Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – Ngành GD mầm non) (Phần 2)

pdf 41 trang hapham 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – Ngành GD mầm non) (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_tao_hinh_dung_cho_h.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – Ngành GD mầm non) (Phần 2)

  1. CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ 1. Vai trò của hoạt động vẽ đối với quá trình phát triển của trẻ Vai trò của hoạt động vẽ rất quan trọng đối với trẻ là giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ nhận thức được sự phong phú của cuộc sống xung quanh, trẻ biết sử dụng dụng cụ, nguyên vật liệu vẽ và những hoạt động của con người. Trẻ nhận thức được mối liên quan giữa hành động vẽ và kết quả sản phẩm vẽ. Quá trình hoạt động vẽ, tư duy phát triển; trẻ biết quan sát, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, ghi nhớ và khả năng tưởng tượng sáng tạo. Hoạt động vẽ là môi trường phát triển sự hiểu về thế giới như: Lượng lẫn chất, ngoài ra hoạt động vẽ còn tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ, tiếng nói truyền cảm, ngôn ngữ mạch lạc. Vai trò của hoạt động vẽ nhằm phát triển sự nhận thức thẩm mỹ cho trẻ. Tạo hình tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các xúc cảm thẩm mỹ ban đầu, dần dần hình thành ở trẻ những tình cảm thẩm mỹ và thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực xung quanh giáo dục thẩm mỹ là giáo dục trẻ quan sát, phân biệt được các đặc điểm, cấu trúc, hình dáng, màu sắc của sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ nhận thức được cái đẹp, biết cảm nhận cái đẹp, biết yêu quý cái đẹp và biết sáng tạo ra cái đẹp. Từ đó trẻ biết cách sắp xếp, trang trí trong học tập và trong cuộc sống thường nhất của trẻ. Thông hoạt động vẽ giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết về màu sắc, và có ảnh hưởng tốt đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Đó là hình thành phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ là tính kiên trì, thói quen làm việc, có kế hoạch làm việc đến nới đến chốn, biết lắng nghe ý kiến của cô của bạn, vượt khó để đạt mục đích cuối cùng, biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn, đánh giá công bằng khách quan. Trong hoạt động vẽ về các chủ đề, chủ điểm nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ, đồng thời có sự định hướng xã hội. Hoạt động vẽ giúp trẻ phát triển thể chất, đặc biệt là phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay tạo điều kiện tốt cho việc học viết ở trường phổ thông. 60
  2. Ngoài ra hoạt động vẽ còn giúp trẻ hình thành ý thức lao động, làm việc không chỉ cho mình mà còn cho người khác, lòng hăng say lao động và thái độ trân trọng đối với sản phẩm lao động cũng như người lao động. 2. Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ 2.1. Đặc điểm vẽ của trẻ 3 - 4 tuổi - Hình vẽ của trẻ mang tính tượng trưng - Bố cục sắp xếp thường rải rác, liệt kế - Trẻ thường tô màu tươi đậm và đã sử dụng được 3 màu cơ bản. - Trẻ tự đặt tên cho hình vẽ khi thấy nó hao hao giống một vật nào đó mà trẻ đã thấy trong cuộc sống. - Trẻ rất thích vẽ và hứng thú khi vẽ được một hình nào đó và lúc đó trẻ muốn vẽ nhiều hơn. Do sự phối hợp các động tác của tay và sự kiểm tra bằng thị giác với hành động còn yếu. 2.2. Đặc điểm vẽ của trẻ 4 - 5 tuổi: Vốn biểu tượng đã phong phú hơn, các vận động của tay đã vững vàng hơn và có sự kết hợp kiểm tra bằng mắt. - Trẻ bước đầu hành động có múc đích: hình vẽ của trẻ đã cụ thể hơn, có thêm nhiều chi tiết, biết phối hợp nhiều hình ảnh trong một bức vẽ. - Trẻ đã chú ý đến vịêc sắp xếp bố cục, các hình ảnh trong tranh của trẻ có mối quan hệ, tỷ lệ có nhau. - Trong tranh đã xuất hiện những sự cử động đơn giản - Trẻ sử dụng màu sắc đậm, tươi sáng và màu sắc phong phú hơn. - Trẻ không thích vẽ hình lặp đi lặp lại, trẻ chỉ thích vẽ nhưng đồ vật mới lạ, sống động và màu sắc hấp dẫn. 2.3. Đặc điểm vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi: - Vốn biểu tượng của trẻ đã phong phú về hình dạng, màu sắc, kích thước và những thuộc tính khác nhau của đồ vật. Các vận động của tay và sự kiểm tra bằng mắt đối với hành động linh hoạt, thuần thục hơn. 61
  3. - Hình vẽ gần với thực hơn, có đầy đủ các bộ phận các chi tiết. - Bố cục sắp xếp chặt chẽ, hợp lý hơn. Trẻ thể hiện được chiều sâu không gian nhiều tầng cảnh, thể hiện được mối quan hệ, tỷ lệ và vị trí của vật trong không gian. - Sự cử động trong tranh của trẻ đã xuất hiện nhiều hơn. - Trẻ sử dụng màu sắc phong phú và sát với thực tế hơn. 3. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình vẽ theo mẫu. * Vẽ những vật riêng biệt (hay còn gọi là vẽ theo mẫu): Vẽ theo mẫu có nghĩa là truyền đạt hình dáng và những chi tiết đặc trưng của vật, sự tương quan về tỉ lệ giữa các phần, màu sắc của vật. 3.1. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi: Nhiệm vụ, nội dung dạy vẽ dựa trên cơ sở đặc điểm lứa tuổi của trẻ, trẻ mẫu giáo bé rất ít kinh nghiệm và sợ phát triển của hoạt động tuy còn chưa hoàn thiện. 3.1.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học vẽ theo mẫu cho trẻ 3 - 4 tuổi: - Đem lại sự hướng thú cho trẻ đối với quá trình vẽ. - Cho trẻ làm quen những dụng cụ cần thiết cho hoạt động vẽ, học cách sử dụng chúng. - Cho trẻ làm quen các vật liệu như: giấy, bút - Dạy trẻ kỷ năng cầm bút, cách ngồi vẽ. Cô giáo giải thích cho trẻ hiểu, bút chì vạch lên giấy để lại những dấu vết, nếu ấn mạnh tay nét vẽ đậm hơn, đưa nhẹ tay thì nét vẽ mờ, nếu ấn quá mạnh sẽ làm thủng giấy. - Trẻ học cách thể hiện các đường thẳng, đường cong tròn và các hình khép kín. Sự lĩnh hội những kỹ năng tạo hình bắt đầu thể hiện những đường thẳng: đường thẳng ngang. Ví dụ: - Vẽ đường thẳng đứng phải đưa nét từ trên xuống dưới. - Vẽ đường thẳng ngang đưa nét từ trái sang phải 62
  4. - Dạy trẻ cách thể hiện một vài vật đơn giản có dạng các đường thẳng, hình tròn thể hiện những đặc điểm cơ bản và màu sắc của chúng. Ví dụ: - Vẽ mưa, vẽ nét thẳng đứng - Vẽ đường đi, vẽ đường thẳng ngang Nhiệm vụ phức tạp là học cách vẽ hình tròn và các đường cong khép kín, điều này đòi hỏi sự chính xác của hoạt động hay và sự kiểm tra bằng mắt, bởi kết thúc hình vẽ lại nối với điểm ban đầu, cho nên khi vẽ các vật có dạng hình tròn không cần yêu cầu trẻ vẽ đúng chính xác hình tròn mà chỉ cần vẽ dạng tròn tương đối. Ví dụ: - Vẽ mặt trời - Vẽ chú gà con - Vẽ hoa Ở độ tuổi này chỉ yêu cầu trẻ vẽ những vật có sự phối hợp lại hình khác nhau hoặc vẽ một hình lặp đi lặp lại nhiều lần. - Bắt đầu dạy trẻ thể hiện những hình vuông góc (lá cờ) - Trẻ biết phân biệt và gọi tên những màu cơ bản. - Màu đỏ: Ông mặt trời - Màu vàng: Ngôi sao - Màu xanh: Lá cỏ, cây 3.1.2. Phương pháp dạy học vẽ theo mẫu cho trẻ 3 - 4 tuổi: - Lứa tuổi mẫu giáo bé chưa có các kỹ năng tạo hình và rất ít kinh nghiệm, cho nên cô sử dụng hình thức và các phương pháp, các thủ thuật kết hợp, đan xen sao cho phù hợp, linh hoạt. Vào đầu giờ sử dụng thủ thuật trò chơi có hiệu quả, với mục đích tập trung sự chú ý của trẻ và làm tăng sự hứng thú đối với giờ học. Ví dụ: Bài “ Vẽ hoa” Sử dụng thủ thuật trò chơi như: Bạn búp bê đến thăm lớp học chúng ta. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ vẽ hoa để tặng bạn búp bê nhé, hoặc sử dụng bài hát về hoa có thể sử dụng hình ảnh văn học để trẻ nhớ lại những hình ảnh mà trẻ quan sát được từ trước hoặc tưởng tượng . 63
  5. Qua các thủ thuật trên để kết hợp giao nhiệm vụ cho trẻ và trẻ nhận nhiệm vụ một cách thoải mái. Thích thú. Chú ý sử dụng thủ thuật có mối liên quan chặt chẽ giữa vấn đề và kết thúc vấn đề. * Cô tiến hành giải thích hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: - Sử dụng phương pháp trực quan, sử dụng mẫu nhưng ở lớp mẫu giáo bé thường sử dụng tranh mẫu với mục đích cho trẻ nhận biết đặc điểm thay cho mẫu. Bởi vậy vật được miêu tả trong tranh phải thể hiện rõ ràng, đầy đủ đặc điểm đặc trưng, phù hợp nội dung từng bài học nhưng phải đẹp. Sau đó treo tranh mẫu vừa tầm mắt trẻ và tiến hành cho trẻ quan sát, khi trẻ quan sát, cô cầm đưa tay theo đường viền của vật, hướng sự chú ý của trẻ vào hình dáng và màu sắc của vật. Trong các giờ dạy vẽ theo mẫu, cô thường xuyên sử dụng phương pháp “trình bày phương thức mô tả” kết hợp với phương pháp dùng lời. Cô vẽ mẫu: - Cô vẽ mẫu toàn bộ vật lên giấy Ví dụ: Bài “Vẽ bánh hình tròn” Sau khi trẻ đã được quan sát và đã được cô giải thích nắm được đặc điểm các bánh. Cô giáo vẽ mẫu cái bánh, đồng thời lời giải thích phải phù hợp với hành động của cô. (Hành động là cầm bút đặt lên giấy vẽ bánh đưa vòng từ trái qua phải nối với điểm ban đầu để được cái bánh có dạng hình tròn). Đối với trẻ mẫu giáo bé cô phải làm mẫu chậm chính xác, rõ ràng, thuần thục, trong những bài vẽ theo mẫu cô cần chú ý những kỹ năng mới cô phải làm chậm, dứt khoát là phải dùng lời phân tích giảng giải về hình dạng, kích thước, màu sắc của vật mầu. Trước khi trẻ tiến hành công việc, cô nhắc lại công việc trình tự bắt đầu từ đâu, kết hợp việc kiểm tra cách cầm bút, nhắc trẻ ngồi ngay ngắn đúng tư thế. - Cô làm mẫu bằng điệu bộ, dùng tay vẽ mẫu trên không cho trẻ vẽ theo. Khi trẻ thực hiện nhiệm vụ cô sử dụng phương pháp thực hành, phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp dùng lời. - Cô bao quát lớp sử dụng thủ pháp trình bày riêng cho những trẻ còn gặp khó khăn, lúc này cô cần nói nhỏ để một trẻ nghe mà không làm ảnh hưởng đến các cháu bên cạnh. 64
  6. Cô không nên có những nhận xét cảnh cáo chung nó sẽ làm gián đoạn mạch suy nghĩ của trẻ. Nếu cô muốn vẽ mẫu cho trẻ xem lại cô cần có một tờ giấy A4 cầm theo và vẽ hướng dẫn lại cho những cháu chưa vẽ được. * Phần phân tích sản phẩm của trẻ, cô sử dụng phương pháp trực quan và phương pháp lời dùng. Ở mẫu giáo bé cô thường khen ngợi những sản phẩm của trẻ làm được, cô cho một số trẻ nói về ý thích của mình qua các sản phẩm, sau đó cô nhận xét sản phẩm, khi nhận xét phải khôn khéo, động viên khích lệ, các cháu để tạo hứng thú cho việc học tập tiếp môn học này, đặc biệt là không chê bai khi có mặt của các cháu. 3.2. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi. 3.2.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học vẽ theo mẫu cho trẻ 4 - 5 tuổi: Nhiệm vụ đặt ra được nâng cao hơn, phù hợp với độ tuổi và khả năng tạo hình cho trẻ. - Tạo hứng thú cho trẻ. - Dạy trẻ thể hiện các vật có dạng hình tròn và hình vuông góc, truyền đạt cấu tạo, hình dáng chủ yếu và các chi tiết. - Dạy trẻ biết phối hợp nhiều kỹ năng vẽ để thể hiện những vật mẫu có nhiều chi tiết. - Dạy trẻ cách sắp xếp bố cục (vẽ vật cân đối ở trung tâm tờ giấy). - Dạy trẻ thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa các phần của vật. - Rèn kỹ năng vẽ, kỹ năng tô màu. - Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ. Nội dung vẽ những vật tương đối quen thuộc như: vật có dạng hình tròn, hình vuông, nhưng yêu cầu trẻ truyền đạt hình dáng một cách chính xác hơn và yêu cầu trẻ sử dụng màu cẩn thận, đẹp và phù hợp với đặc điểm của vật. 3.2.2. Phương pháp dạy học và vẽ theo mẫu cho trẻ 4 - 5 tuổi: ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ đã nắm được một số kỹ năng miêu tả chủ yếu, khả năng nhận thức của trẻ phát triển hơn, giúp trẻ có khả năng nhận biết được đặc điểm, đặc trưng của vật, từ đó trẻ thể hiện được hình dáng và một số đặc điểm của vật. 65
  7. Sử dụng tất cả các nhóm phương pháp: - Nhóm phương pháp trực quan. - Nhóm phương pháp dùng lời nói. - Nhóm phương pháp thực hành. - Các thủ thuật (việc sử dụng các phương pháp cần linh hoạt và có thể tích hợp các môn học khác vào giờ học tạo hình sao cho phù hợp, hấp dẫn, sử dụng các thủ thuật để tạo hứng thú và giao nhiệm vụ cho trẻ, nhưng phải lựa chọn thủ thuật phù hợp với nội dung bài học và phù hợp độ tuổi mẫu giáo nhỡ, có thể sử dụng thủ thuật trò chơi, câu đố, bài hát Khi giải thích và hướng dẫn nhiệm vụ cho trẻ cần vận dụng phương pháp sử dụng mẫu (sử dụng tranh mẫu là cơ bản, ngoài ra có thể sử dụng thêm mẫu vật thật, đồ chơi cho trẻ quan sát), mẫu cần phải là vật có cấu tạo đơn giản, các chi tiết rõ ràng. Tranh mẫu phải treo vừa tầm mắt trẻ và được sử dụng suốt giờ học. Cô hướng dẫn cho trẻ quan sát và nhận xét mẫu, sau đó cô khảo sát mẫu và giải thích bằng lời để trẻ nắm được đặc điểm hình dáng, tỷ lệ, màu sắc của mẫu. Trong các giờ học vẽ theo mẫu, phương thức mô tả đóng vai trò quan trọng. Cô tiến hành vẽ mẫu, khi vẽ cô kết hợp hỏi trẻ về các bộ phận, màu sắc và phải sử dụng những kỹ năng nào để vẽ các bộ phận đó, cô vừa vẽ vừa hỏi cho đến khi kết thúc việc vẽ mẫu, nhưng phần nào khó thì cô vừa thao tác vừa kết hợp với lời giải thích cho trẻ. Trước lúc trẻ tiến hành công việc, cô nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế và chú ý cách sắp xếp hình vẽ trên giấy sao cho cân đối, đồng thời hỏi một số trẻ về đặc điểm mẫu và kỹ năng vẽ. Lúc trẻ thực hiện nhiệm vụ, cô bao quát lớp và dùng phương pháp chỉ dẫn và giải thích riêng cho những trẻ chưa thực hiện được, cô có thể vẽ mẫu vào một tờ giấy A4 của cô cho trẻ xem lại, lúc này cô cần nói nhỏ để không gây ảnh hưởng đến các cháu bên cạnh (cũng như mẫu giáo bé). 66
  8. Khi nhận xét, đánh giá sản phẩm của trẻ cô lại dùng thủ thuật mà đầu giờ học đặt ra để gây hứng thú cho trẻ, cô có thể yêu cầu trẻ chọn bài trẻ thích (cô luôi cuốn trẻ vào việc tự nhận xét). Sau đó cô cần bổ sung những gì trẻ chưa đạt, những bức vẽ chưa đạt yêu cầu cô cầu phải có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho những trẻ đó. Nói chung việc nhận xét, đánh giá sản phẩm cần khen ngợi động viên, khuyến khích trẻ. 3.3. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi. 3.3.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học vẽ theo mẫu cho trẻ 5 - 6 tuổi: Lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết về sự vật hiện tượng, cuộc sống xung quanh trẻ có thể phân biệt được sự giống và khác nhau giữa những vật đồng dạng (các loại hoa, quả ), trẻ có khả năng phát hiện những đặc điểm riêng biệt của vật. Bởi vậy nhiệm vụ, nội dung đặt ra cao hơn: - Tiếp tục tạo hứng thú cho trẻ. - Dạy trẻ vẽ những vật đơn lẻ và vẽ hai vật trong một bài. Ví dụ: "Vẽ ấm pha trà" "Vẽ lọ hoa và quả bóng" - Dạy trẻ biết truyền đạt được hình dáng, kích thước và vị trí các phần trong một vật. - Dạy trẻ biết truyền đạt được hình dáng, kích thước và vị trí giữa các đồ vật với nhau. - Dạy trẻ cách quan sát, so sánh nhận ra sự khác nhau của đối tượng. - Tiếp tục phát triển các kỹ năng kỹ thuật. - Dạy trẻ cách sắp xếp bố cục cân đối. - Rèn kỹ năng tô màu đều, gọn. Nội dung các bài vẽ phức tạp hơn, yêu cầu cao hơn, yêu cầu trẻ thực hiện được vật một cách chính xác hơn, lột tả được đặc điểm riêng của vật sát với thực tế hơn về hình dáng, màu sắc. Ví dụ: Thể hiện được đặc điểm riêng của con gà mái, con gà trống, con gà trống thì có cổ dài, đuôi dài cong, mào to, đỏ, chân cao, lông màu sắc rực rỡ 67
  9. 3.3.2. Phương pháp dạy học vẽ theo mẫu cho trẻ 5 - 6 tuổi: Lứa tuổi mẫu giáo lớn, vốn kiến thức của trẻ phong phú và có một số kỹ năng, kỹ xảo nên việc sử dụng các nhóm phương pháp cần có sự kết hợp, đan xen và có sự linh hoạt để phát huy được khả năng độc lập, chủ động và sáng tạo của trẻ. Phần đầu vẫn sử dụng các thủ thuật để gây hứng thú và giao nhiệm vụ cho trẻ. Giải thích và hướng dẫn nhiệm vụ, cô sử dụng phương pháp dùng lời, phương pháp sử dụng mẫu, nội dung của mẫu phức tạp và đa dạng hơn nên phần sử dụng mẫu cô kết hợp lời giải thích để cho trẻ hiểu đặc điểm, kích thước và vị trí của hai vật, cần chú ý cách sắp xếp bố cục. Ví dụ: Bài "Vẽ lọ hoa và quả bóng" Giáo viên phải nắm vững phần khảo sát vật, khi khảo sát vật cô dạy trẻ tập ước lượng bằng mắt để so sánh tỷ lệ cao thấp, to nhỏ của hai vật đặt cạnh nhau. Lứa tuổi này trẻ tự nhận xét về đặc điểm của mẫu sau đó cô cũng cần giúp cho trẻ hiểu về đặc điểm về hình dáng, màu tỷ lệ, màu sắc của vật. Cô tiến hành vẽ mẫu: cô vừa vẽ vừa kết hợp hỏi trẻ, giúp trẻ hiểu từng phần mẫu cụ thể hơn. Mẫu là tranh mẫu, treo tranh vừa tầm mắt trẻ, tranh mẫu treo suốt giờ học. Trong giờ học giáo viên cần phải chú ý nhắc trẻ ngồi đúng tư thế. Khi trẻ thực hiện nhiệm vụ, vai trò của cô giáo cũng giống như lớp mẫu giáo bé, nhỡ. Nhưng lớp mẫu giáo lớn cô yêu cầu trẻ truyền đạt chính xác đặc điểm của mẫu. Sử dụng phương pháp dùng lời và phương pháp sử dụng mẫu cho việc nhận xét, đánh giá sản phẩm của trẻ. Tất cả bài của trẻ được đặt lên giá để ngay ngắn, cô yêu cầu trẻ tự nhận xét đánh giá bài của mình, của bạn, trẻ tự nhận thấy cái đạt và chưa đạt một cách khách quan, sau đó cô bổ sung và khuyến khích động viên trẻ. 4. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động vẽ tranh theo đề tài. 68
  10. Trong vẽ loại vẽ theo đề tài là truyền đạt được tương quan tỉ lệ giữa các phần trong một vật điều này phức tạp ở sự thể hiện khác nhau về kích thước thực tế mà còn phức tạp ở sự phân bố vị trí của các vật trong không gian (thể hiện mối quan hệ không gian). Khả năng thiết lập mối quan hệ giữa các vật phát triển dần dần ở trẻ. Nhiệm vụ chung của dạy vẽ theo đề tài: - Dạy trẻ truyền đạt nội dung đề tài thể hiện được nhân vật chính. - Dạy trẻ thể hiện bố cục không gian trên mặt phẳng. - Dạy trẻ truyền đạt mối quan hệ, tương quan tỉ lệ giữa các vật phù hợp với vị trí cuả các vật trong không gian. - Dạy trẻ thể hiện sự cử động - Dạy trẻ cách tô màu, phối hợp các màu với nhau. * Vẽ theo đề tài: Là bằng những kỹ năng và sự sáng tạo, trẻ vẽ được bức tranh theo chủ đề cho trước. 4.1. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi. 4.1.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học vẽ theo đề tài cho trẻ 3 - 4 tuổi: Ở lứa tuổi này yêu cầu chưa cao, chỉ dạy trẻ vẽ những đề tài đơn giản, gần gũi xung quanh, có khi chỉ từ những bài vẽ theo mẫu, cô gợi ý cho trẻ sáng tạo thêm về cách sắp xếp các hình ảnh để tạo ra bức tranh phong phú hơn. Ví dụ: Vẽ con gà (mẫu) Vẽ đàn gà (theo đề tài) - Vẽ bông hoa (mẫu) Vẽ nhiều bông hoa (đề tài ) - Dạy trẻ cách tô màu, phối hợp màu - Tập cho trẻ cách xây dựng bố cục 4.1.2. Phương pháp dạy vẽ theo đề tài cho trẻ 4 - 5 tuổi: Có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên cần vận dụng các phương pháp, thủ thuật sao cho phù hợp nội dung chủ đề. Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, các thủ thuật trò chơi, được sử dụng vào đầu giờ học rất có hiệu quả, nó làm nổi bật nội dung chủ đề cần miêu tả. Ví dụ: Bài "Vẽ những bông hoa". Hôm nay bạn búp bê đến chơi, chúng ta hãy vẽ những bông hoa thật đẹp để tặng bạn búp bê. 69
  11. Trong giờ dạy vẽ theo đề tài, cô dùng phương pháp sử dụng tranh kết hợp với phương pháp dùng lời để giải thích cho trẻ hiểu nội dung chủ đề, cách sắp xếp các hình ảnh, cách tô màu, nhưng việc chuẩn bị tranh, cần chú ý tranh vẽ đơn giản, màu sắc tươi sáng, phù hợp với nội dung, chú ý cách đưa tranh cho trẻ xem, và treo tranh phải vừa tầm mắt trẻ, xem tranh xong cô nhớ cất tranh. Lúc trẻ thực hiện nhiệm vụ, cô sử dụng phương pháp chỉ dẫn, giải thích giúp những trẻ còn chưa thực hiện được nhiệm vụ và cô cũng luôn luôn chú ý đến tư thế ngồi của trẻ. Khi nhận xét đánh giá sản phẩm của trẻ. Cô khen ngợi những sản phẩm trẻ đã thể hiện được, ở lứa tuổi mẫu giáo bé cô nên khuyến khích, không nên chê, nếu chê sẽ làm giảm sự hướng thú và trẻ sẽ không tin vào năng lực của mình. 4.2. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi. 4.2.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học vẽ theo đề tài 4 - 5 tuổi: - Tiếp tục tạo hứng thú cho trẻ. - Giúp trẻ hiểu nội dung chủ đề - Dạy trẻ thể hiện 2 - 3 vật có mối quan hệ với nhau - Phát triển cảm xúc thẩm mĩ và có tình cảm với sự vật hiện tượng xung quanh. - Cho trẻ làm quen với phương thức thể hiện bố cục không gian trên mặt phẳng (thể hiện vài, ba vật trên một đường thẳng hoặc bố trí vật khắp tờ giấy). - Dạy trẻ truyền đạt mối quan hệ giữa các vật và mối tương quan về tỉ lệ của các vật với nhau. - Dạy trẻ hiểu những cử động đơn giản của người và của con vật. Ví dụ: Bài “Vẽ ngôi nhà của bé” Trẻ sẽ vẽ ngôi nhà cạnh một cái cây và một em bé đang giơ tay chỉ vào ngôi nhà của mình. - Tiếp tục dạy trẻ cách tô màu, phối màu. 70
  12. Nội dung vẽ về những đề tài gần gũi đơn giản nhưng có mối quan hệ, tỉ lệ, giữa các nhân vật, hình ảnh trong tranh phong phú và sinh động hơn. 4.2.2. Phương pháp dạy học vẽ theo đề tài cho trẻ 4 - 5 tuổi: Sử dụng các nhóm phương pháp và các thủ thuật. Vào đầu giờ học cô giáo thường dùng các thủ thuật trò chơi, câu chuyện phù hợp với từng nội dung đề tài nhằm gây hứng thú và giao nhiệm vụ cho trẻ. Phương pháp sử dụng tranh là phương pháp có hiệu quả để giải thích cho trẻ hiểu được quan hệ nhân vật trong tranh, hành động của vật (đang làm gì), cách thể hiện bố cục trên mặt phẳng, cách phối màu. Khi cho trẻ xem tranh cô đưa ra những câu hỏi nhằm phát huy hết khả năng hiểu biết của trẻ về nội dung và cách thể hiện , cô có thể sử dụng phương pháp đàm thoại, giúp trẻ nhớ lại những hình ảnh mà trẻ đã được quan sát từ trước. Thông qua việc xem tranh là nhằm cung cấp gợi ý nội dung, khi trẻ hiểu là giải thích là trẻ nhắc lại những hình ảnh kỹ năng cần thiết để miêu tả. - Khi trẻ tiến hành công việc, cô bao quát lớp, giúp đỡ riêng cho những trẻ còn chậm, cô gợi ý về nội dung, kích thước màu sắc giữa các vật với nhau. Việc nhận xét đánh giá sản phẩm cô khuyến khích trẻ, cho trẻ tập nhận xét, đánh giá những bài trẻ thích,sau đó cô cũng cần bổ sung, phân tích sản phẩm của trẻ, giúp trẻ hiểu được cái được và cái chưa được để tìm cách khắc phục. 4.3. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi. 4.3.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học vẽ theo đề tài cho trẻ 5 - 6 tuổi: Ở lứa tuổi này, nội dung tranh của trẻ phong phú hơn, trẻ không chỉ thể hiện được nhân vật chính mà cả bối cảnh xung quanh, nhiệm vụ, nội dung đào tạo được nâng cao hơn. - Tiếp tục tạo hứng thú cho trẻ - Dạy trẻ hiểu nội dung chủ đề - Phát triển khả năng thể hiện bố cục không gian nhiều tầng cảnh. 71
  13. - Dạy trẻ thể hiện mối quan hệ giữa các vật thông qua hành động của vật và vị trí của chúng trong không gian. - Truyền đạt được mối tương quan tỉ lệ giữa các vật phù hợp với vị trí của chúng trong không gian. - Dạy trẻ thể hiện sự cử động phong phú hơn. - Tiếp tục phát triển cảm xúc về màu sắc - Hình thành khả năng độc lập tổ chức hoạt động và khả năng sáng tạo của trẻ. Nội dung đề tài ở lớp mẫu giáo lớn được mở rộng hơn, phong phú hơn, không chỉ đề tài gần gũi mà đề tài được đề cập đến các lĩnh vực hoạt động xã hội, về thiên nhiên, đất nước con người và các câu chuyện cổ tích 4.3.2. Phương pháp dạy học vẽ theo đề tài cho trẻ 5 - 6 tuổi: - Sử dụng các phương pháp dùng lời, có thể đàm thoại, hay sử dụng hình ảnh văn học, các thủ thuật phù hợp với nội dung đề tài nhằm gây hứng thú và giao nhiệm vụ . Sử dụng tranh ở lớp mẫu giáo lớn có hai mục đích: - Củng cố khái niệm về những vật cần thể hiện - Cho trẻ làm quen với cách thể hiện không gian trên mặt phẳng, cách thể hiện mối quan hệ, tỉ lệ, vị trí sắp xếp các vật trong không gian. Việc chuẩn bị tranh cho trẻ xem phải chú ý nội dung chủ đề, thể hiện không gian nhiều tầng cảnh, cách phối màu phong phú hơn Khi xem tranh, cô phải giúp trẻ hiểu được nội dung chủ đề thấy được mặt đất miêu tả không phải là một đường kẻ thẳng ngang mà là một phần rộng ở dưới tờ giấy, những vật ở gần được vẽ phần dưới tờ giấy là vẽ to hơn còn những vật ở xa được vẽ phần trên nhỏ hơn. Quá trình xem tranh cô đưa ra một số câu hỏi. Ví dụ: Trong tranh có những hình ảnh gì? Các hình ảnh đó như thế nào? Cách sắp xếp bố cục ra sao? Xem xong cô phải cất tranh đi. 72
  14. Khi trẻ ngồi vào vẽ cô hỏi một số trẻ sẽ vẽ gì? Tô màu ra sao Phần trẻ thực hiện cũng như lớp mẫu giáo nhỡ. Khi nhận xét đánh giá kết quả lao động của mình của bạn theo nội dung đề tài, trẻ nhận thấy cái đạt hoặc chưa đạt, sau đó cô nhận xét chung và giúp trẻ tìm ra hướng khắc phục. * Vẽ theo ý thích: * Những vấn đề chung: - Tuỳ theo khả năng của mỗi cháu cô giáo khuyến khích trẻ thể hiện tính độc lập suy nghĩ, tự lựa chọn chủ đề, nội dung cho bức tranh của mình, cô giáo có vai trò khai thác ý tưởng của trẻ, gợi ý để trẻ phát biểu cách lựa chọn và cách thể hiện bức tranh của mình. - Nội dung kiến thức: Nội dung thể hiện rất đa dạng có thể miêu tả về phong cảnh thiên nhiên, sinh hoạt gia đình, hay vẽ theo sự kiện trong các truyện cổ tích. Tuỳ theo lứa tuổi và nhận thức của trẻ cô giáo chuẩn bị những nội dung đề tài phù hợp để gợi ý cho trẻ. Đối với mẫu giáo bé: Cô chỉ gợi ý cho trẻ những đề tài mà trẻ đã được vẽ qua tiết học theo mẫu, vẽ theo đề tài hoặc những đề tài gần giủ xung quanh trẻ như những bông hoa, con vật quen thuộc, đồ vật đồ chơi mà trẻ được tiếp xúc nhiều. Đối với mẫu giáo nhỡ và lớn: Cô gợi ý cho trẻ những đề tài phong phú và phức tạp hơn: các hoạt động xã hội, trường học, giao thông, cảnh miền núi, miền biển. * Phương pháp dạy học vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo: Sử dụng các nhóm phương pháp và các thủ thuật. Đàm thoại là phương pháp chỉ đạo vì vậy cô giáo phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp nội dung phù hợp với độ tuổi. Vào bài gợi cảm xúc, cô dùng các thủ pháp để giới thiệu bài sao cho hấp dẫn, nhịp nhàng. 73
  15. Ví dụ: Trò chơi, bài hát, câu chuyện. - Bạn thỏ đến thăm lớp, bạn muốn lớp ta vẽ được nhiều bức tranh đẹp để tặng bạn. - Sắp đến hội thi bé khéo tay, các cháu vẽ nhiều bức tranh đẹp để dự thi nhé. - Đọc bài thơ, gợi ý một số câu chuyện cổ tích. Cô dùng phương pháp đàm thoại theo ý thích của trẻ. Chú ý hệ thống câu hỏi sao cho lô gíc và đúng trọng tâm, trước hết cô phải hỏi cháu định (thích) vẽ gì? trên cơ sở ý thích của trẻ cô cùng trẻ trao đổi về nội dung đó, hệ thống câu hỏi của cô có tính chất gợi ý để trẻ trả lời: Cô gọi 4 - 5 cháu lên hỏi: - Cháu thích vẽ gì? - Trong bức tranh cháu vẽ ảnh gì? - Hình ảnh nào là chính? - Cách vẽ như thế nào? - Cách chọn và tô màu? - Ngoài những đề tài đã đàm thoại, cô có thể dùng một số tranh để giới thiệu gợi ý; mở rộng cho trẻ. Cô cùng trao đổi thêm về những bức tranh: nội dung các hình ảnh, màu sắc và bố cục sắp xếp. Không cần, phân tích quá kỹ từng bức tranh mà chỉ giúp trẻ thấy sự phong phú của đề tài, sự sáng tạo trong mỗi bức tranh. Phần trẻ thực hiện và nhận xét cũng giống như đề tài: Lưu ý: Trước khi nhận xét bài của cháu cô hỏi xem cháu vẽ gì. 5. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động vẽ trang trí. 5.1. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi. 5.1.1. Nhiệm vụ, nội dung vẽ trang trí cho trẻ 4 - 5 tuổi: - Cho trẻ làm quen với bố cục lặp lại và bố cục xen kẽ. - Dạy trẻ phối hợp các màu đối lập để phát triển cảm xúc về màu sắc. Những bài vẽ đầu tiên của trẻ yêu cầu rất đơn giản nhắc lại nhịp nhàng 1 chi tiết giống nhau. - Sau đó đưa vào bố cục phức tạp hơn. bố cục xen kẽ hai chi tiết khác nhau,có thể khác nhau về hoạ tiết hoặc khác nhau về màu sắc. 74
  16. - Rèn kỹ năng vẽ các hoạ tiết và kỹ năng tô màu . - Dạy cho trẻ hiểu trang trí là làm cho đồ vật trở nên đẹp hơn. 5.1.2. Phương pháp dạy học vẽ trang trí cho trẻ 4 - 5 tuổi: Phương pháp dạy học vẽ trang trí cũng giống như vẽ theo mẫu. Vào đầu giờ dùng thủ thuật tạo hứng thú và giao nhiệm vụ. Cô sử dụng hình mẫu, treo hình mẫu từ đầu giờ cho đến hết tiết học, cho trẻ quan sát và nhận xét mẫu, sau đó cô cần phải giải thích bằng lời cách vẽ hoa tiết, cách sắp xếp hoạ tiết và cách tô màu. Tiếp đến cô vẽ mẫu. Những bài đầu trẻ làm quen cách xây dựng hoạ tiết trẻ có thể vẽ giống mẫu, nhưng các giờ học trang trí sau, ngoài vẽ giống mẫu, trẻ có thể tự mình lựa chọn thêm các hoạ tiết có tính sáng tạo, cô cần khuyến khích trẻ. - Phần trẻ thực hiện và nhận xét cũng giống như vẽ theo mẫu. Tuỳ theo nội dung bài trang trí (đơn giản - phức tạp) để có hướng nhận xét. 5.2. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi. 5.2.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học vẽ trang trí cho trẻ 5 - 6 tuổi: - Tiếp tục tạo hứng thú cho trẻ. - Dạy cho trẻ hiểu trang trí là làm cho tất cả các vật trở nên đẹp hơn. - Dạy trẻ các kỹ năng vẽ các hoạ tiết cân đối, mềm mại, đều đặn có sáng tạo. Trẻ có khả năng tự lựa chọn, phân bổ màu và kỹ năng tô màu đều gọn. - Các họa tiết, chi tiết được sử dụng đa dạng hơn, có thể đưa vào các yếu tố hoa lá. - Nguyên tắc xen kẽ được sử dụng nhiều hơn, có thể xen 2 - 3 chi tiết khác nhau về hình dáng, màu sắc. - Dạy trẻ cách sắp xếp các hoạ tiết, cách so sánh đối chiếu những phần giống nhau, trên cơ sở đó trẻ tập sắp xếp các hoạ tiết trên một đường diềm, hình tròn, hình vuông. - Dạy trẻ cách xác định, góc, cạnh, khoảng cách của hình vuông, đường diềm và tâm của tờ giấy. 5.2.2. Phương pháp dạy học vẽ trang trí cho trẻ 5 - 6 tuổi: Sử dụng tất cả các nhóm phương pháp, thủ thuật giống như vẽ theo mẫu. 75
  17. Đối với mẫu giáo lớn cô sử dụng thủ thuật để gây hứng thú và phát huy được tính sáng tạo ở trẻ. Ví dụ: "Trang trí hình vuông" cô dùng thủ thuật, bạn búp bê có một cái bàn hình vuông rất đẹp, các cháu sẽ vẽ tặng bạn búp bê chiếc khăn trải bàn thật đẹp nhé. Cô dùng phương pháp sử dụng hình mẫu cho trẻ quan sát và nhận xét, cô phải vẽ mẫu cho trẻ quan sát và giải thích bằng lời cho trẻ hiểu. Hình mẫu được sử dụng vẽ trang trí với mục đích giải thích nhiệm vụ (trang trí hình tròn xác định tâm hay xung quanh đường diềm, trang trí hình vuông xác định góc, cạnh .) cách sắp xếp các họa tiết, cách tô màu. Phần trẻ thực hiện và nhận xét cũng giống như vẽ theo mẫu. HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG IV 1. Đọc tài liệu và thảo luận - Vai trò của hoạt động vẽ đối với sự phát triển của trẻ. - Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ + Đặc điểm vẽ của trẻ 3- 4 tuổi. + Đặc điểm vẽ của trẻ 4 – 5 tuổi. + Đặc điểm vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi. - Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy hoc vẽ theo mẫu cho trẻ mẫu giáo. - Nhiệm vụ, nội dung. phương pháp dạy học vẽ theo đề tài cho trẻ mẫu giáo. - Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy học vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo. - Nhiệm vụ, nội dung. phương pháp dạy học vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo. 2. Học viên tự liên hệ dự giờ các tiết học tạo hình ở trường mầm non. 3. Soạn giáo án dạy học vẽ: - Soạn giáo án dạy vẽ theo mẫu cho 3 độ tuổi. - Soạn giáo án dạy học vẽ theo đề tài cho 3 độ tuổi. 76
  18. - Soạn 1 giáo án dạy học vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo. 4. Tập dạy: - Theo nhóm. - Tự nhận xét, đánh giá. 77
  19. CHƯƠNG V: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NẶN 1. Vai trò của hoạt động nặn đối với quá trình phát triển của trẻ. Nặn là một dạng hoạt động của điêu khắc, đây là một loại hình mà lứa tuổi mẫu giáo rất yêu thích, trẻ say sưa hoạt động. Hoạt động nặn cũng như hoạt động vẽ nó giúp trẻ phát triển toàn diện. Hoạt động nặn giúp cho trẻ nhận thức được các sự vật xung quanh một cách đầy đủ, cụ thể, trẻ hiệu được sâu sắc hình dạng, kích thước, cấu tạo, màu sắc của vật thể ở dạng hình khối trong không gian của hiện thực. Đặc biệt trong hoạt động nặn giúp trẻ có khả năng cảm nhận đặc điểm hình khối của sự vật bằng xúc giác vận động và phát triển khả năng so sánh, ước lượng bằng mắt, trẻ đã dễ dàng xác định bằng mắt các đặc điểm trực quan như: kích thước, tỷ lệ, tính hợp lý, cân đối trong khối hình của vật cụ thể. Thông qua hoạt động nặn giúp trẻ phát triển các cảm xúc thẩm mỹ và cảm nhận vẻ đẹp sinh động, đa dạng, trẻ yêu thích cái đẹp vốn có của thiên nhiên và mong muốn sáng tạo ra cái đẹp. Qua quá trình hoạt động nặn đôi bàn tay của trẻ cứng cáp cho nên các thao tác tay của trẻ đã trở nên thuần thục, dẻo dai, trẻ đã sử dụng khéo léo và tinh tế linh hoạt trong mọi công việc thông qua đó nó góp phần phát triển thể chất. Các giờ nặn trẻ say sưa, hào hứng, sáng tạo để tạo ra sản phẩm, khi tạo ra sản phẩm trẻ thích thú, phấn khởi học tập các môn học khác. Những nội dung chủ đề, chủ điểm trong các giờ học nặn đã góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ. Hoạt động nặn có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ là giúp cho tư duy của trẻ phát triển, ngôn ngữ mạch lạc, trí tưởng tượng phong phú hiểu được cụ thể về các đặc điểm của vật thể, trẻ biết nhận thức, biết yêu cái đẹp cái hay trong cuộc sống, yêu cuộc sống, yêu lao động và làm việc vì mọi người xung quanh, có khả năng sáng tạo ra cái đẹp. 2. Đặc điểm hoạt động nặn của trẻ. 2.1. Đặc điểm của trẻ 3 - 4 tuổi: - Trẻ bắt chước hành động và khả năng phối hợp các động tác phát triển hơn. 78
  20. - Trẻ bắt đầu có chủ định tạo ra sản phẩm theo ý thích và tự đặt tên cho sản phẩm. - Sản phẩm của trẻ mang tính tượng trưng, gần giống một đồ vật nào đó mà trẻ đã gặp trong cuộc sống. - Trẻ sử dụng ba màu cơ bản. - Ở lứa tuổi này sự phối hợp các động tác còn chưa hoàn thiện, trẻ chưa có đủ khả năng kiểm tra hoạt động của tay bằng mắt, khả năng tập trung chú ý chưa bền vững. 2.2. Đặc điểm của trẻ 4 - 5 tuổi: - Sản phẩm nặn của trẻ có phần phong phú hơn, thể hiện được đặc điểm của vật, các vật có nhiều bộ phận, nhiều chi tiết hơn. - Trẻ thể hiện được sự cử động. - Màu sắc trẻ sử dụng phong phú hơn. - Trẻ 4 - 5 tuổi, các cơ bàn tay đã phát triển hơn nên hoạt động của bàn tay các ngón tay đã có phần linh hoạt hơn, khéo léo hơn. Trẻ đã có khả năng làm chủ một số vận động theo ý mình. Các quá trình về tâm lý đã phát triển hơn, đặc biệt là tư duy, trẻ có thể phân biệt được những đặc điểm chủ yếu của vật, hiểu được nhưng quan hệ đơn giản giữa các vật, trí nhớ của trẻ phát triển hơn, trẻ biết cách ghi nhớ và nhớ lại. Ở trẻ phát triển khả năng chú ý, có khả năng lắng nghe giải thích của cô nên thị giác, thính giác và xúc giác hoàn thiện hơn. 2.3. Đặc điểm của trẻ 5 - 6 tuổi: - Vốn biểu tượng đã phong phú, trẻ đã có một số kỹ năng nặn đồ vật. - Sản phẩm của trẻ đã mất dần tính chủ quan và gần với thực hơn, có các chi tiết, trẻ đã thể hiện được những đặc điểm riêng biệt về hình dạng, cấu trúc, tỷ lệ của từng vật. - Trẻ miêu tả được sự cử động của người và vật phong phú và sinh động hơn. - Màu sắc trẻ sử dụng phong phú và giống thực hơn. 79
  21. Lứa tuổi này các quá trình tâm sinh lý của trẻ phát triển hơn, các cơ tay cứng cáp nên hoạt động của ngón tay linh hoạt hơn. Các quá trình tâm lý như trí nhớ, tư duy tưởng tượng, sự tập trung chú ý đều phát triển hơn. 3. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động nặn. 3.1. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi. 3.1.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học nặn cho trẻ 3 - 4 tuổi: - Tạo hứng thú cho trẻ đối với hoạt động nặn. - Giúp trẻ làm quen với tính chất của đất nặn và dạy trẻ cách sử dụng đất, không vứt lung tung, làm việc có mục đích, gọn gàng, sạch sẽ. - Cung cấp cho trẻ những kỹ năng kỹ thuật, từ miếng đất lớn lấy ra những miếng nhỏ, gộp lại, nhào nặn - Dạy trẻ nặn những hình đơn giản, từ những kỹ năng lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt, uốn cong, gắn đính - Dạy trẻ nặn hình trụ bằng cách lăn dọc, đặt đất vào giữa hai lòng bàn tay, lăn đi lăn lại, hoặc lăn trên bảng gỗ. Ví dụ: Bài "Nặn dài thành các con vật" (đề tài) - Dạy trẻ cách xoay tròn miếng đất bằng cách đặt đất giữa hai lòng bàn tay và xoay tròn thành hình khối tròn hoặc xoay tròn trên bảng gỗ. Ví dụ: Bài "Nặn những quả tròn" (đề tài) Sau khi trẻ đã tiếp thu cách nặn những hình chủ yếu có thể cho trẻ nặn một số vật đơn giản có gắn hai bộ phận với nhau (nặn bánh quẩy, nặn vòng). Ví dụ: Bài "Nặn những chiếc vòng to và nhỏ" (mẫu) 3.1.2. Phương pháp dạy học nặn cho trẻ 3 - 4 tuổi: * Phương pháp dạy học nặn theo mẫu: Dùng các thủ thuật được sử dụng vào đầu giờ học để gây hứng thú cho trẻ, nhưng những thủ thuật đó phải phù hợp nội dung từng bài dạy, có thể dùng bài thơ, câu chuyện, câu đố, bài hát Ví dụ: Bài "Nặn nhưng chiếc vòng to và nhỏ" 80
  22. Có thể sử dụng thủ thuật: Hôm nay sinh nhật bạn búp bê, chúng ta hãy nặn những chiếc vòng to, nhỏ thật đẹp để tặng bạn búp bê nhé. Sau khi dùng thủ thuật này để gây hứng thú và giao nhiệm vụ cho trẻ, cô sử dụng phương pháp trực quan. Phương pháp sử dụng mẫu, cô chuẩn bị nhiều mẫu nhưng mẫu phải to, hình khối rõ ràng, đẹp, cô hướng dẫn cho trẻ quan sát. Khác với vẽ, mẫu nặn là hình khối nên có thể cầm trên tay và xoay các hướng để giới thiệu cho trẻ quan sát, cô có thể mang xuống tận nơi để cho các cháu nhìn gần hơn, cô đến lần lượt từng cháu, có thể cho trẻ sờ vào mẫu. Cô mô tả đặc điểm hình dáng, kích thước, màu sắc của mẫu cho trẻ hiểu. Cô sử dụng phương pháp trình bày phương thức mô tả và kết hợp giải thích bằng lời. Cô làm mẫu: Đối với mẫu giáo bé cô phải làm chậm, rõ ràng, lời giải thích phải ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với động tác. Ví dụ: Cô đặt viên đất vào lòng bàn tay trái úp bàn tay phải lên và làm đi làm lại sẽ được khối trụ. - Trước khi trẻ tiến hành công việc cô chú ý nhắc trẻ tư thế ngồi và cô tiến hành làm mẫu trên không cho trẻ làm theo. Cô vẫn sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành trong quá trình trẻ thực hiện. Phần nhận xét đánh giá: Cũng tương tự như vẽ nhưng ở nặn chú ý đặc điểm vật ở dạng khối và sử dụng thủ thuật vào đầu giờ phải có mối liên quan đến kết thúc vấn đề. * Phương pháp dạy học nặn theo đề tài: - Sử dụng các nhóm phương pháp và thủ thuật: Vào đầu giờ sử dụng các thủ thuật có liên quan đến đề tài, từ đó đàm thoại, trong quá trình đàm thoại cô giáo giúp trẻ liên hệ với thực tiễn, trẻ có thể sử dụng trí nhớ, hoặc quan sát trực tiếp giúp cho trẻ hiểu đề tài và giao nhiệm vụ. Cô cho trẻ quan sát một số sản phẩm mẫu nặn phù hợp nội dung đề tài, cô đưa ra một số câu hỏi phù hợp với trẻ mẫu giáo bé, sau đó cô trao đổi về những sản phẩm đó về hình dáng, cấu trúc, màu sắc, cách sắp xếp bố cục. 81
  23. Sau đó cô hỏi trẻ sẽ nặn gì? và dùng kỹ năng gì để nặn. * Phương pháp học nặn theo ý thích: Dùng các thủ pháp (giống như các tiết dạy khác) nhưng tiết ý thích lấy ý tưởng của trẻ làm căn bản. Sau đó cô giáo gợi ý và hỏi các cháu. Cô gọi 3 - 4 cháu lên hỏi: - Cháu thích nặn gì? - Cháu dùng kỹ năng gì? - Cháu chọn màu nào? - Cô có thể gợi ý mở rộng những đề tài khác phù hợp với trẻ mẫu giáo bé. Nói chung khi sử dụng các phương pháp dạy học nặn theo cách thể loại giáo viên cần phải linh hoạt, có sự phối kết hợp các phương pháp để chuyển tải nội dung phù hợp với trẻ mẫu giáo bé. 3.2. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi: 3.2.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học nặn cho trẻ 4 - 5 tuổi: - Tiếp tục tạo hứng thú cho trẻ. - Phát triển khả năng tư duy, tính tích cực, tưởng tượng, sáng tạo thông qua việc tiếp xúc các sản phẩm nặn, trẻ nhận ra vẻ đẹp của chúng. - Bồi dưỡng khả năng tự điều khiển các vận động của đôi tay, mẫu giáo nhỡ nên tập trung rèn luyện ở trẻ các thao tác của các ngón tay (nặn bằng đầu các ngón tay, các kỹ thuật gắn ghép các bộ phận và sử dụng một số công cụ trong quá trình nặn (que, tăm, dao). - Bồi dưỡng những hiểu biết về các đặc điểm của đối tượng nặn như hình dáng, cấu trúc, tỷ lệ, màu sắc. - Dạy trẻ kỹ năng nặn đồ vật, con vật có nhiều chi tiết ghép lại, hoặc từ một viên đất nguyên. Vì vậy về kỹ năng tiếp tục củng cố những kỹ năng đã rèn ở mẫu giáo bé, đồng thời cung cấp những kỹ năng mới như: làm lõm, bẻ loe Ví dụ: - Nặn cây nấm, nặn bát - Nặn con thỏ - Dạy trẻ thể hiện sự cử động. - Tiếp tục dạy trẻ cách chọn màu, phối màu, cách sắp xếp sản phẩm. 82
  24. - Dạy trẻ thể hiện từ tổng thể đến chi tiết các đối tượng miêu tả. - Rèn trẻ khả năng độc lập trong suy nghĩ và sử dụng kỹ năng để thể hiện sản phẩm. 3.2.2. Phương pháp dạy nặn cho trẻ 4 - 5 tuổi: Gây hứng thú cho trẻ thông qua các thủ thuật trò chơi, câu đố, câu chuyện đồng thời tăng cường mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, tích cực tổ chức cho trẻ quan sát khi dạo chơi ở ngoài trời, hoặc trước giờ, đầu giờ cho trẻ xem xét vật sẽ nặn (đồ chơi hoặc mẫu nặn sẵn). Cô sử dụng các nhóm phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp theo các thể loại, nội dung bài, trong một giờ dạy cần phải kết hợp, đan xen các phương pháp một cách lôgic, hợp lý thì giờ học mới có hiệu quả cao, có thể tích hợp toán, văn nếu thấy cần thiết. Khi giao nhiệm vụ cho trẻ, cô sử dụng phương pháp trực quan, cho trẻ quan sát mẫu nặn (mẫu), một số sản phẩm nặn cùng một nội dung (nặn theo đề tài), một số sản phẩm nặn có nhiều nội dung khác nhau (nặn theo ý thích) cho trẻ quan sát, cô cần hướng sự chú ý của trẻ vào hình dáng chung của vật. Sau đó đến hình dáng từng bộ phận, cô đưa ra một số câu hỏi để khai thác sự hiểu biết của trẻ về đặc điểm của mẫu, về nội dung đề tài, về ý thích của trẻ. - Đối với nặn theo mẫu: cô tiến hành nặn mẫu, nhưng quá trình nặn mẫu cô kết hợp hỏi trẻ về đặc điểm mẫu và kỹ năng nặn cho đến khi cô nặn xong mẫu. - Đối với nặn theo đề tài: Cô hỏi một số trẻ về cách chọn đối tượng và kỹ năng nặn. - Đối với nặn theo ý thích: Hỏi 4 - 5 trẻ về ý tưởng mà trẻ thích, đồng thời hỏi các kỹ năng nặn. Cô cần chú ý nhắc trẻ tới cách thể hiện sự tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận, màu sắc và cách gắn đính. Khi trẻ nắm bắt được hình dáng, cấu tạo màu sắc của vật, nắm được nội dung đề tài, có ý tưởng riêng của từng trẻ, cô cho trẻ tiến hành công việc, quá trình trẻ thực hiện nhiệm vụ cũng như vẽ. 83
  25. Nhận xét phân tích sản phẩm cô cần cho trẻ tự nhận xét, đánh giá, trẻ có thể tự lựa chọn bài mình thích để phân tích, sau đó cô bổ sung và nhận xét về chất lượng công việc như: thể hiện được hình dạng, cấu tạo của vật, tương quan tỷ lệ giữa các phần và cách gắn các bộ phận (mẫu). Nhận xét về nội dung đề tài, hình phong phú, màu sắc đẹp, cách sắp xếp sản phẩm hợp lý (đề tài) tiết nặn theo ý thích phải hỏi ý tưởng của trẻ, sau đó cô mới nhận xét, nhận xét về nội dung ý tưởng có sáng tạo trong cách thể hiện 3.3. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi. 3.3.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học nặn cho trẻ 5 - 6 tuổi: - Tạo hứng thú cho trẻ. - Tiếp tục giúp trẻ độc lập tổ chức quá trình tri giác nắm bắt nhanh chóng đặc điểm bên ngoài của đối tượng, quan sát và truyền đạt các đặc điểm đó bằng mọi phương pháp. - Rèn cho trẻ khả năng tự chuẩn bị trong quá trình miêu tả, phân chia đất theo ý đồ, chuẩn bị khối đất phù hợp với hình thù của sự vật sắp nặn. - Tiếp tục dạy trẻ phản ánh vẻ đẹp của đối tượng một cách đa dạng về hình dáng của người và vật thông qua trạng thái vận động. - Dạy trẻ thể hiện người từ một khối đất nguyên. - Củng cố các kiến thức, kỹ năng ở mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Rèn cho trẻ một số kỹ năng dàn mỏng, cuộn ống, ve đất, đặc biệt là nặn phối hợp nhiều kỹ năng để tạo ra sản phẩm phong phú, đẹp. - Yêu cầu trẻ chú ý đến đặc điểm, đặc trưng riêng của vật, chú ý đến tỷ lệ các bộ phận trong một vật, tỷ lệ giữa các vật với nhau. - Tiếp tục dạy trẻ thể hiện sự cử động. - Rèn cách chọn màu sắc và cách phối màu. - Rèn cách sắp xếp sản phẩm nặn. - Dạy trẻ tạo sản phẩm tập thể theo các chủ đề lớn như ngày hội, công viên, thú rừng - Dạy trẻ tự giới thiệu sản phẩm nặn của mình, nhận xét sản phẩm nặn của bạn. 84
  26. 3.3.2. Phương pháp dạy học nặn cho trẻ 5 - 6 tuổi: Nhìn chung phương pháp dạy học nặn giống như phương pháp dạy học vẽ. Trong một tiết dạy học nặn phải biết kết hợp các nhóm phương pháp, các thủ thuật sao cho tiết dạy nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn. Vẫn sử dụng các nhóm phương pháp trực quan, dùng lời nói, thực hành, các thủ thuật cho các giờ dạy học nặn. Quá trình dạy giáo viên cần linh hoạt tích hợp các môn học khác như toán, văn, môi trường xung quanh cho giờ học thêm sinh động. Vào đầu giờ học sử dụng các thủ thuật phù hợp với nội dung, đối tượng, nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ vào hoạt động nặn. Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, cô giáo đưa ra các câu hỏi để trẻ tự phân tích, nhận xét hình dáng, cấu tạo, màu sắc của vật. Đối với nặn theo đề tài, sản phẩm nặn cho trẻ xem cần phải phong phú, sinh động hơn và màu sắc phải hài hoà hợp lý. Sau đó trẻ tự nhận xét về sản phẩm, cô giúp trẻ hiểu nội dung đề và hỏi một số trẻ về cách lựa chọn và sử dụng những kỹ năng nào để thể hiện. Đối với nặn theo ý thích cũng giống như mẫu giáo nhỡ nhưng có thể cô gợi ý mở rộng nội dung chủ đề hơn. Mẫu giáo lớn cô giáo nên đặt câu hỏi khai thác sự hiểu biết của trẻ nhiều hơn. Trong công việc trẻ có thể tìm cách giải quyết, khi nào miêu tả những đối tượng khó thì lúc đó cô cần làm mẫu giải thích cho trẻ hiểu để trẻ tiếp tục công việc. Phần nhận xét đánh giá sản phẩm cũng giống như vẽ, trẻ tự nhận xét bài của mình của bạn và nhận ra những cái được cái chưa được. HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG V 1. Đọc tài liệu và thảo luận - Vai trò của hoạt động nặn đối với sự phát triển của trẻ. 85
  27. - Đặc điểm hoạt động nặn của trẻ + Đặc điểm nặn của trẻ 3- 4 tuổi. + Đặc điểm nặn của trẻ 4- 5 tuổi. + Đặc điểm nặn của trẻ 5 – 6 tuổi. - Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy học nặn cho trẻ mẫu giáo 2. Soạn giáo án dạy học nặn: + Soạn giáo án dạy học nặn theo mẫu cho 3 độ tuổi. + Soạn giáo án dạy học nặn theo đề tài cho 3 độ tuổi. 3. Tập dạy: - Theo nhóm. - Tự nhận xét, đánh giá. CHƯƠNG VI: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÉ, CẮT DÁN 1. Vai trò của hoạt động xé, cắt dán đối với sự phát triển của trẻ. - Hoạt động xé, cắt dán có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, vì qua hoạt động này trẻ nhận thức cuộc sống xung quanh sâu sắc hơn. Trẻ biết sử dụng dụng cụ như: kéo, hồ dán, giấy màu trẻ nhận biết các sự vật hiện tượng và sự biến đổi hình dạng kích thước, màu sắc nhanh nhạy, sắc sảo hơn. Trong quá trình nghiên cứu, quan sát vật đã giúp cho tư duy của trẻ phát triển hơn. Vai trò của hoạt động xé, cắt dán cũng giống như vai trò của hoạt động vẽ, nặn, nó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt 2. Nguyên liệu và dụng cụ cần cho hoạt động xé, cắt dán. * Giấy: - Giấy dùng làm nên tương đối dày có thể là màu trắng, giấy màu. - Giấy để xé, cắt dán là giấy mỏng đủ các màu sắc. * Hồ dán: - Chọn loại hồ có độ dính cao, khô nhanh. - Cần có một tờ giấy để làm chỗ quét hồ. - Một tờ giấy trắng để miết. 86
  28. - Có khăn lau tay. * Kéo: - Kéo có kích thước vừa tay trẻ, đầu hơi tròn, sắc, dễ sử dụng. 3. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động xé, cắt dán. 3.1. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi. 3.1.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học xé, cắt dán cho trẻ 3 - 4 tuổi: - Tạo hứng thú cho trẻ. - Cho trẻ làm quen với nguyên vật liệu: giấy màu, hồ dán. - Dạy trẻ làm quen với các dạng hình học (, , ) - Cung cấp cho trẻ kiến thức về màu sắc, trẻ có thể nhận biết màu lam, xanh lá cây, đỏ, vàng, đen, trắng. - Dạy cách sắp xếp hình mảng. - Dạy cách dán giấy bằng hồ dán theo vệt chấm hồ. - Dạy trẻ dán hình đã chuẩn bị sẵn. Những bài tập đơn giản là dán những hình giống nhau thành một hàng thẳng. + Đầu tiên cho trẻ dán hình tròn vì hình tròn không cần xác định góc cạnh, trên dưới, sau đó đổi màu hoặc dán xen kẽ các màu. + Tiếp đến có thể dán hình vuông, dán những băng giấy dài. - Dạy trẻ cách xé giấy thành dải, xé vụn. - Cô cần hướng dẫn kỹ năng phết hồ, kỹ năng dán. 3.1.2. Phương pháp dạy học xé, cắt dán cho trẻ 3 - 4 tuổi: - Sử dụng tất cả các nhóm phương pháp. - Sử dụng các thủ thuật. - Phương pháp thường sử dụng là hình mẫu cho tiết mẫu, cô cho trẻ xem mẫu cô đã dán sẵn, về hình dáng, màu sắc, khoảng cách giữa các hình - Cô làm mẫu, cô xếp mẫu cho trẻ xem và kết hợp giải thích, hướng dẫn cách dán. - Cô làm mẫu trên không cho trẻ làm theo. 87
  29. - Cô phát cho trẻ những rổ đựng hình cắt sẵn, cô yêu cầu trẻ xếp hình đó lên giấy nền giống như mẫu của cô, kiểm tra xem trẻ xếp có đúng không. Sau đó cho trẻ dán từng hình một theo thứ tự đã xếp. Cô vận dụng các phương pháp thích hợp, sinh động, hấp dẫn, giống như phương pháp dạy vẽ, nặn cho trẻ mẫu giáo bé. 3.2. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi và 5 - 6 tuổi. 3.2.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học xé, cắt dán cho trẻ 5 - 6 tuổi: - Tiếp tục tạo hứng thú cho trẻ. - Dạy trẻ cách chọn màu và phối màu. - Phát triển các kỹ năng xé. - Dạy trẻ cách sử dụng kéo. - Dạy trẻ cách cắt bằng kéo các đường thẳng, đường tròn, xé, cắt theo giấy gấp đôi và cắt theo các đường có sẵn. - Phát triển kỹ năng trình bày bố cục. - Dạy kỹ năng tập ước lượng bằng mắt. Mẫu giáo nhỡ sử dụng các hình cắt sẵn và hình trẻ tự cắt. - Dạy trẻ kỹ năng phết hồ ở mặt trái. - Phát triển khả năng tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ. 3.2.2. Phương pháp dạy học xé, cắt dán cho trẻ 5 - 6 tuổi: Sử dụng các nhóm phương pháp và thủ thuật. Nội dung cắt dán ở lớp mẫu giáo nhỡ, vừa sử dụng hình cắt sẵn vừa tiến hành dạy trẻ tự cắt bằng kéo, cho nên giáo viên phải dạy trẻ biết cách sử dụng kéo, và cho trẻ luyện tập cách sử dụng kéo theo từng nhóm để cô dễ dàng theo dõi giúp đỡ từng trẻ. Cô cần trình bày cách cầm kéo cho đúng, cách cắt sao cho giấy đứt gọn, không bị rách. Để trẻ dễ tập nên cho trẻ cắt những băng giấy hẹp (rộng 4 - 5cm) để trẻ có thể cắt đứt sau hai nhát kéo. Lớp mẫu giáo nhỡ và lớn vẫn dùng phương pháp sử dụng mẫu. Việc xem xét và phânt ích mẫu, về hình dạng, màu sắc. 88
  30. Lớp mẫu giáo nhỡ sử dụng hình cắt sẵn nên cô phải chú ý để mẫu để trẻ tiến hành công việc được thuận lợi. Nếu cho trẻ tự cắt cô cần trình bày cách cắt cho trẻ. Việc sử dụng hình mẫu cần thiết trong cắt dán trang trí. Đối với thể loại cắt, xé dán theo mẫu ở lớp mẫu giáo nhỡ và lớn cô vẫn sử dụng phương pháp trình bày phương thức mô tả. Cô xé, cắt dán mẫu, khi xé, cắt dán cô kết hợp hỏi trẻ từng phần về đặc điểm và kỹ năng cho đến khi kết thúc việc làm mẫu. Chú ý nhắc trẻ về cách sắp xếp bố cục, cách dán. - Sử dụng các phương pháp trong quá trình trẻ thực hiện cũng giống như phương pháp dạy vẽ, nặn. Trong phân tích sản phẩm của trẻ cô cùng trẻ phân tích về các mặt, cả nội dung và hình thức thể hiện, dán cẩn thận hay cẩu thả. Cô giáo bổ sung, tổng kết giờ học và khen ngợi những thành quả đạt được của trẻ. HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG VI 1. Đọc tài liệu và thảo luận - Vai trò của hoạt động xé, cắt dán đối với sự phát triển của trẻ. - Nhiệm vu, nội dung, phương pháp dạy học xé, cắt dán cho trẻ mẫu giáo 2. Soạn giáo án dạy học xé, cắt dán: + Soạn giáo án dạy học xé, cắt dán theo mẫu cho 3 độ tuổi. + Soạn giáo án dạy học xé, cắt dán theo đề tài cho 3 độ tuổi. + Soạn 1 giáo án cắt dán trang trí cho trẻ mẫu giáo lớn. 3. Tập dạy: - Dạy theo nhóm. - Tự nhận xét, đánh giá. 89
  31. CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP CHO TRẺ MẦM NON 1. Khái niệm Hoạt động chắp ghép là sắp đặt, gắn ghép từ các hình khối, các chi tiết tạo nên các mô hình trong không gian ba chiều với nhiều chất liệu khác nhau. 2. Ý nghĩa, tác dụng của hoạt động chắp ghép Hoạt động chắp ghép là một dạng hoạt động dùng các phương tiện, kỹ thuật tạo hình phối kết hợp với các trò chơi giúp trẻ tìm hiểu và khám phá các sự vật , hiện tượng xung quanh. Thông qua hoạt động chắp ghép trẻ được xây dựng các mô hình trong không gian ba chiều như: nhà cửa, cầu cống, các công trình xây dựng khác Trong quá trình chắp ghép, xây dựng các mô hình nhằm phát triển các khả năng hoạt động trí tuệ, trẻ được học cách so sánh, kiểm tra, đối chiếu và nhận ra các đặc điểm, tính chất của các sự vật hiện tượng từ đó tự biêt cách lập kế hoạch chắp ghép các mô hình có kết cấu hợp lý, khoa học và có tính thẩm mỹ. Hoạt động chắp ghép giúp trẻ phát triển tư duy, phát triển khả năng quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển tình cảm xã hội. Hoạt động chắp ghép là điều kiện thuận lợi để giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ. Qua hoạt động trẻ cảm nhận được cái đẹp về thế giới xung quanh, đồng thời hoạt động nhận thức của trẻ được phát triển, trẻ biết sáng tạo ra cái đẹp, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và giáo dục cho trẻ có ý thức trong lao động. 3 Nội dung hoạt động chắp ghép của trẻ mầm non 3.1. Đối với trẻ dưới 3 tuổi Ở lứa tuổi này giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động với các đồ vật nhằm phát triển các cảm giác, khả năng nhận biết và phân biệt các đồ vật cho trẻ. Cung cấp cho trẻ về hình khối, kích thước, màu sắc của các sự vật đơn giản và tập cho trẻ xác định không gian. - Phát triển khả năng kết hợp giữa mắt và tay, giúp trẻ thao tác hoạt động với đồ vật. 90
  32. - Tạo hứng thú cho trẻ bằng các thao tác mang tính tạo hình như: lắp đặt, tháo ra – lắp vào 3.2. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi Tạo cho trẻ hứng thú trong quá trình hoạt động .Cho trẻ làm quen với các hình khối ( Khối lập phương, khối chữ nhật, khối tam giác ) giúp trẻ xác định được các đặc điểm, hình dạng, kích thước, màu sắc. Tập cho trẻ quan sát, nhận xét về sự cân đối, vững chắc của các hình khi được sắp xếp theo các kiểu mô hình khác nhau. Làm quen với các khái niệm to – nhỏ, cao – thấp, dài – ngắn Tập cho trẻ sắp xếp các hình khối: + Nối đuôi nhau + Chồng các khối lên nhau tạo thành tháp, ngôi nhà. Tập cho trẻ nhận biết các hình ảnh quen thuộc từ các cách chắp ghép có kêt cấu mô hình khác nhau. Cho trẻ làm quen các cách thức tạo mô hình từ các loại vật liệu khác nhau: Mô hình từ khối nhựa , gỗ, giấy gấp và từ vật liệu thiên nhiên 3.3. Đối với trẻ từ 4 – 5 tuổi Phát triển khả năng quan sát, gọi tên và phân biệt được các khối hình và tập cho trẻ sử dụng các khối hình theo tính chất, đặc điểm để tạo ra các mô hình có kết cấu mới phong phú hơn. Phát triển khả năng ước lượng bằng mắt để so sánh, lựa chọn vật liệu, đồ chơi xây dựng, phân loại theo nhóm và biết sử dụng vật thay thế trong quá trình lắp ráp cho hợp lý và đẹp. Lắp ráp theo mẫu, lắp ráp theo chủ đề đơn giản và tạo ra các trò chơi với mô hình đã hoàn thành. Cho trẻ chắp ghép các hình khối tạo ra các sản phẩm đơn lẻ và chắp ghép để tạo thành các sản phẩm theo đề tài hợp lí như: + Sắp xếp các hình khối, các chi tiết, màu sắc khác nhau tạo nên các mô hình cảnh nhà, cây, núi, xe ô tô, tàu hoả 91
  33. + Cho trẻ gấp, dán từ giấy màu các loại để tạo nên một số mô hình khác nhau. - Trẻ tự độc lập suy nghĩ và tìm kiếm nội dung, sáng tạo theo ý tưởng riêng. 3.4. Đối với trẻ từ 5 – 6 tuổi Cho trẻ xác định các mối quan hệ giữa các vật, xác định các đặc điểm trong cấu trúc và phân nhóm theo phương thức tạo hình để thể hiện chúng. Tổ chức các hoạt động chắp ghép cho trẻ theo các nội dung chủ đề khác nhau có nhiều chi tiết và các bộ phận phức tạp hơn, phù hợp với nội dung như: + Theo mô hình mẫu. + Theo đề tài. + Theo ý tưởng sáng tạo riêng của trẻ. Nội dung chắp ghép ở độ tuổi này phong phú và phức tạp hơn, giáo viên cần tạo cho trẻ suy nghĩ tìm ra nội dung ( trẻ biết lựa chọn những hình khối, nguyên vật liệu cần thiết) để chắp ghép tạo nên các mô hình, đồ chơi phong phú các kiểu dáng. - Chắp ghép các hình khối có sẵn thành sản phẩm có nhiều hình, nhiều bộ phận cho nên trẻ phải tìm ra mối quan hệ của các hình để phù hợp nội dung: + Cảnh nông thôn: Nhà, ao, đống rơm, cây. con trâu + Cảnh miền núi: Nhà sàn, suối, núi, ruộng bậc thang + Cảnh biển: Thuyền, đảo + Trường học: Nhà, vườn hoa, cây, học sinh + Phương tiện giao thông: Ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ - Chắp ghép thành sản phẩm bằng cách cắt, gấp, đan giấy rồi dán, ghim . + Dụng cụ gia đình: nồi, chậu, xô, rổ + Hình người, các con vật, nhà, cây + Các phương tiện giao thông: đường thuỷ, đường bộ, đường không. - Chắp ghép các vật liệu từ thiên nhiên và phế liệu ( vỏ sò, hột, hạt ) Từ các nguyên vật liệu trên giáo viên cho trẻ chắp ghép theo nhiều đề tài khác nhau. 92
  34. 4. Đồ dùng, nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết cho hoạt động chắp ghép 4.1. Đồ dùng, nguyên vật liệu - Các bộ đồ chơi xây dựng bằng nhựa - Các bộ mô hình chắp ghép từ các vật liệu nhựa, gỗ, kim loai. - Các vật liệu từ thiên nhiên: quả, hột hạt, vỏ sò, đá, sỏi, que tre, cành cây khô, lá - Các loại phế liệu: nắp chai, vỏ hộp bao diêm, hộp sữa chua, lõi cuộn chỉ, len vụn, gỗ vụn, dây kim loại - Giấy màu các loại, bột màu, màu nước Keo, hồ các loại 4.2. Dụng cụ - Kim khâu, kéo, đinh ghim, kìm 5. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ mầm non 5.1. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ dưới 3 tuổi 5.1.1 Hình thành khả năng chắp ghép cho trẻ Cho trẻ tiếp xúc và làm quen các khối hình cơ bản: Khối lập phương, khối cầu, khối tam giác Trẻ quan sát các mô hình quen thuộc: Nhà, cây, ô tô, xô, chậu, cốc Trẻ tập nhận biết màu sắc: Đỏ, vàng, xanh Cho trẻ gọi tên hình của các đồ vật, đồ chơi và giúp trẻ nhớ các hình dáng, cấu tạo, màu sắc của đối tượng chắp ghép. 5.1.2. Tổ chức hoạt động chắp ghép a. Phương pháp hướng dẫn * Giáo viên giới thiêu, cho trẻ tiếp xúc và giúp trẻ nhận biết các hình khối cơ bản về tên các hình khối, hình dáng, cấu tạo, màu sắc Cho trẻ tiếp xúc gọi tên và nhận biết về hình dáng, các bộ phận, màu sắc của các mô hình: nhà, ô tô, tàu hoả * Giáo viên giới thiệu một số phế liệu: vỏ hộp, nắp chai, vỏ sò từ đó gợi cho trẻ đoán xem nó giống và sẽ tạo ra được cái gì, sau đó giáo viên tóm tắt, bổ sung nội dung giúp cho nhận thức của trẻ phong phú hơn. 93
  35. Giáo viên thao tác kỹ năng chắp ghép mẫu cho trẻ xem: + Xếp chồng các khối cơ bản để tạo thành ngôi nhà, tháp + Xếp đá tạo thành núi. * Hướng dẫn trẻ thực hành: cho trẻ chơi vơi nguyên vật liệu, gợi ý cách chắp ghép, xếp hình đơn giản theo ý thích của trẻ. b. Tổ chức đánh giá sản phẩm: Giáo viên nhận xét sản phẩm, khen ngợi động viên trẻ. 5.2. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 3 – 4 tuổi 5.2.1. Nội dung về kiến thức, kỹ năng - Cho trẻ quan sát, nhận xét các khối hình cơ bản về hình dáng, cấu tạo, kích thước, màu sắc - Rèn kỹ nămg chắp ghép theo vật mẫu đơn lẻ, theo mô hình có chủ đề đơn giản. - Trẻ có sáng tạo trong chắp ghép tạo ra sản phẩm theo ý thích. 5.2.2. Tổ chức hoạt động chắp ghép a. Tổ chức hoạt động - Hoạt động trên lớp + Hoạt động cá nhân: Giáo viên chuẩn bị cho trẻ nguyên vật liệu, hình mẫu và yêu cầu trẻ thực hiện để tạo ra sản phẩm. + Hoạt động theo nhóm: Giáo viên chuẩn bị cho trẻ nguyên vật liệu, hình mẫu theo đề tài để nhóm trẻ thực hiện tạo ra sản phẩm theo yêu cầu - Hoạt động ngoài trời + Hoạt động chung: Cho trẻ quan sát thiên nhiên và nhận xét về hình dáng, kích thước, màu sắc của các sự vật hiện tượng xung quanh: Cây cối, nhà cửa + Hoạt động theo nhóm: Giáo viên chuẩn bị nguyên vật liệu và phân theo từng nhóm, cho trẻ chắp ghép tạo ra sản phẩm theo yêu cầu. b. Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên hướng dẫn trẻ chắp ghép tạo ra sản phẩm theo yêu cầu: Trong quá trình chắp ghép trẻ phải suy nghĩ nên có ý định chắp ghép để tạo ra cái gì và tự 94
  36. lựa chọn hình khối, chọn vật liệu để chắp ghép, sắp xếp như thế nào cho phù hợp và đẹp. - Giáo viên chắp ghép mẫu: Giáo viên chắp ghép một sản phẩm cụ thể, khi chắp ghép nên thao tác chậm, lời giải thích phải rõ ràng cho trẻ quan sát. c. Hướng dẫn thực hành - Giáo viên bao quát trẻ, cho một số trẻ nêu ý định - Giáo viên gợi ý cho trẻ cách chọn nguyên vật liệu, các khối hình phù hợp và cách chắp ghép để tao ra sản phẩm đẹp theo đúng yêu cầu. d. Tổ chức đánh giá sản phẩm - Giáo viên gợi ý cho trẻ - Cho trẻ tập nhận xét về hình chắp ghép của mình, của bạn, của nhóm theo các tiêu chí như: Rõ đặc điểm, cân đối, có sáng tạo và cách sắp xếp sản phẩm có bố cục đẹp. - Giáo viên bổ sung, khen ngợi, khuyến khích động viên trẻ. 5.3. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 4 – 5 tuổi 5.3.1. Nội dung về kiến thức, kỹ năng - Nội dung về những kiến thức, kỹ năng được nâng cao hơn, trẻ bước đầu tự lựa chọn nguyên vật liệu, nắm được đặc điểm các khối hình và biết vận dụng các kỹ năng đã học để chắp ghép tạo ra các sản phẩm. - Trẻ chắp ghép được các sản phẩm đơn lẻ và chắp ghép được nhiều đối tượng để tạo thành mô hình theo đề tài đẹp về hình dáng, cấu tạo, kích thước, màu sắc - Rèn kỹ năng chắp ghép co trẻ. 5.3.2. Tổ chức hoạt động chắp ghép a. Tổ chức hoạt động - Hoạt động trên lớp + Hoạt động cá nhân: Mỗi trẻ chắp ghép tạo ra sản phẩm theo mẫu hoặc theo đề tài, ý thích. + Hoạt động theo nhóm: Từng nhóm chắp ghép một nội dung theo yêu cầu. 95
  37. Hoạt động ngoài lớp + Hoạt động chung: Cho trẻ quan sát về sự vật, hiện tượng, thiên nhiên như: Nhà, ô tô, cây, con vật + Hoạt động nhóm: Từng nhóm quan sát về cây, nhà, các cảnh có xung quanh trẻ, quan sát để nắm bắt được đặc điểm hình dáng, cấu tạo, tương quan tỷ lệ, màu sắc của đi tượng. Sau khi quan sát, mỗi nhóm tự chọn vật liệu, các khối hình và những chi tiêt cần thiết để chắp ghép tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của cô giáo. b. Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên giới thiệu nội dung chắp ghép, cho trẻ xem hình ảnh mẫu hoặc mô hình cụ thể để giúp trẻ nhận biết hình dáng, kích thước, màu sắc của các khối hình và vật liệu chắp ghép. - Giáo viên chắp ghép mẫu: Trong quá trình thao tác mẫu, giáo viên cần kết hợp câu hỏi để trẻ suy nghĩ trả lời. + Để chắp ghép được một cái tàu hoả thì phải chọn những khối hình nào cho phù hợp? + Muốn chắp ghép tạo ra một mô hình về đề tài phương tiện giao thông thì phải lựa chọn những khối hình nào để tạo ra được các phương tiện như: ô tô khách, ô tô tải, xe máy, xe đạp + Cách sắp sản phẩm như thế nào để làm nổi bật nội dung và co hình thức đẹp. c. Hướng dẫn thực hành - Giáo viên bao quát trẻ và hỏi một số trẻ về cách chọn vật liệu, các hình khối, màu sắc phù hợp và cách chắp ghép. - Quá trình trẻ thực hiện giáo viên cần gọi ý thêm khi trẻ đang còn lúng túng - Khuyến khích trẻ sáng tạo. d. Nhận xét và đánh giá sản phẩm - Giáo viên cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình của bạn và của nhóm, nhận ra cái được và cái chưa được. 96
  38. - Giáo viên bổ sung và khen ngợi động viên trẻ. 5.4. Tổ chức hoạt động chép ghép cho trẻ 5 – 6 tuổi 5.4.1. Nội dung về kiến thức, kỹ năng - Nội dung ở độ tuổi này được nâng cao hơn: đối tượng có nhiều chi tiết phức tạp hơn, về đề tài yêu cầu phong phú đối tượng và màu sắc phải đẹp hơn. - Trẻ tự lựa chọn nguyên vật liệu, các hình khối phù hợp với nội dung chuẩn bị chắp ghép. - Yêu cầu thực hiện các kỹ năng chắp ghép nhanh, gọn. - Trẻ chắp ghép được các sản phẩm theo yêu cầu và ý thích - Trẻ có ý tưởng sáng tạo trong chắp ghép. 5.4.2. Tổ chức hoạt động chắp ghép a. Tổ chức hoạt động Hoạt động trên lớp + Hoạt động cá nhân: Mỗi trẻ tự lựa chọn nguyên vật liệu, hình khối, màu sắc để chắp ghép tạo ra sản phẩm theo yêu cầu hoặc theo ý tưởng riêng. + Hoạt động theo nhóm: Từng nhóm chắp ghép theo yêu cầu hoặc theo ý thích. Hoạt động ngoài lớp + Hoạt động cá nhân: Cá nhân trẻ độc lập trong quá trình chắp ghép để tạo ra được sản phẩm theo yêu cầu hoặc theo ý thích. + Hoạt động theo nhóm: Từng nhóm tự lập kế hoạch phân công mỗi trẻ một nhiệm vụ và phối kết hợp với nhau tạo ra những sản phẩm có yêu cầu cao hơn theo chủ đề hoặc theo ý thích. b. Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên gợi ý cho trẻ suy nghĩ và tìm cách chắp ghép: + Tìm hiểu nội dung. + Lựa chọn vật liệu, khối hình? + Cách chắp ghép? 97
  39. - Giáo viên thao tác + Giáo viên dựa theo nội dung từng bài để có cách hướng dẫn chắp ghép khác nhau + Ở lứa tuổi này giáo viên chỉ thao tác cách chắp ghép phức tạp và sau đó gợi ý cho trẻ suy nghĩ tìm hiểu nội dung, vật liệu, khối hình nào phù hợp để tạo ra sản phấm chắp ghép đẹp. c. Hướng dẫn thực hành - Giáo viên bao quát lớp, gợi ý để trẻ tự tìm vật liệu, hình khối phù hợp cho việc tạo ra sản phẩm. - Giáo viên cần quan tâm hơn đến những trẻ còn yếu, lúng túng trong khi chắp ghép. - Khuyến khích trẻ sáng tạo trong chắp ghép. d. Nhận xét và đánh giá sán phẩm - Cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình, của bạn và của nhóm về nội dung, cách chắp ghép hình, phối hợp màu và sự sáng tạo - Giáo viên bổ sung, khen ngợi, khuyến khích động viên trẻ. HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG VII 1. Đọc tài liệu và thảo luận - Khái niệm - Ý nghĩa của hoạt động chắp ghép cho trẻ mầm non. - Nội dung của hoạt động chắp ghép. - Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ mầm non. 98
  40. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hồng Vân - Tạo hình và phương pháp hướng dẫn HĐTH cho trẻ em - Quyển III - Phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo - NXB ĐHQG Hà Nội - 2001. 2. Lê Thanh Thuỷ - Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non - NXB ĐH Sư phạm - 2003. 3. N.P.Xaculina - Phương pháp dạy trẻ hoạt động tạo hình và chắp ghép - Đỗ Thị Minh Liên, Lê Thị Thanh Thủy dịch - Trường ĐHSP Hà Nội - 1987. 4. N.P.Xaculina, T.X.Komarôva - Phương pháp dạy hoạt động tạo hình - Thành Văn biên dịch, NXB Giáo dục Hà Nội - 1992. 5. N.Vetlughina - Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo chắp ghép và cắt dán - Lê Xuân Hồng, Lê Thành Bình dịch - Trường CĐSP MGTW III - TPHCM - 1980. 6. Nguyễn Quốc Toản - Giáo trình - Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non - NXB Đại học sư phạm - 2010 99
  41. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH GIANG Giáo trình PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẦM NON ( Dùng cho hệ Đại học từ xa Nghành Giáo dục mầm non) Vinh, 2011 100