Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

doc 172 trang hapham 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_nhung_nguyen_li_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin.doc

Nội dung text: Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

  1. Chương mở đầu NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 1. Ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Mác – Lênin - Triết học: nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; định hướng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. - Kinh tế chính trị: nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. - Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị để làm sáng tỏ những quy luật của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản. 2. Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin a. Những điều kiện, tiền đề sự ra đời chủ nghĩa Mác - Điều kiện kinh tế - xã hội Những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ. Cuộc cách mạng công nghiệp không những đánh dấu bước chuyển hóa từ nền tảng sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 kéo theo hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chủ nghĩa tư bản, tiêu biểu là: + Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liông (Pháp) năm 1831 va 1834 + Phong trào Hiến chương (Anh) từ năm 1838 đến năm 1848 + Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Silêdi (Đức) năm 1844. Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản yêu cầu khách quan là nó cần phải có lý luận khoa học. Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu cầu khách quan đó; đồng thời chính thực tiễn cách mạng đó cũng trở thành tiền đề thực tiễn cho sự khái quát và phát triển lý luận cua chủ nghĩa Mác - Tiền đề lý luận Chủ nghĩa Mác ra đời còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại như: +Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của G.Hêghen (George W.Friedrich Hegel, 1770-1831) và L.Phơ bách (Ludwig Feuerbach, 1804-1872). 1
  2. G.Hêghen đã diễn đạt được nội dung của phép biện chứng dưới dạng lý luận thông qua hệ thống các quy luật, phạm trù. Trên cơ sở phê phán C.Mác và Ph.Ăngghen đã thừa để xây dựng phép biện chứng duy vật. Với Phơ bách, mặc dù còn nhiều hạn chế về quan điểm liên quan đến các vấn đề xã hội; song, C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá cao vai trò tư tưởng của Phơ bách trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào ý thức của con người. đã tạo tiền đề cho bước chuyển biến của C.Mác và Ph.Ăngghen từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật. + Kinh tế chính trị cổ điển Anh như A.Xmít (Adam Smith, 1723-1790) và Đ.Ricácđô (David Ricardo, 1772-1823) đã góp phần tích cực vào quá trình hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác. A.Xmít và Đ.Ricácđô là những người mở đầu lý luận về giá trị trong kinh tế chính trị học bằng việc xây dựng học thuyết về giá trị lao động. Các ông đã đưa ra những kết luận quan trọng về giá trị và nguồn gốc của lợi nhuận, về tính chất của quá trình sản xuất vật chất, về những quy luật kinh tế khách quan để Mác kế thừa xây dựng nên lý luận về giá trị thặng dư, luận chứng về bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. + Chủ nghĩa xã hội không tưởng có các nhà tư tưởng tiêu biểu như: H.Xanh Ximông (Henri De Saint Simon, 1760-1825), S.Phuriê (Charles Fourier, 1772-1837) người Pháp và R. Ôoen (Robert Owen, 1771-1858) người Anh. Chủ nghĩa xã hội không tưởng thể hiện đậm nét tinh thần nhân đạo, phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản trên cơ sở vạch trần cảnh khốn cùng cả về vật chất lẫn tinh thần của người lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và đã đưa ra nhiều quan điểm cũng như dự đoán về xã hội tương lai. Song, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã không luận chứng được một cách khoa học về bản chất của chủ nghĩa tư bản, không phát hiện được quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản và vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân với tư cách là lực lượng xã hội có khả năng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội bình đẳng, không có bóc lột. Trên tinh thần nhân đạo đó nó đã trở thành những tiên đề lý luận cho chủ nghĩa xã hội khoa học. - Tiền đề khoa học tự nhiên Cùng với những điều kiện kinh tế – xã hội, tiền đề lý luận, thì những thành tựu khoa học tự nhiên cũng khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác: + Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ( Ra đời vào giữa TKXIX do Mayer, Helmholt, Faraday, Joule, Lence ) chứng minh về các hình thức vận động không tách rời nhau của vật chất, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn + Thuyết tiến hóa ( Ra đời giữa TKXIX do Charles Darwin, nhà sinh vật học người Anh) đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên. + Thuyết tế bào ( Ra đời năm 1839, do hai nhà sinh vật học người Đức là Scheiden và Schwan) đã xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trình phát triển trong mối liên hệ của chúng. Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa và thuyết tế bào là những thành tựu khoa học bác bỏ tư duy siêu hình và quan điểm thần học về vai trò của ” 2
  3. Đấng sáng tạo”; khẳng định tính đúng đắn quan điểm về thế giới vật chất vô cùng, vô tận, tự tồn tại, tự vận động, tự chuyển hóa của thế giới quan duy vật biện chứng; khẳng định tính khoa học của tư duy biện chứng duy vật trong nhận thức và thực tiễn. Như vậy, sự ra đời cuả chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật; nó vừa là sản phẩm của điều kiện kinh tế xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vực khoa học, vừa là sản phẩm năng lực tư duy và tinh thần nhân văn của những người sáng lập ra nó. b. Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác -Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện diễn ra từ những năm 1842, 1843 đến những năm 1847, 1848. C.Marx: 5/5/1818 - 14/3/1883. Friedrich Engels: 28/11/1820 - 5/8/1895. Những tác phẩm chính: như Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844 (C.Mác), Gia đình thần thánh (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1845), Luận cương về Phơ bách (C.Mác, 1845), Hệ tư tưởng Đức (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1845 - 1846), v.v đã thể hiện rõ nét việc C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa tinh hoa quan điểm duy vật và phép biện chứng của các bậc tiền bối để xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật. Đến tác phẩm Sự khốn cùng của triết học (C.Mác, 1847) và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1848), chủ nghĩa Mác đã được trình bày như một chỉnh thể các quan điểm nền tảng với ba bộ phận lý luận cấu thành. Trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học, C.Mác đã đề xuất những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa xã hội khoa học và bước đầu thể hiện tư tưởng về giá trị thặng dư. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mác. Trong tác phẩm này, cơ sở triết học được thể hiện sắc sảo trong sự thống nhất hữu cơ với các quan điểm kinh tế và các quan điểm chính trị - xã hội. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm bước đầu đã chỉ ra những quy luật vận động của lịch sử, thể hiện tư tưởng cơ bản về lý luận hình thái kinh tế – xã hội. Theo tư tưởng đó, sản xuất vật chất có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội; phương thức sản xuất vật chất quyết định quá trình sinh hoạt, đời sống chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cũng cho thấy từ khi có giai cấp thì lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp, giai cấp vô sản chỉ có thể tự giải phóng mình nếu đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể nhân loại. Với những quan điểm cơ bản này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu toàn diện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã phát hiện ra rằng: việc tách những người sản xuất nhỏ khỏi tư liệu sản xuất bằng bạo lực là khởi điểm của sự xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Người lao động không còn tư liệu sản xuất để tự mình thực hiện các hoạt động lao động, cho nên muốn lao động để có thu nhập, người lao động buộc phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Sức lao động đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, người bán nó trở thành công nhân làm thuê cho nhà tư bản. Giá trị do lao động của công nhân tạo ra lớn hơn giá trị sức lao động của họ, hình thành nên giá trị thặng dư nhưng nó lại không thuộc về người lao động mà thuộc về người nắm giữ tư liệu sản xuất, là nhà tư bản. 3
  4. Như vậy, bằng việc tìm ra nguồn gốc của việc hình thành giá trị thặng dư, C.Mác đã chỉ ra bản chất của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, cho dù bản chất này đã bị che đậy bởi quan hệ tiền - hàng. Lý luận về giá trị thặng dư được C.Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu và trình bày toàn diện, sâu sắc trong bộ Tư bản. Lý luận này đã trình bày hệ thống các quy luật vận động và phát triển của xã hôi, cho thấy sự vận động và phát triển ấy là một quá trình lịch sử - tự nhiên thông qua sự tác động biện chhứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Tư tưởng duy vật về lịch sử, về cách mạng vô sản tiếp tục được phát triển trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta (C.Mác, 1875). Trong tác phẩm này, những vấn đề về nhà nước chuyên chính vô sản, về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, những giai đoạn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa cộng sản, v.v c. Giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Bối cảnh lịch sử và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác. Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang một giai đoạn mới là giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Bản chất bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tư bản ngày càng bộc lộ rõ nét; mâu thuẫn trong xã hội tư bản ngày càng sâu sắc mà điển hình là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản. Tại các nước thuộc địa, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc tạo nên sự thống nhất giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, giữa nhân dân các nước thuộc địa với giai cấp công nhân ở chính quốc. Trung tâm của các cuộc cách mạng giai đoạn này là nước Nga. Giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích đã trở thành ngọn cờ của cách mạng thế giới. - Vai trò V.I.Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác Vladimir Ilich Lenin, sinh ngày 22/4/1870 tại Xim biếc (Simbirsk) nước Nga trong một gia đình trung lưu, cha là giáo viên dạy lịch sử và tiếng Latinh có tư tưởng tiến bộ. V.I.Lênin tốt nghiệp thủ khoa ngành Luật Đại học Saint Peterburg năm 1891. V.I.Lênin là người kế sự nghiệp của C.Mác và Ph. Ăngghen. Quá trình V.I.Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác có thể chia thành ba thời kỳ, tương ứng với ba nhu cầu cơ bản khác nhau của thực tiễn, đó là: + Thời kỳ từ 1893 đến 1907 + Thời kỳ từ 1907 đến 1917 + Thời kỳ từ sau khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công (1917) đến khi V.I.Lênin từ trần ( 21/1/1924). Những tác phẩm Những “người bạn dân là thế nào” và họ đấu tranh chống những người dân chủ – xã hội ra sao? (1894) của V.I.Lênin vừa phê phán tính chất duy tâm và những sai lầm nghiêm trọng của phái dân túy khi nhận thức những vấn đề lịch sử – xã hội, vừa vạch ra ý đồ của họ khi muốn xuyên tạc chủ nghĩa Mác bằng cách xóa nhòa ranh giới giữa phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác với phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Trong tác phẩm Làm gì? (1902) V.I.Lênin đã phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác về các hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trước khi giành chính quyền. 4
  5. Cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907 thất bại. Thực tiễn cuộc cách mạng này được V.I.Lênin tổng kết trong tác phẩm Hai sách lược của đảng dân chủ – xã hội trong cách mạng dân chủ (1905). đã được Lênin phát triển những vấn đề về phương pháp cách mạng, nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, vai trò của quần chúng nhân dân, vai trò của các đảng chính trị, v.v trong cách mạng tư sản giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Những năm 1907 – 1917 là những năm vật lý học có cuộc khủng hoảng về thế giới quan đã tác động đến việc xuất hiện nhiều tư tưởng duy tâm theo quan điểm của chủ nghĩa Makhơ phủ nhận chủ nghĩa Mác. V.I.Lênin đã tổng kết toàn bộ thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; tổng kết những sự kiện lịch sử giai đoạn này để viết tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1909). Bằng việc đưa ra định nghĩa về vật chất, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, những nguyên tắc của nhận thức, v.v Trong tác phẩm Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác (1913), về phép biện chứng trong Bút ký triết học (1914 – 1916), về nhà nước chuyên chính vô sản, bạo lực cách mạng, vai trò của Đảng Cộng Sản và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trong Nhà nước và cách mạng (1917), v.v Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu. Sự kiện này làm nảy sinh những nhu cầu mới về lý luận mà C.Mác, Ph.Ăngghen chưa được đặt ra. V.I.Lênin đã tổng kết thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân, tiếp tục bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác về sự thắng lợi của giai cấp vô sản, về chiến lược và sách lược của các đảng vô sản trong điều kiện lịch sử mới, về thời kỳ quá độ, về kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chính sách kinh tế mới (NEP), v.v qua một loạt các tác phẩm nổi tiếng như: Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản (1920), Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Tơrốtxki và Bukharin (1921), Về chính sách kinh tế mới (1921), Bàn về thuế lương thực (1921), v.v Ngày 30/8/1918, V.I.Lênin bị bọn” xã hội cách mạng” mưu sát. Ong mất ngày 21/1/1924 tại làng Gorki( ngoại ô Matxcơva). Với những cống hiến to lớn ở cả ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác, tên tuổi của V.I.Lênin đã gắn liền với chủ nghĩa này, đánh dấu bước phát triển toàn diện của chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lênin. d. Chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới Cuộc cách mạng tháng 3 năm 1871 ở Pháp (Công xã Pari) có thể coi đây một nhà nước kiểu mới – nhà nước chuyên chính vô sản được thành lập. Tháng 8 năm 1903 Đảng Bônsêvích Nga được thành lập đến năm 1905 đã thực hiện một cuộc diễn tập đầu tiên của giai cấp vô sản, đến tháng Mười năm 1917, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác – Lênin trong lịch sử. Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập; năm 1922, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô - viết ra đời. Với sức mạnh của liên minh, công cuộc chống phát-xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ II không chỉ bảo vệ được thành quả của giai cấp vô sản mà còn đưa chủ nghĩa xã hội phát triển ra ngoài biên 5
  6. giới LiênXô, hình thành nên cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô dẫn đầu, với các thành viên như Mông Cổ, Ba Lan, Rumani, Hunggari, Việt Nam, Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani, Bungari, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa dân chủ Đức, Trung Quốc, Cu Ba. Sự kiện này đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất. Những sự kiện trên đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân toàn thế giới; thức tỉnh, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa. Vai trò định hướng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đem lại những thành quả lớn lao cho sự nghiệp vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, và ngay cả khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng và rơi vào thoái trào thì tư tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại, chủ nghĩa xã hội vẫn được khẳng định ở nhiều quốc gia và chiều hướng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa ở các nước khu vực Mỹ Latinh. II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và mục đích của việc học tập, nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lênin, bao gồm triết học, kinh tế- chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học. Mục đích của việc học tập, nghiên cứu môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” là: nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin; hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng. 2. Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên cứu - Thứ nhất, những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin được thể hiện trong những bối cảnh cụ thể khác nhau, nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể khác nhau; học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin cần phải hiểu thực chất của nó; chống học theo lối kinh viện, giáo điều. - Thứ hai, sự hình thành, phát triển những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin là một quá trình. Trong quá trình ấy, những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau; vì vậy, học tập, nghiên cứu mỗi luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin phải đặt chúng trong mối liên hệ với các luận điểm khác để thấy được sự thống nhất trong tính đa dạng và nhất quán của mỗi tư tưởng nói riêng, của toàn bộ chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung. - Thứ ba, học tập, nghiên cứu những nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin là để hiểu rõ cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử. - Thứ tư, học tập, nghiên cứu, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin để đáp ứng những yêu cầu của con người Việt Nam trong giai đoạn mới; vì vậy, phải tự giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện để từng bước hoàn thiện mình trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống cộng đồng xã hội. 6
  7. - Thứ năm, chủ nghĩa Mác – Lênin không phải là hệ thống lý luận bất biến, mà trái lại đó là hệ thống lý luận không ngừng phát triển trên cơ sở phát triển của thực tiễn thời đại; vì vậy, quá trình học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin đồng thời cũng phải là quá trình tổng kết, đúc kết kinh nghiệm để góp phần phát triển tính khoa học vốn có của nó. 7
  8. Chương I CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG I. VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC 1. Sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trong quá trình nhận thức thế giới, mọi triết học đều phải trả lời cu hỏi thế giới xung quanh ta l gì, do đâu mà có, chúng có thực hay không? Vì vậy, vấn đề tồn tại của thế giới có thực hay không đ được đặt ra cho cả triết học Phương Đông lẫn triết học Phương Tây, cả duy tâm lẫn duy vật. Nhìn chung cc nhà triết học duy tâm đều xem tồn tại của thế giới là do có một lực lượng tinh thần siêu nhiên có trước, sáng tạo ra thế giới. Thế giới vật chất đang tồn tại chỉ là bản sao của thế giới tinh thần. Chủ nghĩa duy vật phủ nhận giả thuyết này và cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, không sinh ra, không mất đi, luôn luôn vận động từ trạng thái này sang trạng thái khác, tồn tại khách quan. Trên cơ sở đó mà mọi triết họcđều phải giải quyết hai vấn đề: + Một là, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? + Hai là, tư duy của con người có phản ánh trung thực thế giới khách quan không? Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không? - Để giải đáp hai vấn đề nêu trên mà trong lịch sử triết học đ hình thnh cc trường phái triết học khác nhau, nhưng chung quy, cũng chỉ có hai trường phái là duy tâm và duy vật. 2. Các trường phái triết học a. Triết học duy tâm: Cùng là chủ nghĩa duy tâm, nhưng triết học duy tâm khch quan coi ý thức như là một cái gì huyền bí, cĩ trước thế giới vật chất, sinh ra mọi sự vật. Được Pla-tôn gọi là “ý niệm” cịn Hê-ghen gọi là “ý niệm tuyệt đối” (Có thể coi đó là một lực lượng siêu nhiên huyền bí có quyền năng tuyệt đối ). Cịn triết học duy tâm chủ quan đại biểu là Béc – cơ – li, Hi – um, Phích – tơ cũng cho rằng ý thức có trước, nhưng không phải là một lực lượng siêu nhiên huyền bí từ bên ngoài đưa vào mà họ coi cảm giác của con người quyết định tồn tại ( không“ cảm giác” được, thì sự vật không có ). Ngoài ra còn có thuyết nhị nguyên, coi vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên, cùng tồn tại độc lập. Thực chất, thuyết nhị nguyên cũng là một dạng của chủ nghĩa duy tâm. Tóm lại: triết học duy tâm đã tuyệt đối hoá vai trị của ý thức, phủ nhận hiện thực khách quan, phủ nhận khả năng nhận thức của con người, làm cho con người trở nên thụ động, bất lực trước mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội. Do đó triết học duy tâm thường 8
  9. được tôn giáo sử dụng làm cơ sở lý luận để giải thích thế giới xung quanh chúng ta do đâu mà có, con người từ đầu sinh ra, chết rồi sẽ đi về đâu. Tuy nhiên cũng có sự khác nhau giữa duy tâm trong triết học với duy tâm trong tôn giáo. Thế giới quan tôn giáo, lịng tin đóng vai trị chủ đạo, cịn chủ nghĩa duy tm trong triết học lại là sản phẩm của tư duy trừu tượng. b.Triết học duy vật: + Mở đầu là triết học duy vật ngây thơ chất phác thời cổ đại. Tiêu biểu là triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Thời kỳ này các nhà triết học duy vật cũng đ khẳng định thế giới xung quanh chúng ta là thế giới vật chất, không do ai sinh ra, không mất đi, nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể nào đó. + Triết học duy vật siu hình đại biểu là Tô – mát – hốp – xơ người Anh (1588- 1679 ). Quan niệm, các sự vật hiện tượng tồn tại biệt lập không phụ thuộc vào nhau, không coi đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc là động lực của sự phát triển. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nhưng triết học duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vô việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo thời bấy giờ. + Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Mác và Ăng – ghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được Lênin phát triển. Ngay từ khi mới ra đời nó đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình, vì nó đã phản ánh đúng hiện thực khách quan, nó đã trở thành công cụ giúp những lực lượng tiến bộ chinh phục và cải tạo thế giới II. QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1. Phạm trù vật chất. a. Các quan điểm duy vật trước Mác quan niệm về vật chất. Ngay từ thời cổ đại các nhà triết học duy vật cũng đã phủ nhận vai trị của thần linh sinh ra thế giới vật chất. Nhưng, để trả lời cho câu hỏi cái gì đã sinh ra mọi sự vật trong thế giới này. Trên tinh thần ấy mà các nhà triết học duy vật thời cổ đại đã cố gắng đi tìm và giải thích cội nguồn của thế giới vật chất. Do trình độ của khoa học chưa phát triển, sự hiểu biết còn giới hạn, vì vậy hầu hết các nhà triết học thời đó đều cho rằng cái đầu tiên tạo nên thế giới vật chất là một dạng vật chất cụ thể nào đó như: nước, lửa, không khí về sau Đê –mô – crít ước đoán dạng vật chất đầu tiên tạo nên các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là nguyên tử, và từ đó dẫn đến thói quen xem vật chất là một vật thể ban đầu nào đó, có giới hạn cuối cùng, không biến đổi, không thể phân 9
  10. chia. Quan điểm này càng được khẳng định ở thế kỷ XVIII khi Niu – tơn phát hiện dạng vật chất có khối lượng nhỏ nhất là nguyên tử và từ đó trở đi người ta đ đồng nhất vật chất với nguyên tử. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khoa học vật lý. Ví dụ: năm 1895 Rơn – ghen phát hiện ra tia X. 1896 Béc – cơ – nen pht hiện ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Uran; 1897 Tôm – xơn phát hiện điện, điện tử; 1898 – 1902 ơng b Ma – ri – quy – ri khám phá ra các chất phóng xạ. Tất cả những phát hiện đó đã nói lên rằng, nguyên tử không phải l phần tử nhỏ nhất, mà nó còn có thể bị phân rã chuyển hóa, lợi dụng cơ hội này các nhà triết học duy tâm đã phản công. Rằng: không có thế giới vật chất, vật chất đã biến mất, đã gây ra một cuộc khủng hoảng về thế giới quan của chủ nghĩa duy vật, từ đó đã có một số nhà triết học đang từ chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc đã chuyển sang chủ nghĩa hoài nghi rồi ngã về chủ nghĩa duy tâm. Lênin cho rằng: đó là “một bước ngoặt nhất thời, là một thời kỳ ốm đau của lịch sử khoa học và triết học, một chứng bệnh của trưởng thành ”. Để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Lênin đã khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học thời đó, ông đã đưa ra định nghĩa về vật chất, một định nghĩa mà cho tới nay các khoa học hiện đại vẫn phải thừa nhận tính đúng đắn của nó. b. Định nghĩa vật chất của Lênin: “ vật chất là một phạm trù (khái niệm ) triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta sao lại, chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác ”. - Định nghĩa vật chất của Lênin có hai vấn đề cơ bản cần nắm vững: + Vấn đề thứ nhất: vật chất là một khái niệm dùng để chỉ thực tại khách quan Có nghĩa là thế giới xung quanh chúng ta có vô vàn các sự vật và hiện tượng khác nhau nhưng chúng đều có chung một đặc tính giống nhau, là tính vật chất (tồn tại khách quan, không sinh ra, không mất đi). Do đó, chúng ta không được nhầm lẫn khái niệm vật chất nói chung với các sự vật cụ thể. Các sự vật cụ thể nó có quá trình sinh ra rồi mất đi, nhưng tính vật chất của nó không mất đi mà nó chỉ chuyển từ dạng vật chất cụ thể này sang dạng vật chất cụ thể khác thông qua vận động, do đó, một hình thức vận động nào đó của vật chất mất đi, tất yếu sẽ nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế. Như vậy, vật chất không biến mất, vật chất không phải là vô hình mà người ta vẫn có thể biết được vật chất tồn tại dưới dạng các sự vật cụ thể khác thông qua vận động. + Vấn đề thứ hai: vật chất là một khái niệm dùng để chỉ thực tại khách quan, đem lại cho con người cảm giác, có nghĩa là, thế giới khách quan tác động vào các giác 10
  11. quan của con người, nhờ có sự phản xạ của hệ thần kinh chuyển về bộ óc mà con người nhận biết được nó là cái gì, (tức ý thức). Như vậy, vật chất là cái phải có trước, ý thức cĩ sau. Ý thức chỉ là sự sao lại, chụp lại, chép lại (lưu giữ lại trong bộ óc). Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. - Định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm những nội cơ bản sau đây: + Một là, định nghĩa đã khái quát được thuộc tính bản chất nhất của vật chất là tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người, không sinh ra không mất đi, mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. + Hai là, định nghĩa vật chất của Lênin đã giải đáp được vấn đề cơ bản của triết học. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. + Ba là, định nghĩa vật chất của Lênin đã khắc phục được tính siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ quy vật chất vo một dạng tồn tại cụ thể no đó, bác bỏ những quan niệm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm ( ý thức có trước ). + Bốn là, định nghĩa vật chất của Lênin là cơ sở cho các khoa học phát triển, đem lại niềm tin cho con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới bằng chính sức lực, trí tuệ của chính mình chứ không phải chờ đợi ở một phép màu nào đó. Tóm lại, định nghĩa vật chất của Lênin đã bao quát được cả về thế giới quan cũng như về phương pháp luận, cả về lý luận và thực tiễn. Nó đã khắc phục được tư tưởng của triết học duy vật chất phác, triết học siêu hình, là cơ sở lý luận vững chắc để bác bỏ triết học duy tâm một cách triệt để, vạch đường cho khoa học và những tư tưởng tiến bộ. c. Vật chất và các hình thức tồn tại của nó - Theo Ph.Ăng - ghen: “ Vận động được hiểu theo nghĩa chung nhất là bao gồm tất cả mọi sự thay đổi diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy ”, vận động là sự biến đổi nói chung. Vận động “ là thuộc tính cố hữu của vật chất ”. Vận động “ là phương thức tồn tại của vật chất ”. Điều này có nghĩa là người ta biết được vật chất tồn tại dưới các dạng cụ thể thông qua vận động ở giai đoạn đứng im tương đối. Thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện, bộc lộ nó là cái gì. Do đó, không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại không có sự vận động nào lại không phải là vận động của vật chất, không thuộc về vật chất. Với tính cách vận động “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, tự thân vận động. Nguyên nhân của sự vận động ấy là do kết quả sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc của vật chất gây ra. Do đó vận động của vật chất là vô tận, không 11
  12. sinh ra, không mất đi là một thuộc tính không thể tách rời vật chất. Nếu một hình thức vận động nào đó của vật chất mất đi, tất yếu sẽ nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế. Trên tinh thần đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, vận động là phương thức tồn tại, là thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, từ sự vật nhỏ như là nguyên tử, tế bào của thực vật, động vật cho đến các thiên thể, các hành tinh trong vũ trụ cho đến tư duy đều vận động không ngừng Trong quá trình tồn tại các sự vật, hiện tượng không những vận động mà chúng còn có liên hệ với nhau, không tách rời nhau, ràng buộc lẫn nhau, mối liên hệ ấy không những chỉ xảy ra giữa sự vật này với sự vật khác mà ngay trong bản thân một sự vật, hiện tượng cũng đã có mối liên hệ. Ví dụ, trong một nguyên tử có các hạt prôtôn và nơtron tạo thành hạt nhân (mang điện dương +), còn các lectrơn xoay xung quanh hạt nhân với tốc độ rất lớn (mang điện âm -) đối lập với nhau, nhưng những mặt đối lập trái ngược nhau ấy chúng lại có liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, không thể thiếu nhau. Hoặc trong một tế bào ta cũng thấy, mỗi bộ phận của tế bào đảm nhận những chức năng riêng biệt, nhưng chúng đều có mối liên hệ với nhau thành một chỉnh thể. Hoặc giữa trái đất của chúng ta với các hành tinh trong hệ mặt trời cũng không ngừng vận động và có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau bằng lực hút và lực đẩy, còn trong x hội thì những mối liên hệ lại càng phức tạp hơn, như sự liên hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa chăn nuôi với trồng trọt, giữa sản xuất với tiêu dùng, và trong sự phát triển cũng là kết quả của sự liên hệ nối tiếp kế thừa của quá trình trước với các quá trình sau. Những mối liên hệ đó hình thành khách quan ngồi ý chí của con người, nó là hiện tượng khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng cả ở trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguồn gốc của mọi sự vận động nằm ngay bên trong bản thân của sự vật, chứ không phải từ bên ngoài, tức “tự thân vận động”. Nhờ có sự vận động, vật chất mới bộc lộ ra là cái gì. Cho nn muốn nhận thức được sự vật phải nghiên cứu chúng trong trạng thái vận động, vì vậy nhiệm vụ của mọi khoa học không có gì khác là nghiên cứu sự vận động của vật chất. d. Những hình thức vận động cơ bản của vật chất: + Một là, vận động cơ học của các vật thể trong không gian. + Hai là, vận động vật lý, là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản + Ba là, vận động hóa học là các quá trình hóa hợp và phân giải các chất. 12
  13. + Bốn là, vận động sinh vật là sự trao đổi chất trong cơ thể sống. + Năm là, vận động xã hội là sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội. Mỗi hình thức vận động cơ bản lại bao hàm rất nhiều hình thức vận động khác nhau, song lại có quan hệ với nhau. Hình thức vận động cao được thực hiện thông qua các hình thức vận động thấp. Nếu không có sự thay đổi hĩa học thì sẽ không có sự thay đổi về nhiệt độ; nếu không có sự vận động của vô cơ, thì cũng không có đời sống hữu cơ. e. Vận động và đứng im: - Mọi sự vật, hiện tượng đều vận động, đứng im chỉ là tạm thời - Đứng im chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định, ví dụ: con tàu đứng im là trong mối quan hệ với bến cảng, còn trong mối quan hệ với mặt trời và các thiên thể khác thì nó đang vận động trong sự vận động của trái đất. - Đứng im chỉ xảy ra với một hình thức vận động nào đó, chứ không phải với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc. Nói con tàu đứng im nhưng trong bản thân nó thì sự vận động về vật lý, vận động về hoá học vẫn đang diễn ra. - Đứng im, tức là vận động trong thăng bằng, dưới dạng sự vật cụ thể. - Đứng im chỉ là tạm thời, nghĩa là không có sự vật nó tồn tại vĩnh viễn. f. Vật chất vận động trong không gian và thời gian - Vật chất luôn luôn vận động trong không gian và thời gian, có nghĩa là, bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong quá trình tồn tại đều có kích thước to nhỏ khác nhau, thời gian tồn tại của sự vật ngắn hay di. + Không gian có ba chiều, chiều di, chiều rộng, chiều cao. + Thời gian chỉ có một chiều từ quá khứ đến tương lai. Còn khi niệm “ không gian nhiều chiều ” mà ta thường thấy trong tài liệu khoa học là khái niệm trừu tượng của khoa học dùng để chỉ tập hợp một số đại lượng đặc trưng cho các thuộc tính khác nhau của khách thể nghiên cứu và tuân theo những nguyên tắc biến đổi nhất định. Đó là một công cụ toán học dùng để nghiên cứu chứ không phải để chỉ không gian thực, không gian thực chỉ có ba chiều. 2. Ý thức, nguồn gốc, Kết cấu của ý thức a. Nguồn gốc của ý thức Ý thức là gì, do đâu mà có, để trả lời cho câu hỏi này mà trong lịch sử triết học đã có nhiều quan điểm khác nhau: 13
  14. - Triết học duy tâm quan niệm, ý thức là một thực thể độc lập không phụ thuộc vào thế giới vật chất, có trước thế giới vật chất, sáng tạo ra thế giới vật chất và chi phối thế giới vật chất được Pla - tôn gọi là “ ý niệm ”, H - ghen gọi là “ ý niệm tuyệt đối ” - Chủ nghĩa duy vật trước Mác không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên này của ý thức, nhưng lại cho rằng tư tưởng được tiết ra từ óc cũng như gan tiết ra mật. - Trên cơ sở tổng kết thành tựu của nhiều khoa học, đặc biệt là khoa học sinh lý hệ thần kinh. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác bác bỏ những quan niệm sai lầm trên và đưa ra nhận định mới về nguồn gốc của ý thức: ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người có chức năng phản ánh, nhưng không phải là phản ánh giản đơn, mà là phản ánh năng động sáng tạo. - Trước hết chúng ta đều biết: phản ánh là thuộc tính vốn có của mọi đối tượng vật chất. Ví dụ: + Phản ánh của giới vô cơ như mặt nước, mặt gương phản chiếu ánh sáng. Sự phản ánh này mang tính đơn giản, không phân biệt, không lựa chọn. + Phản ánh của thực vật như hoa hướng dương biết hướng về phía mặt trời để hấp thụ được nhiều năng lượng, rễ cây phát triển mạnh về hướng có nhiều phân. Sự phản ánh này đã có sự lựa chọn. + Phản ánh của động vật lại phát triển cao hơn một bậc dưới dạng cảm giác, tri giác và biểu tượng là nhờ có hệ thống thần kinh và bộ óc . Nếu vậy, các loài động vật chúng có ý thức không? Trả lời rằng không, chỉ con người mới có ý thức. Phản ánh dưới dạng cảm giác, tri giác và biểu tượng đó mới chỉ là hiện tượng sinh lý và tâm lý chung của động vật, chứ chưa phải là ý thức. Ý thức chỉ được hình thành gắn liền với lao động và sau lao động là ngôn ngữ thì ý thức mới có thể xuất hiện. Như vậy, sự ra đời của ý thức có hai nguồn gốc: - Nguồn gốc tự nhiên là bộ óc người, có chức năng phản ảnh: Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, nó cũng có một quá trình tiến hóa lâu dài hàng tỷ năm cùng với sự hình thành của trái đất, từ mầm sống đầu tiên và phát triển đến đỉnh cao nhất của sự tiến hoá là xuất hiện loài người. Bộ óc người (nặng trung bình 1,7 kg có khoảng15 tỉ tế bo), có chức năng thu nhận và điều khiển cơ thể với thế giới bên ngoài, nhờ đó mà chúng ta mới biết được mùi vị, âm thanh, màu sắc, nóng lạnh. Được Páp - lốp nhà sinh vật học người Nga gọi là phản xạ có điều kiện và không có điều kiện. 14
  15. Do đó, khi bộ óc bị tổn thương thì phản xạ sẽ khơng chính xác nữa. Nếu vậy thì con vật có ý thức không? Trả lời rằng không, chỉ có con người mới có ý thức. Như vậy, rõ ràng là ở con người có một cái gì đó đặc biệt. Cái đặc biệt chính là thông qua lao động, vượn biến thành người và sau lao động là ngôn ngữ thì ý thức mới xuất hiện. b. Nguồn gốc xã hội: Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên rất quan trọng, không thể thiếu được, nhưng chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là lao động . - Lao động là điều kiện chủ yếu để con người tồn tại, phát triển. Đó là sự khác nhau căn bản giữa con người với động vật. Nếu như ở động vật kinh nghiệm sống được truyền qua bản năng di truyền, như đ được cài đặt sẵn trong bộ gien, chúng chỉ biết sử dụng các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên, nhưng những thứ đó không còn nữa thì con vật sẽ bị chết đói, nhưng con người thì hoàn toàn khác, con người không những biết sử dụng các thứ có sẵn trong tự nhiên mà còn tìm tòi, khám phá, chinh phục, cải tạo tự nhiên theo ý đồ của mình, nhờ đó mà con người dần dần nhận biết được những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội dưới dạng những kinh nghiệm, những tri thức, nhờ vậy mà kho tàng tri thức của loài người ngày càng được bổ sung thêm phong phú. Vì vậy, ý thức không thể là từ bên ngoài đưa vào trong bộ óc, mà nó được hình thành từ khám phá và cải tạo thế giới khách quan, từ lao động sản xuất gắn liền với sự ra đời của ngôn ngữ. - Lao động không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà ngay từ buổi đầu sơ khai con người đã biết quy tụ lại với nhau mang tính tập thể, tính xã hội. Vì vậy, trong quá trình lao động tập thể đã nảy sinh nhu cầu cần phải trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lao động tập thể mà từ đó cái cuống họng của loài vượn biến đổi dần dần thích ứng với một lối phát âm ngày càng phát triển. Nhờ có lao động mà ngôn ngữ mới được hình thành. Nó đã trở thành hệ thống tín hiệu mang nội dung của ý thức. Nếu không có hệ thống tín hiệu này thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ là phương tiện, là công cụ để khái quát hoá, trừu tượng hóa, ngôn ngữ dùng để giao tiếp, truyền kinh nghiệm từ người này sang người khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, ý thức không phải là hiện tượng thuần túy cá nhân mà là một hiện tượng mang tính lịch sử, tính xã hội. Nếu không có ngôn ngữ thì xã hội không thể phát triển. Vì những lẽ trên, Ăng - ghen viết: “ Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần biến chuyển thành bộ óc con người ”. 15
  16. c. Bản chất của ý thức Dựa trên cơ sở lý luận phản ánh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người nhưng không phải là sự phản ánh giản đơn, mà phản ánh một cách năng động và sáng tạo. ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. - Để hiểu rõ hơn bản chất của ý thức, chúng ta phải biết rằng: cả vật chất và ý thức đều tồn tại. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập. Vật chất là cái được phản ánh tồn tại khách quan, nhưng khi nó đã được chuyển vào trong đầu óc người ta thì nó lại trở thành hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan, (tức ý thức). Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời cái được phản ánh (vật chất) với cái phản ánh (ý thức). - Thứ hai, khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nhưng nó không phải như là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật, mà là sự phản ánh năng động sáng tạo. Do đó chỉ con người mới có ý thức, ý thức được ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, chính vì vậy C.Mc viết: ý thức “ chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó ”. Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện thống nhất của ba mặt sau: - Một là, nhận thức của con người bao giờ cũng xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống đặt ra, do đó những ý tưởng, tức sự suy tính phải có trước khi hành động, đó là quá trình chọn lọc các thông tin, lựa chọn phương thức hành động, chứ không thụ động như ở động vật. - Hai là, những thông tin được sao, chép lại, dưới dạng hình ảnh tinh thần được lưu giữ lại trong óc. Thực chất, đây là quá trình bắt đầu sáng tạo, có nghĩa là đối tượng vật chất đã trở thành ý tưởng phi vật chất để rồi suy diễn, tưởng tượng theo ý tưởng của mình. - Ba là, chuyển sự tưởng tượng từ trong óc ra bên ngoài, và bằng lao động con người đã biến những ý tưởng thành hiện thực, giai đoạn này con người phải lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tiến hành lao động nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do đó chúng ta phải thấy được ý thức bao giờ cũng gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ bởi các quy luật sinh học mà chủ yếu là các quy luật xã 16
  17. hội, các quy ước được hình thành trong quan hệ sản xuất, do đó ý thức mang bản chất xã hội và lịch sử. d. Kết cấu ý thức : - Cấu trúc theo chiều ngang: gồm có tri thức và tình cảm. + Tri thức là kết quả nhận thức của con người về thế giới, được diễn đạt dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu. Được tách ra làm hai loại tri thức. Tri thức thông thường, là những nhận thức thu nhận được từ hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài rời rạc chưa được hệ thống hoá. Tri thức khoa học là những nhận thức đã được đúc kết từ thực tiễn thành lý luận, kinh nghiệm. Ngày nay, tri thức đang là yếu tố giữ vai trị quyết định đối với sự phát triển kinh tế, vì vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bền vững. + Tình cảm là sự rung động của con người với xung quanh gây cho con người có cảm giác vui buồn, yêu thương, căm giận Vì vậy, một khi tri thức được gắn với tình cảm thì hoạt động của con người sẽ được tăng thêm gấp bội lần. -. Cấu trúc theo chiều dọc: + Tự ý thức, ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới. + Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đó gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sau của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. + Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người xảy ra mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí được biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau và chỉ là mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của con người. 3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vai trò tác dụng của ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận Dựa trên cơ sở lý luận phản ánh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: vật chất là cái có trước ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, vì vậy con người phải tôn trọng thực tiễn khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình. a. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện : 17
  18. + Vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức, là cái có trước, cái được phản ánh. Ý thức là cái có sau, là cái phản ánh + Vật chất là cái được phản ánh, nhưng khi những hình ảnh của vật chất, tức thế giới khách quan đã được chuyển vào trong óc người ta ( sao chép, chép lại, chụp lại) thì nó lại trở thành hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần của thế giới khách quan (tức ý thức). Chính vì vậy, Mác viết “ Chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó “. + Ý thức là cái phản ánh: Trước hết xét về nguồn gốc, ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. + Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, có chức năng phản ánh, nhưng không phải là sự phản ánh giản đơn, mà phản ánh mang tính năng động sáng tạo trên cơ sở gắn liền với lao động và sau lao động là ngôn ngữ thì ý thức mới có thể xuất hiện, như vậy ý thức phụ thuộc vo hoạt động của bộ óc người. Do đó, khi bộ óc bị tổn thương thì nhận thức sẽ không chính xác nữa. Vì vậy, khi chưa có bộ óc người thì không thể có ý thức. b. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất: Ý thức là sự phản ảnh thế giới khách quan hiện thực vào bộ óc con người, song ý thức lại có khả năng cải tạo, làm thay đổi hiện thực khách quan, nhưng bản thân của ý thức không thể tự nó làm thay đổi được hiện thực khách quan. Ý thức chỉ mới là khu nhận thức, còn việc cải tạo hiện thực khách quan lại cần phải có sự nổ lực hành động của con người thì lúc đó những ý tưởng, những sáng tạo mới có thể trở thành hiện thực được, do đó nhận thức đúng được quy luật vận động của thế giới khách quan thì đó mới là cơ sở để hoạt động của con người đạt được mục tiêu, và phương hướng đã đề ra. Ngược lại, ý thức của con người phản ánh sai thế giới khách quan thì kết quả sẽ không thể đạt được như mong muốn. c. Vai trò của ý thức: nhờ có ý thức mà trong quá trình thực tiễn con người có thể lựa chọn phương án, phương thức nào có hiệu quả nhất để hoạt động và biết phân biệt được cái nào đúng, cái nào sai, lợi hại, cái gì nên làm, cái gì nên tránh. d. Ý nghĩa và phương pháp luận: Để phát huy được tính năng động chủ quan của con người thì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải tôn trọng tính khách quan, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải lấy thực tế 18
  19. khách quan làm căn cứ cho hoạt động của mình chứ không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chương trình hành động, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh duy ý chí. Trên cơ sở đó Đảng ta đã rút ra bài học “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, phải tôn trọng quy luật khách quan”. Để phát huy được nhân tố chủ quan, vai trò tích cực sáng tạo của ý thức nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng lực lượng sản xuất trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà nhiệm vụ trung tâm là phải công nghiệp hóa và hiện đại hoá, phải “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, muốn vậy “phải khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu”. 19
  20. Chương II PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng a. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng - Khi niệm biện chứng: Biện chứng có nghĩa là, trong quá trình tồn tại các sự vật, hiện tượng đều có liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau trong trạng thái vận động biến đổi theo khuynh hướng phát triển đi lên. Nguồn gốc của mọi sự vận động thay đổi ấy đều có nguyên nhân là do đấu tranh của các mặt đối lập nằm ngay bên trong của sự vật. - Có hai loại biện chứng: biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan, (còn được gọi là biện chứng siêu hình), quan niệm của biện chứng siêu hình cho rằng, các sự vật hiện tượng trong quá trình tồn tại chúng không phụ thuộc vào nhau và không coi việc đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc là động lực của sự phát triển, vì vậy, thuật ngữ siêu hình cũng được dùng để chỉ những người có tư tưởng và hành động khi xem xét giải quyết sự việc không đặt chúng trong mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác, mà coi chúng tồn tại độc lập, tách rời không có liên hệ với nhau, mọi sự vật đều tồn tại ở trạng thái tĩnh tại, không biến đổi. b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng - Phép biện chứng thời cổ đại: các nhà triết học phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ đại đều cho rằng các sự vật, hiện tượng của thế giới luôn ở trạng thái sinh thành, biến hóa trong mối liên hệ chằng chịt. Những quan niệm này mới chỉ là dựa trên cơ sở quan sát trực quan, chưa có điều kiện để kiểm chứng bằng khoa học, mang tính ngây thơ chất phác nhưng về cơ bản là đúng - Phép biện chứng duy tâm: khởi đầu là triết học của Can - tơ, sau đó đã được Hê - ghen trình bày thành một hệ thống. Song biện chứng của H - ghen là biện chứng duy tâm, quan niệm thế giới tinh thần sản sinh ra thế giới vật chất, và cuối cùng thế giới vật chất lại trở về với thế giới tinh thần. - Phép biện chứng duy vật: trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học thời đó, kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại, Mác và Ăng - ghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng, sau đó đã được Lênin tiếp tục phát triển hoàn thiện thành một hệ thống hoàn chỉnh. Phép biện chứng duy vật có hai nguyên lý cơ bản: 20
  21. nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Nguyên lý về sự phát triển. Từ đó rút ra ba quan điểm: toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể. 2. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật - Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. - Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có sự thống nhất giữa thế giới và phương pháp luận, do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. II. HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - Những nhà triết học siêu hình cho rằng giữa các sự vật và hiện tượng trong thế giới chúng không có liên hệ với nhau, tách rời nhau, cái nào riêng cái ấy, cái này bên cạnh cái kia, nếu chúng có liên hệ với nhau thì cũng chỉ là mối liên hệ bên ngoài. - Xuất phát từ quan điểm, thế giới thống nhất ở tính vật chất, có chung một nguồn gốc. Triết học duy vật biện chứng electron khẳng định: các sự vật, hiện tượng proton trong quá trình tồn tại chúng đều có liên hệ với nhau. Mối liên hệ được biểu hiện dưới các dạng: không thể thiếu nhau, không tách rời nhau, ràng neutron buộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, sự vật này tồn tại được là nhờ dựa vào sự vật hiện tượng khác, nếu sự vật này thay đổi thì sự vật hiện tượng khác sớm muộn cũng sẽ thay đổi theo. Những mối liên hệ ấy không những chỉ xảy ra giữa sự vật này với sự vật khác mà ngay trong bản thân một sự vật, hiện tượng cũng có mối liên hệ. Ví dụ, trong nguyên tử có những êlectrôn mang điện âm, xoay xung quanh hạt nhân mang điện dương, đối lập với nhau, nhưng chúng lại có liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, không thể thiếu nhau bằng lực hút và lực đẩy. Nếu vỏ nguyên tử mất đi một hoặc nhiều êlectrôn thì sẽ làm cho nguyên tử đó không còn cân bằng về điện, sẽ trở thành Ion dương, và ngược lại . Hoặc trong một tế bào ta cũng thấy (tế bào động vật) gồm có: 1/ Màng tế bào: bảo vệ các bào quan bên trong tế bào. 2/ Tế bào chất: 21
  22. - Mạng lưới nội chất: + Có hạt: tổng hợp protein cho tế bo. + Không hạt: tổng hợp lipit, gluxit cho tế bo. - Ribosome: tham gia quá trình sinh tổng hợp protein. - Ty thể: tổng hợp năng lượng cho tế bào hoạt động. - Lyzosome: thực hiện chức năng tiêu hoá cho tế bào. - Bộ Golgi: tham gia quá trình bài tiết cho tế bào (thải các chất cặn bã). - Trung thể: trung tâm điều khiển và tham gia vào quá trình phân chia tế bo. 3/ Nhân: - Màng nhân: bảo vệ nhân bên trong. - Hạt nhân: tổng hợp và hình thành ribosome. - Chất nhiễm sắc: là cơ sở chủ yếu của sự di truyền. - Chức năng của nhn: + Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. + Duy trì sự sống cho tế bo. Chúng ta thấy mỗi bộ phận của tế bào đảm nhận những chức năng riêng biệt, nhưng chúng đều có mối liên hệ với nhau không thể tách rời nhau để tạo thành một chỉnh thể. Do đó, nếu có một chức năng nào đó của tế bào hư hỏng thì các bộ phận khác của tế bo cũng sẽ không hoạt động bình thường được nữa. - Hoặc giữa trái đất của chúng ta với các hành tinh trong hệ mặt trời cũng có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau bằng lực hút và lực đẩy, nếu có một hành tinh nào đó bị huỷ diệt thì nó sẽ ko theo cả hệ mặt trời thay đổi. Còn trong xã hội thì những mối liên hệ lại càng phức tạp hơn, Ví dụ: Người nông dân muốn cày ruộng phải có cái cày, cái bừa, nhưng những thứ đó lại do người công nhân sản xuất. Để sản xuất cày, bừa phải có nguyên liệu như sắt, thép, v.v sắt thép lại phụ thuộc vào người khai thác quặng, nghĩa 22
  23. là con người không thể sản xuất đơn độc được mà phải dựa vào nhau, phụ thuộc vào nhau trong quá trình sản xuất, trao đổi. Tóm lại, liên hệ là một khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng. Liên hệ là khách quan, phổ biến, đa dạng vốn có của các sự vật hiện tượng cả ở trong tự nhiên, xã hội và tư duy. - Thế nào là mối liên hệ phổ biến: tính phổ biến được biểu hiện nó xảy ra ở cả tự nhiên, xã hội và tư duy. - Thế nào là tính khách quan của mối liên hệ: tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. - Thế nào là mối liên hệ đa dạng, phong phú: tính đa dạng, phong phú được biểu hiện liên hệ bên trong, liên hệ bên ngoài, liên hệ chủ yếu, liên hệ thứ yếu, liên hệ bản chất, liên hệ không bản chất, liên hệ tất nhiên, liên hệ ngẫu nhiên + Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt của một sự vật. Mối liên hệ này giữ vai trị quyết định tới sự tồn tại và phát triển của sự vật. + Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Mối liên hệ này nhìn chung không giữ vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, và nếu có nó cũng phải thông qua mối liên hệ bên trong mới thực hiện được. Ví dụ, sự lĩnh hội tri thức của người học được quyết định bởi chính người đó, còn sự tác động bên ngoài dù có tốt mấy đi chăng nữa mà người học không chịu học thì không có cách nào đưa tri thức vào anh ta được, hoặc thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức nó vừa tạo nên thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước chậm và kém phát triển như nước ta. Đất nước ta có tranh thủ thời cơ, vượt qua được thử thách để trở thành con rồng, con hổ của Châu Á hay không, trước hết phải phụ thuộc vào trình độ của nhân dân ta, và nếu chúng ta không vượt qua được thử thách này thì cũng sẽ không xây dựng được một nước mạnh, dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2. Nguyên lý về sự phát triển Để trả lời cho câu hỏi, các sự vật và hiện tượng trong thế giới trong quá trình vận động diễn ra như thế nào mà từ đó trong lịch sử triết học đã có những quan điểm khác nhau: 23
  24. a. Quan điểm siêu hình: Những nhà triết học duy vật trước Mác xem sự vận động phát triển của thế giới chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về lượng mà không có sự thay đổi về chất, tức là sự vật ra đời như thế nào thì trong quá trình vận động, chất của nó vẫn được giữ nguyên, nếu có thay đổi thì cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới, chất mới. Sự phát triển là một qua trình tiến lên liên tục. b. Quan điểm biện chứng (nội dung của nguyên lý): Đối lập với phương pháp siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều vận động biến đổi, chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sự vận động biến đổi ấy là vô cùng tận không có kết thúc, có nhiều tính chất, khuynh hướng khác nhau, có sự vận động biến đổi từ thấp tới cao, trái lại có sự vận động biến đổi dẫn đến tan rã, đi xuống thụt lùi. Do đó, khái niệm vận động nói chung và khái niệm phát triển không đồng nghĩa với nhau. Vì vậy, chúng ta phải xác định: phát triển là nói về sự vận động theo một xu hướng đi lên, có đặc điểm tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới thay thế cho cái cũ đã lỗi thời, nhưng không loại bỏ hoàn toàn cái cũ mà kế thừa, chọn lọc cái cũ. + Phát triển không phải diễn ra theo một con đường thẳng tắp mà quanh co, phức tạp theo đường vòng xoáy trôn ốc giống như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn. + Phát triển là quá trình tích luỹ về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. + Nguồn gốc của sự phát triển là do mâu thuẫn nằm ngay bên trong của sự vật đấu tranh với nhau, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí của con người. + Phát triển là khách quan phổ biến, vì nó diễn ra ở mọi lĩnh vực từ tự nhiên cho đến xã hội và cả trong tư duy. Chứng minh và phân tích nguyên lý phát triển: + Phát triển là một quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Ví dụ: Trái Đất của chúng ta đã trải qua hàng tỷ năm biến đổi phức tạp, đến một mức phát triển nào đó, trên mặt đất xuất hiện sự sống, từ đơn bào đến đa bào và đỉnh cao nhất của sự tiến hoá là con người, trong xã hội loài người, sự biến đổi và phát triển lại càng diễn ra nhanh chóng bằng nhiều phương thức sản xuất kế tiếp trong lịch sử. So với thời thượng cổ, thời đại ngày nay đã đạt đến trình độ phát triển với tốc độ phi thường, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra 24
  25. mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Do đó phép biện chứng yêu cầu chúng ta phải hướng tới cái mới, phát hiện ra nó, nhìn về phía trước, bồi dưỡng cho cái mới mau lớn mạnh, hoạt động theo hướng tiến lên. + Phát triển là một quá trình tích luỹ dần dần về lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất, nhưng do điều kiện mà có thể có những khuynh hướng vận động dẫn đến sự thay đổi về chất. Ví dụ: trong giới sinh vật, do điều kiện hoàn cảnh mà có sự đột biến về gien thì những đặc trưng trước đây của sự vật cũ không còn nữa chúng dần dần ổn định và thích ứng với môi trường làm xuất hiện một giống loài mới, chẳng hạn như vi rút cúm gà chúng chỉ có thể lây qua gia cầm lông vũ, nhưng do điều kiện nó đã biến thể thành vi rút H5N1 nó đã thích ứng với môi trường và trở thành một dòng vi rút mới lây lan qua người. + Phát triển không phải diễn ra theo một con đường thẳng tắp, mà quanh co theo đường vòng xoáy trôn ốc giống như lặp lại ban đầu nhưng cao hơn. Tóm lại: phát triển là một khái niệm dùng để chỉ sự biến đổi theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. 3. Ý nghĩa và phương pháp luận - Liên hệ và phát triển đi lên không ngừng là đặc điểm chung vốn có của giới tự nhiên, xã hội và nhận thức của con người cho nên khi xem xét sự vật phải có quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể. + Về quan điểm toàn diện đòi hỏi khi phân tích sự vật phải xem xét sự vật trong mối quan hệ giữa sự vật đó với cái khác; và phải phân biệt được cái nào là tất yếu, cái nào là cơ bản, chủ yếu, cái nào là ngẫu nhiên, không cơ bản, không chủ yếu. Đồng thời phải chống lại quan điểm siêu hình. Vì phương pháp siêu hình là trái với khoa học. + Về quan điểm phát triển: quan điểm này đòi hỏi khi xem xét sự vật phải vạch ra được cái tương lai trong cái hiện tại, cái mới trong cái cũ, nhưng không phải là hoàn toàn loại bỏ cái cũ, mà có sự chọn lọc kế thừa những cái gì còn tiến bộ của cái cũ, phải biết ủng hộ cái mới. Đồng thời nắm vững quan điểm này còn giúp cho chúng ta tránh được hoang mang dao động khi sự phát triển gặp lúc thoái trào và giữ vững được niềm tin của sự phát triển đi lên + Về quan điểm lịch sử cụ thể: giúp chúng ta nhận thức đúng đắn sự phát triển bao giờ cũng xảy ra ở trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, không gian, thời gian xác định. Cùng một sự vật nếu tồn tại ở trong những điều kiện hồn cảnh khác nhau, khơng 25
  26. gian thời gian khác nhau thì tính chất của mối liên hệ và sự phát triển của nó sẽ thay đổi khác nhau. III. NHỮNG CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. PHẠM TRÙ LÀ GÌ? a. Phạm trù là khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến của các sự vật hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định của hiện thực. b. Đặc điểm của phạm trù - Đặc điểm thứ 1à: từ cuộc sống thực tế, và đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học người ta cần phải khái quát hoá, hệ thống hoá các sự vật, các hiện tượng trong thế giới hiện thực mà hình thành nên các khái niệm, các phạm trù. Như vậy, phạm trù được xuất phát từ thực tiễn. Song cũng có những phạm trù sai lầm như phạm trù trần gian, địa ngục, thiên đàng đó là những khái niệm không có căn cứ chuẩn xác mà chỉ dùng để trao đổi thông tin trong dân gian. - Đặc điểm thứ 2: phạm trù thuộc lĩnh vực nhận thức của con người, bởi vậy bao giờ nó cũng mang tính xã hội, tính lịch sử. 2. Phạm trù cái riêng, cái chung và cái đơn nhất a. Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất: Trong thế giới vật chất có vô vàn các sự vật, hiện tượng, tồn tại riêng biệt, có tên gọi riêng, nhưng giữa chúng cũng có những mặt giống nhau. Ví dụ: đồng, vàng, bạc, sắt, khc nhau về tính chất hóa, lý cũng như hình thức, nhưng giữa chúng lại có những thuộc tính giống nhau như dẫn điện, dễ dát mỏng. Hoặc cây thuộc họ lương thực như lúa, khoai, bắp, rất khác nhau nhưng lại có thuộc tính chung là dinh dưỡng, hoặc các nước Mỹ, Anh, Tây Ban Nha là những nước tư bản khác nhau, nhưng lại có những nét giống nhau: bóc lột, hiếu chiến. Từ đó suy ra: - Cái riêng là một khái niệm dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng một quá trình riêng lẻ nhất định. - Cái chung là một khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không chỉ có ở một sự vật, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. 26
  27. - Ngoài ra còn có khái niệm “cái đơn nhất”. Tức là phạm trù dùng để chỉ một sự vật mà không lặp lại ở sự vật hiện tượng khác. b. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung : Trong lịch sử triết học khi giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng cũng có những quan điểm rất khác nhau, chẳng hạn như Pla-tơn quan niệm, cái chung tồn tại vĩnh viễn, cái riêng chỉ là tạm thời. Ví dụ: cây xoài là chỉ một sự vật cụ thể, nó có quá trình sinh ra, tồn tại trưởng thành rồi mất đi, nhưng khái niệm chung về cái cây thì tồn tại mãi mãi. Từ đó ông đi đến kết luận, cái chung sinh ra cái riêng. Ngược lại Can - tơ lại cho rằng, cái riêng mới là có thực, cái chung chỉ là cái tên trống rỗng, do con người tưởng tượng đặt ra. Các quan niệm trên đều sai lầm, họ đã tách rời cái riêng ra khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung và ngược lại, trên cơ sở kế thừa phát triển chọn lọc thành tựu của các khoa học, phép biện chứng duy vật khẳng định cái riêng và cái chung đều có thật, tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, và được thể hiện ở những mặt sau đây: - Thứ nhất, cái chung tồn tại được là nhờ có mối liên hệ với cái riêng và phải thông qua cái riêng mới biểu hiện sự tồn tại của mình. Ví dụ: kim loại có thuộc tính chung là dẫn điện, nhưng dẫn điện lại phải thông qua đồng, vàng, bạc, sắt. Hoặc cây thuộc họ lương thực có thuộc tính chung là dinh dưỡng, nhưng chất dinh dưỡng phải thông qua cây lúa, cây bắp, cây khoai thì người ta mới biết được chúng có chứa các chất dinh dưỡng gì? Hoặc đặc điểm chung và nỗi bật của chủ nghĩa tư bản là bóc lột, hiếu chiến, nhưng bóc lột, hiếu chiến phải thông qua hành vi của từng nước cụ thể là Mỹ, Anh, Tây Ban Nha. Hoặc người Việt Nam có đức tính cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh, nhưng cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh chỉ bộc lộ thông qua từng con người cụ thể thì mới có thể biết được hành vi anh hùng. Như vậy, rõ ràng cái chung là có thực, cái chung không phải tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng thì mới biểu hiện được mình. - Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung. Ví dụ: đời sống kinh tế mỗi gia đình Việt nam ngày càng khá lên (là cái riêng), nhưng mỗi gia đình đó lại không thể tách ra khỏi các chính sách kinh tế - xã hội và phải chịu sự quản lý của xã hội. Như vậy, không có cái riêng nào tồn tại mà không liên hệ với cái chung. 27
  28. - Thứ ba, cái riêng là toàn bộ, do đó nó mang tính trọn vẹn, còn cái chung chỉ là bộ phận do đó nó mang tính phong phú là ở chỗ mà cái khác không thể có được. Ví dụ, vàng có giá trị lớn, dễ dát mỏng, dẫn điện tốt hơn. Còn dẫn điện chỉ là bộ phận, một thuộc tính mà kim loại nào cũng có, nó mang tính sâu sắc là vì nó gắn liền với bản chất của sự vật, là cái quy định phương hướng tồn tại, phát triển của sự vật. - Thứ tư, cái chung và cái riêng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật: ví dụ: sáng kiến phát minh là của một cá nhân nhưng khi đã mang ứng dụng thì nó lại trở thành cái chung hoặc vi rút cúm gà chỉ lây qua gia cầm lông vũ, nhưng nó đã biến thể thành vi rútt H5N1 và thích ứng với môi trường và nó đã trở thành một dạng vi rút mới. c. Ý nghĩa: làm việc gì cũng vậy phải biết kết hợp lợi ích của cái chung và cái riêng một cách hài hòa hợp lý thì sự vật mới phát triển được. Nếu quá đề cao cái chung thì sẽ trở thành giáo điều, siêu hình không thực tế và không thấy được tính đa dạng phong phú của cái riêng còn quá đề cao cái riêng thì sẽ trở nên hẹp hòi ích kỷ cá nhân cục bộ. 3. Phạm trù nguyên nhân và kết quả a. Khái niệm: + Nguyên nhân là sự tương tác giữa các mặt trong cùng một sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra những biến đổi nhất định. + Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau Thông thường, người ta thường hiểu khái niệm nguyên nhân và kết quả một cách đơn giản là do hiện tượng A tác động gây nên kéo theo sau nó là hiện tượng B xuất hiện. Ví dụ: hạt đậu gieo xuống đất gặp độ ẩm, ánh sáng thích hợp làm cho hạt đậu nẩy mầm. Mầm cây đậu là kết quả, còn nguyên nhân chính là sự tương tác của độ ẩm, ánh sáng. Nhưng tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân thì chúng ta thấy không phải chỉ có độ ẩm, ánh sáng không thôi mà còn có sự tác động của cơ chế bên trong (phôi và chất dinh dưỡng) của hạt đậu gây kích thích làm cho hạt đậu nảy mầm (nguyên nhân bên trong), còn độ ẩm, ánh sáng là nguyên nhân bên ngoài. Hoặc hậu quả gây ra lũ lụt, hạn hán, nguyên nhân là do chặt phá rừng, bầu không khí bị nóng lên do sự tác động của con người, thời tiết trái đất thay đổi. Hoặc kết quả của việc giá xăng dầu trên thế giới tăng lên liên tục, nguyên nhân là do Mỹ đánh Irắc, do nguồn nhiên liệu trên thế giới đang cạn kiệt dần, do 28
  29. nhu cầu sử dụng của thế giới ngày càng nhiều hoặc nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhất khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân là do có đường lối đúng, phù hợp với lòng dân, nguyên nhân do thời tiết thuận lợi, nguyên nhân do quan hệ quốc tế rộng Từ những phân tích trên ta thấy: nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng phải có trước và để có một kết quả ra đời thường không phải do một nguyên nhân mà có thể có nhiều nguyên nhân gây ra, đồng thời một nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết quả, và đến lượt kết quả lại trở thành nguyên nhân tiếp theo. Tuy nhiên không phải bất cứ sự nối tiếp nào trong thời gian cũng đều là mối liên hệ nhân quả, mà phải biết rằng: giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ sản sinh. Do đó trên thực tế chúng ta phải thấy cùng một nguyên nhân giống nhau, nhưng do điều kiện khác nhau, thì kết quả sẽ khơng giống nhau. Vì vậy, trong đời sống việc phát hiện, sự phối hợp, tác động của nhiều nguyên nhân hay nguyên nhân tổng hợp địi hỏi mỗi chng ta phải phn tích đến điều kiện cụ thể để biết được tính chất, vai trị của mỗi loại nguyn nhn đối với kết quả. Tóm lại: liên hệ nhân quả giữa các sự vật hiện tượng mang tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu. b. Nhân quả mang tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu: - Thế nào là tính khách quan: không phụ thuộc vào ý thức của con người. - Thế nào là tính phổ biến: xảy ra ở mọi sự vật hiện tượng. - Thế nào là tính tất yếu: Nguyên nhân tốt sinh ra kết quả tốt và ngược lại. c. Mối quan hệ nhân quả: Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng phải có trước, nhưng rồi đến lượt kết quả lại trở thành nguyên nhân. Ví dụ: + Sự tác động của từ thông biến thiên trên dây dẫn (nguyên nhân) tạo ra dòng điện cảm ứng (kết quả) + Cuộc đấu tranh giữa những lợi ích đối kháng là nguyên nhân của sự xuất hiện Nhà nước và giai cấp + Sự tác động của kinh tế (nguyên nhân) sản sinh ra những quan hệ về chính trị và tư tưởng (kết quả). Tuy nhiên không phải bất cứ sự nối tiếp nào trong thời gian cũng đều là mối liên hệ nhân quả, ví dụ sự nối tiếp của ngày và đêm, mà phải biết rằng: giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ sản sinh. 29
  30. - Từ sự phân tích trên ta thấy: không phải bất cứ mối quan hệ nối tiếp nào về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả, mà chỉ có những mối quan hệ trong sự tương tác, sản sinh mới thực sự là nguyên nhân. Nhưng việc phân biệt và phát hiện ra mối liên hệ nhân quả trong đời sống hiện thực rất phức tạp, mà phải thấy rằng: + Một kết quả ra đời thường không phải do một nguyên nhân mà có thể có nhiều nguyên nhân gây ra. + Một nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết quả. + Kết quả ra đời là do nguyên nhân sản sinh, nhưng rồi đến lượt kết quả lại trở thành nguyên nhân. Do đó, nếu là nguyên nhân tốt sẽ sinh ra kết quả tốt và ngược lại, và trên thực tế chúng ta cũng phải thấy được: cùng một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân giống nhau, nhưng do điều kiện khác nhau, thì kết quả sẽ khơng giống nhau. Vì vậy trong đời sống việc phát hiện, sự phối hợp, tác động của nhiều nguyên nhân hay nguyên nhân tổng hợp đòi hỏi mỗi chúng ta phải phân tích đến điều kiện cụ thể để biết được tính chất, vai trị của mỗi loại nguyên nhân đối với kết quả. d. Phân biệt các loại nguyên nhân : - Nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu: + Nguyên nhân chủ yếu là nếu không có nó thì kết quả không xuất hiện. + Nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân chỉ quyết định những mặt, những đặc điểm nhất thời, tác động có giới hạn và mức độ vào việc sản sinh ra kết quả. - Nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài: + Nguyên nhân bên trong là những yếu tố, những mặt nằm bên trong sự vật sự tác động lẫn nhau gây nên sự biến đổi. Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật khác nhau đem lại sự biến đổi giữa các sự vật. + Nguyên nhân bên trong thường giữ vai trị quyết định, nguyên nhân bên ngoài đôi khi cũng có vai trị quyết định, nhưng không thể thay thế nguyên nhân bên trong. Cả hai loại nguyên nhân trên đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau mới phát huy tác dụng. e. Ý nghĩa và phương pháp luận: + Một là, nguyên nhân và kết quả thường xuyên thay đổi vị trí cho nhau, do đó trong hoạt động thực tiễn, cần phải nghiên cứu sự vật hiện tượng nằm trong mối quan hệ, phạm vi, giới hạn, điều kiện vào một thời gian cụ thể. 30
  31. + Hai là, một hiện tượng do nhiều nguyên nhân sản sinh ra, nên khi nghiên cứu một hiện tượng không nên vội vàng kết luận về nguyên nhân của nó mà phải nghiên cứu xem xét nhiều mặt, đồng thời phải phân loại các nguyên nhân để có biện pháp hành động thích hợp, không rập khuôn, máy móc. + Ba là, trong các nguyên nhân, phải tìm ra nguyên nhân nào là chủ yếu, nguyên nhân bên trong hay nguyên nhân bên ngoài, và cần phải chú ý đến sự tác động của nhiều nguyên nhân 4. Phạm trù khả năng và hiện thực a. Khái niệm: + Khả năng là phạm trù dùng để chỉ cái còn là mầm mống trong quá trình của sự vật đó, là cái chỉ mới là tiền đề của khuynh hướng phát triển và chỉ có thể ra đời khi có điều kiện thích hợp. + Hiện thực là phạm trù chỉ cái đã ra đời, đã xuất hiện,đã được thực hiện, đó là sự vật và hiện tượng đang tồn tại trong thực tế. b. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực: Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem khả năng như là tiền đề của cái mới, là xu hướng phát triển của sự vật. Khả năng nằm ở bên trong bản thân sự vật, khi gặp những điều kiện thích hợp nó sẽ trở thành hiện thực, hiện thực lại sản sinh ra những khả năng mới, những khả năng này trong những điều kiện thích hợp lại trở thành hiện thực. Điều đó nói lên quá trình phát triển vô cùng tận của thế giới vật chất. Phép biện chứng chỉ ra rằng không được tách rời khả năng và hiện thực vì hiện thực no cũng chứa đựng khả năng của nó và khả năng bao giờ cũng có nguồn gốc từ trong hiện thực và có xu hướng chuyển thành hiện thực. Song, không được đồng nhất chúng vì không phải bất kỳ khả năng nào cũng được chuyển hóa thành hiện thực. Khả năng sẽ trở thành tất yếu, khi có điều kiện thì sẽ biến thnh hiện thực. Khả năng biến thành hiện thực là một quá trình mâu thuẫn phức tạp. Không phải bao giờ khả năng cũng dễ dàng trở thành hiện thực, sự chuyển hóa đó phải có những điều kiện nhất định. Hạt giống có khả năng mọc thành cây, thì phải có những điều kiện như đất, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp. Vì vậy trong thực tế cuộc sống khi nắm được khả năng, con người có thể can thiệp thúc đẩy hoặc là ngăn chặn khả năng đó biến thành hiện thực. Ví dụ: thời kỳ kinh tế thị trường nhất định sẽ xảy ra hiện tượng phân hoá giàu nghèo, bóc lột và bị bóc lột, khả năng đó sẽ xảy ra, vì vậy 31
  32. trong công tác quản lý kinh tế xã hội phải có biện pháp chủ trương cụ thể, là quá trình đấu tranh bền bỉ của những con người do lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội thúc đẩy. 5. Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên a. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên? - Tất nhiên là phạm trù dùng để chỉ cái bắt nguồn một cách hợp quy luật từ những mối liên hệ cơ bản ở bên trong sự vật nhất định phải xảy ra. - Ngẫu nhiên là phạm trù dùng để chỉ cái bắt nguồn từ những mối liên hệ bên ngoài của sự vật do đó nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Ví dụ: nhà tư bản bóc lột sức lao động của người công nhân là tất nhiên. Còn việc nhà tư bản mở xí nghiệp để sản xuất mặt hàng gì, thuê ai, thì hoàn toàn là ngẫu nhiên. Bởi vì cái mà nhà tư bản quan tâm chỉ là lợi nhuận, do đó nhà tư bản sẽ nhắm vào mặt hàng nào có lời nhiều thì sẽ đầu tư vào sản xuất, có thể sẽ là sản xuất hàng tiêu dùng và cũng có thể là sản xuất vũ khí giết người hàng loạt v.v hoặc, chúng ta ai cũng phải tuân theo quy luật: sinh – lo – bệnh -tử, nhưng tử như thế nào, bao giờ, là ngẫu nhiên b. Mối liên hệ biện chứng tất nhiên và ngẫu nhiên + Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, là sự thống nhất của các mặt đối lập và có quan hệ biện chứng với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập trong phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên được biểu hiện, ví dụ: nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh thường xảy ra hiện tượng như phá sản, thất nghiệp, di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác, hiện tượng này là do có nhiều nguyên nhân ngẫu nhiên gây nên như đầu cơ, cạnh tranh đầu tư kỹ thuật, chiến tranh xung đột, khủng bố, cung cầu của thị trường . . ., nhưng thông qua sự phá sản, thất nghiệp, di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác mà cái tất nhiên được biểu hiện là do quy luật giá trị điều tiết chi phối thị trường. Như vậy, cái tất nhiên được thể hiện bao giờ cũng phải xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức của cái tất nhiên. Cái tất nhiên của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến phá sản, dẫn đến di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác, nhưng việc dẫn đến phá sản, di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác lại là ngẫu nhiên và thông qua cái ngẫu nhiên này mà cái tất nhiên được thể hiện, như vậy, cái ngẫu nhiên bao giờ cũng là hình thức của cái tất nhin. + Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và chúng đều có một vai trị vị trí đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật. 32
  33. Vai trò, vị trí của tất nhiên và ngẫu nhiên được biểu hiện ở chỗ: Nếu như cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật, thì cái ngẫu nhiên lại có vai trò làm sự phát triển ấy diễn ra nhanh hoặc chậm. Ví dụ: Tổng Thống Mỹ là Bush đại diện phái Diều Hâu là Đảng Cộng hòa, là tập đoàn tư bản công nghiệp sản xuất phương tiện phục vụ cho chiến tranh cho nên tất nhiên ông ta chủ trương ưu tiên cho việc mở rộng chiến tranh, xung đột, muốn đánh nhanh thắng nhanh ở IRắc, nhưng những yếu tố ngẫu nhiên của chiến tranh làm cho lính Mỹ chết nhiều, sự nỗi dậy của các phe phái mà Mỹ không lường trước được, phản đối của cộng đồng quốc tế, nhân dân Mỹ phản đối, Hạ viện Mỹ không thông qua ngân sách chiến tranh, đòi rút quân khỏi IRắc, tất cả những yếu tố ngẫu nhiên ấy đã làm cho nước Mỹ sa lầy ở IRắc không thể đánh nhanh thắng nhanh + Tất nhiên và ngẫu nhiên còn có thể chuyển hóa cho nhau: ví dụ, trong giới sinh vật, một khi có biến đổi ngẫu nhiên đột biến về gien thì những đặc trưng trước đây không còn nữa đối với một giống loài và dần dần chúng ổn định và thích ứng với môi trường thì nó sẽ trở thành tất nhiên để rồi có một giống loài mới ra đời. c. Ý nghĩa, phương pháp luận: - Một là, muốn khám phá tính tất nhiên của sự vật, trước hết chúng ta phải nghiên cứu hàng loạt những hiện tượng ngẫu nhiên để tìm ra cái chung, mặt khác ở đằng sau những ngẫu nhiên, có những ngẫu nhiên mà con người không mong muốn thì phải tìm cách hạn chế, đồng thời phải phát hiện ra cái ngẫu nhiên có lợi để phục vụ cho công việc của mình. - Hai là, nếu tất nhiên là cái nhất định phải xuất hiện theo quy luật của nó thì cái ngẫu nhiên có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện. Do đó trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, phải căn cứ vào cái tất nhiên để đề ra nhiệm vụ phương hướng hoạt động chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên đầy phiêu lưu mạo hiểm, may rủi. 6. Phạm trù bản chất và hiện tượng a. Khái niệm: + Bản chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tất cả những mặt, những mối liên hệ hợp thành một hệ thống hữu cơ bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. + Hiện tượng là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những mối liên hệ biểu hiện ra bên ngoài của một bản chất nhất định. 33
  34. Ví dụ: bản chất một con người là toàn bộ những mối quan hệ của anh ta với xã hội, còn hiện tượng là những hành vi được bộc lộ ra bên ngoài khi giao tiếp. Bản chất của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, hiện tượng là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, người bóc lột người, phá sản thất nghiệp b. Mối liên hệ bản chất và hiện tượng được thể hiện như sau: + Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: bản chất, hiện tượng tồn tại khách quan và có liên hệ hữu cơ với nhau, bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua các hiện tượng, còn hiện tượng thì bao giờ cũng là sự biểu hiện bản chất: ví dụ bản chất chế độ bao cấp, do Nhà nước phân phối với giá rẻ, nhưng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, tất cả các chế độ đều đưa vào tiền lương thì những hiện tượng phân phối theo tem phiếu cũng mất theo. Do đó, bản chất của một sự vật hiện tượng bị tiêu diệt thì hiện tượng do nó sinh ra cũng mất theo. Bản chất mới thì các hiện tượng mới gắn liền với nó cũng ra đời. Giữa bản chất và hiện tượng có sự thống nhất, nhưng là sự thống nhất biện chứng, sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. + Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: thống nhất giữa bản chất và hiện tượng không phải là một nguyên tắc tuyệt đối, đôi khi ta thấy một số hiện tượng nhìn bề ngoài không có sự ăn khớp giữa bản chất và hiện tượng. Trong trường hợp ấy, sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm ra bản chất thực sự, chẳng hạn, trong mối quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân có thể có những kết luận sai lầm, nhà tư bản mua sức lao động của người công nhân và họ đã được trả công đầy đủ. Kết luận đó làm cho cái bản chất thật sự của mối quan hệ giữa nhà tư bản với người công nhân không những không được vạch ra mà còn bị che giấu và bị xuyên tạc. Cần thấy rằng hiện tượng bộc lộ bản chất, biểu hiện bản chất, nhưng bộc lộ dưới bị xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất. Điều đó nói lên rằng muốn nhận thức được sự vật hiện tượng thì không thể dừng lại ở bên ngoài, mà đòi hỏi chúng ta phải đi từ hiện tượng đến bản chất. Trên cơ sở đó chúng ta rút ra những ý nghĩa và phương pháp luận như sau: - Một là, nhận thức không đựơc dừng lại bên ngoài sự vật, mà phải đi sâu vào bên trong để làm sáng tỏ bản chất được ẩn giấu đằng sau hiện tượng. - Hai là, trong hoạt động thực tiễn, không nên căn cứ vào hiện tượng mà cần phải dựa vào bản chất. 7. Phạm trù nội dung và hình thức a. Khái niệm: 34
  35. + Nội dung là toàn bộ những yếu tố, những mặt và những quá trình tạo nên sự vật do sự tác động lẫn nhau giữa chúng nằm ngay bên trong của các sự vật hay hiện tượng. + Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững của sự vật đó. Ví dụ: nội dung của một con người là toàn bộ những yếu tố như là tế bào, cơ quan cảm giác, hệ thần kinh v.v Hình thức là kết cấu, sắp xếp của các bộ phận cơ bắp, hoặc nội dung của một xã hội là các quan hệ sản sản xuất, còn hình thức được biểu hiện dưới hình thức các chính sách kinh tế - xã hội. b. Mối liên hệ nội dung và hình thức: - Nội dung và hình thức bao giờ cũng là một thể thống nhất. Nội dung nào thì có hình thức ấy, nội dung quyết định hình thức. Do đó sự biến đổi của một sự vật nào đó, nội dung phải biến đổi trước và khi nội dung biến đổi nó kéo theo hình thức cũng biến đổi. Nhưng không có nghĩa là hình thức chỉ thụ động, “ngoan ngoãn” đi theo nội dung mà hình thức còn có vai trò tác động trở lại đối với nội dung, sự tác động đó thường diễn ra theo hai hướng: + Một là, nếu hình thức phù hợp với nội dung thì nó sẽ trở thành động lực tích cực thúc đẩy nội dung phát triển. + Hai là, nếu hình thức không phù hợp với nội dung nó sẽ cản trở sự phát triển. Ví dụ: sự chuyển biến từ chế độ kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường ở nước ta là cả một quá trình giải quyết các mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức. Hình thức mới, tức là các chính sách kinh tế mới ra đời, nó đã trở thành động lực giải phóng sức sản xuất, tạo ra nhiều của cải cho xã hội (nội dung). - Hình thức và nội dung không chỉ có mối liên hệ hữu cơ phụ thuộc vào nhau mà chúng còn chuyển hóa lẫn nhau. Từ tính quy luật của nội dung và hình thức, chúng ta rút ra một số kết luận: - Một là, hình thức do nội dung bên trong quyết định, vì vậy muốn thay đổi sự vật nào đó trước hết phải thay đổi nội dung bên trong trước, hình thức cũng có vai trò tác động đến sự phát triển của nội dung khi nó có sự phù hợp với nội dung, do đó muốn thúc đẩy một sự vật hiện tượng nào đó phát triển, cần phải chú ý theo dõi mối quan hệ giữa nội dung với hình thức. Khi giữa chúng có sự phù hợp thì con người phải can thiệp vào tiến trình phát triển làm cho sự vật phát triển nhanh chóng hơn . 35
  36. - Hai là, trong đời sống hiện thực, nếu tách rời hình thức khỏi nội dung sẽ trở thành quan liêu, siêu hình, tuyệt đối nội dung, xem nhẹ hình thức cũng là sai lầm, có hại cho sự phát triển, bởi vì nội dung chỉ có thể biểu hiện thông qua hình thức. Trong sản xuất mà coi thường bao bì mẫu mã thì không thu hút được khách hàng, sản xuất không phát triển không bảo đảm được tính cạnh tranh. - Ba là, ngày nay, cuộc sống đang biến đổi từng ngày. Cái mới không ngừng phát triển lớn mạnh. Vì vậy, cần nắm vững phép biện chứng giữa hình thức và nội dung, cần phải chăm chú theo dõi sát tình hình thực tế. Một khi có triệu chứng báo hiệu hình thức không còn thúc đẩy nội dung phát triển nữa, thì phải kịp thời cải biến nó, kiên quyết vứt bỏ hình thức đã lỗi thời, ra sức phát hiện và ủng hộ những hình thức mới song cần tránh bệnh chủ quan, tùy tiện trong việc thay đổi hình thức một cách không có căn cứ, tách rời nội dung. IV. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Định nghĩa Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt trong cùng một sự vật và hiện tượng. Có nhiều quy luật vận động trong thế giới khách quan. Có những quy luật chỉ tác động trong một lĩnh vực nào đó như quy luật vận động của vật lý, hóa, sinh vật nhưng cũng có quy luật chung tác động trong mọi lĩnh vực của thế giới. 2. Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội hình thành vận động đều mang tính khách quan. Quy luật tự nhiên hình thnh vận động thông qua sự tác động giữa các lực lượng của tự nhiên, còn quy luật xã hội hình thành vận động thông qua hoạt động của con người, nhưng lại không phụ thuộc vào ý thức của con người. 3. Tính khách quan của quy luật và vai trò của con người Nói đến quy luật là nói đến tính tất yếu khách quan, nhưng điều đó không có nghĩa là con người bó tay phục tùng chịu sự chi phối của tính tất yếu như một định mệnh, trái lại con người có thể phát hiện ra quy luật, nhận thức, vận dụng các quy luật đó nhằm phục vụ cho mục đích của mình, tạo điều kiện cho quy luật mau chóng phát sinh tác dụng hoặc hạn chế những quy luật nào đó không có lợi Lịch sử đã chứng minh, khi nào con người chưa nhận thức được quy luật hoặc hành động tuỳ tiện thì sẽ bị quy luật “trả thù”, khi đó con người sẽ trở thành “nô lệ” của 36
  37. tính tất yếu, nhưng khi con người nhận thức được quy luật thì con người có thể điều khiển hoạt động của mình hợp quy luật sẽ trở thành tự do. Vì vậy, Đảng ta cho rằng, sự lạc hậu về nhận thức lý luận là một trong những nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội. Cho nên, đổi mới tư duy chính là nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan đang là một yêu cầu bức thiết của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. 4. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại a. Tóm tắt nội dung quy luật chất – lượng Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong quá trình tồn tại cũng có hai mặt chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định, nhưng do lượng thường xuyên biến đổi, sự biến đổi của lượng vượt quá giới hạn quy định về độ, tức điểm nút của sự vật sẽ nhảy sang chất mới. Sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời. Sự vật mới lại tự quy định cho mình chất mới, lượng mới và lại tiếp tục đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau, cứ thế làm cho sự vật hiện tượng trong thế giới không ngừng vận động phát triển từ thấp lên cao, đó là đặc điểm vốn có trong tự nhiên cũng như trong xã hội và tư duy. Vậy: lượng, chất, độ, điểm nút, bước nhảy là gì ? - Chất là một khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính của sự vật, làm cho nó khác với các sự vật khác. Ví dụ: Chất khách quan vốn có của đường là ngọt, của muối là mặn, của kim loại là dẫn điện, chất vốn có của chủ nghĩa Đế quốc là bóc lột, hiếu chiến, nhờ vậy mà chúng ta mới phân biệt được giữa sự vật này với sự vật khác. Nhưng để nhận biết được chất của sự vật rất phức tạp, mà phải biết rằng: Chất là bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành nên sự vật, là hình thức tổ chức nhất định của sự vật, là tổng hợp các thuộc tính, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính. Ví dụ: Chất của nước ( H2O ) + Có các yếu tố cấu thành: 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. + Hình thức tổ chức: tồn tại ở thể lỏng, trong suốt, không mùi vị . + Tổng hợp những thuộc tính của nước: để uống, nấu ăn, tắm, tưới cây, làm mát máy, lợi dụng nước để nâng vật nặng, vận chuyển hàng hóa . . . Như vậy, nước trong quá trình tồn tại khơng phải chỉ có một, mà có rất nhiều công dụng, tính chất, và mỗi 37
  38. công dụng, tính chất của nước còn được gọi là thuộc tính và mỗi thuộc tính lại tuỳ thuộc vào mối liên hệ với sự vật khác mà xác định đó là chất hay thuộc tính, vì vậy, muốn nhận biết được chất của một sự vật nào đó chúng ta phải nhận thức chúng trong trạng thái vận động, liên hệ. Do đó, chất của một sự vật, hiện tượng không phải một lúc tức thời mà người ta có thể phát hiện ra hết, đồng thời chúng ta cũng thấy: một sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại có chất cơ bản và những chất không cơ bản, cho nên, trong quá trình vận động có một số thuộc tính không cơ bản thay đổi, thậm chí mất đi, nhưng chất nói chung của sự vật vẫn không thay đổi và chỉ khi nào thuộc tính cơ bản không còn nữa thì chất nói chung của sự vật mới thay đổi. Ví dụ: Thuộc tính tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản ngày nay về cơ bản đã được thay thế bằng tư bản độc quyền Nhà nước nhưng bản chất cơ bản của chủ nghĩa tư bản là bóc lột, hiếu chiến vẫn không thay đổi. - Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định bên trong vốn có của các sự vật, hiện tượng, nhưng chưa nói rõ lên được giữa sự vật này với sự vật khác, mà chỉ mới nói lên được trình độ, số lượng, qui mô phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật. Ví dụ: Phân tử của H 2O nhất thiết phải là 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O, lúc này lượng được diễn tả bằng con số chính xác có thể đo đếm được. Nhưng có khi, lượng không thể đo đếm bằng những số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy trừu tượng, thì lúc này lượng lại là yếu tố bên trong. - Độ là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Ví dụ, nước tồn tại ở nhiệt độ từ 0 0C - 1000C, nhưng khi tăng dần lên từ 1 0C đến 500C - 800C - 900C, rồi 1000C, mặc dù đã có sự thay đổi ít nhiều cả chất và lượng, song nó vẫn là nước tồn tại ở trạng thái lỏng, trong suốt, không mùi vị. - Điểm nút của sự vật là khái niệm dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đ đủ để làm thay đổi về chất của sự vật. Ví dụ: Nước tồn tại ở nhiệt độ từ 0 0C - 1000C, nhưng khi nhiệt độ vượt trên 100 0C nước sẽ chuyển thành thể hơi và nếu giảm nhiệt độ xuống dưới 00C nước sẽ chuyển thành thể rắn . - Bước nhảy là sự chuyển hoá của chất về sự vật từ trạng thái này sang trạng thái khác, nguyên nhân là do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. Ví dụ: Nước tồn tại ở nhiệt độ từ 0 0C - 1000C, nhưng tăng trên 100 0C nước sẽ chuyển thành thể hơi, giảm dưới 00C nước sẽ chuyển thành thể rắn . b. Quan hệ biện chứng giữa chất – lượng 38
  39. - Lượng và chất thống nhất với nhau ở một độ nhất định Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong quá trình tồn tại cũng đều có chất và lượng là hai mặt đối lập của một thể thống nhất, có liên hệ với nhau. Ví dụ: nước tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện từ 00C - 1000C - Lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại. + Lượng đổi dẫn đến chất đổi: Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, tức chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác của các sự vật hiện tượng. Ví dụ: Nước tồn tại ở nhiệt độ từ 0 0C - 1000C, nhưng tăng trên 100 0C nước sẽ chuyển thành thể hơi, giảm dưới 00C nước sẽ chuyển thành thể rắn . Ghi nhớ và lưu ý: + Sự biến đổi của các sự vật hiện tượng trong thế giới đều phải tuân theo nguyên tắc: lượng biến đổi dần dần, khi lượng đã vượt quá giới hạn quy định độ của sự vật sẽ nhảy sang chất mới. Sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời. + Sự tích lũy về lượng trong thực tế không phải khi no cũng giống nhau mà nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh điều kiện chủ quan khách quan, có sự vật, hiện tượng được tích lũy dần dần về lượng, nhưng cũng có sự vật, hiện tượng lại tích lũy theo hướng nhảy vọt . + Bước nhảy từ chất này sang chất khác trong thực tế cũng không phải khi nào cũng giống nhau mà nó còn tùy thuộc hoàn cảnh điều kiện chủ quan hay khách quan, có sự vật, hiện tượng thực hiện bước nhảy vọt đột biến, tức bước nhảy chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn làm thay đổi chất của sự vật, đồng thời lại có những bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi từng bộ phận, lại có những bước nhảy dần dần. + Những thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng: Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, tức chất mới ra đời lại tự quy định cho mình chất mới v lượng mới. Ví dụ: giới hạn tồn tại của nước từ 0 0C - 1000C. Nhưng khi nhiệt độ vượt trên 100 0C nước sẽ nhảy sang thể hơi lúc này lượng, tức vận tốc của các phân tử sẽ cao hơn, thể tích lớn hơn, ngược lại nhiệt độ giảm xuống dưới 00C vận tốc, tức lượng của các phân tử sẽ chậm hơn, thể tích sẽ nhỏ lại. - Nhận xét: Từ sự phân tích trên ta thấy + Một là, bất cứ sự vật hiện tượng nào trong quá trình tồn tại cũng đều có chất và lượng là hai mặt đối lập thống nhất với nhau ở một độ nhất định. 39
  40. + Hai là, sự biến đổi của các sự vật hiện tượng bao giờ cũng được bắt đầu từ biến đổi dần dần về lượng, đó là sự tăng lên hoặc giảm đi về quy mô, về tốc độ + Ba là, nếu so sánh giữa chất và lượng thì ta thấy: chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn, khi lượng biến đổi vượt quá phạm vi giới hạn của độ, điểm mà tại đó phải xảy ra bước nhảy, sự vật cũ sẽ mất đi sự vật mới ra đời. + Bốn là, mỗi bước nhảy là kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn của một quá trình vận động liên tục của sự vật, nhưng không phải là chấm dứt sự vận động nói chung, mà chỉ chấm dứt một dạng tồn tại cụ thể của sự vật. + Năm là, sự vật mới ra đời lại có thể thống nhất của chất mới và lượng mới. Những sự biến đổi dần dần về lượng lại tiếp tục và khi vượt quá độ lại diễn ra bước nhảy thay đổi về chất, cứ như thế làm cho sự vật, hiện tượng trong thế giới vận động phát triển không ngừng. kết luận: + Sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong hoá học, chỉ cần tăng, hoặc giảm bớt đơn giản về lượng của các nguyên tố là đã có sự thay đổi về chất. Ví dụ, tinh bột có công thức C6H10O5, nếu tăng H10 thnh H12, O5 thnh O6 = glucô, còn trong lịch sử, sự phát triển của xã hội loài người sự thay thế từ hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn là do kết quả tích luỹ về lượng không ngừng của lực lượng sản xuất (diễn ra lâu dài và khó thấy hơn), đến một độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất sẽ xảy ra xung đột với quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi phải thay thế bằng quan hệ sản xuất mới. + Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, có cái là lượng trong mối liên hệ này thì lại là chất ở trong mối liên hệ khác. Ví dụ: xét về sự tăng trưởng kinh tế hiện nay về khía cạnh đời sống x hội đó là sự thay đổi về chất nhưng xét về yếu tố xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nó lại là lượng. Do đó việc phân biệt chất và lượng không được máy móc. Việc xác định một cái gì đó là chất hay lượng còn phải tuỳ vào mối liên quan cụ thể của sự vật. - Ý nghĩa và phương pháp luận Nắm vững quy luật lượng - chất có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn: 40
  41. + Xác định được độ của sự vật là rất quan trọng, vì vậy không được nôn nóng, bất chấp việc tích luỹ về lượng, hoặc tư tưởng lừng chừng do dự khi lượng tích luỹ đạt tới điểm nút, thời cơ đã chín muồi mà không hành động, bỏ lỡ cơ hội. + Quy luật này xảy ra phụ thuộc vào điều kiện quan hệ giữa lượng và chất cho nên trong hoạt động thực tiễn, nếu thấy nó có lợi thì phải tạo điều kiện cho lượng phát triển nhanh chóng, ngược lại thì phải tìm cách để hạn chế. V. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN (quy luật mâu thuẫn) 1. Nội dung và các khái niệm a. Tóm tắt nội dung: Mọi sự vật hiện tượng trong quá trình tồn tại đều là một thể thống nhất của những mặt khác nhau, những khuynh hướng trái ngược nhau, đối lập nhau, nhưng lại không thể thiếu nhau, liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau và đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời và sự vật mới lại có mâu thuẫn mới rồi lại tiếp tục đấu tranh, chuyển hoá lẫn nhau. Vậy, thế nào là mặt đối lập, thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập b. Các khái niệm: - Thế nào là mặt đối lập: đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Ví dụ: Trong nguyên tử có các hạt prôtôn và nơtron tạo thành hạt nhân mang điện tích dương, còn các êlectrôn xoay quanh hạt nhân mang điện tích âm. Trong một cơ thể sống của sinh vật cũng có đồng hóa đối lập với dị hóa. Trong tư duy có chân lý đối lập với sai lầm, chúng là những mặt đối lập nhau, nhưng không thể thiếu nhau. Từ những ví dụ trên chúng ta thấy: mâu thuẫn là hiện tượng khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng cả ở trong tự nhiên, xã hội và tư duy. - Thế nào là thống nhất của các mặt đối lập: thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề, nếu mặt này thay đổi thì mặt kia sớm muộn cũng biến đổi theo Ví dụ: Trong một nguyên tử có các hạt prôtôn và nơtron tạo thành hạt nhân (mang điện dương +), còn các êlectrôn xoay xung quanh hạt nhân với tốc độ rất lớn (mang điện 41
  42. âm -) đối lập với nhau, nhưng những mặt đối lập trái ngược nhau ấy chúng lại có liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, không thể thiếu nhau. Từ ví dụ trên ta thấy sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm cả những nhân tố giống nhau của cc mặt đối lập là sự ngang bằng nhau của các mặt đối lập. - Thế nào là sự đấu tranh của các mặt đối lập: đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau Trong xã hội đấu tranh của các mặt đối lập thường được dùng để chỉ sự xung đột giữa các lực lượng xã hội đối địch. Nhưng đấu tranh của các mặt đối lập nó còn có một ý nghĩ rộng hơn, đó là sự triển khai của các mặt đối lập, là sự chuyển hoá của các mặt đối lập. Ví dụ như đấu tranh phê và tự phê bình, hoặc phấn đấu không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt, còn trong sinh vật đấu tranh của các mặt đối lập là quá trình hấp thụ những chất cần thiết để bồi bổ cho cơ thể và quá trình bài tiết những cặn bã không cần thiết đối với cơ thể, đấu tranh của các mặt đối lập nó còn có nghĩa là sự phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập, là sự bài trừ lẫn nhau của các mặt đối lập như giữa điện dương và điện âm, giữa hấp thụ và bài tiết, giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa cộng và trừ Như vậy, đấu tranh của các mặt đối lập về hình thức rất đa dạng. c. Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển . - Mỗi sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại đều có các mặt vừa đối lập với nhau lại vừa thống nhất với nhau, không thể thiếu nhau, nhưng lại vừa đấu tranh với nhau. Trong giới tự nhiên sự đấu tranh giữa các mặt đối lập như sức hút và sức đẩy, hoá hợp và phân giải của các phân tử, đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị đã làm cho thế giới vật chất vận động phát triển từ thấp đến cao, từ vô cơ đến hữu cơ và đỉnh cao của sự phát triển là xã hội loài người, còn trong xã hội có giai cấp, cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp bị áp bức bóc lột chống lại các giai cấp thống trị bóc lột là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Quá trình tư duy của con người cũng là quá trình không ngừng nảy sinh mâu thuẫn và đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu cần hiểu biết và khả năng hiểu biết có hạn, giữa chân lý và sai lầm, quá trình đó thúc đẩy nhận thức của con người phát triển từ thấp đến cao, từ kinh nghiệm đến lý luận, từ hiện tượng đến bản chất. - Đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình diễn ra phức tạp. Thông thường lúc đầu hai mặt đối lập ngang nhau, đấu tranh chưa gay gắt với nhau, nhưng trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, cuộc đấu tranh của các mặt đối lập ngày càng trở nên quyết liệt và cuối cùng dẫn đến sự chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, sự 42
  43. vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, lại có mâu thuẫn mới rồi lại đấu tranh với nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thống nhất cũ bị phá vỡ, thể thống nhất mới cao hơn ra đời. - Như vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ có tính chất tạm thời tương đối, còn đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối là không ngừng. Quá trình đó được lặp đi lặp lại không ngừng làm cho các sự vật hiện tượng phát triển diễn ra liên tục, ngày càng cao, chính vì vậy Lênin viết: “ Phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập”. 2. Một số loại mâu thuẫn a. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài: Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập nằm ngay bên trong của sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật khác. Sự phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài cũng chỉ có tính chất tương đối. Cùng một mâu thuẫn trong mối liên hệ này là mâu thuẫn bên trong, nhưng ở trong mối liên hệ khác lại là mâu thuẫn bên ngoài. Mỗi loại mâu thuẫn giữ vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật. Mâu thuẫn bên trong giữ vai trị quyết định đối với sự vận động, phát triển của sự vật. Nó là nguồn gốc động lực bên trong của sự vận động, phát triển của sự vật, là tự thân vận động, tự thân phát triển của sự vật. Tuy nhiên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta không được coi nhẹ mâu thuẫn bên ngoài, nhưng cũng không thổi phồng, phủ nhận mâu thuẫn bên trong. b. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản: Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật (từ khi phát sinh đến khi kết thúc), quyết định bản chất và quá trình phát triển của sự vật. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu, mang tính giai đoạn. Mâu thuẫn cơ bản có vai trò rất quan trọng, cho nên muốn tìm hiểu bản chất sự vật, hiện tượng, trước hết phải xác định được mâu thuẫn cơ bản. Muốn giải quyết mâu thuẫn cơ bản phải xác định được mâu thuẫn nổi lên hàng đầu, mang tính giai đoạn để giải quyết chứ không thể giải quyết mâu thuẫn cơ bản ngay một lúc. c. Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng: Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản đối lập nhau,không thể điều hoà được. Ví dụ như mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ; giữa giai cấp địa chủ với nông dân trong xã hội phong kiến; giai cấp tư sản và vô sản trong xã hội tư bản. 43