Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình - Phạm Thị Thúy Liễu (Phần 1)

pdf 38 trang hapham 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình - Phạm Thị Thúy Liễu (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_hon_nhan_va_gia_dinh_pham_thi_thuy_lieu_phan.pdf

Nội dung text: Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình - Phạm Thị Thúy Liễu (Phần 1)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Ths Phạm Thị Thuý Liễu GIÁO TRÌNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Vinh - 2011 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Ths Phạm Thị Thuý Liễu GIÁO TRÌNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 2
  3. Phân công biên soạn: - Chủ biên: ThS Phạm Thị Thuý Liễu - Các tác giả: ThS Phạm Thị Thuý Liễu - Chương 5, 6 ThS Nguyễn Thị Thanh - Chương 1, 4 GV Bùi Thuận Yến - Chương 2 GV Nguyễn Thị Phương Thảo - Chương 3 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về các hình thái hôn nhân trong lịch sử. 2 2. Khái niệm và các đặc điểm của hôn nhân. 5 3. Khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình 6 4. Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình: 7 5. Nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình 9 6. Các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình 9 CHƯƠNG 2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 16 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. 16 2. Các yếu tố của quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình 17 3. Thực hiện nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình: 19 4. Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt, phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. 19 CHƯƠNG 3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 21 1. Chế độ Hôn nhân và gia đình VN từ tháng 8 – 1945 đến 1959. 21 2. Chế độ hôn nhân và gia đình VN từ năm 1960 đến 1986 23 3 .Chế độ HNGĐ VN từ năm 1986 đến 2000 23 4. Chế độ Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 2001 đến nay 23 5. Nguồn của Luật hôn nhân và gia đình 23 CHƯƠNG 4. KẾT HÔN 25 1. Kết hôn 25 2. Kết hôn trái pháp luật: 33 3. Không công nhận quan hệ vợ chồng: 37 CHƯƠNG 5. QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 39 1. Khái niệm: 39 2. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ và chồng. 39 3. Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa vợ và chồng: 41 CHƯƠNG 6. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN GIỮA CHA MẸ VÀ CÁC CON 46 1. Căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con 46 CHƯƠNG 7. NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH 57 1. Khái niệm cấp dưỡng và phân loại nghĩa vụ cấp dưỡng. 57 2. Mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. 58 3. Các trường hợp cấp dưỡng. 60 4. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. 59 CHƯƠNG 8. CHẤM DỨT HÔN NHÂN 64 1.Chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết. 64 2. Ly hôn 64 3. Các trường hợp ly hôn theo quy định của pháp luật. 64 4. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn. 66 5. Cấp dưỡng cho một bên vợ, chồng khi ly hôn 69 6. Việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 4
  5. CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về các hình thái hôn nhân trong lịch sử. Lịch sử đã cho thấy, ở bất cứ thời điểm nào, trong bất cứ hình thái kinh tế nào thì xã hội luôn là tập hợp của các gia đình " Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt" Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội và được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: triết học, xã hội học, tâm lý học, sử học, luật học Hôn nhân là cơ sở của gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Khi nghiên cứu về nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Ăng ghen không tán đồng với quan điểm trên và khẳng đình đó là quan điểm sai lầm, phi thực tế lịch sử. Qua quá trình phân tích nguồn gốc của gia đình từ giai đoạn thấp của xã hội loài người, khi con người mới tách khỏi thiên nhiên, chưa sản xuất ra thứ gì, chỉ biết hái lượm những thứ có sẵn trong tự nhiên, Ăng ghen đã kết luận rằng: Hình thái cổ xưa nhất của xã hội là bộ lạc rồi đến gia đình và sau cùng là nhà nước. Theo Ăngghen, giai đoạn đầu tiên của xã hội loài người, khi chưa có sự phân công lao động thì không có hôn nhân và gia đình. Xã hội lúc này chia ra thành các bộ lạc, các bộ lạc là đơn vị duy nhất không tách rời của xã hội, từ hình thức bộ lạc này, xã hội phát triển dẫn đến sự xuất hiện của gia đình. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, quá trình phát triển của các hình thái hôn nhân trong lịch sử gắn với ba thời đại, mỗi thời đại có các hình thái hôn nhân tương ứng. Đó là: thời đại mông muội, trong thời đại này xuất hiện hình thái hôn nhân huyết tộc và hôn nhân Punalua; thời đại dã man xuất hiện hình thái hôn nhân cặp đôi; thời đại văn minh xuất hiện hình thái hôn nhân một vợ một chồng. Đây là gia đoạn đầu tiên của quá trình phát triển các hình thái hôn nhân và gia đình khi con người phát hiện ra lửa, mở ra triển vọng chinh phục thiên nhiên, giúp con người dùng để nấu chính thức ăn, chống lại giá rét, thú dữ và còn có tác động lớn làm thay đổi tận gốc tiềm năng của năng lượng, cơ cấu nhân khẩu, tập quán. Hôn nhân huyết tộc được xây dựng theo từng thế hệ, từng nhóm hôn nhân. Chỉ các thành viên trong cùng một nhóm, cùng một thế hệ mới được quan hệ tính giao với nhau. Nghĩa là quan hệ tình giao được thiết lập theo bàng hệ, ngoại trừ quan hệ tình giao theo trực hệ, cấm giữa cha mẹ và các con. Trong thời đại nguyên thủy lúc bấy giờ anh chị em đồng thời cũng là vợ chồng. 1.2 Hôn nhân Pu-na-lu-an Hôn nhân Punaluan là hình thái hôn nhân xuất hiện vào giai đoạn cao của thời đại mông muội, giai đoạn con người đã biết tìm ra phương tiện đi lại, phương tiện vận chuyển, đã biết xây dựng những ngôi nhà mới tiến bộ hơn trước, biết được các kiểu cách may áo Trong giai đoạn này, người nguyên thủy đã chế tạo được cung tên, giúp ích cho họ rất nhiều trong cuộc sống, như bảo vệ lãnh thổ của thị tộc, bộ lạc, chống lại sự xâm chiếm của thị tộc, bộ lạc khác, công cụ để buộc kẻ khác phải tuân theo ý chí của mình, dùng súng săn bắn. 5
  6. Nếu như hôn nhân huyết tộc đã loại bỏ quan hệ tính giao theo trực hệ, thì đến hôn nhân Punalua, ngoài việc loại bỏ quan hệ tính giao theo trực còn loại bỏ cả quan hệ theo bàng hệ(giữa anh chị em các bậc với nhau). Bước tiến này bắt đầu từ việc loại bỏ quan hệ tính giao giữa anh chị em chú bác, con cái của anh chị em chú bác và cháu chắt của anh chị em chú bác. Hôn nhân Punaluan được xây dựng giữa một nhóm chị em gái con của bà mẹ này với một nhóm anh em trai của một hoặc nhiều bà mẹ khác. Từ đó những người chồng này không gọi nhau là anh em nữa mà gọi là punalua, nghĩa là bạn thân thiết, người cùng hội cùng thuyền. Những người vợ cũng gọi nhau là punalua. Mặc dù hạn chế về quan hệ tính giao, tuy nhiên thời kỳ này, con sinh ra cũng chỉ xác định được mẹ đẻ của mình mà không xác định được cha đích thực, vì thế dòng dõi chỉ được xác định dựa vào phía người mẹ. Các bà mẹ gọi tất cả các trẻem trong gia đình mình là con và gia đình đó là gia đình " không có cha". Khi người phụ nữ chết đi thì tài sản của bà ta để lại cho các con, mẹ, anh em trai và chị em gái. Tất cả những người này hợp lai gọi là thị tộc. Gia đình Punaluan chưa giải quyết triệt để các đặc điểm của gia đình quần hôn, với các đặc điểm cơ bản là: anh, trai gái cùng một mẹ sinh ra không thể có quan hệ tính giao với nhau, nhưng anh em trai cùng một mẹ sinh ra có thể đồng thời quan hệ với chị, em gái cùng một mẹ sinh ra khác. Ví dụ: Bà X sinh ra A, B, C, D trong đó A, B, C là ba anh em trai, D là em gái; bà Y sinh ra M, N, G là ba chị em gái và K một con trai. Trong gia đình Punaluan A, B, C không thể quan hệ tính giao với D, M, N, G không thể quan hệ tính giao với K, nhưng A, B, C đồng thời có thể quan hệ tính giao với M, N, G và M, N, G cũng có thể đồng thời quan hệ tính giao với A, B, C. Trong gia đình Punaluan, đã xuất hiện quan hệ cô, chú, bác với cháu. M, N, G không thể quan hệ với D, con của M,N, G không phải là con của K, lúc này K trở thành, bác, chú ruột của các con do M, N, G sinh ra. 1.3 Hôn nhân đối ngẫu (hôn nhân cặp đôi) Hình thái hôn nhân này xuất hiện trong thời đại dã man, thời đại chuyển từ xã hội thị tộc sang xã hội có giai cấp. Giai đoạn chuyển từ nền kinh tế chiếm đoạt sang nền kinh tế sản xuất, từ việc chiếm hữu những sản vật có trong tự nhiên chiếm ưu thế, sang thời đại trong đó con người học được những phương pháp thông qua hoạt động của con người để tăng việc sản xuất các sản vật tự nhiên. Trong thời đại này con người đã biết nấu sắn, cải tạo và sử dụng công cụ bằng sắt, biết thuần dưỡng, chăn nuôi động vật và trồng trọt cây cối. Từ hôn nhân punalua, các cặp vợ chồng tách ra thành các đôi riêng lẻ để quan hệ tính giao với nhau, từ đó hình thành hình thái cặp đôi Đối ngẫu. Do đó, xét về mặt hình thức, trong hôn nhân này không còn tồn tại chế độ quần hôn. Theo Ăngghen: công lao trong việc tạo ra hình thái hôn nhân Cặp đôi là thuộc về phụ nữ, do đó họ có nhu cầu cần sự gắn bó cao hơn so với người đàn ông. Người phụ nữ thời kỳ này muốn chỉ thuộc về một người đàn ông mà thôi, Tuy nhiên, hôn nhân Cặp đôi không bền vững, dễ dàng bị phá vỡ bởi người đàn ông hoặc người đàn bà do không có cơ sở pháp lý và cơ sở tình cảm giàng buộc chặt, thói quen chung sống theo nhóm, bầy đàn từ nhiều năm vẫn còn chi phối, nên người vợ, người chồng dễ dàng quay lại lối sống như trước. Con cái do hôn nhân Cặp đôi sinh ra vẫn thuộc về thị tộc mẹ như trước, mặc dù người ta đã có thể biết cha đẻ của đứa trẻ là ai, hôn nhân Cặp đôi không có kinh tế riêng, mà vẫn phụ thuộc vào kinh tế của đại gia đình là Thị tộc. 1.4 Hôn nhân một vợ một chồng. 6
  7. Hình thức này ra đời và tồn tại trong thời đại văn minh, xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Ăngghen cho rằng: hôn nhân một vợ một chồng là hình thức hôn nhân đầu tiên không dựa trên điều kiện tự nhiên, mà dựa trên nhưng điều kiện kinh tế, vì thế sự đối lập giai cấp đầu tiên trong lịch sử là trùng với sự đối kháng giữa vợ và chồng trong hôn nhân Đối ngẫu, và sự áp bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông với đàn bà. Hôn nhân một vợ một chồng ra đời vào buổi giao thời giữa lúc kết thúc thời đại Dã man và bắt đầu vào thời đại văn minh, ra đời trên cơ sở gia đình đối ngẫu. Ở vào giai đoạn đầu, vị trí thống trị thuộc về người chồng, người chồng là chủ gia đình và là người nắm toàn bộ của cải, vì lúc này họ làm những nghề có dư thừa nhiều hơn so với người vợ, như: Trồng trọt, chăn nuôi, thuần dưỡng súc vật, còn người vợ chỉ làm các công việc trong nhà. Chế độ mẫu hệ đã được thay bằng chế độ phụ hệ. Để đảm bảo của cải của gia đình làm ra không thuộc về người khác khi người chồng chết đi, do đó huyết tộc được xây dựng theo người cha, con cái được quyền thừa kế tài sản của người cha. Hình thái hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ và tồn tại đến tận ngày nay. Trong quá trình phát triển của lịch sử đã có những thay đổi. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ hình thái hôn nhân một vợ một chồng bắt đầu mang tính giả tạo đối với chủ nô, chỉ tuân thủ đối với người phụ nữ, thời kỳ này người vợ được xem như nô lệ, họ chỉ là công cụ để giải trí và sinh đẻ. Người chồng là gia trưởng trong gia đình. Trong chế độ phong kiến, xã hội có những đòi hỏi, luật lệ rất nghiêm khắc với người phụ nữ, người phụ nữ trong xã hội này chỉ được phép có một người chồng, thậm chí chồng chết phải ở lại thờ chồng, không được tái giá thế mới là “chính chuyên”. Đàn ông không những được phép lấy nhiều vợ mà còn được khuyến kích lấy nhiều vợ. Địa vị của người phụ nữ luôn bị xem nhẹ, nói cách khác đây là xã hội trọng nam kinh nữ. Trong gia đình Phong kiến, quyền lợi gia tộc luôn được đặt lên hàng đầu, các thành viên trong gia đình luôn phải tuân thủ quy định của gia tộc, vì lẽ đó, trong gia đình không có sự tự do, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, mọi vấn đề đều phải do cha mẹ quyết định. Hôn nhân được xây dựng theo đẳng cấp, đẳng cấp nào thì kết hôn với đẳng cấp đó. Trong chế độ Tư bản chủ nghĩa, hình thái hôn nhân một vợ một chồng tiếp tục được khẳng định và được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật, hôn nhân ở chế độ này thường được xây dựng trên sự tình toán về kinh tế, tiền bạc và tài sản đóng vai trò rất lớn trong các cuộc hôn nhân. Người ta quan niệm việc kết hôn giữa nam nữ là một sự thỏa hiệp giữa hai người, thực ra đó là một dạng hợp đồng dân sự. Khi xem xét về mặt đạo đức các quan hệ hôn nhân được xây dựng trên sự tính toán trắng trợn, Ăngghen đã viện dẫn câu nói nổi tiếng của của Phurie "Hệt như trong ngữ pháp, hai phủ định làm thành một khẳng định, trong đạo đức vợ chồng cũng vậy, hai tệ mại dâm làm thành một đức hạnh”. Điểm đáng chủ yếu trong hôn nhân thời kỳ này là thừa nhận và đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình, đề cao tự do trong hôn nhân, quyền con người đối với mỗi thành viên trong gia đình. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, hôn nhân một vợ một chồng không những được nhà nước thừa nhận mà còn có các biện pháp bảo vệ. Nhà nước luôn tạo các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và pháp luật để thực hiện tốt chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Trong xã hội, vị trí của người phụ nữ được tôn trong, họ có các quyền ngang 7
  8. nhau với nam giới, trong quan hệ hôn nhân, nam nữ có quyền tự do lựa chọn bạn đời và quyết định việc kết hôn của mình. Không ai có quyền ép buộc, lừa dối, cưỡng ép. Tình yêu nam và nữ là nền tảng, là cơ sở để thiết lập hôn nhân và chỉ riêng trên cơ sở tình yêu, mới được nhà nước và xã hội thừa nhận. 2. Khái niệm và các đặc điểm của hôn nhân. 2.1 Khái niệm hôn nhân. Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng phát sinh trong quá trình phát triển của loài người. Cũng như những hiện tượng xã hội khác, hôn nhân và gia đình chịu sự tác động có tính quyết định của các điều kiện kinh tế, xã hội. Con người sinh ra và trưởng thành thì tình cảm, tình thương yêu chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Đó là tình yêu quê hương đất nước, tình thương cha mẹ, anh chị em . Và đến lúc trưởng thành, còn có tình yêu trai gai. Đây là thứ tình yêu thiêng liêng và là khát vọng đẹp đẽ của mỗi con người. Xuất phát điểm của cuộc sống vợ chồng là sự kiện kết hôn, và biểu hiện của nó là quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ. Hiểu theo nghĩa thông thường, thì hôn nhân là việc trai lấy vợ, gái lấy chồng, trai gái lấy nhau làm vợ chồng. Khi đến một độ tuổi nhất định, thì hai bên nam nữ sẽ thiết lập một quan hệ vợ chồng với nhau, nhằm cùng chia sẻ tình cảm, gánh vác công việc, sinh con và nuôi dạy con Theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, hôn nhân được hiểu: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng được xác lập từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm hôn nhân chấm dứt. Hành vi kết hôn của nam và nữ là sự kiện làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Do đó để phát sinh quan hệ hôn nhân, nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và phải đăng ký trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiểu một cách đầy đủ và toàn diện thì hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, nhằm cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Hôn nhân là nền tảng, là cơ sở chủ yếu để hình thành nên gia đình. Từ quan hệ hôn nhân, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, và sau đó là cha mẹ và con cái, vừa mang tính quy luật tự nhiên vừa mang tình quy luật xã hội, pháp lý. 2.2. Các đặc điểm của hôn nhân. + Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ. Đặc điểm này nói lên sự khác biệt cơ bản giữa hôn nhân trong chế độ xã hội chủ nghĩa với hôn nhân trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến. Hôn nhân trong 2 chế độ này không phải là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, mà là giữa một nam và nhiều nữ - một chồng nhưng nhiều vợ; đặc trưng này còn khẳng định rõ đây là hôn nhân giữa những người khác giới tính. + Hôn nhân là sự liên kết hoàn toàn tự nguyện của nam và nữ. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, hôn nhân thường do cha mẹ sắp đặt, định đoạt, vì lẽ đó không có sự được sự tự nguyện của nam nữ. Ngay trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mặc dù đề cao quyền tự do cá nhân, quyền tự do yêu đương, kết hôn, nhưng việc xác lập hôn nhân thường bị ràng buộc bởi mục đích vụ lợi, do đó đây không còn là sự tự nguyện thực sự giữa nam và nữ. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, việc kết hôn của nam và nữ hoàn toàn tự nguyện, không bị ràng buộc bởi ý chí của cha me, dòng họ, không bị chi phối bởi vấn đề kinh tế mà được xây dựng trên cơ sở tình cảm, tình yêu chân chính cỉa nam và nữ. Tính 8
  9. chất tự nguyện trong hôn nhân không chỉ thể hiện khi kết hôn mà còn được thể hiện trong suốt quá trình chung sống của vợ chồng và khi ly hôn. + Hôn nhân là sự liên kết bình đẳng giữa vợ và chồng Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 quy định: “ mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. + Hôn nhân là sự liên kết nhằm chung sống suốt đời giữa vợ và chồng. Mục đích của hôn nhân là nhằm chung sống suốt đời với nhau, song thực tế cuộc sống do có những điều kiện khách quan hay chủ quan chi phối dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được, tình cảm giữa hai người không còn thì họ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn. + Hôn nhân là sự liên kết theo quy định của pháp luật. Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định chi tiết và đầy đủ về các điều kiện kết hôn, họ có quyền tự do kết hôn nhưng khi họ thực hiện quyền này thì phải trong khuôn khổ các điều kiện mà pháp luật đề ra. 3. Khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình 3.1 Khái niệm gia đình: Gia đình có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, dưới góc độ xã hội học thì gia đình là một tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ nhất của xã hội, nơi có nhiều thế hệ cùng chung sống. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật HNGĐ 2000 3.2 Các chức năng xã hội của gia đình * Chức năng duy trì nòi giống: Đây là chức năng tái sản xuất ra con người, một chức năng rất quan trọng của gia đình, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hôi. Mác – Ăngghen đã khẳng định: sản xuất ra chính bản thân mình, chính là nhờ lao động. Sản xuất ra cuộc sống của người khác là nhờ sự sinh đẻ. Thực hiện chức năng này của gia đình, đảm bảo duy trì, phát triển giống nòi, đồng thời đầu tư sức lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Việc tái sản xuất ra con người vừa là quy luật sinh tồn của tự nhiên, vừa là quy luật xã hội. Xét đến cùng , con người là một thực thể sinh vật, do đó quan hệ tính giao và sinh con đẻ cái, trước hết là những công việc mang tính chất tự nhiên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, con người còn là một thực thể xã hội, do đó chịu sự chi phối của các quy luật xã hội, pháp lý, nhằm đảm bảo phát triển hài hòa giữa gia đình và xã hội. Việc thực hiện chức năng sinh để của gia đình như thế nào, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng quốc gia. Với Việt Nam, thực hiện chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình, đo đó, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên dừng lại ở một hoặc hai con. * Chức năng giáo dục: Đây là chức năng quan trọng, không thể thiếu được trong việc hoàn thiện và phát triển nhân cách của mỗi con người. Mỗi một con người, từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi không còn trên thế gian đều cần có một gia đình, gắn bó với gia đình. Gia đình là cái nôi, là trường học đầu tiên và cần thiết của mỗi người, là nơi hình thành những thói 9
  10. quen làm người đầu tiên như: ăn, nói, đi, đứng gia đình là nơi đào tạo cho con người cách cư xử, cách lao động, nơi rèn luyện nhân cách. Thực hiện chức năng này, trước hết thuộc về cha, mẹ đối với con mình; ông bà đối với cháu; anh, chị đã thành niên đối với em. Mỗi người phải là tấm gương sáng về nhân cách để con, cháu, em của mình noi theo. Để đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục ở gia đình, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, khi đó mới đảm bảo giáo dục người chưa thành niên trở thành người con hiếu thảo của gia đình và công dân có ích cho xã hội. Tùy thuộc vào nhận thức, điều kiện sống mà mỗi gia đình có cách thức giáo dục con, em, cháu mình khác nhau. Việc giáo dục thế nào là do các chủ thể có nghĩa vụ và quyền lợi về giáo dục thực hiện, nhà nước không can thiệp vào cấn đề này, nhà nước chỉ quan tâm đến hiệu quả của việc giáo dục. Tuy nhiên,nhà nước nghiêm cấm các phương thức giáo dục trái pháp luật, đạo đức xã hội. * Chức năng kinh tế: Các thành viên gia đình cùng nhau tiến hành hoạt động kinh tế chung, tạo ra và nhân thêm lên những giá trị vật chất, tổ chức đời sống của mọi thành viên trong gia đình, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên đó, đồng thời còn đóng góp của cải vật chất cho xã hội. Thông qua hoạt động tổ chức tiêu dùng các sản phẩm của xã hội, gia đình trong chừng mực nhất định chính là sự thúc đẩy, là tác nhân kính thích những hoạt động lao động và kinh doanh của con người. 4. Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình: Danh từ Luật Hôn nhân và gia đình chỉ xuất hiện vào những năm sau cách mạng tháng tám. Trong chế độ Phòng kiến, không có quy định cụ thể về hôn nhân và gia đình, ngay cả thời kỳ thuộc pháp trước năm 1945 cũng vậy. Khi chúng ta giành lại độc lập, tại Sắc lệnh số 97/1950 chúng ta chỉ mới sửa đổi một số quy định về vấn đề hôn nhân và gia đình đã được quy định từ trước, trong các văn bản pháp luật: Dân luật Bắc 1931; Dân luật Trung 1936; Dân luật Giản ước 1883 cho phù hợp với tình hình xã hội hiện tại. Mãi đến năm 1959, mới có một văn bản chính thức quy định về hôn nhân và gia đình, đó là Luật hôn nhân và gia đình 1959. Đây là lúc thuật ngữ Luật Hôn nhân gia đình được đề cập cụ thể và vẫn được duy trì cho đến nay. Khái niệm “Luật hôn nhân và gia đình” là một khái niệm tổng thể. Để có khái niệm đầy đủ và cụ thể về Luật hôn nhân và gia đình, ta phải xem xét Luật hôn nhân và gia đình dưới ba khía cạnh: - Luật Hôn nhân và gia đình là một môn học. - Luật Hôn nhân và gia đình là một văn bản pháp luật cụ thể. - Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật. Dưới góc độ là một môn học, Luật hôn nhân gia đình là một hệ thống các khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính chất lý luận về pháp luật hôn nhân và gia đình, thực tiễn thi hành, áp dụng luật hôn nhân và gia đình. Dưới góc độ là một văn bản pháp luật, đó là kết quả của công tác hệ thống hóa pháp luật, xây dựng pháp luật. Trong đó, chứa đựng quy phạm của nhiều ngành luật, song nội dung chủ yếu là của một ngành luật nào đó. Ví dụ: Luật hôn nhân và gia đình, luật Dân sự Dưới góc độ là một ngành luật, Luật hôn nhân và gia đình là một ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Là tổng hợp các quy định phạm pháp luật hôn 10
  11. nhân và gia đình do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình, về những lợi ích nhân thân và những lợi ích về tài sản. Hệ thống pháp luật nước ta được phân chia theo nhiều ngành luật khác nhau, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ đặc thù, Luật hôn nhân và gia đình cũng vậy. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về Luật hôn nhân và gia đình, đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có ý kiến xem Luật hôn nhân và gia đình là một phần, một bộ phận của Luật dân sự, vì giữa hai ngành luật này có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh tương đồng nhau, có ý kiến cho rằng: Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cùng tồn tại song song với Luật Dân sự. Xem xét kỹ vấn đề này, chúng ta thấy rằng, mặc dù đối tượng điều chỉnh của hai ngành luật trên có nhiều nét tương đồng, tuy nhiên các quan hệ hôn nhân và gia đình do Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh có nhiều nét riêng biệt. Cụ thể, trong quan hệ hôn nhân và đình, yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là một nét đặc trưng cơ bản. Chính các yếu tố này quyết định đến việc xác lập, duy trì hay chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. Các sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình cũng là những sự kiện đặc biệt, như: Kết hôn, sinh đẻ, nuôi con nuôi, do đó chúng ta có thể khẳng định, Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cần xem xét kỹ đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình. Đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là những nhóm quan hệ XH trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng; giữa cha mẹ và con; giữa những người thân thích ruột thịt khác mà pháp Luật hôn nhân và gia đình hướng tới, tác động tới. Quan hệ nhân thân: là những quan hệ xã hội pháp sinh giữa các thành viên gia đình về các lợi ích nhân thân, phi tài sản như tình thương yêu, sự thủy chung, sự quan tâm, chăm sóc giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em, giữa ông bà và các cháu Quan hệ tài sản: là những quan hệ xã hội pháp sinh giữa các thành viên trong gia đình về các lợi ích tài sản. Đó có thể là quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, quan hệ về sở hữu tài sản Xét về hình thức, đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình có nhiều điểm giống với đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự, nhưng xét về bản chất, lại có những điểm khác biệt. Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, hai nhóm quan hệ này luôn có sự liên quan mật thiết với nhau. Quan hệ nhân thân trong một chừng mực nhất định đóng vai trò chủ đạo và quyết định trong các quan hệ hôn nhân và gia đình. Các nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình luôn gắn liền với nhân thân của các chủ thể, không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tồn tại bền vững, lâu dài. Quan hệ tài sản trong các quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình không mang tính đền bù ngang giá. Nhóm quan hệ tài sản mà Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh có phạm vi tương đối hẹp, chủ yếu là chế độ sở hữu tài sản của vợ chồng, các quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình. 11
  12. Phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là những cách thức, biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình. Vì đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản nên phương pháp điều chỉnh dựa vào việc áp dụng các nguyên tắc bình đẳng , tự nguyện với những đặc trưng sau: - Hệ thống quy phạm pháp Luật hôn nhân và gia đình quy định tính gắn bó mật thiết và tính tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, quy định quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ. - Việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đình được đảm bảo cưỡng chế nhà nước trên tinh thần phát huy tính tự giác qua việc giáo dục, khuyến khích và hướng dẫn thực hiện. - Các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình, tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội của mình. - Các chủ thể không thể bằng sự tự thỏa thuận nhằm làm thay đổi các nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình mà pháp luật đã quy định. 5. Nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình Đó là những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đặt ra một cách khách quan, xuất phát từ tính chất các mối quan hệ xã hội mà Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được quy định cụ thể tại điều 1, với bốn nhóm nhiệm vụ: - Góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ. - Xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. - Kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Việc thực hiện những nhiệm vụ trên nhằm mục đích: “xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững”. 6. Các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Nguyên tắc của một ngành luật là những khung pháp lý chung, những quy tắc chung được pháp luật ghi nhận, có tác dụng định hướng và chỉ đạo cho toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật của ngành luật đó. Nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình là những nguyên lý, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống quy phạm pháp Luật hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được quy định tại điều 2 của Luật, gồm 6 nguyên tắc. 6.1. Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chống, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ: Dưới chế độ phong kiến, hôn nhân của con cái do cha mẹ sắp đặt, định đoạt. Nam nữ không có quyền tự do yêu đương, tìm hiểu, quyết định hạnh phúc cho mình. Dưới chế độ tư bản, nam nữ có quyền tự do tìm hiểu, quyết định việc kết hôn của mình, nhưng việc kết hôn thường do yếu tố vật chất chi phối, do đó việc kết hôn mặc dù đảm bảo yếu tố tự nguyện, nhưng không đảm bảo tính tiến bộ trong hôn nhân. Theo yêu cầu của phần nguyên tắc này , hôn nhân phải được xác lập trên cơ sở tự do nam và nữ tự nguyện quyết định, không ai được phép ép buộc, cưỡng ép, lừa dối hoặc cản trở nam nữ kết hôn. 12
  13. Khi đã xác lập quan hệ vợ chồng, việc chung sống, thực hiện các nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình của vợ, chồng là tự nguện. Các bên phải tạo điều kiện cho nhau thực hiện tốt nhất các nghĩa vụ và quyền của mình. Khi vợ chồng không muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân, các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết cho mình được ly hôn. Nhà nước cấm việc ép hôn, lừa dối, cưỡng ép ly hôn và cũng cấm việc ly hôn dã tạo. Hôn nhân một vợ, một chồng Hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng trên nền tảng của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Một khi xây dựng hôn nhân đảm bảo tự nguyện, tiến bộ các chủ thể dễ dàng thực hiện tốt chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Ăngghen từng nói: “bản chất của tình yêu là không chia sẽ được nên hôn nhân dựa trên tình yêu giữa nam và nữ, do ngay bản chất của nó là hôn nhân một vợ, một chồng”. Đây là hình thái hôn nhân tiến bộ nhất trong lịch sử, được đại đa số các nước tiến bộ trên thế giới thừa nhận và áp dung. Tại Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, điều 64, nhà nước đã chỉ rõ: Hôn nhân theo nguyên tắc một vợ một chồng. Điều này thể hiện quan điểm của nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Theo yêu cầu của nội dung nguyên tắc, chỉ được phép duy trì quan hệ hôn nhân, trong đó chỉ có một người chồng và một người vợ. Pháp luật nghiêm cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, đồng thời cũng xử lý đối với những người chưa có vợ, có chồng lại kết hôn hoặc chung sống như người chồng với người đang có vợ, có chồng. Vợ chồng bình đẳng: Nét nổi bật trong gia đình phong kiến chính là thừa nhận sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng trong gia đình. Với việc thừa nhận quyền gia trưởng của người chồng và sự phụ thuộc của người vợ. Ngay khi giành được độc lập, một trong những vấn đề được nhà nước quan tâm là thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng trong gia đình. Tại Sắc lệnh số 97/1950 đã khẳng định rõ: chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình (điều 6). Từ đó các văn bản pháp luật sau này quy định và bảo vệ quyền bình đẳng của vợ, chồng. Bình đẳng giữa vợ và chồng là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về nhân thân và tài sản. Về nhân thân, vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng các quyền nhân thân của nhau và tạo điều kiện cho nhau thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ, không được có những hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; vợ chồng phải quy trọng, yêu thương, giúp đỡ nhau những vấn đề này được quy định rõ trong chương 3, từ điều 18 đến điều 23 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Về tài sản: vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng; có quyền có tài sản riêng; khi một bên khó khăn, túng thiếu có quyền yêu cầu bên kia cấp dưỡng cho mình. Khi vợ chồng ly hôn, nếu không có sự thỏa thuận với nhau về phân chia tài sản chung, nhờ tòa án phân chia thì về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi. Trong quan hệ gia đình, vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và nuôi dạy con cái. 6 2. Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân: 13
  14. Kể từ khi giành được độc lập, nhà nước luôn thừa nhận và có các biện pháp nhằm đảm bảo cho mỗi công dân được bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả lĩnh vực hôn nhân, gia đình. Theo đó, khi xác lập quan hệ hôn nhân, nam nữ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn như nhau, không được phân biệt giữa người dân tộc này với người dân tộc kia; giữa người theo tôn giáo này với người theo tôn giáo kia và cũng không có sự phân biệt giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo. Khi đã phát sinh quan hệ vợ chồng, các nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng ở họ sẽ phát sinh giống nhau. Trong trường hợp yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn, tòa án sẽ áp dụng các điều luật giống nhau để giải quyết. Ngay cả với người nước ngoài, quyền lợi và nghĩa vụ cũng như yêu cầu, đòi hỏi ở họ khi xác lập quan hệ hôn nhân, sau khi đã phát sinh quan hệ vợ chồng cũng không có sự phân biệt, đối xử. 6.3. Nguyên tắc vợ chồng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình. Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Dân số là tập hợp những người sinh sống trong cùng một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc trong cùng một đơn vị hành chính. Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Việt Nam là một trong số những đất nước có đất hẹp, người đông, kinh tế chậm phát triển, do vậy với việc đề ra các đường lối phát triển kinh tế hợp lý, nhà nước cần có các chính sách hợp lý về dân số. Để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, mỗi cặp vợ chồng phải thực hiện tốt chính sách dân số: mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, không phân biệt con gái hoặc con trai. Đảm bảo xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. 6.4.Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, con và các thành viên khác trong gia đình: Trong xã hội phong kiến với việc đề cao quyền lợi của dòng tộc, do đó trong gia đình, quyền lợi của con cái luôn bị xem nhẹ. Xuất phát từ nhiệm vụ xóa bỏ các tàn dư của chế độ hôn nhân và gia đình ở chế độ phong kiến, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã đề ra nguyên tắc: bảo vệ quyền lợi của con cái, nhằm hướng đến việc bảo vệ quyền tự do dân chủ cho con người. Với quy định này, trong quá trình áp dụng, quyền lợi của con người được đảm bảo nhiều hơn trước, tuy nhiên trước thực tế xã hội lúc này lại nãy sinh vấn đề: chúng ta quá chú trọng đến việc bảo đảm quyền tự do dân chủ cho con người, mà không chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi cho cha mẹ, không chú trọng việc giáo dục người con trong việc hiếu thảo với cha mẹ, có trách nhiệm với gia đình. Khắc phục thiếu sót này, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định nguyên tắc: bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con cái. Đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, với việc bảo vệ quyền lợi các thành viên trong gia đình và xây dựng mô hình gia đình nhiều thế hệ, một lần nữa nguyên tắc 14
  15. trên được ghi nhận và bổ sung thành nguyên tắc: Bảo vệ quyền lợi cha, mẹ, con và các thành viên khác trong gia đình. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con (điều 34). Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ (điều 35). Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống có mẫu mực và nêu gương sáng cho con cháu (điều 47). Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. Anh chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau (điều 48). 6.5. Nguyên tắc không phân biệt, đối xử giữa các con trong gia đình: Trong quan hệ với các con, cha mẹ phải dành tình thương yêu, quan tâm, chăm sóc các con, không phân biệt đó là con gái hay con trai, con trong giá thú hay con ngoài giá thú. 6.6. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, quyền lợi của người mẹ và trẻ em: Kế thừa những quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục đề ra các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, quyền lợi của bà mẹ và trẻ em. Đó là: Quyền của người phụ nữ độc thân có con, những người con này sẽ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, có các quyền và nghĩa vụ như con trong giá thú. Pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng khi người vợ có thai hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. Khi vợ chồng ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và con. Khi ly hôn về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho người mẹ nuôi; trong trường hợp tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. việc phân chia tài sản chung cũng phải được ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và con. Ngoài ra, luật còn quy định nhiều chế định bảo vệ quyền lợi của trẻ em như chế định nuôi con nuôi; chế định giám hộ; chế định xác định cha, mẹ, con; chế định nghĩa vụ và quyền lợi của cha mẹ và con. Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày quan điểm khoa học về sự phát triển các hình thái hôn nhân và gia đình trong lịch sử. 2. Khái niệm và bản chất của hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa. 3. Trình bày nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình. 4. Đặc điểm pháp luật phong kiến Việt Nam về vấn đề Hôn nhân và gia đình. 5. Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hiện nay. 15
  16. CHƯƠNG 2 QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. 1.1. Khái niệm: Quan hệ pháp luật nói chung, trước hết là các quan hệ xã hội, từ các quan hệ xã hội này, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trở thành quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật của ngành luật nào điều chỉnh thì sẽ trở thành quan hệ pháp luật của ngành luật đó. Chẳng hạn, việc sinh con rồi chăm sóc, giáo dục con của cha, mẹ, trước hết là một quan hệ xã hội, quan hệ này xẩy ra và tồn tại từ khi chưa có nhà nước, pháp luật. Tuy nhiên, khi có nhà nước, để cho những quan hệ này hình thành và phát triển theo những chiều hướng nhất định, nhà nước đã dùng các quy phạm pháp Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh, lúc này quan hệ giữa cha mẹ và con trở thành quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Như vậy, quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình được hiểu là các quan hệ xã hội, phát sinh giữa các thành viên trong gia đình và được các quy phạm pháp Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Thông thường, các quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình được giới hạn bởi các chủ thể là thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình còn tồn tại ngay cả khi họ không còn là thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như khi vợ chồng ly hôn, mặc dù họ không còn là thành viên trong gia đình với nhau nữa, nhưng vẫn có thể phải cấp dưỡng cho nhau. 1.2. Đặc điểm của quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình Cũng giống như quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình bao gồm hai nhóm: Nhóm các quan hệ về nhân thân và nhóm các quan hệ về tài sản. Tuy nhiên, về cơ bản giữa quan hệ pháp luật dân sự và quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình có nhiều điểm khác nhau, cụ thể: Về chủ thể: Chủ thể trong quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình là cá nhân, và khi tham gia vào quan hệ luôn có một tư cách nhất định. Đó có thể là tư cách của người chồng, người vợ nếu người nam và người nữ tham gia vào quan hệ hôn nhân, có thể là tư cách người cha, người mẹ khi tham gia vào quan hệ cha mẹ, con Như vậy, nếu so sánh đặc điểm này với quan hệ pháp luật Dân sự, chúng ta thấy rằng chủ thể của quan hệ pháp luật Dân sự rộng hơn, có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Về mặt không gian: Quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp, đó là trong phạm vi gia đình và giữa các thành viên gia đình với nhau. Cũng cần lưu ý, không phải mọi quan hệ diễn ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên của gia đình đều là quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Về điểm này, quan hệ pháp luật dân sự lại diễn ra ở phạm vi rộng lớn hơn. Vừa diễn ra trong phạm vi gia đình, chẳng hạn như quan hệ vay mượn tài sản giữa các thành viên trong gia đình với nhau, vừa diễn ra ở xã hội. 16
  17. Về mặt thời gian: Quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình mang tính bền vững, lâu dài, không xác định thời hạn kết thúc. Do đó khi tham gia vào các quan hệ này, các chủ thể không thể biết được quan hệ của mình sẽ tồn tại trong thời gian bao lâu và khi nào sẽ chấm dứt; ví dụ như khi nam nữ kết hôn để trở thành vợ chồng, họ không biết được quan hệ vợ chồng của mình sẽ tồn tại trong thời gian bao lâu. Việc tồn tại bền vững, lâu dài của các quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình là điều mà các chủ thể mong muốn khi họ tham gia vào quan hệ. Khi xem xét điểm này trong quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật Dân sự lại tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, quảng thời gian này do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Về nội dung: Trong quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình, nội dung chính là các quan hệ về nhân thân, tình cảm. Yếu tố nhân thân, tình cảm trong nhiều trường hợp đóng vai trò quyết định trong việc xác lập, tồn tại hay chấm dứt các quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Còn trong quan hệ pháp luật Dân sự, nội dung chính là các quan hệ về tài sản. Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình là những sự kiện đặc biệt, mang sắc thái tình cảm của các chủ thể và do yếu tố tình cảm của các chủ thể chi phối, quyết định. Thời hiệu khởi kiện thường không áp dụng trong quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Tuy quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình có nhiều điểm khác biệt nếu chúng ta so sánh với quan hệ pháp luật Dân sự nhưng Luật hôn nhân và gia đình và Luật Dân sự có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một số quy định của Luật Dân sự là cơ sở cho Luật hôn nhân và gia đình và một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình là cơ sở cho Luật Dân sự. Chẳng hạn như quy định tài sản, quyền sở hữu, giám hộ, đại diện, thừa kế trong Luật Dân sự là nguồn của Luật hôn nhân và gia đình; quy định về quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và các con trong Luật hôn nhân và gia đình là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề về thừa kế trong Luật Dân sự. 2. Các yếu tố của quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình Mỗi quan hệ pháp luật được cấu thành bởi 3 yếu tố, chủ thể, khách thể và nội dung quyền và nghĩa vụ. Trong quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình cũng vậy. 2.1. Chủ thể: Chủ thể của quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình là cá nhân. Các cá nhân muốn tham gia vào quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình phải có năng lực pháp Luật hôn nhân gia đình và năng lực hành vi hôn nhân gia đình. Năng lực pháp Luật hôn nhân và gia đình là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình. Ví dụ như quyền được sống với cha mẹ khi chưa thành niên, quyền được kết hôn, quyền được người khác nhận làm con nuôi, hay nghĩa vụ phải kính trọng ông, bà, cha, mẹ Năng lực pháp Luật hôn nhân và gia đình của mọi công dân là như nhau. Năng lực pháp Luật hôn nhân và gia đình của cá nhân phát sinh khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết đi. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay còn có nhiều quan điểm không đồng tình. Có quan điểm cho rằng, trong một số trường hợp, năng lực pháp Luật hôn nhân và gia đình của cá nhân phát sinh khi cá nhân đó đạt đến độ tuổi nhất định. Chẳng hạn, trong việc kết hôn, năng lực pháp Luật hôn nhân và gia đình của cá nhân phát sinh khi cá nhân đó 20 tuổi, nếu là nam và 18 tuổi, nếu là nữ. Như vậy, trong trường hợp này năng lực pháp Luật hôn nhân và gia đình của cá nhân và năng lực hành vi hôn nhân gia đình của cá nhân phát sinh cùng thời điểm. 17
  18. Năng lực hành vi hôn nhân và gia đình của cá nhân là khả năng bằng các hành vi của mình tạo ra cho bản thân những quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình. Khác với năng lực pháp Luật hôn nhân và gia đình, năng lực hành vi hôn nhân và gia đình của cá nhân phát sinh khi cá nhân đó đạt đến một độ tuổi nhất định. Để xác định năng lực hành vi hôn nhân và gia đình của cá nhân, phải dựa vào tính chất các mối quan hệ xã hội mà cá nhân đó tham gia. Chẳng hạn, trong việc kết hôn, năng lực hành vi hôn nhân và gia đình của cá nhân phát sinh ở tuổi khác so với trong trường hợp nhận nuôi con nuôi. Năng lực pháp Luật hôn nhân và gia đình và năng lực hành vi hôn nhân gia đình của cá nhân không phải là thuộc tính tự nhiên của con người, mà xuất hiện phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Mỗi nhà nước khác nhau sẽ có quy định khác nhau. Năng lực pháp Luật hôn nhân và gia đình và năng lực hành vi hôn nhân và gia đình có sự liên kết mật thiết với nhau, là hai mặt của một vấn đề. Nếu một cá nhân có năng lực pháp luật hành vi hôn nhân gia đình, thì không thể tham gia vào quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình được. Nói cách khác, họ không thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. 2.2. Khách thể: Khách thể của quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình là những lợi ích mà các chủ thể hướng tới và mong muốn đạt được khi xác lập quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Bao gồm các lợi ích về nhân thân, lợi ích về tài sản và lợi ích từ hành vi. Lợi ích về nhân thân: là sự thỏa mãn các nhu cầu về tình cảm giữa các bên trong quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Đó là sự thương yêu, chung thủy, chăm sóc, giúp đỡ nhau, đây là khách thể chủ yếu của quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Lợi ích từ hành vi: Là những hành vi có ý chí, ý thức của các chủ thể, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, nhằm thỏa mãn các nhu cầu của các thành viên trong gia đình. Trong quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình, quyền của các chủ thể này thường tương ứng với nghĩa vụ của các chủ thể khác và ngược lại. Do đó, khi chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, quyền lợi của các chủ thể bên kia sẽ được đảm bảo. Những lợi ích từ hành vi thể hiện qua việc hành động hoặc không hành động. Lợi ích từ các hành vi hành động như việc chăm sóc, giáo dục con, thực hiện việc cấp dưỡng lợi ích từ hành vi không hành động thể hiện qua việc giữ gìn sự thủy chung của người vợ chồng, không phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, con Lợi ích về tài sản: Có thể là các đồ vật trong khối tài sản chung của vợ chồng, thể hiện dưới dạng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và các loại tài sản khác nhằm phục vụ cho đời sống gia đình, cũng có thể là một số tiền nào đó, như tiền cấp dưỡng giữa vợ và chồng, tiền cấp dưỡng nuôi con 2.3. Nội dung của quan hệ pháp luật Hôn nhân và gia đình: Là toàn bộ các nghĩa vụ và quyền do Luật hôn nhân và gia đình quy định trong quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con, quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình. Các quy định về kết hôn, nuôi con nuôi, cấp dưỡng, giám hộ, ly hôn cũng như nội dung của quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Các nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình gắn liền với nhân thân của mỗi chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác. Do vậy, quyền của chủ thể này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của một chủ thể khác và ngược lại. Chẳng hạn, khi Luật quy 18
  19. định các quyền của người vợ, tương ứng với các quyền của người vợ, tương ứng với các quyền đó là toàn bộ các nghĩa vụ của người chồng. Nội dung của các quan hệ này bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản. Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân hoàn toàn không có nội dung kinh tế. 3. Thực hiện nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình: Mọi công dân sống và làm việc đều phải theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, khi thực hiện nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình, các cá nhân phải tuân thủ những quy định mà pháp luật đề ra, bên cạnh đó phải thực hiện phù hợp với đạo đức chung của xã hội. Luật hôn nhân và gia đình không thể bao quát, dữ liệu hết mọi vấn đề về hôn nhân và gia đình nảy sinh trong xã hội, nên nhiều vấn đề về hôn nhân và gia đình được điều chỉnh, chi phối bởi các quy phạm đạo đức, phong tục tập quán. Hơn nữa trong thực tế đời sống gia đình, các thành viên trong gia đình xử xự với nhau chủ yếu dựa vào tình cảm, trách nhiệm, xử sự với nhau theo phong tục, tập quan và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, phong tục, tập quán ở đây phải là phong tục tập quan tiến bộ, thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với nguyên tắc quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 mới được nhà nước thừa nhận và bao vệ. Để đảm bảo sự tồn tại bền vững cho các quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình, mỗi thành viên trong gia đình trước hết cần phải ý thức được rằng mình cần làm và phải làm những gì khi xác lập quan hệ, sau đó mới hướng đến việc mình sẽ được gì. Nói cách khác, lợi ích chung của gia đình phải được đặt trên lợi ích riêng của mỗi thành viên trong gia đình. Vì lẽ đó, khi thực hiện quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình, phải tính toán đến lợi ích của các thành viên khác. Không thể thực hiện quyền hay nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại cho các thành viên khác hoặc gây mất tình cảm trong gia đình. Trong một số trường hợp, các chủ thể phải kiềm chế lợi ích của mình, vì quyền lợi của người khác, quyền lợi lớn hơn. Ví dụ: khi người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn vợ của mình. Rõ ràng trong trường hợp này, Luật hôn nhân và gia đình yêu cầu người chồng kiềm chế lợi ích của mình, vì quyền lợi của đứa trẻ - đối tượng đặc biệt, không có khả năng tự bảo vệ mình, dễ bị ảnh hưởng xấu về tâm sinh lý. Các chủ thể khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình phải trên tinh thần tự nguyện, thực hiện phải thông qua các hành vi tích cực, kiểm chế các hành vi tiêu cực. Các quyền về hôn nhân và gia đình được bảo vệ bằng các biện pháp, cách thức khác nhau. Có thể là biện pháp khuyến khích, khen thưởng; biện pháp giáo dục hay áp dụng các chế tài, ví dụ như việc hạn chế quền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Ngoài ra quyền về hôn nhân và gia đình còn được bảo vệ thông qua các quy định của nhiều ngành luật khác như Luật lao động, luật hình sự, luật dân sự 4. Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt, phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Về phương diện lý luận, để xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật, cần phải có đồng thời 3 yếu tố: Quy phạm pháp luật, chủ thể và sự kiện pháp lý. Có quy phạm pháp luật thì quan hệ xã hội mới có thể trở thành quan hệ pháp luật. Phải có yếu tố chủ thể, vì để tham gia vào quan hệ thì phải có chủ thể nhất định. Các quan hệ pháp luật là các quan hệ có ý chí. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật và yếu tố chủ thể chỉ là những điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ, chính sự kiện pháp lý mới là điều kiện đủ để làm xuất hiện quan hệ pháp luật. 19
  20. Trong quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình, sự kiện pháp lý được hiểu là những hiện tượng mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng dẫn đến sự can thiệp của pháp Luật hôn nhân và gia đình và làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Sự kiện pháp lý rất đa dạng, phong phú, có nhiều cách phân loại khác nhau. Nếu dựa vào dấu hiệu ý chí, sự kiện pháp lý được chia thành hai loại: sự biến, chẳng hạn như khi vợ hoặc chồng chết sẽ dẫn đến việc chấm dứt quan hệ vợ chồng; và hành vi, như hành vi kết hôn hình thành nên quan hệ vợ chồng, hành vi nhận con nuôi sẽ hình thành quan hệ cha mẹ và con. Dựa vào hậu quả mà sự kiện pháp lý tác động, sự kiện pháp lý được chia thành 4 loại: sự kiện pháp lý làm phát sinh, sự kiện pháp lý làm thay đổi, sự kiện pháp lý làm phục hồi và sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình bao gồm các sự kiện như: kết hôn, sinh đẻ, nhận con nuôi sự liên hệ huyết thống thân thuộc. Thông thường, để phát sinh quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình cần phải có một nhóm các sự kiện. Ví dụ: để phát sinh đầy đủ quan hệ giữa cha mẹ và con, ngoài sự kiện sinh đẻ, còn phải kèm theo sự kiện đăng ký khai sinh cho con Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Chẳng hạn như việc thay đổi người nuôi con khi cha mẹ ly hôn. Khi cha mẹ ly hôn, con chưa thành niên có thể sống với bố hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha mẹ hoặc theo quyết định của tòa án. Nếu con chưa thành niên đang sống với mẹ (bố), nhưng người mẹ (bố) không có khả năng đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho người con và người bố (mẹ) có đơn yêu cầu tòa án thay đổi người nuôi con, tòa án có thể quyết định giao con cho người bố (mẹ) nuôi, nếu người bố (mẹ) đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho người con. Sự kiện pháp lý làm phục hồi quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Đây là nhóm sự kiện chỉ làm phục hồi một quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình đã có từ trước, nhưng vì một lý do nào đó mà tạm ngừng thực hiện. Ví dụ: sự kiện tòa án tuyên bố một bên vợ hoặc chồng chết, nhưng sau đó người này trở về và vợ hoặc chồng của họ chưa kết hôn với người khác; sự kiện chấm dứt việc nuôi con nuôi và giao con nuôi về cho cha mẹ đẻ, hết thời hạn hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên; bên cấp dưỡng đã có khả năng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình. Chẳng hạn như khi vợ hoặc chồng chết, sẽ làm chấm dứt quan hệ vợ chồng; khi bên được cấp dưỡng hoặc bên phải cấp dưỡng chết, sẽ làm chấm dứt quan hệ cấp dưỡng Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày khái niệm và đặc điểm quah hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. 2. Các yếu tố của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. 20
  21. CHƯƠNG 3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 1. Chế độ Hôn nhân và gia đình VN từ tháng 8 – 1945 đến 1959. Lịch sử Việt Nam gắn liền với chế độ phong kiến tập quyền kéo dài hàng ngìn năm, pháp luật chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng triết học Nho giáo, Phật giáo với quan niệm "trọng nam kinh nữ", "tam tòng tứ đức", "ngũ luân" Bên cạnh đó, pháp luật về hôn nhân và gia đình có liên quan nhiều đến phong tục tập quán và đạo đức, rất nhiều điều luật có nguồn gốc từ phong tục tập quán của Việt Nam và đi sâu vào tiềm thức, thành thói quen ứng xử trong nhân dân. Gia đình Việt Nam được xây dựng trên cơ sở những phương thức sản xuất tiền phong kiến và phong kiến: ruộng đất và lao động nông nghiệp là nền tảng kinh tế và là điều kiện vật chất để duy trì và phát triển gia đình. Quy mô của gia đình cổ tuỳ thuộc vào quy mô ruộng đất tích tụ được, nếu có nhiều ruộng đất thì gia đình duy trì nhiều thế hệ chung sống trong một nhà, nếu có ít ruộng đất thì gia đình duy trì số thế hệ vừa phải. Về mặt tổ chức, gia đình trong luật cổ và tục lệ cổ theo chế độ phụ quyền. Dưới chế độ thực dân phong kiến, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, có nền nông nghiệp lạc hậu. Người Việt Nam thời kỳ này vẫn duy trì hình thái gia đình đại phụ quyền và sinh sống trên các mảnh ruộng mà gia đình có nhiệm vụ giữ gìn để truyền đời. Mô hình đại gia đình phụ quyền vẫn được ghi nhận trong pháp luật thuộc địa như là mô hình kiểu mẫu. Thời kỳ này thực dân Pháp chia cắt nước ta thành ba miền, mỗi miền áp dụng một bộ dân luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Thực dân Pháp và giai cấp địa chủ đã lợi dụng chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã tồn tại và duy trì từ nhiều thế kỷ ở Việt Nam để củng cố nền thống trị của chúng. Chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam thời kỳ này chỉ là công cụ pháp lý của nhà nước thực dân phong kiến, nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến. Sau cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ công hòa ra đời. Nhà nước đã ban hành Hiến pháp đầu tiên ngày 9.11.1946, trong đó khẳng định đất nước đã độc lập, tự do, “tất cả quyền binh đẳng trong cả nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”, đất nước Việt Nam là thống nhất. Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình. Với tính chất là công cụ pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp Luật Hôn nhân và gia đình được nhà nước chú ý, coi trọng và từng bước ban hành những văn bản pháp luật nhằm cũng cố và điều chỉnh các hệ Hôn nhân và gia đình. Nhằm xóa bỏ các quy định lạc hậu, áp đặt trong hôn nhân và gia đình ngày 22/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban Sắc lệnh số 97-SL khẳng định: - Quyền dân sự của công dân được bảo vệ bằng pháp luật, xóa bỏ các quy định lạc hậu trong tất cả các điều khoản trong Dân pháp điển Bắc Kỳ, Dân pháp điển Trung Kỳ, Pháp quy giản yếu 1883 (sắc lệnh ngày 3/10/1883) thi hành ở Nam Kỳ và những quy định lạc hậu khác. - Công nhận quyền kết hôn của công dân. Công dân có quyền tự mình quyết định việc kết hôn: “Người con đã thành niên không bắt buộc phải có cha mẹ bằng lòng mới kết hôn được” (điều 2). Quyền kết hôn của công dân không phụ thuộc vào thời kỳ tang chế: “Trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ lấy chồng được. Song người vợ góa chỉ 21
  22. có thể lấy chồng sau 10 tháng kể từ ngày chồng chết. Nhưng trong thời hạn ấy, người vợ góa vẫn có thể tái giá nếu chứng rõ được rằng mình không có thai, hoặc là đã có thai với người chồng trước để tránh sự lẫn lộn về con cái” (điều 3) - Về quan hệ vợ chồng, Sắc lệnh khẳng định quyền bình đẳng của vợ chồng trong hôn nhân và gia đình: “chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình”, “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ (điều 5, 6). Đối với các giao dịch mà làm phương hại đến gia đình thì được xác định là vô hiệu: “khi lập ước mà ước mà có sự tổn thiệt do sức bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu” (điều 13). - Về quyền của con cái, Sắc lệnh đã có những quy định tiến bộ công nhận quyền độc lập của con, thừa nhận sự bình đẳng giữa con trong và ngoài giá thú, quyền xác định cha mẹ của con. Con đã thành niên có đầy đủ các quyền của công dân: “Người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi. Khi đã đến tuổi thành niên thì dù còn với cha mẹ, người con cũng có quyền tự lập” (điều 7). Quyền yêu cầu tòa án xác định cha mẹ cho mình là một quyền quan trọng của con ngoài giá thú, được pháp luật ghi nhận: “Người con hoang vô thừa nhận được phép thưa trước tòa án để truy nhận cha hoặc mẹ của mình” (điều 9). Đặc biệt nhằm chống lại phương pháp giáo dục con trong thời kỳ phong kiến là dùng sức mạnh, trong Sắc lệnh đã quy định cụ thể: “Cha mẹ không có quyền xin giam cầm con cái” (điều 8). - Về quyền thừa kế, Sắc lệnh đã ghi nhận quyền thừa kế của người còn sống là vợ chồng, các con không phân biệt giới tính và không hạn chế quyền thừa kế: “Trong lúc còn sinh thời người góa vợ hay vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung” (điều 11). Về vấn đề Ly hôn, ngày 17/11/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 159-SL quy định căn cứ ly hôn, thủ tục và hậu quả của ly hôn. Sắc lệnh này công nhận quyền ly hôn của vợ chồng, xóa bỏ phân biệt về ly hôn của vợ chồng. Vợ chồng có quyền ly hôn khi có một trong các căn cứ sau: Ngoại tình; một bên can án phạt giam; một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng và vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không chung sống được. Việc ly hôn có thể do một bên yêu cầu hoặc thuận tình ly hôn. Về thủ tục ly hôn, Sắc lệnh quy định đơn giản và có hoạt động hòa giải khi giải quyết vấn đề ly hôn tại Tòa án: “Khi xử việc ly hôn, Tòa án áp dụng thủ tục tố tụng thông thường như các việc hộ khác. Tuy nhiên, trong trường hợp hai vợ chồng thuận tình xin ly hôn, nếu tòa án nhân dân huyện hay thị xã hòa giải không thành, và sau đó một tháng nếu hai vợ chồng vẫn giữ ý kiến xin ly hôn thì tòa án nhân dân huyện hay thị xã sẽ chính thức công nhận ly hôn” (điều 4). Khi ly hôn nếu người vợ có thai thì: “Vợ hay chồng có thể xin tòa án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn” (điều 5). Về hậu quả của ly hôn, việc giải quyết giao con cho cha hoặc mẹ nuôi do tòa án quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn: “Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng. Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng nhau chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, nuôi dạy con, mỗi người tùy theo khả năng của mình” (điều 6). Trường hợp nếu việc ly hôn do lỗi của một bên vợ, chồng thì bên đó có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia: “Trong trường hợp xét xử một bên có lỗi thì tòa án có thể bắt bên đó bồi thường phí tổn cho bên kia” (điều 7). 22
  23. 2. Chế độ hôn nhân và gia đình VN từ năm 1960 đến 1986 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai nhiệm vụ cách mạng khác nhau và đã đạt được những kết quả thắng lợi về kinh tế, chính trị Dưới tác động của chế độ kinh tế mới, gia đình Việt Nam thay đổi rất nhanh về quy mô tổ chức và nội dung các quan hệ nội bộ. Sắc lệnh số 97 - SL và Sắc lệnh số 159 - SL quy định về hôn nhân và gia đình ban hành vào năm 1950 đã hoàn thành vai trò lịch sử, góp phần vào việc xoá bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, nhưng không còn đáp ứng được yêu cầu và tình hình phát triển Cách mạng; do vậy, việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân và gia đình là một tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật Hôn nhân và gia đình, Quốc hội khóa 1, kỳ họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1959 và được chủ tịch nước công bố ngày 13 tháng 01 năm 1960. Cũng trong thời gian này ngày 31 tháng 12 năm 1959 Quốc hội VN đã ban hành HP mới. HP năm 1959 khẳng định: “ Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. HP mới quy định chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta, quan hệ bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc trong nước ” HP 1959 tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng giữa các công dân, quyền của phụ nữ, trẻ em và chính sách bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ chế độ hôn nhân gia đình Luật HNGĐ 1959 gồm 6 chương 35 điều quy định các nội dung về hôn nhân gia đình. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã thể hiện bước phát triển hoàn thiện hệ thống pháp luật, là cơ sở để từng bước xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. 3 .Chế độ HNGĐ VN từ năm 1986 đến 2000 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời trong thời kỳ đổi mới của đất nước, kế thừa các nguyên tắc dân chủ, tiến hộ của trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã bổ sung thêm những chế định quan trọng phù hợp với giai đoạn phát triển mới.(Bổ sung mới của luật này là quy định chế độ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài) Luật hôn nhân và gia đình gồm 10 chương 57 điều quy định các nội dung về hôn nhân gia đình, luật này thay thế Luật hôn nhân và gia đình 1959 4. Chế độ Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 2001 đến nay Sau một thời gia soạn thảo, chỉnh lý, sửa chữa, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của nhiều nhà chuyên môn, ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân, dự thảo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Ngày 9.6.2000 Quốc hội Việt Nam ban hành Luật hôn nhân và gia đình thay thế luật năm 1986. Luật này quy định cụ thể và chi tiết hơn với đầy đủ các nội dung cụ thể. Quá trình phát triển của lịch sử xã hội với sự phát triển của các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình đã cho thấy bản chất, thực trạng và sự phát triển của đời sống gia đình, kinh tế, văn hoá ở mỗi thời kỳ cũng như tư tưởng, chính sách, thái độ của Nhà nước và xã hội đối với các vấn đề trong quan hệ hôn nhân và gia đình; Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến đến vấn đề về phụ nữ, về gia đình. Trong đó, sự bình đẳng về giới, tính dân chủ, nhân đạo trong các quan hệ gia đình được thể hiện cụ thể trong các quy định của pháp luật. 5. Nguồn của Luật hôn nhân và gia đình Nguồn của Luật hôn nhân và gia đình là các văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện ý chí của nhà nước, trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình bao gồm nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật. 23
  24. - HP 1992 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001 - BLDS năm 2005 - Bộ Luật Hình sự năm 1999 - Luật HNGĐ 2000 - Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em ngày 15. 6. 2004 - Luật bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006 - Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 - Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 - Luật quốc tịch năm 2008 - Các văn bản dưới luật Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày khái quát pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước ta trước cách mạng tháng Tám. 2. Trình bày nội dung chủ yếu của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. 3. Trình bày nội dung chủ yếu của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. 4. Trình bày nội dung chủ yếu của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 24
  25. CHƯƠNG 4 KẾT HÔN 1. Kết hôn 1.1 Khái niệm kết hôn Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình - tế bào của xã hội, trong mỗi chế độ xã hội, gia đình đều thực hiện chức năng cơ bản mang tính cơ bản mang tính chất xã hội của nó Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội: gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Vì vậy, Nhà nước ta luôn quan tâm củng cố chế độ hôn nhân và đề ra những biện pháp nhằm làm ổn định quan hệ này tại điều 64 Hiến pháp 1992 ghi nhận: Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình 2000 là cơ sở pháp lý xử lý những hành vi không tuân thủ quy định kết hôn Trên nguyên tắc, hôn nhân được định nghĩa trong các hệ thống luật như là sự kết hợp giữa hai người, một nam và một nữ, để chung sống, để dành cho nhau sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết, nói chung, để tạo lập một gia đình. Ở một số nước, hôn nhân có thể được xác lập cùng một lúc giữa một người đàn ông và nhiều nguời đàn bà (hôn nhân đa thê); mặt khác, một số nước thừa nhận tính hợp pháp của hôn nhân đồng giới. Hôn nhân hiện đại chỉ được coi là hợp pháp một khi, bên cạnh việc thoả mãn các điều kiện khác về kết hôn, nó thực sự là kết quả của việc trao đổi sự ưng thuận giữa hai người về việc kết hôn và xây dựng cuộc sống chung. Sự ưng thuận trong quan hệ hôn nhân phải được duy trì một cách liên tục và thường xuyên để hôn nhân và cuộc sống chung được duy trì; một khi không còn sự ưng thuận, bên giao kết việc hôn nhân có thể chấm dứt quan hệ hôn nhân và cuộc sống chung bằng cách tiến hành các thủ tục ly hôn. Hôn nhân còn là cam kết giữa vợ chồng về việc chung sống và xây dựng gia đình. Khái niệm: theo từ điển tiếng việt phổ thông: Kết hôn là việc chính thức lấy nhau làm vợ làm chồng. Theo khoản 2 điêu 8 năm 2000: kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Theo pháp luật: kết hôn là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. - Kết hôn là sự liên kết giữa hai người khác giới, là kết quả của sự tự nguyện giữa các bên về việc xây dựng cuộc sống chung lâu dài ổn định. - Kết hôn là sự liên kết theo quy định của pháp luật. Các bên nam nữ muốn xác lập đời sống vợ chồng và xây dựng gia đình phải tuân thủ các điều kiện kết hôn do luật định. - Việc kết hôn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhân. Quan hệ vợ chồng chỉ phát sinh khi được cơ quan nhà nước công nhận thông qua thủ tục theo quy định của pháp luật. Thủ tục kết hôn được tiến hành theo một hình trình tự chặt chẽ, trong đó các bên nam nữ phải đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức; cơ quan nhà nước công nhận theo thủ tục quy định. Nhà nước chỉ thừa nhận một hình thức kết hôn duy nhất là một vợ một chồng. 1.2 Các điều kiện kết hôn Điều kiện kết hôn là những quy định có tính chất bắt buộc do nhà nước ban hành và nam nữ phải tuân thủ khi kết hôn. Điều kiện kết hôn được chia thành điều kiện kết hôn về nội dung và điều kiện kết hôn về hình thức. Điều kiện kết hôn về nội dung là điều kiện đòi hỏi nam nữ khi kết 25
  26. hôn phải tuân thủ về độ tuổi, về ý chí và các điều kiện về cấm kết hôn. Điều kiện về hình thức kết hôn là điều kiện đủ đòi hỏi nam nữ khi kết hôn phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.2.2. Nội dung các điều kiện kết hôn: Thứ nhất: Về độ tuổi: Khoản 1 điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định “nam từ hai muơi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” thì được phép kết hôn. Hướng dẫn thi hành quy định tại mục 1 điểm a Nghị định số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về kết hôn. Tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định: Nam đang ở độ tuổi hai mươi, nữ đang ở độ tuổi mười tám thì đủ điều kiện về kết hôn theo quy định tại khoản 1 điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình. Như vậy, nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên được tham gia vào việc kết hôn. Nam, nữ khi kết hôn, họ phải chứng minh đủ tuổi cơ quan hộ tịch mới chấp nhận việc kết hôn. Các giấy tờ chứng minh về độ tuổi được quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ. Theo tổ chức Y tế thế giới, lứa tuổi 10 – 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Như vậy người trên tuổi 19 sẽ được coi là thành niên. Tuy nhiên các nước lại có quy định tuổi thành niên khác nhau. Quy định chung tuổi thành niên của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là 20 tuổi, của Úc, Canada, Ấn Độ, Philippines, Anh, Brazil, Croatia, Mỹ là 18 tuổi. Một số nước xác định tuổi trưởng thành để kết hôn lại thấp hơn như: Angola (12 tuổi), Senegal (13 tuổi) Algeria (16 tuổi), Nga (16 tuổi), Bồ Đào Nha (14 tuổi), Uruguay (15 tuổi), Colombia (14 tuổi), Malaysia (16 tuổi) Độ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 là độ tuổi tối thiểu, bắt buộc đối với nam và nữ khi kết hôn. Việc kết hôn ở độ tuổi nào là do nam, nữ quyết định nhưng không được thấp hơn độ tuổi tối thiểu do pháp luật quy định. Theo pháp Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, cơ sở quy định độ tuổi kết hôn căn cứ vào nhiều yếu tố phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, con người Việt Nam. Thứ nhất, độ tuổi kết hôn căn cứ vào chỉ số phát triển tâm sinh lý của con người Việt Nam. Độ tuổi là thước đo cho sự phát triển của con người, đảm bảo đủ điều kiện để họ thực hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Thứ hai, khả năng thực hiện các nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình của vợ chồng, để đạt được mục tiêu của việc kết hôn, vợ chồng phải có những kỹ năng nhất định trong đời sống gia đình và là tế bào của xã hội. Thứ ba, độ tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 có kế thừa các luật trước đó và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhà nước khuyến khích nam nữ nên kết hôn ở độ tuổi cao hơn để có điều kiện thưc hiện tốt hơn vai trò của vợ chồng đối với nhau, cha mẹ đối với con trong việc xây dựng gia đình và nuôi dạy con. Việc đưa ra độ tuổi kết hôn là căn cứ trên sự phát triển về tâm sinh lý, sức khoẻ và sự phát triển của nhận thức người đó. Trước đây, người ta cho rằng, sự phát triển tâm sinh lý và nhận thức của nữ thường sớm hơn so với nam. Tuy bằng tuổi, nhưng con gái thường dậy thì trước và nhận thức cũng già dặn hơn bạn nam cùng tuổi. Vì 26
  27. vậy, tuổi kết hôn của nữ ít hơn nam hai tuổi. Tuy nhiên, cuộc sống ngày nay đã khác trước rất nhiều. Điều này thể hiện ở chất lượng cuộc sống hiện đại ngày càng cao. Trẻ ngày nay được nuôi dưỡng đầy đủ về mặt dinh dưỡng nên sự phát triển cơ thể đang có xu hướng sớm hơn trước đây, nhất là trẻ em ở thành phố. Bên cạnh đó là môi trường giáo dục tri thức, nhận thức cho trẻ. Ngày nay, các bạn trẻ có nhiều điều kiện để hoàn thiện tri thức, học hỏi nâng cao nhận thức từ nhiều kênh khác nhau. Và việc phát triển này tương đối đồng đều giữa nam và nữ, chứ ít có chênh lệch rõ ràng như trước. Nam giới lập gia đình ở độ tuổi 18, về mặt thể lực và sự phát triển tâm sinh lý, họ có thể gánh vác được trách nhiệm gia đình. Thứ nữa là về mặt nhận thức, trí thức so với mặt bằng xã hội, để người ta có một nhận thức nhất định, để có thể ứng xử trong gia đình, thực hiện nghĩa vụ trong gia đình tốt họ cũng được thụ hưởng tương đương với nữ giới. Người ta từng đề cập đến vấn đề bình đẳng giới, vậy tại sao việc quy định độ tuổi kết hôn như hiện nay có sự bất bình đẳng như vậy mà lại không được điều chỉnh? Bên cạnh đó, theo quy định của Bộ luật Dân sự, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người từ dưới 18 tuổi là người chưa thành niên. Tuy nhiên theo các quy định của bộ luật Hình sự thì người chưa thành niên từ 14 tuổi trở lên đã có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự cũng không quy định thế nào là thành niên hay chưa thành niên nhưng bộ luật này cho phép xác định người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên. Nhìn từ góc độ tổng quát nhất, Hiến pháp Việt Nam dành đủ một chương về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, theo đó, một người chỉ có trọn vẹn quyền công dân khi họ đủ 21 tuổi trở lên. Ở nhiều nước trên thế giới, tuỳ điều kiện xã hội, văn hoá từng nơi mà họ đưa ra tuổi kết hôn cho phù hợp. Ở những nước ít dân số, điều kiện dân sinh tốt thì 16 tuổi đã có thể lập gia đình. Đó cũng là cách để đẩy nhanh sự tăng trưởng dân số. Còn những nước có tỷ lệ tăng dân số cao, hoặc ổn định thì độ tuổi kết hôn được đưa ra có thể là 17, 18 tuổi, tuỳ theo quy định nước đó. Xét đến khía cạnh tuổi kết hôn từ xưa đến nay người ta dựa trên những yếu tố như đã đề cập ở trên chứ không căn cứ vào tuổi có thể sinh con. Thực tế là thời phong kiến, 13 – 14 tuổi là người nữ có thể sinh con rồi. Vấn đề là cuộc sống hiện đại, giáo dục làm sao để đừng xảy ra tình trạng những người trẻ mới 13 – 14 tuổi đã sinh con trong khi chưa có sự phát triển đầy đủ về nhận thức, cả mẹ và con trở thành gánh nặng của xã hội. Trong thực tế cũng có nhiều em, biết là chưa đủ tuổi và vi phạm pháp luật nhưng vẫn để tình yêu vượt quá giới hạn. Khi phạm phải điều cấm kỵ, đặc biệt là những em nữ, để tránh dư luận xã hội, các em buộc phải giữ bí mật, dẫn tới hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng như nạo hút thai ngoài ý muốn, phải gánh chịu những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, những dằn vặt bản thân Chúng ta cần nhiều thời gian để luận giải thấu đáo những trường hợp này. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ đã có ý thức trách nhiệm của mình để tránh hậu quả, biết lưu ý về tình dục an toàn và hoàn toàn chủ động trong hành vi tình dục của mình. Hiện nay, luật pháp quy định độ tuổi kết hôn đối với nam là 20 tuổi, nữ là 18 tuổi. Tuy nhiên, cần điều chỉnh độ tuổi kết hôn của nam ngang bằng với nữ, tức 18 tuổi để tránh bất bình đẳng giới cũng như phù hợp với sự phát triển của trẻ hiện nay. Cuộc sống của giới trẻ và quan niệm về tình yêu của họ bây giờ đã khác trước rất nhiều. Vì vậy rất cần có sự quan tâm và những giải pháp phù hợp, theo kịp sự phát triển của tâm lý lứa tuổi này. Trong đó, gia đình là điểm tựa đầu tiên giúp trẻ vững vàng, có nghị lực và có khả năng đối phó với các giai đoạn khó khăn của tuổi dậy thì và tự tin bước vào đời. Đồng thời định hướng cho con trẻ có lối sống lành mạnh. 27
  28. Thứ 2: Về ý chí: Theo khoản 2 điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000: “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hay cản trở”. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là nội dung xuyên xuốt của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nhằm xoá bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân cưỡng ép, phụ thuộc vào cha mẹ của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến. Tự nguyện trong kết hôn là việc hai bên nam nữ thể hiện sự đồng ý trở thành vợ chồng của nhau, mỗi bên không bị tác động bởi ý chí của bên kia hay của người nào khác khiến họ phải kết hôn mà không có tình yêu. Kết hôn trước hết là một quyền chứ không phải là nghĩa vụ, vì vậy không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn, đây là điều kiện hết sức quan trong được pháp luật hầu hết các nước ghi nhận để đảm bảo giá trị đích thực của hôn nhân. Không có hôn nhân khi không có sự tự nguyện và cuộc sống gia đình chỉ thực sự có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở sự tự nguyện của hai bên nam nữ. Quy định của Luật hôn nhân và gia đình là hoàn toàn phù hợp với nội dung của công ước Cedaw - Công ước xoá bỏ mọi phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Điều 35 Bộ luật Dân sự nước ta quy định " nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ hoặc cưỡng ép kết hôn". Sự cưỡng ép, lừa dối từ hai phía đối với nhau, sự cưỡng ép hay cản trở từ phía gia đình, xã hội đều không thể đem lại hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng. Luật hiện hành chỉ có định nghĩa chung về sự lừa dối, ghi nhận tại Bộ luật Dân sự 2005 Điều 132 khoản 1 và được áp dụng cho tất cả các giao dịch dân sự, không có định nghĩa riêng về sự lừa dối trong hôn nhân. Ta nói rằng lừa dối trong hôn nhân là việc một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch để bên kia chấp nhận xác lập giao dịch kết hôn. Định nghĩa rất chung và khó áp dụng. A muốn kết hôn với B; C cố ý làm cho A nhầm tưởng rằng mình là B; cuối cùng, A kết hôn với C mà cứ ngỡ rằng đã kết hôn với B. Trong giả thiết vừa nêu, A có thể yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Cũng có thể xin thể huỷ hôn nhân do có sự lừa dối, nếu người đàn ông đề nghị cưới người đàn bà để làm vợ, cuối cùng lại cư xử với người đàn bà như một người giúp việc nhà. Thế nhưng, nếu A muốn kết hôn với B vì tin rằng B giàu có và B cũng cố ý làm ra vẻ giàu có (dù thực ra rất nghèo) để A chấp nhận kết hôn với mình, thì khó có thể nói rằng A có quyền yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Càng không thể xin hủy hôn nhân do có sự lừa dối, nếu A tin rằng B là một chàng trai tơ và B cũng cố tình làm ra vẻ như vậy, dù trên thực tế, B đã có một (thậm chí nhiều) đời vợ. Theo mục 1, điểm b nghị quyết số 02/2002/NQ - HĐTP thì các thuật ngữ ép buộc, lừa dối, cưỡng ép được hiểu như sau: Việc kết hôn giữa nam nữ là do họ tự mình quyết định, thể hiện sự mong muốn của các bên trong việc thiết lập hôn nhân, xây dựng gia đình - Sự tự nguyện của nam nữ trong việc kết hôn được thể hiện thông qua các hành vi: cùng nhất trí trong việc thiết lập hôn nhân, hoàn thành các thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật - Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ (khoản 5 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000). Là hành vi của người thứ ba buộc nam, nữ hoặc cả nam và nữ kết hôn trái với nguyện vọng của họ 28
  29. - Ép buộc kết hôn là hành vi của bên nam hoặc bên nữ buộc bên kia phải kết hôn với mình trái với nguyện vọng của họ. Hành vi ép buộc có thể bằng cách dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc bằng vật chất buộc bên bị ép đồng ý kết hôn - Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai sự thật về nhân thân, hoàn cảnh của mình nên đã đồng ý kết hôn. Yếu tố lừa dối thể hiên sự không trung thực, sự che dấu của một bên trong việc nói sai về nhân thân, hoàn cảnh của mình Ví dụ: lừa dối kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; biết mình bị nhiễm HIV nhưng giấu - Cản trở kết hôn là hành vi ngăn cản người khác kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Cản trở kết hôn có thể bằng hành vi dùng vũ lực đe dọa Ngược lại với cưỡng ép, ép buộc kết hôn là buộc người khác phải kêt hôn, cản trở kết hôn là hành vi thực hiện các hành động khác nhau để người khác không thể kết hôn. Ngoài ra, trong khoản 2 điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 còn quy định “cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép kết hôn, ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi”. - Kết hôn giả tạo là việc kết hôn những hai bên nam nữ không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và tạo lập gia đình mà vì mục đích khác. Việc kết hôn giả tạo thực ra không vi phạm sự tự nguyện trong kết hôn, vì cả hai chủ thể có sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau. Nhưng việc kết hôn này không đảm bảo tính tiến bộ trong hôn nhân. Ví dụ: kết hôn nhằm được xuất cảnh ra nước ngoài, để hưởng các chính sách ưu tiên của nhà nước. Việc kết hôn tự nguyện có ý nghĩa quan trọng đối với hôn nhân: Hôn nhân chỉ có thể đạt được mục đích khi việc kết hôn là tự nguyện, tự nguyện trong kết hôn gắn liền với việc tự nguyện chung sống, xây dựng gia đình, thực hiện các nghĩa vụ và quyền hôn nhân và gia đình Kết hôn tự nguyện xóa bỏ các tàn tích của hôn nhân phong kiến lạc hậu, hôn nhân tự nguyện đảm bảo sự tự do của con người trong việc kết hôn và lựa chọn người bạn đời nhằm chung sống lâu dài hạnh phúc Kết hôn tự nguyện loại trừ những việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện. Con người tự do nhất là con người tự nguyện nhất, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - Các trường hợp cấm kết hôn: Nam, nữ khi kết hôn ngoài việc tuân thủ độ tuổi về kết hôn, về sự tự nguyện thì họ phải là những người không thuộc diện cấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Theo điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, các trường hợp cấm kết hôn bao gồm: người đang có vợ hoặc người đang có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người cùng giới tính. - Người đang có vợ hoặc có chồng là người đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp, các bên vợ chồng đang còn sống và chưa ly hôn. Nhà nước chỉ thừa nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng về hôn nhân. Giải thích về người đang có vợ hoặc có chồng tại mục C.1 điểm C Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao quy định: Người đã kết 29
  30. hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn; người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đã kết hôn trước ngày 01/01/2003. Như vậy, người tham gia kết hôn phải chứng minh là khi họ kết hôn không có vợ, không có chồng Ngoài ra, tại điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 còn quy định: cấm người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng. - Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh nhân tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (điều 22 BLDS 2005). Người mất năng lực hành vi dân sự không được kết hôn vì họ không thể thể hiện ý chí khi tham gia kết hôn Quy định cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn nhằm đảm bảo cho hôn nhân được thiết lập trên cơ sở tự nguyện bình đẳng. Người tham gia kêt hôn là người nhận thức được hành vi của mình, xác định được mục đích của hôn nhân khi kết hôn Mặt khác, người mất năng lực hành vi dân dự là người không thể hiện được các nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, trách nhiệm của gia đình đối với xã hội Quy định điều kiện năng lực hành vi dân sự trong kết hôn còn là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của con cái - Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có cùng huyết thống. Theo điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra; cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba. Cấm kết hôn những người cùng dòng máu về trực hệ là cấm kết hôn giữa cha với con gái, mẹ với con trai; ông nội với cháu gái nội, bà nội với cháu trai nội; ông ngoại với cháu gái ngoại, bà ngoại với cháu trai ngoại. Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là cấm kết hôn giữa cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; giữa anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì ruột; giữa bác, chú, cô, cậu, dì với cháu ruột. Theo khoa học, những người cùng huyết thống hoặc có huyết thống gần nhau không đảm bảo việc thực hiện duy trì nòi giống nếu họ là vợ chồng. Những người cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời là vợ chồng của nhau sinh con ra sẽ bị biến dạng về di truyền, không lành mạnh về mặt thể chất, trí tuệ, tinh thần Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dấu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng là cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, đã từng là bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, đã từng là bố dượng với con riêng của vợ, đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng (C.4 điểm C Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP tòa án nhân dân tối cao). Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là cấm kết hôn giữa nam với nam, nữ với nữ. Hôn nhân là sự kết hợp giữa đàn ông với đàn bà theo lẽ tự nhiên nhằm xây 30
  31. dựng gia đình và sinh con đẻ cái. Việc kết hôn giữa những người khác giới là tạo ra sự cân bằng xã hội loài người, thực hiện chức năng sinh sản duy trì nòi giống 1.2.3 Điều kiện về hình thức: Nam nữ kết hôn ngoài việc tuân thủ các điều kiện về nội dung còn phải tuân thủ các điều kện về mặt hình thức – đăng ký kết hôn. Đăng ký kết hôn là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện kết hôn (khoản 2 điều 1 nghị định 58). Nhà nước chỉ thừa nhận nam nữ là vợ chồng khi việc kết hôn đúng thủ tục, nghi thức kết hôn theo quy định - Thẩm quyền đăng ký kết hôn: Theo điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 cơ quan có thẩm quyền đăng ký kêt hôn là UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập và lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước thì việc xin đăng ký kết hôn được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ (điều 17 nghị định 158). - Thủ tục đăng ký kết hôn: Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình giấy CMND. Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã,phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập và lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn thì phải có xác nhận của cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ chiến sỹ đang công tác trong lĩnh vực vũ trang thì Thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì UBND xã, phường, thị trấn đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. - Nghi thức kết hôn: Khi đăng ký kết hôn thì hai bên nam nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nêu hai bên đồng ý kết hôn thì cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn Việc đăng ký kết hôn có ý nghĩa quan trọng đối với vợ chồng và nhà nước. Thứ nhất, đăng ký kết hôn là hình thức nhà nước kiểm soát được việc kết hôn của công dân, chỉ việc kết hôn đúng quy định của pháp luật thì mới được nhà nước công nhận và bảo vệ Thứ hai, đăng ký kết hôn là hình thức bảo vệ quyền lợi của vợ chồng. Thông qua việc kết hôn, nhà nước chứng nhận tính hợp pháp của hôn nhân và xác định trách nhiệm của họ đối với nhau, các bên có trách nhiệm tôn trọng các quyền của nhau và thực hiện các nghĩa vụ để cùng nhau xây dựng gia đình, chung sống hạnh phúc. Thứ ba, thông qua thủ tục và nghi thức kết hôn, nhà nước tôn trọng việc tuân thủ pháp luật của công dân và vợ chồng xác định nghĩa vụ với nhau. Khi kết hôn vợ chồng nhận thức được trách nhiệm của mình đối với nhau và đối với xã hội. Vợ chồng có 31
  32. trách nhiệm thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, đồng thời tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt Những trường hợp nam nữ chung sống không đăng ký kết hôn được nhà nước thừa nhận là vợ chồng: Theo nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2001 của TANDTC, VKSNDTC và BTP hướng dẫn thi hành nghị quyết số 35/2000/QH10 những trường hợp được nhà nước công nhận nam nữ là vợ chồng mặc dù không đăng ký kết hôn: - Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/1/1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; - Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 01/1/1987 đến ngày 01/1/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/1/2001 cho đến ngày 01/1/2003; trong thời hạn này mà không đăng ký kết hôn, nhưng yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. - Kể từ ngày 01/1/2001 trở đi, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con cái và tài sản thì tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyêt. Thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm các bên chung sống với nhau. Thời điểm nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình một hoặc cả hai bên chấp thuận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng nhau xây dựng gia đình. Tuy nhiên, nếu nam nữ chung sống với nhau sau đó họ mới đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng) chứ không phải chỉ được công nhận từ ngày đăng ký kết hôn. Đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/1/1987 trở đi đến trước ngày 01/1/2001 nhưng họ đăng ký kết hôn sau ngày 01/1/2003 thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận kể từ ngày họ đăng ký kết hôn. Về việc áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn, các văn bản pháp luật trên quy định: đối với những vụ án mà tòa án đã thụ lý trước ngày 01/1/2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết. Đối với những vụ án được thụ lý từ ngày 01/1/2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Đối với những vụ án mà thụ lý trước ngày 01/1/2001 nhưng từ ngày 01/1/2001 trở đi mới giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì tòa án áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết nhưng có xem xét, tham khảo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề mà tòa án đang giải quyết. 32
  33. Đối với những vụ việc mà đã được tòa án giải quyết theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì không áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 2. Kết hôn trái pháp luật: 2.1. Khái niệm: Theo khoản 3 điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định”. 2.2. Các hình thức xử lý kết hôn trái pháp luật: 2.2.1.Xử lý về mặt dân sự Về mặt dân sự nếu việc kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo luật định thì nhà nước hủy việc kết hôn đó. Các chủ thể tham gia kết hôn trái pháp luật có thể tự mình hoặc do những chủ thể khác theo quy định của pháp luật yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật và xử lý các hậu quả liên quan đến việc kết hôn. Cơ quan có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật: Theo điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004: “Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Người yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cũng có thể yêu cầu tòa án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là UBND, còn cơ quan có chứng năng hủy việc kết hôn trái pháp luật là TAND. Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật Tòa án nhân dân hủy việc kết hôn trái pháp luật căn cứ vào hành vi vi phạm về nội dung các điều kiện kết hôn bao gồm điều kiện về độ tuổi, về sự tự nguyện và vi phạm các điều kiện cấm kết hôn. Thứ nhất: nam nữ kết hôn khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, nam chưa bước sang tuổi 20, nữ chưa bước sang tuổi 18 mà đã kết hôn. Thứ hai, thiếu sự tự nguyện của một hoặc cả hai bên nam nữ khi kết hôn Thứ ba, người tham gia vào việc kết hôn đang có vợ, có chồng Thứ tư, người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn Thứ năm, những người tham gia kết hôn là những người cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời. Thứ sáu, người tham gia kết hôn là cha mẹ nuôi với con nuôi; những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, đã từng là bố chồng với con dâu, đã từng là mẹ vợ với con rể, đã từng là dượng với con riêng của vợ, đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng. Thứ bảy, những người tham gia kết hôn là những người cùng giới tính. Chủ thể có thẩm quyền yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật: Theo điều 15 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 các chủ thể có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm các cá nhân và tổ chức nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình hoặc lợi ích chung của xã hội. Cá nhân có thẩm quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật: là bên bị cưỡng ép, bị lừa dối khi kết hôn; khi việc kết hôn vi phạm độ tuổi, vi phạm điều kiện cấm kết hôn là vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn. Tổ chức có thẩm quyền yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật: gồm UB dân số, gia đình và trẻ em, Hội LHPNVN. 33
  34. Thời hiệu khởi kiện: Luật hiện hành không quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Dẫu sao, khó có thể hình dung khả năng một bên kết hôn trái pháp luật hoặc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thuyết phục được Toà án ra quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật do có sự lừa dối hoặc cưỡng ép, một khi cuộc sống chung đã được duy trì trong một thời gian dài (5 năm, 10 năm, ): hẳn việc kết hôn trong trường hợp này có thể coi như một giao dịch dân sự và chỉ có thể bị huỷ trong thời hạn được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 Điều 136 khoản 1, nghĩa là trong hai năm từ ngày giao dịch được xác lập? Mặt khác, tình trạng tảo hôn cũng không có căn cứ để được ghi nhận nữa khi các bên đã duy trì quan hệ hôn nhân một cách liên tục cho đến lúc đạt đến độ tuổi cần thiết: nếu Toà án quyết định huỷ hôn nhân theo yêu cầu của một người nào đó, với lý do có tảo hôn, thì các bên, đã đủ tuổi và không muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng, sẽ tiến hành kết hôn lại ngay lập tức và việc đăng ký kết hôn không thể bị từ chối. Điều chắc chắn, việc kết hôn vi phạm các quy định về cấm kết hôn giữa những người có quan hệ thân thuộc hoặc thông gia, ở các mức độ được ghi nhận tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 10 khoản 3 và 4, phải bị huỷ bỏ, dù hôn nhân đang tồn tại hay đã chấm dứt. Trong trường hợp có vi phạm chế độ một vợ, một chồng, các thẩm phán, từ lâu, đã chủ trương rằng nếu các cuộc hôn nhân hoặc quan hệ như vợ chồng khác đã chấm dứt, thì cuộc hôn nhân hoặc quan hệ như vợ chồng duy nhất còn lại không còn bị coi là vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn chưa xây dựng giải pháp cho vấn đề xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của các mối quan hệ Đường lối xử lý đối với một số trường hợp kết hôn trái pháp luật: Về nguyên tắc việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị tòa án xử huy. Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất vụ việc, điều kiện hoàn cảnh của đất nước, mục đích của việc kết hôn, trong một số trường hợp mặc dù kết hôn có vi phạm nhưng cũng có thể giải quyết cho ly hôn nhưng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP tòa án nhân dân tối cao các trường hợp kết hôn các điều kiện kết hôn được xử lý như sau: Thứ nhất, kết hôn vi phạm độ tuổi: Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẩn và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì Tòa án giải quyết ly hôn theo đúng thủ tục chung. Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Thứ hai, kết hôn vi phạm sự tự nguyện: kết hôn khi một bên bị ép buộc, lừa dối hoặc bị cưỡng ép. Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. 34
  35. Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hòa thuận thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn thì tòa án giải quyết ly hôn theo thủ tục chung. Thứ ba, kết hôn vi phạm chế độ một vợ một chồng: kết hôn khi một bên đang có vợ có chồng. Nếu trường hợp cán bộ và bộ đội miền nam tập kết ra Bắc hồi năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của TANDTC. Nếu khi một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác thì lần kết hôn sau là thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại điểm 1 điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Tuy nhiên, khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trước thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung. Đối với các hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn khác theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình VN năm 2000 thì phải xử hủy. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật: Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật được quy định tại điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình VN năm 2000. Về quan hệ nhân thân: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Nam nữ trong việc kết hôn trái pháp luật không phải là vợ chồng và họ phải chấm dứt việc sống chung trái pháp luật đó. Nếu việc kết hôn bị huỷ do có vi phạm quy định về tuổi kết hôn, thì người tiếp tục duy trì quan hệ như vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tảo hôn, như ta đã biết; nếu không có bên nào đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự, thì người tổ chức việc duy trì quan hệ đó sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn. Nếu việc kết hôn bị huỷ do vi phạm chế độ một vợ một chồng, thì các bên duy trì quan hệ như vợ chồng sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu việc kết hôn bị huỷ do các bên có quan hệ thân thuộc về trực hệ hoặc quan hệ anh, chị, em cùng cha, mẹ hoặc cùng cha hay cùng mẹ, thì các bên duy trì quan hệ như vợ chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân. Nếu việc kết hôn bị huỷ do có sự cưỡng ép hoặc lừa dối, thì còn phải phân biệt: Nếu cả hai bên tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện, thì coi như không còn sự cưỡng ép hoặc lừa dối. Hai bên có thể đăng ký lại việc kết hôn; nếu không đăng ký lại, hai bên rơi vào tình trạng chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, tình trạng mà luật không khuyến khích nhưng cũng không cấm. Nếu một bên hoặc người thứ ba tiếp tục cưỡng ép bên kia duy trì quan hệ như vợ chồng trái với ý chí của bên kia, thì người cưỡng ép có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Về quan hệ tài sản: được giải quyết theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quyết định của tòa án. Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó. Nếu có tranh chấp về tài sản riêng thì bên đưa ra yêu cầu phải chứng minh, nếu không 35