Giáo trình lược liệu (Phần 1)

pdf 94 trang hapham 2070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình lược liệu (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luoc_lieu.pdf

Nội dung text: Giáo trình lược liệu (Phần 1)

  1. Giáo trình dược liệu I một số khái niệm cơ bản Dược liệu: là môn học chuyên nghiên cứu những nguyên liệu đầu dùng làm thuốc (material medicin) phòng, trị bệnh cho ngời và vật nuôi. Những nguyên liệu này có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật và khoáng vật. Trong đõ có tới trên 80% nguyên liệu đầu dùng làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật nên đã đổi tên thành dược liệu (medicin plants). Đông dược: là môn học nghiên cứu cách thu hái, bảo quản, sử dụng và bào chế các nguyên liệu dùng làm thuốc của các nước phuơng Đông trong phòng trị bệnh. Dược liệu thú y: là môn học nghiên cứu các nguyên liệu dầu, dùng làm thuốc phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Đồng thời, còn nghiên cứu thêm các cây có khả năng gây độc cho gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị. Vậy, muốn hiểu biết sâu và đầy đủ môn dược liệu học thú y chúng ta không thể tách rời những kiến thức về dược lý, độc chất và dược liệu học nói chung của nhân loại. II. – Lịch sử và sự phát triển. A.Lịch sử và sự phát triển của môn dược liệu học trên thế giới. Môn Dược liệu học cũng như thế giới. Từ thời xa xưa nhất, con người đã tìm cho mình những thức ăn và các vị thuốc trong cỏ cây và tập phân biệt chúng với cây độc. Đầu tiên các hiểu biết được truyền miệng. Sau được ghi chép lại. Trên các bảng đất sét dược giữ lại tại bảo tàng ở Anh; người ta đã tìm được các tài liệu cổ từ thời kỳ Xumêriêng Acadi, Babilon. Một số khác có từ 4000 năm trước công nguyên, được ghi bằng hình nón theo lệnh của vua Axyri Axuapanipal, trên đó có ghi các dược liệu: thuốc phiện, thiên tiên tử, a nguỳv.v Gần 2000 năm trước công nguyên, vua Axyri Hamurabi khuyến khích trồng cây thuốc. Từ khi nền Y học còn có tính chất kinh nghiệm, còn lẫn nhiều yếu tố thần thoại nhà thờ, thì người ả rập cũng biết sử dụng gôm Acaxia, camphora abissinica, phan tá diệp, da đắng, thuốc phiện, thầu dầu. Đây là bản viết này nổi tiếng của Ebe (1600 trước công nguyên) đã
  2. bàn đến bệnh và các vị thuốc thảo mộc. Việc khảo sát các nền văn minh cũ của Trung Quốc, ấn độ văn minh mới của các dân tộc Adơtéc, Mêhicô và các dân tộc Inca ở Pêru chứng tỏ đã có sự hiểu biết sâu sắc về các cây thuốc và cây độc dược ở đây. Các thầy thuốc nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại nh : Aristoy, hypocrat, đã biết dùng các loại thuốc ngủ, thuốc phiện, thiên tiên tử. Mondragora trong cuốn “lịch sử cỏ cây” đã mô tả chính xác về đặc điểm thực vật của nhiều cây thuốc. Diotcorit sinh tại tiểu á (người Hy Lạp) đã đi chu du Ai cập, châu Phi, Tây Ban Nha, ý Tập khảo sát luận của ông (77 năm sau công nguyên) đã được dịch ra tiếng la tinh ở thế kỷ 15 với tên là “Dược liệu”. Tập này đã thống kê 500 vị thuốc láy từ thực vật, động vật và khoáng vật. Công trình của ông được truyền bá trong thế giới La mã, Ai cập và có ảnh hưởng tới cuối thời trung cổ. ở La Mã (thế kỷ thứ 1 sau công nguyên) Xensut đã mô tả 250 dược liệu. Plin ở Langxiêng đã ghi lại các đặc tính Y học của cây cỏ trong nhiều tập của quyển “lịch sử thiên nhiên”. Galiên (thế kỷ thứ 2 sau công nguyên) được coi là người thầy của ngành bào chế học, đã cung cấp các đơn chế thuốc. Ông đã có ảnh hưởng đến nền Y học phương Tây trong nhiều thế kỷ. ở thế kỷ 13, bên châu Âu những tiến bộ khoa học không đáng kể, thì ở thế giới A rập đã qua một thời kỳ thịnh vượng. Thế giới A rập đã truyền bá các kiến thức Hy Lạp, La mã và ấn Độ và có thêm những tìm tòi mới Bên cạnh các nhà khoa học vĩ đại của A rập nh Ghenbe Rhadet, Medue còn có các thầy thuốc vĩ đại Avixen, Avendoa, Averoet và một nhà dược liệu thực sự Inbayta. Ông đã mô tả hơn 2000 dược liệu (có 1700 thuốc nguồn gốc thực vật) trong cuốn “Dược chất đơn giản”. Ngoài trường phái A rập, trường phái của Salecnơ do Xacdơ Magnơ thành lập, đã có tiếng tăn đến thế kỷ 14. ở đây người ta viết các cuốn sách về cỏ cây làm thuốc, về thuốc chống độc. Tập đơn thuốc của thế kỷ 11 và một bài thơ có tiếng “Tinh hoa
  3. của Y học” đã ghi 100 vị dược liệu quan trọng được các thầy thuốc Pháp Nicola privot xem lại và trở thành cuốn sách thuốc chống độc có giá trị. Tại Pháp ở thế kỷ 12 việc chế thuốc và bán thuốc là đặc hữu của các nhà tế bào chế ; mà Xanh lu-i đã ban hành điều lệ năm 1258. Sau thời kỳ thập tự chinh, các tủ dược liệu đã chứa đầy các gia vị và các cỏ cây có nguồn gốc phương Đông. Việc tìm ra đường bể đi ấn Độ của Vascogama (1498), đi châu Mỹ của Colong 1492 đã giúp cho việc nhận biết thêm về dược liệu mới (Cacao, Chè, Càphê). Ngành Y học và Dược học bắt đầu thoát khỏi kinh nghiệm chủ nghĩa và đi sâu vào thực nghiệm. Paraxen là một trong những người đầu tiên đã muốn chết “linh hồn” của cây cối dưới dạng “Nguyên tố thứ 5”, là khái niệm đầu tiên của hoạt chất. Trong khi các người xưa đi tìm vị thuốc đa năng thì đối với Paraxen trong thiên nhiên tương ứng với mỗi bệnh là một vị thuốc có đặc diểm riêng để con người có thể nhận ra được, đó là “Thuyết về các chữ ký”. Dựa vào tín ngưỡng cho rằng hình dạng và màu sắc của mỗi cây có thể biểu hiện các tính chất y học của nó như vị: Checdilonium majors có nhựa vàng, giống như mật của gan dùng để chữa bệnh cho người mắc bệnh gan. Vị Pulmonaria officinale có lỗ lốm đốm trắng gần nhu mô ở phổi dùng trị bệnh về phổi. Vị Eyrthracea cenfansium có thân vuông đợc dùng trị bệnh sốt rét Học thuyết này đã đợc J.B Pocta bảo vệ, năm 1558 ông đã xuất bản tập Phitognomica. Trong tập sách này còn mắc nhiều lầm lẫn nhưng thời kỳ đó đã có ảnh hưởng lành mạnh, làm cho kiến thức dược liệu tiến bộ và có điều đáng khen là đã làm xuất hiện khái niệm “đặc hiệu”. Các kiến thức được truyền bá nhờ các nhà in Machiolơ (1000-1577) xuất bản ở ý tập bình luận của Điôtcorit. Nhiều vườn thực vật đã xây dựng ở Pháp. ở Pari có v- ườn của Nicola Hen, người chế thuốc chuyên bán gia vị (1580). Năm 1626 tập đoàn các nhà bào chế mua một miếng đất ở phố Acbalit để đạt vườn ơm cây làm thuốc. Tới lúc này, ngành Dược (với nhiệm vụ xác định, kiểm nghiệm dược liệu và chế thuốc) được tách ra khỏi ngành Y. Người ta bước vào giai đoạn khoa học dựa trên quan sát và thực nghiệm. Các nhà khoa học đều xác định rằng điểm xuất phát cơ
  4. bản của môn học này là xác định dược liệu về mặt thực vật một cách chính xác. Sau đó một thời gian người ta đã khảo sát chiết xuất và phân lập được các hoạt chất. Đó mới là cơ sở khoa học vững chắc cho việc sử dụng các sản phẩm thiên nhiên. Đầu thế kỷ 19 Secrtuener tách đợc morphin từ thuốc phiện. Năm 1818 Penlơchie Cavăngtu chiết được Strichnin, 1820 tìm được quinin. Người ta đã tìm ra được con đường hoá học của các ancaloit. Trong thời gian này, người ta cũng tách được các Heterozit: Salixin của liễu (1830 lơru) Amydalin (1830 Robike) Digitalis kết tinh của dương địa hoàng tía (Nativen 1868). Các tiến bộ về khoa học kỹ thuật cho phép nhận biết các thành phần của cây cối và dần gỡ ra khái niệm về các hoạt chất. Năm 1813-1878 Clode Berna đã thử tác dụng dợc lý của thuốc trên động vật thí nghiệm, từ đó tìm ra bộ phận nào cần sử dụng của dược liệu và tìm được sự tương quan giữa cấu trúc hoá học của các thành phần với tác dụng của nó trên động vật thí nghiệm. Như thế dược liệu học đã xuất hiện ba mặt hoạt động: 1- Khảo sát các thành phần hoá học tìm các hoạt chất có trong cây. 2- Kiểm nghiệm dược liệu bằng các phơng pháp thực vật học. 3- Khảo sát tác dụng dươc lý và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong điều trị. Việc khai thác các nguyên liệu trong thiên nhiên dùng làm thuốc ngày càng phát triển. Các dược liệu dùng trong một nước có tình trạng không đủ dùng hoặc dùng thừa. Đó là nguyên nhân làm nẩy sinh việc buôn bán thuốc và dược liệu giữa các nước được phát triển mạnh mẽ. Một kỹ nghệ mới đã xuất hiện - kỹ nghệ chế biến sơ bộ các nguyên liệu làm thuốc. Dược liệu được buôn bán trao đổi giữa các nước ở trạng thái nhỏ, hay tán bột; nhưng cũng từ đó phát sinh ra những khó khăn trong việc nhận thức phân biệt các vị thuốc đã tán nhỏ, băm vụn phải tìm được trong các vị thuốc đắt tiền sự giả tạo, pha trộn cố tình của kẻ buôn bán thuốc thiếu lương tâm hoặc sự pha trộn vô tình thất thường trong việc buôn bán thuốc, giữa các nước, ngày càng phát triển. Đồng thời nhờ những tiến bộ của ngành hoá phân tích mà việc tiêu
  5. chuẩn hoá các dược liệu và kiểm nghiệm nó được hình thành. Song song với sự tiến bộ của các ngành khoa học khác, nhất là hoá học, dẫn tới việc chiết xuất ra các hoạt chất chính. Dần dần người ta đã tổng hợp được hoạt chất nhân tạo với số lượng gần như vô tận. Thế nhưng cỏ cây vẫn giữ được tầm quan trọng của nó trong điều trị. Thực tế tác dụng dược lý của cây không hẳn lúc nào cũng là tác dụng của chế phẩm nguyên chất đã được tách ra. Thông thường, thuốc có nguồn gốc từ động vật sống, được cơ thể chịu đựng dễ hơn là thuốc tổng hợp có tác dụng dược lý mạnh. Thêm vào đó là các tác dụng phụ, đôi khi chưa nhìn thấy được. Các nước phương Đông cũng có một nền Đông y dợc truyền thống lâu đời. Trung Quốc, ấn Độ, là những trung tâm lớn về lĩnh vực này trong suốt cả thời kỳ cổ đại. Nhiều bộ sách lớn còn để lại cho đến ngày nay: - Thần nông bản thảo chinh là bộ sách có từ thời nhà Hán (50-150 trớc công nguyên). Nguyên bản đã thất lạc, đến đời nhà Minh và nhà Thanh có người đã biên soạn lại cuốn sách này. Đây là sách chuyên khoa đầu tiên về thuốc của Trung Quốc. Trong đó gồm 365 bài dợc liệu. - Thần nông bản thảo kinh tập chú (493-500 CN). Dựa vào cuốn sách trên, Đào Hùng Cảnh đã chỉnh lý, bổ sung thêm thành 730 loại làm thuốc. - Tân tu bản thảo (657 - 659 CN). Cuốn sách đã ghi chép tỷ mỷ 844 loại dược liệu. Có thể coi đây là cuốn Dược Điển đầu tiên của Trung Quốc . - Chng loại bản thảo (1108CN) của Đường Châu Vi thời nhà Tống biên soạn. Gồm 1740 loại làm thuốc. Đặc điểm cuốn sách này là có kèm theo tranh vẽ, có ghi chép nguồn gốc, cách chế biến của từng vị thuốc và những đơn thuốc kim cổ kèm theo. Đồng thời đã hiệu đính, bổ sung về mặt dược tính của từng vị thuốc. Bản thảo cương mục (1596 CN). Do Lý Thời Trân biên soạn ở đời nhà Minh. Sách bao gồm 1892 loại thuốc. Trong đó 257 loại khoáng vật, 444 loại động vật, 1094 loại thực vật và 79 loại thức ăn hàng ngày. Trong bộ sách này, Lý Thời Trân đã vẽ tranh bổ sung, sắp xếp có kết hợp phân
  6. loại theo đặc tính phân loại của thuốc. Ngời Trung Quốc coi đây là công trình phân loại thực đầu tiên của thế giới, tr- ớc cả Linê chừng 200 năm. Mỗi vị thuốc có ghi rõ các mục: tên gọi, địa lý thu hái, hình thái, tính chất, chủ trị, bài thuốc mẫu Bản thảo cương mục đã tổng kết kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân suốt 16 thế kỷ trước. Đã được dịch ra 6 thứ tiếng: La tinh, Nga, Anh, Đức, Pháp, Nhật. Lý Thời Trần và bộ sách của ông đã có vị trí xứng đáng trong kho tàng khoa học thế giới. - Bản thảo cương mục tập di (1848CN). Đây là bộ sách lớn ở thế kỷ 19 của Trung Quốc. Ngô Kỳ Tân biên soạn sau ngày giải phóng (1949) việc nghiên cứu và áp dụng Đông y càng được đẩy mạnh. Hai cơ quan nghiên cứu lớn về Trung y ở Bắc Kinh và Nam Kinh, tiếp đó nhiều cơ quan tương tự, ở khắp các tỉnh, các vùng của Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu mới về các mặt: điều tra nguồn gốc và trữ lư- ợng, kiểm định phẩm chất, nghiên cứu tác dụng dược lý, thành phần hoá học, các ứng dụng điều trị mới, các phương pháp điều chế mới Nhiều vấn đề đã đạt trình độ cao, hiện đại của thế giới. Rất nhiều sách và tạp chí của Trung Ương và địa phương đã ra đời, đóng góp những kinh nghiệm quý báu cho nền Y học phương Đông và thế giới. B.- Lịch sử phát triển của Đông dợc Thú y và Dược liệu học ở Việt Nam: Đông dược Thú y là môn học mới được thành lập gần đây. Tuy vậy việc tìm tòi cây cỏ chữa bệnh cho vật nuôi đã được nhân dân ta, đặc biệt là các danh y nổi tiếng của dân tộc áp dụng từ thời cổ xa. Các thầy lang được mời về kinh đô ngoài việc chữa bệnh cho vua chúa, quan lại, nhiều khi còn phải chữa bệnh cho cả súc vật nuôi có nhiệm vụ bảo vệ hay làm cảnh ở trong cung đình: voi, ngựa, chó, chim Rất tiếc việc đó làm xong cha đợc các danh y quan tâm ghi chép lại. Vì vậy không có những bộ sách lớn chuyên về Đông dược thú y. Sau ngày giải phóng 1954, các cán bộ thú y của ta đã quan tâm hơn đến vấn đề chữa bệnh cho gia súc và gia cầm bằng thuốc
  7. Nam, đã đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm chữa bệnh cho gia súc trong nhân dân và đem áp dụng. Nhìn chung những kinh nghiệm được phổ biến còn rất đơn giản, tản mạn.việc su tầm, tổng hợp một cách khoa học để viết thành chuyên luận lớn giới thiệu việc dùng thuốc nam chữa bệnh gia súc, gia cầm còn rất ít. ở một số sách giáo khoa thú y: Nội, Ngoại, Sản, Ký sinh trùng, Dược lý cũng có giới thiệu một số vị thuốc nam thờng dùng trong thú y để chữa bệnh cho vật nuôi. Các giáo trình này cũng chỉ nhấn mạnh đến việc sử dụng vị thuốc để chữa bệnh mà cha đi sâu tìm hiểu cơ chế, tác dụng dược lý của vị thuốc đó. Muốn hiểu về lịch sử phát triển của Đông dược Thú y ở Việt Nam chúng ta cần phải biết được lịch sử phát triển của Dược liệu học nói chung của nước ta. lịch sử của môn dược liệu học ở Việt Nam. Tập dược liệu đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam năm 1429 thời Lê Thái Tổ. Đây là một cuốn sách do Phan Phu Tiên biên soạn, từ cuối đời Trần, qua thời nhà Hồ và thời kỳ giặc Minh chiếm đóng (1407-1413) đến năm 1429 thì hoàn thành. Tập dược liệu thứ 2 có giá trị đó là Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh. Cụ đã ghi rõ giá trị của 630 vị thuốc nam, kèm theo đó một tập gồm 13 đơn thuốc làm mẫu và 37 cách chữa các chứng sốt nhiệt (thập tam phương gia giảm và thương hàn thất thập pháp). Theo cụ, đối với người Nam, thuốc nam thích hợp và tốt nhất. Tuệ Tĩnh được coi là người đầu tiên sáng lập ra nền Y học Việt Nam (sau này Lãn Ông là ng- ười tuyên truyền rất có uy tín và kết quả). Tuệ Tĩnh được coi là Tổ sư của Y học cổ truyền ở Việt Nam. Hiện nay có chùa Hồng vân được thiết lập để nhớ ơn Cụ. Nhà Minh phong kiến, thấy nước ta có vị danh y chuyên dùng các vị thuốc nam để giảm giá thành thuốc bắc nên đã sang “đón” Cụ về Trung Quốc chữa bệnh cho Tống V- ơng Phi. Năm 1412, sau khi Cụ đã chữa khỏi bệnh cho Tống Vơng Phi, vẫn không được tha về mà bị giam giữ ở thành Kim Lăng. Đồng thời các sách Cụ viết ra trớc đều bị nhà Minh tìm cách mua lại hết. Tuệ Tĩnh vắng mặt ở nước Nam nên thuốc Nam bị phát triển chậm một thời gian. Tiếp theo Tuệ Tĩnh là cụ Hải Thợng Lãn Ông (1721-1792). Trong đời hoạt động
  8. cống hiến cho nghề thuốc, Hải Thợng Lãn Ông đã để lại cho chúng ta một bộ sách gồm 66 quyển, trình bày cả y lý và dược liệu, đồng thời còn có một tập sách nhỏ khác, kê nhiều đơn thuốc có giá trị. Lãn Ông đợc coi là ngời sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam. Đã nhiều lúc, thuốc nam, thuốc bắc bị coi khinh, xem thờng. Sách về dược liệu hầu nh rất ít. Nhng trong nhân dân, việc dùng thuốc nam thuốc bắc vẫn được tín nhiệm lưu truyền. Ngày nay, phương châm kết hợp Đông Tây y được đề cao. Về mặt cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại được tăng cường để đa khoa học tiên tiến vào việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn được liệu phong phú của nước ta. Nhiều cơ quan nghiên cứu và giảng dạy về Dược liệu xây dựng và phát triển nh Viện nghiên cứu y học cổ truyền, Viện Dược liệu, Trường Đại học Dược khoa Nhiều sách viết về Dược liệu Việt Nam đã xuất bản và có giá trị không ở trong nước, mà cả các nước trên thế giới cũng đánh giá cao. Bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi đã đợc coi là một trong 6 viên ngọc quý của thế giới, trong dịp triển lãm sách quốc tế trước đây. Chúng tôi đã thừa hưởng các giá trị của các tập sách nói trên, kết hợp với kinh nghiệm nhân dân sưu tàm được, với các thực nghiệm khoa học của cán bộ ngành chăn nuôi thú y trong cả nước, để viết nên tập bài giảng này. tên gọi các vị thuốc Chúng ta đã biết việc tìm ra nguyên liệu đầu dùng làm thuốc gồm: cây, động vật và khoáng vật là cả một quá trình lâu dài, nó song song tồn tại cùng với lịch sử phát triển của loài người. Loài người phải trải qua rất nhiều công trình nghiên cứu kể cả thành công và thất bại mới rút ra được các kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý báu trong việc điều tra, sử dụng thuốc. Kinh nghiệm ngày càng được tích luỹ nhiều theo từng dòng họ, đặc biệt là các bài thuốc gia truyền (do trước đây phương tiện giao lưu, trao đổi khó, ngôn từ ít, sử dụng thuốc cũng giống như mọi mặt của cuộc
  9. sống hàng ngày theo kiểu tự cung tự cấp). Do vậy tên gọi của các vị thuốc thờng rất khác nhau. Thực tế đã gặp một cây thuốc nhng có rất nhiều tên hay ngược lại một tên nhng được đặt cho nhiều cây khác nhau. Một phần cũng còn do một số vị thuốc lại có nhiều công dụng khác nhau. Nên người đặt tên thuốc lại dựa vào công dụng của vị thuốc được sử dụng lần đầu. Việc đặt tên các vị thuốc và đơn thuốc được dựa trên các nguyên tắc sau đây 1.- Căn cứ vào công dụng vị thuốc mà đặt tên Thảo quyết minh là cây có hạt, uống vào sẽ sáng mắt ra (quyết minh tử). ích mẫu: là vị thuốc có ích cho người mẹ. Phòng phong là vị thuốc có tác dụng chữa cảm gió, đau đầu, chóng mặt nhức các khớp xương 2.- Căn cứ vào màu sắc của vị thuốc Hoàng liên: vị thuốc có mầu vàng rễ cây mọc liên tiếp. Hoàng đằng: Vị thuốc này có màu vàng. Huyền sâm: thứ sâm có mầu đen. Hồng hoa: vị thuốc là một thứ hoa có mầu hồng. 3.- Căn cứ vào hình dạng Ngưu tất: Ngưu là Trâu, tất là gối - vị thuốc có thân cây nơi cành mọc bị phình to ra giống đầu gối con trâu. Cẩu tích (gốc rễ cây lông cu li) - cẩu là chó, tích là cái lưng. Cẩu tích vị thuốc trông giống lưng chó. Ô đầu - Ô là con quạ. Vị thuốc trông giống đầu con quạ. 4.- Căn cứ vào mùi vị của thuốc Đinh hương: vị thuốc giống cái đinh có mùi thơm. Hồi hương: vị thuốc thơm như hồi.Cam thảo: cam = ngọt, thảo = cỏ, 1 loại cỏ có vị ngọt. Khổ sâm – vị thuốc giống sâm nhưng có vị đắng. Khổ quá mướp đắng 5.- Căn cứ vào địa phương sản xuất Sâm Bố chính - Sản xuất ở huyện Bố Trạch – Quảng Bình. Ba đậu: Sản xuất ở Ba Thục (Trung Quốc giống nh hạt đậu). 6.- Căn cứ vào cách sống mà đặt
  10. Bán hạ: vị thuốc thu củ vào giữa mùa hạ. Hạ khô thảo: vị thuốc đến mùa hạ thì khô héo. Nhẫn đông: cây chịu được qua mùa đông vẵn xanh tốt (kim ngân), hay tang ký sinh 7.- Căn cứ vào những điển tích, tên người dùng Đỗ trọng: Vị thuốc được dùng đầu tiên do người có họ Đỗ tên Trọng. Hà thủ ô: Hà = họ Hà, thủ = Đầu, ô = quạ. Ông lão họ Hà tóc đã bị bạc dùng thuốc này đầu trở thành đen như đầu quạ. Sứ quân tử: chính là Sứ Quân Tử một vị sứ quân họ Quách chuyên dùng thuốc này chữa bệnh cho trẻ em bị cam tích do giun sán. Do đó đặt tên là hạt của ông sứ quân = Sứ quân tử (tử = hạt). 8.- Căn cứ vào bộ phận dùng Chỉ một bộ phận của cây hay con được dùng làm thuốc: tang diệp (là cây dâu); Cúc hoa (hoa cúc), hổ cốt (xơng hổ), Niết giáp (mai ba ba), cát căn (củ sắn dây) 9. Căn cứ vào tên ngoại quốc mà phiên âm ra Actixô: phiên âm từ tiếng Pháp Artichant. Man - đà - la - hoa tiếng ấn Độ - cây có màu sặc sỡ. Nó chính là cây cà độc dược Có khi cùng vị thuốc nhng vì nơi sản xuất có tiếng là tốt, ngời ta thêm nơi sản xuất. Ví dụ : Xuyên Hoàng liên (Hoàng liên của tỉnh Tứ Xuyên). nhng nhiều khi trong cùng một tên thuốc, thêm tên địa phơng vào, tưởng là cùng một loại nhưng thực ra là hai cây khác nhau. Xuyên bối mẫu chữa ho lao, ho khan, còn Triết bối mẫu là chứa ho cảm, ho gió. Lại cũng có vị thuốc thêm chữ nam ( hay chữ thổ ) vào thì lại là một vị thuốc hoàn toàn khác.Ví dụ: Nam hoàng liên có khi là cây hoàng đằng có khi là cây thalinctrum. Cam thảo nam là cây scoparia dulsis hay cây Abrus Precatorius. trong khi cam thảo bắc là cây Glycyrrhiza coralensí hay Glycyrrhiza glabra. Vậy về việc gọi tên, nêu một số nguyên tác chung trên đây để chung ta tham khảo. Nên gọi theo Việt nam là tốt nhất. Nhng mỗi nơi lại gọi mỗi khác. Do đó sẽ gặp khó khăn khi nghiên cứu và sử dụng. Vì vậy đối với mỗi cây thuốc chúng ta thống nhất nh sau:
  11. - Các tên thường dùng ở Việt Nam. - Tên của số nước trên thế giới có. - Tên khoa học (cả tên cây và họ thực vật hay chi và bộ của động vật)- viết tên La tinh, phải ghi cả tên người phân loại vì có thể mỗi tác giả phân loại một khác. nguồn gốc của thuốc. Việc dùng thuốc trong dân gian đã có từ rất lâu. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên ta khi tìm kiếm thức ăn đã ăn phải cây độc gây tiêu chảy, nôn mửa hay chết người, dần dần loài người đã biết phân loại cây độc với cây làm thức ăn. kinh nghiệm tích luỹ dần, loài người không những biết lợi dụng cây để làm thức ăn mà còn biết sử dụng cây làm thuốc phòng trị bệnh và những cây độc dùng trong săn bắn hay chống giặc ngoại bang. Nh vây việc phát minh ra cây thuốc đã có từ thời thợng cổ khi đấu tranh với thiên nhiên, tìm thức ăn mà có. Nguồn gốc để tìm ra thức ăn, thuốc và cây độc đều giống nhau. Việt Nam tồn tại 2 dạng người làm thuốc - Thuốc nam gia truyền: Trị bệnh theo kinh nghiệm cha truyền con nối để tồn tại và phát huy, loại này không hay ít biết lý luận khoa học tồn tại ở các vùng dân tộc ít người. - Loại cũng dùng thuốc nhng có hiểu biết về y lý, khoa học tồn tại trong khu đô thị, được học và đào tạo nghiêm chỉnh. Về nguồn gốc dược liệu: tạm thời phân chia thành 2 loại Loại 1: Dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên - hoàn toàn dựa vào thiên nhiên mà khai thác kể cả thực vật, động vật và khoáng vật. Loại 2: Dược liệu do con người sản xuất ra. Hai nguồn gốc nói trên, nhiều vị thuốc phân biệt hơi khó, càng về quá khứ thuốc gần nh chỉ dựa vào thiên nhiên, bị động bởi thiên nhiên. Càng về sau, người ta nhận thấy rằng không thể để cho thiên nhiên chi phối, mà phải tự mình bắt thiên nhiên phục vụ mình. Do vậy việc trồng tỉa cây và nuôi động vật làm thuốc được đẩy mạnh. Khi kỹ nghệ dược phẩm cha phát triển, cây mọc hoang hay động vật làm thuốc sống hoang dại là nguồn dược liệu chính. Về sau, nguồn dược liệu kể trên ngày càng
  12. hiếm do khai thác quá mức hay phá hoại nghiêm trọng. Hơn nữa do cây mọc hoang hiếm dần, nên mọc lẻ tẻ, dẫn dến việc thu hái đòi hỏi nhiều công phu. Do vậy nên nghề nuôi con và trồng cây làm thuốc đã ra đời. Nhiều khi chăn nuôi và trồng cây làm thuốc đặt ra do nhu cầu xã hội thúc đẩy. Ví nh trồng canh ký na được đặt ra vì cây này mọc hoang dại trở nên hiếm. Nuôi hươu, nai, để chủ động lấy nhung, sừng và xương. Hiện nay nhiều nơi đã trồng cây thanh cao hoa vàng để sản xuất thuốc chống ký sinh trùng sốt rét. Việc trồng tỉa hay chăn nuôi nh vậy có nhiều u điểm - Chủ đồng được nguốn thuốc. - Không sợ nhầm lẫn, giả mạo. Do sự chăm sóc, ta có thể làm tăng hoạt chất của vị thuốc nên sẽ tăng hiệu lực chữa bệnh của thuốc. - Chi phí về thu nhặt, vận chuyển và chế biến sẽ giảm đi nhiều. Cây trồng đến tuổi, thu hoạch đều cùng một lúc, việc thu hoạch có thể cơ giới hoá đợc. - Lựa chọn địa điểm trồng gần nơi phơi sấy và xởng sản xuất để giảm chi phí về vận tải, tránh sự hỏng từ lúc thu hái đến khi sấy khô và bào chế. Còn đối với việc chăn nuôi động vật làm thuốc, ngoài những ưu điểm kể trên, việc chăn nuôi còn để cho ta chủ động mọi biện pháp tác động vào súc vật, chủ động nguồn thức ăn, chủ động phòng chữa bệnh theo dõi sức khoẻ con vật hàng ngày tạo cho nó cuộc sống gần giống với cuộc sống thiên nhiên. Như thế tất nhiên sẽ cho sản phẩm làm thuốc cao nhất, tốt nhất. Những quy tắc về trồng tỉa hay chăn nuôi động vật làm thuốc, chúng tôi không giới thiệu chi tiết ở giáo trình này vì nó thay đổi theo từng cây và con. Nhưng chúng tôi sẽ giới thiệu một số vấn đề cần chú ý Phải dựa vào các thành tựu của các ngành khoa học: sinh học phân tử, di truyền học để chọn giống tốt, ít bệnh, năng suất cao và ổn định. Với cây thuốc chúng ta cần chọn phơng pháp nhân giống tốt nhất: Gieo hạt, cấy thẳng hay cấy lại, trồng bằng cành hay bằng rễ Phơng pháp bón, tới: dùng phân gì để tăng hoạt chất, tăng hiệu suất kinh tế của cây trồng. Thời kỳ sinh trởng nào cây cần nhiều nớc, giai đoạn nào cần ít Sự bón
  13. phân đã đợc nghiên cứu nhiều. Ví dụ nh cây Atropa bentadona mọc hoang chỉ có 0,3 – 0,5 % ancaloit. Nếu ta bón phân tốt và đúng mùa vụ, hiệu suất ancaloit sẽ tăng 0,8 %, đồng thời lợng lá thu hoạch sẽ tăng. Ngợc lại với cây bạc hà, vì bón phân không đúng nên làm giảm lợng tinh dầu. Do các kết quả trên, việc trồng cây thuốc và nuôi động vật làm thuốc ngày càng phát triển. Việc phát triển dợc liệu làm thuốc đang là một yêu cầu cấp bách của xã hội. Chúng ta cần nghiên cứu, phát triển hơn nữa, góp phần bảo vệ sức khoẻ đàn gia súc và phát triển nền kinh tế nớc nhà. Ngành thú y, tiến bộ về mặt này còn chậm, việc chữa bệnh cho gia súc bằng thuốc nam ở các cơ sở cha đợc các cán bộ thú y chú ý. Nguyên liệu dùng làm thuốc chữa bệnh cho gia súc hoàn toàn còn phụ thuộc vào bên nhân y và thu hái tự nhiên, chứ cha chủ động trồng đợc. Mấy năm gần đây, một số địa phơng cũng có nghiên cứu thí điểm vờn thuốc thú y nhng bị “phá sản” vì hoặc do thiếu cán bộ, hoặc thiếu kinh phí, hoặc lãnh đạo ở đơn vị đó thiếu quan tâm cân đong dùng trong đông dợc Trong thực tế hiện nay vẵn đang tốn tại 2 hệ thống đơn vị cân đong khi sử dụng Đông dợc Hệ thống cân đong cũ (theo đồng cân, lạng, cân ta ) Hệ thống cân đong thông dụng của quốc tế (gam, kilogam, miligam, minilít ) Để giúp tham khảo, xin giới thiệu tơng quan giữa 2 hệ thống này 1 yến: 10 cân bằng 6,048kg. Theo dợc điển Trung Quốc thì 1 yến ta bằng đúng 5kg. 1 cân ta: bằng 16 lạng = 0,6048 kg hoặc bằng 0,500kg (DĐTQ, 1963) 1 lạng: 10 đồng cân hay 10 tiền ; bằng 37,77g hay 31,25 g (DĐTQ, 1963). 1 đồng cân: 1 chỉ = 10 phân = 3,77 g, 1 phân: 10 ly bằng 0,377 g hay 0,3125 g (DĐTQ, 1963), 1 lai hay 1ly bằng 0,037 g hay 0, 0031 g (DĐTQ, 1963
  14. 1 lắm tay: ớc chừng 50 g lá tơi hoặc 20 g lá khô, 1 nhúm tay: ớc chừng 2 – 3g, 1 thìa cà fê: chừng 5 ml, 1 thìa súp: chừng 15 ml, 1 chén tống: chừng 50 – 60 ml 1 bát: chừng 200 – 250 ml, 1 chai: chừng 700 ml; 1 cút bằng 100ml; 1 gù bằng 300ml thu hái, bảo quản và chế biến dợc liệu Thu hái dựơc liệu Mục đích của việc thu hái - Chủ động nguồn thuốc trong điều trị. Nguyên liệu dùng làm thuốc chỉ sinh trởng và phát triển theo từng mùa, không phải lúc nào cũng có đợc nguyên liệu tơi dùng trong phòng, trị bệnh đợc. Đặc biệt hoạt chất có trong vị thuốc cũng không đợc phân bố đều trong tất cả các bộ phận hay tồn tại trong cây cả bốn mùa. Việc thu hái dợc liệu có tầm quan trọng rất lớn. Nhiều khi nó có tác dụng quyết định đến công tác điều trị tốt hay không tốt. Song, trong thực tiễn, chùng ta cha quan tâm đầy đủ và đúng đắn. Do đó đã gặp không ít trờng hợp sử dụng và thu hái bừa bãi. Hái lá làm thuốc không đúng mùa vụ, không đúng quy cách, có khi hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh vì không có hoạt chất cần dùng. Ví nh Ma hoàng thu hái khi đã có gió mùa đông bắc hay cả vụ đông sẽ ít hay không có tác dụng chữa bệnh nữa vì không còn Ephedrin. Thực tế cho thấy hàm lợng hoạt chất của một cây thuốc thay đổi tuỳ theo bộ phận cây, nhng cũng có thể thay đổi theo tuổi cây, theo từng thời kỳ trong năm, thậm chí cả từng giờ trong ngày. Vì thế không có quy luật chung để lúc nào biết có hàm lợng hoạt chất tối đa trong cây. Vậy phải thu hái dợc liệu nh thế nào để đảm bảo đúng quy cách, phẩm chất và hiệu lực chữa bệnh của thuốc? Với mỗi vị thuốc, có một quy định thu hái, sau này đến phần chuyên khoa sẽ giới thiệu kỹ hơn, chơng
  15. này chỉ nêu những nguyên tắc chung trong khi thu hái dợc liệu. 1- Nguyên tắc thứ nhất - thu đúng thời kỳ. Đối với mỗi vị thuốc cần biết phải thu hái vào lúc nào sẽ cho năng suất và hiệu lực điều trị cao nhất. Ví nh cây Benladone, hoạt chất chính là Hyoxyamin đợc tạo ra trong rễ cây, sau đố truyền nên các phần trên mặt đất. ở năm thứ nhất, thân cây khi còn xanh chứa nhiều ancaloit hơn lá. Sang năm thứ 2 vì thân cây bị hoá gỗ nên hàm lượng ancaloit chỉ tập trung nhiều ở ngọn có hoa, khi quả chín thì ancloit lại giảm đi. Vậy khi trồng Benladone lấy ancaloit ở năm thứ nhất ta cắt cành từ chỗ thân còn xanh và các lá trên cành. Sang năm thứ 2 ta chỉ thu ngọn có hoa. Cúc trừ trùng dùng tẩy giun, sán, hàm lượng perrithroid cao nhất ở hoa. Trong mễ hoè khi hoa cha nở nhìn giống như hạt thóc chứa tới 20 % rutin, nhng đến khi nở có cánh mầu vàng l- ợng rutin gần như mất hoàn toàn. Tơng tự như trên khi thu hoạch bạc hà, lấy tinh dầu vào trước lúc ra hoa. Tốt nhất nên thu hái lúc khô ráo, giúp việc phơi sấy, bảo quản dược liệu thuận tiện. Các cây mang hoa ở ngọn dễ bị hỏng do ma. Các cây có tinh dầu phải thu hái vào buổi sáng trước lúc mặt trời mọc. 2. Nguyên tắc thứ hai - thu hái đúng bộ phận. 1.thu cả cây Bồ công anh, ích mẫu, ngải cứu Với những vị thuốc dùng cả cây. Khi thu không lấy phần sát gần mặt đất vì ở đó có lẫn tạp chất, cỏ dại và ít hoạt chất của những bộ phận đã già. Cách thu: cắt dưới cành cuối cùng ở khoảng 10 -15 cm là thích hợp. Thu hái lúc cây sắp ra hoa. 2.Thu búp cây Hái búp thường vào giữa và cuối mùa xuân (tháng 3, 4 dơng lịch) với những cây chỉ thu một lần trong năm. Các cây thu hái nhiều lần trong năm như chè búp thường thu khi búp bắt đầu nẩy phồng to, nhưng lá cha xoè, có thể lấy thêm một hoặc hai lá non kèm theo búp cũng đợc.
  16. Cách thu hái: ngắt từng búp (hái búp chè) hoặc bẻ cành con sau đó ngắt. 3.Hoa (Hos) Với hoa sử dụng tinh dầu là hoạt chất, tốt nhất là hái khi hoa sắp nở, lúc đó hoạt chất tập chung trong nụ cao nhất.Thí dụ: Hoa kim ngân, hoa hoè, hoa cúc Có khi ngời ta hái cả cụm hoa có kèm lá bắc. Còn ở cây sử dụng cánh hoa làm thuốc nh hoa mào gà phải thu hài cánh khi hoa đã nở hết. Cách thu: hoa lấy tinh dầu thờng phải hái bằng tay thu hoa cúc, hồng hoa, còn đối với nhiều trờng hợp, ngời ta sử dụng bằng lợc tuốt chải: thu mễ hoè, bạch cúc, cúc trừ trùng 4.Thu quả (Fructus) Cần phân biệt 2 loại quả: quả mọng và quả khô (quả giác). - Quả mọng: quả dâu, mâm sôi (phúc bồn tử), mơ, mận Thu lúc quả chín hẳn - hoạt chất sẽ tập trung trong quả cao nhất. Song hái lúc này sẽ khó bảo quản, dễ dập nát, h hỏng. Do đó nên hái khi quả vừa chín tới. - Quả khô: Quả bồ kết, quả hồi, thảo quả, đầu Thu lúc gần chín hoàn toàn, nhng trớc khi bị rụng. Nếu hái sớm quả hoạt chất ít, khó bảo quản, phơi sấy lâu, ng- ợc lại nếu hái muộn, quả nứt hạt rơi vãi hết. 5. Thu ngọn có hoa Bạc hà, hơng thảo, kinh giới, hơng thu Thờng dùng liềm hay kéo cắt rồi bó lại. Trong việc khai thác lớn, ngời ta sử dụng các máy chuyên dụng. 6. Thu lá (Folium) Tuỳ theo mục đích làm thuốc và vị trí của lá trên cành mà quyết định thời kỳ thu hái, vì ở mỗi thời kỳ sinh trởng và phát dục của lá, đều chứa các hoạt chất khác nhau ví nh: Lá chè khi còn non chứa nhiều tanin và cafein hơn chè già. Lá ổi non chứa nhiều tanin hơn lá già. ở bạc hà, kinh giới và một số lá chứa tinh dầu, thờng các lá ở phần trên ngọn chứa nhiều tinh dầu hơn các lá gần gốc. Những cây sống lâu năm, lá của nó muốn dùng làm thuốc thờng hái vào năm thứ hai, sang năm thứ 3 th- ờng bỏ là đi, chỉ thu những bộ phận có hoạt chất tập trung: củ, quả. Trong một năm,
  17. thờng hái lá “bánh tẻ” nghĩa là lúc cây sắp ra hoa, hoặc chớm ra hoa. 7. Thu hạt (Semen) Tốt nhất thu hạt khi thật già. Nếu là hạt của quả tự mở: hạt muồng, cải không đợc chờ khi quả nứt. Chỉ riêng với hạt dẻ tây là nhặt hạt dới đất. Nếu là hạt của quả thịt: hạt mã tiền, táo, đào chờ quả chín, hái về, loại bỏ phần thịt quả, rồi phơi khô. 8.Thu vỏ(Corlex) Còn gọi là bì : thu vỏ quế, mẫu đơn bì, thạch lựu bì Thờng dùng vỏ cành, ít dùng vỏ thân, vì có nhiều lớp bẩn. Việc thu vỏ cành hay vỏ thân còn tuỳ hoạt chất hoặc tuỳ cách sử dụng trong điều trị. Ví dụ khi chữa cảm mạo (cảm hàn) dùng quế chi, còn nếu cần làm “ấm” cơ thể và tăng cờng hoạt động của tim, bồi dỡng cơ thể dùng quế tâm (quế thân). Vỏ theo nghĩa rộng bao gồm bộ phận tách đợc bằng dao, đến tợng tầng, ở đó có mặt phảng theo thớ. Nh thế sẽ bao gồm lớp trụ bì, libe và đôi khi vài hàng bên ngoài tế bào của gỗ. Thu vào mùa xuân đến đầu mùa hè, nhng phải trớc lúc cây ra hoa. Cách thu: dùng dao bằng xơng hay thép không rỉ (không dùng dao sắt sẽ làm mất tanin, sấu mầu dợc liệu vì sẽ gây đen), không nên thu vỏ của những cây quá già hay còn non quá. Những vỏ của những cây này thờng quá nhiều bẩn và chứa ít hoạt chất. Lấy dao tách ra đợc các mảnh vỏ, nạo bỏ miền bẩn. ở quế cành, với những cành có đờng kính 2 – 5 cm, dùng dao trích 2 đờng vòng tròn và 2 đờng dọc thân cành, bóc sẽ đợc các cuộn vỏ rồi cạo bỏ lớp bẳn đi. Với vỏ rễ, việc thu hái sẽ có tác hại phá huỷ cây, nhng trong vài trờng hợp, vỏ này lại quý, ví nh vỏ lựu. Ngời ta thu vỏ rễ khi có mục đích khai thác cây hoàn toàn, nhằm chiết hoạt chất. Với canh ky na khi đợc 6 - 7 năm, ngời ta thu toàn bộ vỏ rễ, thân, cành để chiết hoạt chất – kinin làm thuốc k. Thu gỗ (Lignum) Ví nh tô mộc, trầm hơng, gỗ long lão Thờng thu vào cuối thu hoặc cả mùa đông. Lúc này gỗ chắc, lợng nớc trong gỗ ít hơn, dễ bảo quản, không bị h hỏng.
  18. l. Thu rễ (Radex) và thân (Rhizoma): Thu các bộ phận dới đất: rễ, thân rễ, củ, tốt nhất thu ngoài thời kỳ sinh dỡng của cây. Lúc đó hoạt chất tập trung trong củ, rễ và thân rễ. Đối với cây sống 2 năm nh ngu bàng, ngời ta thu hái vào mùa thu của năm thứ nhất hay mùa xuân của năm thứ hai. Đối với cây sống lu niên, bao giờ cũng thu hái vào mùa thu. Thờng chờ sau một vài năm để thu đợc khối lợng lớn, nhng không chờ quá lâu do lõi rễ sẽ hoá gỗ. Việc thu thờng vất vả vì phải dùng cuốc, thuổng cố gắng càng tránh đợc dập nát bao nhiêu càng tốt: sắn dây, rễ long đờm, Ipeca và smilax rễ cây thu đợc phải lắc chải hay rửa, loại bỏ đất và các bộ phận dập nát, thối hỏng do côn trùng hoặc sâu phá hoại. Loại bỏ các rễ nhỏ, những củ to thờng cắt thành khoanh hay làm nứt dọc để tiện cho việc phơi sấy: đại hoang, long đởm, gừng, đại hoàng Có nhiều dợc liệu, lợng hoạt chất không giống nhau ở các chỗ cao thấp khác nhau của củ. Trong củ đại hoàng theo Vạn ốt và cộng sự (Hà Lan): lợng các dẫn xuất anthraxen tăng lên từ phần trên của gốc đến đầu các rễ con. Điều này cũng xảy ra với bạch chỉ. Vậy khi thu đại hoàng, bạch chỉ không đợc loại bỏ các rễ con. Không nên thu các bộ phận dới đất vào lúc cây đã nẩy lộc, đâm chồi, các chất dự trữ đã bị huy động đến các bộ phận khác của cây, đễ có quá trình biền đổi sinh học trong cây, hoạt chất bị đổi sang dạng khác, làm giảm tác dụng chữa bệnh. Nh vậy việc thu hái dợc liệu thật muôn hình, muôn vẻ và đòi hỏi mất nhiều thời gian. Việc thu dợc liệu đúng lúc rất quan trọng, không đợc xem thờng. Ngoài những quy định trên chúng ta còn chú ý thêm: - Hái về, phải kịp thời sử lý ngay, sử lý đúng phơng pháp để tránh dập nát, lên men, sinh thối. Tuyệt đối không nên thu lúc trời ma, độ ẩm cao, trong nhà không có phơng tiện sử lý kịp thời. - Những bộ phận độc, có chứa hoạt chất tác dụng dợc lý mạnh, phải đợc báo quản riêng, nên có ký hiệu riêng. Các phơng pháp làm khô dược liệu Mục đích làm khô dược liệu
  19. Trên thực tế, có một số dợc liệu dùng tơi mới tốt, ví dụ: mần tới chữa mạt gà. Ngược lại, có những vị thuốc chỉ dùng khô, không những thế, lại đòi hỏi để càng lâu năm tác dụng càng tốt như trần bì. Nói chung dược liệu tươi chỉ giải quyết yêu cầu trong một phạm vi nhỏ, khi bệnh xẩy ra đúng mùa có cây thuốc phát triển, hay chỉ để cất tinh dầu, chế cồn thuốc tươi. Trong thực tế lâm sàng không phải lúc nào cũng sẵn cây tươi, nhất là khi mùa đông lạnh, cây cối tàn lụi. Vậy để chủ động nguồn thuốc trong điều trị và sản xuất, nhất thiết phải tìm cách dùng dược liệu khô. Khi cây sống có sự cân bằng giữa các quá trình chuyển hoá, dẫn đến tổng hợp, biến đổi và tổng hợp các thành phần hứu cơ trong tế bào bình thường. Cây không có sự phân huỷ gây mất hoạt chất. Khi cây bị cắt ra sẽ héo nhanh do việc mất nớc. Sự mất nớc xảy ra nhanh hay chậm tuỳ theo các bộ phận của duợc liệu, tuỳ theo nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Sự thuỷ phân hoạt chất do men vẫn tiếp tục xảy ra nếu ở cây còn luợng nước trên 15%. Khi đó các quá trình thuỷ phân, oxy hoá, rexemnic hoá có thể làm hỏng các hoạt chất của cây. Ngày nay ngời ta đã công nhận các phản ứng này có thể xảy ra trong cùng một số tế bào. Các men phân giải hoạt chất đặc biệt có trong cây nhng đợc khu trú ở các điển khác nhau. Một số tồn tại dới dạng kết hợp với phức lipo – proteid của ty thể. Sự phá huỷ hoạt chất của dợc liệu xảy ra tỷ lệ thuận với việc phân huỷ phức lipo - protein của men trong ty lạp thể. Nhiều hoạt chất hoà tan trong túi không bào (Heterozit, muối ancaloit, tanin, sắc tố flavonozit) đều bị phân huỷ. Thông thờng ngời ta giảm tỷ lệ nớc để cho các phản ứng lên men không xảy ra đợc, đồng thời cũng để cản trở sự sinh sản của các vi khuẩn, nầm mốc. Làm tốt công tác này mới giữ đợc hoạt chất thuốc nh lúc cây còn tơi. Thờng khi làm khô dợc liệu, tỷ lệ hoạt chất giảm đi do bay hơi hay kết hợp với oxy thành nhựa cây. Ví dụ dới tác dụng của men oxydaza đặc biệt, các andehyt trong ống bài tiết bị oxy của không khí hoặc oxy trong bản thân andehyt để thành axit nhựa, chất chlorophin bị oxy hoá cũng trở thành kém tan hơn. Song không phải lúc nào cũng đúng nh thế.
  20. Việc làm khô dợc liệu nhằm các mục đích sau: - Chủ động nguồn thuốc trong điều trị - Dễ bảo quản, dễ vận chuyển, hay chế biến sang các dạng khác Nguyên tắc làm khô dợc liệu Khi phơi khô dợc liệu nên chú ý: phơi khô từ từ, lợng nớc ở bề mặt cũng thoát ra từ từ từ các tế bào bên trong ra. Nếu phơi ở nhiệt độ cao ngay từ đầu, phía ngoài mất nớc nhanh dễ rắn chắc lại, làm cho nớc ở bên trong thoát ra khó. Do đó về sau dợc liệu rất dễ bị ẩm mốc. Mặt khác khi nớc rút ra từ từ nh vậy, các hoạt chất đã dần dần bị cô đặc (đúng vị trí) ngay trong tế bào, không gây nên các phản ứng phụ do việc mất nớc truyền từ tế bào này qua tế bào khác quá nhanh. Hoạt chất và men đặc hiệu đều bị đông đặc, không gặp đợc nhau nên không có sự phân huỷ làm mất tác dụng. Hiện nay ngời ta làm khô dợc liệu bằng mấy phơng pháp sau 1. Cắt nhỏ phơi khô a. Phơi trực tiếp ngoài trời (phơi dới ánh nắng mặt trời). Đây là biện pháp kinh tế nhất, đối với những nơi có khí hậu nóng và khô. Phơng pháp này chỉ dùng với những vị thuốc có hoạt chất không bị ánh sáng mặt trời làm hỏng. ít khi phơi cây thuốc hoặc các bộ phận của cây trên mặt đất vì điều này giúp cho nấm mốc phát triển. Riêng chỉ có tảo biển mới đem xếp dải phơi ngay trên bãi biển. Thờng xếp dợc liệu thành lớp mỏng trên nong, khay, liếp, hoặc trên dây, kiểu xếp này kéo dài từ vài giờ đến vài tuần tuỳ theo độ ẩm của không khí và cấu tạo của dợc liệu. Lối phơi này không thích hợp với các cây có tinh dầu và hoa vì bị h hỏng. Hạn chế của phơng pháp - Tác dụng của tia tử ngoại xảy ra đồng thời với tia hồng ngoại có thể làm h hỏng nhiều hoạt chất. - Ban đêm, buổi sáng có sơng đọng, khi trời ma phải che, đậy. b. Phơi trong râm và dới mái che (phơi ấm can). Là kinh nghiệm rất khoa học của nhân ta từ cổ xa. Phơng pháp này khắc phục
  21. đợc nhợc điểm của phơng pháp trên, thích hợp với cây có tinh dầu, hoa. Phơng pháp này dễ áp dụng ở quy mô thủ công, tiến hành trong các lều, nhà bạt. Dợc liệu đợc bó thành các bó nhỏ, treo lên các sợi dây thép hoặc dải dợc liệu thành lớp mỏng trên các liếp, vải hay tờ giấy. Đến mùa thu hoạch nhiều, chúng ta nên dựng các nhà tạm, có mái che, đặt cửa di động tuỳ hớng gió, để đảm bảo cho khí lu thông theo hớng nhất định, tránh đợc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, ma giông. Nhợc điểm của phơng pháp: phơi xếp lâu, không thể xử lý đợc khối lợng lớn dợc liệu. 2.Sấy bằng không khí nóng và khô Sấy khô dợc liệu bằng không khí nóng và khô, phơng pháp này rất cần thiết cho những nớc có khí hậu ẩm ớt nh nớc ta, nếu tiến hành thu hái dợc liệu vào các tháng 2,3,4 và tháng 7,8 hàng năm. Lúc đó thời tiêt ma nhiều, độ ẩm cao, chúng ta không sử dụng 2 phơng pháp nói trên để làm khô dợc liệu đợc. Ưu điểm của phơng pháp này - Nó cho phép sấy nhanh dợc liệu ở các điều kiện khí hậu khác nhau. - Chủ động khống chế đợc nhiệt độ và độ thông gió, nớc trong các tế bào của d- ợc liệu đợc thoát ra từ từ. Muốn thế, khi thiết kế cần chú ý để tăng nhiệt độ ở lò sấy một cách từ từ. Tức sẽ cho dợc liệu tiếp xúc với nguốn nhiệt một cách từ từ, dợc liệu sẽ đợc khô từ trong ra ngoài. Lúc đầu ngời ta đặt một xe đầu tiên ở đầu đối diện với nguồn cung cấp nhiệt. Sau 20 - 30 phút, đẩy xe đó lên gần nguồn nhiệt và đa xe thứ 2 vào, cứ tiến hành liên tục nh vậy. Trong khi sấy, bên cạnh việc chú ý nhiệt độ, cũng cần chú ý đến độ ẩm của lò sấy. Nếu độ ẩm cao, dợc liệu sẽ không khô nếu độ ẩm thấp nớc thoát ra nhanh. Khi xe thứ nhất chứa dợc liệu đã khô đạt đợc độ ẩm thích hợp (chừng 2 giờ). - Nguồn nhiệt ở đây là lò đốt củi, than hay các thiết bị điện, có thể là nhiệt dộ năng lợng mặt trời cung cấp trong các thiết bị chuyên dùng. - Đối với các bộ phận mỏng manh: lá, ngọn có hoa việc loại nớc nếu quá triệt để, chung để bị vụn nát khi va chạm, do vậy phải mang chúng vào một nơi mát có
  22. thoát hơi nớc để chúng trở lại mềm mại. -Nhiệt độ sấy thay đổi tuỳ theo các bộ phận của cây. Đối với các ngọn có hoa, lá cây, nhiệt độ sấy khoảng 30-400C; đối với cành, vỏ, rể, gỗ, nhiệt độ có thể tăng 60- 700C. Độ ẩm của không khí nóng thổi vào khoảng 30-35% và không khí đi ra khỏi lò có độ ẩm 65% là thích hợp. Với nhiệt độ này các men cha bị phá huỷ, vì mất nớc nên men bị cũng bị cô đặc và ức chế. 3. Làm khô bằng tia hồng ngoại Ngời ta dùng đèn có sợi tung xten. Phơng pháp này hay dùng khi chế biến cà rốt và quả loại nớc nhng không phổ biến sấy thuốc vì giá thành cao và hoạt chất cũng có thể bị phá huỷ. 4. Làm khô ở tủ sấy nóng và tủ sâý chân không Đây là phơng pháp tốt trong phòng thí nghiệm, nó cho phép giảm thời gian cần thiết để loại nớc nên giảm khả năng gây h hỏng dợc liệu. Trong quá trình làm khô dợc liệu, tuỳ bộ phận, ta quy định tỷ lệ khô/ tơi thu đ- ợc nh sau: Rễ khô chiếm 25-30%; Hoa khô chiếm 20%; Quả khô chiếm 30%; Búp khô chiếm 40% so với búp tơi, Tỷ lệ trên còn phụ thuộc vào mùa thu hái dợc liệu. Nếu thu haí dợc liệu vào cuối thu đầu đông, tỉ lệ khô/tơi còn cao hơn so với cùng dợc liệu đó nhng hái vào mùa xuân, hạ. Làm khô dợc liệu một mặt để bảo quản, mặt khác cũng là dạng một dạng chế biến ban đầu (cắt nhỏ phơi khô). Thực ra nó là một dạng quá độ để chế ra các dạng thuốc khác: thuốc bột, thuốc sắc, cao Chú ý trong khi chế biến cần phải loại bỏ những tạp chất lạ: lá lạ, sâu mọt bảo quản dợc liệu Bảo quản dợc liệu là một khâu rất quan trọng. Dợc liệu nếu không đợc bảo quản chu đáo, sẽ bị mất phẩm chất do h hỏng. Nhiều khi bảo quản không tốt đã làm mất hoàn toàn tác dụng chữa bệnh của vị thuốc. Yêu cầu của dược liệu trong thời gian bảo quản
  23. Dợc liệu phải bảo tồn đợc hình thức và phẩm chất. Cần cố gắng giữ nguyên vẹn các hợp chất nh khi còn là cây tơi. Chú ý: - ánh sáng mạnh sẽ làm dược liệu mất màu hay đổi sang mầu nâu. - Nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ các phản ứng hoá học trong vị thuốc, giúp cho nấm mốc, côn trùng, sâu, mọt phát triển. Vì vậy trong kho cần thoáng, mát, thông gió bằng không khí khô. Đồng thời phải có biện pháp đề phòng hoả hoạn. Nếu dợc liệu ít thờng ta chỉ đóng gói, gác bếp. Việc đóng gói cũng chỉ ngăn cản đợc phần nào tác dụng không tốt của các yếu tố kể trên nhất là về độ ẩm. Muốn bảo quản dược liệu tốt, cần tổ chức chu đáo hệ thống nhà kho, xởng sơ chế. Kho có thể mang tính chất tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nói chung các kho này phải khô ráo, thoáng gió, không đợc quá nóng, để các dợc liệu chứa tinh dầu khỏi bốc hơi. Dợc liệu đợc đạt trên các giá, giữa các giá nên có lối đi lại để kiểm tra thờng xuyên. Dợc liệu mốc, mọt cần phát hiện kịp thời, phơi sấy lại ngay. Thờng dợc liệu chỉ tích trữ từng năm, hoặc đa đi kịp thời để chế biến thành các dạng thuốc sẽ bảo quả đợc lâu hơn. Có một số dợc liệu dù đợc bảo quản tốt, đúng phương pháp, chất lượng vẵn giảm. Trong kho, dược liệu can sắp đặt ngăn nắp, riêng từng khu vực, ngoài mục đích để tìm, dễ kiểm soát, dễ kiểm tra chất lượng. Các dược lieu độc như lá, hạt cà độc dược, hạt strophantus, hạt mã tiền phải để một khu vực riêng. Ngời thủ kho phải trực tiếp chịu trách nhiệm về số lượng xuất nhập. Các dược lieu có mùi thơm: bạc hà, quả hồi, cúc hoa, dinh hương phải để xa các dược lieu không có mùi. Nếu không, mùi dược lieu thơm sẽ bị các dược lieu khác hấp phụ. Khi để dược lieu trong kho, chúng ta phải chú ý 3 mặt sau dây: 1. Chống ẩm ớt Nớc ta ma nhiều, độ ẩm cao, rất dễ gây hỏng thuốc. Thường độ ẩm để bảo quả thuốc là 65 – 70 %. Thế nhưng độ ẩm trung bình ở Việt Nam thờng từ 80 – 85 %.
  24. Nhiều khi còn đạt độ ẩm tuyệt đối tới 100%. Thời gian này (thường vào các tháng 2,3,4 và tháng 7, 8 ở miền Bắc, miền Nam là 6 tháng mà : 4,5,6,7,8,9 hàng năm). Việc chống ẩm cho thuốc rất khó khăn nhất là các dược liệu thuộc loại thuộc loại dễ hút nước nhiều. Để khắc phục độ ẩm cao ta có thể sử lý bằng cách: - Những nơi có điều kiện thiết bị, để thuốc trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ (khoảng 200C là thích hợp) điều hoà độ ẩm, quạt thông gió. - Những vùng nông thôn ta gói kín bằng giấy xi năng gác trên bếp hoặc đựng vào các chum, vại dậy nắp kín. 2. Chống mốc Vấn đề cơ bản chống mốc là chống ẩm. Dợc liệu đã hút ẩm sẽ bị mốc. Nêu dược liệu bị mốc cần phơi nắng lại hay sao tuỳ loại. Một số dược liệu có thể phun rượu rồi sao. Dược liệu bị mốc khi trời đang ma, tốt nhất đốt lưu huỳnh xông hơi từ 24 – 48 giờ. 3. Chống sâu mọt, kiến, chuột, mối, gián Một tai hoạ rất lớn trong vận chuyển, bảo quản dược liệu là sâu, bọ, mọt, mối, gián và chuột gây hại. Do điều kiện khí hậu ẩm nóng ở nước ta, sâu bọ trong kho dược liệu dễ phát triển.Theo thống kê sơ bộ của Viện Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp và tiểu ban Sinh vật học thuộc Uỷ ban khoa học Nhà nước đã điều tra và xác định ở Việt Nam khoảng trên 30 loài côn trùng, sâu mọt, làm h hỏng và phá hoại thuốc nam, thuốc bắc như: mọt thuốc: s.tegobilum, paniceum.l, sâu thuốc lá: lasioderma jerricorsie Fabr. Mọt đỏ: triboliumferrugineum fabr. Mọt cà phê: Aracceus fasciculatus Nói chung các loại sâu mọt thờng sinh nở trong điều kiện thuỷ phần của dược liệu từ 14% trở lên và nhiệt độ môi trường thích hợp 18-300 C. Các giống sâu, mọt thờng ăn hại tất cả các loại thuốc, không kể độc hay không độc. Ví dụ: Hạt mã tiền rất độc, nhng có một số giống sâu rất thích phát triển ở hạt đó, gián vẫn nhấm phụ tử mà không chết.
  25. Việc tiêu diệt các sâu bọ trong kho là một vấn đề khó khăn và phức tạp vì phải làm sao diệt được sâu bọ mà chất lượng thuốc không bị ảnh hưởng. Do đó tốt hơn hết là nghiên cứu vòng đời của từng loại sâu bọ, rồi bảo quản dư- ợc liệu ở những điếu kiện không thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của chúng. Việc tẩy uế, sát trùng kho tàng bằng hơi độc dichloroetan, chlorofierin hay SO2, hoặc bằng các thuốc sát trùng khác. Khi sử dụng các hơi độc, cần đa hết thuốc ra ngoài, bịt hết lỗ hở, cửa kho, rồi hun thuốc vào kho. Sau đó mở cửa kho cho bay hết khí độc, mới đa dươc liệu vào. Dược liệu để trên giá, cách xa tường và nền nhà, trần nhà. Đối với chuột, tiêu diệt bằng bả chuột, nuôi mèo, chó, dùng cạm bẫy. một số phơng pháp chế biến dược liệu theo đông y Mục đích của phơng pháp bào chế - Làm cho vị thuốc tốt hơn, loại bỏ các tạp chất, các phần: vỏ, hạt, rơm, đất lẫn vào. - Tuỳ loại dược liệu, có thể giảm bớt hay loại bỏ độc tính, những hợp chất không cần thiết trong điều trị một bệnh nhất định. Ví như rang thảo quyết minh khi không dùng với mục đích tẩy. - Giúp cho sự bảo quản thuận lợi hơn. Các phương pháp bào chế. I. Bào chế chỉ dùng lửa 1. Sao (hoả chế) Phơng pháp này hay gặp trong bào chế dược liệu. Đây là cách dùng sức lửa trực tiếp hay gián tiếp để xử lý dược liệu. Mục đích của việc sao dược liệu. - Làm khô dược liệu để nghiên cứu hay bảo quản. Có một số dược liệu phơi khô rồi mới sao, hoặc trong quá trình bảo quản bị mốc đa sao lại; Số khác sao ngay từ khi cấy còn tơi. Trong quá trình sao, dược liệu tiếp xúc trực tiếp với sức nóng khô, kết hợp với quá trình đảo liên tục, dược liệu nhanh đạt đến độ ẩm quy định. - Làm thuốc có mùi thơm, giảm bớt mùi vị khó chịu, đa số dược liệu khi sao lên, đều có mùi thơm, màu vàng đen, nhất là các loại hạt: y dì, thảo quyết minh. Mùi
  26. thơm của dược liệu khi sao là do sự bay hơi của một số tình dầu hay một số chất thơm được hình thành trong quá trình sao. - Tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc và men để ổn định dược liệu. Với nhiệt độ 80- 1200C đa số vi khuẩn, nấm, mốc đều bị diệt. - Sao để thay đổi tác dụng của thuốc ví như: thảo quyết minh, hạt ba đậu. Dụng cụ sao: Dùng chảo gang hay nồi đất dầy để sao dược liệu là tốt nhất. Mức độ truyền nhiệt của các dụng cụ này tương đối ổn định, nhiệt độ rang từ từ và giữ sức nóng lâu. Kỹ thuật sao dược liệu là kỹ thuật điều khiển nhiệt độ và thời gian. Tuỳ mục đích chữa bệnh để sử lý dược liệu ở các nhiệt độ khác nhau theo những phương pháp sao hay gặp sau đây: a. Sao trực tiếp * Sao qua (vi sao) là phương pháp xử lý dược liệu ở nhiệt độ thấp (50-600C), chủ yếu làm khô và thơm dược liệu. Phương pháp này thường áp dụng cho dược liệu có cấu tạo mong manh đễ làm khô, dễ cháy (hoa, lá, dâu ngô) và các dược liệu có hoạt chất không chịu được nhiệt độ cao - tinh dầu. Cách sao: Để khống chế nhiệt độ, ngời ta đốt chảo nóng già rồi tắt lửa cho dược liệu vào đảo nhẹ cho đến khi dược liệu trên chảo nóng đều và khô. Hay cũng có thể cho dược liệu vào chảo đun nhỏ lửa đến lúc dược liệu trong chảo nóng đều rồi khô. Ví dụ sao râu ngô, kinh giới, búp chè. * Sao vàng (hoàng sao) là phương pháp hay gặp nhất để dược liệu có mùi thơm, khô, đồng thời cũng để diệt men và chuyển màu dược liệu. Kỹ thuật sao: Sử lý dược liệu ở nhiệt độ 1000C. Mặt ngoài dược liệu khô vàng, sức nóng đều, thấm sâu vào trong dược liệu, lượng nước thoát ra, nhưng không làm biến đổi mẩu ở bên trong. Cách làm: Đốt chảo nóng khoảng 60-700C bỏ dược liệu vào, đun lửa nhỏ, thời gian đun kéo dài, đảo chậm đến khi dược liệu có màu vàng, mùi thơm. Ví dụ: sao bạch thược, thảo quyết minh Trong nhiều trường hợp, người ta còn sao vàng hạ
  27. thỏ để lập lại cân bằng âm dương trong các vị thuốc khi trị bệnh mạn tính, bệnh ghép. cách làm: khi dược liệu đã vàng đem đổ hay úp chảo dược liệu xuống đất đậy kín lại đến khi nguội. Cách sao này có giá trị điều hoà tác dụng dược lý của vị thuốc. * Sao thâm (thấm hoàng sao): Ngoài các mục đích như sao vàng, sao thâm còn làm tăng thêm tác dụng kích thích tiến hoá của vị thuốc. Kỹ thuật sao cũng nh hoàng sao nhng ở nhiệt độ cao hơn và thời gian lâu hơn. Cuối thời gian sao, ta đảo nhanh hơn cho đến lúc dược liệu có màu vàng thâm như cánh gián: sao bạch truật, sao trà * Sao tồn tính (hắc sao): Mục đích của phương pháp này nhằm thay đổi tính năng của thuốc, làm tăng thêm tác dụng cầm máu của thuốc. Sao ở 1200C cho đến lúc dược liệu cháy khoảng 70%, nhưng bẻ bên trong vẫn còn màu vàng, dược liệu vẫn cha mất hết tính năng. Cách sao: Đốt chảo nóng già sau đó cho thuốc vào đảo liên tục đến khi bốc khói, tiếp tục đảo nhanh làm cho dược liệu cháy đều. Khi dược liệu có mầu đen, bắc chảo ra, đậy vung cho dược liệu tiếp tục cháy ầm ỉ một lúc nữa. Ví nh sao kinh giơí, đỗ trọng, ngãi cứu. * Sao cháy (sao than): Cũng tiến hành như trên nhng khống chế ở nhiệt độ cao hơn, thời gian lâu hơn, để thuốc cháy đến 80%. Mục đích của phơng pháp này làm cho dược liệu chỉ còn tác dụng cầm máu và giải độc. Ví nh sao trắc bách diệp bồ hoàng thán. 2. Nung (đoàn) Cho vị thuốc trực tiếp vào nồi đất, chảo gang để nung, đốt. Cách này hay dùng chế viến các vị thuốc là khoáng vật, vỏ sò, vỏ hà, lô cam thạch (chính là ZnCO3 có lẫn chì, sắt, crôm, magie, cadmi ).Đốt, nung để loại bỏ các chất lẫn trong vị thuốc. 3. Vùi hay lùi Bọc vị thuốc trong giấy ẩm hay hồ tinh bột rồi vùi vào tro nóng hay lửa nhẹ cho tới khi giấy cháy đen hay bột khô, chờ nguội bóc bỏ lớp ngoài để dùng. Phương pháp này nhằm lấy bớt hay loại bỏ các chất dầu có trong vị thuốc như chế nhục đậu khấu. 4.Tẩm sao (trích)
  28. Cách sao này nhằm mục đích điều khiển tác dụng dược lý của vị thuốc, dẫn thuốc vào cơ quan và bộ phận mong muốn trong cơ thể (dẫn thuốc qui kinh). Dược liệu sau khi đã thái phiến làm khô, được tẩm với 5-20% chất lỏng cần tẩm, tiếp tục ủ một thời gian cho dược liệu thấm gấm đều dung dịch cầm tẩm rồi sao vàng. Hay cũng có thể sau khi đã làm nóng dược liệu, người ta phun đều chất lỏng cần tẩm, rồi tiếp tục sao vàng. Tuy từng trờng hợp cụ thể mà sao tẩm với chất lỏng sau * Tẩm rượu sao: rượu làm giảm tinh lạnh và tăng khả năng phát tán của thuốc. Sau khi uống, thuốc sẽ đi từ các cơ quan bên trong ra ngoài, từ phía dưới lên phía trên cơ thể: sao hoàng liên, hoàng bá *Tẩm giấm sao: giấm có vị chua, tinh ôn tác dụng vào can kinh. Thuốc tẩm giấm có tác dụng dẫn thuốc vào gan, giảm đau và bớt mùi tanh nên dễ dùng. *.Tẩm muối sao: sẽ tăng khả năng dẫn thuốc vào thận, đồng thời có tác dụng diều vị, làm săn, se niêm mạc. Ngoài ra còn dùng các chất lỏng khác: nước gừng, nước gạo, nước tiểu đồng (trẻ em) Đa số chúng đều là dung môi hoà tan của hoạt chất nên có ảnh hởng đến độ hoà tan của hoạt chất trong vị thuốc. II. Phơng pháp bào chế chỉ dùng nước. Mục đích 2 Làm cho vị thuốc mềm mại, dễ thái mỏng 3 Giảm bớt độc tính, tinh khiết, loại bỏ tạp chất. Phương pháp dùng nước bao gồm: 1.Rửa (tẩy): làm vị thuốc sạch hết đất, cát bẩn, không được ngâm lâu. 2. Ngân (phiêu): tác dụng và cách làm cũng giống như rửa nhưng ngâm lâu hơn làm thuốc giảm mùi tanh, vị mặn 3. Dội (bào): cho thuốc vào nước lạnh hay nước sôi tuỳ y chờ một thời gian, khi thuốc mềm ra, bóc bỏ vỏ ngoài bào mỏng: chế khổ hạng nhân, hạt đào Chú ý: 4 Không nên ngâm quá lâu sẽ mất hoạt chất, giảm tác dụng trị bệnh. 5 Trong khi ngâm tuỳ dược liệu và mục đích chữa bệnh người ta có thể ngâm dược
  29. liệu trong nước gạo nếp vo, nước gừng, nước bồ kết ngâm rôi lại phơi, phơi rồi lại ngâm để loại bỏ độc chất và tăng thêm tác dụng trị bệnh. III. Phương pháp dùng cả lửa và nước. 1.Chưng hay đồ: đun cách thuỷ vị thuốc như chế sinh đại, hà thủ ô 2. Đun: cho thuốc vào nước lã luộc chín 3. Tôi: nung đỏ vị thuốc rồi cho vào nớc lã hay nước của vị thuốc khác tôi đi tôi lại nhiều lần. 4. Thuốc sắc: Là dạng thuốc lỏng, chế bằng cách cho thuốc trộn lẫn với nước, rồi sắc bằng lửa trực tiếp hoặc cách thuỷ. Từ thế kỷ 17 trước Công nguyên người đầu tiên là Y Doãn đã dùng phương pháp sắc thuốc để chữa bệnh. Dược liệu trước khi đa và sắc, thường được cắt nhỏ ra. Với thân, cành, cắt dài không quá 2 - 5 cm, bề dày không quá 0,3 mm, quả và hạt cũng không được dày quá 0,5 mm. Cắt nhỏ xong, cho vào nồi men hay nồi đất, nhưng phải có nắp đậy kín, rồi đổ nước vào sắc. Lượng nước cho vào, dựa theo các căn cứ sau đây: - Tuỳ theo hàm lượng nước có sẵn trong dược liệu. - Tuỳ theo thời gian đun sôi lâu hay mau (không thể máy móc theo nguyên tắc 3 bát lấy 1). - Tuỳ theo tính chất tác dụng của vị thuốc mạnh hay yếu do đó ta có thể cho n- ước theo tỷ lệ sau: với những thuốc tác dụng không mạnh lắm tỷ lệ thuốc/nước 1/10. Với những thuốc tác đụng dược lý mạnh tỷ lệ thuốc/nước /400. Ngoài ra còn cộng thêm 15 – 20 % nước bù hao do thuốc khô ngấm, nước bay hơi khi đun. Cách sắc - Cách tốt nhất vẫn là dạng sắc cách thuỷ, để nguội từ từ, gạn, lọc uống. Nhưng cách này ít được sử dụng trong thực tế chữa bệnh vì cầu kỳ. - Thường hay bỏ vào nồi đất hay men, đậy vung, đun sôi 15-30 phút. Sau đó mới bỏ những vị thuốc có tinh dầu vào, nh trần bì, bạc hà, hương nhu tiếp tục đậy kín vung, đun nhỏ lửa một lúc, chở nguội bắc ra, gạn lấy nước thuốc uống. Thuốc sắc
  30. chỉ dùng để uống. Với cách chế biến này thuốc có nhiều tạp chất, hàm lượng tinh dầu bị giảm đi nhiều, một số glucozit có thể bị thuỷ phân và thay đổi tác dụng của một số thuốc khác. Một số thành phần kháng sinh thảo mộc có thể bị mất tác dụng, các enzim bị phá huỷ. IV. Làm bột Dược liệu đã qua giai đoạn cắt nhỏ phơi khô, tiếp tục cho nghiền nhỏ trong các thuyền tán hay trong các máy nghiền rồi cho qua rây tuỳ mục đích và cách sử dụng thuốc. Bột thật nhỏ để chữa các bệnh ở niêm mạc mùi, mắt sẽ dùng dây cỡ lỗ 0,01-0,02 mm. Bột to hơn dùng đắp ngoài hay chế các dạng thuốc khác: hãm nấu cao Ta có thể chế bột của một loại hay bột hỗn hợp của nhiều loại dược liệu. Nếu lượng thuốc sử dụng ít dới 1 gram ta nên trộn thêm tá dược cũng ở dạng bột. Khi thuốc có mùi vị khó chịu, vật nuôi không chịu ăn, phải dựa vào đặc điểm của từng loại động vật mà thêm tá dược. Đ. Làm viên Tuỳ động vật nuôi, có thể làm viên to hoặc nhỏ. Dạng thuốc viên thường bao giờ cũng cho thêm tá dược. 1. Làm viên bằng phương pháp lắc thúng (viên tròn) Đây là một phương pháp thủ công có tính độc đáo trong bào chế đông y. Nguyên tắc của phương pháp lắc thúng là dùng nước hay nước thuốc loãng và bột gây một nhân nhỏ gọi là con viên sau đó cho bột thuốc bao dần vào xung quanh cho tới mức độ yêu cầu. Phơng pháp này thường áp dụng với những loại thuốc không có đường, mật hay ít đờng mật Dụng cụ cần thiết cho phương pháp lắc thúng Dụng cụ nghiền tán thuốc, rây các cỡ Nồi để nấu hay cô cao Thúng lắc bằng giang hay cật tre, tốt nhất là thúng nhôm. Khay men, chậu men, đồ đựng bột thuốc, viên thuốc, chổi quét giống như chiếc
  31. bút lông to dùng để vẫy nước vào viên trong quá trình lắc thúng. chuẩn bị nguyên liệu làm viên Những vị thuốc nào có thể nấu thành cao loãng thì nấu để làm chất dính. Vị nào có thể chế thành cao khô hay mềm đem nấu để tăng chất, giảm lượng viên. Vị nào tán thành bột cần tán thật nhỏ, mịn. Nếu trong đơn không có vị thuốc nào để nấu cao lỏng, dính được thì mới cần dùng thêm tá dược dính. Tá được cho thêm có tác dụng đệm (cho dễ làm viên) hoặc kích thích tiêu hoá. Với lợn và chó có thể sử dụng tá dược có cả 2 tác dụng này. Trong khi dùng tá dược để kích thích sự ngon miệng ta phải chú ý đến các đặc điểm của từng loại gia súc. Ví dụ: với chó, lợn dùng chất ngọt như đường mật. Với ngựa dùng chất đắng mặn hay muối khoáng. Trâu bò dùng chất mặn hay chua mặn. Lượng tá dược cho vào vừa phải, thờng trong các đơn thuốc không ghi rõ khối lợng cụ thể. Ta phải dự định cho thích hợp. Trong đơn thuốc thờng ghi ký hiệu cho tá dược là G.S. (guantum satis) có nghĩa là cần bao nhiêu lấy bằng ấy. Cách làm: Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu xong, bắt đầu làm viên. Quá trình làm viên gồm 3 giai đoạn: gây viên con, tạo viên và bao viên. - Gây viên con: Cứ 2 kg thuốc bột, dùng khoảng 30g bột cho vào chậu men sau đó cho từ từ chất dính (cao loãng hay hồ tinh bột) trộn cho đến khi bột ướt đều (khỏang 60 ml chất dính). Sau đó đa bột lên sàng có lỗ khoảng 1 mm, sát cho bột rơi thành các hạt nhỏ vào thúng, lắc thúng nhẹ cho viên thuốc tròn chạy đều trong thúng. Dùng chổi lông nhúng vào nớc dính quét đều lên thúng lắc thúng cho hạt trợt đều lên nước và thấm đều vào hạt. Cứ sau 1-2 phút lại quét nước dính 1 lần. Lấy thìa canh dắc đều khoảng 1g thuốc bột. Dắc thật đều lên hạt để bột thấm đều trên bề mặt hạt tạo thành một lớp mỏng, vài phút sau lại dắc bột và lắc như trên. Độ 30 phút, sau khi con viên đã đủ to, dùng sàng 3 mm để loại những hạt quá nhỏ.
  32. - Làm viên chính thức: Những hạt to còn lại trên sàng 3mm cho vào thúng lắc, sau vài phút lại cho thêm cao thuốc (nước dính) và bột thuốc vào lắc, cứ tiếp tục làm như trên hạt thuốc sẽ to dần. Hạt càng to thì lượng nước và bột thuốc cho vào mỗi lần lắc càng nhiều lên. Sau vài lần lắc ta lại sàng các hạt nhỏ ra để lắc thêm cho có kích thớc bằng hạt to trên sàng. Khi viên đủ kích thước yêu cầu cần sàng qua sàng để viên thuốc có kích thước không chênh lệch nhau quá nhiều. Kích thước của viên thuốc: Thường đối với đại gia súc mỗi viên nặng 2 -5 gr. Với chó và lợn mỗi viên nặng 0,1 – 0,5 gr. Với gia cầm 0,1 – 0,3 gr. - Bao viên: Khi viên thuốc đã có kích thước như ý, đa sấy hay phơi khô đạt độ ẩm cho phép. Sau đó sẽ tiến hành bao lại để giữ hương vị và chống ẩm giúp cho việc bảo quản. Việc bao viên còn làm chi thuốc có hình thức đẹp hơn. Chất dùng bao thuốc viên có thể là hoạt thạch, chu sa, thầu sa, hay những dược liệu đã chọn làm tá dược đem nấu thành cao nh ngải cứu, kim anh hoặc một loại bột thuốc mịn như bột hoài sơn. Với thuốc viên muốn có tác dụng ở ruột, tránh sự phá huỷ của dịch vị, cần bao nó bằng keratin hoặc salol. Động tác bao viên cũng giống động tác lắc thúng. Sau khi bao xong, cần đem phải phơi hay sấy khô lại một lần nữa. 2. Trong điều kiện có máy dập viên Thờng loại viên này áp dụng ở các xưởng bào chế, cơ quan nghiên cứu, sản xuất hàng loạt. Thuốc được nén dới dạng viên đĩa hoặc viên tròn với một số tá dược thuộc loại keo dính. Phương pháp này được tiến hành như sau: Dập viên đĩa: Như viên Berberin, Panmatin, Aspirin, tô mộc, xuyên tâm liên hiện đang bán trên thị trường. Trước hết ta phải chuẩn bị nguyên liệu, nghiền
  33. thuốc thành bột mịn, chuẩn bị tá dược. Có thể dùng bột nếp hay các bột dính khác. Tá dược thường dùng từ 15-20 % số lượng bột thuốc và dùng nó ở thể keo khô. Kích thước mỗi viên tuỳ từng loại máy, thường mỗi viên nặng 0,5 gr trở xuống. Viên tròn Từ những mảnh nhỏ nói trên làm hạt gây con viên, ta cho vào một vo viên, máy này được nối với một hệ thống quay. Khi máy vo viên quay thì các con viên cũng quay vòng, theo vòng quay của máy. Trong quá trình quay ta cho thêm bột nguyên liệu làm thuốc và phun thêm nớc với một tỷ lệ thích hợp. Sau một thời gian quay ta có những viên thuốc tròn, mịn, chắc, đa ra phơi hoặc sấy khô đem bảo quản chu đáo. Các dạng viên khác Chế viên dạng “trứng” hoặc “đạn”. Đây là loại thuốc dùng cho các cơ quan được che phủ bởi niêm mạc: tử cung, âm đạo, trực tràng Ví dụ: thuốc đạn đặt vào đường sinh dục cái, chữa viêm âm đạo, viêm tử cung. Đặt vào trực tràng, hậu môn để kích thích đánh trung tiện, loại trừ các khí độc khi bị chướng bụng đầy hơi. Để điều chế loại này, người ta thường dùng dược liệu ở dạng tinh chế hoặc hoạt chất nguyên. Dược liệu được nghiền nhỏ, mịn, cộng thêm một số chất keo mềm, dễ tan ở nhiệt độ của cơ thể như gelatin, vazolin. Bảo quản thuốc trong tủ lạnh hay nơi mát mẻ. Khi dùng chỉ cần đặt vào nơi điều trị. VI. các dạng khác 1. Ngâm rượu Đây là dạng thuốc rất hay dùng vì có nhiều dược liệu nếu chỉ dùng phương pháp sắc, ngâm nước sẽ không lấy hết được hoạt chất, do vậy phải dùng rượu để chiết hoạt chất đó ra, sử dụng. Muốn ngâm rượu vị thuốc phải được nghiền nhỏ hoặc cắt lát, lát cắt càng to thời gian ngâm càng lâu. Sau khi đổ rượu ngập thuốc, ngâm. Phương pháp phối hợp
  34. Có thể chế biến qua cả mấy dạng: ngâm nước, sắc, ngâm rựơu rồi trộn cả mấy dạng này với nhau (vì độ hoà tan của các hoạt chất của vị thuốc trong các dung môi khác nhau sẽ khác nhau). Với thuốc thảo mộc, để khai thác triệt để hoạt chất, chúng ta phải phối hợp như trên. Bằng phương pháp phối hợp này sau khi chiết xuất xong, trộn đều các dung môi lại, sẽ được các dạng thuốc trong hoặc đục lắng cặn. Do đó, khi kê đơn thuốc cần ghi rõ “khi dùng phải lắc kỹ”. Nguyên tắc cần phải nắm trong phương pháp chế biến - Hoà tan những chất dễ hoà tan trước, sau đó mới đến những chất khó hoà tan. - Một số dợc liệu có tác dụng mạnh phải hoà tan trớc, dù nó là vị thuốc dễ hoà tan hay khó hoà tan. - Khi trộn những thuốc rợu với các dung dịch nớc phải rót chậm, khuấy đều, để không gây hiện tợng vẩn đục. 2. Nhũ dịch Là dạng thuốc mà thành phần của nó gồm có 2 chất lỏng không hoà tan lẫn vào nhau ở điều kiện bình thờng. Do vậy khi muốn hoà tan 2 chất trên phải có những chất trung gian. Chất này gọi là chất nhũ hoá. Chất nhũ hoá gồm 3 nhóm lớn - Chất nhũ hoá tự nhiên: các hydrat cacbon gồm: arabic, adragant, pectin, tinh bột, thạch, các Anginat, các chất nhầy, saponin, gelatin, protenin. - Chất nhũ hoá tổng hợp hoặc bán tổng hợp nh các chất nhũ hoá điện hoạt anion, xà phòng, chất điện hoạt sation, chất điện hoạt không ion hoá - Các chất nhũ hoá rắn ở dạng hạt nhỏ bentonit. Trong thực tế lâm sàng thú y cũng rất hay dùng dạng này. Thuốc chế ở dạng này gồm 10% dầu, 5% chất chung gian và 85% nớc. ở một số hạt cây chế biến không cần chất trung vì vai trò dính kết đã có trong dầu của hạt rồi. Phơng pháp tiến hành + Phơng pháp thủ công: có một số phơng pháp sau
  35. - Cân chất trung gian xong, cho vào bình thêm dầu vào, khuấy đảo đều, mạnh, liên tục cho đến khi có một dạng dung dịch đồng nhất rồi mới cho dần dần nớc vào. Lúc đầu vài ba giọt, khuấy kiên tục, sau cho lợng nớc nhiều hơn một ít vẫn khuấy liên tục. Lợng nớc cho vào tăng dần lên đến hết và vẫn liên tục khuấy đều. - Chất trung gian trộn lẫn với 1,5 lợng nớc rồi cho dầu vào khuấy đảo đều. - Cho một lợng dầu và nớc tơng đơng trộn lắc thật đều. Sau đó thêm chất trung gian, tiếp tục khuấy đều, mạnh, liên tục. Với các hạt cây, nếu muốn chế dới dạng thuốc nhũ dịch, sau khi cân xong đổ n- ớc sôi vào, đậy vung ngâm 10-15 phút. Hạt trơng nở mềm ra, vớt hạt bỏ vào cối giã, nghiền nhỏ rồi cho nớc vào với lợng cần thiết, gạn lọc. + Dùng máy Với các phơng tiện thủ công kể trên thờng chỉ thu đợc nhũ tơng với mức độ phân tán thấp, tiểu phần của từng phần phân tán có đờng kính khoảng 20 – 50 micromet nên không bền vững lâu. Trong các phòng bào chế hiện đại hay quy mô sản xuất công nghiệp thờng dùng các loại máy khuấy trộn hoặc cối xay kéo hoặc máy nén ép, để thu đợc nhũ tơng có độ phân tán cao, vững bền hơn. Các loại máy này gọi là máy đồng nhất hoá (homogeniseur). Khi co hỗn hợp đem chế nhũ tơng hoặc các nhũ tơng còn thô, chạy qua các loại máy này, sẽ thu đợc nhũ tơng đại độ phân tán và đồng nhất rất cao rất vững bền. Dạng thuốc nhũ dịch hay dùng nhiều để uống hoặc có thể bôi ngoài. 3. Cao thuốc a) Khái niệm Cao thuốc chính là các chế phẩm điều chế bằng cách cô đến một đậm độ nhất định các dịch chiết thu đợc từ dợc liệu: thực vật, động vật khô hay tơi với các dung môi thích hợp nh cồn, ether, nớc Thực ra, cao thuốc là những dịch chiết thảo mộc (thuốc sắc) đã đợc cô đặc, nhằm loại bớt một phần hay toàn bộ dung môi để đạt đến một thể chất nhất định.
  36. Cao thuốc có đặc điểm là có thể chứa những chất mà riêng nó không tan trong dung môi dùng để chiết, nhng khi có mặt những chất khác trong có dợc liệu thì có thể tan đợc. Do quá trình cô dới tác dụng của sức nóng, một phần hoạt chất trong d- ợc liệu có thể bị thuỷ phân. Nhng lại có một số hợp chất mới đợc hình thành. Vì vậy thành phần của cao thuốc có thể hơi khác với thành phần của dợc liệi dùng để điều chế cao. Cao thuốc thờng có tác dụng đầy đủ và dễ sử dụng hơn hoạt chất dới tác dụng tinh khiết phân lập từ dợc liệu. Do đặc điểm này nên mặc dù cao thuốc là một trong những dạng thuốc lâu đời nhất (thần nông 2.700 năm trớc Công nguyên) và mặc dù ngày nay ngời ta đã phân lập rất nhiều hoạt chất từ các dợc liệu, nhng các cao thuốc và các chế phẩm điều chế từ cao thuốc vẫn còn chiếm một địa vị quan trọng trong thực hành bào chế. Phân loại cao thuốc: có nhiều cách phân loại cao. + Dựa trên thể chất của cao: cao lỏng, cao đặc, cao mềm và cao khô. Cao lỏng có thể chất gần nh xirô, có thể rót chảy dễ dàng. Cao đặc chứa khoảng 20 – 25 % nớc. Cao mềm có thể chất gần nh kẹo gôm, chứa rất ít nớc. Cao khô chứa tối đa 5 % nớc, có thể tán thành bột dễ dàng. + Dựa trên dung môi: Có thể phân loại cao thuốc thành cao nớc (cao cam thảo, cao đại hoàng), cao cồn (cao lỏng mã tiền, cao lỏng Belladon), cao ether, cao nớc cồn, cao chloroform. + Có thể phân loại theo kỹ thuật chiết: ngâm lạnh, ngâm kiệt b) Kỹ thuật điều chế Dợc liệu thảo mộc dùng để chế cao thờng ở dạng khô, ít ở dạng tơi. Vì vậy khi chiết, độ ẩm của dợc liệu còn dới 5% để khỏi làm loãng dung môi, ảnh hởng đến hiệu suất chiết và chất lợng thành phẩm. Nếu dùng dợc liệu tơi, trớc khi băm nhỏ và chiết xuất phải diệt các enzim có ở dợc liệu. Trớc khi chiết, dợc liệu cần chia đến độ nhỏ thích hợp tuỳ theo tính chất, dung
  37. môi dùng để chiết. Dợc liệu Việt Nam quy định có thể chia dợc liệu đến bột thô (cây số 28), thô vừa (rây số 26), mịn vừa (rây số 24), hoặc mịn (rây số 23). Chọn dung môi phải phụ thuộc vào tính chất của dợc liệu, của hoạt chất và tạp chất có trong dợc liệu. Yêu cầu của dung môi là phải chiết đợc nhiều hoạt chất nhất và chiết đợc ít tạp chất nhất. Để đạt đợc điều này đôi khi phải phối hợp nhiều loại dung môi. Điều đáng chú ý là chỉ nên dùng một lợng dung môi tối thiểu cần thiết để chiết dợc liệu, tránh kéo dài thời gian cô đặc sau này. Lợng dung môi dùng thờng gấp 6-12 lần lợng dợc liệu. Tuỳ theo bản chất của dung môi, chọn phơng pháp chiết suất thích hợp. Nếu chọn dung môi là nớc tuỳ theo tính chất của dợc liệu chọn một trong các phơng pháp chiết suất sau đây: ngâm lạnh, hãm, sắc, hầm, ngâm nhỏ giọt. Hay dùng nhất là ngâm lạnh hay hãm. Thờng dùng phơng pháp ngâm lạnh cắt đoạn 2 lần. Lợng dung môi có thể gấp 8 -12 lần lợng dợc liệu. Lần ngâm thứ nhất cần 2/3 lợng dung môi, thời gian ngâm từ 12-48 giờ tuỳ theo dợc liệu (cam thảo 12 giờ, đại hoàng 48 giờ, canh kina không nên ngâm quá 48 giờ vì trong môi trờng nớc vi khuẩn, nấm mốc dễ phát triển). Sau khi ngâm, gạn lấy dịch trong và ép bã. Nớc ngâm để lắng cặn ở nhiệt độ thấp 24- 48 giờ. Lần 2 đỗ hết lợng dung môi còn lại vào ngâm tiếp 12 giờ nữa. Gạn lấy nớc ngâm để lắng cạn. Sau đó lọc loại tủa, trộn lẫn cả 2 loại nớc ngâm đó, tiến hành cô đặc đến thể chất muốn có. Trớc khi cô, có thể đun sôi nớc ngâm để loại tạp chất nh Albumin, protein (cao cam thảo, cao đại hoàng) hoặc cô dịch chiết còn 1/2-1/4 thể tích bán đầu rồi cho thêm cồn để tủa các hợp chất không tan trong cồn, để lặng cặn, lọc loại cặn, rồi tiếp tục cô đến thể tích cần muốn. Phơng pháp hãm đợc dùng để chế cao thuốc từ các dợc liệu có thể chất mỏng manh: hoa, lá với dung môi nớc. Nếu dung môi là cồn ngâm nhỏ giọt là phơng pháp tốt nhất, có u điểm là cho phần dịch chiết đầu tiên rất đậm đặc, tập trung đợc phần lớn hoạt chất, phần này thừơng đợc để riêng và không làm bốc hơi trong dung môi hay rất ít để hạn chế tác hại của nhiệt độ đối với hoạt chất.
  38. + Loại tạp chất Dịch chiết thu đợc thờng chứa nhiều tạp chất nh chất nhầy, albumin, tinh bột, gôm (nếu dung môi là nớc), chất béo, nhựa (nếu dung môi là cồn, ether) các chất này làm thuốc dễ bị lên men, hôi khét, trong quá trình bảo quản. Vì vậy trớc khi cô đặc cần phải tiến hành loại tạp chất. - Làm vón các chất nhầy, gồm, albimin bằng cách đun sôi và cô đặc đến 1/2 - 1/4 thể tích ban đầu, rồi để lắng 2 hoặc 3 ngày ở chổ mát, gạn lọc. - Làm tủa hợp chất với cồn. Dịch chiết đã cô đặc bằng nửa lợng ban đầu, thêm 1-3 thể tích cồn vào để lắng 5-6 ngày ở nơi mát, sau đó gạn lọc. Còn các chất nhựa hoà tan trong dịch chiết đợc loại đi bằng ether, etylic. Ether dầu hoả, parafin. Cũng cô đặc dịch chiết đến 1/2-/4 thể tích ban đầu rồi hoà tan parafin trong dịch chiết nóng đã cô đặc, lắc kỹ, để nguội, parafin kéo theo tạp chất nổi lên mặt khi nguội, tạo thành màng cứng có thể loại khỏi dịch chiết một cách dễ dàng. ở qui mô lớn có thể dùng máy lọc, ép li tâm để lọc trong và loại tạp chất ra khỏi dịch chiết. + Cô đặc: Để cao thuốc có thể chất nhất định (cao mềm, đặc và khô) cần tiến hành cô đặc dịch chiết khi đã đợc loại tạp chất. Để chế phầm giữ đợc mùi thơm, dễ tan và tránh làm biến phẩm chất hoạt chất khi tiến hành cô đặc, cần chú ý các điều kiện sau thành phần hoá học và hoạt chất của thuốc (cơ sở khoa học hiện đại để xem xét tác dụng dợc lý của vị thuốc) đại cơng 1- Hoạt chất Khi xét tác dụng của một vị thuốc khoa học hiện đại căn cứ chủ yếu vào thành phần hoá học của nó. Nghĩa là tìm xem trong vị thuốc đó có những chất gì? Tác dụng của những chất đó trong cơ thể của súc vật và ngời ra sao? Thực ra, trong số rất nhiều chất do cây tạo ra, không phải tất cả chúng đều đợc
  39. nhà khoa học quan tâm đến. Cái chủ yếu thu hút sự quan tâm đầu tiên là hoạt chất. Nghĩa là các chất có tác dụng dợc lý nên có ứng dụng trong điều trị. Trong dợc liệu, hoạt chất tồn tại trong các nhóm chất hoá học rất khác nhau. Có thể là những chất riêng biệt, nh ancaloit, glucozit hoặc là những hỗn hợp phức tạp nh tinh dầu, nhựa Thờng hoạt chất không phải là các chất cơ bản có vai trò chủ yếu quyết định các hiện tợng sống của cây. Ngời ta xếp chúng vào các chất thứ cấp. Vai trò của chúng, trong chuyển dịch hoá thực vật ít bàn tới. Trong vị thuốc, tuỳ mục đích,vai trò của hoạt chất mà chia ra 6 Hoạt chất chính – nhóm chất quyết định tác dụng dợc lý của vị thuốc. Nếu hàm l- ợng cao, tác dụng dợc lý mạnh và ngợc lại. 7 Hoạt chất phụ – nhóm chất có tác dụng làm giảm độc tính của vị thuốc hay tác dụng hiệp đồng hoặc đối lập với hoạt chất chính. 8 Trong một vị thuốc hoạt chất chính hay hoạt chất phụ có thể đổi chỗ cho nhau tuỳ mục đích điều trị. Tác dụng dợc lý của hoạt chất chính không thể thay thế cho tác dụng của nớc sắc vị thuốc đợc. Tác dụng của dợc liệu không bao giờ đợc qui hắn về một thành phần hoạt chất chính. Bởi vì, ngoài các hoạt chất chính, còn có những chất “phụ”, làm ảnh hởng đến tác dụng dợc lý của hoạt chất chính. Quinin không phải bao giờ cũng thay thế đợc vỏ canh-ki-na. Tanin trong hạt cau, làm tăng tác dụng tẩy sán của arecolin. Tanin làm tăng tác dụng của các anacloit trong vỏ rễ lựu Axít meconic, chất nhầy và pectin trong thuốc phiện làm tác dụng giảm đau của morphin xẩy ra một cách từ từ và kèo dài. Trong nớc hãm chè, catechin và tanin làm cho tác dụng của cafein đỡ gay gắt và kéo dài hơn. Đôi khi tác dụng dợc lý của họat chất chính và chất phụ lại đối lập thực sự với nhau. Ví dụ nh các dẫn xuất anthraxen và tanin của đại hoàng, tanin và các ancaloit trong nhiều loại dợc liệu. Nh vậy, tác dụng dợc lý của một dợc liệu bao giờ cũng phức tạp và có sự tham gia của nhiều thành phần khác.
  40. 2- Chất độn Ngoài những vấn đề chủ yếu tập trung sự chú ý của các nhà dợc liệu học nh trên. Do việc toàn cầu hoá nên buôn bán dợc liệu, nhất dợc liệu quý hiếm ngày càng khó khăn do tình trạng giả mạo, nên ta cũng cần quan tâm hơn đến các chất độn. Những chất này tuy không có tác dụng dợc lý, nhng lại giúp trong công tác kiểm nghiệm dợc liệu. ở cựa loã mạch có anthraquinol, ở benladon có cumanrin, ở đại hoàng có glucozit phát ra huỳnh quang là rapontricozit. Thành phần hoá học của dợc liệu Thành phần hoá học của dợc liệu có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm những chất vô cơ và nhóm những chất hữu cơ. Cả 2 nhóm đều gặp trong các vị thuốc động vật hay thực vật. Những thuốc có nguồn gốc khoáng vật: hoạt thạch, chu sa, lô cam thạch Chủ yếu chỉ chứa những chất thuộc nhóm vô cơ. Nhóm các chất vô cơ dùng làm thuốc tơng đối ít và tác dụng dợc lý của chúng cũng rất đa dạng. Khoa học hiện nay cha phân tích đợc hết các chất có trong cây hay động vật làm thuốc. Do đó nhiều khi cũng cha giải thích đợc tác dụng của mọi thứ thuốc mà cha ông vẫn dùng. Nhóm những chất vô cơ Trong dợc liệu các nguyên tố: C, H, O và N chiếm tới 95% nguyên liệu khô. Ngoài ra tuỳ theo thứ tự quan trọng, có từ nhiều đến ít, ngời ta tìm thấy các nguyên tố sau đây: á kim: Cl, P, S và vết nhũng nguyên tố B, F, I, Br, As Kim loại: Ca, K, Na, Mg, Si và vết những nguyên tố Al, Fe, Mn, Ti, Me, Tu, Se, Vr, Li, Va, Ni và Cs Thuốc có nguồn gốc động vật: cao hổ cốt, ban long, trăn, rắn Hàm lợng canxiphotphat chiếm 50 – 60%, canxicarbonat chiếm 1%. Nhìn chung, cao chế từ x-
  41. ơng động vật hàm lợng canxiphotphat chiếm phần chủ yếu. Các nguyên tố có trong cây tồn tại ở nhiều dạng khác nhau 2 Muối hoà tan: clorua, nitrat, photphat 3 Muối kết tinh: canxicacbonat trong tế bào, canxioxalat - ở dạng kết hợp với hợp chất hữu cơ photphat và lu huỳnh trong protein; mangan trong diệp lục; sắt, đồng, kẽm, magan trong enzim Các chất trong nhóm vô cơ có thể tác động đến cơ thể ngời và gia súc bằng hai phơng cách: - Tác dụng toàn thân, nhằm xúc tiến hiện tợng chuyển hoá cơ bản và một số cơ năng nào đó của cơ thể: canxi, sắt, iod, asen bổ sung làm cơ thể khoẻ mạnh. - Tác dụng cục bộ ví nh iod và các hợp chất chứa iod của các tảo, ké đầu ngựa, có tác dụng điều trị biếu cổ, béo. Những vị thuốc khác: ô tặc cốt, mẫu lệ, lộc giác s- ơng, trong thành phần có hàm lợng canxi rất cao nên có tác dụng chữa chứng thừa dịch vị. Các muối của kali (nitrat) góp phần làm tăng tác dụng lợi tiểu (ở cỏ tranh, râu ngô và ở cây Borago offcinalis, Parictaria offcinalis). Điều đáng chú ý hơn là những nguyên tố vô cơ này tồn tại dới dạng kết hợp với các hợp chất hữu cơ: protein có photpho của các hạt, các dầu chứa chất lu huỳnh của họ cải, có tính chất diệt vi trùng. Còn các muối ở dạng kết tinh nh đồng sunphat và muối kép phèn chua, cũng có tác dụng sát trùng. Nói chung, vai trò của các chất vô cơ trong dợc liệu đợc đánh giá cha cao, cha nhiều. Hiện nay ngời ta tập trung chú ý đến thành phần hữu cơ có trong dựơc liệu. Các phát minh gần đây cũng nh hớng nghiên cứu sắp tới sẽ tập trung nhiều về các nhóm chất hữu cơ. Nhóm chất hữu cơ Đó là những hợp chất của carbon luôn kết hợp với hydro và oxy (hợp chất 3 nguyên tố C.H.O), sau đó là với Nitơ, còn photpho và lu huỳnh có ít hơn. Các hợp chất hữu cơ do cây tạo ra nhiều vô kể. ở phần này chúng tôi chỉ nhấn mạnh đến những hợp chất có vai trò trong phòng trị bệnh. Đại thể có thể chia thành
  42. những nhóm nhỏ sau đây I/ Ancaloit – kiềm thực vật: 1. Định nghĩa Ancaloit là hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thờng gặp trong thảo mộc. Đôi khi cũng có trong động vật. Ancaloit thờng có dợc tính mạnh. Các ancaloit cho những phản ứng hoá học với một số thuốc thử nói chung (thuốc thử ancaloit). 2. Nguồn gốc Ancaloit không có trong tất cả các loại thực vật, mà chỉ có ở một số ít so với tổng thực vật đã có. ở động vật cũng có một số ancaloit: cantharidin trong sâu ban miêu Ancaloit rất ít thấy ở động vật hạ đẳng, không có ở ngành tảo và lớp rêu, có rất ít ở ngành nấm, địa y và những cây 1 lá mầm: colchicin có ở tỏi độc, covadin ở cevadille, phalloidin và amanitin lấy ở nấm amanita. Ancaloit có rất nhiều ở những cây 2 lá mầm, nhất là các họ mao lơng (Ranuncnlaceae), á phiến (paraveraceae); cà phê (Rubinaceae), mã tiền (Loganiaceae) và ở một số cây đặc biệt, thuộc họ hoa môi (Labiatene). Những cây có tỷ lệ ancaloit cao thờng gặp ở vùng nhiệt đới, vì ở đó có sự đồng hoá diệp lục mạnh hơn và có lẽ sự đồng hoá diệp lục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ancaloit ở cây. 3. Sự phân bố Ancaloit trong cây Năm 1806 Sectuener tìm ra đợc ancaloit đầu tiên là morphin trong thuốc phiện. Sau đó, rất nhiều ngời đã hào hứng đi vào tìm tòi nghiên cứu. Trong vòng 180 năm trở lại đây các nhà khoa học thế giới đã tìm ra hơn 2000 loại ancaloit trong thực vật. Phần lớn chúng có mặt trong các họ thực vật thợng đẳng. Ancaloit chứa trong nhiều bộ phận của cây: - Hạt: mã tiền, cà phê - Quả: ớt, hồ tiêu
  43. - Hoa: cà độc dợc - Lá: coca, thuốc lá, cà độc dợc, - Thân: a hoàng, canhkina - Những bộ phận dới đất: ba gạc, lựu, ô dầu, ipeca. Tỷ lệ ancaloit trong các bộ phận trên cũng không đều nhau. Trong cây thờng tập trung nhiều hơn ở một bộ phận nhất định. Ví nh: Quinin tập trung nhiều hơn ở vỏ canhkina (cinchona); cocain trong là coca (erythroxylon coca), strychnin trong hạt mã tiền (strychnos nux vomica), còn ở những bộ phận khác thì ít hơn. Trong cùng một cây, thờng chứa một hỗn hợp những ancaloit nhng chỉ có 1 – 2 ancaloit trội hơn. Ví dụ vỏ canhkina có tới 24 ancaloit, trong đó quinin nhiều nhất. Thuốc phiện có tới 26 ancaloit nhng chú yếu là morphin. Những ancaloit trong cũng một cây, thờng có nhân căn bản chung và chỉ khác nhau ở gốc hoá học dính vào nhân. Ví dụ pelletierin; izopelltierin và metyl pelletierin của vỏ lựu. - CH2-CH2-CHO - CH2-CH2-CH3 - CH2-CH2-CHO NH NH NH Pelletierin Metyl pelltierin Izo pelletierin ở các cây cũng họ thực vật hay chứa các ancaloit gần nhau về cấu tạo. Ví dụ: một số cây trong họ cà (solanaceae) nh atropa belladona và atropa datura đều có nhân chung pyrol và pyridin đứng rời hay kết hợp với nhau (nhân tropan). Cũng có khi 2 cây rất gần nhau về họ thực vật, nhng có cây chứa ancaloit, còn cây kia không chứa hoặc có chứa thì lại là những ancaloit rất khác nhau. Ví dụ nh cà phê, ipeca và canhkina đều thuộc họ cà phê nhng lại chứa những ancaloit rất khác nhau. Trái lại một ancaloit có thể gặp ở nhiều cây thuộc họ khác nhau nh caphein có trong 7 cây: chè, cô ca, cà phê ephedrin trong ma hoàng (họ gnetacere) và cây taxusbaceate (họ taxaceae), sidacordofolia (họ malvaceae) 4. Sự tạo thành các ancaloit trong cây
  44. Đây là một vấn đề quan trọng. Từ nhận xét những ancaloit có trong cũng một cây thờng có cùng một cấu trúc hoá học chỉ khác nhau ở nhóm chức dính thêm nh ancaloit trong hạt cau, canhkina, coca, cà độc dợc do đó ngời ta dễ quan niệm do một số quá trình oxy hoá, khử oxy hoá, metyl hoá. Khử metyl, este có thể chuyển từ ancaloit nọ sang ancaloit kia. Lại cũng có giả thuyết cho rằng nhân căn bản do các chất đờng hay thuộc chất của đờng sinh ra, rồi kết hợp với amoniac để có nitơ. Giả thuyết cho rằng ancaloid đợc tạo ra từ các a xit amin đợc nhiều ngời tán thành hơn cả. Bởi vì, ngời ta thấy có nhiều sự giống nhau giữa axít amin với một số ancaloit, nh sự liên kết quan giữa thuộc chất của purin và nucleprotein. Một số phản ứng đa ra để chứng minh sự tạo thành ancaloit từ các amin khác phù hợp với hoàn cảnh nhiệt độ thực tế của sự sống. Các tác giả: Robinson và schoff đã tổng hợp đợc atropin, lobelanin trong điều kiện nhiệt độ thực tế của sự sống. Ví dụ sự tổng hợp atropin – ancaloit có nhân pyrolidin từ một axit amin nh ocnithin.
  45. NH2 CH2-CHO H2N-CH2- CH2- CH2-CH-COOH + 2H.CHO CH2-CHO + 2.CH3 +CO2 Ocnithin formaldyhyd diadehyd metylamin sucxinic Diadehyd sucxinic lại kết hợp với metylamin để đóng vòng cho nhân pyrolidin: OH CH2 – CHO CH2 – CH + CH3-NH2 N- CH3 CH2 – CHO CH2 – CH OH N.Metyl dihydroxy 2-5pyrolidin Chất mới tạo thành kết hợp với axit axeton dicarbonic để cho nhận tropan COOH OH CH2-COOH CH2-CH-CH CH2 – CH N- CH3 + CO N-CH3 CO+ 2H2O CH2 – CH OH CH2-COOH CH2-CH-CH COOH Sau đó đun nóng và hydrozeni hoá sẽ đợc trepanol COOH CH2-CH-CH CH2-CH-CH2 N-CH3 CO+ H2 N-CH3 CHOH + 2CO2 CH2-CH-CH CH2-CH-CH2 COOH
  46. tropanol kết hợp với axit tropic để cho atropin: CH2-CH-CH2 CH2-CH-CH2 N-CH3 CHOH+ HOOC-CH-C5H5 N-CH3 CHO-CO-CH-C6H5 + H2O CH2-CH-CH CH2-CH-CH2 Atropin Những ancaloit mới tạo thành lúc đầu nằm ở các bộ phận đang phát triển của cây, lá, chồi, mầm Ví dụ nh solanin có ở trong mầm non của củ khoai tây nếu ngời và gia súc ăn phải dễ chết do ngộ độc. Về sau chuyển ra các tổ chức bên ngoài. Rất ít khi thấy ancaloit trong nhu mô ruột hay trong những tế bào phụ của mạch cây (libe). Ngời ta thờng gặp ancaloit trong vỏ hạt và trong nhũ dịch. Trong cây, ancaloit thờng ở trong tế bào dới dạng muối (ít khi thấy ở thể tự do, ancaloit là kiểm thực vật nên thờng kết hợp với các axit vô cơ hay hữu cơ, nh axit citric, tartric, tanic ít khi gặp nó kết hợp với axit axetic, sunfuric, photphoric, lactic, xyanhydric. Một số cây, ancaloit lại kết hợp với axit đặc biệt của chính mình nh Quiric trong canhkina, meconic trong thuốc phiện, tropic trong họ cà Hàm lợng axit trong thực vật thờng không nhất định, Có khi chỉ có mấy phần vạn, hay 1-2%, thậm rất nhiều nh ancaloit ở canhkina, thuốc phiện tới 16-20%. Trong thực vật, tỷ lệ axit cũng thay đổi tuỳ theo điều kiện sống. Nó phụ thuộc vào khí hậu, ánh sáng, chất đất, phân bón, giống cây, bộ phận thu hái và thời kỳ thu hái. Vì vậy đối với mỗi dợc liệu cần phải nghiên cứu kỹ cách trồng, thu hái, bảo quản thế nào để có hoạt chất cao nhất và tốt nhất. 5. Tính chất của ancaloit a) Lý tính Nói chung ancaloit là những chất có khối lơng phân tử cao. Nhng ancaloit không có oxy thì cấu tạo bằng C, H, N nh nicotin C20H14N2, nhiệt độ thờng hay ở dạng lỏng, có mùi, bay hơi đợc, dễ tan trong nớc và cất kéo đợc bằng hơi. Còn những ancaloit có oxy trong phân tử: morphin C17H19O3N, codein C18H12O3N, atropin C-
  47. 17H23O3N thờng đặc ở nhiệt độ thờng, hầu nh không tan trong nớc, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ, không mùi, vị đắng có thể kết tinh đợc và không cắt kéo đợc bằng hơi nớc. Trừ một vài ancaloit cũng không mang oxy trong phân tử nhng lại đặc ở nhiệt độ thờng nh sempervirdin C19H16N2 lấy từ geloeninm sempervireus. Ngợc lại một vài trờng hợp đặc biệt của ancaloit có mang oxy nhng vẫn ở thể lỏng nh pilocarpin C11H16O2N2 Các ancaloit bazơ không tan trong nớc, dễ tan trong các dung môi hữu cơ: cồn, ether, chloroform, axetat etyl loại muối ancaloit lại dễ tan trong nớc, không tan trong các dung môi hữu cơ. Đa số các ancaloit và muối của nó đều không màu, trừ một vài chất có màu nh becberin (màu vàng) trong cây hoàng liên, sinapin, harmalin. Phần lớn các ancaloit có khả năng quang học, thờng tả tuyền, trừ mấy thứ hữu tuyền nh cicutin, pilocarpin một số khác không có tác dụng với ánh sáng phân cực nh: piperin, papavein, macxein, atropin Khả năng quay cực của các ancaloit còn thay đổi tuỳ theo dung môi hoà tan nó. Các ancaloit quay cực là do cấu tạo phân tử của nó có chứa cacbon bất đối xứng. b) Hoá tính Ancaloit có tính kiềm: Tất cả các ancaloit đều có tính kiềm. Có một số còn có tác dụng nh một kiềm mạnh làm xanh giấy quỳ: cucutin, nicotin, đa số các ancaloit có tác dụng nh một kiềm yếu: capherin, piperin, pilocarpin - ở dạng muối, các ancaloit tơng đối bền vững hơn. Ancaloit có thể cho kết tủa với thuốc thử: 4 Dung dịch Iodur. 5 Iodur kép Hg và kalium. 6 Axit silicotungstic 7 Hydrat uaran 8 Dung dịch tanin 9 Chlorua vàng và chlorua platin 10%.
  48. 10 Axit picric Ancaloit có thể cho phản ứng màu với các thuốc thử: 11H2SO4 và HNO3.( 20 ml H2SO4 đậm đặc với 10 giọt HNO3 đậm đặc) 12 H2SO4 + ít đờng. 13 H2SO4 + Molypdat natri 1%. 14 Persunfat NH4. 15 H2SO4 + Vanedat NH4 1/ 200. 16 H2SO4 + Seclenit natri. 17 H2SO4 + 1% Vanillin. 18 H2SO4 + Ruthnat natri. 19 H2SO4 + 2% fromon. 20 H2SO4 + bicromat kali. Các thuốc thử màu này đều là môi trờng axit. Đôi khi thuốc thử màu đã là một axit mạnh. Vì các ancaloit cho phản ứng màu và phản ứng kết tủa không đặc trng nên muốn xác định chính xác hay khi định tính một loại ancaloit nào đó thì phải đồng thời làm với nhiều loại phản ứng, cả kết tủa và phản ứng màu rồi lấy kết quả so với bảng in sẵn. 6. Tìm ancaloit trong thực vật : Bằng các phản ứng hoá học trên, chúng ta có thể phát hiện đợc ancaloit trong dợc liệu, đồng thời cũng có thể định lợng đợc nó nữa. Sau đây xin giới thiệu một số phơng pháp đơn giản của các học giả Liên Xô dùng để kiểm tra tại cây thuốc ở ngoài vờn, ngoài đồng và gọi là phơng pháp “ngoài đồng”. + Phơng pháp thẩm xuất: cho lá non vào trong ống nghiệm, ngập trong 3 – 6 ml chlohydric 5%, sau 3 – 5 giờ cho thên NaOH 10% vào sẽ có những ancaloit kết tinh trong dung dụch. Ta có thể căn cứ vào số ancaloit kết tinh trong ống nghiệm để sơ bộ định lợng trong cây có nhiều hay ít.
  49. + Phơng pháp nhuộm màu: xé một miếng nhỏ ở cuống lá còn dính một ít vỏ trong suốt. Sau đó ngâm vào dung dịch iodna kali (thờng lấy 1ml dung dịch thuốc này pha với 20 – 25ml nớc). Lúc đầu dung dịch trong ống nghiệm có màu vàng. Sau 3-5 phút sẽ làm cho vỏ trong cuống trên có màu gỉ sắt, chứng tỏ dợc liệu có chứa ancaloi. Nếu không có hoặc rất ít sẽ không xuất hiện mầu nâu gỉ sắt trên, mẫu kiểm tra vẫn trong nh cũ. Muốn xác định xem ancaloit có trong một bộ phận nào đó của dợc liệu, phải dùng thuốc thử thích hợp. Ta có thể dùng tất cả các thuốc thử nh đã kể trên nhng tốt nhất là thuốc thử bouchardat vì nó cho một kết tủa màu. Chỉ cần nhỏ một giọt thuốc thử lên vi phẫu mới cất (không rửa và không nhuộm) đợi 2 – 5 phút rồi soi kính hiển vi sẽ thấy kết tủa màu nâu. Nhng trớc khi kết luận ta phải chú ý tới 2 nguyên nhân có thể gây nên nhầm lẫn: 21Dùng nhiều thuốc thử quá các kết tủa có thể tan mất. 22 Các Protein cũng có thể cho kết tủa màu nâu. (Với thuốc thử bouchardat và các thuốc thử của ancaloit). Errera đã tránh tr- ờng hợp này bằng cách làm 2 tiêu bản. Một loại sau khi làm vi phẫu thì nhúng ngay vào trong thuốc thử. Loại khác nhùng vào rợu tactric ngâm một thời gian sau đó rửa sạch rợu tactric rồi nhúng lại vào thuốc thử bouchardat, nếu tế bào có chứa ancaloit thì ancaloid này sẽ bị tan trong rợu tactric. Kết quả trên vi phẫu đó không thấy kết tủa hay chính là các lỗ hổng. Trái lại nếu vẫn thấy kết tủa thì phải nghĩ tới chất protein. Ngời ta dựa vào các nguyên tắc sau đây để chiết xuất: - Ancaloit nói chung là những kiềm yếu, do đó có thể dùng những kiềm mạnh hay trung bình để đẩy ancaloit ra khỏi muối của chúng. - Ancaloit ở thể tự do (ancaloit bazơ) dễ tan trong các dung môi hữu cơ còn ở dạng muối sẽ dễ tan trong nớc. - Sau khi có ancaloit thô, tinh khiết bằng cách chuyển nó nhiều lần từ dung môi hữu cơ sang dung môi nớc và ngợc lại. Cuối cùng làm bay hơi dung môi ta đợc
  50. ancaloit tinh khiết. Nhng còn tuỳ theo tính chất của ancaloit loại bay hơi và không bay hơi mà ph- ơng pháp chiết xuất thay đổi cho thích hợp. Đối với Ancaloit bay hơi: Conin (có ở cigue), nicotin (thuốc lá), spactein (cây gene) có thể cất kéo đợc bằng hơi nớc thì ta sấy khô, tán nhỏ dợc liệu cho vào kiềm mạnh để đẩy chúng ra thành ancaloid tự do. Sau đó tách ra khỏi dợc liệu bằng ph- ơng pháp cất kéo qua hơi nớc. Cuối cùng lại tách ancaloid ra khỏi nớc cất trên bằng các dung môi hữu cơ thích hợp. Đối với những ancaloid không bay hơi ngời ta dùng 2 phơng pháp: - Cho dợc liệu đã tán nhỏ vào bình ngâm kiệt rồi tiến hành chiết bằng dung môi nớc axit loãng hoặc cồn đã axit hoá bằng một axit mạnh. Các ancaloid có trong dợc liệu (ancaloid toàn phần) sẽ chuyển sang thể muối và tan trong 2 dung môi trên. Bốc hơi dung môi bằng cách cất dới áp suất giảm với nhiệt độ càng thấp càng tốt. Cặn còn lại cho kiềm NaOH, KOH, NH4OH, Ca(OH)2 . Lấy ancaloid bazơ đợc giải phóng ra bằng một dung môi hữu cơ thích hợp (không trộn lẫn với 2 dung môi trên) nh CHCl3, ether, benzen dung môi này chỉ cho ancaloid cần tim hoà tan . Dung môi này cùng phải tinh khiết và không tan trong 2 dung môi đã dùng ở trên. - Chuyển trực tiếp ancaloit ở dạng muối trong dợc liệu ra thể bazơ để hoà tan vào dung môi hữu cơ bằng các kiềm thích hợp. Việc lựa chọn kiềm rất quan trọng: một kiềm mạnh NaOH mà tác dụng lâu trên ancaloit sau khi giải phóng ancaloit bazơ có thể xà phòng hoá các ancaloit có chứa este nh astopin, cocain NaOH còn giữ lại trong dung dịch nớc các ancaloit có chứa phenol nh morphin, xeplutin, NH4OH chỉ có thể đẩy một phần ancaloit của Ipeca. Vôi đẩy tất cả các ancaloit của rễ lựu. Ngời ta có thể lấy riêng ancaloit bằng phơng pháp sắc ký cột. Chất hấp phụ là nhôm oxyt khi các ancaloit đi qua cột hấp phụ và triển khai bằng dung môi thích hợp thì ancaloit đợc tách ra thành từng phần khác nhau. Sắc ký khó cao áp, sắc ký mỏng, cũng là phơng pháp đợc dùng nhiều ở các
  51. phòng thí nghiệm hiện nay để tách các ancaloit. Các phơng pháp này có độ chính xác cao và cho kết tủa nhanh chóng. 7) ứng dụng của ancaloit Ancaloit nói chung là độc với liều lợng cao, còn với liều lợng vừa phải có tác dụng chữa bệnh. Thờng xuyên ta chế biến nó ở dạng muối dễ hoà tan trong nớc và bền vững đợc lâu, giúp cho việc bảo quản và sử dụng thuận tiện và tốt: atropin sunfat, Strychnin sunfat Nhiều khi do cách chế biến không đúng quy cách, dợc liệu chứa ancaloit sẽ bị thay đổi tác dụng chữa bệnh đi. ánh sáng mặt trời cũng dễ làm các ancaloit bị phá huỷ, thờng các ancaloit phải đợc bảo quản trong các bình kín, có màu hay trong hộp kín. Cần có phân biệt độc với không độc, để tránh nguy hiểm khi sử dụng. Tác dụng dợc lý của ancaloit rất khác nhau, phần này chúng ta sẽ xét tới trong các chuyên luận dợc liệu. Chúng ta cũng nên ghi nhận rằng tác dụng của nớc sắc dợc liệu chứa ancaloit toàn phần không phải bao giờ cũng giống nh của ancaloit nguyên chất khác tách ra. Các ancaloit có tác dụng với hệ thống thần kinh trung ơng, về phơng diện kích thích, có Strychnin, caphein, lobelin về phơng diện trấn tỉnh giảm đâu có morphin, codein, receppin Các chất có tác động lên hệ thần kinh thực vật: 23Chất kích thích giao cảm: Ephedrin, Codein, Hocdein 24 Chất ức chế giao cảm: Ecgostamin, Yohimbin. 25 Chất kích thích phó giao cảm: Pilocarpin, eserin Trong số các ancaloit có các thuốc gây mê tại chỗ: cocain; các chất trị co giật: papaverin; Chất phong bế hạch giao cảm: nicotin, spactein. - Ancaloit có tác dụng trên tim: - fagarin, ạ malin và quinin là các thuốc chống rung tim. Quinin, ernetyl là thuốc gây trẫm uất. Các thuốc tăng huyết áp: Ephedrin, các thuốc hạ huyết áp, yohimbin, resecpin, varatum.
  52. Ancaloit chỉ có tác dụng chống vi khuẩn ở liều cao, nhiều ancaloit có tác dụng diệt ký sinh trùng, trị nguyên sinh động vật: quinin độc với ký ký sinh trùng sốt rét, emetin, và conexin đối với lỵ do amid, conexin với trycomonas, trị ký sinh trùng đ- ờng tiêu hoá có pellethierin và arecolin. II/ Dợc liệu chứa Glucozit (Heterozit) 1) Định nghĩa Glucozit là những hợp chất hữu cơ phức tạp trong dợc liệu. Nó cấu tạo bằng một phần đờng (OZA) và một phần không đợc (Genin hay glycon). Coi glucozit là những ete đặc biệt dới tác dụng của nớc và men (có sẵn trong d- ợc liệu) sẽ đợc thuỷ ohân ra 2 phần: phần đờng và phần không phải là đờng. Chính phần không phải là đờng mới có tác dụng chữa bệnh đặc hiệu. Glucozit khác với este là nó rất dễ bị thuỷ phân trong môi trờng axits. Sử thuỷ phân của glucozit đa số đều bắt đầu từ khi đung với nớc. Ví dụ: Sự thuỷ phân của Amigdalin trong khổ hạnh nhân, dới tác dụng của men Emulsin: CN C6H5-CH C6H10O4-OC- C6H11O5 + 3H2O C6H5-CHO + HCN+ 2C6H12O6 (Amigdalin khi thuỷ phân cho andehybenzonic, axitcyanhydric và 2 phân tử glucoza) Lúc đầu ngời ta nghiên cứu các chất có chứa glucoza nên đặt tên là glucozit; về sau khi nghiên cứu các glucozit thấy có nhiều chất đờng khác nên gọi là heterozit. 2) Sự phân bố của glucozit trong cây Glucozit đợc phân bố rất rộng rãi trong cây cỏ, tuy nhiên đó chỉ chứa một lợng rất nhỏ, có chứng khoảng 90 loài thực vật có glucozid. Hiện nay ngời ta đã phát hiện đợc khoảng hơn 200 loại glucozit khác nhau. glucozit đợc phân bố ở các bộ phận của cây: ở quả, khổ hạnh nhân (Amygdalus arnaia), quả thông thiên (Thevelin
  53. noriifolia), quả dây vòi voi (Strophantus). ở vỏ: Rhamnus frangula, ở dò: hành biển (Seilla maritima), ở là: dơng địa hoàng (Diditalis), Phan tả diệp (Sene), Trúc đào (Nerinm oleander), ở Rễ và than rễ: Địa hoàng (Rheum), Cam thảo (glycyrhiza slabrra), ở dịch cây: Lô hội (Aloes). Thờng các cây chứa glucozit ở bộ phận khác nhau, nhng trong nhiều trờng hợp thờng tập trung ở một bộ phận nào đó nhất định. Tỷ lệ glucozit trong cây cũng thay đổi rất nhiều có loại lên tới 20% nh Saponozit trong Bồ kết, bồ hòn, nhng neriolin trong lá trúc đào chỉ có 0,1%. Thờng các glucozit ở dạng hoà tan trong các dịch tế bào. Bên cạnh những tế bào chứa glucozit lại còn những tế bào khác chứa men (enzym) có tác dụng thuỷ phân glucozit đó. Vì vậy, khi các tế bào thực vật bị vò nát, giả nhỏ glucozit sẽ gặp men và thêm có nớc thì glucozit sẽ bị thuỷ phân ngay. Ví dụ: Lá đào, hạt đào nếu để bình thờng thì không thấy có mùi thơm hang nh- ng nếu đem vò nát hay đập dập ta mới thấy mùi thơm. Đó chính là hiện tợng Amigdalin gặp Emulsin ở tế bào cạnh đó, bị thuỷ phân để cho ra andehyt benzonic và axits cyanhydric. Từ vấn đề này giúp ta hiểu thêm là: Tại sao lúc chế biến thuốc, lại phải tỷ mỹ đúng quy cách, tại sao nhng glucozit trớc kia có trong cây nhng không thể tìm thấy đợc ở trong các chế phẩm. 3) Tính chất của glucozit Glucozit nói chung là do các nguyên tố cacbon, hydro tạo thành. Có khi thêm cả nguyên tố nitơ nữa, nh Amigdalin trong khổ hnạh nhân, nguyên tố lu huỳnh trong glucozit của hạt kinh giới. Các loại glucozit khác nhau có tính chất lý hoá học khác nhau. Hiện tợng này còn rất nhiều loại glucozit cha xác định đợc thành phần hoá học của nó cho nên việc nghiên cứu về mặt này còn bị nhiều hạn chế. Ngời ta chỉ đi sâu vào nghiên cứu tác dụng dợc lý của glucozit mà thôi. Lý hoá tính của các glucozit phụ thuốc vào tính chất của các loại đờng, tính chất của aglycon hay genin. Glucozit là những chất đặc, không bay hơi, thành phần nó có khả năng kết
  54. tinh, chỉ có một số ít vô định hình. - Vị đắng: Sự hoà tan cảu nó cũng không có quy định. Nói chung nó dễ hoà tan trong nớc (cũng có một số không tan trong nớc) đa số tan nhiều trong dung môi hữu cơ, nh rợu, nhng đều không tan trong Ether ethylic và Ether dầu hoả. - Về mặt tác dụng dợc lý, mỗi loại có một tác dụng khác nhau. Đa số glucozit có tác dụng mạnh, nh glucozit đại hoàng có tác dụng tẩy; Diditalin (dơng địa hoàng), Neriolin (trong Trúc đào) có tác dụng cờng tim ở một liều rất nhỏ; Tonozit vi khuẩn, se niêm mạc; có tính chất của vitamin P, nh: Eoculozit, rutozit. Tác dụng điều trị cảu glucozit chủ yếu quyết định bởi phần không đờng. Còn phần đờng của nó chủ yếu là để tăng cờng sự hài hoà và sự hấp thy của thuốc, vì thế nó có tác dụng kéo dài và tăng cờng tác dụng điều trị của thuốc. Chúng hoạt động ở ánh sáng phân cực thờng là tả truyền quang phổ tử ngoại và hồng ngoại lệ thuộc vào cấu trúc của genin. Cũng nh đờng, het erozit có ở dạng và là dạng ổn định. Nhìn chung, het orzit là các chất dễ hỏng, ít nhiều dễ bị thuỷ phân do men và axit, kết hợp với nớc để giải phóng ra đờng và genin. Sử thuỷ phân do men tơng đối đặc hiệu và tác động lần lợt qua nhiều enzim mới có đợc gennin tự do. 4) Những điểm cần chú ý khi thu hái dợc liệu glucozit Hàm lượng glucozit chứa trong dược liệu có thể thay đổi rất khác nhau, do điều kiện thổ nhưỡng, phân bón, khí hậu khác nhau. Mặt khác, tuổi của dược liệu khác nhau, mùa vụ thu hái khác nhau sẽ đưa tới sự khác nhau về hàm lượng glucozit trong cây. Cách chế biến khác thậm chí ngay cả thời gian trong 1 ngày cũng làm thay đổi hàm lượng glucozi. Hàm lượng glucozit nói chung ở cây, cao nhất khoảng 4- 5giờ ánh sáng và giảm dần đi theo thời gian trong ngày, đến tối hàm khối lượng glucozit thấp nhất. Khi trời mưa thì hàm lượng glucozit lại càng giảm rõ rệt. Nh phần tính chất đã nêu, glucozit rất dễ bị thuỷ phân bởi men đặc hiệu của chính bản thân cây đó. Do đó sau khi thu hái xong cần xử lý ngay. Trong quá trình thu hái tránh dập nát dợc liệu, có nh thế glucozit mới không bị phá huỷ.
  55. 5. Phân loại và tác dụng các loại glucozit Có nhiều tài liệu phân loại khác nhau, ở đây dựa vào tác dụng dợc lý của glucozit để phân thành 2 nhóm sau: 1. Glucozid độc. a) Glucozit chữa tim Là những glucozit thiên nhiên có một khung cấu trúc hoá học nói chung và có tác dụng đặc biệt trên tim. Glucozit cờng tim thờng gặp trong các họ thực vật hoa mõm chó, trúc đào, hoàng liên gặp trong các bộ phận khác nhau của cây. ở dò của củ hành biển: Bulbus scillae, thân rễ: Hellebosis, rễ: Apocynium; của vỏ cây: Periploca greca; lá: Trúc đào, hạt: Thông thiên, vòi voi Tỉ lệ hoạt chất thờng rất thấp và phân bố không đều trong những bộ phận khác nhau trong cũng một cây. Những glucozit gặp trong cùng một cây thờng chỉ khác nhau rất ít về cấu trúc hoá học. Xét về mặt cấu trúc hoá học, glucozit cờng tím cũng nh các glucozit khác, đều có một phần đờng và một phần không đờng. Phần đờng (Oza) có thể là những đờng sau: - Đờng đơn (Monoza) nh glucoza, Rhamnoza, digitoxoxa, hoặc đờng đôi (Bioza) nh Strophan tobioza. Đờng ba (trioza) nh Strophantotrioza. - Phần không đờng (Genin) tất cả các glucozit chữa tim đều có cấu trúc Steroit với 23 hoặc 24 nguyên tử các bon nhân metyl pehydro xyclo pentano phenantren: Ví trí C17 có R1 đính vào, R1 là vòng lacton 5 cạnh hay 6 cạnh. ở vị trí C10 có R có thể là một chức andehyt, có thể một gốc CH3, có thể là một chức rợu bậc nhất. Tất cả các glucozit cờng tím đều có một gốc metyl CH3 ở vị trí cácbon số 13 và 1OH ở C14, 1OH ở C3. Tuỳ theo các yếu tố R đính vào nhau trên mà ta có các loại glucozit cờng tím khác nhau. - Tính chất của glucozit chữa tim: Glucozit chữa tim đều là những chất có tác dụng quang học, có thể kết tinh
  56. hoặc vô định hình, vị đắng Một số glucozit tan trong nớc. Một số không tan mà tan trong các dung môi hữu cơ. Độ tan trong nớc tỷ lệ thuận với chiều dài của phần đ- ờng. Những glucozit chữa tim cho một số phản ứng chung do phần genon hoặc phần đờng. - Phản ứng do phần Genon + Phản ứng Legal: Hoà tan glucozit trong pyridin hoặc trong cồn ở môi trờng kiềm NaOH sẽ cho màu đỏ nhạt khi cho thêm 0,5% Natrinotro prussiat. + Phản ứng Kiliani Hoà tan glucozit vào 2-3ml axits axetic có sẵn vài giọt clorua sắt 3. Thêm một thể tích tơng đơng H2SO4 đậm đặc. Một tiếp xúc giữa 2 dung dịch này sẽ có màu nâu, về sau toàn dung dịch sẽ ngả màu xanh lơ. Tác dụng của glucozit chữa tim: Nói chung là rất độc. ở liều lợng rất nhỏ (liều điều trị) có tác dụng điều hoà lại nhịp đập của tim và làm tăng nhịp đập của tim, do đó dùng để trợ tim trong công tác điều trị. Nhân dân còn dùng các loại tên độc có tẩm glucozit cờng tim trong quá trình săn bắt thú rừng. Trong chăn nuôi, những cây có glucozit độc, tránh không cho gia súc ăn lẫn phải. b) Saponozit (Saponin) Saponin là một nhóm chất khá phổ biến trong cây. Ngay từ năm 1891 Kruskal đã thống kê chừng 150 loài có saponin. Hiện nay con số này lên tới 400 loài. Những cây có saponin được tỡm thấy trong khoảng 70 họ thực vật. Nhiều chất trong các họ: thạch trúc (Caryophyllaceae), bồ hòn (Sapindaceae), điều nhuộm (Bixaceae), hành tỏi (Liliaceae) Schaer còn cho biết saponin có trong cả những loài ẩn hoa. Trong một số cây, saponin có thể có trong nhiều bộ phận khác nhau. ở quả: bò hòn, bồ kết; ở rễ hay thân rễ; thể phục linh, cam thảo, ở trong lá; bòn bọt; ở trong vỏ: Quilloja saponaria Về tỉ lệ saponin thay đổi theo từng loài nh ở bồ kết, viên chí có trên 10%. Trong