Giáo trình Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – Ngành GD mầm non) (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – Ngành GD mầm non) (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_phuong_phap_giao_duc_the_chat_cho_tre_dung_cho_he.pdf
Nội dung text: Giáo trình Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – Ngành GD mầm non) (Phần 1)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non) Vinh 2011 1
- Lời nói đầu Giáo trình "Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non" nhằm trang bị cho sinh viên những vấn đề lý luận mang tính hệ thống và khái quát về mục đích, nhiệm vụ, các nguyên tắc giáo dục thể chất mầm non, đồng thời giới thiệu các phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non qua các độ tuổi: nhà trẻ, mẫu giáo. Giáo trình gồm 5 chương: Chương 1: Mục đích, nhiệm vụ và các nguyên tắc giáo dục thể chất mầm non Chương 2: Nội dung giáo dục thể chất mầm non Chương 3: Các phương pháp giáo dục thể chất mầm non Chương 4: Các hình thức và phương tiện giáo dục giáo dục thể chất mầm non Chương 5: Hướng dẫn một số nội dung và hình thức giáo dục thể chất mầm non qua các độ tuổi Cuốn "Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non" là giáo trình dùng cho sinh viên hệ đào tạo từ xa ở các trường Đại học sư phạm, ngành Giáo dục mầm non, đồng thời là cuốn sách cần cho những ai quan tâm tìm hiểu vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Cuốn sách viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các độc giả để hoàn thiện thêm. Tác giả 3
- Chương I: MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NON 1. Mục đích của giáo dục thể chất (GDTC) mầm non 1.1. Cơ sở để xác định mục đích GDTC mầm non - Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, và mục đích của GDTC cho thế hệ trẻ trong giai đoạn phát triển tương ứng của đất nước. Ví dụ: Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản lần thứ VII đề ra mục tiêu của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo. Dựa vào Nghị quyết nói trên, các văn bản của Nhà nước đã xác định mục đích của GDTC Việt Nam là đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho con người, chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể lực cho họ để tham gia tích cực vào sự nghiệp lao động sáng tạo xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. - Căn cứ vào mục tiêu của GDMN. Trong Luật Giáo dục 2005 (điều 22) mục tiêu GDMN được xác định là "giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một". - Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ em các độ tuổi, đặc biệt là sự phát triển tâm lý, sinh lý- vận động. 1.2. Mục đích GDTC mầm non - Mục đích chung: giúp trẻ em khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà, cân đối. 4
- - Mục đích giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em các độ tuổi từ 18 tháng đến 6 tuổi được cụ thể trong Chương trình Giáo dục mầm non (2006) cùng các dấu hiệu đánh giá một cách cụ thể: Ví dụ: - ở cuối độ tuổi nhà trẻ: + Mục đích giáo dục phát triển thể chất: * Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A. *Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản. *Trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt của nhà trẻ. *Trẻ có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân. + Dấu hiệu đánh giá: * Đi thẳng người, nhấc cao chân * Chạy theo hướng thẳng và đổi hướng không mất thăng bằng * Lên, xuống cầu tháng có vịn * Bật xa bằng 2 chân 20 cm * Ném xa 1,2 m * Xếp tháp 8 tầng * Xâu hạt thành chuỗi * Ghép hình 4 mảnh * Biết cài cúc, mặc quần - Ở cuối độ tuổi mẫu giáo: + Mục đích giáo dục phát triển thể chất * Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A. * Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản vững vàng, đúng tư thế. 5
- *Trẻ có khả năng phối hợp giữa giác quan và vận động, kết hợp vận động nhịp nhàng có định hướng trong không gian. *Trẻ thực hiện được các vận động tinh tế, khéo léo. *Trẻ có thói quen và một số kỹ năng tốt trong việc chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn. + Các dấu hiệu đánh giá: * Đi giật lùi 3 m * Chạy 18 m khoảng 10 giây * Bật xa 50-60 cm * Ném xa 4 m * Bò chui dưới vật không bị chạm * Đi nối gót giật lùi 5 bước * Cắt được theo đường tròn * Đồ được hình * Thắt buộc giây giầy * Tự mặc quần áo. 2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non 2.1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ Cơ thể của trẻ mầm non có sự tăng trưởng nhanh về hình thái nhưng các hệ cơ quan làm việc chưa hoàn thiện, sự phát triển chức năng bảo vệ cơ thể còn yếu. Khi chịu đựng nhiều tác động không thuận lợi của môi trường trẻ dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực, hoàn thiện chức năng làm việc của các cơ quan, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GDTC mầm non. Nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ có thể tiến hành theo 3 hướng sau đây: - Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng - Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý. 6
- - Hoàn thiện chức năng của các cơ quan thực vật. a) Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng cho trẻ mầm non Tuổi mầm non là giai đoạn có những biến đổi hết sức to lớn về hình thái và chức năng của cơ thể. Đặc điểm của thời kỳ này là lúc đầu cơ thể trẻ có sức chống đỡ (đề kháng) tương đối thấp đối với những tác động xấu của môi trường xung quanh, do đó dễ mắc bệnh, nhưng khả năng thích ứng, thích nghi với mọi tác động từ bên ngoài vào sẽ nhanh chóng nâng cao nếu biết giữ gìn sức khoẻ cho trẻ thật chu đáo, kết hợp với việc rèn luyện thể dục một cách có hệ thống và đúng phương pháp khoa học, phát triển vận động, rèn luyện kỹ năng vận động và thói quen giữ vệ sinh cho trẻ, kết hợp sử dụng tác động của các yếu tố thiên nhiên một cách thận trọng và có liều lượng. Các biện pháp đó có tác dụng phòng và chống được các bệnh thông thường như cảm cúm, các bệnh truyền nhiễm cho trẻ và còn là sự rèn luyện có tác dụng tốt đối với hệ thống thần kinh trung ương, đối với sức khoẻ nói chung của trẻ. b) Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý ở lứa tuổi mầm non quá trình cốt hoá của hệ xương mới chỉ bắt đầu. Bộ xương của trẻ phần lớn được cấu tạo bằng các tổ chức sụn, các tổ chức xương đang được hình thành, độ rắn thấp, độ xốp cao chứa nhiều nước vì thế. Hệ cơ còn tương đối yếu, dây chằng dễ bị kéo dãn. Vì thế cơ quan vận động chưa được vững chắc, dễ bị biến dạng, tư thế vận động cơ bản dễ bị sai lệch. Đến 6-7 tuổi thì thành của xương mới có độ dày đảm bảo sự chống đỡ tương đối với những tác động cơ học. Vận động tích cực có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của hệ cơ, xương, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng các xương ống theo chiều dài đồng thời tăng độ vững chắc của xương nhờ độ đông đặc chung của các tổ chức xương ở trẻ em mẫu giáo. Hệ xương: hình dáng của cơ thể phụ thuộc vào bộ xương. Bộ xương có nhiệm vụ bảo vệ tuỷ sống, não, các cơ quan bên trong của cơ thể khỏi bị va chạm 7
- và làm hư hại. Bộ xương của trẻ còn rất yếu, mềm, dễ bị biến dạng, vì trong đó còn chứa nhiều tố chất sụn, các khớp của trẻ rất linh hoạt, dây chằng dễ bị dãn, các gân còn yếu và ngắn so với người lớn. Phát triển hệ xương, dây chằng và khớp đúng lúc sẽ có tác dụng đến việc phát triển các cơ quan, các hệ thống và tư thế của cơ thể. Những trường hợp bị cong, vẹo cột sống, vai uốn tròn, lòng bàn chân bẹt làm rối loạn điều kiện làm việc của nhiều cơ quan quan trọng và có thể dẫn đến bệnh lý. Đối với trẻ mẫu giáo cần đặc biệt chú ý cho sự cốt hoá của xương diễn ra đúng đắn và đúng lúc, hình thành đường cong sinh lý của cột sống, phát triển vòm bàn chân, củng cố dây chằng, khớp, ngoài ra cần chú ý đến sự phát triển cân đối giữa các phần của cơ thể, sự phát triển cân đối chiều cao và trọng lượng của xương. Hệ cơ: Bám chắc vào các phần riêng biệt của bộ xương, ở trong một tư thế nhất định giữ cho thăng bằng và thay đổi tư thế đó. Điều này có nghĩa là hệ cơ tham gia thực hiện chức năng vận động và cũng như thực hiện chức năng bảo vệ: bảo vệ khỏi sự va chạm, sự nhiễm lạnh của bộ xương và các cơ quan bên trong. Cơ của trẻ phát triển còn yếu và chỉ bằng 20-25% trọng lượng cơ thể. ở trong cơ thể trẻ có nhiều nước và ít chất Prôtít, Lipít. Sự phát triển của các nhóm cơ riêng biệt xảy ra không cùng một lúc liên quan tới những điều kiện trên, cần thiết phải củng cố tất cả các nhóm cơ đặc biệt là cơ duỗi. c) Nâng cao khả năng làm việc của các hệ thống cơ quan trong cơ thể trẻ Đặc điểm của giai đoạn từ 0-6 tuổi là sự hoạt động vận động tích cực của trẻ, nhờ đó những động tác vận động cơ bản cần thiết cho cuộc sống được hình thành. Tập luyện thể dục thể thao sẽ đẩy nhanh chóng quá trình chuyển những động tác tự nhiên, tản mạn trong những tháng đầu tiên của cuộc sống, thành những động tác có sự phối hợp tương đối cao như đi, chạy, nhảy, ném qua đó phát triển khả năng vận động một cách hiệu quả ở trẻ. Mặt khác, vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Qua sự theo dõi những trẻ em vì lý do nào đó (như bị ốm) mà hoạt động vận động bị hạn chế cho thấy: hiện 8
- tượng thiếu vận động đã gây nên sự phát triển chậm chạp của các hệ thống tim mạch, hô hấp và các hệ thống khác của cơ thể trẻ. Dưới ảnh hưởng của các hoạt động và vận động tích cực thì trọng lượng tương đối của tim, phổi, não được tăng lên. Đặc biệt là vận động thường xuyên sẽ kích thích mạnh mẽ sự trao đổi chất, cải thiện được quá trình trao đổi chất và thúc đẩy sự hoàn thiện về cấu trúc và chức phận của cơ thể. Hệ hô hấp: Đối với trẻ các đường hô hấp còn hẹp, niêm mạc của chúng có nhiều mạch máu. Các tế bào của phổi rất mịn. Độ linh hoạt của lồng ngực bị hạn chế, xương sườn ở tư thế nằm ngang và sự phát triển của cơ hô hấp thì rất yếu, nên không thể thở sâu được (trẻ ở lứa tuổi bú mẹ thở 40-35 lần /1 phút, 7 tuổi thì 24-22 lần). Vì thế không khí bị đọng lại và khó vào các phần của lá phổi. Nhịp hô hấp của trẻ không ổn định, dễ bị rối loạn. Từ cần củng cố cơ hô hấp, phát triển độ linh hoạt của lồng ngực, tạo khả năng thở sâu tiết kiệm năng lượng khi thở ra, ổn định nhịp thở, tăng dung tích sống. Ngoài ra phải dạy trẻ thở bằng mũi. Thở bằng mũi sẽ làm không khí được ấm lên và lọc sạch. Các bài tập phát triển hô hấp sẽ thúc đẩy sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, củng cố các cơ hô hấp và sự phát triển toàn bộ của bộ máy hô hấp, ngoài ra có tác dụng hình thành ở trẻ em thói quen thở đều và sâu, khắc phục được tật nín thở của trẻ khi thực hiện những động tác mới. Hệ tim mạch: Ngay từ khi mới sinh hệ tim mạch đã hoạt động mạnh, các mạch máu của trẻ rộng hơn so với người lớn, áp lực của máu yếu nhưng tần số co bóp của tim lại tăng lên, vì thế nhịp điệu co bóp của tim dễ bị rối loạn. Tim nhanh chóng mệt mỏi nếu phải làm việc căng thẳng và không thể ngay lập tức thích ứng với sự thay đổi hoạt động đột ngột. Nhịp mạch của trẻ nhỏ đập rất nhanh (120-140 lần/1 phút). Dần dần thì mạch đập chậm lại, và khi 5-6 tuổi thì nhịp đập từ 80- 110 lần/ 1 phút. 9
- Cần phải đặc biệt chú ý đến hệ tim mạch của trẻ mầm non, cụ thể củng cố các cơ tim, các thành mạch nhất là các mạch máu ở não, làm cho nhịp điệu co bóp của tim tốt hơn và phát triển khả năng thích ứng với sự thay đổi vận động đột ngột. Các cơ quan nội tạng: Đặc biệt đối với lứa tuổi nhỏ, các cơ quan nội tạng của trẻ phát triển chưa đầy đủ, dạ dày có những vách cơ yếu. Các lớp cơ và các sợi đàn hồi của thành ruột phát triển chưa đầy đủ. Vì vậy trẻ dễ bị rối loạn sự hoạt động của ruột. Từ đó phải củng cố các bắp thịt và các dây chằng của các cơ quan nội tạng. Da: có nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan và các tế bào nằm sâu bên trongkhỏi bị thương chấn, không để vi trùng thâm nhập vào, là cơ quan bài tiết cũng như tham gia vào sự bài tiết và điều hoà thân nhiệt và hô hấp. Da của trẻ mịn hơn da của người lớn, dễ bị chấn thương hơn và vì vậy cần bảo vệ da không bị hư hỏng. Hệ thần kinh: Từ lúc sơ sinh hệ thần kinh của trẻ chuẩn bị chưa đầy đủ để thực hiện các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật được phát triển hơn. ở trẻ em quá trình hưng phấn và ức chế chưa cân bằng. Sự hưng phấn mạnh hơn sự ức chế. Liên quan với những điều kiện nói trên, nhiệm vụ được đặt ra là tạo sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế, độ linh hoạt của chúng, phát triển ức chế tích cực cũng như hoàn thiện các cơ quan phân tích vận động, các cơ quan cảm giác (thị giác, thính giác ). Tóm lại ở lứa tuổi mầm non luyện tập thể dục thể thao có hệ thống và đúng phương pháp khoa học sẽ thúc đẩy sự trưởng thành cơ thể trẻ một cách mạnh mẽ. Các hệ thống bắp thịt, thần kinh, tuần hoàn máu, được tập luyện tốt. Ngoài ra còn có tác dụng tốt đối với phát triển các kỹ năng như đi chạy, nhảy, leo, trèo mang vác của trẻ. Đó là cơ sở chuẩn bị cho hoạt động chân tay và trí óc sau này của các em, bồi dưỡng giáo dục và phát triển thói quen hành động tập thể, tính tích cực, kỷ luật, chủ động sáng tạo và những hành vi đạo đức tốt. 2.2. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức (nhiệm vụ giáo dưỡng) 10
- a) Thực hiện các bài tập thể chất phù hợp với lứa tuổi nhằm giáo dục ở trẻ những tố chất vận động như: nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai Ví dụ: - Với mục đích phát triển sức mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo thì phải tăng độ dài, độ cao của bước nhảy, tập ném xa. - Để phát triển sức bền: cho trẻ tập nhiều động tác chạy với cự ly dài nhưng không gây ra sự mệt mỏi quá sức. - Phát triển khả năng ước lượng cự ly băng mắt: dạy trẻ ném trúng đích, sự chính xác khi chân nhảy chạm đất, quan sát hướng tốt trong lúc đi. Nếu các tố chất thể lực không được phát triển thì trẻ không thể thực hiện được thậm chí các chi tiết nhỏ của các động tác, không hoàn thiện được các hình thức khác nhau của vận động. b) Hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động, những thói quen đúng về tư thế, các thói quen vệ sinh, nắm được một số kiến thức sơ đẳng về GDTC - Hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và thông qua đó trẻ nhận thức thế giới xung quanh, thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, cho phép trẻ tiết kiệm được nhiều sức hơn khi vận động, hoạt động. Nhờ vậy, tạo ra khả năng lặp lại các động tác với số lần nhiều hơn và ảnh hưởng tích cực hơn tới hệ tim mạch, hô hấp và việc phát triển các tố chất thể lực. Việc sử dụng những thói quen vận động đã được hình thành một cách bền vững cho phép thực hiện những nhiệm vụ xuất hiện trong những tình huống bất ngờ, trong hoạt động, vận động và trò chơi. Những thói quen vận động được hình thành trước 6 tuổi là cơ sở cho việc hoàn thiện tiếp tục khi bước sang tuổi học sinh và cho phép tiếp tục đạt thành tích cao trong các môn thể thao. - Rèn luyện thói quen tư thế đúng đắn- có nghĩa là trẻ biết giữ tư thế đúng đắn của cơ thể trong lúc ngồi, đi, đứng- một việc hết sức quan trọng đối với trẻ 11
- mầm non. Giáo dục tư thế đúng đắn có ý nghĩa to lớn đối với sự hoạt động bình thường của tất cả các cơ quan, hệ thống của cơ thể. - Trong lứa tuổi mầm non phát triển những thói quen ban đầu về vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh công cộng: rửa tay, lau sạch mũi, đại tiểu tiện trước khi bước vào tập luyện, giữ quần áo sạch sẽ, giữ dày cẩn thận, giữ gìn các đồ chơi luôn luôn sạch sẽ, giữ gìn các dụng cụ thể dục thể thao, nhà cửa Các thói quen này được hình thành hay không phần nhiều phụ thuộc vào sức khoẻ của trẻ. - Đối với trẻ mẫu giáo cần phải truyền đạt một số hiểu biết có liên quan GDTC. Những kiến thức đã nhận được làm cho trẻ tập luyện một cách tự giác hơn và việc sử dụng các phương tiện GDTC ở các trường mầm non và ở gia đình được đầy đủ hơn. Làm cho trẻ hiểu được tác dụng của tập luyện. Về ý nghĩa của các động tác và các phương tiện khác của GDTC (các điều kiện vệ sinh, các yếu tố thiên nhiên, lao động chân tay) có được khái niệm tư thế đúng đắn, kỹ thuật động tác về luật lệ, trò chơi vận động cũng như sự hiểu biết về vệ sinh các nhân cũng như vệ sinh hoàn cảnh là rất quan trọng. Trẻ cần phải hiểu biết tên gọi của các bộ phận cơ thể, hướng của động tác (lên cao, hạ xuống, trước sau phải trái ) tên gọi và ý nghĩa của các dụng cụ thể dục thể thao, nguyên tắc đảm bảo và sử dụng các dụng cụ đó, điều lệ sử dụng quần áo, dày thể thao. Tất cả các hiểu biết nói trên cần phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ. 2.3. Nhiệm vụ giáo dục a) Giáo dục lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng thú, tự giác, độc lập luyện tập thường xuyên. b) Thực hiện việc giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động: Việc thực hiện các động tác, bài tập vận động sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo dục những đức tính tốt và các phẩm chất đạo đức (thật thà, công bằng, tinh thần tập thể, và cũng như việc hình thành các phẩm chất ý chí (lòng dũng cảm, kiên định, sự kiền chế ) 12
- Cần phải giáo dục cho trẻ sử dụng một cách sáng tạo những sự hiểu biết, những thói đã hình thành trong hoạt động vận động, xuất hiện tính tích cực, tự giác nhanh trí Đối với trẻ mẫu giáo thì việc giáo dục cảm xúc tốt, sự sảng khoái, tinh thần vui vẻ, cũng như biết vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực là điều hết sức quan trọng. Điều đó rất cần thiết bởi vì những cảm xúc tốt sẽ ảnh hưởng một cách thuận lợi đến sự làm việc của tất cả các cơ quan, các hệ thống của cơ thể, đảm bảo hình thành một cách nhanh chóng các thói quen vận động. GDTC tạo ra sự thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mỹ. Trong quá trình thực hiện động tác vận động khuyến khích sự phát triển khả năng tiếp thu cảm thụ hiểu biết và đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn: cái đẹp của trang phục thể dục, của các dụng cụ tập luyện, của môi trường xung quanh, giáo dục trẻ thấy cái đẹp trong tư thế tác phong, trong phẩm chất đạo đức không nhân nhượng những hành động và lời nói thô lỗ. Trong quá trình GDTC có tiến hành giáo dục lao động. Chuẩn bị cho trẻ bước vào lao động có nghĩa là phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhẹn bằng những thói quen vận động và giáo dục các tố chất thể lực cần thiết cho lao động. Ngoài ra trẻ phải nắm vững các thói quen vận động có liên quan tới các trang bị trong phòng tập, sân tập, (hố có cát để nhảy, dụng cụ tập luyện ) cùng với sự sửa chữa phương tiện thể dục thể thao, bảo vệ quần áo, dày dép thể thao, chuẩn bị địa điểm để tập luyện (quét sạch lá rụng, xới hố cát, đường chạy ), khoảng cách đặt các dụng cụ trên sân. Ngoài ra trẻ còn tiếp thu những thói quen vận động để trông nom, bảo quản dụng cụ luyện tập: Lau sạch bụi ở gióng thang, thu dọn cờ, nơ, gậy, vòng, ghế thể dục, bảng 13
- Các nhiệm vụ nêu trên có liên quan mật thiết, chặt chẽ với nhau. Cần tổ chức quá trình GDTC cho trẻ mầm non sao cho trong cùng một lúc giải quyết có hiệu quả tất cả những nhiệm vụ đó. 3. Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non 3.1. Nguyên tắc toàn diện và hệ thống Là nguyên tắc quan trọng trong GDTC. K.Đ.Usinxki (1949) đã viết "Chỉ có hệ thống mới giúp chúng ta hoàn toàn làm chủ được những kiến thức của chúng ta. Một bộ óc chứa đầy những kiến thức rời rạc, không liên quan đến nhau, cũng giống như một kho chứa đồ cũ, trong đó mọi thứ đều rất lộn xộn và ở đó chính bản thân chủ nhân cũng chẳng tìm thấy cái gì". Tính hệ thống được thể hiện trong sự liên tục, tuần tự và có tính kế hoạch của nội dung GDTC trong suốt lứa tuổi mầm non, trong sự tuần tự của các tiết học thể dục (hay vận động) với sự thay đổi liên hoàn giữa luyện tập và nghỉ ngơi, trong sự kế thừa, trong mối quan hệ qua lại của nội dung và tính tuần tự của các tiết học. Tính hệ thống còn thể hiện trong mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: sự hình thành kỹ năng này cho phép đứa trẻ có cơ sở để lĩnh hội cái mới hơn và cứ như thế, đi từ cái mới này đến cái mới khác. Tính hệ thống thể hiện trong việc thực hiện một cách có hệ thống những bài tập thể chất trong ngày qua các hình thức GDTC khác nhau: thể dục sáng, tiết học thể dục, hoạt động vận động ngoài trời cũng như việc dạy trẻ thực hiện chế độ giáo dục sức khoẻ trong ngày một cách thường xuyên. Khi ngừng thực hiện những tiết thể dục đã xây dựng theo hệ thống, hoặc thực hiện chúng không liên tục, nhận thấy sự giảm sút rõ rệt thành tích của các cơ quan chức năng, và đôi khi dẫn đến sự thoái lùi các chỉ số hình thái thể hiện ở sự giảm sút tỷ trọng (trọng lượng riêng) của các mô cơ tích cực, sự thay đổi thành phần cấu tạo của chúng và nhiều biểu hiện tiêu cực khác. 14
- GDTC đòi hỏi sự lặp lại những kỹ xảo vận động đã được hình thành. Chỉ trong điều kiện lặp lại nhiều lần mới hình thành được định hình động lực trong não bộ. Để tiến hành lặp lại một cách hiệu quả cần một hệ thống mà trong đó những cái cũ đã hình thành liên kết với những cái mới (khi quá trình lặp lại có tính chất tình huống: thay đổi bài tập, điều kiện thực hiện, sự khác nhau của những phương pháp và biện pháp, hình thức và nội dung tiết học một cách tổng thể). Bên cạnh đó, sự lặp lại cần đảm bảo sự cải tổ trật tự hình thái và chức năng trong quãng thời gian dài, trên cơ sở đó phát triển các tố chất thể lực (A. N. Crextovnhicop). Cơ thể con người là một khối thống nhất, đặc biệt cơ là cơ thể trẻ non nớt, đang thời kì lớn lên và hoàn thiện nếu không được phát triển toàn diện, cân đối thì qua giai đoạn này khó phát triển bình thường.Ví dụ: nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, thì cơ thể không cân đối, còi cọc, trí óc không phát triển. Trong thể dục, mỗi bài tập chỉ có tác dụng nhất định đến sự phát triển của một số bộ phận cơ thể hoặc một số tố chất thể lực. Ví dụ: Động tác tay, vận động cơ bản ném xa có tác dụng phát triển cơ tay, phát triển cảm giác thăng bằng, rèn luyện tính chất khéo léo, mạnh mẽ. Động tác chân- bật: phát triển cơ chân, rèn luyện khả năng phối hợp tay, chân, tố chất mạnh mẽ Vì vậy, cần lựa chọn những bài tập nhịp nhàng, cân đối giữa tay và chân, giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất thể lực để giúp cho các cơ quan, các hệ thống trong cơ thể trẻ phát triển bình thường hoặc phát triển cục bộ một bộ phận nào đó. Tính hệ thống và liên tục phải được thực hiện trong kế hoạch giảng dạy toàn năm, từng học kỳ, từng tháng, từng bài tập, từng động tác sao cho toàn bộ nội dung khối lượng luyện tập thống nhất thành một khối có tác động thúc đẩy lẫn nhau, động tác này bổ sung cho động tác kia, bài học trước làm cơ sở cho bài học sau, bài sau bổ sung, củng cố và phát triển bài học trước. Ví dụ: dạy bò bằng bàn tay và cẳng chân, động tác tay, động tác chân hỗ trợ cho vận động bò. Bò theo hướng 15
- thẳng làm cơ sở để dạy bò dích dắc, bò chui qua cổng. Qua đó rèn luyện, củng cố kỹ năng bò cho trẻ. Vận dụng nguyên tắc này cần chú ý: + Khi chọn nội dung và hình thức tập luyện cần phải cân nhắc kĩ tác dụng và ảnh hưởng qua lại của chúng đến các bộ phận của cơ thể Ví dụ: hướng dẫn bài tập GDTC phải có đầy đủ các động tác theo thứ tự: tay, chân, bụng, lườn, bật, phải có động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản. Hoặc sau khi trẻ thực hiện động tác bật, không nên tổ chức cho trẻ chạy nhanh hoặc chạy chậm ngay, vì như thế trẻ sẻ bị mỏi chân. + Luyện tập toàn diện phải gắn liền với luyện tập có hệ thống thường xuyên liên tục. + Nội dung vận động phải được sắp xếp từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. + Sắp xếp nội dung hợp lý. + Nâng dần cường độ vận động: Ví dụ: Nếu tiết bài mới yêu cầu trẻ phải thực hiện tối đa là 2 lần, thì ở tiết ôn luyện yêu cầu trẻ phải thực hiện từ 2,5 đến 3 lần. Từ 1 vận động cơ bản trong tiết học, sau đó tăng lên từ 2-3 vận động cơ bản. 3.2. Nguyên tắc tích cực và tự giác Nguyên tắc này dựa trên cơ sở quan hệ tự giác và tích cực của trẻ đối với hoạt động mà mình tiến hành: để đạt được thành tích khi thực hiện nhiệm vụ này hay nhiệm vụ khác thì trước hết trẻ phải hình dung rõ ràng: cần thực hiện cái gì và như thế nào, tại sao phải thực hiện như thế mà không phải khác (P.Ph.Lexgap là người đề ra nguyên tắc này). Nguyên tắc này được tiến hành theo các hướng cơ bản sau đây: - Hình thành hứng thú với nhiệm vụ vận động được giao 16
- - Kích thích sự quan sát vận động mẫu một cách có ý thức ở trẻ, sự phân tích có ý thức các bài tập vận động, hiểu được mục đích và phương pháp thực hiện nhiệm vụ. - Khuyến khích sự thể hiện tính tích cực, độc lập, sáng tạo ở trẻ khi thực hiện nhiệm vụ vận động: độc lập thay đổi bài tập, tạo ra những tình huống khác nhau, suy nghĩ về cái mới Dạy thể dục cho trẻ là làm cho trẻ nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động. Đây là quá trình hoạt động nhận thức và thực hành cho trẻ. ý thức tự giác tích cực ở trẻ trong luyện tập có giá trị to lớn đối với kết quả bài tập. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc tích cực, tự giác giáo viên cần phải: - Làm cho trẻ hiểu được nhiệm vụ bài tập một cách đơn giản và cụ thể. Trẻ càng bé thì nhiệm vụ được giao càng đơn giản. Ví dụ: con sẽ tung bóng bằng hai tay cho bạn, bạn sẽ bắt bóng và tung lại cho bạn khác. - Nội dung giảng dạy phải được lựa chọn vừa sức. - Phải làm cho các bài tập sinh động. Ví dụ: Phải tăng thêm đồ dùng dạy học. Khi bò chui qua cổng thì ở cổng có treo chuông để giúp trẻ tự đánh giá việc thực hiện hoạt động của mình đúng hay sai. - Giáo viên phải làm mẫu chính xác, đẹp, chậm vừa để trẻ dễ nhìn. - Giảng giải phải đầy đủ nhưng ngắn gọn dễ hiểu, sinh động có tác dụng gây hứng thú cho trẻ. - Chú ý động viên trẻ kịp thời. 3.3. Nguyên tắc trực quan kết hợp với lời nói và thực hành Dạy vận động là một quá trình nhận thức. Trong quá trình dạy vận động các thành tố của nhận thức có quan hệ khăng khít với nhau. Tuỳ theo nhiệm vụ đặt ra mà tuần tự của chúng có thể khác nhau: dạy trẻ có thể bắt đầu từ làm mẫu động tác kết hợp với giảng giải, giáo viên mô tả bằng lời và dùng cử động, vận động của mình để minh hoạ. Trong trường hợp này hay khác việc quan sát hình ảnh trực 17
- quan không loại trừ hoạt động tư duy, còn giải thích không loại trừ sự mô phỏng bằng những cử động, vận động.Tóm lại: trực quan, dùng lời và thực hành là những thành tố không tách rời nhau. Trực quan trong GDTC được hiểu là sự ảnh hưởng qua lại giữa các cơ quan phân tích cảm giác bên trong và bên ngoài cơ thể con người (trẻ). Bất kỳ nhận thức trực quan nào của con người cũng bắt đầu từ quan sát, nhìn ngó. Nhận thức cảm tính kết hợp với phân tích dần dần sẽ nâng sự hiểu biết từ cảm tính lên lý tính. Nhận thức trong GDTC cũng nằm trong quy luật đó. Trong giảng dạy thể dục, thói quen vận động chỉ có thể được hình thành trên cơ sở cảm giác trực tiếp với động tác, cho nên vấn đề trực quan trong giảng dạy thể dục có ý nghĩa cả với người dạy và người học. Tồn tại trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp trong GDTC mầm non. Giáo viên muốn làm cho trẻ nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động một cách nhanh chóng, thì trong khi dạy cần tác động vào các loại cảm giác ở trẻ như thính giác, thị giác, xúc giác. Ví dụ: khi dạy một động tác trước hết giáo viên phải làm mẫu cho trẻ thấy, sau đó giáo viên chỉ dẫn cách làm, giải thích chỗ đúng, chỗ sai. Khi trẻ thực hành giáo viên quan sát, sửa sai trực tiếp cho trẻ (trực quan trực tiếp). Đối với những động tác, vận động khó mà việc làm mẫu không cho phép kéo dài thời gian để trẻ quan sát được kỹ (ví dụ: nhảy bật từ trên cao xuống), thì giáo viên có thể dùng hình vẽ mô tả để chỉ cho trẻ biết quá trình diễn biến của động tác, của vận động. ở mức độ cao hơn có thể dùng phim đèn chiếu, chiếu chậm cho trẻ xem để trẻ có hình dung chính xác về vận động, động tác (trực qua gián tiếp). Trong giảng dạy thể dục sử dụng trực quan và lời nói có ý nghĩa rất lớn nếu tính đến kinh nghiệm vận động và những hình thức vận động trong cuộc sống ở trẻ. Dần dần vai trò của lời nói cũng có ý nghĩa như quan sát (lưu ý khả năng tiếp thu 18
- và kinh nghiệm sống của trẻ). Khi sử dụng lời nói cần ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, đúng lúc. 3.4. Nguyên tắc vừa sức và giáo dục cá biệt Nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét mối tương qua giữa khả năng của từng trẻ (năng lực thể chất cũng như tinh thần) và độ khó của nhiệm vụ vận động được giáo viên giao. Trong GDTC việc đảm bảo nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn vì: việc thực hiện các động tác vận động khác nhau có những tác động trực tiếp đến chức năng quan trọng của cơ thể.Thay đổi lượng vận động một cách đột ngột sẽ ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, cho nên cần phải xem lại các đặc điểm, khả năng của từng trẻ để đưa ra nhiệm vụ cho phù hợp. - Vừa sức (dễ tiếp thu): Mặc dù trong Chương trình giáo dục mầm non đã có những yêu cầu chung cho trẻ theo từng độ tuổi, nhưng trong quá trình giảng dạy vẫn phải cần có yêu cầu cụ thể đối với từng trẻ và chuẩn bị cho trẻ thực hiện yêu cầu ngày càng cao hơn. Khả năng của từng trẻ được xác định bằng các phương pháp sau đây: + Đánh giá thể lực của trẻ theo tiêu chuẩn (Ví dụ: Yêu cầu tối đa đối với trẻ lớp nhỡ cuối năm phải đạt: Bé trai nặng14,4 kg, cao 100,7 cm) và lập biểu đồ sức khoẻ cho từng trẻ. + Kiểm tra y học. Theo dõi sức khoẻ hàng ngày, tuần, tháng. Nếu thấy có vấn đề như trẻ sút cân, biếng ăn thì phải đưa trẻ đi khám ở bệnh viện. + Quan sát sư phạm trực tiếp: Cô giáo trực tiếp theo dõi, quan sát khả năng thực hiện bài tập, vận động của từng trẻ để đưa ra những bài tập phù hợp với khả năng cuả chúng. “Vừa sức" không có nghĩa là không có độ khó, mà là khả năng có thể vượt qua nếu biết động viên thể lực và tinh thần của trẻ. Để kiểm tra sự dễ tiếp thu được chính xác cần có sự kiểm tra y học và kiểm tra sư phạm một cách có hệ thống. Một 19
- trong những điều kiện cơ bản của tính vừa sức là sự liên tục và phức tạp dần của các động tác vận động. Vì vậy giáo viên phải biết sắp xếp nội dung các bài tập một cách hợp lý, buổi tập sau nặng hơn buổi tập trước. - Giáo dục cá biệt (tính đến đặc điểm cá nhân trẻ). Là sự cân nhắc những khả năng riêng biệt của từng trẻ trong quá trình giáo dục thể chất để lựa chọn các phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện hợp lý. Trong GDTC cho trẻ mầm non tính đến đặc điểm cá nhân được giải quyết theo 2 hướng: cá biệt hoá theo xu hướng chung và con đường riêng. Cá biệt hoá theo xu hướng chung là chuẩn bị thể lực chung cho trẻ em các độ tuổi, lựa chọn những phương pháp, biện pháp giảng dạy, phương tiện và hình thức tổ chức hợp lý cho mỗi trẻ thực hiện bài tập vận động theo yêu cầu chung của chương trình hiện hành. Cá biệt hoá theo hướng chuyên biệt là: chuẩn bị thể lực một cách chuyên biệt cho những trẻ có năng khiếu (khả năng) về hoạt động thể dục thể thao (chủ yếu là áp dụng với trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo). 3.5. Nguyên tắc phát triển (nâng cao dần yêu cầu). Những điều kiện cơ bản của nguyên tắc này bao gồm việc thực hiện những nhiệm vụ mới, những vận động khó hơn, thay đổi hình thức vận động và nâng dần khối lượng vận động. Sự phức tạp hoá các hoạt động vận động, sự thay đổi các hình thức vận động luôn đi kèm với sự tăng lên về lượng vận động. Ví dụ: Thay đổi nội dung vận động: Lúc đầu hướng dẫn trẻ bò bằng bàn tay và cẳng chân theo hướng thẳng, sau đó tổ chức cho trẻ bò dích dắc qua các chướng ngại vật. Thay đổi hình thức vận động: + Thi xem ai bò nhanh mà không chạm vật + Thi tổ nào bò nhanh mà không chạm chướng ngại vật. Nâng dần khối lượng vận động: 20
- +Tăng chiều dài quảng đường vận động (ở các lớp bé, nhỡ, lớn). +Tăng số lần thực hiện vận động trong tiết học. + Kéo dài thời gian thực hiện vận động. + Tăng tốc độ, nhịp độ luyện tập. + Tăng cường độ luyện tập trong từng tiết học: từ một vận động thành 2,3 vận động + Nâng cao yêu cầu về sự phối hợp vận động Để nâng cao khả năng của cơ thể, cần thiết phải nâng cao dần lượng vận động có hệ thống, tăng khối lượng và cường độ của chúng, khi cơ thể đã thích ứng với lượng vận động đó, thì năng lượng tiêu hao của cơ thể ít hơn, thông khí phổi, tần số co bóp của tim và huyết áp của tim cũng giảm xuống. Không khắc phục được sự khó khăn dần dần tăng lên do lượng vận động và các nhiệm vụ phức tạp dần lên thì việc giáo dục ý chí không thể thành công được. 3.6. Nguyên tắc phối hợp các hình thức giảng dạy. Phối hợp các hình thức giảng dạy sẽ tạo điều kiện tốt để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ GDTC. Hình thức tập thể: Sử dụng khi dạy vận động mới, yêu cầu trẻ hiểu được nhiệm vụ, đồng thời đoàn kết thực hiện nhiệm vụ. Hình thức tổ chức nhóm: Hiểu được nhiệm vụ, tự giác, tự lực thức đẩy lẫn nhau cùng thực hiện nhiệm vụ. Thường được dùng khi cần củng cố kỹ năng vận động, khi dạo chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động buổi chiều. Hình thức cá nhân: Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ (có lựa chọn) những trẻ yếu và nâng cao yêu cầu đối với một số trẻ khác. 21
- Chương II: NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NON Trong Chương trình giáo dục mầm non nội dung GDTC bao gồm 2 lĩnh vực: - Giáo dục dinh dưỡng- sức khoẻ - Phát triển vận động 1. Nội dung giáo dục dinh dưỡng- sức khoẻ mầm non a) Đối với trẻ nhà trẻ: - Nội dung chung: + Làm quen với chế độ sinh hoạt và rèn luyện một số thói quen tốt trong ăn, uống, ngủ và vệ sinh cá nhân + Làm quen với một số công việc đơn giản tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân + Giữ gìn sức khoẻ và an toàn - Nội dung theo độ tuổi: Nội dung 18-24 tháng 24-36 tháng Làm quen với * Làm quen với chế độ sinh hoạt theo độ tuổi chế độ sinh hoạt * Làm quen với chế độ ăn cơm * Làm quen với chế độ ăn cơm với các nát với các loại thức ăn khác loại thức ăn khác nhau nhau *Làm quen với hành vi văn minh trong ăn uống * Tập thói quen ăn hết suất * Làm quen với chế độ ngủ 1 * Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa giấc * Làm quen với việc đi vệ sinh * Biết gọi cô khi có nhu cầu đi vệ sinh và đúng nơi quy định đi vệ sinh đúng nơi quy định 22
- * Tập thói quen sạch sẽ: rửa tay * Luyện thói quen tốt trong vệ sinh cá trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; nhân, vệ sinh ăn uống. vệ sinh sạch sẽ trong khi ăn; biết gọi cô khi bị ướt, bị bẩn Làm quen với * Tập tự xúc ăn bằng thìa, cầm * Tập tự phục vụ trong ăn uống, ngủ, mặc một số công cốc uống nước quần áo, đi dép, vệ sinh việc tự phục vụ * Tập rửa tay * Tập cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt * Tập tự ngồi vào bàn ăn *Tập thể hiện bằng lời nói khi có nhu cầu *Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ăn ngủ, vệ sinh vệ sinh Giữ gìn sức Làm quen với cách chăm sóc, * Rèn luyện một số thói quen, thao tác khoẻ và an toàn bảo vệ cơ thể và các giác quan. đơn giản trong việc tự chăm sóc cơ thể và Rửa tay, rửa mặt, tắm, súc bảo vệ các giác quan miệng, gội đầu * Làm quen với các trang phục phù hợp với thời tiết nóng, lạnh. * Làm quen và nhận biết những gì nguy hiểm, nơi nào nguy hiểm không được phép sờ hoặc đến gần * Không cho vật lạ vào mũi, tai, miệng, rốn b) Đối với trẻ mẫu giáo: - Nội dung chung: + Làm quen với một số thực phẩm và cách chế biến đơn giản một số món ăn + Tác dụng của ăn uống đầy đủ, hợp lý. ích lợi của thực phẩm và ăn ướng đối với sức khoẻ + Bảo vệ, chăm sóc các bộ phận cơ thể và các giác quan. Tập làm một số công việc tự phục vụ đơn giản + Rèn luyện nề nếp, thói quen tốt, hành vi văn minh trong ăn uống, phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường. 23
- + Giữ gìn sức khoẻ và an toàn - Nội dung cụ thể của các độ tuổi: Nội dung 3-4 tuổi 4-5 tuổi 5-6 tuổi Các nhóm Làm quen với một số thực - Nhận biết 4 nhóm thực - Nhận biết 4 nhóm thực thực phẩm phẩm thông thường và các phẩm phẩm và cách chế dạng chế biến khác nhau - Làm quen với cách chế - Tham gia chế biến một biến đơn biến đơn giản một số món số món ăn, thức uống giản ăn, thức uống. đơn giản ăn uống - Các bữa ăn trong ngày và - Các bữa ăn trong ngày và - Các bữa ăn trong ngày đầy đủ, hợp món ăn yêu thích món ăn yêu thích và món ăn yêu thích lý. ích lợi - ích lợi của ăn uống đủ - ích lợi của ăn uống đủ - ích lợi của ăn uống đủ của thực lượng và đủ chất lượng và đủ chất lượng và đủ chất phẩm và ăn - Làm quen với các loại thức - ích lợi của thực phẩm và - ích lợi của thực phẩm uống đối ăn khác nhau trong ngày và bữa ăn đa dạng thực phẩm và bữa ăn đa dạng thực với sức ích lợi của chúng đối với sức khoẻ phẩm đối với sức khoẻ khoẻ Bảo vệ, ý thức tự phục vụ: trong ăn uống, ngủ, vui chơi, mặc quần áo, đi dày dép, vệ sinh chăm sóc - Làm quen với cách đánh -Tập tự đánh răng, lau mặt - rèn luyện kỹ năng đánh các bộ phận răng, lau mặt -Rèn luyện các thao tác rửa răng, lau mặt, rửa tay cơ thể và - Tập rửa tay bằng xà phòng tay bằng xà phòng các giác - Tập rửa đồ chơi - Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi quan. Tập - Thể hiện bằng lời nói về - Đi vệ sinh khi có nhu cầu và đúng nơi quy định làm một số nhu cầu ăn ngủ, vệ sinh - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi công việc tự - Lợi ích của việc giữ gìn vệ trường đối với sức khoẻ phục vụ sinh cơ thể đối với sức khoẻ đơn giản Rèn luyện Rèn luyện nề nếp, hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nề nếp, thói Nhận biết một số biểu hiện đơn giản khi ốm (ho, sốt, đau bụng, đau đầu, đau răng) 24
- quen tốt, Nhận biết trang phục phù hợp với thời tiết. ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời hành vi văn tiết đối với sức khoẻ minh trong Chăm sóc cơ thể và giữ gìn Nhận biết một số bệnh Nhận biết đơn giản về ăn uống, sức khoẻ thông thường và cách nguyên nhân và cách phòng phòng tránh đơn giản phòng tránh một số bệnh bệnh, giữ thông thường gìn vệ sinh môi trường. an toàn - Nhận biết nơi không an toàn cho sức khoẻ và tính mạng, hành động nguy hiểm và cách phòng tránh - Làm quen với một số quy định an toàn (ở nhà, ở trường) 2. Nội dung phát triển vận động 2.1. Nội dung chung - Nhà trẻ: + Tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp + Tập phát triển các vận động cơ bản + Tập phát triển các cử động ngón tay, bàn tay - Mẫu giáo: + Tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp + Tập phát triển các vận động cơ bản và biết ích lợi của việc luyện tập đối với sức khoẻ + Tập các cử động bàn tay, ngón tay phát triển khéo léo 2.2. Nội dung cụ thể 2.2.1. Bài tập phát triển chung: a) Khái niệm: là hệ thống các động tác được lựa chọn nhằm phát triển toàn diện các bộ phận của cơ thể người. b) Đặc điểm: 25
- + Có tính chọn lọc + Có khả năng xác định trương lực + Đa dạng, phong phú + Có khả năng sử dụng kết hợp với âm nhạc và dụng cụ c) Ý nghĩa: + Củng cố, rèn luyện các nhóm cơ bắp chính trên toàn bộ có thể người. + Củng cố và phát triển hệ xương, khớp, dây chằng, hình thành tư thế thân người đúng đắn + Ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, từ đó tăng cường sức khoẻ cho trẻ. d) Các bài tập cụ thể cho các độ tuổi: Độ Các động tác hô hấp Các động tác phát triển các nhóm cơ riêng biệt tuổi của trẻ Tập hít thở (ngửi hoa, - Tay giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau 18-24 thổi bóng, gà gáy) - Cúi về phía trước, nghiêng người sang hai bên tháng - Chân dang sang 2 bên, ngồi xuống, đứng lên Tập hít thở (ngửi hoa, - Tay giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp thổi bóng, gà gáy, với lắc bàn tay 24-36 máy bay hoặc tàu - Cúi về phía trước, nghiêng người sang hai bên, vặn người sang 2 tháng hoả kêu, bóng xì hơi) bên - Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân Hít vào, thở ra (ngửi - Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên, gập và duỗi tay, bắt hoa, thổi bóng, gà chéo 2 tay trước ngực 3-4 gáy, thổi nơ bay, - Cúi về phía trước, quay sang phải, sang trái; nghiêng người sang tuổi tiếng còi tàu tu, phải, sang trái tu tiếng máy bay - Lần lượt từng chân bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi ù,ù ) xổm, đứng lên, bật tại chỗ. - Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn 26
- 4-5 Hít vào, thở ra (ngửi tay, nắm, mở bàn tay), gập và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, tuổi hoa, thổi bóng, gà phía sau, trên đầu) gáy, thổi nơ bay, - Cúi về phía trước, quay sang phải, sang trái; nghiêng người sang tiếng còi tàu tu, phải, sang trái; Ngửa người ra sau. tu tiếng máy bay - Lần lượt đưa từng chân ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía ù,ù ) sau, co cao đầu gối, ngồi xổm đứng lên, bật tại chỗ. Hít vào, thở ra (ngửi - Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn hoa, thổi bóng, gà tay, quay cổ tay, kiễng chân). co và duỗi từng tay kết hợp với kiễng gáy, thổi nơ bay, chân, 2 tay đưa ra trước ngực, xoay tròn, đưa lên cao tiếng còi tàu tu, - Cúi về phía trước, quay sang phải, sang trái; nghiêng người sang 5-6 tu tiếng máy bay phải, sang trái; Ngửa người ra sau kết hợp giơ tay lên cao, chân bước tuổi ù,ù Hai tay đưa lên sang phải, sang trái. cao, hít vào, hạ tay - Lần lượt đưa từng chân ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía xuống, thở ra) sau, co cao đầu gối, ngồi xổm đứng lên, bật tại chỗ. Nhún chân (đầu gối hơi khuỵu). Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang, nhảy lên đưa 1 chân về phái trước, 1 chân về phía sau 2.2.2. Bài tập vận động cơ bản a) Khái niệm: + Vận động cơ bản là những vận động cần thiết đối với con người, thường được con người sử dụng trong cuộc sống và hoạt động của mình + Bài tập vận động cơ bản là hệ thống các hành động vận động được chọn lọc từ các vận động cơ bản nhằm tác động lên các nhóm cơ bắp chính (lớn) của cơ thể, từ đó thực hiện các nhiệm vụ GDTC. b) Ý nghĩa: + Hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo vận động, các tố chất vận động cần thiết của con người + Củng cố, rèn luyện các cơ bắp chính của cơ thể + Củng cố hệ xương, khớp, dây chằng, hình thành các tư thế đúng 27
- + Phát triển khả năng định hướng trong không gian, trong thời gian và trong hoạt động tập thể + Ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sống của toàn bộ cơ thể c) Phân loại: + Dựa vào tính chu kỳ của vận động có thể chia BT vận động cơ bản thành 2 loại: Các BT vận động có chu kỳ (đi, chạy, bò, trườn, trèo); Các BT vận động cơ bản không có chu kỳ (tung, ném, nhảy). Những BT vận động cơ bản có chu kỳ thường được hình thành và tự động hoá nhanh hơn nhờ sự lặp đi lặp lại các chu kỳ vận động ngay trong chính quá trình thực hiện vận động. Nhờ đó phát triển cảm giác nhịp điệu tốt hơn cho trẻ. + Dựa vào hướng tác động chính của BT có thể chia BT vận động cơ bản thành 3 nhóm sau: Đi, chạy, nhảy, thăng bằng (tác động đến nhóm cơ chân); Ném, chuyền, tung, bắt (tác động đến cơ tay- vai); Bò, trườn, trèo (tác động đến nhóm cơ lưng- bụng). Khi biết được hướng tác động chính của các BT giáo viên có thể dễ dàng lựa chon BT để thực hiện việc củng cố chuyên biệt một nhóm cơ hay bộ phận nào đó. Ví dụ: lựa chọn chính xác các BT hỗ trợ cho vận động cơ bản (trong tiết học) + Dựa vào cường độ vận động của BT có thể chia BT vận động cơ bản ra thành các BT vận động mạnh (động- chạy nhanh, trèo thang ); BT vận động vừa phải (động vừa- ném xa, ném trúng đích, bật về phía trước, nhảy xa, nhảy sâu, trườn sấp, trèo qua ghế, chạy chậm ); BT vận động ít (tương đối tĩnh- đi, thăng bằng, đứng co 1 chân, bò thấp, bò cao, bò chui qua cổng, bước lên bậc, ghế, lăn- ném với cô, tung, bắt bóng, chuyền bóng; nhún bật tại chỗ, qua vạch kẻ ). d) Các bài tập cụ thể cho các độ tuổi: Độ Các bài tập vận động cơ bản tuổi 18- 24 - Tập đi thăng bằng theo hướng thẳng: đi bước qua dây, đi trong đường hẹp tháng - Tập chạy 28
- - Bò, trườn tới vật chuẩn - Tập lăn, ném bóng - Tập đứng tung bóng - Bước lên xuống bậc thang có vịn 24- 36 - Đi theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp; đi có mang vật trên tay; chạy theo hướng thẳng; tháng đứng co 1 chân - Bò chui qua cổng, bò theo đường thẳng có măng vật trên lưng; Bò trườn qua vật cản; - Tập bước lên bậc - Tập lăn- bắt bóng từ cô; tập ném về phía trước; tập ném trúng đích - Tập nhún bật tại chỗ; bật qua vạch kẻ 3-4 - Đi, chạy (theo hiệu lệnh, theo người dẫn đầu); Đi trong đường hẹp, đi kễng gót, đứng co tuổi 1 chân - Bật về phía trước, bật tại chỗ, nhảy xa 20-25 cm - Tung bóng, đập bóng, lăn bóng; Ném xa bằng 1 tay, ném trúng đích bằng 1 tay; chuyền bắt bóng qua 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc - Bò trườn theo hướng thẳng, bò theo đường dích dắc, bò chui, trườn và trèo qua vật cản, trèo bước lên xuống bậc thang hoặc bục cao 4-5 - Đi chạy thay đổi tốc độ, hướng theo hiệu lệnh, theo đường dích dắc, đi kễng gót, đi bằng tuổi gót chân, đi khuỵu gối, đi trong đường hẹp, đi trên ghế thể dục, trên ván dốc; đứng co 1 chân, chạy chậm - Bật liên tục về phía trước; Nhảy xa, nhảy từ trên cao xuống 10-15 cm, nhảy lò cò, bật tách khép chân, nhảy qua vật cản - Tung bóng lên cao và bắt bóng; tung bắt bóng với người đối diện; đập và bắt bóng tại chỗ; Ném xa bằng 1 tay, 2 tay; ném trúng đích bằng 1 tay, chuyền bắt bóng qua đầu qua chân; lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng - Bò bằng bàn tay và bàn chân, bò theo đường dích dắc, bò chui qua cổng, ống, trườn kết hợp trèo qua ghế, vật cản; trèo lên xuống cầu thang; lên, bước xuống bục cao. 5-6 - Đi chạy thay đổi tốc độ, hướng theo hiệu lệnh, theo đường dích dắc, đi kễng gót, đi bằng tuổi gót chân, đi khuỵu gối, đi trong đường hẹp, đi trên ghế thể dục, trên ván dốc; đứng co 1 chân, chạy chậm; Đi bằng mép ngoài của bàn chân, đi cúi người, đi nối bàn chân, đi lùi. - Bật tại chỗ, bật liên tục về phía trước, vào vòng; Nhảy xa, nhảy từ trên cao xuống 15-20 29
- cm, nhảy lò cò tại chỗ, về phía trước, bật tách, khép chân, nhảy qua vật cản - Tung bóng lên cao và bắt bóng; tung, đập bóng tại chỗ; đi và đập bắt bóng, Ném xa bằng 1 tay, 2 tay; ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay; Chuyền, bắt bóng qua đầu qua chân; lăn và di chuyển theo bóng - Bò bằng bàn tay và bàn chân, bò theo đường dích dắc, bò chui qua cổng, ống; Trườn kết hợp trèo qua ghế, vật cản; Trèo lên xuống cầu thang không vịn; lên, bước xuống bục cao 2- 3 bậc. 2.2.3. Bài tập phát triển cơ bàn tay, ngón tay a) Khái niệm: là hệ thống các động tác được lựa chọn nhằm phát triển các cơ bàn tay, ngón tay và sự linh hoạt của các ổ khớp, củng cố dây chằng ở bàn tay, ngón tay. b) Ý nghĩa: + Củng cố, rèn luyện cơ bàn tay, ngón tay + Thúc đẩy sự cốt hoá xương bàn tay, ngón tay đúng lúc và đúng đắn; Phát triển độ linh hoạt của các ổ khớp bàn tay, ngón tay, củng cố dây chằng ở bàn tay, ngón tay + Phát triển khả năng phối hợp các giác quan và vận động của bàn tay ngón tay. c) Các bài tập cụ thể cho các độ tuổi: Độ tuổi Các bài tập cụ thể 18-24 tháng - Co, duỗi ngón tay; Bắt tay, vỗ tay; Cầm, bóp, gõ đóng; Nhặt, bỏ vào, lấy ra; Đóng, mở nắp; Tháo, lắp, lồng; Xếp chồng; Vạch các nét nghệch ngoạc bằng ngón tay; Lật trang sách 24-36 tháng - Xoa tay, chạm các đầu ngón tay vào nhau, rót, nhào, khuâý, đảo, vò, xé -Đóng, gõ, nhón, nhặt; Tập xâu hạt; Cài, cởi cúc, buộc dây; Chồng xếp đồ vật; tập cầm bút 3-4 tuổi - Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay các ngón tay, cổ tay; Đan, tết; Lăn ống tròn bằng 2 bàn tay 30
- - Cài, cởi cúc hoặc nút buộc. Kéo khoá; Xếp chồng - Sử dụng bút, tập cắt bằng kéo thủ công; Sử dụng bàn chải đánh răng 4-5 tuổi - Vo, xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay, vê, véo miết, gắn, nối 5-6 tuổi - Đan tết, luồn, thắt, buộc dây; Lắp ráp; Sử dụng bút - Biết sử dụng kéo thủ công. Sử dụng bàn chải đánh răng 2.2.4. Bài tập đội hình đội ngũ a) Khái niệm: đây là các bài tập hỗ trợ cho việc thực hiện các nội dung GDTC mầm non. BT đội hình đội ngũ là một loại BT sử dụng vận động đi với nhiều hình thức và đội hình khác nhau nhằm giáo dục ở trẻ tính nhanh nhẹn, dứt khoát, biết phản ứng nhanh với các yêu cầu của giáo viên. b) Ý nghĩa của việc luyện tập các bài tập đội hình đội ngũ - Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn và khéo léo. - Phát triển khả năng định hướng trong không gian - Biết phối hợp hoạt động của mình với bạn. - Hình thành tư thế đúng Các bài tập đội hình, đội ngũ có thể mỗi ngày tập một ít, tập với các dụng cụ nhỏ như cờ, nơ hoặc kết hợp với các bài hát, bản nhạc, nhịp trống lắc. c) Nội dung cụ thể qua các độ tuổi: c.1) Đối với trẻ 18-36 tháng: - Đội hình tự do. - Đội hình vòng tròn, vòng cung. - Quay về phía có vật chuẩn. - Đứng thành hàng dọc - Đứng thành hàng ngang c.2) Đối với trẻ 3-4 tuổi: - Yêu cầu: + Biết xếp hàng vòng tròn, hàng dọc theo tổ và chuyển thành hàng ngang. 31
- + Biết quay phải, trái, sau theo vật chuẩn. - Các đội hình cơ bản: + Đội hình tự do + Đội hình vòng tròn, vòng cung + Hàng dọc theo tổ + Từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang và ngược lại + Quay phải, quay trái, quay đằng sau c.3) Đối với trẻ 4-5 tuổi: - Yêu cầu: Trẻ biết xếp hàng và chuyển hàng theo khẩu lệnh của cô - Các đội hình cơ bản: + Xếp thành 1-2 vòng tròn + Xếp thành hàng dọc, hàng ngang + Từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang và ngược lại + Từ 1 hàng dọc chuyển thành 2 hàng dọc và ngược lại c.4) Đối với trẻ 5-6 tuổi: - Yêu cầu: Trẻ biết xếp và chuyển đội hình theo khẩu lệnh của cô. - Các đội hình cơ bản: + Xếp hàng dọc, hàng ngang theo tổ + Chuyển từ 1 hàng dọc thành 2 hàng dọc và ngược lại + Chuyển từ 1 hàng ngang thành 2 hàng ngang và ngược lại + Chuyển từ 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn và ngược lại 32
- Chương III: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NON 1. Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và các giai đoạn giảng dạy vận động cho trẻ mầm non 1.1. Khái niệm kỹ năng, kỹ xảo: Bất kỳ một hoạt động nào cũng bao gồm những động tác riêng lẻ, còn mỗi động tác lại bao gồm những thao tác riêng lẻ. Nếu con người không tiếp thu được những thao tác tiêu biểu cho một loại hình hoạt động cụ thể thì sẽ không thể thực hiện tốt hoạt động đó. Các động tác của con người được chia thành 2 loại cơ bản : kỹ năng và kỹ xảo: - Kỹ năng : Là động tác được thực hiện trên cơ sở vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để đạt kết quả trong một hoạt động cụ thể, (ví dụ: sau khi biết được một số điều về cách thức đi xe đạp và sau khi đã thử đạp xe một số lần, như vậy đã có kỹ năng đi xe đạp). Có nghĩa nói đến kỹ năng là muốn nói đến khả năng thực hiện một động tác nào đó nhưng chưa đề cập đến chất lượng động tác. Khi vận dụng vào lĩnh vực thể dục thể thao thì kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một bài tập thể chất nào đó. Trong kỹ năng các thao tác riêng lẻ có thể là chưa hoàn toàn hoàn thiện, chúng thường còn kéo quá dài, đòi hỏi nỗ lực quá mức, gây nên mệt mỏi không cần thiết, có thể còn có cử động thừa, sai lệch ở chỗ nào đó cần được sửa chữa Như vậy có thể nói kỹ năng là khả năng thực hiện vận động ở mức độ cần có sự tập trung chú ý vào từng chi tiết của động tác. Các chi tiết vận động chưa nhuần nhuyễn, chưa liên tục, chưa đảm bảo độ bền vững, dễ dàng bị mất nếu không được ôn luyện nhiều lần. - Kỹ xảo là động tác mà nhờ lặp đi lặp lại nhiều lần đã đạt mức độ hoàn thiện để có thể thực hiện chính xác, nhanh và tiết kiệm với chất lượng cao. Ba dấu hiệu đó của kỹ xảo được xác định về mặt sinh lý ở chỗ: tính định hình võ não sẽ làm 33
- giảm nhẹ hoạt động thần kinh và làm cho hoạt động này trở nên tiết kiệm hơn bởi vì khi hình thành động lực và vận động thì không chỉ các mối liên hệ tạm thời được cũng cố mà đồng thời các quan hệ không gian và thời gian khi diễn ra quá trình hưng phấn và ức chế cũng chính xác hơn. Ngoài ra cần chú ý một đặc điểm nữa của kỹ xảo vận động đó là tính chất hoàn chỉnh của nó. Mỗi một kỹ xảo đều là một động tác hoàn chỉnh bao gồm nhiều thao tác riêng lẻ. Tóm lại: kỹ xảo là một hoạt động hoàn chỉnh đạt đến mức độ hoàn thiện nhất định trong quá trình luyện tập, được thực hiện nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm với kết quả cao hay nói cách khác kỹ xảo là mức độ làm chủ vận động, điều kiển vận động hầu như tự động. Nếu trong hoạt động con người không có kỹ xảo thì hoạt động đó sẽ tiến hành chậm chạp, khó khăn, có sai sót. Nếu hình thành được kỹ xảo một cách hoàn thiện họ sẽ trở thành những người thợ giỏi trong lĩnh vực chuyên môn của mình. 1.2. Quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động: Kỹ xảo vận động được hình thành qua 3 giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Hình thành hiểu biết sơ bộ về vận động. Trẻ làm quen với những động tác vận động mới nên trẻ thiếu tin tưởng trong lúc vận động, các cơ bắp đều căng hết sức, có nhiều động tác thừa, thiếu chính xác về thời gian và không gian. Giai đoạn 2: Hình thành kỹ năng vận động Trẻ đã hiểu được nhiệm vụ hành động của mình. Sự hình thành thói quen vận động xẩy ra theo kiểu làn sóng: thể hiện trong sự nối tiếp nhau của những hành động đúng và chưa đúng. Các tố chất vận động bắt đầu hình thành nhưng thường dao động. Trong một chừng mực nào đó sự chính xác của vận động được cao hơn và hoàn thiện dần động hình vận động trên võ não. Động hình vận động chưa ổn định dễ bị mất đi nếu không vận động thường xuyên. Giai đoạn 3: ổn định kỹ năng, hình thành kỹ xảo vận động 34
- Trẻ đã có thói quen vận động, trẻ tự lực, tin tưởng vào hành động của mình. Vận động trở nên tự do, chính xác, tiết kiệm, không bị gò bó. Trẻ thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác. Trong giai đoạn này hệ thống tín hiệu thứ 2 đóng vai trò quan trọng. 1.3. Các giai đoạn giảng dạy vận động cho trẻ mầm non Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động là cơ sở để các nhà giáo dục đề ra các nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức tập luyện cho trẻ ở mỗi giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn 1: Hình thành kỹ năng vận động ban đầu (dạy vận động mới) Nhiệm vụ : Trẻ làm quen với vận động mới. Hình thành một biểu tượng toàn vẹn về tất cả phạm vi của vận động. Bắt đầu cho trẻ tập thực hiện những cử động, vận động manh tính chung nhất. Để thực nhiệm vụ này cần phải tác động toàn diện lên những cơ quan phân tích quan trọng: thị giác, thính giác, cơ quan vận động .Đẩy mạnh sự tự giác của trẻ, từ đó tạo nên biểu tượng trọn vẹn về vận động. Giai đoạn 2: Củng cố kỹ năng vận động: Nhiệm vụ: Học sâu từng phần của động tác để thực hiện đúng các chi tiết kỹ thuật của động tác. Dần dần sửa sai những chi tiết mắc phải. Thực hiện một cách đúng đắn toàn bộ hoạt động vận động. Phương pháp giảng dạy: Giáo viên phải lựa chọn những phương pháp thích hợp với trẻ. Sau khi gọi tên bài tập vận động giáo viên phải hướng sự chú ý của trẻ đến việc thực hiện đúng đắn các động tác và khuyến khích trẻ “đứng đúng, lưng thẳng” “tay trái đưa thẳng về phía trước” hoặc hướng trẻ theo dõi những thiếu sót “không đưa tay lên giữ túi cát”. Người giáo viên phải chú ý bao quát, kiểm tra đội ngũ trẻ. Trong những 35
- trường hợp cụ thể giáo viên đến gần từng trẻ để khuyên bảo và nhẹ nhàng sửa tư thế, giúp đỡ từng trẻ, động viên trẻ cố gắng thực hiện động tác đúng. Trong giai đoạn này việc thực hiện những động tác vận động đã trở nên quen thuộc đối với trẻ, cho nên giáo viên cần lựa chọn những động tác để thu hút trẻ, để trẻ thực hiện và nâng dần sự phức tạp của động tác. Những động tác, vận động có cấu trúc và kỹ thuật đơn giản thì không cần phải làm mẫu mà chỉ cần giải thích, giảng giải. Trẻ tự nhớ lại được và thực hiện các chi tiết kỹ thuật của động tác. Trong trường hợp như vậy trẻ tích cực tập trung chú ý, hình dung suy nghĩ và tự thực hiện động tác. Nếu như động tác phức tạp hơn thì giáo viên vừa phải làm mẫu vừa phải giải thích. Sau đó cho trẻ tập luyện với sự hỗ trợ của mốc định hướng thị giác, vật định hướng âm thanh, chỉ dẫn hay hướng dẫn trực tiếp và các phương tiện trực quan khác. Đến cuối giai đoạn 2 thì có thể loại bỏ dần các phương tiện hỗ trợ, vì đến lúc này trẻ đã thực hiện được các bài tập không cần có sự kiểm tra bằng mắt, sự giúp đỡ của cô mà chỉ bằng các cảm giác vận động. Giai đoạn 3: Hình thành kỹ xảo vận động. Nhiệm vụ: - Củng cố, hoàn thiện kỹ thuật vận động. - Kích thích trẻ thực hiện toàn bộ động tác. - Hình thành khả năng tự vận dụng những vận động, động tác của bài tập trong trò chơi và trong đời sống hàng ngày. Phương pháp giảng dạy: Trong giai đoạn này trẻ nhận nhiệm vụ một cách tự giác. Khả năng thực hiện động tác của trẻ đã được khái quát hoá. Chính vì vậy mà giáo viên phải lưu ý đến chất lượng thực hiện các động tác. Tổ chức cho trẻ luyện tập bằng hình thức chơi, thi đua. Trong khi chơi trẻ thường tự chuẩn bị và sử dụng thói quen sẵn có trong trò chơi cũng như trong 36
- những điều kiện của cuộc sống và việc thực hiện nhiệm vụ mang tính sáng tạo. Song trong giai đoạn này nếu giáo viên phát hiện được thiếu sót của trẻ thì có thể sử dụng bằng bất kỳ hình thức nào để sửa cho trẻ (dùng các phương pháp trực quan hoặc giảng giải ). Luyện tập bằng hình thức thi đua khi trẻ đã nắm vững động tác, khi cần củng cố kỹ năng vận động cho trẻ. Như vậy, những thói quen vận động đúng đắn ở trẻ được hình thành trong suốt quá trình liên tục có quy luật và liên quan với 3 giai đoạn giảng dạy vận động. 2. Các phương pháp GDTC mầm non 2.1. Cơ sở để phân loại các phương pháp GDTC - Dựa vào mục tiêu GDMN. - Dựa vào phương pháp GDMN. - Dựa vào đặc điểm phát triển tâm- sinh lý, vận động của trẻ (trong đó có quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động). - Dựa vào sự phát triển quá trình nhận thức của trẻ. - Dựa vào sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ 2 và quan hệ giữa 2 hệ thống tín hiệu với cảm giác vận động cơ. Từ đó trong lĩnh vực GDTC mầm non người ta thường áp dụng 3 nhóm phương pháp sau: 2.2. Nhóm phương pháp trực quan Nhóm phương pháp trực quan đảm bảo sự tri giác cảm tính và cảm giác vận động, phát triển các năng lực cảm giác, từ đó hình thành được biểu tượng chính xác về vận động ở trẻ. Nhóm phương pháp trực quan bao gồm các phương pháp khác nhau như sau: làm mẫu, mô phỏng, sử dụng vật chuẩn thính giác và thị giác, sử dụng tài liệu trực quan. a) Phương pháp làm mẫu bài tập vận động 37
- Là thông qua thị giác để hình thành biểu tượng trực quan về bài tập vận động. Thường sử dụng phương pháp này khi dạy trẻ bài học mới, hay động tác mới. Làm mẫu phải chính xác, chậm vừa, đẹp, nhấn mạnh được những điểm cần chú ý để trẻ có biểu tượng đúng về động tác và kích thích trẻ thực hiện tốt. Mỗi một động tác, mỗi vận động nếu phải làm mẫu nhiều lần thì mỗi lần tính chất sẽ thay đổi: Ví dụ: dạy trẻ bật xa. + Lần đầu làm mẫu toàn bộ động tác. + Lần sau chú ý tư thế chuẩn (tư thế chuẩn bị) + Tiếp theo chú ý tư thế nhảy, nâng chân và tiếp đất. + Cuối cùng chú ý cách vung tay. Khi làm mẫu cần chọn vị trí đứng để trình bày bài tập sao cho tất cả các cháu đều nhìn thấy vận động của cô một cách rõ ràng nhất. Ví dụ: khi hướng dẫn trẻ tập bài tập phát triển chung + Phải đứng cao và gần trẻ. + Tập động tác bụng thì đứng nghiêng. + Khi đi thì đi ngược chiều với trẻ. + Nếu tay để sau lưng thì đứng cùng phía với trẻ. b) Phương pháp mô phỏng Là thực hiện các bài tập vận động dưới dạng bắt chước các hành động hay vận động của các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người, động vật Đặc điểm của trẻ mầm non là thích bắt chước, vì thế sử dụng phương pháp mô phỏng trong GDTC làm cho trẻ càng hứng thú với bài tập, thực hiện bài tập nhiều lần mà không bị mệt mỏi, củng cố tốt các kỹ năng vận động (đặc biệt trẻ càng bé thì hiệu quả càng cao). Nếu hình ảnh mô phỏng tương ứng với tính chất của động tác thì còn giúp trẻ hình thành chính xác các biểu tượng (nhảy, đi nhẹ như mèo ). c) Phương pháp sử dụng vật chuẩn thính giác và thị giác 38
- Vật chuẩn thị giác giúp trẻ khắc sâu hơn hình ảnh về động tác đã học, củng cố các yếu tố kỹ thuật khó và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các bài tập. Những vật chuẩn thị giác có thể lấy ngay trên cơ thể người: ngón tay, ngón chân, vai Vật chuẩn thị giác có thể lấy trong MTXQ: lá cờ, vòng tròn Vật chuẩn thính giác nhằm hình thành cảm giác nhịp điệu, điều hoà tốc độ vận động, phối hợp vận động cũng như hiệu lệnh bắt đầu và kết thúc của động tác, thực hiện đúng bài tập. Ví dụ: bò qua cổng (có treo chuông) nếu chuông kêu là bò không đúng kỹ thuật. Nhảy cao đánh vào chuông, nếu chuông kêu là thực hiện đúng. d) Sử dụng tài liệu trực quan Tranh ảnh, sơ đồ, băng hình, đèn chiếu về các bài tập vận động mẫu Sử dụng tài liệu trực quan để giúp trẻ thực hiện bài tập vận động có kết quả cao, hình thành biểu tượng trực quan về các bước của bài tập chính xác hơn, nhất là những động tác khó, ẩn. 2.3. Nhóm phương pháp dùng lời Nhóm phương pháp dùng lời giúp trẻ quan sát có mục đích, hiểu sâu hơn những động tác vận động, tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu nhiệm vụ chính xác và thực hiện chúng đầy đủ hơn. Trong GDTCMN sử dụng một số phương pháp biện pháp dùng lời sau đây: a) Gọi tên bài tập vận động Nhằm gợi ở trẻ hình ảnh (biểu tượng) về bài tập vận động, phát huy khả năng tưởng tượng và nhớ lại những bài tập vận động đã biết. Các bài tập vận động đều có tên gọi phản ánh được tính chất của động tác (bật xa, bật sâu, chèo thuyền, ném xa bằng một tay ) vì thế nghe tên gọi, trẻ dễ dàng nhớ lại biểu tượng về bài tập hơn. b) Miêu tả bài tập vận động 39
- Đó là việc dùng lời để trình bày những chi tiết kỹ thuật của bài tập một cách liên tục, theo một trình tự nhất định. Miêu tả thường diễn ra đồng thời với việc làm mẫu động tác của giáo viên, thường áp dụng đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn, khi đó trẻ đã có nhiều kinh nghiệm vận động hơn. Biện pháp miêu tả giúp hình thành được biểu tượng chung đúng về động tác, giúp trẻ biết cách “diễn đạt” bằng lời kết hợp với thực hiện bài tập, buộc trẻ phải tập trung chú ý, phát triển ở trẻ ý thức trong tập luyện. c) Giải thích bài tập vận động Giải thích được sử dụng khi trẻ đã nắm những động tác, nhằm nhấn mạnh vào phần cơ bản của bài tập, để phân chia những chi tiết kỹ thuật mà trẻ cần nắm trong từng tiết học, từ đó dần dần hình thành biểu tượng về từng chi tiết vận động (vận động tay, chân, thân ). Lời giải thích cần ngắn gọn và chính xác, dễ hiểu. Nội dung giải thích thay đổi phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể của từng giờ học, vào đặc điểm nhận thức của trẻ. Dần dần nhờ có sự giải thích tư duy của trẻ được tích cực hoá, trẻ hiểu thấu đáo hơn về kỹ thuật của bài tập. Ví dụ: sau khi đã dạy trẻ ném trúng đích, thì sự giải thích sẽ giúp trẻ phân biệt giữa ném trúng đích và ném xa. Giải thích thêm (làm rõ nghĩa): hướng sự chú ý của trẻ lên một cái gì đó hoặc làm sâu hơn tri giác của trẻ, nhấn mạnh thêm hướng này hay hướng khác của động tác đã học. Việc giải thích thêm chỉ đóng vai trò bổ sung cho việc làm mẫu bài tập. d) Chỉ dẫn bài tập vận động Chỉ dẫn ngắn gọn, nhằm củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động, tránh trước hoặc sửa lỗi cho trẻ và đánh giá việc thực hiện bài tập của trẻ, vì vậy chỉ dẫn có thể được đưa ra trước hoặc trong thời gian thực hiện bài tập. Ví dụ: ở động tác bụng: cúi, tay chạm ngón chân, chân thẳng thì việc chỉ dẫn tiến hành trước khi thực hiện bài tập: nhắc trẻ không khuỵu gối. Khi trẻ nhảy lò cò thì việc chỉ dẫn thực hiện trong khi trẻ thực hiện bài tập: nhắc trẻ nhớ đổi chân. 40
- Chỉ dẫn có 2 hình thức: khẩu lệnh và mệnh lệnh. Khẩu lệnh: mục đích của khẩu lệnh là giúp trẻ phản ứng kịp thời với sự bắt đầu và kết thúc vận động, tốc độ và hướng vận động. Khẩu lệnh phát ra dưới dạng xác định với nội dung chính xác, là những từ được quy định chung: Nghiêm! Bên phải quay! Khẩu lệnh gồm: + Dự lệnh (phần trước của khẩu lệnh): chỉ ra cái gì cần làm và làm bằng phương tiện gì. Dự lệnh phát kéo dài. + Động lệnh (phần thực hiện). Động lệnh phát to nhanh, gọn. Mệnh lệnh khác khẩu lệnh ở chỗ do giáo viên tự nêu ra (đi về phía cửa sổ, lấy cờ, quay sang bên phải ) nhằm mục đích yêu cầu trẻ thực hiện 1 nhiệm vụ nào đó. Mệnh lệnh thường dùng đối với nhà trẻ và mẫu giáo bé, còn khẩu lệnh dùng cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn, ở bài tập chuyển đội hình đội ngũ. e) Đàm thoại về bài tập vận động Đàm thoại là sự trao đổi (dưới hình thức hỏi- trả lời) giữa cô và trẻ nhằm củng cố biểu tượng vận động hoặc gợi nhớ ở trẻ về vận động. Câu hỏi dùng trong đàm thoại kích thích sự quan sát, tích cực hoá tư duy và ngôn ngữ của trẻ, giúp chính xác hoá biểu tượng về động tác, gây hứng thú và giúp trẻ nắm được quy tắc đánh giá về hoạt động của mình và của bạn: Ai biết chơi như thế nào? thực hiện như vậy có đúng không?. Trước khi bắt đầu thực hiện động tác, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi cho trẻ, nhằm mục đích làm rõ thêm nhận thức về hoạt động, hoặc để kiểm tra các khái niệm về hình ảnh của chủ đề trò chơi vận động, sự chính xác của luật lệ, hành động của trò chơi Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. g) Kể chuyện về bài tập vận động Trong quá trình tập luyện có thể dùng thơ, ca dao, câu chuyện có hình ảnh theo chủ đề nào đó để chính xác hoá các động tác hoặc để gây hứng thú cho trẻ. Kể chuyện theo chủ đề là sự mô tả ngắn gọn có hình ảnh về cuộc sống hoặc về chủ đề trò chơi vận động. Trong thực tiễn, chuyện kể phải tiến hành ngắn gọn 41
- (2-3 phút) để gây cho trẻ sự tưởng tượng cũng như sự thụ cảm bằng thị giác tất cả các tình thế của trò chơi và động tác, kích thích để trẻ nhớ lại những cảm xúc của chủ đề trò chơi, để thực hiện những hoạt động trong trò chơi. Chuyện kể theo chủ đề có thể được sử dụng trong các nhóm tuổi khác nhau, thay đổi tính chất trình bày. Các phương pháp dùng lời hướng đến sự giáo dục ý thức tự giác trong hoạt động vận động ở trẻ. Muốn sử dụng phương pháp này người giáo viên phải tính đến kinh nghiệm sống, tầm hiểu biết chung, cũng như khả năng riêng biệt của từng trẻ. 2.4. Nhóm phương pháp thực hành Trong quá trình dạy vận động cho trẻ người ta sử dụng nhiều phương pháp thực hành khác nhau kết hợp với các phương pháp trực quan và dùng lời. Các phương pháp thực hành giúp trẻ có được cảm giác vận động và củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động. Trong GDTC MN cần sử dụng các phương pháp thực hành bởi các bài tập vận động nếu không được luyện tập thường xuyên và liên tục thì rất dễ quên, nhất là đối với trẻ em trước 6 tuổi. Chỉ qua luyện tập thì trẻ mới hiểu và nhớ được thứ tự của các động tác, cảm giác được phương hướng của động tác, tốc độ chuyển động của cơ thể, nhịp điệu của động tác, sự phối hợp của các cơ khi vận động. Các phương pháp thực hành thường được sử dụng ngay sau khi cô giáo làm mẫu bài tập vận động. Phương pháp thực hành bao gồm 3 hình thức cơ bản sau đây: a) Luyện tập (lặp lại hoặc biến đổi) - Luyện tập lặp lại là tập đi tập lại nhiều lần một động tác, nhưng khoảng cách thời gian và cường độ không quy định rõ ràng. Ưu điểm: Giúp trẻ nắm được động tác chắc chắn và nhanh chóng - Luyện tập biến đổi là tập một động tác nhưng đã thay đổi về hình thức, yêu cầu, độ khó và các điều kiện khác của động tác. Ưu điểm: giúp trẻ nắm chắc và tập trung vào các khâu quan trọng của động tác. Với những vận động phức tạp cần chia chúng ra thành những chi tiết, những phần độc lập để củng cố chúng trong những 42
- điều kiện khác nhau, từ dễ đến khó, cuối cùng hợp lại thành một động tác hoàn chỉnh để tập luyện toàn bộ vận động. Ví dụ dạy trẻ bật xa: dạy trẻ tập bật về phía trước, bật qua 1 vạch, qua 2 vạch. Muốn trẻ bật đúng trước hết lưu ý đến tư thế chuẩn, cách vung tay sau đó đến thân người Sau khi trẻ đã nắm được bài tập thì có thể tăng khoảng cách, thay đổi dụng cụ, hoặc thay đổi điều kiện luyện tập để củng cố thêm kỹ năng vận động cho trẻ. b) Hình thức trò chơi (yếu tố chơi hay trò chơi vận động) Đối với trẻ mẫu giáo bé thì toàn bộ tiết học có thể xây dựng thành một trò chơi vận động, vì thời gian tiết học ngắn, và chỉ tập những vận động và động tác đơn giản. Ví dụ: Tiết “đi trên cầu thăng bằng”có thể được xây dựng như sau: đàn thỏ con vào rừng hái nấm- đường xa- đi bộ- đi tàu- đi nhanh chân- đoàn tàu đã đến rừng rồi- xuống tàu. Trong rừng các chú thỏ gặp rất nhiều chim- làm chim bay-thấy nhiều loài hoa- làm động tác hái hoa, ngửi- đi qua cầu để vào hái nấm- về tặng thỏ mẹ. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thì có thể sử dụng yếu tố chơi vào từng phần của tiết học, mỗi phần có thể có 1 trò chơi có sự liên kết với nhau. Ví dụ: đối với phần khởi động có thể trẻ có thể làm những chú mèo. Phần trọng động: BTPTC có thể không đưa yếu tố chơi, phần vận động cơ bản: những chú mèo phát hiện ra chuột, chúng bò để bắt chuột, phần trò chơi vận động: mèo đuổi chuột. Phần hồi tĩnh: chơi chim bay cò bay. Sử dụng yếu tố chơi vào từng phần của tiết học ở mẫu giáo nhỡ và lớn vì thời gian tiết học kéo dài, trẻ đã có vốn kinh nghiệm nhất định về vận động và trẻ phải tập nhiều vận động phức tạp hơn so với lứa tuổi trước. Vì thế đưa yếu tố chơi vào để tăng hứng thú cho trẻ, giảm sự mệt mỏi ở trẻ. c) Hình thức thi đua (cá nhân hoặc tập thể) 43
- - Hình thức thi đua cá nhân (giữa cháu này với cháu kia) thường áp dụng đối với các lớp mẫu giáo bé và nhà trẻ. Chọn 2 cháu không chênh lệch nhau quá, các cháu đã tập bài tập vận động đó, bây giờ các cháu thi đua nhau xem ai tập tốt hơn, nhanh hơn, đúng hơn Các bạn khác cùng xem để cố gắng tập tốt hơn. Cô khen cả hai bạn. - Hình thức thi đua tập thể: chia làm nhiều nhóm, bởi số lượng các cháu đông có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua. Mỗi lần thể hiện chỉ 2 nhóm, các nhóm khác quan sát và nhận xét. Cô khen cả 2 nhóm nhưng không nên lạm dụng quá lời khen. 44