Giáo trình Kế toán quốc tế (Phần 3)

pdf 11 trang hapham 2170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kế toán quốc tế (Phần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_quoc_te_phan_3.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kế toán quốc tế (Phần 3)

  1. 13.3.6 Một tài sản trong tài khoản tài sản cho thuê tài chính được trình ày như một khoản phải thu. Tài sản này được tính như sau: − Số phải thu được ghi theo giá trị đầu tư thuần. − Việc công nhận thu nhập tài chính dựa trên sơ đồ phản ánh tỷ lệ thu nhập định kỳ không đổi từ khoản đầu tư thuần. − Chi phí trực tiếp ban đầu có thể được công nhận ngày hoặc phân bổ ngay hoặc phân bổ vào thu nhập tài chính trong thời hạn thuê. 13.3.7 Một tài sản cho thuê hoạt động được phân loại theo tính chất của nó. Tài sản này được kế toán như sau: − Khấu hao được công nhận theo IAS 16 − Thu nhập cho thuê được công nhận theo phương pháp ngang bằng trong thời hạn thuê, trừ khi phương pháp hệ thống thích hợp hơn − Chi phí trực tiếp ban đầu có thể được công nhận ngày hoặc chuyển vào thu nhập cho thuê trong thời hạn thuê. CÁC GIAO DỊCH BÁN VÀ CHO THUÊ LẠI 13.3.8 Nếu tài sản cho thuê lại là một tài sản cho thuê tài chính thì bất kỳ số tiền nào bán vượt trội số mang sang trong sổ sách của người đi thuê (người bán) cần phải được chuyển về sau và khấu hao dần trong thời hạn thuê. Giao dịch này là một phương tiện để người cho thuê cung cấp tài chính cho người đi thuê. Vì vậy việc công nhận ngay lợi nhuận là một khoản thu nhập không hợp lý. 13.3.9 Lãi/lỗ từ tài sản cho thuê hoạt động, ký kết tại mức giá thực tế, được công nhận ngay. Những giao dịch thấp hơn hoặc cao hơn giá trị thực tế được ghi như sau: − Nếu giá trị thực thấp hơn số mang sang của tài sản, số lô bằng với số chênh lệch thì được công nhận ngay. − Nếu giá bán cao hơn giá trị thực tế, phần cao hơn giá trị thực tế phải được chuyển về sau và trừ dần trong thời hạn thuê. − Nếu giá bán thấp hơn giá trị thực tế thì bất kỳ khoản lỗ/lãi nào cũng được công nhận ngay trừ khi lỗ được bù bằng khoản thanh toán tiền thuê về sau, thấp hơn giá thị trường; trong trường hợp này số lỗ phải được chuyển về sau và trừ dần theo tỷ lệ với khoản thanh toán tiền thuê. 13.4 CÔNG BỐ. 13.4.1 NGƯỜI ĐI THUÊ Thuê tài chính ƒ Tài sản: số mang sang của từng loại tài sản. ƒ Nợ: tổng số tiền thuê tối thiểu được cân đối với giá trị hiện tại của các khoản nợ thuê trong ba mức định kỳ là: − Không quá 1 năm − Không quá 5 năm − Trên 5 năm
  2. ƒ Yêu cầu của IAS 16 đối với bất động sản, xưởng và thiết ị cho thuê. ƒ Diễn giải khái quát về những thoả thuận thuê quan trọng ƒ Phân biệt giữa số thuê nợ ngắn hạn và dài hạn. ƒ Số tiền thanh toán thuê lại tối thiểu trong tương lai dự tính thu được dưới hình thức thuê lại không thể huỷ bỏ vào ngày lập bảng tổng kết tài sản. ƒ Tiền thuê bất thường được công nhận vào thu nhập trong kỳ. Thuê hoạt động − Diễn giải khái quát về những thoả thuận thuê quan trọng (cùng thông tin như thuê tài chính nêu trên) − Tiền thuê và thuê lại đươc công nhận vào thu nhập của kỳ hiện tại, tách biệt tiền thuê tối thiểu, tiền thuê bất thường và tiền thuê lại. − Các khoản tiền thuê tối thiểu không thể huỷ bỏ trong tương lai theo ba mức thời gian − Khoản thanh toán tiền thuê lại tối thiểu về sau dự tính sẽ được nhận như những khoản thuê lại không thể huỷ bỏ vào ngày lập bảng tổng kết tài sản. 13.4.2 BÊN CHO THUÊ Thuê tài chính − Tổng số đầu tư gộp cân đối theo giá trị hiện tại của tiền thuê tối thiểu có thể nhận được trong ba mức thời gian. − Thu nhập tài chính chưa thu được. − Mức tích luỹ cho phép đối với các khoản phải thu không thể thu hồi được − Tiền thuê bất thường được công nhận vào thu nhập, − Diễn giải khái quát về các thoả thuận thuê quan trọng − Giá trị còn lại không được đảm bảo Thuê hoạt động − Thông tin trên ảng tỏng kết tài sản cho từng loại tài sản là số gộp mang sang, khấu hao tích luỹ và tổn thất giảm giá trị tích luỹ. − Thông tin trong báo cáo thu nhập cho từng loại tài sản là phí khấu hao, tổn thất do giảm giá trị được công nhận và các khoản ghi đảo. − Diễn giải khát quát về các thoả thuận thuê quan trọng. − Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai dưới hình thức thuê hoạt động không thể huỷ bỏ trong ba mức thời gian. − Tổng sô tiền thuê bất thường được công nhận trong thu nhập. 13.4.3 GIAO DỊCH BÁN VÀ CHO THUÊ LẠI − Yêu cầu nội dung công bô snhư nhau đối với người cho thuê và đi thuê. − Một số khoản có thể công bố riêng theo IAS 8
  3. [ VAS 06: THUÊ TÀI SẢN \ QUY ĐỊNH CHUNG 01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với bên thuê và bên cho thuê tài sản, bao gồm thuê tài chính và thuê hoạt động, làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán thuê tài sản, ngoại trừ: a) Hợp đồng thuê để khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên như dầu, khí, gỗ, kim loại và các khoáng sản khác; b) Hợp đồng sử dụng bản quyền như phim, băng vidéo, nhạc kịch, bản quyền tác giả, bằng sáng chế. 03. Chuẩn mực này áp dụng cho cả trường hợp chuyển quyền sử dụng tài sản ngay cả khi bên cho thuê được yêu cầu thực hiện các dịch vụ chủ yếu liên quan đến điều hành, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cho thuê. Chuẩn mực này không áp dụng cho các hợp đồng dịch vụ không chuyển quyền sử dụng tài sản. 04. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần. Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Thuê hoạt động: Là thuê tài sản không phải là thuê tài chính. Hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang: Là hợp đồng thuê tài sản mà hai bên không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, trừ các trường hợp: a) Có sự kiện bất thường xẩy ra, như: - Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê; - Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng thuê tài sản; - Bên thuê hoặc bên cho thuê vi phạm hợp đồng; - Bên thuê bị phá sản, hoặc giải thể; - Người bảo lãnh bị phá sản, hoặc giải thể và bên cho thuê không chấp thuận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê; - Tài sản cho thuê bị mất, hoặc hư hỏng không thể sửa chữa phục hồi được. b) Được sự đồng ý của bên cho thuê; c) Nếu 2 bên thoả thuận một hợp đồng mới về thuê chính tài sản đó hoặc tài sản tương tự; d) Bên thuê thanh toán thêm một khoản tiền ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: Là ngày xẩy ra trước của một trong hai (2) ngày: Ngày quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho bên thuê và ngày tiền thuê bắt đầu được tính theo các điều khoản quy định trong hợp đồng.
  4. Thời hạn thuê tài sản: Là khoảng thời gian của hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang cộng (+) với khoảng thời gian bên thuê được gia hạn thuê tài sản đã ghi trong hợp đồng, phải trả thêm hoặc không phải trả thêm chi phí nếu quyền gia hạn này xác định được tương đối chắc chắn ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu: a) Đối với bên thuê: Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài sản theo thời hạn trong hợp đồng (Không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm), kèm theo bất cứ giá trị nào được bên thuê hoặc một bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán. b) Đối với bên cho thuê: Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo thời hạn thuê trong hợp đồng (Không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm) cộng (+) với giá trị còn lại của tài sản cho thuê được đảm bảo thanh toán bởi: - Bên thuê; - Một bên liên quan đến bên thuê; hoặc - Một bên thứ ba độc lập có khả năng tài chính. c) Trường hợp trong hợp đồng thuê bao gồm điều khoản bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê với giá thấp hơn giá trị hợp lý vào ngày mua thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (Đối với cả bên cho thuê và bên đi thuê) bao gồm tiền thuê tối thiểu ghi trong hợp đồng theo thời hạn thuê và khoản thanh toán cần thiết cho việc mua tài sản đó. Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Giá trị còn lại của tài sản cho thuê: Là giá trị ước tính ở thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên cho thuê dự tính sẽ thu được từ tài sản cho thuê vào lúc kết thúc hợp đồng cho thuê. Giá trị còn lại của tài sản thuê được đảm bảo: a) Đối với bên thuê: Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên liên quan với bên thuê đảm bảo thanh toán cho bên cho thuê (Giá trị đảm bảo là số tiền bên thuê phải trả cao nhất trong bất cứ trường hợp nào). b) Đối với bên cho thuê: Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên thứ ba có khả năng tài chính không liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán. Giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo: Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được xác định bởi bên cho thuê không được bên thuê hoặc bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán hoặc chỉ được một bên liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán. Thời gian sử dụng kinh tế: Là khoảng thời gian mà tài sản được ước tính sử dụng một cách hữu ích hoặc số lượng sản phẩm hay đơn vị tương đương có thể thu được từ tài sản cho thuê do một hoặc nhiều người sử dụng tài sản. Thời gian sử dụng hữu ích: Là khoảng thời gian sử dụng kinh tế còn lại của tài sản thuê kể từ thời điểm bắt đầu thuê, không giới hạn theo thời hạn hợp đồng thuê. Đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính: Là tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu theo hợp đồng thuê tài chính (đối với bên cho thuê) cộng (+) giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo.
  5. Doanh thu tài chính chưa thực hiện: Là số chênh lệch giữa tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cộng (+) giá trị còn lại không được đảm bảo trừ (-) giá trị hiện tại của các khoản trên tính theo tỷ lệ lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính. Đầu tư thuần trong hợp đồng thuê tài chính: Là số chênh lệch giữa đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính và doanh thu tài chính chưa thực hiện. Lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính: Là tỷ lệ chiết khấu tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu và giá trị hiện tại của giá trị còn lại không được đảm bảo để cho tổng của chúng đúng bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê. Lãi suất biên đi vay: Là lãi suất mà bên thuê sẽ phải trả cho một hợp đồng thuê tài chính tương tự hoặc là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên thuê sẽ phải trả để vay một khoản cần thiết cho việc mua tài sản với một thời hạn và với một đảm bảo tương tự. Tiền thuê có thể phát sinh thêm: Là một phần của khoản thanh toán tiền thuê, nhưng không cố định và được xác định dựa trên một yếu tố nào đó ngoài yếu tố thời gian, ví dụ: phần trăm (%) trên doanh thu, số lượng sử dụng, chỉ số giá, lãi suất thị trường. 05. Hợp đồng thuê tài sản bao gồm các quy định cho phép bên thuê được mua tài sản khi đã thực hiện đầy đủ các điều kiện thoả thuận trong hợp đồng đó gọi là hợp đồng thuê mua. NỘI DUNG CHUẨN MỰC Phân loại thuê tài sản 06. Phân loại thuê tài sản áp dụng trong chuẩn mực này được căn cứ vào mức độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê cho bên thuê. Rủi ro bao gồm khả năng thiệt hại từ việc không tận dụng hết năng lực sản xuất hoặc lạc hậu về kỹ thuật và sự biến động bất lợi về tình hình kinh tế ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn. Lợi ích là khoản lợi nhuận ước tính từ hoạt động của tài sản thuê trong khoảng thời gian sử dụng kinh tế của tài sản và thu nhập ước tính từ sự gia tăng giá trị tài sản hoặc giá trị thanh lý có thể thu hồi được. 07. Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản. Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. 08. Bên cho thuê và bên thuê phải xác định thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. 09. Việc phân loại thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động phải căn cứ vào bản chất các điều khoản ghi trong hợp đồng. Ví dụ các trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là: a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê; b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê. c) Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu; d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;
  6. đ) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sữa chữa lớn nào. 10. Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba (3) trường hợp sau: a) Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê; b) Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê; c) Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường. 11. Phân loại thuê tài sản được thực hiện tại thời điểm khởi đầu thuê. Bất cứ tại thời điểm nào hai bên thoả thuận thay đổi các điều khoản của hợp đồng (trừ gia hạn hợp đồng) dẫn đến sự thay đổi cách phân loại thuê tài sản theo các tiêu chuẩn từ đoạn 06 đến đoạn 10 tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, thì các điều khoản mới thay đổi này được áp dụng cho suốt thời gian hợp đồng. Tuy nhiên, thay đổi về ước tính (ví dụ, thay đổi ước tính thời gian sử dụng kinh tế hoặc giá trị còn lại của tài sản thuê) hoặc thay đổi khả năng thanh toán của bên thuê, không dẫn đến sự phân loại mới về thuê tài sản. 12. Thuê tài sản là quyền sử dụng đất và nhà được phân loại là thuê hoạt động hoặc thuê tài chính. Tuy nhiên đất thường có thời gian sử dụng kinh tế vô hạn và quyền sở hữu sẽ không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạn thuê, bên thuê không nhận phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu đất do đó thuê tài sản là quyền sử dụng đất thường được phân loại là thuê hoạt động. Số tiền thuê tài sản là quyền sử dụng đất được phân bổ dần cho suốt thời gian thuê. GHI NHẬN THUÊ TÀI SẢN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BÊN THUÊ Thuê tài chính 13. Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng. Trường hợp không thể xác định được lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên thuê tài sản để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. 14. Khi trình bày các khoản nợ phải trả về thuê tài chính trong báo cáo tài chính, phải phân biệt nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. 15. Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính, như chi phí đàm phán ký hợp đồng được ghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê. 16. Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính phải được tính theo từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán.
  7. 17. Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán. Chính sách khấu hao tài sản thuê phải nhất quán với chính sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích của nó. 18. Khi trình bày tài sản thuê trong báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán "TSCĐ hữu hình". Thuê hoạt động 19. Các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động (Không bao gồm chi phí dịch vụ, bảo hiểm và bảo dưỡng) phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn. GHI NHẬN THUÊ TÀI SẢN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BÊN CHO THUÊ Thuê tài chính 20. Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán bằng giá trị đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính. 21. Đối với thuê tài chính phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên thuê, vì vậy các khoản phải thu về cho thuê tài chính phải được ghi nhận là khoản phải thu vốn gốc và doanh thu tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê. 22. Việc ghi nhận doanh thu tài chính phải dựa trên cơ sở lãi suất định kỳ cố định trên tổng số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính. 23. Bên cho thuê phân bổ doanh thu tài chính trong suốt thời gian cho thuê dựa trên lãi suất thuê định kỳ cố định trên số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính. Các khoản thanh toán tiền thuê tài chính cho từng kỳ kế toán (Không bao gồm chi phí cung cấp dịch vụ) được trừ vào đầu tư gộp để làm giảm đi số vốn gốc và doanh thu tài chính chưa thực hiện. 24. Các chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu tài chính như tiền hoa hồng và chi phí pháp lý phát sinh khi đàm phán ký kết hợp đồng thường do bên cho thuê chi trả và được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc được phân bổ dần vào chi phí theo thời hạn cho thuê tài sản phù hợp với việc ghi nhận doanh thu. Thuê hoạt động 25. Bên cho thuê phải ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Bảng cân đối kế toán theo cách phân loại tài sản của doanh nghiệp. 26. Doanh thu cho thuê hoạt động phải được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn. 27. Chi phí cho thuê hoạt động, bao gồm cả khấu hao tài sản cho thuê, được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi phát sinh. 28. Chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc phân bổ dần vào chi phí trong suốt thời hạn cho thuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động.
  8. 29. Khấu hao tài sản cho thuê phải dựa trên một cơ sở nhất quán với chính sách khấu hao của bên cho thuê áp dụng đối với những tài sản tương tự, và chi phí khấu hao phải được tính theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Tài sản cố định hữu hình” và Chuẩn mực kế toán “Tài sản cố định vô hình”. 30. Bên cho thuê là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại ghi nhận doanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động theo từng thời hạn cho thuê. Giao dịch bán và thuê lại tài sản 31. Giao dịch bán và thuê lại tài sản được thực hiện khi tài sản được bán và được chính người bán thuê lại. Phương pháp kế toán áp dụng cho các giao dịch bán và thuê lại tài sản tuỳ thuộc theo loại thuê tài sản. 32. Nếu bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính, khoản chênh lệch giữa thu nhập bán với giá trị còn lại của tài sản phải phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản. 33. Nếu thuê lại tài sản là thuê tài chính có nghĩa bên cho thuê cung cấp tài chính cho bên thuê, được đảm bảo bằng tài sản. Khoản chênh lệch giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán không được ghi nhận ngay là một khoản lãi từ việc bán tài sản mà phải ghi nhận là thu nhập chưa thực hiện và phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản. 34. Giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động được ghi nhận khi: - Nếu giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hoặc lãi phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh; - Nếu giá bán thấp hơn giá trị hợp lý thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, trừ trường hợp khoản lỗ được bù đắp bằng khoản thuê trong tương lai ở một mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường. Trường hợp này khoản lỗ không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần vào chi phí phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng; - Nếu giá bán cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý phải được phân bổ dần vào thu nhập phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng. 35. Nếu thuê lại tài sản là thuê hoạt động, tiền thuê và giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý, tức là đã thực hiện một nghiệp vụ bán hàng thông thường thì các khoản lãi hay lỗ được hạch toán ngay trong kỳ phát sinh. 36. Đối với thuê hoạt động, nếu giá trị hợp lý tại thời điểm bán và thuê lại tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản, khoản lỗ bằng số chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh. 37. Các yêu cầu trình bày báo cáo tài chính của bên thuê và bên cho thuê các nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản phải giống nhau. Trường hợp trong thoả thuận thuê tài sản có quy định đặc biệt thì cũng phải trình bày trên báo cáo tài chính. TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH Đối với bên thuê 38. Bên thuê tài sản phải trình bày các thông tin về thuê tài chính, sau: a) Giá trị còn lại của tài sản thuê tại ngày lập báo cáo tài chính; b) Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong kỳ;
  9. c) Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm; d) Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản. 39. Bên thuê tài sản phải trình bày các thông tin về thuê hoạt động, sau: a) Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai cho hợp đồng thuê hoạt động không huỷ ngang theo các thời hạn: - Từ một (1) năm trở xuống; - Trên một (1) năm đến năm (5) năm; - Trên năm (5) năm. b) Căn cứ xác định chi phí thuê tài sản phát sinh thêm; Đối với bên cho thuê 40. Bên cho thuê tài sản phải trình bày các thông tin về cho thuê tài chính, sau: a) Bảng đối chiếu giữa tổng đầu tư gộp cho thuê tài sản và giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản phải thu vào ngày lập Báo cáo tài chính của kỳ báo cáo theo các thời hạn: - Từ một (1) năm trở xuống; - Trên một (1) năm đến năm (5) năm; - Trên năm (5) năm. b) Doanh thu cho thuê tài chính chưa thực hiện; c) Giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo theo tính toán của bên cho thuê; d) Dự phòng luỹ kế cho các khoản phải thu khó đòi về khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu; đ) Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là doanh thu trong kỳ. 41. Bên cho thuê tài sản phải trình bày các thông tin về cho thuê hoạt động, sau: a) Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu trong tương lai của các hợp đồng thuê hoạt động không huỷ ngang theo các thời hạn: - Từ một (1) năm trở xuống; - Trên một (1) năm đến năm (5) năm; - Trên năm (5) năm. b) Tổng số tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là doanh thu trong kỳ; d. Chuẩn mực kế toán về doanh thu [ Trích Chương 14 DOANH THU (IAS 18)\ 14.1 VẤN ĐỀ ĐẶT RA. Việc hạch toán doanh thu từ những hoạt động thông thường được quy định. những khía cạnh sau đây được đưa ra:
  10. ƒ Doanh thu được phân biệt với các loại thu nhập khác (thu nhập bao gồm cả doanh thu và các khoản kiển được) ƒ Tiêu chí công nhận doanh thu được xác định ƒ Hướng dẫn áp dụng cho: − Thời điểm công nhận − Số lượng được công nhận − Yêu cầu công bố. 14.2 PHẠM VI ÁP DỤNG. IAS quy định việc hạch toán doanh thu có được từ: − Bán hàng − Cung cấp dịch vụ − Sử dụng các loại tài sản khác của doanh nghiệp mang lại lãi, tiền thuê và cổ tức. Doanh thu là luồng thu gộp các lợi ích kinh tế: − Trong kỳ, − Phát sinh từ quá trình hoạt động thông thường, − Do tăng vốn, chứ không phải phần đóng gópcủa những người góp cổ phần. Doanh thu loại trừ những khoản thu thay cho bên thứ ba ví dụ như VAT 14.3 HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 14.3.1 Doanh thu phải được tính toán theo giá trị thực tế của khoản hoàn trả nhận được. − Chiết khấu thương mại và quay vòng khối lượng được giảm để xác định giá trị thực tế. Tuy nhiên chiết khấu thanh toán không được giảm. − Khi dòng tiền vào bị trì hoãn (ví dun cấp tín dụng không tính lãi suất), lúc đó sẽ hình thành có hiệu quả một giao dịch cấp vốn. Lãi suất ước lệ phải được tính toán. Số chênh lệch giữa giá trị thực tế và số danh nghĩa của khoản hoàn trả được xác định riền và công bố là lãi. − Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi lấy hàng hoá và dịch vụ khác có tính chất và giá trị tương tự thì không có khoản công nhận doanh thu nào cả. − Khi hàng hoá và dịch vụ được cung cấp để đổi lấy những hàng hoá và dịch vụ không cùng tính chất và giá trị thì doanh thu được tính theo giá trị thực tế của hàng hoá và giá trị nhận được. 14.3.2 Quy tắc xác định giao dịch mang lại doanh thu như sau: − Khi giá bán của một sản phẩm bao gồm một khoản dịch vụ kèm theo sau đó thì khoản này sẽ được để về sau khi kỳ dịch vụ thực hiện. − Khi một doanh nghiệp bán hàng hoá và ký tiếp ngay một hợp đồng mua lại hàng hoá đó voà một ngày khác sau đó, ảnh hưởng thực của giao dịch bị loại trừ và hai giao dịch được thực hiện như một.
  11. 14.3.3 Doanh thu bán hàng được công nhận khi: − Rủi ro và lợi ích quan trọng của việc sở hữu hàng hoá được chuyển sang cho người mua. − Doanh nghiệp không tiếp tục tham gia quản lý quyền sở hữu cũng không giám sát hiệu quả của hàng đã bán ra. − Số doanh thu có thể được tính toán một cách chắc chắn. − Doanh nghiệp có khả năng là sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch. − Chi phí giao dịch có thể được tính toán môt cách chắc chắn 14.3.4 Tính không chắc chắn về khả năng thu về khoản đã được tính trong doanh thu sẽ được coi như một khoản chi phí chứ không phải là một khoản điều chỉnh doanh thu. 14.3.5 Doanh thu không thể được công nhận khi chi phí không thể được tính toán một cách chắc chắn. Những khoản hoàn trả đã được nhận từ bán hàng sau này sẽ được chuyển về sau như một khoản nợ cho tới khi công nhận doanh thu 14.3.6 Khi kết quả giao dịch liên quan đến việc cung cấp dịch vụ thì kết quả đó có thể được dự tính một cách chắc chắn, doanh thu được công nhận theo tính toán của giai đoạn hoàn tất giao dịch vào ngày lập bảng tổng kết tài sản. Kết quả có thể được dự tính khi: − Số doanh thu có thể được dự tính một cách chắc chắn. − Có khả năng là doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch. − Giai đoạn hoàn tất có thể tính được một cách chắn chắn. − Chi phí phát sinh và chi phí để hoàn thành giao dịch có thể được tính toán mọt cách đáng tin cậy. 14.3.7 Khi kết quả giao dịch liên quan đến việc cung cấp dịch vụ không thể dự tính được một cách chắc chắn, doanh thu cần được công nhận chỉ ở mức độ chi phí có thể thu hồi. 14.3.8 Giai đoạn hoàn tất của mọt giao dịch có thể được quyết định theo nhiều phương pháp tương tự như phương pháp quy định trong IAS 11 (ví dụ tỷ lệ chi phí phát sinh so với tổng chi phí dự tính) 14.3.9 Doanh thu từ việc sử dụng các loại tài sản khác của của doanh nghiệp mang lại lãi, tiền thuê và cố tức được công nhận như sau: − Lãi: Phương pháp tỷ lệ thời gian (khoản mốc chưa thành toán, %, thời gian) − Tiền thuê: Phương pháp tích luỹ (chủ yếu theo các thoả thuận liên quan). − Cổ tức: Khi quyền nhận thanh toán được xác lập. 14.4 CÔNG BỐ. Chế độ kế toán − Cơ sở tính doanh thu được sử dụng. − Phương pháp công nhận doanh thu được sử dụng. − Phương pháp giai đoạn hoàn thành dịch vụ.