Giáo trình Giải phẫu sinh lý trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 1)

pdf 88 trang hapham 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giải phẫu sinh lý trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giai_phau_sinh_ly_tre_em_dung_cho_nganh_gd_mam_no.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giải phẫu sinh lý trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 1)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ThS. Nguyễn Thị Giang An GIẢI PHẨU SINH LÝ TRẺ EM (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) VINH 2011 1
  2. BÀI MỞ ĐẦU I –TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN GIẢI PHẪU SINH LÝ TRẺ EM 1 - Khái niệm về giải phẫu và sinh lý người: 1.1 Giải phẫu người: Là một môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo, hình dạng và các qui luật phát triển của cơ thể con người trong mối liên hệ khăng khí với môi trường sống, trên cơ sở cơ thể là một thể thống nhất toàn vẹn, thống nhất với ngoại cảnh dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. 1.2 Sinh lý người: Là một khoa học nghiên cứu hoạt động chức năng của các cơ quan, các hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể. Nó nghiên cứu các qui luật làm cơ sở cho các quá trình sống của cơ thể. Giải phẫu và sinh lý có mối quan hệ với nhau . Muốn biết được chức phận của một cơ quan nào đó trong cơ thể thì phải biết cấu tạo của cơ quan đó. 2 – Ý nghĩa và tầm quan trọng: 2.1 Ý nghĩa: Giải phẫu học không chỉ giúp ta hình thái, cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể mà còn mang tính lý luận về quá trình tiến hoá của chúng. Trên cơ sở đó, môn học này còn có ý nghĩa hỗ trợ kiến thức cho các môn học khác như: - Sinh lý học: giúp chúng ta đi sâu vào nghiên cứu các chức phận của các cơ qua thông qua việc nắm rõ kiến thức về giải phẫu. 2.2. Mối quan hệ với các khoa học khác: Giải phẫu và sinh lý người có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nghiên cứu về con người như: y học, tâm lý học, giáo dục học, giáo dục thể chất, hội hoạ - Y học: giúp thầy thuốc có thể chuẩn đoán, mổ xẻ, thăm khám và điều trị một cách chính xác. - Tâm lý học: Sự phát triển tâm lý của con người diễn ra trên cơ sở sự phát triển về giải phẫu và sinh lý người, đặc biệt trên cơ sở sự phát triển của não bộ và của hệ thần kinh. Giải phẫu sinh lý của con người và cở sở vật chất của các hiện tượng tâm lý đặc biệt là hoạt động của hệ thần kinh. - Đối với giáo dục học: GPSL là cơ sở giúp giáo dục học có thể đề ra những nội dung giáo dục cụ thể, chính xác phù hợp với độ tuổi Ví dụ: Trẻ nhà trẻ hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo do sự phát triển của các vận động tay. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo do sự phát triển mạnh về ngôn ngữ và nhu cầu làm người lớn. - Đối với phát triển thể chất: GPSL làm cơ sở để dựa vào đó đề ra kế hoạch luyện tập, nôi dung và phương pháp luyện tập. 3
  3. Ngoài ra giải phẫu học còn là một trong những công cụ của các khoa học khác như chủng tộc học, nhân trắc học, giáo dục dân số, giáo dục môi trường, hội hoạ, điêu khắc. 2.3. Tầm quan trọng: Giải phẫu và sinh lý có vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo của ngành giáo dục mầm non: - Giúp cho người học nắm một cách khái quát về cơ thể con người về cả cấu tạo và chức năng sinh lý. Từ đó hiểu được đặc điểm về cơ thể trẻ em có những điểm khác biệt với người lớn về cả cấu tạo, chức phận của từng cơ quan trong cơ thể. - Những đặc điểm về cơ thể trẻ em được phát triển và thay đổi qua các giai đoạn lứa tuổi khác nhau. - Trên cơ sở đó giúp các cô giáo mầm non có kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ một cách hợp lý và khoa học. - Ngoài ra môn học này còn là cơ sở để người học có khả năng tiếp thu kiến thức của các môn học khác như: Tâm lý, giáo dục học, dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh II- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của môn GPSL trẻ em là nghiên cứu giải phẫu các cơ quan bộ phận trong cơ thể trẻ em và chức năng sinh lý của chúng. Vì vậy trẻ em là đối tượng chính của môn học này. 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Phương pháp nghiên cứu về giải phẫu: Có thể có nhiều cách nghiên cứu: - Nghiên cứu theo từng hệ thống cơ quan (Giải phẫu hệ xương, hệ cơ, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp) đó là phương pháp giải phẫu hệ thống. - Nghiên cứu về hình thể bề ngoài và tầm vóc của cơ thể đó là phương pháp giải phẫu tạo hình. - Nghiên cứu các bộ phận trong từng vùng riêng (Giải phẫu vùng đầu, cổ, vùng ngực, vùng chi) III- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU: Lịch sử nghiên cứu về sinh lý học được bắt nguồn từ thời thượng cổ do các nhu cầu về y học, bởi vì để phòng bệnh và chữa bệnh cần phải hiêủ biết về cấu tạo và chức năng của cơ thể con người. Tuy nhiên những hiểu biết về cấu tạo và chức năng của cơ thể con người thời bấy giờ chỉ dựa và những quan sát bên ngoài và dự đoán, nên còn rất nông cạn và chưa chính xác. Vì vậy, các nhà sinh lý học đầu tiên cũng chính là các thầy thuốc. Lịch sử phát triển của sinh lý học luôn gắn liền với lịch sử phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và lịch sử phát triển của triết học qua các thời kỳ, vì vậy ta có thể chia lịch sử phát triển của sinh lý học ra làm 3 thời kỳ . 3.1 – Thời kỳ cổ xưa: 4
  4. Thời kỳ cổ xưa, con người đã đứng trước các hiện tượng xảy ra của tự nhiên hoặc các hiện tượng luôn xảy ra trọng đời sống hằng ngày. Con người luôn đặt ra các câu hỏi vì sao?, như thế nào ? Để tìm hiểu và giải thích các câu hỏi đó, con người phải dựa vào những luận điểm huyền bí, đó là các quan niệm có nguồn gốc tôn giáo Các hiện tượng của tự nhiên xảy ra hằng ngày trong đời sống của con người, con người đã dựa vào thuyết âm dương ngũ hành hoặc vạn vật trong vũ trụ là do thượng đế sinh ra, sự hiểu biết của con người về tự nhiên cũng như về sinh lý học còn rất thô sơ, nông cạn và sai lầm. Điều này thấy rõ trong các tác phẩm của các nhà khoa học thời cổ đại La Mã và Hy Lạp (thế kỷ thứ IV-V tr cn), trong thời kỳ này đã gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học như : + Aristote: Là nhà khoa học tự nhiên bách khoa, ông đã nghiên cứu nhiều lĩnh vực trong sinh học, còn về SLH ông cho rằng máu được tạo ra ở gan và từ đó đổ về tim và là nơi sinh ra cảm giác. + Hypocrate và Galile: Hypocrate Là thầy của y học, ông đã đưa ra thuyết hoạt khí để giải thích một số hiện tượng như không khí từ ngoài vào phổi , rồi vào máu và lưu thông trong máu. Còn Galilê (thế kỷ thứ II TrCN) đã phát triển thuyết này để giải thích một số hiện tượng khác. Qua quan sát trên các động vật đã cho thấy máu không chỉ chảy theo các tĩnh mạch, mà còn chảy theo các động mạch, mặc dù còn nhầm lẫn các dòng máu được trộn lẫn trong tim. Galile còn nhận thức được não là cơ quan chung của cơ thể. + Danh y Erasistrat: cũng có nhận thức đúng về vai trò cuả dây thần kinh trong điều khiển các chức năng vận động và sự xuất hiện các cảm giác. 3.2 Thời kỳ phát triển của nền khoa học tự nhiên: Do hoàn cảnh phương Đông và phương Tây. Phương tây thì khoa học, nghệ thuật bị chế ngự bởi tôn giáo nên không phát triển được. Phương Đông những tri thức của con người với tự nhiên tiếp tục phát triển và đạt được trình độ cao mà tiêu biểu là ở Trung Quốc với nhà GPH nổi tiếng là Hoa Đà ông đã dùng ph/ pháp gây mê để phẫu thuật. Thời phục hưng các nước phương Tây bắt đầu từ Italia rồi Đức, Pháp sự thống trị của nhà thờ bị lật đổ. Đó là thời kỳ phát triển của KH tự nhiên, nghệ thuật. Và thời kỳ này Newton đã xác lập được những nguyên lý cơ bản về cơ học. - Copenic (1473-1534) và Galilée (1564- 1642) đã có những hiểu biết về thiên văn học và tuyên bố rằng trái đất xoay xung quanh mặt trời. Lời tuyên bố này đi lại quan điểm của nhà thờ. Bên cạnh đó nhiều phát minh mới về sinh lý học được xuất hiện Đó là Andre Vesale (1514-1564) người Bỉ và Willam Harvey (1578- 1659) là thầy thuốc và là nhà GPH người Anh với tác phẩm vận động của tim và của máu ở động vật. Serrvet (1511- 1553) tìm ra vòng tuần hoàn phổi, Harvey (1578 – 1657) tìm ra hệ thống tuần hoàn máu và sau đó Malpighi ( 1628- 1694) tìm ra tuần hoàn mao mạch. - R.Descartes (1596-1650) nêu ra khái niệm về phản xạ, Galvani (1737 – 1798) phát hiện ra dòng điện sinh học, Duboi Raymond (1818- 1898) nghiên cứu về điện sinh học, Bell (1774- 5
  5. 1842) chứng minh có dây thần kinh cảm giác và các dây thần kinh vận động, Marey (1830- 1904) sáng tạo nên huyết áp kế 3.3 – Giải phẫu học thời đại sinh học phân tử: Thời kỳ cận đại là thời kỳ khoa học tiến bước trong điều kiện của nền sản xuất tư bản, kể từ đó chuyển sang thời kỳ hiện đại. Cùng với sự phát triển tột bậc của KHKT và sự phát triển của kinh tế học, thuyết Darwin ra đời đã tác động quyết định sự phát triển của sinh học. Năm 1939, kính hiển vi điện tử ra đời mở đường cho việc hiện đại hoá các khoa học sinh học. Năm 1953 James Watson và Krancis Crick đã phát hiện ra cấu trúc của AND. Công trình này đặt nền móng cho sự ra đời của ngành sinh học phân tử và công nghệ sinh học hiện đại. Tiếp theo đó là các công trình của Monod Lwoff đã tìm ra AND thông tin, Nirenberg phát minh về mã di truyền , Sutherland phát minh ra cơ chế tác dụng của hormon , A. Hodgkin và A.Huxley nghiên cứu bản chất của quá trình thần kinh, R.Granit nghiên cứu về cơ quan cảm giác Nhìn chung, sự phát triển của sinh lý học là luôn gắn với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên, dựa trên sự tiến bộ của các ngành khoa học khác. Sinh lý học không chỉ nghiên cưú về chức năng ở mức cơ thể, mức hệ thống cơ quan và từng cơ quan mà còn đi sâu vào nghiên cứu về chức năng ở mức tế bào, mức dưới tế bào và mức phân tử. Câu hỏi ôn tập 1. Thế nào là giải phẫu và sinh lý người 2. Phân tích mối quan hệ của giải phẫu sinh lý người với các ngành khoa học khác 3. Nêu ý nghĩa của giải phẫu và sinh lý người đối với chương trình đào đạo của ngành giáo dục mầm non. 6
  6. CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ I- ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO: 1.1- Màng tế bào: Là một màng rất mỏng chiều dày 75-100 A Cấu trúc bao gồm: 2 Lớp photpholiphit có đầu kỵ nước quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài. Mặt trong và mặt ngoài được bọc một lớp protêin, phía ngoài là lớp Nucoprotein giữ trạng thái sinh lý của môi trờng xung quanh tế bào (màng lọc, ngăn cản sự xâm nhập của một số phân tử tiếp xúc với Photpholiphit của màng. Đồng thời nó có khả năng thu hút một số ionvà cố định chúng trên mặt tế bào -> Giữ vai trò trong việc thâu bắt các chất ngoài tế bào 1.2 Tế bào chất : Là khối dịch nằm giữa màng tế bào và nhân, có độ nhớt không đồng đều, lớp ngoài có độ nhớt cao hơn lớp trong.Trong TBC có cấu trúc sợi và hạt (glycogen) và nhiều bào quan khác Thành phần hoá học của TBC: Nước chiếm 85 %, Prôtêin, ARN, ngoài ra còn có axit amin, Nucleotit, các sản phẩn chuyển hoá trung gian và các muối khoáng. Các bào quan trong tế bào: Ty thể: -Hình dáng: Gậy, cầu 2-5 m - Cấu tạo: Gồm 2 màng cơ bản, màng ngoài phẳng, màng trong có nhiều nếp gấp hình răng l- ược gọi là mào (Crista) trên mào có enzim oxy hoá - photphorin hoá. Trong chất nền có chứa enzim của chu trình Krebs, enzim này giải phóng ra năng lợng tạo ra ATP - Chức năng: Trạm năng lượng của tế bào, ngoài ra ngời ta còn thấy ty thể còn thường xuyên có sự tổng hợp protein. Lưới nội chất: Là một hệ thống nhỏ, dẹt, song song và nối thông với nhau tạo thành một mạng nội bào tương. Cấu tạo của lới nội bào giống màng cơ bản. ở phía ngoài thông với MT ngoài, phía trong thông với khoang nhân. - Có 2 loại lới nội chất: +/ Có hạt (Hạt RBX đính trên): Có ở những TB tổng hợp Prôtêin phong phú. +/ Không có hạt: Có ở những TB tổng hợp Lipit, gluxit. - Chức năng: +/Tham gia tổng hợp Prôtêin, lipit, gluxit cho TB +/ Tập trung và cô đặc một số chất từ ngoài tế bào hay trong TB vào trong lòng ống nội bào và vận chuyển, thu lượm các chất đến các phần khác nhau của TB. Ribôxom: Là một bào quan nhỏ -Hình dạng: cầu, đường kính 150 A, Phân bố tuỳ từng vùng, có thể ở dạng tự do hoặc nằm trên lới nội chất. -Đặc điểm: Chúng liên kết với nhau bởi một sợi nhỏ, mỗi chuỗi gồm 4-50 RBX -> Pôlixom. - Chức năng: Tham gia tổng hợp Prôtêin 7
  7. Thể golgi:Là một bào quan có cấu trúc màng tạo nên các khoang nằm trong bào tương. Gồm nhiều túi xẹp, thờng nằm gần nhân TB. Chức năng: Tập trung và cô đặc các sản phẩm chế tiết ở những tế bào bài tiết. Lysosom: Là một khối hình cầu, chúng thường ở gần các ty thể, đợc bao bọc bởi một lớp màng Lypo-Protein. Bên trong có nhiều Enzim có tác dụng thuỷ phân protein, axit Nucleic, Mucôplysacarit, lipit và glucogen, - Chức năng: Tiêu hoá TB bằng hình thức ẩm hoặc thực bào. Thể vùi: Là các chất dự trữ của tế bào. Chúng có thể là các sản phẩm sống của tế bào hoặc là các loại sắc tố của tế bào. Ví dụ: Glycogen. Melanin ở TB da. 1.3 Nhân tế bào: Là thành phần chủ yếu quan trọng của TB, hầu hết các TB đều có 1 nhân nằm ở trung tâm nhưng cũng có những TB đa nhân hoặc sau này sẽ mất nhân. Thành phần cấu tạo của nhân: - Màng nhân: màng kép, giống màng TBC nhưng màng ngoài có các lỗ. Mặt ngoài thường có các RBX bám vào. Xung quanh lỗ có các prôtêin “đứng gác” -> điều tiết sự qua lại của các Ion và các phân từ ARN tt - Chất nhân: là khối chất dạng gel trong có chứa Prôtêin, Enzim, ion. - Nhân con: 1-2 nhân con (90% là prôtêin, 2,2-5% là ARN -> là trung tâm để tổng hợp r ARN và hình thành RBX và còn là trung tâm tổng hợp prôtêin cho cả nhân và TB, ngoài ra nó còn đóng góp tích cực trong quá trình phân bào. - Chất nhiễm sắc: Bao gồm ADN, các Protein thuộc bazơ, protein thuộc axit. Trong chất nhiễm sắc còn có ARN Chức năng: - Chứa NST (ADN) là cơ sở vật chất của tính di truyền - Là nơi tổng hợp r ARN và t ARN đồng thời tham gia vào tổng hợp Prôtêin II - ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔ 2.1 Khái niệm về mô: Mô là tập hợp những yếu tố có cấu trúc tế bào và các cấu trúc không phải tế bào liên kết với nhau tạo ra một cấu trúc có cấu tạo, nguồn gốc phát sinh chung nhằm thực hiện một chức năng nhất định. 2.2 Các loại mô trong cơ thể : Trong cơ thể người có 4 loại mô cơ bản: Biểu mô, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh 2.1 Biểu mô: (mô biểu bì) 2.1.1. Đặc điểm chung: Biểu mô là loại mô xếp thành lớp dày bao phủ mặt ngoài hay mặt trong của các cơ quan , ngoài ra biểu mô còn tạo thành các tuyến nội tiết hay ngoại tiết. Về mặt cấu tạo biểu mô do một hay nhiều lớp tế bào xếp khít nhau tạo thành, chất gian bào rất ít hoặc không có. 8
  8. 2.1.2. Phân loại: căn cứ vào hình thái và chức năng chia biểu mô thành hai loại là biểu mô phủ và biểu mô tuyến. - Biểu mô phủ: là những tế bào phủ mặt ngoài cơ thể hay mặt trong của các cơ quan rỗng (lá thành, lá tạng, thành ống tiêu hoá, ống tiết niệu) Chức năng: đảm nhiệm vai trò bảo vệ (dưới các tác nhân cơ học, lý học, vi sinh vật) và trao đổi chất. - Biểu mô tuyến: là những nhóm tế bào được chuyên môn hoá cao độ để thích ứng với chức năng chế tiết và bài xuất. Tuyến ngoại tiết: là những tuyến mà chất chế tiết của chúng được bài xuất ra ngoài hay vào khoang của cơ thể thông với ngoài (lòng ống tiêu hoá, khoang tử cung) hoặc thông qua hệ thống ống trung gian. Tuyến nội tiết: Chất chế tiết ngấm trực tiếp vào máu (không có ống dẫn). Xung quanh tế bào tuyến thường có mao mạch dày đặc. Các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận , tuyến tuỵ. 2. 2 Mô liên kết 2.2.1. Đặc điểm chung: Mô liên kết là loại mô đệm bắt nguồn từ trung mô thuộc lá phôi giữa, nằm giữa các khoang giới hạn bởi các phôi nguyên thuỷ. Mô liên kết có các tế bào xếp không sát nhau, xen kẽ giữa các tế bào là chất gian bào. Cấu tạo của mô liên kết rất phức tạp. có loại ở trạng thái dịch thể, có loại ở trạng thái hình thể bất định như các loại sợi, có loại hình thể ổn định như sụn, xương. Mỗi loại có cấu tạo và chức năng riêng, nhưng chúng có chung một đặc điểm là : có nhiều loại tế bào, chất gian bào chiếm tỷ lệ đáng kể. 2.2.2. Phân loại: mô liên kết có nhiều loại, căn cứ vào chức năng sinh lý của có thể chia theo sơ đồ sau: Mô cơ trơn Trung mụ Mụ liờn kết dinh dưỡng và bảo Mụ liờn kết đệm cơ vệ Liên kết sợi Vừ ng Mỏu Bạch Mụ sợi Mụ sợi Mụ Mụ m ụ huyết xốp chắc Sụn Xươn g 9
  9. a. Mô liên kết dinh dưỡng và bảo vệ: - Võng mô: là mô liên kết ít phân hoá nhất, tạo nên cơ sở của mọi cơ quan tạo huyết như tuỷ xương, tì, hạch bạch huyết. Ngoài ra võng mô còn có chức năng bảo vệ cơ thể, như những tế bào tự do có khả năng thực bào được tách ra từ khối hỗ bào. Khối này được tạo thành do các yếu tố tế bào có hình sao nối với nhau bằng những nhánh nguyên sinh chất. Liên hệ với chất nguyên sinh của tế bào có những sợi tơ mảnh là thành một mạng lưới, nên có tên gọi là võng mô. Chức năng của võng mô là tạo huyết, bảo vệ cơ thể và có khả năng thực bào nhờ sự có mặt của những tế bào tự do tách ra từ khối hỗn bào. - Máu: Là dịch thể chính của cơ thể, lưu thông trong hệ mạch.Đảm nhận các chức năng sống của cơ thể. Máu gồm hai thành phần +/ Dịch thể: Huyết tương +/ Yếu tố hữu hình: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. - Bạch huyết: là một chất lỏng không màu hay màu vàng, không mùi,vị mặn. Dịch này nằm đầy trong các kẽ tế bào gọi là dịch tổ chức. Nhưng khi dịch tổ chức đi vào các ống bạch huyết được coi là mô liên kết lưu động. - Mô sợi xốp (Mô liên kết chính thức) là mô mềm, hình thái bất định phân bố lót đều khắp cơ thể, liên kết nhiều tổ chức với nhau, làm nhiệm vụ liên lạc, đệm và cũng là nơi các chất dinh dưỡng thấm qua đó vào các mô khác. Do mamg cả hai chức năng nên gọi là mô đệm dinh dưỡng. b. Mô liên kết đệm cơ học: - Mô liên kết sợi chắc: (mô liên kết sợi dày) Cấu tạo: yếu tố sợi chiếm thành phần chủ yếu, bào tương kém phát triển. Gồm có 2 loại: +/ Sợi không có cấu trúc xác định rõ rệt như mô liên kết tầng bì da. Trường hợp này cấu trú không được định hướng rõ. +/ Sợi có cấu trúc rõ rệt: Gân và dây chằng. Trường hợp này bó sợi sinh keo gồm những tơ mãnh song song thành bó. Chúng cách biệt nhau bởi những tế bào như loại tế bào sợi. Tuy nhiên cách phân chia hai loại mô liên kết sợi chắc căn cứ vào cấu trúc định hướng của các yếu tố sợi như trên chỉ có tính chất tương đối. - Mô sụn: Là mô có cấu tạo đặc biệt, gồm tế bào sụn, phân tử sợi, chất cơ bản và bên ngoài là màng sụn. Mô sụn làm nhiệm vụ chống đỡ, đệm giá hoặc có tác dụng làm trơn khớp. +/ Tế bào sụn: Là những tế bào trung mô hay tế bào sợi được vùi trong chất cơ bản và mất nhánh liên lạc ở giữa chúng với nhau. Tế bào sụn hình cầu hay hình trứng lấp đầy ổ sụn, sống riêng lẻ hay thành nhóm tế bào nằm trong các ổ sụn. +/ Chất cơ bản đông đặc, ưa thuốc nhuộm bazơ 10
  10. +/ Sợi keo rất nhỏ vùi trong chất cơ bản. Một số tế bào sụn có khả năng tiết ra các sợi keo dính với chất cơ bản và làm cho chất cơ bản rắn chắc. Phân loại sụn: Căn cứ vào cấu trúc gian bào mà phân biệt 3 loại sụn: +/ Sụn trong: Thường gặp ở sụn sườn, sụn mũi, vòm sụn thanh quản và đường hô hấp, sụn phủ các diện khớp. +/ Mô sụn đàn hồi Loại sụn này có màu vàng nhạt và tạo nên sụn vành tai, sụn thành ống tai ngoài, một số sụn thanh quản. +/ Sụn liên kết sợi Màng sụn gồm hai lớp: Lớp ngoài cấu tạo bởi mô liên kết sợi chắc và lớp trong tiếp giáp với mô sụn thì thuộc mô liên kết sợi xốp có khả năng sinh sản. Trong mô sụn không có mạch máu. Các chất dinh dưỡng từ mạch máu khuyếch tán tới các tế bào sụn. Nên những tế bào ở sâu được nuôi dưỡng kém hơn , thoái hoá dần rồi chết. - Mô xương: Mô xương là hình thái thích nghi đặc biệt của mô liên kết rất cứng rắn thích nghi với nhiệm vụ chống đỡ (áp lực tăng đến 10 Kg/1mm2). Mô xương hợp lại với nhau thành một hệ thống làm giá đỡ toàn thân, Cũng như bảo vệ toàn bộ cơ thể. Xương cùng với cơ vân làm thành cơ quan vận động. Mô xương còn là nơi dự trữ muối và cũng đóng vai trò trong việc chuyển hoá muối (canxi). Thành phần mô xương gồm tế bào, sợi và chất cơ bản. 2.3- Mô cơ: 2.3.1. Đặc điểm chung: Có thể co giãn được. Vì trong bào tương của tế bào có các tơ cơ có khả năng co rút. Năng lượng được chuyển khi co cơ là từ hoá năng thành cơ năng. Cấu trúc mỗi loại cơ luôn phù hợp với chức năng sinh lý của chúng. 2.3.2. Phân loại mô cơ: ở động vật có xương sống, mô cơ chia làm 3 loại cơ vân, cơ trơn và cơ tim. Cơ vân: - Sợi cơ có những vân ngang, co rút theo ý muốn - Đơn vị là những hợp bào gọi là sợi cơ: sợi cơ là khối lăng trụ, dài TB 4Cm -> 12,5Cm, đ- ường kính 20-100m. - Mỗi sợi cơ gồm có : +/ màng, nhân, NSC. +/ Các các vân sáng, vân tối xen kẻ thành hàng trong sợi tơ +/ Có các nhân hình trứng nằm sát màng cơ +/ Sợi cơ vân có rất nhiều nhân, hình trứng nằm sát màng cơ, vì thế người ta gọi mỗi sợi là một tổ chức hợp bào. Những sợi cơ vân hợp thành các bó, các bó lại hợp thành bắp cơ. Trong bắp cơ có nhiều mạch máu, dây TK Cơ trơn: Tham gia vào thành phần cấu tạo của một số nội quan như: ống tiêu hoá, bàng quang, tử cung, mạch máu. - Co rút không theo ý muốn - Sợi cơ : Hình thoi dài 20-56 m. Đường kính 20m. Mỗi sợi cơ là 1TB, nhân nằm ở giữa, NSC chạy dọc sợi cơ, không có vân ngang. 11
  11. - Mô cơ: Gồm các sợi cơ nằm riêng rẽ hoặc hợp thành từng bó, xen giữa các bó là mô LK, mạch máu và thần kinh. Các bó xếp hướng vòng, dọc và chéo. Cơ tim: Là mô biệt hoá phù hợp với chức năng bơm máu. - Cấu tạo: Giống cơ vân, khác sợi cơ là 1 TB nằm riêng rẽ có 1 nhân ở giữa Sợi cơ hình trụ, phân nhánh nối với nhau. 2 sợi cơ tạo thành đĩa xen hay đĩa nối -> tạo thành 1 mạng lới LK dày đặc với nhau (cấu trúc này cho phép các xung điện được truyền nhanh từ TB này sang TB khác 2.4 – Mô thần kinh 1/ Đặc điểm chung: Là loại mô phân hóa cao độ để thích nghi với hai chức năng: Nhận cảm có chọn lọc các KT của môi trờng và phân tích, dẫn truyền xung động nhanh chóng đến các cơ quan mà nó tác động. 2/ Cấu tạo: Gồm nơ ron và TBTK đệm a/ Nơron: Là 1 TB biệt hoá rất cao, là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ TK Chức năng: Phát sinh và dẫn truyền xung động TK từ nơron đến Nơron khác -> cơ quan đáp ứng kích thích. b/ Tế bào thần kinh đệm: Mằm xen kẻ vào giữa các Nơron, có khả năng sinh sản nhanh. Chức năng: Hỗ trợ, nâng đỡ, dinh dưỡng và bảo vệ TBTK chính thức Hình dáng: Hình sao, hình sợi, có ít gai, TBTK đệm nhỏ. III- CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ LÀ MỘT HỆ THỐNG ĐIỀU CHỈNH: 2.1. Cơ thể là một khối thống nhất: Trong cơ thể mọi cơ quan, mô và tế bào đều liên kết với nhau tạo thành một thể thống nhất. Tính thống nhất được thể hiện như sau: - Sự thống nhất trong quá trình trao đổi chất bao gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá: Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất sống đặc trưng cho cơ thể từ các chất dinh dưỡng đã được hấp thu hoặc từ các sản phẩm phân huỷ các chất sống trong cơ thể. Quá trình đồng hoá còn tích luỹ năng lượng. Dị hoá: là quá trình phân huỷ một phần chất sống nhằm thu hồi năng lượng hoá học chứa trong đó để sản xuất công, hoặc để tổng hợp chất mới. Quá trình này giải phóng ra năng lượng. Đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình đối lập song luôn luôn thống nhất trong cơ thể. Dị hoá cung cấp năng lượng để thực hiện quá trình đồng hoá và ngược lại đồng hoá cung cấp các chất để thực hiện quá trình đồng hoá. - Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận: Giữa cấu tạo, hình thái với sinh lý, chức phận có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. Chức phận của cơ thể là kết quả của sự phát triển cá thể và chủng loại cơ thể. Do đó giữa chức phận và hình thái cấu tạo có mối liên hệ khăng khít và lệ thuộc nhau. - Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể : Các cơ quan và các hệ cơ quan trong cơ thể luôn có sự hoạt động phối hợp nhịp nhàng và thống nhất với nhau. 12
  12. Sự liên hệ phối hợp giữa các cơ quan trong cơ thể diễn ra theo ba phương hướng +/ Một bộ phận này ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Ví dụ: Khi ta lao động, cơ làm việc, đồng thời nhịp tim đập nhanh, thở gấp hơn. +/ Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến một bộ phận: như hiện tượng đói là biểu hiện toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hoá. +/ Trong từng cơ quan có sự phối hợp với nhau: như khi ta nhảy thì có sự phối hợp chân trái với chân phải và với tay Sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường : Để tồn tại và phát triển cơ thể phải có những biến đổi để thích nghi với điều kiện môi trường. Khi môi trường thay đổi cơ thể cũng phải có những thay đổi theo. Khả năng này của cơ thể gọi là tính thích nghi, tính thích nghi là qui luật cơ bản của sinh vật. Ví dụ: trời nóng thì đổ mồ hôi, trời rét thì mổi “da gà”. ở người sự thích nghi còn mang tính chủ động, như trời rét thì mặc nhiều áo ấm, hoặc tự run cho đỡ lạnh. 2.2 Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh Trong cơ thể các cơ quan hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp với nhau tạo thành một thể thống nhất. Trong đó vai trò quan trọng để đảm bảo tính thống nhất đó chính là hệ thần kinh, nhờ hệ thần kinh mà cơ thể có thể tự điều chỉnh chức năng sinh lý, duy trì hoạt động của cơ thể giúp cơ thể tồn tại. Ví dụ như duy trì mức độ ổn định tương đối của áp lực máu, nhiệt độ cơ thể Ngoài ra nhờ có hệ thần kinh mà cơ thể thực hiện được mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Bên cạnh sự hoạt động của hệ thần kinh thì việc điều hoà hoạt động của cơ thể còn được thực hiện nhờ một số chất có hoạt tính sinh học cao như hormon. Dưới sự điều tiết của các hormon hoạt động sinh lý của cơ thể cũng được điều chỉnh ở mức ổn định. Như vậy, trong cơ thể dưới sự điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch, hai cơ chế này tác động tương hỗ lẫn nhau thông qua mối liên hệ ngược trong và ngược ngoài của hệ điều hoà thần kinh – nội tiết. Sự điều tiết của các hormon ở trong cơ thể chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương ở cùng đồi thị thông qua mối liên hệ đồi thị (thalamus) => dưới đồi (hyphothalamus) => tuyến yên => tuyến đích. Mặt khác các horom tiết ra ở các tuyến nội tiết lại có ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh làm thay đổi trạng thái, chức năng hoạt động của chúng. IV- MÔI TRƯỜNG NỘI MÔI : Trong cơ thể tế bào, mô, các cơ quan và hệ cơ quan đều phải tồn tại trong một môi trường nhất định. Môi trường để tế bào sống, hoạt động và phát triển được gọi là môi trường bên trong hay là nội môi. Đối với cơ thể người nội môi bao gồm : máu, bạch huyết và dịch gian bào. Đặc điểm của môi trường bên trong cơ thể là tương đối ổn định về mặt thành phần hoá học. Sự ổn định về mặt tính chất hoá lý của nội môi đã tạo ra sự cân bằng trong hoạt động của 13
  13. các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể được gọi là nội cân bằng. Nội cân bằng được tồn tại trên cơ sở hoạt động đồng bộ của các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể. Khi một hệ cơ quan nào đó cần tăng cường hoạt động thì các bộ phận của các hệ cơ quan khác sẽ điều chỉnh hoạt động của mình nhằm taí thiết lập lại nội cân bằng của cơ thể. Nhờ có trạng thái nội cân bằng mà mọi bộ phận, cơ quan trong cơ thể liên kết với nhau, bù đắp cho nhau nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của cơ thể. Điều này thực hiện được vì cơ thể luôn biết tự điều chỉnh mình trong quá trình hoạt động. V- ĐẶC ĐIỂM CHUNG Về CƠ THỂ TRẺ EM Cơ thể trẻ em nói chung và từng cơ quan nói riêng không hoàn toàn giống người trưởng thành. Cơ thể trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại về kích thước. Ví dụ: ống tiêu hoá của trẻ giống người lớn gồm: khoang miệng, ruột, hầu, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già của trẻ. Nhưng khoang miệng của trẻ nhỏ, chưa có đủ răng, khi trẻ 6 tháng mới bắt đầu mọc răng sữa và đến 6 tuổi mới thay răng vĩnh viễn. Dạ dày của trẻ nằm ngang, cơ vòng tâm vị rộng nên dễ nôn trớ. Chính vì vậy, “trẻ em là trẻ em, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại” Mọi đặc điểm về giải phẫu, sinh lý của trẻ em không phải có những đặc điểm riêng. Giữa cơ thể trẻ em và người lớn có nhiều điểm khác nhau về kích thước, cân nặng, về cấu trúc và về chức năng hoạt động. Ví dụ: cấu tạo của hệ hô hấp ở trẻ có nhiều đặc điểm khác người lớn, như lồng ngực tròn, xương sườn nằm ngang, cơ hoành đóng cao. Do vậy, trẻ em hô hấp chủ yếu là bằng bụng. Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và đang phát triển: Khái niệm về lớn chỉ sự biến đổi về lượng, sự tăng thêm về kích thước, khối lượng, chính là sự biến đổi về những đặc điểm cấu tạo, giải phẫu của các cơ quan trong cơ thể. Khái niệm về phát triển chỉ sự biến đổi về chất lượng, sự hoàn thiện chức năng sinh lý của các cơ quan cũng như toàn cơ thể, sự biến đổi từ cơ thể thai nhi thành cơ thể trưởng thành. Sự lớn lên và phát triển có liên quan chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau. Đó là sự vận động đi lên theo chiều hướng hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng. Trong cơ thể trẻ sự lớn lên và phát triển trải qua nhiều giai đoạn nhất định: Bắt đầu là sự biến đổi về số lượng, đến một giai đoạn nhất định nào đó, những biến đổi về số lượng sẽ chuyển thành biến đổi về chất lượng. Cơ thể trẻ em là cơ thể đang phát triển, chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng, còn non yếu. Vì vậy , điều kiện môi trường ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể trẻ. Những thay đổi của môi trường dù rất nhỏ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ em Sự hoạt động của cơ thể trẻ cũng như người lớn không phải là gồm nhưng hoạt động riêng lẻ của từng cơ quan, hệ cơ quan là là các cơ quan trong cơ thể đều hoạt động thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, làm cho cơ thể thành một hệ thống hoàn chỉnh. Câu hỏi ôn tập 1. Chứng minh “Tế bào là một đơn vị cấu trúc, chức năng và di truyền cơ bản của cơ thể”. 14
  14. 2. Thế nào là mô? Trình bày các loại mô trong cơ thể. 3. Chứng minh “ Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh”? 4. Trình bày đặc điểm chung về cơ thể trẻ em. 15
  15. CHƯƠNG II TÍNH QUI LUẬT VỀ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ I- QUI LUẬT VỀ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ TRẺ EM 1. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát triển 1.1 Sự sinh trưởng : là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và dung tích sống của cơ thể Thực chất sinh trưởng là sự tăng lên về số lượng tế bào, dẫn đến sự tăng lên về khối lượng mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể Ví dụ : một đứa trẻ lúc sơ sinh 3 kg đến 1 tuổi 9 kg và chiều cao 75 cm 1.2 Sự phát triển : là sự thay đổi về số lượng và chất lượng xảy ra trong cơ thể Sự phát triển của con người là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cả cuộc đời. Mỗi giai đoạn là phát triển của cá thể là kết quả của giai đoạn trước và là tiền đề cho giai đoạn sau Sự phát triển được thể hiện ở ba yếu tố - Sự tăng trưởng (hay sự lớn lên) của cơ thể, của các cơ quan riêng lẻ và sự tăng cường các chức năng của chúng - Sự phân hoá của các cơ quan và các mô - Sự hình thành hình dáng đặc trưng cho cơ thể Ba yếu tố này liên hệ và phụ thuộc với nhau một cách chặt chẽ dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng Đặc trưng của sự phát triển là những biến đổi về chất của cơ thể. Quá trình phát triển diễn ra một cách từ từ và liên tục, nhưng đồng thời cũng có những bước nhảy vọt. 2. Tính qui luật của sinh trưởng và phát triển của cơ thể 2.1 Tính không đồng đều và dạng sóng của quá trình sinh trưởng Sự phát triển của đứa trẻ diễn ra liên tục song có những giai đoạn nhanh, những cũng có những giai đoạn chậm và đường cong biểu diễn sự sinh trưởng của nó có thể lên xuống song chiều hướng chung là đi lên. Ví dụ: - Chiều cao: Trẻ sơ sinh cao 50 cm, 1 tuổi 75 cm, trên 1 tuổi mỗi năm tăng 5 cm, đến tuổi trưởng thành chậm lại - Về cân nặng : sơ sinh 3 kg, 6 tháng tăng gấp 2, 1 tuổi tăng gấp 3, trên 1 tuổi mỗi năm tăng được 1,5 kg Như vậy từ lúc sinh ra đên tuổi trưởng thành chiều dài cơ thể tăng lên 3.5 lần, chiều dài thân tăng lên 3 lần, chiều dài tay tăng lên 4 lần và chiều dài chân tăng lên 5 lần. 2.2 Các tỷ lệ trên cơ thể thay đổi theo lứa tuổi Tỷ lệ các phần trên cơ thể của trẻ em thay đổi theo độ tuổi - Trẻ sơ sinh chiều dài đầu = 1/4 chiều dài cơ thể - Trẻ 2 tuổi chiều dài đầu = 1/5 chiều dài cơ thể 16
  16. - Trẻ 6 tuổi chiều dài đầu = 1/6 chiều dài cơ thể - Trẻ 12 tuổi chiều dài đầu = 1/7 chiều dài cơ thể - Người lớn chiều dài đầu = 1/8 chiều dài cơ thể - Tỷ lệ chiều dài của đầu càng lớn càng nhỏ và chiều dài của xương càng kéo dài ra. Đến tuổi dậy thì nam chân, tay dài hơn nữ nhưng thân ngắn và xương chậu hẹp hơn. - Có 3 thời kỳ khác nhau về tỷ lệ giữa chiều dài và chiều ngang của cơ thể là : từ 4-6 tuổi, 6 - 15 tuổi và 15 tuổi trở lên. 2.3 Sự thay đổi không đồng thời Một số cơ quan và một số phần của cơ thể có sự sinh trưởng không đồng thời như cơ quan sinh dục đến tuổi dậy thì mới phát triển hoặc như hệ thần kinh sự phát triển và hình thành theo những nhịp độ và thời hạn khác nhau : phần hướng tâm hoàn thiện lúc 6 - 7 tuổi, phần ly tâm hoàn thiện lúc 23 - 25 tuổi. Còn não bộ và tuỷ sống về cấu tạo thì 8 – 10 tuổi như người lớn nhưng về chức năng thì hoàn thiện suốt thời gian dài tiếp theo. Như vậy sự sinh trưởng không đồng thời là sự thích nghi được tạo ra bằng sự tiến hoá. Sự phát triển không đồng đều cho phép đảm bảo sự sinh trưởng nhanh và có chọn lọc. 2.4 Một số cơ quan tăng tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể Ví dụ khi cơ thể tăng thì khối lượng của tim, phổi, cơ cũng tăng lên. Tim tăng 15 lần, cơ tăng 35-40 lần so với sơ sinh. 2.5 Một số cơ quan tăng nhanh ngay trong thời kỳ phát triển bào thai Não lúc sơ sinh nặng 390 g, người lớn 1480 g (từ 10 tuổi trở đi não tăng lên rất ít) 2.6 Có những cơ quan khối lượng của chúng hoàn toàn không đổi sau khi sinh Như phần tai trong không thay đổi sau khi sinh 2.7 Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm phát triển cá nhân Mặc dù sự phát triển của trẻ tuân theo các qui luật chung ở trên song mỗi đứa trẻ cũng có đặc điểm phát triển mang tính cá thể nó phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, điều kiện và mức độ phát triển của hệ thần kinh. II- Những chỉ số phát triển thể lực của trẻ Khi đánh gía mức độ phát triển thể lực của cơ thể trẻ em có thể dùng các chỉ số trọng lượng, chiều cao, vòng ngực và một số chỉ số khác 1.Cân nặng : Nói lên mức độ và tỷ lệ hấp thu và tiêu hao Cân nặng gồm 2 phần: +/Phần cố định: Chiếm 1/3 tổng số cân nặng: xương, da, tạng, TK +/Phần thay đổi: chiếm 2/3 tổng số cân nặng: 3/4 cơ, 1/4 mỡ, nước - Thời kỳ bú mẹ: Trẻ sơ sinh thường có cân nặng trung bình là 2,8-3 Kg. 6 tháng đầu tăng nhanh hơn 6 tháng sau P = Pss + 600 (500) g x n 17
  17. Pss : Trọng lượng sơ sinh n : số tháng 600 (500) cân nặng của trẻ tăng mỗi tháng Trẻ trên 1 tuổi: P = 9 +1, 5 (N-1) kg Trọng lượng trung bình lúc 1 tuổi là 9 Kg, mỗi tháng năm 1,5 kg. N : số tuổi P (Kg) = 9,5 1,5 (n-1) Hay Đối với trẻ từ 11 – 15 tuổi, tính theo công thức : P = 21 4 ( n-1) n là số năm tuổi 2.Chiều cao: Là chỉ số phát triển thể chất và sức khoẻ quan trọng nhất. Chiều cao của thân thể phụ thuộc vào sự phát triển của xương trong quá trình tăng trưởng, nó không đồng đều nhưng liên tục - Trẻ sư sinh có chiều cao trung bình: 48-50Cm Trẻ dưới 1 tuổi: Trong những năm đầu tăng nhanh, nhưng không đồng đều - Trẻ 1-3 tháng tăng 3,5 Cm/ tháng - Trẻ 3-6 tháng tăng 2 Cm/ tháng - Trẻ 6-9 tháng tăng 1,5 Cm/ tháng - Trẻ 9-12 tháng tăng 1 Cm/ tháng -> trẻ 1 tuổi 75 Cm Trẻ 1-6 tuổi :Chiều cao tăng chậm hơn thời kỳ bú mẹ: h = 75 Cm + 5 Cm (N-1) N: số tuổi 3.Vòng đầu: Trẻ sơ sinh vòng đầu lớn hơn vòng ngực 1-2 Cm - Trẻ sơ sinh: 32-34 Cm - Trẻ 2 tuổi: 46 Cm - Trẻ 3 tuổi: 49 Cm - Trẻ 7 tuổi: 51 Cm 4.Vòng ngực: - Trẻ sơ sinh nhỏ hơn vòng đầu 1-2 Cm - 6 tháng vòng ngực bằng vòng đầu - 2- 6 tuổi vòng ngực hơn vòng đầu 2 Cm. 5- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: 18
  18. 5.1- Yếu tố bên trong: - Các yếu tố nội tiết: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận -Vai trò của hệ thần kinh: TK điều kiển mọi h/động của cơ thể -Yếu tố di truyền, sự hôn phối khác chủng tộc - Các bệnh tật bẩm sinh 5.2 Các nhóm yếu tố bên ngoài: - Dinh dưỡng: Nuôi tốt ptriển nhanh và ngược lại - Các yếu tố bệnh tật: làm chậm tốc độ phát triển - Luyện tập: Giúp cơ thể phát triển cân đối hài hoà, phục hồi bệnh tật - Ảnh hưởng của môi trường sống và khí hậu 5.3 Bảo vệ sức khoẻ trẻ em: -Để làm tốt công tác BVCSSK trẻ em cần phải CSSKBĐ -Nội dung CSSKBĐ : 7 nội dung +/ G: Growth chart (biểu đồ tăng trưởng trẻ em) +/ O: orl Rehydration (Bù dịch bằng đường uống để điều trị ỉa chảy cấp) +/ B: Breast Feedinh: Bú sữa mẹ +/ I : Immunization: tiêm chủng +/ F : Family Planning Kế hoạch hoá gia đình +/F: Female Education GDKT nuôi con cho các bà mẹ +/F : Food Supply Cung cấp thực phẩm III- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1 Giới thiệu chung về cơ thể trẻ em: -Cơ thể trẻ em là một thực thể đang lớn lên và trưởng thành: +/ Lớn lên: Sự phát triển về thể chất +/ Trưởng thành: Sự phát triển về thể chất và tinh thần Chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau, làm cho cơ thể trẻ dần hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. - Điều kiện môi trường có ảnh hưởng nhiều đến cơ thể trẻ +/ Do cơ thể chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng nên những thay đổi dù rất nhỏ cũng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ - "Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại": do GPSL và tâm lý trẻ em khác người lớn 2 Cơ sở phân chia sự phát triển của cơ thể trẻ em : Có nhiều cách để phân chia các thời kỳ phát triển của cơ thể trẻ em, điều đó tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Phân chia sự phát triển của trẻ theo đặc điểm giao tiếp và hoạt động chủ đạo : Đây là phân chia của các nhà tâm lý học 19
  19. +/ Từ 0-1 tuổi : giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn +/ Từ 1-3 tuổi : hoạt động với đồ vật, đồ vật trong vui chơi là đối tượng hoạt động của trẻ +/ Từ 3- 6 tuổi : hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề góp phần hình thành nhân cách và các thuộc tính tâm ly cho trẻ. +/ Từ 6 – 12 tuổi : hoạt động học tập +/ Từ 12- 15 tuổi hoạt động giao tiếp +/ Từ 15-17 tuổi : hoạt động nghề nghiệp Phân chia dựa vào các dấu hiệu về đặc điểm cấu tạo của cơ thể qua các giai đoạn - Kích thước cơ thể và các cơ quan - Trọng lượng cơ thể - Sự cốt hoá cột sống - Mọc răng - Sự phát triển của tuyến nội tiết - Sức mạnh của cơ 3 - Các thời kỳ phát triển của cơ thể trẻ em: 6 thời kỳ 3.1/Thời kỳ phát triển trong tử cung: 270-280 ngày -Bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh đến khi đứa trẻ ra đời: 2gđ +/ Giai đoạn phát triển phôi thai (3 tháng đâù): hình thành thai nhi +/Giai đoạn phát triển sau thai: (6 tháng sau): thai lớn nhanh về trọng lượng và chiều cao - Đặc điểm: +/Sự hình thành và phát triển của thai nhi . +/Sự dinh dưỡng của thai hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ: Cả chế độ dinh dưỡng, tinh thần, bệnh tật, lao động của mẹ đều ảnh hưởng đến phát triển thai nhi 3. 2 -Thời kỳ sơ sinh: - Trẻ bắt đầu làm quen và thích nghi dần với môi trường - Các hệ cơ quan bắt đầu hoạt động và thích nghi dần: +/ Trẻ bắt đầu thở bằng phổi +/Vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu hoạt động +/ Bộ máy tiêu hoá bắt đầu hoạt động +/ Thần kinh luôn bị ức chế nên trẻ ngủ cả ngày -Do sự thay đổi MT nên có 1 số htượng sinh lý: bong da, vàng da, sụt cân, rụng rốn -> nhìn chung cơ thể trẻ còn non yếu 3.3- Thời kỳ bú mẹ: (1-12 tháng): - Cơ thể lớn nhanh: P = 3 Pss; H =1,5 hss, nhu cầu W= 3 lần người lớn 120- 130 Kcalo/ ngày - Tâm vận động phát triển nhanh: mới sinh chỉ có những phản xạ bẩn sinh, 1 tuổi trẻ đã có nhiều phản xạ có đkiện, có ngôn ngữ, tư duy phát triển. - Hệ cơ xương phát triển nhanh. trẻ 1 tuổi đã đi được - Chức năng của các cơ quan còn yếu: Hệ tiêu hoá, miễn dịch 20
  20. 3.4- Thời kỳ răng sữa: (12-60 tháng): gồm 2 giai đoạn +/ Tuổi nhà trẻ: 1-3 tuổi +/ Tuổi mẫu giáo: 3-6 tuổi - Trẻ chậm lớn hơn thời kỳ bú mẹ, các c/năng hoàn thiện dần - Chức năng vận động phát triển - Hệ thần kinh phát triển mạnh, các p/xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh. - Hệ thống ngôn ngữ phát triển nhanh 3.5 -Thời kỳ thiếu niên: Chia làm 2 giai đoạn +/ Giai đoạn nhi đồng: 7-12 tuổi +/ Giai đoạn thiếu nhi: 12-15 tuổi - Cấu tạo và chức phận các bộ phận hoàn chỉnh: +/ Hệ cơ phát triển mạnh +/ Hệ thần kinh hoàn thiện dần +/Chức phận của não phát triển mạnh, phức tạp võ não phát triển +/ Răng sữa thay thế răng vĩnh viễn 3.6 - Thời kỳ dậy thì : - Sự dậy thì tuỳ thuộc vào giới tính, điều kiện kinh tế, môi trường sống +/ Nữ: 13, 14 kết thúc 17, 18 tuổi +/ Nam: 15, 16 kết thúc 19, 20 tuổi - Cơ thể trưởng thành nhanh, cơ bắp phát triển mạnh - Có nhiều biến đổi về sinh lý và tâm lý - Hệ thống nội tiết có nhiều thay đổi - Bộ máy sinh dục bắt đầu hoạt động - Hệ thần kinh có nhiều biến đổi, không ổn định dễ mất thăng bằng IV- SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KINH VÀ VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ EM 1- Khái niệm tâm vận động ( tinh thần và vận động) 1.1 Khái niệm: Tâm -Vận động: +/Tâm lý Ngôn ngữ và nhận thức XH +/V ận động : hình thái động và phối hợp cử động - Là sự phát triển bao gồm giữa sự vđ, sự phối hợp vđ, khả năng nghe, nói và n/thức XH 1.2Các tiêu chuẩn để đánh giá tâm vận động: - Các động tác vận động của trẻ - Sự khéo léo kết hợp các động tác -Sự phát triển về lời nói - Quan hệ của trẻ với mọi người và môi trường xung quanh 2-Sự phát triển tâm - vận động của trẻ : 21
  21. 2.1- Trẻ sơ sinh: -Vận động là những cử động tự phát, không phối hợp, không chủ động -Có các phản xạ tự nhiên -Trẻ ngủ nhiều nhưng đã biết: +/Nghe: Tiếng động to dật mình +/Nếm: Thích ngọt, không thích đắng +/ Ngửi: Tìm vú khi mẹ bế, phát hiện mùi sữa 2.2- Trẻ 3 tháng: -Biết lẫy: Nâng cằm lên, đưa tay với đồ vật người lớn đưa - Chưa điều chỉnh được các động tác -Chú ý nhìn vào vật và nhìn theo vật di động -Biết hóng chuyện: Cười, gừ gừ khi người khác nói chuyện 2.3- Trẻ 6 tháng: -Biết ngồi: Ngồi vững trườn ra phía trước, xung quanh -Vận động phối hợp: biết sử dụng và phối hợp 2 bàn tay -Ngôn ngữ: bập bẹ các âm thanh a, ạ, e -Phân biết người quen, người lại 2.4- Trẻ 9 tháng: -Vận động: Tự ngồi, bò, đứng lên khi có thành vịn - Vận động phối hợp: Nhặt bằng 2 ngón tay, đập 2 tay vào nhau -Ngôn ngữ: biết phát âm bà, bà, mẹ mẹ với đối tượng cụ thể -Tình cảm: Có cảm xúc vui mừng sợ hãi 2.5- Trẻ 12 tháng: -Vận động: đứng vững, tập đi dùng 2 tay để giữ thăng bằng -Vân động phối hợp: Sử dụng các ngón tay dễ dàng -Ngôn ngữ: Hiểu được lời nói đơn giản, câu có 1-2 từ , nói ngọng -Tâm lý: Thể hiện ý thích rõ 2.6- Trẻ 18 tháng: -Vận động: đi nhanh, chạy được -Vân động phối hợp: Tự cầm được bát thìa, xếp đồ chơi -Ngôn ngữ: Nói được câu ngắn có chủ ngữ, vị ngữ -Tâm lý: P/biệt 1 số bộ phận trên cơ thể, đ/chỉnh 1 số p/xạ có ĐK 2.7- Trẻ 24 tháng: -Vận động: đi đứng, chạy nhảy thành thạo -Vân động phối hợp: V/động tinh khéo ptriển trẻ có thể tự phục vụ -Ngôn ngữ: nói câu dài, có thể đọc thơ, hát các bài hát ngắn 2.8- Trẻ 3 tuổi: -Vận động: chạy nhảy, leo trèo thành thạo 22
  22. -Vân động phối hợp: khéo léo hơn đã múa, vẽ được tốt hơn -Ngôn ngữ: Là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ, vốn từ 1000 từ -Tâm lý: Thể hiện thích sống và sinh hoạt tập thể 2.9- Trẻ 4-6 tuổi: -Vận động: Khéo léo, nhanh nhẹn -Ngôn ngữ phát triển mạnh nói đúng ngữ pháp -Tâm lý: Thể hiện thích sống và sinh hoạt tập thể -Trẻ có khả năng học tập và tiếp thu giáo dục tốt Câu hỏi ôn tập 1. Thế nào là sự sinh trưởng và sự phát triển ? Trình bày qui luật sinh trưởng và phát triển của cơ thể. 2. Phân tích những nguyên nhân gây ra gia tốc phát triển của cơ thể. 3. Trình bày đặc điểm phát triển của trẻ qua các thời kỳ. 23
  23. CHƯƠNG III - HỆ THẦN KINH I - VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH: +/ Đảm bảo sự thống nhất giữa các hoạt động giữa cơ thể và môi trường hay hệ thần kinh đã liên kết các tế bào các mô, các cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất , nhằm duy trì mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường bằng cơ chế điều chỉnh, phối hợp sự hoạt động của các cơ quan. -Điều kiển, điều chỉnh và phối hợp sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể , đảm bảo sự hoạt động thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể - Giúp cơ thể thích nghi được với điều kiện biến đổi của môi trường -Là cơ sở vật chất của toàn bộ tâm lý con người II- CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH 1. Nơron đơn vị cấu trúc và chức năng: 1.1/ Đặc điểm chung: Là loại mô phân hóa cao độ để thích nghi với hai chức năng: Nhận cảm có chọn lọc các KT của môi trường và phân tích, dẫn truyền xung động nhanh chóng đến các cơ quan mà nó tác động. 1.2/ Cấu tạo: Gồm nơ ron và TBTK đệm a/ Nơron: Là 1 TB biệt hoá rất cao, là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ TK, trong cơ thể người có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh (võ não có 14 – 17 tỷ ) Chức năng: Phát sinh và dẫn truyền xung động TK từ nơron đến Nơron khác -> cơ quan đáp ứng kích thích. Cấu trúc: gồm 3 phần +/ Thân nơron: Có hình dạng khác nhau như hình thoi, hình sao dài 5-130 m. NST, nhân, thể Nissl (màu xám đó là ARN) là những hạt màu xám. +/ Sợi thần kinh: - Sợi nhánh: (Đuôi gai hay dendrit) là trục bào tương ngắn, phân nhiều nhánh. Làm nhiệm vụ dẫn truyền hưng phấn về thần nơron. - Sợi trục: (axon) là trục bào tương dài vài mm- 90Cm. Trong sợi trục có các tế bào schwann bao bọc cuộn thành nhiều lớp tạo thành vỏ schwann . Giữa các tế bào schwann là các eo ranvier. Giữa các lớp cuộn của tế bào schwann có chứa chất miêlin (còn gọi là sợi trắng), 24
  24. một số loại sợi trục không có chất miêlin bao bọc gọi là sợi xám. Các sợi trục có miêlin tập trung lại để tạo thành chất trắng của hệ thần kinh. Các chức năng cơ bản của Nơron: tính dễ kích thích, tính hưng phấn và hoạt động điện b/ Tế bào thần kinh đệm: Mằm xen kẻ vào giữa các Nơron, có khả năng sinh sản nhanh. Chức năng: Hỗ trợ, nâng đỡ, dinh dưỡng và bảo vệ TBTK chính thức Hình dáng: Hình sao, hình sợi, có ít gai, TBTK đệm nhỏ. c. Các xináp trong hệ thần kinh: +/ Xináp: là nơi tiếp xúc giữa các tận cùng của một nơron với một nơron khác (Đuôi gai hoặc đuôi thân) hoặc giữa cúc tận cùng của một nơron với tế bào đáp ứng (tế bào cơ, tuyến). Trong tế bào thần kinh một sợi trúc có thể có 10.000 xináp Phân loại:Có 2 loại xináp - Xináp nơron – nơron : là xináp giữa nơron này với nơron khác, nó gồm có xináp trục – thân, xináp trục nhánh, xináp trục – trục, xináp nhánh – nhánh và xináp thân – thân. - Xináp nơron – cơ, hay Xináp nơron – tuyến : nối sựi trục sau với cơ quan đáp ứng. Cấu tạo xináp : gồm - Màng trước xináp: tại điểm kết thúc của dây thần kinh màng myêlin biến mất. Đầu mút của sợi thần kinh phình to tạo thành chuỳ xináp. Bên trong chuỳ có chứa các túi nhỏ chứa chất môi giới thần kinh (Axetycolin ở thần kinh- cơ còn thần kinh – thần kinh là Adrenalin hoặc Nodrenalin). - Khe xináp: Xináp nơron – nơron rộng 150 A Xináp nơron – cơ rộng 500 A 25
  25. - Màng sau xináp (màng của nơron sau hoặc màng của tế bào đáp ứng). Trên màng sau có các phân tử thụ cảm đặc hiệu với chất truyền đạt trung gian ở màng trước là engim Axetylcolinesteaza 2 Tuỷ sống và dây thần kinh tuỷ 2.1. Tuỷ sống a. Cấu tạo : Hình thể ngoài: Tuỷ sống có dạng hình trụ dẹp trước sau, dài 45 cm, đường kính trước sau 8-9 mm, đường kính trái phải 10-13 mm, nặng khoảng 26-31g, xấp xỉ 1/46 khối lượng não. Có rãnh giữa trước (rộng) và rãng giữa sau (hẹp hơn).Có 2 rãng bên trước và 2 rãnh bên sau. Đầu dưới của tuỷ sống thon hình nón gọi là nón tuỷ, hai bên nón tuỷ có chùm đuôi ngựa được hình thành do sự kéo dài của các rễ thần kinh thắt lưng, cùng và cụt. Giữa nón tuỷ có 1 dây tận cùng. Tuỷ sống có 2 chỗ phình: - Phình cổ tương ứng với nơi xuất phát các rễ thần kinh đi vào chi trên. - Phình thắt lưng tương ứng với nơi xuất phát các rễ thần kinh đi xuống chi dưới. * Dọc 2 bên tuỷ sống xuất phát 31 đôi dây thần kinh tuỷ và đi ra khỏi cột sống ở 2 bên lỗ gian đốt sống. Đặc điểm cấu tạo này thể hiện tính chất phân đốt nguyên thuỷ của tổ tiên. Số đôi dây thần kinh tuỷ ở mỗi đoạn là: - Đoạn cổ: 8 đôi (có 1 đôi đi ra từ giữa xương chẩm và đốt đội). - Đoạn ngực: 12 đôi. - Đoạn thắt lưng: 5 đôi. - Đoạn cùng: 5 đôi. - Đoạn cụt: 1 đôi. Mỗi đoạn có 2 rễ thần kinh, đó là rễ trước (vận động) và rễ sau (cảm giác) chập lại với nhau ở lỗ gian đốt sống tạo thành dây thần kinh tuỷ. Cấu tạo trong của tuỷ sống: Màng tuỷ : Tuỷ sống được bao bọc bởi các lớp màng: - Màng cứng : gắn vào đốt sống - Màng nhện: có chứa dịch. Giữa màng cứng và nhện có khoảng trống làm chức năng bảo vệ - Màng máu : cung cấp dinh dưỡng Chất xám: ở giữa, có hình con bướm, mỗi bên có 3 sừng: - Sừng trước : gồm các tế bào thần kinh vận động. 26
  26. - Sừng sau :gồm các tế bào thần kinh cảm giác. - Sừng bên: chỉ có ở đoạn ngực và phần trên đoạn thắt lưng. Gồm thân tế bào thần kinh giao cảm (đột trục bé bọc myelin mỏng, đi theo rễ trước vào hạch giao cảm tạo nhánh thông trắng của thần kinh tuỷ). Chất xám gồm các thân tế bào thần kinh và sợi thần kinh không có vỏ myelin. Ở chính giữa chất xám có ống tuỷ sống. Giữa chất xám và đáy rãnh dọc trước có mép trắng nói 2 nửa 2 bên tuỷ (rãnh không vào đến chất xám), rãnh sau thì vào tận chất xám và làm thành vách giới hạn. b. Chức năng sinh lý của tuỷ sống: Chức năng phản xạ của tuỷ sống : Tuỷ sống phụ trách phản xạ không điều kiện. Chức năng điều tiết trương lực cơ : Tuỷ sống tham gia điều tiết trương lực của các cơ vân từ cổ xuống nhờ hoạt động của các nơron vận động. Phối hợp các động tác Chức năng sinh dưỡng : Trong tuỷ sống có các trung khu của hệ thần kinh giao cảm nên tuỷ sống có chức năng điều hoà hoạt động của các nội quan trong cơ thể thông qua hệ thần kinh giap cảm và phó giao cảm. Chính vì vậy, tuỷ sống điều hoà hoạt động của hệ tim mạch, hệ bài tiết, hệ tiêu hoá và hệ sinh dục. Chức năng dẫn truyền : Các xung động thần kinh được dẫn truyền lên não và từ não dẫn xuống trỷ sống nhờ các bó thần kinh trong tuỷ sống 3. Não và chức năng các phần của não bộ 3.1. Hành não (hành tuỷ) 27
  27. a. Cấu tạo của hành não Ở phía trên tuỷ sống, tiếp với tuỷ sống. Phía dưới hành não ứng với lỗ chẩm. Phía trên hành não phân biệt với cầu não bởi rãnh cầu hành. Hành não có hình nón cụt giống củ hành, đáy lớn ở trên, dài 2,5 cm. Hành tuỷ có rãnh giữa trước, rãnh giữa sau và rãnh bên sau ứng với các rãnh của tuỷ sống tiếp tục đi lên. Hành tuỷ là nơi xuất phát 8 trong số 12 dây thần kinh sọ từ V – XII b. Chức năng của hành não: Chức năng phản xạ: Trung khu hô hấp, trung khu điều hoà hoạt động tim, mạch máu, hô hấp, tiêu hoá và chức năng thực vật khác. Trung khu phản xạ tự vệ: ho, hắt hơi, nháy mắt, chảy nước mắt, nôn Hành tuỷ còn tham gia phản xạ tư thế của cơ thể và điều tiết trương lực cơ Chức năng dẫn truyền : Tất cả các đường dẫn truyền lên, xuống giữa não và tuye sống đều đi qua hành tuỷ. Ngoài ra, hành tuỷ còn có những đường dẫn truyền riêng là đường tiền đình – tuỷ và đường nhân trám – tuỷ. 3.2. Tiểu não a. Cấu tạo : Nằm ở phía sau hành não và cầu não. Là phần lớn nhất của bọng não sau. 3.2.1. Cấu tạo ngoài: Tiểu não gồm: - Thuỳ giun: ở giữa, có thuỳ giun trên và thuỳ giun dưới. - Hai bán cầu tiểu não ở 2 bên. Mỗi bán cầu tiểu não gồm 3 thuỳ: thuỳ vuông, thuỳ bán nguyệt và thuỳ hạnh nhân. 28
  28. Ngoài ra còn 1 thuỳ nhỏ (cổ nhất): thuỳ phế vị nằm ở chân các cuống tiểu não, thuỳ này ở động vật thấp chi phối cơ quan thăng bằng. 3.2.2. Cấu tạo trong: - Chất xám: bao bọc mặt ngoài tạo thành vỏ bán cầu tiểu não, lớp vỏ tiểu não dày 1-1,5 mm. - Chất trắng: nằm ở trong. Ở thuỳ giun, chất trắng tạo thành lớp mỏng tạo thành đường hình cây gọi là cây thông trắng (cây sống). b/ Chức năng : - Kiểm soát và điều hoà cá vận động không tuỳ ý như: trương lực cơ , sự phối hợp các động tác và duy trì từ thế thăng bằng trong không gian của cơ thể - Kiểm soát và điều hoà các vận động tuỳ ý, Nếu tiểu não bị tổn thương sẽ xuất hiện các rối loạn vận động tuỳ ý như: sai lầm, sai hướng, giảm trương lực cơ, chóng mặt - Tiểu não còn tham gia các chức năng sinh lý của hệ thần kinh thực vật như : dinh dưỡng, hoạt động tim mạch , thân nhiệt, tiêu hoá, hô hấp 3.3. Não giữa: a. Cấu tạo Nối não sau với não trước. Não giữa gồm cuống não và củ não sinh tư. * Củ não sinh tư: Nằm ở phía sau não giữa, gồm 2 củ trên và 2 củ dưới. b. Chức năng: Não giữa có chức năng chủ yếu là điều hoà trương lực của cơ và thực hiện các phản xạ định hướng thị giác, định hướng thính giác. Não giữa cũng có những đường dẫn truyền quan trọng đi tứi đồi thị và hai bán cầu đại não. Đồng thời, não giữa cũng là cầu trung gian giữa tuỷ sống và bán cầu đại não. 3.4. Não trung gian Chủ yếu nằm trong bán cầu não, gồm đồi thị, vùng dưới đồi thị, vùng trên đồi thị và vùng ngoài đồi thị. xoang của não trung gian là não thất. * Đồi thị : là một khối chất xám , hình bầu dục, mặt dưới gò nối với vùng dưới đồi Chức năng của đồi thị : - Đồi thị là trung tâm nhận cảm dưới vỏ quan trọng nhất, là trạm dừng của các đường cảm giác (trừ khứu giác) trước khi lên vỏ não - Đồi thị là trung tâm dưới vỏ của cảm giác đau - Đồi thị tham gia vào việc điều hoà các hoạt động biểu hiện cảm xúc Chức năng của vùng dưới đồi thị: - Thông qua tuyến yên, điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết và có khả năng tổng hợp Hormon gọi là nơron- hormon. - Tham gia điều khiển thể thức, hành vi và hoạt động sinh dục 29
  29. - Điều hoà quá trình trao đổi chất trong cơ thể như: điều hoà trao đổi gluxit, prôtêin, lipit, muối và nước. Vùng dưới đồi còn là trung khu đói, no, khát - Điều hoà hoạt động hô hấp, tuần hoàn, bài tiết mồ hôi. Điều hoà nhiệt độ của cơ thể. - Vùng dưới đồi còn tham gia hoạt động xúc cảm và điều hoà trạng thái thức ngủ, điều khiển bản năng. 3.5. Bán cầu đại não: 3.5.1 Cấu tạo của bán cầu đại não: bán cầu đại não chiếm 80% khối lượng của não, là bộ phận phát triển nhất của hệ thần kinh trung ương. a. Cấu tạo ngoài của bán cầu não Mỗi bán cầu có 3 mặt (ngoài, trong, dưới) và 3 cực (trán, chẩm, thái dương) * Mặt ngoài: có 3 khe: - Rôlanđô: xuất phát từ bờ trên bán cầu não ở gần điểm chính giữa rồi hướng xuống dưới và chếch ra trước. rãnh này chia bán cầu não ở phần trên làm 2 phần: Phần trước, hẹp là thuỳ trán, phần sau rộng hơn là thuỳ đỉnh. - Khe Xin-vi-út: xuất phát từ một hố bên của bán cầu hướng ra sau và hơi chếch lên trên, giới hạn thùy thái dương. - Khe thẳng góc ngoài: ở gần cực sau bán cầu, giới hạn 1 thuỳ hẹp, thuỳ chẩm. ở mỗi thuỳ lại có nhiều rãnh chia thuỳ thành nhiều hồi não. - Thuỳ trán: * Mặt trong của bán cầu: Phẳng và chỉ thấy rõ khi tách riêng 2 bán cầu ra. d. Chất trắng Nằm ở dưới vỏ bán cầu và trong thể chai. Chất trắng của bán cầu não bị các nhân viền chia thành nhiều lớp (các bao). Bao lớn nhất là bao trắng trong, là tiếp tục đường đi ở cuống não, khi đến gần vỏ não được toả ra giống hình quạt, g. Cấu tạo vỏ bán cầu não Chất xám nằm ở bề mặt của bán cầu não chiếm 96% bề mặt não (căn bản thuộc về tân não). Độ dày vỏ não không đồng đều, thay đổi từ 1-2 mm đến 4-5 mm trung bình 2-3 mm. 3.5.2 Chức năng của bán cầu đại não - Chức năng cảm giác: Não là nơi tập trung các trung khu cấp cao của cơ quan cảm giác để phân tích, tổng hợp cho ta cảm giác chính xác về sự vật hiện trượng. Trong đó thuỳ chẩm phụ trách thị giác, thuỳ thái dương phụ trách thính giác và khứu giác, thuỳ đỉnh phụ trách cảm giác chung, hồi đỉnh lên phụ trách xúc giác của da - Chức năng vận động: mọi vận động của cơ thể do thuỳ trán phụ trách. Do đó hồi trán lên chi phối các hoạt động theo ý muốn. Bộ phận nào của cơ thể thực hiện những vận động tinh vi, phức tạp thì vùng vỏ não tương ứng phụ trách nó cũng chiếm một diện tích lớn hơn. 30
  30. - Chức năng ngôn ngữ: Hoạt động ngôn ngữ chỉ có riêng ở con người nên trên bán cầu đại não của người đã có những vùng chuyên biệt phụ trách chức năng này. vùng vận động ngôn ngữ là vùng Broca nằm ở thuỳ trán, vùng hiểu ngôn ngữ là vùng Wernick nằm ở ranh giới thuỳ chẩm và thuỳ thái dương. - Chức năng tư duy: là hoạt động chức năng của não, đặc biệt phát triển ở loài người. Nhờ có chức năng tư duy cấp cao mà con người phát triển cao hơn hẳn so với các động vật khác. Các vùng khác nhau của vỏ não phụ trách các chức năng khác nhau. 3.6 Dây thần kinh sọ não: - Đôi I: Dây thần kinh khứu giác, dẫn truyền các kích thích từ tế bào khứu giác trong hốc mũi lên não. - Đôi II: Dây thần kinh thị giác, dẫn truyền các xung động thần kinh từ mắt lên não - Đôi III: Dây thần kinh vận nhãn chung. Điều tiết hoạt động của cơ mắt, đồng tử và cơ thể mi - Đôi IV: Dây thần kinh ròng rọc. Điều tiết hoạt động của cơ chéo mắt - Đôi V: Thần kinh tam thoa. Truyền xung động thần kinh từ tất cả các cơ quan thụ cảm ở da và niêm mạc. - Đôi VI: Dây thần kinh vận nhãn ngoài. Điều tiết cơ thẳng bên của mắt. - Đôi VII: Đôi dây thần kinh mặt. được tạo thành từ 3 sợi : sợi vận động, sợi phó giao cảm (tiết dịch) và sợi giao cảm (vị giác) - Đôi VIII: Đôi dây thần kinh thính giác. Nhậm cảm giác âm thanh, thăng bằng và chuyển động ở tai trong truyền lên não - Đôi IX: Dây thần kinh lưỡi hầu - Đôi X: Dây thần kinh mê tẩu - Đôi XI: Dây thần kinh phụ điều kiển hai cơ ức đòn chũm và cơ thang - Đôi XII: Dây thần kinh dưới lưỡi. Điều kiển toàn bộ hoạt động của cơ lưỡi. 3.3. Hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh dinh dưỡng) 3.3.1. Đại cương Hệ thần kinh động vật tính và hệ thần kinh thực vật tính là một toàn bộ của hệ thần kinh nói chung, có cùng nguồn gốc và chịu sự chi phối của vỏ bán cầu đại não. 3.3.2 Cấu tạo của hệ thần kinh dinh dưỡng: Hệ thần kinh ding dưỡng bào gồm 2 bộ phận là hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm có các sợi đi đến hầu hết các cơ quan dinh dưỡng và chi phối hoạt động của các cơ quan này. Nhưng tác dụng của chúng đối lập nhau trong mối quan hệ thống nhất, phối hợp và hỗ trợ nhau để giữ cân bằng cho các hoạt động sống. Đối với các cơ quan có tính tự động thì xung thần kinh đến từ các dây thần kinh dinh dưỡng có tác 31
  31. dụng làm tăng hoặc giảm hoạt động của chúng. Còn các cơ quan hoạt động liên tục thì các xung đến từ các dây thần kinh dinh dưỡng có tác dụng phát động hoạt động của cơ quan đó. III- Sự biến đổi về hình thể, trọng lượng của não và tuỷ sống: 1/ Trọng lượng: a - Não bộ : +/ Trẻ sơ sinh 380-400 g (1/8 trọng lượng cơ thể ) +/ 1 tuổi : tăng 2 lần +/ 3 tuổi : tăng 3 lần +/ 6 tuổi : 1250 gam ; 7 tuổi tăng chậm dần +/ 9 tuổi: 1300 g b -Tuỷ sống: +/Trẻ sơ sinh 3-4 g +/ 1 tuổi tăng 2 lần 32
  32. +/ 3 tuổi tăng 4 lần +/ 6 tuổi : 16 g 2/ Cấu tạo : a - Não bộ : - Hình thể: trẻ sơ sinh hình thể gần giống người lớn +/Số lượng các tế bào tăng lên không đáng kể mà tế bào chỉ lớn lên và phân hoá nhanh tạo nên võ bán cầu đại não +/Diện tích võ não tăng nhanh : 2 tuổi võ não tăng 2,5 lần +/ Trẻ sơ sinh võ não đã có rãnh lớn chia võ não thành các thuỳ, sau khi sinh xuất hiện thêm nhiều rãnh nhỏ , rãnh lớn dần có độ sâu như người lớn. 7-14 tuổi bề mặt võ não tương tự người lớn. - Sự phân hoá các lớp, miền, vùng trên võ não: sự phát triển của võ não song song với sự  các hệ cơ quan làm xuất hiện các vùng b - Tiểu não: Phát triển muộn hơn so với bán cầu đại não nhưng tốc độ nhanh hơn , 1-2 tuổi có cấu tạo như người lớn c - Tuỷ sống: - Trẻ sơ sinh tuỷ sống dài đốt L 3 (chiếm 30% chiều cao cơ thể) - Trẻ 1 tuổi tuỷ sống dài đốt L 3 (chiếm 27% chiều cao cơ thể) - Trẻ 5 tuổi tuỷ sống dài đốt L 3 (chiếm 21% chiều cao cơ thể) - Người lớn tuỷ sống dài đốt L 2 (45 Cm) 3-Sự myêlin hoá các sợi thần kinh : -Sự myêlin dây thần kinh, não và tuỷ bắt đầu tháng thứ 4 trong giai đoạn bào thai - Sự myêlin các dây thần kinh não sớm hơn - Não bộ : dây TK hướng tâm, miền thụ cảm myêlin hoá sớm hơn, tiếp đến dây thần kinh li tâm và miền vận động, còn dây liên lạc và phối hợp muộn hơn +/ 12 -18 tháng sự myêlin hoá dây thần kinh não kết thúc - Tuỷ sống: +/Rễ thần kinh vận động được myêlin trước, dây pha cuối cùng là dây thần kinh cảm giác +/ Sự Myêlin bắt đầu từ tháng thứ 3 và 3 tuổi kết thúc 4- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của hệ TK: - Sự biến đổi cấu tạo của hệ TK liên quan đến lứa tuổi : +/Sự phát triển của chức năng vận động -> vùng vận động phát triển mạnh +/Sự tri giác những biến đổi của MT bên trong và bên ngoài - Sự phát triển chức năng của hệ TK liên quan đến đặc điểm cấu tạo của chúng theo lứa tuổi - Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh được quyết định bởi đặc điểm hoạt động của nó trong từng lứa tuổi khác nhau 33
  33. IV – HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO 1. Khái niệm về hoạt động thần kinh cấp cao: Các hoạt động của hệ thần kinh nhằm phối hợp và điều hoà chức năng của các bộ phận khác nhau trong cơ thể do tuỷ sống và các vùng dưới não đảm nhiệm, được gọi là hoạt động thần kinh cấp thấp. Dạng hoạt động này chỉ gồm các phản xạ không điều kiện. Hoạt động thần kinh cấp cao là những hoạt động của hệ thần kinh nhằm đảm bảo mối quan hệ qua lại của cơ thể với môi trường bên ngoài do hệ thần kinh trung ương đảm nhận, có sự tham gia của vỏ não. Dạng hoạt động này bao gồm những phản xạ không điều kiện phức tạp và những phản xạ có điều kiện. Ví dụ ngửi thấy mùi thơm tiết nước bọt Những phản xạ đó đảm bảo cho cơ thể thích nghi được với điều kiện của môi trường. 2– PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN 2.1 Phản xạ không điều kiện: Khái niệm về phản xạ không điều kiện Theo Pavlov , phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là một liên hệ thần kinh thường xuyên giữa một tác nhân kích thích xác đinh, bất biến và một hoạt động cũng xác định và bất biến của cơ thể. 2.1.2 Các đặc điểm của phản xạ không điều kiện: - Phản xạ không điều kiện có tính chất bẩm sinh, di truyền, đặc trưng cho loài ví dụ: bất cứ ai chạm tay vào lửa cũng rụt tay lại, đèn sáng chói vào mắt làm cho mắt nheo lại, con ngươi thu nhỏ lại, khi thức ăn chạm lưỡi thì tiết nước bọt Đó là những phản xạ có điều kiện, có ở tất cả mọi cá thể trong cùng một loài. - Phản xạ không điều kiện rất bền vững: Ví dụ: Bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu thức ăn vào miệng là tiết nước bọt, tay chạm vật nóng là rụt tay lại - Phản xạ không điều kiện đòi hỏi tác nhân kích thích thích ứng: Ví dụ: chỉ khi thức ăn chạm lưỡi mới tiết nước bọt, vật nóng chạm tay rụt tay lại, trời lạnh mổi da gà - Trung khu của phản xạ không điều kiện nằm ở dưới vỏ não ( tuỷ sống, hành tuỷ, não giữa, não trung gian). Ví dụ trung khu tiết nước bọt nằm ở hành tuỷ, trung khu đại, tiểu tiện nằm ở tuỷ sống, trung khu định hướng ánh sáng và âm thanh nằm ở não giữa - Phản xạ không điều kiện báo hiệu trực tiếp tác nhận kích thích gây phản xạ: Ví dụ phản xạ không điều kiện tiết nước bọt báo hiệu có thức ăn chạm lưỡi, phản xạ không điều kiện tiểu tiện báo hiệu nớc tiểu trong bàng quang đã đầy. 2.2 Phản xạ có điều kiện: 2.2.1 Khái niệm phản xạ có điều kiện: 34
  34. Theo Pavlov “ phản xạ có điều kiện là một liên hệ thần kinh tạm thời, được hình thành trong đời sống của mỗi cá thể giữa một trong số các tác nhân khác nhau của môi trường và một hoạt động xác định của cơ thể” . 2.2 Các đặc điểm của phản xạ có điều kiện - Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo, hình thành trong đời sống cá thể, có tính chất cá thể. Ví dụ: chỉ có những con chó được Pavlov vừa bật đèn vừa cho ăn nhiều lần mới tiết nước bọt khi nhìn thấy ánh đèn, chỉ những người đã ăn món đó mới tiết nước bọt khi ngửi thấy mùi thơm. - Phản xạ có điều kiện không bền vững: Ví dụ: bật đèn mà không cho chó ăn thì một thời gian phản xạ nhìn thấy ánh đèn tiết nước bọt ở chó sẽ mất. - Phản xạ có điều kiện có thể được hình thành với tác nhân bất kỳ Ví dụ: có thể thành lập phản xạ tiết nước bọt ở chó với ánh đèn, nhưng cũng có thể với tiếng chuông. Đặc điểm P/xạ không ĐK P/xạ có điều kiện -Ngu ồn gốc -Bẩm sinh -Tập nhiễm -T/chất - Bền vững -Không bền vững - Đặc trưng cho loài -K đặc trưng cho loài - Số lượng -Có hạn -Không có hạn -Tác nhân KT - Thích hợp -Bất kỳ - TWTK - Thân não, tuỷ sống - Võ não 2.3. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện: 2.3.1. Quan điểm của I.P Pavlov về cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện: a. Thí nghiệm của Pavlov : Mỗi lần cho chó ăn lại bật đèn. Cứ lặp đi, lặp lại nhiều lần như thế, đến một lúc nào đó không cần cho chó ăn mà chỉ cần bật đèn là chó cũng đã tiết nước bọt. Phản xạ tiết nước bọt với tác động của ánh đèn được gọi là phản xạ có điều kiện. 35
  35. b. Giải thích cơ chế: I. P. Pavlov giải thích cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện bằng việc thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai điểm trên vỏ não. Theo ông, mỗi thụ quan, mỗi phản xạ không điều kiện đều có một “điểm đại diện” trên vỏ não. Khi có kích thích không điều kiện diễn ra thì không chỉ vùng dưới võ não bị hưng phấn mà cả vùng võ não cũng có “điểm đại diện” hưng phấn. Khi kết hợp đồng thời cả kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện thì trên võ não sẽ hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa điểm đại diện của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Theo qui luật lan toả và tập trung của quá trình thần kinh, sau khu xuất hiện hưng phấn từ 2 điểm đó sẽ lan toả ra xung quanh đền một phạm vi nhất định rồi lại tập trung về vị trí cũ. Mỗi lần hưng phấn đi qua sẽ làm tăng hưng tính của các nơron. Chuỗi nơron nằm giữa 2 điểm đó nhận được sự lan toả của 2 luồng hưng phấn cho nên hưng tính của chúng tăng lên nhanh chóng, dần dần tạo thành “đường mòn” giữa 2 điểm. Nhờ có “đường mòn” đó mà hưng phấn từ điểm này có thể lan sang điểm kia một cách dễ dàng. Khi đó chỉ cần sự tác động của tác nhận kích thích có điều kiện gây hưng phấn thì nó sẽ theo “đường mòn” lan tới điểm đại diện của phản xạ không điều kiện và gây nên phản xạ có điều kiện. Pavlov gọi “đường mòn” ở đây là đường liên hệ thần kinh tạm thời. Gọi là “tạm thời” vì đường này chỉ là đường chức năng, nó có thể mất đi khi nhưng điều kiện và nhưng nguyên nhân gây ra nó không còn nữa. Do vậy, muốn tồn tại nó thì phải thường xuyên được cũng cố. 36
  36. Ví dụ: Khi cho chó ăn, không chỉ trung khu trung khu tiết nước bọt ở hành tuỷ hưng phấn mà trên võ não còn có trung khu ăn uống bị khí kích thích. Nếu tại thời điểm đó có kích thích của ánh đèn thì trên võ não vùng thị giác cũng hưng phấn. Hai điểm hưng phấn trên võ não sẽ lan toả và tạo thành “đường mòn” giữa 2 điểm. “đường mòn” này sẽ được cũng cố sau mỗi lần cho chó ăn đồng thời bật đèn. Và sau đó chỉ cần bật đèn, điểm hưng phấn bởi ánh đèn trên võ não hưng phấn thì hưng phấn sẽ theo “đường mòn” truyền sang điểm đại diện cho phản xạ không điều kiện tiết nước bọt và gây ra phản xạ tiết nước bọt. Như vậy phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn đã được thành lập. 2.3.3. Các điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện: Từ cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện cho thấy muốn thành lập được phản xạ có điều kiện cần phải có những điều kiện sau: - Phải lấy một phản xạ không điều kiện hoặc một phản xạ có điều kiện đã được cũng cố vững chắc làm cơ sở. Ví dụ: Muốn có phản xạ có điều kiện tiết nước bọt bởi ánh đèn thì phải dựa trên phản xạ không điều kiện tiết nước bọt khi cho chó ăn. - Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện với tác nhận kích thích không điều kiện. Ví dụ: Phải kết hợp cho chó ăn và bật đèn nhiều lần thì mới hình thành phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn. - Tác nhân kích thích phải vô quan: Nghĩa là tác nhân kích thích sẽ không gây ảnh hưởng lớn với đời sống của sinh vật. Ví dụ khi bật đèn cho chó ăn thì ánh đèn phải vừa phải không chói loá thì mới thành lập được phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn. - Tác nhân kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc đồng thời với tác nhân kích thích không điều kiện: Ví dụ cho chó ăn thì bất đèn trước hoặc ngay, còn nếu bật đèn sau thì sẽ xẩy ra hiện tượng cảm ứng âm tính và phản xạ không thành lập được. Trong quá trình thành lập nếu thấy phản xạ có điều kiện không bền vững thì nên rút ngắn thời gian giữa hai lần tác động của tác nhân kích thích có điều kiện và không điều kiện xuống còn 1 giây hay 0,5 giây. - Vỏ não phải nguyên vẹn về mặt cấu tạo và bình thường về mặt sinh lý. 3 CÁC QUI LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO 3.1 Qui luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế Theo Pavlov đây là tính chất chung trong hoạt động thần kinh “Bất cứ 1 kích thích nào khi đã gây nên 1 điểm hưng phấn trên vỏ não mà kéo dài thì sớm hay muộn hưng phấn sẽ chuyển thành ức chế rồi dẫn đến trạng thái buồn ngủ và ngủ. Ví dụ : Tiếng ru nhè nhẹ, tiếng giảng bài đều đều. Nếu kích thích đó có ý nghĩa sinh tồn lớn hoặc được tác động đồng thời, phối hợp với nhiều loại kích thích có ý nghĩa sinh tồn lớn hoặc được tác động đồng thời, phối hợp với nhiều loại kích thích khác thì quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể chậm hơn. Còn nếu kích thích ít có ý nghĩa sinh tồn hoặc tác động đơn độc thì quá trình chuyển từ hưng phấn sang 37
  37. ức chế có thể diễn ra nhanh chóng, đột ngột. Dù quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế chậm hay nhanh cũng đều trải qua các giai đoạn chuyển tiếp. - Giai đoạn san bằng : giai đoạn này, tất cả các kích thích dù mạnh hay yếu đều đem lại một cường độ phản xạ như nhau ở mức độ thấp, hoặc trung bình, hoặc cao - Giai đoạn trái ngược : giai đoạn này kích thích mạnh gây ra phản xạ yếu, trái lại kích thích yếu lại gây ra phản xạ mạnh - Giai đoạn cực kỳ trái ngược : ở giai đoạn này, kích thích dương tính gây phản ứng âm tính và kích thích âm tính lại gây phản ứng dương tính. Sau đó là trạng thái ức chế hoàn toàn, trong đó mọi tác nhân kích thích có điều kiện đều không gây được phản ứng, cơ thể hoàn toàn ngủ say. Qui luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế có tác dụng bảo vệ rất lớn đối với các tổ chức thần kinh của võ não nói riêng và đối với toàn bộ cơ thể nói chung. 3.2 Qui luật lan toả và tập trung Tại một điểm trên vỏ não đang hưng phấn hoặc ức chế được lan toả ra xung quanh theo hình thức phóng xạ, đó là quá trình khuyếch tán cuả hưng phấn hoặc ức chế - Khuyếch tán: tại một điểm trên vỏ não đang hưng phấn hoặc ức chế được lan toả ra xung quanh theo hình thức phóng xạ, đó là quá trình khuyếch tán của hưng phấn hoặc ức chế. Thời gian khuyếch tán của hưng phấn là từ 0,5 đến 1 giây, còn thời gian khuyếch tán của ức chế tuỳ thuộc từng loại kéo dài từ 20 giây đến 5 phút. Mức độ khuyếch tán phụ thuộc vào mức độ của các tiêu điển trên vỏ não và cường độ khuyếch tán. Nếu trên vỏ não có 2 điểm cùng hưng phấn thì khuyếch tán hưng phấn của điếm yếu sẽ bị hút về điểm mạnh. - Tập trung: Sau khi khuyếch tán của hưng phấn hoặc ức chế là quá trình tập trung. Thời gian tập trung của hưng phấn là 1 phút còn của ức chế là 20 phút. Hiện tượng lan toả và tập trung của hưng phấn và ức chế có cả ở các phần dưới vỏ và vỏ não, nhưng ở vỏ não thì được biểu hiện rõ hơn. Khi phản xạ có điều kiện mới được thành lập thì cơ thể có thể trả lời với tất cả các tác nhân kích thích cùng loại với tác nhân dương tính. Đó là sự lan toả của hưng phấn. Khi hình thành ức chế phân biệt thì cơ thể chỉ phản ứng với tác nhân dương rính. Đó là sự tập trung của hưng phấn. 3.3 Qui luật về mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ Qui luật này đúng cho tất cả hoạt động thần kinh cấp thấp và cấp cao. Trong 1 phản xạ có điều kiện, kích thích có cường độ càng mạnh thì cường độ phản xạ càng tăng. Qui luật này cũng mang tính tương đối vì khi vượt quá “ngưỡng” thì kết quả ngược lại. 3.4 Qui luật cảm ứng qua lại : Một qua trình thần kinh gây ra một quá trình thần kinh đối lập ở xung quanh mình (không gian) hay nối tiếp mình (thời gian) được gọi là hiện tượng cảm ứng. 38
  38. - Cảm ứng không gian (cảm ứng đồng thời ): khi một điểm trên vỏ não bị hưng phấn mạnh gây ra phản xạ có cường độ mạnh thì các trung khu khác sẽ bị ức chế. Hoặc khi có một quá trình ức chế khá mạnh gây ra hưng phấn ở các điểm xung quanh. - Cảm ứng thời gian (cảm ứng nối tiếp ): Khi một điểm trên vỏ não bị ức chế thì sau thời gian nó sẽ chuyển sang trạng thái hưng phấn. Theo I.P. Pavlov có 2 hiện tượng cảm ứng - Cảm ứng âm tính : quá trình hưng phấn gây ra quá trình ức chế - Cảm ứng dương tính : quá trình ức chế gây ra hưng phấn. +/ Hiện tượng cảm ứng chỉ xẩy ra khi quá trình hưng phấn hoặc ức chế rất tập trung. +/ Hiện tượng cảm ứng xẩy ra giữa các quá trình thần kinh làm ngăn cản sự lan toả của hưng phấn hay ức chế trên vỏ não. +/ Hiện tượng cảm ứng không đòi hỏi sự luyện tập nào mà có thể biểu hiện ngay tức khắc miễn là ở vỏ não có các cứ điểm tập trung cùng hưng phấn hay ức chế. +/ Vì một điều kiên nào đó làm cho quá trình thần kinh mất tập trung thì hiện tượng cảm ứng sẽ biến mất. 3.5 Qui luật về tính hệ thống của hoạt động thần kinh cấp cao Trong thực tế, các kích thích không tồn tại riêng lẻ, mà chúng tạo thành 1 tổ hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp. Một sự vật hiện tượng tác động đồng thời nhiều kích thích, vỏ não không thể làm việc lẻ để tiếp nhận và phân tích từng kích thích mà phải phối hợp các loại kích thích thành nhóm, thành bộ hoàn chỉnh. Gọi là hoạt động theo hệ thống của vỏ não. Một biểu hiện rất quan trọng của qui luật này là định hình động lực : Định hình là một hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định và theo một khoảng thời gian nhất định trong cả một thời gian dài. Sau đó chỉ cần một kích thích ban đầu là toàn bộ chuỗi phản xạ xẩy ra kế tiếp nhau. Ví dụ : trong nhảy cao, mọi người đều phải thực hiện một chuỗi các động tác là : Chạy đà, bật, vượt xà trên không và tiếp đất. Sau khi tập thành thạo, đi ra sân khi có hiệu lệnh lập tức các thao tác trên diễn ra liên tiếp theo đúng trình tự và kỷ thuận như đã tập. Sở dĩ như vậy vì vỏ não đã tập hợp các kích thích thành một hệ thống hoàn chỉnh theo một trình tự nhất định. Đồng hình là cơ cở sinh lý của việc hình thành thói quen, kỷ năng, kỷ xảo trong hoạt động và lao động. Thay đổi động hình là thay đổi những quan hệ không gian và thời gian trong hoạt động của các trung khu ở vỏ não, tạo ra những quan hệ mới. 5 - VAI TRÒ HỆ THỐNG TÍN HIỆU THỨ NHẤT VÀ THỨ HAI: 5.1 Hệ thống tín hiệu thứ nhất : - Tín hiệu : Một tác nhân kích thích nào đó đại diện cho một tác nhân kích thích khác để gây ra một phản ứng nào đó của cơ thể được gọi là tín hiệu. 39
  39. - Tín hiệu thứ nhất : Tất cả những sự vật, những hiện tượng khách quan và các thuộc tính của chúng gây nên phản xạ của cơ thể. Ví dụ, đèn giao thông, tiếng trống trường đó là những tín hiện gây nên phản xạ của cơ thể. 5.2 Hệ thống tín hiệu thức hai Gồm những kích thích là lời nói và chữ viết cùng hệ thống những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não do loại kích thích này gây nên. 5.2.1 Bản chất của hệ thống tín hiệu thứ hai Hệ thống tín hiệu thứ hai là tín hiệu của tín hiệu thứ nhất và nó phản ánh sự vật, hiện tượng một cách khái quát. - Hệ thống tín hiệu thức hai cũng là một loại tác nhân kích thích có điều kiện tương đương như mọi tác nhân kích thích có điều kiện khác. Ví dụ : Các từ ‘Chanh chua’ gây tiết nước bọt, ‘ đèn đỏ’ dừng lại - Hệ thống tín hiệu thứ 2 là loại tác nhân kích thích đặc biệt đặc trưng ở người. Động vật cũng có thể có các phản ứng khi nghe tiếng nói của con người nhưng tác dụng của tiếng nói đối với động vật chỉ đơn thuần là tác dụng với tính chất vật lý (bởi sắc thái, cường độ âm diệu) kết hợp với điệu bộ của con người. Còn con người, tiếng nói, chữ viết chứa đựng ý nghĩa chủ yếu nhờ nội dung chứa đựng trong đó. - Ngôn ngữ là tín hiệu loại hai, ‘tín hiệu của tín hiệu’vì ngôn ngữ đại diện cho mọi kích thích khác nhau. Ví dụ : tiếng ‘đèn’ là đại diện cho ánh đèn và ánh đèn là đại diện cho thức ăn. 5.2.2 Đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ hai - Tín hiệu hai có khả năng khái quát sự vật : từ những sự vật, hiện tượng cụ thể, hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai khái quát chúng thành những khái niệm chung. Ví dụ, ‘cái bàn’ không chỉ cái bàn cụ thể mà chỉ tất cả những cái bàn - Hệ thống tín hiệu hai có khả năng trừu tượng hoá sự vật: Từ những Dấu vết của tín hiện hai, vỏ não giúp cho tư duy trừu tượng phát huy tác dụng, nhờ đó mà não có thể sản sinh ra những suy nghĩ mới, những phản xạ mới, nhưng kiểu phản ứng mới chưa có trong thực tiễn. Đó là cơ sở sinh học của sự sáng tạo trong tư duy và trong hành vi. - Hệ thống tín hiệu hai được hình thành sau tín hiệu thứ nhất, nhưng khi vỏ não bị ức chế lại bị mất trước hệ thống tín hiệu thứ nhất. - Hệ thống tín hiệu hai tác động mạnh hơn hệ thống tín hiệu thứ nhất. Hệ thống tín hiệu thứ hai tác động mạnh hơn hệ thống tín hiệu thứ nhất vì nó có khả năng khái quát hoát và trừu trượng hoá sự vật. Mặt khác, nó làm tăng tính đa dạng cả về số lượng của kích thích và số lượng phản ứng trả lời qua lời nói và chữ viết. 5.2.3 Mối quan hệ giữa 2 hệ thống tín hiệu: Ở con người hai hệ thống tín hiệu này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau, trong đó hệ thống tín hiệu 2 chiếm ưu thế, hệ thống tín hiệu 2 40
  40. được xây dựng trên cơ sở hệ thống tín hiệu 1. Sau khi được hình thành, hệ thống tín hiệu hai lại tác động đến hệ thống tín hiệu thứ nhất mạnh mẽ. Hệ thống tín hiệu thứ hai có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển loại người. Hệ thống tín hiệu hai là động lực chính thúc đẩy vượn biến thành người. - Hệ thống tín hiệu hai làm tăng tác nhân kích thích có điều kiện cả về số lượng và chất lượng bởi vì hệ thống ngôn ngữ có số lượng vô cùng phong phú và mỗi từ, mối câu, mối đoạn lại có nhiều nghĩa, bao hàm nhiều nội dung khác nhau. Do đó, có khi cùng một từ được nói ra nhưng lại gây nhiều kiểu phản ứng khác nhau tuỳ thuộc vào ngữ điệu, cách nói, văn cảnh khi nói và lại còn tuỳ thuộc cả vào trạng thái sinh lý và trạng thái tâm lý của người nghe nữa. - Hệ thống tín hiệu hai là công cụ giao tiếp chủ yếu giữa con người với con người trong xã hội, giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, tri thức từ người này sang người khác, từ nơi này đến nơi khác, từ đời này đến đời khác. - Hệ thống tín hiệu hai là công cụ quan trọng của nghệ thuật văn hoá và giáo dục 5.2.3- Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ : - Truyền thông tin trong hệ thần kinh của trẻ nằm trung gian giữa 2 hình thức là truyền thông tin bằng thần kinh và thể dịch +/ Do các sợi thần kinh chưa được myêlin hoá nên truyền chậm +/Do thần kinh chưa hoàn thiện nên vận động của trẻ mang tính cụ bộ hoặc từng mảng. - Mlh giữa võ não (ý chí) và dưới võ não (tình cảm) chưa chặt chẻ - Trẻ nhỏ hành động bằng tình cảm là chính Sự hình thành các phản xạ có điều kiện ở trẻ : - Trẻ sơ sinh: Chỉ có các phản xạ không điều kiện - 6-7 ngày pxạ ăn uống được hình thành, song không ổn định - 2-4 tháng : Pxạ định hướng được hình thành cần có sự kết hợp với các cơ quan thụ cảm khác như khứu giác, vị giác, thính giác. - 6 tháng phân biệt được kích thích cơ học, mùi, vị, nhiệt Ngôn ngữ trở thành KT có Đkiện , bắt chước lời nói người lớn - 1 tuổi: Phân biệt tốt KT thị giác: Mà sắc, hình dạng, vđộng trẻ có thể nói được 5-10 từ cần có sự kết hợp KT của hệ thống tín hiệu 1, phát triển tư duy cụ thể - 1,5- 2 tuổi : những pxạ vận động có điều kiện với tác nhân kích thích đơn lẽ được thành lập nhanh chóng và bền vững - 2,5 tuổi : Các pxạ có ĐKiện đơn giảm và phức tạp dễ thành lập nhưng cũng dễ xoá bỏ , trẻ dễ nhớ, nhanh quên Vốn từ tăng lên nhanh chóng, pxạ có điều kiện với ngôn ngữ ngày càng nhiều, chiếm ưu thế 41
  41. Sự kết hợp ngôn ngữ và hoạt động là cho hành động của trẻ có ý thức, có mục đích hơn. Từ duy của trẻ chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy hình tượng rồi tư duy trừu trượng 6. Các loại hình thần kinh 1- Cơ sở khoa học của sự phân chia : 1.1/ Hy Pocrat :( danh y người hy lạp) -Căn cứ và biểu hiện bên ngoài về đặc tính, thái độ của mỗi người trước sự vật, hiện tượng Có 4 loại hình thần kinh: Âu sầu, nóng nả, hăng hái và bình thản 1.2/Paplop : - Dựa vào cường độ mạnh hay yếu của hưng phấn hay ức chế - Dựa vào tính cân bằng của thần kinh - Dựa vào tính linh hoạt của quá trình hưng phấn và ức chế Kiểu hỡnh thần Mạnh yếu khụng cõn cõn bằng linh hoạt khụng linh a -Loại mạnh cân bằng linh hoạt: -Hưng phấn và ức chế đều mạnh bằng nhau -Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế và ngược lại dễ dàng -Phản xạ có điều kiện dễ thành lập p/xạ cũ dễ xoá bỏ Biểu hiện khí chất: có nghị lực, sẵn sàng vượt khó khăn, tự chủ, hăng hái, lạc quan, ít kiên trì, dễ bi quan khi gặp khó khăn b - Kiểu mạnh, cân bằng, không linh linh hoạt : (bình thản) -Hưng phấn và ức chế đều mạnh - Quá trình chuyển hưng phấn sang ức chế và ngược lại chậm chạp Biểu hiện khí chất: Điểm đạm, bình thản, chín chắn, có nghị lực, bảo thủ, khó chuyển , lề mề. c - Kiểu mạnh, không cân bằng :(nóng nảy) - Hưng phấn và ức chế đều mạnh -Hưng phấn trội hơn ức chế -Phản xạ có điều kiện dễ thành lập, nhưng lại dễ xoá bỏ 42
  42. Biểu hiện khí chất: Nhiệt tình hăng hái, không điều độ , bốc đồng, thiếu kỷ luật, khó bảo +/ ở trẻ hăng hái, nghịch ngợm, dễ phát khùng, thiếu kỷ luật, khó bảo - Biện pháp giáo dục: Giáo dục tính kiên trì , tự kiềm chế. d - Yếu: (âu sầu) - Hưng phấn và ức chế đều yếu, ức chế mạnh hơn hưng phấn - Không chịu được kích thích kéo dài -Xoá bỏ phản xạ có điều kiện và động hình cũ khó -Biểu hiện khí chất: nhút nhát, yếu đuối, hoạt động vận động ít không bền vững - Biện pháp giáo dục: động viên khuyến khích, hình thành lòng tự tin, tính mạnh dạn. 3/ Giáo dục trẻ có các kiểu hình thần kinh khác nhau: -Bất cứ 1 loại hình thần kinh nào cũng GD được bằng phát huy mặt tích cựu, hạn chế mặt tiêu cực - Muốn giáo dục phải nhận diện loại hình thần kinh - Không có loại hình TK thuần khiết mà thường pha trộn 7- Bản chất sinh lý của giấc ngủ: 7.1/ Các giai đoạn từ thức sang ngủ : 4 giai đoạn -Cơ sở phân loại các giai đoạn: được qui định bằng sự đáp ứng của cơ thể với mỗi tác nhân kích thích có cường độ khác nhau a/Giai đoạn san bằng: (thiu thiu ngủ)các KT có tác dụng gần như nhau không khác như khi thức b/Giai đoạn trái ngược: Các KT có tác dụng yếu trở nên mạnh và ngược lại c/ Giai đoạn cực kỳ trái ngược: KT gây hưng phấn thì gây ức chế và ngược lại d/ Giai đoạn ức chế hoàn toàn: (ngủ say) KT có tác dụng thức đều không có t/dụng võ não hầu như ở trạng thái ức chế 7.2/Bản chất sinh lý của giấc ngủ: -Giấc ngủ là kết quả của hiện tượng mệt mỏi tự nhiên sau 1 đợt thức kéo dài - Giấc ngủ là h/tượng ức chế bảo vệ mang tính phòng chống -Theo Paplop: là hiện tượng ức chế lan khắp vỏ não và lan xuống cả cấu trúc dưới vỏ não -Do trung khu: Gò đồi thị và dưới đồi thị, t/c võng trạng ĐK 7.3/ Những thay đổi của cơ thể khi ngủ: - Cơ thể liên lạc với MT qua đường TK như bình thường - Phần lớn các cơ quan phân tích không, giảm hoạt động - Các cơ quan giảm hoặc ngừng hoạt động chức năng: Cơ bắp mềm, đa số cơ xương giãn. 7.4/ Các yếu tố gây ngủ: - Tất cả các yếu tố gây ức chế đều có thể gây ngủ - Sự khuyếch tán trên võ não trong điều kiện tự nhiên của giấc ngủ có 3 nguyên nhân: +/ Khả năng làm việc của các vùng trên võ não bị giảm sút có xu thế chuyển sang ức chế. 43
  43. +/Sự loại trừ KT bên ngoài làm TB TK giảm khả năng hưng phấn, dễ chuyển sang ức chế +/ Giấc ngủ là 1 phản xạ có điều kiện 7.5- Giấc ngủ của trẻ: Giấc ngủ của trẻ nhỏ : a/ Trẻ sơ sinh: ngủ suốt cả ngày 20-24h/ngày -Ngủ không sâu, không yên giấc, thức ngắn -Chịu sự kthích bên trong, nhất là hiện tượng đói b/ Cuối sơ sinh: -Xuất hiện khoảng thức yên tĩnh, ngắn - Khả năng làm việc của vỏ não tăng dần->keó dài tạng thái thức. - Thức tích cực chỉ có khi trẻ có khả năng tập trung thị giác, thính giác - Trẻ hình thành nhịp điệu thức ngủ hàng ngày do ảnh hưởng của ĐK sống: Ban ngày số lượng kích thích nhiều, cao do đó giấc ngủ tập trung vào ban đêm. - Trẻ càng lớn sự chuyển tiếp các trạng thái yếu ngủ - thức - ăn càng trở nên nhịp nhàng. T/gian thức ngày càng kéo dài -ý nghĩa sự chuyển tiếp: làm cho hđộng của cơ thể theo 1 nhịp điệu nhất định, đảm bảo hình thành định hình, tiết kiệm w cho TK, đảm bảo thay đổi kịp thời giữa hđộng và nghỉ ngơi Tổ chức giấc ngủ cho trẻ: - Trạng thái thức tích cực sẽ đảm bảo cho giấc ngủ say và ngược lại ngủ say, đủ độ dài sẽ đảm bảo cho trạng thái thức tích cực - Trong giấc ngủ quá trình đồng hoá chiếm ưu thế, tăng cường thu nạp các chất vào cơ thể, đặc biệt là não, phục hồi sức làm việc của cơ thể a/ Thời gian ngủ của trẻ : - Thời gian ngủ chiếm 1/3 cuộc đời phân bố không đồng đều theo lứa tuổi: trẻ nhỏ thời gian ngủ nhiều, càng lớn càng giảm - Thời gian ngủ ở trường mầm non: Trẻ 6-12 tháng : 4-5h/ ngày Trẻ 12 - 18 tháng : 4h/ ngày Trẻ 18-36 tuổi : 3 h/ ngày Trẻ 3-5 tuổi : 3 h/ ngày Trẻ 5-6 tuổi : 2 h 40´/ ngày b/ Tổ chức giấc ngủ : -Vào cuối tháng thứ nhất đầu tháng thứ 2 cần tổ chức giấc ngủ cho trẻ vì: +/Nhịp điệu thức ngủ đã được hình thành +/Cơ quan phân tích đã thiết lập được những phản xạ có ĐK - Để phục hồi hoàn toàn năng lượng tiêu hao cần đảm bảo cho trẻ ngủ đúng lúc, đều, sâu, đủ giờ, đủ 44
  44. - Biện pháp tổ chức: Cần Xây dựng 1 phản xạ có điều kiện về giấc ngủ +/ Tạo môi trường yên tĩnh +/Không khí phòng ngủ : Thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông +/ Giường chiếu sạch sẽ +/ Tư thế thoải mái +/ Tránh những kT không cần thiết như: ăn quá no, uống những chất KT, căng thẳng thần kinh. Câu hỏi ôn tập 1. Phân tích vai trò của hệ thần kinh. 2. Chứng minh “ rơron là đơn vị vận cấu trúc và chức năng” 3. Trình bày sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ 4. Thế nào là phản xạ? Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ? 5. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Cho ví dụ minh họa. 6. Nêu điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện. 7. Trình bày cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện. 8. Trình bày các loại phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. 9. Nêu các qui luật của hoạt động thần kinh cấp cao. 10. Trình bày các cơ sở để phân chia thành các loại hình thần kinh 11. Trình bày đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người 12. Thế nào là giấc ngủ? Muốn tạo giấc ngủ ngon cho trẻ, trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ cần phải làm gì? 45
  45. CHƯƠNG IV : CƠ QUAN PHÂN TÍCH I/VAI TRÒ : Môi trường luôn biến đổi và tác động lên cơ thể của con người, đòi hỏi cơ thể phải có phản ứng, điều chỉnh và thích nghi. Nhờ có cơ quan phân tích mà ta có thể : -Tiếp nhận những thuộc tính lẽ của SVHT - Sự phối hợp thông tin thu được từ các cơ quan phân tích cho chúng ta hình ảnh trọn vẹn về SV hiện tượng - Qua đó giúp cơ thể tiếp nhận những thông tin và điều chỉnh để thích nghi với MT -Các giác quan có tính chất tác dụng thay thế (bù trừ) -Cùng với hệ thống tín hiệu thứ 2, cơ quan phân tích giúp con người tiếp cận được nhiều kho tàng kinh nghiệm của nhân loại . II - CẤU TẠO CỦA CƠ QUAN PHÂN TÍCH: Gồm 3 bộ phân. 1. Bộ phận dẫn truyền: ( nhận cảm) là các gác quan ( cơ quan thụ cảm) . - là tổ chức nhạy cảm ( các đầu tận cùng, các tế bào thần kinh) đã được chuyên môn hóa, có khả năng nhạy cảm với một kích thích nhất định. Gồm 3 loại: +/ Cấu tạo riêng lẽ trong một cơ quan hoàn chỉnh: mắt, tai. +/ Xen kẻ trong lớp niêm mac của mọt số cơ quan khác. +/ Nằm rải rác trên bề mặt cơ thể: da. - Mỗi cơ quan thụ cảm chỉ tiếp nhận những kích thích khac nhau từ môi trừơng trong và ngoài. - VD: mắt ánh sáng, màu sắc ; tai âm thanh 2.Bộ phận dẫn truyền: dây thần kinh hướng tâm và các trung khu chuyển biết nhiệm vụ chính là bộ phận truyền xung thần kinh từ các cơ quan thụ cảm tới các trung khu trong tủy sống , thân não và cuối cùng là lên bán cầu đại não. 2. Bộ phận trung ương: nằm trên vỏ não, là các vùng phân tích và tổng hợp ở vỏ não, giúp nhận thức rõ đối tượng một cách hoàn chỉnh và những thay đổi của môI trường trong và ngoài để phả ứng lạI một cách chính xác. III CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC: 1.1 Bộ phận nhận cảm: Mắt - gồm 2 phần: a/Bộ phận phụ: (Bộ phận hỗ trợ) -Lông mày, lông mi: bảo vệ, ngăn mồ hôi và ngăn bụi -Mi mắt : gồm mi trên và mi dưới, dưới da là lớp mô l iên kết đàn hồi , trong đó có khoảng 30-40 tuyến hình ống thông với các huyệt tiết chất nhờn và đổ ra bờ mi, giữa mi mắt và kết mạc là màng LK mỏng giống như 1 màng nhầy 46
  46. -Tuyến lệ: Nằm trong hố lệ của xương trán, là tuyến hình ống tiết ra nứơc mắt đổ vào hố lệ ở gốc mắt, nước mắt có tác dụng làm ướt, rửa sạch bụi, diệt VK cho giác mạc -Cơ vận động: Co duỗi giúp cầu mắt cử động, gồm 6 cơ : cơ thẳng trên, dưới, giữa, bên giúp mắt liếc ngang còn cơ chéo trên, dưới giúp liếc chéo. b/Cầu mắt : - Hình dáng: hơi cầu lồi về phía trước -Kích thước: 2,5 Cm -Vị trí: Nằm trong hố mắt - Cấu trúc: Gồm màng mắt và môi trường chiết quang Mµng sîi Mµng * Mµng m¾t: * Mµng m¾t: m¹ch Mµng l­íi Thuû tinh thÓ * M«i tr­êng Thuû dÞch chiÕt quang: ThÓ pha lª */ Màng mắt: gồm 3 màng - Màng cứng: (Màng sợi) +/ 4/5 phía sau : màu trắng, cứng +/1/5 phía trước: hơi lồi về phía trước, trong suốt ->cho ás vào -Màng mạch: chứa nhiều mạch máu nhỏ và sắc tố +/ Màng mạch chính thức: có mạng lưới mạch máu dày đặc và xen kẻ 1 số TB sắc tố +/ Thể mi: Là phần dày lên của màng mạch nằm ranh giới giữa màng cứng và giác mạc, gồm có 70 mấu lồi mi, trong có mạch máu, chức năng tiết ra thuỷ dịch, cơ thể mi điều kiển thuỷ tinh thể +/Lòng đen: Là phần trước của màng mạch có hình đĩa, chính giữa có đồng tử, lòng đen cấu tạo bằng mô đệm- mô liên kết, chứa nhiều sắc tố quyết định màu mắt. Sự phân bố của sắc tố này sẽ làm cho mắt có các màu khác nhau (từ đen -> nâu ->xanh và hồng ) 47
  47. +/Đồng tử: (con ngươi) nằm giữa lòng đen, được điều khiển bởi 2 cơ trơn là cơ thắt và giãn con ngơi ( cơ vòng phóng xạ) , đường kính con ngươi bình thường khoảng 2-5 mm -> sự thu hẹp hay mở rộng con ngươi có tác dụng điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua do dây TK giao cảm và phó giao cảm điều chỉnh. ánh sáng mạnh: co đồng từ; ánh sáng yếu giãn; nhỏ atrophi đồng tử trơ, chết đồng tử giãn. - Màng lưới: (võng mạc) Lót nửa sau của cầu mắt , dày khoảng 0,2 mm 8-10 lớp TB, lớp thứ 10 nằm giáp ranh với thuỷ tinh thể +/Lớp tế bào đơn cực : là TB cảm thụ ánh sáng */TB nón: 7 triệu nằm ở phần trung tâm của võng mạc gọi là điểm vàng (Macula lutea) thẳng với trục quang học, có chứa chất cảm quang là Iodopxin -> Cảm nhận ánh sáng có cường độ mạnh */TB que: 130 triệu dài 0,07mm, phân bố trên toàn võng mạch, trừ điểm vàng, có chứa sắc tố thị giác là Rodoxin, dưới tác động của ás sắc tố nằy sẽ mất màu-> TB que tiếp nhận ás không màu (Thị lực hoàng hôn) , và cường độ chiếu xiên và yếu. Các tế bào này cảm nhận ánh sáng theo cơ chế hoá học và quang học đó là sự phân giải Rodopxin Rêtimen và ôpxin trong điều kiện ánh sáng khác nhau MR: ở tất cả các loài ĐV có XS, đều có TB nón và tế bào que, nhưng tỷ lệ khác nhau, ở các loài động vật ăn đêm TB que nhiều còn ở các loài ĐV ăn ngày thì TB nón nhiều. ở các loài này lớp màng mạch biến đổi đi để tạo thành 1 bề mặt phản xạ hay lớp lót (tapetum) nằm ngay phía dưới màng lưới . Điều này làm tăng độ nhạy thị giác bằng phản xạ ánh sáng ngược lại mắt Ví dụ : Mắt mèo khi ánh sáng chiếu ngược lại thì sáng quắc lên. +/ Lớp tế bào lưỡng cực: Lớp này tiếp nhận thông tin từ TB thụ cảm chuyển sang cho lớp đa cực. Các TB lưỡng cực thường nối với 1 TB nón nhưng lại nối với nhiều TB que -> hình ảnh ở giữa điểm vàng chi tiết hơn Xen kẽ giữa lớp TB lưỡng cực có TB ngang và Amacrin -> Mối liên hệ trên màng lưới giúp cho sự hoạt động của TB hạch và TB lưỡng cực +/Lớp tế bào đa cực:(TB hạch) Sợi trục của TB TK tập hợp lại thành dây thần kinh thị giác xuyên qua màng mạch và màng cứng lên não -Điểm mù: là nơi không tiếp nhận hả, nó là nơi đi ra của dây TK, đường kính 1,8mm, không có TB cảm quang cách điểm vàng 4mm ( Thí nghiệm tìm điểm mù của Mariot) */ Môi trường chiết quang: Là MT mà á/sáng khi đi qua sẽ bị khúc xạ +/Thuỷ tinh thể : Gồm 1 thấu kính lồi 2 mặt trong suốt có thể thay đổi độ cong Bthường là 4mm, có đường kính 9mm điểm lồi chính giữa tương ứng với con ngươi, thuỷ tinh thể được cố định bởi dây chằng từ thể mi. 48
  48. +/Thuỷ dịch: K/Trống phòng trước sau thuỷ tinh thể, được tiết ra bởi mạnh máu trong lòng đen và thể mi. +/Thể thuỷ tinh (pha lê): giống như chất thạch, trong suốt có khả năng khúc xạ ánh sáng, .là khối lớn choán phần rỗng của cầu mắt, tiếp xúc với võng mạc, toàn bộ được bọc trong màng mỏng đó là màng thuỷ tinh Chất keo trong suốt trong lòng cầu mắt 1.2/Đường dẫn truyền: gồm các nơ ron số II 1.3/ Bộ phận trung ương: Trung khu thị giác nằm trên thuỳ chẩm, vùng thứ 17 Brodman 2- Cơ chế tạo ảnh và điều tiết mắt: 2.1- Cơ chế tạo ảnh: Khi ánh sáng từ vật chiếu vào mắt trước khi đến võng mạc chúng vượt qua các cấu tạo có khả năng khúc xạ như giác mạc, thuỷ dịch, thuỷ tinh thể và thể pha lê. Sự khúc xạ này làm cho ánh sáng tập trung vào điểm vàng ở đáy mắt và thu nhận được ảnh trên võng mạc Để chứng minh điều này ta có thể lấy mắt con vật đã chết loại bỏ màng ngoài và mạch máu. Sau đó đặt phần còn lại của mắt trong phòng tối và đặt một ngọn nến đang cháy. Kết quả ta sẽ thấy hình ảnh ngọn nến cháy đảo ngược in trên võng mạc. Đặc điểm của ảnh : ảnh rơi vào võng mạc là ảnh thật, ngược nhiều và nhỏ hơn vật Sau đó bộ phận dẫn truyền sẽ truyền thông tin thu được lên não để thực hiện quá trình phân tích -> ảnh thật cùng chiều với vật Đường đi của tia sáng phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ cũng như độ cong của giác mạc và thuỷ tinh thể. Đơn vị của trị số khúc xạ là Dioptrie (D) 1D là trị số khúc xạ của 1 thấu kính có tiêu cự là 100cm Tiêu cự 50Cm có trị số khúc xạ là 2D; tiêu cự là 2m có trị số khúc xạ là 0,5 D 2.2/Cơ chế điều tiết của mắt: Cấu tạo bình thường của mắt người cho phép nhìn rõ được một vật cách xa từ 65m trở lên, với ảnh hiện rõ trên võng mạc không cần điều chỉnh . Khoảng 65m được gọi là "điểm xa" hay là điểm viễn của mắt. Khi vật thể các tiến lại gần mắt buộc phải tự điều tiết bằng cách tăng độ 49
  49. cong của thuỷ tinh thể để giảm tiêu cự. Cho đến khoảng gần nhất mà thuỷ tinh thể không điều chỉnh được nữa gọi là "điểm gần" hay điểm cận - Hemholz đã chứng minh sự tự điều chỉnh của nhân mắt do sự co của cơ thể mi. Lúc bình thường mắt nhìn những vật ở xa từ 65 m trở lên . Dây treo thuỷ tinh thể (cơ thể mi) căng làm dẹp bớt độ cong do đó làm tăng tiêu cự và giảm độ khúc xạ. Khi vật ở xa cơ thể mi co, thuỷ tinh thể dẹp xuống làm tăng tiêu cự và giảm độ khúc xạ. Khi nhìn gần, cơ mi co làm chùng dây treo thuỷ tinh thể , độ cong tăng lên, làm giảm tiêu cự và tăng độ khúc xạ. khi nhân mắt điều tiết cực đại, kích thước của phòng trước có thể giảm từ 10 tới còn 5,5 mm còn phòng sau từ 6- 5,5 mm Cơ thể mi được điều khiển bởi dây thần kinh phó giao cảm nên khi nhỏ atrophin cơ thể mi sẽ mất khả năng co do vậy không nhìn được vật ở gần - ở một số loài động vật thân mềm và 1 số loài lưỡng cư, rắn tự điều chỉnh độ khúc xạ bằng cách đẩy thuỷ tinh thể ra phía trước để làm tăng khoảng cách thuỷ tinh thể với võng mạc. 3- Cơ chế thu nhận ánh sáng và màu sắc: 3.1/ Cơ chế thu nhận ánh sáng : Lớp màng thần kinh của cầu mắt đảm nhận chức năng cảm thụ ánh sáng. trong lớp này, lớp tế bào sắc tố chứa Fucxin là sắc tố màu đỏ sẫm có tác dụng hấp thu ánh sáng chiếu tới không cho phản xạ lại , làm cho ảnh trên võng mạc được rõ nét. Ngoài ra, các tế bào sắc tố còn có mối liên hệ chặt chẽ với các tế bào cảm quang, tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào cảm quang và tổng hợp sắc tố thị giác . Lớp tế bào cảm quang nằm phía trong, mỗi đĩa có màng lipit và prôtêin. Prôtêin kết hợp với rêtimen là thành phần chính của sắc tố cảm quang Rodonsin 3.2/Cơ chế thu nhận màu sắc: §á Mắt người có thể nhìn thấy được từ màu đỏ đến tím TÝm Vµng có 3 loại TB nón Xanh Xanh có các chất cảm quang khác nhau da trêi l¸ c©y để thu nhận các tia sáng của ba màu ¸nh cơ bản là đỏ, lục (xanh lá cây) và lam s¸ng ¸nh xanh Xanh s¸ng (xanh da trời), các loại ánh sáng màu da trêi da trêi xanh nh¹t l¸ c©y tác động lên 3 loại tế bào nón gây hưng phấn, tuy nhiên tỷ lệ hưng phấn của 3 ¸nh s¸ng loại tế bào không giống nhau và nhờ đó ®á mà tạo ra cảm giác màu khác nhau. Sự hoà hợp của 3 màu cơ bản nói trên 50
  50. theo những tỷ lệ khác nhau sẽ tạo ra các màu khác nhau. -Mù màu là những người mất hoàn toàn khả năng nhận 3 màu cơ bản, tất cả chỉ là màu xám - Mù màu không hoàn toàn là chỉ đối với 1 hoặc 2 màu cơ bản, đây là bệnh do thiếu gen trên NST X - Nhầm màu là màu lục -> đỏ hay màu vàng; xanh da trời thành tím 4- Quá trình quang hoá: Là các phản ứng biến đổi sắc tố cảm quang Rodopsin ở tế bào gậy và Iodopsin ở tế bào nón Rodopsin là do sắc tố Retimen kết hợp với Protêin opsin. Rodopsin được tổng hợp trong bóng tối và cần có VTM A. Thông qua quá trình ôxy hoá với sự tham gia của Enzim, do vậy, nếu thiếu VTM A và rối loạn quá trình oxy hoá sẽ làm ngưng sự hình thành retimem và cũng có nghĩa là rodopsin không được tổng hợp -> Bệnh quáng gà Khi chiếu sáng sẽ xẩy ra quá trình ngược lại là retimen tách khỏi opsin, dưới tác dụng của enzim khử retimen chuyển thành vitamin A. Quá trình này cũng tạo thành 1 dạng trung gian là hemirodopsin , metarodopsin ánh sáng Rodoxin Opxin + Retimen Bóng tối 5- Các tật của mắt và vệ sinh mắt: 5.1/ Các tật của mắt: a/ Cận thị và viễn thị: - Cận thị: +/ Bình thường mắt có võng mạc nằm cách thuỷ tinh thể một khoảng nhất định, khi các tia sáng song song đến mắt sẽ quy tụ lại trên võng mạc mà không cần sự điều tiết của nhân mắt. Khi ảnh của vật không quy tụ trên võng mạc và rơi vào phía trước võng mạc thì sẽ dẫn đến tật cận thị. Có 2 loại cận thị +/ Cận thị bẩm sinh: do cầu mắt dài hơn bình thường (trên 23-25mm) +/Cận thị tập nhiễm: là do thuỷ tinh thể quá phồng nên ảnh của vật sẽ nằm ở thể pha lê. Người bị cận thị phải đeo một thấu kính lõm 2 mặt để đẩy ảnh về đúng võng mạc, cận thị thường xuất hiện ở giai đoạn học đường b/ Viễn thị: Là ảnh của vật sẽ rơi phía sau võng mạc +/ Viễn thị bẩm sinh: Là do cầu mắt ngắn hơn bình thường (ở trẻ nhỏ cũng có hiện tượng này do cầu mắt ngăn 16 mm càng lớn hiện tượng này sẽ mất ) +/Viễn thị tuổi già : do cơ thể mi yếu dần nên thuỷ tinh thể dẹp lại. Người viễn thị phải đeo thấu kính lồi 2 mặt . 51
  51. b/ Loạn thị: Là do mắt không có khả năng qui tụ tia sáng vào một điểm, một tiêu cự. Tật loạn thị là do độ cong của giác mạc không đồng đều, không hoàn toàn là một mặt phẳng hình cầu làm cho ảnh được nhìn thấy giống như hình qua một tấm gương không phẳng. Hình tròn sẽ biến thành hình elip theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Người bị bệnh loạn thị phải đeo một loại kính đặc biệt để bổ sung cho độ cong không bình thường của giác mạc. 5.2/ Vệ sinh mắt: Mắt là một bộ phận cảm giác quan trọng , mỗi người cần phải bảo vệ mắt của mình. - Phải luôn luôn giữ gìn mắt được sạch sẽ: khi bụi vào mắt không nên dụi mạnh mà chỉ cần nhắm mắt lại cho nước mắt tiết ra nhiều và cuốn bụi theo hoặc chớp mắt vào cốc nước. - Thức ăn cần phải có đủ VTM A để tránh bệnh quáng gà, khô mắt - Cần phải đảm bảo ánh sáng khi làm việc, khi đọc sách cần giữ 1 khoảng cách nhất định (30- 35 Cm) - Cần đảm bảo đúng chế độ học đường : bàn ghế phải đúng kích cỡ , ánh sáng đảm bảo, không đọc sách, xem ti vi lâu dẫn đến mỏi mắt - Khi đi ra đường cần có kính mắt, không tắm ở các vùng nước ao tu - Nếu bị các bệnh về mắt cần điều trị dứt điểm và kiểm tra mắt theo định kỳ 6 -Đặc điểm phát triển thị giác của trẻ: 6.1/ Đặc điểm về cấu tạo: -ổ mắt và cầu mắt tương đối lớn, hốc mắt hơi nông, mắt hơi lồi về phía trước -Trọng lượng 2-4 g (người lớn 6-8g) -Đường kính cầu mắt ngắn 16mm (người lớn 23-25mm), thuỷ tinh thế có khả năng đàn hồi lớn song đội hội tụ kém -Mống mắt chứa ít sắc tố ( 10-12 tuổi giống người lớn) 6.2/ Đặc điểm về chức năng sinh lý: a/ Cơ quan phân tích thị giác: -Thần kinh thị giác: 3-4 tuổi mới được myêlin hoá -Khả năng cố định tầm nhìn vào đối tượng hình thành sau 5 ngày, phát triển ở tháng thứ 3-5 -Vùng thị giác phát triển sau khi sinh sẵn sàng hoạt động. -Tuyến lệ hoạt động ngay sau khi sinh, p/xạ tiết nước mắt có tháng 3-5 b/ Sự điều tiết của mắt: -Trẻ nhỏ cầu mắt ngắn, thuỷ tinh thể có khả năng đàn hồi lớn, song độ hội tụ kém ->vật rơi sau võng mạc->trẻ thường có htượng viễn thị tự nhiên. Trẻ càng lớn, hiện tượng này sẽ mất -Nếu để trẻ quan sát khoảng cách như người lớn, mắt phải điều tiết-> cận thị. c/ Sự phát triển cảm giác màu: thay đổi căn bản -Trẻ sơ sinh chỉ có TB que hoạt độn ->không nhận được màu - 3 tuổi tế bào nón mới phát triển hoàn hảo và đầy đủ. 30 tháng nhận được các màu vàng, xanh, đen, trắn, 5 tuổi nhận được các màu trung gian. Sự  cực đại ở tuổi 30, sau đó dần 52
  52. -Trẻ cảm nhận màu vàng sớm nhất, đến màu lục, muộn nhất là màu xanh dương -Trẻ nhận hình dáng sớm nhất -kích thước - màu sắc, trẻ nhớ ngôn ngữ rất tốt nên khi dạy trẻ nhận màu cần kết hợp nhận hình dạng, màu sắc, ngôn ngữ d/ Độ tinh của mắt Tăngtheo độ tuổi -Thị giác nổi biến đổi mạnh 9-10 tuổi, tối ưu 17-22 tuổi -Sự ước lượng bằng mắt trai MG e/ Trường thị giác: -Phát triển mạnh trẻ MG=80% người lớn -6 tuổi trai > gái, 7-8 tuổi gái > trai, sau đó bằng nhau, 13-14 tuổi gái > trai IV- CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC: 1/Bộ phận nhận cảm: Tai a. Tai ngoài: Gồm 3 bộ phận - Vành tai: Là mô sụn đàn hồi, có da bọc kín, vành tai, gồm vành tai, bờ vành, bờ đối , mấu tai và mấu đối, dưới vành tai có dái tai và mô mỡ bên trong ( riêng người )-> Thu tiếng động và định hướng âm thanh - ống tai ngoài : Dài 2- 2,5 Cm, hơi cong, gồm ống sụn và ống xương +/ ống sụn chiếm 1/3 phía ngoài có nhiều tuyến nhầy tiết "rái tai" +/ ống xương : 2/3 có lớp da bọc rất mỏng -Màng nhĩ: Đó là dưới hạn giữa tai ngoài và tai giữa +/Mằm nghiêng có hình bầu dục, giống 1 cái phểu rộng 8-9 mm +/ Phía ngoài màng nhĩ là các chất xơ mặt trong là các lớp màng nhầy dày 0,1-1,15mm, có tính chất đàn hồi, hơi kéo về phía tai giữa làm cho nó có hình nón. b. Tai giữa: - Khoang tai: hốc thái dương, 1 Cm3, 53
  53. +/ Cửa tròn là cửa ốc tai +/ Cửa bầu là cửa tiền đình +/ Thông với hầu bằng vòi Eustát: -> Cân bằng áp suất không khí trong và ngoài tai -Các xương tai: Xương búa, đe, bàn đạp. Xương búa to nhất nối với màng nhĩ qua một lớp sụn hình trong rộng 8-9 mm, xương đe nhỏ hơn nối với xương búa và xương bàn đạp, xương bàn đạp là xương nhỏ nhất 1 đầu nối với xương đe , 1 đầu nối với lỗ bầu dục, các xương nối với nhau theo nguyên tắc đòn bẩy làm âm thanh khuyêch đại lên khi truyền vào tai trong +/ Trong khoang tai còn có 2 cơ nhỏ 1 cơ nối với xương búa và 1 xương nối với xương bàn đạp. - Vòi Eustachii: dài 2 Cm, rộng 2mm nối thông xoang nhĩ với mũi và hầu ở thành trên khoang miệng, ống gồm 1 phần là xương phía xoang nhĩ, 1 phần là sụn ở phía hầu xẹp xuống, đóng kín, khi nuốt không khí sẽ vào. c- Tai trong: Nằm trong tháp của xương thái dương *Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên: -Bộ phận tiền đình: Là khoang nhỏ có nhiều đường thông với các bộ phận xung quanh : ốc tai, tai giữa, vòng bán khuyên Bên trong màng có túi +/ Túi cầu: thông với màng ốc tai +/ Túi bầu : thông với ống bán khuyên => Bên trong có TB thụ cảm hình trụ : 1 đầu có lông (1 lông cử động được còn 60-80 lông không cử động được) -> Tạo thành bút lông, đầu kia tập hợp thành nhánh tiền đình , nối vào TB TK số 8 Trong túi nội dịch giống thạch, bên trên bút lông có tinh thể đã vôi hoá hình lục giác xếp sát nhau gọi là màng thạch nhĩ. Khi cơ thể chuyển động màng thạch nhĩ và túm lông chuyển động -> cảm giác vận động quay, gập - ống bán khuyên: Gồm 3 ống xương hình vòng cung nằm trên 1 mặt phẳng thẳng góc thông với bộ phận tiền đình *ốc tai (ốc nhĩ): vặn 2,5 vòng, một đầu thông với tiền đình còn một đầu bịt kín - ốc tai xương: Gồm : Thành ốc, trụ ốc và mảnh viền trụ ốc - ốc tai màng: +/ ống trên thông với tiền đình : Thang tiền đình có màng tiền đình Chứa ngoại dịch +/ ống dưới thông với cửa số tròn : Thang màng nhĩ , có màng cơ sở +/ ống giữa thông ra túi cầu : chứa nội dịch , có màng bên, chứa n mạch máu 54