Giáo trình Nguyên lý kế toán - Chương 3: Tài khoản và ghi sổ kép

pdf 45 trang hapham 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kế toán - Chương 3: Tài khoản và ghi sổ kép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_ke_toan_chuong_3_tai_khoan_va_ghi_so_ke.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kế toán - Chương 3: Tài khoản và ghi sổ kép

  1. CHƯƠNG 3 TÀI KHOẢN & GHI SỔ KÉP Mục tiêu học tập: 1. Hiểu được tài khoản là gì? Mục đích tài khoản để làm gì và tại sao tài khoản là công cụ hữu ích của kế toán? 2. Hiểu kết cấu tài khoản chung, kết cấu tài khoản tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. 3. Hiểu được phương pháp ghi sổ kép, hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam. 4. Nắm bắt tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết và mối quan hệ tài khoản và bảng cân đối kế toán? 3.1. KHÁI NIỆM TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Tài khoản là phương pháp phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Tài khoản có các đặc trưng sau: - Về hình thức: là sổ kế toán tổng hợp được dùng để ghi chép số tiền về số hiện có cũng như sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể dựa trên cơ sở phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tiêu thức nhất định. - Về nội dung: phản ánh một cách thường xuyên và liên tục sự biến động của từng đối tượng kế toán trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Về chức năng: giám đốc thường xuyên, kịp thời tình hình bảo vệ và sử dụng từng loại tài sản và từng loại nguồn vốn. Tài khoản được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt nghĩa là mỗi loại tài sản, mỗi loại nguồn vốn cũng như mỗi loại chi phí, doanh thu và thu nhập khác sẽ sử dụng một tài khoản riêng. Tên gọi của tài khoản, số hiệu tài khoản, số lượng tài khoản, nội dung và công dụng của tài khoản được nhà nước quy định thống nhất. Ví dụ: - Để phản ánh và giám đốc số hiện có và tình hình thu chi của tiền mặt, sẽ mở tài khoản “tiền mặt”, số hiệu qui định: TK 111
  2. - Để phản ánh và giám đốc số hiện có và tình hình tăng giảm các khoản nợ phải trả cho người bán, sẽ mở tài khoản “phải trả người bán”, số hiệu qui định: TK 331 3.2. KẾT CẤU CỦA TÀI KHOẢN 3.2.1. Kết cấu chung của tài khoản 3.2.1.1. Sự vận động của các đối tượng kế toán: Xuất phát từ tính khách quan là bất kỳ loại tài sản, loại nguồn vốn nào cũng bao gồm 2 mặt đối lập là: TĂNG – GIẢM. Ví dụ: TĂNG GIẢM - Tiền mặt Thu Chi - Tiền gửi ngân hàng Gửi vào Rút ra - Nguyên vật liệu Nhập kho Xuất kho - Tạm ứng Phải thu TU Đã thu TU - Vay ngân hàng Vay thêm Trả vay - Phải trả người bán Phải trả Đã trả - Thuế phải nộp Phải nộp Đã nộp Do đó, để giúp cho việc giám sát các đối tượng kế toán được rõ ràng, tài khoản có hình thức hai bên: một bên theo dõi mặt tăng, một bên theo dõi mặt giảm của đối tượng kế toán. - Bên trái Tài khoản gọi là bên nợ (Debit). - Bên phải Tài khoản gọi bên có (Credit). Nếu bên NỢ theo dõi mặt TĂNG thì bên CÓ sẽ theo dõi mặt GIẢM. Nếu bên NỢ theo dõi mặt GIẢM thì bên CÓ sẽ theo dõi mặt TĂNG. 3.2.1.2. Kết cấu chung của tài khoản - Dạng mẫu sổ: trong thực tế, TK có dạng mẫu sổ kế toán.
  3. SỔ CÁI Tài khoản: Số hiệu: Chứng từ TK đối Số tiền Diễn giải Số Ngày ứng Nợ Có Số dư đầu kỳ Cộng phát sinh Số dư cuối kỳ - Dạng chữ T: Dùng trong học tập và nghiên cứu TK có dạng đơn giản là chữ T. Nợ Tài khoản Có 3.2.2. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản 3.2.2.1. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản Tài sản + Bên Nợ: - Số dư đầu kỳ. - Số phát sinh tăng trong kỳ. - Số dư cuối kỳ. + Bên Có: Số phát sinh giảm trong kỳ. Nợ Tài khoản tài sản Có SDĐK: Phát sinh tăng Phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm SDCK: Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ + Số phát sinh giảm trong kỳ.
  4. Ví dụ: TK tiền mặt (111) tại DN có SDĐK là 20.000.000 trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau (đơn vị: VNĐ): 1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt: 6.000.000. 2. Chi tiền mặt trả lương nhân viên: 8.000.000. 3. Chi tiền mặt trả nợ vay ngân hàng: 14.000.000. Tình hình trên được phản ánh vào TK TM như sau: NỢ TK TM (111) Có SDĐK: 20.000.000 (2) 8.000.000 (1) 6.000.000 (3) 14.000.000 TPST: 6.000.000 TPSG: 22.000.000 SDCK: 4.000.000 3.2.2.2. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản Nguồn vốn + Bên Nợ: Số phát sinh giảm trong kỳ. + Bên Có: - Số dư đầu kỳ. - Số phát sinh tăng trong kỳ. - Số dư cuối kỳ. Nợ Tài khoản nguồn vốn Có SDĐK: Phát sinh giảm Phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng SDCK: Ví dụ: TK vay ngân hàng (341) có SDĐK là 50.000.000, trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau (đơn vị: VNĐ): 1. Vay thêm ngân hàng bằng tiền mặt lần 2: 20.000.000. 2. Chi tiền mặt trả nợ vay lần 1: 14.000.000. 3. Chi tiền gửi ngân hàng trả nợ vay lần 2: 30.000.000. Tình hình trên được phản ánh vào TK vay NH như sau:
  5. Nợ TK vay NH (TK341) Có (2) 14.000.000 SDĐK: 50.000.000 (3) 30.000.000 (1) 20.000.000 TPSG: 44.000.000 TPST: 20.000.000 SDCK: 26.000.000 Chú ý: nguyên tắc ghi chép vào tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn hoàn toàn trái ngược nhau (TK tài sản: Nợ: Tăng, Có: Giảm; TK nguồn vốn: Nợ: Giảm, Có: Tăng). Để phản ánh đúng đắn vào các tài khoản thì cần phân biệt được các đối tượng kế toán thuộc tài sản hay nguồn vốn. 3.2.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản chi phí Tài khoản chi phí là một trong các tài khoản trung gian, dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ Tài khoản chi phí Có Phát sinh tăng Phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm Chú ý: Tài khoản chi phí có đặc điểm như sau: - Không có SDĐK, SDCK. - Phát sinh tăng bên Nợ, Phát sinh giảm bên Có. - Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có. Ví dụ: Cơ sở sản xuất Minh Long có các tài liệu liên quan đến chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ như sau (đơn vị: VNĐ) 1. Lương nhân viên bán hàng phải trả là 300.000 2. Cuối kỳ toàn bộ chi phí bán hàng được kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
  6. Nợ TK “chi phí bán hàng “ – Có TK641 CP phát sinh tang 300.000 K/c vào cuối kỳ 300.000 Cộng phát sinh 300.000 Cộng phát sinh 300.000 3.2.2.4 Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản doanh thu và thu nhập khác Nợ Tài khoản doanh thu Có Phát sinh giảm Phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng Chú ý: Tài khoản doanh thu có đặc điểm như sau: - Không có SDĐK, SDCK. - Phát sinh tăng bên Có, Phát sinh giảm bên Nợ. - Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có. Ví dụ: Cơ sở sản xuất Minh Long có các tài liệu liên quan đến doanh thu bán hàng hóa như sau (đơn vị: VNĐ): 1. Bán hàng hóa thu bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ là 200.000. 2. Cuối kỳ toàn bộ doanh thu được kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK “doanh thu bán hàng“ - TK Có 511 K/c vào cuối kỳ 200.000 Dthu phát sinh tăng 200.000 Cộng phát sinh 200.000 Cộng phát sinh 200.000
  7. 3.2.2.5 Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh Tài khoản xác định Nợ kết quả kinh doanh Có - Tập hợp chi phí - Tập hợp doanh thu - Lãi - Lỗ Ví dụ: 1. Doanh thu bán hàng hóa thu bằng tiền mặt là 200trđ 2. Doanh thu cung cấp dịch vụ thu bằng tiền gửi ngân hàng là 100trđ 3. Tiền điện nước phải trả phát sinh ở bộ phận bán hàng là 150tr, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp là 50trđ 4. Cuối kỳ, tập hợp Doanh thu và chi phí tại công ty Minh Long cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản xác định Nợ kết quả kinh doanh Có - Tập hợp chi phí 200tr - Tập hợp doanh thu 300tr - Chênh lệch lãi:100tr 3.3. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.3.1. Khái niệm Các TK sử dụng trong kế toán tại các DN Việt Nam hình thành 1 hệ thống TK. Hệ thống TK này được Nhà Nước quy định sử dụng chung cho các ngành SXKD nên được gọi là TKKT thống nhất. Trong đó quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản cấp 1, cấp 2, tên gọi, số hiệu, và nội dung phản ánh các tài khoản cấp 1, cấp 2.
  8. 3.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Nội dung hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính được chia thành 09 loại: TÀI SẢN NGUỒN VỐN Loại 1: Tài sản Loại 3: Nợ phải trả Loại 2: Tài sản Loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu CHI PHÍ THU NHẬP Loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh Loại 5: Doanh thu Loại 8: Chi phí khác Loại 7: Thu nhập khác Loại 9: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH - Tài khoản loại 1và loại 2 - Tài khoản tài sản: Loại TK này dùng để phản ánh giá trị tài sản hiện có, tình hình biến động tăng, giảm tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp. + Tài khoản loại 1 bao gồm các nhóm tài khoản sau: tiền, các khoản đầu tư, các khoản phải thu, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khác,tạm ứng, hàng tồn kho, chi sự nghiệp, giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ. + Tài khoản loại 2 bao gồm: tài sản cố định hữu hình, TSCĐ vô hình (kể cả TSCĐ thuê tài chính), bất động sản đầu tư theo chỉ tiêu nguyên giá và giá trị đã hao mòn, phản ánh tình hình tăng giảm các khoản đầu tư tài chính vào đơn vị khác và tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở doanh nghiệp - Loại TK 3: Nợ phải trả. Loại TK này dùng để phản ánh mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác.
  9. - Loại TK 4: Vốn chủ sở hữu. Loại TK này dùng để phản ánh các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nhghiệp, của những thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. - Loại TK 5: Doanh thu. Loại TK này dùng để phản ánh toàn bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính thực tế của doanh nghiệp đạt được trong một kỳ kế toán. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán. Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại. - Loại TK 6: Chi phí sản xuất kinh doanh. Loại TK này dùng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm dịch vụ (trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ); phản ánh giá trị hàng hóa, vật tư mua vào, trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ bán ra; phản ánh chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp. - Loại TK 7: Thu nhập khác. Loại TK này dùng để phản ánh các khoản thu nhập của doanh nghiệp ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là những khoản thu mà đơn vị không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Những khoản thu này có thể do chủ quan đơn vị hay khách quan đưa tới. - Loại TK 8: Chi phí khác. Loại TK này dùng để phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. - Loại TK 9: Xác định kết quả kinh doanh. Loại TK này dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa
  10. doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. 3.3.3. Phân loại tài khoản kế toán Việt Nam 3.3.3.1. Theo mối quan hệ với bảng kết quả hoạt động kinh doanh: gồm 2 loại - Tài khoản thường xuyên: là những tài khoản có số dư cuối kỳ khi khóa sổ kế toán. Thuộc loại này gồm có những TK từ loại 1 đến loại 4. - Tài khoản tạm thời: là những tài khoản không có số dư cuối kỳ khi khóa sổ kế toán. Thuộc loại này gồm có những TK từ loại 5 đến loại 9. 3.3.3.2. Theo mức độ phản ánh: gồm 2 loại - Tài khoản tổng hợp: dùng để phản ánh tổng quát giá trị các loại tài sản, nguồn vốn và quá trình SXKD. Thuộc loại này là các tài khoản cấp 1 (gồm 3 chữ số). Ví dụ: TK 111 “Tiền mặt”, TK 211 “TSCĐ hữu hình”. - Tài khoản chi tiết: dùng để phản ánh một cách cụ thể, chi tiết hơn nội dung đã được phản ảnh trên một tài khoản tổng hợp nào đó. Thuộc loại này là các tài khoản cấp 2 trở lên (gồm 4 chữ số trở lên hoặc gồm 3 chữ số kèm theo các ký tự ABC). Ví dụ: TK 1111 “Tiền mặt bằng VND”, TK 1112 “Tiền mặt bằng ngoại tệ”. TK 152C “Nguyên vật liệu chính”, TK 152P “Nguyên vật liệu phụ”. 3.3.3.3. Theo nội dung kinh tế: gồm có 3 loại - Tài khoản phản ảnh tài sản: gồm những tài khoản kế toán phản ảnh các đối tượng kế toán thuộc tài sản DN. Thuộc loại này có các tài khoản loại 1 và loại 2. - Tài khoản phản ảnh nguồn vốn: gồm những tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán thuộc nguồn vốn của DN. Thuộc loại này có các tài khoản loại 3 và loại 4. - Tài khoản phản ánh quá trình và xác định kết quả kinh doanh: loại tài sản này có đặc điểm là không có số dư và có thể chia thành 3 nhóm:
  11. Nhóm tài khoản chi phí: có kết cấu của loại tài khoản tài sản (nhưng vì chỉ được sử dụng để phản ảnh và kết chuyển chi phí trong kỳ, cuối kỳ không còn số dư nên được coi là “tài sản tạm thời”). Thuộc nhóm này có các TK loại 6, loại 8. Nhóm tài khoản thu nhập: có kết cấu của loại tài sản nguồn vốn (nhưng vì chỉ được sử dụng để phản ảnh và kết chuyển thu nhập trong kỳ, cuối kỳ không còn số dư nên được coi là “nguồn vốn tạm thời”). Thuộc nhóm này có các TK loại 5 và loại 7. Nhóm tài khoản xác định kết quả: có kết cấu tổng hợp của hai loại tài khoản trên (được sử dụng để phản ảnh, so sánh chi phí với thu nhập rồi kết chuyển chênh lệch kết quả kinh doanh trong kỳ). Cuối kỳ không còn số dư nên được gọi là “tài sản và nguồn vốn tạm thời”. Thuộc nhóm này có TK loại 9. Nợ TK xác định KQKD Có 3.3.3.4. Theo công dụng và kết cấu Căn cứ vào công dụng kinh tế để chia tài khoản thành từng loại riêng biệt, sau đó căn cứ vào kết cấu để chia từng loại tài khoản thành từng nhóm khác nhau. Bao gồm 2 loại:  Loại TK chủ yếu: phản ánh các đối tượng kế toán thuộc tài sản sở hữu của DN. Loại này bao gồm các nhóm: Nhóm TK kiểm kê (tài sản): gồm các tài khoản có kết cấu TK tài sản. Ví dụ: TK 111, 131, 211 Nhóm TK nguồn vốn gồm các tài khoản có kết cấu TK nguồn vốn. Ví dụ: TK 411, 441 Nhóm lưỡng tính: gồm những tài khoản có kết cấu của 2 loại tài khoản trên (tài sản và nguồn vốn).
  12. Ví dụ: Tài khoản 131, TK331, TK412, TK413, TK421 Nhóm tài khoản điều chỉnh giảm: gồm những tài khoản dùng để điều chỉnh giảm đi số liệu cho các tài khoản chủ yếu. Kết cấu tài khoản này ngược lại với kết cấu tài khoản mà nó điều chỉnh. Nhóm tài khoản này bao gồm: tài khoản 229; TK214; TK419 Ví dụ: DN có hàng hóa tồn kho với giá ghi sổ là 300.000.000đ nhưng trị giá thực tế ngày 31/12/201X báo cáo (giá thị trường) của số hàng hóa này bị giảm giá 20.000.000đ. Kế toán phản ánh dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho. Nợ TK 156 Có Nợ TK 2294 Có 300.000.000 20.000.000 Giá trị thực tế của hàng tồn kho = 280.000.000đ TK 2294 có tác dụng điều chỉnh giảm bớt trị giá cho TK 156. 3.4. GHI KÉP TRÊN TÀI KHOẢN 3.4. 1. Khái niệm ghi sổ kép và định khoản kế toán + Khái niệm ghi sổ kép: Ghi sổ kép là phương pháp phản ánh sự biến động của các đối tượng kế toán vào tài khoản kế toán theo đúng nội dung của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và mối quan hệ giữa các loại tài sản, các loại nguồn vốn cũng như các đối tượng kế toán khác. Ghi sổ kép ghép hai tài khoản với nhau để thể hiện mối tương quan và sự biến động của chúng do nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Khái niệm định khoản: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải xác định tài khoản nào ghi nợ, tài khoản nào ghi có. Việc xác định quan hệ Nợ – Có như trên gọi là định khoản kế toán. Định khoản kế toán là cơ sở để thực hiện phương pháp ghi sổ kép. Ví dụ: Trong kỳ, doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ kinh tế mua hàng hóa chưa trả tiền cho người bán 50.000.000đ. Nghiệp vụ trên có liên quan đến hai tài khoản là tài khoản “Hàng hóa” và tài khoản “Phải trả cho người bán”. Theo nội dung của nghiệp vụ này thì cả hai tài khoản đều tăng lên 50.000.000đ. Tài khoản “Hàng hóa” là tài khoản
  13. phản ánh tài sản nên khi tăng thì ghi bên Nợ, còn tài khoản “Phải trả người bán” là tài khoản phản ánh nguồn vốn nên khi tăng thì ghi bên Có. Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau: ĐVT: đồng Nợ TK 156 “Hàng hóa” 50.000.000 Có TK 331 “Phải trả cho người bán” 50.000.000 Nhận xét: Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hai tài khoản, nếu một trong hai tài khoản đã ghi Nợ thì tài khoản còn lại phải ghi Có và ngược lại. Quan hệ Nợ - Có giữa hai tài khoản trong cùng một nghiệp vụ kinh tế gọi là quan hệ đối ứng tài khoản. Quan hệ này có thể mở rộng cho ba tài khoản trở lên. 3.4.2. Các loại định khoản: Có 2 loại định khoản: 3.4.2.1. Định khoản giản đơn: Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ liên quan đến hai tài khoản, trong đó một tài khoản ghi Nợ và một tài khoản ghi Có với số tiền bằng nhau thì ta có định khoản giản đơn. Ví dụ: Trong kỳ, doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: (1) Trả nợ vay ngân hàng bằng tiền gửi ngân hàng: 30.000.000đ Nghiệp vụ trên có liên quan đến hai tài khoản là tài khoản “Vay ngân hàng” và tài khoản “Tiền gửi ngân hàng”, trong đó cả hai khoản vay ngân hàng và tiền gửi ngân hàng đều giảm xuống 30.000.000đ. Tài khoản “Vay ngân hàng” là tài khoản phản ánh nguồn vốn nên giảm sẽ ghi bên Nợ và tài khoản “Tiền gửi ngân hàng” là tài khoản phản ánh tài sản nên giảm sẽ ghi bên Có. Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau: Nợ TK 3411 “Vay ngân hàng” 30.000.000 Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” 30.000.000 (2) Vay ngân hang để mua hàng hóa nhập kho: 40.000.000đ Nghiệp vụ trên có liên quan đến hai tài khoản là tài khoản “Vay ngân hàng” và tài khoản “Hàng hóa”, trong đó cả hai khoản vay ngân hàng và hàng hóa đều tăng lên 40.000.000đ. Tài khoản “Vay ngân hàng” là tài khoản phản ánh nguồn vốn nên tăng sẽ ghi bên Có và tài khoản “Hàng hóa” là tài khoản phản ánh tài sản nên tăng sẽ ghi bên Nợ.
  14. Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau: Nợ TK 156 “Hàng hóa” 40.000.000 Có TK 3411 “Vay ngân hàng” 40.000.000 3.4.2.2. Định khoản phức tạp: Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ba tài khoản trở lên, trong đó một tài khoản ghi Nợ và nhiều tài khoản ghi Có và ngược lại với số tiền bằng nhau thì ta có định khoản phức tạp. Ví dụ: Trong kỳ, doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: (1) Vay ngân hàng 100.000.000đ trong đó đã dùng để trả nợ cho người bán là 40.000.000đ và rút về nhập quỹ tiền mặt bổ sung vốn lưu động 60.000.000đ. Nghiệp vụ trên có liên quan đến ba tài khoản là tài khoản “Vay ngân hàng”, tài khoản “Phải trả người bán” và tài khoản “Tiền mặt”, trong đó khoản vay ngân hàng tăng lên 100.000.000đ, tiền mặt tăng lên 60.000.000đ và khoản phải trả cho người bán giảm xuống 40.000.000đ. Tài khoản “Vay ngân hàng” là tài khoản phản ánh nguồn vốn nên tăng sẽ ghi bên Có, tài khoản “Tiền mặt” là tài khoản phản ánh tài sản nên tăng ghi bên Nợ và tài khoản “Phải trả người bán” là tài khoản phản ánh nguồn vốn nên giảm sẽ ghi bên Nợ. Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau: Nợ TK 331 “Phải trả người bán” 40.000.000 Nợ TK 111 “Tiền mặt” 60.000.000 Có TK 3411 “Vay ngân hàng” 100.000.000 (2) Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 25.000.000đ, trong đó trả ngay bằng tiền mặt là 5.000.000đ, trả ngay bằng tiền gửi ngân hàng 10.000.000đ, phần còn lại chưa thanh toán cho người bán. Nghiệp vụ trên có liên quan đến bốn tài khoản là tài khoản “Nguyên vật liệu”, tài khoản “Tiền mặt”, tài khoản “Tiền gửi ngân hàng” và tài khoản “Phải trả người bán”, trong đó nguyên vật liệu nhập kho tăng lên 25.000.000đ, tiền mặt giảm xuống 5.000.000đ, tiền gửi ngân hàng giảm xuống 10.000.000đ và khoản phải trả người bán tăng lên 10.000.000đ. Tài khoản “Nguyên vật liệu” là tài khoản phản ánh tài sản nên tăng sẽ ghi bên Nợ, tài khoản “Tiền mặt” và “Tiền gửi ngân hàng” là tài khoản phản
  15. ánh tài sản nên giảm ghi bên Có, và tài khoản “Phải trả người bán” là tài khoản phản ánh nguồn vốn nên tăng sẽ ghi bên Có. Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau: Nợ TK 152 “Nguyên vật liệu” 25.000.000 Có TK 111 “Tiền mặt” 5.000.000 Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” 10.000.000 Có TK 331 “Phải trả người bán” 10.000.000 Nhận xét: - Định khoản phức tạp chẳng qua là sự gộp lại của nhiều định khoản giản đơn nhằm giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán. - Không nên định khoản ghi Có nhiều tài khoản đối ứng với ghi Nợ nhiều tài khoản và ngược lại vì sẽ không phản ánh rõ ràng quan hệ kinh tế đối ứng giữa các tài khoản với nhau. - Số tiền ghi bên Nợ và số tiền ghi bên Có của các tài khoản đối ứng bao giờ cũng bằng nhau. Do đó tổng số phát sinh trong kỳ bên Nợ của các tài khoản bằng tổng số phát sinh trong kỳ bên Có của các tài khoản. 3.4.3. Kết Chuyển Kết chuyển là chuyển một số tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. - Khi kết chuyển một số tiền từ bên nợ TK A sang bên nợ TK B thì ghi số tiền đó vào bên Có TK A rồi ghi vào bên nợ TK B. NỢ TÀI KHOẢN A CÓ NỢ TÀI KHOẢN B CÓ 10.000 10.000 10.000 - Khi kết chuyển một số tiền từ bên Có TK A sang bên Có TK B thì ghi số tiền đó vào bên Nợ TK A đồng thời ghi bên Có TK B.
  16. NỢ TÀI KHOẢN B CÓ NỢ TÀI KHOẢN A CÓ 10.000 10.000 10.000 3.5. KẾ TOÁN TỔNG HỢP – KẾ TOÁN CHI TIẾT 3.5.1. Kế toán tổng hợp Hạch toán tài khoản tổng hợp: Là việc ghi chép số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào TK cấp 1 có liên quan để phản ánh và giám đốc một cách tổng quát từng đối tượng kế toán cụ thể. Trong hạch toán tài khoản tổng hợp chỉ sử dụng duy nhất thước đo bằng tiền. Tài khoản tổng hợp: Tài khoản tổng hợp là tài khoản phản ánh tổng quát các đối tượng kế toán. Tài khoản tổng hợp được phản ánh trên tài khoản cấp 1 và được quy định thống nhất về số hiệu tài khoản, tên gọi và nguyên tắc hạch toán. Ví dụ: Khoản mục tiền mặt quy định như sau: - Số hiệu tài khoản: 111 - Tên gọi: Tiền mặt - Nguyên tắc hạch toán: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ (trích từ thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp) 3.5.2. Kế toán chi tiết Hạch toán tài khoản chi tiết Là việc phản ánh và giám đốc một cách chi tiết tỉ mỉ từng loại tài sản, nguồn vốn, các đối tượng kế toán khác theo yêu cầu quản lý cụ thể của bản thân đơn vị (số lượng, đơn giá, quy cách, công suất, thời gian, nơi sử dụng ) vào các tài khoản cấp 2 trở lên hoặc vào các sổ kế toán chi tiết.
  17. a. Tài khoản chi tiết: Là tài khoản phản ánh chi tiết số liệu đã được phản ánh trong tài khoản cấp 1. Tài khoản chi tiết là tài khoản cấp 2 trở lên hoặc được sự quy định thống nhất của nhà nước hoặc doanh nghiệp tự mở chiết tiết về số lượng, tên gọi, số hiệu cho các ngành SXKD. Ví dụ: TK Công cụ dụng cụ (TK153) có 4 TK cấp 2 được thống nhất theo quy định trong bảng hệ thống tài khoản: - 1531: Công cụ dụng cụ - 1532: bao bì luân chuyển - 1533: đồ dùng cho thuê - 1533: thiết bị, phụ tùng thay thế 1. TK chi tiết là bộ phận của TK tổng hợp nên kết cấu và nguyên tắc phản ánh của TK chi tiết hoàn toàn giống như TK tổng hợp. 2. Việc phản ánh trên tài khoản chi tiết phải được tiến hành đồng thời với việc phản ánh trên TK tổng hợp. b. Sổ chi tiết: Là sổ kế toán ghi chép chi tiết số liệu cho từng đối tượng đã được phản ánh trong sổ kế toán tổng hợp. - Sổ chi tiết sử dụng các thước đo khác nhau: tiền tệ, hiện vật, lao động. - Sổ chi tiết được mở theo đặc điểm của kế toán và yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. - Việc phản ánh vào sổ chi tiết phải được tiến hành đồng thời với việc phản ánh vào sổ kế toán tổng hợp. 3.5.3. Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện ở : - SDĐK trên TK cấp 1 = tổng SDĐK trên các TK cấp 2 hoặc sổ chi tiết của ĐTKT đó. - Tổng SPS Nợ trên cấp 1 = tổng SPS nợ trên các TK cấp 2 hoặc các sổ chi tiết của ĐTKT đó. - Tổng SPS có trên TK cấp 1 = tổng SPS có trên các TK cấp 2 hoặc các sổ chi tiết của ĐTKT đó. - SDCK trên cấp 1 = tổng SDCK trên cấp 2 hoặc các sổ chi tiết của ĐTKT đó.
  18. Ví dụ: Tại 1 doanh nghiệp có tình hình về CCDC trong tháng như sau: Tồn đầu kỳ: - CCDC A: 500 cái * 3.000đ = 1.500.000đ - CCDC B: 100 cái * 5.000đ = 500.000đ - BBLC H: 400 cái * 2.500đ = 1.000.000đ 1. Mua vào trong kỳ: - CCDC A: 200 cái * 3.000đ = 600.000đ - CCDC B: 40 cái * 5.000 đ = 200.000đ - BBLC H: 200 cái * 2.500đ = 500.000đ 2. Xuất ra trong kỳ: - CCDC A: 250 cái * 3.000đ = 750.000đ - CCDC B: 50 cái * 5.000 đ = 250.000đ - BBLC H: 300 cái * 2.500đ = 750.000đ Tình hình trên được phản ánh vào các TK CCA, CCB, BBLC H và các sổ chi tiết của TK 153 như sau: SỔ CHI TIẾT Tên CCDC: CCDC (A) Nhãn hiệu, quy cách Đơn vị tính: cái, đồng Chứng từ Diễn giải Đ. giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL TT SL TT SL TT SỔ CHI TIẾT
  19. Tên CCDC: CCDC (B) Nhãn hiệu, quy cách Đơn vị tính: cái, đồng Chứng từ Diễn giải Đ. giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL TT SL TT SL TT SỔ CHI TIẾT Tên CCDC: CCDC (H) Nhãn hiệu, quy cách Đơn vị tính: cái, đồng Chứng từ Diễn giải Đ. giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL TT SL TT SL TT 3.5.4. Bảng tổng hợp chi tiết 3.5.4.1. Khái niệm Bảng tổng hợp chi tiết là bảng kê tổng hợp số liệu ghi chép ở các tài khoản kế toán cấp 2 hoặc các sổ kế toán chi tiết. Bảng này dùng để đối chiếu với số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán cấp 1. Bảng tổng hợp chi tiết cũng phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ bằng tiền. Ngoài ra, theo yêu cầu quản lý của từng đối tượng, bảng này còn phản ánh chỉ tiêu hiện vật. 3.5.4.2. Cách lập
  20. Căn cứ vào số dư đầu kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ phản ánh trên các tài khoản cấp 2 hay sổ kế toán chi tiết để lấy số liệu ghi tương ứng vào các dòng và các cột trong bảng. Cty BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT: CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng năm Đơn vị tính: Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Tên Đơn Nhập Xuất Số Thành Số Thành CCDC giá Số Thành Số Thành lượng tiền lượng tiền lượng tiền lượng tiền Bảng này ngoài tác dụng chính là kiểm tra tính chính xác của số liệu hạch toán chi tiết, đối chiếu giữa số liệu hạch toán chi tiết với hạch toán tổng hợp, ngoài ra còn giúp cho việc phân tích nội dung kinh tế của từng đối tượng kế toán cụ thể. 3.6. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3.6.1. Quan hệ giữa tài khoản kế toán và Bảng cân đối kế toán Tài khoản kế toán dùng để phản ánh một cách thường xuyên liên tục tài sản, nguồn vốn của đơn vị. Còn Bảng cân đối kế toán phản ánh tài sản và nguồn vốn một cách tổng quát ở một thời điểm nhất định. Như vậy tài khoản kế toán và Bảng cân đối kế toán có cùng đối tượng phản ánh và giám đốc là tài sản của đơn vị. Giữa tài khoản kế toán và Bảng cân đối kế toán có mối quan hệ mật thiết được biểu hiện như sau:
  21. - Đầu kỳ, căn cứ vào Bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước và danh mục sổ kế toán để mở các tài khoản tương ứng cho kỳ này. Số dư đầu kỳ của các tài khoản từ loại 1 đến loại 4 được lấy từ Bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước. - Cuối kỳ, lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản từ loại 1 đến loại 4 làm cơ sở lập Bảng cân đối kế toán mới cho cuối kỳ này. 3.6.2. Quan hệ giữa tài khoản kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh Tài khoản kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh có cùng đối tượng phản ánh là tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa chúng thể hiện ở chỗ tài khoản kế toán chính là nguồn gốc số liệu để lập Báo cáo kết quả kinh doanh. Căn cứ vào các sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 để lập Báo cáo kết quả kinh doanh. 3.7 KIỂM TRA SỐ LIỆU GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN Cuối kỳ kế toán phải tiến hành đối chiếu và kiểm tra công việc ghi chép trên tài khoản nhằm phát hiện những trường hợp ghi sai, ghi thiếu mà tiến hành điều chỉnh lại sổ kế toán. Việc đối chiếu kiểm tra này được thực hiện bằng cách lập các bảng đối chiếu phát sinh. Có 3 loại bảng đối chiếu số phát sinh: 3.7.1. Bảng cân đối số phát sinh (hay Bảng cân đối tài khoản) 3.7.1.1. Khái niệm Bảng cân đối số phát sinh là bảng số liệu kế toán theo dõi số dư đầu kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản kế toán. Do tính chất cân đối của tài sản với nguồn vốn cũng như nguyên tắc ghi sổ kép là trong một định khoản số tiền ghi bên nợ phải bằng với số tiền ghi bên có, suy ra tổng số ghi bên Nợ của tất cả các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi bên có của tất cả các tài khoản, từ đó kế toán lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. Sự cân đối này giúp cho việc kiểm tra số liệu ghi trên các tài khoản kế toán. 3.7.1.2. Tác dụng của bảng cân đối số phát sinh Nguồn số liệu để lập bảng cân đối tài khoản là số liệu đã được phản ánh trên các tài khoản đã được kiểm tra và khóa sổ vào cuối kỳ nhằm đối chiếu mối quan hệ đối ứng giữa các tài khoản trong quá trình phản ánh và luôn có:
  22. Tổng số bên Nợ các TK trên bảng CĐTK = Tổng số bên Có các TK trên bảng CĐTK Số dư cuối kỳ của các TK Tổng tài sản trên Tổng nguồn vốn trên = = trên bảng cân đối tài khoản bảng CĐKT bảng CĐKT 3.7.1.3. Hạn chế Tuy nhiên bảng cân đối số phát sinh các tài khoản không kiểm tra được mọi trường hợp sai như trường hợp ghi sai quan hệ tài khoản hay ghi số sai ở hai bên Nợ và Có của các tài khoản thì bảng này không phát hiện được. 3.7.1.4. Cách lập bảng cân đối phát sinh Căn cứ vào số liệu trên tài khoản để ghi lần lượt vào các cột tương ứng trong bảng cân đối số phát sinh các tài khoản, mỗi tài khoản được ghi 1 dòng, ghi cho tất cả các tài khoản sử dụng trong kỳ của doanh nghiệp kể cả những tài khoản chỉ có số dư mà không có số phát sinh trong kỳ cũng như những tài khoản không có số dư mà chỉ có số phát sinh trong kỳ. Cách ghi cụ thể như sau: - Hai cột số dư đầu kỳ lập bằng cách lấy số liệu ở số dư dầu kỳ của các tài khoản để ghi vào, nếu số dư trên tài khoản bên Nợ thì ghi vào cột Nợ trên bảng, nếu số dư trên tài khoản bên Có thì ghi vào cột Có trên bảng. - Hai cột số phát sinh trong kỳ lập bằng cách lấy số liệu ở dòng cộng số phát sinh bên Nợ và bên Có tên tài khoản để ghi tương ứng vào cột Nợ và cột Có trên bảng. - Hai cột số dư cuối kỳ lập bằng cách lấy số liệu ở số dư cuối kỳ của các tài khoản để ghi vào, nếu số dư trên tài khoản bên Nợ thì ghi vào cột Nợ trên bảng, nếu số dư trên tài khoản bên Có thì ghi vào cột Có trên bảng. - Sau khi ghi xong, cộng các cột ghi vào dòng tổng cộng ở cuối bảng. Tổng số hai cột số dư đầu kỳ phải bằng nhau, tương tự như vậy tổng số hai cột số phát sinh trong kỳ và hai cột số dư cuối kỳ cũng phải bằng nhau. Cty .
  23. BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH Tháng năm Đơn vị tính: Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Số TK Tên tài khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có Tổng cộng Bảng đối chiếu phát sinh các tài khoản ngoài tác dụng kiểm tra số liệu, còn dùng để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua việc đối chiếu số phát sinh bên Nợ với số phát sinh bên Có, đối chiếu số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ. Ví dụ: Trong tháng 01/201X có các nghiệp vụ phát sinh sau (đơn vị tính: tr.đồng) 1. Khách hàng trả nợ cho DN bằng tiền gởi ngân hàng 80 2. Nhập kho NVL 100 bằng tiền gởi ngân hàng 3. Vay ngân hàng để trả nợ người bán 80 4. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50 5. Chi tiền mặt để trả khoản phải trả khác 40 6. Nhà nước cấp cho DN TSCĐ hữu hình có trị giá 500 7. Chuyển quỹ đầu tư phát triển để bổ sung vốn kinh doanh 50. Yêu cầu: a. Lập định khoản các nghiệp vụ phát sinh và phản ánh vào sơ đồ TK chữ T. b. Lập bảng cân đối số phát sinh tháng 01/201X và lập BCĐKT mới. Biết BCĐKT vào ngày 31/12/201(X-1) của doanh nghiệp Thu Minh như sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
  24. Ngày 30/12/201(X-1) Đvt: triệu đồng TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền A. Tài sản lưu động 900 A. Nợ phải trả 400 1. Tiền mặt 20 1. Vay ngân hàng 200 2. Tiền gởi ngân hàng 280 2. Phải trả người bán 150 4. Phải thu khách hàng 100 3. Phải trả, phải nộp khác 50 3. Nguyên vật liệu 500 B. Tài sản cố định 5.100 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.600 1. Tài sản cố định hữu hình 5.100 1. Nguồn vốn kinh doanh 5.500 2. Quỹ đầu tư phát triển 70 3. Quỹ khen thưởng phúc lợi 30 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 6.000 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 6.000  Định khoản: (tr.đồng) 1. Nợ TK “Tiền gởi ngân hàng” 80 Có TK “Phải thu của khách hàng” 80 2. Nợ TK “Nguyên vật liệu” 100 Có TK “Tiền gởi ngân hàng” 100 3. Nợ TK “Phải trả người bán” 80 Có TK “Vay ngắn hạn” 80 4. Nợ TK “Tiền mặt” 50 Có TK “Tiền gởi ngân hàng” 50 5. Nợ TK “Phải trả khác” 40 Có TK “Tiền mặt” 40 6. Nợ TK “TSCĐ hữu hình” 500 Có TK “Nguồn vốn kinh doanh” 500 7. Nợ TK “Quỹ đầu tư phát triển” 50 Có TK “Nguồn vốn kinh doanh” 50  Phản ánh vào sơ đồ chữ T:
  25. Nợ TK “Tiền mặt” Có Nợ TK “TSCĐ hữu hình” Có SDĐK 20 SDĐK 5.100 PS (4) 50 (5) 40 PS (6) 500 Cộng PS 50 40 Cộng PS 500 SDCK 30 SDCK 5.600 Nợ TK “TGNH” Có Nợ TK “NVL” Có SDĐK 280 (2) 100 SDĐK 500 PS (1) 80 (4) 50 PS (2) 100 Cộng PS 80 Cộng PS 150 Cộng PS 100 SDCK 210 SDCK 600 Nợ TK “Phải trả NB” Có Nợ TK “Phải trả, pn khác” Có SDĐK 150 SDĐK 50 PS (3) 80 PS (5) 40 Cộng PS 80 0 Cộng PS 40 0 SDCK 70 SDCK 10 Nợ TK “NVKD” Có Nợ TK “Quỹ đầu tư phát triển” Có SDĐK 5.500 SDĐK 70 PS (6) 500 PS (7) 50 (7) 50 Cộng PS 0 550 Cộng PS 50 0 SDCK 6.050 SDCK 20 Nợ TK “Quỹ KT, PL” Có Nợ TK “Vay ngắn hạn” Có SDĐK 30 SDĐK 200 PS PS (3) 80 Cộng PS 0 0 Cộng PS 80
  26. SDCK 30 SDCK 280 Nợ TK “Phải thu KH” Có SDĐK 100 PS (1) 80 Cộng PS 80 SDCK 20  Lập bảng cân đối tài khoản ngày 31/01/201X: BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Tháng 01/201X ĐVT: Trđ Số hiệu Số dư ĐK Phát sinh TK Số dư CK STT TÊN TÀI KHOẢN TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Tiền mặt 111 20 50 40 30 2 Tiền gởi ngân hàng 112 280 80 150 210 3 Phải thu của khách hàng 131 100 80 20 4 Nguyên vật liệu 152 500 100 600 5 TSCĐ hữu hình 211 5.100 500 5.600 6 Vay ngắn hạn 311 200 80 280 7 Phải trả cho người bán 331 150 80 70 8 Phải trả, phải nộp khác 338 50 40 10 9 Nguồn vốn kinh doanh 411 5.500 550 6.050 10 Quỹ đầu tư phát triển 414 70 50 20 11 Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 30 30 CỘNG 6.000 6.000 900 900 6.460 6.460  Lập BCĐKT ngày 31/01/201X: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/01/201X ĐVT: Trđ TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền A. Tài sản ngắn hạn 860 A. Nợ phải trả 360 1. Tiền mặt 30 1. Vay ngắn hạn 280 2. Tiền gởi ngân hàng 210 2. Phải trả người bán 70 4. Phải thu khách hàng 20 3. Phải trả, phải nộp khác 10
  27. 3. Nguyên vật liệu 600 B. Tài sản dài hạn 5.600 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 6.100 1. Tài sản cố định hữu hình 5.600 1. Nguồn vốn kinh doanh 6.050 2. Quỹ đầu tư phát triển 20 3. Quỹ khen thưởng phúc lợi 30 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 6.460 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 6.460 TÓM TẮT CHƯƠNG BÀI TẬP Bài 1: TRẮC NGHIỆM (Chọn câu đúng nhất) 1. Tài khoản là gì? a. Tài khoản là sơ đồ chữ T, ghi chép từng đối tượng kế toán. b. Tài khoản là các quyển sổ ghi chép từng đối tượng kế toán. c. Tài khoản là một phương pháp của kế toán. Nội dung của phương pháp đó như sau: - Trên cơ sở phân loại các đối tượng kế toán, kế toán phản ánh một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình tăng, giảm của từng đối tượng kế toán. - Biểu hiện cụ thể của phương pháp này là kế toán dùng một hệ thống sổ sách để ghi chép tình hình biến động của từng đối tượng kế toán. d. Các câu trên đều sai. 2. Tác dụng của tài khoản: a. Phản ánh tổng số phát sinh tăng, tổng số phát sinh giảm của từng đối tượng kế toán. b. Phản ánh tình hình hiện có và biến động của từng đối tượng kế toán một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống. c. Phản ánh tình hình biến động chất lượng sản phẩm của DN.
  28. d. Các câu trên đều đúng. 3. Tác dụng của việc định khoản kế toán: a. Để phản ánh ngắn gọn nghiệp vụ kinh tế phát sinh. b. Để giảm bớt sai sót khi ghi sổ kế toán. c. Để giảm bớt việc ghi sổ kế toán. d. Câu a và b. 4. Ta luôn có quan hệ cân đối sau đây: a. Tổng số phát sinh nợ trên các tài khoản kế toán của một DN trong kỳ Tổng số phát sinh có của chúng trong kỳ đó. b. Tổng số ghi nợ và tổng số ghi có của các định khoản kế toán luôn luôn bằng nhau. c. Tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trong kỳ của một tài khoản bất kỳ luôn luôn bằng nhau. d. Câu a và b. 5. Kế toán tổng hợp được thể hiện ở: a. Các sổ kế toán của tài khoản cấp một. b. Các sổ tài khoản cấp hai. c. Các sổ kế toán tổng hợp khác d. Cả a và c đúng. 6. Kế toán chi tiết được thể hiện ở: a. Các sổ tài khoản cấp hai, ba b. Các sổ chi tiết, thẻ chi tiết. c. Sổ tài khoản cấp một d. Cả a và b đúng. 7. Tài khoản “Vay ngắn hạn” thuộc loại: a. Tài khoản phản ánh tài sản. c. Tài khoản phản ánh nguồn vốn. b. Tài khoản phản ánh nợ phải trả. d. Câu b và c. 8. Tài khoản “Vốn góp liên doanh” thuộc loại: a. Tài khoản phản ánh tài sản. c. Tài khoản phản ánh nguồn vốn. b. Tài khoản phản ánh nợ phải trả. d. Câu a và b.
  29. 9. Tài khoản “Hao mòn TSCĐ” thuộc loại: a. Tài khoản phản ánh tài sản. c. Tài khoản phản ánh nguồn vốn. b. Tài khoản điều chỉnh giảm tài sản. d. Câu a và b. 10. Mối quan hệ giữa Tài khoản và BCĐKT: a. Số dư đầu kỳ trên các tài khoản là căn cứ để lập BCĐKT cuối kỳ. b. Số phát sinh trong kỳ trên các tài khoản là căn cứ để lập BCĐKT cuối kỳ. c. Số liệu của BCĐKTcuối năm này là căn cứ để mở sổ các tài khoản đầu năm sau. d. Các câu trên đều đúng. 11. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán danh nghiệp, tài khoản điều chỉnh giảm tài sản là các tài khoản nào sau đây: a. TK129, TK139, TK159, TK214, TK229. b. TK139, TK159, TK214, TK229. c. TK159, TK214, TK229. d. TK214, TK229. 12. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán danh nghiệp, bảng hệ thống tài khoản kế toán: a. Phân loại tài khoản thành ngắn hạn b. Phân loại tài khoản thành dài hạn c. Không phân loại tài khoản thành ngắn hạn hay dài hạn d. Câu a và b đúng. 13. Chọn phát biểu đúng: a. Nợ phải trả không phải là nguồn vốn để DN hoạt động vì DN phải có trách nhiệm thanh toán. b. Nợ phải trả là một phần nguồn vốn để DN hoạt động trong một thời gian nhất định. c. Nợ phải trả bằng tổng giá trị của các tài sản mà DN mua chịu. d. Nợ phải trả bằng tổng số dư các tài khoản phải trả (phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp NN, phải trả công nhân viên, phải trả khác, phải trả nội bộ, phải trả khác). 14. Kế toán sẽ ghi nợ vào các tài khoản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá khi:
  30. a. DN nhập kho vật tư, hàng hoá. c. DN xuất kho vật tư, hàng hoá. b. DN mua vật tư, hàng hoá. d. a và b đúng. 15. Căn cứ để lập bảng cân đối tài khoản (còn gọi là bảng cân đối số phát sinh): a. Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản. c. Sổ Nhật ký chung. b. Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. d. Tất cả các sổ trên. 16. Mối quan hệ giữa số dư và số phát sinh của 1 tài khoản: Số dư cuối kì Số dư Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh a. = + - của 1 TK đầu kỳ Nợ trong kỳ Có trong kỳ Số dư cuối kì Số dư Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh b. = + - của 1 tài koản đầu kỳ Có trong kỳ Nợ trong kỳ Số dư cuối kỳ Số dư Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh c. = + - của 1 tài khoản đầu kỳ Có trong kỳ trước Nợ trong kỳ Số dư cuối kỳ Số dư Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh d. = + - của 1 tài khoản đầu kỳ tăng trong kỳ giảm trong kỳ 17. Theo chế độ kế toán Việt Nam: a. Kế toán phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép vào tài khoản kế toán cấp 1. b. Kế toán có quyền chọn số hiệu, tên gọi cho các tài khoản cấp 2 và tài khoản cấp 3. c. Đối với các tài khoản chi tiết mà Nhà nước chưa quy định số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép kế toán có quyền tự quyết định số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép. d. Câu a và c. 18. Số dư của các tài khoản: a. Bất kỳ tài khoản nào, lúc cuối kỳ cũng có số dư bên Nợ hoặc bên Có. b. Các tài khoản phản ánh tài sản và chi phí SXKD có số dư cuối kỳ nằm bên Nợ. c. Các tài khoản phản ánh nguồn vốn, doanh thu bán hàng có số dư cuối kỳ bên Có. d. Cả 3 đều sai.
  31. 19. Khi muốn biết tình hình tăng giảm chung về các loại nguyên vật liệu, kế toán phải xem xét: a. Sổ chi tiết tài khoản Nguyên vật liệu. b. Bảng Cân đối kế toán. c. Sổ tổng hợp (Sổ cái) TK Nguyên vật liệu. d. Các phiếu nhập kho, xuất kho. 20. Khi muốn biết tình hình tăng giảm một loại nguyên vật liệu A nào đó, kế toán phải xem xét: a. Sổ chi tiết TK Nguyên vật liệu A. b. Bảng Cân đối kế toán. c. Sổ cái TK Nguyên vật liệu. d. Các phiếu nhập kho, các phiếu xuất kho nguyên vật liệu A. 21. Mối quan hệ giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết của tài khoản bất kỳ: a. Số dư đầu kỳ (cuối kỳ) của tài khoản tổng hợp = Tổng số dư đầu kỳ (cuối kỳ) của các tài khoản chi tiết . b. Số phát sinh Nợ trong kỳ của tài khoản tổng hợp = Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ của các tài khoản chi tiết. c. Số phát sinh Có trong kỳ của của tài khoản tổng hợp = Tổng số phát sinh Có trong kỳ của các tài khoản chi tiết. d. Các câu trên đều đúng. 22. Ghi sổ kép là: a. Phản ánh số dư đầu kỳ, tình hình tăng, giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ của một tài khoản nào đó. b. Ghi đồng thời trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp của một tài khoản khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. c. Ghi đồng thời vào ít nhất hai tài khoản có liên quan để phản ánh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. d. Ghi cùng một lúc hai nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 23. Trong các tài khoản sau, tài khoản nào chỉ có số dư Nợ: a. TK Tiền mặt.
  32. b. TK Phải thu khách hàng. c. TK Phải trả người bán. d. TK Nguồn vốn kinh doanh. 24. Trong các tài khoản sau, tài khoản nào là tài khoản điều chỉnh giảm tài sản: a. TK Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. b. TK Dự phòng phải trả. c. Cả a và b đều đúng. d. Cả a và b đều sai. 25. Trong các tài khoản sau, tài khoản nào chỉ có số dư bên Có: a. TK Nguồn vốn kinh doanh. b. TK Lợi nhuận chưa phân phối. c. TK Phải trả người bán. d. Cả a, b và c. 26. Trong các tài khoản sau, tài khoản nào không phải là tài khoản trung gian: a. TK Chi phí trả trước ngắn hạn. b. TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. c. TK Doanh thu bán hàng. d. TK Chi phí bán hàng. 27. Trong các tài khoản sau, tài khoản nào là tài khoản vốn chủ sở hữu: a. TK đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết b. TK Quỹ đầu tư phát triển. c. TK Quỹ khen thưởng, phúc lợi. d. Cả b và c đều đúng. 28. TK “Nhận ký quỹ, ký cược” là tài khoản: a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên Có. b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên Nợ. c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ. d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ. 29. TK 347 “Thuế thu nhập hoãn lại” là tài khoản: a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên Có. b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên Nợ.
  33. c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ. d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ. 30. TK 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” là tài khoản: a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên có. b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên nợ. c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ. d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ. 31. TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” là tài khoản: a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên Có. b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên Nợ. c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ. d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ. 32. TK 521 “Chiết khấu thương mại” là tài khoản: a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên Có. b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên Nợ. c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ. d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ. 33. TK 217 “Bất động sản đầu tư” là tài khoản: a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên Có. b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên Nợ. c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ. d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ. 34. Trong các nguyên tắc ghi chép vào tài khoản dưới đây, nguyên tắc nào không chính xác: Số dư Loại TK PS tăng PS giảm (thông thường) a. Tài sản Nợ Có Nợ b. Nguồn vốn Có Nợ Có c. Doanh thu Nợ Có Không có số dư d. Chi phí Nợ Có Không có số dư
  34. Bài 2: (Đơn vị tính: triệu đồng) Số dư đầu kỳ là tài khoản tiền gửi ngân hàng 2.600, tài khoản tài sản cố định hữu hình 800, tài khoản hàng hoá là 300, Vay ngắn hạn 350, nợ phải trả người bán 100. Trong kỳ các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Mua tài sản cố định hữu hình trị giá 200, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. 2. Chi tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 300. 3. Mua hàng hoá nhập kho trị giá 60 đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. 4. Mua hàng hoá số lượng 1.000 kg, đơn giá là 100.000đ/kg, 10 tài sản cố định hữu hình có đơn giá 100 triệu đồng/cái đã trả tiền gửi ngân hàng. 5. Trả nợ người bán tháng trước bằng tiền gửi ngân hàng là 100. Yêu cầu: 1) Phản ánh vào tài khoản chữ T các tài khoản tiền gửi ngân hàng, hàng hóa và TSCĐHH. 2) Phản ánh vào tài khoản chữ T các tài khoản vay ngắn hạn, nợ phải trả người bán 3) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài 3: (Đơn vị tính: triệu đồng) Số dư đầu kỳ là tài khoản phải trả người bán 600, tài khoản vay ngắn hạn 200, tài khoản vay dài hạn là 300, tài khoản tiền gửi ngân hàng 1.000. Trong kỳ các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Mua hàng hoá trị giá 100 trả bằng chuyển khoản 1/2, còn lại nợ người bán. 2. Chi tiền gửi ngân hàng trả nợ vay dài hạn 100, trả nợ vay ngắn hạn 50. 3. Vay dài hạn mua tài sản cố định hữu hình 200. 4. Mua hàng hoá nhập kho trị giá 10 trả bằng tiền gửi ngân hàng. 5. Mua hàng hoá số lượng 500kg, đơn giá là 200.000đ/kg chưa trả tiền người bán. 6. Chi tiền gửi ngân hàng là 200 trả tiền người bán. 7. Vay ngắn hạn 100 bằng tiền gửi ngân hàng. 8. Vay ngắn hạn trả nợ người bán 50 và gửi tài khoản tiền gửi ngân hàng 100. 9. Mua hàng hóa bằng khoản vay ngắn hạn 50. 10. Chi tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 200 và trả hết nợ người bán .
  35. Yêu cầu: 1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 2) Phản ánh vào tài khoản chữ T (Vay ngắn hạn, Phải trả người bán, Vay dài hạn, hàng hóa, tài sản cố định, tiền gửi ngân hàng). Bài 4: (Đơn vị tính: triệu đồng) Số dư đầu kỳ là tài khoản tiền mặt 500, tài khoản nguyên vật liệu 100, tài khoản CC – DC là 50, tài khoản tiền gửi ngân hàng 1.000, tài khoản vay ngắn hạn 10, nợ phải trả người bán 10. Trong kỳ các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 15 đã trả bằng tiền mặt. 2. Chi tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn 10. 3. Mua công cụ – dụng cụ nhập kho trị giá 5 đã trả bằng tiền mặt. 4. Mua nguyên vật liệu số lượng 1.000 kg, đơn giá là 50.000đ/kg; 100 cái công cụ dụng cụ có đơn giá 20.000đ/cái, DN đã nhập kho và thanh toán bằng chuyển khoản. 5. Trả nợ người bán tháng trước bằng tiền mặt là 10. Yêu cầu: 1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 2) Phản ánh vào tài khoản chữ T (tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, NVL, CC–DC, vay ngắn hạn và nợ phải trả người bán). Bài 5: (Đơn vị tính: triệu đồng) Số dư đầu kỳ là tài khoản tiền gửi ngân hàng 800, tài khoản tạm ứng 50, tài khoản hàng hoá là 30, tài khoản nợ phải thu khách hàng 30, tiền mặt 100. Trong kỳ các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Mua hàng hoá trị giá 100, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. 2. Chi tiền gửi ngân hàng cho nhân viên tạm ứng 100 3. Mua hàng hoá nhập kho trị giá 60 đã trả bằng tiền gửi ngân hàng 4. Mua hàng hoá số lượng 500kg, đơn giá là 200.000 đ/kg, đã trả tiền gửi ngân hàng. 5. Chi tiền gửi ngân hàng là 10 cho nhân viên tạm ứng. 6. Thu hồi khoản tạm ứng tháng trước 20 bằng tiền mặt.
  36. 7. Chi tiền mặt gửi ngân hàng 50. 8. Khách hàng trả nợ tháng trước bằng tiền gửi ngân hàng 30. 9. Chi tiền mặt cho nhân viên tạm ứng là 10. Yêu cầu: 1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 2) Phản ánh vào tài khoản chữ T (tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng, hàng hóa và phải thu khách hàng) Bài 6: (Đơn vị tính: triệu đồng) Số dư đầu kỳ là tài khoản lợi nhuận chưa phân phối 400, tài khoản nguồn vốn kinh doanh 200, tài khoản quỹ đầu tư phát triển là 200, quỹ khen thưởng phúc lợi 100. Trong kỳ các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Phân phối lợi nhuận chưa phân phối cho: - Nguồn vốn kinh doanh là 200. - Quỹ khen thưởng, phúc lợi là 150. - Còn lại trích cho quỹ đầu tư phát triển. 2. Chuyển một phần quỹ đầu tư phát triển vào nguồn vốn kinh doanh 120. 3. Chuyển một phần quỹ đầu tư phát triển vào quỹ khen thưởng phúc lợi 20. Yêu cầu: 1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 2) Phản ánh vào tài khoản chữ T. Bài 7: (Đơn vị tính: đồng) Có số liệu liên quan đến tài khoản “Tiền mặt” trong tháng 01/201X của doanh nghiệp A như sau: Số dư đầu tháng: 120.000.000 Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiền mặt như sau: 1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 15.000.000 theo chứng từ nhập quỹ tiền mặt là PT 01/01 ngày 2/01. 2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 10.000.000 theo phiếu thu PT02/01 ngày 5/01. 3. Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu 18.000.000 theo phiếu chi PC 01/01 ngày 7/01.
  37. 4. Bán hàng thu ngay bằng tiền mặt 15.000.000 theo phiếu thu PT 03/01 ngày 10/01. 5. Chi tạm ứng lương đợt 1 cho cán bộ công nhân viên 15.000.000 theo phiếu chi PC 02/01 ngày 15/01. 6. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 15.000.000 theo phiếu chi PC 03/01 ngày 17/01. 7. Bán hàng thu ngay bằng tiền mặt 20.000.000 theo phiếu thu PT 04/01 ngày 23/01. 8. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm 2.000.000 theo phiếu chi PC 04/01 ngày 25/01. 9. Chi tiền mặt trả tiền điện cho văn phòng 2.500.000 theo phiếu chi PC 05/01 ngày 28/01. 10. Chi tiền mặt thanh toán lương đợt 2 tháng 01/201X cho công nhân viên 25.000.000 theo phiếu chi PC 06/01 ngày 31/01/201X. Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên và phản ánh vào tài khoản tiền mặt. Bài 8: Nêu nội dung kinh tế phù hợp với các định khoản sau đây: Định khoản Nội dung nghiệp vụ Nợ TK “Nguyên vật liệu” Có TK “ Phải trả người bán” Nợ TK “Tiền mặt” Có TK “ TGNH” Nợ TK “TGNH” Có TK “ Phải thu khách hàng” Nợ TK “TGNH” Có TK “ Vay ngắn hạn” Nợ TK “Phải trả người bán” Có TK “Vay ngắn hạn” Nợ TK “TSCĐ hữu hình” Có TK “ Vốn kinh doanh” Nợ TK “Phải trả người bán” Có TK “Tiền mặt”
  38. Bài 9: Hãy tìm các dữ liệu chưa biết và diễn giải các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Nợ TK153 A Nợ TK156 1.000 Có TK111 11.000 2. Nợ TK211 30.000 Nợ TK213 X Có TK111 50.000 3. Nợ TK111 20.000 Nợ TK112 30.000 Có TK131 B 4. Nợ TK111 60.000 Nợ TK112 Y Có TK131 100.000 Bài 10: Hãy tìm các dữ liệu chưa biết và diễn giải các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Nợ TK111 A Nợ TK112 120.000 Có TK131 200.000 2. Nợ TK156 130.000 Nợ TK112 X Có TK111 150.000 3. Nợ TK112 120.000 Nợ TK141 130.000 Có TK111 B 4. Nợ TK112 600.000 Có TK131A 100.000 Có TK131B Y Bài 11: (Đơn vị tính: 1.000đ) Tại một DN có các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh vào sổ kế toán (được thể hiện qua sơ đồ chữ T) như sau:
  39. TK 111- Tiền mặt TK 152 -Nguyên vật liệu TK152 - Vật liệu chính 20.000 45.000 30.000 (1) ? (2) ? (2) ? ? (3) (3) ? (3) ? 10.000 ??? ??? TK 153 - CCDC TK 152 - Vật liệu phụ TK 152 - Nhiên liệu 10.000 ??? 5.000 (5) ? (2) 30.000 (2) 10.000 ??? 40.000 ??? TK 331 - Vay ngắn hạn TK 331 - Phải trả NB 30.000 40.000 20.000 (1) 100.000 (2) ? (4) ? (5) 140.000 60.000 Yêu cầu: 1) Điền số liệu thích hợp vào chỗ có dấu? 2) Nêu nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh? *MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bài 12: (Đơn vị tính: đồng) Tại công ty Thành Công có tình hình tài sản và nguồn vốn đầu tháng 12/201X như sau: CHỈ TIÊU - TSCĐ hữu hình 100.000.000 - Nguồn vốn kinh doanh 145.000.000 - Tiền gửi ngân hàng 120.000.000 - Nợ phải trả người bán 135.000.000 - Tiền mặt 20.000.000 - Nợ phải thu khách hàng 35.000.000
  40. - Lãi chưa phân phối 28.000.000 - Nguyên vật liệu 130.000.000 - Vay dài hạn 70.000.000 - Quỹ đầu tư phát triển 27.000.000 Trong tháng 12/201X, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Thu nợ khách hàng bằng bằng tiền gửi ngân hàng là 10.000.000. 2. Dùng lợi nhuận chưa phân phối trích bổ sung: - Nguồn vốn kinh doanh: 70%lợi nhuận chưa phân phối. - Quỹ đầu tư phát triển: 30%lợi nhuận chưa phân phối. 3. Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán là 50.000.000. 4. Trả nợ vay dài hạn ngân hàng bằng tiền gửi ngân hàng là 10.000.000. 5. Trả nợ người bán bằng tiền gửi ngân hàng là 50.000.000. 6. Mua nguyên vật liệu đã bằng tiền gửi ngân hàng là 12.000.000. Yêu cầu: 1) Xác định tài sản, nguồn vốn bằng cách đánh dấu “X” vào khoản mục tương ứng. 2) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 3) Phản ánh lên tài khoản chữ T có liên quan. 4) Lập bảng cân đối số phát sinh tháng 12/201X. 5) Lập bảng cân đối kế toán năm 201X. Bài 13: (Đơn vị tính: đồng) Tại công ty Thành Long có tình hình tài sản và nguồn vốn đầu tháng 1/201X như sau: CHỈ TIÊU - TSCĐ hữu hình 300.000.000 - Nguồn vốn kinh doanh 400.000.000 - Tiền gửi ngân hàng 150.000.000 - Phải trả công nhân viên 50.000.000 - Tiền mặt 100.000.000 - Nợ phải thu khách hàng 50.000.000 - Lãi chưa phân phối 100.000.000
  41. - Nguyên vật liệu 70.000.000 - Vay dài hạn 100.000.000 - Quỹ đầu tư phát triển 20.000.000 Trong tháng 1/201X, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Thu nợ khách hàng bằng bằng tiền mặt là 35.000.000 2. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt là 50.000.000 3. Mua TSCD HH bằng vốn vay dài hạn là 100.000.000 4. Chi tiền mặt trả các khoản phải trả cho công nhân viên là 50.000.000 5. Dùng lợi nhuận chưa phân phối trích bổ sung: - Nguồn vốn kinh doanh: 70%lợi nhuận chưa phân phối. - Quỹ khen thưởng phúc lợi: 10%lợi nhuận chưa phân phối. - Quỹ đầu tư phát triển: 20% lợi nhuận chưa phân phối. 6. Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán là 150.000.000 Yêu cầu: 1) Xác định tài sản, nguồn vốn bằng cách đánh dấu “X” vào khoản mục tương ứng. 2) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 3) Phản ánh lên tài khoản chữ T có liên quan. 4) Lập bảng cân đối kế toán cuối năm 201X. 5) Lập bảng cân đối số phát sinh tháng 01/201X. Bài 14: (Đơn vị: 1.000đ) Tại Công ty TNHH Hoàn Cầu có các tài liệu sau: A_Số dư đầu tháng 01/201X của các tài khoản: Tiền mặt 50.000 Nguyên vật liệu 5.000 TGNH 200.000 TSCĐ HH 300.000 Phải thu khách hàng 45.000 Vay ngắn hạn 80.000 Thuế GTGT được khấu trừ 5.000 Phải trả người bán 50.000 Nguồn vốn kinh doanh 475.000 Các TK khác 0 B_Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 01/201X: 1. Mua nguyên vật liệu nhập kho, chưa trả tiền người bán, giá chưa có thuế GTGT 20.000, thuế GTGT 10%.
  42. 2. Nhận được tiền mặt do khách hàng trả nợ 32.000. 3. Chủ sở hữu góp thêm vốn kinh doanh bằng TSCĐ hữu hình trị giá 45.000. 4. Chi tiền mặt trả nợ người bán 12.000. 5. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 15.000. 6. Chi TGNH trả nợ người bán 20.000. 7. Chi TGNH trả nợ vay ngắn hạn 30.000. 8. Trả bớt một phần vốn cho một cổ đông bằng TGNH 50.000. Yêu cầu: 1) Ghi định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 2) Phản ánh vào sơ đồ chữ T số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ củacác TK. 3) Lập bảng cân đối tài khoản tháng 01/201X. 4) Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 01/201X. *MỐI QUAN HỆ GIỮA HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ CHI TIẾT Bài 15: (Đơn vị 1.000 đồng) Có số liệu hạch toán chi tiết của tài khoản Phải trả người bán trong tháng 02/201X như sau: (Các sơ đồ chữ T tượng trưng cho các sổ kế toán) Phải trả Công ty COCA Phải trả Công ty Việt Phải trả Công ty Phú DASO (1) 2.000 2.500 (6) 8.500 4.750 (4) 12.000 15.000 (5) 12.000 12.000 (3) (10) 15.000 5.000 (2) (7) 3.000 5.200 (8) 20.000 (9) Tài khoản 331 - "Phải trả người bán" (Sổ tổng hợp)
  43. Yêu cầu: 1) Khoá sổ và tính số dư cuối kỳ trên các sổ chi tiết. 2) Điền số thích hợp vào các vị trí: số dư đầu và cuối kỳ, các số phát sinh, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có vào sổ tổng hợp TK 331. 3) Lập bảng tổng hợp chi tiết theo mẫu dưới đây: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHI TIẾT TK 331 Tháng 02 năm 200X Đơn vị: Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Tên người bán Nợ Có Nợ Có Nợ Có Cộng Bài 16: Công ty M&N có chi tiết số dư đầu kỳ tài khoản phải trả người bán như sau: - Người bán A: 500tr - Người bán B: 900tr - Người bán C: 500tr - Người bán D: 300tr Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Trả 60% nợ người bán A bằng tiền mặt. 2. Mua nguyên vật liệu của người bán B có trị giá 300tr, đã trả 30% nợ bằng tiền mặt, còn lại chưa trả tiền người bán. 3. Mua TSCĐ HH của người bán C có trị giá 200tr, đã trả 70% nợ bằng tiền mặt, còn lại chưa trả tiền người bán.
  44. 4. Trả toàn bộ nợ cho người bán B bằng chuyển khoản. Doanh nghiệp đã nhận giấy báo nợ của ngân hàng. 5. Sau khi mang TSCĐ HH về thì nhận thấy không đúng như thoả thuận nên doanh nghiệp yêu cầu người bán C giảm giá 20tr, đã được chấp thuận. 6. Mua nguyên vật liệu của người bán A có trị giá 100tr, chưa trả tiền người bán. 7. Chi tiền mặt trả nợ còn lại cho người bán C. Yêu cầu: 1) Định khoản các nghiệp vụ trên. 2) Phản ánh vào tài khoản phải trả người bán tổng hợp và chi tiết. Bài 18: SỬA MỘT BẢNG CĐKT SAI Công ty tư nhân Thanh Long do ông Bách làm chủ, có anh An là nhân viên kế toán duy nhất. Anh An bị bệnh đột xuất vào ngày 31/10/201X. Chủ Công ty – Ông Bách phải nhờ người thư ký văn phòng là anh Bình lập BCĐKT vào ngày 31/10/201X. Ông Bách giải thích cho anh Bình biết rằng sổ sách kế toán đã được hoàn tất ngoại trừ các dữ kiện phát sinh ngày 31/10/201X sau đây chưa được ghi vào sổ sách: 1. Ông Bách mới đầu tư thêm 40 triệu đồng tiền mặt vào DN. 2. Ông đã lấy từ văn phòng 1 máy vi tính mà Công ty mới mua chịu (vào ngày 25/10/201X) để thưởng cho cậu con trai mới thi đỗ. Giá trị của máy vi tính này là 16 triệu đồng. 3. Một hãng địa ốc đề nghị ông Bách bán khu nhà nơi ông đặt Công ty với giá 2 tỷ đồng. Mặc dù giá có lời nhưng ông đã từ chối vì di chuyển Công ty đến nơi khác sẽ rất tốn kém. Anh Bình xem sổ sách và thấy rằng số dư của các tài khoản kế toán do anh An đã tính ngày 30/10/201X như sau: (đơn vị: 1.000đ) Tiền mặt 45 Phải trả người bán 30 Thuế và các khoản phải nộp NN 25 Tiền gửi ngân hàng 84 Phải thu khách hàng 30 Hàng hoá 250 TSCĐ (nguyên giá) 2.200 Hao mòn TSCĐ 150 Vốn kinh doanh 2.404
  45. Dựa vào số dư các tài khoản mà anh An đã tính và các nghiệp vụ do ông Bách cung cấp, sau một hồi loay hoay, anh Bình cũng đã lập được một BCĐKT như sau: Cty Thanh Long BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/10/201X Đơn vị: triệu đồng TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền Tiền mặt 45 Phải thu khách hàng 30 Tiền gửi ngân hàng 84 Hao mòn TSCĐ 150 Hàng hoá 250 Thuế và các khoản phải nộp NN 25 Phải trả người bán 30 Vốn kinh doanh 2.404 TSCĐ hữu hình (nguyên giá) 2.200 Cộng tài sản 2.609 Cộng nguồn vốn 2.609 Yêu cầu: Bạn hãy giúp anh Bình sửa chữa những sai lầm (nếu có) để có được một BCĐKT đúng.