Giáo trình Kế toán ngân sách (Phần 2)

pdf 142 trang hapham 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán ngân sách (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_ngan_sach_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kế toán ngân sách (Phần 2)

  1. CHƯƠNG IV KẾ TOÁN THANH TOÁN, NGUỒN VỐN, QUỸ CỦA XÃ I. KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU 1.1. Nguyên tắc hạch toán - Kế toán chi tiết nợ phải thu phải mở sổ chi tiết cho từng đối tượng phải thu (từng người nhận tạm ứng, từng tổ chức, cá nhân nhận khoán, từng hộ) theo từng nội dung và từng lần thanh toán. - Căn cứ để ghi vào tài khoản này là thông báo các khoản thu của xã, các phiếu chi tạm ứng, bảng thanh toán tiền tạm ứng, hợp đồng nhận thầu, nhận khoán, quyết định xử lý về thiếu hụt, mất mát, hư hỏng tài sản, tiền quỹ và các chứng từ có liên quan đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của xã. - Đối với các khoản khoán thầu của xã cho các đối tượng nhận thầu, phản ánh số phải thu theo hợp đồng giao khoán, số tiền người nhận khoán đã thanh toán. 1.2. Tài khoản chuyên dùng Tài khoản 311- Các khoản phải thu dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của xã. Nội dung các khoản thu phản ánh vào tài khoản này gồm: - Các khoản tạm ứng cho cán bộ xã đi công tác, đi mua vật tư, chi tiêu hành chính, tạm ứng cho các cơ quan đoàn thể và các bộ phận trực thuộc trong xã để tổ chức hội nghị hoặc để giải quyết các công việc thuộc nghiệp vụ, chuyên môn từng ngành, từng bộ phận đã được Chủ tịch ủy ban nhân dân xã phân công. -Số phải nộp của những người nhận khoán với xã về các khoản nhận thầu đò, chợ, cầu, vườn cây, ao,đầm, bến bãi, khai thác cát, sỏi, đá, đất 5%, đất công ích và các công trình khác hiện do ủy ban nhân dân xã quản lý. - Số phải thu về các khoản huy động đóng góp của nhân dân chưa thu được; - Các khoản phải thu về tiền bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản chưa thu tiền; - Giá trị tài sản, tiền thiếu mất, hư hỏng bắt bồi thường hoặc các khoản chi tiêu sai chế độ bị xuất toán phải thu hồi, các khoản tiền phạt, 123
  2. - Các khoản phải thu khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 311-Các khoản phải thu Tài khoản 311-Các khoản phải thu - Số tiền đã tạm ứng cho cán bộ xã đi công - Số tiền tạm ứng đã thanh toán tác, chi hội nghị, - Số phải thu về nộp khoán, thầu theo hợp - Số đã thu về khoán, thầu do người đồng nhận khoán, thầu nộp và số đã thu về huy động đóng góp - Số phải thu về các khoản huy động, đóng - Số tiền khách hàng mua vật tư, tài góp của nhân dân theo thông báo thu của sản đã thanh toán xã - Tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ, vật tư - Các khoản thiếu hụt vật tư, tiền hoặc cung cấp dịch vụ chưa thu tiền quỹ đã thu hồi - Các khoản thiếu hụt tiền tài sản, tiền quỹ -Các khoản nợ phải thu khác đã thu và các khoản chi sai bị xuất toán phải thu được hồi. - Các khoản phải thu khác Số dư bên Nợ: Các khoản nợ còn phải thu 1.3. Phương pháp hạch toán 1.3.1. Hạch toán tiền tạm ứng 1.3.1.1. Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho cán bộ xã đi công tác, mua vật tư, chi hành chính hoặc tạm ứng cho các ban ngành đoàn thể, bộ phận để chi hội nghị hoặc chi cho các công việc thuộc về chuyên môn của các bộ phận.Căn cứ vào phiếu chi tạm ứng, ghi: Nợ TK 311- Các khoản phải thu (chi tiết cho từng đối tượng thanh toán) Có TK 111-Tiền mặt 1.3.1.2. Sau khi đi công tác về hoặc chi tiêu xong, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ; kế toán kiểm tra, chủ tài khoản xét duyệt số chi. Căn cứ vào phê duyệt của chủ tài khoản, kế toán ghi số theo từng trường hợp cụ thể: - Nếu thanh toán tiền công tác phí, chi hành chính, chi hội nghị hoặc đưa vật liệu về sử dụng ngay (số lượng ít và giá trị nhỏ), ghi chi ngân sách xã chưa qua kho bạc: Nợ TK 819- Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) 124
  3. Có TK 311- Các khoản phải thu (chi tiết cho từng đối tượng thanh toán) - Nếu thanh toán tiền mua TSCĐ: + Căn cứ vào hoá đơn và bảng thanh toán tiền tạm ứng, ghi tăng chi đầu tư hoặc chi ngân sách xã chưa qua kho bạc, ghi giảm tạm ứng: Nợ TK 241-XDCB dở dang (2411-Mua sắm TSCĐ) (nếu TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử) Có TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) (nếu TSCĐ mua về đưa ngay vào sử dụng) Có TK 311-Các khoản phải thu (chi tiết tạm ứng) + Căn cứ vào hoá đơn và mua tài sản, lập biên bản giao nhận TSCĐ, ghi tăng TSCĐ và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, ghi: Nợ TK 211-Tài sản cố định Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - Số tiền tạm ứng chi không hết nhập lại quỹ, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 311-Các khoản phải thu - Số tiền được thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng, kế toán lập phiếu chi bổ sung số tiền còn thiếu, căn cứ vào phiếu chi, ghi: Nợ TK 241-XDCB dở dang (số tạm ứng cho mua TSCĐ phải qua lắp đặt) Nợ TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) (nếu TSCĐ đưa ngay vào sử dụng) Có TK 111-Tiền mặt - Lập giấy đề nghị kho bạc thanh toán số tiền đã tạm ứng của kho bạc, căn cứ vào giấy thanh toán đã được kho bạc chấp nhận, kế toán chuyển từ chi ngân sách xã chưa qua kho bạc sang chi ngân sách xã đã qua kho bạc. Nợ TK 814-Chi ngân sách xã đã qua kho bạc (8142-Thuộc năm nay) Có TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) 1.3.2. Hạch toán các khoản phải thu khác Bao gồm các khoản phải thu về các khoản nhận khoán: đò, chợ, cầu phao, trạm điện, đầm, hồ, bến bãi, (theo phương thức khoán gọn mọi chi phí do người nhận khoán tự lo chỉ nộp cho xã phần khoán đã thoả thuận) 125
  4. 1.3.2.1. Thu tiền ký quỹ của những người tham gia đấu thầu, căn cứ vào phiếu thu, ghi: Nợ TK 111- Tiền mặt Có TK 331-Các khoản phải trả (ghi chi tiết cho từng đối tượng đặt thầu) 1.3.2.2. Sau khi mở thầu, hoàn lại ngay số tiền ký quỹ của những người không trúng thầu, ghi: Nợ TK 331- Các khoản phải trả (chi tiết cho từng đối tượng) Có TK 111-Tiền mặt 1.3.2.3. Người trúng thầu phải ký hợp đồng nhận khoán với UBND xã, căn cứ vào số tiền phải nộp trên hợp đồng, ghi: Nợ TK 311- Các khoản phải thu Có TK 719-Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (7192-Thuộc năm nay) 1.3.2.4. Chuyển số tiền đã ký quỹ của người trúng thầu thành số đã nộp khoán, ghi: Nợ TK 331-Các khoản phải trả Có TK 311-Các khoản phải thu 1.3.2.5. Người nhận khoán nộp tiếp tiền cho UBND xã theo thời gian quy định trong hợp đồng, căn cứ vào phiếu thu, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 311-Các khoản phải thu 1.3.2.6. Khi xã nộp tiền thu về khoán về kho bạc và làm thủ tục ghi thu ngân sách xã đã qua kho bạc: - Nộp tiền vào kho bạc, căn cứ vào phiếu chi lập giấy nộp tiền mặt vào ngân sách, ghi: Nợ TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) Có TK 111-Tiền mặt - Đồng thời, căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách đã được kho bạc xác nhận, làm thủ tục ghi thu ngân sách xã đã qua kho bạc, ghi: Nợ TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (7192-Thuộc năm nay) 126
  5. Có TK 714- Thu ngân sách xã đã qua kho bạc (7142-Thuộc năm nay) 1.3.2.7. Phải thu về các khoản thiếu hụt quỹ, vật tư: - Căn cứ vào quyết định của chủ tịch UBND xã bắt bồi thường, ghi: Nợ TK 311-Các khoản phải thu (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 111-Tiền mặt (số hụt quỹ) - Khi thu được các khoản bắt bồi thường, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 311-Các khoản phải thu - Các khoản chi sai mà HĐND xã xuất toán phải thu hồi, căn cứ vào các quyết định của HĐND xã, ghi: Nợ TK 311- Các khoản phải thu (chi tiết người duyệt chi sai) Có TK 814- Chi ngân sách xã đã qua kho bạc (8141-Thuộc năm trước) - Tài sản cố định, dụng cụ lâu bền đang sử dụng, hoặc tài sản đã giao cho các bộ phận quản lý sử dụng bị thiếu phát hiện khi kiểm kê hoặc bị hư hỏng. + Dụng cụ lâu bền đang sử dụng bị thiếu, mất, trường hợp đã xác định được người chịu trách nhiệm và có quyết định bắt bồi thường, ghi: Nợ TK 311- Các khoản phải thu Có TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (7192-Thuộc năm nay) Khi thu được tiền bồi thường, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 311-Các khoản phải thu + Đối với các tài sản cố định thiếu phát hiện khi kiểm kê, đã xác định được người chịu trách nhiệm và có quyết định bắt bồi thường . Ghi giảm tài sản cố định bị mất, ghi: Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (số đã hao mòn) Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) Có TK 211-Tài sản cố định (nguyên giá) . Phản ánh giá trị phải bồi thường, mức bồi thường có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, ghi: 127
  6. Nợ TK 311-Các khoản phải thu Có TK 719-Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (7192-Thuộc năm nay) . Khi thu được tiền, kế toán lập phiếu thu, căn cứ vào phiếu thu, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 311-Các khoản phải thu - Nếu TSCĐ do người quản lý sử dụng làm hư hỏng (nếu không có lý do chính đáng) bắt bồi thường phần chi phí sửa chữa: . Khi phát sinh chi phí sửa chữa, ghi: Nợ TK 311-Các khoản phải thu Có TK 111-Tiền mặt Có TK 331-Các khoản phải trả (thuê ngoài sửa chữa) . Khi thu được tiền, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 311-Các khoản phải thu - Các trường hợp thiếu, hư hỏng hoặc mất tài sản kể trên sau khi thu được tiền bồi thường, tiến hành nộp tiền vào tài khoản ngân sách tại kho bạc. . Khi nộp tiền vào kho bạc, căn cứ vào phiếu chi và giấy nộp tiền vào ngân sách, ghi: Nợ TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) Có TK 111-Tiền mặt . Đồng thời, làm thủ tục ghi thu ngân sách xã đã qua kho bạc, ghi: Nợ TK 719-Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (7192-Thuộc năm nay) Có TK 714-Thu ngân sách xã đã qua kho bạc (7142-Thuộc năm nay) 1.4. Sơ đồ hạch toán (Trang sau) 128
  7. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TK 311- C¸c kho¶n ph¶i thu 111 819 T¹m øng cho c¸c c¸n bé x· b»ng tiÒn mÆt C¸c kho¶n thanh to¸n t¹m øng ®­îc h¹ch to¸n vµo chi th­êng xuyªn Thu håi c¸c kho¶n b¾t båi th­êng trõ vµo sinh ho¹t phÝ 714 719 Lµm thñ tôc ghi thu Sè tiÒn ng­êi nhËn t¹i KBNN kho¸n ph¶i nép 111 Sè t¹m øng chi kh«ng hÕt nhËp quü 111,152 Ph¶i thu vÒ c¸c kho¶n thiÕu hôt Ng­êi nhËn kho¸n nép tiÒn cho xã tiÒn, vËt t­ Thu håi c¸c kho¶n b¾t båi th­êng 814 XuÊt to¸n c¸c kho¶n chi sai 129
  8. II. KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ 2.1. Nguyên tắc hạch toán - Đối với các khoản nợ phải trả của xã cho người bán vật tư, TSCĐ, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu XDCB cần hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, theo từng khoản nợ và từng lần thanh toán. Kế toán nợ phải trả còn phản ánh số tiền xã đã ứng trước cho người nhận thầu XDCB nhưng xã chưa nhận được khối lượng xây lắp của người nhận thầu bàn giao. - Đối với các khoản chi về tổ chức hội nghị do các ban ngành đoàn thể ở xã đã chi và chứng từ đã được duyệt, nhưng xã chưa thanh toán cho người chi, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi số phải thanh toán cho mỗi người đã ứng tiền ra để chi để đến khi có nguồn thu xã phải thanh toán cho từng người, theo từng chứng từ. - Đối với các khoản phải trả nợ vay của quỹ dự trữ tài chính tỉnh (nếu xã được vay) phải mở số chi tiết theo dõi cho từng khoản vay và việc thanh toán các khoản nợ vay đó. - Kế toán phải mở sổ phải trả để theo dõi chi tiết từng nội dung phải trả, theo từng đối tượng, từng lần thanh toán. 2.2. Tài khoản chuyên dùng Tài khoản 331-Các khoản phải trả dùng để phản ánh các khoản nợ phải trả của xã và việc thanh toán các khoản nợ phải trả. Nợ phải trả của xã phản ánh vào tài khoản này bao gồm: - Phải trả cho người bán vật tư, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu XDCB cho xã chưa thanh toán. - Các khoản tiền xã đi vay tạm thời của quỹ dự trữ tài chính tỉnh. - Các khoản chi ngân sách đã được duyệt, nhưng xã chưa có tiền thanh toán và chưa có nguồn thu. - Các khoản phải trả khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 331-các khoản phải trả. Tài khoản 331-Các khoản phải trả - Số đã trả cho người bán, người cung - Số tiền phải trả cho người bán vật cấp vật tư, dịch vụ, người nhận thầu tư, người cung cấp dịch vụ, người XDCB nhận thầu XDCB - Số tiền đã ứng trước, trả trước cho - Số tiền còn nợ của các ban ngành người nhận thầu (nếu có) trong xã về những chứng từ đã chi và 130
  9. đã được chủ tài khoản duyệt chi nhưng xã chưa có tiền thanh toán - Số tiền đã thanh toán cho các ban - Số tiền đã vay của quỹ dự trữ tài ngành trong xã về những chứng từ đã chính tỉnh (nếu được vay) chi hội nghị và đã được chủ tài khoản duyệt chi từ các tháng trước. - Số tiền đã trả nợ vay cho quỹ dự trữ tài - Các khoản phải trả khác chính tỉnh - Số tiền đã thanh toán về các khoản phải trả khác Số dư bên Có: Các khoản nợ xã còn phải trả Cá biệt tài khoản này có thể có số dư Nợ, số dư Nợ phản ánh số tiền xã đã ứng trước, trả trước cho người nhận thầu XDCB lớn hơn số tiền phải trả. 2.3. Phương pháp hạch toán 2.3.1. Hạch toán các khoản nợ phải trả cho người bán liên quan đến ngân sách 2.3.1.1. Trường hợp xã nhận được hoá đơn dịch vụ điện, cước phí bưu điện, xã lập lệnh chi tiền chuyển trả cho người cung cấp dịch vụ, căn cứ vào giấy báo Nợ và hoá đơn hạch toán vào chi ngân sách tại Kho bạc, ghi: Nợ TK 814-Chi ngân sách đã qua kho bạc (8142-Thuộc năm nay) Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) Trường hợp rút dự toán, ghi Có TK 008-Dự toán chi ngân sách. - Trường hợp xã nhận được hoá đơn tiền điện, nước, cước phí bưu điện, tiền thuê nhà, nhưng chưa có tiền chuyển trả ngay, ghi: Nợ TK 819-Chi ngân sách xã chưa kho bạc (8192-Thuộc năm nay) Có TK 331-Các khoản phải trả - Khi xã có nguồn thu, xã làm Lệnh chi hoặc Giấy rút dự toán chuyển trả các đơn vị cung cấp dịch vụ, căn cứ vào giấy báo Nợ (1 liên của lệnh chi tiền do kho bạc chuyển trả), ghi: Nợ TK 331-Các khoản phải trả Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) 131
  10. Trường hợp rút dự toán, ghi Có TK 008-Dự toán chi ngân sách. - Đồng thời chuyển số chi ngân sách xã chưa qua kho bạc thành số chi ngân sách xã đã qua kho bạc, ghi: Nợ TK 814-Chi ngân sách xã đã qua kho bạc (8142-Thuộc năm nay) Có TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) 2.3.1.2. Khi mua vật tư về sử dụng cho công tác chuyên môn (không qua nhập kho), xã chưa thanh toán tiền cho người bán, căn cứ vào hoá đơn mua hàng, ghi: Nợ TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) Có TK 331-Các khoản phải trả 2.3.1.3. Khi nhận được giấy đề nghị thanh toán kèm theo chứng từ đã chi của các ban, ngành, đoàn thể đã được chủ tài khoản phê duyệt, nhưng xã chưa có tiền thanh toán cho các chứng từ đó, do số thu chưa về, kế toán phản ánh số đã chi còn nợ vào chi ngân sách xã chưa qua kho bạc, ghi: Nợ TK 819- Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) Có TK 331-Các khoản phải trả 2.3.1.4. Mua tài sản cố định đưa ngay vào sử dụng nhưng chưa thanh toán tiền: - Ghi tăng chi ngân sách về đầu tư chưa qua kho bạc, ghi: Nợ TK 819- Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) Có TK 331-Các khoản phải trả - Căn cứ vào chứng từ hoá đơn mua tài sản, lập biên bản bàn giao đưa tài sản vào sử dụng, kế toán ghi tăng TSCĐ: Nợ TK 211-Tài sản cố định Có TK 466-Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 2.3.1.5. Khi thanh toán tiền cho người bán, người cung cấp vật tư, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng, ghi: - Nếu thanh toán bằng tiền mặt, căn cứ vào phiếu chi, ghi: Nợ TK 331- Các khoản phải trả Có TK 111- Tiền mặt - Nếu thanh toán bằng chuyển khoản, lập lệnh chi tiền hoặc Giấy rút dự toán, căn cứ vào liên báo Nợ của lệnh chi tiền do kho bạc chuyển trả, ghi: 132
  11. Nợ TK 331- Các khoản phải trả Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) Trường hợp rút dự toán, ghi Có TK 008-Dự toán chi ngân sách. 2.3.1.6. Căn cứ vào hoá đơn lập giấy đề nghị kho bạc thanh toán tạm ứng số tiền đã tạm ứng của kho bạc và làm thủ tục chuyển từ chi ngân sách chưa qua kho bạc thành chi ngân sách đã qua kho bạc số nợ phải trả đã thanh toán, ghi: Nợ TK 814-Chi ngân sách xã đã qua kho bạc (8142-Thuộc năm nay) Có TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) 2.3.2. Hạch toán với người nhận thầu XDCB theo phương thức khoán gọn (thuê xây dựng các công trình như: trạm xá, trường học, cầu cống, điện, ) 2.3.2.1. Khi ứng trước tiền cho người nhận thầu (nếu trong hợp đồng có quy định ứng trước tiền), trên cơ sở hợp đồng giao thầu, căn cứ vào chứng từ ứng tiền, kế toán hạch toán: - Xuất quỹ tiền mặt hoặc chuyển tiền ngân sách để ứng trước hoặc thanh toán cho người nhận thầu, ghi: Nợ TK 331- Các khoản phải trả (chi tiết người nhận thầu) Có TK 111-Tiền mặt Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) Trường hợp rút dự toán, ghi Có TK 008-Dự toán chi ngân sách. - Đồng thời ghi chi ngân sách chưa qua kho bạc số tiền tạm ứng cho nhà thầu và ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB số tiền ngân sách đã chi, ghi: Nợ TK 819- Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB 2.3.2.2. Khi người nhận thầu bàn giao công trình đã hoàn thành, căn cứ vào biên bản nghiệm thu công trình, giá trị khối lượng công trình phải thanh toán cho người nhận thầu, kế toán ghi chi đầu tư XDCB, ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang Có TK 331- Các khoản phải trả (chi tiết người nhận thầu) 133
  12. 2.3.2.3. Căn cứ vào quyết toán công trình được phê duyệt, lập biên bản bàn giao tài sản cố định đưa vào sử dụng: - Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với kho bạc, chuyển số chi ngân sách về đầu tư chưa qua kho bạc vào chi ngân sách đã qua kho bạc, ghi: Nợ TK 814-Chi ngân sách xã đã qua kho bạc (8142-Thuộc năm nay) Có TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) - Khi quyết toán công trình được phê duyệt, kết chuyển các khoản được phê duyệt vào nguồn vốn đầu tư, ghi: Nợ TK 441-Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Có TK 241-XDCB dở dang - Căn cứ vào Biên bản bàn giao TSCĐ, ghi tăng TSCĐ và nguồn kinh phí hình thành TSCĐ, ghi: Nợ TK 211-Tài sản cố định Có TK 466-Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - Trả tiền thanh toán cho người nhận thầu, ghi: Nợ TK 331-Các khoản phải trả (chi tiết người nhận thầu) Có TK 111-Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) 2.3.3. Hạch toán phải trả nợ vay quỹ dự trữ tài chính tỉnh 2.3.3.1. Khi được vay tiền từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh để đầu tư xây dựng, căn cứ vào giấy báo Có của Kho bạc, ghi: Nợ TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1128-Tiền gửi khác) Có TK 331-Các khoản phải trả 2.3.3.2. Khi trả nợ tiền vay, căn cứ vào chứng từ trả tiền, ghi: Nợ TK 331-Các khoản phải trả Có TK 111-Tiền mặt (nếu trả nợ bằng tiền mặt) Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) (chuyển tiền ngân sách trả nợ tiền vay quỹ dự trữ tài chính tỉnh) 2.3.3.3. Chuyển khoản thanh toán lãi tiền vay phải trả (nếu có), ghi: Nợ TK 814-Chi ngân sách xã đã qua kho bạc (8142-Thuộc năm nay) Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) 134
  13. 2.3.4. Hạch toán kiểm kê tài sản cố định, quỹ tiền mặt - Nếu TSCĐ thừa chưa xác định được nguồn gốc, nguyên nhân và chưa có quyết định xử lý, kế toán phản ánh vào các khoản phải trả, ghi: Nợ TK 211-Tài sản cố định hữu hình (Ghi theo nguyên giá kiểm kê) Có TK 331-Các khoản phải trả - Số thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê, chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi: Nợ TK 111- Tiền mặt Có TK 331- Các khoản phải trả. - Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi: Nợ TK 331- Các khoản phải trả. Có TK 331- Các TK có liên quan. 2.4. Sơ đồ hạch toán SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ TK 331-Các khoản phải trả TK 814 TK 8192 Chuyển tiền ngân sách Mua dịch vụ mua ngoài từ kho bạc trả cho người bán phải trả Mua TSCĐ chưa thanh toán cho người bán TK 111 Thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê 135
  14. III. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI NỘP THEO LƯƠNG 3.1. Nguyên tắc hạch toán Việc trích, nộp và thanh toán các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của xã phải tuân theo quy định hiện hành của Nhà nước . 3.2. Tài khoản chuyên dùng Tài khoản 332 “Các khoản phải nộp theo lương” dùng để phản ánh tình hình trích, nộp và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn với cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan Công đoàn. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 332- Các khoản phải nộp theo lương Tài khoản 332- Các khoản phải nộp theo lương - Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo - Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn đã tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí nộp cho cơ quan quản lý (Bao gồm cả công đoàn tính vào chi ngân sách xã; phần đơn vị sử dụng lao động và người lao động phải nộp); - Số BHXH phải trả cho cán bộ, công - Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chức. mà công chức cấp xã phải nộp được trừ vào lương hàng tháng (Theo tỷ lệ % người lao động phải đóng góp); - Số tiền BHXH được cơ quan BHXH thanh toán về số BHXH xã đã chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm của xã; - Số lãi phải nộp về phạt nộp chậm số tiền bảo hiểm xã hội. Số dư bên Có: - Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn còn phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan công đoàn. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số tiền BHXH xã đã chi trả cho cán bộ, công chức nhưng chưa được cơ quan BHXH thanh toán. 136
  15. Tài khoản 332- Các khoản phải nộp theo lương, có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3321- Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội theo quy định. - Tài khoản 3322- Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội theo quy định. - Tài khoản 3323- Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn theo quy định. - Tài khoản 3324- Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. 3.3. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN phải nộp tính vào chi của ngân sách xã theo quy định, ghi: Nợ TK 814- Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321, 3322, 3323, 3324). (2) Phần BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công chức xã phải nộp trừ vào tiền lương phải trả hàng tháng, ghi: Nợ TK 334- Phải trả cán bộ, công chức Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321, 3322, 3324). (3) Khi nhận giấy phạt nộp chậm số tiền BHXH phải nộp, ghi: Nợ TK 311- Các khoản phải thu (Chờ xử lý phạt nộp chậm) Nợ TK 814- Chi ngân sách xã đã qua KBNN (Nếu được phép ghi vào chi NSX) Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321). (4) Khi xã lập Lệnh chi để chi trả tiền đóng BHXH, mua thẻ BHYT, nộp kinh phí công đoàn, BHTN căn cứ vào giấy báo Nợ (1 liên của Lệnh chi tiền từ KB chuyển về) kế toán ghi: Nợ TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321, 3322, 3323, 3324) Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121). (5) Khi xã lập Giấy rút dự toán ngân sách để chuyển tiền đóng BHXH, mua thẻ BHYT, nộp kinh phí công đoàn, BHTN căn cứ vào giấy báo Nợ (1 liên của Giấy rút dự toán từ KB chuyển về), kế toán ghi: Nợ TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321, 3322, 3323, 3324) Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121). 137
  16. Đồng thời, ghi Có TK 008 “Dự toán chi ngân sách”. (6) Bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ, công chức theo chế độ, ghi: Nợ TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321) Có TK 334- Phải trả cán bộ, công chức. (7) Khi nhận được số tiền cơ quan BHXH cấp cho xã về số BHXH đã chi trả cho cán bộ, công chức, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321). (8) Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3323). 3.4. Sơ đồ hạch toán SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI NỘP THEO LƯƠNG TK 332- C¸c kho¶n ph¶i nép theo l­¬ng 112 814 Khi x· lµm lÖnh chi hoÆc rót dù TrÝch BHXH, BHYT, KPC§, BHTN to¸n ®Ó thanh to¸n tÝnh vµo chi Ng©n s¸ch x· 334 TrÝch BHXH, BHYT, KPC§, 334 BHTN tÝnh trõ vµo l­¬ng 311 Tr¶ cho c¸n bé, c«ng chøc theo chÕ ®é Xö lý ph¹t nép chËm 111, 112 Khi nhËn ®­îc tiÒn c¬ quan BHXH cÊp; kinh phi c«ng ®oµn chi v­ît ®­îc cÊp bï 138
  17. IV. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC 4.1. Nguyên tắc hạch toán - Xã là đơn vị chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân để nộp thay tiền thuế vào NSNN; - Xã phải có trách nhiệm tính thuế thu nhập cá nhân, khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân và nộp vào NSNN. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, xã phải cấp “chứng từ khấu trừ thuế thu nhập” cho cá nhân có thu nhập phải nộp thuế, quản lý sử dụng và quyết toán biên lai thuế theo chế độ quy định. 4.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản 333 “Các khoản phải nộp nhà nước”: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân của các cán bộ, công chức làm việc tại xã hoặc những cá nhân nhận thầu, nhận khoán hoặc nhận làm dịch vụ cho xã mà xã là đơn vị thực hiện chi trả thu nhập cho các cá nhân đó, xã phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn và các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp Nhà nước khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333- Các khoản phải nộp nhà nước: Tài khoản 333- Các khoản phải nộp Nhà nước Số thuế thu nhập cá nhân xã đã nộp Số thuế thu nhập cá nhân xã phải nộp Nhà nước. Nhà nước. Số dư bên Có: Số thuế thu nhập cá nhân xã còn phải nộp Nhà nước. Tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ (Trường hợp cá biệt): Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân xã đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước. 4.3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu: (1) Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của cán bộ, công chức cấp xã, ghi: Nợ TK 334- Phải trả cán bộ, công chức Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước. 139
  18. (2) Khi đơn vị chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài phải xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi: Nợ TK 814- Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm nay) (Tổng số thanh toán) Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ) Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả). (3) Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách nhà nước thay cho người có thu nhập cao, ghi: Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (Chi tiết thuế thu nhập cá nhân) Có các TK 111, 112. 4.4. Sơ đồ hạch toán SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC TK 333- C¸c kho¶n ph¶i nép Nhµ n­íc 112 334 Khi nép vµo Ng©n s¸ch Nhµ n­íc Hµng th¸ng, x¸c ®Þnh sè thuÕ TNCN tÝnh vµo thu nhËp chÞu thuÕ cña c¸n bé, c«ng chøc x· 814 X¸c ®Þnh sè thuÕ TNCN ph¶i nép tÝnh trªn thu nhËp kh«ng th­êng xuyªn chÞu thuÕ 140
  19. V. KẾ TOÁN PHẢI TRẢ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 5.1. Nguyên tắc kế toán - Các khoản phải trả khác cho cán bộ, công chức cấp xã phản ánh ở tài khoản này là các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác mà xã phải trả cho cán bộ, công chức cấp xã. - Các khoản xã thanh toán cho cán bộ, công chức qua tài khoản cá nhân gồm: Tiền lương, phụ cấp, tiền thu nhập tăng thêm và các khoản phải trả khác như tiền ăn trưa, tiền thưởng, đồng phục, tiền làm thêm giờ (nếu có), sau khi đã trừ các khoản như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế và các khoản tạm ứng chưa sử dụng hết, thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ và các khoản khác phải khấu trừ vào tiền lương phải trả (nếu có). Trường hợp trong tháng có cán bộ, công chức tạm ứng trước lương thì kế toán tính toán số tạm ứng trừ vào số lương thực nhận; trường hợp số tạm ứng lớn hơn số lương thực được nhận thì trừ vào tiền lương phải trả tháng sau. - Khi thực hiện trả tiền lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ, công chức cấp xã qua tài khoản cá nhân, xã lập các chứng từ liên quan đến tiền lương và các khoản phải trả khác như Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu C02a- HD), Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm (Mẫu C02b- HD), Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu C04- HD), Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu C07- HD) Các chứng từ này làm căn cứ để tính lương và các khoản thu nhập khác phải trả cho cán bộ, công chức cấp xã qua tài khoản cá nhân thì không cần cột “Ký nhận”. Hàng tháng, trên cơ sở các Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác, kế toán tính tiền lương và các khoản thu nhập khác phải trả cán bộ, công chức và lập “Danh sách chi tiền lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân” (Mẫu C13- HD) để yêu cầu Kho bạc, Ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của từng cán bộ, công chức cấp xã. - Hàng tháng xã phải thông báo công khai Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm (nếu có), Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ đến từng cán bộ, công chức (hình thức công khai do xã tự quy định). 5.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản 334 “Phải trả cán bộ, công chức” dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa xã với cán bộ, công chức cấp xã về tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả khác. 141
  20. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334- Phải trả cán bộ, công chức Tài khoản 334- Các khoản phải trả cán bộ, công chức - Tiền lương, phụ cấp và các khoản - Tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả khác đã trả cho cán bộ, công khác phải trả cho cán bộ, công chức chức cấp xã; cấp xã. - Các khoản đã khấu trừ vào tiền lương của cán bộ, công chức cấp xã. Số dư bên Có: Các khoản còn phải trả cho cán bộ, công chức cấp xã. 5.3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu (1) Phản ánh tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho cán bộ, công chức cấp xã tính vào chi ngân sách, ghi: Nợ TK 814- Chi ngân sách đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm nay) Có TK 334- Phải trả cán bộ, công chức. (2) Khi xã lập Lệnh chi tiền để rút tiền về quỹ tiền mặt, ghi: Nợ TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121). (3) Khi thực hiện chi trả tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho cán bộ, công chức cấp xã, ghi: Nợ TK 334- Phải trả cán bộ, công chức Có TK 111- Tiền mặt. (4) Khi xã chuyển dự toán để chi trả tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho cán bộ, công chức cấp xã, ghi: Nợ TK 334- Phải trả cán bộ, công chức Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121). Đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi ngân sách” . (5) Phần BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của cán bộ, công chức cấp xã phải khấu trừ vào lương phải trả, ghi: Nợ TK 334- Phải trả cán bộ, công chức Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321, 3322, 3324). 142
  21. (6) Các khoản tiền tạm ứng chi không hết được khấu trừ vào tiền lương phải trả cán bộ, công chức, ghi: Nợ TK 334- Phải trả cán bộ, công chức Có TK 311- Các khoản phải thu. (7) Thu bồi thường về giá trị tài sản phát hiện thiếu theo quyết định xử lý khấu trừ vào tiền lương phải trả, ghi: Nợ TK 334- Phải trả cán bộ, công chức Có TK 311- Các khoản phải thu Có các TK 111, 152 (Nếu có quyết định xử lý ngay). (8) Thuế thu nhập cá nhân khấu trừ vào lương phải trả của cán bộ công chức cấp xã, ghi: Nợ TK 334- Phải trả cán bộ, công chức Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước. (9) Kế toán trả lương, phụ cấp qua tài khoản cá nhân: Sử dụng tài khoản 1122- “Tiền gửi Ngân hàng”: Phản ánh tình hình biến động tiền của ngân sách xã gửi tại Ngân hàng để Ngân hàng thực hiện trả lương vào tài khoản cá nhân cho cán bộ, công chức cấp xã. - Khi xã lập Lệnh chi tiền hoặc Giấy rút dự toán chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi Kho bạc sang tài khoản tiền gửi Ngân hàng, nơi cán bộ, công chức cấp xã mở tài khoản cá nhân để thanh toán tiền lương, phụ cấp, ghi: Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1122- Tiền gửi Ngân hàng) Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121). Trường hợp chuyển tiền từ tài khoản dự toán sang tài khoản tiền gửi Ngân hàng, đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi ngân sách”. Đồng thời phản ánh số tiền lương, phụ cấp phải trả cho cán bộ, công chức cấp xã, ghi: Nợ TK 814- Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc Có TK 334- Phải trả cán bộ, công chức. - Khi có xác nhận của Ngân hàng phục vụ về số tiền lương và các khoản thu nhập khác đã được chuyển vào tài khoản cá nhân của từng cán bộ, công chức cấp xã, ghi: Nợ TK 334- Phải trả cán bộ, công chức Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1122). 143
  22. 5.4. Sơ đồ hạch toán SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN PHẢI TRẢ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TK 334- Ph¶i tr¶ c¸n bé, c«ng chøc 112 814 KhÊu trõ BHXH, BHYT, KPC§, Ph¶n ¸nh vÒ sè tiÒn l­¬ng, phô cÊp BHTN vµo l­¬ng Ph¶i tr¶ cho c¸n bé, c«ng chøc x· 111 334 Thu l¹i t¹m øng chi kh«ng hÕt, chi tr¶ l­¬ng, phô cÊp cho c¸n bé, c«ng chøc x· 112 ChuyÓn l­¬ng vµo tµi kho¶n c¸ TrÝch BHXH, BHYT, KPC§, nh©n cña c¸n bé, c«ng chøc x· BHTN tÝnh trõ vµo l­¬ng 311 Thu båi th­êng vÒ gi¸ trÞ tµi s¶n vµo l­¬ng 333 ThuÕ thu nhËp c¸ nh©n khÊu trõ vµo l­¬ng ph¶i tr¶ cña c¸n bé, c«ng chức cấp x· 144
  23. VI. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU HỘ, CHI HỘ 6.1. Nguyên tắc hạch toán - Khi UBND xã đứng ra thu các khoản huy động đóng góp của nhân dân hộ các cơ quan cấp trên phải sử dụng biên lai thu tiền do cơ quan tài chính hoặc cơ quan thuế phát hành. Sau khi thu tiền phải giao biên lai cho người nộp tiền và ghi vào các sổ kế toán liên quan đến các khoản đóng góp của dân. - Phải mở sổ hạch toán chi tiết từng nội dung thu hộ tới từng thôn, xóm, từng người nộp và phải thanh toán, nộp đầy đủ kịp thời các khoản thu hộ lên cấp trên cùng với việc thanh toán biên lai thu. Không phản ánh vào tài khoản này các khoản thu đóng góp của dân theo quy định của pháp luật để hình thành các quỹ công chuyên dùng do UBND xã trực tiếp quản lý. - Đối với cá khoản chi hộ phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi hộ theo từng khoản chi và đối tượng được chi với đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Khi chi tiêu xong phải thanh toán với nơi nhờ chi hộ. - Khoản thù lao về thu hộ, chi hộ (nếu có) được xử lý theo thoả thuận của cơ quan nhờ thu hộ và hạch toán vào các tài khoản có liên quan. - Đối với các khoản chi thuộc chương trình mục tiêu ở xã do các cơ quan tỉnh và huyện thực hiện nhưng nhờ xã chi hộ một số khoản (chi xong xã phải thanh toán nộp trả chứng từ về tỉnh, huyện) thì hạch toán như các khoản chi hộ khác. 6.2. Tài khoản chuyên dùng Tài khoản 336-Các khoản thu hộ, chi hộ dùng để phản ánh các khoản do UBND xã đứng ra thu hộ, chi hộ cho các cơ quan cấp trên và việc thanh, quyết toán các khoản thu hộ, chi hộ đó. Không phản ánh vào tài khoản này các khoản thu hộ, chi hộ do các tổ chức, cá nhân được các cơ quan thu, cơ quan chi uỷ quyền trực tiếp đứng ra thu hộ (không uỷ quyền cho UBND đứng ra thu hộ, chi hộ). Nội dung các khoản thu hộ, chi hộ phản ánh vào tài khoản 336 như sau: - Các khoản thu hộ: Các khoản thu hộ là những khoản thu huy động của dân được cơ quan thu uỷ nhiệm cho UBND xã thu, quản lý tiền thu và nộp cho cơ quan cấp trên. Các khoản thu hộ gồm các khoản đóng góp đóng góp dân theo quy định của luật, các khoản đóng góp của dân để hình thành các quỹ chuyên dùng của tỉnh, của huyện theo quy định của Chính phủ hoặc quy định riêng của chính quyền cấp tỉnh, thành phố. Tuỳ theo từng địa phương các khoản thu hộ có thể là: 145
  24. + Các khoản thuế, lệ phí thu bằng biên lai thuế do cơ quan thuế uỷ nhiệm cho UBND xã trực tiếp thu hộ và quản lý qua quỹ tiền mặt của xã. + Thu đóng góp nghĩa vụ lao động công ích + Thu quỹ phòng chống thiên tai, bão, lụt + Thu hộ các khoản đóng góp ủng hộ; + - Các khoản chi hộ cấp trên: Các khoản chi hộ cấp trên là những khoản chi của các cơ quan cấp trên nhờ UBND xã trực tiếp nhận tiền, quản lý và chi cho các đối tượng theo mục đích mà cơ quan cấp trên yêu cầu như các khoản: + Chi hộ các khoản tiền đền bù của Nhà nước khi giải phóng mặt bằng để thi công các công trình của Nhà nước. + Chi cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội và người có công (ngoài phần chi trả trợ cấp đối tượng chính sách và người có công do các đại diện đảm nhiệm chi trả); + Chi thực hiện các chương trình mục tiêu của Nhà nước tại xã. - Các khoản khác: Là những khoản thu, chi tương tự như thu hộ, chi hộ mà chưa được phản ánh ở trên. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 336-Các khoản thu hộ, chi hộ Tài khoản 336-Các khoản thu hộ, chi hộ Các khoản thu hộ - Các khoản đã thu hộ phải nộp lên cấp trên - Số thu hộ đã nộp lên cấp trên - Nhận được tiền do cấp trên chuyển về nhờ chi hộ - Số thù lao do thu hộ cấp trên để lại cho xã (nếu có) Các khoản chi hộ - Số đã chi hộ cấp trên - Số tiền chi hộ không hết nộp lại cấp trên - Thù lao chi hộ được hưởng (nếu có) Số dư bên Có: - Các khoản đã thu hộ chưa nộp lên cấp trên - Số tiền chi hộ xã đã nhận nhưng chưa chi. 146
  25. Tài khoản 336-Các khoản thu hộ, chi hộ có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3361-Các khoản thu hộ: phản ánh các khoản thu hộ như thu hộ thuế, thu đóng góp của dân theo quy định của Chính phủ và quy định của UBND tỉnh, thành phố và việc thanh toán nộp các khoản thu đó cho cấp trên. - Tài khoản 3362-Các khoản chi hộ: phản ánh các khoản UBND xã đứng ra nhận tiền chi hộ cho các cơ quan cấp trên và việc thanh toán các khoản chi đó với cơ quan cấp trên. 6.3. Phương pháp hạch toán 6.3.1. Hạch toán thu hộ cấp trên (quỹ phòng chống thiên tai, bão lụt, quỹ lao động nghĩa vụ công ích thu bằng biên lai tài chính và các khoản thuế, lệ phí thu bằng biên lai thuế, ) 6.3.1.1. Khi thu của dân, căn cứ vào Biên lai thu tiền, lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ số tiền thu hộ, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 336-Các khoản thu hộ, chi hộ (3361-Các khoản thu hộ) 6.3.1.2. Nộp tiền thu hộ lên cấp trên, ghi: Nợ TK 336-Các khoản thu hộ, chi hộ (3361-Các khoản thu hộ) Có TK 111-Tiền mặt Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1128-Tiền gửi khác) 6.3.1.3. Số thù lao thu hộ xã được hưởng (nếu có): - Phản ánh số thù lao thu hộ xã được hưởng (nếu phần được hưởng được tính trừ trong tổng số thu), ghi: Nợ TK 336-Các khoản thu hộ, chi hộ (3361-Các khoản thu hộ) Có TK 111-Tiền mặt (nếu xuất quỹ chi bồi dưỡng cho người đi thu) Có TK 719-Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (7192-Thuộc năm nay) (nếu quy định số thù lao thu hộ đưa vào ngân sách) - Làm thủ tục nộp tiền (số thù lao thu hộ xã được hưởng) vào tài khoản của ngân sách tại kho bạc, căn cứ vào phiếu chi và giấy nộp tiền vào ngân sách đã được kho bạc xác nhận, ghi: Nợ TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) Có TK 111-Tiền mặt Đồng thời ghi thu ngân sách đã qua kho bạc 147
  26. Nợ TK 719-Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (7192-Thuộc năm nay) Có TK 714-Thu ngân sách xã đã qua kho bạc (7142-Thuộc năm nay) - Nếu xã đã nộp toàn bộ số thu hộ lên cấp trên, thì số thù lao thu hộ được hưởng được cơ quan cấp trên chuyển trả cho xã (nếu có) . Khi nộp toàn bộ số tiền thu được lên cấp trên, ghi: Nợ TK 336-Các khoản thu hộ, chi hộ Có TK 111-Tiền mặt . Khi nhận được số thù lao do cấp trên chuyển vào tài khoản ngân sách xã, căn cứ vào giấy báo Có, ghi : Nợ TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) Có TK 714-Thu ngân sách xã đã qua kho bạc (7142-Thuộc năm nay) 6.3.1.4. Các khoản thu hộ về thuế, phí, lệ phí - Khi thu tiền, căn cứ vào số tiền thu được lập phiếu thu nhập quỹ, ghi : Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 336- Các khoản thu hộ, chi hộ (3361-Các khoản thu hộ) - Khi nộp tiền vào kho bạc, căn cứ vào phiếu chi viết giấy nộp tiền vào ngân sách (theo hướng dẫn của cơ quan thuế), ghi : Nợ TK 336- Các khoản thu hộ, chi hộ Có TK 111-Tiền mặt - Khi nhận được giấy báo Có của kho bạc về số tiền thuế, phí, lệ phí điều tiết cho xã, ghi : Nợ TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại kho bạc) Có TK 714-Thu ngân sách đã qua kho bạc (7142-Thuộc năm nay) 6.3.2. Hạch toán các khoản chi hộ (chi hộ tiền đền bù của Nhà nước khi giải phóng mặt bằng hoặc chi cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội hộ cho các cơ quan cấp trên, ) 6.3.2.1. Khi nhận được tiền cấp trên chuyển về nhờ chi hộ (theo báo Có của kho bạc), ghi : Nợ TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1128-Tiền gửi khác) 148
  27. Có TK 336-Các khoản thu hộ, chi hộ (3362-Các khoản chi hộ) (chi tiết theo từng nội dung nhận chi hộ) 6.3.2.2. Rút tiền từ tài khoản tiền gửi tại kho bạc về quỹ để chi, căn cứ vào giấy báo Nợ lập phiếu thu tiền mặt nhập quỹ, ghi : Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1128-Tiền gửi khác) 6.3.2.3. Cấp trên chuyển tiền mặt về quỹ của xã để nhờ chi hộ, căn cứ vào phiếu thu, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 336-Các khoản thu hộ, chi hộ (3362-Các khoản chi hộ) 6.3.2.4. Xuất quỹ tiền mặt chi trả cho các đối tượng hoặc chi theo các nội dung của cơ quan nhờ chi hộ , căn cứ vào phiếu chi, ghi : Nợ TK 336-Các khoản thu hộ, chi hộ (3362-Các khoản chi hộ) Có TK 111-Tiền mặt Sau đó lập bảng kê hoặc lập báo cáo kèm theo chứng từ gốc thanh toán với nơi nhờ chi hộ (tuỳ theo yêu cầu của bên nhờ chi hộ) 6.3.2.5. Số tiền chi hộ sử dụng không hết nộp lại cơ quan nhờ chi hộ, ghi : Nợ TK 336-Các khoản thu hộ chi hộ (3362-Các khoản chi hộ) Có TK 111,112 6.4. Sơ đồ hạch toán (Trang sau) 149
  28. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THU HỘ, CHI HỘ TK 336-Các khoản thu hộ, chi hộ TK 111,112 TK 111,112 Nộp tiền và hiện vật cho cơ Khi thu hộ tiền, hiện vật quan nhờ thu hộ Chi hộ cho cơ quan Nhận được tiền nhờ chi hộ nhờ chi hộ Chuyển trả tiền thừa cho cơ quan nhờ chi hộ VII. KẾ TOÁN QUỸ CÔNG CHUYÊN DÙNG 7.1. Nguyên tắc hạch toán - Chỉ hạch toán vào tài khoản các quỹ công chuyên dùng những quỹ của xã được phép huy động của dân theo quy định hiện hành của Nhà nước và do UBND xã, phường trực tiếp quản lý và điều hành và các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân đã được HĐND xã quyết định không đưa vào ngân sách xã. Quỹ huy động cho mục đích gì thì phải sử dụng đúng cho mục đích đó và việc sử dụng phải đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả. Định kỳ phải báo cáo công khai số thu, chi và số tồn của từng quỹ trước HĐND. - Khi thu các khoản đóng góp của dân để hình thành quỹ của xã, phải dùng biên lai thu các khoản đóng góp của dân do Sở Tài chính in phát hành. Biên lai thu phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nộp, những khoản dân đã nộp, số tiền nộp từng khoản, chữ ký người thu, người nộp tiền vào tất cả các liên của biên lai. Nội dung và số tiền ghi trên các liên của biên lai phải như nhau. Thu tiền xong, người đi thu phải giao liên 2 của biên lai cho người nộp và ghi vào 150
  29. các sổ liên quan đến các khoản thu của dân để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu và quyết toán biên lai. - Phải mở sổ hạch toán kế toán chi tiết từng loại quỹ của xã cả về mặt hiện vật và giá trị. Trong sổ ghi rõ từng nội dung thu, chi, số tồn quỹ đầu năm, tồn quỹ cuối năm để phục vụ cho việc lập báo cáo công khai về tình hình thu, chi của từng quỹ trước hội đồng nhân dân. 7.2. Tài khoản chuyên dùng Tài khoản 431-Các quỹ công chuyên dùng của xã dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các quỹ công chuyên dùng của xã do UBND xã quản lý, sử dụng. Quỹ công chuyên dùng của xã là các quỹ tài chính được hình thành từ việc huy động đóng góp của nhân dân trong xã theo quy định hiện hành của Nhà nước và các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân đã được HĐND xã quyết định không đưa vào ngân sách xã. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 431-Các quỹ công chuyên dùng của xã Tài khoản 431-Các quỹ công chuyên dùng của xã Các khoản chi từ các quỹ công chuyên Số quỹ công chuyên dùng của xã tăng dùng của xã lên do nhân dân đóng góp và tăng do các trường hợp khác Số dư bên Có: Số tiền các quỹ công chuyên dùng của xã hiện còn Tài khoản 431-Các quỹ công chuyên dùng của xã mở các tài khoản cấp 2 theo từng quỹ hiện có tại xã. 7.3. Phương pháp hạch toán - Khi thu các khoản đóng góp của dân để hình thành các quỹ công chuyên dùng của xã. Nếu thu bằng tiền, căn cứ vào biên lai thu tiền, lập phiếu thu tiền nhập vào quỹ của xã, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 431-Các quỹ công chuyên dùng của xã (chi tiết theo từng quỹ) - Làm thủ tục nộp tiền mặt gửi vào tài khoản tiền gửi tại kho bạc, ghi: Nợ TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1128-Tiền gửi khác) Có TK 111-Tiền mặt 151
  30. - Xuất quỹ tiền mặt hoặc chuyển khoản chỉ sử dụng các quỹ công chuyên dùng của xã, căn cứ vào phiếu chi hoặc giấy báo Nợ của kho bạc, ghi: Nợ 431-Các quỹ công chuyên dùng của xã Có TK 111-Tiền mặt (nếu chi bằng tiền mặt) Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1128-Tiền gửi khác) (nếu chi bằng chuyển khoản) 7.4. Sơ đồ hạch toán SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC QUỸ CÔNG CHUYÊN DÙNG TK 431-Các quỹ công CD của xã TK 111,112 TK 111 Chi sử dụng các quỹ Thu các khoản đóng góp của dân VIII. KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 8.1. Nguyên tắc kế toán - Nguồn kinh phí dầu tư XDCB được dùng để mua sắm tài sản cố định, xây dựng các công trình của xã đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Công tác đầu tư XDCB phải tôn trọng và chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư XDCB trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước. - Khi công tác đầu tư XDCB hoàn thành xã phải tiến hành bàn giao đưa công trình vào sử dụng và làm thủ tục quyết toán vốn đầu tư, đồng thời phải ghi tăng TSCĐ và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. - Kế toán chi tiết nguồn kinh phí đầu tư XDCB phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tư XDCB. 152
  31. 8.2. Tài khoản sử dụng Kế toán sử sụng tài khoản 441-Nguồn kinh phí xây dựng cơ bản ở những xã có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (kể cả phương thức tự làm và giao thầu) và được hạch toán chung trên cùng hệ thống sổ kế toán ngân sách xã. Kết cấu và nội dung của Tài khoản 441-Nguồn kinh phí đầu tư XDCB như sau: Tài khoản 441-Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Nguồn kinh phí đầu tư XDCB giảm, Nguồn kinh phí đầu tư XDCB tăng, do: do: - Các khoản chi phí đầu tư XDCB xin - Nhận được kinh phí đầu tư XDCB duyệt bỏ đã được duyệt y của ngân sách xã hoặc ngân sách cấp trên cấp; - Hoàn lại các nguồn kinh phí đầu tư - Các khoản huy động đóng góp của XDCB cho ngân sách nhân dân để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng mà HĐND xã quyết định không đưa vào ngân sách xã quản lý. - Kết chuyển giá trị công trình - Các khoản đóng góp tự nguyện của XDCB mới hoàn thành được phê tổ chức, cá nhân trong nước và các duyệt quyết toán và giá trị TSCĐ mua khoản viện trợ không hoàn lại của các sắm hoàn thành bàn giao đưa vào sử tổ chức, cá nhân ngoài nước; dụng với nguồn kinh phí đầu tư XDCB. - Các khoản khác làm giảm nguồn - Các khoản khác làm tăng nguồn kinh phí đầu tư XDCB kinh phí đầu tư XDCB Số dư bên Có: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB của xã chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng quyết toán công trình chưa được duyệt Tài khoản 441-Nguồn kinh phí đầu tư XDCB có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 4411- Nguồn ngân sách xã: Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tư XDCB được hình thành từ nguồn ngân sách xã; 153
  32. - Tài khoản 4412- Nguồn tài trợ: Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tư XDCB được hình thành từ nguồn tài trợ mà không đưa vào ngân sách xã; - Tài khoản 4413- Nguồn khác: Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tư XDCB được hình thành từ các nguồn khác như: nguồn huy động của nhân dân không đưa vào ngân sách xã, 8.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1. Khi xã lập lệnh chi tạm ứng cho đầu tư (C.00, Mã ngành kinh tế, mã nội dung kinh tế) để chuyển tiền từ tài khoản ngân sách xã sang hình thành vốn đầu tư XDCB tập trung của xã, ghi: - Ghi chi ngân sách xã chưa qua kho bạc: Nợ TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại Kho bạc) - Ghi tăng nguồn kinh phí đầu tư XDCB: Nợ TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1128-Tiền gửi khác) Nợ TK 152-Vật liệu (Chuyển tiền NX xã mua vật liệu XD nhập kho) Nợ TK 241-Xây dựng cơ bản dở dang (Chuyển tiền NS xã mua vật liệu XD chuyển thẳng cho công trình) Nợ TK 331-Các khoản phải trả (Chuyển tiền ngân sách ứng trước hoặc thanh toán cho người nhận thầu) Có TK 441-Nguồn kinh phí đầu tư XDCB 2. Nhận được các khoản huy động đóng góp của dân bằng tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng, mà HĐND xã quyết định không đưa vào ngân sách xã để hình thành nguồn kinh phí đầu tư XDCB riêng của xã, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt Có TK 441-Nguồn kinh phí đầu tư XDCB 3. Nhận được tiền, vật tư hỗ trợ từ cơ quan cấp trên cấp cho các công trình XDCB của xã (đây không phải là khoản trợ cấp từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã), ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt (nếu hỗ trợ bằng tiền mặt) Nợ TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (nếu hỗ trợ bằng chuyển khoản) (1128-Tiền gửi khác) 154
  33. Nợ TK 152-Vật liệu (Chuyển tiền NS xã mua vật liệu XD nhập kho) Có TK 441-Nguồn kinh phí đầu tư XDCB 4. Nhận được các khoản đóng góp của nhân dân trong xã bằng hiện vật, ngày công sử dụng hết cho các công trình XDCB, ghi: - Ghi thu, ghi chi ngân sách xã chưa qua kho bạc giá trị hiện vật, ngày công nhân dân đóng góp cho công trình, ghi: Nợ TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) Có TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (7192-Thuộc năm nay) - Ghi thu, ghi chi đầu tư và ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB giá trị ngày công và số hiện vật nhân dân đóng góp sử dụng trực tiếp cho công trình, ghi: Nợ TK 241-Xây dựng cơ bản dở dang (2412- XDCB dở dang) Có TK 441-Nguồn kinh phí đầu tư XDCB 5. Nhận được các khoản viện trợ trực tiếp từ các cá nhân, tổ chức quốc tế cho xã để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng: - Ghi thu ngân sách xã chưa qua kho bạc số tiền, vật tư thiết bị xã đã nhận viện trợ trực tiếp, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt Nợ TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại Kho bạc) Nợ TK 152-Vật liệu (nếu nhận vật tư nhập kho) Nợ TK 241-Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu nhận vật tư sử dụng ngay cho công trình) Nợ TK 331-Các khoản phải trả (nếu nhà tài trợ chuyển tiền viện trợ trả thẳng cho người nhận thầu, người cung cấp vật tư) Có TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (7192-Thuộc năm nay) - Căn cứ vào Giấy xác nhận tiền, hàng viện trợ, xã làm thủ tục ghi thu ngân sách xã đã qua kho bạc số tiền, hàng viện trợ đã nhận, ghi: Nợ TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (7192-Thuộc năm nay) Có TK 714- Thu ngân sách xã đã qua kho bạc (7142-Thuộc năm nay) - Xã làm Lệnh chi tạm ứng, cấp tạm ứng cho chủ đầu tư, ghi: 155
  34. Nợ TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại Kho bạc) - Lập Phiếu xuất kho, xuất vật tư thiết bị được viện trợ để sử dụng cho công trình hoặc giao cho chủ đầu tư, ghi: Nợ TK 241-Xây dựng cơ bản dở dang (2412- XDCB dở dang) Có TK 152-Vật liệu - Xã làm thủ tục ghi chi ngân sách chưa qua Kho bạc và ghi thu nguồn kinh phí đầu tư XDCB giá trị vật tư, thiết bị viện trợ ngân sách đã cấp tạm ứng cho chủ đầu tư, ghi: Nợ TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) Có TK 441-Nguồn kinh phí đầu tư XDCB - Chi phí đầu tư XDCB phát sinh, ghi: Nợ TK 241-Xây dựng cơ bản dở dang (2412- XDCB dở dang) Có TK 111-Tiền mặt Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1128-Tiền gửi khác) Có TK 152-Vật liệu Có TK 311-Các khoản phải thu (số tiền tạm ứng đã thanh toán được tính vào chi đầu tư XDCB) Có TK 331-Các khoản phải trả (Giá trị khối lượng bên nhận thầu bàn giao) - Công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, căn cứ quyết toán công trình được phê duyệt, lập biên bản bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, ghi: Nợ TK 211-Tài sản cố định Có TK 466-Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - Quyết toán vốn đầu tư, căn cứ quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt (Số thu hồi ghi giảm chi phí đầu tư) Nợ TK 152-Vật liệu (Số thu hồi vật tư ghi giảm chi phí đầu tư) Nợ TK 311-Các khoản phải thu (Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi) Nợ TK 441-Nguồn kinh phí đầu tư XDCB (Giá trị công trình quyết toán được duyệt y và các khoản xin duyệt bỏ được duyệt y) Có TK 241-Xây dựng cơ bản dở dang (2412- XDCB dở dang) 156
  35. - Làm thủ tục thanh toán với Kho bạc, chuyển chi ngân sách chưa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua Kho bạc phần ngân sách đã cấp cho đầu tư, ghi: Nợ TK 814-Chi ngân sách xã đã qua kho bạc (8142-Thuộc năm nay) Có TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (8192-Thuộc năm nay) 8.3. Sơ đồ hạch toán SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TK 441- Nguån kinh phÝ ®Çu t­ XDCB TK 241 TK 819 QuyÕt to¸n khi c«ng tr×nh Nguån vèn tõ ng©n s¸ch hoµn thµnh bµn giao TK 112 Nguån vèn tõ cÊp trªn cÊp kh«ng ghi thu ng©n s¸ch x· TK 111, 112 Nguån vèn do d©n ®ãng gãp (nÕu kh«ng ®­a vµo thu NS) TK 466 TK 211 Ghi t¨ng TSC§ khi bµn giao c«ng tr×nh vµo sö dông 157
  36. IX. KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ ĐÃ HÌNH THÀNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 9.1. Nguyên tắc hạch toán 9.1.1. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ tăng trong các trường hợp: - Hoàn thành việc XDCB, mua sắm TSCĐ bàn giao đưa vào sử dụng; - Nhận TSCĐ do cấp trên cấp hoặc do đơn vị khác bàn giao; - Nhận TSCĐ được tặng, biếu, viện trợ, tài trợ; - Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước làm tăng giá trị còn lại của TSCĐ; - Các trường hợp khác làm tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. 9.1.2. Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định giảm trong các trường hợp: - Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng. - Các trường hợp ghi giảm TSCĐ phải ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. - Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước làm giảm giá trị còn lại của TSCĐ. 9.2. Tài khoản chuyên dùng Tài khoản 466-Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định dùng cho các xã để phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ là giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ hiện có do xã đang quản lý sử dụng (trừ những tài sản đặc biệt không xác định giá) Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Tài khoản 466-Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ giảm Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ tăng do: do: - Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ - Hoàn thành việc xây dựng, mua sắm ở thời điểm cuối năm bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng - Giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh - Giá trị TSCĐ nhận của đơn vị khác lý, nhượng bán bàn giao (tài sản của các hợp tác xã nông nghiệp trước đây bàn giao lại cho 158
  37. UBND xã quản lý, khai thác, ) - Đánh giá lại làm giảm giá trị còn lại - Đánh giá lại làm tăng giá trị còn lại của TSCĐ của TSCĐ Số dư bên Có: Phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có của đơn vị 9.3. Phương pháp hạch toán 9.3.1. Các trường hợp ghi tăng TSCĐ do hoàn thành việc mua sắm, xây dựng, tiếp nhận, được biếu tặng, viện trợ, căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ, ghi tăng TSCĐ và nguồn kinh phí hình thành TSCĐ, ghi: Nợ TK 211-Tài sản cố định Có TK 466- Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (các bút toán liên quan đến việc thanh toán và ghi vào thu ngân sách xem ở phần tài sản cố định) 9.3.2. Nhận tài sản cố định của các đơn vị bàn giao cho UBND xã quản lý (tài sản của HTX nông nghiệp, ): - Nếu có đủ số liệu về nguyên giá, số đã hao mòn, giá trị còn lại, căn cứ vào biên bản bàn giao, ghi: Nợ TK 211-Tài sản cố định (nguyên giá) Có TK 214-Hao mòn TSCĐ ( số đã hao mòn) Có TK 466-Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (giá trị còn lại của TSCĐ) - Nếu không xác định được chính xác nguyên giá, số đã hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ thì đơn vị bàn giao và UBND xã căn cứ vào hiện trạng TSCĐ, đánh giá theo giá thực tế, căn cứ vào biên bản đánh giá TSCĐ, ghi: Nợ TK 211- Tài sản cố định (nguyên giá TSCĐ) Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (nguyên giá được đánh giá lại) 9.3.3. Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước làm tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại). Căn cứ vào thông báo xét duyệt kết quả kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ của cấp có thẩm quyền kế toán lập chứng từ điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ và số đã hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ, ghi: 159
  38. Nợ TK 211-Tài sản cố định (phần nguyên giá tăng) Có TK 214-Hao mòn tài sản cố định (phần hao mòn tương ứng với phần nguyên giá tăng) Có TK 466-Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (giá trị còn lại tăng tương ứng với phần nguyên giá tăng) 9.3.4. Cuối năm, tính số hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, căn cứ vào bảng tính hao mòn TSCĐ, ghi: Nợ TK 466-Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Có TK 214-Hao mòn TSCĐ 9.3.5. Các trường hợp ghi giảm TSCĐ, ghi: Nợ TK 214- Hao mòn tài sản cố định (số đã hao mòn) Nợ TK 466-Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (giá trị còn lại của TSCĐ) Có TK 211-Tài sản cố định (nguyên giá) 9.3.6. Đánh giá lại làm giảm nguyên giá TSCĐ, giảm số đã hao mòn và giảm giá trị còn lại của TSCĐ. Căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ, ghi: Nợ TK 214-Hao mòn TSCĐ (số hao mòn ứng với phần nguyên giá giảm) Nợ TK 466-Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (giá trị còn lại giảm ứng với phần nguyên giá giảm) Có TK 211-Tài sản cố định (phần nguyên giá phải ghi giảm) 9.3.7. TSCĐ giảm do không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ, dụng cụ, ghi: Nợ TK 214-Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn) Nợ TK 466-Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) Có TK 211-Tài sản cố định (Nguyên giá TSCĐ) Đồng thời phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ vào bên Nợ TK 005- Dụng cụ lâu bền đang sử dụng 9.4. Sơ đồ hạch toán (Trang sau) 160
  39. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TK 466- Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ TK 214 TK 211 Cuối năm, tính số Mua sắm, XD, tiếp nhận bàn hao mòn TSCĐ giao TSCĐ, đánh giá lại làm Phần giá Phần giá trị tăng giá trị TSCĐ trị còn lại đã hao mòn Giảm giá trị TSCĐ do thanh lý, nhượng bán, đánh giá lại TSCĐ X. CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG 10.1. Tài khoản 005 “Dụng cụ lâu bền đang sử dụng” Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại dụng cụ lâu bền đang sử dụng tại xã. Dụng cụ lâu bền đang sử dụng là những dụng cụ có giá trị tương đối lớn và thời gian sử dụng dài, yêu cầu phải được quản lý chặt chẽ kể từ khi xuất dùng đến khi báo hỏng. Dụng cụ lâu bền đang sử dụng phải được hạch toán chi tiết cho từng loại, theo từng nơi sử dụng và theo từng người chịu trách nhiệm vật chất. Trong từng loại dụng cụ lâu bền đang sử dụng phải hạch toán chi tiết theo các chỉ tiêu số lượng, đơn giá, thành tiền. Các bộ phận hoặc cá nhân được giao quản lý, sử dụng dụng cụ lâu bền có trách nhiệm quản lý chặt chẽ không để mất mát, hư hỏng. Khi dụng cụ lâu bền bị hỏng, mất, bộ phận được giao quản lý, sử dụng phải làm giấy bảo hỏng hoặc báo mất tài sản có đại diện của bộ phận và cá nhân người được giao quản lý, sử dụng ký xác nhận để làm căn cứ xác định trách nhiệm vật chất. 161
  40. 10.1.1. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 005- Dụng cụ lâu bền đang sử dụng Tài khoản 005- Dụng cụ lâu bền đang sử dụng Giá trị dụng cụ lâu bền tăng do xuất Giá trị dụng cụ lâu bền giảm do báo ra để sử dụng. hỏng, mất và các nguyên nhân khác. Số dư bên Nợ: Giá trị dụng cụ lâu bền hiện đang sử dụng tại xã. 10.1.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu (1) Khi xuất công cụ, dụng cụ ra sử dụng cho các công trình của xã, căn cứ Phiếu xuất kho, ghi: Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang Có TK 152- Vật liệu. Đồng thời, ghi Nợ TK 005 “Dụng cụ lâu bền đang sử dụng”. (2) Khi xuất công cụ, dụng cụ ra sử dụng cho chi thường xuyên, căn cứ Phiếu xuất kho, ghi: Nợ TK 819- Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm nay) Có TK 152- Vật liệu. Đồng thời, ghi Nợ TK 005 “Dụng cụ lâu bền đang sử dụng”. (3) Khi nhận được giấy báo hỏng công cụ, dụng cụ đã xuất ra sử dụng ghi đơn bên Có TK 005 “Dụng cụ lâu bền đang sử dụng”. (4) TSCĐ giảm do không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ, dụng cụ, ghi: Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn) Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 211- Tài sản cố định. Đồng thời phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ vào bên Nợ TK 005 “Dụng cụ lâu bền đang sử dụng”. 10.2. Tài khoản 008 “Dự toán chi ngân sách” Tài khoản này dùng cho các xã để phản ánh số dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao và việc rút dự toán chi hoạt động ra sử dụng. 162
  41. 10.2.1. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 008 “Dự toán chi ngân sách” Tài khoản 008- Dự toán ngân sách - Dự toán chi ngân sách được giao; - Rút dự toán chi ngân sách ra sử dụng; - Số dự toán điều chỉnh trong năm - Số nộp khôi phục dự toán (ghi âm (-)). (tăng ghi dương (+), giảm ghi âm (-)). Số dư bên Nợ: Dự toán chi ngân sách còn lại chưa rút. 10.2.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu (1) Khi được cấp có thẩm quyền giao dự toán, căn cứ vào Quyết định giao dự toán, ghi: Nợ TK 008 “Dự toán chi ngân sách”. (2) Khi rút dự toán để chi chuyển khoản (những khoản chi có đủ điều kiện thanh toán), ghi: Nợ TK 814- Chi ngân sách đã qua kho bạc (8142- Thuộc năm nay) Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc. Đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi ngân sách”. (3) Khi rút dự toán về quỹ tiền mặt của xã (Rút tạm ứng chưa đủ điều kiện thanh toán), ghi: Nợ TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc. (4) Khi xuất quỹ tiền mặt chi trực tiếp những khoản chi thường xuyên tại xã, ghi: Nợ TK 819- Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc Có TK 111- Tiền mặt. (5) Khi có đầy đủ chứng từ, kế toán lập Giấy đề nghị KB thanh toán tạm ứng kèm theo Bảng kê chứng từ chi làm thủ tục thanh toán với KB, căn cứ Giấy đề nghị KB thanh toán tạm ứng đã được KB chấp thuận, ghi: Nợ TK 814- Chi ngân sách đã qua kho bạc (8142- Thuộc năm nay) Có TK 819- Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc Đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi ngân sách”. 163
  42. BÀI TẬP Bài 1: Tại xã X, trong tháng 2/N phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho anh A cán bộ xã đi mua vật tư 5.000.000đ 2. Anh A thanh toán tạm ứng mua vật tư theo giấy thanh toán gồm: - Giá thực tế dụng cụ nhập kho 4.500.000đ - Giá thực tế vật liệu văn phòng đưa vào sử dụng ngay cho xã 480.000đ - Thu hồi số vốn tạm ứng thừa là 20.000 đ Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài 2: Tại xã , trong tháng 4/N có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh: 1. Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho anh B cán bộ xã tiền công tác phí 500.000đ 2. Anh B thanh toán công tác phí 450.000đ , số tiền thừa 50.000đ 3. Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho anh B cán bộ xã tiền mua vật liệu 600.000đ 4. Anh C thanh toán tiền mua vật liệu 620.000đ, đã kiểm nhận nhập kho và nhận bổ sung số tiền 20.000 đ tạm ứng thiếu. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài 3: Trong tháng 2/N, tại xã Hoàng Nam phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Ông A thanh toán tạm ứng công tác phí, số thực chi được duyệt: 300.000 đ 2. Biên bản xác nhận Ông B cán bộ xã do thiếu trách nhiệm đã làm hỏng máy vi tính của UBND xã. UBND xã đã thuê ngoài sửa chữa, chi phí hết 700.000 đ chưa thanh toán cho người sửa chữa 3. Ông B nộp đủ số tiền sửa chữa trên . 4. Mua 1 TSCĐ trị giá 15.000.000 đ chưa thanh toán cho người bán 5. Xã dấu thầu 11 đầm cá. Số tiền thu ký quỹ ban đầu 10.000.000 đ, sau khi mở thầu Ông C trúng thầu, số tiền ký quỹ của người khác xã phải trả 8.000.000 đ. Trong hợp đồng hàng năm ông C phải trả cho xã 400.000 đ /năm, thời hạn là 3 năm. 164
  43. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài 4: Trong tháng 2/N, tại xã M phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Hóa đơn số 10 ngày 12/10/2003, số tiền phải trả công ty điện lực là 2.000.000đ 2. Hóa đơn số 11 ngày 15/10/2003, số tiền phải trả công ty cấp nước là 500.000đ 3. Phiếu xuất kho số 12 ngày 18/10/2003, nhập kho vật liệu A số tiền 6.000.000đ của người cung cấp B. 4. Giấy báo Nợ số 30 ngày 20/10/2003 về số tiền trả cho công ty điện lực 2.000.000 đ 5. Hóa đơn số 20 ngày 22/10/2003 và biên bản bàn giao TSCĐ số 23 cùng ngày với nội dung: mua 1 TSCĐ của công ty C trị giá 12.000.000đ 6. Giấy báo Nợ số 21 ngày 25/10/2003 về số tiền đã trả công ty cấp nước 500.000 đ, người cung cấp B 6.000.000 đ, công ty C 12.000.000đ 7. Giấy báo Nợ về số tiền ứng trước cho công ty xây dựng số đê xây dựng công trình trạm xã xã 15.000.000đ 8. Biên bản nghiệm thu công trình trạm xá xã hoàn thành, giá trị khối lượng công trình phải thanh toán là 40.000.000đ 9. Đưa công trình trạm xá xã vào sử dụng, giá trị 40.000.000đ và đã làm thủ tục ghi chi NS xã tại kho bạc 10.Thanh toán số tiền còn lại cho công ty xây dựng số 6 số tiền là 25.000.000đ Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài 5: 1. Xã làm thủ tục vay quỹ dự trữ tài chính tỉnh số tiền 150.000.000 đ và nhận được giấy báo Có. 2. Xã làm thủ tục chuyển trả nợ vay quỹ dự trữ tài chính tỉnh số tiền 50.000.000đ (đã nhận giấy báo Nợ) 3. Trả lãi tiền vay quỹ dự trữ tài chính tỉnh số tiền 9.000.000 đ bằng chuyển khoản. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 165
  44. Bài 6: 1. Phiếu thu tiền mặt về số tiền thủy lợi phí thu hộ huyện 12.000.000đ 2. Xã nộp tiền thu hộ thủy lợi phí cho huyện 6.000.000đ, số tiền lại xã được hưởng. 2. Xã nộp số tiền được hưởng vào kho bạc nhà nước 3. Làm thủ tục ghi thu ngân sách tại kho bạc Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài 7: Xã X thu hộ công ty A tiền mua chịu vật tư là 100.000.000đ, được hưởng 10% giá trị khoản thu, xã đã thu tiền và thanh toán xong với công ty. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài 8: 1. Giấy báo Có về số tiền cấp trên nhờ chi hộ cho các đối tượng xã hội số tiền 20.000.000đ 1. Rút tiền từ kho bạc về quỹ để chi hộ 2. Xã chi tiền cho các đối tượng xã hội 18.000.000đ 3. Xã trả lại cấp trên số tiền chi không hết 2.000.000đ Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài 9: Trong kỳ hạch toán tại xã Z có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Thu lệ phí hành chính và lệ phí khác là 3.500.000 đ 2. Thu hộ quỹ phòng chống lụt bão 10.000.000 đ 3. Thu khoản đóng góp của nhân dân để hình thành quỹ an ninh xã 12.000.000 đ 4. Rút tiền từ kho bạc về quỹ để chi 25.000.000 đ 5. Nộp tiền vào kho bạc nhà nước (khoản lệ phí hành chính và lệ phí khác) 3.500.000 đ 6. Tạm ứng cho anh A cán bộ xã đi công tác 100.000 đ 7. Mua nguyên vật liệu về nhập kho bằng tiền mặt 4.000.000 đ 8. Nộp cho huyện khoản thu hộ 10.000.000 d 9. Chi cho các hoạt động thường xuyên của xã 16.000.000 đ Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 166
  45. Bài 10: Trong tháng 3/N, tại xã M có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh: 1. Thu huy động nhân dân đóng góp bằng tiền mặt để hình thành quỹ A của xã 18.000.000 đ; 2. Thu huy động nhân dân đóng góp bằng thóc hình thành quỹ B của xã 8.100.000 đ 3. Chi tiền từ quỹ A 7.500.000 đ, số chi này phải làm thủ tục tạm thu, tạm chi ngân sách xã; 4. Chi 10 tạ thóc từ quỹ B, đơn giá 4.000 đ/kg, thành tiền 4.000.000 đ, số chi này phải làm thủ tục tạm thu, tạm chi vào ngân sách xã; 5. Xã làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước tại kho bạc giá trị quỹ A và B đã sử dụng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài 11: Xã V đánh giá lại 1 nhà làm việc, nguyên giá 30.000.000đ, đã khấu hao 10.000.000đ, theo đơn giá mới là 60.000.000đ Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh 167
  46. CHƯƠNG V BÁO CÁO KẾ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH I. HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH 1.1. Mục đích lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách và thu, chi các hoạt động tài chính khác của xã nhằm mục đích sau: - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình thu, chi và cơ cấu thu, chi ngân sách; tình hình hoạt động tài chính khác của xã; - Cung cấp thông tin tài chính cần thiết cho việc tổng hợp thu, chi ngân sách xã vào ngân sách nhà nước và đáp ứng việc kiểm tra, kiểm soát, tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của xã. Đồng thời số liệu báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán còn phục vụ cho việc công khai tài chính theo qui định của pháp luật; - Thông qua các số liệu trên báo cáo cho phép đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã theo từng kỳ và so sánh tiến độ thực hiện ngân sách kỳ này so với các kỳ trước và năm trước về tổng số và từng chỉ tiêu, từng hình thức thu hoặc chi; - Báo cáo tài chính định kỳ là tài liệu quan trọng để xây dựng dự toán ngân sách năm sau, là cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới thu, chi ngân sách hàng năm. 1.2. Số lượng báo cáo, thời hạn nộp báo cáo tài chính 1.2.1. Số lượng báo cáo tài chính: - Báo cáo tài chính tháng gồm 3 mẫu: + Bảng cân đối tài khoản; + Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế; + Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế. - Báo cáo quyết toán năm gồm 9 mẫu: + Bảng cân đối tài khoản; + Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã; + Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo MLNSNN; + Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo MLNSNN; + Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế; + Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế; 168
  47. + Thuyết minh báo cáo tài chính; + Báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB; + Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã. Số lượng báo cáo, nội dung và phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo qui định trong chế độ này được áp dụng thống nhất ở tất cả các xã trong cả nước. Để phục vụ cho yêu cầu quản lý, đánh giá và báo cáo HĐND xã, tuỳ theo từng tỉnh có thể chi tiết hoá các chỉ tiêu tổng hợp nhưng không được làm xáo trộn các mẫu đã qui định. 1.2.2. Thời hạn nộp báo cáo - Thời hạn nộp báo cáo tài chính tháng cho UBND xã và Phòng Tài chính quận, huyện chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán tháng; - Thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm cho UBND xã để trình HĐND xã và Phòng tài chính quận, huyện do UBND tỉnh quy định. 1.3. Trách nhiệm lập, gửi và phê duyệt báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 1.3.1. Trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán: Bộ phận kế toán ngân sách và tài chính xã có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán theo qui định. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán lập từ số liệu trên sổ kế toán. Báo cáo phải lập đầy đủ, chính xác, trung thực, theo đúng nội dung và thời gian qui định. 1.3.2. Thẩm quyền phê duyệt báo cáo: + Báo cáo tài chính tháng do Chủ tịch UBND xã xét duyệt; + Báo cáo quyết toán năm trình UBND xã để trình HĐND xã phê chuẩn. 1.3.3. Báo cáo quyết toán năm sau khi HĐND xã phê chuẩn phải gửi: + 1 bản gửi HĐND xã; + 1 bản gửi UBND xã; + 1 bản gửi Phòng Tài chính quận, huyện; + 1 bản gửi KBNN nơi xã giao dịch + 1 bản kế toán lưu. Số liệu của báo cáo quyết toán năm sau khi HĐND xã phê chuẩn được sử dụng để công khai ngân sách và tài chính của xã. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO KÉ TOÁN 2.1. Nội dung 2.1.1. Bảng cân đối kế toán (Trang sau) 169
  48. Tỉnh: Mẫu số B01 - X Huyện: (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ -BTC Xã: ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Tháng năm 200 Đơn vị tính: đồng Số Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ hiệu TÊN TÀI KHOẢN Trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có A B 1 2 3 4 5 6 7 8 Cộng ,ngày tháng năm 200 Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 170
  49. 2.1.2. Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế Tỉnh: Mẫu số B02a-X Huyện: (Ban hành theo TT số: 146 /2011/TT-BTC Xã: ngày 26/10/2011 của BTC) BÁO CÁO TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH XÃ THEO NỘI DUNG KINH TẾ Tháng năm 200 Đơn vị tính: đồng Thực hiện So sánh S Dự thực hiện từ đầu T Nội dung Mã toán Trong Luỹ kế năm với dự toán T số năm tháng từ đầu năm(%) năm A B C 1 2 3 4 Tổng số thu ngân sách xã 100 A Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc 200 I Các khoản thu 100% 300 1 Phí, lệ phí 320 2 Thu từ quĩ đất công ích và đất công 330 3 Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp 340 4 Đóng góp của nhân dân theo qui 350 định 5 Đóng góp tự nguyện của các tổ 360 chức, cá nhân trong và ngoài nước 6 Thu kết dư ngân sách năm trước 380 7 Thu khác 390 II Các khoản thu phân chia theo tỷ 400 lệ phần trăm (%) Các khoản thu phân chia (1) 1 Thuế thu nhập cá nhân 420 2 Thuế nhà đất 430 3 Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ 440 kinh doanh 4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu 450 từ hộ gia đình 5 Lệ phí trước bạ nhà, đất 460 171
  50. Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định - - III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 500 - Thu bổ sung cân đối từ ngân sách 510 cấp trên. - Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân 520 sách cấp trên IV Viện trợ không hoàn lại trực tiếp 600 cho xã (nếu có) B Thu ngân sách xã chưa qua Kho 700 bạc (1) Chỉ áp dụng đối với cấp ngân sách xã, thị trấn , ngày tháng năm 200 Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Xác nhận của Kho bạc: - Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc: Kế toán Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 172
  51. 2.1.3. Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế Tỉnh: Mẫu số B02b-X Huyện: (Ban hành theo TT số: 146 /2011/TT-BTC Xã: ngày 26/10/2011 của BTC) BÁO CÁO TỔNG HỢP CHI NGÂN SÁCH XÃ THEO NỘI DUNG KINH TẾ Tháng năm 20 Đơn vị tính: đồng Thực hiện So sánh S Dự Luỹ kế thực hiện từ T Nội dung Mã số toán Trong từ đầu đầu năm với dự T năm tháng năm toán năm (%) A B C 1 2 3 4 Tổng chi ngân sách xã 100 A Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc 200 I Chi đầu tư phát triển (1) 300 1 Chi đầu tư XDCB 310 2 Chi đầu tư phát triển khác 320 II Chi thường xuyên 400 1 Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh 410 trật tự - Chi dân quân tự vệ 411 - Chi an ninh trật tự 412 2 Sự nghiệp giáo dục 420 3 Sự nghiệp y tế 430 4 Sự nghiệp văn hoá, thông tin 440 5 Sự nghiệp thể dục thể thao 450 6 Sự nghiệp kinh tế 460 - SN giao thông 461 - SN nông - lâm - thuỷ lợi - hải sản 462 - SN thị chính 463 - Thương mại, dịch vụ 464 - Các sự nghiệp khác 465 7 Sự nghiệp xã hội 470 - Hưu xã và trợ cấp khác 471 - Trẻ mồ côi, người già không nơi 472 nương tựa, cứu tế xã hội 173
  52. - Khác 473 8 Chi sự nghiệp môi trường 474 9 Chi xây dựng đời sống ở khu dân cư, 475 gia đình văn hoá 10 Chi quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể 480 Trong đó: Quỹ lương 481 10.1 Quản lý nhà nước 482 10.2 Đảng cộng sản Việt Nam 483 10.3 Mặt trận tổ quốc Việt Nam 484 10.4 Đoàn Thanh niên CSHCM 485 10.5 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 486 10.6 Hội Cựu chiến binh VN 487 10.7 Hội Nông dân VN 488 11 Chi khác 490 III Dự phòng 400 B Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc 600 1 Tạm ứng XDCB 610 2 Tạm chi 620 (1) Chỉ áp dụng đối với ngân sách xã, thị trấn , ngày tháng năm 20 Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Xác nhận của Kho bạc: - Số chi ngân sách xã đã qua Kho bạc: Kế toán Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 174
  53. 2.2. Phương pháp lập 2.2.1. Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - X) 2.2.1.1. Mục đích: Bảng cân đối tài khoản là báo cáo phản ánh tổng quát tình hình thu, chi ngân sách; thu, chi các quĩ của xã; tình hình tài sản cố định, nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (đối với xã có hạch toán tài sản) và tình hình tài chính khác của xã trong kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên Nhật ký - Sổ Cái, đồng thời đối chiếu và kiểm tra, kiểm soát số liệu ghi trên các báo cáo tài chính khác. 2.2.1.2. Căn cứ lập: - Nhật ký - Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết - Bảng Cân đối tài khoản kỳ trước Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ, khoá sổ của sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp (sổ Nhật ký - Sổ Cái hoặc Sổ Cái), tính số dư của từng tài khoản, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan. Báo cáo này được lập theo tháng, năm. 2.2.1.3. Kết cấu: Bảng cân đối tài khoản được chia thành các cột - Số hiệu tài khoản - Tên tài khoản kế toán - Số dư đầu kỳ (Nợ, Có) - Số phát sinh: + Trong kỳ (Nợ, Có) + Số phát sinh luỹ kế từ đầu năm (Nợ, Có) - Số dư cuối kỳ (Nợ , Có) 2.2.1.4. Phương pháp lập:Số liệu ghi vào Bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại: + Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1, 2 - Số dư đầu kỳ) và tại thời điểm cuối kỳ (cột 7, 8 - Số dư cuối kỳ), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột Nợ, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột Có. + Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 - Số phát sinh trong kỳ) và số phát sinh luỹ kế từ ngày đầu năm đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 5, 6 - Số phát sinh luỹ kế từ đầu năm). 175
  54. Trong đó, tổng số phát sinh Nợ của các tài khoản được phản ánh vào cột Nợ, tổng số phát sinh Có được phản ánh vào cột Có. - Cột A, B: Ghi số hiệu và tên tài khoản của tất cả các tài khoản cấp I mà đơn vị đang sử dụng. - Cột 1, 2 “Số dư đầu kỳ”: Phản ánh số dư đầu tháng của tháng báo cáo (số dư đầu kỳ báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư đầu tháng của tháng báo cáo trên Nhật ký - Sổ Cái hoặc Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối kỳ” của Bảng cân đối tài khoản kỳ trước. - Cột 3, 4, 5, 6 “Phản ánh số phát sinh”: + Cột 3, 4 “Số phát sinh trong kỳ": Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng "Cộng phát sinh tháng” của từng tài khoản tương ứng trên Nhật ký - Sổ Cái hoặc Sổ Cái và sổ kế toán chi tiết. + Cột 5, 6 “Số phát sinh luỹ kế từ đầu năm”: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản tính từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được tính bằng cách: Cột 5 của báo cáo kỳ này = Cột 5 của báo cáo kỳ trước + Cột 3 của báo cáo kỳ này Cột 6 của báo cáo kỳ này = Cột 6 của báo cáo kỳ trước + Cột 4 của báo cáo kỳ này - Cột 7, 8 "Số dư cuối kỳ": Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng báo cáo trên Nhật ký - Sổ Cái hoặc Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ trên Bảng cân đối tài khoản kỳ này: Số dư Nợ cuối = Số dư Nợ đầu + Số phát sinh - Số phát sinh kỳ kỳ Nợ Có Số dư Có cuối = Số dư Có đầu + Số phát sinh - Số phát sinh kỳ kỳ Có Nợ Số liệu ở cột 7 và cột 8 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản kỳ sau. Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản cấp I, phải thực hiện cộng Bảng cân đối tài khoản. Số liệu dòng cộng của Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây: 176
  55. Tổng số dư Nợ (cột 1) phải bằng tổng số dư Có (cột 2) đầu kỳ của các tài khoản Tổng số phát sinh Nợ (cột 3) phải bằng tổng số phát sinh có (cột 4) của các tài khoản trong kỳ báo cáo Tổng số phát sinh Nợ luỹ kế từ đầu năm (cột 5) phải bằng tổng số phát sinh có luỹ kế từ đầu năm (cột 6) của các tài khoản. Tổng số dư Nợ (cột 7) phải bằng tổng số dư Có (cột 8) cuối kỳ các tài khoản. Sau khi kiểm tra đảm bảo chính xác, cân đối, kế toán mới ghi số liệu của các tài khoản cấp 2 của tài khoản thu, chi ngân sách xã. Báo cáo sau khi lập xong phải được Chủ tịch UBND xã xét duyệt. Báo cáo này được lập thành 3 bản: - 1 bản gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện - 1 bản gửi UBND xã - 1 bản lưu tại bộ phận tài chính - kế toán xã. 2.2.2. Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế (Mẫu số B 02a -X) 2.2.2.1. Mục đích lập Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế, nhằm phản ánh tổng quát tình hình thực hiện thu và cơ cấu thu ngân sách của xã trong tháng đã làm thủ tục ghi thu ngân sách xã tại Kho bạc và thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc. Báo cáo này là căn cứ để tổng hợp thu ngân sách xã vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. 2.2.2.2. Căn cứ lập: - Dự toán thu ngân sách năm. - Sổ kế toán chi tiết thu ngân sách xã, sổ tổng hợp thu ngân sách xã. - Báo cáo này của tháng trước (số liệu luỹ kế từ đầu năm). 2.2.2.3. Kết cấu:Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã được chia thành các cột: - Cột số thứ tự - Cột phản ánh các chỉ tiêu về tình hình thu ngân sách theo nội dung của dự toán thu. - Cột mã số - Cột dự toán năm 177
  56. - Cột thực hiện trong tháng - Cột thực hiện luỹ kế từ đầu năm - Cột so sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm (%) 2.2.2.4. Phương pháp lập: Góc bên trái ghi tên xã, huyện, tỉnh. - Cột A - Số thứ tự: Ghi thứ tự của các mục theo nội dung phản ánh - Cột B - Nội dung: Phản ánh nội dung thu theo các chỉ tiêu báo cáo, các chỉ tiêu này được phản ánh đúng theo các chỉ tiêu trong dự toán được giao. - Cột C - Mã số: Ghi mã số của từng chỉ tiêu nhằm mục đích thuận tiện trong việc hướng dẫn cách lập báo cáo và công tác kế toán trên máy vi tính. - Cột 1- Cột dự toán năm: Ghi số dự toán được giao (phần xã được hưởng) theo từng chỉ tiêu. - Cột 2 - Cột số thực hiện trong tháng: Phản ánh số thu ngân sách xã trong tháng, ghi tổng số tiền theo từng chỉ tiêu theo cột B. + Phần A: Căn cứ vào các chỉ tiêu trên sổ tổng hợp thu ngân sách xã để ghi vào từng chỉ tiêu tương ứng “Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc” của báo cáo. + Phần B " Số thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc" được lấy từ số dư tài khoản 719 "Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc" để ghi vào dòng này. - Cột 3 - Luỹ kế từ đầu năm: Phản ánh số luỹ kế từ 01/01 đến cuối tháng báo cáo. Cột này được lấy số liệu ở cột luỹ kế từ đầu năm trong tháng trên sổ tổng hợp thu ngân sách xã hoặc Luỹ kế từ đầu năm (Cột 3) = Cột 3 (báo cáo tháng trước ) + Cột 2 (báo cáo này) - Cột 4 - Cột so sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm (%): Lấy số liệu trên cột 3 chia (:) cho số liệu trên cột 1 nhân (x) 100% tương ứng với từng chỉ tiêu. Báo cáo này lập xong, Chủ tịch UBND xã ký tên, đóng dấu và gửi đến Kho bạc để xác nhận về số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc. Báo cáo được lập thành 3 bản: - 1 bản gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện - 1 bản gửi UBND xã - 1 bản lưu tại bộ phận tài chính - kế toán xã. 178
  57. 2.2.3. Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế (Mẫu số B 02b -X) 2.2.3.1. Mục đích: Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế phản ánh tổng quát tình hình chi và cơ cấu chi ngân sách của xã trong tháng đã làm thủ tục ghi chi ngân sách xã tại Kho bạc và chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc. Báo cáo này là căn cứ để tổng hợp chi ngân sách xã vào chi ngân sách nhà nước trên địa bàn. 2.2.3.2. Căn cứ lập: Căn cứ vào số liệu trên sổ tổng hợp chi ngân sách xã, sổ chi ngân sách xã và Nhật ký - Sổ Cái. - Báo cáo này của tháng trước. 2.2.3.3. Kết cấu: Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế được chia thành các cột: - Cột số thứ tự - Cột phản ánh các chỉ tiêu về tình hình chi ngân sách theo nội dung của dự toán chi. - Cột mã số - Cột dự toán năm - Cột thực hiện trong tháng - Cột thực hiện luỹ kế từ đầu năm - Cột so sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm (%) 2.2.3.4. Phương pháp lập: Góc bên trái ghi tên xã, huyện, tỉnh. - Cột A - Số thứ tự: Ghi thứ tự các mục chi theo nội dung báo cáo - Cột B - Nội dung: Phản ánh nội dung các chỉ tiêu chi của báo cáo, các chỉ tiêu này được phản ánh đúng theo các chỉ tiêu trong dự toán được giao. - Cột C - Cột Mã số: Ghi mã số của từng chỉ tiêu nhằm mục đích để thuận tiện trong việc hướng dẫn cách lập báo cáo và công tác kế toán trên máy vi tính. - Cột 1- Dự toán năm : Ghi số dự toán chi được giao theo từng chỉ tiêu chi. - Cột 2- Số thực hiện trong tháng: Phản ánh số chi ngân sách xã trong tháng, ghi số tiền theo từng chỉ tiêu theo cột B. + Phần A: Căn cứ vào các chỉ tiêu trên sổ tổng hợp chi ngân sách xã (Phần tổng hợp chi theo nội dung kinh tế) để ghi vào từng chỉ tiêu tương ứng “Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc” của báo cáo này. 179
  58. + Phần B: Số liệu để ghi vào "Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc" được lấy từ số dư cuối tháng của tài khoản 819 "Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc" - Cột 3- Luỹ kế từ đầu năm: Phản ánh số chi ngân sách xã luỹ kế từ 01/01 đến cuối tháng báo cáo. Cột này được lấy số liệu luỹ kế từ đầu năm trong tháng trên sổ tổng hợp chi ngân sách xã (phần tổng hợp chi theo nội dung kinh tế” hoặc số luỹ kế từ đầu năm (Cột 3) = Cột 3 (báo cáo tháng trước ) + Cột 2 (báo cáo này) - Cột so sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm(%):Lấy số liệu trên cột 3 chia (:) cho số liệu trên cột 1 nhân (x) 100% tương ứng với từng chỉ tiêu. Báo cáo này lập xong, Chủ tịch UBND xã ký, đóng dấu gửi đến Kho bạc để xác nhận số chi ngân sách xã đã qua Kho bạc. Báo cáo này được lập thành 3 bản: - 1 bản gửi Phòng Tài chính - 1 bản gửi UBND xã - 1 bản lưu tại bộ phận tài chính - kế toán xã. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH 3.1. Nội dung 3.1.1. Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã (B03-X) 180
  59. Tỉnh: Mẫu số B 03 - X Huyện: (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC Xã: ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH XÃ Năm 200 Đơn vị tính: đồng So sánh So sánh Dự Thực thực hiện NỘI DUNG CHI Dự Thực thực NỘI DUNG THU toán hiện với dự toán hiện hiện với toán(%) dự toán (%) A 1 2 3 B 4 5 6 Tổng số thu Tổng số chi I- Các khoản thu xã I- Chi đầu tư phát hưởng 100% triển II- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % II- Các khoản chi thường xuyên III- Thu bổ sung - Bổ sung cân đối - Bổ sung có mục tiêu III- Chi chuyển IV- Thu chuyển nguồn nguồn sang năm từ năm trước sang (nếu sau (nếu có) có) Kết dư ngân sách , ngày tháng năm 200 Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 181
  60. 3.1.2. Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo mục lục ngân sách (B03a-X) Tỉnh: Mẫu số B03a - X Huyện: (Ban hành theo TT số: 146 /2011/TT-BTC Xã: ngày 26/10/2011 của BTC) BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ THEO MỤC LỤC NSNN Năm 20 Đơn vị tính: đồng Chương Mã nội dung kinh tế Nội dung thu Số quyết toán 1 2 3 4 Tổng thu Tổng số thu ngân sách xã bằng chữ: , ngày tháng năm 20 Xác nhận của Kho Kế toán Chủ tịch UBND xã bạc trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 182
  61. 3.1.3. Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo mục lục ngân sách (B03b-X) Tỉnh: Mẫu số B03b - X Huyện: (Ban hành theo TT số: 146 /2011/TT-BTC Xã: ngày 26/10/2011 của BTC) BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ THEO MỤC LỤC NSNN Năm 20 Đơn vị tính: đồng Mã ngành Chương Mã nội dung kinh tế Nội dung chi Số tiền kinh tế 1 2 3 4 5 Tổng chi Tổng số chi ngân sách xã bằng chữ: , ngày tháng năm 20 Xác nhận của Kho bạc Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 183
  62. 3.1.4. Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế (B03c-X) Tỉnh: Mẫu số B03c-X Huyện: (Ban hành theo TT số: 146 /2011/TT-BTC Xã: ngày 26/10/2011 của BTC) BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ THEO NỘI DUNG KINH TẾ Năm 20 Đơn vị tính: đồng S Dự Quyết (%) so s¸nh T M· to¸n n¨m to¸n n¨m QT/DT NỘI DUNG T số Thu Thu Thu Thu Thu Thu NSNN NSX NSNN NSX NSNN NSX A B C 1 2 3 4 5 6 Tổng số thu ngân sách xã 100 I Các khoản thu 100% 300 1 Phí, lệ phí 320 2 Thu từ quĩ đất công ích và 330 đất công 3 Thu từ hoạt động kinh tế và 340 sự nghiệp 4 Đóng góp của nhân dân theo 350 qui định 5 Đóng góp tự nguyện của các 360 tổ chức, cá nhân 6 Thu kết dư ngân sách năm 380 trước 7 Thu khác 390 II Các khoản thu phân chia 400 theo tỷ lệ phần trăm (%) Các khoản thu phân chia (1) 1 Thuế thu nhập cá nhân 420 2 Thuế nhà đất 430 3 Thuế môn bài thu từ cá nhân, 440 hộ kinh doanh 4 Thuế sử dụng đất nông 450 nghiệp thu từ hộ gia đình 184
  63. 5 Lệ phí trước bạ nhà, đất 460 Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định - - - - III Thu bổ sung từ ngân sách 500 cấp trên - Thu bổ sung cân đối từ ngân 510 sách cấp trên. - Thu bổ sung có mục tiêu từ 520 ngân sách cấp trên IV Viện trợ không hoàn lại 600 trực tiếp cho xã (nếu có) V Thu chuyển nguồn năm 700 trước chuyển sang (nếu có) (1) ChØ ¸p dông ®èi víi ng©n s¸ch x·, thÞ trÊn , ngµy th¸ng n¨m 20 KÕ to¸n tr­ëng Chñ tÞch UBND x· (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) Xác nhận của Kho bạc: - Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc: Kế toán Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 185
  64. 3.1.5. Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế (B03d-X) Tỉnh: Mẫu số B03d- X Huyện: (Ban hành theo TT số: 146 /2011/TT-BTC Xã: ngày 26/10/2011 của BTC) BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH Xà THEO NỘI DUNG KINH TẾ Năm 20 Đơn vị tính: Đồng Dự (%)So Mã Quyết STT NộI DUNG toán s¸nh số to¸n n¨m năm QT/DT A B C 1 2 3 Tæng chi ng©n s¸ch x· 100 I Chi ®Çu t­ ph¸t triÓn (1) 300 1 Chi ®Çu t­ XDCB 310 2 Chi ®Çu t­ ph¸t triÓn kh¸c 320 II Chi th­êng xuyªn 400 1 Chi c«ng t¸c d©n qu©n tù vÖ, an ninh trËt 410 tù - Chi dân quân tự vệ 411 - Chi an ninh trËt tù 412 2 Sù nghiÖp gi¸o dôc 420 3 Sù nghiÖp y tÕ 430 4 Sù nghiÖp v¨n ho¸, th«ng tin 440 5 Sù nghiÖp thÓ dôc thÓ thao 450 6 Sù nghiÖp kinh tÕ 460 - SN giao thông 461 - SN n«ng - l©m - thuû lîi - h¶i s¶n 462 - SN thÞ chÝnh 463 - Th­¬ng m¹i, dÞch vô 464 - C¸c sù nghiÖp kh¸c 465 7 Sù nghiÖp x· héi 470 - H­u x· vµ trî cÊp kh¸c 471 - Trẻ mồ côi, người già không nơi nương 472 tựa, cứu tế xã hội 186
  65. - Kh¸c 473 8 Chi sự nghiệp môi trường 474 9 Chi xây dựng đời sống ở khu dân cư, gia 475 đình văn hóa 10 Chi qu¶n lý nhµ n­íc, §¶ng, §oµn 480 thÓ Trong ®ã : Quü l­¬ng 481 10.1 Qu¶n lý nhµ n­íc 482 10.2 §¶ng céng s¶n ViÖt Nam 483 10.3 MÆt trËn tæ quèc ViÖt Nam 484 10.4 Đoàn Thanh niên CSHCM 485 10.5 Héi Phô n÷ ViÖt nam 486 10.6 Héi Cùu chiÕn binh VN 487 10.7 Héi N«ng d©n VN 488 11 Chi kh¸c 490 III Chi chuyÓn nguån n¨m sau (nÕu 500 cã) (1) Chỉ áp dụng đối với ngân sách xã, thị trấn , ngày .tháng năm 200 Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Xác nhận của Kho bạc: - Số chi ngân sách xã đã qua Kho bạc: Kế toán Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 187
  66. 3.1.6. Thuyết minh báo cáo tài chính (B04-X) Tỉnh: Mẫu số B04 - X Huyện: (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ -BTC Xã: ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC) THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Năm 200 I- Một số đặc điểm - Diện tích: Trong đó diện tích canh tác - Diện tích đất 5%: - Dân số đến 31/12/ : Tăng, giảm trong năm - Ngành nghề: - Mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế, tài chính trong năm ngân sách của xã: II- Tình hình ngân sách và tài chính của xã 1- Ngân sách xã - Đánh giá thu, chi ngân sách xã so với năm trước, so với dự toán: - Nguyên nhân tăng, giảm thu, chi ngân sách xã: 2- Tình hình công nợ Số phát sinh trong kỳ CHỈ TIÊU Số đầu kỳ Số cuối kỳ Tăng Giảm A 1 2 3 4 I- Các khoản phải thu - II- Các khoản phải trả - III- Các khoản thu hộ, chi hộ - 188
  67. 3- Tình hình tăng, giảm TSCĐ (nếu có) Tăng trong Giảm trong STT CHỈ TIÊU Đơn vị Số đầu năm Số cuối năm năm năm tính SL NG SL NG SL NG SL NG A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 2 Máy móc thiết bị 3 Phương tiện vận tải 4 TSCĐ khác 5 4- Phân tích nguyên nhân, kiến nghị, đề xuất Khách quan: Chủ quan: Kiến nghị, đề xuất: ,ngày tháng năm Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 189
  68. 3.1.7. Báo cáo quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (B05-X) Tỉnh: Mẫu số B05 - X Huyện: (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC Xã: ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Năm 200 Thời Tổng dự toán Giá trị thực Giá trị đã thanh toán từ 01/01 đến 31/12/200 TÊN gian được duyệt hiện từ 01/01 đến Trong đó Chia theo nguồn vốn CÔNG TRÌNH KC-HT Trong đó 31/12/200 Tổng thanh toán Nguồn cân Nguồn Tổng Nguồn đóng Tổng Trong đó số KL năm đối NS đóng góp số góp của dân trước số Xây lắp Thiết bị Khác A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số 1/ Công trình chuyển tiếp - Trong đó: Công trình hoàn thành trong năm - 2/ Công trình khởi công mới - Công trình hoàn thành trong năm - , ngày tháng năm 200 Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
  69. 3.1.8. Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã (B06-X) Tỉnh: Mẫu số B06 - X Huyện: (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ -BTC Xã: ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC CỦA XÃ Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Số dư Tổng số Tổng số chi Số đầu kỳ thu còn lại A B 2 3 1 Quĩ công chuyên dùng - Quĩ - Quĩ 2 Hoạt động sự nghiệp - Trạm y tế - Trường mầm non - Quản lý chợ - 3 Hoạt động tài chính khác - - , ngày tháng năm Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 191
  70. 3.1.9. Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại KBNN Tỉnh: Mẫu số B07-X Huyện: (Ban hành theo TT số: 146 /2011/TT-BTC Xã: ngày 26/10/2011 của BTC) BẢNG ĐỐI CHIẾU DỰ TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH CẤP THEO HÌNH THỨC RÚT DỰ TOÁN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC Quý năm PHẦN I- TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DỰ TOÁN Mã nguồn Mã ngành Dự toán Dự toán Dự toán Dự toán đã rút Nộp khôi phục Dự toán Dự toán còn NS kinh tế năm trước giao được dự toán bị huỷ lại ở Kho còn lại trong năm sử dụng Trong kỳ Luỹ kế từ Trong Luỹ kế bạc (kể cả số trong năm đầu năm kỳ từ đầu điều chỉnh) năm A B 1 2 3 = 1 + 2 4 5 6 7 8 9 = 3-5+7-8 Cộng 192
  71. PHẦN II- CHI TIẾT DỰ TOÁN ĐÃ CHI Mã nguồn Mã ngành kinh Mã nội dung Dự toán đã chi Nộp khôi phục dự toán NS tế kinh tế Trong kỳ Luỹ kế từ đầu Trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm năm A B C 1 2 3 4 Ủy ban nhân dân xã Xác nhận của KBNN Ngày tháng năm Kế toán Kế toán trưởng Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) . 193
  72. 3.1.10. Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc Tỉnh: Mẫu số B08-X Huyện: (Ban hành theo TT số: 146 /2011/TT-BTC Xã: ngày 26/10/2011 của BTC) BẢNG ĐỐI CHIẾU TÌNH HÌNH TẠM ỨNG VÀ THANH TOÁN TẠM ỨNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC Quý năm Đơn vị tính: Mã Mã Tạm ứng Rút tạm ứng tại KB Thanh toán tạm ứng nội dung Tạm ứng ngành Nội dung còn lại kinh tế Lũy kế từ Lũy kế từ còn lại cuối kỳ kinh tế đầu kỳ Trong kỳ Trong kỳ đầu năm đầu năm A B C 1 2 3 4 5 6=1+3-5 Xác nhận của Kho bạc Ngày tháng năm Kế toán Kế toán trưởng UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 194
  73. 3.1.11. Bản xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước Tỉnh: Mẫu số B09-X Huyện: (Ban hành theo TT số: 146 /2011/TT-BTC Xã: ngày 26/10/2011 của BTC) BẢN XÁC NHẬN SỐ DƯ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI TẠI KBNN Tháng (Quý) năm Tên tài khoản: Số hiệu Tài khoản: Diễn giải Số liệu tại xã Số liệu tại Chênh lệch Nguyên KBNN nhân A 1 2 3 4 - Số dư đầu kỳ - Phát sinh tăng trong kỳ - Phát sinh giảm trong kỳ - Số dư cuối kỳ Ngày tháng năm Xác nhận của KBNN Ủy ban nhân dân xã Kế toán Kế toán trưởng Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) dấu) 195
  74. 3.2. Phương pháp lập 3.2.1. Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã (B03-X) 3.2.1. Mục đích: Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã được lập vào cuối năm. Phản ánh tình hình cân đối quyết toán thu, chi ngân sách của xã trong năm ngân sách, đối chiếu với số dự toán, qua đó đánh giá được tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã trong năm. 3.2.1.2. Căn cứ lập: Căn cứ để lập là dự toán thu, chi ngân sách xã năm, báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế, báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế. 3.2.1.3. Kết cấu: Báo cáo gồm 2 phần: Phần nội dung thu và phần nội dung chi. Trong mỗi phần đều phản ánh số dự toán và tình hình thực hiện, so sánh giữa thực hiện với dự toán. 3.2.1.4. Phương pháp lập: - Cột nội dung thu, nội dung chi: Phản ánh các chỉ tiêu tổng hợp về thu, chi ngân sách xã. - Cột A - Tổng số thu: + Các khoản thu xã hưởng 100% + Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % + Thu bổ sung + Thu chuyển nguồn từ năm trước sang - Cột B - Tổng số chi: + Chi đầu tư XDCB + Các khoản chi thường xuyên + Chi chuyển nguồn sang năm sau. - Cột 1 và cột 4 - Cột dự toán: Phản ánh số dự toán thu, dự toán chi trong năm ngân sách. - Cột 2 và cột 5 - Cột thực hiện: Phản ánh số quyết toán thu, chi ngân sách đã thực hiện trong năm theo từng nội dung. Số liệu ghi vào cột này căn cứ vào số liệu quyết toán thu, quyết toán chi trên Báo cáo tổng hợp quyết toán thu, Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã. - Cột 3 và cột 6 - Cột so sánh thực hiện với dự toán (%): Xác định tỷ lệ % đạt được giữa thực hiện so với dự toán. Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã lập xong Kế toán trưởng và Chủ tịch xã ký tên, đóng dấu trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn. Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã được lập thành 4 bản: 1 bản gửi Phòng tài chính Quận, 196
  75. Huyện; 1 bản trình UBND xã; 1 bản trình HĐND xã; 1 bản lưu bộ phận tài chính – kế toán xã. 3.2.2. Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo mục lục ngân sách (B03a-X) 3.2.2.1. Mục đích: Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước được lập vào cuối năm nhằm phản ánh số thu ngân sách xã đã qua kho bạc thực hiện trong năm theo mục lục ngân sách nhà nước. Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo MLNS nhà nước là căn cứ để tổng hợp thu ngân sách xã vào ngân sách nhà nước. 3.2.2.2. Căn cứ lập: Sổ thu ngân sách xã và Sổ tổng hợp thu ngân sách xã 3.2.2.3. Kết cấu: Gồm các cột Chương, Mã nội dung kinh tế, Nội dung thu và Số quyết toán 3.2.2.4. Phương pháp lập: Báo cáo quyết toán thu ngân sách được lập sau khi hoàn tất việc chỉnh lý quyết toán thu theo mục lục NSNN. - Cột 1, 2: Ghi theo Chương, Mã nội dung kinh tế theo mục lục NSNN. - Cột 3: Ghi nội dung thu (ghi theo tên của từng mã nội dung kinh tế thu). - Cột 4: Ghi số thực hiện về thu ngân sách xã trong năm báo cáo. Căn cứ vào số liệu dòng cộng phát sinh luỹ kế từ đầu năm tới tháng chỉnh lý quyết toán của từng mã nội dung kinh tế trên sổ tổng hợp thu ngân sách xã (phần tổng hợp thu theo mục lục NSNN) để ghi vào từng mã nội dung kinh tế tương ứng, từ các mã nội dung kinh tế sẽ tổng hợp thành số liệu của từng chương. Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo mục lục NSNN lập xong kế toán trưởng, Chủ tịch xã ký tên, đóng dấu và gửi tới Kho bạc đối chiếu xác nhận sau đó trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn. Quyết toán thu được lập thành 4 bản: - 1 bản gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện - 1 bản trình Hội đồng nhân dân xã để phê duyệt - 1 bản gửi Uỷ ban nhân dân xã - 1 bản lưu ở bộ phận tài chính - kế toán xã. 197
  76. 3.2.3. Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo mục lục ngân sách (B03b-X) 3.2.3.1. Mục đích: Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước được lập vào cuối năm nhằm phản ánh tổng hợp số chi ngân sách xã đã qua Kho bạc trong năm báo cáo theo mục lục ngân sách nhà nước. Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước là căn cứ để tổng hợp chi ngân sách xã vào chi ngân sách nhà nước. 3.2.3.2. Căn cứ lập: Sổ chi ngân sách xã, Sổ tổng hợp chi ngân sách xã. 3.2.3.3. Kết cấu: Gồm các cột: chương, mã ngành kinh tế, mã nội dung kinh tế, nội dung chi, số tiền. 3.2.3.4. Phương pháp lập: Báo cáo quyết toán chi ngân sách được lập sau khi hoàn tất việc chỉnh lý quyết toán số chi ngân sách năm trước theo mục lục ngân sách nhà nước. - Cột 1, 2 và 3: Ghi theo Chương, Mã ngành kinh tế, Mã nội dung kinh tế của Mục lục Ngân sách nhà nước. - Cột 4: Ghi nội dung chi (ghi theo tên của từng Mã ngành kinh tế, Mã nội dung kinh tế chi ngân sách). - Cột 7: Ghi số thực hiện về chi ngân sách xã trong năm báo cáo. Căn cứ vào số liệu dòng cộng phát sinh luỹ kế từ đầu năm đến hết tháng chỉnh lý quyết toán chi của từng Mã nội dung kinh tế trên sổ tổng hợp chi ngân sách xã (phần tổng hợp chi theo mục lục NSNN) để ghi vào từng Mã nội dung kinh tế tương ứng. Từ các Mã nội dung kinh tế sẽ tổng hợp thành số liệu của từng Mã ngành kinh tế, từng Chương Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo mục lục NSNN lập xong Kế toán trưởng, Chủ tịch UBND xã ký tên, đóng dấu và gửi tới Kho bạc đối chiếu xác nhận sau đó trình HĐND xã phê chuẩn. Quyết toán thu được lập thành 4 bản: - 1 bản gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện - 1 bản trình Hội đồng nhân dân xã để phê duyệt - 1 bản gửi Uỷ ban nhân dân xã - 1 bản lưu ở bộ phận tài chính - kế toán xã 198
  77. 3.2.4. Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế (B03c-X) 3.2.4.1. Mục đích: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế là báo cáo tổng hợp về tình hình quyết toán thu ngân sách xã trong năm báo cáo theo nội dung kinh tế. Báo cáo này là căn cứ để tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và công khai thu ngân sách trước dân. 3.2.4.2. Căn cứ lập: - Sổ thu ngân sách xã, Sổ tổng hợp thu ngân sách xã, Sổ kế toán chi tiết thu ngân sách xã; - Dự toán thu ngân sách xã năm. 3.2.4.3. Kết cấu: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế được chia thành các cột: - Cột số thứ tự - Cột nội dung phản ánh các chỉ tiêu về tình hình thu ngân sách theo dự toán - Cột mã số - Cột dự toán năm: Gồm cột dự toán thu ngân sách nhà nước và cột dự toán thu ngân sách xã. - Cột quyết toán: Gồm cột thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã và cột thu ngân sách xã - Cột so sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm (%): Gồm cột so sánh về thu ngân sách nhà nước và cột so sánh về thu ngân sách xã. 3.2.4.4. Phương pháp lập: - Góc bên trái ghi tên xã, huyện, tỉnh. - Cột A - Số thứ tự: Ghi thứ tự của các mục theo nội dung phản ánh - Cột B - Nội dung: Phản ánh nội dung theo các chỉ tiêu cần báo cáo, phản ánh số quyết toán thu ngân sách đã qua Kho bạc. - Cột C- Mã số: Ghi mã số của từng chỉ tiêu nhằm mục đích để thuận tiện trong việc hướng dẫn cách lập báo cáo và công tác kế toán trên máy vi tính. - Cột 1, 2 - Dự toán năm: Ghi số dự toán theo từng chỉ tiêu. + Cột 1: Ghi dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, nếu không có thì để trống. 199