Giáo trình Nghiệp vụ thuế (Phần 2)

pdf 32 trang hapham 2310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghiệp vụ thuế (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghiep_vu_thue_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nghiệp vụ thuế (Phần 2)

  1. - Đối với tr−ờng hợp có nhầm lẫn trong kê khai tính thuế (bao gồm cả đối t−ợng nộp thuế hoặc cơ quan Hải quan) đ−ợc hoàn lại tiền thuế nộp thừa trong thời hạn tối đa một năm trở về tr−ớc (kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá XNK đến ngày phát hiện nhầm lẫn). - Hàng hoá là vật t−, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đ−ợc hoàn thuế nhập khẩu t−ơng ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. - Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu đ−ợc hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, thuế xuất khẩu khi tái xuất. - Hàng đã xuất khẩu nh−ng vì lý do nào đó buộc phải nhập khẩu trở lại Việt Nam đ−ợc hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu với điều kiện: hàng thực nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa 1 năm (tính tròn 365 ngày) kể từ ngày thực tế xuất khẩu; hàng ch−a qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở n−ớc ngoài; hàng nhập khẩu trở lại Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại nơi đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó. - Hàng nhập khẩu nh−ng vì lý do nào đó buộc phải tái xuất trả lại chủ hàng n−ớc ngoài hoặc tái xuất sang n−ớc thứ ba theo chỉ định của chủ hàng n−ớc ngoài đ−ợc hoàn thuế nhập khẩu đã nộp t−ơng ứng với số l−ợng tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu với điều kiện: hàng đ−ợc tái xuất ra n−ớc ngoài trong thời hạn tối đa 1 năm (tính tròn 365 ngày) kể từ ngày thực tế nhập khẩu; hàng hoá ch−a qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở Việt Nam; hàng hoá tái xuất ra n−ớc ngoài phải làm thủ tục hải quan tại nơi đã làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá. - Tr−ờng hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá nh−ng vì lý do nào đó buộc phải nhập khẩu trở lại Việt Nam, hoặc nhập khẩu hàng hoá nh−ng vì lý do nào đó buộc phải tái xuất khẩu trả lại hoặc xuất sang n−ớc thứ ba làm thủ tục hải quan ở các địa điểm khác nhau (không cùng một cửa khẩu), nh−ng đều trực thuộc một Cục Hải quan địa ph−ơng thì đ−ợc xem xét hoàn thuế xuất khẩu (nếu có), không phải nộp thuế nhập khẩu đối với tr−ờng hợp hàng hoá xuất khẩu phải tái nhập trở lại hoặc đ−ợc xét hoàn thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với tr−ờng hợp hàng hoá nhập khẩu phải tái xuất khẩu. - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, ph−ơng tiện vận tải của các tổ chức, cá nhân đ−ợc phép tạm nhập - tái xuất (bao gồm cả m−ợn - tái xuất) để thực hiện các dự án đầu t−, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất và các mục đích khác, khi nhập khẩu phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo qui định, khi tái xuất đ−ợc hoàn thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu đ−ợc hoàn đ−ợc xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của máy móc thiết bị, dụng cụ, ph−ơng tiện vận chuyển khi tái xuất tính theo thời gian sử dụng và l−u lại Việt Nam, tr−ờng hợp thực tế đã hết giá trị sử dụng thì không đ−ợc hoàn lại thuế. Cụ thể là: + Đối với hàng nhập khẩu mới vào Việt Nam (ch−a qua sử dụng): 34
  2. Thời gian sử dụng và l−u lại tại Tỷ lệ (%) hoàn thuế nhập khẩu Việt Nam Từ 6 tháng trở xuống 90% Trên 6 tháng đến 1 năm 80% Trên 1 năm đến 2 năm 70% Trên 2 năm đến 3 năm 60% Trên 3 năm đến 5 năm 50% Trên 5 năm đến 7 năm 40% Trên 7 năm Không đ−ợc hoàn thuế nhập khẩu + Đối với hàng đã qua sử dụng đ−ợc phép nhập khẩu vào Việt Nam: Thời gian sử dụng và l−u lại tại Tỷ lệ (%) hoàn thuế nhập khẩu Việt Nam Từ 6 tháng trở xuống 60% 50% 40% 35% 30% Không Trên 6 tháng đến 1 năm đ−ợc hoàn thuế nhập khẩu Trên 1 năm đến 2 năm Trên 2 năm đến 3 năm Trên 3 năm đến 5 năm Trên 5 năm - Tr−ờng hợp hàng hoá XNK gửi từ tổ chức, cá nhân ở n−ớc ngoài cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ b−u chính và dịch vụ chuyển phát th−, và ng−ợc lại: doanh nghiệp b−u chính đã nộp thuế thì sẽ đ−ợc hoàn lại số tiền thuế đã nộp trong các tr−ờng hợp nêu tại thông t− liên tịch số 01/2004/TTLT- BBCVT- BTC ngày 25/5/2004 của liên Bộ B−u chính, viễn thông - Bộ Tài chính h−ớng dẫn về trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với th−, b−u phẩm, b−u kiện xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ b−u chính và dịch vụ chuyển phát th−. - Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có vi phạm các qui định trong lĩnh vực hải quan (sau đây gọi là hàng hoá vi phạm) ch−a làm thủ tục hải quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu và thuế khác (nếu có), bị cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền ra quyết định tịch thu hàng hoá thì đuợc hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và thuế khác (nếu có) đã nộp. - Hàng hoá XNK còn nằm trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nếu đã mở tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, có thông báo thuế nh−ng khi cơ quan hải quan kiểm tra cho thông quan phát hiện có vi phạm buộc phải tiêu huỷ và đã tiêu huỷ thì ra quyết định không phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có). 2.3.4.2. Thời hạn nộp hồ sơ và thời hạn xét hoàn thuế Chậm nhất trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thực xuất khẩu (đối với tr−ờng hợp hàng hoá là nguyên liệu, vật t− nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và 35
  3. hàng hoá tạm nhập - tái xuất) và chậm nhất trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thực nhập khẩu (đối với tr−ờng hợp hàng hoá tạm xuất - tái nhập) các đối t−ợng thuộc diện xét hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải hoàn thành hồ sơ theo qui định gửi cơ quan có thẩm quyền để xem xét. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu hoàn thuế theo qui định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm ký quyết định hoàn lại thuế cho các đối t−ợng đ−ợc hoàn lại thuế. Nếu hồ sơ hoàn thuế không đầy đủ, hoặc không đúng theo qui định thì trong vòng 5 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu hoàn lại thuế, cơ quan có thẩm quyền xét hoàn thuế phải có văn bản trả lời cho đối t−ợng yêu cầu hoàn lại thuế, trong đó có nêu rõ lý do. 2.3.5. Truy thu thuế Các tr−ờng hợp phải truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu: - Các tr−ờng hợp đã đ−ợc miễn thuế, tạm miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế theo qui định nh−ng sử dụng khác với mục đích đã đ−ợc miễn, tạm miễn, giảm, hoàn thuế. - Đối t−ợng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải truy thu tiền thuế trong thời hạn một năm trở về tr−ớc, kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đến ngày phát hiện có sự nhầm lẫn đó. - Tr−ờng hợp có sự gian, lận trốn thuế phải truy thu tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn 5 năm trở về tr−ớc, kể từ ngày kiểm tra phát hiện. Căn cứ để tính truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá đ−ợc áp dụng theo qui định tại thời điểm cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền cho phép thay đổi mục đích đã đ−ợc miễn, tạm miễn, giảm, hoàn thuế tr−ớc đây (đối với tr−ờng hợp thay đổi mục đích sử dụng) và tại thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tr−ớc đây (đối với tr−ờng hợp nhầm lẫn trong kê khai và gian lận thuế). Thời hạn kê khai truy thu nộp thuế là 2 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền cho phép thay đổi mục đích đã đ−ợc miễn, tạm miễn, giảm, hoàn thuế tr−ớc đây (đối với tr−ờng hợp thay đổi mục đích sử dụng), và kể từ ngày phát hiện có sự nhầm lẫn, kiểm tra phát hiện có sự gian lận trốn thuế (đối với tr−ờng hợp nhầm lẫn trong kê khai và gian lận thuế) 2.4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế xuất nhập khẩu 2.4.1. Kê khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải kê khai đầy đủ chính xác các nội dung theo qui định của pháp luật; nộp tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các hồ sơ liên quan cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu. 2.4.2. Thời điểm tính và thông báo thuế - Thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu: là ngày đối t−ợng nộp thuế nộp tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan. Tr−ờng hợp đối t−ợng nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quan hải quan 36
  4. cấp số tờ khai tự động từ hệ thống (gọi tắt là ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu). Thuế xuất khẩu, nhập khẩu đ−ợc tính theo thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tính thuế tại ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà đối t−ợng nộp thuế ch−a có hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu thì tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã đăng ký không có giá trị làm thủ tục hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Khi có hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu đối t−ợng nộp thuế phải làm lại thủ tục kê khai và đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Tr−ờng hợp đối t−ợng nộp thuế kê khai tr−ớc ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì tỷ giá tính thuế đ−ợc áp dụng theo tỷ giá tại ngày đối t−ợng nộp thuế đã kê khai, nh−ng không quá 3 ngày liền kề tr−ớc ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Thời hạn thông báo thuế: trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi đối t−ợng nộp thuế đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan phải thông báo cho đối t−ợng nộp thuế về số thuế phải nộp. Đối với tr−ờng hợp phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất l−ợng, số l−ợng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế, trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận đ−ợc kết quả giám định, nếu có thay đổi về số thuế phải nộp, cơ quan hải quan ra thông báo điều chỉnh thông báo ban đầu. 2.4.3. Thời hạn nộp thuế - Đối với hàng xuất khẩu: là 15 ngày, kể từ ngày đối t−ợng nộp thuế nhận đ−ợc thông báo thuế của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp. - Đối với hàng là vật t−, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu: là 9 tháng (275 ngày) kể từ ngày đối t−ợng nộp thuế nhận đ−ợc thông báo thuế của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp. - Đối với hàng kinh doanh theo ph−ơng thức tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất- tái nhập: là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn của cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập. - Đối với hàng tiêu dùng: phải nộp thuế nhập khẩu tr−ớc khi nhận hàng (danh mục hàng hoá tiêu dùng thực hiện theo qui định của Bộ Th−ơng mại). Trừ các tr−ờng hợp cụ thể d−ới đây: + Tr−ờng hợp đối t−ợng nộp thuế có sự bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đối t−ợng nộp thuế nhận đ−ợc thông báo thuế của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp. + Tr−ờng hợp hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc diện đ−ợc xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối t−ợng nộp thuế nhận đ−ợc thông báo thuế của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp. + Tr−ờng hợp hàng hoá nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hoá tiêu dùng theo qui định của Bộ Th−ơng mại nh−ng là vật t−, nguyên liệu nhập khẩu trực 37
  5. tiếp dùng cho sản xuất thì đ−ợc áp dụng thời hạn nộp thuế là 30 ngày hoặc 275 ngày kể từ ngày đối t−ợng nộp thuế nhận đ−ợc thông báo thuế của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp. - Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu của c− dân biên giới thì đối t−ợng nộp thuế phải nộp thuế tr−ớc khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá. - Đối với hàng hoá không thuộc diện qui định trên: thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đối t−ợng nộp thuế nhận đ−ợc thông báo thuế của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp. 2.5. Tổ chức quản lý thu thuế XNK 2.5.1. Quản lý đối t−ợng nộp thuế Quản lý đối t−ợng nộp thuế là khâu đầu tiên và quan trọng nhất đối với công tác quản lý thu thuế XNK. Để quản lý đối t−ợng nộp thuế XNK, cơ quan hải quan cần quản lý chặt chẽ các đối t−ợng kinh doanh có hoạt động XNK th−ờng xuyên thông qua việc cấp mã số thuế. Từ 1/10/2004, thủ tục cấp mã số thuế của hải quan cho cơ sở kinh doanh có hoạt động XNK đ−ợc thống nhất với việc cấp mã số thuế của cơ quan thuế. Sự thống nhất này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan hải quan thu thập, trao đổi thông tin với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác để xác định, kiểm tra địa điểm kinh doanh, t− cách pháp lý của đối t−ợng nộp thuế. Từ đó, cơ quan hải quan phải xây dựng các cơ sở dữ liệu về quá trình chấp hành pháp luật, đặc điểm kinh doanh của các đối t−ợng này. Trên cơ sở các thông tin thu thập đ−ợc, cơ quan hải quan có căn cứ để phân loại các đối t−ợng nộp thuế để áp dụng hình thức kiểm tra hàng hoá XNK phù hợp theo qui định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đôn đốc thu nộp tiền thuế sau này. 2.5.2. Quản lý căn cứ tính thuế Để có thể quản lý chặt chẽ các căn cứ tính thuế XNK, tr−ớc tiên phải dựa vào thủ tục khai báo hải quan của đối t−ợng nộp thuế XNK. Các đối t−ợng có hàng hoá xuất nhập khẩu căn cứ vào tờ khai hải quan, phải kê khai đầy đủ, chính xác các tiêu thức ghi trên tờ khai để xác định đúng đối t−ợng, đúng thuế suất theo đúng luật thuế qui định. Căn cứ vào các nội dung đã kê khai, đối t−ợng nộp thuế phải tự tính số thuế phải nộp theo qui định. Thực hiện kê khai theo tờ khai hải quan có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính, đối t−ợng nộp thuế tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm tr−ớc pháp luật về việc kê khai của mình. Vì vậy, đòi hỏi các đối t−ợng nộp thuế phải nắm bắt sâu về danh mục hàng hoá của biểu thuế XNK (đặc biệt là biểu thuế nhập khẩu). Bên cạnh thủ tục khai báo hải quan của đối t−ợng nộp thuế, cơ quan hải quan phải thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát hải quan để kiểm tra tính chính xác các nội dung tờ khai hải quan của đối t−ợng nộp thuế. Việc kiểm tra này đ−ợc thực hiện thông qua các b−ớc: - Kiểm tra t− cách pháp lý của ng−ời khai báo hải quan. 38
  6. - Kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (số l−ợng, chủng loại chứng từ, tính hợp lệ của chứng từ), kiểm tra nội dung khai hải quan, đối chiếu nội dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan, bảng kê chi tiết hàng hoá đối với lô hàng có nhiều chủng loại, giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà n−ớc có thẩm quyền, hợp đồng mua bán hàng hoá, hoá đơn th−ơng mại, bản sao vận tải đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) - Kiểm tra thực tế hàng hoá: là quá trình cơ quan hải quan công khai kiểm tra hiện vật đ−ợc xuất trình để đối chiếu thực tế hiện vật so với chứng từ khai báo đã đ−ợc đăng ký thủ tục hải quan. Từ đó, làm cơ sở để xác định chính xác số thuế XNK phải nộp đối với hàng hoá XNK. Để thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hoá có hiệu quả, cơ quan hải quan phải tiến hành tổ chức thu thập trao đổi thông tin để xây dựng cơ sở số liệu về quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng, chính sách quản lý XNK, tính chất, chủng loại, nguồn gốc hàng hoá xuất nhập khẩu, và các thông tin khác liên quan đến hàng hoá XNK. Dựa vào hồ sơ hải quan và các thông tin liên quan, cơ quan hải quan sẽ quyết định hoặc thay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá, cách xác định tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá đối với từng lô hàng XNK cụ thể. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải xác định đ−ợc các thông số quan trọng nhất là: tên và mã hàng, xuất xứ, số l−ợng hàng, bảo đảm yêu cầu xác định đ−ợc giá tính thuế và thuế suất. Việc xác định mã số và thuế suất phải thực hiện theo nguyên tắc: một mặt hàng chỉ phân loại vào một mã số và chỉ có một mức thuế suất nhập khẩu duy nhất và phải đ−ợc thực hiện thống nhất trên toàn quốc. - Ngoài ra với mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hành chính, cơ quan hải quan đã giảm bớt việc kiểm tra thực tế hàng hoá mà chuyển sang quá trình kiểm tra sau thông quan. Đây là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ mà đối t−ợng nộp thuế đã xuất trình với cơ quan hải quan để ngăn chặn, xử lý kịp thời các tr−ờng hợp vi phạm chính sách quản lý XNK đối với hàng hoá XNK đã đ−ợc thông quan. Đối t−ợng kiểm tra sau thông quan là các chứng từ, sổ sách kế toán, các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng XNK, hàng hoá XNK đã đ−ợc thông quan. Việc kiểm tra sau thông quan chỉ đ−ợc tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đã đ−ợc thông quan. 2.5.3 Quản lý thu nộp tiền thuế Bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính: tự kê khai, tính và thu nộp tiền thuế của các đối t−ợng nộp thuế, cơ quan hải quan cần tổ chức chặt chẽ khâu tổ chức thu nộp. Mối quan hệ giữa hải quan, thuế, kho bạc và ngân hàng phải đ−ợc tăng c−ờng; đẩy nhanh việc nối mạng giữa các cơ quan này để thuận lơị cho quá trình trao đổi thông tin, đảm bảo việc thanh khoản, xác định nộp thuế kịp thời. Ngoài ra, cơ quan hải quan cần tập trung quản lý chặt chẽ các đối t−ợng kinh doanh XNK không th−ờng xuyên, hoặc mới ra kinh doanh, các đối t−ợng có hàng hoá nhập khẩu đ−ợc h−ởng thời hạn nộp thuế kéo dài (tr−ờng hợp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu ) để đảm bảo việc đôn đốc, thu nộp thuế; phát hiện các tr−ờng hợp vi phạm nh−: sử dụng hàng hoá nhập 39
  7. khẩu sai mục đích đã đăng ký, dây d−a, nợ đọng tiền thuế từ đó, có các biện pháp xử lý triệt để. 2.5.4. Quản lý miễn, giảm, hoàn thuế Chính sách miễn, giảm, hoàn thuế XNK nhằm thực hiện các mục tiêu, chính sách −u đãi thuế của nhà n−ớc đối với một số đối t−ợng, và đảm bảo thực hiện đúng các thông lệ, tập quán th−ơng mại quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố để các đối t−ợng lợi dụng trốn thuế. Vì vậy, cơ quan hải quan cũng cần phải quản lý chặt chẽ các tr−ờng hợp này. Chính sách thuế XNK phải qui định cụ thể, rõ ràng các tr−ờng hợp hàng hoá XNK đ−ợc miễn, giảm, hoàn thuế với các thủ tục, hồ sơ cần thiết và cán bộ hải quan phải nắm chắc các qui định này. Trên cơ sở đó, hải quan phải xác minh, kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ hàng hoá đề nghị miễn, giảm, hoàn thuế. Để thực hiện hiệu quả các công việc trên, bên cạnh sự tinh thông nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của cán bộ hải quan, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hải quan và các cơ quan chức năng để trao đổi thông tin, theo dõi, giám sát các tr−ờng hợp hàng hoá XNK đ−ợc miễn, giảm, hoàn thuế theo đúng mục đích đã đăng ký. 40
  8. Ch−ơng 3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 1. Giới thiệu chung về thuế tiêu thụ đặc biệt 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là sắc thuế đánh vào một số hàng hoá dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục nhà n−ớc quy định. Tính chất đặc biệt hay không đặc biệt của hàng hoá, dịch vụ ở một quốc gia tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán, lối sống văn hoá và mức thu nhập bình quân đầu ng−ời của quốc gia đó. Nhìn chung, các hàng hoá, dịch vụ đ−ợc lựa chọn để thu thuế TTĐB có các tính chất sau: - Việc sản xuất, tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ này ch−a thật cần thiết đối với đời sống xã hội nên th−ờng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà n−ớc. - L−ợng cầu của hàng hoá, dịch vụ này th−ờng biến động theo thu nhập nh−ng ít biến động theo mức giá cả. - Các loại hàng hoá này cần hạn chế tiêu dùng do không có lợi đối với nền kinh tế - xã hội nói chung hoặc có hại cho sức khoẻ, môi tr−ờng hay gây lãng phí cho xã hội. Thuế TTĐB là nguồn thu quan trọng của thuế tiêu dùng, tạo ra một tiềm năng rất lớn về nguồn thu cho NSNN. Do các loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB có khối l−ợng tiêu thụ lớn, ít ng−ời sản xuất, l−ợng cầu ít biến động, dễ xác định và ít có khả năng thay thế. Trong khi đó, nó lại đòi hỏi rất ít về nguồn lực quản lý. Vì vậy, thuế TTĐB th−ờng tạo ra số thu đáng kể cho NSNN. Thuế TTĐB còn đ−ợc coi là công cụ quan trọng thực hiện mục đích h−ớng dẫn sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đ−ợc coi là đặc biệt. Trong việc thực hiện mục tiêu này, t− t−ởng chung là hạn chế những hàng hoá, dịch vụ mà việc sản xuất, tiêu dùng không có lợi cho nền kinh tế quốc dân xét trên ph−ơng diện kinh tế, chính trị, xã hội. Mặt khác, thuế TTĐB góp phần quan trọng trong việc tái phân phối thu nhập của ng−ời có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội. Là một sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng, nh−ng vì là thuế tiêu dùng nên ngoài tính chất là thuế gián thu, thuế TTĐB còn có những đặc điểm riêng biệt sau đây: Một là, thuế TTĐB đ−ợc thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, hoặc kinh doanh dịch vụ. Đây là loại thuế tiêu dùng một giai đoạn nên không gây nên sự trùng lắp qua các khâu của quá trình luân chuyển hàng hoá. Vì vậy, có tác dụng giảm thiểu chi phí hành thu song đòi hỏi chế độ kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế tới mức tối đa sự thất thu thuế TTĐB thông qua việc gian lận về số l−ợng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ. Hai là, thuế tiêu thụ đặc biệt th−ờng có mức động viên cao. Thuế TTĐB có thể đ−ợc xác định trên cơ sở giá trị hoặc trên cơ sở đơn vị đo l−ờng khác và th−ờng đ−ợc thu với mức thuế suất cao hơn so với thuế tiêu dùng thông th−ờng. Đặc điểm này thể hiện quan điểm điều tiết của Nhà n−ớc thông qua thuế TTĐB. 41
  9. Xét ở khía cạnh quản lý, việc sản xuất và cung cấp các loại hàng hoá, dịch vụ đ−ợc coi là đặc biệt không chỉ liên quan đến các vấn đề kinh tế, phân bổ nguồn lực mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội. Vì vậy, để sản xuất và tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ này theo định h−ớng của Nhà n−ớc, thì cần thiết phải sử dụng mức thuế cao thông qua thuế TTĐB để h−ớng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý. Xét ở khía cạnh phân phối thu nhập, đối t−ợng tiêu dùng phần lớn các hàng hoá, dịch vụ đặc biệt này là những ng−ời có thu nhập cao. Vì vậy, thuế TTĐB cần xây dựng mức động viên cao nhằm điều tiết thu nhập của những ng−ời có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội. Ba là, danh mục hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB không nhiều và thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế- xă hội và mức sống của dân c−. Với diện thu thuế TTĐB t−ơng đối hẹp cho nên có thể có ảnh h−ởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng và phân phối nguồn thu nhập. Do đó, thuế TTĐB là công cụ rất có hiệu quả của các mục tiêu chính sách khác ngoài mục tiêu nguồn thu. 1.2. Nguyên tắc thiết lập thuế TTĐB - Đối t−ợng chịu thuế TTĐB đ−ợc xác định trong phạm vi những hàng hoá, dịch vụ đặc biệt cần điều tiết cao. Phạm vi áp dụng thuế TTĐB chỉ đ−ợc giới hạn đối với các nhóm hàng hoá và dịch vụ cao cấp, xa xỉ, ít có lợi đối với nền kinh tế hoặc có tác hại đối với sức khoẻ và môi tr−ờng Đối với những loại hàng hoá mà th−ờng gây sự phức tạp trong quá trình áp dụng thì nên đ−a ra khỏi phạm vi điều chỉnh của thuế TTĐB để thu thuế tiêu dùng thông th−ờng (thuế doanh thu hoặc thuế GTGT). Điều quan trọng là phải xác định rõ ranh giới giữa hàng hoá dịch vụ đặc biệt và hàng hoá, dịch vụ thông th−ờng. Trong thực tiễn, việc xác định ranh giới này không dễ dàng do tính chất "đặc biệt " của các loại hàng hoá, dịch vụ th−ờng biến động theo sự thay đổi nhu cầu cuộc sống của các tầng lớp dân c− qua từng giai đoạn lịch sử. Vì vậy, việc xác định ranh giới đó phải căn cứ vào mối t−ơng quan giữa nhu cầu tiêu dùng phổ biến hay nhu cầu có tính chất cá biệt, nhu cầu Nhà n−ớc hay nhu cầu tiêu dùng dân c−. - Thuế TTĐB đ−ợc thiết lập theo nguyên tắc không phân biệt hàng sản xuất trong n−ớc và hàng nhập khẩu. Thuế TTĐB cần đ−ợc áp dụng một cách bình đẳng cả đối với hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong n−ớc. Không thể đánh thuế TTĐB đối với một mặt hàng nhập khẩu nào đó mà không đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng cùng loại sản xuất trong n−ớc vì điều này vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia – một nguyên tắc thiết yếu đối với các thành viên WTO, trong khi đó chúng ta đang nỗ lực để gia nhập tổ chức này. Mặt khác, cũng không thể đánh thuế TTĐB vào một mặt hàng nào đó sản xuất trong n−ớc mà không đánh vào mặt hàng cùng loại nhập khẩu vì khi đó, với một sự thay đổi bất kỳ của thuế suất thuế TTĐB đều dẫn đến sự thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu để đảm bảo duy trì đ−ợc một mức độ bảo hộ ổn định đối với sản xuất trong n−ớc và ng−ợc lại. - Thuế suất thuế TTĐB đ−ợc thiết kế cao hơn mức thuế tiêu dùng thông th−ờng và phân biệt chi tiết theo từng đối t−ợng hàng hoá cần điều chỉnh. 42
  10. Thuế TTĐB đ−ợc thu với mức thuế suất cao hơn nhiều so với thuế tiêu dùng thông th−ờng để đảm bảo mục tiêu điều tiết cao vào những ng−ời có thu nhập cao khi tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ cao cấp và hạn chế tiêu dùng một số loại hàng hoá nhất định. Tuy nhiên, nếu đánh thuế TTĐB đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó quá cao thì số thu từ thuế sẽ bắt đầu giảm đi vì l−ợng tiêu thụ giảm. Vì vậy, cần xác định tầm quan trọng t−ơng đối giữa mục tiêu tăng thu hoặc hạn chế tiêu dùng để xác lập mức thuế suất thích hợp, nhất là trong điều kiện số thu từ thuế nhập khẩu có xu h−ớng giảm do quá trình tự do hoá th−ơng mại và hội nhập quốc tế. Mặt khác, thuế suất thuế TTĐB nên chi tiết theo từng loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Việc xây dựng các mức thuế suất thuế TTĐB khác nhau trong phạm vi các nhóm hàng hoá dựa vào giá cả và chất l−ợng của hàng hoá, trong đó thuế suất cao đ−ợc áp dụng đối với các loại hàng hoá có chất l−ợng và giá cả cao hơn trên cơ sở dự đoán ng−ời giàu sẽ tiêu dùng nhiều hơn. - Thuế TTĐB phải đảm bảo tính đồng bộ, liên hoàn với các sắc thuế tiêu dùng khác trong hệ thống thuế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Thuế TTĐB có mối quan hệ chặt chẽ với các sắc thuế tiêu dùng khác nh− thuế GTGT hay thuế xuất khâủ, nhập khẩu. Mối quan hệ này đ−ợc thể hiện trong các quy định về giá tính thuế (gồm cả thuế nhập khẩu), về thuế suất (đối với những mặt hàng đồng thời chịu cả thuế nhập khẩu, thuế GTGT và thuế TTĐB. Mối quan hệ này cũng phải đ−ợc tôn trọng một cách khách quan cả về mặt nội dung kinh tế và các thủ pháp kỹ thuật khi thiết kế và vận hành. Nếu đặc tính khách quan này không đ−ợc đặt ra nh− một yêu cầu tất yếu khi thiết lập chính sách thuế TTĐB nói riêng và các sắc thuế tiêu dùng khác nói chung thì rất có thể hệ thống các sắc thuế tiêu dùng sẽ rơi vào tình trạng chồng chéo, không bao quát hết đối t−ợng, hoặc triệt tiêu tác dụng của nhau. 1.3. Quá trình hình thành, phát triển thuế TTĐB ở trên thế giới và Việt Nam Thuế TTĐB đ−ợc sử dụng phổ biến trên thế giới với các tên gọi khác nhau: thuế tiêu dùng đặc biệt ở Pháp, thuế đặc biệt ở Thuỵ Điển, hay thuế hàng hoá ở các n−ớc Đông Nam á. Ngoài ý nghĩa là một sắc thuế thu vào các hàng hoá, dịch vụ "xa xỉ" thì thuế TTĐB còn là công cụ quan trọng để tạo nguồn thu mà không ảnh h−ởng nhiều đến hoạt động kinh tế, là công cụ để bảo vệ môi tr−ờng và điều tiết thu nhập. Có hai nhóm hàng hoá đ−ợc nhận thức nh− là các mục tiêu thích hợp cho việc thu thuế TTĐB với lý do quá trình tiêu thụ chúng có tác hại đến môi tr−ờng. Các nhóm hàng hoá này đồng thời cũng là các hàng hoá kiểm soát đ−ợc, đó là các sản phẩm thuốc lá, đồ uống có cồn, và các đầu vào của việc sử dụng xe máy bao gồm cả nhiên liệu lẫn bản thân xe máy. Thuế TTĐB đối với hàng hoá này nhằm mục đích giảm thiểu các ảnh h−ởng đến môi tr−ờng của ng−ời sử dụng. Luật thuế TTĐB ở Việt Nam đ−ợc Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1990 thay thế thuế hàng hoá tr−ớc đây. Thuế TTĐB đ−ợc áp dụng thống nhất đối với các cơ sở sản xuất thuộc kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh (kể cả đối với các xí nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài) 43
  11. Khi mới ban hành, đối t−ợng chịu thuế TTĐB gồm 6 mặt hàng: thuốc lá điếu, r−ơu, bia, pháo, bài lá, vàng mã của các cơ sở sản xuất bán ra. Lần sửa đổi năm 1993 đã thu hẹp diện đánh thuế của thuế TTĐB lại còn 4 mặt hàng là: thuốc lá điếu, r−ợu, bia, và pháo các loại. Thuế TTĐB trong thời kỳ 1990 -1995 không đánh vào những hàng hoá thuộc diện chịu thuế nhập khẩu vì chúng đ−ợc thiết kế ngầm định trong thuế nhập khẩu. Chỉ sau lần sửa đổi năm 1995, thuế TTĐB mới đánh cả vào hàng nhập khẩu nhằm thực hiện sự công bằng giữa hàng sản xuất trong n−óc và hàng nhập khẩu. Luật thuế TTĐB sửa đổi năm 1998 có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999 đã mở rộng diện chịu thuế gồm 8 nhóm hàng hoá và 4 loại dịch vụ. Các hàng hoá chịu thuế gồm: thuốc lá điếu, xì gà, r−ợu, bia, ô tô d−ới 24 chỗ ngồi, xăng các loại, napta, chế phẩm tái hợp, và các chế phẩm khác để pha chế xăng, điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống, bài lá, vàng mã, hàng mã. Dịch vụ chịu thuế TTĐB gồm: kinh doanh vũ tr−ờng, mát xa, karaôkê, kinh doanh vé đặt c−ợc, đua ngựa, đua xe, kinh doanh gôn,bán thẻ hội viên, vé chơi gôn. Một đặc tr−ng hết sức quan trọng của thuế TTĐB là mức thuế suất cao thể hiện rõ mục tiêu điều tiết, h−ớng dẫn tiêu dùng. Mức thuế suất của Luật thuế TTĐB ban hành năm 1990 nằm trong khung thuế suất từ 20% đến 70%. Biểu thuế suất của Luật sửa đổi năm 1993, năm 1995 và 1998 đ−ợc qui định chi tiết hơn theo phẩm cấp của từng loại hàng hoá chịu thuế và trong khoảng từ 15% đến 100%. 2. Nội dung cơ bản của thuế TTĐB ở Việt Nam Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về thuế TTĐB bao gồm: + Luật thuế TTĐB đ−ợc Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 10/5/1998. + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB do Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. + Nghị định 149/2003/NĐ- CP ngày 4/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TTĐB và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB. + Thông t− số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 h−ớng dẫn thi hành Nghị định 149. 2.1. Phạm vi áp dụng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 2.1.1. Đối t−ợng chịu thuế Đối t−ợng chịu thuế TTĐB là các hàng hoá, dịch vụ sau đây: - Hàng hoá chịu thuế TTĐB gồm 8 mặt hàng là: Thuốc lá điếu, xì gà; R−ợu; Bia; Ô tô d−ới 24 chỗ ngồi; Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng; Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; Bài lá; Vàng mã, hàng mã. - Dịch vụ chịu thuế TTĐB gồm 5 nhóm: Kinh doanh vũ tr−ờng, mát-xa (Massage), ka-ra-ô-kê (Karaoke); Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot); Kinh doanh giải trí có đặt c−ợc; Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; Kinh doanh xổ số. 2.1.2. Đối t−ợng không chịu thuế 44
  12. Thuế TTĐB cũng có tính lãnh thổ giống nh− thuế GTGT, vì vậy, các hàng hoá, dịch vụ không tiêu dùng ở Việt Nam sẽ không thuộc diện chịu thuế TTĐB. Theo qui định hiện hành, các tr−ờng hợp hàng hoá không thuộc diện chịu thuế TTĐB bao gồm: - Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra n−ớc ngoài, kể cả cho doanh nghiệp chế xuất. - Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế. - Hàng hoá mang ra n−ớc ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở n−ớc ngoài. - Hàng hoá nhập khẩu trong các tr−ờng hợp sau: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng của các tổ chức, cá nhân n−ớc ngoài cho các cơ quan nhà n−ớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của tổ chức, cá nhân n−ớc ngoài đ−ợc h−ởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao do Chính phủ Việt Nam quy định phù hợp với các điều −ớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; hàng hoá mang theo ng−ời trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân ng−ời Việt Nam và ng−ời n−ớc ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam. - Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh, m−ợn đ−ờng qua Việt Nam. - Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu. - Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm. - Hàng hóa từ n−ớc ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. - Hàng hoá nhập khẩu để bán tại các cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế ở các cảng biển, sân bay quốc tế, bán cho các đối t−ợng đ−ợc h−ởng chế độ mua hàng miễn thuế theo quy định của Chính phủ. 2.1.3. Đối t−ợng nộp thuế TTĐB Đối t−ợng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở ) có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ thuộc đối t−ợng chịu thuế TTĐB. Nh− vậy, khi xác định đối t−ợng nộp thuế TTĐB phải có đầy đủ 2 điều kiện: đối t−ợng đó hoặc là ng−ời sản xuất hàng hoá, kinh doanh dịch vụ hoặc là ng−ời nhập khẩu hàng hoá nằm trong danh mục chịu thuế TTĐB. Sở dĩ thuế TTĐB đánh cả vào hàng nhập khẩu, một mặt nhằm đảm bảo công bằng giữa hàng sản xuất trong n−ớc và hàng ngoại nhập, mặt khác để bảo hộ sản xuất trong n−ớc, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cơ sở chỉ phải nộp thuế TTĐB một lần ở khâu sản xuất (đối với hàng sản xuất trong n−ớc), khâu nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu), hoặc ở khâu cung ứng dịch vụ (đối với dịch vụ chịu thuế) mà không phải chịu thuế TTĐB ở những khâu tiếp theo của quá trình luân chuyển hàng hoá. Hàng hoá, dịch vụ đặc biệt vẫn phải chịu cả thuế GTGT, vừa để đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT, vừa đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. 2.2.Căn cứ tính thuế 45
  13. Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB. Từ các căn cứ trên, thuế TTĐB đ−ợc xác định nh− sau: Thuế TTĐB Giá tính thuế Thuế suất thuế = x phải nộp TTĐB TTĐB 2.2.1. Giá tính thuế TTĐB Về nguyên tắc, giá tính thuế TTĐB đ−ợc xác định trên cơ sở giá ch−a có thuế TTĐB. Qui định nh− vậy là để đảm bảo sự nhất quán về ph−ơng pháp tính thuế giữa hàng sản xuất trong n−óc và hàng nhập khẩu. Cụ thể là: - Đối với hàng sản xuất trong n−ớc: Giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất ch−a có thuế TTĐB và ch−a có thuế giá trị gia tăng (GTGT), đ−ợc xác định cụ thể nh− sau: Giá bán ch−a có thuế GTGT Giá tính thuế TTĐB = 1 + Thuế suất thuế TTĐB Tr−ờng hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bán hàng qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc bán ra ch−a có thuế GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, h−ởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán ch−a có thuế GTGT do cơ sở sản xuất quy định ch−a trừ hoa hồng. - Đối với r−ợu chai, bia chai, bia hộp (bia lon) bán theo giá có cả vỏ chai, vỏ hộp (vỏ lon) thì giá tính thuế TTĐB đ−ợc xác định nh− sau: Giá tính thuế Giá bán ch−a có thuế GTGT - giá trị vỏ chai, vỏ lon = TTĐB 1 + Thuế suất thuế TTĐB Trong đó: + Giá trị vỏ chai là giá mua vỏ chai ch−a có thuế GTGT hoặc giá thành sản xuất nếu cơ sở tự sản xuất. + Giá trị vỏ hộp (vỏ lon) đ−ợc xác định theo mức 3.800đ/lít bia hộp. - Đối với bia chai bán theo ph−ơng thức thu đổi vỏ chai thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán ch−a có thuế GTGT. - Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB đ−ợc tiêu thụ qua các cơ sở kinh doanh th−ơng mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán ch−a có thuế GTGT của cơ sở sản xuất nh−ng không đ−ợc thấp hơn 10% so với giá bán bình quân do cơ sở th−ơng mại bán ra. Tr−ờng hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so với giá cơ sở kinh doanh th−ơng mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định. - Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB đ−ợc xác định nh− sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu 46
  14. Tr−ờng hợp thuế nhập khẩu đ−ợc miễn hoặc giảm thì giá tính thuế TTĐB tính theo số thuế sau khi đ−ọc miễn hoặc giảm. Sở dĩ giá tính thuế TTĐB bao gồm cả yếu tố thuế nhập khẩu nhằm tạo ra sự bình đẳng t−ơng đối về mặt bằng giá cả giữa hàng sản xuất trong n−ớc và hàng nhập khẩu tại khâu đầu tiên khi hàng hoá bắt đầu đi vào l−u thông tại thị tr−ờng nội địa. - Đối với hàng hóa gia công: giá tính thuế TTĐB đ−ợc xác định theo giá bán ch−a có thuế GTGT của cơ sở đ−a gia công. - Đối với hàng hóa bán theo ph−ơng thức trả góp: giá tính thuế TTĐB là giá bán ch−a có thuế TTĐB và ch−a có thuế GTGT của hàng hóa bán theo ph−ơng thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp. - Giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh ch−a có thuế TTĐB và ch−a có thuế GTGT, đ−ợc xác định nh− sau: Giá tính thuế Giá dịch vụ ch−a có thuế GTGT = TTĐB 1 + Thuế suất thuế TTĐB - Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB dùng để khuyến mại, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc t−ơng đ−ơng tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa sản xuất trong n−ớc, dịch vụ chịu thuế TTĐB bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, dịch vụ (nếu có) mà cơ sở đ−ợc h−ởng. 2.2.2. Thuế suất thuế TTĐB Biểu thuế TTĐB hiện hành có 12 mức thuế suất thuế TTĐB khác nhau từ 10%- 80% phân theo từng loại hàng hoá, dịch vụ, tuỳ thuộc vào mức độ cần điều tiết đối với hàng hoá, dịch vụ đó. Thuế suất thuế TTĐB không phân biệt hàng hóa nhập khẩu hay hàng hóa sản xuất trong n−ớc. 2.3. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 2.3.1. Đăng ký thuế Việc đăng ký thuế TTĐB đ−ợc quy định cụ thể nh− sau: - Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB, kể cả các đơn vị, chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở phải đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi sản xuất, kinh doanh theo h−ớng dẫn về kê khai đăng ký thuế và đăng ký mã số đối t−ợng nộp thuế. - Các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế TTĐB phải thực hiện đăng ký sử dụng nhăn hiêụ hàng hoá và hoá đơn chứng từ với cơ quan thuế. 3.2.2. Kê khai thuế 47
  15. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải kê khai thuế TTĐB theo các quy định sau đây: - Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải kê khai thuế TTĐB khi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, trả hàng gia công, trao đổi, biếu, tặng, khuyến mại, tiêu dùng nội bộ. Đối với tr−ờng hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc, bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, h−ởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, cơ sở sản xuất chính phải kê khai nộp thuế TTĐB cho toàn bộ số hàng hóa này tại nơi cơ sở sản xuất đăng ký kê khai nộp thuế. Các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc khi gửi báo cáo về cơ sở sản xuất thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế nơi chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc bán hàng biết để theo dõi. Đối với tr−ờng hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua các chi nhánh, cơ sở trực thuộc ở khác địa ph−ơng (tỉnh, thành phố) thì kê khai căn cứ vào hóa đơn xuất hàng của cơ sở sản xuất và khi quyết toán thuế sẽ quyết toán theo doanh số thực tế do chi nhánh, cơ sở trực thuộc bán ra. Đối với hàng hoá gia công, tr−ờng hợp nếu có chênh lệch về giá bán ra của cơ sở đ−a gia công với giá bán làm căn cứ tính thuế TTĐB của cơ sở nhận gia công thì cơ sở đ−a gia công phải kê khai nộp bổ sung phần chênh lệch về thuế TTĐB của hàng đ−a gia công theo giá thực tế mà cơ sở bán ra. - Cơ sở nhập khẩu hàng hóa phải kê khai và nộp tờ khai hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nhập khẩu. Tr−ờng hợp nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhập khẩu ủy thác là đối t−ợng kê khai, nộp thuế TTĐB. - Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã chịu thuế TTĐB thì khi kê khai thuế TTĐB ở khâu sản xuất đ−ợc khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp. Số thuế TTĐB đ−ợc khấu trừ đối với nguyên liệu tối đa không quá số thuế TTĐB t−ơng ứng với số nguyên liệu dùng sản xuất ra hàng hóa đã tiêu thụ. Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB đ−ợc thực hiện cùng với việc kê khai nộp thuế, xác định thuế phải nộp trong tr−ờng hợp này theo công thức sau: Số thuế Số thuế TTĐB phải nộp Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu TTĐB phải = của hμng xuất kho tiêu thụ - mua vμo t−ơng ứng với số hμng xuất kho nộp trong kỳ tiêu thụ trong kỳ - Cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa và kinh doanh nhiều loại dịch vụ chịu thuế TTĐB có các mức thuế suất khác nhau thì phải kê khai nộp thuế TTĐB theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ không xác định đ−ợc theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh. - Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng để xuất khẩu nh−ng không xuất khẩu mà bán trong n−ớc thì trong thời hạn 5 ngày kể từ khi bán hàng phải kê 48
  16. khai và nộp đủ thuế TTĐB thay cho cơ sở sản xuất. Giá tính thuế TTĐB trong tr−ờng hợp này là giá mua vào của cơ sở kinh doanh xuất khẩu, nếu không xác định đ−ợc chính xác giá mua vào thì tính theo giá thực tế bán ra của cơ sở kinh doanh xuất khẩu ch−a có thuế TTĐB và ch−a có thuế GTGT. 3.2.3. Hóa đơn, chứng từ Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật. Cơ sở sản xuất khi bán hàng, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa đơn. Tr−ờng hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở đ−ợc sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động. Đối với hàng xuất cho chi nhánh, đại lý bán đúng giá quy định h−ởng hoa hồng, giá bán ghi trên hóa đơn là giá bán do cơ sở sản xuất quy định cho chi nhánh, đại lý bán ra. 2.3.4. Nộp thuế Thuế TTĐB đ−ợc nộp vào ngân sách nhà n−ớc theo quy định sau đây: - Cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB vào ngân sách nhà n−ớc tại nơi sản xuất, gia công hàng hóa, kinh doanh dịch vụ. - Cơ sở nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB theo từng lần nhập khẩu tại nơi kê khai nộp thuế nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và nộp thuế nhập khẩu. - Thuế TTĐB nộp vào ngân sách nhà n−ớc bằng đồng Việt Nam. 2.3.5. Quyết toán thuế TTĐB Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải quyết toán thuế TTĐB theo quy định sau: - Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện quyết toán thuế TTĐB hàng năm với cơ quan thuế. Tr−ờng hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua chi nhánh, đơn vị trực thuộc ở khác địa ph−ơng với nơi sản xuất, khi quyết toán thuế căn cứ vào doanh thu bán hàng thực tế của các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc bán ra. Cơ sở có hàng hoá gia công và cơ sở nhận gia công đều phải quyết toán thuế TTĐB với cơ quan thuế nơi sản xuất, kinh doanh. -Tr−ờng hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi ngành nghề kinh doanh, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà n−ớc thì cơ sở phải quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có quyết định về các thay đổi nêu trên và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà n−ớc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp 49
  17. báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì đ−ợc trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc đ−ợc hoàn thuế theo quy định. - Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế TTĐB phải nộp đối với đối t−ợng nộp thuế trong tr−ờng hợp sau: + Cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ. + Không kê khai hoặc quá thời gian quy định gửi tờ khai, đã đ−ợc thông báo nhắc nhở nh−ng vẫn không thực hiện đúng, đã nộp tờ khai thuế nh−ng kê khai không đúng các căn cứ xác định số thuế TTĐB. + Từ chối xuất trình sổ kế toán, hóa đơn chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế TTĐB. + Kinh doanh nh−ng không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký kê khai nộp thuế mà bị kiểm tra, phát hiện. + Kê khai giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB không đúng giá thực tế bán hoặc thấp hơn 10% giá bán trên thị tr−ờng của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc t−ơng đ−ơng. Cơ quan thuế quản lý đối t−ợng nộp thuế căn cứ giá bán trên thị tr−ờng để xác định căn cứ ấn định thuế TTĐB. 2.4. Miễn, giảm, hoàn thuế TTĐB 2.4.1. Các tr−ờng hợp đ−ợc giảm thuế, miễn thuế - Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ đ−ợc xét giảm thuế TTĐB. Mức giảm thuế đ−ợc xác định trên cơ sở số bị lỗ do nguyên nhân bị thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ gây ra nh−ng không v−ợt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi đã đ−ợc bồi th−ờng (nếu có) và không quá 30% số thuế phải nộp theo Luật định của năm bị thiệt hại. Tr−ờng hợp cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại nặng, không còn khả năng sản xuất kinh doanh và nộp thuế thì đ−ợc xét miễn thuế TTĐB đối với số thuế TTĐB còn phải nộp không có khả năng nộp. - Cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô đ−ợc giảm 70% mức thuế suất trong năm 2004, 50% trong năm 2005 và 30% trong năm 2006. 2.4.2. Hoàn thuế TTĐB Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB đ−ợc hoàn thuế TTĐB đã nộp trong một số tr−ờng hợp, hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế nh− sau: - Đối với hàng hóa nhập khẩu: hàng tạm nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu đ−ợc hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp t−ơng ứng với số hàng tái xuất khẩu; hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nh−ng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị h− hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB; hàng nhập khẩu ch−a phù hợp về chất l−ợng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu; hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu đ−ợc hoàn thuế; 50
  18. nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; hàng nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đ−ợc phép nhập khẩu để làm đại lý giao, bán hàng cho n−ớc ngoài. - Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà n−ớc có số thuế TTĐB nộp thừa. - Cơ sở sản xuất, kinh doanh đ−ợc hoàn thuế TTĐB trong tr−ờng hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của Bộ tr−ởng Bộ Tài chính yêu cầu hoàn trả lại thuế cho cơ sở. 2.5. Tổ chức quản lý thu thuế TTĐB Thuế TTĐB là sắc thuế có số thu đáng kể trong tổng số thu về thuế. Đây là loại thuế có thuế suất cao nên th−ờng có hiện t−ợng trốn thuế. Vì vậy, cần phải hết sức coi trọng công tác tổ chức quản lý thu thuế. Trọng tâm quản lý thuế TTĐB bao gồm quản lý đối t−ợng nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế và quản lý việc thực hiện chế độ miễn giảm. 2.5.1. Quản lý đối t−ợng nộp thuế Để quản lý đối t−ợng nộp thuế TTĐB cần phải nắm đ−ợc tình hình đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế. Để nắm chắc tình hình đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế cần phải có liên hệ với các cơ quan cấp đăng ký kinh doanh. Thông qua tổ chức kê khai đăng ký thuế TTĐB, cơ quan thuế cần tổ chức điều tra thực tế đối với tài liệu kê khai, qua đó đ−a hết các cơ sở có thực tế kinh doanh vào diện nộp thuế TTĐB, tiến hành phân loại cơ sở lớn, vừa, nhỏ để có biện pháp quản lý thu thuế thích hợp. 2.5.2.Quản lý căn cứ tính thuế Trong việc quản lý căn cứ tính thuế điều quan trọng là phải nắm vững đ−ợc số l−ợng, trọng l−ợng tiêu thụ, giá bán hàng hoá. Qua quá trình quản lý, phải có biện pháp theo dõi, phân tích kiểm tra để nhằm chống thất thu có hiệu quả. Cụ thể: - Thông qua công suất sử dụng máy móc thiêt bị lao động, tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu tính ra khả năng sản xuất tiêu thụ với thực tế, với tài liệu kê khai trong từng thời kỳ. Đồng thời, có sự so sánh với các tài liệu của các thời kỳ tr−ớc của cơ sở, với tình hình sản xuất tiêu thụ của cơ sở khác có điều kiện sản xuất t−ơng tự, phát hiện mâu thuẫn trong các tài liệu kê khai để điều tra xác minh thực tế. - Cần phải nắm chắc khách hàng cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các hợp đồng kinh tế xem xét tình hình cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, về giá cả, về thanh toán, để có thêm tài liệu đánh giá khả năng và thực tế sản xuất kinh doanh của cơ sở. - Th−ờng kỳ hoặc đột xuất cơ quan thuế cần tổ chức kiểm tra kho nguyên liệu, kho thành phẩm, đối chiếu với số liệu trên sổ sách, trên các tài khoản có liên quan, xác định mức độ chính xác của sổ sách kế toán, phát hiện tr−ờng hợp kê khai nộp thuế không chính xác. - Đối với hàng nhập khẩu, phải kiểm tra kiểm soát nhằm phát hiện các tr−ờng hợp nhập nhiều khai ít với mục đích trốn thuế. 51
  19. - Đối với kinh doanh dịch vụ, điều quan trọng là phải nắm chắc đ−ợc doanh thu và các loại hình doanh thu. Có nh− vậy mới có thể áp dụng các loại thuế suất và tính thuế một cách chính xác đ−ợc. 2.5.3. Quản lý việc thực hiện chế độ miễn, giảm Việc thực hiện chế độ miễn giảm phải theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền đ−ợc qui định trong Luật thuế TTĐB. Để quản lý đ−ợc việc thực hiện chế độ miễn giảm một cách đúng đắn, công bằng, tr−ớc hết đòi hỏi cán bộ thuế phải nắm chắc các tr−ờng hợp và mức miễn giảm đã đ−ợc qui định trong Luật thuế, đồng thời cần th−ờng xuyên kiểm tra việc thực thi thẩm quyền miễn giảm theo luật định. 52
  20. Ch−ơng 4 Thuế giá trị gia tăng 1. Giới thiệu chung về thuế GTGT 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT Thuế GTGT là sắc thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong qúa trình từ sản xuất, l−u thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau đây: - Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nh−ng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu đ−ợc của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho ng−ời tiêu dùng cuối cùng. Giá trị gia tăng là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đại l−ợng này có thể đ−ợc xác định bằng ph−ơng pháp cộng hoặc ph−ơng pháp trừ. Theo ph−ơng pháp cộng, GTGT là trị giá các yếu tố cấu thành giá trị tăng thêm bao gồm tiền công và lợi nhuận. Theo ph−ơng pháp trừ, GTGT chính là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ trừ đi tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào t−ơng ứng. Tổng giá trị gia tăng ở tất cả các giai đoạn luân chuyển đúng bằng giá bán sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Do vậy, việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn t−ơng đ−ơng với số thuế tính trên giá bán cho ng−ời tiêu dùng cuối cùng. - Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao.Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của ng−ời cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh h−ởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của ng−ời nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế; sản phẩm đ−ợc luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi. - Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu. Đối t−ợng nộp thuế GTGT là ng−ời cung ứng hàng hoá, dịch vụ, ng−ời chịu thuế là ng−ời tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT là một khoản tiền đ−ợc cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ mà ng−ời mua phải trả khi mua hàng. - Thuế GTGT có tính chất luỹ thoái so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào hàng hoá, dịch vụ, ng−ời tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ là ng−ơì phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế nh− nhau, Nh− vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải trả so với thu nhập thì ng−ời nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ng−ợc lại. - Thuế GTGT có tính lãnh thổ, đối t−ợng chịu thuế là ng−ời tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. 1.2. Nguyên tắc thiết lập thuế GTGT Thuế GTGT đ−ợc nhiều n−ớc trên thế giới áp dụng xuất phát từ những −u điểm của nó. ở các n−ớc khác nhau thì việc xây dựng các quy định về thuế GTGT là không hoàn toàn giống nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi 53
  21. n−ớc. Tuy nhiên, có những nguyên tắc cơ bản cần cân nhắc khi thiết lập sắc thuế này. Đó là: - Đối t−ợng chịu thuế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ sản xuất, l−u thông đến tiêu dùng. Nh− trên đã trình bày, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao do nó là thuế gián thu, chỉ là một khoản cộng thêm vào giá bán, không phải là một yếu tố chi phí, số thu từ thuế GTGT không chịu ảnh h−ởng bởi sự phân chia các chu trình kinh tế, nên mục tiêu sử dụng thuế GTGT chủ yếu là nhằm động viên một phần thu nhập của đại bộ phận ng−ời tiêu dùng trong xã hội vào ngân sách nhà n−ớc. Do đó, có thể coi thuế GTGT có mục tiêu chủ yếu là tạo nguồn thu cho ngân sách. Muốn đạt đ−ợc mục tiêu ấy, đối t−ợng chịu thuế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hoá, dịch vụ. Điều này cũng có nghĩa là, việc quy định đối t−ợng không chịu thuế GTGT chỉ nên giới hạn trong một số hàng hoá, dịch vụ nhất định mà những hàng hoá này có số thu không lớn, là sản phẩm của những ngành rất khó khăn, việc tổ chức quản lý thu nộp không dễ dàng - Cơ sở tính thuế GTGT chỉ là phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi khâu luân chuyển. Đây có thể coi là một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết lập thuế GTGT, nó phản ánh linh hồn của sắc thuế này - không đánh trùng thuế, thuế đánh trên nhiều giai đoạn nh−ng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm. Nguyên tắc này đ−ợc thể hiện trong việc xác định giá tính thuế và lựa chọn ph−ơng pháp tính thuế. Giá tính thuế phải là giá ch−a có thuế giá trị gia tăng. Mọi giao dịch vì lý do khách quan chỉ thể hiện giá đã có thuế GTGT trên hoá đơn, chứng từ (chẳng hạn nh− các loại chứng từ đặc thù: tem th−, vé máy bay ) phải đ−ợc quy đổi về giá ch−a có thuế GTGT để tính thuế. Việc lựa chọn ph−ơng pháp tính thuế phải đảm bảo xác định đ−ợc giá trị gia tăng của mỗi giai đoạn. Về mặt lý thuyết, có 4 ph−ơng pháp tính thuế GTGT là: (1) Ph−ơng pháp cộng trực tiếp Thuế GTGT phải nộp = [Lợi nhuận + Tiền công] x Thuế suất (2) Ph−ơng pháp cộng gián tiếp Thuế GTGT phải nộp = Lợi nhuận x Thuế suất + Tiền công x Thuế suất (3) Ph−ơng pháp trừ trực tiếp (ph−ơng pháp trực tiếp) Thuế GTGT phải nộp = [Doanh số bán ra - Doanh số mua vμo] x Thuế suất (4) Ph−ơng pháp trừ gián tiếp (ph−ơng pháp khấu trừ) Thuế GTGT Doanh số Thuế suất Doanh số Thuế suất = x - x phải nộp bán ra đầu ra mua vμo đầu vμo Từ công thức trên, có thể viết lại một cách đơn giản là: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vμo Thuế GTGT đầu ra = Giá bán hμng hoá, dịch vụ x Thuế suất thuế GTGT Hai ph−ơng pháp đầu phản ánh chính xác nhất giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, chúng đều đòi hỏi phải xác định đ−ợc lợi nhuận ở mỗi khâu luân chuyển. Lợi nhuận chỉ có thể xác định khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mà không thể xác định ngay sau khi bán hàng hoá, dịch vụ. 54
  22. Mặt khác, rất khó xác định chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, hai ph−ơng pháp đầu chỉ tồn tại về mặt lý thuyết. Ph−ơng pháp khấu trừ thực chất tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ nếu thuế suất đầu ra bằng thuế suất đầu vào. Ph−ơng pháp trực tiếp thực chất cũng tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ cho dù nó có những sai số nhất định, nh−ng có thể chấp nhận đ−ợc. - Đảm bảo tính liên hoàn và cơ chế tự kiểm soát giữa các khâu của quá trình sản xuất - l−u thông - tiêu dùng. Trong hai ph−ơng pháp tính thuế GTGT thông dụng, ph−ơng pháp khấu trừ có nhiều −u điểm và đ−ợc sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ph−ơng pháp khấu trừ đòi hỏi ở mỗi khâu tính thuế phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ để xác định số thuế đã nộp ở các khâu tr−ớc làm cơ sở khấu trừ thuế đầu vào. Điều này có nghĩa là, khi thiết kế thuế GTGT phải đảm bảo tính liên hoàn và cơ chế tự kiểm soát giữa các khâu của quá trình từ sản xuất, l−u thông đến tiêu dùng. Tức là, phải đảm bảo để khâu tr−ớc là cơ sở khấu trừ của khâu sau và việc khấu trừ ở khâu sau là cơ sở kiểm soát khâu tr−ớc. Việc quy định thuế tiêu thụ đặc biệt không chịu thuế GTGT nh− tr−ớc đây khiến cho khâu tính thuế GTGT sau khâu sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không xác định đ−ợc chính xác thuế GTGT đã nộp ở khâu tr−ớc. Vì vậy, không nên làm đứt đoạn cơ chế liên hoàn này. - Hạn chế tối đa số l−ợng mức thuế suất thuế GTGT. Số l−ợng các mức thuế suất là một vấn đề đ−ợc xem xét kỹ l−ỡng khi hoạch định thuế GTGT. Việc áp dụng nhiều mức thuế suất có thể góp phần đảm bảo công bằng trong việc điều tiết thu nhập. Tuy nhiên, việc có nhiều mức thuế suất thuế GTGT tr−ớc hết làm cho việc hoạch địch chính sách thêm phức tạp vì phải thực hiện xác định cơ cấu thuế suất và phân loại các nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau, trong nhiều tr−ờng hợp việc lựa chọn cơ cấu thuế suất th−ờng mang tính tuỳ tiện và có thể làm nảy sinh tranh cãi về công bằng thuế. Hơn nữa, nhiều mức thuế suất dẫn đến chi phí hành chính và chi phí chấp hành luật cao.Trên thực tế, việc xác định số thuế phải nộp không hoàn toàn đơn giản do việc chọn các tiêu thức để phân định các hàng hoá, dịch vụ theo từng mức thuế suất rất khó bởi ranh giới giữa những phân định này không phải lúc nào cũng rõ ràng mà th−ờng mang tính t−ơng đối. Do vậy, khả năng sai sót và không chấp hành đúng các quy định về thuế suất th−ờng hay xẩy ra, các đối t−ợng nộp thuế có nhiều cơ hội trốn, tránh thuế. Khối l−ợng công việc của cơ quan thuế cũng tăng lên do phải xử lý các công việc liên quan đến hoàn thuế nhiều lúc bất hợp lý gây ra bởi cơ chế nhiều thuế suất và công tác thanh tra, kiểm tra thuế, phát hiện các hiện t−ợng gian lận đòi hỏi tăng lên rất nhiều. Đặc biệt, việc áp dụng nhiều mức thuế suất có thể “bóp méo” giá cả t−ơng đối giữa các hàng hoá chịu thuế suất khác nhau, dẫn đến làm “bóp méo” hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, với nhiều mức thuế suất khác nhau dẫn đến khối l−ợng thuế hoàn và truy thu cũng tăng lên. Việc hạn chế tối đa số l−ợng thuế suất thuế GTGT, mà lý t−ởng nhất là áp dụng cơ chế một mức thuế suất (không kể mức thuế suất đặc biệt 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu) khắc phục nhiều điểm bất lợi của cơ chế nhiều thuế suất. Nó đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính trung lập của 55
  23. thuế GTGT và do đó sẽ không làm bóp méo hành vi và quyết định tiêu dùng. Rõ ràng là, cơ chế một thuế suất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, thu thuế, góp phần làm giảm chi phí hành chính. Việc hạn chế số l−ợng mức thuế suất dẫn đến không đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, song mục tiêu chính của thuế GTGT không phải là điều tiết thu nhập. Mục tiêu điều tiết thu nhập đ−ợc thực hiện bởi các sắc thuế khác và các công cụ tài chính khác. - Cần tuân thủ nguyên tắc điểm đến trong việc thiết kế thuế GTGT. Là sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng nên hầu hết các quốc gia đều sử dụng nguyên tắc điểm đến khi đánh thuế GTGT. Theo đó, đối với các sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng thì quyền đánh thuế thuộc về quốc gia nơi hàng hoá, dịch vụ đ−ợc tiêu dùng, bất kể nó đ−ợc sản xuất ở đâu. Điều này có nghĩa là, cần phải hoàn thuế GTGT cho hàng xuất khẩu, kể cả hàng không chịu thuế GTGT xuất khẩu và hàng hoá, dịch vụ bán vào khu chế xuất. Muốn vậy, cần đ−a các hàng hoá, dịch vụ này vào diện áp dụng thuế suất 0% để thực hiện khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở các khâu tr−ớc. Đồng thời, không phân biệt hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá sản xuất trong n−ớc khi xác định đối t−ợng chịu thuế và ph−ơng pháp tính thuế, đã là hàng hoá đ−ợc tiêu dùng ở lãnh thổ Việt Nam thì phải là đối t−ợng chịu thuế GTGT của Việt Nam, bất kể nó đ−ợc sản xuất trong n−ớc hay nhập khẩu. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển thuế GTGT ở Việt Nam và trên thế giới Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu, vào năm 1918 ng−ời đầu tiên nghĩ ra thuế này là một ng−ời Đức tên là CARL FRIEDRICH VON SIEMENS. Mặc dù vậy, ông không thuyết phục đ−ợc Chính phủ Đức áp dụng vào thời bấy giờ. Sau Đại chiến thế giới lần II, thuế này lại đ−ợc tiếp tục nghiên cứu và năm 1947 một nhà kinh tế Mỹ đề cập trong tác phẩm về cải tổ hệ thống thuế. Năm 1958, ở Nhật ng−ời ta cũng nghiên cứu và đề ra một bộ luật về thuế GTGT nh−ng khi đó cũng không đ−ợc Quốc hội thông qua. N−ớc đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế GTGT là Pháp, bắt đầu áp dụng thí điểm trong một số ngành cá biệt từ 01/07/1954 và đến 01/01/1968 đ−a vào áp dụng chính thức. Ngay từ buổi đầu thuế GTGT đ−ợc áp dụng ở Pháp đã đáp ứng đ−ợc hai mục tiêu cơ bản là đảm bảo số thu kịp thời vào NSNN và khắc phục tình trạng trùng lắp của thuế doanh thu tr−ớc đây. Do có những −u việt nổi trội của thuế GTGT nên nó đ−ợc nhanh chóng áp dụng rộng rãi tại nhiều n−ớc trên thế giới. Nếu nh− đến năm 1988 mới chỉ có 47 n−ớc áp dụng sắc thuế này thì đến nay đã có hơn 120 n−ớc đã đ−a thuế GTGT vào hệ thống thuế của mình với những tên gọi khác nhau nh− TVA( Pháp); VAT (Anh, ); thuế hàng hoá, dịch vụ ( úc, Canada, Niudilân, Singapore ); thuế tiêu dùng( Nhật Bản), đặc biệt thuế GTGT đ−ợc áp dụng tại nhiều n−ớc có nền kinh tế chuyển đổi nh− Trung Quốc, Việt Nam, Nga, Ba Lan, ở Việt Nam, thuế GTGT đ−ợc nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế b−ớc 1 (năm 1990). Năm 1993, theo Quyết định của Thủ t−ớng Chính phủ tại công văn số 110/KTTH ngày 22/03/1993 giao cho Bộ Tài chính chuẩn bị nội dung, tổ chức chỉ đạo và chọn thời điểm thích hợp thực hiện thí điểm thuế GTGT nhằm rút kinh nghiệm xây dựng dự án Luật. Căn cứ theo Quyết định số 56
  24. 468/TC/TCT/QĐ ngày 05/07/1993, việc áp dụng thí điểm thuế GTGT đ−ợc triển khai ở 11 đơn vị thuộc ngành đ−ờng, dệt, xi măng từ tháng 9/1993. Việc áp dụng thí điểm thuế GTGT đã giúp rút ra các bài học, làm cơ sở quan trọng để xây dựng, tổ chức thực hiện Luật thuế GTGT ở n−ớc ta sau này. Luật thuế GTGT đ−ợc Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/1998/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT. Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành thông t− 89/1998/BTC ngày 27/6/1998 h−ớng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 28/1998/NĐ- CP của Chính phủ. Trong năm 1999, đã có nhiều văn bản h−ớng dẫn kê khai, tính và nộp thuế GTGT chung và cho một số ngành đặc thù. Luật thuế GTGT là một Luật thuế mới nên việc áp dụng sắc thuế này ở n−ớc ta đã gặp không ít khó khăn, v−ớng mắc, trong quá trình thực hiện đã phải điều chỉnh một số quy định Luật thuế GTGT. Trong thời gian đầu mới áp dụng thuế GTGT, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản sửa đổi bổ sung, thep h−ớng mở rộng diện không chịu thuế GTGT, mở rộng diện khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ % cho một số đối t−ợng, thực hiện giảm 50% thuế suất thuế GTGT cho 18 loại sản phẩm, dịch vụ đang gặp khó khăn do phải chịu mức thuế suất thuế GTGT cao. Mặc dù việc sửa đổi thuế GTGT làm cho sắc thuế này hoàn thiện hơn, đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh nh−ng vẫn còn nhiều điểm ch−a thật phù hợp, cần tiếp tục đ−ợc hoàn thiện. Uỷ ban th−ờng vụ quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 90/NQ- CP- UBTVQH10 ngày 3/9/1999 về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối t−ợng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT dối với một số loại hàng hoá, dịch vụ. Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản h−ớng dẫn việc thực hiện Nghị quyết này. Việc sửa đổi bổ sung chủ yếu tập trung vào việc mở rộng diện không chịu thuế GTGT, thay đổi thuế suất danh mục hàng hoá: than đá, sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng), hoá chất cơ bản thuộc mức thuế suất 10% xuống còn 5%, danh mục dịch vụ khách sạn, du lịch, ăn uống thuộc nhóm thuế suất 20% xuống mức thuế suất 10%. Trong lịch sử tài chính n−ớc ta, ch−a bao giờ có số l−ợng nhiều các văn bản h−ớng dẫn thi hành một đạo luật nh− Luật thuế GTGT (hơn 200 văn bản). Do có nhiều văn bản nên đã dẫn đến tình trạng nhiều văn bản chồng chéo nhau. Để khắc phục tình trạng này và để tiếp tục hoàn thiện các quy định về thuế GTGT, cuối năm 2000, Uỷ ban th−ờng vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 240/2000/NQ- UBTVQH 10 ngày 27/10 /2000 về việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối t−ợng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ. Trên cơ sở rà soát các quy định h−ớng dẫn thi hành Luật thuế GTGT Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001 và Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản cụ thể hoá các nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật thuế GTGT. Việc sửa đổi lần này tập trung vào các nội dung: bổ sung một số hàng hoá, dịch vụ thuộc đối t−ợng không chịu thuế GTGT, mở rộng áp dụng quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ % cho cả các cơ sở kinh doanh th−ơng mại, xuất khẩu; điều chỉnh giảm mức khấu trừ thuế GTGT theo tỷ lệ cho các nhóm hàng hoá, dịch vụ từ 5% xuống 3% và từ 3% xuống 2%; điều chỉnh một số nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc các ngành sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn từ nhóm 57
  25. áp dụng thuế suất thuế GTGT 20%, 10% sang nhóm hàng hoá, dịch vụ áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% và 5%; bổ sung áp dụng giảm thuế GTGT cho cả đối t−ợng cơ sở kinh doanh th−ơng mại và dịch vụ kinh doanh bị lỗ do thuế GTGT phải nộp lớn hơn thuế doanh thu tr−ớc đây. Việc sửa đổi các quy định về thuế GTGT thời gian này đ−ợc coi là một b−ớc tiến quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện sắc thuế này. Tuy nhiên, do việc mở rộng diện đ−ợc khấu trừ khống nên đã làm nảy sinh nhiều điểm bất hợp lý mới, trong điều kiện việc sử dụng hoá đơn chứng từ của các đối t−ợng nộp thuế ch−a tốt, tình trạng thanh toán mua bán hàng hoá, dịch vụ chủ yếu bằng tiền mặt còn phổ biến nên có nhiều đối t−ợng đã lợi dụng kẽ hở của các văn bản pháp luật về thuế GTGT tiến hành kê khai lập hồ sơ hoàn thuế khống để rút tiền của NSNN. Nhằm hạn chế tình trạng này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2002/NĐ- CP ngày 13/9/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2000/NĐ- CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT. Bộ Tài chính đã ban hành thông t− 82/2002/TT - BTC ngày 18/9/2002 h−ớng dẫn thi hành nghị định số 79 nói trên. Nội dung của việc sửa đổi theo các văn bản này chủ yếu tập trung vào việc hạ thấp tỷ lệ khấu trừ theo tỷ lệ từ các mức 3%, 2% tr−ớc đây xuống còn 1%, đồng thời, quy định chặt chẽ hơn về hoàn thuế GTGT.Việc sửa đổi thuế GTGT tuy phần nào đã làm cho nó phù hợp hơn, góp phần hạn chế bớt tình trạng gian lận thuế thông qua hoàn thuế. Tuy nhiên, vẫn ch−a giải quyết một cách triệt để. B−ớc đột phá quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế GTGT thể hiện trong Thông t− 116/2002/TT- BTC ngày 25/12/2002 h−ớng dẫn thi hành Nghị định số 108/2002/NĐ-CP ngày 25/12/2002 của Chính phủ về việc bãi bỏ quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ đối với một số hàng hoá, dịch vụ. Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản h−ớng dẫn thi hành luật thuế GTGT đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và nâng cao tính khả thi của luật thuế này. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT ch−a thật sự cơ bản, còn mang tính xử lý tình thế và cũng còn một số điểm ch−a phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, để góp phần phát huy tác dụng tích cực của thuế GTGT đối với đời sống kinh tế- xã hội, Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 tháng 5/2003 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 01/2004. 2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam Các văn bản chủ yếu quy định về thuế GTGT hiện hành bao gồm: - Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) đ−ợc Quốc hội n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT đ−ợc Quốc hội n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua tháng 5/2003 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004. - Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT. 58
  26. - Thông t− số120/2003/TT- BTC của Bộ Tài chính h−ớng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. - Thông t− số 84/2003/ TT- BTC sửa đổi, bổ sung thông t− số 120/2003/TT- BTC ngày 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Nội dung cơ bản của thuế GTGT đ−ợc quy định trong các văn bản trên bao gồm: 2.1. Phạm vi áp dụng 2.1.1. Đối t−ợng chịu thuế GTGT Đối t−ợng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở n−ớc ngoài), trừ các đối t−ợng không chịu thuế GTGT. Phạm vi chịu thuế GTGT rất rộng, là tất cả các hàng hoá, dịch vụ đ−ợc sản xuất trong n−ớc hoặc nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng trong n−ớc. Tiêu dùng ở đây đ−ợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cho các hoạt động không kinh doanh và tiêu dùng cá nhân. Xuất phát từ các mục đích khác nhau nh− mục đích −u đãi, khuyến khích, mà tại các văn bản pháp luật về thuế GTGT hiện hành quy định có 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT. Nhìn chung, các hàng hoá, dịch vụ này th−ờng có một trong các tính chất cơ bản sau đây: - Là các hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất cộng đồng không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng nh− dịch vụ y tế; văn hoá, giáo dục, đào tạo; vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt; - Là hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động đ−ợc −u đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh nh− hàng nhập khẩu trong các tr−ờng hợp hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng từ n−ớc ngoài; phát sóng truyền thanh, truyền hình theo ch−ơng trình, bằng nguồn tiền Ngân sách nhà n−ớc cấp, - Các hàng hoá, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích nh− sản xuất nông nghiệp; sản phẩm muối; thiết bị, máy móc nhập khẩu thuộc loại trong n−ớc ch−a sản xuất đ−ợc, - Hàng hoá nhập khẩu nh−ng thực chất không phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam nh− hàng chuyển khẩu, quá cảnh, m−ợn đ−ờng qua Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu. - Một số loại hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm nh− dịch vụ tín dụng, quỹ đầu t−. Cơ sở kinh doanh cung ứng, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc đối t−ợng không chịu thuế giá trị gia tăng không đ−ợc khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này ở khâu không chịu thuế GTGT. 59
  27. 2.1.2. Đối t−ợng nộp thuế GTGT Là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ n−ớc ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là ng−ời nhập khẩu). 2.2. Căn cứ tính thuế Căn cứ thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. 2.2.1. Giá tính thuế Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp. Nguyên tắc chung của giá tính thuế GTGT là giá bán ch−a có thuế GTGT đ−ợc ghi trên hoá đơn bán hàng của ng−ời bán hàng, ng−ời cung cấp dịch vụ hoặc giá ch−a có thuế GTGT đ−ợc ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu.Tuỳ theo nguồn gốc phát sinh của hàng hoá, dịch vụ trong n−ớc hay nhập khẩu mà việc giá tính thuế GTGT đ−ợc quy định nh− sau: - Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối t−ợng khác là giá bán ch−a có thuế GTGT, bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đ−ợc h−ởng. Đối với một số tr−ờng hợp cụ thể, giá tính thuế đ−ợc quy định nh− sau: + Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế TTĐB nh−ng ch−a có thuế GTGT. + Giá tính thuế GTGT đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT là giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc t−ơng đ−ơng tại cùng thời điểm phát sinh. + Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng hoặc để trả thay l−ơng (trừ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo theo qui định không phải tính thuế GTGT), giá tính thuế GTGT đ−ợc xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc t−ơng đ−ơng tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này. + Giá tính thuế GTGT đối với dịch vụ cho thuê tài sản là giá cho thuê ch−a có thuế. Tr−ờng hợp cho thuê theo hình thức thu tiền thuê từng kỳ hoặc thu tr−ớc tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thu từng kỳ hoặc thu tr−ớc, bao gồm cả các khoản thu d−ới hình thức khác nh− thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê. + Đối với hàng hóa bán theo ph−ơng thức trả góp, giá tính thuế là giá bán trả một lần ch−a có thuế GTGT của hàng hoá đó. + Đối với gia công hàng hóa, giá tính thuế là giá gia công ch−a có thuế GTGT, bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu. + Giá tính thuế đối với xây dựng, lắp đặt là giá ch−a có thuế GTGT mà bên nhận xây dựng nhận đ−ợc không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu 60
  28. nguyên vật liệu. Tr−ờng hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối l−ợng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao thì giá tính thuế tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối l−ợng công việc hoàn thành bàn giao ch−a có thuế GTGT. + Đối với dịch vụ h−ởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng đ−ợc h−ởng ch−a có thuế GTGT. + Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ nh− tem b−u chính, vé c−ớc vận tải, vé xổ số kiến thiết ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá ch−a có thuế đ−ợc xác định nh− sau: Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem ) Giá ch−a có thuế GTGT = 1 + (%) thuế suất của hμng hóa, dịch vụ đó - Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) thuế TTĐB (nếu có). Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT đ−ợc xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.Tr−ờng hợp hàng hóa nhập khẩu đ−ợc miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã đ−ợc miễn, giảm. Đối với dịch vụ do phía n−ớc ngoài cung ứng cho các đối t−ợng tiêu dùng ở Việt Nam, giá tính thuế GTGT là giá dịch vụ phải thanh toán cho phía n−ớc ngoài. 2.2.2. Thuế suất thuế GTGT Nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế GTGT là áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh th−ơng mại. Hiện hành các mức thuế suất thuế GTGT gồm có 0%, 5% và 10%. Việc quy định các mức thuế suất khác nhau thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và h−ớng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá, dịch vụ. Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ quy định cụ thể nh− sau: - Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng lắp đặt các công trình ở n−ớc ngoài, công trình của doanh nghiệp chế xuất. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ dịch vụ du lịch lữ hành ra n−ớc ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra n−ớc ngoài; dịch vụ tín dụng, đầu t− tài chính, đầu t− chứng khoán ra n−ớc ngoài, hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế, vận tải hàng hoá, hành khách quốc tế, hàng hoá của các doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu ra n−ớc ngoài ; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác ch−a chế biến thành sản phẩm khác). Hàng hóa xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra n−ớc ngoài, bán cho doanh nghiệp khu chế xuất và các tr−ờng hợp đ−ợc coi là xuất khẩu theo quy định của Chính phủ, nh−: hàng hoá gia công xuất khẩu chuyển tiếp; hàng hóa uỷ thác gia công xuất khẩu; hàng hóa do doanh nghiệp tại Việt Nam sản xuất bán cho n−ớc ngoài nh−ng hàng hóa đ−ợc giao cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của phía n−ớc ngoài (gọi tắt là hàng hóa xuất khẩu tại chỗ) để làm nguyên liệu sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở n−ớc ngoài . 61
  29. Dịch vụ xuất khẩu và dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất để sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất (trừ các dịch vụ sử dụng cho tiêu cùng cá nhân). Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ đã đ−ợc cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở n−ớc ngoài và đ−ợc tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điều kiện và các thủ tục để đ−ợc áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, để đ−ợc khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và một số tr−ờng hợp đ−ợc coi là xuất khẩu quy định cụ thể cho từng loại hình, nh−ng nhìn chung phải đảm bảo các điều kiện đó là phải có hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân n−ớc ngoài; tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đã xuất khẩu, đã giao cho phía n−ớc ngoài hoặc cho đối t−ợng khác theo chỉ định của bên n−ớc ngoài; hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc đ−ợc coi nh− xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng; phải lập hóa đơn GTGT cho việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc xuất trả hàng gia công cho n−ớc ngoài, doanh nghiệp chế xuất đúng quy định. - Mức thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần −u đãi nh− n−ớc sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; giáo cụ, đồ dùng để giảng dạy và học tập; thực phẩm t−ơi sống ch−a qua chế biến ở khâu kinh doanh th−ơng mại; dịch vụ khoa học và công nghệ; - Mức thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thông th−ờng nh− sản phẩm điện tử; dầu mỏ, khí đốt; sản phẩm may mặc; xây dựng, lắp đặt; dịch vụ t− vấn; 2.3. Ph−ơng pháp tính thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp đ−ợc tính theo một trong hai ph−ơng pháp: ph−ơng pháp khấu trừ thuế và ph−ơng pháp tính trực tiếp trên GTGT. Đối t−ợng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng ph−ơng pháp nh− sau: 2.3.1. Ph−ơng pháp khấu trừ thuế - Đối t−ợng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà n−ớc, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối t−ợng áp dụng tính thuế theo ph−ơng pháp tính trực tiếp trên GTGT. - Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào = - phải nộp đầu ra đ−ợc khấu trừ Trong đó: -Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó. Cơ sở kinh doanh thuộc đối t−ợng tính thuế theo ph−ơng pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán ch−a có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền ng−ời mua phải thanh toán. Tr−ờng hợp 62
  30. hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá ch−a có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn. Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ nh− tem b−u chính, vé c−ớc vận tải, vé xổ số kiến thiết ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra đ−ợc xác định nh− sau: Thuế GTGT Giá thanh toán (tiền bán vé, tem ) thuế suất thuế = x đầu ra 1 + thuế suất của hμng hóa, dịch vụ đó GTGT - Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía n−ớc ngoài áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân n−ớc ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu t− theo Luật đầu t− n−ớc ngoài tại Việt Nam. Nguyên tắc xác định thuế GTGT đầu vào đ−ợc khấu trừ: Nguyên tắc 1: Thuế GTGT đầu vào đ−ợc khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Nguyên tắc 2: Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong tháng nào đ−ợc kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Tr−ờng hợp hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong tháng nh−ng ch−a kê khai kịp trong tháng thì đ−ợc kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau, thời gian tối đa là 03 tháng kể từ thời điểm kê khai của tháng phát sinh. Nguyên tắc 3: Chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT có hoá đơn GTGT mua hàng hợp pháp và lập đúng quy định. Quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho một số tr−ờng hợp đặc thù: Tr−ờng hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ đ−ợc khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT. Tr−ờng hợp cơ sở không hạch toán riêng đ−ợc thuế đầu vào đ−ợc khấu trừ, thì thuế đầu vào đ−ợc tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Cơ sở kinh doanh không đ−ợc tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các tr−ờng hợp sau đây: - Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật nh−: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ tr−ờng hợp đặc thù đ−ợc dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế của ng−ời bán; hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa 63
  31. đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không bán hàng hóa, dịch vụ); hóa đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ. - Các tr−ờng hợp có hàng hóa xuất khẩu hoặc đ−ợc coi nh− xuất khẩu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nh−ng không có đủ các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì cơ sở kinh doanh không phải tính thuế GTGT đầu ra nh−ng không đ−ợc khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà tính vào chi phí. Đối với dịch vụ xuất khẩu nếu không đủ một trong các thủ tục theo quy định thì cơ sở kinh doanh không phải tính thuế đầu ra và không đ−ợc khấu trừ thuế đầu vào. - Hàng hoá mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi th−ờng thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này đ−ợc tính vào giá trị hàng hoá tổn thất phải bồi th−ờng, không đ−ợc tính vào số thuế GTGT đầu vào đ−ợc khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp. - Đối với hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo ph−ơng pháp trực tiếp trên GTGT đ−ợc chuyển sang nộp thuế theo ph−ơng pháp khấu trừ thuế, đ−ợc khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng đ−ợc áp dụng nộp thuế theo ph−ơng pháp khấu trừ thuế; đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào tr−ớc tháng đ−ợc áp dụng nộp thuế theo ph−ơng pháp khấu trừ thuế thì không đ−ợc tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào. 2.3.2. Ph−ơng pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng - Đối t−ợng áp dụng: cá nhân sản xuất, kinh doanh là ng−ời Việt Nam; tổ chức, cá nhân n−ớc ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu t− theo Luật đầu t− n−ớc ngoài tại Việt Nam ch−a thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo ph−ơng pháp khấu trừ thuế; cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. - Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT Giá trị gia tăng của hμng hóa, Thuế suất thuế GTGT của = x phải nộp dịch vụ chịu thuế hμng hóa, dịch vụ đó GTGT của hμng Doanh số của hμng hóa, dịch Giá vốn của hμng hóa, dịch = - hóa, dịch vụ vụ bán ra vụ bán ra Doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh đ−ợc h−ởng, không phân biệt đã thu tiền hay ch−a thu đ−ợc tiền. Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả các khoản thuế và phí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào. Tr−ờng hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán đ−ợc doanh số vật t−, hàng hoá, dịch vụ mua vào t−ơng ứng với doanh số hàng bán ra thì : Giá vốn hàng bán ra = Doanh số tồn đầu kỳ + Doanh số mua trong kỳ - Doanh số tồn cuối kỳ. Cơ sở kinh doanh thuộc đối t−ợng nộp thuế GTGT theo ph−ơng pháp tính trực tiếp trên GTGT không đ−ợc tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu t−, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng. 64
  32. Tuỳ thuộc vào mức độ chấp hành chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, việc xác định GTGT của từng cơ sở kinh doanh đ−ợc thực hiện nh− sau: + Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT đ−ợc xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ. + Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ, xác định đ−ợc đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nh−ng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT đ−ợc xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu. + Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh ch−a thực hiện hoặc thực hiện ch−a đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng đ−ợc xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu. Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ tính thuế GTGT đ−ợc Tổng cục thuế h−ớng dẫn các Cục thuế xác định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa các địa ph−ơng. 2.4. Quy định về hoá đơn chứng từ mua, bán hàng hóa, dịch vụ Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật, cụ thể là: - Cơ sở kinh doanh thuộc đối t−ợng nộp thuế GTGT theo ph−ơng pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá đơn GTGT, kể cả tr−ờng hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB (trừ tr−ờng hợp đ−ợc dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT). - Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo ph−ơng pháp trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng. - Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp d−ới mức quy định không phải lập hoá đơn, nếu ng−ời mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải lập hoá đơn theo quy định, tr−ờng hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ để làm căn cứ tính thuế. - Đối với cá nhân, đơn vị hành chính sự nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT không th−ờng xuyên có nhu cầu sử dụng hoá đơn thì đ−ợc cơ quan thuế cấp hoá đơn lẻ cho từng tr−ờng hợp. Việc sử dụng và ghi hóa đơn đối với một số tr−ờng hợp cụ thể đ−ợc quy định rõ trong các văn bản hiện hành về thuế GTGT và trong quy định về chế độ quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ do Bộ Tài chính ban hành. Cơ sở kinh doanh phải tuân thủ những quy định này. 2.5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 2.5.1. Đăng ký nộp thuế Công tác đăng ký nộp thuế là thủ tục đầu tiên mà cơ sở kinh doanh phải thực hiện. Các cơ sở kinh doanh sau khi thực hiện đăng ký nộp thuế, cơ quan thuế có 65