu hứng theo kiểu "hở đâu bịt đó" nên có rất nhiều văn bản ảnh hưởng tới việc tính dự toán. Ở đây tôi xin nhắc một vài văn bản chính. 1. Thông tư 17/2000/TT-BXD: Phân loại vật tư/thiết bị xây dựng. Tại sao phải có văn bản này? Với công trình tư nhân thì tôi thích để là thiết bị hay vật liệu cho tiện quản lý thì tùy tôi chứ, sao phải quy định? Với công trình nhà nước thì hơi khác. Do thiết kế phí và các chi phí tư vấn được tính theo tỷ lệ % so với chi phí xây lắp (thiết bị thì không được tính), nên các công ty tư vấn thường có xu hướng đưa các loại lẽ ra là thiết bị vào thành vật liệu để thiết kế phí và CPTV cao lên. Sau Bộ Xây dựng phải ra văn bản này để phân loại cái nào là thiết bị, cái nào là vật liệu. Văn bản này được ban hành từ năm 2000 nhưng hiện chưa có văn bản thay thế nên vẫn được áp dụng, tuy rằng có nhiều thay đổi chưa được cập nhật. VD: Các thiết bị vệ sinh, thuyền tắm, thuyền massage có giá trị hàng trăm triệu nhưng vẫn được tính vào vật liệu vì năm 2000 những loại này chưa xuất hiện nhiều ở nước ta nên BXD chưa biết để phân loại vào thiết bị. 34 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  35. Áp dụng cái này không khó, bạn chỉ cần đọc kỹ là làm được thôi. Tuy nhiên, cũng có một vài cái hơi rối, ví dụ: Ống D<600 thì được tính là vật liệu, trên 600 thì phần giá tương đương với ống 600 thì tính vào vật liệu, phần giá trị còn lại thì phải tính vào thiết bị. Nếu bạn tính đường ống D1000, bạn sẽ phải lấy giá của loại ống D600 nữa. Sau đó phần giá của ống D600 được tính vào vật liệu, phần giá chênh lệch tính vào chênh lệch vật liệu đặc thù. Trước tôi có làm một dự án cấp nước, tìm được báo giá ống D1000 đã vã mồ hôi rồi (vì ống phải nhập khẩu, chỉ một vài đơn vị kinh doanh, dự án nào họ đều biết hết nên rất khó lấy được giá đúng), sau lại phải tìm giá ống D600 cùng chủng loại. Nhưng cùng chủng loại đó họ không sản xuất, làm sao có báo giá. Bó tay. Bạn có thể download TT17 tại đây. 2. Cước vận chuyển: Trước kia sử dụng Quyết định 89/2000/QĐ-BVGCP để tính cước vận chuyển, nhưng sau các đợt rà soát văn bản thì nó đã bị bãi bỏ bằng quyết định 57/2004/QĐ-BTC và việc hướng dẫn cước vận chuyển được giao cho tỉnh. Nhưng hiện cũng chỉ có vài tỉnh có quy định về cước vận chuyển (tp. HCM cũng không có). Tôi thường lách bằng cách lấy thêm các báo giá của nhà cung cấp tại chân công trình nếu trong bảng giá vật liệu của tính chỉ là giá tại nơi bán. 3. Định mức chi phí QLDA & tư vấn: Dùng để tính chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn (trước hay gọi gọn là chi phí khác). Hiện đang sử dụng định mức theo QĐ 957/2009/QĐ-BXD. Cái này dễ tra, bạn có thể download tại đây. Còn một số văn bản khác ít va chạm như: - Quy định về thuế suất thuế GTGT: Trong xây dựng thì đều là 10%, nhưng với các dự án ODA thì được ưu đãi (0%), các dự án sửa chữa duy tu công trình lịch sử văn hóa gì đó được ưu đãi (5%). Nếu bạn làm các dạng công trình này thì chú ý. - Một số văn bản quy định về chi phí kiểm toán quyết toán của Bộ Tài chính, các bạn cũng phải lưu ý để đưa vào bảng tổng dự toán. - Các văn bản quy định về bảo hiểm xây dựng: Bảo hiểm xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc nhưng CĐT muốn dự trù cho đủ chi phí trong bảng tổng dự toán nên phải tham khảo các văn bản để đưa vào cho đầy đủ. Nói chung còn nhiều văn bản khác, nhiều cái mang tính chất địa phương nên các bạn phải tìm hiểu kỹ. Chẳng hạn trước tôi làm công trình dạng đào đường, chính người bên thẩm tra cho tôi văn bản của UBND nói cho phép tính thêm vỏ bao để xúc và chuyển đi (chi phí tăng gấp mấy lần tính chuyển đi bằng ô tô). 35 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  36. CHƯƠNG 5: DỰ TOÁN NHÀ NƯỚC Bài 23: Bảng 1 - "Bảng dự toán chi tiết" Phù, xong. Bạn đã hiểu về cách quản lý của nhà nước. Giờ ta bắt tay vào tính toán cụ thể. Bảng đầu tiên là "Bảng dự toán chi tiết". Cũng có một vài tên gọi khác như là "Bảng tiên lượng dự toán" hay "Bảng khối lượng dự toán" nhưng tên này được sử dụng phổ biến. Mẫu bảng này như sau: Bạn sẽ phải tra đơn giá tỉnh/thành phố nơi xây dựng công trình. Tuy rằng sau này các bạn làm bằng phần mềm, nhưng để các bạn hiểu được bản chất, các bạn hãy thử tra bằng tay. Nếu các bạn có cuốn đơn giá in thì tốt, còn không mời download file PDF trong file nén tại đây. Khi tra, bạn sẽ phải tìm nhóm công việc tại mục mục, sau đó căn cứ tính chất công việc để tìm mã hiệu cho đúng. VD: Với công tác đào đất móng trong ví dụ hôm trước. 36 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  37. Công tác đào đắp đất đá cát trang 24 Các bạn chú ý đọc phần thuyết minh, cách tính cự ly vận chuyển, thành phần công việc để áp dụng cho đúng. Phần đào móng cột ở trang 27. Ở đây, các bạn lại phải tra một bảng khác là bảng phân cấp đất ở trang 5 để xác định cấp đất. VD đất cấp 2. Móng rộng >1m, sâu >1m nên mã hiệu sẽ là AB.11442, ĐG vật liệu và máy TC không có, chỉ có đơn giá nhân công là 52.589đ/m3. Bạn làm tương tự với các công việc khác, sau đó lấy khối lượng nhân với đơn giá và cộng tổng. 37 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  38. Bạn lưu ý, lúc trước tôi hướng dẫn các bạn tính khối lượng xong rồi mới đưa vào bảng DTCT này. Nhưng trong thực tế, người ta thường kết hợp bảng tính khối lượng vào đây luôn, như mẫu trên Bài 24: Hì hụi tra đơn giá sai Chúng ta hì hụi tra đơn giá, tính thành tiền. Nhưng buồn thay, nó lại sai, như đã phân tích ở bài 18. Và chúng ta sẽ phải điều chỉnh. Như bạn đã biết ở bài 20, nhân công và máy thi công sẽ được nhân hệ số. Tôi sẽ lên Google để tìm văn bản điều chỉnh của tỉnh Quảng Ngãi. May quá, có đây rồi. Lương tối thiểu của tỉnh Quảng Ngãi, có 2 khu vực. Tp. Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh, Bình sơn: 1.800.000đ/tháng. Khu vực còn lại: 1.650.000đ/tháng Hệ số nhân công được điều chỉnh tương ứng là: 4,0 và 3,667. Giả sử công trình chúng ta đang tính nằm ở Tp. Quảng Ngãi, hệ số nhân công sẽ là 4,0 Hệ số máy phức tạp hơn, hướng dẫn rất dài. Nếu bạn làm công trình ở Quảng Ngãi thật sự, bạn đọc kỹ hướng dẫn và ví dụ là làm được. Ở đây, tôi lấy hệ số là 1.727 cho gọn để minh họa. Nhân công sau điều chỉnh: 6.220.190 x 4 = 24.880.760đ Máy sau điều chỉnh: 105.446 x 1.727 = 182.071đ Đối với vật liệu, sẽ phức tạp hơn vì chúng ta không thể nhân hệ số (vật liệu có loại tăng nhiều, có loại tăng ít). Vì vậy, chúng ta phải tính lại giá trị vật liệu theo đơn giá thực tế bằng cách: Bảng 2: Phân tích vật tư, tính xem mỗi công việc sử dụng hết bao nhiêu vật tư. Bảng 3: Tổng hợp vật tư, tổng cộng vật tư dùng cho cả công trình. Sau đó áp giá thực tế (hoặc tính bù giá theo kiểu miền Bắc và miền Trung) 38 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  39. Bài 25: Bảng 2 - "Bảng phân tích vật tư" Bạn sẽ áp dụng định mức (do nhà nước công bố) để tính xem mỗi công việc sẽ phải sử dụng hết bao nhiêu vật tư các loại. Bạn đã biết tra đơn giá rồi nên tôi không bắt các bạn tra định mức nữa mà tra giùm luôn cho nhanh. Bạn lấy khối lượng công việc, nhân với định mức để được khối lượng vật tư hao phí. Sau đó, bạn cộng dồn vật liệu lại để được bảng tổng hợp vật tư sử dụng cho công trình. Lưu ý: Tất nhiên, các dự toán thực sự sẽ có rất nhiều công việc. VD: Bê tông, xây, tô, ốp, lát đều sử dụng xi măng. Lúc đó, bạn sẽ phải cộng dồn tất cả xi măng lại thì mới có khối lượng xi măng dùng cho cả công trình. 39 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  40. Bài 26: Bảng 3 - "Bảng tổng hợp vật tư" Bạn cộng tổng khối lượng vật tư ở bảng "Phân tích vật tư sang" Bây giờ, bạn sẽ tra đơn giá thực tế. Tôi lại vào Google để download bảng giá vật tư thực tế. Đã download được bảng giá tháng 6 40 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  41. Bạn lưu ý 2 điểm: - Giá trong bảng giá này đã có thuế nên bạn phải lấy giá /1.1 để ra giá trước thuế. - Cát thì ghi là giá tại Tp. Quảng Ngãi nên chỉ cần /1.1 là xong, nhưng đá thì ghi là ở mỏ đá Bình Đông nên phải cộng thêm cước vận chuyển. Bạn hãy tra, nhập và tính ra thành tiền vật tư thực tế. 41 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  42. Có thể một số vật tư không tìm thấy trong bảng giá của Sở XD. Bạn phải tìm báo giá bên ngoài hoặc lấy nguồn từ chứng thư thẩm định giá hoặc hóa đơn. Cách tính tổng giá trị vật tư thực tế này phổ biến ở khu vực tp. HCM và các tỉnh miền Tây. Miền Bắc và miền Trung thường tính kiểu "bù giá" tức là chỉ tính phần chênh giữa giá đã tính trong đơn giá và giá thực tế mà thôi. Giá trị vật tư thực tế sẽ bằng tổng TT vật liệu (ở bảng 1) cộng với bù giá vật liệu: 6.964.293 + 6.351.388 = 13.315.681 Bạn thấy rằng giá trị vật liệu tính theo 2 cách này gần như tương đương nhau, sai lệch không đáng kể do sai số tính toán mà thôi. 42 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  43. Một lưu ý nữa, bảng này dùng để tính chênh lệch giá vật tư, nên những vật tư nào không có chênh lệch (ví dụ ở trên là nước) bạn có thể không cần nhập cả giá gốc và giá thực tế luôn. Tức là nếu nền kinh tế vận hành đúng theo "Kinh tế kế hoạch", giá vật tư không thay đổi thì chúng ta không cần bảng này! Bài 27: Vật liệu khác Ở bài trước, các bạn thấy có sự sai lệch giữa cách tính giá trị vật tư thực tế và bù giá. Tuy không nhiều, nhưng nó luôn luôn xảy ra. Lúc trước, để đơn giản, tôi giải thích là do sai số. Nhiều khi có các bạn thắc mắc, tôi lười cũng trả lời đại như vậy cho xong. Thực ra, sai số đó luôn luôn xảy ra là do cái "Vật liệu khác" VD: Với công tác xây tường Vật liệu khác tính theo %. Khi tính theo kiểu vật tư thực tế thì có thể tính được giá trị vật liệu khác, nhưng khi tính kiểu bù giá thì không kiểu gì tính được phần bù giá của vật liệu khác. Do vậy giá trị tính theo 2 cách luôn luôn chênh lệch. Về giá trị vật liệu khác, một số phần mềm không tính được nên bỏ luôn. Thực ra, với những công trình đấu thầu thì cũng không quan trọng lắm, nhưng với những công trình giao thầu thì tính thêm được đồng nào tốt đồng đó (miễn là 43 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  44. đúng theo quy định). Vì vậy, những công trình được giao thầu thì bắt buộc phải tính vật liệu khác (VD công trình 300tr thì cũng được 2-3tr uống bia chứ bộ). Minh họa cách tính vật liệu khác trong phần mềm dtPro Excellent! Vật liệu khác được tính chung trong bảng PTVT. Đầu tiên, áp giá vật tư để tính tổng đơn giá vật tư. Sau đó nhân với khối lượng và định mức vật liệu khác sẽ được giá trị vật liệu khác của công việc đó. Cộng tổng sẽ được giá trị vật liệu khác cho toàn công trình. Bài 28: Bảng 4 - "Tổng hợp dự toán" Ở các bài trước, bạn tính được giá trị vật liệu, nhân công, máy thi công thì mới chỉ là những chi phí trực tiếp. Để triển khai công trường còn cần thêm các chi phí như: chi phí quản lý, lợi nhuận nhà thầu, chi phí chuẩn bị (cổng hàng rào thẻ bảng tên đồng phục bảo hộ ). Những chi phí đó được tính trong bảng THDT này 44 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  45. Chi phí vật liệu lấy ở bảng tổng hợp vật tư (bảng 3). Trường hợp tính theo kiểu bù giá thì lấy ở tổng thành tiền vật liệu (trong bảng 1) cộng với bù giá vật liệu ở bảng 3. Chi phí nhân công và máy thi công lấy ở bảng 1 rồi nhân hệ số. Trực tiếp phí khác được tra ở thông tư 04 (bảng 3.7 trang 47) Chi phí chung (CP quản lý) và thu nhập chịu thuế tính trước (lợi nhuận) cũng ở TT04, bảng 3.8 trang 49. Chi phí lán trại tạm tra ở trang 10, mục 1.1.5 Bài 29: Bảng 5 - "Tổng dự toán" Bảng này dùng để tổng hợp giá trị dự toán các hạng mục (nếu công trình có nhiều hạng mục), tính thêm chi phí thiết bị (nếu có), chi phí tư vấn và QLDA, chi phí dự phòng. 45 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  46. Nếu bạn làm ở đơn vị thi công thì chỉ cần giá trị tổng cộng ở bảng Tổng hợp dự toán mà thôi, vì đó là số tiền mà CĐT sẽ thanh toán cho đơn vị thi công. Nhưng nếu bạn làm ở ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế thì sẽ phải tính bảng này. Bảng này dễ, các bạn chỉ cần tra đúng định mức và làm theo mẫu. Nói chung, bảng này không có mẫu nào thống nhất, mỗi đơn vị lại có cách làm riêng. Mẫu này chỉ mang tính gợi ý. Bạn hãy làm theo đúng mẫu của đơn vị bạn. Bài 30: Một số cách tính khác Như vậy, bạn đã biết để tính được dự toán phải làm 5 bảng. Nhân công, Máy TC và các chi phí khác tính giống nhau, riêng vật liệu thì có 2 cách tính: 46 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  47. Cách 1 - Áp giá vật tư thực tế: Không sử dụng tổng tiền vật liệu theo đơn giá, tính tổng khối lượng vật liệu và áp giá vật liệu thực tế. Cách này phổ biến ở khu vực Tp. HCM và miền Tây nam bộ. Cách 2 - Bù giá vật tư: Sử dụng tổng tiền vật liệu theo đơn giá (ở bảng 1) sau đó tính thêm phần chênh lệch giá giữa giá trong đơn giá và giá thực tế. Cách này phổ biến ở miền Bắc và miền Trung. Nói chung, đây là 2 cách làm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều cách làm khác. Tôi xin nêu thêm 2 cách hay dùng hiện nay nữa. Cách 3 (Theo hướng dẫn ở TT18/2008/TT-BXD): Áp giá thực tế cho cả vật liệu, nhân công, máy TC. - Ở bảng 1: Không cần tra đơn giá nữa, chỉ dùng để tính khối lượng (tên có thể đổi thành Bảng tính khối lượng thay vì Bảng dự toán chi tiết) - Bảng 2: Phải phân tích cả vật liệu, nhân công và máy thi công (thay vì chỉ phân tích vật liệu) - Bảng 3: Tổng hợp cả vật liệu, nhân công, máy thi công và áp giá thực tế (thay vì chỉ có vật liệu) - Bảng 4: Vật liệu lấy theo vật liệu thực tế như cách 1, nhân công và máy TC cũng lấy theo thực tế luôn (không phải lấy theo đơn giá rồi nhân hệ số) Tóm lại cách 3 này tương tự như cách 1 nhưng sẽ tính giá thực tế cho cả vật liệu, nhân công và máy thi công và hoàn toàn không cần sử dụng tới đơn giá nữa. Cách 4: Tính lại đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công Cách này thường được các đơn vị ngành giao thông sử dụng. Có lẽ do đặc thù ngành giao thông là các công trình trải dài qua các địa phương nên nhiều khi cùng một con đường, cùng một thiết kế nhưng nếu bên này trên địa phận tỉnh này, bên kia trên địa phận tỉnh kia thì khi áp đúng đơn giá địa phương theo quy định chắc chắn đơn giá/md sẽ khác nhau. Vì vậy, họ chọn cách làm là tính lại đơn giá theo giá vật liệu, nhân công, máy TC thực tế (tương tự như cách tính Bộ đơn giá). Bài 31: Các công việc không có trong đơn giá Bộ đơn giá tuy đã rất dày nhưng cũng không đủ tất cả các công việc. Trong thực tế bạn sẽ gặp rất nhiều công việc không có trong bộ đơn giá. Có 3 trường hợp như sau: 1. Công việc có đơn giá tương đương. Trường hợp này chọn đơn giá và sửa tên. VD: 47 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  48. - Công tác đắp cát tôn nền, đắp cát hố móng không có trong đơn giá. Vì vậy, ta thường phải lấy đơn giá tương đương là Đắp cát nền móng công trình (Mã hiệu AB.13411) rồi sửa tên. - Công tác BT, ván khuôn cổ cột cũng không có trong đơn giá. Vì vậy thường chúng ta phải lấy đơn giá BT, ván khuôn cột để áp dụng mặc dù tính chất công việc khác nhau khá nhiều. 2. Công việc có đơn giá gần giống nhưng tính chất công việc khác nhau. Trường hợp này chọn đơn giá gần giống nhất rồi sau đó sửa định mức và đơn giá. VD: Trong thiết kế có công tác đổ BT lót đá 4x6 mác 75. Trong đơn giá chỉ có mác 100 là thấp nhất. Ta sẽ phải chọn đơn giá mác 100 rồi sau đó sửa: - Định mức: Phải tính lại định mức xi măng, đá, cát - Đơn giá: Tính lại đơn giá. Trong thực tế, người ta thường nội suy đơn giản thôi (vì thực ra để tính chính xác tương đối rắc rối mà không phải ai cũng làm được). Chẳng hạn trong trường hợp này, đa số mọi người chỉ sửa định mức xi măng bằng cách nội suy, còn đá, cát thì coi như không thay đổi cho đơn giản. Thường trong các dự toán có các mã hiệu (theo nhà nước) sau có thêm chữ "vd" (vận dụng) là trường hợp này. 3. Công việc hoàn toàn không có trong bộ đơn giá: Sẽ phải tính định mức và đơn giá từ đầu. Ví dụ nếu làm công tác chống thấm bằng sika 2 thành phần chẳng hạn, bạn sẽ phải căn cứ vào tài liệu kỹ thuật của Sika để xác định định mức (mỗi m2 thì hết bao nhiêu kg phụ gia loại A, bao nhiêu kg phụ gia loại B, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu máy ) rồi sau mới tính ra đơn giá. Nhưng cũng tương tự trường hợp 2, người ta thường quy về một bài toán đơn giản nhất để tính. Chẳng hạn như trong ví dụ trên, người ta sẽ coi như khoán cho nhà thầu chống thấm là bao nhiêu tiền/m2 chứ nếu tính chi tiết sẽ rất phức tạp. Bài 32: Một số lưu ý khi sử dụng đơn giá Trong bài 17, tôi đã lưu ý các bạn phải đọc kỹ hướng dẫn và thuyết minh khi áp dụng đơn giá, định mức. Hiện nay đa số anh em dự toán đều sử dụng máy tính nên rất nhiều người không biết tới cuốn đơn giá, định mức ra sao. Vì vậy xảy ra trường hợp là tính sai do không nắm được tính chất công việc. VD: Ngay đầu chương VI: Công tác Bê tông tại chỗ có phần thuyết minh và quy định áp dụng. Trong đó có 2 điểm quan trọng: - Nếu trên bề mặt kết cấu BT có lỗ rỗng <1m2 thì không phải trừ diện tích ván khuôn và không được tính diện tích ván khuôn cho thành, gờ lỗ rỗng. 48 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  49. Rất nhiều người không đọc chỗ này và làm theo thói quen, cứ chỗ nào có lỗ rỗng là trừ. Cứ tưởng cẩn thận thế là đúng nhưng thực ra lại là sai. - Khối lượng BT là khối lượng hình học theo thiết kế, khi đo bóc khối lượng không trừ đi thể tích cốt thép chiếm chỗ. Cái này cũng nhiều người nhầm. Nhiều anh em gặp trường hợp giám sát của CĐT không phải chuyên ngành xây dựng nên cứ đè ra trừ thể tích thép trong BT. Thực ra đúng là thép có chiếm chỗ trong bê tông, nhưng để đơn giản tính toán, người ta đã trừ hao phần chiếm chỗ đó vào định mức hao hụt BT rồi. Tức là khi đổ BT sẽ có việc rơi vãi, xả ống bơm thì thay vì hao hụt 5% thì định mức chỉ tính là 2% mà thôi. Các bạn nên có một bản của cuốn đơn giá để áp dụng cho đúng. Tôi đã tổng hợp một số lưu ý khi sử dụng định mức và đơn giá, vui lòng xem ở Phụ lục 1 49 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  50. CHƯƠNG 6: SỬ DỤNG MÁY TÍNH Bài 33: Sử dụng máy tính để làm dự toán Với những dự toán thực tế hay những dự toán nhà nước nhỏ thì có thể làm bằng Excel. Excel là một phần mềm thông dụng và cũng rất mạnh, giúp tính toán và in ấn khá linh hoạt. Nhưng điểm yếu của Excel là không quản lý được cơ sở dữ liệu và các phép tính toán phức tạp. Vì vậy, với các dự toán nhà nước, đa số phải sử dụng phần mềm dự toán chuyên dụng. Các phần mềm này có ưu điểm là lưu trữ được cơ sở dữ liệu định mức và đơn giá (cả chục bộ định mức x 63 bộ đơn giá của 63 tỉnh thành). Đồng thời các phần mềm này được lập trình chuyên cho công tác làm dự toán nên rất tiện dụng, không phải lập từng công thức như Excel. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không phổ dụng như Excel, file của phần mềm nào thì chỉ phần mềm đó đọc được mà thôi. Vì vậy, nhiều phần mềm có thêm chức năng xuất kết quả ra Excel để in ấn và chia sẻ file dễ dàng hơn. Hiện tại, có một xu hướng mới là viết phần mềm trực tiếp trên Excel. Theo kinh nghiệm của tôi thì dạng này là linh hoạt và tiện lợi nhất, tuy rằng yêu cầu người dùng phải rành về Excel. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều phần mềm khác nhau, nhưng chức năng thì cũng na ná như nhau. Ở đây, tôi hướng dẫn các bạn bằng minh họa trên dtPro Excellent! Nếu làm các dự toán (thực tế) bằng Excel thì các bạn cũng chỉ sử dụng các hàm và các phép tính toán thông dụng của Excel mà thôi. Cái này nằm trong phần kiến thức về văn phòng nên tôi không cần nói sâu thêm. Các bài sau sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng phần mềm dtPro Excellent! Ghi chú: Ở đây chỉ hướng dẫn những điểm chính, vui lòng xem hướng dẫn chi tiết trong thư mục \HuongDan\ hoặc phần hướng dẫn trong Sheet Help Bài 34: Cài đặt dtPro Excellent! Tin vui là dtPro Excellent! luôn có bản miễn phí đủ để học tập và làm những dự toán nhỏ. Bạn download file cài đặt tại www.dutoan.com/files/dtPro-Setup.msi Việc cài đặt tương đối dễ dàng như với các phần mềm khác. Bạn chạy file dtPro-Setup.msi, bấm vài lần là xong. Phần mềm dtPro có 2 phiên bản: 50 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  51. - Phiên bản dtPro Fox: được viết từ năm 1997, nổi tiếng vì sự đơn giản, dễ sử dụng, thao tác nhanh và dễ kiểm soát số liệu. Hiện giờ vẫn được nhiều anh em ưa dùng, nhất là khu vực Tp. HCM và miền Nam. Phiên bản này chạy trong phần mềm rồi mới xuất kết quả ra Excel - Phiên bản dtPro Excellent!: Lấy file Excel kết quả kết xuất từ dtPro Fox, thêm các chức năng chọn đơn giá, sửa định mức để có thể làm trực tiếp trên Excel mà không cần phải sửa trong chương trình nữa. Có thể làm file mới từ đầu hoặc làm trong dtPro Fox rồi xuất ra Excel chỉnh sửa tiếp. Bản thân tôi thì đã chuyển sang xài Excellent! nhưng nhiều anh em ít làm dự toán thì lại thích xài bản Fox cho đơn giản và nhanh. Ở đây, tôi sẽ hướng dẫn các bạn phiên bản Excellent! vì tuy rằng học phiên bản này lúc đầu hơi khó khăn với những người chưa rành Excel nhưng lúc đã quen thì nó làm giảm thời gian làm dự toán của bạn xuống đáng kể. Bạn nhấp đúp vào Shortcut [dtProExl] trên màn hình. Phần mềm này chạy trên Excel nên thực chất shortcut này cũng mở một file mẫu là [dtmau.xls] trong thư mục cài phần mềm mà thôi. Bạn có thể mở file này trực tiếp trong Excel cũng được. Sau đó, bạn hãy Save As thành file dự toán của bạn. Lần sau bạn mở lại file này và làm trong Excel như bình thường. Các nút, các công cụ được đưa sẵn vào trong file Excel rất trực quan và dễ sử dụng. Bài 35: Cưỡi ngựa xem hoa Chúng ta hãy rảo một vòng xem chương trình hoạt động thế nào nhé 51 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  52. File Excel này có nhiều Sheet, nhưng có 4 Sheet quan trọng (màu đỏ), tương ứng với 5 bảng - Sheet DuToan: Bảng Dự toán chi tiết - Sheet PhanTich: Bảng Phân tích vật tư - Sheet HaoPhi: Bảng tổng hợp vật tư (có thể tổng hợp cả nhân công và máy nên tôi đặt là HaoPhi) - Sheet THDT: Bảng Tổng hợp dự toán và bảng Tổng dự toán Các Sheet còn lại là các Sheet hỗ trợ (Help: Trợ giúp, CaiDat: Cài đặt các thông số, DMTV: Định mức tư vấn theo 957) và tính toán một số bảng cần thiết khác (DGTH: Tính đơn giá dự thầu dạng dọc, DGTH2: Tính đơn giá dự thầu dạng ngang). Trên mỗi Sheet có các nút để thực hiện các chức năng. Ví dụ ở Sheet DuToan này có hàng nút với nút [Đổi ĐG] dùng để đổi đơn giá tỉnh, [Lấy ĐM] dùng để lấy lại định mức Các nút này đều được cài các Shortcut tạo thuận tiện tối đa cho người dùng. VD: Bạn có thể bấm nút [Tính (F9)] để tính sang bảng PTVT nhưng có thể bấm F9 nhanh hơn. Hoặc có thể bấm nút có bàn tay giở sách để hiện bảng chọn đơn giá nhưng có thể bấm F11. Ngoài Sheet Help ghi hướng dẫn khá chi tiết còn có hướng dẫn ngay trong sheet theo dạng comment. Bạn di chuột vào các ô có dấu tam giác đỏ ở góc sẽ hiện lên hướng dẫn rất tiện lợi. 52 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  53. Bạn sẽ làm dự toán theo đúng trình tự Bảng 1 - Bảng 2 - Bảng 3 - Bảng 4. Từ Bảng 1 sang bảng 2, từ bảng 2 sang bảng 3 nếu bạn có thay đổi thì bạn phải bấm nút [Tính] tương đương với nút F9. Còn nếu bạn không thay đổi và không muốn tính lại thì bấm vào các Sheet như bình thường. Bài 36: Cài đặt các thông số 1. Cài đặt bộ đơn giá: Bạn bấm nút [Đổi ĐG] để thay đổi đơn giá tỉnh/thành phố. Sẽ hiện lên bảng chọn và chọn bộ đơn giá cần thiết. Lưu ý: Với Excellent!, những đơn giá tỉnh mới công bố gần đây sẽ được đưa vào cuối và có mã tỉnh có năm công bố. VD: ctho12 là đơn giá tỉnh Cần thơ năm 2012, dthap13 là đơn giá Đồng Tháp 2013. 2. Các hệ số nhân công và máy TC: Bạn nhập thẳng hệ số vào các ô 53 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  54. Trong các ô có sẵn công thức theo hướng dẫn của Tp. HCM, các tỉnh khác có thể khác thì bạn xóa công thức đi và nhập lại thôi. 3. Hệ số chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước: Tôi đã làm sẵn bảng tra, bạn chỉ cần chọn loại công trình là hệ số tự nhảy theo. 4. Một số hệ số khác: Bạn tra và nhập trực tiếp. Bài 37: Chọn đơn giá Theo đúng trình tự, chúng ta bắt đầu ở bảng 1, Sheet DuToan Trong Sheet này, bạn sẽ làm 2 công việc chính là chọn đơn giá và tính khối lượng (hoặc nhập nếu khối lượng đã có sẵn). Xong bảng này là bạn đã xong tới 90%. Có 3 cách chọn đơn giá như sau: Cách 1: Bạn bấm nút có hình bàn tay (khoanh màu đỏ - tương đương với phím tắt F11) để hiện bảng chọn đơn giá. 54 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  55. Bạn bấm danh mục các nhóm công việc bên trái rồi chọn công việc cần dùng và bấm [Ghi&Thoát]. Trường hợp muốn chọn nhiều đơn giá một lúc thì bấm nút [Chọn] hoặc nhấp đúp, sẽ xuất hiện bảng nhỏ phía dưới ghi những công việc đã chọn. Sau khi chọn xong, bấm [Ghi&Thoát]. 55 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  56. Cách 2: Nếu bạn nhớ (hoặc đã tra trước hoặc có dự toán cũ tra sẵn mã hiệu) bạn nhập thẳng mã hiệu vào ô mã hiệu rồi nhấn [Enter]. Nếu mã hiệu đúng phần mềm sẽ tra và ghi tên công việc, đơn giá vào cho bạn. Cách 3: Tìm theo mã hiệu. Nếu bạn chỉ nhớ vài ký tự đầu của mã hiệu thì bạn gõ vào ô mã hiệu rồi nhấn [Enter]. Sẽ hiện bảng chọn mã hiệu với mã gần với mã bạn gõ vào nhất. Khi mới làm, bạn nên làm theo cách 1 (bấm F11 rất nhanh). Sau đã quen nhớ được những ký tự đầu thì làm theo cách 3 nhanh hơn. Còn cách 2 nhanh nhưng chắc mỗi người chỉ nhớ được vài mã thông dụng hoặc khi nhập dự toán đã có sẵn mã hiệu mà thôi. Lưu ý thêm: Cách 1 hiện tất cả đơn giá, cách 2 chỉ hiện những đơn giá hay dùng (PM tự động ghi những đơn giá bạn hay dùng để bạn chọn cho nhanh). Bạn có thể bấm vào nút kiểm để hiện/ẩn các đơn giá. Trường hợp bạn muốn tìm theo tên công việc, bạn gõ tieng viet khong dau vào ô tìm kiếm và bấm tìm tiếp cho đến khi tìm được đơn giá mong muốn. Bài 38: Nhập (hoặc tính) khối lượng Nếu đã có sẵn khối lượng (bạn đã tính từ trước hoặc làm hồ sơ dự thầu), bạn có thể nhập thẳng vào ô Khối lượng. Nếu không, bạn nhập kích thước hoặc công thức để PM tính toán. 3 dòng đầu là nhập thẳng khối lượng. Các dòng sau là nhập kích thước để PM tính. Thực ra thì đây là môi trường Excel nên bạn hoàn toàn có thể tự tạo công thức tính toán theo ý bạn. Nhưng ở đây, phần mềm hỗ trợ bạn bằng cách lập các công thức theo đúng yêu cầu tính toán cho nhanh. 56 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  57. Bạn bấm nút chìm dưới chữ [TỔNG KL] hoặc F12, phần mềm sẽ rà toàn bộ bảng và lập công thức: - Ở cột KL TP (khối lượng thành phần) sẽ là hàm Product nhân 5 ô: KQCT, SL, DÀI, RỘNG, CAO với nhau. Hàm Product giống công thức nhân, nhưng khi có ô trắng thì công thức nhân sẽ cho kết quả bằng 0 còn hàm Product sẽ bỏ qua ô trắng và nhân các số còn lại. - Ở cột TỔNG KL sẽ là hàm sum, cộng khối lượng thành phần của các dòng công thức bên dưới của công việc (quy ước là dòng công việc ở trên, các dòng chi tiết không có mã hiệu ở bên dưới sẽ là dòng khối lượng thành phần cho dòng công việc phía trên). Lưu ý: Những ô bạn nhập khối lượng hoặc công thức sẽ có màu xanh và chương trình không lập lại công thức. Nếu bạn muốn lập lại công thức ở các ô này, hãy xóa nội dung ô và bấm [TỔNG KL] hoặc F12. Bạn cũng có thể nhập theo dạng công thức bằng cách gõ trực tiếp vào ô TÊN CÔNG VIỆC/DIỄN GIẢI Ở dòng 16 tôi nhập theo công thức. Bạn thấy mẫu là : . Công thức có thể có dấu ngoặc, hàm pi(), hàm khai căn SQRT(số) tùy ý. Sau khi bạn [Enter] công thức sẽ được đưa sang ô diễn giải công thức và tính ra giá trị cho bạn. Lưu ý: Theo thói quen từ xa xưa (từ hồi chưa có máy vi tính và Excel), mọi người hay nhập theo kiểu công thức. Cách này nhập liệu vừa lâu (vì phải gõ các dấu, dấu ngoặc ), sau lúc kiểm tra lại cũng rất khó kiểm tra vì phải dò từng số một. Nhưng có một điểm đặc biệt bất lợi là làm theo cách này sẽ không tận dụng được việc link công thức trong Excel (xem bài sau, bài 39). Vì vậy, tôi đặc biệt khuyến cáo các bạn nên nhập theo kích thước vào từng ô. 57 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  58. Bài 39: Tận dụng khả năng link công thức và các chức năng của Excel Một trong số những khả năng tuyệt vời của PM trên nền Excel là khả năng link công thức. Tất nhiên, không thể không nói đến những tiện ích rất hay khác sẽ làm giảm thời gian làm việc của các bạn xuống đáng kể. Thường những công trình làm bằng PM cũ (dtPro Fox) tôi phải làm hết 1 tuần thì với Excellent!, tôi chỉ còn làm trong khoảng 4 ngày. Tôi chỉ giới thiệu vài điểm chính, các bạn có thể tự tìm hiểu để hoàn thiện kỹ năng nhé. 1. Link công thức. Trong công thức của công việc số 4 và số 5, số lượng cọc giống nhau, chiều dài giống nhau. Ta sẽ link công thức bằng cách bấm dấu "=" ở ô G19 rồi bấm chọn ô G16 [Enter]. Làm tương tự hoặc copy công thức cho các ô khác. Điểm lợi của việc này là khi thay đổi (VD thay đổi số lượng hoặc chiều dài cọc) thì tất cả các số liệu liên quan sẽ thay đổi, mình không phải sửa thủ công nữa. Ở trong ví dụ tính cọc khoan nhồi này, có tới 7-8 công việc liên quan tới nhau có thể link công thức. Khi thiết kế thay đổi, chỉ cần sửa 1 số là tất cả sẽ thay đổi theo, vừa nhàn nhã vừa tránh được sai sót (trước kia nhiều khi có 8 số liên quan, ngồi sửa được 7 số, sót 1 số). Trong thực tế có rất nhiều khối lượng có liên quan tới nhau, như ván khuôn và bê tông cột, đà, sàn (có bê tông thì link công thức để tính ván khuôn rất nhanh); khối lượng xây, tô; khối lượng matit sơn nước với khối lượng tô 58 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  59. Nếu bạn lập các công thức chuẩn thì khi thay đổi, tất cả sẽ chạy theo và bạn khỏi phải suy nghĩ nhiều. Chính vì vậy, tôi mới nói tôi đã tiết kiệm được tới 30-40% thời gian làm dự toán. 2. Tính toán trực tiếp: Như ở ví dụ này, tôi phải nội suy đơn giá khoan cọc nhồi Thực ra, việc nội suy này chưa hẳn đã chính xác, nhưng vì đơn giá nhà nước chỉ có cọc D800 là nhỏ nhất nên buộc phải chấp nhận cách này (nội suy đơn giá theo tiết diện cọc) - Ô G15 tôi nhập công thức tính tiết diện cọc D800 =0.4*0.4*pi() - Ô H15 tôi nhập công thức tính tiết diện cọc D350 =0.175*0.175*pi() - Ô I15 tôi nhập công thức tính tỷ lệ tiết diện cọc =H15/G15 Dòng 14 (công việc số 3) tôi chọn đơn giá cọc D800, khối lượng là 0 để làm đơn giá chuẩn. Sau đó, ở ô T15, tôi nhập công thức =T14*I15, tương tự với nhân công và máy. 3. Các tiện ích khác: Có rất nhiều tiện ích, bạn hãy tự khám phá vì không thể nói hết được khả năng của Excel (bản thân tôi là người lập trình mà cũng chỉ sử dụng hết khoảng vài % khả năng của Excel mà thôi, có lẽ dưới 5%). VD: - Bạn nghi ngờ số liệu nào sai, đánh dấu (màu đỏ, màu tím ) để lưu ý, lúc sau kiểm tra lại. - Bạn có thể tạo các công thức tính toán để kiểm tra các số liệu có chính xác hay không 59 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  60. - Bạn có thể dùng các chức năng sắp xếp, lọc dữ liệu, tìm kiếm của Excel để xử lý số liệu rất nhanh. Bài 40: Sửa định mức Ở bài 31, bạn đã biết là nhiều khi phải sửa đơn giá và định mức. Sửa đơn giá thì đơn giản, bạn tính toán và nhập vào ô đơn giá là xong (xem lại minh họa sửa đơn giá ở bài trước - bài 39). Nếu muốn sửa định mức, bạn bấm nút [Sửa ĐM] hoặc F10 Sẽ hiện bảng sửa định mức (chính là Sheet PhanTich nhưng chỉ có 1 công việc) Bạn sửa tên vật tư, ĐVT, định mức rồi bấm [Lưu ĐM] hoặc F10 để lưu và trở lại Sheet DuToan Bạn có thể sửa định mức ngay ở bảng phân tích vật tư (khi bấm [Tính (F9)] hoặc F9). Chỉ khác lúc này bảng sẽ có toàn bộ các công việc chứ không phải chỉ 1 công việc. Thực tế, tôi thường không sửa định mức cho từng công việc mà để sau khi xong cả bảng, bấm F9 và sửa cho toàn bộ công trình cho nhanh. Lưu ý: Một trong những chức năng rất hay của Excellent! là bạn thoải mái sửa định mức mà không cần phải quan tâm tới mã vật tư. Khi bạn lưu đúng cách (bấm F10 hoặc F9) định mức sẽ được lưu lại và khi bạn chạy lại từ bảng 60 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  61. DuToan, định mức sẽ được giữ nguyên những thay đổi chứ không bị mất như các phần mềm khác. Bài 41: Bảng Phân tích vật tư Sau khi nhập xong Sheet DuToan, bạn bấm nút [Tính (F9)] hoặc F9 để tính sang bảng Phân tích vật tư. Lưu ý: Khác với dtPro Fox, khi chuyển bảng tự động tính lại các số liệu, ở Excellent! nhiều khi bạn muốn chuyển qua lại giữa các Sheet để xem, copy nên khi chuyển Sheet tính lại sẽ không hợp lý. Vì vậy, tôi để chế độ phải nhấn nút hoặc F9 thì mới tính, còn bạn bấm chuyển Sheet bình thường thì không tính. Bảng Phân tích vật tư 61 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  62. Như đã nói ở bài trước bảng này với bảng sửa định mức là một. Chỉ khác khi bạn bấm F9 thì hiện định mức và khối lượng vật tư cho tất cả công việc. Bạn rà soát lại và sửa tên vật tư, ĐVT, định mức nếu cần. Nếu muốn quay lại bảng DuToan thì bấm F10, nếu muốn tính tiếp sang bảng Tổng hợp vật tư (Sheet HaoPhi) thì bấm F9. Bạn lưu ý, như đã biết ở bài 25, bảng này chỉ cần tính tới khối lượng vật tư thôi (cột K.LƯỢNG HAO PHÍ). Nhưng ở bài 27, bạn lại cũng biết rằng còn có vật liệu khác và vật liệu khác được gộp tính chung trong bảng này. Phần phía bên phải vạch đỏ là phần giành cho việc tính vật liệu khác. Chi tiết về cách tính tôi sẽ đề cập ở bài sau. Chỉ lưu ý ở cột GÍA HAO PHÍ bạn thấy có ô bị #N/A, bạn đừng có rối. Vật tư đó chưa có trong bảng Hao phí nên hàm vlookup tìm không thấy báo #N/A thôi. Chỉ cần bạn nhấn F9 để tính tiếp sang bảng hao phí, khi quay trở lại bảng này sẽ không còn #N/A nữa. Nhắc lại một lần nữa để các bạn đỡ rối về vật tư và hao phí: Bảng này và bảng HaoPhi tính được cả Nhân công và Máy nên tôi gọi chung là hao phí. Vậy bạn đừng rối. Hao phí là tên chung cho cả vật tư, nhân công và máy thi công mà thôi. Bài 42: Bảng Tổng hợp vật tư Sau khi rà soát và sửa/nhập vật tư, bạn bấm nút [Tính (F9)] để PM tính và hiện Sheet HaoPhi 62 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  63. Phần mềm tự lọc tên vật tư và ghi công thức tính khối lượng từ Sheet PhanTich (hàm Sumif()). Bạn chỉ cần tìm giá và nhập vào cột GIÁ THỰC TẾ là xong. Nhắc lại một chút: - Giá thực tế là giá trước thuế và tại chân công trình (đã bao gồm cước vận chuyển) - Giá lấy từ các nguồn: Bảng giá vật tư thực tế do Sở XD công bố, chứng thư thẩm định giá, bảng giá của nhà cung cấp, hóa đơn. Trường hợp bạn làm dự toán kiểu Bù giá, bạn bấm nút ở phía trên cột ĐVT 63 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  64. Nút khoanh đỏ là nút chuyển kiểu tính. Bạn có thể Hide, Unhide cột thủ công cũng được. Bạn để ý số trên nút khi tính VTTT là 2, khi tính Bù giá là 3. Ở bên dưới là phần tổng hợp nhân công và máy thi công nhưng ở đây mình chỉ tính vật liệu nên có thể giấu đi. Bài 43: Tính Vật liệu khác Quay trở lại Sheet PhanTich một chút 64 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  65. Phía bên phải đường kẻ đỏ là phần tính vật liệu khác. Giá vật tư sẽ được link từ bảng HaoPhi qua, nhân với định mức và cộng tổng sẽ được tổng đơn giá vật liệu. Sau đó lấy khối lượng công việc, nhân với tỷ lệ vật liệu khác và đơn giá để được thành tiền hao phí khác và cộng tổng lại. Bảng tính hao phí khác này tôi làm theo yêu cầu của Phòng Tài Chính Quận (nơi quản lý vốn XDCB của Quận) và đã được dùng để tính dự toán và thanh quyết toán các công trình xây dựng và chưa gặp thắc mắc hay trở ngại nào. Bài 44: Kiểm tra khối lượng của bảng Tổng hợp vật tư Có lần, tôi kiểm tra dự toán đơn vị khác làm. Tổng vật tư sai toét. Gặp người làm, nói sai, hắn cãi: "Phần mềm tính làm sao mà sai được". Cho ngồi cộng lại bằng tay, "Ừ, sao vậy nhỉ?" Hầu hết mọi người đều ỷ y, tin tưởng vào máy. Vả lại với những dự toán cả vài trăm đầu công việc, khó có thể dò lại để biết bảng tổng hợp vật tư có khớp với bảng phân tích vật tư hay không (ai mà ngồi dò cộng từng số cho được). Muốn kiểm tra chỉ có nhập lại (nhiều khi có file cũng rất khó kiểm tra, nếu người cung cấp file CỐ TÌNH làm sai như lập công thức sai, sửa định mức ) 65 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  66. Với phần mềm này, tất cả các công thức đều là của Excel nên bạn dễ dàng kiểm tra công thức để biết bảng tính đúng hay sai. Bảng khối lượng vật tư là dễ bị sai nhất. Đối với Excellent! tôi chưa phát hiện ra trường hợp nào bị sai, nhưng tôi cũng gài một công thức vào để xác nhận tính xác thực của tổng vật tư. Ô H33, tôi có công thức tổng Khối lượng hao phí. Sau đó ở ô H34, tôi lập công thức so sánh với tổng khối lượng hao phí của bảng HaoPhi, nếu hai tổng ở 2 bảng này bằng nhau (TRUE) thì có thể yên tâm là tổng khối lượng vật tư là đúng. Tất cả các công thức khác tôi cũng đều sử dụng các công thức và hàm của Excel bình thường chứ không chơi kiểu đánh đố như một số phần mềm khác, khi chép file sang máy không cài phần mềm là công thức bị REF hết. Vả lại nếu không may kết quả sai cũng rất khó kiểm tra và phát hiện. Bài 45: Tính cả vật liệu, nhân công, máy đều theo đơn giá thực tế (Kiểu 3: TT18) Trong bài 30, bạn đã biết ngoài 2 cách tính như vừa làm còn có cách tính cả vật liệu, nhân công, máy đều theo đơn giá thực tế. Trường hợp này, ở Sheet DuToan, bạn bấm chọn cả 3 nút kiểm Vật liệu, Nhân công, Máy 66 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  67. Lưu ý, lúc này phần đơn giá thành tiền sẽ không cần thiết nữa (vì sẽ sử dụng giá thực tế, không áp thứ đơn giá sai lè dở hơi này nữa) nên bạn giấu hết phần đơn giá thành tiền đi. Có thể bấm nút phía trên cột TỔNG KL để chuyển về dạng bảng chỉ có khối lượng (lúc này nút là số 0) Sau khi bấm F9 sang Sheet PhanTich và Sheet HaoPhi sẽ có đủ cả Vật liệu, nhân công và máy. 67 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  68. 68 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  69. Bài 46: Tính lại đơn giá Vật liệu, Nhân công, Máy (Kiểu 4: Giao thông) Giành cho kiểu dự toán thứ 4 (chủ yếu là bên Giao thông) Sau khi nhập giá vật liệu, nhân công, máy thi công thực tế thì đơn giá VL, NC, M đã được tính ở Sheet PhanTich (Bạn phân biệt: Giá vật liệu, NC, M là giá của từng VL,NC,M đơn lẻ; còn đơn giá VL, NC, M là tổng các VL, NC, M cho cả công việc đó) 69 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  70. Khung màu xanh là giá VL, NC, M Khung màu đỏ là đơn giá VL, NC, M (là tổng nhiều hao phí) Bạn chuyển qua Sheet DuToan và bấm nút trên cột TỔNG KL để chuyển về kiểu bảng 2 (khoanh màu xanh) 70 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  71. Bấm nút [Lấy ĐG] (khoanh màu đỏ) để lấy đơn giá đã tính lại ở Sheet PhanTich sang. Khung vuông màu đỏ là các đơn giá lấy từ bảng PhanTich Tổng TTVL, TTNC, TTM sẽ được đưa sang bảng Tổng hợp dự toán kiểu 4 Bài 47: Tổng hợp dự toán Kiểu 1: Tp. HCM và miền Nam Vật liệu link từ Sheet HaoPhi, Vật liệu khác Link từ Sheet PhanTich, Nhân công và máy TC link từ Sheet DuToan. Các hệ số link từ Sheet CaiDat. Bảng này hoàn toàn là công thức của Excel, bạn có thể tự tham khảo, không có gì quá khó. 71 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  72. Kiểu 2: Bù giá. Khu vực miền Bắc và miền Trung. Bạn bấm nút khoanh màu đỏ về số 2 Chỉ khác kiểu 1 là Chi phí vật liệu lấy ở Sheet DuToan, sau đó tính thêm Bù giá vật liệu ở Sheet HaoPhi. Còn tất cả các chi phí khác đều giống kiểu 1 Kiểu 3: VL, NC, MTC đều lấy theo thực tế. Theo TT18 Lần này thì cả vật liệu, nhân công, máy đều lấy ở Sheet HaoPhi. Vật liệu khác, Máy khác lấy ở Sheet PhanTich. Còn tất cả các chi phí khác đều giống 2 kiểu trên. 72 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  73. Kiểu 4: Tính lại đơn giá VL, NC, MTC theo giá thực tế. Kiểu bên Giao thông hay sử dụng. Vật liệu, nhân công, máy đều lấy ở Sheet DuToan (áp đơn giá đã tính lại). Các chi phí khác giống các kiểu trên. Bài 48: Tổng dự toán 73 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  74. Phần A: Chi phí xây dựng: Bạn link công thức từ các file dự toán hạng mục sang Phần B: Bạn lập bảng danh mục thiết bị hoặc lấy bảng danh mục thiết bị từ bộ phận chuyên môn (thường trong các dự án xây dựng nhà máy thì danh mục thiết bị rất phức tạp và phải do bên chuyên môn cung cấp, chẳng hạn như xây dựng nhà máy sứ và thiết bị vệ sinh thì gồm rất nhiều chủng loại máy mà chuyên môn xây dựng không thể biết được) Phần C: Chi phí Quản lý dự án và Tư vấn: Tôi đã lập sẵn Sheet DMTV (định mức tư vấn) và tra tự động định mức dựa vào giá trị công trình và loại công trình. Bạn chỉ cần kiểm tra lại chút xíu là được. Cũng lưu ý mẫu bảng này là mẫu thông dụng, nhưng một số công ty cách sắp xếp có thể khác đi. Bạn căn cứ thực tế mà làm cho đúng. 74 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  75. Phần D: Dự phòng phí hiện nay bao gồm 2 loại. Ngoài dự phòng (thường lấy là 10%) còn có dự phòng trượt giá nữa. Ở đây tôi chưa đưa vào dự phòng trượt giá, bạn tự lập công thức theo hướng dẫn tại TT04 nếu cần. 75 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  76. CHƯƠNG 7: DỰ TOÁN DỰ THẦU Bài 49: Dự toán dự thầu Xong phần dự toán, giờ chúng ta chuyển qua phần dự toán dự thầu. Với các dự án tư nhân và nước ngoài thì thường dự toán với dự thầu (và sau này cả thanh quyết toán khi triển khai thi công) luôn có cùng cách tính toán (kiểu dự toán thực tế như đã trình bày ở bài 10-15). Như vậy mới dễ dàng kiểm tra và rút kinh nghiệm (VD: Dự toán tính sai, khi dự thầu phát hiện ra - rút kinh nghiệm; dự thầu vẫn còn sai, khi thi công phát hiện ra - rút kinh nghiệm) Nhưng với các dự án nhà nước thì dự toán và dự thầu chẳng ăn nhập gì với nhau. - Dự toán thì làm theo 4 bước: Dự toán chi tiết - Phân tích VT - Tổng hợp VT - Tổng hợp DT - Dự thầu thì gần giống kiểu tư nhân và nước ngoài: Chỉ có 1 bảng Dự toán duy nhất (với đơn giá là đơn giá tổng hợp). Tuy nhiên, đa số trường hợp bắt phải phân tích đơn giá (để chứng minh đơn giá đó là đúng - không như công trình tư nhân và nước ngoài, không cần phải chứng minh đơn giá). Hiện nay, công việc mời thầu, dự thầu, chấm thầu các công trình nhà nước được quy định ở Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn luật đấu thầu, Thông tư 01/2010/TT-BKH quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu (quy mô lớn), Thông tư 02/2010/TT-BKH quy định cho HSMT (quy mô nhỏ) Các bạn đọc kỹ nội dung để vận dụng sao cho có lợi nhất. Sau đây tôi chỉ nêu những ý chính: - Các công trình có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên bắt buộc phải tuân thủ quy định của nhà nước về đấu thầu. - Tất cả định mức, đơn giá dự thầu đều là của nhà thầu, không phải định mức đơn giá nhà nước (đúng theo tinh thần nhà nước không quản nữa - từ sau năm 2007) - Phần giá dự thầu lập theo các mẫu hướng dẫn trong các phụ lục của TT01/2010/TT-BKH và TT02/2010/TT-BKH Hướng dẫn của nhà nước thì như vậy, nhưng khi tham gia dự thầu, các bạn phải đọc thật kỹ hồ sơ mời thầu. Trong thời buổi khó khăn hiện nay, có công trình đăng báo mời thầu là cả vài chục nhà thầu mua hồ sơ. Vì vậy, những người soạn thảo hồ sơ mời thầu, tuy vẫn phải tuân thủ quy định nhưng thường đưa vào những chi tiết rất oái oăm, hay nói đúng hơn là gài rất nhiều thứ để loại những người cần loại. Nói chung, phần dự toán dự thầu thường có 5 bảng như sau: 76 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  77. - Mẫu 8A: Biểu tổng hợp giá dự thầu. Thường là tổng hợp các hạng mục (lấy tổng từ mẫu 8B) - Mẫu 8B: Biểu chi tiết giá dự thầu. Chỉ đơn giản là lấy khối lượng x đơn giá ra thành tiền mà thôi (giống dự toán thực tế, nhưng đơn giá phải có phân tích chi tiết ở mẫu 9A và 9B) - Mẫu 9A: Phân tích đơn giá dự thầu (đối với đơn giá XD chi tiết). Chiết tính chi tiết đơn giá từng công việc - Mẫu 9B: Phân tích đơn giá dự thầu (đối với đơn giá XD tổng hợp). Tính đơn giá cho một nhóm công việc (các nhóm có nhiều công việc ở mẫu 9A) - Mẫu 10: Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu. Nếu có tính thì thuyết minh trong bảng này. Thường thì lấy giá thực tế và không cần tính. Nhưng bảng này có điểm hết sức quan trọng, là phải nhập đủ nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu. Thiếu cái này là bị loại ngay. Chú ý: Nhiều người chưa rành việc đấu thầu, thấy dọa là "sai một chữ cũng bị loại" nên cứ phải đè ra tính cho đủ cả 2 mẫu 9A và 9B cho bằng được. Thực ra mẫu 9B chỉ sử dụng cho trường hợp lập đơn giá cho một nhóm công việc, chẳng hạn đào đất - chuyển ra bãi đổ - chở đi đổ (với những công trình như thủy điện có thể có cả chục đầu công việc) nên người ta gom nhóm lại cho đơn giản. Với những công trình dân dụng bình thường thì chỉ mẫu 9A là đủ. Bài 50: Hai cách phân tích đơn giá dự thầu Như phân tích ở bài trước, với những công trình bình thường chỉ cần làm mẫu 9A là đủ. Bạn thành thạo mẫu 9A thì có thể đọc thêm để làm mẫu 9B nếu cần thiết. Ở đây, tôi chỉ hướng dẫn bạn mẫu 9A thôi. Phân tích đơn giá dự thầu theo mẫu 9A cũng có 2 kiểu: Kiểu 1: Vật liệu theo đơn giá thực tế, nhân công và máy thi công theo đơn giá tỉnh/thành phố nhân với hệ số. Cách này tương đương với Dự toán nhà nước cách 1 Kiểu 2: Cả vật liệu, nhân công và máy thi công đều theo đơn giá thực tế. Cách này tương đương với dự toán nhà nước cách 3. Khác với các phần mềm khác, dự toán nhà nước và dự toán dự thầu thường sai lệch, đôi khi sai lệch nhiều, với Excellent! giá trị dự thầu luôn đúng bằng giá trị dự toán. Vì thực ra bản chất là dự thầu hay dự toán đều giống nhau, chỉ khác là dự toán thì tính cho toàn bộ công trình, dự thầu thì phân tích cho từng công việc mà thôi. Với Excellent! sau khi đã làm được dự toán thì chỉ cần bấm 1 nút là tự động phần mềm tính thành dạng dự toán dự thầu. Vì vậy, thường khi làm dự thầu, tôi làm dự toán trước, sau khi cân chỉnh số liệu xong xuôi (VD: muốn dự thầu với 77 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  78. giá 50 tỷ chẳng hạn thì căn chỉnh dự toán cho đúng con số mong muốn) thì mới bấm nút để chuyển sang dạng dự thầu. Phân tích đơn giá dự thầu kiểu 1 Vật liệu áp giá thực tế, nhân công và máy lấy đơn giá tỉnh/thành phố nhân hệ số Phân tích đơn giá dự thầu kiểu2 78 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  79. Cả vật liệu, nhân công, máy thi công đều áp giá thực tế Bài 51: Cưỡi ngựa xem hoa (tiếp theo) Như đã nói ở bài trước, chúng ta sẽ làm dự toán trước, sau khi xong dự toán sẽ chuyển thành dạng dự thầu. Như vậy, chúng ta cũng sẽ làm qua 4 Sheet: DuToan - PhanTich - HaoPhi - THDT. Sau khi căn chỉnh giá trị dự toán ở bảng THDT phù hợp rồi mới chuyển qua Sheet DGTH (Đơn giá tổng hợp) để bấm nút chạy phân tích đơn giá chi tiết. Khi in sẽ in các bảng sau: - Biểu tổng hợp giá dự thầu (mẫu 8A): Phải làm thêm bảng này. Bảng này chỉ là một Sheet Excel bình thường rồi link tổng các hạng mục từ Sheet DuToan (mẫu 8B) sang. 79 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  80. - Biểu chi tiết giá dự thầu (mẫu 8B): Sử dụng Sheet DuToan với đơn giá tổng hợp lấy từ Sheet DGTH (mẫu 9A). 80 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  81. - Phân tích đơn giá dự thầu (mẫu 9A): Sử dụng Sheet DGTH, link định mức từ Sheet PhanTich, giá vật tư nhân công máy từ Sheet HaoPhi và tính thêm các chi phí theo quy định. 81 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  82. - Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu (mẫu 10): Sử dụng Sheet HaoPhi. Bảng này đặc biệt chú ý Quy cách xuất xứ phải phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nếu không sẽ bị loại. 82 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  83. Các Sheet PhanTich và THDT chỉ để tính toán trung gian, không cần in. Lưu ý: Tùy hồ sơ mời thầu mà số hiệu mẫu có thể khác nhau. Trong hướng dẫn về hồ sơ mời thầu của Bộ Kế hoạch Đầu tư thì đánh số là 8A-8B-9A-10, nhưng trong gói thầu mà tôi làm ví dụ ở trên thì các mẫu trước họ cắt giảm nên đánh số là 6A-6B-7-8. Bài 52: Sheet DuToan (Bảng chi tiết giá dự thầu) Bạn phải làm 2 việc chính trong bảng này: Chọn đơn giá và nhập khối lượng. Trong hồ sơ mời thầu sẽ có bảng tiên lượng (khối lượng) mời thầu. 83 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  84. Bạn chọn đơn giá và nhập khối lượng.Cách chọn đơn giá, nếu bạn quên, vui lòng xem lại bài 37 Về khối lượng, bạn nhập đúng như khối lượng mời thầu. Trường hợp phát hiện khối lượng chênh lệch thì phải làm bảng riêng chứ không được đưa chênh lệch vào bảng này (xem khung màu đỏ phía trên). Về đơn giá, tuy bạn chọn được mã hiệu đơn giá nhà nước rồi nhưng phải căn cứ vào hồ sơ mời thầu để tính đơn giá cho đúng. Chẳng hạn ở ví dụ này có 2 vấn đề: - Đơn giá là đơn giá tổng hợp (khung màu xanh). Trong hồ sơ mời thầu này chỉ có khối lượng bê tông, không có khối lượng ván khuôn. Vì vậy đơn giá phải tính làm sao cho đủ cả giá của ván khuôn trong đó. Hệ thống nước tương tự. Họ 84 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  85. ghi như vậy có nghĩa là bên thi công phải tính làm sao để phải bao được việc xin phép đấu nối - Biện pháp thi công (các công tác phục vụ thi công): Công trình này làm 2 hầm, phải có hệ shooring và khoan giếng hạ mực nước ngầm. Nhưng khối lượng mời thầu không có 2 công việc này. Như câu cuối ở khung màu xanh thì các công việc này cũng phải tính vào đơn giá dự thầu. Các vấn đề này tôi sẽ đưa vào một bài lưu ý riêng. Trong trường hợp bằng cách nào đó bạn có được file khối lượng (có cả mã hiệu), bạn có thể copy vào bảng này rồi bấm nút [Lấy TB] (lấy toàn bộ đơn giá, định mức cho công việc). Lưu ý Paste Special value để không làm mất định dạng cell. 85 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  86. Sau khi copy, bạn phải lưu ý rà soát lại với khối lượng mời thầu vì đôi khi file mình xin được có những sai lệch. Như ở ví dụ trên, công tác vận chuyển đi đổ tính đúng phải có 3 mã hiệu (1km đầu, từ km2-km7, trên 7km) nhưng ở hồ sơ mời thầu họ chỉ để 1 công tác. Hoặc ở file dự toán có tính ván khuôn và công tác giàn giáo bao che nhưng hồ sơ mời thầu không có. Sau khi rà soát công việc và khối lượng xong, bấm nút [Lấy TB] chỗ khoanh màu đỏ Bài 53: Khối lượng dự thầu Hầu hết các hồ sơ mời thầu đều quy định là nếu nhà thầu phát hiện khối lượng chưa chính xác thì phải lập bảng riêng, không được tính phần sai khác này vào giá dự thầu. Khi bạn làm hồ sơ thầu, nhất thiết phải kiểm tra lại khối lượng mời thầu. Tùy dạng hợp đồng mà mình có thể điều chỉnh cho phù hợp: - Trường hợp hợp đồng đơn giá cố định, thanh toán theo khối lượng: Sai khác khối lượng không quan trọng lắm vì đằng nào khối lượng cũng được thanh toán theo thực tế. Trừ trường hợp sai khác quá lớn, ảnh hưởng quá nhiều tới tổng giá trị công trình thì phải đề xuất để CĐT xem xét tính lại cho phù hợp. - Trường hợp hợp đồng theo trọn gói, không điều chỉnh (bút sa gà chết) thì bắt buộc phải tính toán lại cẩn thận khối lượng. Tôi đã gặp trường hợp thiếu khối 86 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  87. lượng không phát hiện ra, tới khi đi đàm phán hợp đồng mới biết phải bỏ của chạy lấy người, mất bảo lãnh dự thầu vì nếu làm thì còn lỗ nhiều hơn. Nói chung, khi đấu thầu, các nhà thầu rất ngại việc đề xuất những khối lượng dư/thiếu. Vì vậy, chỉ những trường hợp sai khác quá lớn, ảnh hưởng nhiều tới giá dự thầu thì họ mới xét. Khi kiểm tra khối lượng dự thầu, bạn làm theo nguyên tắc như sau: - Rà soát kiểm tra các đầu công việc. Nếu thiếu đầu công việc thì phải tìm hiểu xem: + Công việc đó có được coi là biện pháp, đã bao gồm trong công việc khác hay không. + Công việc đó có nằm trong gói thầu này hay không hay nằm trong gói thầu khác. + Nếu không, đề xuất với CĐT để bổ sung thêm công việc đó vào khối lượng dự thầu (bảng riêng). - Rà soát kiểm tra các khối lượng có giá trị lớn trước và cẩn thận. Vì những sai sót ở các công việc này sẽ ảnh hưởng nhiều tới giá trị công trình. Với những công việc có giá trị nhỏ, có thể kiểm tra nhanh vì sai sót ở những công việc này cũng không ảnh hưởng nhiều tới giá trị công trình. - Rà soát kiểm tra các công việc có đơn vị (100m2, 100m3). Những công việc này hay bị sai khối lượng (quên chưa /100) hoặc nhiều khi người làm mời thầu cố tình sai. Mẹo: Trường hợp hợp đồng theo đơn giá cố định, khối lượng theo thực tế, nếu phát hiện những khối lượng chưa chính xác thì những khối lượng nào dự kiến sẽ giảm để giá thật thấp (khi giảm sẽ bị giảm ít), những khối lượng nào dự kiến sẽ tăng sẽ để giá thật cao (tăng sẽ được tăng nhiều) Bài 54: Các đơn giá gộp Trước kia, khối lượng mời thầu thường được copy nguyên xi khối lượng dự toán được duyệt. Nhưng hiện nay, rất nhiều hồ sơ mời thầu yêu cầu gộp các đơn giá vào cho gọn, dễ quản lý. - Ván khuôn thường được coi là biện pháp để đổ BT nên người ta bỏ khối lượng ván khuôn. Khi bạn tính đơn giá BT phải cộng thêm chi phí cho ván khuôn. - Giàn giáo trong, giàn giáo và bao che bên ngoài cũng hay bị loại bỏ. Bạn sẽ phải phân bổ vào đơn giá của các công việc liên quan. - Công tác vận chuyển lên cao cũng hay bị loại bỏ. Bạn cũng phải phân bổ vào các công việc. 87 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  88. - Một số công tác thuộc biện pháp cũng hay bị loại bỏ. VD: hệ shoring, khoan giếng và vận hành hạ mực nước ngầm Bạn cũng phải phân bổ vào các công việc liên quan. Nguyên tắc chung là bạn cố gắng phân bổ vào các công việc làm trước (sẽ được thanh toán trước) Đây là một ví dụ về việc phân bổ giá ván khuôn vào công tác bê tông. Ở ví dụ trên, tôi tính cứ mỗi m3 BT dầm hao phí là 10.6m2 ván khuôn. Ghi chú: Trước năm 1998 (lúc đó sử dụng định mức 56) thì ván khuôn được gộp trong BT tương tự như cách tính trong ví dụ này. Sau định mức 1242 mới tách công việc ván khuôn riêng. Bài 55: Sheet PhanTich - Sửa định mức và phân tích hao phí Tương tự như làm dự toán, bạn có thể bấm F10 để sửa định mức cho 1 công việc hoặc F9 để phân tích toàn bộ công trình và sửa định mức luôn thể. Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu theo cách 1 (vật liệu thực tế, nhân công và máy theo đơn giá nhân hệ số) thì chỉ cần phân tích vật liệu. Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu theo cách 2 (cả vật liệu, nhân công và máy đều theo đơn giá thực tế) thì phải phân tích cả vật liệu, nhân công và máy TC. Vui lòng xem lại bài 45 để biết lựa chọn phân tích vật liệu hay tất cả VL, NC, M. Ở bảng này, bạn lưu ý 2 điểm: 88 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  89. 1. Về nguyên tắc, định mức cũng như giá hao phí là do bạn chào chứ không phải áp dụng đơn giá nhà nước. Vì vậy, nếu công việc nào tính ra đơn giá quá bất hợp lý so với thị trường thì bạn nên sửa cho phù hợp. 2. Nguyên tắc khi sửa định mức (và cả giá hao phí) là công tác nào làm trước (VD với công trình dân dụng là phần thô) thì để giá cao, công tác làm sau (hoàn thiện) để giá thấp. 3. Với những công tác cần phân bổ thêm các hao phí, bạn chèn thêm dòng và tính toán nhập định mức cho phù hợp. Bạn xem lại bài trước để biết cách đưa ván khuôn vào công tác bê tông. Với các công tác khác làm tương tự. Bài 56: Sheet HaoPhi - Bảng giá hao phí thực tế Ở bảng này, bạn nhập giá thực tế bình thường. Chỉ nhắc lại là bạn phải nhớ quy cách xuất xứ của vật liệu phải theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu cách 1 thì bảng này chỉ có vật liệu. Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu cách 2 thì bảng này có cả vật liệu, nhân công và máy. Về nguyên tắc, giá vật liệu và cả nhân công máy là giá của nhà thầu, không phải là đơn giá nhà nước. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể nhập giá theo ý bạn chứ không phải tra bảng giá của Sở như trong dự toán nhà nước. Đối với nhân công và máy thi công cũng vậy. Bạn hoàn toàn có thể nhập giá thị trường chứ không bị bắt buộc phải tuân thủ quy định nào cả. Tuy nhiên, nhiều người tích dựa vào nhà nước cho chắc ăn: - Nhân công thì lấy đơn giá ngày công trong cuốn dự toán nhà nước nhân với hệ số. Nhiều người tính theo bảng lương A8 với mức lương tối thiểu mới. - Máy thi công tương tự. Lấy theo đơn giá ca máy trong cuốn dự toán nhà nước nhân với hệ số hoặc tính lại đơn giá ca máy theo thông tư 06. Bài 57: Phân tích đơn giá dự thầu 89 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  90. Bạn chuyển qua Sheet THDT để xem giá trị dự toán. Bạn cân nhắc điều chỉnh sau khi thấy hợp lý thì chuyển qua Sheet DGTH để tính đơn giá dự thầu. Bạn bấm nút [Tính ĐGDT kiểu 1] hoặc [Tính ĐGDT kiểu 2] Phần mềm sẽ chạy để tính đơn giá và ghi đơn giá tổng hợp vào Sheet DuToan. Ở Sheet DuToan, bạn rà soát đơn giá và thành tiền của từng công việc để loại trừ sai sót. Có lần tôi nhập sai định mức ván khuôn, chỉ khi tính ra tổng tiền ván khuôn ở Sheet DuToan này tôi mới phát hiện ra vì giá trị ván khuôn quá cao so với các công tác khác. 90 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  91. Bạn lưu ý: Với Excellent! giá trị tổng dự toán ở bảng Tổng hợp dự toán luôn bằng giá trị dự thầu 91 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  92. Bài 58: Điều chỉnh giá trị dự thầu Bạn sẽ gặp vấn đề như sau: Sau khi tính xong được dự toán dự thầu, ban giám đốc họp bàn và đi đến quyết định: Bỏ thầu với giá x tỷ. Tất nhiên, các sếp quyết dựa trên rất nhiều yếu tố (đối thủ cạnh tranh, thông tin tư vấn hay nhiều khi chỉ đơn giản là số đó đẹp - tổng 9 nút ). Vấn đề là làm sao mình điều chỉnh khớp với số đó mà có thể có lợi nhất khi thi công. Nói chung, bạn nên điều chỉnh thế nào để có thể giải trình hợp lý nhất. Nếu CĐT thấy rằng đơn giá của bạn không hợp lý thì họ cũng có quyền loại hồ sơ của bạn ra. Sau đây là vài cách thông dụng: - Điều chỉnh định mức: + Định mức vật liệu: Tôi quản lý tốt, tránh hao hụt nên định mức giảm. Đặc biệt với giàn giáo và ván khuôn: Tôi xài giàn giáo ván khuôn thép, đã hết khấu hao nên giảm định mức + Định mức nhân công, máy thi công: Tôi quản lý tốt nên năng suất cao. - Điều chỉnh giá vật liệu, nhân công, máy: + Tôi lấy sỉ, là khách hàng thân thiết, đơn vị cung cấp có liên kết liên doanh nên giá tốt nhất thị trường. + Máy tôi đã hết khấu hao nên đơn giá ca máy giảm. - Điều chỉnh các hệ số: + Trực tiếp phí khác: Tôi quản lý tốt nên giảm được, thay vì 2.5% tôi chỉ tính 1%, thậm chí không tính. + Chi phí chung: Tôi tổ chức bộ máy gọn nhẹ chuyên nghiệp nên thay vì 6.5% tôi chỉ cần 4% + Thu nhập chịu thuế tính trước: Tôi chỉ tính lãi rất ít để tăng khả năng cạnh tranh. Bài 59: Câu thần chú & Cái chết của con thiên nga Có nhiều sai sót và phải trả bằng cái giá khá đắt. Thường chúng tôi gọi đó là học phí. Có vài câu thần chú giúp bạn tránh hoặc giảm được các khoản học phí này: - Kiểm tra kỹ các công việc có đơn vị là 100 (100m, 100m2, 100m3). Nhiều khi mời thầu theo đơn vị 1, bạn chọn đơn giá nhà nước và để nguyên nên giá trị tăng gấp 100 lần (coi ví dụ dưới). - Công tác nào làm trước, để giá cao (để được thanh toán trước). Công tác nào làm sau, để giá thấp. 92 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04
  93. - Các công tác có thể được thay đổi đơn giá, để giá thấp để lúc tính chênh lệch được cao hơn. - Một số công việc định mức nhà nước sai, chú ý sửa lại (bả matit, trần, tô đà trần ) - Những công tác thuộc biện pháp mà không có trong khối lượng cần phải phân bổ, phân bổ vào những công việc làm trước để được thi công và thanh toán trước. Một số ví dụ mà anh em đã mắc: 1. Sai đơn vị tính: Trong bộ định mức có nhiều công việc đơn vị lại là 100, chẳng hạn như lợp mái ngói: 100m2 , đào đất bằng máy: 100m3, đóng cừ tràm: 100md. Có một công trình, lợp mái ngói. Hồ sơ mời thầu mời đơn vị là m2 (150m2). Người làm dự toán dự thầu không để ý, chọn mã hiệu nhà nước nên đơn giá là đơn giá cho 100m2. Như vậy thay vì giá trị mái ngói chỉ 150m2x200.000đ/m2 = 30.000.000đ thì giá trị tăng 100 lần thành 3.000.000.000đ (công việc này bị tăng 2,7 tỷ) Điều đáng nói là Công ty quyết định giá bỏ thầu cố định rồi nên anh ta loay hoay giảm những đơn giá khác xuống cho đủ số tổng. Đến khi trúng thầu và thi công thì phát hiện ra, CĐT chỉ thanh toán theo khối lượng thực tế. Với công trình nhà nước, ngoài chủ đầu tư còn tài chính, kho bạc, kiểm toán nên bắt buộc bị cắt, không làm sao được. Kết quả: Công ty lỗ, còn bạn nhân viên đó lên đường, kiếm việc mới. 2. Biện pháp thi công: Nhiều công trình, phần biện pháp thi công không đưa vào khối lượng mời thầu mà yêu cầu nhà thầu phải phân bổ và coi như chi phí đó đã nằm trong giá dự thầu. Có trường hợp quên tính biện pháp, đến khi đàm phán hợp đồng mới biết, chỉ còn nước bỏ tiền bảo lãnh dự thầu mà chạy chứ nếu làm thì lỗ. 3. Cũng trường hợp về biện pháp như trên, nhưng khi tính lại phân bổ đơn giá cho toàn bộ công trình. Tới lúc triển khai thi công, biện pháp phải làm trước, phải chi phí nhưng do phân bổ vào toàn công trình nên không thanh toán được tiền biện pháp này ngay nên hụt vốn. VD: Hệ shoring không phân bổ vào cọc khoan nhồi tường vây (thi công trước và được thanh toán ngay) mà phân bổ vào toàn công trình. Khi thi công phải trả tiền làm shoring nhưng tiền thì được thanh toán dần theo khối lượng các công việc khác - hụt vốn. 4. Có trường hợp nhận thầu, lúc làm dự toán những định mức nhà nước cao không sửa lại (hầu hết là phần hoàn thiện). Tới lúc thực hiện, xong phần thô, CĐT chấm dứt hợp đồng và họ thanh toán sòng phẳng. Nhưng những công việc lời nhiều thì chưa làm, còn phần xương xẩu làm xong chẳng lời được bao nhiêu. 93 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04