Giáo trình môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý

pdf 28 trang hapham 2170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_phan_tich_thiet_ke_he_thong_thong_tin_quan_ly.pdf

Nội dung text: Giáo trình môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý

  1. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 1 - CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG THƠNG TIN BÀI 1: KHÁI NIỆ*M VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG I. Vì sao phải phân tích khi triển khai một áp dụng tin học: 1. Vai trị của phân tích và thiết kế hệ thống: Mọi người trong cuộc sống luơn gặp phải các vấn đề cần giải quyết. Vấn đề cĩ thể dễ mà cũng cĩ thể phức tạp, khĩ khăn. Để cĩ thể giải quyết vấn đề, chúng ta cần tìm ra các lời giải thích hợp nhất như mục tiêu mong muốn dựa trên khả năng cũng như hạn chế của chúng ta. Quá trình này cịn gọi là quá trình phân tích. Tương tự như trên, khi quyết định áp dụng tin học cho một việc nào đĩ, ta cần phải suy nghĩ tìm các phương án thích hợp với khả năng cũng như hạn chế của chúng ta. Điều này cĩ nghĩa ta đang phân tích một áp dụng tin học. Phân tích một áp dụng tin học là một nghiên cứu gồm: - Nghiên cứu vấn đề mà giới hạn của nĩ đã được xác định. - Lựa chọn các lời giải. - Và phát triển các lời giải dựa trên cơ sở của cơng cụ xử lý trên máy tính điện tử. 2. Các sai sĩt khi triển khai phân tích và thiết kế hệ thống: Sai sĩt lớn nhất trong tất cả các sai sĩt mắc phải cĩ nguồn gốc từ ý niệm về hệ thống. Chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất là chi phí bảo trì. Lượng cơng việc chiếm tỷ lệ lớn nhất là việc phát hiện và sửa sai. Tình trạng này đều bắt nguồn từ các thiếu sĩt trong phân tích. Từ đĩ cho thấy rằng chẳng những cần phân tích các áp dụng tin học mà cịn phải nghiên cứu, tìm cho ra các phương pháp phân tích hữu hiệu nhằm khắc phục tình hình trên. Để hiểu được các yêu cầu cơ bản cho một phương pháp phân tích, thiết kế tốt, chúng ta cần nêu ra một số thiếu sĩt ở các phương pháp phân tích hiện hữu cổ điển. a. Thiếu sự tiếp cận tồn cục cho một áp dụng: Tình trạng này xãy ra khi một áp dụng tin học được triển khai bởi một nhĩm mà thiếu sự liên hệ với các nhĩm khác. Từ đĩ dẫn đến các sai sĩt sau: - Thu thập trùng lặp thơng tin. - Tồn tại các tập tin dư thừa song khơng phù hợp nhau. - Dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ cùng một khái niệm. - Tồn tại các hồ sơ riêng lẻ, khơng đầy đủ, khơng khai thác được. Hậu quả của tình trạng trên là việc bảo trì các phần mềm trở nên khĩ khăn, phức tạp và gây nên chi phí lớn cho việc bảo trì. b. Từ chối hợp tác với người sử dụng (NSD): Đã từ lâu vẫn tồn tại nghịch lý: người làm tin học một thời gian dài thường tự mình thể hiện là các chuyên gia duy nhất xác định điều gì cũng là tốt cho người khác, đặc biệt cho NSD tương lai hệ thơng tin được cài đặt. Từ nghịch lý trên dẫn đến sự kém thích nghi của hệ thơng tin và khơng lâu bị bỏ đi hay được dùng nhưng cĩ sự do dự. Tình thế này là cho tin học cĩ hình ảnh phản diện, khĩ khăn để theo đuổi và sử dụng. Nguyên nhân khác nữa dẫn dến nghịch lý trên là trong một thời gian dài khơng tồn tại ngơn ngữ chung giữa những người làm tin học và người sử dụng. Nếu những người làm tin học chỉ cĩ thể biểu hiện thế giới thực bằng các thuật ngữ như tập tin, chương trình v.v Cịn người sử dụng chỉ cĩ thể dùng cĩ thuật ngữ riêng được dùng trong phần hành mà họ đảm trách thì rõ ràng là khĩ hiểu lịng nhau, từ đĩ dẫn đến sự khĩ khăn khi hợp tác với nhau. c. Thiếu một chuẩn thống nhất: á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  2. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 2 - Do thiếu một chuẩn thống nhất nên mỗi nhĩm thiết kế độc lập nhau, khơng cĩ sự ràng buộc, hợp tác với các nhĩm khác, chỉ dùng cách tiếp cận của riêng mình. Điều này dẫn đến tình trạng gần như hạn chế các khả năng tích hợp các cơng việc đã được tiến hành. II. Yêu cầu đối với một phương pháp thiết kế hệ thống: Những phương pháp phân tích hiện đại mong muốn và hướng tới giải quyết tồn bộ hoặc từng phần các tồn tại nêu trên. Tất nhiên những phương pháp phân tích hiện đại khơng giải quyết như nhau tồn bộ tiến trình phân tích ý niệm hố một áp dụng tin học, khơng dùng cùng một tên để chỉ cùng một khái niệm. Cũng khơng xem xét tất cả các cơng cụ tin học dưới cùng một gĩc độ. Song, cĩ thể khẳng định là chúng đều cùng theo các mục tiêu và cũng chịu ảnh hưởng của những định hướng dưới đây: - Cĩ tiếp cận tồn cục bằng cách xét mỗi phần tử, mỗi dữ liệu, mỗi chức năng là bộ phận của một tổng thể tồn vẹn. Sự hiểu biết tổng thể tồn vẹn này rất cần thiết cho việc phát triển tốt của mỗi bộ phận trong nĩ. - Xét tồn bộ tổ chức, phịng ban, xưởng, vị trí làm việc v.v là một phần tử cĩ cấu trúc, một hệ thống cĩ những dịng vào, dịng ra, các quy tắc hoạt động và quản lý hệ thơng tin của mình v.v - Cĩ một cách tiếp cận phân tích và ý niệm đi xuống, hướng vào việc nhận thức và ra quyết định thoạt tiên một cách tổng quát, sau đến là những đặc thù, cái thứ nhất, tiếp đến là cái thứ hai v.v - Nhận dạng những mức trừu tượng và bất biến của hệ thống được nghiên cứu phụ thuộc vào khoảng thời gian của vịng đời, vai trị lớn hay nhỏ của việc lựa chọn các kỹ thuật và các tổ chức cĩ liên quan. - Nhận dạng các thành phần, dữ liệu, xử lý, bộ xử lý, v.v của hệ thống mà khơng cĩ sự "thiên vị" nào đối với chúng. - Vận dụng những cơng cụ thủ cơng, tự động hố trợ giúp cho việc phân tích. - Nhận dạng những điểm đối thoại và thoả thuận với NSD, những điểm này dùng để đánh dấu sự chuyển tiếp giai đoạn trong quá trình phân tích. ~ [™\ ~ BÀI 2. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG I. Khái niệm về hệ thống: 1. Định nghĩa: Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiện một mục đích xác định. Áp dụng định nghĩa này vào các tổ chức ta cần chính xác hố một số khái niệm: - Các phần tử ở đây tập hợp các phương tiện vật chất và nhân lực. - Tổ chức tạo thành một hệ thống mở, nghĩa là liên hệ với một mơi trường. Một số phần tử của hệ thống cĩ sự tương tác với bên ngồi (cung ứng, thương mại, v.v ). - Các tổ chức đều là những hệ thống sống và phát triển, vì vậy mặt động là cơ bản. 2. Áp dụng cụ thể từ định nghĩa: a. Chu trình kinh tế quốc gia: Phương tiện là tập hợp dân chúng và tất cả các cơ sở hạ tầng được dùng cho mục đích sản xuất và phát triển, của cải vật chất là nguyên liệu của nhân dân. b. Hệ thống xí nghiệp: á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  3. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 3 - Các phần tử là tập hợp nhân viên, những nguyên vật liệu, quy tắc quản lý, kinh nghiệm, cách tổ chức thống nhất nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. c. Hệ thống cơ quan hành chính sự nghiệp: Ví dụ: Uỷ ban Nhân dân Phường, nhân viên Phường, văn bản pháp quy, quy định các tập luật, là các thành phần của hệ thống mà mục tiêu là phục vụ nhiều nhất cho nhân dân II. Hệ thống và mơi trường của nĩ: 1. Mối liên hệ giữa hệ thống và mơi trường: Xét một hệ thống xí nghiệp và các mối liên hệ của nĩ với mơi trường. Mơi trường này gồm những nhà cung cấp (NCC), nhà thầu (NT), những cơ quan nhà nước (CQNN), những cơ quan tài chính (CQTC) trung gian, các đại lý (ĐL), các khách hàng trực tiếp. Mơ hình sơ lược mối liên hệ giữa xí nghiệp và mơi trường của nĩ thể hiện như sau: Dịch vụ tài chính Nhà cung Nguyên vật liệu, Ngân hàng cấp Nhiên liệu, dịch vụ Thanh tốn Thanh tốn chi phí Bán thành phẩm Dịch vụ Xí Cơ quan Nhà thầu nghiệp Thanh tốn Thanh tốn hành chính Sản phẩm cuối cùng Sản phẩm cuối cùng Thanh tốn Thanh tốn Khách hàng Đại lý Sản phẩm cuối cùng 2. Phân tích các liên hệ với mơi trường: Các mối liên hệ tồn tại giữa hệ thống và các tổ chức khác nhau tạo thành một mơi trường kinh tế thường được biểu diễn bởi các dịng (luồng) ngoại, trái với dịng nội cĩ nguồn từ bên trong của một tổ chức và cĩ thể phân thành 4 loại: - Dịng của cải vật chất (nguyên nhiên liệu, sản phẩm cuối cùng) - Dịng dịch vụ (cung cấp tiền vay, tham vấn, bảo trì, v.v ) - Dịng tiền tệ (thanh tốn khách hàng và người cung cấp) - Dịng thơng tin (thơng tin về cơng tác, thơng báo về quảng cáo, v.v.) Nếu tồn tại dịng của cải vật chất, tất yếu địi hỏi những dịng thơng tin hình thức hoặc phi hình thức. Ví dụ: đối với dịng các cấu kiện rời của một nhà cung cấp nào đĩ, người ta sẽ gặp những dịng thơng tin sau: - Những dịng thơng tin khơng chính thức: những buổi trao đổi qua điện thoại, thơng tin truyền khẩu của những người đại diện, v.v - Những dịng thơng tin chính thức: á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  4. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 4 - + Các đề nghị về giá cả được gởi đến bằng Fax hoặc Telex. + Thư tín. + Những hồ sơ cĩ liên quan đến những dịng vật chất: phiếu đặt hàng, giấy báo đã nhận hàng, phiếu cung ứng. III. Ba hệ thống cuả một tổ chức: Ba mức cần phải quan tâm trong phân tích các dịng đĩ là ba phân hệ tạo thành xí nghiệp: hệ thống tác nghiệp / sản xuất, hệ thống quyết định hoặc điều khiển và hệ thơng tin. Ba hệ thống cuả tổ chức: Hệ quyết định Hệ thơng tin Hệ tác nghiệp Dưới đây ta sẽ xét 3 hệ thống của một tổ chức là xí nghiệp: 1. Hệ tác nghiệp, sản xuất: Hệ tác nghiệp cĩ liên quan với tất cả các hoạt động sản xuất, tìm kiếm khách hàng mới, v.v một cách tổng quát là các hoạt động nhằm thực hiện các cơng việc cĩ tính cách cạnh tranh để đạt được mục tiêu đã xác định bởi hệ quyết định. Những phần tử cấu thành ở đây là nhân lực (thực hiện các cơng việc), phương tiện (máy, thiết bị, dây chuyền cơng nghệ, v.v ), các thành phần này tác động tương hổ với nhau để đáp ứng mục tiêu: ví dụ như sản xuất ra một lượng xe dự định trước. 2. Hệ thống quyết định: Hệ thống quyết định cĩ liên quan đến các tác vụ quản lý, cĩ thể tìm ở đây các quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật, dài hoặc trung hạn (tăng phần thị trường, thay đổi lượng xe tiêu thụ), ngắn hạn (mục tiêu: thay đổi cách thức quản lý dự trữ, nghiên cứu một "chiến dịch" thăm dị thị hiếu khách hàng mhằm hướng họ vào sản phẩm mới của xí nghiệp) 3. Hệ thơng tin: Hệ thơng tin là hệ thống cĩ vai trị quan trọng trong việc liên hệ hai hệ thống quyết định và tác nghiệp, bảo đảm chúng vận hành làm cho tổ chức đạt các mục tiêu đặt ra. Ta cĩ thể nối khớp ba phân hệ trên như sau: HTĐK (HQĐ) Mơi trường Hệ Thơng tin HSX (Hệ TN) á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  5. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 5 - a. Hệ thơng tin gồm: - Tập hợp các thơng tin (hữu ích / vơ ích, cĩ cấu trúc hoặc khơng cĩ cấu trúc, hình thức hoặc phi hình thức luân chuyển trong xí nghiệp). - Cách thức sử dụng chúng (quy tắc quản lý). - Tập hợp các phương tiện giúp sử lý thơng tin. Thơng qua thơng tin, tất cả các cán bộ cơng nhân viên quan hệ với nhau, liên hệ giữa họ với các phương tiện cho phép xử lý những thơng tin này. b. Mục tiêu của hệ thơng tin: - Cung cấp cho hệ quyết định tất cả thơng tin cần thiết trong quá trình ra quyết định (các thơng tin xuất phát từ mơi trường hoặc từ hệ tác nghiệp). - Chuyển các thơng tin từ hệ quyết định cho hệ tác nghiệp và mơi trường bên ngồi. Hoạt động hệ tổ chức được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào chất lượng của việc xử lý, sự phù hợp của hệ thơng tin. ~ [™\ ~ BÀI 3. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG 1. Tính tổ chức: Giữa các phần tử trong hệ thống phải cĩ mối quan hệ nhất định, quan hệ cĩ hai loại: - Quan hệ ổn định: là quan hệ tồn tại lâu dài cần phải nghiên cứu khi xét đến mối quan hệ. Quan hệ ổn định khơng cĩ nghĩa là bất biến, nĩ cĩ biến động nhưng vẫn giữ được mức ổn định tương đối. Ví dụ: Số cơng nhân trong một xí nghiệp là khơng ổn định nhưng khi xét đến số lượng nĩi chung là ổn định, tức là sự tăng, giảm khơng đáng kể. - Quan hệ khơng ổn định: là những quan hệ tồn tại tức thời. Ví dụ: Các chuyến cơng tác đột xuất của nhĩm nhân viên trong cơ quan, v.v 2. Tính biến động: Bất kỳ một hệ thống nào cũng cĩ tính biến động, tức là cĩ sự tiến triển và hoạt động bên trong hệ. - Tiến triển là sự tăng trưởng hay suy thối của hệ thống. Ví dụ: Hệ thống kinh doanh của một cơng ty cĩ thể cĩ lúc lãi, lỗ v.v - Hoạt động: các phần tử của hệ thống cĩ sự ràng buộc với nhau, quan hệ này được duy trì nhằm đạt đến mục đích cao nhất là kinh doanh. Hoạt động của hệ thống nhằm biến cái VÀO thành cái RA. Ví dụ: gỗ thiên nhiên Vật dụng H T sản xuất trang trí nội thất 3. Hệ thống phải cĩ mơi trường hoạt động: Mơi trường là tập hợp các phần tử khơng thuộc hệ thống nhưng cĩ thể tác động vào hệ thống hoặc bị tác động bới hệ thống. Hệ thống và mơi trường khơng thể tách rời nhau. Ví dụ: Hệ thống sản xuất / kinh doanh khơng thể tách rời với mơi trường khách hàng. á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  6. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 6 - 4. Hệ thống phải cĩ tính điều khiển: Cơ chế điều khiển nhằm phối hợp, dẫn dắt chung các phần tử của hệ thống để chúng khơng trượt ra ngồi mục đích (tính hướng đích) của hệ thống (đây là nhiệm vụ của mơn điều khiển học). Khi nĩi đến quan điểm hệ thống, ta cần nhìn ra mối quan hệ tổng thể với đích chung, hoạt động chung thấy đâu là quan hệ ổn định, đâu là mơi trường. ~ [™\ ~ BÀI 4: HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ Định nghĩa: Một hệ thống tích hợp "Người - Máy" tạo ra các thơng tin giúp con người trong sản xuất, quản lý và ra quyết định là hệ thơng tin quản lý. Hệ thơng tin quản lý sử dụng các thiết bị tin học, các phần mềm, CSDL, các thủ tục thủ cơng, các mơ hình để phân tích, lập kế hoạch quản lý và ra quyết định. I. Cấu trúc của hệ thơng tin quản lý: 1. Cấu trúc tổng quát của hệ thơng tin quản lý: Hệ thơng tin quản lý cĩ thể gồm 4 thành phần: các lĩnh vực quản lý, dữ liệu, thủ tục xử lý (mơ hình) và các quy tắc quản lý. a. Các lĩnh vực quản lý: Mỗi lĩnh vực quản lý tương ứng những hoạt động đồng nhất (lĩnh vực thương mại, lĩnh vực hành chính, kỹ thuật, kế tốn - tài vụ, v.v ). b. Dữ liệu: Là nguyên liệu của hệ thơng tin quản lý được biểu diễn dưới nhiều dạng (truyền khẩu, văn bản, hình vẽ, ký hiệu, v.v ) và trên nhiều vật mang tin (giấy, băng từ, đĩa từ, đối thoại trực tiếp hoặc thơng qua điện thoại, bản sao, fax, v.v ). c. Các mơ hình: Là nhĩm tập hợp các thủ tục ở từng lĩnh vực. Ví dụ: - Kế hoạch và hoạch đồ kế tốn cho lĩnh vực kế tốn - tài vụ. - Quy trình sản xuất. - Phương pháp vận hành thiết bị. - Phương pháp quy hoạch dùng cho quản lý dự trữ hoặc quản lý sản xuất. d. Quy tắc quản lý: Sử dụng biến đổi / xử lý dữ liệu phục vụ cho các mục đích xác định. 2. Hệ thơng tin quản lý và các phân hệ thơng tin: a. Định nghĩa: Lĩnh vực quản lý là phân hệ, giống như mọi hệ thống sẽ cĩ một hệ tác nghiệp, hệ thơng tin và hệ quyết định, nhĩm các hoạt động cĩ cùng một mục tiêu tổng thể. Cĩ thể hình dung lĩnh vực quản lý vận tải sẽ bao gồm việc quản lý vận chuyển và cĩ liên quan: 1. Tái cung ứng 3. Vật tư, hàng hố, nguyên vật liệu 2. Giao hàng 4. Chuyên chở cán bộ, cơng nhân viên b. Phân chia thành các đề án và các áp dụng: á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  7. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 7 - Để phân chia hệ tổ chức Kinh tế - Xã hội thành các lĩnh vực quản lý và thuận lợi cho việc sử dụng tin học, cần phân chia tiếp các lĩnh vực thành các đề án, các áp dụng. Ví dụ: lĩnh vực kế tốn cĩ thể phân chia thành: - Kế tốn tổng hợp - Kế tốn khách hàng - Kế tốn vật tư - Kế tốn phân tích v.v c. Hệ thơng tin quản lý và người sử dụng (NSD): Cĩ thể tiếp cận hệ thơng tin quản lý một cách logic và / hoặc là chức năng; song khơng thể nhận thức hệ thơng tin quản lý theo quan niệm của chỉ một NSD. Mỗi NSD của hệ TTQL (cán bộ, nhân viên, hội đơng quản trị v.v ) cĩ một cái nhìn riêng của mình về hệ thống tuỳ theo chức trách mà họ đảm nhiệm, vị trí, kinh nghiệm, tín ngưỡng, v.v Chính vì vậy mà chỉ đề cập đến hệ thơng tin của một NSD thì đĩ là một cách nhìn phiến diện, phi thực tế. 3. Dữ liệu và thơng tin: Các dữ liệu được "chuyên chở" bởi các dịng giúp ta tiếp cận chặt chẽ và chính xác hơn các hệ thơng tin quản lý để tin học hố chúng. a. Dữ liệu và thơng tin, Dữ liệu cĩ phải là thơng tin: Ví dụ: Tên khách hàng, danh mục sản phẩm, ngày giao hàng, v.v Dữ liệu nhận một số giá trị cĩ thể xác định trên một tập hợp nào đĩ (Ví dụ: giá trị của mã bưu chính phải là số và năm ký tự chữ, v.v ). Dữ liệu biểu diễn một tập hợp các giá trị mà khĩ biết được sự liên hệ giữa chúng (Ví dụ: Nguyễn Văn Nam, 845102, 14 / 10 / 02, 18, v.v ). Như vậy, khái niệm dữ liệu hẹp hơn khái niệm thơng tin. Dữ liệu cĩ thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh, v.v ). Thơng tin luơn mang ý nghĩa và gồm nhiều giá trị dữ liệu, những ví dụ về dữ liệu trên cĩ thơng tin như sau: - Thủ kho Nguyễn Văn Nam xuất mặt hàng cĩ danh mục là: 845102 vào ngày 14/10/ 02 với số lượng 18. b. Các dạng thơng tin: - Thơng tin viết: Dạng thơng tin này thường gặp nhất trong hệ thơng tin. Nĩ thường thể hiện trên giấy đơi khi trên màn hình của máy tính. Các dữ kiện thể hiện cácthơng tin này cĩ thể cĩ cấu trúc hoặc khơng. + Một bức thư tay của một ứng viên vào một vị trí tuyển dụng khơng cĩ cấu trúc, song cần phải cĩ các thơng tin "bắt buộc" (họ tên, địa chỉ, văn bằng, v.v ). + Một hố đơn cĩ cấu trúc xác định trước gồm những dữ liệu bắt buộc (tham chiếu khách hàng, tham chiếu sản phẩm v.v ). - Thơng tin nĩi: Dạng thơng tin này là một phương tiện khá phổ biến giữa các cá thể và thường gặp trong hệ tổ chức kinh tế xã hội. Đặc trưng loại này phi hình thức và thường khĩ xử lý. Vật mang thơng tin thường là hệ thống điện thoại. - Thơng tin hình ảnh: Dạng thơng tin này xuất phát từ các thơng tin khác của hệ thống hoặc từ các nguồn khác. Ví dụ: bản vẽ một số chi tiết nào đĩ của ơtơ cĩ được từ số liệu của phịng nghiên cứu thiết kế. - Các thơng tin khác: Một số các thơng tin cĩ thể cảm nhận qua một số giai đoạn như xúc giác, vị giác, khứu giác khơng được xét trong hệ thơng tin quản lý. c. Thơng tin cĩ cấu trúc: Nếu giả thuyết là các thơng tin vơ ích đã được loại bỏ thì những thơng tin vừa được liệt kê ở trên là thành phần của hệ thơng tin quản lý. Một số trong chúng cĩ thể được khai thác á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  8. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 8 - tức thì để ra một quyết định (Ví dụ: kế hoạch sản xuất, kế hoạch cải tiến thiết bị.v.v.). Một số khác để sử dụng được cần xử lý sơ bộ hoặc thủ cơng hoặc cơ giới hoặc tự động (Ví dụ: đồ thị doanh số theo thời gian, bản vẽ chi tiết thiết bị v.v ). Xử lý tự động thơng tin chỉ thực hiện được khi nĩ được tạo thành từ các dữ liệu cĩ tính cấu trúc. Chính xuất phát từ các dữ liệu cĩ tính cấu trúc này và dựa vào các quy tắc quản lý mà các xử lý được thực hiện. II. Vai trị và chất lượng của hệ thơng tin quản lý: 1. Vai trị: Vai trị của hệ thơng tin là thu nhận thơng tin, xử lý và cung cấp cho người sử dụng khi cĩ nhu cầu. Ta cĩ thể sơ đồ hố tồn bộ quá trình diễn ra trong hệ thơng tin quản lý như sau: Thơng tin nội Thơng tin ngoại - Thơng tin viết - Thơng tin viết - Thơng tin nĩi - Thơng tin nĩi - Thơng tin hình ảnh - Thơng tin hình ảnh HTTQL thu nhận Xử lý các dữ liệu thơ (lọc cấu trúc hố) Thơng tin cấu trúc Xử lý (Áp dụng các quy tắc quản lý) Thơng tin kết quả NSD Phân phát NSD Hình 4.1. Tồn bộ quá trình diễn ra trong hệ thơng tin quản lý. a. Thu thập thơng tin: Hệ thơng tin phải thu nhận các thơng tin cĩ nguồn gốc khác nhau và dưới nhiều dạng khác nhau. Tổ chức chỉ cĩ thể giữ lại những thơng tin hữu ích, vì vậy cần phải lọc thơng tin: - Phân tích các thơng tin để tránh sự quá tải, đơi khi cĩ hại. - Thu thập thơng tin cĩ ích: Những thơng tin cĩ ích cho hệ thống được cấu trúc hố để cĩ thể khai thác trên các phương tiện tin học. Thu thập thơng tin thường sử dụng giấy hoặc vật ký tin từ. Thơng thường, việc thu thập thơng tin được tiến hành một cách hệ thống và tương ứng với các thủ tục được xác định trước, Ví dụ: nhập vật tư vào kho, thanh tốn cho nhà cung ứng. Mỗi sự kiện dẫn đến việc thu thập theo một mẫu định sẵn trước, ví dụ: cách tổ chức trên màn hình máy tính, v.v Thu thập thơng tin là tác vụ rất quan trọng và tế nhị, yêu cầu khơng được sai sĩt. b. Xử lý thơng tin: á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  9. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 9 - Cơng việc lựa chọn thơng tin thu thập được coi là bước xử lý đầu tiên, tiếp theo sẽ tác động lên thơng tin, xử lý thơng tin là: - Tiến hành tính tốn trên các nhĩm chỉ tiêu. - Thực hiện tính tốn, tạo các thơng tin kết quả. - Nhật tu dữ liệu (thay đổi hoặc loại bỏ). - Sắp xếp dữ liệu. - Lưu tạm thời hoặc lưu trữ. Xử lý cĩ thể thực hiện thủ cơng, cơ giới hoặc tự động. c. Phân phối thơng tin: Cung cấp thơng tin là mục tiêu của hệ thống. Nĩ đặt ra vấn đề quyền lực: ai quyết định việc phân phối? cho ai? vì sao? Phân phối thơng tin cĩ thể cĩ mục tiêu ban bố lệnh, báo cáo về sản xuất, trường hợp này gọi là phân phối dọc. Mục tiêu phân phối nhằm phối hợp một số hoạt động giữa các bộ phận chức năng gọi là phân phối ngang. Để tối ưu phân phối thơng tin, cần đáp ứng ba tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn về dạng: Cần tính đến tốc độ truyền thơng tin, số lượng nơi nhận, v.v cần phải cho dạng thích hợp với phương tiện truyền: + Giấy, thư tín cho loại thơng tin cho các địa chỉ là các đại lý. + Giấy, telex hoặc telecopie để xác định một đơn đặt hàng qua điện thoại. + Vật thể ký tin từ dành cho thơng tin dạng mệnh lệnh, nhập liệu. + Âm thanh sử dụng cho thơng tin dạng mệnh lệnh. - Tiêu chuẩn về thời gian: Bảo đảm tính thích đáng của các quyết định. - Tiêu chuẩn về tính bảo mật: Thơng tin đã xử lý cần đến thẳng NSD, việc phân phối thơng tin rộng hay hẹp tùy thuộc vào mức độ quan trọng của nĩ. 2. Chất lượng của hệ thơng tin: Chất lượng của hệ thơng tin phụ thuộc vào ba tính chất: nhanh chĩng, uyển chuyển và thích đáng. a. Tính nhanh chĩng: Hệ xử lý thơng tin quá khứ, hiện tại cần phải bảo đảm cho mỗi phần tử của tổ chức cĩ thơng tin hữu ích nhanh nhất. b. Tính uyển chuyển hoặc tồn vẹn của thơng tin: Hệ thơng tin phải cĩ khả năng xử lý và phát hiện các dị thường nhằm bảo đảm truyền tải các thơng tin hợp thức. c. Tính thích đáng: Hệ thơng tin phải cĩ khả năng thu nhận tất cả các thơng tin chuyển đến cho nĩ nhưng chỉ dùng những thơng tin mà nĩ cần. III. Vận hành của hệ thơng tin quản lý: 1. Hệ thơng tin quản lý mang các mệnh lệnh của hệ thống: Hệ quyết định gồm hệ thống điều khiển và hệ tổ chức (HTC). Các hệ thống mà chúng ta đang nghiên cứu là các hệ thống mở và sống, ngiã là phát triển thường xuyên, những phát triển này nĩi chung là hệ quả của việc xử lý các mệnh lệnh. Nĩ dựa theo quá trình đã được quy định trước hoặc điều khiển từng bước. Ví dụ: Tính lương được thiết lập bằng cách xây dựng một quá trình điều khiển bắt đầu bằng việc thu nhập các bảng chấm cơng, tập hợp khối lượng cơng việc thực hiện của từng cơng nhân kết thúc bằng việc phân phát phiếu lương và chuyển các lệnh chuyển khoản cho ngân hàng (thơng qua mạng). á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  10. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 10 - Hệ quản lý điều khiển khơng hoạt động độc lập mà nĩ cần được kiểm sốt và điều chỉnh dựa theo mục tiêu đặt ra và việc tiếp nhận thơng tin từ hệ tác nghiệp / sản xuất là cần thiết. HXN HQĐ HTC Mơi trường thơng tin từ HĐK các hệ thống HTT HTN / HSX Hình 4.2. Sơ đồ giản lược của một mệnh lệnh của hệ quyết định 2. Hệ thơng tin phối hợp các phân hệ: Hệ Tổ chức - Kinh tế - Xã hội được phân chia thành các phân hệ. Mỗi phân hệ cĩ đầy đủ các đặc tính của một hệ thống (HQĐ - HTT - HTN). Các phân hệ ví dụ như: Nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, đại lý v.v tạo thành các hệ thống và hệ thơng tin cĩ nhiệm vụ phối hợp các liên hệ này. Hành chính Cung ứng NS Thương mại Vật tư Mãi lực Hình 4.3. Ví dụ một vài phân hệ của hệ thống Cấu trúc của mỗi phân hệ cĩ thể dựa trên: - Cấu trúc chức năng. - Cấu trúc trực tuyến / phân cấp. - Cấu trúc hỗn hợp (trực tuyến chức năng). 3. Hệ thơng tin kiểm sốt và điều phối hệ thống: Hệ thống điều khiển nhận các thơng tin từ mơi trường bên ngồi (cĩ ích và khơng cĩ ích) cùng thơng tin nội. Dựa trên thơng tin này mà hệ thống kinh tế xã hội hoạt động. Cĩ ba trường hợp: a. Trường hợp điều khiển theo chu kỳ mở: á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  11. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 11 - Thơng tin từ mơi trường chuyển trực tiếp đến hệ quyết định, tiếp theo là ảnh hưởng đến hệ tác nghiệp (Hình 4.4). HTXN HQĐ HTT HTN Hình 4.4. Điều khiển quản lý theo chu kỳ mở b. Trường hợp điều khiển theo chu kỳ đĩng: Thơng tin từ hệ tác nghiệp cĩ thể đến hệ quyết định nếu như đã thỏa các điều kiện cần thiết (2). Quyết định hành động được thơng qua khơng, nếu khơng thơng qua sẽ cĩ thơng tin đến hệ tác nghiệp (3): HTXN HQĐ (2) HTT (2) (1) (3) HTN Hình 4.5. Điều khiển quản lý theo chu kỳ đĩng c. Trường hợp điều khiển bằng một lệnh gọi là "báo động": Thơng tin đến từ mơi trường hoặc hệ tác nghiệp(1), quyết định hoạt động đưa ra hoặc khơng (2), kết quả được chuyển ra mơi trường(3). HQĐ (1) (2) (1) HTT (3) HTN Hình 4.6.Điều khiển theo báo động á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  12. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 12 - BÀI 5. PHÂN LOẠI CÁC LOẠI THƠNG TIN Cĩ thể nhận thức hệ thơng tin dưới nhiều gĩc độ khác nhau tùy theo cách xử lý thơng tin của nĩ, tùy theo khu trú các số liệu hoặc độ chính xác của các thơng tin. I. Theo mức độ tự động hố: Thơng tin cĩ thể được xử lý: - Thủ cơng. - Trợ giúp bởi thiết bị điện cơ. - Tự động (Lưu ý: sẽ hồn tồn khơng hợp lý nếu đặt ra vấn đề là tự động hĩa tồn bộ). Lựa chọn tự động hĩa phụ thuộc các yếu tố: + Cơ sở xí nghiệp. + Khối lượng thơng tin cần xử lý. + Tốc độ mong muốn nhận được kết quả, khái niệm thời gian trả lời, chi phí tự động hĩa xử lý. + Mức lợi về thời gian hoặc tài chính. II. Theo mức độ tích hợp các phương tiện xử lý: Khái niệm tích hợp dựa vào hai mặt: khu trú các xử lý, kiến trúc các phương tiện xử lý thơng tin. 1. Hệ thống độc lập: Với cách tiếp cận này, các hệ thống xử lý khác nhau tạo thành các hệ thống độc lập. Các hệ thống độc lập thường dẫn đến: - Thu thập thơng tin dư thừa, vơ ích. - Trùng lặp các xử lý. 2. Hệ thống tích hợp: Với cách nhìn này, hệ thơng tin được xem là một phần tử duy nhất. Tất cả thơng tin chỉ thu thập một lần vào hệ thống và được sử dụng trong nhiều xử lý sau này. Ví dụ: các thơng tin đặc trưng của khách hàng chỉ được thu thập một lần và dược sử dụng bởi nhiều NSD trong các áp dụng riêng biệt. Hệ thống tích hợp địi hỏi một CSDL duy nhất với các phương tiện kỹ thuật thích hợp để sử dụng nĩ (mạng cục bộ, truyền thơng từ xa, v.v ). Như vậy, sự lựa chọn tích hợp cĩ ảnh hưởng đến các phương tiện xử lý thơng tin. 3. Các kiến trúc khác nhau của các phương tiện xử lý: Kiến trúc của phương tiện xử lý thơng tin tương ứng với các cấu trúc của hệ thống kinh tế xã hội, phân làm ba loại lớn: a. Kiến trúc tập trung: Thơng tin được xử lý tại một điểm duy nhất. Vì vậy, tồn bộ thơng tin cần phải dẫn đến điểm này để xử lý, sau đĩ được phân phát cho các nơi khác. Điều này cho phép cơng việc được tiến hành trên một CSDL duy nhất, tránh thu thập hiều nơi, nhiều lần. Tuy nhiên, kiến trúc này làm cho thơng tin quá tải trong hệ thống. Kiến trúc này khơng phù hợp với khuynh hướng phát triển của phần mềm và phần cứng, do đĩ khơng phổ biến. Hai loại dưới đây thường gặp hơn. b. Kiến trúc phân tán (phi tập trung): Các phương tiện xử lý xuất hiện ở các mức khác nhau của hệ thống. Mỗi vị trí làm việc với các dữ liệu riêng của mình, độc lập tương đối. Các vị trí này được liên kết bởi mạng cục bộ để cĩ thể tập trung một số thơng tin nào đĩ hoặc cho phép truy cập các thơng tin cần thiết cho một xử lý địa phương. á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  13. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 13 - Kiến trúc này càng phổ biến tại các xí nghiệp. Tuy nhiên, do tính xử lý đồng dạng, nhân gấp bội dữ liệu nên cần nghiên cứu để chỉ áp dụng tong một kế hoạch tin học. c. Kiến trúc phân phối: Kiến trúc này kết hợp bởi hai kiểu trên. Xử lý tại điểm trung tâm, trong khi đĩ việc thu thập và phân phối cĩ thể thực hiện phân tán. Mỗi vị trí làm việc (thiết bị dầu cuối) kết nối với một máy tính trung ương, làm việc với các vị trí khác. III. Theo mức ra quyết định mà hệ thơng tin quản lý cho phép: Cĩ nhiều mức ra quyết định: Chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp. Theo thứ tự trên, tầm quan trọng sẽ giảm dần HTTQL cần phải cung cấp thơng tin thích hợp với từng mức. Việc phân loại các quyết định theo mức được thể hiện như sau: Mức độ Quyết định chiến lược hoặc kế hoạch quan trọng Quyết định chiến thuật hoặc điều hành của quyết định Quyết định tác nghiệp hoặc điều chỉnh 1. Mức chiến lược: Những quyết định này đưa tổ chức vào thực hiện các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn. Chúng cần cĩ nguồn thơng tin lớn từ bên ngồi. Một số thơng tin cho việc ra quyết định cĩ thể nhận được từ các xử lý tự động (đường phát triển doanh số, phân tích mẫu các mẫu điều tra, v.v.) song việc thực hiện các cơng việc này thường độc xử lý thủ cơng. Ví dụ: Việc tung ra thị trường sản phẩm mới, cần hệ thơng tin quản lý cung cấp các số liệu nghiên cứu thị trường, chi phí, các văn phịng nghiên cứu.v.v. Đề bạt cán bộ cao cấp, cần hệ thơng tin quản lý cung cấp các đặc trưng của vị trí làm việc mà cán bộ ấy đảm trách. 2. Mức chiến thuật: Là những quyết định xảy ra hằng ngày. Chiến thuật thường tương ứng với việc làm thích nghi hệ thống với mơi trường hoặc với việc nghiên cứu hồn thiện vận hành của hệ thống hiện hữu. Ví dụ: Lựa chọn biểu giá mới, hệ thơng tin quản lý cần cung cấp các yếu tố kế tốn phân tích của mỗi sản phẩm, các báo cáo điều tra thực hiện ở khách hàng v.v Để tuyển dụng nhân sự tạm thời, hệ thơng tin quản lý cần cung cấp những thơng tin cĩ liên quan đến tình hình tăng giảm đơn hàng, v.v 3. Mức tác nghiệp: Là những quyết định hình thành hoạt động thường nhật của hệ thống, xuất phát từ những cá nhân thừa hành và thường sử dụng phần lớn xử lý tự động. Ví dụ: Soạn thảo thư cho khách hàng, lập phiếu giao hàng, soạn thảo hố đơn, các tác vụ này đều cĩ thể được thực hiện tự động. ~ [™\ ~ á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  14. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 14 - CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG I. Vịng đời của hệ thơng tin: Hệ thơng tin cũng tương tự như cuộc sống con người: Sinh ra, trưởng thành, chín mùi và chết. 1. Giai đoạn sinh thành: Nảy sinh từ việc cĩ ý định sử dụng máy tính để xử lý thơng tin cho cơng việc nào đĩ. 2. Giai đoạn phát triển: Biến ý tưởng trên thành hiện thực. Để làm được điều này, nhà phân tích thiết kế hệ thống, các lập trình viên, NSD cùng làm việc để phân tích các nhu cầu xử lý thơng tin của xí nghiệp, cơ quan mà thiết kế nên hệ thống thơng tin. 3. Giai đoạn khai thác: Sau khi cài đặt, sử dụng hệ thơng tin để phục vụ cho nhu cầu thơng tin của doanh nghiệp, cơ quan. Trong giai đoạn này, hệ thơng tin liên tục được sửa đổi hoặc bảo trì để giữ cho nĩ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức. 4. Giai đoạn chết: Việc tích lũy những thay đổi trong giai đoạn 3 làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hệ thống. Giai đoạn chết xảy ra khi hệ thống thơng tin trở thành rắc rối đến mức khơng thể bảo trì được nĩ nữa, việc duy trì nĩ khơng cịn kinh tế, hiệu quả nên lúc này sẽ bị loại bỏ và vịng đời của hệ thơng tin lại phải được lặp lại. Từ những vấn đề trên, cần nhận thấy rằng hệ thống thơng tin được xây dựng phải cĩ khả năng ổn định cao khi một phần nào đĩ của nĩ bị loại bỏ để thay thế bởi một phần khác. III. Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống: Cĩ rất nhiều phương pháp phân tích thiết kế hệ thống như: - Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technique): Kỹ thuật phân tích cấu trúc và thiết kế, phương pháp này xuất phát từ Mỹ. - Phương pháp MERISE (Méthode Pour Rassembler les Ideés Sans Effort): tạm dịch là "Các phương pháp tập hợp ý tưởng khơng cần cố gắng", ra đời tại Pháp cuối thập niên 70. - Phương pháp MXC (Méthode de Xavier Castellani): Nguồn gốc từ Pháp. - Phương pháp GALACSI (Groupe d' Animation et de Liaison pour d' Analyse et la Conception de Systeme d' Information): tạm dịch nguyên văn: "Nhĩm cọ vẽ và liên lạc để phân tích và quan niệm hố hệ thơng tin" ra đời tại Pháp vào tháng 4 năm 1982. Lưu ý: Chúng ta sẽ đi sâu và nghiên cứu phân tích hệ thống theo phương pháp phân tích cấu trúc và thiết kế (SADT). Phương pháp này nghiên cứu về việc dựng sơ đồ, bản biểu, để mơ tả đối tượng (tránh dùng lời văn). IV. Tư tưởng chủ đạo của các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống: 1. Sự trừu tượng hố (Trừu xuất - Abstraction): Để nhận biết được những hệ thống quá phức tạp, phải loại bỏ những đặc điểm phụ để nhận biết cho được các đặc điểm chính. Hệ thống được nhận thức dưới hai mức: - Mức vật lý - Mức logic Áp dụng phương thức biến đổi: Mức vật lý Sự trừu Mức logic xuất á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  15. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 15 - Bằng cách trả lời: - Ở mức vật lý - Mơ tả thực trạng hệ thống cũ: + What: Cái gì? Làm gì? + How: Làm như thế nào? (Làm thế nào? Phương tiện nào? Cách làm nào? Lúc nào? Ai làm? Làm gì?) - Ở mức logic: Gạt bỏ những chi tiết để thấy bản chất và chỉ cần trả lời WHAT. Mơ tả hệ thống cũ làm Mơ tả hệ thống mới làm việc như thế nào? việc như thế nào? M ức vật ý (1) (3) M ức logic Yêu cầu mới Mơ tả hệ thống Mơ tả hệ thống cũ làm gì? mới làm gì? (2) (1): Bước trừu tượng hố. (2): Đưa ra những yêu cầu mới nảy sinh của hệ thống. (3): Giai đoạn thiết kế. 2. Phân tích từ trên xuống: Đi từ tổng quát đến chi tiết: CLĐ - Dùng hộp đen: cái gì chưa biết gọi là hộp đen. Ví dụ: CLĐ như thế nào? - Phân cấp: phân cấp các chức năng phức tạp thành các chức năng nhỏ hơn và cứ thế tiếp tục. 3. Sử dụng mơ hình cơng cụ biểu diễn cĩ tăng cường hình vẽ: phân rã liên kết Mơ hình thực thể liên kết quan hệ V. Các giai đoạn phân tích và thiết kế hệ thống: Thiết kế là một quá trình bắt đầu bằng ý niệm hố và kết thúc bằng việc thực hiện thảo chương trình cài đặt và đưa vào sử dụng. Thơng thường, xuất phát từ các hoạt động chưa cĩ hiệu quả so với mục tiêu đề ra mà việc phân tích sẽ xây dựng một hệ thống mới đáp ứng các yêu cầu và hoạt động hiệu quả hơn. á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  16. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 16 - Việc phân chia các giai đọan cho quá trình phân tích chỉ mang tính tương đối, khơng tách rời từng giai đoạn, phân tích và thiết kế xen kẽ nhau, vừa làm vừa trao đổi với NSD để hồn thiện cho thiết kế. 1. Lập kế hoạch: Xác định khoảng thời gian trung và dài hạn một sự phân chia, một kế hoạch can thiệp để dẫn đến các nghiên cứu từng khu vực, lãnh vực, phân hệ của hệ tổ chức cĩ liên quan. Kế hoạch này thể hiện đường lối cĩ tính chất tự giác của ban giám đốc, để cải tiến hệ tổ chức hơn là những chi tiết nhất thời để giải quyết các vấn đề nĩng bỏng. 2. Nghiên cứu và phân tích hiện trạng: Giai đoạn này áp dụng theo từng lãnh vực và theo dự kiến đã xác định ở kế hoạch. Giai đoạn này thực chất là phân tích hoạt động hệ thơng tin vật lý. Để tiến hành giai đoạn này, cần sử dụng các kỹ thuật của những người tổ chức (nghiên cứu hồ sơ, quy trình, v.v ). Làm quen với cơng việc tại cơ quan liên quan về hệ thống cũ, từ đĩ, nhận diện được những điểm yếu của hệ thống cũ để cĩ các đề xuất mới, hồn thiện hơn cho thiết kế. Nghiên cứu hiện trạng cĩ thể đưa đến việc phân chia mới các lĩnh vực hoặc các chức năng. Việc phân chia lại thực chất cĩ liên quan đến cơ sở hoặc độ phức tạp của lĩnh vực nghiên cứu. 3. Nghiên cứu và phân tích khả thi "sổ điều kiện thức": a. Nghiên cứu khả thi: Giai đoạn này cĩ vai trị quyết định vì nĩ sẽ dẫn đến các lựa chọn quyết định hệ chương trình tương lai cùng các bảo đảm tài chính. Các bước như sau: - Phân tích, phê phán hệ thống hiện hữu nhằm làm rõ những điểm yếu hoặc mạnh, sắp xếp các thứ tự những điểm quan trọng cần giải quyết. - Xác định các mục tiêu mới của các bộ phận. - Hình dung các kịch bản khác nhau bằng cách xác định một cách tổng thể các giải pháp, cĩ thể cĩ và làm rõ đối với mỗi một trong chúng, gồm: chi phí triển khai, chi phí hoạt động trong tương lai, các ưu và khuyết điểm, chương trình tổ chức và đào tạo nhân sự. - Từ kết quả bước trên cho phép lựa chọn những nhân vật chịu trách nhiệm phù hợp với một giải pháp nào đĩ đã được xác định hoặc trở lại từ đầu bước nghiên cứu khả thi vì nhiều nguyên nhân, ví dụ: khơng tìm được người chịu trách nhiệm thích hợp, chi phí cho dự án quá cao, v.v - Nếu bước trên thành cơng ta tiến hành xây dựng hồ sơ gọi là "Sổ điều kiện thức" (hoặc điều kiện sách). b. Sổ điều kiện thức: Cơ bản được tổ chức như sau: - Mơ tả giao diện giữa hệ thống và NSD. Điều này dẫn đến một thoả thuận xác định hệ thống cung cấp những gì cho NSD. - Thực chất các cơng việc và các cài đặt cần thực hiện. * Tĩm lại, sổ điều kiện thức xác lập một hợp đồng giữa những phân tích viên với Ban giám đốc và NSD trong tương lai. 4. Thiết kế tổng thể mơ hình chức năng hệ thơng tin: Giai đoạn này xác định một cách chi tiết kiến trúc của hệ thơng tin. Chia các hệ thống lớn thành các hệ thống con. Đây cịn gọi là bước phân tích chức năng. Tất cả các thơng tin, các quy tắc tính tốn, quy tắc quản lý, các khai thác, những thiết bị, phương tiện sẽ được xác định trong giai đoạn này. 5. Phân cơng cơng việc giữa con người và máy tính: á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  17. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 17 - Khơng phải bất kỳ cơng việc nào cũng hồn tồn được thực hiện bởi bằng máy tính. Hệ thống thơng tin là sự phối hợp giữa các cơng đoạn thực hiện thủ cơng và máy tính (ví dụ: thu thập thơng tin khách hàng). 6. Thiết kế các kiểm sốt: Thiết kế các bảo mật cho chương trình nhằm chống âm mưu lấy cắp, phá hoại, gây mất mát hoặc làm hỏng dữ liệu. 7. Thiết kế giao diện Người - Máy: Ví dụ: Menu chương trình, tổ chức màn hình (Form), báo biểu, v.v 8. Thiết kế CSDL (Database Files): Giai đoạn này nhằm xác định các files cho chương trình, nội dung mỗi file như thế nào? cấu trúc của chúng ra sao? Ví dụ: trong FoxPRO là cơng việc thiết kế các DBF hoặc trong Access thì thiết kế các bảng, v.v 9. Thiết kế chương trình (khác với việc viết chương trình): Gồm những chương trình gì? Mỗi chương trình gồm những module nào? Nhiệm vụ của mỗi module ra sao? Đưa ra các mẫu thử cho chương trình: mẫu thử này do người thiết kế đưa ra chứ khơng phải do lập trình viên. Chương trình phải đưa ra những kết quả như thế nào với những mẫu thử đĩ. Người phân tích hệ thống phải dự kiến trước các tình huống này. 10. Lập trình, chạy thử, cài đặt, hướng dẫn sử dụng, khai thác chương trình như thế nào? Phần này khơng nằm trong phần thiết kế hệ thống. ~ [™\ ~ BÀI 2. KHẢO SÁT SƠ BỘ VÀ XÁC LẬP DỰ ÁN Tiến hành tìm hiểu sơ bộ về hệ thống cũ và: - đưa ra cho được các điểm yếu của hệ thống hiện tại. Trên cơ sở đĩ, nêu lên các phương pháp cải tiến cho hệ thống. - đánh giá hiện trạng. - xác định phạm vi, khả năng, mục tiêu của dự án. I. Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng của hệ thống hiện hành: - Điều tra, thu thập thơng tin về hệ thống hiện hành. - Biên tập, biểu diễn, phê phán, đề xuất ý kiến. 1. Phương pháp khảo sát: Khảo sát hệ thống ở cả bốn mức: - Mức thao tác thừa hành: tiếp cận các người thừa hành trực tiếp để xem họ làm việc. - Mức điều phối quản lý. - Mức quyết định lãnh đạo. - Mức chuyên gia cố vấn. Hình thức tiến hành: - Quan sát và theo dõi: + một cách chính thức: cùng làm việc với họ. á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  18. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 18 - + một cách khơng chính thức: tìm hiểu cách làm việc qua các hồ sơ, sổ sách, v.v - Cố vấn: bằng nhiều cách: + Đặt câu hỏi trực tiếp: Yes / No + Đặt câu hỏi chọn lựa: a, b, c, d , đánh 9 để thống kê. + Đặt câu hỏi gián tiếp cĩ tính gợi mở cho câu trả lời + Bảng câu hỏi, phiếu điều tra. 2. Thu thập và phân loại: - Thơng tin về hiện tại hay tương lai. - Thơng tin về trạng thái tĩnh, động hay biến đổi. + Tĩnh: thơng tin về tổ chức hồ sơ và sổ sách. + Động: thơng tin về sự tăng hay giảm lưu chuyển của các chứng từ, giấy tờ, v.v + Biến đổi: thơng tin được biến đổi ra sao, sử dụng những cơng thức tính tốn nào? Ví dụ: tuổi = ngày hiện tại - ngày sinh Phụ cấp dựa trên những tiêu chuẩn nào, v.v - Thơng tin thuộc nội bộ hay mơi trường của hệ thống, thơng thường thì người ta tổ chức sắp xếp, tổ hợp những vấn đề thơng tin trên lại như sau: Các thơng tin - Các thơng tin sơ đẳng về mơi trường, - Các thơng tin cĩ cấu trúc hồn cảnh. Tĩnh (sổ sách, file ). Các thơng tin - Hình thức tổ chức của cơ về hệ thống quan (phịng, ban). hiện tại. Các thơng tin cĩ ích cho hệ thống đang - Trong khơng gian: con nghiên cứu. đường lưu trữ tài liệu, chứng Động từ. - Trong thời gian: th.gian xử lý hạn định thực hiện (tính lương, v.v ). - Các quy tắc quản lý. Biến đổi - Các cơng thức tính tốn. - Thứ tự xử lý trước / sau. - Được phát biểu (ý muốn, dự định cải tiến trong Các thơng tin cho tương lai) tương lai (nguyện - Cĩ ý thức khơng phát biểu: cần gợi ý (do ngại mà vọng, yêu cầu) khơng phát biểu) - Khơng ý thức: dự đốn 3. Phát hiện các yếu kém của hiện trạng và yêu cầu cho tương lai: a. Yếu kém: - Thiếu sĩt: + Thiếu người xử lý thơng tin. á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  19. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 19 - + Bỏ sĩt cơng việc xử lý thơng tin. - Kém hiệu lực, quá tải: + Phương pháp xử lý khơng chặt chẽ. + Cơ cấu tổ chức khơng hợp lý. + Con đường lưu chuyển các thơng tin khơng hợp lý. Ví dụ: Giấy tờ, tài liệu trình bày kém, cấu trúc khơng hợp lý, v.v - Tổn phí cao, gây lãng phí. b. Yêu cầu mới: Trong tương lai: - Thỏa đáng các thơng tin chưa được đáp ứng. - Đáp ứng các nguyện vọng của nhân viên. - Dự kiến kế hoạch phát triển. II. Xác định khả năng, mục tiêu dự án của hệ thống mới: - Phạm vi của hệ thống mới giải quyết vấn đề gì? - Nhân lực sử dụng. Ví dụ: đội ngũ nhân viên điều khiển hệ thống cần bao nhiêu? - Tài chính (Chi phí bao nhiêu cho dự án. Ví dụ: Phí viết chương trình, phí bảo trì, v.v ) - Khắc phục các điểm yếu kém của hệ thống hiện tại. - Thể hiện chiến lược lâu dài. Dự án phải cĩ hướng mở, ví dụ: trong tương lai dự án cĩ thể được phát triển thêm, giải quyết thêm những vấn đề gì? III. Phác họa giải pháp và cân nhắc tính khả thi: Đưa ra giải pháp để thuyết phục người dùng (ở mức sơ bộ). Từ đĩ, định hướng cho việc phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin. Ta nên đưa ra nhiều giải pháp: - Giải pháp cho máy đơn. - Giải pháp máy mạng. - Với từng giải pháp phải mang tính khả thi: - Khả thi về mặt nghiệp vụ: phải đáp ứng được các yêu cầu của cơng việc. - Khả thi về mặt kỹ thuật: sử dụng phù hợp với hệ thống máy hiện cĩ, tương lai, v.v - Khả thi về mặt kinh tế: chi phí viết chương trình cĩ thể chấp nhận được, chi phí bảo trì khơng quá cao, v.v IV. Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án: 1. Lập hồ sơ khảo sát: a. Lập dự trù về thiết bị: * Dự kiến: - Khối lượng dữ liệu lưu trữ. - Các dạng làm việc với máy tính (máy đơn, máy mạng), xử lý trực tuyến (Online), v.v - Số lượng người dùng tối thiểu và tối đa của hệ thống. - Khối lượng thơng tin cần thu thập. - Khối lượng thơng tin cần kết xuất, cần in ra giấy, v.v - Thiết bị ngoại vi đặc biệt như: Scanner, máy vẽ, máy cắt, v.v * Điều kiện mua và lắp đặt: - Nên chọn nhà cung cấp nào, chi phí vận chuyển. - Mua nguyên bộ, mua rời, v.v - Sơ đồ lắp đặt mức sơ bộ. b. Cơng tác huấn luyện sử dụng chương trình: á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  20. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 20 - - Thời gian huấn luyện bao lâu. - Chia làm bao nhiêu nhĩm huấn luyện. c. Cơng việc bảo trì: - Đội ngũ bảo trì. - Chi phí bảo trì. - Thời gian bảo trì. 2. Lập kế hoạch triển khai dự án: - Về mặt nhân sự: cĩ mặt tất cả các chuyên viên, NSD, lãnh đạo cơ quan, phân tích viên hệ thống (cĩ thể cĩ cả các lập trình viên). - Lập tiến độ triển khai dự án. - Phân tích tài chính dự án. - Lập mối quan hệ với các dự án khác. V. Ví dụ: Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án 'Hệ thơng tin cung ứng vật tư' tại một xí nghiệp X: 1. Khảo sát thực tế dược kết quả như sau: Tại nhà máy X, việc cung cấp vật tư sản xuất ở các phân xưởng được tiến hành như sau: - Khi một phân xưởng cĩ nhu cầu về vật tư sản xuất thì lập một bản dự trù gởi cho bộ phận mua hàng. Bộ phận mua hàng này cĩ sử dụng một máy tính trong đĩ cĩ một chương trình gọi là hệ đặt hàng trợ giúp cho việc mua hàng. Trong máy, cĩ CSDL các nhà cung cấp, bộ phận mua hàng sẽ chọn nhà cung cấp (NCC) thích hợp. - Khi NCC đã được chọn thì tiến hành thương lượng. Sau khi thương lượng nhờ hệ đặt hàng soạn thảo một đơn đặt hàng, đơn này được gởi đến NCC. Thơng tin trong đơn hàng được lưu ở bảng đơn hàng, mỗi đơn hàng cĩ mang một số hiệu đơn. - Mỗi dự trù vật tư của một phân xưởng cĩ thể được đáp ứng bởi nhiều NCC. Tuy nhiên, mỗi mặt hàng trong bảng dự trù chỉ do một NCC đáp ứng. - Mặt khác, mỗi đơn mua hàng cĩ thể cĩ nhiều mặt hàng do nhiều phân xưởng dự trù. Lưu ý: Đơn mua hàng gởi cho NCC khơng cĩ thơng tin về dự trù (tên, để làm gì, v.v ). Vì vậy, đã lưu mối liên hệ giữa các bản dự trù với các đơn hàng khác đi trong một bảng gọi là DonHang_DuTru. Trong bảng cĩ chứa: số hiệu đơn, số hiệu mặt hàng và số hiệu dự trù. - Sau khi nhận được đơn đặt hàng, NCC sẽ chuyển hàng đến nhà máy kèm theo phiếu giao hàng. Tại xí nghiệp sẽ cĩ một bộ phận nhận hàng tiếp nhận. Bộ phận này cũng cĩ sử dụng một máy tính cĩ sẵn hệ chương trình Phát hàng. - Hàng nhận về sẽ được sắp tạm tại các kho, thơng tin trong phiếu giao hàng cùng với địa điểm giao hàng sẽ được ghi vào bảng nhận hàng. Lưu ý: trong phiếu giao hàng từ NCC gởi đến, khơng cĩ thơng tin về phân xưởng đã dự trù mặt hàng đĩ. Mặt khác, mỗi đợt giao hàng cĩ thể gồm nhiều mặt hàng được đặt mua từ nhiều đơn hàng khác nhau. Vì vậy, trên phiếu giao hàng ứng với một mặt hàng đều cĩ chỉ rõ số hiệu đơn hàng đối với mặt hàng đĩ để tiện cho việc phát hàng cần biết địa chỉ của các phân xưởng nhận hàng. Vì vậy, cần tìm thơng tin trong hệ đặt hàng, nhưng hai máy tính sử dụng khơng liên kết được với nhau do khơng tương thích. - Để giải quyết vấn đề này, xí nhiệp X tổ chức một bộ phận đối chiếu. Hằng ngày, bộ phận mua hàng phải in ra danh sách đơn hàng gởi cho bộ phận đối chiếu. - Tương tự như trên, hằng ngày, bộ phận nhận hàng cũng in ra một danh sách những chuyến hàng nhận về trong ngày và cũng gởi cho bộ phận đối chiếu. - Bộ phận đối chiếu so khớp hai danh sách trên qua số hiệu đơn, từ đĩ, bộ phận đối chiếu lập một danh sách các địa chỉ các phân xưởng gởi cho bộ phận nhận hàng, bộ phận nhận hàng căn cứ theo đĩ phát hàng cho các phân xưởng kèm theo phiếu phát hàng. á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  21. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 21 - - Việc đối chiếu của bộ phận thứ ba hiện nay đang được làm thủ cơng. Các quá trình như trên khơng những mất nhiều thời gian mà thỉnh thoảng cịn xảy ra nhiều sai sĩt về hàng và tiền. - Sau khi giao hàng, NCC gởi đến nhà máy một hĩa đơn tính tiền. Hĩa đơn được chuyển đến bộ phận đối chiếu với hàng về xem cĩ khớp khơng. Hĩa đơn nếu khớp sẽ được gởi cho bộ phận thanh tốn với một phiếu xác nhận chi, từ đĩ, bộ phận thanh tốn gởi cheque cho NCC. Nếu hĩa đơn khơng khớp với đơn hàng thì cần cĩ khiếu nại gởi đến NCC để chỉnh lại cho đúng. Ư Yêu cầu của xí nghiệp: hãy cải tiến lại quy trình trên cho hữu hiệu hơn. 2. Phân tích: a. Phê phán: - Thiếu sĩt: + Thiếu kho vật tư để dự trữ những mặt hàng thơng thường, khơng đắt để khơng phải tuân theo quy trình mua hàng nêu trên - Kém hiệu lực: + Tìm địa chỉ khách hàng + Kiểm tra tính khớp hàng nhận về với hĩa đơn - Tổn phí cao: + Ở bộ phận đối chiếu cần nhiều nhân lực, tốn thời gian b. Mục tiêu hệ thống mới: c Đưa thêm chức năng quản lý kho dự trữ. d Giải quyết vấn đề tìm địa chỉ khách hàng cho nhanh gọn hơn. e Giải quyết kiểm tra sự đúng đắn của đơn hàng, hàng về, hĩa đơn. f Cố gắng vận dụng hai máy tính và hai hệ chương trình cũ đã cĩ (theo đề nghị của giám đốc và cơng nhân viên). c. Các giải pháp: Hệ đặt hàng Bỏ qua Gộp hệ đặt hàng bộ phận Thêm kênh liên lạc vào hệ phát hàng đố i chiếu hay ngược lại (Bỏ một máy tính) Hệ phát hàng Giải pháp 1 Giải pháp 2 Hệ đặt hàng Bỏ hai máy tính, đưa vào trung tâm Hệ đối chiếu Thêm một máy tính máy tính của cơ quan Hệ phát hàng Giải pháp 3 Giải pháp 4 á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  22. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 22 - Hĩa đơn Đơn hàng Hệ đặt hàng Yêu Danh cầu sách mua hàng hàng về File quản Dự trù Danh sách lý kho Phiếu giao hàng Hệ phát hàng Phiếu phát hàng (từ NCC) cho phân xưởng Giải pháp 5 Trong đĩ: Hệ đặt hàng cĩ chức năng: - Đặt hàng. - Theo dõi việc thực hiện đơn hàng. Hệ phát hàng cĩ chức năng: - Quản lý kho dự trữ. - Tiếp nhận hàng. - Phát hàng cho các phân xưởng sản xuất. d. Đánh giá tính khả thi: - Giải pháp 1: khơng khả thi về mặt kỹ thuật vì hai máy khơng tương thích theo kết quả khảo sát. - Giải pháp 2: Phải nhập hai bộ phận vào một, điều này ngược với hướng của giám đốc là: khơng tin hồn tồn vào nhân viên nên hai bộ phận phải kiểm tra lẫn nhau. Vì thế giải pháp 2 khơng khả thi về mặt nghiệp vụ. - Giải pháp 3: Nếu thơng tin về cung ứng vật tư cịn cung cấp cho những bộ phận khác (ví dụ: bộ phận tài vụ, ban giám đốc, v.v ) thì giải pháp 3 là thuận lợi. Tuy nhiên, giải pháp này khiến phải viết lại tồn bộ chương trình, chi phí sẽ tăng vọt nên khơng khả thi. - Giải pháp 4: khơng khả thi về mặt kỹ thuật như giải pháp 1. - Giải pháp 5: Đây là giải pháp thỏa hiệp, phù hợp với ý kiến của ban giám đốc: + Tăng tốc độ xử lý và độ chính xác. + Cĩ tính cải tiến, cĩ thêm kho dự trữ. + Tiết kiệm, dùng lại hai máy tính và hai chương trình. Kênh liên lạc giữa hai máy. Quan hệ một chiều do con người tác động. ~ [™\ ~ á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  23. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 23 - BÀI 3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG 1. Mục đích: - Phân tích để đi sâu vào những chi tiết của hệ thống. - Diễn tả hệ thống theo bảng chất (mức logic). - Hình thành hệ thống mới ở mức logic. 2. Phương pháp chung để phân tích: Hệ thơng tin = Dữ liệu + Xử lý Trong việc phân tích hệ thống, ta tách rời việc nghiên cứu hai bộ phận trên (phân tích xử lý, phân tích dữ liệu) nhưng khi thiết kế các bảng (hoặc files) ta phải xét mối quan hệ giữa hai vấn đề này. - Cần phân rã những chức năng lớn, phổ quát thành những chức năng khác nhỏ hơn để đi vào chi tiết. - Xét mối quan hệ giữa các chức năng. Ví dụ: đặt hàng trước, nhận hàng sau. Thơng thường, đầu ra của một chức năng trở thành đầu vào của một chức năng khác. - Chuyển từ mơ tả vật lý sang mơ tả logic (sự trừu tượng hĩa). - Chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới ở mức logic. - Phân tích theo cách từ trên xuống (từ tổng quát đến chi tiết), phần này ta sử dụng biểu đồ phân cấp chức năng. - Phát hiện luồng dữ liệu bằng việc sử dụng Biểu đồ luồng dữ liệu: + Dùng kỹ thuật chuyển đổi biểu đồ luồng dữ liệu từ mức vật lý sang mức logic. + Dùng kỹ thuật chuyển đổi biểu đồ luồng dữ liệu từ hệ thống cũ sang mới. 3. Cơng cụ diễn tả các xử lý: a. Biểu đồ phân cấp chức năng (BĐPCCN): Mục đích: Ví dụ: Nhằm diễn tả việc cung cấp chức năng hệ thống thơng tin từ mức tổng quát đến mức chi tiết gần của hệ thống cung ứng vật tư, biểu đồ cĩ dạng cây (tree) như sau: Cung ứng vật tư Đặt hàng Nhận hàng Đối chiếu Ch ọn nhà Làm đơn Nhận Phát Tìm Đ.chỉ Xác nhận cung cấp đặt hàng hàng hàng phát hàng Đ.chỉ cho Hĩa đơn Hình 3.1. Biểu đồ phân cấp chức năng Hệ thống cung ứng vật tư á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  24. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 24 - Nhận xét: - BĐPCCN mang tính phân cấp từ tổng quát đến chi tiết (rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng). - Phương pháp biểu diễn này được sử dụng khá phổ biến. - Với hệ thơng tin phức tạp, BĐPCCN vẫn chưa biểu diễn đủ vì khơng cho ta biết mối liên quan về dữ liệu. Để bổ sung cho khuyết điểm này, cần dùng thêm biểu đồ luồng dữ liệu. b. Biểu đồ luồng dữ liệu (BĐLDL): - Trong BĐLDL cĩ sử dụng luồng dữ liệu (thơng tin) chuyển giao giữa các chức năng. - BĐLDL gồm cĩ 5 yếu tố chính: Luồng dữ Tác nhân Tác nhân Chức năng Kho dữ liệu liệu ngồi trong Một chức Người hay tổ năng hay Thơng tin vào Nơi lưu trữ chức ngồi một hệ con Nhiệm vụ xử Định / ra một chức thơng tin trong hệ thống cĩ của hệ thống lý thơng tin nghĩa năng xử lý một thời gian giao tiếp với nhưng được hệ thống mơ tả ở trang khác Tên đi Động từ Danh từ Danh từ Danh từ Động từ kèm (+ bổ ngữ) (+ tính từ) (+ tính từ) Biểu Tên Tên Tên Tên Tên đồ Hố đơn đã Nhà cung Ví dụ Làm đơn Đơn hàng Thanh tốn cấp đặt hàng xác nhận chi Hình 3.2. Các đối tượng cơ bản sử dụng để thiết kế biểu đồ luồng dữ liệu cho hệ thống. Ví dụ: Vẽ BĐLDL của hệ cung ứng vật tư (chỉ xét về mặt thơng tin, xem lại hình 3.1). Thơng tin thương lượng Nhà cung cấp Nhà cung cấp Cheque Phiếu giao Đơn đặt Thanh tĩan hàng hàng (+hàng) Hĩa đơn Đặt hàng Hĩa đã xác Đơn hàng đơn nhận chi Danh sách đơn hàng Nhận hàng Dự Đối chiếu Dự trù / Đơn hàng trù Danh sách hàng nhận Phân xưởng Nhận sản xuất Phiếu phát hàng hàng Hình 3.3 BĐLDL của hệ cung ứng vật tư 4. Phân mức: á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  25. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 25 - a. Khái niệm: Là sự phân cấp từ mức tổng quát đến mức chi tiết để nêu lên các chức năng của hệ thống. Tùy theo quy mơ của hệ thống mà sự phân cấp này chi tiết đến mức nào, tuy nhiên, đa số thường được chia thành 3 mức: A Mức 0 (Mức khung cảnh) Mức 1 (Mức đỉnh) B C Mức 2 (Mức dưới D E F G H I đỉnh) Hình 3.4. Cấu trúc một biểu đồ phân cấp chức năng b. Phân mức để vẽ nhiều biểu đồ luồng dữ liệu: - BĐLDL mức khung cảnh (mức 0): mức này chỉ cĩ một biểu đồ gồm chức năng chính của hệ thống và biểu diễn hệ thơng tin cĩ giao tiếp với các tác nhân ngồi nào. BĐLDL mức khung cảnh thường cĩ dạng như sau: Tác nhân ngồi Tác nhân ngồi Chức năng A Hình 3.5. Hình thức một biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh. - BĐLDL mức đỉnh (mức 1): BĐLDL mức đỉnh dùng để biểu diễn chức năng tổng quát A một cách chi tiết hơn bằng cách phân nhỏ chức năng A thành các chức năng chi tiết hơn và cũng chỉ cĩ một biểu đồ. BĐLDL mức đỉnh thường cĩ hình thức như sau: Tác nhân ngồi 1 Tác nhân ngồi 2 1 2 Chức năng A.1 Chức năng A.2 Kho dữ liệu A Hình 3.6. Hình thức một biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh. á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  26. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 26 - - BĐLDL mức dưới đỉnh (mức 2): Tất cả những chi tiết thơng tin của hệ thống thường thể hiện rõ ở biểu đồ mức dưới đỉnh. BĐLDL này gồm nhiều biểu đồ chi tiết, mỗi biểu đồ thể hiện một chức năng chi tiết thường đầy đủ tất cả các đối tượng của hệ thống BĐLDL. Ví dụ một BĐLDL mức dưới đỉnh được thể hiện chi tiết của chức năng 1 ở trên. Tác nhân ngồi 1.2 Chức năng A.1.2 1.1 Chức năng A.1.1 Kho dữ liệu A Tác nhân trong Hình 3.7. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 1 (giải thích chức năng 1 ở BĐLDL mức đỉnh) Kho dữ liệu B 2.2 Chức năng A.2.2 2.1 Chức năng A.2.1 Tác nhân ngồi Hình 3.8. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 2 (giải thích chức năng 2 ở BĐLDL mức đỉnh) ™ Lưu ý: ta cần chú ý các nguyên tắc sau khi thiết kế BĐLDL: - Chỉ cĩ tác nhân trong mới cĩ thể tác động đến kho dữ liệu. - Tác nhân ngồi phải xuất hiện đầy đủ ở mức khung cảnh, khơng được xuất hiện thêm tác nhân ngồi ở các mức dưới. - Kho dữ liệu khơng được xuất hiện ở mức khung cảnh, từ mức đỉnh đến mức dưới đỉnh, các kho dữ liệu xuất hiện dần. c. Ví dụ: vẽ BĐPCCN và BĐLDL phân mức của một cơ sở tín dụng: - Biểu đồ phân cấp chức năng: Hoạt động tín dụng Hình 3.9 Cho vay Thu nợ Xác định Ghi nhận Ghi nhận Nhận đơn Duyệt vay Trả lời đơn loại hồn trả đúng trả sai hạn trả hạn á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  27. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 27 - - Biểu đồ luồng dữ liệu: + Mức khung cảnh: Đơn vay Trả lời Hoạt động Khách vay tín dụng Hồn trả Hình 3.10. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh hoạt động tín dụng + Mức đỉnh: Đơn vay 1 Dữ liệu nợ Cho vay Khách vay Trả lời Sổ nợ 2 Hồn trả Thu nợ Dữ liệu nợ Hình 3.11. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh hoạt động tín dụng + Mức dưới đỉnh: Biểu đồ LDL mức dưới đỉnh giải thích chức năng 1 – Cho vay 1.1 Đơn vay đã 1.2 Nhận đơn kiểm tra Duyệt vay Đơn vay đã Khách vay Từ chối duyệt Sổ nợ 1.3 Cho vay Trả lời đơn Hình 3.12. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh giải thích chức năng 1 (Cho vay) á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng
  28. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý - 28 - 2.2 Ghi nhận trả đúng hạn Trả đúng hạn 2.1 Hồn Sổ nợ Khách vay Xác định loại trả hồn trả Trả sai hạn 2.3 Ghi nhận trả sai hạn Hình 3.13. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh giải thích chức năng 2 (Thu nợ) á Trung tâm Đào tạo Cơng nghệ AVNet " Biên soạn: Nguyễn Quang Thơng