Giáo trình Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh (Phần 2)

pdf 88 trang hapham 3750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_grap_trong_day_hoc_sinh_hoc_nguyen_ph.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh (Phần 2)

  1. Chương 5 GRAP DẠY HỌC SINH HỌC MỤC TIÊU - Giải thích các khái niệm: grap nội dung và grap hoạt động. - Trình bày quy trình lập grap nội dung và grap hoạt động. NỘI DUNG - Khái niệm về grap nội dung. - Khái niệm về grap hoạt động. - Quy trình xây dựng grap nội dung và grap hoạt động. heo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, trong mỗi hoạt động T bao giờ cũng có hai mặt, đó là: Mặt “tĩnh” và mặt “động”. Trong dạy học, mặt tĩnh là nội dung kiến thức, còn mặt động là các hoạt động của thày và trò trong quá trình hình thành tri thức. Có thể mô tả mặt tĩnh của hoạt động dạy học bằng “grap nội dung” và mô tả mặt động bằng “grap hoạt động dạy học”. Như vậy, grap dạy học bao gồm: grap nội dung và grap hoạt động. GRAP DẠY HỌC GRAP NỘI DUNG GRAP HOẠT ĐỘNG 91
  2. 4.1. Grap nội dung Grap nội dung là grap phản ánh một Khái niệm grap cách khái quát, trực quan cấu trúc nội dung lôgic phát triển bên trong của một tài liệu. Nói cách khác, grap nội dung là tập hợp những yếu tố thành phần của một nội dung trí dục và mối liên hệ bên trong giữa chúng với nhau, đồng thời diễn tả cấu trúc logic của nội dung dạy học bằng một ngôn ngữ trực quan, khái quát và súc tích. Mỗi loại kiến thức có thể được mô hình hoá bằng một loại grap đặc trưng để phản ánh những thuộc tính bản chất của loại kiến thức đó. Trong dạy học, có thể sử dụng grap nội dung các thành phần kiến thức hoặc grap nội dung bài học. Ví dụ, Grap nội dung bài “Cấu tạo và tính chất của cơ”. 92
  3. Tơ cơ đoạn sáng - đoạn tối Sợi cơ dài (tế bào Tơ cơ đoạn sáng - đoạn tối cơ) (tế bào cơ) Tơ cơ đoạn sáng - đoạn tối Bó (tế bào cơ) CẤU cơ TẠO Mạch máu & dây Bắp thần Vân sáng - vân tối cơ kinh (tế bào cơ) Nguyên nhân co cơ : do điều khiển cuả thần kinh (tế bào cơ) TÍNH Co rút làm CHẤT xương Cơ chế : các đoạn sáng của sợi cơ co ngắn lại chuyển động Năng lượng co cơ do quá trình dị hoá cung cấp Hình 5.1. Grap nội dung bài "Cấu tạo và tính chất của cơ" 93
  4. 5.1.1. Quy trình lập grap nội dung Trước hết giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có khả năng lập grap nội dung. Mỗi loại kiến thức sẽ có loại grap nội dung tương ứng. Ví dụ, đối với kiến thức giải phẫu thì dùng grap cấu tạo hoặc cấu trúc để mô tả, còn kiến thức sinh lý thì dùng grap quá trình để mô tả. Sự lựa chọn đó là cần thiết vì không phải bài học nào cũng có thể lập được grap nội dung và grap nội dung các kiến thức khác nhau mang tính đặc thù. Sau đó thiết kế grap nội dung theo những bước ở hình 5.2. Bước 1. Xác định các đỉnh của grap Lựa chọn những đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung, mỗi đơn vị kiến thức sẽ giữ vị trí của một đỉnh trong grap. Tiêu chuẩn để xác định hệ thống những đơn vị kiến thức cho mỗi nội dung là lôgic hệ thống của nội dung. Trong nội dung bài lên lớp có thể có những đơn vị kiến thức liên kết với nhau thành từng mảng lớn hoặc nhỏ, nhưng cũng có những đơn vị kiến thức độc lập. Mỗi đơn vị kiến thức có thể là tập hợp của nhiều thông tin, do đó việc xác định các đỉnh cho grap nội dung phải lựa chọn hết sức súc tích. 94
  5. Xác định các đỉnh của grap ý của grap l p p ợ nh h í Thiết lập các cạnh Không hợp lý m tra t ể Ki Hợp lý Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng Hình 5.2. Quy trình lập grap nội dung Bước 2. Thiết lập các cung Thiết lập cung tức là thiết lập các mối quan hệ giữa các đỉnh của grap đó là mối liên hệ của các đơn vị kiến thức. Các cung này được biểu hiện bằng các mũi tên thể hiện tính hướng đích của nội dung. Các mối quan hệ đó phải bảo đảm tính lôgic khoa học, bảo đảm những quy luật khách quan và bảo đảm được tính hệ thống của nội dung kiến thức. Nếu xét thấy các mối quan hệ của các đỉnh hợp lý thì chuyển sang bước 3 để sắp xếp các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng. Nếu các mối quan hệ không hợp lý thì quay trở lại bước 1 để xem xét lại việc xác định các đỉnh của grap cho hợp lý hơn. 95
  6. Bước 3. Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng Khi đã xác định được các đỉnh (đơn vị kiến thức) và mối quan hệ giữa chúng, có thể xếp các đỉnh lên mặt phẳng theo một logíc khoa học và phải bảo đảm những yêu cầu sau : + Phải chú ý đến tính khoa học, nghĩa là phải phản ánh được logíc phát triển bên trong tài liệu giáo khoa. + Phải bảo đảm tính sư phạm: Dễ thực hiện đối với thầy, đồng thời dễ hiểu đối với trò, đảm bảo tính trực quan cao. Không nên lập các grap phức tạp, rắc rối làm cho học sinh khó hiểu hơn. Đối với những nội dung có nhiều mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức, hoặc giữa các đối tượng nghiên cứu, việc xác định các cung có thể thực hiện bằng cách lập bảng ma trận. Với quy trình trên, giáo viên có thể dẽ dàng tổ chức học sinh lập được các graph nội dung đa dạng và phong phú. 5.1.2. Ví dụ: Lập grap nội dung bài “Cấu tạo cơ thể” Bước 1. Phân tích cấu trúc nội dung của bài để xác định các đỉnh của grap. Trọng tâm của bài là mô tả khái quát cấu tạo và chức năng và mối quan hệ của các hệ cơ quan trong cơ thể người. Vì vậy các hệ cơ quan được xác định là các đỉnh của grap, đó là: hệ thần kinh; hệ nội tiết; hệ tuần hoàn; hệ hô hấp; hệ tiêu hoá; hệ vận động; hệ sinh dục; hệ bài tiết . 96
  7. Bước 2. Thiết lập các cung thực chất là xác định mối quan hệ của các hệ cơ quan trong cơ thể người. Mỗi hệ cơ quan có cấu tạo và chức năng riêng, nhưng trong cơ thể các hệ cơ quan liên hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng để thực hiện tốt các hoạt động chung của cơ thể. Các hệ cơ quan có thể liên hệ trực tiếp với nhau, như hệ thần kinh với hệ tuần hoàn; hệ tuần hoàn với hệ vận động, Các hệ cơ quan cũng có thể liên hệ gián tiếp với nhau như hệ tiêu hoá và vận động. Việc xác định các mối quan hệ như vậy sẽ thể hiện được bằng các cung của grap một cách hợp lý. Bước 3. Sau khi xác định được các đỉnh và các cung, chúng ta đặt các đỉnh lên mặt phẳng để tạo ra một grap nội dung hoàn chỉnh (xem hình 5.3). 5.2. Grap hoạt động Grap hoạt động là grap mô tả trình tự các hoạt động sư phạm theo logic hoạt động nhận thức nhằm tối ưu hoá bài học. Grap hoạt động là mặt phương pháp, nó được xây dựng trên cơ sở của grap nội dung kết hợp với các thao tác sư phạm của thày và hoạt động học của trò ở trên lớp; bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp, biện pháp và phương tiện dạy học. Thực chất grap hoạt động dạy học là mô hình khái quát và trực quan của giáo án. Grap hoạt động là một dạng angorit 97
  8. hoá hoạt động dạy - học theo phương pháp đường găng (con đường tối ưu). Hệ thần kinh Hệ nội tiết Hệ sinh dục Hệ tuần hoàn Hệ vận động Hệ tiêu hoá Hệ hô hấp Hệ bài tiết Hình 5.3. Bố trí các đỉnh và các cung trên một mặt phẳng Những hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh ở trên lớp mang tính hệ thống. Hệ thống các hoạt động sư phạm được tổ chức hợp lý sẽ giúp cho hoạt động học tập của học sinh thuận lợi và hiệu quả hơn. Dựa trên kết quả phân tích cấu trúc nội dung bài học và logíc tâm lý nhận thức của học sinh, giáo viên xác định lôgic các hoạt động dạy học một cách khoa học. Trong khâu chuẩn bị bài học, giáo viên phải phân tích hệ thống các hoạt động sư phạm thành các yếu tố cấu trúc của bài học, đó là các “hoạt động” và tổng hợp các hoạt động đó trong 98
  9. một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất. Mối liên hệ giữa các hoạt động của bài học có thể được biểu diễn bằng grap hoạt động dạy học. Mỗi bài học được cấu trúc bởi một số đơn vị kiến thức, đó là các khái niệm, các quá trình hoặc quy luật . . . Để hình thành mỗi đơn vị kiến thức cần có một hoạt động tương ứng. Trong mỗi hoạt động gồm nhiều thao tác. Nếu chỉ xét về mặt kỹ thuật, hoạt động là tổng các thao tác. Như vậy, thao tác là đơn vị cấu trúc của hoạt động và hoạt động là đơn vị cấu trúc của bài học. Trong mỗi bài học, các hoạt động tương ứng với các đơn vị kiến thức, mang tính hệ thống nên phân bố tuyến tính, tức là thứ tự của các hoạt động đòi hỏi phải có lôgic khoa học. Các thao tác trong mỗi hoạt động cũng phân bố tuyến tính, theo một trình tự chặt chẽ. Ví dụ, trong hoạt động H có các thao tác T1, T2, T3, Tn. , bắt buộc phải thực hiện xong thao tác 1 mới thực hiện thao tác 2, xong thao tác 2 rồi mới thực hiện đến thao tác 3 Lập grap hoạt động tức là xác định các phương án khác nhau để triển khai bài học, việc này phụ thuộc vào grap nội dung và quy luật nhận thức. 99
  10. Trong dạy – học, một bài học sẽ có nhiều hoạt động khác nhau, dùng grap để biết trình tự thực hiện các hoạt động; hoạt động nào thực hiện trước và hoạt động nào phải thực hiện khi đã hoàn thành một số công việc khác. Dùng một grap có hướng để mô tả trình tự các hoạt động và các thao tác sư phạm của thày và trò, cách làm như sau: Các hoạt động trong một bài học được đặt tương ứng với các đỉnh của một grap, đánh số từ 1 đến n (bài học có n hoạt động). Có thể thêm vào grap một đỉnh ứng với hoạt động khởi đầu và một đỉnh ứng với việc kết thúc (hoàn thành bài học). Dùng các mũi tên để xác định hoạt động nào thực hiện trước, hoạt động nào thực hiện sau, hoạt động nào xuất phát từ hoạt động nào trước đó Mô hình grap hoạt động dạy học có thể có cấu trúc như hình 5.4. Trong dạy học grap hoạt động giống như một chương trình kiểm tra trong tin học, theo grap đó giáo viên có thể chủ động lựa chọn các cách tổ chức bài học sao cho hiệu quả nhất. BẮT ĐẦU Hoạt động 1 100 Hoạt động 3 Hoạt động 2
  11. Hình 5.4. Mô hình grap hoạt động dạy - học Grap hoạt động có tính chất tương tự như algorit, có tác dụng chỉ dẫn thứ tự các thao tác cần thực hiện trong các hoạt động dạy học. Nó có thể được biểu diễn bằng những sơ đồ hoặc bằng bảng chỉ dẫn hoặc viết dưới dạng bài soạn. 5.2.1. Quy trình lập grap hoạt động Lập grap hoạt động là ứng dụng “bài toán con đường ngắn nhất” của lý thuyết grap trong dạy học, nhằm thực hiện bài học theo hướng tối ưu hoá. Grap hoạt động được lập để dạy một tổ hợp kiến thức hoặc một bài học, theo một quy trình như sau: Bước 1 : Xác định mục tiêu bài học Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt ra đối với HS khi thực hiện bài học. Có nhiều yếu tố tác động đến việc xác đinh mục tiêu bài học, trong đó đáng 101
  12. chú ý nhấy là các yếu tố : nội dung bài học, khả năng nhận thức của HS, năng lực của giáo viên. Bước 1. Xác định mục tiêu của bài học Bước 2: Xác Bước 3 : Xác định các định các hoạt thao tác trong mỗi hoạt động động. Bước 4 : Dùng “bài toán con đường ngắn nhất” để lập grap hoạt động dạy học theo hướng tối ưu hoá bài học Hình 5.5. Quy trình lập grap hoạt động Bước 2 : Xác định các hoạt động Xác định các hoạt động trong một bài học có thể dựa vào grap nội dung bài học hoặc dựa vào việc phân 102
  13. tích cấu trúc nội dung. Mỗi hoạt động tương ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt. Bước 3 : Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động. Trong mỗi hoạt động, chúng ta cần xác định các thao tác chính để đạt được mục tiêu. Bước 4 : Dùng “bài toán con đường ngắn nhất” để lập grap hoạt động dạy học theo hướng tối ưu hoá bài học. Sau khi xác định được các hoạt động và các thao tác của một bài học, giáo viên lập grap hoạt động dạy học mô tả diễn biến chính của bài học. 5.2.2. Ví dụ, lập grap hoạt động của bài : Xương đầu, thân và xương chi Bước 1. Xác định mục tiêu bài học Học xong bài này học sinh phải đạt được những yêu cầu sau: - Mô tả được cấu tạo của bộ xương người. - Nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa xương người so với xương động vật có vú. - Giải thích sự phù hợp giữa cấu trúc với chức năng của bộ xương người. Bước 2. Xác định các hoạt động. Bài có 4 hoạt động chính: - Mô tả cấu tạo và chức năng xương đầu. - Mô tả cấu tạo và chức năng của xương thân. 103
  14. - Mô tả cấu tạo và chức năng của xương chi. - Xác định đặc điểm tiến hoá và đặc điểm thích nghi của bộ xương người. Bước 3. Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động Hoạt động 1. Học sinh mô tả cấu tạo và chức năng xương đầu T1.1. Quan sát tranh vẽ xương đầu. T1.2. Trả lời các câu hỏi - Xương đầu có mấy phần ? - Mô tả cấu tạo của xương sọ (sọ não). - Mô tả cấu tạo xương mặt (sọ mặt). T1.3. So sánh - So sánh hộp sọ với xương mặt về các nội dung sau: khối lượng (hoặc diện tích), số lượng xương, sự liên kết giữa các xương . - So sánh xương sọ người với xương sọ động vật có vú? T1.4. Lập grap về cấu tạo xương đầu Hoạt động 2. Học sinh mô tả cấu tạo và chức năng xương thân. T2.1. Quan sát tranh vẽ cột sống và đốt sống. T2.2. Trả lời câu hỏi về xương sống: - Cột sống có hình dạng như thế nào ? - Cột sống gồm những đoạn nào ? 104
  15. - Cấu tạo cột sống liên quan như thế nào với chức năng của nó? T2.3. So sánh hình dạng và cấu trúc cột sống của người với cột sống động vật có vú. T2.4. Lập grap về cấu tạo cột sống. T2.5. Quan sát tranh vẽ lồng ngực. T2.6. Trả lời câu hỏi: - Lồng ngực được tạo thành bởi những xương nào? - Lồng ngực của người khác lồng ngực động vật có vú ở những điểm nào? Tại sao ? - Nêu chức năng của lồng ngực. T2.7. Lập grap về cấu tạo lồng ngực Hoạt động 3. Mô tả cấu tạo và chức năng xương chi. T3.1. Quan sát tranh vẽ hoặc mô hình xương chi. T3.2. Trả lời các câu hỏi: - Xương chi trên gồm những xương gì? mô tả cấu trúc của xương chi trên. - Mô tả cấu trúc của xương chi dưới. Vừa mô tả vừa lập grap về cấu tạo xương chi. Hoạt động 4. Xác định đặc điểm tiến hoá và đặc điểm thích nghi của bộ xương người. T4.1 So sánh bộ xương người với bộ xương thú (có thể là khỉ) trên tranh vẽ hoặc mô hình. 105
  16. T4.2. So sánh sự khác nhau giữa chi trên và chi dưới. Sau khi xác định các hoạt động và các thao tác tương ứng giáo viên lập một grap hoạt động mô tả tiến trình của bài học. Trong grap hoạt động các hoạt động được ký hiệu là H, các thao tác ký hiệu là T. grap hoạt động bài 9 được thiết kế như hình 2.19. Bước 4. Lập grap hoạt động H1 T1.1 T1.2 H2 T2.1 T2.2 H4 H3 T3.1 T3.2 Hình 5.6. Grap hoạt động bài “Xương đầu, thân và xương chi” 5.2.3. Ý nghĩa của grap hoạt động Grap hoạt động mô tả các thao tác sư phạm - những hoạt động của thầy và trò trong quá trình hình thành tri thức mới. Grap hoạt động là bản thiết kế cấu trúc của một bài học. Đối với giáo viên, grap hoạt động giúp cho giáo viên ghi nhớ giáo án, chủ động sáng tạo hơn trong giờ lên lớp. Sử dụng grap 106
  17. hoạt động dạy học giáo viên sẽ hoàn toàn thoát ly khỏi giáo án chủ động trong khâu tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập. Grap có thể được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, để hình thành tri thức mới hoặc hoàn thiện tri thức hoặc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 5.3. Mối quan hệ giữa grap nội dung và grap hoạt động trong dạy học Đối với giáo viên Trong khâu chuẩn bị bài, dựa vào nội dung sách giáo khoa, chương trình, tài liệu tham khảo lập grap nội dung của một tổ hợp kiến thức hay một bài học. Từ grap nội dung, giáo viên xác định các hoạt động dạy - học để lập grap hoạt động. Trên lớp, giáo viên thực hiện các tình huống dạy học, tức là triển khai grap nội dung theo grap hoạt động dạy - học và chỉ đạo hoạt động lĩnh hội tri thức của học sinh. Đối với học sinh Ở trên lớp thực hiện các hoạt động dưới sự tổ chức của giáo viên để tự lập được grap nội dung (hệ thống hoá các khái niệm), qua đó hiểu bản chất nội dung học tập. Ở nhà, học sinh tự học bằng grap để ghi nhớ nội dung bài học và có thể vận dụng linh hoạt trong những trường hợp cần thiết. 107
  18. Hai loại grap này được áp dụng trong một bài học, grap nội dung thể hiện logic của các thành phần nội dung kiến thức trong một bài học, có tính khách quan và về cơ bản không thay đổi và nó phù hợp với yêu cầu “chuẩn kiến thức” mà mục tiêu bài học đã quy định. Còn grap hoạt động dạy học là mô hình hoá về hoạt động của thày và trò nhằm thực hiện mục tiêu dạy học, nó có tính linh hoạt. Grap hoạt động là mô hình hoá tiến trình, kế hoạch bài học được dự kiến trong giáo án. Như vậy, grap nội dung và grap hoạt động liên quan mật thiết với nhau, giữa grap nội dung và grap hoạt động có mối quan hệ hai chiều. Trong khâu chuẩn bị bài học (viết bài soạn) giáo viên căn cứ vào grap nội dung để thiết lập grap hoạt động dạy học. Trong khâu thực hiện bài học (trên lớp hoặc tự học) giáo viên dùng grap hoạt động để tổ chức học sinh thiết lập grap nội dung theo một logic khoa học. Với mục đích cuối cùng là học sinh có được graph nội dung trong tư duy. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, trong một số trường hợp, chỉ cần phân tích cấu trúc nội dung rồi dựa vào đó có thể thiết lập được grap hoạt động dạy học Tóm tắt chương 5 Trong dạy học có 2 loại grap là: grap nội dung và grap hoạt động. Hai loại grap này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một số khái niệm cơ bản 108
  19. Grap nội dung học tập. Grap hoạt động dạy học Câu hỏi thảo luận 1. Hãy trình bày khái niệm grap nội dung và khái niệm grap hoạt động, sự khác nhau cơ bản giữa 2 laọi grap này. 2. Trình bày quy trình xây dựng grap nội dung (cho ví dụ). 3. Trình bày quy trình xây dựng và sử dụng grap hoạt động (cho ví dụ). Chương 6 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP TRONG DẠY - HỌC SINH HỌC Nhiều năm qua, chúng tôi đã nghiên cứu vận dụng lý thuyết grap trong dạy học sinh học ở trường phổ thông. Đặc biệt trong dạy học Giải phẫu - sinh lý người, Sinh thái học và Di truyền học. Do đó, trong chương này chúng tôi xin trình bày về cách sử dụng phương pháp grap đối với một số môn học cụ thể. Hy vọng sau khi thấu hiểu phần lý thuyết chung với các nguyên tắc, quy trình thiết kế và sử dụng grap, độc giả có thể vận dụng một cách linh hoạt - sáng tạo trong các môn học ở trường phổ thông. MỤC TIÊU Hình thành kỹ năng sử dụng grap trong dạy học sinh học. NỘI DUNG 109
  20. - Sử dụng phương pháp grap trong dạy học giải phẫu sinh lý người ở trung học cơ sở. - Ứng dụng lý thuyết grap trong dạy học Sinh thái học (THPT) - Ứng dụng lý thuyết grap trong dạy học Di truyền học (THPT) 6.1. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP TRONG DẠY HỌC GIẢI PHẪU SINH - LÝ NGƯỜI 6.1.1. Các loại graph nội dung trong dạy - học giải phẫu sinh - lý người Dựa vào quy trình thiết kế grap nội dung và đặc điểm của các thành phần kiến thức, trong dạy học GP-SLN có thể lập được các loại grap sau: 61.1.1. Grap nội dung của kiến thức giải phẫu người Kiến thức giải phẫu người là loại kiến thức mô tả hình dạng và cấu tạo của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người. Có thể dùng grap để mô tả cấu tạo của các cơ quan, bộ phận. Những grap này thường là những grap có hướng, hoặc grap hình cây. Ví dụ: grap thành phần của máu (hình 6.1). Máu là mô liên kết lỏng được cấu tạo bởi hai thành phần chính là: tế bào tự do và chất gian bào. Các tế bào tự do chiếm 45% thể tích máu gồm : Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Chất gian bào chiếm 55% thể tích máu, đó chính là huyết tương. 110
  21. MÁU (Mô liên kết lỏng) Tế bào tự do Chất gian bào (45% V máu) (huyết tương -55% V Hồng Bạch Tiểu Nước Prôte M.kho Gluc cầu cầu cầu (92% in áng(0, ô ) (7%) 9%) (0,12 Hình 6.1. Grap thành phần của máu 6.1.1.2. Grap nội dung của kiến thức sinh lý cơ thể người Kiến thức sinh lý phản ánh những hoạt động đặc trưng của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể và được trình bày ở hai mức độ, đó là các hiện tượng sinh lý và các quá trình sinh lý. Đặc điểm của loại grap này là thể hiện được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan, các bộ phận trong cơ thể người. Học sinh thường khó nhớ những khái niệm sinh lý, vì vậy cần thiết kế những grap đơn giản giúp cho học sinh dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Ví dụ, khái niệm thụ tinh và khái niệm thụ thai (xem phụ lục). Grap mô tả quá trình sinh lý phản ánh những hoạt động đặc trưng của các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể, thể hiện ở chức năng sinh lý của 111
  22. chúng. Loại grap này mô tả một loạt các hiện tượng sinh lý xảy ra theo một trình tự nhất định nên thường dùng grap đường đi hoặc graph chu trình để thể hiện. Ví dụ: grap quá trình tiêu hoá và hấp thụ Biến đổi cơ học Thức ăn Sản phẩm Biến đổi hoá học tiêu hoá Ruột hấp thụ chọn lọc Máu Bạch huyết Tế bào Hình 6.2. Grap về quá trình tiêu hoá và hấp thụ 112
  23. 6.1.3. Grap nội dung của kiến thức vệ sinh, y học Kiến thức vệ sinh – y học được tích hợp trong các kiến thức về cấu tạo và sinh lý, hoặc trình bày thành mục riêng. Đó là những kiến thức về một số bệnh, tật thường gặp, trên cơ sở chỉ rõ triệu chứng, nguyên nhân, con đường xâm nhiễm của một số bệnh, từ đó đề ra các biện pháp phòng, chống bệnh tật, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. Dùng grap hoạt động để mô tả các hoạt động vệ sinh một cách cụ thể. Loại grap này phản ánh cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh, rèn luyện và tăng cường khả năng lao động, học tập một cách khoa học nhằm đạt hiệu quả cao. Ví dụ : grap chung về bệnh (hình 6.3) hoặc grap tật cận thị và cách phòng chữa (hình 6.4). Triệu chứng Phát hiện bệnh Bệnh Nguyên nhân Biện pháp phòng Cách lây truyền tránh và chữa trị Hình 6.3. Grap chung về các bệnh 113
  24. Không nhìn rõ vật Đọc Triệu chứng ở xa sách đúng cự ly Cận thị Phòn Đọc sá ch g Đeo gần, thiếu chữa kính ánh sáng Nguyên phân kỳ nhân Bẩm sinh Phẫu thuật Hình 6.4. Grap về tật cận thị Đây là một grap chung gồm các đỉnh kiến thức cơ bản mà mỗi đỉnh là một grap con (sub-grap) trong các grap con đó lại có các đỉnh là các grap con khác. Mô hình các nhóm kiến thức chung này không những triển khai cho toàn bộ chương trình mà còn có thể triển khai trong từng bài hoặc từng tổ hợp kiến thức. 6.1.1.4. Grap tổng hợp các loại kiến thức Trong nội dung các bài học của môn GP-SLN, các thành phần kiến thức trên thường được nghiên cứu trong mối quan hệ chung. Vì vậy, thực tế ít khi xây dựng những grap riêng cho từng thành phần kiến thức, mà các kiến thức được mô hình hoá bằng những grap tổng hợp, bao gồm cả grap về giải phẫu, grap về sinh lý và grap về vệ sinh. Ví dụ, dùng grap mô hình hoá cấu tạo và chức năng của Nơron. 114
  25. Nơ ron có hai phần chính là thân và tua (sợi nhánh và sợi trục), hai phần này tạo thành chất xám và chất trắng với hai chức năng cơ bản là hưng phấn và dẫn truyền. Bằng grap kết hợp với hình vẽ học sinh lĩnh hội dễ dàng khái niệm về cấu tạo nơron, một thành phần cấu tạo nên hệ thần kinh (xem hình 6.5). Nơron Chức năng Thân Chất xám Hưng phấn Cấu tạo Tua ng ắn Tua Tua dà i Chất trắng Dẫn truyền Nơron là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của hệ thần kinh Hình 6.5. Grap cấu tạo và chức năng của nơron 6.1.1.5. Grap nội dung bài học GP - SLN - Các đơn vị kiến thức trong mỗi bài học có liên quan mật thiết với nhau và mang tính hệ thống. Dùng grap cấu trúc hoá 115
  26. nội dung bài học tức là xác định được những kiến thức cơ bản của bài và mối liên hệ của các kiến thức bằng grap, đó chính là các grap nội dung bài học. Như vậy, grap nội dung bài học là tập hợp những yếu tố thành phần của một nội dung trí dục và mối liên hệ bên trong giữa chúng với nhau, diễn tả cấu trúc lôgíc của nội dung dạy học đó bằng một ngôn ngữ trực quan, khái quát và súc tích. Grap nội dung bài học thể hiện cấu trúc nội dung của một bài học theo logic thích hợp. Việc thiết kế grap nội dung bài học phải căn cứ vào nội dung bài học trong sách giáo khoa và logic kiến thức cần hình thành ở HS. Grap nội dung bài học bao gồm những đơn vị kiến thức là những nội dung chính của bài học, trong đó có các kiến thức cơ bản và kiến thức trọng tâm của bài học và những mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức đó. - Grap nội dung bài học sinh học có những tính chất sau: a. Tính khái quát: các kiến thức chọn lọc là cơ bản, chủ yếu, quan trọng nhất của bài học, thể hiện được trọng tâm của bài học. Grap nội dung bài học giúp cho GV và HS thấy được một cách tổng thể logic phát triển của nội dung bài học. b. Tính hệ thống: Tính hệ thống thể hiện trong mối quan hệ của các thành phần kiến thức của bài học. Nếu quan niệm bài học là một hệ thống kiến thức thì các đơn vị kiến thức là các phần tử của hệ thống đó, các khái niệm là 116
  27. phần tử nhỏ nhất của bài học. Các đơn vị kiến thức được sắp xếp theo một logic hệ thống mang tính tầng bậc. Điều này rất có ý nghĩa đối với HS trong việc ghi nhớ, và vận dụng tri thức. c. Tính kỹ thuật: Việc bố trí các đỉnh và các mối quan hệ của các đỉnh kiến thức là việc làm mang tính mô hình hoá giúp cho nội dung bài học trở nên trực quan, cụ thể hơn. Trong grap nội dung bài học, các đỉnh là các đơn vị kiến thức còn các cung chỉ mối liên hệ giữa các kiến thức. Grap nội dung bài học được thiết kế dựa trên nội dung bài khoá trong sách giáo khoa và nó là cơ sở để thiết kế grap hoạt động dạy học. Mục tiêu của bài học là giúp học sinh hiểu, giải thích và ghi nhớ được grap nội dung của bài. Như vậy grap nội dung bài học cần cho cả giáo viên và học sinh trong việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Dựa vào kết quả phân tích cấu trúc nội dung bài học thành các đơn vị kiến thức, giáo viên có thể thiết kế grap nội dung bài học với các yêu cầu sau : Thể hiện rõ các đơn vị kiến thức cơ bản của bài. Làm nổi bật các mối quan hệ của các đơn vị kiến thức. 117
  28. - Ví dụ, Grap nội dung bài: Xương đầu, thân và xương chi . Nội dung bài này gồm 3 cụm kiến thức tương ứng với 3 đỉnh là: xương đầu, xương thân và xương chi. + Xương đầu có hai phần là xương sọ (sọ não) và xương mặt (sọ mặt). Xương sọ gồm những xương dẹt kết lại với nhau bởi những khớp răng tạo thành hộp sọ chứa não bộ. Xương mặt gồm : xương mũi, xương gò má, xương hàm trên và xương hàm dưới + Xương thân gồm : cột sống và lồng ngực tạo thành trục nâng đỡ cơ thể và bảo vệ phổi, tim và các nội quan ở trên khoang bụng. + Xương chi gồm chi trên và chi dưới có những phần tương đồng với nhau. 6.1.2. Sử dụng grap trong khâu nghiên cứu tài liệu mới Grap là một phương pháp tư duy thuộc nhóm phương pháp riêng rộng, vì vậy có thể dùng grap trong sự phối hợp với các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học truyền thống. Theo hệ thống phân loại phương pháp dạy học của Nguyễn ngọc Quang, dạy học bằng grap được xếp vào nhóm các “phức hợp dạy học chuyên biệt hoá”, tương đương với dạy học chương trình hoá, dạy học nêu vấn đề v.v Trong dạy – học, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp grap tùy thuộc vào mức độ học sinh tham gia thiết kế grap 118
  29. Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, có thể sử dụng grap để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh như sau: 6.2.1. Mức độ thứ nhất : Giáo viên lập grap nội dung a. Đặc điểm của mức độ thứ nhất - Giáo viên giảng giải kiến thức đồng thời lập các grap nội dung. - Học sinh nghe giảng kết hợp với quan sát các mối quan hệ của các nội dung. b. Cách thực hiện - Giáo viên lập grap nội dung của một bài hay một tổ hợp kiến thức. - Học sinh nghe giảng và quan sát grap, qua đó lĩnh hội được tri thức. c. Ví dụ : Dạy tổ hợp kiến thức “Sự đông máu” - Giáo viên đặt vấn đề, tại sao khi bị những vết thương nhỏ, sau một lúc máu không chảy ra nữa (cầm máu). Bằng vốn sống thực tế HS có thể trả lời : do máu bị đông lại. - Giáo viên: vậy cơ chế gây đông máu như thế nào ? - Học sinh chưa trả lời được câu hỏi này. - Giáo viên: Hãy nêu thành phần của máu ? 119
  30. - Học sinh : Dựa vào kiến thức cũ sẽ mô tả được máu gồm 2 thành phần là huyết tương và các tế bào tự do, các tế bào tự do gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. - Giáo viên: lập grap cấu tạo máu. Sau đó giáo viên mô tả hiện tượng và diễn biến của quá trình đông máu, dùng grap để thể hiện rõ cơ chế của quá trình đông máu đó là sự tạo thành sợi huyết và sự kết hợp giữa sợi huyết với các tế bào tự do trong máu để tạo thành cục máu đông. Khi bị thương, máu chảy qua các vết thương ra khỏi mạch và bị đông lại thành cục máu. Đối với những vết thương nhỏ, cục máu có thể bịt kín miệng vết thương làm cho máu ngừng chảy, đó là hiện tượng đông máu. Quá trình đông máu được giải thích: Cục máu đông được hình thành do các sợi huyết kết thành mạng chằng giữ các phần tử tự do của máu. Sợi huyết hình thành từ chất sinh sợi huyết là kết quả sự tác động của enzim trong các tiểu cầu bị vỡ và sự tham gia của nhiều yếu tố khác trong đó có ion canxi với chất sinh sợi huyết có trong huyết tương. - Như vậy, khi bị thương tiểu cầu bị vỡ giải phóng ra các enzim, với sự tham gia của ion canxi, các enzim tác động với chất sinh sợi huyết có trong huyết tương tạo thành các sợi huyết chằng giữ các phần tử tự do trong máu lại với nhau. Kết quả tạo ra cục máu đông bịt kín vết thương và phần huyết thanh là dung dịch keo nhớt chảy ra. 120
  31. Giảng giải đến đâu giáo viên dùng các mũi tên (trong grap) thể hiện diễn biến của quá trình đông máu đến đó (xem hình 6.6). Sau đó giáo viên giải thích thêm : Đối với những vết thương nặng, máu không thể tự đông để cầm máu được, ta phải cấp cứu người bị nạn để hạn chế mất máu. Nếu đứt mạch máu ở tay hoặc chân, dùng dây mềm buộc phía bên trên chỗ đứt hoặc tìm cách làm cho máu không chảy đến khu vực mạch bị đứt nữa. Nếu bệnh nhân mất máu quá nhiều thì phải truyền máu bằng cách lấy máu của người khoẻ mạnh truyền cho người bị mất máu. Khi truyền máu phải lưu ý sao cho máu của người cho không bị ngưng kết trong mạch máu người nhận. Trong hồng cầu có chất bị ngưng và trong huyết tương có chất gây ngưng, phải chú ý chất bị ngưng trong hồng cầu của người cho không bị chất gây ngưng của người nhận làm đông vón, đó là nguyên tắc truyền máu. Với cách dạy như thế này, học sinh sẽ hiểu được bản chất của quá trình đông máu, đồng thời xác định được nguyên nhân gây đông máu, từ đó có thể đề ra các biện pháp chống đông máu. 121
  32. Hồng cầu Cục Các tế máu bào tự Bạch cầu đông do Tiểu cầu MÁU (enz ym) Trán Ca 2+ h Sợi mất Protêin huyết máu hoà tan Huyết gây tương Huyết thanh tử vong Hình 6.6. Grap về quá trình đông máu 6.2.2. Mức độ thứ hai: Tổ chức học sinh lập grap nội dung a. Đặc điểm của mức độ thứ hai - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập grap nội dung bài học. - Thông qua việc thiết lập grap học sinh sẽ tự lĩnh hội được tri thức mới. b. Cách thực hiện. - Hướng dẫn học sinh quan sát phương tiện trực quan hoặc nghiên cínhách giáo khoa. - Giáo viên đặt các câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời. - Học sinh lập grap nội dung của một tổ hợp kiến thức hoặc một bài học. c. Ví dụ: Dạy tổ hợp kiến thức “Xương đầu” 122
  33. - Học sinh quan sát tranh vẽ hoặc mẫu vật xương đầu, giáo viên đặt các câu hỏi hướng dẫn học sinh xác định cấu tạo của xương đầu : - Cấu tạo xương đầu gồm những phần nào? (Xương sọ não và xương mặt) - Xương sọ não gồm những loại xương nào? (Xương chẵn và xương lẻ) - Xương chẫn là những xương nào? ( Xương đỉnh; xương thái dương) - Những xương nào là xương lẻ? (X.trán; X.chẩm; X.bướm; xương sàng) Tương tự như vậy giáo viên đặt ra các câu hỏi về xương mặt. Học sinh quan sát phương tiên trực quan, trả lời câu hỏi rồi tự lập được grap như hình 6.7. 6.2.3. Mức độ thứ 3: Học sinh tự lập các grap nội dung a. Đặc điểm của hình thức thứ ba - Tổ chức học sinh độc lập hoặc làm việc theo nhóm. - Học sinh tự lập grap nội dung cho một tổ hợp kiến thức hoặc một bài học. b. Cách tiến hành - Giáo viên nêu vấn đề cần nghiên cứu. - Từng nhóm học sinh thảo luận và lập grap nội dung 123
  34. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Giáo viênnhận xét và thống nhất grap chung. Khi học sinh đã hình thành được kỹ năng lập grap, giáo viên có thể tổ chức những bài học mang tính tự học cao. Hình thức này có ý nghĩa không những đối với các bài học ở trên lớp mà còn có ý nghĩa đối với việc tự học của học sinh. Đây là một mục tiêu quan trọng cần đạt được của việc sử dụng phương pháp grap trong dạy học. 2 xương chẵn : Xương đỉnh; xương thái dương Xương Sọ 4 xương lẻ : Xương trán; xương chẩm; xương bướm; xương sàng Xương đầu 6 xương chẵn : X.hàm trên; X Xương khẩu cái; X gò má; X lệ; X mặt mũi; X xoăn dưới (15 xương) 3 xương lẻ : X hàm dưới; X lá mía; X móng Hình 6.7. Grap cấu tạo xương đầu 6.1.3. Sử dụng grap trong khâu hoàn thiện tri thức Grap có thể được sử dụng trong phần củng cố cuối bài hoặc trong bài ôn tập cuối chương. Giáo viên có thể cho học sinh tự thiết kế các grap hoặc hoàn thiện các grap do giáo viên gợi ý. Hệ thống hoá kiến thức giúp cho học sinh có một “bức 124
  35. tranh” tổng thể, hệ thống về những kiến thức được học trong một lĩnh vực nhất định. Hệ thống hoá kiến thức có thể là một hoạt động trong khâu hoàn thiện tri thức áp dụng sau khi học một chương, một phần hay một chương trình. Ví dụ, dùng grap để hệ thống hoá kiến thức chương “Hệ tuần hoàn”. Sau khi nghiên cứu hệ tuần hoàn, chúng ta có thể dùng grap để hệ thống lại những kiến thức trọng tâm của chương, giúp cho học sinh hiểu và ghi nhớ được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Cấu tạo hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch làm chức năng vận chuyển máu và các chất từ tim tới các cơ quan và từ các cơ quan về tim để tạo ra môi trường trong cơ thể. Trong các bài trước học sinh đã được nghiên cứu kỹ về cấu tạo và chức năng của từng cơ quan trong hệ tuần hoàn, để học sinh có một mô hình tổng thể về hệ tuần hoàn. Sử dụng grap trong khâu này dưới các mức độ sau: Mức độ thứ nhất: Giáo viên đưa ra grap với các đỉnh còn trống, hoặc chưa có các cạnh, rồi yêu cầu HS điền các thông tin vào những chỗ trống đó. Mức độ thứ hai: Học sinh tự xây dựng grap thể hiện các kiến thức đã học theo một logic mà mỗi học sinh tự xác định, giáo viên chỉ nêu định hướng chung, những yêu cầu cơ bản của bài ôn tập. 125
  36. Sử dụng grap trong khâu hoàn thiện tri thức là kết hợp giữa khâu học ở lớp với khâu tự học, tự ôn tập ở nhà của học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 6.1.3.4. Một số ví dụ dạy - học GP-SLN bằng grap Ví dụ 1: Dạy bài “ Mô” Mục tiêu của bài - Học sinh hiểu được khái niệm về mô. - Liệt kê và nêu đặc điểm của các loại mô trong cơ thể người. Phương tiện dạy học : Tranh vẽ các loại mô. Phương pháp dạy học : Sử dụng grap kết hợp với trực quan và hỏi đáp Tiến trình bài học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cấu tạo của tế bào. - Những tính chất biểu hiện sự sống của tế bào. B. Bài mới Hoạt động 1. Hình thành khái niệm mô T1.1. Quan sát tranh vẽ mô. T1.2. Nêu định nghĩa về mô. T1.3. Lập grap khái niệm mô (xem phụ lục 5.4) T1.4. Liệt kê các loại mô trong cơ thể người. Hoạt động 2. Mô tả cấu trúc và chức năng mô biểu bì 126
  37. T2.1. Quan sát tranh vẽ mô biểu bì. T2.2. Nêu đặc điểm của mô biểu bì. T2.3. Nêu vị trí, đặc điểm và chức năng của biểu bì bao phủ. T2.4. Nêu vị trí, đặc điểm và chức năng của biểu bì tuyến. Hoạt động 3. Mô tả cấu trúc và chức năng mô liên kết. T3.1. Quan sát tranh vể mô liên kết. T3.2. Nêu đặc điểm của mô liên kết. T3.3. Phân biệt mô biểu bì với mô liên kết. Hoạt động 4. Mô tả cấu trúc và chức năng mô cơ. T4.1. Quan sát tranh vẽ về mô cơ. T4.2. Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất của từng loại mô cơ. Hoạt động 5. Mô tả cấu trúc và chức năng mô thần kinh. T5.1. Quan sát tranh về mô thần kinh. T5.2. Mô tả vị trí, cấu tạo chung của mô thần kinh. Vừa thực hiện các hoạt động 2,3,4,5, HS vừa hoàn thành grap về các loại mô. C. Củng cố Dùng graph mới lập được để củng cố kiến thức cho HS, có thể xoá hết nội dung trong các đỉnh của grap, yêu cầu HS điền vào các đỉnh đó. D. Bài tập về nhà Dùng graph để ghi nhớ các kiến thức về mô. 127
  38. Ví dụ 2. Dạy bài “Cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp” Mục tiêu của bài : Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được những yêu cầu sau : - Mô tả được cấu tạo của các cơ quan hô hấp. - Giải thích được mối quan hệ giữa cấu tạo với chức năng của các cơ quan hô hấp. Phương tiện trực quan: Tranh cấu tạo hệ hô hấp Tiến trình bài học : Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh quan sát tranh cấu tạo hệ hô hấp Giáo viên đặt câu hỏi: Hệ hô hấp gồm mấy phần chính? đó là những phần nào ? Học sinh Quan sát tranh hoặc mô hình rồi trả lời, hệ hô hấp gồm 2 phần: đường dẫn khí và phổi. Hoạt động 2. Xác định các đỉnh của grap Giáo viên: Đường dẫn khí gồm những cơ quan nào ? Học sinh : Đường dẫn khí gồm có khoang mũi, khí quản và phế quản. Giáo viên: Phổi gồm những gì ? Học sinh: Phổi bao gồm các phế nang. Với những câu trả lời của học sinh sẽ xác định được các đỉnh của grap cấu tạo cơ quan hô hấp. 128
  39. Hoạt động 3. Mô tả cấu tạo và chức năng của từng cơ quan. Giáo viên: hãy nêu cấu tạo và chức năng của khoang mũi, khí quản và phế quản. Học sinh quan sát tranh vẽ và nghiên cứu sách giáo khoa để mô tả cấu tạo và chức năng của từng cơ quan trên đồng thời nêu được chức năng chung của đường dẫn khí là dẫn và lọc khí từ môi trường vào phổi. Bên cạnh đó đường dẫn khí còn có chức năng phát thanh âm. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh mô tả cấu tạo và chức năng của phổi. Cuối cùng yêu cầu học sinh nêu chức năng (vai trò) của hệ hô hấp. Dựa vào câu trả lời, học sinh có thể lập được grap . Với cách dạy này, học sinh sẽ có cách nhìn khái quát về hệ hô hấp và có thể ghi nhớ ở các mức độ khác nhau. Ví dụ, học sinh có thể chỉ nhớ ở mức khái quát là: hệ hô hấp gồm có đường đãn khí và phổi. Hoặc ở mức độ chi tiết hơn, học sinh có thể mô tả cấu tạo và chức năng của từng cơ quan trong một tổng thể chung của hệ hô hấp. 6.1.4.3. Ví dụ 3: Dạy bài “Cơ sở khoa học của sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình” Nội dung của bài gồm kiến thức sinh lý và kiến thức vệ sinh. Vì vậy không có tranh vẽ hoặc mô hình như khi dạy kiến thức giải phẫu. 129
  40. Mục tiêu của bài: - Phân biệt được hiện tượng thụ tinh và hiện tượng thụ thai. - Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Tiến trình bài học: Nội dung bài 70 dựa trên cơ sở của bài 68, các biện pháp thực hiện sinh đẻ có kế hoạch được đề ra dựa trên cơ sở của quá trình thụ tinh và thụ thai. Trước hết cần cho HS phân biệt được nhiện tượng thụ tinh và hiện tượng thụ thai. GV đặt các câu hỏi : - Thế nào là hiện tượng thụ tinh? - Thế nào là hiện tượng thụ thai? HS trả lời và lập được grap hình 6.8 Tinh trùng + Trứn Hợp tử Làm tổ trong g niêm mạc tử Thụ tinh Thụ thai Hình 6.8. Grap sự thụ tinh và sự thụ thai Dùng phương pháp hỏi đáp kết hợp với grap để dạy cơ sở khoa học của các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch. Ngăn trứng - Dùng thuốc rụng - Thắt ống dẫn Ngăn tạo trứng tinh trùng - Thắt ống dẫn tinh 130 ụ th h n tinh á - Giao hợp tránh Ngăn tinh Cơ sở Tr thời kỳ rụng trứng
  41. Hình 6.9. Cơ sở khoa học của các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch GV : Có những biện pháp nào để thực hiện sinh đẻ có kế hoạch ? HS : Tránh thụ tinh hoặc tránh thụ thai. GV: Tránh thụ tinh có những biện pháp nào ? HS: Ngăn không cho trứng rụng; Ngăn tinh trùng gặp trứng. Mỗi biện pháp có những thủ thuật riêng. GV: Tránh thụ thai bằng cách nào ? 131
  42. HS: Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung. Nội dung của bài được mô tả trong grap hình 2.31. Cuối bài cho học sinh nêu ý nghĩa của việc sinh đẻ có kế hoạch 6.1.5. Một số lưu ý khi dạy học GP-SLN bằng grap 6.1.5.1. Tránh tính hình thức trong việc lập và sử dụng grap Theo quan điểm triết học, mọi sự vật hiện tượng đều gồm hai mặt là nội dung và hình thức. Hình thức phản ánh nội dung của sự vật, hiện trượng; ngược lại, nội dung quy định hình thức. Tính hình thức tức là tư tưởng coi trọng hình thức hơn nội dung trong các hoạt động của con người, là những cách biểu hiện hình thức không tương ứng hoặc không phản ánh đúng nội dung của sự vật, hiện tượng. Có thể xuất hiện tính hình thức trong dạy học GP-SLN bằng grap, biểu hiện ở các mức độ sau : Mức độ thứ nhất: HS chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, chỉ thấy quan hệ bên ngoài, không hiểu bản chất của kiến thức. Mức độ thứ hai: HS không thấy được mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức, không thiết lập được mối liên hệ giữa các kiến thức đã biết với kiến thức mới cần tiếp thu, HS không biết sử dụng những kiến thức đã có như là những thông tin tư liệu minh hoạ làm cơ sở để tiếp nhận kiến thức 132
  43. mới. Hoặc sau khi học xong các chương, các phần, HS không thấy tính hệ thống của kiến thức. Mức độ thứ ba: HS không thấy được nguồn gốc của kiến thức khoa học, không thấy được ý nghĩa của kiến thức được vận dụng vào thực tiễn. Cần tăng cường các câu hỏi, thảo luận nhóm để khắc phục tính hình thức trong dạy học GP-SLN bằng grap. 6.1.5.2. Tránh lạm dụng grap Giải phẫu - sinh lý người là môn học mang tính trực quan cụ thể. Vì vậy, các phương tiện trực quan như: tranh, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm vẫn là những nguồn chính mang tri thức mới đến cho HS. Grap chỉ có tác dụng là phương tiện tư duy nhằm xác định mối quan hệ của các đối tượng được nghiên cứu trong một hệ thống nhất định, qua đó nâng cao chất lượng học tập. Vì vậy không thể dùng grap thay thế các phương tiện dạy học GP-SLN mà phải kết hợp một cách khoa học giữa grap với các phương tiện dạy học đó để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học phân môn này ở trường THCS. 6.1.6. Sử dụng graph trong dạy học GP-SLN theo chương trình mới 133
  44. Hiện nay, ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới nội dung dạy học, riêng chương trình GP-SLN có một số thay đổi nhỏ, cấu trúc của chương trình về cơ bản vẫn được giữ nguyên. So sánh chương trình GP-SLN (SH9) với chương trình Cơ thể Người và vệ sinh (SH8) chúng tôi thấy chương trình mới so với chương trình cũ giống nhau về đại thể, chỉ khác nhau về thời lượng. Trong chương trình cũ, “Giải phẫu sinh lý người và vệ sinh” là nội dung chính ở lớp 9, với thời lượng là 74 tiết. Nội dung mô tả chi tiết cấu tạo giải phẫu của các cơ quan và các hệ cơ quan trong cơ thể người. Trên cơ sở đó trình bày các hiện tượng sinh lý của các cơ quan và những kiến thức ứng dụng về vệ sinh phòng bệnh. Trong chương trình mới, “Cơ thể người và vệ sinh” được học ở lớp 8, nội dung vẫn giữ nguyên những phần cơ bản tương ứng với “Giải phẫu sinh lý người và vệ sinh” của chương trình cũ, nhưng thời lượng giảm 15,5% (còn 66 tiết). Nội dung không đi sâu mô tả cấu tạo giải phẫu của các cơ quan bộ phận một cách chi tiết với yêu cầu HS ghi nhớ máy móc, mà nội dung Cơ thể người và vệ sinh được trình bày một cách khái quát, đi sâu vào chức năng sinh lý của các cơ quan, trên cơ sở so sánh sự tiến hoá của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người. Chương trình mới chú trọng hơn đến các kiến thức về vệ sinh, phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên [69]. 134
  45. Nhìn chung chương trình “Cơ thể người và vệ sinh” (SH8) nội dung không có nhiều thay đổi lớn so với chương trình “Giải phẫu sinh lý người và vệ sinh” (SH9). Chỉ thay đổi cách sắp xếp một số chương và cách trình bày giúp định hướng cho cách thức tổ chức quá trình nhận thức của HS. Do đó những kết quả nghiên cứu vận dụng phương pháp graph nâng cao chất lượng dạy học “Giải phẫu sinh lý người và vệ sinh” hoàn toàn có thể áp dụng trong dạy học “Cơ thể người và vệ sinh”. 6.2. Ứng dụng lý thuyết grap vào giảng dạy Sinh thái học: Hướng dẫn học sinh xác định quan hệ chuỗi thức ăn3 “Hệ Sinh thái” là một nội dung trọng tâm thuộc chương trình Sinh thái học. Với mục tiêu cơ bản là: học sinh phải phân tích được những thành tố cơ bản của hệ sinh thái, mô tả được các kiểu hệ sinh thái và xác định được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái, từ đó có thể vận dụng giải thích một số hiện tượng tự nhiên. Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy đối với bài này giáo viên và học sinh thường gặp khó khăn trong việc thiết lập quan hệ lưới thức ăn. Tuy nhiên, nếu vận dụng lý thuyết Grap để thực hiện công việc đó thì học sinh vừa nắm vững khái niệm vừa được tăng cường hứng thú nhận thức. 3 Đây là nội dung bài báo đăng tải trong Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 3 năm 2001 135
  46. Xin giới thiệu một phương pháp hướng dẫn học sinh thiết lập lưới thức ăn trong bài hệ sinh thái. 6.2.1. Cơ sở toán học của phương pháp Grap là một tập hợp các điểm (gọi là nút hay là đỉnh) và một tập hợp các đường thẳng (hay cong) nối liền một số cặp đỉnh này, gọi là các cạnh hay cung của Grap. Mỗi đỉnh của Grap được ký hiệu bằng một chữ cái (a, b, c ) hay chữ số (1.2.3 ) Mỗi Grap có thể được biểu diễn bởi một hình vẽ trên một mặt phẳng. Ví dụ : 2 1 4 3 5 Hình 6.10. Grap có 5 đỉnh Chú ý : điểm cắt nhau của 2 cạnh (1,4) và (2,3) không phải là đỉnh của Grap. Nếu các đỉnh của Grap được đánh số liên tiếp từ 1 đến n thì Grap có thể biểu diễn bằng một ma trận (Matrix) vuông, cấp n gọi là ma trận kề. 136
  47. Ví dụ : Ma trận của hình 6.10. 0 1 1 1 0 1 0 1 0 0 M= 1 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 Gọi là một grap liên thông nếu grap có đường đi nối 2 đỉnh bất kỳ của nó, hình 1 là grap liên thông. Một cạnh của grap được gọi là có hướng nếu có quy định rõ một nút của cạnh là đỉnh đầu còn nút kia là đỉnh cuối, cạnh có hướng còn gọi là cung. Một grap gồm toàn các cạnh gọi là grap vô hướng, còn grap gồm toàn các cung (cạnh có hướng) gọi là grap có hướng. Một grap vừa có cạnh vừa có cung gọi là graph hỗn hợp. Bằng cách thay một cạnh bởi 2 cung có hướng ngược chiều nhau, ta có thể quy mọi grap về grap có hướng. Trong nhiều ứng dụng, người ta thường quan tâm tới các mạng (lưới) tức là các grap mà trên các cạnh hay cung của nó có các luồng vật chất di chuyển. Có thể hiểu mạng là grap liên thông (có hướng hay vô hướng) mà trên mỗi cung hay cạnh có gắn một số không âm gọi là khả năng thông qua của cạnh hay cung. 137
  48. 6.2.2.Phương pháp hướng dẫn học sinh thành lập lưới thức ăn Trong hệ sinh thái các thành phần của hệ sinh thái có quan hệ dinh dưỡng với nhau, vật chất và năng lượng được chuyển từ bậc dinh dưỡng này sang bậc dinh dưỡng khác tạo thành chuỗi thức ăn. Trong chuỗi thức ăn, nếu có mối quan hệ dinh dưỡng giữa 2 loài thì bao giờ một loài cũng là sinh vật sản xuất (SVSX) còn một loài là sinh vật tiêu thụ (SVTT). Do đó, chuỗi thức ăn thực chất là một dãy các SVSX, mở đầu chuỗi là sinh vật tự dưỡng, kết thúc chuỗi là sinh vật phân giải. Còn lưới thức ăn gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành. Có thể hình dung lưới thức ăn là một mạng, một grap có hướng. Trong đó các đỉnh của grap là các loài hay nhóm loài, còn các cung thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng, biểu thị vật chất được chuyển từ SVSX đến SVTT. Khi thành lập lưới thức ăn, bằng cách lập ma trận kề có thể tránh bỏ sót các mối quan hệ dinh dưỡng có thể có giữa các loài. Dựa vào ma trận kề sẽ xác định được các đỉnh và các cung một cách chính xác và hợp lý. Các bước thành lập chuỗi thức ăn theo phương pháp grap - ma trận: Ví dụ : Trong một hệ sinh thái có các loài và nhóm loài sau: Hổ; Dê; Cáo ; Thỏ ; Cỏ ; Vi sinh vật ; Gà ; Mèo rừng. Hãy thành lập lưới thức ăn của hệ sinh thái trên. 138
  49. Bước 1 : Lập bảng các mối quan hệ - Kẻ bảng, trong đó quy ước cột thứ nhất là các SVSX và hàng thứ nhất là các SVTT. - Xét mối quan hệ giữa SVTT và SVSX bằng cách xác định toạ độ giữa cột và hàng, nếu có quan hệ ghi số 1, nếu không có ghi số 0. Ví dụ, toạ độ giữa cột hổ và hàng hổ ghi số 0, toạ độ giữa cột hổ và hàng dê ghi số 1. Bảng 6.1. Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài và nhóm loài SVTT Hổ Dê Cáo Thỏ Gà VSV Mèo SVSX rừng Hổ 0 0 0 0 0 1 0 Dê 1 0 0 0 0 1 0 Cáo 1 0 0 0 0 1 0 Cỏ 0 1 0 1 1 1 0 Thỏ 1 0 1 0 0 1 1 Gà 1 0 1 0 0 1 1 Mèo rừng 1 0 1 0 0 1 0 Bước 2 : Xác định các mối quan hệ . Từ cột SVSX ta xác định cỏ là sinh vật tự dưỡng, trong hàng cỏ xác định được Dê, Thỏ và Gà là SVTT của cỏ. Tiếp tục chuyển đến hàng dê, xác định hổ là SVTT của dê, theo dòng thỏ xác định được hổ, cáo , mèo rừng là SVTT của thỏ. Theo dòng gà xác định được hổ, cáo, mèo rừng là SVTT của gà ( 139
  50. các toạ độ có gi số 1). Tiếp tục làm như vậy sẽ xác định đầy đủ các mối quan hệ . Bước 3 : Lập Graph lưới thức ăn. Dựa vào ma trận, bắt đầu từ sinh vật sản xuất, xác định các đỉnh (các loài) tiếp theo cùng các mối quan hệ dinh dưỡng giữa chúng. Cuối cùng điều chỉnh các đỉnh cho hợp lý mang tính mỹ quan. Dê Hổ Cỏ Thỏ Cáo Gà Mèo rừng 3. K ế t lu ậVSVn : Với các bước tiến hành như trên, thông qua thực nghiệm giảng dạy ở trường PTTH Thái nguyên cho thấy học sinh đã nhanh chóng biết vận dụng vào xác định một cách chính xác các lưới thức ăn trong các bài toán nhận thức của chương trình STH. 6.3. Vận dụng lý thuyết grap quy hoạch các bước giải bài tập di truyền 4 Kiến thức Di truyền học là nội dung kiến thức quan trọng trong chương trình sinh học phổ thông trung học, mục đích 4 Nội dung bài đăng trong tập "Kết quả nghiên cứu về sinh học và dạy học sinh học 2000 - 2001", Nxb khoa học và kỹ thuật. 140
  51. chủ yếu các bài tập di truyền học là giúp học sinh hiểu sâu sắc và ghi nhớ các kiến thức lý thuyết. Trong thực tế giảng dạy khi giải loại bài tập vận dụng kiến thức cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, học sinh chưa biết cách trình bày, hoặc lời giải quá dài. Vì vậy, cần quy hoạch các bước giải bài tập một cách khoa học để học sinh dễ vận dụng nhờ đó có thể khắc phục được các lỗi của học sinh khi giải bài tập. Vận dụng lý thuyết Graph quy hoạch các bước giải bài tập có thể đáp ứng những mục tiêu trên. 6.3.1. Cơ sở lý luận Một grap G gồm một tập hợp điểm (gọi là đỉnh của G) cùng với 1 tập hợp đoạn thẳng hay đoạn đường cong (gọi là cạnh của G), mỗi cạnh nối 2 đỉnh khác nhau và hai đỉnh khác nhau được nối bằng nhiều nhất là 1 cạnh. Có 2 loại grap là loại grap phẳng và grap có hướng. Trong dạy học chỉ quan tâm đến grap có hướng.Trong sơ đồ grap định hướng trật tự sắp xếp của các đỉnh và cạnh có ý nghĩa quyết định còn hình dáng và kích thước không có ý nghĩa. Xu thế dạy học hiện nay là dạy học theo hướng đặt học sinh của trung tâm của quá trình dạy học. Để thực hiện được quan điểm này phải có phương pháp dạy học phù hợp. Phương pháp dạy học vô cùng đa dạng vì hoạt động dạy - học chịu sự chi phối của nhiều yếu tố phức tạp: Tính chất nội dung chí dục, tính đa dạng của mục đích lý luận dạy học, sự phong phú 141
  52. của các thao tác logic trong hoạt động dạy và hoạt động học vv Thực tiễn cho thấy phương pháp grap có những ưu thế sau: Nhờ có phương pháp grap ta có thể: - Mô hình hoá cấu trúc của quy trình hoạt động thành hệ thống các nhiệm vụ - mục tiêu, các công đoạn thực hiện cùng với những yêu cầu chặt chẽ. - Mô hình hoá logic triển khai hoạt động, tức là con đường vận động từ điểm bắt đầu cho đến điểm kết thúc, cùng với những con đường phân nhánh của nó. - Tính toán được con đường tới hạn và thời lượng tối đa phải hoàn thành một hoạt động. 6.3.2. Vận dụng lý thuyết grap quy hoạch các bước giải bài tập di truyền phần cơ sở vật chất và cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử a. Lập grap của đề bài toán - Grap đề bài toán là cơ sở đồ trực quan diễn tả cấu trúc logic của: Những điều kiện (cái cho), những yêu cầu (cái tìm) và những mối liên hệ tương tác giữa chúng. - Cách lập grap đề bài toán. + Xác định nội dung của các đỉnh của grap: Tất cả các giữ kiện nằm trong đề bài, kể cả cái cho và cái tìm. + Mã hoá chúng theo một quy ước nhất quán (dùng ký hiệu). 142
  53. + Dựng đỉnh: Đặt các số hiệu cho và tìm của đầu bài toán vào vị trí các đỉnh. + Lập cung: Nối các đại lượng lại với nhau tuỳ mối quan hệ tay đôi giữa chúng với nhau bằng những mũi tên. - Graph thô và graph đủ của đầu bài toán. Thông thường trong đề bài toán, ban đầu người ta chỉ cho những điều kiện tối thiểu cần thiết ghi được thành lời văn của bài toán. Muốn giải bài toán này, người giải còn phải biết phát hiện ra những điều kiện " Tiềm ẩn" không ghi trong lời văn của bài toán, bổ sung chúng vào đầu bài toán và phát biểu lại bài toán ban đầu. Do đó khi lập grap của đầu bài toán, ta sẽ có 2 loại grap: + Grap thô: Chỉ chứa những dữ kiện tường minh được ghi trong văn bản của bài toán ban đầu. + Grap đủ: Chứa tất cả những dữ kiện tường minh và ẩn tàng, cần và đủ để giải bài toán. Ta có thể dựa vào lời văn ban đầu của bài toán mà lập grap thô trước, rồi bổ sung thêm dữ kiện ẩn để có grap đủ. Ví dụ, grap đầu bài toán: * Bài toán: Một gen có chiều dài là 5100A0 . Hãy xác định khối lượng của gen đó. Graph thô: L(gen)  M (gen) Graph đủ: Bổ sung thêm số Nucleotit của gen vào Graph thô ta có Graph đủ : 143
  54. L(gen)  N(gen)  M(gen) b. Lập grap giải của bài tập di truyền - Grap giải của bài toán đó là sơ đồ trực quan diễn tả chương trình giải bài toán, vạch ra những mối liên hệ logic giữa các yếu tố điều kiện và yêu cầu của bài toán, những phép biến đổi của bài toán để đi tới đáp số. Mỗi bài toán thường có nhiều cách giải, do đó nó có thể có nhiều grap giải tương ứng. - Cách lập grap giải của bài toán. Quy trình gồm các bước sau: + Bước 1: Xác định nội dung của các đỉnh. Đó là những số liệu nằm trong thành phần của những điều kiện tường minh và ẩn tàng được bổ sung, là các thao tác biến hoá (phương tiện giải hay các phép toán) để biến bài toán ban đầu thành những bài toán trung gian. + Bước 2: Mã hoá chúng + Bước 3: Dựng đỉnh. + Bước 4: Lập cung - Ví dụ: Lập grap giải của bài toán trên. + Xác định nội dung của các đỉnh: Đó là 3 số liệu: L(gen), N(gen), M(gen) + Mã hoá chúng: Dùng các ký hiệu trên + Dựng đỉnh và lập cung ta được Graph sau: 144
  55. 2. L(gen) M(gen) = L(gen) , M(gen) N(gen) = N(gen) x 300 3,4 đvc 6.3.3. Vận dụng grap quy hoạch các bước giải bài tập phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử a. Bài tập cho biết số Nucleotit của ADN. Xác định chiều dài (L), khối lượng phân tử của ADN L Tóm tắt: N M Xây dựng công thức N L = x 3,4 (A0) 2 M=N x 300 đvc Vận dụng Giải Kết luận Ví dụ: Một gen có N = 3000(Nu). Xác định L, M của gen. Bài giải: N = 3000(Nu) L ? M ? 145 N L = x 3,4 (A0) M=N x 300 đvc
  56. b. Bài tập biết số lượng Nucleotit từng loại của gen, cho biết 2 trong 4 loại ribonu (mA, mX). Xác định số lượng từng loại ribonu trên mARN. Tóm tắt: A = T, mU = A - mA X = G A= mA + mU mA, mX G = mG + mX mG = G - mX mU = ? mG = ? Kết luận Vận dụng 6.3.4. Tóm lại - Thông qua giảng dạy của chúng tôi tại một số trường THPT ở Thái nguyên, nhờ ứng dụng lý thuyết grap vào quy hoạch ở các bước giải bài tập như trên học sinh đã có kỹ năng ứng 146
  57. dụng lý thuyết grap để giải bài tập một cách logic, theo trình tự các bước rõ ràng, linh hoạt trong khi giải, có hứng thú khi làm bài tập và khắc sâu kiến thức hơn. Tóm tắt chương 6 1. Chuyển hoá grap toán học thành gpah dạy học dựa vào các cơ sở khoa học là : cơ sở toán học, cơ sở triết học, cơ sở tâm lý học và cơ sở lý luận dạy học. Các nguyên tắc xây dựng grap dạy học là: Thống nhất giữa mục tiêu - nội dung – PPDH; Thống nhất giữa toàn thể và bộ phận; Thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng; Thống nhất giữa dạy và học. 2. Vận dụng lý thuyết grap trong dạy học để mô hình hoá nội dung tri thức; để cấu trúc hoá tài liệu giáo khoa và để mô hình hoá các hoạt động của thày và trò trong các bài học. 3. Có thể sử dụng grap trong các khâu của quá trình dạy học theo hướng đổi mới PPDH sinh học ở trường phổ thông. Sử dụng grap nội dung bài học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trên cơ sở kết hợp với các PPDH truyền thống, đặc biệt là phương pháp trực quan nhằm nâng cao chất lượng dạy học sinh học. 147
  58. PHỤ LỤC MỘT SỐ GRAPH NỘI DUNG GIẢI PHẪU SINH - LÝ NGƯỜI Chúng tôi xin giới thiệu một số grap nội dung về Giải phẫu - sinh lý và vệ sinh cơ thể người. Giáo viên có thể photo, điều chỉnh một cách hợp lý cho học sinh tham khảo trong học tập. Môi trường Hệ thần kinh Hệ nội tiết Hệ sinh dục Hệ tuần hoàn Hệ tiêu hoá Hệ vận động Hệ h ô hấp Hệ bài tiết Phụ lục 1. Mối quan hệ của các hệ cơ quan 148
  59. Màng Cấu tạo Tế bào chất Nhân Protein Chất hữu cơ Gluxit Lipit Thành phần Axitnucleic TẾ hoá học BÀO Nước Chất vô cơ Muối khoáng Trao đổi chất Các đặc điểm sống Sinh trưởng và phát triển Sinh sản Cảm ứng Phụ lục 2. Tế bào Mô Tập hợp các yếu tố có cấu trúc tế149 Các yếu tố không có cấu trúc tế bào bào giống nhau
  60. Phụ lục 3. Khái niệm về Mô CÁC LOẠI MÔ MÔ BIỂU MÔ L. KẾT MÔ CƠ MÔ BÌ - Chủ yếu là - Cơ vân : gồm THẦN KINH - Chủ yếu chất gian nhiều sợi cơ xếp là tế bào, bào, ít tế thành từng bó trong - Phần trung rất ít chất bào. bắp cơ. Cử động ương gồm nơ gian bào. - Có 2 loại : dưới sự điều khiển ron và các TB - Có hai + Mô LK của HTK thần kinh đệm loại: Biểu dinh dưỡng - Cơ trơn : là những bì bao phủ (mô máu). tế bào hình sợi. Cử - Phần ngoại và biểu bì + MôLK động ngoài ý muốn. biên có các tuyến. đệm cơ học hạch thần kinh, - Chức (mô sợi, mô - Cơ tim : Cấu tạo các dây thần năng: BV, sụn, mô như cơ vân nhưng kinh và cơ tiết dịch xương) hoạt động như cơ quan thụ cảm trơn. Phụ lục 4. Các loại mô 150
  61. Nơron Cấu trúc Tính chất Thân Tua Cảm Dẫn truyền ứng Tua ngắn Tua dài (Sợi nhánh) (Sợi trục) Phụ lục 5. Cấu tạo và tính chất Nơron Nơron hướng tâm Nơron trung gian Các loại nơron Nơron ly tâm Phụ lục 6. Các loại nơron 151
  62. Dây thần kinh Dây thần kinh hướng Dây thần kinh ly Dây pha (Sợi tâm tâm hướng tâm + sợi (DTK cảm giác) (DTK vận động) ly tâm) Phụ lục 7. Các loại dây thần kinh CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG XƯƠNG XƯƠNG XƯƠNG ĐẦU THÂN CHI Gồm nhiều Gồm nhiều Gồm chi trên xương tạo xương tạo thành và chi dưới, thành hộp sọ lồng ng ực và cùng với các chứa não bộ khoang chậu cơ làm nhiệm bảo vệ các nội vụ vận tạng chuyển Tạo thành bộ khung làm chỗ bám cho gân - cơ để cơ thể có một hình dáng nhất định; Bảo vệ các cơ quan bên trong; Nâng đỡ cơ thể đứng thẳng; Giúp cơ thể vận động Phụ lục 8. Bộ xương và vai trò của bộ xương 152
  63. Màng xương Cấu tạo xương dài Thân xương Đầu xương Phụ lục 9. Cấu tạo của xương dài Thành phần hoá học của xương Chất hữu cơ Chất vô cơ Đàn hồi và vững chắc Phụ lục 10. Thành phần hoá học và tính chất của xương Các xương sọ Xương đầu Xương mặt 153 7 đốt cổ Cột 12 đốt ngực sống
  64. Phụ lục 11. Xương đầu, thân và xương chi 154
  65. Khớp không động : Các xương được cố định nhờ hệ thống răng cưa. Ví dụ: Xương sọ. Khớp động : Dễ dàng cử động nhờ cấu tạo hợp lý giữa KHỚP các đầu khớp . Ví dụ : xương chi XƯƠN G Khớp bán động : là những khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có đĩa sụn. Hạn chế sự cử động của khớp. Ví dụ cột sống. Phụ lục 12. Khớp xương Giai đoạn phôi : tỷ lệ mô liên kết màng lớn Sự phát Giai đoạn thanh thiếu niên : triển của Mô liên kết, mô sụn hoá bộ xương thành mô xương Sự phát xương triển & cứng. tiến hoá GĐ già : xương giảm tỷ lệ của - Hộp sọ phát triển mạnh. bộxương - Xương mặt ít phát triển về Sự tiến phía trước. hoá của - Lồng ngực hẹp hướng lưng bộ xương - bụng, rộng về hai bên. - Xương chi trên nhỏ, linh động. - Xương chi dưới to khoẻ, vững chắc. Phụ lục 13. Sự phát triển tiến hoá của bộ xương người 155
  66. Vệ sinh về bộ xương Ngồi học Lao động Xử lý kịp thời Cấp cứu kịp thời đúng tư thế vừa sức khi bị sai khi bị gãy xương khớp Phụ lục 14. Vệ sinh về bộ xương Hồng cầu Cục Các tế máu bào tự Bạch cầu đông do Tiểu cầu MÁU (enzym ) Tránh mất máu gây tử Protêin hoà tan + Ca Sợi vong huyết Huyết tương Huyết thanh Phụ lục 15. Sự đông máu 156
  67. Hồng cầu người cho Chất bị ngưng (A,B) Máu bị ngưng Huyết tương người Chất gây ngưng nhận (α,β) Phụ lục16. Nhóm máu và sự truyền máu Huyết tương Truyền máu A trong máu an toàn là: người nhận Cùng nhóm không làm máu ho ặc O AB ngưng kết thuộc hai hồng cầu nhóm máu trong máu thích hợp B người cho. Phụ lục 17. Nguyên tắc truyền máu 157
  68. Hổng cầu -Vận chuyển các chất : + O2; CO2 + Dinh dưỡng, Tế bào máu Bạch cầu + Chất thải, + Không khí, + Hoocmon Tiểu cầu Máu - Bảo vệ cơ thể, chống mất máu, chống các vật lạ N ước Huyết tương Protein HT Các chất tan Tâm nhĩ phải TM chủ Nửa tim phải Van tim 3 lá Tim Tâm thất phải Van tổ chim ĐM Tâm nhĩ trái TM MM phổi Nửa tim trái Mao mạch Van tim 2 lá các cơ quan Tâm thất trái Van tổ chim ĐM chủ Phụ lục18. Hệ tuần hoàn 158
  69. Khoang mũi : chia thành 2 ngăn, được phủ một lớp biểu bì đẻ giữ bụi và diệt khuẩn. Dưới lớp biểu bì có mao mạch sưởi ấm KK Đường Tạo dẫn khí đườn g dẫn Cấu Thanh quản : gồm nhiều khí tạo mảnh sụn khớp với nhau. Thanh quản còn là cơ quan phát âm Khí quản dài khoảng 12 cm, gồm nhiều mảnh sụn chồng lên nhau, đầu dưới phân thành hai phế quản đi vào hai lá phổi Phổi Phế nang là đơn vị cấu Trao tạo và chức năng của đổi phổi. Sự trao đổi khí giữa khí phế nang và máu được thực hiện qua mạng lưới mao mạch bao quanh phế nang Cung cấp ôxy cho quá trình Chức phân gi ải các chất trong tế bào năng -> cung cấp năng lượng cho hoạt độ ng sống của cơ thể (Hô hấp tế b ào) Phụ lục 19. Cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp 159
  70. CÁC CƠ QUAN TIÊU HOÁ Miệng Tuyến nước bọt Thực quản HOÁ HOÁ Tuyến vị Dạ dày TIÊU TIÊU Tuyến gan ẾN ỐNG UY Ruột non T Tuyến tuỵ Tuyến ruột Ruột già CHỨC NĂNG Thức ăn được biến đổi lý - hoá tạo thành những hợp chất đơn giản, hoà tan có thể được hấp thụ vào máu Phụ lục 20. Cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá 160
  71. Nước Muối Da Mồ hôi Ure, axit uric Cơ quan bài tiết Phổi H2O, CO2 Nước Thận Nước tiểu Muối Ure, axit uric Phụ lục 21.Cơ quan bài tiết 161
  72. Quản cầu Malpighi V ỏ thận Các ống uốn THẬN ỂU Tuỷ Các ống nước TI thận tiểu chính ỚC NƯ ỐNG DẪN NƯỚC TIỂU ẾT Bể thận TI BÀI BÓNG ĐÁI QUAN Ơ C Nước tiểu - Thải ra ỐNG ĐÁI ngoài Phụ lục 22. Cơ quan bài tiết nước tiểu HỆ THẦN KINH 162 Hệ thần kinh cơ Hệ thần kinh sinh xương dưỡng
  73. Phụ lục 23. Hệ thần kinh 163
  74. TUỶ SỐNG CẤU CHỨC NĂNG TẠO CHẤT XÁM Trung khu Gồm thân và phản xạ không tua ngắn (sợi điều kiện nhánh) của nơron Cấu Cấu tạo tạo ngoài trong CHẤT Dẫn truyền TRẮNG các xung thần Gồm những kinh giữa các tua dài (sợi tầng của tuỷ trụ c thần sống và với kinh) não bộ. Phụ lục 24. Cấu tạo và chức năng tuỷ sống 164
  75. Màng cứng Màng giác Màng mạch Lòng đen Màng lưới Điểm mù, Cầu điểm vàng mắt Thể thuỷ tinh Thuỷ dịch Mắt Dịch kính Cơ v ận động mắt Các phần Tuyế n lệ phụ Mi m ắt & lông mi Lông mày Phụ lục 25. Cấu tạo mắt Vùng dưới đồi Tuyến165 yên FS
  76. Ghi chú : Liên hệ ngược dương tính Liên hệ ngược âm tính Liên hệ thuận Phụ lục 26. Cơ sở khoa học của hiện tượng kinh nguyệt 166
  77. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN KHẢO ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Nguyễn Phúc Chỉnh (1999), “Sử dụng grap nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Sinh thái học”, Nghiên cứu giáo dục, Số 4/1999. 2. Nguyễn Phúc Chỉnh (2000), “Bước đầu nghiên cứu chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học sinh học”, Kỷ yếu hội nghị nghiên cứu sinh, Viện khoa học giáo dục. 3. Nguyễn Phúc Chỉnh (2001), “Một số khái niệm cơ bản của lý thuyết grap và grap dạy học sinh học”, Kết quả nghiên cứu Sinh học và dạy học Sinh học, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 4. Nguyễn Thị Thuỷ - Nguyễn Phúc Chỉnh (2001), Vận dụng lý thuyết grap quy hoạch các bước giải bài tập di truyền học, Kết quả nghiên cứu Sinh học và dạy học Sinh học, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 5. Nguyễn Phúc Chỉnh (2001), “Ứng dụng lý thuyết grap hướng dẫn học sinh xác định quan hệ lưới thức ăn (Sinh học 11)”, Nghiên cứu giáo dục, Số 3/2001. 6. Nguyễn Phúc Chỉnh (2001), Hình thành một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học sinh thái học ở các trường THPT miền núi phía Bắc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B99- 03-32. Nghiệm thu tháng 11 năm 2001. 7. Nguyễn Phúc Chỉnh (2002), “Vận dụng grap để khắc phục tính hình thức trong dạy học sinh học” Giáo dục, Số 46(2002). 167
  78. 8. Nguyễn Phúc Chỉnh (2004), “Sử dụng phương pháp grap với tiếp cận hệ thống - cấu trúc trong dạy học sinh học” Tạp chí phát triển giáo dục, số 5/2004. 9. Nguyễn Phúc Chỉnh (2004), “Sử dụng grap trong dạy học sinh học góp phần phát triển tư duy hệ thống cho học sinh” Giáo dục, Số 89, tháng 6/2004. 10. Nguyễn Phúc Chỉnh (2004), Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học sinh thái học, đề tài cấp Bộ mã số B2002 -19- 23. Nghiệm thu tháng 12 năm 2004 . 11. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Nâng cao hiệu quả dạy học Giải phẫu - sinh lý người ở trung học cơ sở bằng áp dụng phương pháp grap, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội. 168
  79. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Hoàng Việt Anh (1983), Vận dụng phương pháp sơ đồ - graph vào dạy học Địa lý các lớp 6 và 8 trường phổ thông cơ sở, Luận án Phó tiến sỹ khoa học sư phạm – tâm lý, Hà Nội. 2. Nguyễn Như ất (1973), Những vấn đề cải cách giáo trình sinh học đại cương trường phổ thông nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm, Mascơva, (Bản dịch tiếng Việt tóm tắt luận án). 3. Nguyễn Như ất (2002), “Tìm hiểu chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010”, Giáo dục và thời đại, số 14(381), số 15(382);16(383); 17(384); 18(385); 19(386) ; 20 (387) ; 21(388) ; 22(389) ; 23 (390). 4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), “Kết luận của hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá IX về việc thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo”, Khoa học – công nghệ, số 14 – KL/TW, ngày 26 tháng 7 năm 2002. 5. Ban Khoa giáo – Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), “Hướng dẫn triển khai thực hiện kết luận của hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) về giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ”, Công văn số 05-HD/KGTW, ngày 15 tháng 8 năm 2002. 6. Nguyễn Thị Ban (2002), “Sử dụng graph vào việc phân tích mối quan hệ nghĩa giữa các câu trong đoạn văn”, Tạp chí Giáo dục, số 42 (10/2002). 7. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học sinh học (phần đại cương), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 169
  80. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Triết học (Tập 3) Nxb Chính trị quốc gia, HN. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), “Chỉ thị của Bộ trưởng về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học tập trong các trường sư phạm", Công văn số 15/1999/CT-BGD&ĐT, ngày 20 tháng 04 năm 1999. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), “Chương trình trung học phổ thông (dự thảo)”, Báo Giáo dục thời đại, số 69. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Quyết định của Bộ trưởng về việc ban hành chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện kết luận hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khoá IX và chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010. Quyết định số 3978/QĐ-BGDVĐT-VP, ngày 29/08/2002. 12. Nguyễn Cam - Chu Đức Khánh (1998), Lý thuyết đồ thị, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 13. Trần Hồng Cẩm, Cao Văn Đán, Lê Hải Yến (2000), Giải thích thuật ngữ Tâm lý - Giáo dục học, Bộ Giáo dục và Đào tạo,Dự án Việt Bỉ “Hỗ trợ học từ xa”, Hà Nội. 14. Hoàng Chúng (1997), Graph và giải toán phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. V.P. Cudơmin (1986), Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C.Mác, Nxb Sự thật, Hà Nội. 16. Darolop.M.A. Xcatkin.M.M (1980), Lý luận dạy học của trường phổ thông, Nxb Giáo dục, HN. 17. Phan Đình Diệu (2001), “Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy” Thông tin khoa học xã hội, số 9.2001. 170
  81. 18. Nguyễn Thị Dung (1996), Nâng cao chất lượng dạy học GPSLN&VS bằng dạy học giải quyết vấn đề, Luận án phó tiến sĩ khoa học giáo dục, Hà Nội. 19. Trần Trọng Dương (1980), áp dụng phương pháp graph và algorit hoá để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức hoá học ở trường phổ thông, Tiểu luận khoa học cấp i, Đại học sư phạm HN. 20. Hồ Ngọc Đại (1985), Bài học là gì ? Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đỗ Ngọc Đạt (1994), Toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục và xã hội học. Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 24. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 25. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1997), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2003) Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 27. Nguyễn Như Hiền, Chu Văn Mẫn (2002), Sinh học Người, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, HN. 28. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học Sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 171
  82. 29. Trần Bá Hoành (1997), “Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực”, Tạp chí Giáo viên và nhà trường, Số 15. 30. Trần Bá Hoành, Lê Thị Huệ (1998), Sinh học 9 (Tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp dạy học Sinh học (Sách cao đẳng sư phạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Tô Duy Hợp (2001), “Lý thuyết hệ thống – Nguyên lý và vận dụng”, Triết học, Viện Triết học, tạp chí số 9 (127)/2001. 33. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại cương, T1,T2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Lê Văn Hồng (1996), Tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. Jacques Delors (2002), Học tập một kho báu tiềm ẩn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 36. Phạm Văn Lập (2002), “Học cách học và cách làm bài thi như thế nào ?” Sinh học ngày nay, (Số 29), Hà Nội. 37. Lenin.V.I (1977), Bút ký triết học, Nxb Sự thật, Hà nội. 38. Lê Quang Long (1985), Sinh lý người và Động vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 39. Chu Văn Mẫn (2001), ứng dụng tin học trong sinh học, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội. 40. Trần Duy Nga, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Hải Yến, Phan Thị Sang (1997), Giáo trình Sinh lý người và động vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Trần Xuân Nhĩ, Nguyễn Quang Vinh (1987), Giải phẫu Người, Nxb GD, HN. 172
  83. 42. Trần Xuân Nhĩ, Nguyễn Quang Vinh (1996), Sinh học 9 (T1), Nxb GD, Hà Nội. 43. Lê Thanh Nhu (1999), “áp dụng phương pháp mô phỏng trong dạy môn kỹ thuật công nghiệp - xu hướng dạy học theo quan điểm tích cực”, Đại học & Giáo dục chuyên nghiệp, số 11- 1999. 44. Nguyễn Văn Phán (2000), “Nghiên cứu sử dụng phương pháp sơ đồ hoá (graph) trong dạy học các môn khoa học xã hội - nhân văn ở trường đại học quân sự”, Tạp chí Đại học & Giáo dục chuyên nghiệp, số 1-2000. 45. Nguyễn Ngọc Quang (1979) Phương pháp dạy học ở đại học, Trường Đại học Xuân Hoà (Tài liệu lưu hành nội bộ). 46. Nguyễn Ngọc Quang (1981), "Phương pháp graph dạy học", Nghiên cứu giáo dục, Số 3. 47. Nguyễn Ngọc Quang (1981) "Phương pháp graph dạy học", Nghiên cứu giáo dục, Số 4. 48. Nguyễn Ngọc Quang (1982), "Phương pháp Graph và lý luận về bài toán hoá học", Nghiên cứu Giáo dục, số 4. 49. Nguyễn Ngọc Quang (1983) "Sự chuyển hoá phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học", Nghiên cứu giáo dục, Số 2. 50. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương, Trường Quản lý cán bộ giáo dục Trung ương, Hà nội. 51. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Bài giảng chuyên đề lý luận dạy học, Trường Quản lý cán bộ giáo dục Trung ương, Hà Nội. 52 Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 173
  84. 53. Dương Tiến Sỹ (1998), Giáo dục môi trường qua dạy học sinh thái học lớp 11 phổ thông trung học, Luận án tiến sĩ giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 54. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 55. Nguyễn Văn Thanh (2000) “Sự hình thành và phát triển lý thuyết hệ thống” Nghiên cứu lý luận, Số 7 – 2000. 56. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Quá trình dạy tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 57. Dương Thiệu Tống (2000), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 58. Nguyễn Chính Trung (1987), Dùng phương pháp graph lập chương trình tối ưu và dạy môn "Sử dụng thông tin trong chiến dịch" ở Học viện quân sự cấp cao, Luận án Phó tiến sỹ khoa học sư phạm - tâm lý, Hà Nội. 59. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (1998), Nguyễn Ngọc Quang - nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lí luận dạy học, NXB ĐH quốc gia Hà Nội. 60. Hoàng Tuỵ (1987), Phân tích hệ thống và ứng dụng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 61. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính (Bằng Excel 5.0). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 62. Phạm Tư (1984) Dùng graph nội dung của bài lên lớp để dạy và học chương ''Ni tơ và phôtpho'' ở lớp IX trường phổ thông trung học, Luận án phó tiến sỹ khoa học sư phạm – tâm lý, Hà Nội. 174
  85. 63. Phạm Tư (2003), “Dạy học bằng phương pháp graph góp phần nâng cao chất lượng giờ giảng”, Giáo dục thời đại, số 124. 64. Nguyễn Quang Vinh (1973), Những thí nghiệm trên ếch và cóc để giảng dạy Giải phẫu sinh lý lớp 8, Đề tài lụân án cấp II, Trường Đại học SP Hà nội II. 65. Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành (1979), Lý luận dạy học sinh học (Phần lý luận đại cương), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 66. Nguyễn Quang Vinh, Lê Thị Huệ, Trần Thuý Nga (1990), Thực hành giải phẫu người, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 67. Nguyễn Quang Vinh, Trần Bá Hoành, Nguyễn Thị Dung (1999), Hướng dẫn học và ôn tập sinh học 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 68. Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát (2001), Dạy học sinh học ở trường trung học cơ sở (Tập 1 và 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 69. Nguyễn Quang Vinh (2002), “Những điểm đổi mới của chương trình môn sinh học trung học cơ sở” Tạp chí Giáo dục, số 31. 70. Nguyễn Quang Vinh, Thái Trần Bái, Bùi Đình Hội, Nguyễn Văn Khang (2002), Sổ tay kiến thức sinh học trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 71. Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát, Đỗ mạnh Hùng (2002), Sinh học 8 (Sách giáo viên), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 72. Viện ngôn ngữ (1994), Từ điển Anh - Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 73. Viện triết học (1972), Triết học và các khoa học cụ thể, Tập 1,Nxb Khoa học xã hội. 175
  86. Tiếng Anh 74. Richard I.Arends (1998), Learning to teach, Von Hoffmann Press, USA. 75 Bertalanffy L.V. (1968), General System the Foundations, Development, Applications, General Brazilian, New York. 76. Arthur A.Carin (1997), Teaching Modern Science, Printed in USA 77. Cooperative learning; 78. “Graph theory” (2004), Graph_theory 79. “Graph theory Books” (2004), 80. “Graph theory online texbook” (2004) 81. “Graph theory tutorial” (2004), 82. “Graph theory algorithm presentation” (2004), 0/ppframe.htm. 83. “General Theory of Graph trasformation systems a research network funded by European Community” andrea/GRETGRATS 84. Jonathan L Gross & Jay Yellen (1998), Graph Theory and it’s Applications, New York, USA, 85. Jonathan L Gross & Jay Yellen (2001), Topological Graph Theory, New York, USA, 86. Jonathan L Gross & Jay Yellen (2003), Hanbook of Gaph Theory, New York, USA, 176
  87. 87. Keith Lehrer (1992), Theory of Knowledge, London, UK. 88. “Some graph theory algorithm animations” (2004), 89. Teaching and learning methods and strategies; Tiếng Nga 90. Берж. К.(1962), Теория графов и eё применения, Издательство Иностранной литературы. М. 91. Гурьев. Г.(2000), Графическое обеспечение лекции, Высшее образование в России, No4, 2000. 92. Даxин.А.Н. (2003), Педагогическое моделирование : Сущностъ, эффективность и неопределённость, Педагогика. No4. Научные сообщения. 93. Околелов.О.П(1999), Системный подоxод к построению электронного курса для дистанционного обучения, Педагогика. No6, 1999 94. Орлов. В.И.(1998), Активность и самостоя- тельность учащиxся, Педагогика. No3, 1998. 95. Пидкасистый.П.И.(1980), Самостоятельная познавательная деятельность школьников в обучении, Издательство Педагогика, М. 96. Полосин. В.С. (1967), К методике использования эксперимелта в xимическом обучении, Диссертация доктора педагоги-ческиx наук. Педагоический институт имени Ленина. М. 97. Скаткин.М.Н. (1971), Совершенствование процесса обучения, Издательство Педаго-гика, М. 177
  88. 98. Соxор.А.М. (1965), Новые исследованuя педагогической науки, М. Просвещение. 99. Соxор.А.М. (1965), Логическая структура учебныx матерьалов, М. Просвещение. 100. Торокин.А.(1999), Высшее образование сис-темный подxод, Высшее образование в России, No4, 1999 178