Giáo trình Giải phẫu sinh lý trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 2)

pdf 55 trang hapham 4710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giải phẫu sinh lý trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giai_phau_sinh_ly_tre_em_dung_cho_nganh_gd_mam_no.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giải phẫu sinh lý trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) (Phần 2)

  1. CHƯƠNG VII: HỆ HÔ HẤP (4 tiết) 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ HÔ HẤP: Con người có thể nhịn ăn khoảng 20 ngày đến 30 ngày, nhịn uống khoảng 3 ngày nhưng không nhịn thở quá 3 phút. Từ thời xa xưa, con người đã coi nhịp thở là dấu hiệu nhận biết sự sống. Hô hấp được xem là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Cơ thể chỉ tồn tại và phát triển khi cung cấp đầy đủ nhu cầu khí O2 để sử dụng trong mọi hoạt động sống, đồng thời luôn phải thải khí CO2 sinh ra trong quá trình trao đổi chất. Sự trao đổi khí trong cơ thể được thực hiện nhờ cơ quan hô hấp . 2. CẤU TẠO CỦA HỆ HÔ HẤP : Cơ quan hô hấp của người bao gồm 2 bộ phận là đường dẫn khí và bộ phận trao đổi khí. 2.1 Đường dẫn khí: Là con đường dẫn khí từ môi trường bên ngoài vào phổi và từ phổi đi ra. Bao gồm có khoang mũi, hầu, khí quản, phế quản. a. Khoang mũi: Mũi được ngăn ra thành 2 khoang bởi xương lá mía và mảnh thẳng của xương sàng. Mỗi xoang mũi gồm 4 thành do các xương: Xương lá mía, xương sàng, xương hàm trên, xương khẩu cái, 3 đôi xương xoăn và xương mũi tạo thành. Thành của xoang mũi có niêm mạc chứa rất nhiều mao mạch, lông và tuyến nhầy làm cho không khí đi qua xoang mũi được sưởi ấm và lọc sạch. 89
  2. Trong khoang mũi có cơ quan cảm thụ khứu giác giúp cơ thể cảm nhận mùi khi hít vào. Đồng thời mũi còn là cơ quan cộng hưỡng âm thanh. Mũi còn thông với mắt nhờ 1 ống nhỏ để nước mắt tiết ra hàng ngày chảy xuống mũi và làm ẩm không khí. b . Thanh quản: Thanh quản gồm có 4 sụn liên kết với nhau bởi các dây chằng và cơ đảm nhận chức năng dẫn khí và phát âm. - Sụn giáp: trông giống như quyển sách, gáy quay về phía trước. 2 tấm sụn hình tứ giác làm thành 1 góc 120o - Sụn nhẫn: mằm giới sụn giáp, vòng nhẫn nằm ngang, mặt nhẫn quay ra sau làm thành vòng đáy của thanh quản. - Sụn phểu: có 2 chiếc giống như hình tháp mà đáy tỳ lên sụn nhẫn, phía trước sụn phểu có mõm thanh âm để căng dây âm thanh, chính giữa có một khe thanh môn. khi nói, khe này co hẹp lại vì căng các dây âm thanh. Khi hô hấp khe này lại rộng ra. - Sụn thanh thiệt: mềm, đàn hồi được nằm ngay sau cuống lưỡi. Sụn thanh thiệt có tác dụng đậy miệng và thanh quản khi nuốt thức ăn. Thanh quản còn có các cơ và dây chằng liên kết các sụn với nhau và liên kết thanh quản với các bộ phận xung quanh. Lớp niêm mạc miệng của thanh quản rất nhạy cảm, dễ gây phản xạ ho để bắn vật lạ ra ngoài. c. Khí quản: Là phần tiếp nối với thanh quản và nằm phía sau thực quản. - Dài 10-14 cm, đường kính 12-14 mm - Gồm 18-20 hình móng ngựa,1/4 sau là màng liên kết, có thể lõm vào khi nuốt . - Mặt trong lót 1 lớp niêm mạc các tế bào có tiêm mao và các tế bào tuyến tiết dịch nhầy. Các tiêm mao cử động đẩy niêm dịch và bủi ra ngoài để làm sạch phổi. d. Phế quản: Gồm 2 nhánh nối tiếp với khí quản, đường kính 9-10mm. Được cấu tạo từ các vòng sụn tròn, gồm 2 nhánh trái phải, phế quản phải ngắn và đi ngang, phế quản trái dài hơn và đi chúc xuống. Phế quản phải chia thành 3 nhánh, còn phế quản trái chia thánh 2 nhánh. Khi đi vào các thuỳ phổi lại chia thành cá tiểu phế quản rất nhỏ 0,1-0,2mm . Các phế quản tận có các thớ cơ bao quanh. Cuối phế quản hình thành núm phổi (núm phổi có nhiều phế quản, động mạch, tĩnh mạch và các dây thần kinh). 2.2 Bộ phận trao đổi khí: gồm 2 lá phổi Phổi nằm trong lồng ngực, giữa 2 lá phổi là khoang trung thất chứa tim. Phổi chiếm 4/5 thể tích lồng ngực, có hình nón. Nặng 1000g, phổi trái bé hơn phổi phải(10/11). Phổi phải chia làm 3 thuỳ, phổi trái chia làm 2 thuỳ. Các thuỳ phôỉ lại chia thành các tiểu thuỳ. Các thuỳ phổi được bao bởi một lớp màng sơ, lớp màng này gồm 2 lá mỏng là lá thành và lá tạng, lá thành dính sát vào lồng ngực và lá tạng dính vào mặt phổi, giữa 2 lá có chứa dịch để giảm ma sát. 90
  3. Áp suất trong phổi luôn nhỏ hơn áp suất khí quyển nên gọi là áp suất âm, làm cho phổi có thể dễ dàng di chuyển theo sự thay đổi của lồng ngực, máu từ cá nơi về tim và máu cũng dễ dàng lên phổi. Dung tích của phổi 2,5-4,5 lít khí Phổi được cấu tạo bởi 700 phế nang , làm cho diện tích bề mặt của phổi tăng lên 150 cm2. Cấu tạo của các phế nang có đường kính 0,1-0,3 mm. Gồm 1 lớp tế bào thượng bì dẹt, mỏng (0,7m), đường kính mạch máu là 5 m có các mao mạch xen kẽ, dày đặc. Lượng máu chứa trong mao mạch phổi khoảng 60-140 ml. 3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP Các cử động hô hấp bao gồm động tác hít vào và động tác thở ra. Trong đó, hít vào được coi là quá trình tích cực chủ động, còn thở ra là quá trình thụ động 3.1 Cử động hô hấp: Việc trao đổi khí được thực hiện qua bề mặt tiếp xúc của phế nang và mao mạch, chủ yếu bằng cơ chế khuyếch tán, nên muốn cho sự trao đổi khí liên tục thì máu và không khí trong phổi phải thường xuyên được đổi mới, việc đổi mới của máu được thực hiện qua vòng tuân hoàn nhỏ. Còn việc đổi mới không khi được thực hiện qua động tác thở nhờ sự cử động của cơ hô hấp với sự luân phiên nhịp nhàng giữa động tác hít vào và thở ra. 3.1.1. Động tác hít vào: a. Hít vào thông thường: Là động tác tích cực được thực hiện do cơ hô hấp co lại, làm tăng thể tích lồng ngực theo cả 3 chiều: trên-dưới, trước-sau và chiều ngang. Động tác này được thực hiện nhờ sự co của các cơ liên sườn ngoài và cơ hoành, làm cho áp lực trong phổi bị giảm, tạo điều kiện mở rộng 2 lá phổi. Khi đó khí trời sẽ tràn vào trong phế nang qua đường dẫn khí. b. Hít vào cố gắng (hít vào sâu): Nếu ta cố gắng thì cơ đòn chũm nâng xương ức, cơ ngực bé, cơ ngực lớn làm lồng ngực giãn rộng , áp lực không khí trong phổi hạ thấp, không khí vào phổi nhiều hơn. 3.1.2 Động tác thở ra: a. Thở ra thông thường: là một động tác thụ động không đòi hỏi có sự co cơ. Các cơ hít vao thôi không co nữa, lông ngực trở về vị trí cũ dưới tác dụng của lực đàn hồi ngực phổi và sức chống đối của cá tạng bụng, các xương sườn hạ xuống, cơ hoành lồi lên lồng ngực làm giảm thể tích và dung tích lồng ngực. áp suất trong xoang bao phổi và trong xoang bụng tăng lên. Điều đó , đảm bảo cho khí trong các phế nang và các đường dẫn khí bị ép ra ngoài. b.Thở ra cố gắng (thở ra tận lực): Khi cố gắng thở ra hết sức, cần huy động thêm một số cơ (chủ yếu là cơ bụng và các cơ liên sườn trong). Khi các cơ naỳ co, kéo các xương sườn hạ thấp xuống, đồng thời các tạng bụng bị ép thêm làm cơ hoành lồi lên phía lồng ngực. Thở ta cố gắng cần có năng lượng co cơ nên nó là động tác tích cực. Khi thở ra cố gắng, không khí dồn ra ngoài nhiều hơn. 91
  4. 3.2 Nhịp thở và các phương thức hô hấp: 3.2.1. Nhịp thở: là mỗi lần thở ra và hít vào Nhịp thở thay đổi theo trạng thái sinh lý và trạng thái hoạt động. Nhịp thở người Việt Nam : Nam 16 ± 3 , nữ 17± 3 3.2.2. Phương thức hô hấp: a. Hô hấp ngực: Phương thức này là chủ yếu do các cơ thuộc lồng ngực hoạt động như cơ liên sườn trong , cơ liên sườn ngoài, cơ ngực, cơ nâng bả Đa số phụ nữ hô hấp theo phương thức này. b. Hô hấp bụng: Phương thức này chủ yếu do cơ hoành và các cơ vùng bụng hoạt động. Đối với nam giới hô hấp bụng là chủ yếu Kiểu thở còn phụ thuộc vào tính chất nghề nghiệp như nữ vận động viên điền kinh đường dài quen thở bằng ngực dưới còn công nhân khuân vác thở bằng bụng. 3.3 Dung tích phổi và thành phần khí trong phổi: Để đánh giá chức năng thông khí của phổi, người ta có thể thăm dò nhiều chỉ tiêu như dung tích hô hấp, lưu lượng thở Các chỉ tiêu này được đo bằng phế dung kế hoặc các máy ghi đồ thị hô hấp, từ đồ thị có thể tính được thể tích, dung tích hô hấp Dưới đây là các thể tích của phổi khi hô hấp: - Khí lưu thông (TV): ở trạng thái sinh lý bình thường, người trưởng thành mỗi lần hít vào thở ra được khoảng 500ml không khí vào hoặc ra khỏi phổi - Khí dự trử thở ra (ERV): Sau một lần thở ra bình thường, chưa hít vào ngay, mỗi người còn có thể thở ra cố gắng thêm 1500ml không khí. - Khí dự trử hít vào: IRV (khí phụ) sau một lần hít vào bình thường, chưa thở ra mỗi người còn có khả năng hít vào thêm cố sức khoảng 1500ml không khí - Khí cặn (RV): thể tích khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra cố gắng là 1000ml - Tổng số khí lưu thông: gọi là dung tích sống: là tổng khí lưu thông + khí dự trử thở ra + khí dự trử hít vào (VC= TV+ERV+IRV) Tổng dung tích sống và khí cặn gọi là tổng dung tích của phổi. 3.4 Sự trao đổi khí ở phổi và mô: Sự tao đổi khí ở phổi và ở mô chủ yếu theo cơ chế khuyếch tán. Chiều khuyếch tán phụ thuộc vào áp suất đặc trưng cho từng loại khí. Song đều tuân theo quy luật từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Khi một hỗn hợp khí tiếp xúc với một chất dịch thì các loại khí sẽ hoà tan vào các chất dịch đó theo một tỷ lệ tương ứng với phân áp cuả nó trong hỗn hợp khí. Không khí trong phế nang vốn bảo hoà hơi nước. Phân áp của hơi nước bão hoà ở 37o C là 47 mmHg. Tổng của áp suất không khí trong phế nang là 760 mmHg 92
  5. Áp suất của khí còn lại sẽ là: ( 760 - 47) x 14,3 Phân áp của O2 = = 102 mmHg 100 ( 760 - 47) x 5,6 Phân áp của CO2= = 40 mmHg 100 3.4.1. Sự trao đổi khí ở phổi: (hay là hô hấp ngoài) Trong tĩnh mạch đến phổi phân áp O2 là 40mmHg, phân áp của CO2 là 46 mmHg . Chênh lệch phân áp oxy giữa máu trong mao mạch phổi và phế nang là 60mmHg, O2 khuyếch tán từ phế nang qua màng phế nang vào màng mao mạch máu. Chênh lệch phân áp CO2 giữa máu và phế nang là 6mmHg, CO2 sẽ khuyếch tán từ máu vào phế nang. Tốc độ khuyếch tán của CO2 nhanh hơn tốc độ khuyếch tán O2 là 25 lần. Bề mặt tiếp xúc của phế nang rất lớn , nên thời gian máu chảy qua mao mạch phổi đủ để O2 và CO2 khuyếch tán cho đến khi đạt cân bằng phân áp giữa phế nang và máu. 3.4.2. Sự trao đổi khí ở mô: Phân áp O2 trong tế bào rất thấp, trong dịch gian bào phân áp O2 20- 40 mmHg. Máu đỏ đến hệ thống mao mạch mô có phân áp O2 là 100 mmHg. O2 khuyếch tán qua màng mao mạch vào dịch gian bào rồi qua màng tế bào vào trong tế bào chât. Phân áp CO2 trong tế bào là 60 mmHg còn trong dịch gian bào là 46 mmHg, CO2 khuyếch tán từ tế bào ra dịch gian bào rồi vào máu. Sự khuyếch tán xẩy ra cho đến khi đạt cần bằng phân áp O2 và CO2 giữa máu và dịch gian bào. Phân áp O2 trong máu tĩnh mạch là 40 mmHg, phân áp CO2 là 46 mm Hg 4. ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM 93
  6. 1. Đặc điểm về cấu tạo: Bộ máy hô hấp của trẻ em có kích thước nhỏ hơn người lớn và các tổ chức phổi chưa hoàn thiện. 1.1 Khoang mũi: Ở trẻ sơ sinh khoang mũi và hầu tương đối nhỏ và ngắn, nên không khí vào mũi không được lọc sạch, sưởi ấm một cách đầy đủ. Niêm mạc mũi mềm mại, có nhiều mạch máu, dễ bị sổ mũi và dễ tắc thở. Khả năng bảo vệ của lớp niêm mạc mũi yếu, nên khi bị kích thích dễ gây rối loạn nhịp thở và hoạt động của tim mạch. Các xoang chưa phát triển đầy đủ, nên trẻ em dưới 1 tuổi chưa có xoang trán, xoang hàm trên. Từ 12 tuổi các xoang này mới phát triển. 1.2 Họng hầu, vòm bạch huyết : ít phát triển. Trẻ dễ bị amdal, trẻ thở bằng miệng dễ hơn thở bằng đường hô hấp. 1.3 Thanh quản, khí quả và phế quản: - Thanh quản: Trẻ dưới 6-7 tuổi khe thanh âm ngăn, thanh đới ngắn, nên giọng của trẻ cao hơn giọng của người lớn. Từ 12 tuổi trở đi thanh đới của con trai dài hơn so với của con gái. - Khí quản: Trẻ 4-5 tháng khí quản có hình phểu. Sau này biến đổi thành hình trụ - Phế quản: Phế quản phải rộng và dốc hơn phế quản trái. Vì vậy, dị vật dễ rơi vào phế quản phải. Nhìn chung các cấu trúc của thanh quản, khí quản và phế quản của trẻ chưa hoàn thiện, đường kính nhỏ, tính chất đàn hồi kém, vòng sụn mềm và dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch mạu. Do đó, khi bị viêm nhiễm dễ bị khó thở và giãn phế quản. 1.4 Phổi: Phổi của trẻ lớn dần theo độ tuổi. Về trọng lượng, trẻ sơ sinh phổi phát triển kém chỉ nặng 50 – 60 gam. Trẻ 6 tháng phổi nặng gấp đôi. Trẻ 1 tuổi phổi nặng gấp ba, 12 tuổi phổi nặng gấp 10 lần - Kích thước của phế nang: 0,05 -0,1 mm ( người lớn 0,2 mm) -Túi phổi: có nhiều mạch máu và ít không khí nên khi bị viêm dễ xung huyết Về thể tích của 2 lá phổi: Trẻ sơ sinh thể tích 2 lá phổi 70cm3. Trẻ 15 tuổi gấp 10 lần và người lớn gấp 20 lần. Các tổ chức phổi ở trẻ ít đàn hồi nên dễ bị xẹp phổi và giãn phế quản nhỏ khi viêm phổi hoặc ho gà. Phổi của trẻ giàu mao mạch nên diện tiếp xúc giữa máu và không khí phế nang cũng tương đối lớn hơn người lớn. Điều này phù hợp với cường độ trao đổi rất lớn của cơ thể trẻ đang trên đà phát triển. Kích thước phế nang 0,05-0,1 mm Trẻ em màng phổi rất mỏng nên dễ bị giãn khi hít vào sâu, dễ bị tràn khí hoặc tràn dịch màng phổi. 2. Hoạt động hô hấp của trẻ em: 2.1 Nhịp thở: Nhịp thở của trẻ sơ sinh rất nhanh, không đều do các phế nang ít đàn hồi, cơ hô hấp yếu, phổi phát triển chưa đầy đủ, nhu cầu O2 cao do vậy trẻ thở nhanh hơn người lớn Trẻ sơ sinh : 50-55 lần/ phút 94
  7. Trẻ 1 tuổi: 30-35 lần/ phút Trẻ 1-3 tuổi : 25-30 lần/ phút Trẻ 7 tuổi : 20-25 lần/ phút Trẻ 12 tuổi : 20-22 lần/ phút 2.2 Kiểu thở: Thay đổi theo độ tuổi và giới tính - Trẻ sơ sinh và bú mẹ thở bằng cơ hoành tức là thở bụng là chủ yếu - Trẻ 2 tuổi thở bụng kết hợp với thở ngực - 10 tuổi bé trai thở bụng, còn bé gái chuyển sang thở ngực 2.3 Quá trình trao đổi khí ở phổi trẻ em: -Quá trình trao đổi khí ở trẻ em diễn ra mạnh hơn người lớn +/ 3 tuổi = 2 lần +/ 10 tuổi = 1, 5 lần người lớn -Để đảm bảo nhu cầu O2 nên nhịp thở của trẻ phải nhanh, nông hơn người lớn và sự chếnh lệch về phân áp O2, CO2 cao hơn người lớn Thành phần O2 trong phế nang cao hơn người lớn: 15-17% CO2 thấp hơn : 2,9 - 4, 85% -Sự cần bằng O2 không bền vững dễ bị thay đổi theo ngoại cảnh -> rối loạn hô hấp 2.4 Thể tích không khí lưu thông ở phổi Thể tích này phản ánh cường độ của quá trình trao đổi chất. Trẻ càng lớn thì càng thở sâu hơn Trẻ sơ sinh thể tích không khí trung bình là 20 ml. Cuối 1 tháng là 25 ml, 1 tuổi 80 ml, 5 tuổi là 215 ml và 12 tuổi là 375 ml Sự điều hoà hô hấp Trung khu điều hoà hô hấp của trẻ rất dễ bị hưng phấn. - Kích thước của phế nang: 0,05 -0,1 mm ( người lớn 0,2 mm) -Túi phổi: có nhiều mạch máu và ít không khí nên khi bị viêm dễ xung huyết -Tổ chức phổi ít đàn hồi nên dễ bị xẹp phổi-> dễ xẹp phổi -Màng phổi: mỏng dễ bị giãm khi khí vào sâu, dễ bị tràn khí, tràn dịch màng phổi. Vì thế, chỉ cần những kích thích nhẹ (xúc động, lao động chân tay, nhiệt độ ) thì sẽ rối loạn hô hấp Câu hỏi ôn tập 1. Phân tích ý nghĩa của sự hô hấp đối với cơ thể sống. 2. Trình bày cấu tạo của cơ quan hô hấp. 3. Thế nào là hô hấp thường và hô hấp sâu? 4. Trình bày sự điều hóa hô hấp bằng phản xạ và bằng thể dịch 5. Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và ở mô 95
  8. 6. Tại sao trẻ em lại có nguy cơ cao về các bệnh đường hô hấp? 96
  9. Chương VIII: HỆ TIÊU HOÁ VÀ QUÁ TRÌNH HẤP THU THỨC ĂN I. Ý NGHĨA CỦA SỰ TIÊU HOÁ Mọi hệ thống sống muốn tồn tại và duy trì sinh trưởng và phát triển cần phải thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. Thực ăn là sợi dây liên lạc giữa cơ thể và môi trường. Nó cung cấp những chất cần thiết để xây dựng cơ thể, đồng thời cũng là nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động sinh lý của cơ thể. Các loại thực ăn đó vốn có nhiều nguồn gốc và nhiều chủng loại rất khác nhau như: protêin, gluxit, lipít, vitamin, muối khoáng Các loại thức ăn này do có đặc điểm cấu tạo, tính chất rất phức tạp, nên nhiều loại thức ăn có thể không trực tiếp sử dụng ngay được ở dạng ban đầu, mà chúng phải được cơ quan tiêu hoá biến đổi để tạo thành những chất đơn giản cơ thể có thể hấp thu được. Vì vậy, quá trình tiêu hoá thức ăn có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của mỗi con người. II. CẤU TẠO CỦA HỆ TIÊU HOÁ: Hệ tiêu hoá có thể chia làm 2 phần chính là ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá 1. Ống tiêu hoá : Bao gồm khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày và ruột Cấu tạo của khoang miệng: là đoạn đầu của tuyến tiêu hoá 97
  10. Phía trước của miệng là 2 môi, phía sau là hầu (họng) phía trên là vòm khẩu cái, phía dưới là nền miệng và 2 bên là má. Trong đó vòm khẩu cái thì ngoài là vòm cứng và trong là vòm mềm. Trong miệng có răng, lưỡi và các tuyến nước bọt. a. Răng: răng đầy đủ gồm có 32 chiếc , với công thức: 2/2 C + 1/1 N + 2/2 TH + 3/3 H ở trẻ em : 2/2 C + 1/1 N + 0/0 TH + 2/2 H Cấu tạo của răng: gồm 3 phần là thân răng, cổ răng và chân răng - Men răng: Từ ngoài vào răng được cấu tạo bằng một lớp men răng cứng và bền để bảo vệ răng. Trong thành phần của men răng chất khoáng chiếm 97%(Ca3(PO4)2) chất hữu cơ chiếm 3%. Tính chất của men dễ bị phá huỷ bởi vi khuẩn, axit và nhiệt độ. - Ngà răng: là phần chủ yếu của răng có cấu trúc giống xương - Tuỷ răng: là phần trong cùng gồm mô liên kết, mạch máu và các nhánh thần kinh. - Lớp xi măng: gắn răng vào vị trí hố răng. Giữa chân răng và lớp xi măng được lót 1 lớp màng collagen có tác dụng như là lớp đệm chống các tác động cơ học rất mạnh khi nhai. Chức năng của các loại răng: Răng cửa để cắn thức ăn, răng nanh để xé thức ăn và răng hàm thì để nghiền thức ăn. b/ Lưỡi: Là khối cơ vững chắc, tự do và linh hoạt để nhào lộn thức ăn.Phần gốc lưỡi dày hơn là phần cuống lưỡi dính với nền hầu của phần sau khoang miệng. Trong lưỡi có nhiều mạch máu, dây thần kinh và có nhiều gai vị giác. Chức năng của lưỡi là nhào lộn thức ăn và phát âm. Trong khoang miệng còn có các tuyến nước bọt bao gồm tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm để tiết ra nước bọt. Cấu tạo của hầu và thực quản: a. Hầu: 98
  11. Là ống dài 12 cm, nối tiếp với khoang miệng, phía trên thông với khoang mũi, dưới thông với dường dẫn khí. Nó là ngã tư giữa đường hô hấp và đường tiêu hoá. Chức phận của hầu là dẫn thức ăn vào thực quản, dẫn khí vào khí quản. Giữa hầu và cột sống là một mô liên kết thưa, nên có tác dụng đảm bảo cho hầu cử động được dễ dàng khi nuốt. Ở hầu có sụn thanh thiệt là mắp đậy khí quản khi nuốt. b. Thực quản Là ống dài khoảng 25 cm. Thực quản đo vào khoang bụng qua một lỗ đặc biệt ở cơ hoành. Ở trẻ sơ sinh thực quản có hình chóp nón. Thành thực quản còn mỏng, tổ chức đàn hồi và lớp cơ chưa phát triển đầy đủ, nên trẻ rất dễ nghẹn. Cấu tạo của thực quản gồm 4 lớp ngoài là lớp thanh mạc mỏng cấu trúc bằng liên kết sợi đàn hồi, giữa là lớp cơ trơn gồm các cơ vòng và cơ dọc, trong cùng là niêm mạc có mạng lưới mao mạch dày đặc và có nhiều tuyến nhầy tiết ra dịch nhầy để bôi trơn thức ăn. Thực quản luôn khép lại trừ khi nuốt. 1.3 Cấu tạo của dạ dày: Là phần rộng nhất của ống tiêu hoá, nằm trong khoang bụng. Đó là nơi chứa thức ăn vào, đồng thời là nơi thức ăn được biến đổi cả về lí học và hoá học. Dạ dày có 2 cơ vòng là cơ vòng tâm vị ở phía trên và cơ vòng môn vị ở phía dưới. Thể tích của dạ dày là 1,5 -3 lít. có 2 bờ cong là bờ cong vị lớn và bờ cong vị bé. Dạ dày đươc chia làm 3 vùng, vùng thượng vị, vùng thân vị và vùng hang vị. Thành dạ dày dày 3- - 5L mmớp ngo đượàic : chia lớp thanhlàm 3 m lạớcp - Lớp giữa: lớp cơ trơn, trong đó có cơ dọc, cơ vòng và cơ xiên - Lớp trong: lớp niêm mạc. Lớp này có nhiều nếp gấp, nhờ đó dạ dày có thể giãn ra khi chứa 2 nhiều thức ăn. Trên bề mặt của lớp niêm mạc có nhiều tuyến hình ống, cứ 1cm có 10.000 ống +/ Cấu tạo của ống tiết: Dưới lớp biểu mô có tế bào chính sản xuất ra pepxinogen và tế bào cổ (tế bào phụ) nằm giữa các tế bào chính tiết ra chất nhầy và các tế bào viền thì tiết ra axit clohydic. Các tế bào biểu mô biến đổi của niêm mạc vùng hang vị thì tiết ra Gastrin. Tế bào viền có những kênh nhỏ đổ vào lòng ống tuyến dạ dày. 99
  12. Dạ dày có hệ thống lưới mạch máu và mạch bạch huyết phong phú. Nó nhận kích thích của dây thần kinh giao cảm từ đám rối và các nhánh của dây thần kinh mê tẩu (số X). 1.4 Cấu tạo của ruột a/ Cấu tạo của ruột non: là đoạn dài nhất của ống tiêu hoá, gồm có 3 đoạn - Tá tràng: dài khoảng 25-30 cm, là đoạn ngắn nhất của ruột non, song lại là đoạn có chức phận tiêu hoá quan trọng nhất. Vì nó là nơi tiếp nhận dịch tiêu hoá từ các tuyến tiêu hoá của gan và tuỵ . Tá tràng là phần rộng nhất của ruột non, nó uốn cong hình chữ U, hành tá tràng chịu sự tấn công cuả Hcl nên dễ bị loét. - Hổng tràng: dài khoảng 2/5 độ dài của ruột non - Hồi tràng Chiều dài của ruột non 5-6 m (gấp 4 lần cơ thể ), đường kính 2,5 cm. Thành của ruột non được cấu tạo 3 lớp: ngoài là lớp thanh mạc liên kết với màng treo ruột có tác dụng giữa ruột đúng vị trí trong ổ bụng. Tiếp theo là lớp cơ gồm các cơ vòng và cơ dọc. Trong cùng là lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp gọi là van tràng. Lớp này phủ bởi một lớp tế bào, ở đó có những tế bào chứa chất nhầy. Ngoài ra, lớp tế bào còn được phủ bởi một lớp nhung mao là các lông ruột. Lông ruột là cơ quan hấp thụ thức ăn, dài 0,5 -1mm, dày 0,1 mm. Nó phân bố dày nhất là ở tá trạng. Tổng số lông ruột ở người khoảng 4 triệu cái (20- 40 cái/ mm2). Nhờ có cấu tạo van tràng và lông ruột đã tăng diện tích bề mặt của ruột non lên (300-500 m2 ) . Mỗi lông ruột được cấu tạo ở trục giữa là mạch bạch huyết và tại đây hấp thụ những chất mỡ, bề mặt các lông ruột có các mạch máu phân nhánh thành mạng lưới. Đây còn tiết ra các dịch ruột (tuyến lieberkun). b/ Cấu tạo của ruột già: Dài khoảng 1,3-1,5 m, đường kính 6 Cm. gồm có 3 đoạn - Manh tràng: (ruột tịt ) dài 6-8 cm, có van làm cho thức ăn chỉ đi 1 chiều. Ở thành sau của mang tràng có ruột thừa dài 2-20 cm không tham gia trự tiếp vào quá trình tiêu hoá. - Đại tràng: (ruột già chính thức), hình chữ U có 3 đoạn : đại trang lên, đai tràng ngang và đại tràng xuống là nơi tái hấp thu lại nước và một số vitamin. - Trực tràng: dài 15-20cm, là nơi tích trử phân để lên men thối . 100
  13. Thành của ruột già được cấu tạo 3 lớp : ngoài là lớp thanh mạc, giữa là lớp cơ và trong cùng là lớp niêm mạc. Lớp niêm mạc có cấu tạo rất đơn giãn chỉ có 1 số tế bào tiết dịch nhầy giúp cho sự vận chuyển các chất cặn bã được dễ dàng và có hệ vi sinh vật rất phát triển. Trực tràng tận cùng bằng hậu môn thông ra ngoài. Bao ngoài lớp niên mạc hậu môn có các cơ thắt. Các cơ này thường xuyên đóng thắt hậu nôn lại và chỉ mở ra khi “đi ngoài”. Các cơ thắt hậu môn là các cơ vân nên hoạt động theo ý muốn của con người 1.5 Cấu tạo và chức năng của gan Gan chia thành nhiều thuỳ. Mỗi thuỳ gan được cấu tạo bởi những tiểu thuỳ. Bên trong tiểu thuỳ, máu chảy qua các tế bào gan nhờ những xoang tỉnh mạch từ các nhánh của tĩnh mạch đến tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ. Máu của động mạch cũng chảy vào tĩnh mạch gan. Mỗi tế bào gan cũng áp vào một số kênh mật nhỏ. Các kênh này hợp lại tạo ra ống gan phải và ống gan trái và khi ra khỏi gan thì hai ống hợp lại thành ống gan chung. Sau đó ống gan chung cùng với ống túi mật tạo thành ống mật chung đổ vào hành tá tràng qua lỗ Oddi có cơ thắt Oddi bao quanh. Các chức năng của gan: - Cơ quan dự trữ: gan dự trữ glicogen, lipit, các protein, vitamin A, vitamin B12, máu và các chất tham gia vào quá trình tạo hồng cầu - Chức năng tổng hợp: gan là cơ quan tổng hợp protein của huyết tương, fibrinogen, phức hệ protrombin, heparin - Chức năng bài tiết mật - Chức năng tạo và phá huỷ hồng cầu - Chức năng chuyển hoá: gan là cơ quan trung tâm của các quá trình chuyển hoá gluxit, chuyển hoá lipit và chuyển hoá protêin. - Chức năng khử độc và tác dụng bảo vệ của gan 2. Tuyến tiêu hoá: 2.1 Tuyến nước bọt: Tuyến nước bọt nằm chung quanh khoang miệng. Nó là những ống hình chùm. Gồm có 3 tuyến là: - Tuyến dưới lưỡi: Bé nhất, nặng 5 gam, đổ nền miệng - Tuyến dưới hàm: ở hõm dưới hàm nặng 150 gam - Tuyến mang tai: nặng 20-30 gam, đổ vào mặt trong của má (ngang răng hàm thứ 2) tiết ra 50-60% tổng số nước bọt Ngoài ra trong niêm mạc của khoang miệng còn có các tuyến nhỏ khác nằm rải rác, chúng tiết ra chất dịch đặc quánh. Tuy không có tác dụng bôi trơn, nhưng trong thành phần của nó chứa lizozim và các ezim như amylaza. Số lượng và thành phần tiết dịch phụ thuộc vào tính chất lí và hoá học của thức ăn. Nước bọt có tác dụng làm nhão thức ăn khô và cuốn khỏi niêm mạc miệng những chất có hại không cần thiết. Các tuyến nước bọt tiết ra nước bọt theo cơ chế phản 101
  14. xạ : thức ăn vào khoang miệng kích thích cá thụ thể của các dây thần kinh vị giác, các xung động đó được lan truyền tới trung khu điều khiển việc tiết nước bọt ở hành tuỷ, rồi từ đó theo dây thần kinh li tâm đến tuyến nước bọt, kích thích tuyến nước bọt tiết ra nước bọt. 2.2 Tuyến vị - Ở dạ dày có khoảng 5 triệu tuyến nhỏ nằm trong niêm mạc của dạ dày và hàng ngày tiết khoảng 2 lít dịch vị. Thành phần của dịch vị: Dịch vị là chất lỏng, trong suốt, không màu và quánh, tỷ trọng 1,0008-1,0086. pH dịch vị nguyên chất là 0,9 -1,5, pH lẫn ăn 1,5 -2,5. Trong dịch vị có chứa 98-99% là nước, 0,4% chất hữu cơ, trong đó có men pepin, prezua (ở trẻ nhỏ), renin, lipaza và chất nhần muxin. Còn chất vô cơ là Hcl có tác dụng giúp men pepin hoạt động, vừa có tác dụng bảo vệ diệt vị khuẩn thâm nhập vào dạ dày cùng với thức + + + ++ -3 -2 ăn và một số muối của Na , Mg , K , Ca , PO4 , SO4 Mỗi ngày dạ dày tiết 1,2 – 2 lít 2.3 Tuyến gan: Là một tuyến lớn nhất của cơ thể, nặng 1,5 Kg và có màu nâu sẫm. Gan có nhiệm vụ tiết ra mật để tiêu hoá thức ăn, có vai trò trong quá trình trao đổi chất, tham gia vào quá trình đồng hoá Prôtêin, gluxit, lipít, là nơi trung hoà của độc tố và tiêu huỷ hôngf cầu già, đồng thời là nơi dự trữ glicôgen. Thành phần của dịch mật: là 1 dịch lỏng, trong suốt, có màu thay đổi từ xanh đến vàng tuỳ theo sắc tố trong nó, pH = 8- 8,6 2.4 Tuyến tuỵ: Tuyến tuỵ có màu hồng nằm trong xoang bụng, dưới dạ dày, có ống dẫn chất tiết đổ vào tá tràng. Tuyến tuỵ là tuyến pha tức là vừa tuyến ngoại tiết tiết ra men tiêu hoá, vừa là tuyến ngoại tiết tiết ra hormon insulin . Dịch tuỵ là dịch lỏng, hơi quánh, trong suốt. pH 7,8-8,4. Một ngày tiết ra 1500ml, + + ++ - 98,5% nước, 0,7-0,8% chất vô cơ Na , K , Ca , cl , NaHCO3. ngoài ra còn có một ít bạch cầu, glolulin. Nhìn chung, các tuyến tiêu hoá hoạt động chịu sự điều khiển của hệ thần kinh. Các dịch tiêu hoá bài tiết theo cơ chế phản xạ và phụ thuộc vào thành phần của thức ăn. III- SỰ TIÊU HOÁ THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HOÁ Tiêu hoá thức ăn là một quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hoá để tạo thành những chất có thể hấp thu được vào máu rồi đi nuôi cơ thể. Sự biến đổi thức ăn diễn ra theo hai cơ chế là biến đổi lí học và biến đổi hoá học. Trong đó, tiêu hoá lí học là sự cắt xé, nghiền nát, nhào lộn và thấm men tiêu hoá, còn tiêu hoá hoá học là dưới tác động của các enzim thức ăn được biến đổi thành những chất đơn giãn dễ hấp thu. 1. Quá trình biến đổi trong ống tiêu hoá: 2.1 Quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng: a. Biến đổi cơ học : 102
  15. Thức ăn vào khoang miệng được răng cắt, xé, nghiền nhỏ rồi thấm với nước bọt. Nhờ hoạt động của răng, dưới tác dụng của hàm dưới (cơ thái dương và lưỡi) thức ăn được viên nhỏ và nuốt. Nhai và nuốt là phản xạ nữa tự động (phản xạ không điều kiện) và 1 phần là phản xạ theo ý nuốn (có điều kiện) +/ Cử động của thực quản: đẩy thức ăn xuống dạ dày, thời gian di chuyển của thức ăn trong thực quản là 2-3 giây. ống thực quản có 1/3 đoạn trên là cơ vân và 2/3 phía dưới là cơ trơn. Đường kính thức ăn không được vượt quá 1,2 cm, với trẻ em không quá 0,7 cm nếu không sẽ nghẹn. b. Biến đổi hoá học: Do enzim trong tuyến nước bọt là amiaza (ptyamin) milaza Tinh bột Matozơ (tinh bột chín) Lipit và prôtit không biến đổi . Enzim amilaza hoạt động trong môi trường pH= 6,5 nó sẽ mất hoạt tính khi môi trường pH < 4 và nhiệt độ cao. Thành phần của tuyến nước bọt có tính kiềm nhẹ pH = 6 – 7,4 . Nước bọt tiết ra theo cơ chế phản xạ. Số lượng nước bọt tiết ra tuỳ thuộc vào tính chất của thức ăn, thức ăn khô thì tiết nhiều hơn thức ăn nhão. Trung bình 1 ngày tuyến nước bọt tiết 800-1200 ml, Nếu ăn bánh mì 100 gam sẽ tiết 300-500 ml. 2.2 Quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày: a. Biến đổi theo cơ học: Hoạt động của dạ dạy phụ thuộc vào kích thích của thức ăn. Khi không có thức ăn dạ dày co bóp nhẹ, khi có thức ăn dạ dày co bóp mạnh hơn. Khi thức ăn xuống dạ dày phần thức ăn vào trước sẽ nằm ở xung quanh, còn phần thức ăn vào sau thì nằm ở giữa. Mỗi vùng của dạ dày có những hoạt động cơ học khác nhau. - Tâm vị : không có cơ thắt, việc đóng mở nhờ niêm mạc dày lên của cơ hoành bọc xung quanh. Tâm vị thường đóng không chặt. Khi thức ăn chuyển xuống vùng cuối của thực quản, sẽ kích thích mở tâm vị và dồn thức ăn xuống dạ dày. Thức ăn vào dạ dày sẽ trung hoà bớt độ axit của dịch vị, làm cho tâm vị đóng. Khi pH trở lại bình thường, tâm vị tiếp tục mở. Nhờ cơ chế đóng mở nhịp nhàng này mà thức ăn xuống dạ dày chỉ có 1 chiều. - Thân vị và hang vị: Sau khi ăn khoảng 10-20 phút dạ dày sẽ co bóp theo kiểu làn sóng từ thân vị đến môn vị (càng lan xạ càng mạnh). áp suất dạ dày : 10-40 mmHg, vùng hang vị 20-140 mmHg. Thức ăn chuyển theo chiều từ trên xuống dưới (ở sát thành), từ dưới lên (ở chính giữa). áp lực của dạ dày tăng dần làm cho thức ăn mềm ra và ngấm dịch vị, rơi xuống hang vị. Tại hang vị thức ăn bị nghiền nát, nhào lộn và ngấm dịch vị, tạo thành dịch lỏng gọi là “vị trấp” 103
  16. - Môn vị: Có cơ thắt riêng, môn vị thường hơi mở. Bắt đầu bữa ăn do tâm lý dịch vị được tiết ra vài giọt Hcl rơi xuống tá tràng. Nó sẽ kích thích ngược lại môn vị làm cửa môn vị đóng chặt. Khi thức ăn xuống hang vị co bóp của dạ dày tạo ra áp lực làm mở cửa môn vị, đẩy vị trấp xuống tá tràng. Khi xuống tá tràng vị trấp có pH axit cao sẽ trung hoà pH kiềm tá tràng (do dịch truỵ tiết), làm cho môn vị đóng lại cho đến khi môi trường kiềm của tá tràng trở lại bình thường. Thời gian lưu lại của thức ăn ở dạ dày tuỳ thuộc vào bản chất của thức ăn. Sau khi ăn 4 giờ rưỡi thì thức ăn sẽ được chuyển xuống tá tràng song 6-7 giờ mới hết. Trong thành phần của thức ăn thời gian tiêu hoá của prôtêin 5-6 giờ, lipit 6-8 giờ, sữa mẹ là 2-2giờ rưỡi và sữa bò là 3-4 giờ. Ngoài ra sự tiêu hoá thức ăn còn phụ thuộc giới tính, độ tuổi, mức độ hoạt động của cơ thể, trạng thái tâm lý. b. Biến đổi hoá học trong dạ dày: Do enzim và Hcl quyết định - Enzim pepxin: Enzim này có tác dụng cắt liên kết peptit của prôtêin thành chuỗi polipeptit có kích thước khác nhau. - Enzim chynosin (hay presua hay rennin) phân giải sữa. Chúng hoạt động trong môi trường pH = 4 nhờ sự có mặt của Ca++ Cazeinogen + Ca++ -> cazeinat caxi kết tủa - Enzim lipaza: không hoạt động trong môi trường pH < 1,5. Tác dụng của enzim này là cắt liên kết este giữa glixerin và axit béo của thức ăn thành mônô glixerin và axit béo . - Trong dịch vị không có en zim tiêu hoá gluxit, nhưng thức ăn khi chuyển xuống dạ dày chưa ngấm axit thì amilaza của nước bọt vẫn có tác dụng. - Hcl : có tác dụng hoạt hoá pepxinogen thành pepxin hoạt động. Hcl còn có tác dụng diệt vi khuẩn và sát trùng cho dạ dày, tham gia vào cơ chế đóng mở môn vị. - Chất nhầy muxin: có tác dụng bảo vệ niêm mạc, tránh ăn mòn của pepxin và Hcl, chất nhầy này có tác dụng hấp thụ vitamin B12. Nếu thiếu chất nhầy sẽ gây loét dạ dày và thiếu máu ác tính. 2.3 Quá trình biến đổi thức ăn trong ruột: 2.3.1 Tiêu hoá thức ăn ở ruột non 2.3.1.1.Biến đổi theo cơ chế cơ học: - Co thắt từng phần: Chủ yếu do lớp cơ vòng gây ra, gây co thắt từng đoạn ruột, tiết diện ruột thu hẹp lại nên có tác dụng nhào lộn thức ăn, ngấm dịch tiêu hoá từng đoạn ruột. - Cử động quả lắc: Do các cơ dọc thay nhau co, giãn làm cho các đoạn ruột trườn đi, trườn lại để nhào lộn thức ăn với dich tiêu hoá, tránh ứ đọng thức ăn, làm tăng tốc độ tiêu hoá và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn. - Cử động nhu động: là những co thắt lan truyền theo kiểu làn sóng theo chiều từ ruột non đến ruột già, làm thức ăn đẩy dồn xuống, sự hấp thu thức ăn được dễ dàng hơn. 104
  17. - Nhu động ngược: (phản nhu động) co thắt theo kiểu làn sóng từ ruột già đến dạ dày. Nhằm mục đích dồn ngược thức ăn trở lại để kéo dài thời gian tiêu hoá và hấp thu ở ruột non. 2.3.1.2 Biến đổi thức ăn theo cơ chế hoá học: chịu tác dụng của dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột. a. Dịch tuỵ: Tuyến tuỵ là tuyến pha (vừa là tuyến ngoại tiết, vừa là tuyến nội tiết) Chức năng ngoại tiết: do nang tuỵ thực hiện Nhóm enzim phân giải prôtêin Enzim Trypsin, Enzim Cacboxy polypeptitdaza - Nhóm enzim phân giải lipit: Enzim Lipaza Bước đầu của quá trình tiêu hoá các hạt lipit lớn tách ra thành các hạt lipit nhỏ hơn để tăng bề mặt tiếp xúc của chúng với enzim gọi là nhũ tương hoá do muối mật đảm nhiệm làm cho bề mặt của lipít tăng lên khoảng 1000 lần. - Nhóm enzim phân giải gluxit: Enzim amylaza b/ Dịch mật: Do các tế bào gan tiết ra cho vào túi mật, trung bình 1 giờ tiết 30 ml, mỗi ngày tiết 500- 1000ml, ban ngày tiết nhiều hơn ban đêm, trong bữa ăn tiết nhiều hơn ngoài bữa ăn. Trước khi đổ vào ruột dịch mật và ống dịch tuỵ nhập lại làm một có van đóng mở. Thành phần của dịch mật có muối mật và sắc tố mật. - Muối mật: tác dụng nhũ tương hoá lipit của thức ăn nó còn giúp cho sự hấp thu các sản phẩm của sự tiêu hoá lipit và các chất hoà tan trong lipit như các vitamin A, D,E và K. Là nguyên liệu để gan tổng hợp nên cholesteron do máu đưa đến với sự tham gia của amin, glycin, taurin và enzim nội bào. Ngoài ra muối mật còn làm tăng nhu động ruột, tạo điều kiện cho tiêu hoá và hấp thu. Mật còn kích thích cho tuyến tuỵ sản xuất dịch tuỵ. Ức chế vi khuẩn, chống hiện tượng lên men thối ở ruột. - Sắc tố mật: là các sản phẩm thoái hoá một phần của Hb trong các tế bào võng nội mô c/ Dịch ruột: - Sự bài xuất dịch ruột: - Thành phần của dịch ruột: Là 1 chất lỏng, rất nhớt, đục, có nhiều mảnh vụn của tế bào niêm mạc, pH = 8,3. Thành phần nước 9,8%, chất vô cơ 1% (muối các bô nát và phốt phát clorua), 1% chất hữu cơ (chất nhầy, enzim tiêu hoá, mảnh vỡ tế bào) - Vai trò của các enzim dịch ruột: Tiếp tục phân giải protêin thành axit amin, gluxit thành gluco và lipit thành glyxerin và axit béo 2.3.2Tiêu hoá thức ăn ở ruột già a. Sự co bóp của ruột già: là các cử động - Cử động nhu động: là cử động nhẹ từ trên xuống hậu môn và 1 ngày chỉ có 1-2 đợt nhụ động mạch để đẩy thức ăn xuống trực tràng - Cử động phản nhu động: là cử động mạnh nhất là ở kết tràng nhằm mục đích tái hấp thu lại nước. 105
  18. Khi đại tràng ngang chất đầy chất cặn bã thì vi khuẩn bắt đầu thâm nhập và phân giải, đoạn này co bóp cắt khối chất bã thành từng đoạn nhỏ, tách xa nhau và chuyển dần xuống, biến thành phân. Lúc này hệ thần kinh và những xúc cảm mạnh cũng ảnh hưởng đến nhu động của ruột. b. Hệ vi sinh vật của ruột già: Hệ vi sinh vật này có tác dụng lên men thối. Một số vitamin như K, B12 được tổng hợp ở ruột già nhờ vi khuẩn nhưng không lớn, phần lớn được đào thải ra ngoài qua phân. IV- SỰ HẤP THU THỨC ĂN 1. Các con đường hấp thu thức ăn: 1.1 Các bộ phân hấp thu thức ăn: Quá trình hấp thu thức ăn dọc suốt chiều dài của ống tiêu hoá nhưng chủ yếu diễn ra mạnh mẽ là ở ruột non. Lượng dịch hấp thu hằng ngày khoảng 8-9 lít trong đó dịch tiêu hoá là 7 lít, dịch thức ăn là 1,5 lít có 7,5 lít là ở ruột non. - Hấp thu ở miệng: thời gian dừng của thức ăn ngắn chỉ hấp thu rượu, Nitroglixerin - Hấp thu ở dạ dày: tại dạ dày sẽ hấp thu nước, 1 số chất hoà tan trong nước glucozơ, iốt, brom, một ít rượu hoặc một ssố chất độc. - Hấp thu tại ruột non: Ruột non là cơ quan hấp thu chủ yếu của cơ thể. các chất dinh dưỡng như axit amin, gluco, glixerin axit béo muối khoáng và vitamin được lông ruột hấp thu đưa vào máu hoặc bạch huyết đi nuôi cơ thể. - Hấp thu tại ruột già: tại ruột già là nơi tái hấp thu lại nước, một số chất dinh dưỡng còn lại và một số thuốc đặt hậu môn. IV Các con đường hấp thu thức ăn: a. Đường máu : Hầu hết các sản phẩm tiêu hóa như prôtêin, lipit, gluxit, muối khoáng, vitamin tan trong nước sẽ được hấp thu vào các mạch máu rồi vào tĩnh mạch cửa gan . Tại đay diễn ra sự điều hoà lượng đường trong máu, sau đó các chất dinh dưỡng được đưa trở về tim. Một số lipit có các bon nhỏ hơn 10 cũng được hấp thu vào máu, khi về gan chúng sẽ tham gia vào các phản ứng sản sinh năng lượng dùng cho hoạt động của gan. b. Đường bạch huyết: Toàn bộ lipit đã được nhũ trương hoá và các vitamin tan trong dầu sẽ được hấp thu vào các mạch bạch huyết trong nhung mao, theo ống bạch huyết ngực đổ vào tĩnh mạch chủ trên về tim. V- Cơ chế hấp thu thức ăn: 5.1 Cơ chế thụ động: Không tiêu hao năng lượng và diễn ra một cách thụ động a. Cơ chế khuyếch tán: do sự chênh lệch nồng độ các chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu thêo cơ chế 106
  19. b. Cơ chế thẩm thấu: Chủ yếu là sự hấp thu nước. Các chất dinh dưỡng sẽ đi từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao. 5.2 Cơ chế vận chuyển tích cực: Các chất dinh dưỡng trong cơ thể khi hấp thu vào cơ thể không hoàn toàn đi theo các qui luật trên mà chúng còn chọn lọc. Các chất có lợi, cần thiết cho cơ thể thì có thể đi vào ngược chiều gradien nồng độ, áp suất và kể cả điện thế. Quá trình vận chuyển này cần có năng lượng và chất vận tải VI Sự hấp thu các chất: a. Sự hấp thu prôtein: prôtêin được hấp thu vào cơ thể chủ yếu dưới dạng các axit amin. Các axit amin được hấp thu qua các long ruột vào máu thông qua cơ chế vận tải tích cực, rồi được vận chuyển tới gan. c. Sự hâp thu lipit: Lipít được hấp thu trong cơ thể chủ yếu dưới dạng axit béo, glyxerin. Các chất này được hấp thu vào màng tế bào qua quá trình thẩm thấu. Tại đây, chúng được tái tổng hợp thành các lipít và hấp thu vào đường bạch huyết là chủ yếu. d. Sự hấp thu gluxit: Gluxit được hấp thu vào cơ thể dưới dạng glucozơ theo cơ chế hấp thu chủ động. Glucozơ được hấp thu chủ yếu qua tĩnh mạch cửa vào gan, một số rất ít theo đường bạch huyết. e. Sự hấp thu vitamin: Hầu hết các vitamin được hấp thu chủ động ở các tế bào niêm mạc ruột mà không cần sự biến đổi hoá học nào. f. Sự hấp thu muối khoáng: Các muối khoáng nói chung được hấp thu dưới dạng các ion qua cơ chế chủ động. g. Sự hấp thu nước: Nước được hấp thu bằng cơ chế chủ động ở ruột già, ở ruột non nước được hấp thu theo cơ chế bị động theo các chất hoà tan. VII- SỰ TẠO PHÂN VÀ SỰ THẢI PHÂN: 1 Sự tạo phân: Khi thức ăn xuống ruột già thì phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thu. Tại ruột già chỉ hấp thu thêm một vài chất dinh dưỡng, chủ yếu là tái hấp thu lại nước và cô đặc chất bã tạo thành phân dưới sự hoạt động của các vi khuẩn lên men. Mỗi ngày cơ thể thải ra khoảng 150 gam phân. Thành phần của phân là các tế bào niêm mạc ruột bị bong ra, một ít dịch tiêu hoá và các xác vi sinh vật. Trong phân không có hoặc rất ít lượng thức ăn không được hấp thu 2 Sự thải phân: Phân được tống ra ngoài nhờ cử động nhu động của ruột già và thực hiện theo cơ chế phản xa, diễn ra theo 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Phân tích đầy ở đại tràng 107
  20. - Giai đoạn 2: phân được đẩy xuống trực tràng. Khi phân chạm vào miêm mạc trực tràng, tạo thành kích thích, xuất hiện xung động thần kinh dẫn truyền đến chất xám tuỷ sống. Sau đó luồng li tâm theo dây thần kinh phó giao cảm đến trực tràng làm co bóp cơ mở thắt hậu môn đẩy phân ra ngoài - Giai đoạn 3: cơ thắt hậu môn: là cơ vân nên nó có khả năng đóng mở theo ý muốn. Nếu không muốn bài xuất ra ngoài thì cơ vân đóng chặt phân sẽ bị cử động phản nhu động của ruột già làm phân bị đẩy lại đại tràng xima và sẽ mất cảm giác đại tiện. Còn Nếu cơ hậu môn mở ra thì phân sẽ thoát ra ngoài. VIII- ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN TIÊU HOÁ TRẺ EM 1-Ống tiêu hoá: 1.1- Khoang miệng: -Khoang miệng của trẻ dưới 1 tuổi nhỏ, hẹp lớp niêm mạc min, mỏng, nhiều mạch máu dễ xây xát - Lưỡi rộng, dày, nhiều gai vị giác - Răng: bắt đầu mọc vào tháng thứ 6 đến 24 tháng có 20 răng. Đến 6 tuổi bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn, 15 -17 tuổi sự thay răng kết thúc +/ Công thức: 2/2 C + 1/1 N + 0/0 TH + 2/2 H +/Răng có màu sữa, nhỏ, men răng mỏng -> dễ sâu và sún Thời gian mọc răng sữa và răng vĩnh viễn Thời hạn mọc răng Các loại răng Răng sữa Răng vĩnh viễn Các răng cửa giữa 6 - 8 tháng 7 – 7,5 tuổi Các răng cửa bên 7 – 10 tháng 8 -9 tuổi Các răng nanh 14 – 18 tháng 10 -12 tháng Các răng hàm nhỏ 1 12 – 14 tháng 10 – 11 tuổi Các răng hàm nhỏ 2 20 – 30 tháng 11 tuổi Các răng hàm lớn 1 6 -7 tuổi Các răng hàm lớn 2 12 – 13 tuổi Các răng hàm lớn 3 17 – 25 tuổi 1.2- Thực quản: - Trẻ sơ sinh hình chóp nón -Không có tuyến niêm dịch và các tổ chức cơ chun chưa ptriển đầy đủ nên khi ăn dễ bị nghẹn, hóc - Lớp niêm mạc mỏng, mịn, nhiều mạch máu, tổ chức tuyến ít 1.3-Dạ dày: Thay đổi theo độ tuổi về kích thước, hình thù và vị trí - Vị trí: trẻ nhỏ dạ dày nằm ngang, cao, tâm vị bên trái 108
  21. - Hình dạng: Hình hơi tròn, 1 tuổi hình thuôn dài - Cơ dạ dày: Chưa ptriển, cơ tâm vị yếu, cơ môn vị phát triển tốt, lỗ tâm vị rộng -> trẻ ăn hay nôn trớ - Kích thước: thay đổi theo độ tuổi và tính chất của thức ăn Trẻ sơ sinh: 30-35 Cm3 , 3 tháng : 100 Cm3, 1 năm: 250 Cm3 1.4 - Ruột : - Trong 3 năm đầu phát triển nhanh, về tỷ lệ dài hơn người lớn -Niêm mạc rất phát triển, diện tích hấp thu lớn, có nhiều mạch máu -> dễ hấp thu các chất kể các những chất trung gian -> trẻ dễ rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy - Màng treo ruột dài, manh tràng ngắn, ít di động-> dễ lồng ruột - Ruột thừa không cố định, trẻ dưới 1 tuổi có hình phễu -Trực tràng tương đối dài, lớp niêm mạc lỏng lẽo, tổ chức mỡ bao quanh ít -> kiết lị kéo dài dễ bị sa ruột 2. Các tuyến tiêu hoá: a/ Tuyến nước bọt : - Trẻ sơ sinh chưa bịêt hoá , tiết ít chưa có men tiêu hoá tinh bột - 3-4 tháng tuyến nước bọt mới bắt đầu ptriển -Môi trường PH trung tính và axít nhẹ trong đó có men amilaza, Ptyalin, mantaza hoạt tính tăng theo độ tuổi b/ Tuyến vị: Trẻ sơ sinh bài tiết dịch vị còn yếu , tăng dần theo tuổi -Thành phần dịch vị: gần giống như người lớn, độ PH cao hơn người lớn = 5,8-3,8 (người lớn 1,5-2) hoạt tính men Ở trẻ em có enzim presua phân giải sữa. Chúng hoạt động trong môi trường pH = 4 nhờ sự có mặt của Ca++ Cazeinogen + Ca++ -> cazeinat caxi kết tủa c.Gan Gan là tuyến lớn nhất của cơ thể, nặng 1,5 kg và có màu sẫm. Gan có nhiệm vụ tiết ra mật để tiêu hoá thức ăn, tham gia vào quá trình đồng hoá protêin, gluxit, lipit, là trung tâm điều hoà của độc tố và tiêu huỷ hồng cầu già, đồng thời là nơi dự trữ glycogen. Gan ở trẻ trương đối to so với trọng lượng cơ thể. Ở trẻ sơ sinh trọng lượng của gan chiếm 4,4 % trọng lượng cơ thể. Trẻ 10 tháng tuổi gan gấp đôi 3 tuổi gấp 3 lần, sau đó gan phát triển mạnh ở tuổi dậy thì, lúc này trọng lượng của nó chiếm 2,4% trọng lượng cơ thể. Gan ở trẻ em dễ di động và thay đổi vị trí theo tư thê hoặc bị chèm ép. Không những thế, gan của trẻ còn có nhiều mạch máu và chức phận của chúng chưa hoàn thiện. d. Tuyến tuỵ 109
  22. Tuyến tuỵ ở trẻ hoạt động ngay từ lúc mới sinh, trong dịch tuỵ của trẻ có đủ các men tiêu hoá protêin, gluxit và lipít như người lớn. Hoạt tính của các men này được tăng dần từ lúc 3 tháng đến 2 tuổi thì gần giống người lớn. Nhìn chung, các tuyến tiêu hoá nói chung chịu sự điều khiển của hệ thần kinh. Mà hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn chỉnh nên sự tiết dịch tiêu hoá dễ bị ức chế bởi các kích thích ức chế. IX SỰ THỐNG NHẤT HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN TIÊU HOÁ Cơ quan tiêu hoá gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có chức năng riêng và sản phẩn của bộ phận trước là tiền đề cho các bộ phận tiếp theo. Giữa các bộ phận trong cơ quan tiêu hoá có sự phối hợp chặt chẽ và chính xác nhờ ảnh hưởng của hệ thần kinh và thể dịch. Vì thế, kết quả của sự phối hợp này là tạo ra các chất cho cơ thể và loại bỏ nhanh các thức ăn không được sử dụng và có hại cho cơ thể. Nếu ăn các thức ăn ôi thiu hoặc các chất độc hại thì sẽ kích thích lên các đầu mút dây thần kinh ở dạ dày. Để đáp ứng lại kích thích đó dạ dày và ruột sẽ co bóp mạnh nối tiếp nhau và lan truyền theo hướng ngược lại làm xuất hiện triệu chứng buồn nôn. Nhờ đó có thể loại được thức ăn không thích hợp và có hại ra ngoài. Nếu thức ăn độc hại xâm nhập vào sâu trong ống tiêu hoá thì có thể loại bỏ bằng cách thành ruột co bóp đột ngột, xô đẩy thức ăn về phía ruột thẳng, các tế bào ruột tiết ra nhiều nước và khối lượng thức ăn đi nhanh qua toàn bộ ruột và thải ra ngoài cơ thể. X -CƠ SỞ SINH LÝ CỦA VẤN ĐỀ ĂN UỐNG CHO TRẺ Hiệu suất tiêu hoá phụ thuộc và sự tiết men tiêu hoá. Sự tiết men tiêu hoá thực hiện theo cơ chế phản xạ. Cảm giác thèm ăn có liên quan tới sự hưng phấn của trung khu ăn uống nằm ở não bộ và trung khu tiết dịch tiêu hoá nằm ở hành tuỷ. Vì vậy, thèm ăn thì dịch tiêu hoá sẽ tiết nhiều và hiệu suất tiêu hoá sẽ cao hơn. Các biện pháp để tạo cảm giác thèm ăn: - Hình thành được phản xạ có điều kiện ăn uống về thời gian. Khi phản xạ này được thành lập một cách bền vững thì chỉ đến các giờ ăn quen thuộc các cơ quan tiêu hoá bắt đầu tiết dịch trước khi ăn. Khi đó ta có cảm giác thèm ăn và ăn sẽ ngon miệng. Đồng thời thức ăn sẽ tiêu hoá nhanh. - Tạo hoàn cảnh khi ăn: như bát đũa, phòng ăn sạch sẽ bầu không khí vui tươi, yên tĩnh, tránh những xúc động mạnh, cãi cọ Câu hỏi ôn tập 1. Phân tích ý nghĩa của sự tiêu hóa 110
  23. 2. Trình bày cấu tạo và chức phận của cơ quan tiêu hóa 3. Trình bày sự tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa 4. Thế nào là sự hấp thu thức ăn? 5. Muốn tạo cảm giác thèm ăn, ngon miệng ở trẻ cần phải làm gì? 111
  24. Chương IX: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG - ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT I – KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ Mọi cơ thể sống để tồn tại được với môi trường sống đều có sự trao đổi chất với môi trường. Trao đổi chất và năng lượng là đặc điểm cơ bản của sự sống, là đặc điểm để phân biệt sinh vật với vật vô sinh, cơ thể sống và thể chết.Cơ thể sống luôn có mối quan hệ mật thiết với môi trường sống xung quanh, môi trường cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng, O2 qua hệ tiêu hoá và hô hấp. Đồng thời môi trường còn tiếp nhận các chất cặn bã, sản phẩm phân huỷ và khí CO2 thải ra từ cơ thể. Thức ăn khi đi vào cơ thể biến đổi thành những chất dinh dưỡng hấp thu vào máu. Trao đổi giữa cơ thể với môi trường bào gồm 2 quá trình là trao đổi chất và trao đổi năng lượng. Hai quá trình này có mối liên hệ mật thiết và luôn thống nhất với nhau. Đặc điểm chung của quá trình trao đổi chất và trao đổi năng lượng là 2 quá trình ôxy hoá khử trong cơ thể. 1. Trao đổi chất: bao gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá - Đồng hoá: Là quá trình tổng hợp nên các chất sống cho cơ thể từ các chất dinh dưỡng đã được hấp thu vào cơ thể như axit amin, glucozơ, glyxerin, axit béo Đồng hoá có nghĩa là quá trình tích luỹ năng lượng. - Dị hoá: Là quá trình phân huỷ một phần chất sống nhằm thu hồi năng lượng hoá học chứa trong đó để sinh công hoặc tổng hợp chất mới. Đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình luôn tiến hành liên tục, song song và thống nhất với nhau trong mọi hoạt động của cơ thể. Do vậy, giúp cho cơ thể sinh trưởng, phát triển, lao động và sinh sản 2. Trao đổi năng lượng: Song song với quá trình trao đổi chất là quá trình trao đổi năng lượng. Trao đổi năng lượng là quá trình chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác trong cơ thể. Các dạng năng lượng đó là nhiệt năng (để duy trì thân nhiệt), cơ năng (co cơ và tiết chất dịch), điện năng (hưng phấn thần kinh) Bản chất quá trình trao đổi chất là chuyển các chất giàu năng lượng thành cácchất dự trữ có năng lượng ít hơn và kèm theo đó là sự giải phóng ra một dạng năng lượng nào đó. II – SỰ CHUYỂN HOÁ CÁC CHẤT CƠ BẢN TRONG CƠ THỂ: Những chất sống mà cơ thể trao đổi với môi trường thuộc 2 loại - Cung cấp nguyên liệu để tham gia vào cấu tạo và năng lượng cho cơ thể như protêin, gluxit, lipít. - Cung cấp tham gia vào cấu tạo và chuyển hoá trong cơ thể: nước, vitamin, muối khoáng. 1. Chuyển hoá protêin: 112
  25. 1.1. Vai trò của protêin: - Vai trò kiến tạo: protêin chiếm 16-18% khối lượng cơ thể. Chúng tham gia vào cấu tạo nên mọi tế bào, mô, cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. - Vai trò xúc tác sinh học: là thành phần chính của các enzim - Điều hoà hoạt động của cơ thể: vì prôtêin là thành phần của hormon - Ngoài ra protêin còn là thành phần của hêmoglobin để vận chuyển khí - Prrotêin tham gia vào quá trình oxy hoá để giải phóng năng lượng (tuy không nhiều) 1g protêin -> 4,1 kcalo - Prrotêin còn có thể chuyển hoá thành các dạng chứa năng lượng khác, như gluxit, lipit 2.1 Thành phần cấu tạo của protêin: Protêin là chát hữu cơ được tạo thành từ các yếu tố hoá học : C,H,O,N và S,P Ví du: hêmôglôbin C3032 H4816 O872N780S8Fe4 Protêin được cấu tạo từ hợp chất đơn giản gọi là axit amin. Các axit amin nối với nhau bằng liên kết peptit, hiện nay có trên 20 loại axit amin. NH Công thức của axit amin như sau: 2 R- CH COOH Trong cơ thể axit amin được chia làm 2 nhóm - Nhóm axít amin không thay thể: loxin, Izoloxin, lysin, triptophan, treômin, phenyalanin, histadin, acginin, methyomin. Khi thiếu một trong các axit amin này cơ thể sẽ bị các rối loạn. - Nhóm axit amin thay thế: 2.2 Sự trao đổi protêin trong cơ thể: Sự trao đổi protêin trong cơ thể thực chất là quá trình trao đổi các axit amin, nó bào gồm 2 quá trình tổng hợp và phân giải protêin trong cơ thể. a. Sự tổng hợp protêin: Sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá protêin là các axit amin, nó được hấp thu vào máu rồi theo tĩnh mạch cửa gan. Tại gan một phần axit amin được giữ lại và tổng hợp thành các protêin của huyết tương như alumin, gobulin, fibrinogen. Còn phần lớn sẽ được chuyển đến tế bào để tổng hợp nên protêin đặc trưng cho tế bào và mô như: hêmoglobin của máu, hormon của tuyến nội tiết, prôtêin của mô cơ, kháng thể Nănglượng cần thiết cho quá trình tổng hợp này thường lấy ở các phản ứng phân huỷ ATP (adenozin – triphotphat) . b. Sự phân giải protêin: Sự phân giải protêin được diễn ra tại gan, đầu tiên các protêin ở gan được phân giải thành các axit amin, sau đó là đến các protêin của ccs tế bào, mô cũng được huy động đến để phân giải thành các axit amin. Tất các các axit amin này sẽ được chuyển đến gan để cùng với các axit amin đã có ở gan tiếp tục phân giải bằng các phản ứng là khử amin, nhóm NH2 được tách 113
  26. Protêin thức ăn Gan Tổng hợp men và các Tổng hợp protein HOÁ Pepxin Tripxin cấu trúc protein của gan của huyết tương IÊU T Các protêin huyết tương: alumin, Axit amin Sự sắp xếp lại các ỜNG globulin, Gốc amin của axit amin fibrinogen ĐƯ Axit amin của gan Làm mất gốc amin của axit amin NH3 Axit xetonic Tổ chức mỡ Ure Axit amin của máu Oxy hoá tổng hợp tổng hợp Dự trữ mỡ Axit uric glycogen axit béo CO2 + H2O + W Tế bào của các tổ chức khác nhau Các axit béo tự do của máu Dự trữ axit amin của tế bào THẬN Men Khử gốc axit Nitơ chung của amin nước tiểu Nitơ thừa của máu Các cấu trúc Protêin oxy hoá ra để tạo thành NH3, rồi đi vào chu trình ornitin để tạo thành ure, axit uric và creatin. Phần còn lại là axit xetonic tiếp tục biến đổi theo 3 hướng: - Biến đổi thành glucozơ và glycogen - Ôxy hoá để cho CO2, H2O và giải phóng năng lượng - Kết hợp với NH2 để tạo thành các axit amin mới. 2. Chuyển hoá lipit trong cơ thể: 2.1 Vai trò của lipit trong cơ thể: 114
  27. - Cung cấp nguyên liệu để xây dựng cơ thể : lipit là thành phần của màng tế bào, tế bào chất. Đặc biệt là tế bào thần kinh. - Là dung môi để hoà tan các vitamin như : vitamin A, D, E, K. - Cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể : 1 gam lipit khi bị oxy hoá sẽ cung cấp 9,3 kcal. - Cung cấp các axit béo cho cơ thể - Cung cấp các mô mỡ bao quanh cơ thể để cách nhiệt, bảo vệ cơ thể 2.2 Thành phần cấu tạo của Lipit (chất béo) : Lipit được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O nhưng tỷ lệ oxy thấp hơn gluxit. Mỗi phân tử lipit gồm 1 phân tử glycerin và 3 phân tử axit béo. Trong đó phần cấu tạo từ axit béo kỵ nước, còn phần glyxerin, phot pho và bazơ nitơ lại ưa nước. Lipit có các loại là triglyxerit (mỡ trung tính ), các photpholipit, colesteron, steroit và một số chất khác. 2.3. Sự trao đổi chất lipit trong cơ thể : Lipit thức ăn Tế bào của các tổ HOÁ chức khác nhau IÊU Lipaza Lipit nguyên chất Mỡ dự trữ T ỜNG Glyxerin Axit ĐƯ béo Lipit Lipit Glixerin Máu Oxy hoá Các axit béo CO2 H2O Lipit ẾT Gan HUY Lipit Gluxit ẠCH B Sơ đồ sự trao đổi lipit trong cơ thể a. Sự tổng hợp lipit trong cơ thể: 115
  28. Lipit của thức ăn được các men tiêu hoá phân huỷ thành glixerin và axit béo. Nhưng khi đến màng nhầy của ruột thì chúng lại hợp thành lipit trung tính, và một phần lớn sẽ chuyển vào ống bạch huyết (70%), còn lại chuyển vào máu. Sau đó được cơ thể sử dụng làm nguyên liệu để kiến tạo xây dựng tế bào hoặc dự trữ trong các kho lipit như ở dưới da, xoang, bụng, xung quanh nội tạng và trong các mô liên kết của cơ. lipít dự trữ nhiều hay ít phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, trạng thái sức khoẻ Khi cơ thể thiếu chất đốt, lipit dự trữ sẽ được huy động và phân giải thành glyxerin và axit béo rồi được máu đưa đến các cơ quan trong cơ thể. Sự tổng hợp lipit trong cơ thể không chỉ lấy từ quá trình tiêu hoá lipit mà phần lớn là do chất gluxit và prôtêin tạo thành qua khâu trao đổi trung gian. b. Sự phân giải lipit : Quá trình dị hoá gluxit trong cơ thể được tiến hành ở gan. ậ gan lipit sẽ được phân giải thành glyxerin và axit béo. Tại đây glyxerin được oxy hoá để cho khí CO2, nước và năng lượng. Một phần khác thì chuyển thành glycogen dự trữ. Axit béo oxy hoá thành axit axetic rồi thành axetyl Co.A để đi vào chu trình Krebs và cho năng lượng. Khi cơ thể hoạt động nặng nhọc, khẩn trương và nhiều thì một phần lipit tại các mô cũng được huy động và phân giải thành glyxerin và axit béo, đưa về gan để oxy hoá, tuy nhiên oxy hoá lipit đòi hỏi phải tiêu hao O2 nhiều. Vì vậy việc sử đụng lipit đển cung cấp năng lượng cần phải cung cấp O2 đầy đủ. Trong hoạt động thể lực, đó là khi hoạt động với công suất tương đối thấp trong thời gian lâu dài thì sẽ phân giải nhiều lipit ở dạng mỡ thừa. 3. Chuyển hoá gluxit trong cơ thể : 3.1 Vai trò của gluxit trong cơ thể: Trong cơ thể gluxit chiếm khoảng 2% khối lượng khô của cơ thể. Nhu cầu gluxit trong một ngày đêm ở người trưởng thành là 500g, lao động nặng là 700 – 1000 g Gluxit cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Khi 1 gam gluxit bị oxy hoá sẽ cung cấp 4,1 kcal. Oxy hoá gluxit ít tiêu hao oxy nhất. Vì vậy, gluxit được sử dụng trong các điều kiện có nhu cầu cao về oxy như hoạt động cơ bắp. Ngoài ra gluxit được huy động từ các kho dự trữ (gan, cơ) rất nhanh. Glucozơ trong máu người luôn ổn định từ 0,8-0,12 %. Khi tỷ lệ này lên cao hay hạ thấp đều ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể. Gluxit là thành phần cấu tạo của các axit nucleic (là cấu trúc của đường ribo ở ARN hoặc đường deoxyribo ở AND) Trong cơ thể gluxit còn chuyển hoá thành lipit và một số chất khác. 3.2 Thành phần cấu tạo của gluxit: Gluxit là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ C,H,O theo tỷ lệ 1: 2:1 . Bao gồm gluxit đơn (glucozơ, galactozơ, fructozơ), gluxit đôi (saccarozơ), gluxit đa (tinh bột, glycogen). 116
  29. 3.3. Sự trao đổi gluxit trong cơ thể: a. Sự tổng hợp gluxit trong cơ thể: Sau khi được hấp thu vào đường tiêu hoá, các loại đường đều chuyển hoá thành đường glucozơ, rồi theo tĩnh mạch cửa vào gan. Ở gan, dưới tác dụng của Insulin, một phần glucozơ được chuyển hoá thành glycogen dự trữ. Lượng glucozơ còn lại sẽ được chuyển đến các mô và cũng được tổng hợp thành glycogen dự trữ, nhất là cơ vân. Lượng glycogen dự trữ ở cơ chiếm 0,5 – 1% trọng lượng của cơ. Còn lại một phần nhò glucozơ để lại trong huyết tương của máu (0,8 -1,2 %). Quá trình tổng hợp glycogen ở gan được diễn ra như sau: Khi vào đến gan glucozơ được photphoryl hoá thành dạng glucozơ 6 – photphat, dưới tác dụng của các enzim như Gluxit thức ăn Gan Axit amin bị khử gốc amin Axit béo Mỡ dự trữ Amylaza HOÁ Glycogen IÊU T máu ỜNG Glucozơ Glucozơ ĐƯ Thi ế 2 u O O Chu trình ả 2 Krebs Tr tim Axit CO2 Lactic H O não 2 CO2 + H O CO + 2 2 H O Glycogen Glycogen Sơ đồ sự trao đổi gluxit trong cơ thể hexokinaza và glucokinaza . Sau đó dưới tác dụng của glucozơ 6 photphat, glycogensynthetaza sẽ được pholyme thành glycogen. Ngược lại khi nồng độ glucozơ trong máu xuống thấp thì glycogen dưới tác dụng của photphattaza sẽphân ly thành glucozơ - photphat, sau đó dưới tác dụng của glucozơ photphataza, chất này sẽ phân ly thành lucozơ và 117
  30. photphat. Trong trường hợp cơ thể cần glucozơ mà lượng glucogen trong gan thấp thì gan sẽ sản xuất glucozơ từ lipit hoặc protêin. Quá trình chuyển hoá glucozơ ở các tế bào và mô: khi máu đưa glucozơ đến tế bào, chúng được vận chuyển tích cực qua màng tế bào và được đưa đến ty thể để tham gia quá trình chuyển hoá. Một phần glucozơ sẽ chuyển hoá thành glycogen, phần khác sẽ phân giải để tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của tế bào b. Sự phân giải gluxit trong cơ thể: Glucozơ là nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể, dưới tác dụng của hormon adrenalin của tuyến trên thận, một phần glycogen được dự trữ ở gan được phân giải thành glucozơ. Sau đó glucozơ được phân giải tiếp để cho năng lượng. Quá trình phân giải glucozơ diễn ra qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn yếm khí: giai đoạn này diễn ra ở ngoài ty thể. Glucozơ phân giải thành axit pyruvic. Năng lượng sinh ra khoảng 30.000 kcal/ phân tử. - Giai đoạn yếm khí: chuyển axit pyruvic thành CO2 và H2O với sự tham gia của O2 trong chu trình Krebs. Giai đoạn này diễn ra trong ty thể. Nếu thiếu O2 thì giai đoạn này không thể thực hiện được và chất được tạo ra là axit lactic. Sự tích tụ axit lactic sẽ tạo ra hiện tượng nợ O2. Sự nơ O2 sẽ có thể trả được bằng cách tăng cường hô hấp để lấy khí O2 vào tế bào để chuyển axit lăctíc thành axit pyruvic và đưa axit này vào chu trình Krebs. 4. Sự trao đổi nước trong cơ thể: 4.1 Vai trò của nước với cơ thể: - Nước là dung môi để hoà tan các chất trong cơ thể, vận chuyển, hấp thu các chất dinh dưỡng, muối khoáng, cũng như các chất cạn bã để thải ra ngoài. - Nước tham gia vào các hoạt động sinh lý của cơ thể: phản ứng thuỷ phân, ôxi hoá khử trong tế bào, mô của cơ thể. - Nước tham gia vào sự điều hoá nhiệt độ của cơ thể . - Nước tham gia vào cấu tạo của tế bào, mô và các cơ quan khác của cơ thể Con người nếu nhịn ăn kết hợp với nhịn uống sau 2-3 ngày sẽ đẫn đến rối loạn chức năng. Khi cơ thể sút cân khoảng 50% đã có những rối loạn về thần kinh và khi sút 20% thì có thể chết. Một người có thể nhịn ăn nhưng vẫn uống nước thì có thể sống được khoảng 40-50 ngày. Sự trao đổi nước trong cơ thể: - Trong cơ thể nước thường tồn tại ở hai dạng chủ yếu sau đây: +/ Nước tự do: là nước nằm ở trong và ở ngoài các tế bào của cơ thể. +/ Nước liên kết: là nước nằm trong thành phần các chất keo. +/ Nước cấu trúc: nằm trong các thành phần các phân tử protêin, lipit, gluxit và được giải phóng ra khi các chất này bị ôxy hoá. 118
  31. - Trong cơ thể là không có nước nguyên chất, nước có mặt trong tất cả thành phần của protêin, lipit, gluxit và được giải phóng ra khi chúng bị ôxy hoá. Nhờ phương pháp đánh Dấu mà người ta đã phát hiện được ở người trưởng thành nước trong cơ thể, nam giới nước chiếm 61%, nữ 51%, trẻ em 89 -84% cơ thể là nước. Nước tự do trong các cơ quan, các mô khác nhau là khác nhau 5. Sự trao đổi muối khoáng: 5.1 Vai trò của chất khoáng đối với cơ thể: Trong cơ thể, ngoài 4 nguyên tố chính là C, H, O và N, còn có rất nhiều các nguyên tố khác, chủ yếu dưới dạng muối khoáng. Nhờ có sự tham gia của các muối khoáng và nước mà các quá trình sinh học mới thực hiện được: - Muối khoáng có vai trò duy trì ổn định của các áp suất thẩm thấu, cân bằng độ axit – kiềm trong máu và trong các tế bào - Các chất khoáng còn rất cần thiết cho hoạt động sinh lý của cơ thể như: hoạt động của hệ thần kinh, đông máu, hấp thu các chất, trao đổi khí, quá trình chế tiết và bài tiết các chất của cơ thể. - Các chất khoáng còn là thành phần của các enzim, vitamin Trong cơ thể nếu lượng muối khoáng sử dụng không hết sẽ được dự trữ ở dưới da, gan, xương. Khi thức ăn thiếu chất muối khoáng thì chúng sẽ huy động các muối dự trữ trong cơ thể. 5.2 Sự trao đổi các chất khoáng trong cơ thể: a. Các nguyên tố đa lượng: - Natri: là kim loại kiềm có nhiều và quan trọng cho cơ thể, Na chủ yếu tồn tại ở dạng NaCL, NaHCO3, Na3PO4 một phần kết hợp với axit hữu cơ và prôtêin. Na còn tồn tại trong các dịch gian bào, máu và bạch huyết. Một ngày cơ thể cần 4-5 gam Na (tức là 10 - Kali: Trong cơ thể K tồn tại chủ yếu trong các tế bào dưới dạng KCl, KHCO3. Cơ là kho dự trữ muối K. Hàm lượng K có cao nhất trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương. Nhu cầu K là 2-3 gam trong một ngày. K thải nhiều theo nước tiểu sẽ gây rối loạn các chức năng sinh lý của cơ tim. - Canxi: Ca chiếm 2 % khối lượng của cơ thể, Ca và P chiếm 65- 70 % toàn bộ các chất khoáng của cơ thể. Ca có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hoạt động cuả hệ cơ và hệ thần kinh. Trong cơ thể Ca tồn tại ở dạng CaCO3, Ca3(PO4)2, một phần nhỏ ở dạng kết hợp với protêin. Mỗi ngày cơ thể cần 0,6 -0,8 gam Ca. Tuy nhiên lượng Ca ăn phải lớn hơn nhiều vì Ca khó hấp thu qua đường tiêu hoá, do vậy mỗi ngày cơ thể cần ăn 3-4 gam Ca, phụ nữ có thai và cho con bú cần lương Ca lớn hơn. Để tham gia cấu tạo xương thì phải cần có đủ lượng P nhất định mà tỷ lệ Ca/P là 1/ 1,5 tỷ lệ này có ở sữa. Can xi có nhiều trong các loại rau và các loại hải sản. - Photpho: P cùng với Ca là thành phần cấu tạo của xương, răng, kết hợp với protêin, gluxit, lipit cấu tạo nên tế bào, đặc biệt là màng tế bào. 119
  32. - Clo (Cl) : Tồn tại trong cơ thể chủ yếu ở dạng muối NaCl và một phần KCl và HCl trong dịch vị. Có nhiều Cl thì sẽ được dự trữ ở dưới da. Na được đào thải ra khỏi cơ thể theo nước tiểu và một ít theo mồ hôi. Cl tham gia cân bằng các ion giữa nội bào và ngoại bào. Nếu thiếu Cl, sẽ kém ăn và thừa Cl có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Một người, một ngày cần khoảng 10 - 12,5 g . b. Nguyên tố vi lượng: - Sắt (Fe): tồn tại trong cơ thể ở dạng hoá trị hai, với một lượng rất nhỏ, khoảng 0,004% khối lượng cơ thể. Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào, Hb trong hồng cầu, mioglobin của cơ vân, trong sắc tố hô hấp của mô và trong các enzim. Nếu thiếu Fe sẽ bị thiếu máu, nhất là ở trẻ em. Fe hấp thu vào cơ thể qua ống tiêu hoá hoặc được tái sử dụng khi phân huỷ hồng cầu già. Một ngày cơ thể cần 10 – 30 mg. Fe có nhiều trong thức ăn như trứng, thịt, lòng đỏ trứng, rau, quả - Coban (Co) kích thích sự tạo máu ở tuỷ xương, quá trình sinh trưởng và trao đổi chất trong cơ thể, kích thích quá trình hấp thụ B12. Nếu thiếu Co sẽ bị thiếu máu. - Iốt (I) chủ yếu có trong tuyến giáp, tham gia vào việc tạo hormon thyroxin của tuyến giáp. Nếu thiếu I có thể bị bướu cổ (nhược năng tuyến giáp). Vì vậy, cần bổ sung I bằng cách ăn muối iôt hàng ngày. I có nhiều trong thức ăn vùng biển, nước biển có từ 1-18 mg/lit, rong biển có tới 0,2% I, cá biển rất giàu I (400 mg/Kg), còn trong thức ăn thực vật có rất ít . 6. Trao đổi vitamin trong cơ thể: 6.1 Các loại vitamin và vai trò của chúng: 6.1.1 Nhóm vitamin tan trong nước : a. Vitamin B1 : Vitamin B1 tham gia tổng hợp các axit nucleic chuyển thành protêin và lipit. Thiếu vitamin B1 độ toan cuả máu sẽ tăng lên, kích thích vào đầu mút dây thần kinh ngoại biên nên gây đau nhức, mệt mỏi, cơ thể dễ bị kích thích ăn không ngon Thiếu vitamin B1 gây mệt mỏi, co giật cơ, giảm sử dụng O2 trong mô não, gây rối loạn hoạt động của thần kinh (liệt, co giật). Vitamin B1 có nhiều trong men bia, các loại cám (gạo, ngô ) nó được hấp thu từ ruột vào máu. Người lớn mỗi ngày cần khoảng 2-3 mg vitamin B1, trẻ em đang bú càn khoảng 0,2 mg, trẻ em dưới 7 tuổi cần 1 mg và từ 7 – 14 tuổi cần 1,5 mg. b. Vitamin B2 : Vitamin B2 có màu vàng cam, có nhiều trong các thức ăn rau, sữa, gan, trứng, các hạt ngũ cốc tan trong nước và cồn, dễ bị phân huỷ trong nước sôi, tác dụng của ánh sáng và bazơ, nhưng bền trong axit. Nếu thiếu vitamin B2 , hô hấp tế bào sẽ giảm sút, trao đổi chất bị rối loạn. B2 còn tham gia tổng hợp chất rôdopxin, tăng cường tạo chất Hb. Ngoài ra B2 còn có tác dụng cho da và các phần phụ của da. Nếu thiếu B2 sẽ gây viêm da rụng tóc thiếu máu, cơ bụ suy yếu mạnh, giảm hô hấp và có thể chết. Nhu cầu vitamin B2 ở người lớn 2,5- 3,5 mg trong một ngày. 120
  33. c. Vitamin B3 : Vitamin B3 có tác dụng kích thích rất mạnh với các tế bào tham gia cấu tạo coenzim A, xúc tác quá trình axetyl hoá trong cơ thể . Nếu thiếu vitamin này cơ thể sẽ bị rụng lông, da trắng, ỉa chảy Vitamin B3 có nhiều trong một số enzim, cỏ xanh, bột khô, hạt ngũ cốc và một số thức ăn động vật d. Vitamin B6 : Vitamin B6 là chất tiền sinh của enzim phụ khử cacboxyl và chuyển amin. Vì vậy, B6 có tác dụng đến sự hình thành Hb. Khi thiếu B6 sẽ có thể sinh ra các triệu chứng về thần kinh. Vitamin có nhiều trao các loại enzim, thịt, cá, cám bia nhu cầu vitamin B6 ở người cần là 2 – 4 mg / ngày. g. Vitamin B12 : Vitamin B12 đã được tạo thành từ coban. Vì vậy khi thiếu vitamin B12 cũng chính là thiếu coban. Vitamin B12 chức năng tham gia vào quá trình trao đổi protêin, gluxit, lipit, thúc đẩy quá trình sử dụng axit amin trong máu, thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển và chống thiếu máu Nếu thiếu vitamin B12 thì trao đổi chất sẽ bị rối loạn ảnh hưởng đến sự sinh tưởng, phát triển và mặc bệnh thiếu máu. Vitamin B12 có nhiều trong thức ăn động vật nhất là gan, thận, thức ăn thực vật. Nhu cầu vitamin B 12 ở người là 0,005 mg / ngày. e. Vitamin C : Vitamin C có vai trò trong quá trình liên kết của mô, tăng tính miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng, làm bền vững những chất gắn với canxi trong máu và giữ cho răng cắm chắc vào lợi. Giữ cho thành của mao mạch và thành mạch máu mềm dẻo, đàn hồi. Ngoài ra vitamin C cần cho sự hấp thu sắt từ thức ăn. Vì vậy, bệnh thiếu vitamin C và bệnh thiếu máu thường xuất hiện cùng nhau. Nếu thiếu vitamin C kéo dài sẽ kém ăn, mắc bệnh hoại huyết, cơ thể suy nhược, mạch máu dễ đứt, chảy máu cam, lỏng chân răng, chức năng tạo huyết của tuỷ xương bị rối loạn, sưng khớp, chứng thiếu máu phát triển nặng. Nhu cầu Vitamin C cần cho cơ thể là: 3 – 12 tháng cần 30 mg/ ngày 1 – 3 tháng cần 30 mg/ ngày 4 – 6 tháng cần 30 mg/ ngày Vitamin C dễ bị phân huỷ, vì vậy nếu thức ăn nấu kĩ và phơi nhiều sẽ giảm vitamin C h. Vitamin D Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc ngăn cản bệnh còi xương ở trẻ em. Có 2 dạng vitamin D: Dạng hoạt động và dạng tiền vitamin D nằm dưới da, dưới tác động của tia cực tím mặt trời, tiền vitamin D chuyển thành vitamin D hoạt động. Vì vậy, trẻ em sống trong các nhà ẩm thấp, tối tăm, ít thoáng khí, hoặc trẻ sinh thiếu tháng, nuôi bằng sữa bò, trẻ rối loạn tiêu hoá, suy dinh dưỡng mãn tính thường bị còi xương. Nhu cầu vitamin D : trẻ đang bú mẹ 0,01 -0,02 mg / ngày. 121
  34. trẻ 10 tuổi 0,015 – 0,025 mg/ ngày Người lớn 0,025 mg/ ngày i. Vitamin E : là vitamin sinh đẻ Động vật cái thiếu vitamin E lúc mang thai thì thai chết lưu, con đực thiếu vitamin E thì tinh hoàn thoái hoá, tinh trùng không có khả năng vận động và chết sớm. người thiếu vitamin E trầm trọng sẽ mất khả năng sinh đẻ và thoái hoá cơ, do sự phân huỷ của tơ cơ Vitamin E có nhiều trong xà lách, thóc nẩy mầm, giá và dầu thực vật l. Vitamim K : Vitamin chống chảy máu Vitamin K cần cho sự tổng hợp prothrombin ở gan, vì vậy cần cho sự đông máu. Vitamin K có nhiều trong xà lách, cà, đậu tương, rau dền, gan heo vi khuẩn sống trong ruột già cũng có khả năng tổng hợp vitamin K 122
  35. CHƯƠNG X: HỆ BÀI TIẾT ( 2 tiết) I – Ý NGHĨA CỦA SỰ BÀI TIẾT Bài tiết là quá trình đào thải các sản phẩn của quá trình trao đổi chất ra ngoài cơ thể. Ngoài ra nó còn có thể đào thải các vật lạ khi theo thức ăn và nước uống vào cơ thể, mà không được tham gia vào quá trình trao đổi chất như một số muối, chất độc hay một số thuốc Quá trình bài tiết có ý nghĩa sinh học sau đây: - Đào thải các chất cặn bã ra ngoài môi trường như: khí CO2, ure, axit uric. Amoniac và các muối khoáng thông qua một số cơ quan trong cơ thể có chức năng bài tiết như da, phổi, thận, ruột - Duy trì sự ổn định một cách tương đối môi trường nội môi của cơ thể: cân bằng áp suất thẩm thấu của máu, duy trì độ pH của huyết tương và nồng độ của các ion khác có trong huyết tương. - Tham gia và quá trình điều hoá thân nhiệt của cơ thể II- CƠ CHẾ LỌC VÀ TÁI HẤP THU ĐỂ TẠO THÀNH NƯỚC TIỂU CỦA THẬN: 1. Cấu tạo đại cương hệ tiết niệu: Hệ tiết niệu có chức năng đào thải các chất độc và sản phẩm thừa của quá trình trao đổi chất ra khỏi cơ thể qua việc bài xuất nước tiểu. Hệ tiết niệu gồm: - Thận: có vai trò lọc và tạo thành nước tiểu. - Niệu quản: ống dẫn nước tiểu từ bể thận đến bàng quang. - Bàng quang (bóng đái): nơi tích trữ nước tiểu. - Niệu đạo: ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. 1.1. Thận Ngoài chức năng tạo thành nước tiểu, thận còn có tác dụng trong việc ổn định các thành phần của huyết tương, giữ vững cân bằng toan kiềm cho cơ thể. a. Hình thể ngoài: Thận gồm 1 đôi hình hạt đậu màu đỏ nâu, nằm 2 bên cột sống ứng với 2 đốt sống cuối và 2 dốt sống thắt lưng trên, thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2-3 cm. Thận có 2 cực là cực trên và cực dưới, 2 cực trên gần nhau hơn so với 2 cực dưới cực; trên mỗi thận có tuyến thượng thận, là tuyến nội tiết quan trọng. Thận có 2 bờ, bờ ngoài lồi hình cung và bờ trong lõm sâu tạo thành rốn thận. Đó là nơi tập trung động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và niệu quản tạo thành cuống thận. Mặt trước của thận cong lồi ra phía trước, bên phải tiếp xúc với gan, ruột già, tá tràng, bên phải tiếp giáp với dạ dày, ruột non và phần đuôi của tuyến tuỵ. Mặt sau thì phẳng hơn, tiếp giác với đôi xương sườn 11,12 và các cơ lưng. b. Cấu tạo trong Quan sát thận bổ dọc, có thể phân biệt rõ 2 phần: 123
  36. - Xoang thận: là phần rỗng của thận, nơi rộng nhất gọi là bể thận, từ đó phân ra các ngách gọi là đài thận. Có đài thận bé và đài thận lớn. -Nhu mô thận: là phần đặc xung quanh, gồm 2 vung là vùng tuỷ và vùng vỏ + Vùng tuỷ thận: gòm từ 15-20 tháp thận (tháp Man-pi-ghi), đỉnh của tháp hướng về phía bể thận tạo thành các gai thận. Trong tháp có những tia sáng, tối xen kẽ nhau, đó là các ống sinh niệu. ở gai thận có những lỗ đổ vào của các ống sinh niệu này. Giữa các tháp Man-pi-ghi là cột thận gọi là cột Bec-tanh. Đó là cấu tạo của miền vỏ ăn sâu vào miền tuỷ. + Vùng vỏ thận: gồm nhiều tháp Fe-ranh, đỉnh của tháp này hướng ra ngoài và đáy tiếp giáp với đáy của tháp Man-pi-ghi. Cứ 400-500 tháp Fe-ranh ứng với 1 tháp manpighi. Giữa các tháp Fe-ranh có rất nhiều quản cầu máu nằm trong các nang (vi thể Man-pi-ghi) Đó là vùng mê lộ, có những hạt lấm tấm đỏ chính là các vi thể Man-pi-ghi. c. Cấu tạo vi thể của thận Quan sát lát cắt dưới kính hiển vi, ta thấy thận có nhiều hệ thống ống sinh niệu gọi là đơn vị thận (nephron). Mỗi quả thận gồm có khoảng 1 triệu đơn vị thận. * Đơn vị thận bắt đầu trong vùng vỏ thận bằng vi thể Man-pi-ghi, gồm có một búi mao mạch gọi là quản cầu Man-pi-ghi được bọc trong nang Baoman. Mỗi vi thể Man-pi-ghi có đường kính 0,2 mm. Mỗi đơn vị thận dài độ 3-4 cm. * Tiếp vi thể Man-pi-ghi là đoạn ống uốn khúc nằm trong miền vỏ thận, gồm 3 phần: - Khúc uốn sơ cấp (ống lượn gần) nằm trong vùng mê lộ. - Quai Hen-lê: hình chữ U, đi từ miền vỏ xuống miền tuỷ rồi lại ngược lên miền vỏ. - Khúc uốn thứ cấp (ống lượn xa) hay còn gọi là ống trung gian * Ống trung gian qua 1 đoạn ống ngắn gọi là ống nối đổ vào một ống thẳng (ống Bellini). ống Bellini đi qua tháp Fe-ranh vào tháp Man-pi-ghi tạo nên những tia sáng tối trong tháp. Tới gần gai thận, ống Bellini tập hợp thành 1 ống chung (ống thẳng loạt 2) để đổ vào đài thận. có từ 15-30 ống chung. 1.2. Đường dẫn niệu  Niệu quản Gồm 2 ống dài 25-30 cm, tiết diện trung bình 4-5 mm. Xuất phát từ bể thận và thông với bóng đái bằng 2 lỗ ở mặt sau bóng đái, đổ vào theo hướng chéo góc, tạo thành nắp van. Thành niệu quản gồm 3 lớp: - Ngoài: bao bọc, bảo vệ bởi mô liên kết. - Giữa: lớp cơ, cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở trong gây nhu động để chuyển nước tiểu. 124
  37. - Trong cùng: lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc lớn có tác dụng thay đổi đường kính niệu quản.  Bóng đái Bóng đái của người nằm trong hố chậu bé, sau khớp mu. Ở nam trước trực tràng, nữ là trước tử cung. Dung tích của bóng đái khoảng 500 ml. Nhưng khi lượng nước tiểu khoảng 200 ml thì cơ bàng quang bị kích thích. Hình dạng bóng đái thay đổi theo lứa tuổi và trạng thái. Ở người lớn: khi bóng đái cong thì có hình cầu, xẹp có hình tam giác. Ở trẻ em: bóng đái có hình thoi. Thành bóng đái có 3 lớp giống ở niệu quản. Nhưng lớp cơ gồm 3 lớp: 2 bên là cơ dọc, ở giữa là cơ vòng, ở cổ bóng đái cơ vòng tạo thành cơ thắt, gồm cơ thắt trơn và cơ thắt vân. Lớp cơ rất giàu mạch máu và dây thần kinh: dây giao camr và phó giao cảm - Dây giao cảm: có tác dụng dãn cơ bàng quang và có cơ thắt trơn: kìm hãm thoát nước tiểu. - Dây phó giao cảm: tác dụng ngược lại, mở đường tiểu tiện. Ở trẻ em, động tác tiểu tiện là phản xạ không điều kiện. Khi bàng quang bị kích thích gây phản xạ có cơ bàng quang và giãn cơ thắt trơn. Ở người lớn, nhờ dây thần kinh động vật tính (dây thẹn) làm thắt cơ thắt vân.  Niệu đạo: Niệu đạo là đoạn cuối của đường dẫn niệu. Có cấu tạo và chức phận khác nhau theo giới tính. - Ở nam: niệu đạo dài 15-20 cm. bình thường là 1 khe hẹp, khi nước tiểu đi qua thì ống rộng ra có 3 chỗ phình; Xoang tiền liệt (khi qua tuyến tiền liệt), giữa là túi bịt hành, cuối là hố thuyền. Niệu đạo ở nam còn là đường dẫn tinh. - Ở nữ: niệu đạo ngắn, khoảng 3,5-4 cm , nằm trước âm đạo, chỉ có nhiệm vụ bài xuất nước tiểu. 1.3 Đặc điểm của vòng tuần hoàn máu qua thận Từ động mạch chủ xuất phát động mạch thận phải và trái. Mỗi động mạch thận lại chia làm 2 ngành: ngành trước bể thận và ngành sau bể thận. mỗi ngành động mạch đi qua miền tuỷ tới miền vỏ. ở miền tuỷ tạo thành động mạch liên tháp Man- pi-ghi và ở miền vỏ phân nhánh tiếp tạo thành động mạch liên tháp Fe-ranh. Từ đó xuất phát động mạch vào quản cầu Man-pi-ghi. Sau khi tạo thành búi mao mạch, động mạch ra quản cầu lại phân nhánh thành mạng lưới mao mạch chính thức bao quanh các ống uốn khúc. Sau đó, máu tập trung vào hệ tĩnh mạch thận rồi đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Ngoài ra còn vóng tuần hoàn máu bao quanh thận để nuôi dưỡng thận. 2. Cơ chế lọc ở cầu thận: 125
  38. Lượng máu chảy qua thận gấp 20 lần so với các cơ quan khác. Mỗi ngày có khoảng 1300 máu chảy qua thận. Trong một giờ thận lọc được 60 lít máu. Như vậy khoảng 5 phút toàn bộ máu trong cơ thể được lọc qua thận một lần. Trong đó có 1% dịch lọc tạo thành mước tiểu, còn lại 99% dịch lọc được tái hấp thu. ở cầu thận, áp suất của máu lớn hơn áp suất trong bao nang Bowman nên nước và các chất hoà tan trong huyết tương thấm qua thành mạch sang nang Bowman tạo thành nước tiểu loại 1, có thành phần giống huyết tương. Sau đó nước tiểu chảy đổ vào ống thu nước tiểu. Khi qua ống thận, lưới mao mạch dày đặc lại tái hấp thu, phần lớn nước và một số chất glucozơ, axit amin, protêin, muối natri, kali, can xi còn urê, axit uric và một số muối không được tái hấp thu chảy vào ống góp chung tạo thành nước tiểu loạt hai. Đó là nước tiểu chính thức. 3. Cơ chế tái hấp thu các chất ở ống thận Sau khi được lọc ở cầu thận, nước tiểu loại 1 chảy qua ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, rồi đến ống góp và cuối cùng đổ vào bể thận. Mỗi ngày 2 quả thận lọc được 180 -190 lít nước tiểu đầu, nhưng chỉ tạo thành 1 – 1, 5 lít nước tiểu chính thức để thải ra ngoài. Như vậy, khi nước tiểu loại một chảy qua hệ thống ống lượn đã xảy ra quá trình tái hấp thu nước và nhiều chất trả lại cho máu. Các chất không thu hồi đổ xuống bể thận để thải ra ngoài. III - SỰ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU Nước tiểu chảy xuống bóng đái nhờ nhu động của hai ống dẫn nước tiểu. ở người lớ, bóng đái có thể tích khoảng 500 ml . Nhưng khi nước tiểu đạt tới 200 ml đã làm tăng áp suất trong bóng đái từ 10 -15 cm trước , kích thích các thụ quan nằm trong bàng quang gây cảm giác buồn đái. Phần cổ bóng đái có cơ thắt trơn ở phía trên và cơ thắt vân ở phía dưới. Cơ thắt trơn chịu áp suất khoảng 50 cm nước, cơ thắt vận chịu được áp lực cao hơn là 70 cm nước. Hai cơ này chịu sự chi phối của hệ thần kinh trung ương. Phản xạ tiểu tiện chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm và phó giao cảm. - Trong đó trung khu giao cảm nằm ở tuỷ sống từ đốt thắt lưng 5 đến đốt cùng 1, 2 . Các sợi giao cảm có tác dụng làm giãn cơ ở thành bàng quang và làm co cơ thắt trơn ở cổ bàng quang, tạo điều kiện tích luỹ nước tiểu trong bàng quang. - Trung khu phó giao cảm ở đoạn cùng tuỷ sống, ở vị trí đốt cùng 2-3 . các sợi phó giao cảm có tác dụng co cơ bàng quang và giãn cơ thắt trơn ở cổ bàng quang, tạo điều kiện cho nước tiểu chảy xuống ống dẫn đái và thải nớc tiểu ra ngoài. - Cơ thắt vân chịu sự điều khiển của dây thần kinh then, dây này xuất phát từ đoạn cùng của tuỷ sống, từ đốt cùng 2 đến đốt cùng 4 . Khi áp suất bóng đái lên cao, kích thích các thụ quan, tạo xung động thần kinh truyền về trung khu phản xạ tiểu tiện. Hưng phấn từ trung khu naỳ theo dây thần kinh phó giao cảm tới bàng quang làm cho cơ ở bàng quang co lại từng đợt gây cảm giác “mót” tiểu tiện. Khi áp suất trong bàng quang đủ mạnh làm dãn các cơ thắt gây ra phản xạ tiểu tiện. 126
  39. Phản xạ tiểu tiện thuộc loại phản xạ tự động của tuỷ sống, song nó chịu sự chi phối của các trung khu cao hơn như vỏ não và cầu não. ở cầu não: có trung khu kích thích và trung khu ức chế chi phối phản xạ tiểu tiện của tuỷ sống. Trung khu ức chế chiếm ưu thế nên có tác dụng kìm hãm phản xạ tiểu tiện ngay cả khi “mót”. Trung khu này hoạt động khi có lệnh của vỏ não. ở vỏ não cũng có trung khu kích thích và trung khu kìm hãm. Trung khu ức chế hoạt động liên tục, còn trung khu kích thích chỉ hoạt động khi có “thời cơ” . Khi tiểu tiện, trung khu kích thích ở vỏ não tác động vào trung khu kích thích và trung khu ức chế ở cầu não, đồng thời ức chế cơ thắt vân làm cơ này dãn để nước tiểu qua ống dẫn đái ra ngoài. 8.3. Các tuyến mồ hôi và sự bài tiết mồ hôi 8.3.1. Các tuyến mồ hôi Trong da người có trên hai triệu tuyến mồ hôi. Tuyến mồ hôi có thể coi như những thận đơn giản (hình 8.2), hình ống, một đầu kín, cuộn khúc thành túi nhỏ, nằm trong lớp bì của da, một đầu hở đổ ra ngoài da qua lớp biểu bì. - cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da (hình 8.2). Mỗi lớp có chức năng riêng. Ngoài chức năng bài tiết, da còn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chống mất nước, điều hòa thân nhiệt và còn là cơ quan cảm giác. - trong da người có 2 laọi tuyến: tuyến tiết mồ hôi (bài tiết và thải nhiệt) và tuyến tiết nhờn/mỡ (trơn da, mượt tóc, chống thấm nước). 127
  40. Hình 8.2. Da và tuyến mồ hôi (nguồn: Wikipedia) 8.3.2. Mồ hôi Các chất thải từ máu được hấp thu vào khúc cuộn của các tuyến mồ hôi rồi thải ra ngoài. Nhờ vậy, tuyến mồ hôi vừa bài tiết, vừa điều hòa thân nhiệt (580 kcal/1 lít mồ hôi bốc hơi) Thành phần của mồ hôi, ngoài nước ra, NaCl là chủ yếu (300 mg%), urê (21 mg), glucose (20), axít amin (6,5), NH (6) và axít lactic. Trọng lượng riêng (tỉ trọng) của mồ hôi là 1,001÷1,006; pH ≈ 6. 8.3.3. Vệ sinh da - Giữ gìn da sạch sẽ và tránh xây xát: mồ hôi và chất nhờn chứa nhiều chất hữu cơ, dễ bị phân hủy gây hôi hám và làm da dễ bắt bụi bẩn. Da bẩn dễ bị viêm, ngứa. Khi gãi sẽ làm xước da, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập và dễ mắc bệnh da liễu. - Rèn luyện sức chịu đựng của da: cho trẻ chơi nơi thoáng mát, có nhiều ánh nắng mặt trời, tránh còi xương (da tổng hợp vitamin D dưới ánh nắng). - Bảo vệ da: khi bị xây xát, bỏng, rửa sạch, băng kín. - cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Mỗi lớp có chức năng riêng. Ngoài chức năng bài tiết, da còn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chống mất nước, điều hòa thân nhiệt và còn là cơ quan cảm giác. 128
  41. Cấu hỏi ôn tập 1. Phân tích ý nghĩa của sự bài tiết 2. Trình bày cấu tạo của cơ quan bài tiết nước tiểu. Nêu quá trình hình thành và bài xuất nước tiểu. 3. Trình bày đặc điểm của cơ quan bài tiết nước tiểu theo lứa tuổi 4. Nêu cấu tạo và chức năng của da. Trình bày sự bài tiết mồ hôi qua da 5. Nêu đặc điểm của da trẻ em. 129
  42. CHƯƠNG XI. HỆ NỘI TIẾT 9.1. Đại cương về hệ nội tiết Cơ thể có hai hệ thống điều hòa họa động các chức năng, đó là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết. Chúng điều hòa các hoạt động chức năng bằng con đường thể dịch, thông qua các chất do các tuyến nội tiết tiết ra-gọi là nội tiết tố hay kích tố, tức là hormone. 9.1.1. Tuyến nội tiết là gì? Các tuyến như tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến ruột, tuyến nhờn, tuyến mồ hôi đều có các ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài hoặc đổ vào một cơ quan nhất định. Đó là các tuyến ngoại tiết. Ngược lại, tuyến nội tiết là tuyến không có ống dẫn mà các chất tiết ra (hormone) được ngấm thẳng vào máu, nhờ máu đưa đến các tế bào/cơ quan để làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí của chúng. Các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, truyến trên thận và các tuyến sinh dục (hình 9.1). Các tuyến nội tiết thường có kích thước không lớn, từ ½ gram đến khoảng 25 gram. Tuyến Tuyến Tuyến Tuyến Tuyến trờn Tuyến Buồng Tinh Hình 9.1. Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể (nguồn: Wikipedia) Ngoài ra, cơ thể còn có những tuyến vừa nội tiết, vừa ngoại tiết như tuyến tụy, buồng trứng, tinh hoàn-gọi là các tuyến pha hay tuyến kép. 9.1.2. Hormone 9.1.2.1. Hormone là sản phẩm bài tiết của các tuyến nội tiết, là những chất có tác dụng sinh học cao, chỉ cần với một lượng rất nhỏ. Các chất có tác dụng sinh học khác như những axít amin, peptide hay polypeptide do tế bào chế tiết có tác dụng tại chỗ-gọi là hormone địa phương (như serotonin, histamine). 130
  43. 9.1.2.2. Bản chất của hormone Dựa vào bản chất hóa học, hormone được chia thành 3 nhóm, thuộc hormone mỡ hoặc hormone protein. Hormone steroid là những dẫn chất của lipid như hormone vỏ thượng thận, hormnone sinh dục. Hormone có bản chất là axít amin như hormone tuyến giáp, hormone tủy thượng thận. Hormone peptid: tất cá các hormone còn lạ thuộc nhóm này. Chúng có thể là peptid ( 100 a.a.). 9.1.2.3. Đặc điểm tác dụng của hormone - Hormone tác dụng có tính chất kích thích điều khiển. Chẳng hạn, tuyến yên có nhiều loại hormone, mỗi loại kích thích sự hoạt động của một loại tuyến nội tiết nhất định (e.g. TSH kích thích phát triển tuyến giáp). - Hormone tác dụng có tính chất phối hợp. Chẳng hạn, cả glucagon (tuyến tụy) và adrenalin (tuyến trên thận) đều có tác dụng biến glycogen trong gan thành glucose khi lượng đường trong máu giảm. - Hormone tác dụng có tính chất đối lập. Chẳng hạn, glucagon của tuyến tụy có tác dụng biến glycogen thành glucose thì insulin cũng của tuyến tụy lại có tác dụng biến glucose thành glycogen. - Hormone tác dụng có tính chất điều hòa. Đây là dạng tác dụng chủ yếu tương đối phổ biến nhằn đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động sinh lí của cơ thể. Chẳng hạn, tuyến yên tiết TSH kích thích tuyến giáp tiết thyrosine nhưng khi lượng thyrosine trong máu cao sẽ kìm hãm tuyến yên tiết kích tố này. Ngoài ra, tác dụng của hormone còn có 2 đặc tính khác là: - Hormone chỉ có tác dụng đặc hiệu ở cơ quan đích. Chẳng hạn, kich dục tố tuyến yên FSH theo máu đi khắp cơ thể nhưng nó chỉ có tác dụng lên bao noãn gây sản xuất trứng. - Hormone tác dụng với một liều lượng rất thấp và có giới hạn. Nếu lượng hormone được tiết ra thấp hơn giới hạn đó thì dẫn đến bệnh lí nhược năng; còn nếu cao hơn giới hạn đó thì dẫn đến bệnh lí ưu năng. 9.2. Cấu tạo và chức năng của các tuyến nội tiết chính 9.2.1. Tuyến yên (hypophysia) Tuyến yên là một tuyến nhỏ (0,5÷0,7 g) ở nền sọ, nằm trong hố yên của xương bướm (vì vậy mà được gọi là tuyến yên). Tuyến yên có môtk cuống nối với hypothalamus tạo nên một đơn vị chức năng hypothalamus-tuyến yên, có vai trò quan trọng trong nội tiết học hiện đại. Tuyến yên gồm 3 thùy: thùy trước lớn, thùy sau nhỏ, thùy giữa phát triển yếu và hầu như tiêu giảm ở người trưởng thành. 9.2.1.1. Thùy trước tuyến yên (tiền yên) Thùy trước tuyến yên tiết nhiều loại hormone gọi là kích tố tiền yên, thuộc 6 nhóm sau đây: - Hormone sinh trưởng GH (growth hormone) có tác dụng xúc tiến sự sinh trưởng và trao đổi chất của cơ thể. - Hormone kích thích tuyến giáp TSH (thyroid stimulating hormone): thúc đẩy tuyến giáp lớn lên và tiết thyrosine. - Hormone kích thích vỏ tuyến trên thận CTH: thúc đẩy tuyến trên thận lớn lên và tiết hormone. - Hormone kích bao noãn/kích dục tố FSH: thúc đẩy bao noãn phát triển (ở nữ) và thúc đẩy ống sinh tinh sản xuất tinh trùng (ở nam). 131
  44. - Hormone lutein LH: kích thích sự tiết của buồng trứng và tinh hoàn. - Hormone prolactin LTH: thúc đẩy sự tạo sữa và bản năng làm mẹ. 9.2.1.1. Thùy sau tuyến yên (hậu yên) Thùy sau tuyến yên tiết 2 hormone chính là: - Hormone thúc đẻ oxitosine có tác dụng phát động sự co cơ của dạ con lúc đẻ và kích thích sự tiết sữa. - Hormone chống bài niệu vasopressin ADH là một hormone peptide có tác dụng kích thích sự hấp thu của ống tạo niệu, nhờ đó mà giảm sự bài niệu. 9.2.1.3. Bệnh lí tuyến yên - ưu năng tuyến yên ở trẻ em sẽ làm cho cơ thể lớn nhanh quá mức bình thường thành “người khổng lồ”, có thể cao hơn 2,5 mét nhưng trí óc kém phát triển. - nhược năng tuyến yên sẽ làm ngừng sự sinh trưởng tạo thành người lùn tịt nhưng cân đối, nhưng tinh thần và sinh dục vẫn phát triển bình thường. 9.2.2. Tuyến giáp trạng (thyroid) 9.2.2.1. Đặc điểm cấu tạo Tuyến giáp nằm trước sụn giáp của thanh quản và phần trên của khí quản, có nhiều mạch máu xuất phát từ động mạch cổ đi tới. Nó có 2 thùy 2 bên và một eo ở giữa. Khi nuốt nó di động theo thanh quản. Trọng lượng của tuyến giáp thay đổi theo tuổi và giới tính: sơ sinh 1 gram, 1 tuổi 2 g, 2 tuổi 3 g, 6 tuổi 10 g, trưởng thành nữ 20 g, trưởng thành nam 25 g. 9.2.2.2. Hormone tuyến giáp Tuyến giáp tiết 2 hormone chính là thyrosine và calxitonine, có tác dụng sau: Trong chuyển hóa: - tăng cường chuyển hóa năng lượng trong các tế bào, nhất là tế bào cơ, tế bào thần kinh, cơ tim; kết quả là sinh năng lượng và tạo ra nhiệt. - tăng cường quá trình chuyển hóa các chất; tăng sự hấp thu glucide ở ruột non; tăng tổng hợp protein, lipid; tăng hấp thu nước, canxi, iốt. Đối với cơ thể đang phát triển: Hormone tuyến giáp có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể: kích thích sự phát triển của sụn thành xương; đẩy mạnh quá trình biệt hóa, sự phát triển của cơ quan sinh dục. 9.2.2.3. Bệnh lí tuyến giáp - nhược năng tuyến giáp (do thiếu iodine) làm giảm các quá trình chuyển hóa; tim đập chậm; có thể tích nước (phù); thân nhiệt hạ; trí tuệ giảm; mặt to tròn. - ưu năng tuyến giáp (bệnh Basedow) làm chuyển hóa nhanh; người gầy; tim đập nhanh; dễ xúc cảm, tay run; mắt lồi. 9.2.3. Tuyến cận giáp/phó giáp trạng (parathyroid) Tuyến cận giáp gồm 2 đôi nằm ở thành sau thùy phải và trái của tuyến giáp, nặng tất cả khoảng 0,2 g. Hormone của tuyến cận giáp tham gia điều hòa sự trao đổi các muối canxi và phosphor, đảm bảo sự ổn định các muối này trong máu. 9.2.4. Tuyến trên thận/thượng thận (suprarrenales) Gồm một đôi nằm ở trên hai quả thận. Mỗi tuyến (5÷8 g) gồm 2 phần: 132
  45. Phần vỏ Tiết các hormone như cortisone thúc đẩy sự biến đổi protein thành glucide; điều hòa sự trao đổi Na, K; ngoài ra, con tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Phần tủy Tiết các chất adrenaline và noradrenaline có tác dụng điều hòa sự trao đổi chất, đặc biệt là sự trao đổi glucide, làm tăng đường huyết; đồng thòi có tác dụng đối với hệ tim mạch. Noradrenaline có tác dụng gây co mạch và làm tăng huyết áp. 9.2.5. Tuyến tụy Tuyến tụy là một tuyến pha: vừa có các tế bào tiết dịch tiêu hóa theo ống dẫn đổ vào tá tràng; vừa có các tế bào tập trung lại thành đảo langeran, tiết các hormone insulin và glucagon có tác dụng đối lập nhau để giữ cho nồng độ glucose trong máu luôn được ổn định là 0,1÷0,12%. Insulin Glucose (trong máu) Glycogen (dự trữ trong gan) Glucagon 9.2.6. Các tuyến sinh dục Gồm tinh hoàn ở nam, buồng trứng ở nữ và các tuyến nội tiết lâm thời là thể vàng và nhau thai. Tế bào kẽ tinh hoàn tiết testosterol làm thúc đẩy sự phát triển và duy trùy giới tính nam. Tế bào lót bao noãn trong buônf trứng tiết (o)estradiol để phát triển và duy trì giới tính nữ. Thể vàng (do vỏ trứng chín biến thành) tiết ra oestrogen và progesterone để điều chỉnh chu kì kinh nguyệt (chu kì động đực ở động vật). Nhau thai chủ yếu tiết hormone màng đệm GTH để duy trì thai nghén. 9.3. Sự điều hòa bài tiết hormone và cơ chế điều hòa ngược Sự bài tiết hormone nhiều hay ít được điều hòa bởi nhiều yếu tố, trong đó quan trong nhất và có tính quyết định là là cơ chế điều hòa ngược (feedback mechanism). Phù hợp với quan điểm cổ điển, khi lượng hormone tuyến đích tăng (e.g. thyrosine) sẽ ức chế sự bài tiết kích tố tiền yên tương ứng (e.g. TSH). Ngược lại, khi hormone tuyến đích giảm sẽ kích thích sự bài tiết kích tố tiền yên tương ứng và những hormone vung hypothalamus tương ứng. Câu hỏi ôn tập 1. Thế nào là tuyến nội tiết 2. Trình bày các tuyến nội tiết 3. Phân tích mối quan hệ giữa các tuyến nội tiết trong cơ thể 133
  46. Hình 9.2. Sơ đồ cơ chế điều hòa ngược Hypothalamus là một vùng rất nhỏ thuộc não trung gian nằm quanh não thất III. Hypothalamus có nhiều chức năng quan trọng. Ngoài chức năng nội tiết, hypothalamus còn có vai trò trong điều nhiệt, chuyển hóa, dinh dưỡng, điều hòa tim mạch, hô hấp và cả trạng thái thức ngủ cũng như cảm xúc. Hypothalamus có những neuron đặc biệt, có khả năng tổng hợp những chất có tác dụng sinh học cao, cần cho sự điều hòa hoạt động tuyến yên và qua tuyến yên, điều hòa hoạt động hệ nội tiết. Ngày nay, vùng hypothalamus được xem là “nhạc trưởng” trong sự điều hòa hoạt động hệ nội tiết. Cơ chế điều hòa ngược như được trình bày ở trên được gọi là sự điều hòa ngược vòng dài (long feedback), nghĩa là tại tuyến yên và vùng hypothalamus có những chất cảm thụ đặc hiệu đối với hormone tuyến đích. Tai hypothalamus còn có những chất cảm thụ riêng đối với hormone tuyến yên, tạo nên sự điều hòa ngược vòng ngắn (short feedback). Motta và Martini (1969) còn thấy bằng chứng về một cơ chế điều hòa ngược vòng cực ngắn (ultrashort feedback), nghĩa là hypothalamus lại chịu sự điều hòa bởi chính những hormone của nó. Bên cạnh cơ chế điều hòa ngược thì nhịp sinh học và một số chất sinh học khác cũng có ý nghĩa quan trọng trong sự điều hòa bài tiết hormone. Những chất đó được gọi là chất truyền đạt thần kinh như dopamine, noradrenaline, serotonin 134
  47. CHƯƠNG XII: HỆ SINH DỤC I. Tầm quan trọng của sự sinh sản : - Một trong những thuộc tính đặc trưng nhất của cơ thể sống là khả năng sinh sản để có sự tồn tại của loài. - Sinh sản là quá trình sinh vật tạo những cá thể mới giống mình để thay thế cá thể chết do tai nạn, bệnh tật, già cỗi hoặc do bị động vật khác ăn thịt. - Hai dạng sinh sản: Sinh sản vô tính, chỉ có 1 cá thể tạo ra 2 hoặc nhiều cá thể mới. Sinh sản hữu tính, 2 cá thể tham gia, mỗi cá thể sản xuất một loai tế bào biệt hóa gọi là giao tử (tinh trùng ở cơ thể đực, trứng ở cơ thể cái). II- SINH LÝ SINH DỤC ĐỰC 1. Sơ lược hệ sinh dục nam: 1.1 Cấu tạo tinh hoàn : - Bao xơ ( Màng trắng ) bao quanh . - Vách ngăn : nhiều vách chia ra nhiều ngăn 200-300 ngăn Mỗi ngăn 3-4 ống ngoằn ngèo gọi là ống tinh tinh. Mỗi tinh hoàn có 900 ống sinh tinh. - Các ngăn chứa ống sinh tinh dài ngoằn ngoèo, gấp khúc. - Thành ống sinh tinh chứa những TB mầm và các TB ở các giai đoạn khác nhau của sự sinh tinh Tinh trùng sắp xếp hướng đầu vào những tế bào Sertoli, tếbào này giàu Glycogen cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng . Tinh trùng trưởng thành rời tế bào Sertoli vào lòng ống sinh tinh . Khi sản sinh tinh trùng cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể, vì vậy nếu tinh hoàn ẩn trên xoang bụng, không di chuyển xuống bìu thì không có khả năng sinh tinh trùng. Trong môi trường nitơ lỏng, nhiệt độ - 173oc, tinh trùng có thể bảo quản được trong nhiều năm. 1.2 Ống dẫn tinh : Dài 40 -50 cm, dẫn tinh từ mào tinh hoàn, qua ống bẹn vào ổ bụng, đến sau cổ bàng quang và được vào túi tinh. 1.2 Túi tinh: Là 2 túi ở 2 bên tách ra ở phần cuối ống dẫn tinh. Túi tinh là ống gấp ngoằn ngoèo phức tạp, có chức năng dự trữ tinh dịch và nuôi dưỡng tinh trùng. 1.3 Ống phóng tinh: do các túi tinh và ống dẫn tinh chụm lại mà hợp thành, rồi chui qua tuyến tiền liệt để đổ vào niệu đạo 1.4 Bìu: là một chồi của thành bụng có nhiều mếp nhăn, màu sẫm. Da bìu mỏng có các tuyến nhờn, tuyến mồ hôi và các sợi đàn hồi. ậ giữa có vách ngăn chia bìu thành hai túi để chứa hai tinh hoàn, dưới da thì có màng cơ trơn có tác dụng để nâng bùi lên. 1.5 Dương vật 2. Sinh lý sinh dục đực 135
  48. Cấu tạo của tinh trùng - Tinh trùng người có chiều dài khoảng 60 - 65 micromét gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi. Ðầu tinh trùng to có chứa nhân; ở 2/3 trước, nhân được bao bọc bởi 1 túi gọi là túi cực đầu (hay thể cực đầu) có chứa các enzymes (còn gọi là acrosin) có dạng trypsin như hyaluronidase, protease, Ðây là những enzymes có vai trò quan trọng trong việc giúp tinh trùng chui được vào bào tương của noãn. Phần cổ có kích thước ngắn. Còn phần đuôi gồm 3 đoạn: đoạn giữa có nhiều ty thể, đoạn chính và đoạn cuối có chứa nhiều cấu trúc siêu ống nhờ đó mà tinh trùng có khả năng tự chuyển động. Tinh trùng được chứa trong tinh tương do ống mào tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt chế tiết ra. Tinh tương có chứa một số chất có chức năng ức chế sự hoạt hóa tinh trùng như glycerophosphocholin. 1.2 Tinh dịch: Là chất tiết của các tuyến sinh dục phụ: túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến cowper và tuyến niệu đạo. Một lần phóng tinh có khoảng 2 - 4 ml tinh dịch. Số tinh trùng khoảng 100 triệu /1 ml tinh dịch. Ðể đảm bảo cho thụ tinh cần 20- 40 triệu tinh trùng/1ml tinh dịch. Những người có dưới 20 triệu tinh trùng/1ml tinh dịch sẽ bị vô sinh. Tốc độ di chuyển của tinh trùng 30m/phút. 1.4 Chức năng sinh sản ra hormon sinh dục - Các tế bào kẽ ( tế bào leydig) của tinh hoàn có chức năng sản sinh ra các hormon sinh dục của giống đực thường được gọi chung là androgen bào gồm các hormon là testosteron, đihdrotestosteron và androstenedion, nhưng qua trọng là testosteron -Hormon tuyến sinh dục chỉ tiết vào giai đoạn dậy thì. Hormon này được tổng hợp từ cholesteron và axtyl – Co A. - Tác dục của testosterron +/ Trong thời kỳ bào thai : tuần lễ thứ 7 tinh hoàn tiết ra 1 lượng testeron, có tác dụng kích thích sự phát triển của cơ quan sinh dục ngoài của thai như dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh Ngoài ra hormon testosteron kích thích đưa tinh hoàn từ xoang bụng xuống bìu ở ngoài. +/ Làm xuất hiện và bào tồn các đặc tính sinh dục nam: phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, mọc lông mu, râu +/ Kích thích sự sản sinh tinh trùng: kích thích sự hình thành tinh nguyên bào và sự phân chia giảm nhiễm lần thứ 2 từ tinh nguyên bào II thành tinh trùng. Testosteron còn kích thích tổng hợp protêin và bài tiết dịch từ các tế bào Sertoli. Hai tác dụng trên có liên quan đến việc sản sinh ra tinh trùng. Nếu lượng testosteron xuống thấp sẽ dẫn đến vô sinh. +/ Testosteron tác động lên sự chuyển hoá protêin và cấu tạo cơ. - Điều hoà sự bài tiết testosteron: 136
  49. +/Thời kỳ bào thai: hormon testosron được bài tiết dưới sự tác dụng của hormon HCG của nhau thai. +/ Thời kỳ trưởng thành: sự bài tiết hormon testosteron do tác dụng của LH tuyến yên. 2. Sinh lý sinh dục nữ : 2.1 . Cấu tạo và chức năng buồng trứng : Buồng trứng nằm trong hố chậu bé, ở 2 phía tử cung. Buồng trứng là một tuyến pha. Phần ngoài tiết tiết ra các tế bào trứng và phần nội tiết tiết hormon estrogen và progesteron. Buồng trứng có nhiều nang trứng, một bé gái ra đời có khoảng 30.000 - 300.000 nang trứng, lúc dậy thì còn khoảng vài trăm nang trứng chín và phát triển thành trứng . Chu kỳ rụng trứng của người : 28 ngày .Trứng rụng lọt vào xoang cơ thể được đón vào phễu của ống dẫn trứng -> vòi phallope -> từ cung ( thụ tinh trong ) . Trứng được đưa ra ngoài cơ thể mới được thụ tinh, gọi là thụ tinh ngoài Sơ lược cấu tạo của trứng - Trứng là 1 tế bào lớn chỉ mang n NST . Lớp trong ở giữa là nhân và có chứa n NST , bao bọc xung quanh nhân là noãn hoàng rồi đến lớp màng trong suốt. - Tiếp đến là màng phóng xạ gồm các tế bào biểu mô xếp thành nhiều lớp theo cách bố trí phóng xạ - Ngoài cùng là lớp các tế bào hạt. Hàng tháng, khoảng giữa 2 chu kỳ kinh có 1 hoặc đôi khi 2-3 nang trứng chín (mature follicle) lồi lên bề mặt buồng trứng rồi vỡ ra để phóng thích noãn bào II (ovulation) ra khỏi nang trứng và buồng trứng. Noãn bào II lúc này vẫn còn được bao bọc ngay bên ngoài màng noãn bào bởi lớp glycoprotein gọi là màng trong suốt (zona pellucida), và bên ngoài màng trong suốt là nhiều lớp tế bào nang (follicular cells). Sau khi trứng rụng hay phóng noãn, noãn bào II đã bắt đầu lần phân chia thứ 2 để tạo ra hai noãn bào có bộ NST là n. Tuy nhiên cũng chỉ có một tế bào có kích thước lớn mới thật sự là noãn chín, là tế bào noãn có khả năng thụ tinh. Còn một tế bào nhỏ còn lại gọi là cực cầu 2. Sự chín và rụng trứng: - Dước tác dụng cảu FSH tuyến yên, các tế bào hạt xung quang bao noãn phân chia nhiều lần, LH kích thích tế bào hạt bài tiết estrogen và chất dịch. Lượng dịch tiết nhiều làm cho bao moãn tăng lên và nổi lên mặt ngoài buồng trứng. Đó là bao noãn chín. - LH hoạt hoá enzim để phân giải protêin, làm phân giải vách bao noãn, vách bao noãn vỡ -> trứng rơi khỏi bao noãn gọi là trứng rụng. Sự hình thành thể vàng Sau khi trứng rụng, tại đó đã tạo 1 xoang, từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 4 xoang đó có chứa nhiều mạch máu gọi là thể huyết, từ ngày thứ 5 trở đi thành thể vàng (do trong xoang có các tế 137
  50. bào sắc tố màu vàng) . Thể vàng tiết ra hormon progesteron có tác dụng bảo vệ thai và ức chế tiết hormon ERF và LRF vùng dưới đồi và FSH và LH của tuyến yên. - Nếu được thụ thai thì thể vàng tồn tại cho đến lúc cai sữa - Nếu không được thụ thai nó chỉ tồn tại 3 -15 ngày sau đó teo đi 2.2 . Tử cung : Niêm mạc tử chung về mô học chia làm 2 lớp: Lớp biểu mô hình trụ và lớp đệm. Về chức năng chia 2 lớp: Lớp nền, không thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và lớp chức năng, có thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Về tuần hoàn có 2 loại động mạch: Ðộng mạch nền , không có sợi đàn hồi , có tác dụng nuôi dưỡng lớp nền ; Ðộng mạch xoắn , Có nhiều sợi đàn hồi, co thắt được gây thiếu máu cục bộ niêm mạc tử cung và bong niêm mạc trong chu kỳ kinh nguyệt . Thay đổi của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt : - Khi kinh nguyệt : niêm mạc tử cung bị bong ra . - Sau kinh nguyệt : niêm mạc tử cung phục hồi lại hoàn toàn vào ngày thứ 5 và thứ 6. Giai đoạn tăng sinh bắt đầu niêm mạc rất mỏng (dưới 2mm(dày lên, có nhiều mạch máu, tuyến dài ra - giai đoạn này chịu tác dụng của oestrogen . Giai đoạn bài tiết : bắt đầu sau khi rụng trứng, niêm mạc tử cung hơi phù nề, những tuyến bài tiết mạnh và trở ngoằn ngoèo, niêm mạc dày 4-5mm, tế bào đệm tăng sinh to ra, giai đoạn này là lúc chuẩn bị cho trứng làm tổ, nếu không thụ thai nội mạc tử cung bong đi và bắt đầu chu kỳ mới . 2.3 . Chu kỳ kinh nguyệt : Chu kỳ kinh nguyệt là sự chảy máu của tử cung một cách có chu kỳ ở người. Ở phụ nữ chu kỳ kinh 28 ngày, chia làm 3 giai đoạn : Giai đoạn nang tố ( hay giai đoạn tăng sinh ) : - Tuyến yên bài tiết FSH làm nang trứng phát triển . - Nang trứng bài tiết oestrogen và hàm lượng này tăng dần . - Tử cung: lớp chức năng phát triển dài dần ra, xuất hiện động mạch xoắn. - Cuối giai đoạn nang tố (giữa chu kỳ kinh(: khi lượng FSH/LH còn 1/3 thì rụng trứng. Giai đoạn hoàng thể (hay giai đoạn bài tiết) - Tuyến yên: bài tiết LH - Buồng trứng: sau khi trứng rụng, noãn nang hình thành thể vàng hay còn gọi là hoàng thể , tế bào hoàng thể bài tiết progesteron và oestrogen - Tử cung: niêm mạc phát triển mạnh, tuyến cong queo và bắt đầu bài tiết . - Cuối giai đoạn: lượng hoàng thể tố tăng cao, ức chế tiết LH của tiền yên, hoàng thể teo lại và giảm bài xuất progesteron và oestrogen. Giai đoạn chảy máu : 138
  51. Khi hoàng thể teo lại lượng hormone đến niêm mạc tử cung giảm đi, động mạch xoắn co lại, phần niêm mạc đươûc nuôi dưỡng bị thiếu máu ở lớp chức năng. Ðộng mạch xoắn giãn ra làm vỡ thành mạch , chỗ bị hoại tử gây máu chảy ra đọng dưới lớp niêm mạc. Máu đông lại sau tan ra, vì vậy máu kinh nguyệt là máu không đông, thời gian chảy máu 3 - 5 ngày. Máu kinh chứa một lượng bạch cầu rất lớn, vì vậy tử cung không bị nhiễm trùng khi chảy máu. Lượng máu chảy 1 lần kinh nguyệt khoảng 40-200ml . Như vậy, sự thiếu LH vào ngày 25 - 26 của chu kỳ, hoàng thể bắt đầu thoái hóa, oestrogen, progesteron và inhibin do hoàng thể tiết ra đều xuống đến mức thấp nhất làm nội mạc tử cung thoái hóa, các mạch máu nội mạc tử cung co thắt do sự thoái hóa làm tiết ra các chất co mạch loại prostaglandin. Dần dần lớp mô bị hoại tử tróc ra khỏi tử cung cùng với máu. Prostaglandin làm tử cung co thắt đẩy máu ra ngoài. Ghi chú: rụng trứng và kinh nguyệt là hiện tượng ngẫu nhiên đi với nhau, không phải là nguyên nhân và kết quả , có thể có rụng trứng, nhưng không có kinh (máu bồ câu). Cũng có thể có kinh, nhưng không rụng trứng. 2.4 Chức năng sinh lý của các hormon sinh dục cái Hormon estrogen - Ở phụ nữ chưa có thai do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra vào nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, còn nửa sau CKKN do thể hoàng tiết ra. Còn phụ nữ có thai thì nhau thai bài tiết một lượng lớn hormon này. - Tác dụng: +/ Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nữ thứ phát : cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ +/ Tác dụng lên tử cung: làm tăng kích thước tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai +/ Tác động lên cổ tử cung: làm tế bào niêm mạc cổ tử cung bài tiết dịch nhầy loảng mỏng +/ Tác động lên ống dẫn trứng: làm tăng sinh các mô tuyến của niêm mạc ống dẫn trứng, làm các tế bào tiểu mô lông rung theo hướng về phía tử cung. +/ Tác động lên âm đạo: Thay đổi các biểu mô âm đạo, kích thích các tuyến âm đạo bài tiết dịch axit +/ Tác động lên tuyến vú: phát triển các hệ thống ống tuyến, mô đệm, tăng mỡ +/ Tác dụng lên chuyển hoá: tăng tổng hợp protêin ở tử cung, tuyến vú, xương, tăng nhẹ tổng hợp protein trên toàn cơ thể. +/ Tác động lên xương: hoạt hoá các tế bào xương, tăng lắng đọ Ca, làm xương chậu rộng ra. Hormon progesteron Phụ nữ chưa có thai hormon này chủ yếu do thể hoàng tiết, còn khi có thai nhau thai tiết một lượng lớn hormon này. Tác dụng: 139